Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.35 KB, 15 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b><small>SỞ GD&ĐT TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI </small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b><small>MỞ ĐẦU </small>1. Lí do chọn đề tài </b>
Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng được coi là một môn học quan trọng trong công tác giáo dục con người phát triển nhận cách một cách toàn diện. Cùng với sự phát triển của xã hội bộ mơn thể dục cũng có nhiều thay đổi trong phân phối chương trìnhf giảng dạy đã có thêm nội dung thể thao tự chọn nhằm phát triển thể chất toàn diện cho học sinh.Thể thao tự chọn là một nội dung học được học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số các mơn thể thao tự chọn (Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lơng, …) thì mơn Bóng chuyền là mơn thể thao phù hợp nhất với điều kiện tập luyện của nhiều trường.
Bóng chuyền cũng như các môn thể thao khác khi luyện tập giúp củng cố và nâng cao sức khoẻ, giáo dục cho con người những phẩm chất quý giá như tính tập thể tinh thần đồn kết, lịng dũng cảm và những phẩm chất ý chí vững vàng tạo cho người tập có đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bóng chuyền cịn là mơn thể thao có tính hấp dẫn cao dễ luyện tập thích hợp với mọi lứa tuổi có tác dụng hồi phục sức khoẻ giúp tinh thần thoải mái để học tập và lao động đạt hiệu quả tốt. Phong trào luyện tập bóng chuyền trong học sinh trường THPT rất phát triển. Học sinh trong đội tuyển bóng chuyền tham gia luyện tập rất hăng say nhưng đa số kết quả khi luyện tập đạt được là không cao. Khả năng ứng dụng các kỹ thuật vào thi đấu là không cao do học sinh chưa nắm và hiểu được chiến thuật khi thi đấu.
Chuyên đề này xây dựng các khái niệm đúng về chiến thuật phòng thủ trong thi đấu bóng chuyền.
<b>2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: </b>
Đề tài này giải quyết nhiệm vụ : Đó là trang bị cho học sinh những kiến thức về chiến thuật phịng thủ từ đó vận dụng chiến thuật vào trong luyện tập và thi dấu
<b>để đạt tình tích cao. </b>
<b>3 . Phương pháp nghiên cứu: </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu trên Tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau.
<b>3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu khoa học: </b>
Trong q trình nghiên cứu Tôi đã đọc nghiên cứu , tham khảo tài liệu, phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.
<b>3.2. Phương pháp quan sát sư phạm: </b>
Tôi đã quan sát các buổi học, và luyện tập của các học sinh trong đội tuyển bóng chuyền.
<b>3.3. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm: </b>
Tôi kết hợp phiếu hỏi với phỏng vấn trực tiếp các thầy cô giáo bộ môn, đưa ra các câu hỏi với học sinh.
<b>4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: </b>
Tôi đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của các bài tập ứng dụng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>CHƯƠNG I. MỘT SỐ CƠ SỞ VÀ BÀI TẬP </b>
<b>1. Khái niệm hệ thống phòng thủ </b>
Hệ thống chung của phòng thủ được tạo thành bởi dàn chắn, phòng thủ hàng sau và theo thứ tự xoay vịng. Và sau đó để có thể thực hiện việc chuyển đổi để mỗi cầu thủ sẽ phịng thủ ở một vị trí chính xác được chỉ ra trong biểu đồ dưới đây.
Tuy nhiên, những sự chuyển đổi đặc biệt có thể được quyết định liên quan đến cuộc tấn công của đối phương, đặc biệt là khi chuyền 2 thấp bé.
Đội phát bóng, là minh họa rõ nét nhất cho việc tổ chức phòng thủ, và như chúng ta đã biết từ trước, việc tổ chức phòng thủ được thực hiện ngay sau khi bóng được phát .
Các cầu thủ trên lưới được định vị để quan sát trực tiếp đối phương của họ, đồng thời trong khi đó, các cầu thủ này ln sẵn sàng để giúp các đồng đội ở gần nhất. Hơn nữa, đó là trách nhiệm của phụ công sẽ quyết định hành động hay không hành động trong pha tấn công nhanh đầu tiên của đối phương, bằng cách quan sát chặt chẽ cách tiếp cận bóng của chuyền 2 và phụ cơng.
Hai cầu thủ đứng ngồi ở hàng sau cách lưới 6-7 mét,ở khu vực trống phía bên trái của cầu thủ chắn bóng và cầu thủ số 6 đứng giữa họ phải luôn sẵn sàng để phản ứng trong trường hợp tấn công nhanh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>2. Các bài tập chiến thuật phòng thủ 2.1 Phòng thủ với hàng chắn 3 người </b>
Trong trường hợp phòng thủ này, hai cầu thủ hàng phòng ngự phía sau sẽ bước về phía trước để phịng thủ khu vực đằng sau dàn chắn, trong khi các cầu thủ số 6 sẽ lùi lại để nắm bắt hướng của bóng khi bóng bật hàng chắn.
" Trong bóng chuyền hiện đại , điều quan trọng là làm chậm bóng tấn cơng của đối phương hơn là xây dựng một hàng chắn nhằm ăn điểm của đối phương , và giúp đồng đội của mình hình thành một dàn chắn 2 người
Một sự thiết lập nhanh chóng được hình thành bằng cách bắt bài chuyền 2 của đối phương và quỹ đạo của bóng . " Trong bóng chuyền hiện đại , với tốc độ nhanh chóng của các cuộc tấn cơng , các cầu thủ chắn bóng cần phải linh hoạt nhiều hơn. Về mặt kỹ thuật, điều cần thiết bây giờ là thực hiện các cải tiến về sự linh hoạt ở khu vực trên lưới của phụ công và khả năng của phụ công trong việc đọc trận đấu .
Sự phát triển của hàng chắn đã sửa đổi hành vi của các cầu thủ và đã tạo nên những phẩm chất mới như sự tập trung, việc dự đoán và phản ứng nhanh lẹ. Những điều này đã được quan trọng hóa hơn . Những phẩm chất này có thể giải thích sự thành cơng của các cầu thủ.
<b>2.2 Phịng thủ với 2 cầu thủ chắn bóng </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Các cầu thủ hàng phịng ngự phía sau có đủ khả năng để trở về vị trí theo chỉ dẫn của HLV
Nói chung, cầu thủ chắn bóng chịu trách nhiệm về đối thủ trực tiếp của mình gần với phía ngồi và phụ cơng đến để giúp anh ta , cô gắng tạo thành một dàn chắn đồng nhất tùy theo tình hình. Cầu thủ cịn lại ở hàng trên lưới sẽ di chuyển ngược về sau để bảo vệ góc chéo hẹp ngay vạch 3 m và phịng thủ ở khu vực phía sau dàn chắn. Cịn các cầu thủ phía sau hàng chắn , hoặc sẽ bao quát một khoảng không gian cịn lại giữa hai cầu thủ chắn bóng hoặc sẽ được định vị phía sau họ để bao quát khu vực bên hông.
Cầu thủ số 6 sẽ bước lùi để bảo vệ khu vực số 6 và khi bóng bật dàn chắn , trong khi các cầu thủ ở phía đối diện sẽ phịng thủ ở đường chéo rộng.
<b>2.3 Phịng thủ khi cầu thủ tấn cơng hàng sau vạch 3M </b>
Cách tổ chức phòng thủ này diễn ra khi cuộc tấn công được thực hiện bởi cầu thủ bắt chuyền 1 ở hàng sau tấn công ở vị trí số 5 hoặc 6. Cuộc tấn cơng này đặc biệt khó khăn để phịng thủ vì cầu thủ bắt chuyền 1 tấn công ở hàng sau lần đầu tiên và đánh bóng ở độ cao trung bình.
Phụ cơng thường bị bất ngờ với tình huống này, do đó thường khơng phản ứng kịp. Các cầu thủ ở hàng sau do đó thường đứng tại chỗ để phó và xác định hướng bóng.
<b>2.4 Phịng thủ hàng sau 2.4.1 Những điểm mới </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Các quy định mới đã giúp cho việc phòng thủ được trở nên dễ dàng hơn . Mặt khác, việc bóng được phép tác động vào các bộ phận khác của cơ thể trong lần phòng thủ đầu tiên đã làm giảm thiểu những sai sót và mặt khác, libero , ngoài những phẩm chất của một cầu thủ phòng ngự giờ đây trở thành một người chỉ huy trong việc phịng thủ của đội bóng.
Như một hệ quả , và tương tự như các cầu thủ chắn bóng , các cầu thủ đã trở nên có trách nhiệm nhiều hơn .
<b>2.4.2 Vai trị của kỹ thuật </b>
a) Các minh họa khác nhau cho thấy các cầu thủ hành động theo vị trí của họ và phù thuộc vào các tình huống tấn cơng của đối phương . Trách nhiệm của hàng phòng thủ phía sau dựa vào các cầu thủ bắt bước 1và libero , bởi vì họ nắm giữ các vị trí chủ chốt trong đội và vì phần lớn các cuộc tấn công được thực hiện ở giữa và ở vị trí số 4 . 3 cầu thủ còn lại, bao gồm cầu thủ đánh biên ở vị trí số 4 , cầu thủ hàng sau ở vị trí số 6 và libero ở vị trí số 5 phải gánh vác trách nhiệm phòng thủ nặng nề từ cuộc tấn công của đối phương hoặc trong trường hợp bóng bật ra từ dàn chắn. Ở vị trí hơi phía sau, libero phụ giúp đồng đội của mình bằng cách chỉnh sửa lại những quả bóng mà đồng đội khơng phịng thủ tốt . Hai cầu thủ khác, chuyền 2 và đối chuyền ở vị trí số 2 và số 1 có nhiệm vụ như cầu thủ bắt chuyền 1 nhưng họ thường có một vai trị nhất định như trợ giúp hàng chắn hoặc đề phịng sự phản cơng của chuyền 2 đối phương.
b) Tuy nhiên, ở bất cứ vai trò nào, tất cả các cầu thủ phải sẵn sàng trong việc phòng thủ và trợ giúp đồng đội mình thậm chí "hy sinh bản thân" để giành điểm số.
Việc phịng thủ có thể được phân tích như sau :
- Tiếp đất. Trong bóng chuyền ,các cầu thủ phải phòng thủ trong từng khu vực của mình và phải bằng mọi cách để cắt quỹ đạo của bóng. Việc nhào lộn là một phần khơng thể thiếu trong phịng thủ.
- Dự đoán các cuộc tấn cơng . Viêc dự đốn này được thực hiện dễ dàng hơn với một kiến thức tốt về cầu thủ tấn công của đối phương và các vị trí tương ứng của các đồng đội của mình. Các cầu thủ cần phải cảm nhận được sự hiện diện của đồng đội hơn là cố gắng quan sát để nhìn thấy họ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- Phản ứng một cách nhanh chóng. Phản ứng nhanh nhạy là điều kiện tất yếu và cơ bản của một chuyền 2 .
- Các cầu thủ phải xử lý nhuần nhuyễn các kỹ thuật. Chỉ có tập luyện chăm chỉ mới hy vọng mang đến hiệu quả ,độ chính xác , và tiếp xúc tốt với bóng .
c) Các kỹ thuật khác nhau bao gồm các kỹ năng cụ thể .
Về cơ bản, bất cứ hành động nào được thực hiện để cứu bóng, với mục đích là để ngăn chặn bóng chạm sàn đấu bằng cách tạo một bề mặt tiếp xúc để làm chậm bóng . Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng cả hai tay cao hay thấp ( tiếp xúc bóng bằng các đầu ngón tay hay ki bóng (underhand)) , bằng một tay , khuỷu tay hoặc cánh tay , trong một số trường hợp thậm chí các cầu thủ cịn cứu bóng bằng chân .
Cầu thủ phịng thủ tốt nhất là một trong những người có sự đa dạng lớn trong việc di chuyển theo ý của mình :
- Cân bằng với cả hai tay, hoặc ngay khi chỉ với một tay - Sau khi di chuyển , bắt bóng bằng cả cả hai tay hoặc một tay - Đổ người về phía hơng, nhào về phía trước, lăn hoặc trườn
- Bắt bóng cao bằng các đầu ngón tay hoặc trên cánh tay ( gọi là tomahawk ) - Với một pha nhào lộn để phòng thủ : nhanh chóng trở lại sân với 2 tay sẵn sàng cho đợt phòng thủ kế tiếp.
<b>2.5. Hỗ trợ các cầu thủ tấn </b>
Đây là cách phòng thủ trong 1 tình huống cụ thể là kết quả của sự đối đầu giữa những cầu thủ tấn công đội mình và cầu thủ chắn bóng của đối phương . Việc trợ giúp khi tấn công là một tình huống phịng thủ đặc biệt nơi mà việc thu hồi bóng là một phản ứng tự nhiên hơn là một kỹ năng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">tổ chức hồn hảo một cuộc tấn cơng hay chỉ đơn giản là buộc phải trả lại bóng cho đối phương .
a) Đầu tiên là một tình huống phịng thủ dễ dàng sau khi đối thủ không thể tấn công ( bóng miễn phí ) , hoặc của một tình huống bắt bóng thành cơng , cho phép chuyền 2 tham gia tổ chức tấn công ở khu vực số 2 hoặc số 3 hay tổ chức một cuộc tấn công tương tự như khi đội nhà bắt bước 1 .
b ) Thứ hai , kém thuận lợi hơn , được minh họa bằng việc phòng thủ buộc chuyền 2 phải chuyền ở sau vạch 3 m, hoặc để di chuyển bóng vào khu vực phía trước trong những hồn cảnh khó khăn.Khả năng duy nhất của chuyền 2 là để thiết lập một đường bóng cao cho cầu thủ tấn cơng ở vị trí thuận lợi nhất , hoặc cho cầu thủ tấn cơng tốt nhất của đội mình.
c) Thứ ba là khi một cầu thủ khác chứ không phải chuyền 2 chuyền để tấn công . Trong trường hợp này cách tốt nhất là chuyền cho cầu thủ đứng chéo với mình ở phía trước.
d) Cách cuối cùng là khi không thể thực hiện một cuộc tấn cơng ( bóng miễn phí ) . Các cầu thủ phải đưa bóng cho đối phương với mục đích ngăn ngừa đối phương thực hiện một cuộc tấn công nhanh hiệu quả, bằng cách thực hiện một đường bóng cao nhằm giúp cho các đồng đội của mình đủ thời gian để trở lại vị trí phịng thủ.
Lưu ý: điều quan trọng cần lưu ý là trong trường hợp của libero , ở phía sau vạch 3 m libero có thể sử dụng bàn tay như chuyền 2, nhưng khi libero đã di chuyển vào khu vực phía trước , libero buộc phải ki bóng
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Các đồng đội ở hai bên sẽ bao(cover) khu vực ở phía trước.
Cầu thủ ở vị trí số 6 sẽ di chuyển về phía trước để phịng thủ , dự đốn sự vắng mặt của một cầu thủ chắn bóng và sẽ phịng thủ quả bóng bị ngoặt về phía sau nếu bóng chạm vào hàng chắn, trong khi hai đồng đội của anh ta ở 2 bên sẽ phòng thủ các khu vực tự do phía bên trái của cầu thủ chắn bóng . Phịng thủ với một đợt tấn cơng tiếp theo. Với 1 cầu thủ chắn bóng hoặc 2 cầu thủ chắn bóng nhưng khơng được thiết lập một cách chắc chắn Đây là khi chuyền 2 của đối phương chuyền cho 1 một cầu thủ khác trong 1 tình huống được mơ phỏng như một cuộc tấn cơng nhanh làm hàng phịng thủ của ta dao động và không đủ thời gian để trở về vị trí thuận lợi của mình để chắn bóng.
Phụ cơng sẽ cố gắng giúp đồng đội của mình nhưng khó có khả năng thiết lập một dàn chắn hoàn hảo , trong khi các cầu thủ phía ngồi lưới sẽ rút ngược trở lại để bao khu vực phía trước sân.
Các cầu thủ phía 2 biên là những người chịu trách nhiệm về việc chắn bóng với mục đích làm bóng tấn cơng chậm lại và tránh làm cho nó chệch ra khỏi ngồi sân. Trong trường hợp đó, sẽ khá khó khăn để phòng thủ.
Như đã được lưu ý, hàng phịng ngự phía sau tách ra nếu như họ có đủ thời gian để làm điều đó để bao quát những khu vực trống phía trước
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>CHƯƠNG 2. BÀI GIẢNG THỰC NGHIỆM I/ Mục tiêu các bài tập chiến thuật phòng thủ </b>
- Giúp học sinh hình thành khái niệm chiến thuật nói chung và chiến thuật phịng ngự nói riềng.
- Rèn luyện kỹ thuật, ứng dụng trong luyện tập và thi đấu.
<b>II/ Tiến hành hoạt động. 1. MỞ ĐẦU : </b>
<b>a/ Nhận lớp: </b>
Ổn định tổ chức lớp đầu buổi học, điểm danh, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
ĐỘI HÌNH NHẬN LỚP
GV
<b>b/ Khởi động : </b>
- Khởi động chung: Ép dẻo xoay các khớp
- Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ, Chạy nâng cao đùi, Chạy gót chạm mơng
ĐỘI HÌNH KHỞI ĐỘNG
GV
<b>2. CƠ BẢN : </b>
<b>a/ Xây dựng khái niệm: </b>
<b>- Chiến thuật là hình thức tổ chức phối hợp hành động của các cầu thủ </b>
trong thi đấu nhằm đem lại hiệu quả cao.
- Hệ thống chung của phòng thủ được tạo thành bởi dàn chắn, phòng thủ hàng sau và theo thứ tự xoay vịng. Và sau đó để có thể thực hiện việc chuyển đổi để mỗi cầu thủ sẽ phịng thủ ở một vị trí chính xác
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>b/ Các bài tập chiến thuật phòng thủ * Đưa ra các bài tập nâng cao thể lực </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">- GV: Thị phạm kết hợp với phân tích kĩ thuật các động tác bổ trợ: Di chuyển sang trái, phải, tiến, lùi, bước xoạc.
( GV )
- HS thực hiện GV quan sát nhắc nhở và sữa sai.
- GV gọi 2 - 4 em lên thực hiện kĩ thuật chuyền bóng cao tay, thấp tay. - Hs thực hiện GV yêu cầu HS dưới lớp quan sát nhận xét.
- GV nhận xét chung .
<b>c/ Đội hình phịng thủ trong bóng chuyền : </b>
- Đội hình phịng thủ 6 lùi
- GV phổ biến và hướng dẫn
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">- HS chú ý quan sát lắng nghe. - GV chia lớp đấu tập
<b>3. KẾT THÚC : </b>
- Thả lỏng các khớp. - Xuống lớp:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà tập luyện các nội dung đã học. ĐỘI HÌNH XUỐNG LỚP
GV
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>2. Đề tài này được chúng tôi đã sử dụng trong quá trình huấn luyện cho học </b>
sinh trong đội tuyển bóng chuyền Thơng qua đề tài này, học sinh đã nắm và biết cách vận dụng chiến thuật phòng thủ trong thi đấu.
<i>Trong quá trình thực hiện đề tài này, tơi khơng tránh khỏi những hạn chế về mặt kiến thức nên sẽ có nhiều vấn đề cần trao đổi và học tập tôi rất mong sự góp ý để hồn thiện đề tài này, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức của mình. Tơi xin chân thành cảm ơn. </i>
<b>Duyệt TTCM </b>
<b>Nguyễn Trọng Thủy </b>
<b>Giáo viên viết chuyên đề </b>
<b>Lương Thế Anh </b>
</div>