Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng tại Agribank - chi nhánh Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 156 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>ĐẶNG NHƯ NGỌC </b>

<b>CÁC NHÂN TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỊNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG ĐỚI VỚI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG </b>

<b>TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU </b>

<b>Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: </b>

<b>TS. NGUYỄN VĂN LƯƠNG</b>

<b>Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

i

<b>TÓM TẮT </b>

<b>1. Tiêu đề </b>

Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ

<b>ngân hàng tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu. 2. Tóm tắt </b>

Bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã tác động đến ngành tài chính – ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động sáp nhập của các ngân hàng diễn ra ồ ạt với nhiều mức độ và quy mô khác nhau đã cho thấy các tổ chức tài chính đang gặp nhiều khó khăn và thử thách. Vì thế, các ngân hàng đã liên tiếp áp dụng các chính sách của chính phủ về lãi suất và tỉ giá hối đoái một cách linh hoạt nhằm thu hút khách hàng. Do đó, để giành được chiến thắng trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng phải tối đa hóa sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng để giữ chân khách hàng cũ và chèo kéo thêm nhiều khách hàng mới. Việc nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng và các nhân tố ảnh hưởng là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh có rất ít nghiên cứu trước làm sáng tỏ vấn đề này.

Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi qui với phương pháp bình phương cực tiểu nhằm xây dựng, phân tích và kiểm định mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng như các mối quan hệ lý thuyết liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng gồm (1) Nhân viên, (2) Tin cậy và (3) Dịch vụ quầy. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm duy trì và nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu.

<b>2. Từ khóa </b>

Sự hài lòng, lòng trung thành, dịch vụ ngân hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Research using a regression model with the least-squares method to construct, analyze and test the model of factors affecting customer loyalty for banking service quality as well as the relationships. Theoretical systems involved. Research results show that there are three factors that affect customer loyalty for banking services: (1) Employee, (2) Trust, and (3) Counter services. Based on that, the study proposes some policy implications to maintain and enhance customer loyalty to Agribank – Vung Tau Branch.

<b>3. Keywords </b>

Satisfaction, loyalty, banking services.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Xin cảm ơn sự hỗ trợ và động viên nhiệt tình từ người thân, gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu trong quá trình thu thập dữ liệu để tác giả có thể thực hiện các mục tiêu nghiên cứu.

Cuối cùng, xin cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi người trong quá trình chỉnh sửa cuối cùng để hoàn thành đề tài nghiên cứu.

<b>Tác giả </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

<b>Tác giả </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

v

<b>MỤC LỤC </b>

TÓM TẮT ... i

LỜI CẢM ƠN ... iii

LỜI CAM ĐOAN... iv

1.2. Tính cấp thiết của nghiên cứu ... 3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ... 4

1.3.1. Mục tiêu tổng quát ... 4

1.3.2. Mục tiêu cụ thể ... 5

1.4. Câu hỏi nghiên cứu ... 5

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ... 5

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ... 6

1.6. Phương pháp nghiên cứu ... 6

1.7. Đóng góp của nghiên cứu ... 7

1.8. Bố cục nghiên cứu ... 8

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ... 8

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 9

2.1. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng ... 9

2.1.1. Dịch vụ và dịch vụ ngân hàng ... 9

2.1.2. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng ... 10

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.6. Mơ hình đánh giá chất lượng dịch vụ ... 18

2.6.1. Mơ hình chất lượng dịch vụ Servqual của Parasuraman ... 18

2.6.2. Mơ hình chất lượng dịch vụ của Gronroos ... 22

2.6.3. Mơ hình BankServ ... 24

2.7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ... 25

2.7.1. Trong nước ... 25

2.7.2. Ngồi nước ... 29

2.8. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết cho mơ hình ... 33

2.8.1. Giả thuyết nghiên cứu ... 33

2.8.2. Mô hình nghiên cứu ... 40

TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ... 41

CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG THANG ĐO ... 42

3.1. Quy trình nghiên cứu ... 42

3.2. Bảng câu hỏi nháp ... 46

3.3. Bảng câu hỏi sơ bộ ... 46

3.4. Mẫu nghiên cứu chính thức ... 47

TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ... 49

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH ... 50

4.1. Giới thiệu về Agribank chi nhánh Vũng Tàu ... 50

4.1.1. Tổ chức mạng lưới hoạt động ... 50

4.1.2. Tổ chức nhân sự ... 50

4.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận ... 50

4.1.4. Danh mục sản phẩm, dịch vụ tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu .... 52

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

vii

4.1.5. Kết quả hoạt động ... 53

4.2. Kết quả phân tích thang đo sơ bộ ... 55

4.2.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ... 55

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ... 57

4.3. Kết quả phân tích thang đo chính thức ... 61

4.3.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ... 61

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ... 62

4.4. Mô tả mẫu khảo sát ... 66

4.5. Phân tích phương sai Anova ... 72

4.5.1. Phân tích phương sai biến Giới tính ... 73

4.5.2. Phân tích phương sai biến Độ tuổi ... 74

4.5.3. Phân tích phương sai biến Lĩnh vực hoạt động ... 75

4.5.4. Phân tích phương sai biến Chức vụ ... 76

4.5.5. Phân tích phương sai biến Thu nhập ... 77

4.6. Phân tích tương quan ... 78

4.7. Phân tích hồi qui... 80

4.8. Kiểm định mơ hình... 81

4.8.1. Kiểm định độ phù hợp của mơ hình ... 81

4.8.2. Kết quả thông số của từng biến quan sát ... 82

4.8.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ... 82

4.8.4. Kiểm tra các giả định hồi qui ... 83

4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu ... 86

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ... 88

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

viii

CHƯƠNG 5. HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA

KHÁCH HÀNG ... 89

5.1. Hàm ý quản trị nâng cao lòng trung thành của khách hàng ... 89

5.1.1. Đối với yếu tố nhân viên ... 89

5.1.2. Đối với yếu tố dịch vụ quầy ... 97

5.1.3. Đối với yếu tố tin cậy ... 100

5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ... 105

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ... 105

KẾT LUẬN ... 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 109

PHỤ LỤC 1. THANG ĐO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SERVQUAL CỦA PARASURAMAN ... 1

PHỤ LỤC 2. BẢNG CÂU HỎI NHÁP ... 3

PHỤ LỤC 3. ĐIỀU CHỈNH BẢNG CÂU HỎI NHÁP ... 6

PHỤ LỤC 4. BẢNG CÂU HỎI SƠ BỘ ... 7

PHỤ LỤC 5. MA TRẬN TƯƠNG QUAN PHÂN TÍCH SƠ BỘ – BẢNG CÂU HỎI SƠ BỘ ... 13

PHỤ LỤC 6. MA TRẬN NHÂN TỐ PHÂN TÍCH SƠ BỘ – BẢNG CÂU HỎI SƠ BỘ ... 14

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

ix

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>

Agribank Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

ATM Automated teller machine – Máy rút tiền tự động

BankServ Banking Service – Mô hình chất lượng dịch vụ ngân hàng CLDV Chất lượng dịch vụ

DVNH Dịch vụ ngân hàng

EFA Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

NHTM Ngân hàng thương mại

OLS Ordinary Least Squares – Mơ hình hồi qui cực tiểu Servqual Service Quality – Mơ hình chất lượng dịch vụ Servperf Service Performance – Mơ hình thực hiện dịch vụ

SPSS Statistical Package for the Social Sciences – Chương trình máy tính phục vụ cơng tác thống kê

USD United States dollar – Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim

VAMC Vietnam Asset Management Company – Công ty quản lý tài sản Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

x

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>

Hình 2.1. Mơ hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ ... 19

Hình 2.2. Mơ hình thang đo chất lượng dịch vụ Servqual ... 21

Hình 2.3. Mơ hình chất lượng dịch vụ của Gronroos ... 23

Hình 2.4. Mối liên hệ giữa chi phí chuyển đổi, sự hài lịng và lòng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ... 25

Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ... 26

Hình 2.6. Mơ hình nghiên cứu về lòng trung thành của khách hàng tại thị trường ngân hàng Châu Âu ... 29

Hình 2.7. Mơ hình nghiên cứu về lịng trung thành của khách hàng tại thị trường ngân hàng Iran ... 30

Hình 2.8. Mơ hình nghiên cứu lịng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu ... 41

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu luận văn ... 43

Hình 3.2. Quy trình xây dựng Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng ... 44

Hình 3.3. Quy trình lấy mẫu nghiên cứu ... 47

Hình 3.4. Biểu đồ Scree nhân tố chính thức ... 65

Hình 4.1. Phân bố Fisher mơ hình hồi qui bội ... 82

Hình 4.2. Biểu đồ phân bố phần dư ... 83

Hình 4.3. Biểu đồ phân phối chuẩn ... 85

Hình 4.4. Các yếu tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu .... 88

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

xi

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến lòng trung thành của khách hàng

sử dụng dịch vụ ngân hàng ... 30

Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2017 - 2019 ... 53

Bảng 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha – Phân tích sơ bộ ... 56

Bảng 4.3. Trị KMO và kiểm định Bartlett – Phân tích sơ bộ ... 60

Bảng 4.4. Phần chung Communalities– Phân tích sơ bộ ... 60

Bảng 4.5. Tổng phương sai trích – Phân tích sơ bộ ... 61

Bảng 4.6. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha – Bảng câu hỏi chính thức ... 62

Bảng 4.7. Trị KMO và kiểm định Bartlett – Phân tích chính thức ... 63

Bảng 4.8. Phần chung Communalities – Phân tích chính thức ... 63

Bảng 4.9. Ma trận xoay nhân tố và tổng phương sai trích – Phân tích chính thức 64 Bảng 4.10. Thống kê mơ tả mẫu theo Giới tính ... 66

Bảng 4.11. Thống kê mơ tả mẫu theo Độ tuổi ... 67

Bảng 4.12. Thống kê mô tả mẫu theo Lĩnh vực hoạt động ... 68

Bảng 4.13. Thống kê mô tả mẫu theo Chức vụ ... 70

Bảng 4.14. Thống kê mô tả mẫu theo Thu nhập ... 71

Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả phân tích phương sai ANOVA ... 72

Bảng 4.16. Kiểm định trung bình biến Giới tínhvới biến phụ thuộc LTT ... 73

Bảng 4.17. Kiểm định phương sai đồng nhất biến phụ thuộc LTT theo Độ tuổi 74 Bảng 4.18. Phân tích phương sai ANOVA biến phụ thuộc LTT theo Độ tuổi .... 75

Bảng 4.19. Kiểm định phương sai đồng nhất biến phụ thuộc LTT theo Lĩnh vực hoạt động ... 75

Bảng 4.20. Phân tích phương sai ANOVA biến phụ thuộc LTT theo Lĩnh vực hoạt động ... 76

Bảng 4.21. Kiểm định phương sai đồng nhất biến phụ thuộc LTT theo Chức vụ77 Bảng 4.22. Phân tích phương sai ANOVA biến phụ thuộc LTT theo Chức vụ .. 77

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

xii

Bảng 4.23. Kiểm định phương sai đồng nhất biến phụ thuộc LTT theo Thu nhập 78 Bảng 4.24. Phân tích phương sai ANOVA biến phụ thuộc LTT theo Thu nhập . 78

Bảng 4.25. Hệ số tương quan các yếu tố độc lập và biến phụ thuộc LTT ... 79

Bảng 4.26. Kết quả phân tích hồi qui bội ... 80

Bảng 4.27. Hệ số xác định hiệu chỉnh và hệ số Durbin-Watson ... 81

Bảng 5.1. Một số hình thức đãi ngộ tài chính và phi tài chính ... 95

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Về phát triển dịch vụ ngân hàng tiện ích, Agribank đạt kết quả đầy ấn tượng. Theo báo cáo tổng kết năm 2019, doanh thu dịch vụ của Agribank tăng 22,2%, vượt mục tiêu tối thiểu 12%/năm của Đề án tái cơ cấu; Tỉ lệ thu ngoài tín dụng đạt 12%. Agribank đang chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc thù, hướng vào nông nghiệp, nông thôn… Agribank tập trung phục vụ khách hàng tốt hơn, cải cách dịch vụ, giảm tối đa quy trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ, làm tăng sự hài lòng khách hàng, tiếp tục tung ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích. Ngồi ra, Agribank cịn chú trọng cải cách hành chính, các hoạt động dịch vụ, mở rộng kênh phân phối, truyền thông quảng cáo để được cộng đồng biết đến.

Để thực hiện được những vấn đề nêu trên, Agribank Chi nhánh Vũng Tàu cần nắm bắt triệt để các chính sách cũng như tư tưởng chỉ đạo của ban lãnh đạo.

<i>Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu” được thực hiện nhằm nghiên </i>

cứu mức độ hài lòng hiện tại của khách hàng đối với dịch vụ mà Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu đang cung cấp và tìm ra biện pháp nhằm phát triển những nhân tố tích cực, khắc phục những nhân tố cịn yếu kém.

Đề tài gồm 5 chương với:

o Chương 1: Giới thiệu lý do chọn đề tài, tính cấp thiết, mục tiêu và nội dung nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, những đóng góp

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

xiv

khi thực hiện đề tài.

o Chương 2: Giới thiệu tổng quan về lý thuyết ngân hàng, ngân hàng thương mại, khái niệm dịch vụ ngân hàng, lý thuyết chất lượng dịch vụ ngân hàng, sự hài lòng, lòng trung thành khách hàng và mối liên hệ giữa chúng.

o Chương 3: Trình bày mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu, quy trình nghiên cứu với 6 bước chi tiết hình thành Bảng câu hỏi nháp – Bảng câu hỏi sơ bộ – Bảng câu hỏi chính thức với các phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

o Chương 4: Sử dụng số liệu chính thức phân tích tương quan, phương sai ANOVA, hồi qui và kiểm định mơ hình hồi qui.

o Chương 5: Sau khi phân tích được các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ, lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu, Chương 5 đưa ra một số hàm ý chính sách đối với những nhân tố tác động có ý nghĩa đối với mơ hình nghiên cứu.

Tuy còn nhiều hạn chế nhưng nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu đề ra. Đề tài kết thúc sẽ là tiền đề cho các nhà nghiên cứu khác tiếp tục nghiên cứu và mở rộng trên những yếu tố nghiên cứu khác, nhằm hoàn thiện nghiên cứu trong lĩnh vực chất lượng dịch vụ ngân hàng tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Khách hàng ở thị trường ngân hàng ngày nay, trong bối cảnh “ra ngõ gặp ngân hàng”, có nhiều lựa chọn với DVNH. Theo khảo sát, khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều ngân hàng khác nhau. Trước diễn biến thị trường này, các NHTM trong nước cũng đã bắt đầu nhận ra rằng để thích ứng với tình hình mới thì cần phải thay đổi để gia tăng năng lực cạnh tranh. Có nhận định: “Xét về bản chất, khách hàng luôn mong muốn được sử dụng các sản phẩm ngân hàng có tiện ích. Giả sử, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng Việt Nam cùng cung ứng một loại sản phẩm, dịch vụ nhưng sản phẩm của ngân hàng nước ngồi có nhiều tiện ích hơn, kết nối được nhiều sản phẩm, và đem đến sự thuận tiện cho khách hàng, thì khách hàng dù là người Việt Nam, cũng sẽ xem xét lại quyết định. “Chỉ có lịng trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

2

thành (LTT) của khách hàng mới giúp ngân hàng đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Và một trong những chiến lược thơng minh nhất đó là xây dựng lòng trung thành của khách hàng”.

Trong tình hình hiện nay khi mà những đối thủ cạnh tranh chỉ cách bạn một cú “click chuột”, LTT của khách hàng thực sự là cách marketing mới. Với lượng thơng tin có trong tay, họ có khả năng đánh giá, nhìn nhận và lựa chọn ngân hàng nào có khả năng đem lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Khi khách hàng cảm thấy được ngân hàng hỗ trợ nhiệt tình, họ sẽ có xu hướng quay trở lại nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, để chuyển đổi thành công một khách hàng mới, bạn sẽ tốn chi phí gấp 6 đến 7 lần so với việc giữ chân khách hàng hiện tại. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp hay NHTM nói riêng có trở nên vượt trội hay không so với đối thủ tùy thuộc vào số lượng khách hàng hài lịng mà bạn có.

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) – Chi nhánh Vũng Tàu vẫn chưa xây dựng cho mình chiến lược giữ chân khách hàng. Vì thế, cần có một nghiên cứu để xác định những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến LTT

<i>của khách hàng đối với DVNH nhằm giúp Agribank trả lời câu hỏi: “Thực trạng lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng Agribank chi nhánh Vũng Tàu hiện nay như thế nào? Và cần làm gì để gia tăng lịng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng, để giữ được khách hàng trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt?”. </i>

Với mong muốn thực hiện đề tài đo lường LTT của khách hàng, và những nhân tố tác động đến LTT của khách hàng đối với DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu, qua quá trình cơng tác và làm việc tại phòng Dịch vụ và Marketing, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài:

<b>“Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng tại Agribank - Chi nhánh Vũng Tàu” </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

3

<b>1.2. Tính cấp thiết của nghiên cứu </b>

Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ (CLDV), sự hài lòng (SHL) và lòng trung thành của khách hàng được rất nhiều nhà nghiên cứu kiểm định (Zeithaml và cộng sự, 1996; Cronin và Taylor, 1992; Kotler và cộng sự, 1999; Swarbrooke và Horner, 1999; Namkung và Jang, 2006; Choi và Chu, 2001; Ladhari, Brun và Morales, 2008; Phạm và Kullada, 2009); Và lý thuyết này đã trở thành châm ngôn cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Các nhà tiếp thị dịch vụ nhận thấy rằng để thành công cần phải nâng cao CLDV, làm hài lòng khách hàng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cứ mỗi 5% tỷ lệ duy trì khách hàng sẽ làm tăng lợi nhuận từ 25 – 95% (Reichheld, 1996; Reichheld và Sasser, 1990). Điều này cho thấy việc duy trì được khách hàng cũ rất có ý nghĩa và quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.

Trong thời gian qua, hoạt động sáp nhập, hợp nhất của các ngân hàng diễn ra với các mức độ và quy mô khác nhau, cho thấy hoạt động của các tổ chức tài chính đang đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Các ngân hàng đã có nhiều biện pháp linh hoạt nhằm đứng vững và phát triển, trong đó có các biện pháp thu hút khách hàng trong huy động, cho vay và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ và hệ thống thơng tin đã góp phần gia tăng sự hội nhập và tương đồng về nhiều mặt giữa các ngân hàng với nhau. Kết quả là, các ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất cao và gay gắt. Do đó, để giành được chiến thắng trong môi trường kinh doanh hiện nay, các ngân hàng phải tối đa hóa sự thỏa mãn và LTT khách hàng để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu nằm trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu nơi có nhiều ngân hàng hoạt động (tính đến kết thúc năm 2019, có 12 NHTM Nhà nước, 9 Quỹ tín dụng nhân dân và khoảng 29 NHTM Cổ phần đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nên sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Việc nghiên cứu LTT của khách hàng đối với DVNH và các nhân tố ảnh hưởng là rất cần thiết, nhằm giúp Agribank có được các biện pháp giữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Cũng chính vì là sản phẩm vơ hình mà khách hàng khơng thể sờ thấy mà chỉ có thể cảm nhận nên cho dù được phục vụ tốt bao nhiêu lần mà chỉ 1 lần không tốt cũng dễ khiến khách hàng có ấn tượng xấu, và có thể dẫn tới chuỗi hậu quả “dây chuyền”. Một vấn đề khác của DVNH là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Vì hút khách, một số ngân hàng đã đưa ra ngày càng nhiều dịch vụ, đã vơ tình đưa cả khách lẫn mình vào thế nguy hiểm. Vơ tình hay cố ý, những ngân hàng đã phá bỏ những nguyên tắc tài chính bất di bất dịch dẫn đến sự mất thiện cảm chung của khách hàng với DVNH.

Bản thân Agribank cũng đã nhận ra rằng, nâng cao CLDV làm gia tăng sự hài lịng, từ đó tăng lịng trung thành chính là nền tảng và nhân tố quyết định đến thị phần của mình trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt và biến đổi không ngừng.

Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng LTT của khách hàng dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng đối với DVNH. Điều này có nghĩa, khách hàng càng hài lịng với DVNH thì càng gia tăng LTT với ngân hàng. Do đó, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến LTT của khách hàng đối với DVNH chính là tìm ra các nhân tố làm khách hàng hài lịng khi sử dụng DVNH.

<b>1.3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<i><b>1.3.1. Mục tiêu tổng quát </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

5

Mục tiêu tổng quả của Luận văn là xác định các yếu tố ảnh hưởng LTT của khách hàng đối với DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu. Từ đó, tìm ra những giải pháp để nâng cao LTT của khách hàng, giúp ngân hàng tăng cường năng lực cạnh tranh.

<b>1.4. Câu hỏi nghiên cứu </b>

Từ những mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên, câu hỏi mà nghiên cứu cần phải trả lời như sau:

- Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến LTT của khách hàng sử dụng DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu?

- Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến LTT của khách hàng sử dụng DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu như thế nào?

- Câu hỏi 3: Hàm ý chính sách nào để nâng cao LTT của khách hàng sử dụng DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu?

<b>1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>1.5.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

6

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến LTT khách hàng và thực tiễn các nhân tố ảnh hưởng đến LTT của khách hàng đối với DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu.

<i><b>1.5.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

- Phạm vi nghiên cứu xem xét LTT dựa trên SHL của khách hàng đối với

<b>DVNH. Khách hàng càng hài lịng với DVNH thì càng gia tăng LTT với ngân </b>

hàng. Do đó, tìm ra các nhân tố làm khách hàng hài lòng khi sử dụng DVNH chính là tìm ra các nhân tố tác động đến LTT của khách hàng đối với DVNH.

<i>- Không gian: Tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu. </i>

- Thời gian: Bắt đầu thực hiện nghiên cứu từ tháng 01/2020

- Đối tượng khảo sát: Những khách hàng đã và đang sử dụng DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu.

<b>1.6. Phương pháp nghiên cứu </b>

Đề tài sử dụng mơ hình hồi qui cực tiểu OLS (Ordinary Least Squares) nhằm phân tích và kiểm định mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến LTT của khách hàng đối với DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu cũng như các mối quan hệ lý thuyết liên quan.

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng bằng kỹ thuật phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và phân tích hồi qui qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1 – Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu sơ bộ định tính và sơ bộ định lượng. Bước này nhằm khám phá, điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ, bổ sung và lọc nhiễu các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ định tính thơng qua phương pháp chun gia. Thơng tin thu thập được từ phương pháp chuyên gia là cơ sở hỗ trợ cho việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

7

thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ dùng cho nghiên cứu sơ bộ định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định lượng thông qua thu thập cỡ mẫu nhỏ (n = 30). Với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) cho phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Bước này nhằm đánh giá bảng câu hỏi (thang đo) sơ bộ. Kết quả phân tích được tổng hợp lại để xây dựng thành bảng câu hỏi chính thức (thang đo hồn chỉnh) về LTT của khách hàng đối với DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu.

Giai đoạn 2 – Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thơng qua phương pháp điều tra trực tiếp lượng lớn các khách hàng đã và đang giao dịch tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu bằng bảng câu hỏi (bảng câu hỏi chính thức ở giai đoạn 1). Các thang đo đều được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thơng qua phần mềm thống kê SPSS.

Giai đoạn 3 – Sau khi đưa ra mơ hình hồi qui cho nghiên cứu, dựa trên kết quả kiểm định thang đo và mơ hình lý thuyết đưa ra hàm ý để nâng cao LTT của khách hàng sử dụng DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu.

<b>1.7. Đóng góp của nghiên cứu </b>

Luận văn sau khi được thực hiện sẽ đóng góp về các ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:

- Ý nghĩa khoa học: Góp phần xác định mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến LTT của khách hàng đối với DVNH với sự bổ sung các yếu tố mới như dịch vụ quầy, rào cản chuyển đổi, là nguồn cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu sau này liên quan đến CLDV của ngân hàng, nhất là hệ thống của Agribank.

- Ý nghĩa thực tiễn: Nêu lên mối quan hệ định lượng giữa các yếu tố trong mơ hình CLDV của ngân hàng. Từ đó, xác định mức độ tác động giữa các yếu tố này. Là cơ sở thực tiễn vững chắc để đề xuất các hàm ý quản trị cho Agribank CNVT

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

 Chương 5 – Hàm ý quản trị nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu.

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 1 </b>

Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu các vấn đề như lý do chọn nghiên cứu, tính cấp thiết, cũng như mục tiêu mà nghiên cứu hướng đến sau khi thực hiện, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, quan trọng nhất là phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, trình bày được sự đóng góp và bố cụ dự kiến 5 chương của nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Khái niệm dịch vụ: “Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vơ hình và khơng thể cầm, nắm được”. Khi so sánh với cách giải thích của Từ điển bách khoa thì cách </i>

giải thích này đã làm rõ hơn nội hàm của dịch vụ – dịch vụ là kết tinh sức lao động con người trong các sản phẩm vơ hình.

Trên thế giới, vấn đề DVNH được hiểu theo nghĩa rộng, tức là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối… của ngân hàng đối với doanh nghiệp và công chúng.

Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Dịch vụ tài chính là bất cứ dịch vụ nào có tính chất tài chính do một nhà cung cấp dịch vụ tài chính của một thành viên thực hiện. Dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, DVNH và dịch vụ tài chính khác. Như vậy, DVNH là một bộ phận cấu thành của dịch vụ tài chính.

Như vậy ở Việt Nam, việc phân biệt rõ ràng thế nào là DVNH vẫn chưa có một khái niệm chính thức. Có nhiều ý kiến cho rằng tất cả các hoạt động nghiệp vụ của NHTM (hoạt động tín dụng, tiền tệ, ngoại hối…) đều được coi là hoạt động dịch vụ. Quan điểm này được hình thành trên quan điểm của thế giới khi DVNH được hiểu

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i> Tính vơ hình: Nếu các sản phẩm là những hàng hố hữu hình có tính chất cơ, </i>

lý, hố học, có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn thì dịch vụ lại khơng tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể, khơng nhìn thấy được và do đó khơng thể xác định CLDV trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hố (Qn, 2020).

 <i>Tính khơng lưu trữ được và khơng thể tách rời: Q trình sản xuất (cung ứng) </i>

dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Khác với q trình sản xuất hàng hố – một q trình tách khỏi lưu thơng và tiêu dùng, do đó hàng hố có thể được lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu thị trường, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Ngược lại, dịch vụ khơng thể lưu trữ được do q trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, do vậy không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu trữ trong kho sau đó mới tiêu dùng (Quân, 2020).

<i> Tính khơng đồng nhất: Dịch vụ gắn chặt với người cung cấp dịch vụ. Chất </i>

lượng phụ thuộc chặt chẽ vào người thực hiện dịch vụ (trình độ, kỹ năng…). Hơn nữa đối với cùng một cá nhân cung ứng dịch vụ thì CLDV đơi khi cũng thay đổi theo thời gian (Quân, 2020).

<i><b>2.1.2. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng </b></i>

Trong môi trường kinh tế cạnh tranh ngày nay, CLDV là điều cần thiết cho sự thành cơng của bất kì tổ chức nào, trong đó có các NHTM. CLDV là yếu tố

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

11

quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh kinh doanh. Các ngân hàng phải luôn luôn nâng cao CLDV liên tục vì khơng có sự bảo đảm rằng các dịch vụ xuất sắc hiện tại sẽ phù hợp cho tương lai. Như vậy, các ngân hàng cần phát triển chiến lược mới để đáp ứng khách hàng của họ và sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng để đạt được lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ cạnh tranh.

CLDV là kết quả đánh giá CLDV của khách hàng dựa trên những tiêu chí thơng qua kinh nghiệm và mong đợi của họ và những ảnh hưởng từ hình ảnh của doanh nghiệp (Giao, 2020). Với các đặc điểm vơ hình, khơng đồng nhất, khơng thể tách rời và khơng thể lưu trữ được gây khó khăn trong việc đánh giá CLDV. Do đó, việc cơng nhận các yếu tố ảnh hưởng đến CLDV là cần thiết để xác định, đo lường, kiểm soát, cải thiện cảm nhận khách hàng về CLDV (Quân, 2020).

CLDV được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu. Theo Parasuraman và cộng sự (1985):

<i>“Chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ”. Mỗi khách hàng thường cảm nhận khác </i>

nhau về chất lượng, do đó việc tham gia của khách hàng trong việc phát triển và đánh giá CLDV là rất quan trọng. Trong lĩnh vực dịch vụ, chất lượng là một hàm của nhận thức khách hàng. Nói một cách khác, CLDV được xác định dựa vào nhận thức, hay cảm nhận của khách hàng liên quan đến nhu cầu cá nhân của họ (Giao, 2020).

Mặt dù có nhiều nghiên cứu về CLDV nhưng vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm này, các nhà nghiên cứu khác nhau chú trọng vào các khía cạnh khác nhau của CLDV. Thế nhưng, CLDV luôn bao gồm những đặc điểm như sau:

 <i>Tính vượt trội: Đối với khách hàng, dịch vụ có chất lượng là dịch vụ thể hiện </i>

được tính vượt trội “ưu việt” của mình so với những sản phẩm khác (Sa, 2019).

 <i>Tính đặc trưng của sản phẩm: CLDV là tổng thể những mặt cốt lõi nhất và </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

12

tinh túy nhất kết tinh trong sản phẩm, dịch vụ tạo nên tính đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ (Sa, 2019) .

 <i>Tính cung ứng: CLDV gắn liền với quá trình thực hiện/chuyển giao dịch vụ </i>

đến khách hàng. Do đó, việc triển khai dịch vụ, phong thái phục vụ, và cách cung ứng dịch vụ sẽ quyết định CLDV tốt hay xấu (Sa, 2019).

 <i>Tính thỏa mãn nhu cầu: Dịch vụ tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. </i>

Do đó, CLDV nhất thiết phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng và lấy yêu cầu của khách hàng làm căn cứ để cải thiện CLDV (Sa, 2019).

 <i>Tính tạo ra giá trị: CLDV gắn liền với các giá trị được tạo ra nhằm phục vụ </i>

khách hàng. Dịch vụ không sản sinh ra giá trị nào hết thì được xem như là khơng có chất lượng. Doanh nghiệp tạo ra giá trị và khách hàng là đối tượng tiếp nhận những giá trị đó (Sa, 2019).

<b>2.2. Sự hài lịng của khách hàng </b>

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng SHL là sự khác biệt giữa kì vọng của khách

<i>hàng và cảm nhận thực tế nhận được (Giao, 2020). Theo Fornell (1995), “Sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng, được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác nhau giữa kỳ vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng nó”. </i>

<i>Theo Zeithaml và Bitner (2000): “Sự hài lịng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ”. </i>

<i>Còn Kotler (2003), định nghĩa: “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”. </i>

SHL của khách hàng là việc khách hàng căn cứ vào những hiểu biết của mình đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá hoặc phán

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

13

đốn chủ quan. Đó là một dạng cảm giác về tâm lý sau khi nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn. SHL của khách hàng được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, đặc biệt được tích lũy khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Sau khi mua và sử dụng sản phẩm khách hàng sẽ có sự so sánh giữa hiện thực và kỳ vọng, từ đó đánh giá được hài lịng hay khơng hài lịng.

Như vậy, có thể hiểu được là cảm giác dễ chịu hoặc có thể thất vọng phát sinh từ việc người mua so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ. Việc khách hàng hài lịng hay khơng sau khi mua hàng phụ thuộc vào việc họ so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ trước khi mua. Khái niệm sản phẩm ở đây được hiểu không chỉ là một vật thể, vật chất thơng thường mà nó bao gồm cả dịch vụ.

Định nghĩa này đã chỉ rõ rằng, SHL là sự so sánh giữa lợi ích thực tế cảm nhận được và những kỳ vọng. Nếu lợi ích thực tế khơng như kỳ vọng thì khách hàng sẽ thất vọng. Cịn nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ vọng đã đặt ra thì khách hàng sẽ hài lịng. Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng của khách hàng thì sẽ tạo ra hiện tượng hài lịng cao hơn hoặc là hài lòng vượt quá mong đợi.

<b>2.3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lịng của khách hàng </b>

Thơng thường các nhà kinh doanh dịch vụ thường cho rằng chất lượng của dịch vụ chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, CLDV và sự thỏa mãn của khách hàng là hai khái niệm phân biệt (Zeithaml và Bitner 2000). Sự thỏa mãn của khách hàng là một khái niệm tổng quát, nói lên SHL của họ khi tiêu dùng một sản phẩm, dịch vụ. Trong khi đó, CLDV chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ.

Ngày nay, mục tiêu hàng đầu của các NHTM và các doanh nghiệp dịch vụ là phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nếu muốn có được lợi nhuận. Họ sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ và sử dụng nhiều hơn nếu được thỏa mãn nhu cầu (Bitner và Hubbert, 1994). Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng để biết dịch vụ của ngân

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

14

hàng và doanh nghiệp đã làm thỏa mãn khách hàng ở đâu. Những dịch vụ nào khách hàng cho là thỏa mãn. Từ đó đưa ra chính sách duy trì, chỉnh sửa, thay đổi, nâng cao CLDV, tăng sự thỏa mãn của khách hàng. Chính SHL của khách hàng có thể giúp ngân hàng và doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể. Doanh nghiệp hiểu được khách hàng có cảm giác thế nào sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ và cụ thể là liệu sản phẩm hay dịch vụ đó có đáp ứng được mong đợi của khách hàng hay không? Khách hàng chủ yếu hình thành mong đợi của họ thơng qua những kinh nghiệm mua hàng trong quá khứ, thông tin truyền miệng từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thông tin được chuyển giao thông qua các hoạt động marketing như quảng cáo hoặc quan hệ công chúng (Giao, 2020). Nếu sự mong đợi của khách hàng không được đáp ứng, họ sẽ khơng hài lịng và rất có thể họ sẽ kể những người khác nghe về điều đó. Do vậy, SHL của khách hàng đã trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh. Mức độ hài lịng cao có thể đem lại nhiều lợi ích, bao gồm tiếp tục mua sản phẩm, giới thiệu cho người khác, duy trì sự lựa chọn, giảm chi phí, giá cao hơn, đó là những yếu tố cho thấy LTT của khách hàng (Sa, 2019).

CLDV là nhân tố tác động nhiều nhất đến SHL của khách hàng (Cronin và Taylor, 1992; Yavas và cộng sự, 1997; Ahmad và Kamal, 2002). Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì doanh nghiệp đã bước đầu làm cho khách hàng hài lòng. Do đó, muốn nâng cao SHL khách hàng, nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ phải nâng cao CLDV. Nói cách khác, CLDV và SHL của khách hàng có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau, trong đó CLDV là cái tạo ra trước và sau đó quyết định đến SHL của khách hàng (Giao, 2020). Mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này là vấn đề then chốt trong hầu hết các nghiên cứu về SHL của khách hàng.

<b>2.4. Lòng trung thành của khách hàng </b>

LTT được định nghĩa như là sự cam kết của khách hàng sẽ mua lại sản phẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Theo nghiên cứu thì cứ 20% khách hàng trung thành sẽ mang lại 80% lợi nhuận cho công ty, và tỷ lệ lợi nhuận cho khuynh hướng tăng theo lòng trung thành của khách hàng. Khách hàng trung thành sẽ có chi phí phục vụ thấp hơn so với khách hàng mới vì các giao dịch đã được thực thi theo lộ trình quen thuộc và họ cũng ít đòi hỏi ở các ngân hàng nhiều hơn, họ đề xuất ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ cho ngân hàng, nói tốt về ngân hàng và sản phẩm của ngân hàng, chú ý ít hơn đến nhãn hiệu và quảng cáo của những người cạnh tranh và ít nhạy cảm hơn về giá, mua nhiều hơn khi ngân hàng giới thiệu sản phẩm mới và cải tiến chất lượng sản phẩm hiện tại. LTT được coi là đóng góp phần lớn vào lợi nhuận ngân hàng, việc gia tăng LTT sẽ giúp ngân hàng phát triển bền vững hơn. Chính vì những điều trên việc xây dựng LTT của khách hàng là một vấn đề cần quan tâm của bất kỳ ngân hàng nói chung hay NHTM nào.

Thơng qua việc xây dựng LTT, ngân hàng cần chú ý đến các thành phần của LTT như hành vi và thái độ trung thành.

Hành vi trung thành tập trung vào giá trị của khách hàng đối với nhãn hiệu (Schultz và Bailey, 2000). Ở nhiều ngân hàng và doanh nghiệp, LTT chỉ có ý nghĩa khi nó chuyển thành hành vi sử dụng dịch vụ và mua hàng. Hành vi mua và sử dụng dịch vụ phát ra trực tiếp và xác thực (hữu hình) trở lại ngân hàng và doanh nghiệp để so sánh ảnh hưởng của thái độ trung thành. Vì vậy địi hỏi ngân hàng phải xây dựng hành vi trung thành. Thái độ trung thành thuần tuý của khách hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

16

khơng có hành vi trung thành chỉ cung cấp giới hạn hoặc vơ hình đối với cơng ty. Có 3 loại hành vi: Người sử dụng đơn (sử dụng 1 ngân hàng), người sử dụng đa kênh (sử dụng nhiều ngân hàng), và người không sử dụng. Trong đó người sử dụng đơn thể hiện mức độ trung thành cao nhất vì họ chỉ mua một nhãn hiệu trong mỗi lần mua sắm. Hành vi trung thành trung bình được biểu thị bởi người sử dụng đa nhãn hiệu. Và cuối cùng là người không sử dụng có lượng hành vi trung thành là ít nhất.

Thái độ trung thành được định nghĩa là một chiều hướng tâm lý được thể hiện bởi việc đánh giá yếu tố đặc trưng với mức độ ủng hộ hoặc không ủng hộ (Eagly và Chaiken, 1993). Thái độ bao gồm 3 thành phần là sự hiểu biết và niềm tin của khách hàng, sự cảm nhận hoặc đánh giá của khách hàng, định hướng đến hành động và sự thụ động của khách hàng. LTT của khách hàng cũng được đo lường như là một thái độ (sự ưa thích nhãn hiệu, ý định mua, hoặc sự cam kết). Cách tiếp cận này tập trung vào sự ưa thích nhãn hiệu, ý định mua, và sự sẵn sàng trả một mức giá cao (Pont và McQuilken, 2005).

<b>2.5. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng </b>

Siddiqi (2011) mơ tả rằng, tất cả các thuộc tính CLDV ảnh hưởng tích cực đến SHL của khách hàng và SHL của khách hàng ảnh hưởng tích cực đến LTT của khách hàng trong các mơ hình ngân hàng. Hơn nữa, Auka (2012) cũng nói rằng, CLDV sẽ dẫn đến SHL của khách hàng cao và tăng LTT.

Các nhà nghiên cứu đã thiết lập một nhận thức tích cực rằng, CLDV là tiền đề để khách hàng trung thành. Cronin và cộng sự (2000) phát hiện ra rằng, CLDV tốt dẫn đến việc lưu giữ khách hàng hiện tại và thu hút những người mới, giảm chi phí, nâng cao hình ảnh một cơng ty, tích cực truyền miệng để giới thiệu và cuối cùng là nâng cao lợi nhuận. Jones và Farquhar (2003) chỉ ra rằng, CLDV ảnh hưởng đến hành vi tiếp theo, dự định và sở thích của khách hàng. Các nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

17

thực nghiệm cho thấy khách hàng hài lịng có xu hướng trung thành hơn những người ít hài lịng và do đó quan trọng đối với lợi nhuận của công ty (Reichheld và Sasser, 1990) và ngược lại. Một số nghiên cứu khác đã thực sự tìm thấy SHL là một yếu tố hàng đầu trong việc xác định LTT (Mensah, 2010).

Theo Kim và Niehm (2009), LTT của khách hàng không chỉ được xem là một tài sản vô giá đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững và mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, Anderson và Mittal (2000) cũng đã nhận thấy, trong những nỗ lực hình thành và duy trì LTT của khách hàng, SHL được đánh giá như một khái niệm quan trọng trong những lý thuyết kinh doanh và tiếp thị trước đây. Theo Parasuraman và cộng sự (1988), nhận thức của khách hàng về chất lượng chính là đánh giá của họ về sự vượt trội trong quá trình cung cấp dịch vụ; Trong khi đó, SHL là chỉ tiêu đánh giá liên quan đến một giao dịch cụ thể. Lam và Burton (2006) cũng chứng minh SHL là nhân tố quyết định hàng đầu trong việc tạo dựng LTT của khách hàng.

Trong bối cảnh cạnh tranh, các ngân hàng cần tạo SHL của khách hàng cao hơn đối thủ cạnh tranh. Như vậy sẽ đảm bảo sự hài hịa lợi ích của khách hàng và lợi nhuận của ngân hàng. Sự thỏa mãn, SHL của khách hàng ảnh hưởng đến LTT với thương hiệu của ngân hàng. Tuy nhiên, SHL khơng bền vững và cũng khó lượng hóa. Yếu tố thực sự quyết định LTT của khách hàng là giá trị dành cho khách hàng.

Giá trị khách hàng tạo ra SHL - mức độ thỏa mãn của khách hàng. Ngân hàng cần đo lường mức độ thỏa mãn khách hàng của mình và kể cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh trực diện bằng cách thơng qua cuộc điều tra hay đóng giả người mua sắm. Những thông tin về giảm sút mức độ thỏa mãn khách hàng của ngân hàng so với khách hàng của đối thủ là tín hiệu báo trước về tình trạng mất khách hàng, giảm thị phần trong tương lai. Lập những kênh thơng tin để khách hàng góp ý hoặc khiếu nại là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, mức độ khiếu nại không thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

18

dùng làm thước đo sự thỏa mãn của khách hàng vì phần lớn sự khơng hài lịng thì khách hàng không khiếu nại. Ngược lại, các NHTM nên có hướng gia tăng chất lượng phục vụ khách hàng, tối đa hóa CLDV, mang lại cho khách hàng sự thoải mái nhất có thể trong mỗi lần phục vụ. Đó mới chính là vấn đề cốt lõi của mỗi ngân hàng khi cung cấp một dịch vụ gì, để cuối cùng là mang về cho mình SHL và gia tăng LTT của khách hàng.

Thơng qua q trình tìm hiểu CLDV, SHL và LTT, cũng như quá trình tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng ở các phần trước trong Chương này, tác giả nhận thấy mối quan hệ nhân quả giữa CLDV và LTT thông qua thành phần trung gian hết sức quan trọng – SHL. Theo đó, CLDV là thành phần được cấu thành trước, có ý nghĩa tiên quyết đến LTT, CLDV tốt sẽ giúp gây ấn tượng mạnh đến cảm nhận khách hàng, tạo nên lịng tin tưởng, thơng qua nhiều lần sử dụng dịch vụ tạo nên SHL bên trong khách hàng, đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy LTT được tạo dựng thành cơng. Do đó, CLDV là yếu tố cấu thành nguyên nhân dẫn đến kết quả LTT của khách hàng thơng qua SHL khách hàng.

<b>2.6. Mơ hình đánh giá chất lượng dịch vụ </b>

<i><b>2.6.1. Mơ hình chất lượng dịch vụ Servqual của Parasuraman </b></i>

Mơ hình Servqual được phát triển bởi Parasuraman và cộng sự (1985) đưa ra mơ hình năm khoảng cách chất lượng, hướng tới dịch vụ mong đợi, thỏa mãn SHL khách hàng. Mơ hình này như trình bày ở Hình 2.1.

Khoảng cách thứ nhất xuất hiện khi có sự khác biệt giữa sự kỳ vọng của khách hàng và sự nhận thức của ngân hàng về các kỳ vọng của khách hàng.

Khoảng cách thứ hai xuất hiện khi ngân hàng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính CLDV.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

19

<i>(Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1985) </i>

<b>Hình 2. 1. Mơ hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ </b>

Khoảng cách thứ ba xuất hiện do có sự khác biệt giữa đặc tính CLDV nhận biết với quá trình thực tế phân phối tới khách hàng.

Khoảng cách thứ tư xuất hiện do sự khác biệt giữa dịch vụ thực tế được phân phối và những thông tin mà khách hàng nhận được qua hoạt động truyền thông về dịch vụ.

Khoảng cách thứ năm xuất hiện do có sự khác biệt giữa dịch vụ mong đợi và Khoảng cách 1

<b>Nhà cung cấp dịch vụ Khách hàng </b>

Khoảng cách 2

Khoảng cách 3 Khoảng cách 4 Khoảng cách 5

Nhận thức của nhà quản lý về mong đợi

của khách hàng

Thông báo cho khách hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

20

dịch vụ thực tế nhận được. CLDV phụ thuộc vào khoảng cách thứ năm này. Một khi khách hàng nhận thấy khơng có sự khác biệt giữa chất lượng họ kỳ vọng và chất lượng họ cảm nhận được khi tiêu dùng một dịch vụ thì CLDV được xem là hoàn hảo. Parasuraman và cộng sự (1985) cho rằng, CLDV là hàm số của khoảng cách thứ năm. Khoảng cách thứ năm này phụ thuộc vào các khoảng cách trước đó, nghĩa là các khoảng cách thứ 1, 2, 3, 4. Vì thế, để rút ngắn khoảng cách thứ năm, hay làm tăng CLDV, các nhà quản trị phải nỗ lực rút ngắn các khoảng cách này.

Mơ hình trên có thể được biểu diễn dưới dạng hàm số như sau:

<b>CLDV = f (KC_5) = f (KC_1, KC_2, KC_3, KC_4) </b>

<i>Trong đó, CLDV là chất lượng dịch vụ và KC_1, KC_2, KC_3, KC_4, KC_5 lần lượt là các khoảng cách chất lượng dịch vụ 1, 2, 3, 4, 5. </i>

Mơ hình này cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về CLDV và đo lường CLDV được cảm nhận bởi khách hàng. Nếu CLDV được khách hàng cảm nhận tốt, hay CLDV đúng như khách hàng mong đợi thì khách hàng sẽ trung thành với dịch vụ của ngân hàng. Do đó, để đo lường được sự cảm nhận của khách hàngvề CLDV của ngân hàng, Parasuraman và cộng sự (1985) đã đo lường thông qua các thành phần khác nhau.

Mơ hình CLDV của Parasuraman và cộng sự (1985) cho chúng ta một bức tranh tổng thể về CLDV và cho rằng bất cứ dịch vụ nào, chất lượng của dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng có thể mơ hình thành 10 thành phần:

1. Độ tin cậy. 2. Đáp ứng.

3. Năng lực phục vụ. 4. Tiếp cận.

5. Lịch sự. 6. Thơng tin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

21

7. Tín nhiệm. 8. An toàn.

9. Hiểu biết khách hàng. 10. Phương tiện hữu hình.

Mơ hình mười thành phần của CLDV nêu trên có ưu điểm là bao quát hầu hết mọi khía cạnh của một dịch vụ. Tuy nhiên, mơ hình này có nhược điểm là phức tạp trong việc đo lường. Hơn nữa, mô hình này mang tính lý thuyết, có thể sẽ có nhiều thành phần của mơ hình này không đạt giá trị phân biệt. Chính vì vậy, Parasuraman và cộng sự (1988) đã nhiều lần kiểm định mơ hình này và đi đến kết luận là CLDV bao gồm năm thành phần cơ bản (Hình 2.2) với 22 biến thành phần (Phụ lục 1) tổng hợp thành thang đo CLDV Servqual (Service quality):

<i><b>(Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1988) </b></i>

<b>Hình 2. 2. Mơ hình thang đo chất lượng dịch vụ Servqual </b>

<b>1. Tin cậy: Thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn </b>

ngay lần đầu tiên.

<b>2. Đáp ứng: Thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục </b>

Hữu hình Độ tin cậy

Đáp ứng

Năng lực

Đồng cảm

<b>Sự hài lòng khách hàng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

22

vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.

<b>3. Năng lực: Thể hiện qua trình độ chun mơn và cung cách phục vụ lịch </b>

sự, niềm nở với khách hàng.

<b>4. Đồng cảm: Thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách </b>

hàng.

<b>5. Hữu hình: Thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, </b>

các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.

Mơ hình năm thành phần chất lượng dịch vụ và thang đo Servqual bao phủ khá hoàn chỉnh mọi vấn đề đặc trưng cho chất lượng của một dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi ngành dịch vụ có những đặc thù riêng của chúng. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã kiểm định mơ hình này tại nhiều lĩnh vực dịch vụ cũng như tại nhiều thị trường khác nhau; Kết quả kiểm định cho thấy CLDV không thống nhất với nhau ở từng dịch vụ và từng ngành khác nhau. Vì thế, tại mỗi nghiên cứu, tại mỗi thị trường nghiên cứu khác nhau, các tác giả cần nghiên cứu thêm các đặc tính đặc trưng của mỗi dịch vụ kết hợp với thang đo Servqual, như thế thì mơ hình nghiên cứu hiện tại mới đầy đủ và mang tính thực tiễn cao.

Với mục tiêu đi tìm những yếu tố tác động đến LTT của khách hàng sử dụng DVNH tại Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu, trong mối quan hệ giữa CLDV – LTT (gián tiếp thơng qua SHL), mơ hình thang đo CLDV Servqual với độ thông dụng trong lĩnh vực dịch vụ sẽ cung cấp những yếu tố quan trọng để cấu thành nên mơ hình nghiên cứu của tác giả. Trong nổ lực hồn thiện mơ hình phù hợp với Agribank – Chi nhánh Vũng Tàu, tác giả nghiên cứu thêm một số mơ hình dịch vụ khác để bổ sung vào mơ hình tác giả đề xuất vào cuối chương này.

<i><b>2.6.2. Mơ hình chất lượng dịch vụ của Gronroos </b></i>

Cũng tương tự như Parasuraman và cộng sự (1985, 1988), Gronroos (1984) cũng đề xuất mơ hình đo lường CLDV cảm nhận của khách hàng thông qua một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

23

thành phần, từ đó tác động đến LTT của khách hàng. Theo đó, CLDV chia sự cảm nhận của khách hàng thành hai khía cạnh là chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng (Hình 2.3).

o Khả năng giải quyết vấn đề; o Kỹ năng chun mơn; o Trình độ tác nghiệp; o Trang thiết bị hiện đại; o Hệ thống lưu trữ thông tin.

<i>2.6.2.2. Chất lượng chức năng </i>

Chất lượng chức năng thể hiện quá trình thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp, phản ánh việc dịch vụ được cung cấp như thế nào. Trong tương quan giữa hai khía cạnh chất lượng kể trên thì chất lượng chức năng đóng vai trò quan trọng hơn được

<b>Chất lượng dịch vụ cảm nhận </b>

Dịch vụ cảm nhận Dịch vụ kỳ vọng

Chất lượng kỹ thuật

Chất lượng chức năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

24

thể hiện thông qua 7 tiêu chí sau: o Sự thuận tiện trong giao dịch; o Hành vi ứng xử;

<i><b>2.6.3. Mơ hình BankServ </b></i>

CLDV là kết quả đánh giá của khách hàng dựa trên những tiêu chí thơng qua kinh nghiệm và mong đợi của họ và những ảnh hưởng từ hình ảnh của doanh nghiệp (Caruana và cộng sự, 2000). Đặc điểm vơ hình, khơng đồng nhất, không thể tách rời và không thể lưu giữ được của dịch vụ gây khó khăn trong việc đánh LDV. Do đó, việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV là cần thiết để xác định, đo lường, kiểm soát và cải thiện cảm nhận khách hàng về CLDV. Mơ hình BankServ (Banking Service) được phát triển bởi Avkiran (1994) và chuyển thể từ Servqual nhằm phù hợp với ngành ngân hàng. Nó là một cơng cụ được thiết kế để cho phép khách hàng phản ánh về những kỳ vọng và nhận thức của họ. Các thành phần của CLDV trong mơ hình BankServ phân loại theo bốn yếu tố:

<b>1. Nhân viên: Nói lên thái độ, đáp ứng và sự sẵn sàng phục vụ của nhân viên tới </b>

khách hàng;

</div>

×