Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên nghiên cứu tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 91 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ </b>

<b>Tên đề tài: </b>

<b>CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA </b>

<b>SINH VIÊN NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM </b>

<b> Nhóm thực hiện: TS. Trần Dục Thức TS. Trương Đình Thái </b>

<b> TS. Trần Anh Quang TS. Nguyễn Thị Cẩm Phú ThS. Nguyễn Phương Thảo </b>

<i>Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2022</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Chúng tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong bài thu hoạch đề tài nghiên cứu khoa học này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu của tác giả nào khác.

<i> Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Chủ nhiệm đề tài </i>

<b>Trần Dục Thức</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 1

1.1. Lý do lựa chọn đề tài ... 1

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ... 2

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ... 2

1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam ... 3

1.4. Khoảng trống nghiên cứu và hướng đi của đề tài ... 4

1.5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ... 5

1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 5

1.6. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 5

1.7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 5

1.7.1. Đối tượng nghiên cứu ... 5

1.7.2. Phạm vi nghiên cứu ... 6

1.8. Phương pháp nghiên cứu ... 6

1.9. Ý nghĩa của nghiên cứu ... 7

1.9.1. Về mặt khoa học ... 7

1.9.2. Về mặt thực tiễn ... 7

1.10. Kết cấu của đề tài ... 7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 9

2.1. Các khái niệm nghiên cứu liên quan ... 9

2.1.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa ... 9

2.1.2. Sự quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa ... 9

2.1.3. Trí thơng minh xúc cảm ... 10

2.1.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề ... 11

2.2. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan ... 11

2.2.2. Lý thuyết hành động hợp lý ... 11

2.2.3. Lý thuyết hành vi kế hoạch ... 12

2.2.4. Mơ hình trí tuệ xúc cảm ... 12

2.2.5. Mơ hình kết hợp ... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2.7. Mơ hình trí thơng minh xúc cảm ... 20

2.2.8. Kỹ năng giải quyết vấn đề ... 20

2.2.9. Mơ hình giải quyết vấn đề của Basadur & cộng sự. ... 21

2.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam ... 21

1. Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26

3.1. Quy trình nghiên cứu ... 26

3.2. Nghiên cứu định tính ... 28

3.3. Nghiên cứu định lượng ... 30

3.3.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ... 30

3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ... 32

3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ... 32

Tóm tắt chương 3 ... 33

4.1. Đặc điểm mẫu điều tra ... 34

4.1.1. Thống kê mô tả theo đặc điểm mẫu ... 34

4.1.2. Thống kê mô tả biến quan sát ... 36

4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo ... 38

4.3. Phân tích nhân tố khám phá ... 39

4.4. Phân tích nhân tố khẳng định ... 40

4.5. Kiểm định giả thuyết bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính ... 42

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ... 44

Tóm tắt chương 4 ... 45

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 46

5.1. Hàm ý tổng quát ... 46

1. 5.2. Hàm ý quản trị cụ thể ... 47

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

8 EFA Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

9 SSEIT Bài kiểm tra trí thơng minh cảm xúc tự đánh giá của Schutte

11 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Hình 2-1 Mơ hình EI của P. Salovey và J. Mayer (1990) 13 Hình 2-2 Mơ hình trí thơng minh cảm xúc (1997) của Mayer và Salovey 16

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 3.1. Thang đo chính thức 28

Bảng 4.2. Thang đo Nhận biết xúc cảm 36 Bảng 4.3. Thang đo Sử dụng xúc cảm 36

Bảng 4.5. Thang đo Quản lý xúc cảm 37 Bảng 4.6. Thang đo Kỹ năng giải quyết vấn đề 37

Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo 38

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU </b>

1.1. <b>Lý do lựa chọn đề tài </b>

Việc hiểu rõ hành vi ra quyết định của con người là cơ sở cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, hành vi ra quyết định của con người được xem xét dưới hai góc độ là cảm tính và lý tính. Về cảm tính, trí tuệ xúc cảm (Emotional Quotient - EQ) đơi khi đóng vai trị rất quan trọng khi con người ra một quyết định nào đó. Về lý tính, rõ ràng sự hiểu biết và kinh nghiệm sống ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ và chất lượng ra quyết định, hay nói cách khác, sự hiểu biết và kinh nghiệm sống được biểu hiện trong kỹ năng giải quyết vấn đề có ảnh hưởng đến hành vi quyết định.

Những năm gần đây, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều đơn vị đầu mối, tổ chức hơn 25 hoạt động ngoại khóa hàng năm cho sinh viên, đơi khi sinh viên gặp khó khăn trong việc lựa chọn tham gia hoạt động nào trong số này. Một số sinh viên sau một thời gian tham gia các hoạt động tại trường đã nhận ra quyết định tham gia hoạt động của mình đã đúng và một số khác lại thấy chưa phù hợp.

Trong tổ chức, quyết định đơi khi là một hành vi có tính chất rất quan trọng liên quan đến sống còn trong cạnh tranh, do vậy tính chính xác của việc ra quyết định luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Kết quả nghiên cứu giúp hiểu biết rõ hơn về các mặt của quá trình ra quyết định của sinh viên khi tham gia hoạt động ngoại khoá. Về thực tiễn, đây là cơ sở để phát triển các chương trình đào tạo phát triển năng lực xúc cảm và phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên. Về mặt học thuật, nghiên cứu mở ra một hướng nghiên cứu có tính mới đó là về các nhân tố trí thơng minh có tính chất lý tính đặt trong bối cảnh của cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi con người.

Hiện nay, kết quả hoạt động ngoại khóa của sinh viên tại các trường đại học là một trong những cơ sở chính để đánh giá q trình rèn luyện của người học, kết quả đánh giá này rất quan trọng trong việc xếp loại sinh viên. Chính vì vậy, việc hiểu rõ các mối quan hệ giữa các yếu tố về trí tuệ cảm xúc, trí tuệ thơng minh ảnh hưởng đến quyết định

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên sẽ giúp nhà trường và người học thực hiện các hoạt động ngoại khóa hiệu quả hơn.

Trước hết, hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên cân bằng hơn trong cuộc sống, giải tỏa căng thẳng trong việc học với khối lượng kiến thức lớn ở giảng đường đại học. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa cịn mang lại lợi ích rất lớn trong việc giúp học sinh, sinh viên phát triển kỹ năng. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng thêm tính chun nghiệp, khám phá cơ hội và mở rộng tầm nhìn ngồi những kiến thức tích lũy khi sinh viên cịn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì lẽ đó nên nhóm tác giả đã quyết định

<i><b>lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động </b></i>

<i><b>ngoại khóa của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh” nhằm </b></i>

giúp sinh viên hiểu được các quyết định của bản thân trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng như giúp các đơn vị tổ chức chương trình ngoại khóa cân nhắc tổ chức các chương trình phù hợp.

1.2. <b>Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới </b>

Liên quan đến hành vi ra quyết định, Fishbein & Ajzen (1975 & 1980) là những tác giả tiên phong phát triển và từng bước hoàn thiện lý Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action), hai nhân tố chính tác động đến hành vi ra quyết định đó là 1) Thái độ và 2) Ảnh hưởng xã hội.

Một hướng nghiên cứu khác, theo Katarzyna Kozioł-Nadolna và cộng sự (2021), quá trình ra quyết định được tiến hành theo 5 bước trong đó thu thập và đánh giá thơng tin là những bước quan trọng. Thông tin càng nhiều, càng chính xác thì quyết định được đưa ra càng đúng đắn.

Nguồn gốc của trí tuệ cảm xúc được Edward Thorndike (1920) phát hiện đã định nghĩa “trí thơng minh là năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có hiệu quả với mơi trường xung quanh mình” Về sau, nhiều nghiên cứu đã đề cập sâu hơn về trí tuệ cảm xúc và cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Mayer và Salovey (1997), sau nhiều năm nghiên cứu, đã cho ra đời quan niệm mới về trí thơng minh cảm xúc: “Trí thơng minh cảm xúc là năng lực nhận thức chính xác, đánh giá và bộc lộ cảm xúc; năng lực tiếp cận và tạo ra cảm xúc khi những cảm xúc này tạo điều kiện thúc đẩy tư duy; năng lực hiểu cảm xúc và có kiến thức về cảm xúc; và năng lực điều chỉnh những cảm xúc để đẩy nhanh sự phát triển cảm xúc và trí thơng minh”.

Trong nghiên cứu của Bar-On (1997) thì cho là “Trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kỹ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những địi hỏi và sức ép từ mơi trường”. Vì vậy trí tuệ cảm xúc là chỉ số quan trọng đối với sự thành công của con người trong cuộc sống, và có ảnh hưởng trực tiếp đối với cảm nhận hạnh phúc chung của con người.

Theo D’Zurilla & Nezu (2010) kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm khả năng tìm kiếm thơng tin, phân tích các tình huống nhằm mục đích xác định vấn đề để tạo ra các hướng hành động thay thế, cân nhắc các hướng hành động thay thế đối với các kết quả mong muốn hoặc dự kiến (Gagné, 1988). Đây là một q trình hoạt động của trí thơng minh có tính chất lý tính.

1.3. <b>Các nghiên cứu ở Việt Nam </b>

Ở Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu về về hành vi ra quyết định dựa trên lý thuyết nền của Fishbein & Ajzen (1975 & 1980) được thực hiện rất nhiều và có thể dễ dàng tìm thấy trên các ấn phẩm tạp chí khoa học hay trên internet...

Các cơng trình nghiên cứu trong nước về trí tuệ cảm xúc tổng quát như: “xúc cảm và việc giáo dục cảm xúc cho trẻ em lứa tuổi mầm non” của Ngơ Cơng Hồn, “Thử đo đạc chỉ số trí tuệ cảm xúc ở sinh viên sư phạm” của tác giả Nguyễn Quang Uẩn- Đỗ Thu Hiên, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Dung về “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS” (2007). Thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” được chính thức đề cập tại hội thảo của các nhà nghiên cứu thuộc chương trình Khoa học Xã hội cấp nhà nước KX-07 do GS.VS- Phạm Minh Hạc chủ biên.

Gần đây, nghiên cứu của tác giả Hà Lê Cảnh đã nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của nhân viên ngân hàng và đã cho thấy được tầm ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả cơng việc của nhân viên ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Một nghiên cứu khác của

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên các lớp chất lượng cao thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên) thực trạng và giải pháp (2007) cho thấy trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến việc xây dựng, thiết lập, vận hành các mối quan hệ xã hội nói riêng và phát triển nhân cách sinh viên nói chung. Bên cạnh đó, các tác giả: Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, Phan Trọng Ngọ, Huỳnh Văn Sơn,… và nhiều tác giả khác vẫn đang tiếp tục đi sâu nghiên cứu trí tuệ cảm xúc.

Nghiên cứu của nhóm sinh viên Hồ Lệ Nguyên, Huỳnh Hữu Nghĩa, Nguyễn Thanh Trang (2021) "Phân tích tác động của yếu tố trí tuệ cảm xúc đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh" (đề tài này do TS. Trần Dục Thức hướng dẫn), đây được xem là một trong số ít đề tài xem xét sự tác động của các yếu tố trí tuệ xúc cảm ảnh hưởng đến hành vi quyết định.

1.4. <b>Khoảng trống nghiên cứu và hướng đi của đề tài </b>

Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về hành vi ra quyết định dựa trên lý thuyết gốc ban đầu của Fishbein & Ajzen (1975 & 1980) là rất nghiều ta có thể tìm thấy dễ dàng. Hướng nghiên cứu về hành vi ra quyết định chịu sự ảnh hưởng của trí tuệ xúc cảm mặc dù đang được quan tâm nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến. Mặt khác, chúng ta có thể thấy rằng các đề tài về EI chủ yếu hướng vào nâng cao hiệu quả trong công việc của cá nhân, hầu hết các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu về chỉ số cảm xúc mà chưa đào sâu đến đối tượng học sinh, sinh viên. Đặc biệt trong mối quan hệ giữa trí thơng minh cảm xúc đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa ở đối tượng là sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một nghiên cứu của sinh viên do chính chủ nhiệm đề tài này hướng dẫn. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, trong hiểu biết của nhóm nghiên cứu, là chưa thấy nghiên cứu nào đề cập đến các nhân tố có tính chất tư duy lý tính - Kỹ năng giải quyết vấn đề tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên. Chính vì vậy việc nghiên cứu mở rộng về các yếu tố trí tuệ xúc cảm kết hợp với các yếu tố kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên các trường Đại học tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa là cần thiết và có tính mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

1.5. <b>Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<b>1.5.1.1. Mục tiêu tổng quát </b>

Xác định và phân tích tác động của các nhân tố xúc cảm và nhân tố kỹ năng giải quyết vấn đề tác động đến quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên kết quả phân tích để đề xuất một số các hàm ý quản trị nhằm gia tăng tính hợp lý của các quyết định của sinh viên và giúp nhà trường điều chỉnh các nội dung của hoạt động ngoại khoá phù hợp hơn.

1.6. <b>Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Đề tài nghiên cứu gồm có những nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan để xác định các nhân tố xúc cảm và các nhân tố kỹ năng giải quyết vấn đề tác động đến quyết định của sinh viên trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Thứ hai, triển khai nghiên cứu thực nghiệm để phân tích sự tác động của các nhân tố đến quyết định của sinh viên trong việc tham gia các loại hình hoạt động ngoại khóa.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao quyết định của sinh viên trong việc tham gia các loại hình hoạt động ngoại khóa tại trường đại học Ngân hàng.

1.7. <b>Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.7.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng của nghiên cứu là các yếu tố của trí thơng minh xúc cảm và nhân tố khả năng giải quyết vấn đề, sự tác động của chúng đến việc ra quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>1.7.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

<i>Phạm vi về không gian và đối tượng khảo sát: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn </i>

trong nghiên cứu này là tập trung vào các sinh viên đang học tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện khảo sát từ 4/2022 - 5/2022. 1.8. <b>Phương pháp nghiên cứu </b>

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phối hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng là chính, cụ thể:

<i><b>Phương pháp nghiên cứu định tính: Được sử dụng để lược khảo lý thuyết và các </b></i>

nghiên cứu liên quan từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu, tiếp theo thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia và một số sinh viên để điều chỉnh và bổ sung các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu cũng như kiểm tra và hoàn thiện bảng câu hỏi.

<i><b>Phương pháp nghiên cứu định lượng: Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm </b></i>

thống kê SPSS 20.0 và AMOS 20.0. Các kỹ thuật Phân tích Hệ số Cronbach's α, Phân tích

<i>nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA), Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA) và mơ hình cấu trúc tuyến tính (Structural </i>

<i>Equation Modeling – SEM) để đánh giá sự phù hợp của mơ hình với các giả thuyết nghiên </i>

cứu.

<i><b>Nguồn thông tin sơ cấp: thông tin sơ cấp được thu thập đầu tiên bằng phỏng vấn </b></i>

các chuyên gia. Kết quả phỏng vấn sẽ được sử dụng để hồn thiện mơ hình nghiên cứu chính thức. Tiếp đến, thơng tin sơ cấp được thu thập bằng khảo sát sinh viên. Nhóm nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để điều tra, khảo sát nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Bảng hỏi sẽ được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng

<i><b>Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề thuộc cơ sở lý thuyết được lược khảo từ </b></i>

tài liệu chuyên ngành trong nước và quốc tế; Các số liệu thống kê đã được công bố, các

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

báo cáo tổng hợp của các tổ chức. Kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.

<i><b>Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức </b></i>

chọn mẫu thuận lợi. Kích cỡ mẫu: tính tốn theo phương pháp của Hair và cộng sự (2006). 1.9. <b>Ý nghĩa của nghiên cứu </b>

<b>1.9.1. Về mặt khoa học </b>

Bên cạnh các nhân tố trí tuệ xúc cảm, một nhân tố khá mới được bổ sung vào mơ hình là khả năng giải quyết vấn đề đã được khẳng định là có tác động đến biến phụ thuộc là quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên, điều này nó cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức hữu ích về hướng nghiên cứu các nhân tố có tính chất lý trí ảnh hưởng đến quyết định của con người như thế nào.

<b>1.9.2. Về mặt thực tiễn </b>

+ Đối với các tổ chức:

Kết quả nghiên cứu đã cung cấp cung cấp những bằng chứng thực nghiệm rằng các nhân tố của trí tuệ xúc cảm và khả năng giải quyết vấn đề tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Đại học Ngân hàng. Kết quả này hữu ích cho các đơn vị liên quan khác (các trường trung học, cao đẳng, đại học khác,…) để họ hiểu rõ hơn cách thức thu hút sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa.

+ Đối với cá nhân:

Nhận thức được tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm và khả năng ra quyết định đối với việc đưa ra quyết định. Tìm ra những mục tiêu rèn luyện phù hợp với bản thân nhằm khắc phục những điểm yếu hay nâng cao hơn nữa tính chính xác của các quyết định cá nhân giúp cá nhân thành công hơn trong các hoạt động.

<b>1.10. Kết cấu của đề tài </b>

Ngoài phần mở đầu, các danh mục bảng biểu, phụ lục thì bài nghiên cứu được kết cấu thành năm chương:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Giải pháp và kết luận

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU </b>

2.1. <b>Các khái niệm nghiên cứu liên quan 2.1.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa </b>

Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngồi chương trình học chính khóa thường được tổ chức trong hai học kỳ chính thức và chương trình học thêm vào kỳ hè. Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa - thể thao - giải trí - xã hội ngồi giờ học chính thức trên lớp. Đây được xem là một sân chơi để sinh viên tự nguyện tham gia theo nhu cầu và khả năng của bản thân thông qua đó phát triển các kỹ năng cần thiết. Ngồi kiến thức được truyền tải với chương trình chính khóa thì hoạt động ngoại khóa được đánh giá là mang lại lợi ích rất lớn trong việc giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng ứng xử, giải quyết tình huống,…. Đối với sinh viên, hoạt động ngoại khóa đóng vai trị rất lớn khơng chỉ trong q trình tham gia học tập tại giảng đường đại học mà còn sau khi ra trường.

<b>2.1.2. Sự quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa 2.1.2.1. Sự quyết định </b>

<i>Lý thuyết ra quyết định (Decision Theory) phát triển từ giữa thế kỷ 20 và được ứng </i>

dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích giải quyết chung một vấn đề là ra quyết định. Theo Katarzyna và cộng sự (2021), Lý thuyết ra quyết định là học thuyết chính giúp giải thích sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố đầu vào tác động tới q trình ra quyết định của người sử dụng thơng tin nói chung. Q trình ra quyết định được tiến hành theo 5 bước trong đó thu thập và đánh giá thông tin là những bước quan trọng (Rahman và cộng sự, 2021). Thơng tin càng nhiều, càng chính xác thì quyết định được đưa ra càng đúng đắn (Bruch & Feinberg, 2017), cũng như dựa vào mục tiêu và niềm tin về kết quả của việc ra quyết định (Katarzyna & Beyer, 2021; Oberle và cộng sự, 2019), hoặc do tác động bởi yếu tố khác từ bên ngoài, cũng như lợi ích có được từ việc ra quyết định (Schaefer và cộng sự, 2011) và kết quả tích cực từ quá khứ khi quyết định

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Quyết định có thể được xem xét như là một kết quả của q trình phân tích lựa chọn để tham gia một hoạt động hoặc sự kiện. Hành động này hoàn toàn do chủ thể đưa ra khi đã nhận định và xem xét vấn đề thấu đáo.

<b>2.1.2.2. Sự quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá </b>

Sự quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh là được thể hiện qua một quá trình phân tích lựa chọn và được kết thúc bằng hành động đăng ký chính thức tham gia một hoạt động ngoại khố nào đó, hành động đăng ký này có thể được thực hiện trực tiếp hay thông qua các kênh điện tử của các đơn vị tổ chức.

<b>2.1.3. Trí thơng minh xúc cảm </b>

<i> Trí thơng minh xúc cảm (emotional intelligence quotient – EI) đã tồn tại khá lâu trước </i>

khi các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu sâu và rộng rãi về lĩnh vực này như hiện nay. Nhà tâm lý học đầu tiên nghiên cứu về EI là Thorndike (1921), nhưng tại thời điểm đó ơng lại đề cập EI như là trí thơng minh xã hội (Social intelligence - SI). Khái niệm EI của ơng chưa chính xác tồn diện một phần vì sự hiểu biết hiện đại về EI chưa được thiết lập cụ thể, nhưng đây cũng là nền tảng cơ bản cho các nghiên cứu sau này. Ông xây dựng khái niệm về EI dựa trên định nghĩa của trí thông minh là “năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có hiệu quả với môi trường xung quanh”. Vào thời điểm đó, Thorndike và các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu về EI và SI với mục đích để hiểu và quản lý con người. Qua thời gian, trí thơng minh xã hội (SI) được biết đến như trí thơng minh xúc cảm (EI) khi mà các nhà nghiên cứu tập trung nhiều hơn về xúc cảm hơn là những tương tác xã hội.

Sau này đã có nhiều nhà nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm về chủ đề này. Hai nhà tâm lý học được xem là cha đẻ của khung lý thuyết trí thơng minh xúc cảm là Mayer và Salovey (1993) đã đưa ra mô tả về EI là “khả năng đánh giá và biểu hiện cảm xúc, điều chỉnh xúc cảm và sử dụng một cách phù hợp cho các hoạt động”. Hai ông đã xác định rằng EI như “khả năng theo dõi cảm giác và xúc cảm của mình cũng như của người khác, phân biệt chúng, và sử dụng thông tin này để dẫn dắt tư duy và hành động của mình”. Đến năm 1997, sau nhiều năm nghiên cứu, ông và cộng sự đã cho ra đời quan niệm mới về trí

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

thơng minh xúc cảm. Cụ thể, hai ơng định nghĩa: “Trí thơng minh cảm xúc là năng lực nhận thức chính xác, đánh giá và bộc lộ cảm xúc; năng lực tiếp cận và tạo ra xúc cảm khi những xúc cảm này tạo điều kiện thúc đẩy tư duy; năng lực hiểu cảm xúc và có kiến thức về xúc cảm; và năng lực điều chỉnh những xúc cảm để đẩy nhanh sự phát triển xúc cảm và trí thơng minh” (Mayer và Salovey, 1997).

Như vậy, đúc kết từ những định nghĩa về trí thơng minh xúc cảm hơn nhiều thập qua, nghiên cứu này sẽ lựa chọn định nghĩa của Mayer và Salovey. Theo đó, trí thơng minh cảm xúc là khả năng nhận biết, hiểu rõ và làm chủ các xúc cảm của chính bản thân; năng lực nhận biết, thấu hiểu cảm xúc của người khác; năng lực vận dụng những thông tin về xúc cảm đề định hướng suy nghĩ, hành động của bản thân trong từng tình huống cụ thể.

Mayer & Salovey (1997) định nghĩa “Trí tuệ xúc cảm là một loại năng lực nhận thức thể hiện rõ nét trong đánh giá và bộc lộ xúc cảm; năng lực tiếp cận và tạo ra xúc cảm khi những xúc cảm này tạo điều kiện thúc đẩy tư duy; năng lực hiểu xúc cảm và có kiến thức về xúc cảm; và năng lực điều chỉnh những xúc cảm để đẩy nhanh sự phát triển xúc cảm và trí thơng minh”.

<b>2.1.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề </b>

Kỹ năng giải quyết vấn đề được D’Zurilla & Nezu (2010) định nghĩa là “một quá trình nhận thức - xúc cảm - hành vi bao gồm những cách hiệu quả để đối phó với những vấn đề trải qua trong cuộc sống hàng ngày, xác định và khám phá những nỗ lực của cá nhân (hoặc nhóm)”. Kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm khả năng tìm kiếm thơng tin, phân tích các tình huống nhằm mục đích xác định vấn đề để tạo ra các hướng hành động thay thế, cân nhắc các hướng hành động thay thế đối với các kết quả mong muốn hoặc dự kiến (Gagné, 1988). Trong môi trường học tập của sinh viên, kỹ năng giải quyết vấn đề đòi hỏi khả năng suy nghĩ thấy đáo của người học (Jeevanantham, 2005; Shakir, 2009). 2.2. <b>Các nghiên cứu nước ngoài liên quan </b>

<b>2.2.2. Lý thuyết hành động hợp lý </b>

Martin Fishbein (1967) là người đầu tiên đưa ra Thuyết hành động hợp lý, sau đó Fishbein cùng với Ajzen phát triển và hoàn thiện thêm hai lần lý thuyết này vào các năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

1975 và 1980. Lý thuyết này cho thấy rằng ý định thực hiện hành vi của một người có thể dự đốn được thơng qua việc quan sát vào hai nhân tố: 1) Yếu tố Thái độ thể hiện thích hay khơng thích việc cá nhân muốn làm và sự nhận định là việc sắp làm sẽ mang lại lợi ích hay bất lợi gì cho cá nhân đó hay khơng. 2) Yếu tố Xã hội là những đánh giá của bản thân về ý kiến của những người liên quan thân thiết như người thân gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... gợi ý rằng cá nhân có nên thực hiện một hoạt động nào đó. Bên cạnh đó, Friedman & Hechter (1988) đã làm rõ thêm khái niệm “lựa chọn hợp lý”, ở đây sự lựa chọn của một cá phân phụ thuộc vào chính sở thích cá nhân đó hay nói cách khác hai tác giả này nhấn mạnh lý thuyết “lựa chọn hợp lý” tập trung chủ yếu vào vai trò cá nhân hơn là các yếu tố khác khi đưa ra sự lựa chọn.

<b>2.2.3. Lý thuyết hành vi kế hoạch </b>

Lý thuyết hành vi kế hoạch hay còn gọi là lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) được phát triển từ thuyết hành động hợp lý của chính tác giả, lý thuyết này thường được sử dụng khá phổ biến để giải thích ý định của một ai đó. Lý thuyết này cho rằng ý định thực hiện một hành vi chịu tác động của 3 nhân tố chính đó là thái độ của cá nhân, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi cá nhân. Thái độ của cá nhân là việc cá nhân đó cảm nhận như thế nào khi thực hiện hành vi, thái độ này có thể là rất tích cực hoặc ngược lại. Quy chuẩn chủ quan lại liên quan đến việc người thân, bạn bè,… Nhận thức kiểm soát hành vi liên quan đến những cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn trong khi thực hiện hành vi.

<b>2.2.4. Mơ hình trí tuệ xúc cảm </b>

<i>Mayer & Salovey (1990) cho rằng trí tuệ xúc cảm (Emotional intelligence-EI) là </i>

sự làm chủ những mối quan hệ giữa con người với nhau và là khả năng của người có trí thơng minh xúc cảm cao khi có khả năng quản lý, điều khiển xúc cảm của mình hướng đến giải quyết một vấn đề xã hội hoặc hướng đến đạt một mục đích trong một hoàn cảnh cụ thể và khơi gợi được những phản ứng tích cực từ người khác. Mayer & Salovey (1997) đã cập nhật mơ hình mới, bao gồm: năng lực nhận biết các cảm xúc, năng lực sử dụng các xúc cảm, năng lực thấu hiểu các xúc cảm, năng lực quản lý các xúc cảm. Trong mơ hình để xuất mới, hai ơng đã đưa khái niệm tập trung vào năng lực trí thơng minh và tách biệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nó với những đặc điểm nhân cách xúc cảm xã hội truyền thống. Mô hình mới này làm rõ mối quan hệ về mặt cấu trúc tâm lý và đồng thời các nhân tố được trải qua từ kỹ năng cơ bản đến nâng cao. Mơ hình bốn năng lực xúc cảm này giải thích khá trọn vẹn xúc cảm của con người và được nhiều nhà nghiên cứu về sau kế thừa và phát triển. Salovey và John Mayer được xem là những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ và đưa ra định nghĩa về Trí tuệ xúc cảm “Emotional Intelligence”. Từ định nghĩa về EI như được đề cập ở trên, hai ơng đã đưa ra mơ hình thuần năng lực về năng lực cảm xúc gồm ba thành phần như sau:

<b>Hình 2-1. Mơ hình EI của P. Salovey và J. Mayer (1990) </b>

<i>Nguồn: Salovey, P., & Mayer, J. (1990). </i>

Trong bài nghiên cứu của mình, hai ơng đã đề cập đến những năng lực mà một người có trí thơng minh xúc cảm cao có thể đạt được:

<i>- Hiểu biết về xúc cảm: Khả năng ý thức về cá nhân, đây là khả năng nhận biết và </i>

đánh giá chính xác cảm xúc khi chúng sinh ra.

<i>- Làm chủ xúc cảm: Khả năng điều khiển, quản lý cảm xúc của mình để có những </i>

phản ứng, hành vi phù hợp trong những hoàn cảnh nhất định.

<i>- Nhận biết, thấu hiểu xúc cảm của người khác: Khả năng này cho phép các cá nhân </i>

có thể xây dựng, duy trì những mối quan hệ trong xã hội một cách hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Điều chỉnh xúc cảm của bản thân và người khác một cách hiệu quả để đạt được những mục tiêu hiệu quả trong giao tiếp.

Việc làm chủ những mối quan hệ con người với nhau là khả năng cao của người có trí thơng minh xúc cảm cao khi có khả năng quản lý, điều khiển xúc cảm của mình hướng đến giải quyết một vấn đề xã hội hoặc đạt một mục đích trong một hồn cảnh cụ thể và khơi gợi được những phản ứng tích cực từ người khác. Sau bảy năm nghiên cứu, vào năm 1997 các tác giả Mayer, Salovey và Caruso đã công bố những kết quả nghiên cứu mới cập nhật thêm so với bài nghiên cứu vào năm 1990 của mình. Trong mơ hình nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đưa khái niệm tập trung vào năng lực trí thơng minh và tách biệt nó với những đặc điểm nhân cách xúc cảm xã hội truyền thống như các nhân tố Eysenck PEN, các đặc điểm nhân cách Big Five,… (Dương Thị Hồng Yến, 2008, tr.45). Mơ hình mới này khơng chỉ có quan hệ về mặt cấu trúc tâm lý mà hơn nữa chúng và được trải qua từ kỹ năng cơ bản đến nâng cao. Từ định nghĩa và mơ hình này, các nhà nghiên cứu cho rằng đã thỏa mãn tiêu chí quan trọng để xếp EI vào các cấu trúc của trí thơng minh nhờ các tiêu chí: khái niệm, tương quan và phát triển. Điều này càng thêm chứng minh cho vị trí của EI trong trí thơng minh chung của con người.

<i><b>+ Cụ thể, mơ hình EI năm 1997 gồm các năng lực: </b></i>

<i>Năng lực nhận biết các xúc cảm: Là một phức hợp những khả năng để một cá nhân </i>

biết cách nhận biết, cảm nhận, thấu hiểu cảm xúc của mình và người khác. Thơng qua những thơng tin mang tính chất ngơn ngữ hoặc phi ngơn ngữ mà cá nhân đó có thể nhận biết được cảm xúc của chính mình và người khác, bày tỏ cảm xúc của mình và phân biệt được những cảm xúc của người khác.

<i>Năng lực sử dụng các xúc cảm để hỗ trợ và thúc đẩy tư duy: Khả năng một cá nhân </i>

trong việc sử dụng cảm xúc để hỗ trợ q trình phân tích, tư duy; nhận thức và điều khiển, sử dụng những trạng thái cảm xúc nhằm hướng đến sự hiệu quả trong cách nhìn nhận và giải quyết những vấn đề xoay quanh cuộc sống.

<i>Năng lực thấu hiểu các xúc cảm và quy luật của xúc cảm: Khả năng của một cá </i>

nhân trong việc hiểu rõ những cảm xúc và nguyên nhân, tiến trình phát triển của các loại

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

cảm xúc để từ đó rút ra những quy luật vận hành của các cảm xúc trong mình và ở những người khác.

<i>Năng lực quản lý xúc cảm: Khả năng của một cá nhân trong việc kiểm soát, tự điều </i>

khiển các cảm xúc của cá nhân, sắp đặt các cảm xúc nhằm hỗ trợ một mục tiêu nào đó, điều khiển cảm xúc của người khác. Ở mức độ cao hơn, đây là khả năng một cá nhân có khả năng nhận biết, và lựa chọn phản ứng phù hợp và hiệu quả trong những tình huống cụ thể.

<small>Năng lực để cảm xúc phát triển tự do, cả cảm xúc dễ chịu hay khó chịu</small>

<small>Năng lực điều chỉnh cảm xúc của bản thân và những người khác một cách có ý thứcNăng lực loại bỏ hoặc </small>

<small>tách biệt cảm xúc một cách ý thức, phụ thuộc vào việc sử dụng cả xúc đó</small>

<small>Năng lực kiểm sốt cảm xúc của bản thân và người khác bằng cách điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực và tích cực</small>

<small>Năng lực đặt tên cho cảm xúc và nhận biết mối quan hệ giữa chúng</small>

<small>Năng lực giải thích ý nghĩa của cảm xúc và mối quan hệ giữa chúng </small>

<small>Năng lực thấu hiểu những cảm xúc phức tạp, những cảm xúc yêu ghét đồng thời hay những cảm xúc pha trộn </small>

<small>Khả năng nhận thức được những chuyển đổi cảm xúc có thể xảy ra</small>

<small>Những cảm xúc thúc đẩy suy nghĩ bằng cách hướng sự quan tâm chú ý vào những thông tin quan trọng </small>

<small>Những cảm xúc mạnh mẽ và có sẵn có thể hỗ trợ cho việc đánh giá và ghi nhớ </small>

<small>Những cảm xúc thay đổi quan điểm cá nhân và khuyến khích cách nhìn đa chiều </small>

<b><small>Hiểu và phân tích cảm xúc; sử dụng những kiến thức cảm xúc</small></b>

<b><small>Tạo điều kiểm cảm xúc cho suy nghĩ</small></b>

<b><small>Điều chỉnh cảm xúc một cách ý thức nhằm tăng cường sự phát triển của cảm xúc và trí thơng minh</small></b>

<small>Những cảm xúc khuyến khích những cách giải quyết vấn đề cụ thể</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Hình 2.2. Mơ hình trí thơng minh xúc cảm (1997) của Mayer và Salovey </b>

<i>Nguồn: Trích từ Dương Thị Hồng Yến, (2008) </i>

<b>2.2.5. Mơ hình kết hợp </b>

Bên cạnh mơ hình năng lực cảm xúc theo thuần năng lực, thì có một số nghiên cứu

<i>tiếp cận xây dựng mơ hình của trí thơng minh xúc cảm theo hướng kết hợp (Mixed Model) </i>

giữa các khả năng về xúc cảm và các thuộc tính khác như: tính cách, động cơ, kỹ năng xã hội…Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ đề cập một số nghiên cứu nổi bật như của: Reuven Bar-On, Daniel Goleman, K.V.Petrides và Furham,…

<b>2.2.5.1. Mơ hình trí thơng minh xúc cảm của Daniel Goleman (1995) </b>

Năm 1995, Goleman và cộng sự của mình đã dựa trên mơ hình của Mayer và Salovey (1990) để đưa ra một mơ hình trí thơng minh xúc cảm gồm có năm phần. Đây là đúc kết những lý thuyết đi trước như của Mayer và Salovey (1990) cùng với những năm nghiên cứu thực tế ở các doanh nghiệp, các tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Ông cho rằng:

<i>- Tự nhận thức: Hiểu được về những điều mà chúng ta đang cảm nhận ở hiện tại, </i>

và vận dụng những cảm nhận đó để định hướng cho các quyết định của chúng ta; có một sự đánh giá thực chất về năng lực bản thân và có ý thức rất cơ bản về sự tự tin.

<i>- Tự điều chỉnh: Làm chủ xúc cảm để chúng tạo thuận lợi, chứ không phải ngăn </i>

cản công việc sắp tiến hành; tận tâm và tạm ngưng sự tự thỏa mãn để theo đuổi mục tiêu; hồi phục kịp thời sau khi bị khủng hoảng về tình cảm.

<i>- Động cơ thúc đẩy: Sử dụng những điểm yêu thích nhất của bản thân để làm việc </i>

và hướng chúng ta đến mục tiêu của mình, nhằm giúp chúng ta đưa ra sáng kiến và cố gắng cải thiện và kiên trì trước những nỗi thất vọng, thất bại.

<b><small>Nhận thức, đánh giá và biểu lộ cảm xúc</small></b>

<small>Năng lực nhận biết cảm xúc qua tình trạng thể chất, cảm giác và suy nghĩ của con người</small>

<small>Năng lực nhận biết cảm xúc của người khác thông qua ngôn ngữ, âm thanh, diện mạo và hành vi</small>

<small>Năng lực thể hiện cảm xúc chính xác và thể hiện những nhu cầu liên quan đến cảm xúc đó</small>

<small>Năng lực phân biệt sự biểu hiện cảm xúc chính xác hay khơng chính xác, chân thật hay khơng chân thật</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>- Thấu cảm: Hiểu được những điều mà mọi người đang cảm nhận thấy, có khả năng </i>

nhìn nhận được triển vọng của họ và nuôi dưỡng mối quan hệ số và hòa hợp được với nhiều kiểu người khác nhau.

<i>Kỹ năng xã hội: Làm chủ xúc cảm tốt trong các mối quan hệ và hiểu chính xác tình </i>

hình xã hội và hệ thống xã hội; tạo hưởng lẫn nhau thật trôi chảy; vận dụng các kỹ năng này để theo đuổi và dẫn dắt, thương lượng và giải quyết các mối tranh chấp vì sự hợp tác và nhóm làm việc.

<b>2.2.5.2. Mơ hình của Petrides và Furnham </b>

Theo Petrides và Furnham (2001) trí thơng minh xúc cảm gồm 15 khía cạnh và chia làm 4 thành tố: cảm giác hạnh phúc, tính đa cảm, khả năng tự kiểm sốt, tính hịa đồng. Cụ thể:

<i>- Tính đa cảm: thể hiện khả năng hiểu rõ xúc cảm của bản thân cũng như của người </i>

khác, khả năng bộc lộ cảm xúc của mình, khả năng xây dựng và duy trì các mối xã hội cá nhân.

<i>- Khả năng tự kiểm soát: là khả năng kiềm chế cảm xúc, khả năng chịu được áp </i>

lực, kiểm soát căng thẳng, suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động và khơng có những hành động mất kiểm sốt.

<i>- Tính hịa đồng: là khả năng ngoại giao và kỹ năng xã hội, khả năng tạo ảnh hưởng </i>

lên cảm xúc của người khác, thẳng thắn, thành thật, sẵn sàng đấu tranh vì quyền lợi bản thân.

<i>- Hạnh phúc: là sự tự tin và thành công, vui vẻ và cảm thấy hài lịng với cuộc sống, </i>

ln nhìn mọi sự việc với con mắt tích cực.

<b>2.2.5.3. Mơ hình EI của Bar-On </b>

Mơ hình kết hợp của trí thơng minh xúc cảm bao gồm cả khả năng cá nhân cho hiệu suất công việc và thành cơng thay vì chỉ thành cơng hay hiệu suất cơng việc đơn lẻ. Bar – On (1997) quan sát rằng lý thuyết này là một lý thuyết hướng về quá trình hơn là hướng về kết quả, chủ yếu nhấn mạnh đến các khả năng về cảm xúc và xã hội. Những khả năng bao gồm: nhận thức, hiểu và thể hiện bản thân, khả năng liên hệ với con người. Bar –On (2000) đã nhấn mạnh 5 thành phần của EI bao gồm:1) Năng lực làm chủ xúc cảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

bản thân; 2) Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác; 3) Khả năng thích ứng; 4) Khả năng kiểm sốt áp lực; 5) Tâm trạng chung. Lý thuyết này đã tiếp tục chỉ ra rằng EI có thể phát triển theo thời gian và được phát triển thông qua đào tạo, trị liệu…Cụ thể về 5 thành phần này là:

<i>- Năng lực làm chủ xúc cảm bản thân: là năng lực nhận biết, hiểu và biết cách bộc </i>

lộ cảm xúc của một cá nhân trong từng hoàn cảnh cụ thể. Mở rộng hơn, năng lực này được hiểu là khả năng nhận biết, hiểu và chấp nhận những gì thuộc về bản thân mình nhằm điều chỉnh sự biểu lộ xúc cảm (kiểm sốt ngơn ngữ cũng như những biểu hiện không lời như nét mặt, cử chỉ…) và đưa ra những phản ứng phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể; ngoài ra, năng lực làm chủ bản thân còn được thể hiện qua việc nhận ra các khả năng tiềm năng của bản thân để tự định hướng, quyết định những lựa chọn trong công việc và cuộc sống một cách ý thức hiệu quả.

<i>- Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác: là khả năng của một cá </i>

nhân trong việc nhận biết, thấu hiểu những xúc cảm của người khác đang trải qua và cảm thông với họ. Đây là năng lực được thể hiện qua khả năng xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ cần thiết của cá nhân đó.

<i>- Khả năng thích ứng: Khả năng cá nhân tự đánh giá và đưa ra những điều chỉnh </i>

về cảm xúc của mình cho phù hợp với từng hồn cảnh cụ thể. Khả năng thích ứng được hiểu là trong một hoàn cảnh cụ thể, cá nhân đó có khả năng thường trực nhằm kiểm tra, nhận biết những cảm xúc và suy nghĩ của mình, đánh giá chúng và khả năng tự điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của mình để có thể phù hợp và hiệu quả cho hồn cảnh đó.

<i>- Khả năng kiểm soát áp lực: là năng lực ứng phó với những xúc cảm mạnh và </i>

kiểm sốt, làm chủ các cảm xúc của một cá nhân. Khả năng này được nhìn nhận ở khả năng chịu đựng dưới áp lực cao của công việc hay cuộc sống, khả năng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của mình và hướng đến những cảm xúc tích cực.

<i>- Tâm trạng chung: là khả năng cân bằng công việc/cuộc sống của một cá nhân để </i>

có một cuộc sống tích cực, hạnh phúc.

Nhìn chung thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra những mơ hình khác nhau về EI. Tuy nhiên; khi phân tích kỹ thì nhìn chung trí thơng minh cảm xúc gồm bốn khả năng như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Khả năng cảm nhận chính xác cảm xúc của chính mình và người khác; Khả năng tạo ra các cảm xúc để hỗ trợ, phát triển suy nghĩ và hành động; Khả năng thấu hiểu chính xác ngun nhân gây ra cảm xúc đó và ý nghĩa mà chúng muốn thể hiện; Khả năng quản lý và kiểm sốt cảm xúc.

<b>2.2.6. Cơng cụ đo lường trí thơng minh xúc cảm </b>

Hiện nay, cơng cụ đo lường trí thơng minh cảm xúc có rất nhiều loại dựa trên sự đa dạng của định nghĩa, quan điểm và phương pháp của mỗi nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn chung thì có khoảng 4 loại công cụ được công nhận qua những bài nghiên cứu kỹ lưỡng và xác nhận về mặt thống kê được sử dụng rộng rãi trong các bài nghiên cứu, cũng

<i>như đánh giá trí thơng minh cảm xúc của cá nhân. Đó là MSCEIT (Mayer, Salovey & </i>

<i>Caruso Emotional Intelligence Test), SSEIT (Schutte Self Report Emotional Intelligence Test), ECI (Emotional Competence Inventory), EQ-i (Emotional Quotient),... </i>

SSEIT được sử dụng nhiều nhất trong các công cụ trên, do vậy trong nghiên cứu này các tác giả cũng tham khảo mơ hình này để thiết kế thang đo.

SSEIT đôi khi được gọi là Thang đo đánh giá xúc cảm hay bài kiểm tra trí thơng minh cảm xúc tự báo cáo, là một phương pháp tự báo cáo về trí thơng minh cảm xúc có chứa 33 mục. Bài kiểm tra được phát triển bởi Schutte và cộng sự (1998) dựa trên mơ hình trí thơng minh cảm xúc của Salovey và Mayer (1990 &1997) gồm bốn khía cạnh của EI: 1) Đánh giá cảm xúc ở bản thân và người khác, 2) Biểu hiện của cảm xúc, 3) Điều tiết cảm xúc ở bản thân và những người khác, 4) Sử dụng cảm xúc trong giải quyết vấn đề. SSEIT tập trung vào trí thơng minh xúc cảm trung bình hoặc thơng thường. Ngồi ra, đã có bốn nghiên cứu phân tích đã xác định một giải pháp bốn yếu tố cho 33 mục được liệt kê trong Bài kiểm tra của Schutte là: nhận biết xúc cảm, quản lý xúc cảm, thấu hiểu cảm xúc và sử dụng xúc cảm.

Bài kiểm tra bao gồm 33 câu hỏi trong đó có 3 câu hỏi ngược và người trả lời dành khoảng 10-15 phút để hoàn thành toàn bộ câu hỏi. Các câu hỏi được thiết kế trên thang đo Likert 5 mức độ về mức độ đồng ý, từ 1= rất không đồng ý, 2= đồng ý, 3= không ý kiến, 4= đồng ý, 5= rất đồng ý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Bài kiểm tra SSEIT có ưu điểm trong việc tiết kiệm thời gian khảo sát và kết quả thu thập thường có độ tin cậy cao hơn vì bài kiểm tra dựa trên sự tự đánh giá về mình của người tham gia. SSEIT được sử dụng rộng rãi các các bài nghiên cứu có nhiều quy mơ khác nhau, đó là bằng chứng cho độ tin cậy tốt và hiệu quả trong những nghiên cứu liên quan về năng lực cảm xúc (Schutte và cộng sự, 2009).

<b>2.2.7. Mơ hình trí thơng minh xúc cảm </b>

Goleman (1995) đã đưa ra mơ hình năm thành phần dựa trên mơ hình của Mayer & Salovey (1990), bao gồm: tự nhận thức, tự điều chỉnh, động cơ thúc đẩy, thấu cảm, kỹ năng xã hội. Đây là kết quả kế thừa những lý thuyết đi trước cùng với kinh nghiệm nhiểu năm nghiên cứu thực tế tại các công ty hàng đầu trên thế giới. Bar-On (1997) đề xuất một mơ hình cải tiến khác kết hợp của trí thơng minh xúc cảm với khả năng cá nhân cho hiệu suất công việc và sự thành cơng thay vì chỉ hướng đến thành cơng hay hiệu suất cơng việc đơn lẻ. Mơ hình này đưa ra góc nhìn lý thuyết hướng về q trình hơn là về các khả năng như nhận thức, hiểu và thể hiện bản thân, khả năng liên hệ với con người. Tác giả đã nhấn mạnh 5 thành phần của năng lực xúc cảm, bao gồm bao gồm:(i) Năng lực làm chủ xúc cảm bản thân; (ii) Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác; (iii) Khả năng thích ứng; (iv) Khả năng kiểm sốt áp lực; (v) Tâm trạng chung. Lý thuyết này đã tiếp tục chỉ ra rằng năng lực xúc cảm có thể phát triển theo thời gian và được phát triển thông qua đào tạo, trị liệu.

<b>2.2.8. Kỹ năng giải quyết vấn đề </b>

Kitchenham (2008) cho rằng sự phát triển của khoa học và công nghệ là nguyên nhân làm giảm sự suy nghĩ cũng như khả năng giải quyết vấn đề của sinh viên, do việc chấp nhận thông tin tìm thấy qua Internet mà ít trải qua q trình phân tích, chọn lọc và tổng hợp thơng tin (Shazaitul & Maisarah, 2015). Theo Haller, Fiser và Gapp (2007), quá trình suy nghĩ và kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên thông qua các hoạt động lặp đi lặp lại, khả năng ghi nhớ, hiểu và tương tác (Colley, Bilics & Lerch, 2012).

Nghiên cứu của Shazaitul & Maisarah (2015) cũng chỉ ra rằng, với khoảng thời gian hợp lý, sinh viên có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn sẽ dễ dàng trong việc đưa ra quyết định của mình trước những tình huống và sự kiện cụ thể, đặc biệt với người quen, và khả

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

năng ra quyết định sẽ giảm khi làm việc với nhóm người khơng quen biết, cũng như khi bị áp lực về mặt thời gian và stress trong công việc.

<b>2.2.9. Mô hình giải quyết vấn đề của Basadur & cộng sự. </b>

Mơ hình giải quyết vấn đề của Basadur & cộng sự (2013) trình bày quy trình bốn giai đoạn với tám bước để giải quyết vấn đề, quy trình này bắt đầu từ việc tìm kiếm vấn đề, hiểu rõ thực trạng, xác định rõ vấn đề, tìm kiếm phương án, đánh giá phương án, lập kế hoạch, đề xuất ý kiến, hành động. Việc xác định vấn đề ở đây không dừng lại ở việc xác định vấn đề một cách đơn giản, hay chỉ tìm ra những giải pháp để cải tạo, hoàn thiện và sửa chữa vấn đề đó, mà địi hỏi khả năng tìm hiểu sâu về vấn đề, cũng như những nguyên nhân sâu xa và cách thức giải quyết tối ưu. Quá trình xác định ra vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu sâu, rộng và kết nối các nhân tố khác nhau, với góc nhìn tổng hợp, phối hợp nhiều góc cạnh, tình huống, những nhân tố liên quan, và khởi đầu cho quá trình suy nghĩ và cải thiện mang tính ổn định, bền vững. Giải quyết vấn đề chính là việc tìm ra những giải pháp mới, mang tính phù hợp với tổ chức/doanh nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi mang tính tích cực, phù hợp với hồn cảnh. Q trình này bao gồm tổng hợp cả sự sáng tạo (tạo ra những ý tưởng) và đổi mới (quá trình thực hiện những ý tưởng).

2.3. <b>Các nghiên cứu tại Việt Nam </b>

Nguyễn (2013) đánh giá thực trạng trí tuệ xúc cảm của giám đốc doanh nghiệp tư nhân. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng và trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao trí tuệ xúc cảm cho các giám đốc doanh nghiệp tư nhân này. Nguyễn (2018) ứng dụng mơ hình trí tuệ xúc cảm của John mayer và Peter salovey để xác định các yếu tố trí tuệ xúc cảm trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Nghiên cứu đã xác định cấu trúc trí tuệ xúc cảm trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non, bao gồm: năng lực nhận biết cảm xúc, năng lực sử dụng cảm xúc, năng lực thấu hiểu cảm xúc, năng lực quản lý xúc cảm trong chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trí tuệ xúc cảm trong hoạt động nghề nghiệp cho giáo viên mầm non và xây dựng cơng cụ đo lường trí tuệ xúc cảm của giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Nguyễn (2017) nghiên cứu Ảnh hưởng của trí tuệ xúc cảm đến việc hình thành kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên, kết luận đã chỉ ra: “Những sinh viên có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao hơn là những sinh viên thành cơng hơn trong việc hình thành kỹ năng làm cơng tác chủ nhiệm lớp”. Sinh viên cần phải có năng lực sử dụng xúc cảm – năng lực sử dụng xúc cảm một cách có ý thức để hỗ trợ cho q trình tư duy, suy nghĩ, phán đốn,… nhằm đưa ra quyết định công việc.

Nguyên, Nghĩa và Trang (2021) thực hiện nghiên cứu tác động của yếu tố trí tuệ cảm xúc đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này được xem là một trong số ít đề tài xem xét sự tác động của các yếu tố trí tuệ xúc cảm SSEIT ảnh hưởng đến hành vi quyết định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra theo thứ tự mức độ tác động từ cao đến thấp: Quản lý cảm xúc, Thấu hiểu cảm xúc, Nhận biết cảm xúc có tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa, cịn yếu tố Sử dụng cảm xúc khơng có ý nghĩa thống kê, bên cạnh đó Yếu tố ngành học có tác động đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của SV trường Đại học Ngân hàng TPHCM.

Đánh giá chung là tại Việt Nam và trên thế giới, có rất ít các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trí tuệ xúc cảm với hành vi ra quyết định và gần như chưa có nghiên cứu nào về kỹ năng ra quyết định với hành vi ra quyết định.

<b>2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu </b>

<b>+ Mối quan hệ giữa nhận biết xúc cảm và quyết định </b>

Nhận biết xúc cảm là khả năng nhận biết chính xác những xúc cảm của chính bản thân sinh viên và của người khác, khả năng bày tỏ xúc cảm của mình và phân biệt được những xúc cảm của người khác (Nguyễn, 2013). Nghiên cứu của Mayer & Salovey (1997) cho rằng: “Nhận biết xúc cảm giúp cá nhân nhận ra và nhập vào các thông tin từ hệ thống xúc cảm dưới hai hình thức có lời và khơng lời”. Các q trình thu nhận thông tin cơ bản này là điều kiện tiên quyết cần thiết cho quá trình hình thành những thông tin xúc cảm sau này để giải quyết vấn đề. Từ nhận định trên ta thấy rằng việc nhận biết xúc cảm vơ cùng quan trọng, bởi nó là điều kiện tiên quyết giúp ta nhận ra được những thơng tin xúc cảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

như thích thú, chán ghét,… từ đó hiểu rõ bản thân đang mong muốn điều gì và đưa ra quyết định giải quyết vấn đề. Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:

<i>H1: Nhận biết xúc cảm tác động cùng chiều đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa. </i>

<b>+ Mối quan hệ giữa sử dụng xúc cảm và quyết định </b>

Sử dụng xúc cảm là khả năng sinh viên sử dụng xúc cảm của mình để hỗ trợ cho q trình phân tích, tư duy, phán đoán và điều khiển, sử dụng những xúc cảm nhằm hướng đến sự nhận thức và giải quyết các vấn đề (Mayer & Salovey, (1997); Goleman, 1995).

<i>Lý thuyết phán xét xã hội (Social Judgment Theory) của Hovland & Sherif (1980) </i>

đã chỉ ra những đóng góp có ý nghĩa của tâm lý học tới lý thuyết hành vi quyết định. Lý thuyết này tập trung phân tích về cách thức của các cá nhân trong tổ chức xử lý các tín hiệu trong việc ra các quyết định. Lý thuyết phán xét xã hội không tập trung nhiều tới các kết quả có thể xảy ra trong các quyết định. Bởi vì, mỗi cá nhân sẽ có các phản ứng lựa chọn các tín hiệu khác nhau hoặc tích hợp chúng một cách theo kiểu riêng. Từ đó, ta có thể thấy được rằng mỗi cá nhân thường phải sử dụng xúc cảm để phân tích, xử lý các thông tin liên quan các mặt của vấn đề để từ đó đưa ra quyết định cuối cùng. Trạng thái xúc cảm khác nhau sẽ đưa đến việc lựa chọn quyết định khác nhau trong cùng một tình huống. Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người cần phải giải quyết rất nhiều công việc và vấn đề phát sinh, cần phải đưa ra quyết định cho mỗi việc đó. Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:

<i>H2: Sử dụng xúc cảm ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá. </i>

<b>+ Mối quan hệ giữa thấu hiểu xúc cảm và quyết định </b>

Thấu hiểu xúc cảm là khả năng thấu hiểu các xúc cảm, các trạng thái bên trong cũng như nguyên nhân và tiến trình phát triển của xúc cảm để từ đó rút ra những quy luật vận hành của các xúc cảm trong mình và của người khác (Schutte & cộng sự, 1998; Mayer & Salovey, 1997). Theo Đoàn (2016), chúng ta dễ dàng nhận ra sinh viên có năng lực thấu hiểu xúc cảm là người có khả năng hiểu được xúc cảm của mình cũng như của người khác, hiểu được quy luật vận hành của xúc cảm và đó là những bước thấu hiểu chính mình và

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

người khác. Với năng lực này, sinh viên có khả năng phân tích được những mong muốn, nguyện vọng, khát khao, nhu cầu,… của bản thân. Từ đó, sinh viên có thể đưa ra quyết định với hiệu quả cao hơn những người có năng lực thấu hiểu xúc cảm thấp theo. Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:

<i>H3: Thấu hiểu xúc cảm ảnh hưởng cùng chiều lên quyết định tham gia hoạt động ngoại khoá. </i>

<b>+ Mối quan hệ giữa quản lý xúc cảm và quyết định </b>

<b>Quản lý xúc cảm là khả năng của sinh viên trong việc kiểm soát và tự điều chỉnh </b>

xúc cảm của cá nhân nhằm thúc đẩy, hỗ trợ đạt một mục tiêu công việc đề ra; khả năng điều khiển/tác động đến xúc cảm của người khác (Mayer & Salovey, 1997). Theo Vũ & Phan (2015) nghiên cứu về tác động của trí tuệ xúc cảm ảnh hướng đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng khả năng biết lắng nghe người khác và tập trung chú ý, chế ngự được những xung lực, cảm thấy có trách nhiệm về cơng việc của bản thân chính là những kỹ năng cần thiết để có được kết quả cao trong cơng việc. Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:

<i>H4: Quản lý xúc cảm ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tham gia hoạt động ngoại </i>

<i><b>khoá. + Mối quan hệ giữa kỹ năng giải quyết vấn đề và quyết định </b></i>

Theo Heppner & cộng sự (1982), kỹ năng giải quyết vấn đề của một cá nhân thể hiện sự khác biệt quan trọng giữa các cá nhân. Khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định một cách sáng tạo đã trở thành điều tối quan trọng đối với sinh viên đại học, vì những kỹ năng này giúp họ nhận biết và đánh giá các tình huống một cách kịp thời (Lindeman, 2000). Kỹ năng giải quyết vấn đề có hiệu quả cịn có mối quan hệ với thói quen và thái độ học tập, tự tin hơn vào khả năng ra quyết định (Elliott & cộng sự, 1990). Sinh viên cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể ra quyết định một cách hiệu quả và chính xác nhằm đạt được các mục tiêu học tập của mình. Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:

<i>H5: Kỹ năng giải quyết vấn đề ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định. </i>

Dựa vào mơ hình xúc cảm của Mayer & Salovey (1997), mơ hình giải quyết vấn đề của Basadur & cộng sự (2013) cũng như tham khảo thêm các mơ hình nghiên cứu trước, nhóm tác giả đề xuất mơ hình lý thuyết như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Hình 22. Mơ hình lý thuyết đề xuất </b>

<i>Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả </i>

Trong đó:

- NBXC: Nhận biết xúc cảm - SDXC: Sử dụng xúc cảm - THXC: Thấu hiểu xúc cảm - QLXC: Quản lý xúc cảm

- KNGV: Kỹ năng giải quyết vấn đề - QD: Quyết định

<b>Tóm tắt chương 2 </b>

Nội dung chương đã làm rõ hai vấn đề. Thứ nhất, có rất ít các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam quan tâm đến sự tác động của các nhân tố trí tuệ xúc cảm (nhận biết xúc cảm; sử dụng xúc cảm; thấu hiểu xúc cảm; quản lý xúc cảm) đến hành vi ra quyết định. Thứ hai, Nhân tố Kỹ năng giải quyết vấn đề tác động như thế nào đến hành vi ra quyết định là gần như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến, từ các lập luận trên tác giả đã đề xuất mơ hình năm nhân tố tác động đến quyết định tham gia các hoạt động ngoại khoá của sinh viên Đại học Ngân hàng (bao gồm 4 nhân tố xúc cảm và một nhân tố kỹ năng

H1 (+) NBXC

KNGV

H5 (+)

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>1. Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

Trong chương trước đã nêu lên cơ sở lý thuyết, các mơ hình nghiên cứu có liên quan và các nghiên cứu trước. Chương này nhằm thiết kế nghiên cứu, xây dựng quy trình nghiên cứu. Ngồi ra chương này cịn kiểm định thang đo đề xuất ở chương 2 và phát triển thang đo chính thức.

<b>3.1. Quy trình nghiên cứu </b>

Để đảm bảo tính khoa học cho đề tài, nghiên cứu này đã tiến hành qua 8 bước cụ thể. Mỗi bước đảm bảo tính khách quan và tổng quát cho đề tài. Các bước này được trình bày chi tiết như sau:

<b>Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu </b>

<i>Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất </i>

<b>Xác định vấn đề </b>

<b>Xây dựng mơ hình và thang đo sơ bộ</b>

<i><small>- Kiểm định thang đo sơ bộ- Các khái niệm cơ bản</small></i>

<i><small>- Các mơ hình nghiên cứu lý thuyết</small></i>

<i><small>- Các nghiên cứu có liên quan- Bối cảnh nghiên cứu</small></i>

<i><small>- Mục tiêu đối tượng và phạm vi nghiên cứu</small></i>

<i><small>- Ý nghĩa nghiên cứu</small></i>

<b><small>Nghiên cứu định tính Xây dựng mơ hình và </small></b>

<b><small>thang đo chính thức </small></b>

<b>Nghiên cứu định lượng</b>

<i><small>- Thống kê mơ tả- Đánh giá độ phù hợp, </small></i>

<i><small>- Đánh giá mơ hình cấu trúc SEM- Kiểm định giả thuyết, kiểm định khác biệt</small></i>

<i><small>- Thảo luận, phỏng vấn- Xây dựng thang đo - Điều chỉnh thang đo- Xây dựng thang đo chính thức</small></i>

<i><small>- Xây dựng phương pháp xử lý dữ liệu</small></i>

<b>Kiểm định mô hình và kết quả</b>

<b>Đề xuất hàm ý quản trị và kết luận</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Bước 1 – Xác định vấn đề cần nghiên cứu: Bước này thực hiện nhằm nêu lên lý </b>

do chọn đề tài, đưa ra được bối cảnh nghiên cứu. Xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi của nghiên cứu.

<b>Bước 2 – Cơ sở lý thuyết: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, các khái niệm nghiên cứu </b>

liên quan đến đề tài. Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Qua đó xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất.

<b>Bước 3 – Xây dựng mơ hình và thang đo sơ bộ: Sau khi thực hiện nghiên cứu </b>

định tính, dựa trên kết quả nghiên cứu định tính để xây dựng mơ hình và thang đo nghiên cứu một cách hoàn chỉnh để tiếp tục thực hiện nghiên cứu ở các bước tiếp theo.

<b>Bước 4 –Nghiên cứu định tính: Tại bước này, thực hiện phỏng vấn nhóm để đánh </b>

giá các khái niệm và thang đo dùng trong nghiên cứu. Qua đó xây dựng thang đo sơ bộ dùng trong nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn chuyên gia.

<b>Bước 5 – Xây dựng mơ hình và thang đo chính thức: Thang đo sơ bộ được hiệu </b>

chỉnh cho phù hợp với tình hình nghiên cứu tại Đại học Ngân hàng TPHCM, tiến hành khảo sát thử nghiệm với các đối tượng sinh viên ngẫu nhiên sau đó hiệu chỉnh và tiến hành nghiên cứu sơ bộ với cỡ mẫu là 120 mẫu. Từ kết quả này, thực hiện đánh giá mức độ phù hợp của các thang đo và biến quan sát. Cuối cùng, hiệu chỉnh thang đo chính thức dùng trong nghiên cứu định lượng.

<b>Bước 6 – Nghiên cứu định lượng: Tiến hành khảo sát trực tuyến với cỡ mẫu là </b>

550 tại Đại học Ngân hàng TPHCM, dự liệu khảo sát được đưa vào phân tích chính thức.

<b>Bước 7 – Kiểm định mơ hình và kết quả: Sau khi thu được kết quả từ khảo sát, </b>

tiến hành kiểm định và đánh giá mơ hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Dựa trên phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.0 cùng với các phương pháp kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, kiểm định giả thuyết bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính,…

<b>Bước 8 – Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị: Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề </b>

xuất những hàm ý quản trị phù hợp nhằm phát triển các yếu tố cũng như tăng cao định mua hàng của người tiêu dùng. Ngoài ra, dềd tài còn đưa ra một số hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo dựa trên những hạn chế này

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>3.2. Nghiên cứu định tính </b>

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm với các chuyên gia để tiến hành nghiên cứu định tính. Buổi thảo luận được tổ chức trực tiếp tại nơi làm việc của các chuyên gia. Để hướng dẫn cuộc thảo luận, tác giả đã sử dụng một dàn bài thảo luận nhóm (phụ lục 1) với các câu hỏi nhằm khám phá thêm về thành phần trí tuệ xúc cảm và ký năng giải quyết vấn đề tác động đến các quyết định của sinh viên, cũng như đề xuất các hiệu chỉnh cho thang đo trong mơ hình nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận các ý kiến đóng góp và ý kiến thống nhất từ các thành viên tham gia, nhằm bổ sung và hiệu chỉnh các thành phần và thang đo sao cho phù hợp với thực tế. Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính, đã xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức, điều chỉnh mơ hình nghiên cứu và giả thuyết điều chỉnh, và chuẩn bị phiếu khảo sát chính thức để sử dụng trong nghiên cứu định lượng.

Trong quá trình thảo luận, các thành viên tham gia đã đồng ý rằng có 4 nhân tố Xúc cảm và 1 nhân tố Kỹ năng giải quyết vấn đề tác động đến Quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên. Đồng thời, nghiên cứu định tính cũng đề xuất điều chỉnh một số biến quan sát để đo lường các khái niệm dễ hiểu hơn.

Các thang đo được đề xuất để đo lường các khái niệm trong đề tài này sau khi thực hiện nghiên cứu định tính gồm:

Schutte và cộng sự (1998) Nguyễn Thị Thanh

Huyền (2018) Mayer, Salovey & Caruso (2004) MacCann & Roberts (2008)

NBXC2 Khi cảm xúc của tôi đối với công việc thay đổi (từ hứng khởi sang chán nản hoặc ngược lại...) thì tơi biết rõ lý do tại sao cảm xúc của mình thay đổi như thế.

NBXC3 Tơi dễ dàng nhận biết cảm xúc thật sự của mình một cách tức thời (vui vẻ/khó chịu/căng thẳng...)

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

NBXC4 Tôi luôn nhận ra được ẩn ý đằng sau các cử chỉ và hành động của người khác đối với mình (vd: là họ đang cảm thấy tin tưởng/thất vọng/phẫn nộ/sợ hãi...)

NBXC5 Chỉ cần nhìn vào một người tơi có thể biết được cảm giác của họ đang như thế nào.

NBXC6 Tơi có thể nói ra mọi người đang cảm thấy thế nào bằng cách lắng nghe giọng điệu của họ.

<b>Sử dụng xúc cảm (SDXC) </b>

SDXC1 Tôi luôn tin rằng mình sẽ làm tốt mọi việc. Schutte và cộng sự (1998) Nguyễn Thị Thanh

Huyền (2018) Mayer, Salovey & Caruso (2004) MacCann & Roberts (2008)

SDXC2 Khi tôi trải nghiệm một cảm xúc tích cực (vui vẻ/lạc quan...), tôi biết làm thế nào để kéo dài tâm trạng đóSDXC3 Tơi ln tìm kiếm các cơng việc đem lại cho mình niềm

vui và niềm hứng khởi.

SDXC4 Tơi ln kiểm sốt được cảm xúc của mình trong mọi tình huống

SDXC5 Tơi thúc đẩy/động viên bản thân bằng cách tưởng tượng một kết quả tốt đến nhiệm vụ tôi đang đảm nhận.

SDXC6 Tơi ln bình tĩnh (khơng hoang mang) khi đối mặt với những khó khăn/thử thách

<b>Thấu hiểu xúc cảm (THXC) </b>

THXC1 Tôi biết khi nào nên chia sẻ về những vấn đề riêng tư của

(1998) Nguyễn Thị Thanh

Huyền (2018) Mayer, Salovey & Caruso (2004) MacCann & Roberts (2008)

THXC2 Tơi thích chia sẻ cảm xúc của mình với người khác.

THXC3 Khi cần thể hiện bản thân mình với một ai đó. Tôi luôn biết cách tạo ấn tượng tốt đối với người đó.

THXC4 Tơi thường khen người khác khi họ làm tốt điều gì đó.THXC5 Khi một người kể với tơi về một biến cố quan trọng trong

cuộc sống của họ, tơi gần như cảm thấy như thể chính tơi đã trải qua tình huống đó.

<b>Quản lý xúc cảm (QLXC) </b>

QLXC1 Khi tâm trạng của tôi thay đổi (từ buồn sang vui...), tơi

thấy mình có nhiều nhiệt huyết với công việc. <sup>Schutte và cộng sự </sup>(1998) Nguyễn Thị Thanh

Huyền (2018) Mayer, Salovey & Caruso (2004) MacCann & Roberts QLXC2 Cảm xúc là một trong những điều khiến cuộc sống của

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Nhân tố: Khả năng giải quyết vấn đề (KNGV) </b>

KNGV1 Khi phải giải quyết các vấn đề khó khăn, tơi cảm thấy mình

Lerch (2012);

Shazaitul & Maisarah (2015); Haller, Fisher & Gapp (2007); Shakir (2009).

KNGV 2 Khi phải giải quyết các vấn đề khó khăn, tơi cảm thấy mình ln tin tưởng và đưa ra các quyết định nhanh hơn.

KNGV 3 Khi gặp vấn đề, tơi ln tìm ra cách giải quyết vấn đề theo một trật tự logic và suy nghĩ rõ ràng

KNGV 4 Tơi cảm thấy mình ln ghi nhớ tốt các thông tin khi đọc qua.

KNGV 5 Tơi ln tìm tịi nhiều cách thức khác nhau/ tiếp cận và suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau để giải quyết vấn đề.

<b>Biến phụ thuộc: Quyết định (QĐ) tham gia hoạt động ngoại </b>

khóa của sinh viên

QĐ1 Tơi quyết định vì bạn bè tơi cũng tham gia.

Martin Fishbein và Icek Ajzen, (1967); Hồ Thế Trung,

(2020); Stevenson Busemeye & Naylor

(1990).

QĐ2 Tơi quyết định vì có người tạo ảnh hưởng.

QĐ3 Tơi quyết định vì đã có dự định tham gia từ trước.

QĐ4 Tơi quyết định vì tơi có thêm được điểm cộng rèn luyện trong q trình tham gia

QĐ5 Tơi quyết định vì tơi thấy được lợi ích trong dài hạn của viêc tham gia

QĐ6 Tôi sẵn sàng trả tiền để theo học hoặc tham gia các lớp ngoại khóa

<i>Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả </i>

<b>3.3. Nghiên cứu định lượng </b>

<b>3.3.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu </b>

<b>Đối tượng khảo sát: Trong nghiên cứu định lượng, đối tượng khảo sát của nghiên </b>

cứu này là người tiêu dùng đang sinh sống tại TPHCM.

<b>Phương pháp lấy mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, sẽ chọn những </b>

phần tử có thể dễ dàng tiếp cận và thuận tiện nhất.

<b>Hình thức lấy mẫu: Thiết kế bảng khảo sát trực tuyến thông qua công cụ Google </b>

Form và truyền tải các bảng khảo sát trên các phương tiện trực tuyến cá nhân, email nhằm thu dữ liệu.

<b>Cách xác định cỡ mẫu nghiên cứu: Đối với việc phân tích định lượng cỡ mẫu </b>

nhỏ, cỡ mẫu thường được xác định dựa kinh nghiệm của người nghiên cứu. Nhưng theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

quan sát cho 1 biến đo lường. Tỷ lệ tốt nhất là 10:1, một số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1. Trong nghiên cứu này, với bảng khảo sát có 32 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 32 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau), nếu sử dụng tỷ lệ 10:1 thì số mẫu tối thiểu là 320.

Đối với nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng cơng thức xác định cỡ mẫu đối với trường hợp chưa xác định được quy mô tổng thể. Xác định cỡ mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức bên dưới.

n =

<sup>𝑧</sup><sup>2</sup><sup>(</sup><sup>𝑝.𝑞</sup><sup>)</sup>

<small>𝑒</small><sup>2</sup>Trong đó:

Để đạt được cỡ mẫu nghiên cứu phù hợp, nhóm tiến hành phát đi 550 bảng khảo sát. Sau đó, sử dụng các kỹ thuật sàng lọc, loại bỏ các kết quả không phù hợp và chỉ giữ lại những mẫu đạt tiêu chuẩn cho nghiên cứu. Cuối cùng, sau quá trình thu thập và loại

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

bỏ, đã thu về tổng cộng 459 mẫu đạt yêu cầu tiêu chuẩn để tiếp tục q trình phân tích dữ liệu.

<b>3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu </b>

Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp khảo sát online từ ngày 11/4/2022 đến ngày 24/6/2022 bằng bảng câu hỏi cấu trúc, sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính nên tham khảo thêm cách xác định quy mơ mẫu có liên quan. Đối với quy mô mẫu, Kline (2011) đề xuất 10 mẫu cho 1 biến quan sát. Mơ hình lý thuyết bao gồm 32 biến quan sát nên số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu cần 320, số mẫu khảo sát thu thập đưa vào phân tích là 459, như vậy, cỡ mẫu này đã đáp ứng tất cả các cơ sở đã trình bày.

<b>3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu </b>

Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 và AMOS 20.0. Hệ số Cronbach's α được sử dụng để phân tích độ tin cậy giữa các biến quan sát trong từng thang đo lường cho các khái niệm nghiên cứu (theo tiêu chuẩn α ≥ 0,7). Phân tích nhân tố khám

<i>phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) được sử dụng để kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt các khái niệm. Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis </i>

– CFA) được sử dụng nhằm kiểm tra độ tin cậy tổng quát và sự phù hợp giữa các biến quan sát với cấu trúc lý thuyết. Mơ hình hai bước được sử dụng: mơ hình đo lường (CFA)

<i>và mơ hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling – SEM) để đánh giá sự phù </i>

hợp của mơ hình với các giả thuyết nghiên cứu. Tiêu chuẩn áp dụng trong CFA và SEM:

<i>ước lượng bằng phương pháp hàm hợp lý cực đại (Maximum Likelihood), độ phù hợp tổng </i>

quát đo lường bằng các chỉ số với tiêu chuẩn: Chi-Square/df, GFI > 0,9; CFI > 0,9; TLI > 0,9 và RMSEA < 0,08 (Byrne, 2010; Kline, 2011). Mơ hình đo lường được đánh giá theo Hair và ctg (2017), Henseler và ctg (2009) và Fornell & Larcker, (1981) bằng phân tích

<i>độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability - CR), Phương sai trích trung bình (Average </i>

<i>Variance Extracted – AVE), giá trị hội tụ (Convergent Validity - CV) và giá trị phân biệt </i>

<i>(Discriminant Validity-DV). Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 </i>

và AMOS 20.0.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>Tóm tắt chương 3 </b>

Trong chương này, đề tài giới thiệu quy trình nghiên cứu gồm các bước xác định mục tiêu, tổng quan nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, đánh giá sơ bộ thang đo, nghiên cứu định lượng chính thức và cuối cùng là kết luận, đề xuất hàm ý quản trị. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy khơng có sự thay đổi trong các nhân tố được xây dựng ở mơ hình nghiên cứu đề xuất.

Ngoài ra các phương pháp xác định cỡ mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu, đánh giá thang đo, kiểm định giá trị thang đo được tác giả đề xuất dựa trên phương pháp Phương pháp SEM. Các phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu gồm SPSS 20.0, AMOS 20.0.

</div>

×