Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế Thủ đô, hoạt động Ngân hàng cũng diễn ra
vô cùng sôi động. Nhiều kênh huy động vốn mới được triển khai như Trung
tâm giao dịch chứng khoán Hà nội đi vào hoat động, một số công ty phát hành
tráii phiếu ra thị trường vốn khiến cho thị trường vốn càng trở nên sôi động và
cạnh tranh quyết liệt. Đặc biệt với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cuối năm
2006 tạo cho nền kinh tế đất nước nói chung và lĩnh vực Ngân hàng nói riêng
nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức.
Đứng trước tình hình nhiệm vụ xây dựng một Ngân hàng hiện đại, kinh
doanh đa năng, Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ được thành lập và đi vào
hoạt động trong giai đoạn đầu của nền kinh tế đất nước đang gặp phải nhiều
khó khăn thách thức do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ từ các nước trên
thế giới năm 2008. Qua hơn 10 năm hoạt động và trưởng thành, Chi nhánh
NHNo & PTNT Láng Hạ đã và đang lập nhiều thành tích đáng khích lệ trong
nhiều lĩnh vực.
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GIỚI THIỆU CHUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT LÁNG HẠ
1.Qúa trình hình thành và phát triển
Năm 1996, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước
phát triển mới, cùng với các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh khác, hệ
thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung
cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước.
Trước yêu cầu của nền kinh tế đất nước sau 10 năm đổi mới, các tổ
chức tín dụng cần phải đa năng hơn trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi
thế cạnh tranh. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã
có định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Ngoài việc củng cố giữ vững
thị trường nông thôn, ngân hàng còn từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị
trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng.
Vì vậy, ngày 1/8/1996 tại Quyết định số 334/QĐ – NHNo – 02 của
Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam,
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ được
thành lập. Ngày 17/3/1997, Chi nhánh Láng Hạ chính thức hoạt động. Nguồn
vốn ban đầu chỉ có hơn 10 tỷ đồng, được bàn giao từ Ngân hàng phục vụ
người nghèo nay là Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ (hay còn được gọi là Chi
nhánh Láng Hạ) đã từng bước trưởng thành, góp phần khẳng định vị thế của
hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Chi nhánh đã đạt được
nhiều thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn ban đầu của Chi nhánh chỉ có hơn
10 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 1997, Chi nhánh đã huy động được 202 tỷ
đồng và đến nay là 7275 tỷ đồng. Mạng lưới giao dịch của Chi nhánh ngày
càng được mở rộng và trải khắp trên địa bàn Hà Nội. Tính đến nay, Chi nhánh
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đã có 2 Chi nhánh cấp II và 9 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản
phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, nhằm đáp ứng yêu cầu của
mọi đối tượng khách hàng. Chi nhánh đã từng bước nâng cao và giữ vững uy
tín trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế.
2.Cơ cấu tổ chức
Từ khi ra đời cho đến nay, về mặt tổ chức của chi nhánh cũng có nhiều
thay đổi theo hướng hoàn thiện dần phù hợp với nhịp phát triển của nền kinh
tế. Ban đầu chỉ với 13 người và biên chế gốm ban giám đốc và 2 phòng chức
năng.Cho đến nay, hệ thống nhân sự và các phòng ban đó phát triển hơn
nhiều cả về lượng và chất. Hoạt động của tưng bộ phận cũng dần được hoàn
thiện hơn.
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
GI M Á ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
• Phòng kế
toán ngân quỹ
• Phòng hành
chính quản trị
• Phòng tin
học
• Phòng kế
hoạch nguồn
vốn
• Phòng tín
dụng
• Phòng
thẩm định
• Phòng thanh
toán quốc tế
• Phòng
nghiệp vụ thẻ
• Phòng
Marketting
Chi
nhánh
Mỹ Đình
• Phòng tổ
chức cán
bộ
• Phòng
kiểm tra,
kiểm toán
nôi bộ
Chi
nhánh
Bách
Khoa
Phòng
giao
dịch
Phùng
Hưng
Phòng
giao dịch
Doãn Kế
Thiện
Phòng
giao
dịch
Trung
Kính
Phòng
giao
dịch
Hàng
Mã
Phòng
giao
dịch
Đào
Tấn
Phòng
giao dịch
Khuất
Duy Tiến
Phòng
giao dịch
Dịch
Vọng
Hậu
Phòng
giao
dịch
Lò
Đúc
Phòng
giao
dịch Lê
Thanh
Nghị
Sơ đồ bộ máy quản lý của CN NHNo & PTNT Láng Hạ
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Căn cứ vào Quyết định 454/QĐ/ HĐQT-TCCB của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành ngày 24/12/2004 và các
quyết định của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Láng Hạ về việc thành lập các phòng ban trực thuộc theo chức
năng nhiệm vụ cụ thể của mỗi phòng như sau:
(1) Phòng Kế hoạch Tổng hợp:
• Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về
kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an
toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh điều
hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách
hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp
phát triển nguồn vốn.
• Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn,
cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình
quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ ( rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ
hạn ).
• Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết
toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc.
• Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh
đối với các chi nhánh loại 3 ( nếu có ).
• Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo
các báo cáo sơ kết, tổng kết.
• Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
(2) Phòng Tín dụng:
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng
chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất
các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở
rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến,
tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu
dung.
• Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục
khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu
quả cao.
• Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp
quyền.
• Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên
phân cấp ủy quyền.
• Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn
trong nước và nước ngoài; Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn
vốn của Chính phủ, bộ, ngành khác và tổ chức kinh tế, cá nhân
trong và ngoài nước.
• Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên
nhân và hướng khắc phục.
• Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm: thiết lập, mở
rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín
dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý
kiến phản hồi của khách hàng.
• Giúp Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng
của các Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
• Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao
(3) Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHN0 & PTNT Việt
Nam.
• Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch
thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên
địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt.
• Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết
toán và các báo cáo theo quy định.
• Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
• Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy
định.
• Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp
vụ kinh doanh theo quy định của NHN0 & PTNT Việt Nam.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
(4) Phòng Điện toán:
• Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến
hoạt động của chi nhánh.
• Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán,
kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, các hoạt động
khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
• Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông
tin theo quy định.
• Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
• Làm dịch vụ tin học.
• Thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc chi nhánh giao.
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
(5) Phòng Hành chính và Nhân sự:
• Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh
và trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương
trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.
• Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh
và các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa
bàn. Trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho Giám đốc Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp.
• Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy
nổ tại cơ quan.
• Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương.
• Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn
bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp.
• Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành
chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của
Chi nhánh.
• Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý
lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động
tập thể.
• Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh quản lý và hoàn
tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy
định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng.
• Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Chi nhánh.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
(6) Phòng Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ:
• Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với
chương trình công tác Kiểm tra, Kiểm soát của Ngân hàng Nông
nghiệp và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kì hàng tháng,
quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm
tra viên Chi nhánh Ngân hàng loại 3. Tổng hợp và báo cáo kịp
thời các kết quả kiểm tra, Kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại
thiếu sót của Chi nhánh, đơn vị mình theo định kì gửi Tổ kiểm
tra, kiểm soát Văn phòng đại diện và Ban Kiểm tra, Kiểm soát
nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo
điều hành hoạt động kểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban
kiểm tra, Kiểm soát nội bộ.
• Tổ chức, kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải
quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực Ban
chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động
chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và tiến hành tiết kiệm tại
đơn vị mình.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, Trưởng ban
Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ hoặc Giám đốc giao.
(7) Phòng Kinh doanh Ngoại hối:
• Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi ),
thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
• Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT
của Ngân hàng Nông nghiệp.
• Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan
đến thanh toán quốc tế.
• Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tại khoản tại
Ngân hàng nước ngoài.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
(8) Phòng Dịch vụ & Marketing:
• Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa
doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí
truyền thông, quảng bá hoạt động của Chi nhánh và của Ngân
hàng Nông nghiệp.
• Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin,
tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc.
• Đầu mối tiếp cận các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực
hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định
của Ngân hàng Nông nghiệp.
• Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy
định của Ngân hàng Nông nghiệp.
• Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán
thẻ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
• Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu
nại phát sinh lien quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa
bàn phạm vi quản lý.
• Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
II.KẾT QUẢ NHỮNG NỘI DUNG VÀ CÁC LĨNH VỰC NGHIỆP VỤ
ĐÃ ĐƯỢC THỰC TẬP
A.NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
1.Kế toán tiền mặt
Nghiệp vụ kế toán tiền mặt của ngân hàng phản ánh tất cả các khoản
thu chi trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Trong quá trình thực tập em
được tiếp xúc rất ít với nghiệp vụ này,mục đích là để đảm bảo an toàn tài sản
của ngân hàng
a. Nghiệp vụ thu tiền mặt
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ví dụ: Ngày 14/ 08 / 2009 tại NHN
O
& PTNT chi nhánh Láng Hạ, ông
Trần Văn A nộp tiền mặt vào tài khoản tiên gửi số hiệu là : 421101.000202
số tiền 10.000.000 đ .
Khi nhận được 2 liên giấy nộp tiền mặt vào tài khoản, kế toán giữ tài khoản
tiền gửi kiểm tra các yếu tố trên chứng từ, chứng từ hợp lệ hợp pháp. Sau đó
chuyển sang cho kế toán trưởng kiểm soát và vào nhật ký quỹ, chuyển cho thủ
quỹ thu tiền, cuối ngày kế toán TKTG nhận lại 1 liên chứng từ thu tiền đã có
dấu thu tiền và chữ ký của thủ quỹ để vào sổ phụ kế toán.
Kế toán TKTG hạch toán:
Nợ: TK 101101.1 : 10.000.000đ
Có: TK 421101.000202 : 10.000.000đ
* Xử lý chứng từ:
- liên 1 giấy nộp tiền làm chứng từ hạch toán và lưu trong tập nhật ký
chứng từ ngày.
- liên 2 giấy nộp tiền còn lại trả cho ông A để báo có
b. Nghiệp vụ kế toán chi tiền mặt:
Ví dụ: Ngày 14/8/2009 tại NHN
O
& PTNT chi nhánh Láng Hạ kế toán
nhận được séc lĩnh tiền mặt của công ty TNHH Xuân Thuỷ số tiền là:
50.000.000đ.
Khi nhận được séc lĩnh tiền mặt của công ty TNHH Xuân Thuỷ kế toán
kiểm tra số dư trên TKTG của công ty TNHH Xuân Thuỷ, chữ ký của chủ TK
và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền của chủ TK hoặc kế toán trưởng
khớp đúng với mẫu đăng ký. Sau đó, Kế toán tiền gửi nhập số liệu vào máy :
Nợ: TK 421101.000237 : 50.000.000 đ
Có: TK 101101.1 : 50.000.000đ
Sau đó chuyển chứng từ gồm sang cho Kế toán trưởng kiểm soát chứng
từ hợp pháp hợp lệ, vào nhật ký quỹ rồi chuyển sang cho bộ phận quỹ chi tiền
Xử lý chứng từ:
- Séc lĩnh tiền mặt được lưu trong tập nhật ký chứng từ ngày.
-CMT trả lại cho khách hàng
2. Kế toán cho vay
Kinh tế nước ta trong vài năm gần đây phát triển rất mạnh. Nhu cầu vốn
của người dân ngày càng nhiều và trở nên cấp thiết. Ngân hàng có vai trò hết
sức quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn . Vì vậy, để đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển của ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Láng Hạ bên cạnh
việc huy động vốn thì phải quan tâm tới nghiệp vụ tín dụng. Có thể nói đây là
nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, một nghiệp
vụ mang lại lợi nhuận cao nhất và chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Qua đây ta càng thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nói chung, kế toán cho vay nói riêng đối với hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
Tại ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ áp dụng 4 hình thức cho vay đó là:
+ Hình thức cho vay từng lần (Hình thức cho vay chủ yếu ).
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng.
+ Cho vay theo phương thức trả góp.
+ Cho vay lưu vụ.
Đây là những hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng vì có những thuận
lợi cho khách hàng và Ngân hàng. Mức lãi suất cho vay áp dụng cho từng loại
trường hợp
3.Kế toán không dùng tiền mặt
Một trong 3 chức năng của Ngân hàng thương mại là trung gian thanh
toán. Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ
thống Ngân hàng nâng cao và phát huy chức năng của mình. Hàng hoá ngày
càng dược trao đổi rộng rãi do vậy việc thanh toán cần phải nhanh chóng và
thuận tiện.
Do yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi hoạt động kinh doanh của ngân hàng
phải phát triển theo cho phù hợp để có thể đáp ứng được những yêu cầu đó.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nghiệp vụ thanh toán có những
bước phát triển đáng kể đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại còn tồn tại 5 hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt:
1- Thanh toán băng séc.
2- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền
3- Thanh toán uỷ nhiêm thu.
4- Thanh toán băng thư tín dụng.
5- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng.
3.1. Thanh toán bằng séc:
Đây là hình thức thanh toán lâu đời và được các thành phần kinh tế ưa
chuộng, sử dụng rộng rãi.
- Từ ngày 1/4/1997 theo thông tư số 07 ra ngày 27/2/1996 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam chỉ còn lại một loại séc duy nhất có thể dùng để lĩnh tiền
mặt hoặc thanh toán bằng chuyển khoản NHN
O
& PTNT Láng hạ đã tổ chức
và thực hiện, triển khai thanh toán séc đúng theo thông tư 07của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
- Các đơn vị có nhu cầu thanh toán bằng séc lập giấy đề nghị xin nhượng
séc, tới ngân hàng xin được mua séc. Trưởng phòng kế toán kiểm soát ký
duyệt khi thấy hợp lệ, kế toán viên bán séc yêu cầu đơn vị nộp tiền để chuyển
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tiền mua séc. Trước khi giao séc cho người mua, kế toán viên phải ghi đầy đủ
tên và đơn vị phát hành séc, đóng dấu đơn vị thanh toán là NHN
O
& PTNT
Láng Hạ lên tờ séc theo quy định.
- Đối với séc lĩnh tiền mặt:
Khách hàng ghi rõ họ tên, chứng minh thư nhân dân của người trực tiếp
nhận tiền và mang đến ngân hàng. Kế toán theo dõi TK của đơn vị sau khi
kiểm tra thủ tục hợp lệ, hợp pháp của tờ séc thì kiểm tra số dư TK của đơn vị
nộp séc. Kế toán vào máy, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng kiểm soát lại tờ
séc vào nhật ký sau đó chuyển sang quỹ chi tiền mặt cho khách hàng.
Nếu séc không hợp lệ thì lập giấy từ chối thanh toán.
3.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Trong những năm gần đây hình thức thanh toán bằng UNC được dùngđể
thanh toán các khoản tiền hàng, dịch vụ, do thủ tục UNC đơn giản dễ quản lý
nên nó thường chiếm tỷ trọng cao trong thanh toán của ngân hàng và được sử
dụng giữa các đơn vị tín nhiệm nhau. Hơn nữa thanh toán liên hàng qua mạng
vi tính trên cùng địa bàn rất nhanh gọn nên hình thức thanh toán bằng UNC
trở nên thuận tiện và kịp thời hơn, chỉ trong vòng 1 ngày kể từ khi người mua
gửi UNC người bán đã nhận được tiền. Như vậy đối với những khoản tiền lớn
khách hàng thường thanh toán bằng UNC.
4. Kế toán thanh toán giữa các ngân hàng
Thanh toán giữa các ngân hàng là nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa các
ngân hàng, để hoàn thành việc trả tiền giữa các đơn vị, cá nhân không mở tài
khoản tại cùng một ngân hàng hoặc thanh toán vốn trong nội bộ hệ thống
ngân hàng.
Hiện nay, thanh toán giữa các ngân hàng được áp dụng bằng hệ thống
thanh toán chuyển tiền điện tử, cơ sở lập chứng từ chuyển tiền điện tử là các
chứng từ như uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền...
Một lệnh chuyển tiền điện tử được thực hiện qua 3 kế toán thanh toán:
- Kế toán giao dịch.
- Kế toán chuyển tiền.
- Kế toán kiểm soát.
Thanh toán điện tử bắt đầu từ NHA, vì vậy hạch toán kế toán tại NHA có
vị trí quan trọng, quyết định tính chính xác trong thanh toán điện tử
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
I- Tại ngân hàng chuyển tiền đi (NHA)
1- Kế toán giao dịch:
Có nhiệm vụ nhận và kiểm soát, xử lý chứng từ theo quy định:
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, lập chứng từ theo đúng
mẫu quy định, kiểm tra dấu, chữ ký trên chứng từ đúng mẫu đã đăng ký tại
ngân hàng, kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để thực hiện
chuyển tiền, chuyển kiểm soát duyệt, kế toán hạch toán vào tài khoản thích
hợp, ghi số bút toán lên góc bên phải chứng từ chuyển tiền.
- Nhập dữ liệu trên chứng từ vào chương trình chuyển tiền điện tử. Các
yếu tố:
+ Tên người phát lệnh và người nhận lệnh.
+ Địa chỉ, số chứng minh thư, ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp của người
phát lệnh và người nhận lệnh (nếu là cá nhân).
+ Tài khoản của người phát lệnh và người nhận lệnh.
+ Tên Ngân hàng phục vụ người phát lệnh và Ngân hàng phục vụ người
nhận lệnh.
+ Mã Ngân hàng phục vụ người phát lệnh và Ngân hàng người nhận lệnh.
+ Nội dung chuyển tiền.
+ Số tiền bằng số, bằng chữ.
+ Kiểm soát lại các thông tin đã nhập vào máy, ký tên chứng từ giấy
(chứng từ gốc chuyển tiền). Sau đó chuyển chứng từ giấy đồng thời với việc
truyền dữ liệu qua mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền xử lý.
2- Kế toán chuyển tiền:
- Nhận chứng từ và dữ liệu qua mạng máy tính, kế toán chuyển tiền nhập
lại số bút toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm tra sự khớp
đúng giữa dữ liệu trên máy và chứng từ.
Nếu có sai sót phải chuyển trở lại cho kế toán giao dịch để xử lý lại.
- Chứng từ kiểm soát đúng được lập trên cơ sở dữ liệu kế toán giao dịch
đã nhập vào sau khi nhập đầy đủ và kiểm soát lại các dữ liệu, kế toán chuyển
tiền ký vào chứng từ giấy, ký chữ ký điện tử vào lệnh chuyển tiền, sau đó
chuyển toàn bộ dữ liệu lệnh chuyển tiền và chứng từ gốc chuyển tiền cho kế
toán kiểm soát.
3- Kế toán kiểm soát:
- Kế toán kiểm tra sự khớp đúng giữa lệnh chuyển tiền trên máy với
chứng từ gốc do kế toán chuyển tiền chuyển đến.
- Kiểm tra các dữ liệu đã nhập vào máy.
- Kiểm tra các chữ ký của kế toán giao dịch và kế toán chuyển tiền.
- Kiểm soát đúng, kế toán kiểm soát ký duyệt (chữ ký điện tử) lệnh
chuyển tiền vào mật mã truyền tin, nén phai, gửi lệnh chuyển tiền đi.
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Kế toán in hai liên lệnh chuyển tiền và xử lý:
+ 1 liên lệnh chuyển tiền hạch toán Nợ - Có và đóng nhật ký chứng từ.
+ 1 liên lệnh chuyển tiền lưu kèm báo cáo chuyển tiền trong ngày.
Hạch toán các khoản chuyển tiền đi:
* Đối với lệnh chuyển Có:
Nợ: Tài khoản thích hợp.
Có: Tài khoản chuyển tiền đi nội tỉnh năm nay.
* Đối với lệnh chuyển Nợ:
Nợ: Tài khoản chuyển tiền đi nội tỉnh năm nay.
Có: Tài khoản thích hợp.
II- Tại ngân hàng nhận chuyển tiền đến (NHB)
Khi có lệnh chuyển tiền từ NHA, kế toán kiểm soát vào chương trình
kiểm tra chữ ký điện tử để xác định tính đúng đắn, chính xác của lệnh chuyển
tiền đến, sau đó truyền lệnh chuyển tiền qua mạng vi tính cho kế toán chuyển
tiền để xử lý tiếp.
Kế toán chuyển tiền in 3 liên của lệnh chuyển tiền đến và kiểm soát các
yếu tố của lệnh chuyển tiền.
Sau khi kiểm soát xong, kế toán chuyển tiền ký vào các liên lệnh chuyển
tiền, lấy chữ ký kiểm soát trên lệnh chuyển tiền, sau đó chuyển 2 liên lệnh
chuyển tiền đến cho kế toán giao dịch xử lý tiếp.
Kế toán giao dịch căn cứ lệnh chuyển tiền do kế toán chuyển tiền chuyển
đến, thực hiện việc kiểm soát lại, ký vào chứng từ và hạch toán vào kiểm tra
thích hợp.
* Xử lý chứng từ:
- 1 liên lệnh chuyển tiền toán Nợ, Có và đóng vào nhật lý chứng từ.
- 1 liên lệnh chuyển tiền lưu kèm báo cáo chuyển tiền đến trong ngày.
- 1 liên lệnh chuyển tiền dùng báo Nợ, báo Có khách hàng.
Hạch toán lệnh chuyển tiền đến:
* Đối với lệnh chuyển Có:
Nợ: Tài khoản chuyển tiền đến nội tỉnh năm nay.
Có: Tài khoản thích hợp.
* Đối với lệnh chuyển Nợ:
Nợ: Tài khoản thích hợp.
Có: Tài khoản chuyển tiền đến nội tỉnh năm nay.
Nguyên tắc đối chiếu chuyển tiền:
- Toàn bộ doanh số chuyển tiền nội tỉnh phát sinh hàng ngày giữa các
ngân hàng phải được bộ xử lý đối chiếu và đảm bảo khớp đúng ngay trong
ngày phát sinh.
- Đối chiếu chuyển tiền trong toàn bộ hệ thống được thực hiện theo từng
ngày riêng biệt.
- Ngày phát sinh chuyển tiền được quy định trong đối chiếu như sau:
Đối với NHA: Là ngày lập đồng thời là ngày gửi lệnh chuyển tiền đi.
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đối với NHB: Là ngày nhận được lệnh chuyển tiền.
Các báo cáo chuyển tiền được lập cho từng ngày một, không lập chung
nhiều ngày trên một báo cáo, được lập theo mẫu quy định.
Báo cáo chuyển tiền phải được mã hoá, có chữ ký điện tử của người lập,
người kiểm soát khi gửi về bộ phận xử lý, đồng thời phải in ra giấy để lưu tại
đơn vị.
Các báo cáo chuyển tiền Đi - Đến trong ngày của các đơn vị chuyển tiền
phải gửi về bộ phận xử lý ngay trong ngày phát sinh chuyển tiền.
Cuối ngày, khi số liệu đã được đối chiếu khớp đúng mới được phép lưu
trữ dữ liệu của ngày phát sinh chuyển tiền.
Trong quá trình đối chiếu, nếu số liệu không khớp đúng, bộ phận xử lý
phải tra soát ngay đơn vị chuyển tiền, đơn vị chuyển tiền có trách nhiệm trả
lời ngay tra soát của bộ phận xử lý để xác định nguyên nhân có biện pháp xử
lý thích hợp.
Tại NHA (đơn vị chuyển tiền):
* Hàng ngày phải gửi các báo cáo:
- Báo cáo chuyển tiền đi trong ngày.
- Báo cáo nhận chuyển tiền trong ngày.
* Hàng tháng phải lập và gửi các báo cáo chuyển tiền tháng gồm:
- Báo cáo chuyển tiền tháng.
- Báo cáo số dư tài khoản chuyển tiền đến chờ xử lý.
Cuối ngày 31/12 hàng năm phải xử lý xong tất cả các lệnh chuyển tiền
trong năm và đối chiếu doanh số chuyển tiền ngày 31/12. Doanh số chuyển
tiền tháng và doanh số chuyển tiền của cả năm, đảm bảo số liệu khớp đúng.
Thanh toán giữa các ngân hàng là nhu cầu không thể thiếu được trong
hoạt động ngân hàng. Vốn từ các ngân hàng này chuyển sang cho ngân hàng
khác. Là nghiệp vụ xẩy ra hàng ngày giữa các ngân hàng theo yêu cầu của
khách hàng, ngân hàng thực hiện chuyển tiền điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu
cần thanh toán ngày càng cao của khách hàng.
*Trường hợp sai lầm trong nghiệp vụ thanh toán điện tử:
Cùng với công nghệ tin học hiện đại và đọi ngũ cán bộ Kế toán toán có
tay
nghề cao. Do đó những sai lầm trong nghiệp vụ Kế toán thanh toán điện
tử xảy ra ít.Những sai lầm đó sảy ra thường do khách hàng ghi sai: số CMT,
nơi cấp , ngày cấp…của người nhận.Khi có sai lầm sảy ra Kế toán thanh toán
sẽ thựchiện sửa chữa ngay bằng điện tra soát hoặc thư tra soát và sẽ chuyển
về hội sở Ngân hàng nông nghiệp tỉnh thái nguyên. Điện tra soát có thể được
chuyển qua máy Fax hoặc bằng điện thoại. Vì vậy mà thanh toán điện tử được
thực hiện nhanh chóng và kịp thời
Học sinh: Phạm Thị Dương Anh Lớp: K3A
16