Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận Kinh tế học quốc tế 2: Áp dụng mô hình trọng lực trong phân tích hoạt động thương mại linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 2012-2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.64 KB, 23 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ÁP DỤNG MƠ HÌNH TRỌNG LỰC TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI LINH KIỆN ĐIỆN TỬ GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC </b>

<b>TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2022 </b>

<b>Văn Thị Thuần<small>1</small>, Ngơ Hịa Bình, Trần Thị Khánh Ly, Nguyễn Phương Nhi, Lê Huyền Trang </b>

Sinh viên K61 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế

<i>Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam </i>

<b>PGS. TS. Từ Thúy Anh TS. Chu Thị Mai Phương </b>

Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế

<i>Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam</i>

<b>Tóm tắt </b>

Ngành linh kiện điện tử đang nổi lên như một trong những ngành hàng chiến lược được Việt Nam đầu tư phát triển bởi những tiềm năng và lợi thế trên thị trường thương mại quốc tế. Trong đó, Hàn Quốc là đối tác quan trọng với tỷ trọng xuất nhập khẩu cũng như lượng vốn đầu tư FDI luôn đứng trong top đầu của ngành hàng này. Bài nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố đến hoạt động thương mại linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 2012-2022 thông qua mơ hình Gravity Model. Từ kết quả ước lượng mơ hình hồi quy hệ số ngẫu nhiên, mối quan hệ của biến khoảng cách GDP của hai nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với kim ngạch xuất nhập khẩu được củng cố. Tuy nhiên, việc kí kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hàn Quốc chưa thể hiện được tác động rõ ràng tới thương mại ngành hàng linh kiện. Một số thảo luận xoay quanh kết quả mơ hình và hàm ý chính sách cũng được nhóm tác giả đề xuất phù hợp với bối cảnh Việt Nam nói chung và thương mại nội ngành nói riêng.

<i><b>Từ khóa: Gravity Model, thương mại quốc tế, linh kiện điện tử, Việt Nam, Hàn Quốc </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>APPLYING THE GRAVITY MODEL IN ANALYZING THE TRADE ACTIVITY OF ELECTRONIC COMPONENTS BETWEEN VIETNAM </b>

<b>AND SOUTH KOREA DURING THE PERIOD 2012-2022 Abstract </b>

The electronic components industry is emerging as one of the strategic industries that Vietnam invests in and develops because of its potential and advantages in the international trade market. Among them, Korea is an important partner with the proportion of import and export as well as the amount of FDI investment capital always ranking at the top of this industry. The study evaluates the impact of factors on electronic components trade activities between Vietnam and Korea in the period 2012-2022 through the Gravity Model. From the results of estimating the random coefficient regression model, the relationship of the GDP gap variable of the two countries and FDI with import-export turnover is strengthened. However, the signing of the Vietnam - Korea trade agreement has not shown a clear impact on trade in the components industry. Some discussions surrounding model results and policy implications were also proposed by the authors that are suitable for the Vietnamese context in general and intra-industry trade in particular.

<i><b>Keywords: Gravity Model, international commerce, electronic components, Vietnam, </b></i>

<i>Korea </i>

<b>1. Lời mở đầu </b>

Xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa thương mại hiện nay đang chiếm vị thế hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên khắp thế giới. Trong bối cảnh này, ngành hàng linh kiện điện tử đóng vai trị quan trọng, góp phần quyết định đến sự tiến bộ tồn diện của các ngành cơng nghiệp hiện đại. Linh kiện điện tử không chỉ là nền tảng cho nhiều sản phẩm và cơng nghệ tiên tiến, mà cịn là nguồn động lực đánh thức sự đổi mới và thách thức trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Trong bối cảnh mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng mở rộng và chặt chẽ, sự gần gũi về địa lý, tương đồng về lịch sử và văn hóa, cùng với lợi ích chung trong hợp tác phát triển, đang tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng linh kiện điện tử. Sự quan tâm của lãnh đạo hai nước cùng với nỗ lực đáng kể từ phía nhân dân và doanh nghiệp đã làm nổi bật quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, đặt ra nhiều thách thức và cơ hội đối với ngành này.

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ngành hàng linh kiện điện tử đối với mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhóm tác giả đã

<b>quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Áp dụng mơ hình trọng lực trong phân tích </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>hoạt động thương mại linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 2012-2022” nhằm tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động đến mức độ thương </b>

mại ngành linh kiện điện tử giữa hai quốc gia, từ đó đề xuất những chính sách phù hợp nhằm củng cố mối quan hệ thương mại trong lĩnh vực này. Đây là một bước quan trọng để định hình chiến lược hợp tác và phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thời kỳ tồn cầu hóa ngày nay.

Không gian nghiên cứu của bài tiểu luận được nhóm khảo sát trên tồn bộ lãnh

<b>thổ Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 11 năm từ 2012 -2022. </b>

Nhóm tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng, xây dựng và điều chỉnh mơ hình dựa trên lý thuyết mơ hình lực hấp dẫn (gravity model) với nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tin cậy: World Bank, UN Comtrade, Tổng cục thống kê. Từ đó đưa ra kết quả một cách chính xác, đáng tin cậy, khơng chỉ mang lại cái nhìn tồn diện về đề tài nghiên cứu mà còn là cơ sở cho các nhận định và đề xuất chi tiết các hàm ý chính sách, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định và phát triển trong lĩnh vực thương mại của ngành hàng linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

<b>2. Cơ sở lý thuyết </b>

<i><b>2.1. Lý thuyết lực hấp dẫn trong kinh tế quốc tế </b></i>

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ thương mại song phương trong ngành hàng linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc bằng cách sử dụng lý thuyết lực hấp dẫn trong kinh tế quốc tế. Đây là một lý thuyết kinh tế học được sử dụng để dự đoán quan hệ thương mại song phương hoặc dịng chảy FDI dựa trên quy mơ của nền kinh tế -

<b>thường sử dụng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người, Tổng </b>

sản phẩm quốc dân (GNP), và GNP bình quân đầu người - và khoảng cách giữa hai đối tác thương mại đầu tư.

Mơ hình trọng lực đầu tiên được áp dụng bởi Tinbergen (1962) va Linnemann (1966):

<i>Dij: là khoảng cách địa lý giữa 2 địa điểm i và j. </i>

<i>Gi: là khối lượng nền kinh tế của nơi xuất phát và Gj là khối lượng nền kinh </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Dựa trên các giả định và các biến giải thích đã được nêu trên, lấy logarit phương trình (1), ta có mơ hình tuyến tính:

<small>𝐥𝐧(𝑻𝒓𝒂𝒐 đổ𝒊 𝒉𝒂𝒊 𝒄𝒉𝒊ề𝒖) = 𝜶 + 𝜷</small><sub>𝟏</sub><small>∗ 𝐥𝐧(𝑮𝑫𝑷 𝒒𝒖ố𝒄 𝒈𝒊𝒂 𝒊) + 𝜷</small><sub>𝟐</sub><small>∗ 𝐥𝐧(𝑮𝑫𝑷 𝒒𝒖ố𝒄 𝒈𝒊𝒂 𝒋) − 𝜷</small><sub>𝟑</sub><small>∗ 𝐥𝐧(𝑲𝒉𝒐ả𝒏𝒈 𝒄á𝒄𝒉) + 𝜺 (𝟐)</small><b><small> </small></b>

<i><b>Trong đó: β1, β2, β3 là các hệ số thể hiện mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố </b></i>

<i>trong mơ hình. </i>

Ban đầu, mơ hình trọng lực truyền thống bị chỉ trích do không thiếu nền tảng lý thuyết. Tuy nhiên, sau đó các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh tính đúng đắn của lý thuyết này (Anderson 1979, Bergstrand 1985, Bergstrand 1989, Chi và Kilduff 2010, Dao và cộng sự 2014, Taimur và cộng sự 2016). Phương trình trọng lực có thể được rút ra từ các mơ hình và lý thuyết khác nhau, bao gồm lý thuyết của Ricardo về thương mại quốc tế, Heckscher - Ohlin và các mơ hình cạnh tranh độc quyền. Cụ thể, Deardorff (1998) đã chỉ ra rằng phương trình trọng lực cũng có thể được suy ra từ mơ hình Hecksher-Ohlin mà khơng giả định sự khác biệt hóa sản phẩm. Eaton và Kortum (2002) đã rút ra phương trình loại trọng lực từ lý thuyết của Ricardo dựa trên sự khác biệt về công nghệ và nhấn mạnh vai trị của địa lý trong việc chun mơn hóa các nguồn lực sản xuất.

<i><b>2.2. Khung nghiên cứu </b></i>

Khung nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới luồng thương mại của

<i>ngành linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc được đề xuất như trong Hình 2.1 </i>

Quy mơ nền kinh tế

Hội nhập quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>Quy mô nền kinh tế: Như những bài nghiên cứu thực nghiệm sử dụng mơ hình trọng lực khác, bài viết sử dụng các biến GDP và quy mô dân số để đo lường quy mô </i>

<i><b>nền kinh tế ở hai quốc gia. Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận GDP tác động tích cực tới mơ hình thương mại song phương (Kahouli 2016, Oesingmann 2022, Jiang và Oh 2023). Ngược lại, các nghiên cứu đề xuất kết luận rằng biến dân số có tác động tiêu cực nhưng khơng đáng kể. Họ lập luận rằng quốc gia càng đơng dân thì càng dễ </b></i>

đạt được quy mô hiệu quả tối thiểu. Vì vậy, đất nước này đang trở nên ít có động lực tham gia thương mại hơn so với một quốc gia ít dân số hơn (Carrere 2006, Iwanow và Kirkpatrick 2007, Kahouli 2016).

<i>FDI: Các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của FDI trong việc </i>

ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại giữa hai quốc gia. FDI không chỉ cung cấp vốn và cơ hội việc làm cho nền kinh tế địa phương (Wu và cộng sự, 2022) mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao và phổ biến công nghệ (Bwalya, 2006; Wu và cộng sự, 2022). Do đó, FDI có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu lại đưa ra kết luận rằng FDI có thể tác động tiêu cực tới xuất khẩu của nước sở tại. Điều này hàm ý đầu tư nước ngoài vào nội địa có thể nhằm mục đích giành được thị trường trong nước hơn là để sản xuất xuất khẩu (Tho, 2013).

<i>Khoảng cách: Khoảng cách là chỉ số chính về chi phí vận chuyển được sử dụng </i>

trong mơ hình trọng lực. Trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, biến

<i><b>khoảng cách có tác động tiêu cực tới kim ngạch thương mại của hai nước do khoảng </b></i>

cách càng lớn thì chi phí vận chuyển tương ứng cũng càng lớn (Yamaguchi 2008, Yu và cộng sự 2022).

<i>Hội nhập quốc tế: Nhân tố đại diện cho mức độ hội nhập kinh tế quốc tế đã được sử dụng là các hiệp định thương mại và tỷ giá hối đoái. Các nghiên cứu cũng đã khẳng </i>

<i><b>định mối tương quan chặt chẽ và hướng tác động tích cực của các hiệp định thương </b></i>

mại tự do đối với dòng thương mại. Trở thành thành viên của các hiệp định thương mại song phương và đa phương quan trọng trong khu vực và ngồi khu vực có lẽ là chìa khóa để Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế (Narayan và Nguyen 2016, Kahouli 2016). Ngoài ra, Dascal và cộng sự (2002) cho rằng sự tăng giá của đồng tiền nội địa so với các đồng tiền khác làm tăng nhập khẩu, trong khi sự mất giá thúc đẩy xuất khẩu. Mặt khác, nghiên cứu của Hafiz và Fakhrul (2014) kết luận rằng khi xem xét mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu và tỷ giá hối đối có thể tồn tại hiệu ứng đường cong J, hay sự giảm giá trị xuất khẩu trong ngắn hạn khi đồng tiền nội địa giảm giá.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>3. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Khái quát dòng chảy thương mại trong ngành linh kiện điện tử của Việt Nam và Hàn Quốc </b></i>

Với tỷ trọng 17.8% trong tồn ngành cơng nghiệp, ngành cơng nghiệp điện tử hiện đang là ngành công nghiệp sản xuất then chốt và đang trên đà phát triển mạnh mẽ để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam.

Hiện Hàn Quốc là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam khi là nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam với số vốn đầu tư lũy kế tính đến hết tháng 5/2022 đạt 79,06 tỷ USD. Hàn Quốc cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là trọng tâm trong chính sách hướng nam của Hàn Quốc trong khu vực ASEAN khi kim ngạch thương mại của hai nước chiếm hơn 40% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc với ASEAN.

<b>Hình 3.1: Xuất nhập khẩu linh kiện điện tử Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2012-2022 </b>

<i><b>Nguồn: UN Comtrade </b></i>

<i>3.1.1. Xuất khẩu </i>

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc rất nhiều mặt hàng, trong đó đáng chú ý nhất là xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và liên tục tăng trong những năm gần đây. Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt gần 2,42 tỷ USD, tăng 31,86% so với cùng kỳ năm 2021.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>3.1.2. Nhập khẩu </i>

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến năm 2021, doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch nhập khẩu linh kiện điện tử từ Trung Quốc sang Hàn Quốc do ngày càng nhiều tập đoàn Hàn Quốc đầu tư và đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam, trong đó kể đến hai tập đồn lớn là Samsung và LG; bên cạnh đó Việt Nam đã thực hiện nhiều cam kết xóa bỏ thuế quan đối với Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Hàn Quốc đạt trên 14,33 tỷ USD, tăng 37,09% so với 7 tháng đầu năm 2021 và chiếm 28,61% kim ngạch nhập khẩu hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước.

<i><b>3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b></i>

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của thương mại quốc tế đến tăng

<i>trưởng kinh tế. Thông qua việc thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động xuất nhập khẩu, </i>

thương mại quốc tế đã và đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế và kích thích tăng trưởng sản lượng một cách trực tiếp. Trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Vì vậy, đánh giá các yếu tố tác động đến thương mại quốc tế là một yêu cầu cấp thiết để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư trong các ngành hàng trọng điểm hiện nay, hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Có nhiều nghiên cứu về thương mại song phương của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đã được thực hiện và thảo luận. Le Trung Ngoc Phat (2022) và cộng sự chỉ ra các hiệp định thương mại tự do FTA là động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy dòng chảy thương mại song phương ở Việt Nam với các quốc gia phát triển và đang phát triển. Bên cạnh đó, các nhân tố như khoảng cách địa lý và khoảng cách thể chế với các nước phát triển mang lại tác động tiêu cực, trong khi đó tác động này là ngược chiều với các nước đang phát triển.

Ngô Ngân Hà (2024) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang các nước Đơng Á đã chỉ ra tăng trưởng kinh tế, dân số của Việt Nam và các nước Đơng Á có tác động tích cực đến xuất nhập khẩu, trong đó khoảng cách và tỷ giá hối đối có mối quan hệ tỷ lệ nghịch và có tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới các nước Đông Á.

Hoan (2016) chỉ ra tốc độ tăng trưởng GDP có tác động mạnh mẽ tới dịng chảy thương mại song phương của Việt Nam và Hàn Quốc, trong khi thuế quan song phương có tác động ngược chiều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Sung Jin Kang và Seon Ju Lee (2021) chỉ ra FDI có tác động tích cực tới thương mại ở các nền kinh tế chuyển đổi ở Đơng Á, trong đó nó tác động mạnh nhất đến nền kinh tế Việt Nam. Anwar và Nguyen (2010) cho rằng sự mất giá của đồng tiền Việt Nam so với đồng tiền của đối tác thương mại hay sự gia tăng tỷ giá hối đối được cho là đã khuyến khích khối lượng thương mại song phương.

Park Huyn - Hee (2023) nghiên cứu về các yếu tố quyết định xuất khẩu các ngành hàng chủ lực tại Hàn Quốc sử dụng mô hình trọng lực, kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt về các yếu tố quyết định xuất khẩu giữa các ngành cơng nghiệp chính,

<i>địi hỏi cách tiếp cận tùy theo các ngành. </i>

Vì vậy, bên cạnh những nghiên cứu tổng quát, chúng tôi cũng xem xét đến một số nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại ở một số ngành hàng nhất định. Luong Anh Thu và cộng sự (2019) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thủ công đã chỉ ra GDP, độ mở kinh tế và ngơn ngữ chung có tác động tích cực đối với xuất khẩu các mặt hàng thủ công của Việt Nam; trong khi đó tác động của biến khoảng cách địa lý và lạm phát mang dấu âm.

Dao Dinh Nguyen (2020) nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo và cà phê của Việt Nam, chỉ ra GDP, khoảng cách và độ mở thương mại có những tác động nhất định tới thương mại của Việt Nam.

Nguyễn Anh Thư, Trần Trung Đức (2015) chỉ ra GDP thực tế có mối liên hệ chặt chẽ với với giá trị xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam sang các nước đối tác; trong khi đó việc ước tính khoảng cách thu nhập và khoảng cách địa lý chỉ ra mối tương quan nghịch với giá trị xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại cũng thể hiện những tác động nhất định đến giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước đối tác trong ngành hàng điện tử.

Mặc dù trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và hai quốc gia cũng đã ký Hiệp định thương mại tự do VKFTA, bên cạnh đó xuất nhập khẩu linh kiện của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và liên tục tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên hiện nay có rất ít nghiên cứu về về những yếu tố tác động tới thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, cụ thể là trong ngành hàng linh kiện điện tử. Do đó nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thương mại ngành hàng linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đồng thời thảo luận và đưa ra những hàm ý chính sách cụ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Xây dựng mơ hình </b></i>

Bài nghiên cứu này thực hiện ước lượng tác động của các nhân tố đến quy mô thương mại linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc dựa trên nền tảng mơ hình lực hấp dẫn. Do diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh tế nói chung và tình hình thương mại quốc tế nói riêng nên để có ước lượng vững hơn so với các ước lượng POLS, FEM, REM hay GLS trước đây đã thực hiện, nhóm nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy hệ số ngẫu nhiên bằng GLS với sự điều chỉnh của biến covid như một biến offset.

Dựa vào lý thuyết mơ hình trọng lực của Tinbergen và tổng quan các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả đề xuất mơ hình như sau:

Dựa vào tổng quan các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả xem xét mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc như sau:

<i>dist<small>it</small>: Khoảng cách về địa lý giữa Việt Nam và Hàn Quốc năm t </i>

<i>distinf<small>it</small>: Khoảng cách về tỷ lệ lạm phát giữa Việt Nam và Hàn Quốc năm t fdi<small>it</small>: Dòng vốn đầu tư nước ngoài từ các nước trên thế giới vào Việt Nam năm t exrate<small>it</small>: Tỷ giá hối đoái giữa đồng Kwon và VND năm t </i>

<i>vkfta<small>it</small>: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Đầu tiên nhóm nghiên cứu kiểm tra tác động của các nhân tố đã chọn tới hoạt động nhập khẩu linh kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Mơ hình 1 cụ thể có dạng như sau:

𝑳𝒏𝒊𝒎𝒑𝒐𝒓𝒕<sub>𝒊𝒕</sub> = 𝜷<sub>𝟎</sub>+ 𝜷<sub>𝟏</sub>∗ 𝑳𝒏𝒅𝒊𝒔𝒕𝒈𝒅𝒑<sub>𝒊𝒕</sub> + 𝜷<sub>𝟐</sub>∗ 𝑳𝒏𝒗𝒌𝒑𝒐𝒑<sub>𝒊𝒕</sub>+ 𝜷<sub>𝟑</sub>∗ 𝑳𝒏𝒅𝒊𝒔𝒕<sub>𝒊𝒕</sub>+ 𝜷<sub>𝟒</sub>∗ 𝑳𝒏𝒅𝒊𝒔𝒕𝒊𝒏𝒇<sub>𝒊𝒕</sub> + 𝜷<sub>𝟓</sub>∗ 𝑳𝒏𝒇𝒅𝒊<sub>𝒊𝒕</sub> + 𝜷<sub>𝟔</sub>∗ 𝑳𝒏𝒆𝒙𝒓𝒂𝒕𝒆<sub>𝒊𝒕</sub>+ 𝜷<sub>𝟕</sub>∗ 𝒗𝒌𝒇𝒕𝒂<sub>𝒊𝒕</sub>+ 𝜺<sub>𝒊𝒕</sub> (𝟓)

<i>Trong đó: </i>

<i><b>β<small>1, </small>β<small>2</small>, β<small>3</small>, β<small>4</small>, β<small>5</small>, β<small>6, </small>β<small>7</small></b> là các hệ số hồi quy của mơ hình.<small>· </small></i>

<i><b>ɛ<small>it</small></b> là sai số hồi quy</i>

Sau đó nhóm nghiên cứu sẽ kiểm tra tác động của các nhân tố này tới hoạt động xuất khẩu với biến phụ thuộc là <i>Lnexport<small>it</small></i> và loại bỏ nhân tố khoảng cách lạm phát. Mơ hình 2 có dạng cụ thể như sau:

<i>Trong đó: </i>

<i><b>β<small>1, </small>β<small>2</small>, β<small>3</small>, β<small>4</small>, β<small>5</small>, β<small>6</small> là các hệ số hồi quy của mơ hình.</b><small>· </small></i>

<i><b>ɛ<small>it</small></b> là sai số hồi quy </i>

<i><b>4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu </b></i>

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng về dòng xuất nhập khẩu linh kiện điện tử giữa Việt Nam đến Hàn Quốc trong 11 năm từ 2012 đến 2022 đối với nhóm hàng linh kiện điện tử phân loại theo Hệ thống hài hịa mơ tả hàng hóa đến 4 chữ số (7 mã hàng hóa: 8518, 8519, 8524, 8525, 8532, 8541, 8542). Nguồn dữ liệu được thu thập cụ thể như bảng sau:

<b>Bảng 4.2. Nguồn dữ liệu </b>

lnimport Giá trị linh kiện điện tử nhập khẩu từ

Hàn Quốc vào Việt Nam <sup>UN Comtrade </sup>

lnexport Giá trị linh kiện điện tử xuất khẩu từ

Việt Nam sang Hàn Quốc <sup>UN Comtrade </sup>

lndistgdp Khoảng cách Tổng sản phẩm nội địa Việt Nam và Hàn Quốc

Tính tốn dựa trên số liệu của World Bank

</div>

×