Tải bản đầy đủ (.doc) (284 trang)

(Luận án tiến sĩ) Hứng Thú Hoạt Động Ngoại Khóa Của Học Viên Ở Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 284 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i>cứu của riêng tôi. Các tài liệu được sử dụng ở luậnán là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Số liệu và kếtquả nghiên cứu khơng trùng lặp với các cơng trìnhđã được cơng bố.</i>

<b>TÁC GIẢ LUẬN ÁN</b>

<b>Nguyễn Tiến Sỹ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC</small></b>

<b><small>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG</small></b>

<b><small>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ</small></b>

<b>Chương 2<small>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ HOẠTĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG</small></b>

2.2. Lý luận về hứng thú hoạt động ngoại khóa của học viên ở các

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú hoạt động ngoại khóa của

<b>Chương 4<small>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỨNG THÚHOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC</small></b>

4.1. Thực trạng hứng thú hoạt động ngoại khóa của học viên ở các

4.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hứng thú hoạtđộng ngoại khóa của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện

4.3 Biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao hứng thú hoạt động ngoại

khóa cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 148

<b><small>DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TTChữ viết đầy đủChữ viết tắt</b>

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.1 Phân bố khách thể nghiên cứu 90

4.1 <sup>Kết quả đánh giá thực trạng hứng thú của học viên với một</sup>

4.6 <sup>Kết quả đánh giá chung mặt CX - TC trong hứng thú</sup>

4.7 <sup>Kết quả đánh giá mặt CX - TC của học viên với một số loại</sup>

4.8 <sup>So sánh thực trạng mặt cảm xúc - tình cảm trong hứng thú</sup>

4.9 <sup>Kết quả đánh giá chung mặt hành vi trong hứng thú HĐNK</sup>

4.10 <sup>Kết quả đánh giá mặt hành vi của học viên với một số loại</sup>

4.11 <sup>So sánh thực trạng mặt hành vi trong hứng thú HĐNK của</sup>

4.12 <sup>Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hứng</sup>

4.17 <sup>Kết quả mặt nhận thức trong hứng thú HĐNK của học viên</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ</b>

<small>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ</small>

4.1 <sup>Kết quả đánh giá chung hứng thú HĐNK của học viên ở các</sup>

4.2 <sub>Thực trạng hứng thú HĐNK của học viên theo khóa học </sub> 116

<small>DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ</small>

4.1 <sup>Tương quan giữa các biểu hiện hứng thú HĐNK của</sup>

4.2 <sup>Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với hứng thú HĐNK</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tài luận án</b>

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp4.0 đang đặt ra cho đất nước ta những thời cơ và thách thức mới, đối với lĩnhvực giáo dục, đào tạo cũng khơng nằm ngồi ảnh hưởng đó. Nghị quyết Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳngđịnh: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chứchình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua internet, truyền hình,các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” [18, tr.232], “Phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện nănglực thực tiễn cho người học” [19, tr.21], “Lý luận phải liên hệ với thực tiễn” [51,tr.496]. Để thực hiện phương hướng, giải pháp trên, hoạt động giáo dục, đào tạoở các nhà trường nói chung, các trường SQQĐ nói riêng khơng chỉ nâng caochất lượng dạy học trên lớp mà còn phải tạo được hứng thú HĐNK cho họcviên.

Hứng thú HĐNK có vai trị quan trọng, làm nảy sinh tính tích cực, chủđộng, sáng tạo, thúc đẩy người học hoạt động, giúp củng cố, ôn luyện, mở rộng trithức và cảm thấy “thoải mái” [4, tr.80]. Hứng thú HĐNK cịn tác động tích cựcđến việc điều chỉnh cảm xúc và hành vi, năng lực học tập, sức khỏe, thể chất [116,tr.842 - 857], hồn thành chương trình với kết quả học tập, rèn luyện tốt hơn, cósự trưởng thành, phát triển về mặt xã hội [49, tr.27]. “Giữa hứng thú học tập vàhứng thú HĐNK có mối quan hệ khăng khít với nhau” [63, tr.295].

Hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường SQQĐ có nội dungphong phú, đa dạng, bao gồm tồn bộ những hoạt động nằm ngồi chương trìnhhọc chính khóa như: Văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, tọa đàm, câu lạc bộ,bồi dưỡng kỹ năng mềm, tham gia các hoạt động xã hội... Trong quá trình họctập, rèn luyện, HĐNK giúp học viên “bổ sung, khắc sâu và mở rộng tri thứckhoa học” [62, tr.42]. Tổ chức tốt HĐNK còn là điều kiện để bồi dưỡng cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

người học những kỹ năng sống; kỹ năng hoạt động nghề nghiệp và các kỹ năngmềm nhằm giúp họ xử lý linh hoạt, sáng tạo các vấn đề nảy sinh trong quá trìnhhọc tập, rèn luyện tại trường và thực hành chức trách, nhiệm vụ được giao trêncương vị công tác sau này. Để HĐNK có hiệu quả và thu hút được học viêntham gia, đòi hỏi phải tạo được hứng thú của học viên. Khi có hứng thú vớiHĐNK, học viên sẽ chủ động, hăng hái, sáng tạo, nỗ lực khắc phục khó khăntrong hoạt động và lúc này việc tham gia HĐNK sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ,nhẹ nhàng. Ngược lại, nếu khơng có hứng thú với HĐNK thì học viên sẽ rơi vàotrạng thái mệt mỏi, ức chế và hoạt động hiệu quả thấp. Do đó, nâng cao hứng thúHĐNK cho học viên là một nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng giáodục, đào tạo nói chung, dạy học nói riêng ở các trường SQQĐ hiện nay.

Các trường SQQĐ là nơi đào tạo cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp phân độicho toàn quân, trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,nhiệm vụ của các nhà trường không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng giáodục, đào tạo, chú trọng đào tạo gắn với thực tiễn nghề nghiệp, học lý thuyết gắnliền với thực hành, lồng ghép thông qua các HĐNK. Trong thời gian quaHĐNK ở các trường SQQĐ luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các cấp ủy,chỉ huy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo: các HĐNK được tăng cường, tổ chức vàthực hiện thường xuyên, rộng khắp mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Nhờ đó,đã thu hút và tạo được hứng thú cho học viên, chất lượng, hiệu quả HĐNKtừng bước được nâng lên, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo. Tuynhiên, bên cạnh đó HĐNK có thời điểm chưa được chú trọng, vẫn cịn khơng ítnhững hạn chế, bất cập như: Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcHĐNK cịn sơ sài, chưa đi vào chiều sâu; sự phối hợp thực hiện giữa cáclực lượng chưa nhịp nhàng; điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật vàkinh phí cịn hạn chế; “tổ chức ngoại khóa…cho các đối tượng kết quả chưacao” [67, tr.11]; việc nắm, vận dụng quy trình, cách thức tổ chức HĐNK cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

học viên còn biểu hiện lúng túng, thiếu linh hoạt, sáng tạo. Vì thế chưa tạo đượchứng thú cao cho học viên trong quá trình tham gia HĐNK.

Mặc dù đến nay đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi vàViệt Nam có liên quan đến hứng thú HĐNK. Tuy nhiên các cơng trình chủ yếunghiên cứu hứng thú HĐNK của trẻ em, học sinh, sinh viên, chưa có cơng trìnhnào đi sâu nghiên cứu trực tiếp về hứng thú HĐNK của học viên ở các trường

<i>SQQĐ. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn vấn đề: “Hứng thú</i>

<i>hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay”</i>

làm đề tài nghiên cứu là rất cần thiết.

<b>2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu</b>

<i><b>* Mục đích nghiên cứu</b></i>

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hứng thú HĐNK của họcviên ở các trường SQQĐ; trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nângcao hứng thú HĐNK cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đàotạo ở các trường SQQĐ hiện nay.

<i><b>* Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xác định nhữngvấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu;

Làm rõ những vấn đề lý luận về hứng thú HĐNK của học viên ở cáctrường SQQĐ;

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hứng thú HĐNK và các yếu tốảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ hiện nay;

Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm và thực nghiệm tác động nâng caohứng thú HĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay.

<b>3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>* Khách thể nghiên cứu</b></i>

Học viên, cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường SQQĐ.

<i><b>* Đối tượng nghiên cứu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK củahọc viên ở các trường SQQĐ.

<i><b>* Phạm vi nghiên cứu</b></i>

<i>Phạm vi về nội dung: Do nội dung, phương pháp, hình thức HĐNK của học</i>

viên ở các trường SQQĐ rất phong phú, đa dạng nên luận án chỉ tập trung nghiêncứu biểu hiện hứng thú HĐNK của học viên ở một số loại hình HĐNK: Văn hóavăn nghệ, thể dục thể thao; giao lưu, tọa đàm; câu lạc bộ; bồi dưỡng kỹ năng mềmvà các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ.

<i>Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể nghiên cứu là 702,</i>

trong đó: 516 học viên và 186 cán CBQL, GV ở các trường SQQĐ.

<i>Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ở 5 trường</i>

SQQĐ: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Pháobinh, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp.

<i>- Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của</i>

luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ 2019 đến 2023.

<b>4. Giả thuyết khoa học</b>

Hứng thú HĐNK của học viên các trường SQQĐ được biểu hiện 3 mặt:nhận thức, CX - TC và hành vi. Hứng thú HĐNK của học viên hiện nay đangở mức cao nhưng không ngang bằng giữa các mặt biểu hiện. Trong các mặtbiểu hiện, mặt nhận thức và CX - TC ở mức cao, mặt hành vi ở mức trung bình.

Hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ chịu ảnh hưởng bởinhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, yếu tố chủ quan ảnh hưởngmạnh hơn yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh nhất là nhucầu, động cơ HĐNK của học viên; yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh nhất làphương pháp, hình thức tổ chức HĐNK.

Có thể nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ hiện naykhi thực hiện đồng bộ các biện pháp tâm lý - sư phạm: Nâng cao nhận thức, hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thành động cơ, mục đích HĐNK đúng đắn cho học viên; Đổi mới phương pháp, đadạng hóa các hình thức tổ chức HĐNK cho học viên; Tổ chức chặt chẽ, hiệu quảcông tác bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐNK cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên;Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên trong HĐNK; Xây dựng môi trườngsư phạm quân sự lành mạnh, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật choHĐNK. Trong đó đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức HĐNK cho họcviên là biện pháp cơ bản, quyết định đến hứng thú HĐNK của học viên.

<b>5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>* Cơ sở lý luận</b></i>

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo.

Luận án sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học hoạtđộng: Nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý, nguyên tắcthống nhất giữa tâm lý - ý thức và hoạt động, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắcphát triển tâm lý và nguyên tắc tiếp cận nhân cách.

<i>Nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý: Các hiện</i>

tượng tâm lý nói chung, hứng thú HĐNK của học viên nói riêng có nguồn gốc từhiện thực khách quan. Các điều kiện bên ngồi đóng vai trị quyết định thơngqua những yếu tố bên trong. Nguyên tắc này chỉ rõ hứng thú HĐNK của họcviên chịu ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài (mục tiêu, yêu cầu giáo dục,đào tạo, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, cơ sở vật chất...) vàcác điều kiện bên trong của học viên (nhu cầu, động cơ, mục đích HĐNK, tínhcách, khí chất...). Cái bên trong và bên ngồi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,chính vì vậy để nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên phải chú ý tới mục tiêu,yêu cầu giáo dục, đào tạo, đổi mới nội dung, phương pháp, đa dạng hóa các hìnhthức tổ chức HĐNK, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường sư phạm quân

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

sự,... Nâng cao nhận thức, hình thành động cơ, mục đích HĐNK cho học viên,phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên trong HĐNK.

<i> Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động: Tâm lý, ý thức</i>

con người được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động. V.I.Lêninchỉ rõ: “Chúng ta căn cứ vào cái gì để xét đốn những “tư tưởng và tình cảm”thực của các cá nhân có thực? Tất nhiên, căn cứ đó chỉ có thể là những hoạtđộng của các cá nhân ấy...” [37, tr.531]. Nguyên tắc này chỉ đạo khi nghiên cứuhứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ phải nghiên cứu trong thựctiễn tổ chức, tham gia HĐNK của học viên, đặc biệt phải căn cứ vào sự biếnđổi về mặt nhận thức, CX - TC và hành vi của học viên đối với HĐNK. Vànguyên tắc này còn giúp cho quá trình nghiên cứu thấy rằng: hứng thú HĐNKcủa học viên là sự thống nhất giữa nhận thức, CX - TC và hành vi.

<i>Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Nguyên tắc này chỉ đạo trong quá trình</i>

nghiên cứu phải thấy được các biểu hiện hứng thú HĐNK của học viên (nhậnthức, CX - TC và hành vi) có mối quan hệ qua lại, tác động, bổ trợ lẫn nhautạo nên hứng thú HĐNK của học viên. Đồng thời hứng thú HĐNK của họcviên cũng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vìvậy, để có thể nghiên cứu đầy đủ, tồn diện và đề ra được những biện pháptâm lý - sư phạm phù hợp nâng cao hứng HĐNK cho học viên cần phải có sựtiếp cận hệ thống.

<i>Nguyên tắc phát triển: Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy</i>

sinh, vận động, biến đổi và phát triển chứ không phải là cái cố định và bấtbiến. Nguyên tắc chỉ ra hứng thú HĐNK của học viên không phải là cái cósẵn mà được hình thành và phát triển trong thực tiễn HĐNK của mỗi cá nhân. Dođó, để đánh giá mức độ hứng thú HĐNK của học viên phải căn cứ vào quá trìnhHĐNK của học viên từ cơng tác chuẩn bị, q trình tham gia đến kết thúc hoạtđộng thông qua các mặt biểu hiện nhận thức, CX - TC và hành vi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Tiếp cận Tâm lý học xã hội, như quan hệ liên nhân cách, nhóm, tập thể:Quan hệ liên nhân cách là những mối quan hệ về mặt tâm lý - xã hội giữa các chủthể trong một nhóm xã hội xác định. Vấn đề này chỉ ra trong tham gia HĐNKgiữa các học viên có mối quan hệ gắn bó, hiểu biết tác động qua lại với nhau,cùng thực hiện mục đích HĐNK. Q trình nghiên cứu hứng thú HĐNK của họcviên, cần chú ý đến mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm: sự tương tác,tinh thần đoàn kết, sự phối hợp cùng nhau trong quá trình tham gia HĐNK.

<i><b>* Cơ sở thực tiễn</b></i>

Luận án nghiên cứu dựa trên Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, BộQuốc phòng về giáo dục, đào tạo; hoạt động học tập, rèn luyện của học viên vàthực trạng hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ hiện nay. Đây cũnglà cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao hứng thúHĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ.

<i><b>* Phương pháp nghiên cứu</b></i>

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

<i>Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả đã sử dụng các</i>

phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồntài liệu và xin ý kiến chuyên gia nhằm khai thác hiệu quả các thông tin đểxây dựng cơ sở lý luận của luận án. Các nguồn tài liệu được khai thác phụcvụ nghiên cứu gồm: Các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bảngiáo dục, đào tạo của Nhà nước; Quân đội có liên quan đến vấn đề nghiêncứu; các cơng trình nghiên cứu tâm lý học; luận án, báo cáo khoa học, cácbài báo khoa học, các cơng trình và tác phẩm chun khảo về tâm lý học cóliên quan đến hứng thú, hứng thú HĐNK, trên cơ sở đó xây dựng cơ sởlý thuyết cho đề tài.

<i>Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng bảng hỏi; quan</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

sát; tọa đàm, phỏng vấn; xin ý kiến chuyên gia và thực nghiệm tác động nângcao hứng thú HĐNK của học viên.

<i>Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần</i>

mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm và hiểnthị kết quả nghiên cứu.

<b>6. Những đóng góp mới của luận án</b>

<i><b>* Đóng góp về mặt lý luận</b></i>

Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản vềhứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ: Hệ thống hóa và xây dựngcác khái niệm cơ bản của luận án: Hứng thú, hứng thú HĐNK, hứng thú HĐNK củahọc viên ở các trường SQQĐ.

Luận án đã chỉ ra được đặc điểm HĐNK của học viên; biểu hiện hứng thúHĐNK của học viên, bao gồm: nhận thức, CX - TC, hành vi và các yếu tố chủ quanvà khách quan ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐhiện nay.

<i><b>* Đóng góp về mặt thực tiễn</b></i>

Khảo sát, làm rõ được thực trạng hứng thú HĐNK của học viên trên3 mặt (nhận thức, CX - TC và hành vi). Xác định được mối quan hệ giữacác biểu hiện và từng biểu hiện với hứng thú HĐNK của học viên có tươngquan thuận và rất mạnh. Điều này khẳng định, các biểu hiện hứng thúHĐNK có vai trị quan trọng trong đánh giá mức độ hứng thú HĐNK ở cáctrường SQQĐ.

Luận án cũng chỉ ra được thực trạng mức độ các yếu tố chủ quan vàkhách quan ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên. Yếu tố chủ quanảnh hưởng mạnh nhất là nhu cầu, động cơ HĐNK của học viên, yếu tố kháchquan ảnh hưởng mạnh nhất là phương pháp, hình thức HĐNK của học viên. Đềxuất được các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao hứng thú HĐNK cho học

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

viên ở các trường SQQĐ. Đồng thời tiến hành thực nghiệm tác động, kiểmchứng tính khả thi của biện pháp đã đề xuất.

<b>7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án</b>

<i><b>* Ý nghĩa về mặt lý luận</b></i>

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển làm phongphú thêm lý luận về hứng thú HĐNK của học sinh, sinh viên nói chung, hứngthú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ nói riêng.

<i><b>*Ý nghĩa về mặt thực tiễn</b></i>

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn về hứng thú HĐNK của học viên, sẽgiúp cho các nhà nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lý, giảng viêncó kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao chất lượng HĐNK nói chung, hứng thúHĐNK của học viên nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đàotạo ở các trường SQQĐ hiện nay.

Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm tăng thêm ýnghĩa ứng dụng của Tâm lý học vào hoạt động quân sự, đặc biệt là tronghoạt động giáo dục, rèn luyện học viên.

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho CBQL, GV, họcviên ở các trường SQQĐ khi nghiên cứu về hứng thú HĐNK của học viên.

<b>8. Kết cấu của luận án</b>

Mở đầu, 4 chương; 12 tiết; kết luận và kiến nghị; danh mục các cơng trìnhkhoa học của tác giả đã được công bố; danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>1.1.1.1. Hướng nghiên cứu về cấu trúc và biểu hiện của hứng thú</i>

<i>A. G. Côvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân [9, tr.227], cho rằng: “Thái</i>

độ cảm xúc đối với một đối tượng là một trong những dấu hiệu không thểthiếu được của hứng thú”. Như vậy, cảm xúc là một trong những biểu hiệnquan trọng để đánh giá hứng thú của con người với đối tượng nào đó.

<i>Tác giả G. I. Sukina (1973) với cơng trình nghiên cứu: Vấn đề hứng thú</i>

<i>nhận thức khoa học giáo dục [73], đã đưa ra quan niệm “Hứng thú đó là sự</i>

kết hợp độc đáo các q trình tình cảm - ý chí và q trình trí lực, tính tíchcực nhận thức và hoạt động của con người được nâng cao”. Quan điểm nàycủa ông cũng gần với quan điểm L. A. Gôđơn [dẫn theo 31] khi đều cho rằnghứng thú bao gồm: tình cảm - ý chí và trí tuệ của cá nhân.

<i>A. A. Liubinxkaia (1978), trong cuốn sách Tâm lý học trẻ em và tâm lý</i>

<i>học sư phạm [40, tr.28], cho rằng: “Hứng thú là thái độ nhận thức của con</i>

người đối với xung quanh, đối với một mặt nào đó của chính nó, đối với mộtlĩnh vực nhất định mà trong đó con người muốn đi sâu hơn”. Theo tác giả,hứng thú chính là nhận thức của cá nhân với một vấn đề nào đó mà bản thânnhận thấy ý nghĩa, có nhu cầu mong muốn được tìm hiểu, khám phá.

<i>P. A. Rudich (1980), Tâm lý học [71, tr.350], tác giả cũng đồng nhất</i>

quan điểm với A. A. Liubinxkaia khi cho rằng hứng thú là nhận thức, mongmuốn tìm hiểu, khám phá đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu. Hay nói cách kháchứng thú được biểu hiện ở nhu cầu nhận thức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Các nhà Tâm lý học hiện đại: Allehoff (1985), Holland (1985); Kay(1982); Walsh & Osipow (1986) và Renninger & LecKrone [dẫn theo 113].Khi nghiên cứu về hứng thú cho rằng: Khái niệm hứng thú trong vai trò làthiên hướng nghề nghiệp hợp lý, có mối quan hệ mật thiết với các khái niệmvề thái độ trong Tâm lý học xã hội. Các tác giả định nghĩa hứng thú giống nhưthái độ và cho rằng thái độ là biểu hiện của hứng thú.

<i>N. G. Marôzôva (1989), Hứng thú nhận thức, nghiên cứu “Tác dụng</i>

của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của học sinh” [47,tr. 51]. Tác giả đưa ra cấu trúc tâm lý của hứng thú gồm 3 yếu tố: Có xúc cảmđúng đắn với hoạt động, niềm vui tìm hiểu, nhận thức và động cơ trực tiếpxuất phát từ hoạt động.

O. U. Arikpo (2015), “Hứng thú học tập và phát triển hứng thú học tập củahọc sinh” [103, tr.32] cho rằng: Hứng thú là “các hành vi nhận thức, tình cảm vàtâm lý đặc trưng đóng vai trị là các chỉ số tương đối ổn định về cách người họcnhận thức, tương tác và phản ứng với môi trường học tập”. Cách lý giải này, tácgiả cho rằng hứng thú bao gồm: nhận thức, tình cảm, hành vi và tâm lý đặc trưng.

H. Abdelkrim và P. Patrice (2015), “Hứng thú của sinh viên đối với khoahọc và công nghệ, mối quan hệ của nó với phương pháp giảng dạy, bối cảnh giađình và năng lực bản thân” [100, tr.340] đưa ra một số quan điểm của các nhàTâm lý học phương Tây về cấu trúc của hứng thú: “Hứng thú là một cấu trúc đachiều mà định nghĩa hoạt động của nó địi hỏi các chiều cảm xúc, nhận thức (kiếnthức) và giá trị liên quan (giá trị được quy cho đối tượng quan tâm).

<i>Nguyễn Xuân Long (2013), Hứng thú học tiếng Anh của học sinh Trung</i>

<i>học cơ sở [41]. Tác giả đã chỉ ra được thực trạng hứng thú học tiếng Anh của</i>

học sinh Trung học cơ sở hiện nay và cho rằng: hứng thú được biểu hiện rõnhất ở khía cạnh nhận thức, cảm xúc.

Dương Thị Kim Oanh (2013), “Thực trạng hứng thú học tập các mônnghiệp vụ sư phạm của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật - Trường Đại học

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Bách khoa Hà Nội” [58, tr.24 - 26], nghiên cứu cho rằng hứng thú học tập củasinh viên biểu hiện ở “nhận thức, thái độ và hành động”.

<i>Vũ Vương Trưởng (2015) trong luận án tiến sĩ Tâm lý học Hứng thú</i>

<i>rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm [92]. Tác giả</i>

đưa ra biểu hiện của hứng thú đó là: nhận thức, cảm xúc và hành vi.

Như vậy, mỗi tác giả có những cách tiếp cận và luận giải khác nhau về cấutrúc và biểu hiện của hứng thú, nhưng đều có một điểm chung là chỉ ra hứng thúđược biểu hiện trên các mặt: Nhận thức, CX - TC và được bộc lộ trong hành vi.

<i>1.1.1.2. Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú</i>

<i>E. K. Strong (1931), “Sự thay đổi hứng thú theo lứa tuổi” [118], kết</i>

luận rằng: Hứng thú được biểu hiện trong xu thế của con người gắn với mỗilứa tuổi nhất định. Cùng hoạt động nhưng ở mỗi lứa tuổi sẽ biểu hiện hứngthú khác nhau, nó phụ thuộc vào nhu cầu, động cơ, mục đích, mơi trườngxung quanh (nhiệm vụ, ý kiến tập thể, mối quan hệ, điều kiện cơ sở vậtchất…) và để nâng cao hứng thú phải chú ý biện pháp tác động vào nhữngyếu tố trên: Hình thành nhu cầu, động cơ, xác định mục đích, xây dựng mốiquan hệ tốt đẹp, nâng cao điều kiện cơ sở, vật chất.

<i>A. A. Xmiêcnôp (chủ biên, 1974), Tâm lý học [97, tr.23 - 24], khi bàn</i>

về vai trò của hứng thú đối với hoạt động học tập, các tác giả khẳng định yếutố động cơ học tập sẽ quyết định đến hứng thú học tập của học sinh “việc hìnhthành hứng thú phải dựa vào sự phát triển những động cơ học tập rộng lớn”.

<i>X. L. Rubinstein (1978), Nguyên lý quyết định luận và lý luận tâm lý</i>

<i>học về tư duy [70, tr.529], đã khẳng định: “Sự hình thành hứng thú khơng</i>

phải đóng kín trong mình một q trình tự trị”. Hứng thú được hình thành phụthuộc vào nhu cầu, động cơ, năng lực, tình cảm, thái độ lựa chọn, ý thức…của mỗi cá nhân. Ngoài ra các yếu tố của môi trường xã hội như dư luận, cácquá trình giáo dục, ý kiến của tập thể, mọi người xung quanh, điều kiện vậtchất,… đều tác động ảnh hưởng đến sự nảy sinh hứng thú.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

C. H. V. Iddekinge và cộng sự (2011), với nghiên cứu “Bạn có hứngthú khơng? Phân tích tổng hợp các mối quan hệ giữa lợi íchnghề nghiệp với hiệu suất và doanh thu của nhân viên”, [28, tr.1167 - 1194],cho rằng: Thứ nhất, bên trong con người, hứng thú có xu hướng khá ổn địnhtheo thời gian. Thứ hai, hứng thú bắt nguồn từ bối cảnh công việc, tập trung

<b>vào các loại hoạt động, mơi trường mà họ thích. Thứ ba, hứng thú được cho là</b>

ảnh hưởng đến hành vi ứng xử tại nơi làm việc bằng cách tăng động lực,truyền cảm hứng cho người lao động. Như vậy, hứng thú là xu hướng bêntrong con người ảnh hưởng bởi yếu tố công việc, môi trường, hành vi ứng xử. Nguyễn Văn Tuân (1998), với cơng trình “Nghiên cứu hứng thú tronghọc tập của học viên Học viện Chính trị - quân sự” [63, tr.289 - 295], đã chỉra “hứng thú học tập phụ thuộc phần lớn vào thiên hướng và năng lực ngườihọc”; “hiểu biết sơ bộ và kinh nghiệm thực tế”. Như vậy, thiên hướng, nănglực, hiểu biết và kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học viên.

<i>Đặng Quốc Thành (2009), Luận án tiến sĩ Tâm lý học Hứng thú học</i>

<i>tập các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan [78]. Tác giả</i>

đã phân tích sâu từng yếu tố tác động tới hứng thú học tập của các đối tượnghọc viên sĩ quan như: Người học và phương pháp học; người dạy và phươngpháp dạy; đặc điểm môn học; điều kiện, phương tiện vật chất kỹ thuật đảmbảo cho dạy - học; các tác động của môi trường xã hội...

<i>Nguyễn Hà Giang (2014), Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy</i>

<i>học Lịch sử ở trường trung học phổ thông [23]. Tác giả đã khẳng định vị trí,</i>

vai trị của hứng thú và chỉ ra “Hứng thú học tập Lịch sử của học sinh đượchình thành do tác động của nhiều yếu tố trong đó có sự tác động quan trọngnhất từ nội dung và phương pháp dạy học”.

Phạm Thị Hồng Thái (2016), “Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú họctập môn Tâm lý học Đại cương của sinh viên ngành ngơn ngữ văn hóa nước ngồiTrường Đại học Văn Hiến” [75, tr.64 - 67], cho rằng các yếu tố “trình độ phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

triển trí tuệ của người học”; “thái độ đúng đắn với nội dung môn học”; “đặc điểmmôn học”; “người dạy”; “điều kiện cơ sở vật chất”; “môi trường học tập” ảnhhưởng đến hứng thú học tập của sinh viên.

Nguyễn Việt Nga (2020), “Đề xuất một số giải pháp nâng cao hứng thú họctập tiếng Anh cho sinh viên ngành may - thiết kế thời trang” [53, tr.87 - 95], đã chỉra các yếu tố ảnh hưởng đến hứng học tập của sinh viên gồm yếu tố chủ quan“trình độ, thái độ và nhận thức về môn học” và yếu tố khách quan “chương trìnhdạy, người dạy và mơi trường học tập”.

Huỳnh Văn Đặng (2022), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hứng thú học tậpcủa sinh viên” [20, tr.64 - 67] đã nghiên cứu chỉ ra, có 6 nhân tố ảnh hưởng đếnhứng thú học tập của sinh viên gồm: “Môi trường học tập; Điều kiện vật chất;Chất lượng giảng viên; Chương trình đào tạo; Nhận thức của sinh viên; Gia đìnhvà bạn bè”. Các nhân tố này đều có ảnh hưởng “thuận chiều” tới hứng thú học tậpcủa sinh viên.

Trong hướng nghiên cứu này, các tác giả chú ý tới các yếu tố ảnhhưởng đến hứng thú như: nhu cầu, động cơ, năng lực, tình cảm, thái độ lựachọn, ý thức… của mỗi cá nhân. Ngồi ra các yếu tố của mơi trường xã hộinhư dư luận, các quá trình giáo dục, ý kiến của tập thể, mọi người xungquanh, điều kiện vật chất… cũng ảnh hưởng đến hứng thú.

<i>1.1.1.3. Hướng nghiên cứu về biện pháp nâng cao hứng thú </i>

<i>A. G. Côvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân [9, tr.235 - 236], đã đề cập</i>

đến sự hình thành và phát triển của hứng thú phụ thuộc vào giai đoạn pháttriển lứa tuổi. Sự phát triển ở mỗi giai đoạn lứa tuổi khác nhau, sẽ có sự pháttriển hứng thú tương ứng. Tác giả cũng đưa ra biện pháp tạo hứng thú họctập “dựa vào những hứng thú đã có ở học sinh” và “hình thành được nhữnghứng thú mới, những hứng thú đối với bản thân mơn học”. “Hình thành cáchứng thú phải dựa vào sự phát triển những động cơ học tập rộng lớn, kháiquát và có ý nghĩa”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>A. V. Pêtrôpxki (1982), trong cuốn Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học</i>

<i>sư phạm [59], cho rằng: “Hứng thú là biểu hiện của nhu cầu nhận thức đảm</i>

bảo cho xu hướng nhân cách, hướng vào ý thức rõ mục đích của hoạt động, dođó tạo điều kiện cho sự định hướng, làm quen với các yếu tố mới, phản ánh đầyđủ và sâu sắc hơn với hiện thực”. Như vậy, để nâng cao hứng thú cần chú ý tớihình thành nhu cầu, giúp cá nhân ý thức rõ mục đích hoạt động.

S. Hidi và A. Renninger (2006), “Mơ hình bốn giai đoạn của sự phát triểnhứng thú” [108, tr.112], đã chỉ ra 4 giai đoạn phát triển hứng thú: hứng thú tìnhhuống, sự duy trì tình huống, xuất hiện hứng thú cá nhân và hứng thú cá nhânđược hình thành. Mỗi giai đoạn phát triển của hứng thú có những đặc trưng khácnhau do kiến thức, kinh nghiệm, tính khí và huynh hướng. Bốn giai đoạn có mốiliên hệ, kế tiếp nhau, giai đoạn sau làm phát triển sâu sắc hơn giai đoạn trước. Vàtheo tác giả để phát triển hứng thú ở các giai đoạn cần: giúp học sinh trải nghiệm,duy trì sự chú ý cho các nhiệm vụ, ngay cả khi nhiệm vụ khó khăn, đầy thử thách;tạo cơ hội cho học sinh đặt câu hỏi; chọn và huy động mọi nguồn lực, sự hỗ trợcủa giáo viên đối với học sinh; sự phù hợp của môi trường với từng giai đoạn.

T. Baram và cộng sự (2006), “Hứng thú là động cơ thúc đẩy năng lựccủa con người” [104, tr.6], đều cho rằng: hứng thú có vai trị quan trọng tronghình thành năng lực ở con người, tạo sự đam mê, hứng khởi trong hoạt động.Vì vậy, muốn nâng cao hứng thú cho cá nhân, phải hình thành ở họ nhữngđộng cơ phù hợp.

<i>Tác giả Hoàng Văn Thanh (2000), Cơ sở tâm lý hình thành xu hướng</i>

<i>nghề nghiệp quân sự của người SQQĐ [76, tr.21], cho rằng: “Hứng thú là sự</i>

thể hiện của xu hướng nhân cách với tư cách là động cơ thôi thúc con ngườihành động…” và hứng thú nghề nghiệp của người SQQĐ “là động cơ nảy sinhtừ ý nghĩa và sự hấp dẫn của đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu”. Để nâng cao hứngthú nghề nghiệp của người SQQĐ cần hình thành nhu cầu, động cơ nghề nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Đặng Quốc Thành (2002), nghiên cứu “Hứng thú học môn Tâm lý họcquân sự của học viên các trường Cao đẳng, đại học Kỹ thuật Quân sự” [77],đã đưa ra một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập như: cấu trúc lại nộidung, chương trình; vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp vớiphương pháp dạy học truyền thống; nâng cao tay nghề sư phạm cho giảngviên; đổi mới việc kiểm tra đánh giá; đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất.

Lưu Thị Trí, Nguyễn Thị Bình (2012), “Một số vấn đề về hứng thú họctập và tạo hứng thú học tập cho sinh viên” [84, tr.12 - 14], đã nghiên cứu vàđưa ra một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho sinh viên: “Trong quá trìnhdạy học, đi từ những nhận xét đơn giản, từ những điều cụ thể, dẫn tới nhữngnhận định có tính tổng hợp, khái qt và phức tạp”, “kích thích sinh viên nêuý tưởng mới mẻ”, “ln tơn trọng những tìm tịi dù là nhỏ nhất”, “thân thiệnvà quan tâm đến sinh viên, khiến sinh viên khát khao học tập”.

Lê Quang Minh và cộng sự (2021), với nghiên cứu “Biện pháp tăngcường hứng thú học tập học phần Sử dụng bảng tính cơ bản cho sinh viên khôngchuyên tin học tại Trường Đại học Đồng Tháp” [50, tr.88 - 97], cho rằng: Đểtăng cường hứng thú học tập cho sinh viên cần “giúp sinh viên xác định động cơhọc tập rõ ràng và đầy đủ hơn”; “sinh viên nhận thức đúng tầm quan trọng vàtính ứng dụng của học phần”; “giảm tỉ lệ sinh viên đi học trễ và xin phép vắnghọc”; “tăng cường khả năng tự học”; “giúp sinh viên nâng cao kỹ năng phân tíchđề thi và chiến lược làm bài thi thực hành”.

<b>Như vậy, ở hướng nghiên cứu này các tác giả cho rằng, có nhiều biện pháp</b>

để nâng cao hứng thú, các biện pháp tập trung vào hình thành nhu cầu, động cơ,mục đích, sự tương tác giữa giáo viên và người học, môi trường, nguồn lực.

<i><b>1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về hứng thú hoạt động ngoại khóa </b></i>

<i>1.1.2.1. Nghiên cứu biểu hiện của hứng thú hoạt động ngoại khóa</i>

N. K. Krupskaya (1869-1939) nhà Tâm lý học, Giáo dục học Xô Viết[dẫn theo 66] cho rằng, để đào tạo con người phát triển toàn diện cần phải“biết gây nhiều hứng thú cho trẻ em” và quan tâm tới các mặt giáo dục: “Đức,

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

trí, thể, mỹ, quân sự và giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp”. Trongđó bà đặc biệt coi trọng “giáo dục qua các hình thức hoạt động tập thể nhưtham quan du lịch, cắm trại, lao động hè ở các nông lâm trường kết hợp vớisinh hoạt văn hố nghệ thuật…”. Thơng qua các hoạt động thực tiễn các emsẽ cảm thấy thoải mái, thích thú, được thực tế trải nghiệm, tiếp thu lĩnh hội trithức, kỹ năng qua đó hình thành và phát triển nhân cách bản thân. Với cách lýgiải trên, hứng thú của các em với HĐNK được biểu hiện ở sự thoải mái,thích thú và hành vi tích cực trong lao động và các hoạt động thực tế khác.

J. A. Moriana và cộng sự (2006), “Hoạt động ngoại khóa và kết quảhọc tập ở học sinh Trung học cơ sở” [52, tr.35 - 46], đã chỉ ra rằng: “Học sinhtrong tham gia HĐNK đạt được kết quả học tập tốt hơn”, bởi họ là những họcsinh tích cực, HĐNK sẽ giúp họ củng cố, ôn luyện, mở rộng tri thức. Học sinhcũng cảm thấy hứng thú với HĐNK, một hình thức học tập giúp các em“thoải mái”, được trực tiếp trải nghiệm. Và sự “thoải mái” chính là biểu hiệncủa xúc cảm đối với HĐNK.

B. Molinuevo và cộng sự (2010), “Tham gia HĐNK ảnh hưởng đếncảm xúc và hành vi của trẻ em nam và nữ Tây Ban Nha” [116, tr.842 - 857].Xem xét mức độ hứng thú tham gia HĐNK hàng tuần có ảnh hưởng đến cảmxúc và hành vi của trẻ em trai và trẻ em gái từ 6 đến 12 tuổi Tây Ban Nha;kiểm tra xem các ảnh hưởng có thường xuyên hay khơng sau khi tính đếncác yếu tố như giáo dục của cha mẹ và thực hành nuôi dạy con cái. Các kếtquả nghiên cứu thu được nêu bật tác động tích cực của HĐNK đến việc điềuchỉnh cảm xúc và hành vi cũng như năng lực học tập xã hội ở lứa tuổi này,ngồi ra việc tham gia HĐNK cịn cải thiện tình trạng sức khỏe, thể chất.Như vậy, sự bộc lộ của cảm xúc và hành vi trong tham gia HĐNK, chính làbiểu hiện hứng thú HĐNK của các em. Mức độ điều chỉnh của cảm xúc vàhành vi sẽ phụ thuộc vào từng HĐNK, nhu cầu, nhận thức và sự hỗ trợ từcha mẹ và giáo viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

M. Erin (2011), với nghiên cứu “Ảnh hưởng tích cực của các HĐNKđối với học sinh” [49, tr.27], đã cho rằng: HĐNK có nhiều tác dụng tích cựcđối với giáo dục: hồn thành chương trình với kết quả học tập, rèn luyện tốthơn, nhân cách trưởng thành và phát triển về mặt xã hội. Theo tác giả khi họcsinh hứng thú tham gia HĐNK sẽ biểu hiện ở “hành vi tốt”, “sự tự tơn”, “lịngtự trọng” và “sự tự tin”.

V. Victor và E. G. Jorge (2016), “Sự tham gia HĐNK của sinh viên gốcTây Ban Nha: Ý nghĩa đối với xã hội” [123, tr.2168 - 3611]. Các tác giả đãnghiên cứu xem xét việc hứng thú tham gia các HĐNK ở trường có ảnhhưởng đến hiệu quả hành vi xã hội và kết quả học tập của nhóm sinh viên gốcTây Ban Nha đến từ Hoa Kỳ. Kết quả chỉ ra rằng: sinh viên có hứng thú thamgia vào các HĐNK được biểu hiện ở kết quả học tập, có thái độ, hành vi tíchcực đối với trường học.

A. N. Bekomson và cộng sự (2020), “Mối quan tâm đến các HĐNK vàhiệu quả đối với bản thân của học sinh trung học ở Bang Cross River, Nigeria”[4, tr.80 - 84]. Đã nghiên cứu “ảnh hưởng của hứng thú đến các HĐNK và hiệuquả đối với bản thân”. Kết quả thấy rằng, học sinh có hứng thú với HĐNK đượcbiểu hiện ở tính tự giác, tích cực của chủ thể. Điều này có được là do học sinhnhận thức đúng về lợi ích của HĐNK đối với bản thân, giúp phát triển tính cáchvà các kỹ năng, lịng tự trọng, làm việc tích cực, kiên trì, khả năng kiểm sốt,nâng cao vị thế, mở rộng giao lưu, tạo bầu khơng khí tích cực…

Đồn Thị Thanh Phương (2010), với bài viết “HĐNK - một hình thức dạyhọc hiệu quả dành cho sinh viên địa lý trong học phần: giáo dục vì sự phát triểnbền vững” [63, tr.58 - 60], đã khẳng định vai trò của HĐNK. Tác giả chỉ ra mứcđộ tham gia HĐNK của sinh viên được biểu hiện trên ba mặt: nhận thức “HĐNKcó vai trò rất quan trọng”, hứng thú “HĐNK giúp các em có hứng thú trong họctập” và “thái độ tích cực khi tham gia HĐNK”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Hoàng Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Thùy (2015), trong bài viết “Sửdụng hình thức ngoại khóa nhằm nâng cao hứng thú học tập mơn Hóa học chohọc sinh trung học phổ thơng” [54, tr.36 - 38], cho rằng HĐNK là một trongnhững hoạt động giáo dục quan trọng. “Hứng thú học tập” trong HĐNK đượcbiểu hiện ở “sự say mê”, “phát huy khả năng”, “tính tích cực”.

Võ Xuân Thủy - Lê Văn Hùng (2019), với nghiên cứu “Thực trạng hoạtđộng thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên K52 khơng chun Trường Đạihọc Sư phạm - Đại học Thái Nguyên” [80, tr.318 - 322,335], cho rằng: “Hoạtđộng thể dục thể thao ngoại khóa là phương tiện để hợp lí hóa chế độ hoạt động,nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh,sinh viên trong suốt thời kì học tập trong nhà trường”. Mức độ hứng thú tham giacủa sinh viên đối với HĐNK biểu hiện ở “ý thức được tác dụng của tập luyệnngoại khóa” và thái độ “ham thích” đối với hoạt động.

<i>1.1.2.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú hoạt động ngoại khóa</i>

J. L. Mahoney và cộng sự (2003), “Phát triển năng lực giữa các cá nhânvà thành công trong giáo dục thông qua tham gia HĐNK” [114, tr.410 - 412],cho rằng: Người học có hứng thú tham gia vào các HĐNK hay không là do chamẹ, “sự hỗ trợ từ cha mẹ dường như ảnh hưởng đến quyết định tham gia và tiếptục tham gia vào các hoạt động sau giờ học (Csik szentmihalyi và cộng sự, 1993;Fletcher, Elder và Mekos, 2000)”. Nhóm đồng đẳng cũng đóng một vai trị quantrọng trong việc tác động đến tham gia HĐNK (Coleman, 1961; Eder và cộngsự, 1995; Hultzman, 1995). Sự quan tâm, giúp đỡ của các nhà lãnh đạo đối vớiHĐNK thúc đẩy sự hài lòng của người học về tâm lý (Mahoney, Schweder,Stattin, 2001), và cuối cùng là cảm giác hạnh phúc của người học khi tham giacác HĐNK. Như vậy, các tác giả cho rằng học sinh có hứng thú với HĐNK haykhơng là do ảnh hưởng của yếu tố bên trong của cá nhân như: sự hài lòng, cảmgiác hạnh phúc khi tham gia hoạt động và những yếu tố bên ngoài: sự ủng hộcủa cha mẹ, nhóm đồng đẳng, nhà lãnh đạo, người tổ chức HĐNK.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

J. C. Anderson và cộng sự, Khoa Tâm lý, Đại học Toledo, Hoa Kỳ(2003), với cơng trình nghiên cứu “Sự hỗ trợ và áp lực của cha mẹ đối vớiviệc tham gia HĐNK của trẻ em” [1, tr.241 - 247], cho rằng: yếu tố tác độngbên ngoài đến hứng thú tham gia HĐNK là do cha mẹ, kinh tế… ngồi ra cịndo yếu tố giới tính trẻ em nam hay nữ… Các tác giả đã tìm hiểu vai trị canthiệp của phụ huynh ảnh hưởng như thế nào đối với hứng thú tham gia HĐNKcủa trẻ em “Nghiên cứu ban đầu đã chứng minh rằng sự hỗ trợ và khuyếnkhích của cha mẹ có liên quan đến việc trẻ em đăng ký tham gia các HĐNK”.Sự tham gia của cha mẹ có thể tạo điều kiện, kích thích hứng thú tham giahoặc sự kiểm sốt, cản trở đối với việc tham gia HĐNK của trẻ. Ngồi ra cịncó các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc tham gia HĐNK của trẻ đó là kinh tế“vì các mức độ khác nhau của nguồn lực kinh tế có thể ảnh hưởng đến cơ hộitham gia ngoại khóa của trẻ em”, giới tính của trẻ em nam và nữ cũng ảnhhướng tới hứng thú tham gia HĐNK. Trẻ em nam thường có hứng thú thamgia nhiều hơn trẻ em nữ do tính cách thích hoạt động và khơng bị gị bó bởicác quy định của xã hội.

C. J. A. Fredricks và J. S. Eccle (2006), “Việc tham gia HĐNK có lợi

<b>khơng? Mối quan hệ đồng thời và theo chiều dọc” [106, tr.698 - 713]. Các tác</b>

giả đã xem xét các mối quan hệ giữa việc tham gia vào một loạt các HĐNK ởtrường trung học và kết quả phát triển ở tuổi vị thành niên giữa người Mỹ gốcPhi và người Mỹ gốc Âu, chỉ ra các lợi ích của các em học sinh khi tham giaHĐNK và các nguyên nhân tác động ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của họcsinh: Do nhận thức phụ huynh, tình trạng kinh tế, động cơ của học sinh, chủngtộc, giới tính, thu nhập... Với việc chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng trên đến hứng thútham gia HĐNK, chúng ta thấy có cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài tácđộng đến học sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

N. Roulin và A. Bangerter (2013), nghiên cứu: “Các HĐNK dành chocác ứng viên trẻ: Động cơ đằng sau sự tham gia của họ là gì?” [68, tr.871 -880], cho rằng mọi người thực hiện một hành động vì có hứng thú (tức làđộng cơ nội tại bên trong) hoặc vì nó có thể dẫn đến kết quả tích cực (tức làđộng cơ bên ngoài) (Ryan và Deci, 2000). Do đó, sinh viên có thể tham giavào các HĐNK vì họ quan tâm hoặc do đam mê (tức là vì động cơ bên trong),nhưng cũng bởi vì họ cảm thấy những hoạt động này có giá trị cho sự nghiệptương lai và khi tham gia sẽ có điều kiện cho họ gặp gỡ mọi người hoặc xâydựng hình ảnh của mình (nghĩa là vì động cơ bên ngồi nhiều hơn). Nghiêncứu cũng chỉ ra rằng “động cơ tham gia HĐNK của sinh viên có sự phát triểntheo thời gian”. Khi bắt đầu tham gia hoạt động chủ yếu xuất phát từ động cơbên trong do sinh viên có sự hứng thú, đam mê với HĐNK, về sau sinh viênphải đối mặt với áp lực tìm việc làm sau khi tốt nghiệp ngày càng cao. Tronghoàn cảnh sau này, sinh viên tham gia HĐNK như một cách để thể hiện nănglực, phẩm chất của họ như kỹ năng mềm, khả năng lãnh đạo trong tương laiđể gây chú ý với nhà tuyển dụng. Lúc này động cơ bên ngoài lại tác độngmạnh mẽ hơn đến hứng thú tham gia HĐNK. Như vậy, các tác giả cho rằng,động cơ thôi thúc sinh viên hứng thú tham gia HĐNK là động cơ bên trong vàđộng cơ bên ngoài. Hai loại động cơ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,tùy vào từng thời điểm, mục đích đặt ra mà động cơ bên trong hay động cơbên ngoài tác động đến hứng thú tham gia HĐNK của các sinh viên.

S. Mary và cộng sự (2015), “Tác động của việc tham gia các HĐNK đốivới trải nghiệm của sinh viên và kết quả tốt nghiệp đối với việc mở rộng đối tượngtham gia” [115, tr.203 - 215], cho rằng: sự tham gia của học sinh với HĐNK khácnhau giữa giới tính, tầng lớp xã hội và nhóm dân tộc (Brown và Evans, 2002;

<b>Dimaggio, 1982; Dumais, 2002; Farkas, 1996; Flores-Gonzalez, 2000), cũng như</b>

lợi ích của các hoạt động này đối với thành tích học tập và việc làm (Eide và

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Ronan, 2001). Kết quả chỉ ra hứng thú tham gia của sinh viên là khác nhau và phụthuộc vào: Tầm quan trọng của HĐNK, sự khác biệt về độ tuổi, các bạn cùng lứatuổi, nếu ở tuổi trưởng thành thì sẽ dành nhiều thời gian cho gia đình hơn, sự khácbiệt rõ rệt về các nhóm sắc tộc trong tham gia HĐNK.

R. Tony và G. Phil (2015), “Cộng đồng và đóng góp: Các yếu tố thúcđẩy học sinh tham gia HĐNK trực tuyến và ý nghĩa đối với việc học” [122,tr.391 - 409], đã chỉ ra rằng: Mong muốn của sinh viên được tham gia vào cáchoạt động cộng đồng (ngoại khóa), do các tác động từ vai trò của HĐNK. Đâycòn là cơ hội để sinh viên được thử thách, thực tiễn trải nghiệm, tự do sángtạo. Mức độ hứng thú tham gia của sinh viên còn phụ thuộc vào cảm xúc trongquá trình hoạt động.

P. D. Nickki và cộng sự (2015), “Thanh niên gốc Mexico tham giaHĐNK: Dự báo tham gia từ lớp 7 đến lớp 12” [117, tr.123], đã chỉ ra các yếutố tác động đến mức độ hứng thú tham gia HĐNK của học sinh gốc Mexico:Đó là niềm tin, khát vọng của tuổi trẻ “nhận thức của giới trẻ rằng chương trìnhphù hợp với giá trị và khát vọng tương lai của họ”; mong muốn của cha mẹ đốivới con cái “các bậc cha mẹ xem các HĐNK như một cơ hội cho con cái củahọ”; “các định hướng giá trị liên kết với văn hóa cũng có thể là động lực quantrọng thúc đẩy việc tham gia ngoại khóa của trẻ nhỏ hơn”; vai trị của giới tính.

<i>Nguyễn Hữu Tuấn (2011), Phát huy vai trị đội ngũ chính trị viên đại đội</i>

<i>trong tổ chức các HĐNK mơn cơng tác đảng, cơng tác chính trị cho học viên ởTrường Sĩ quan Chính trị [93], tác giả đã khẳng định: để nâng cao chất lượng</i>

học tập môn công tác đảng, cơng tác chính trị, bên cạnh việc trang bị kiến thứctrên lớp đòi hỏi học viên phải được thực tiễn trải nghiệm thông qua các HĐNK ởđơn vị đại đội. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả HĐNK phụ thuộc vào đội ngũchính trị viên, cơ sở vật chất, tính tích cực của cá nhân và sự lãnh đạo, chỉ đạocủa cấp ủy, chỉ huy các cấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Nguyễn Xuân Trường, Vương Văn Thanh, Nguyễn Hợp Tuấn (2014),

<i>với đề tài nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng HĐNK của học viên</i>

<i>đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trịhiện nay [86, tr.18], đã khẳng định vai trị của HĐNK đối với học viên đào</i>

tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn, “có ý nghĩa trực tiếp bồi dưỡng hệthống các phẩm chất, kỹ năng sư phạm, năng lực nghiên cứu, giảng dạy chohọc viên”. Các tác giả cũng chỉ ra, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả,hứng thú HĐNK của học viên như: “Trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo củacác cấp uỷ đảng của đơn vị quản lý học viên; năng lực, trách nhiệm sự sángtạo của đội ngũ cán bộ quản lý; ... và đặc biệt sự tham gia của đội ngũ học viên”.

Theo tác giả Phạm Duy Hiển (2014), “Hoạt động ngoại khóa trong dạyhọc mơn Tốn đối với học sinh Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú”[23, tr.54], cho rằng: các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của các emhọc sinh đó là, “đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức, điều kiện môitrường sống, vốn trải nghiệm thực tiễn…”. Tác giả nhấn mạnh những yếu tốthuộc về chủ thể, những đặc điểm của học sinh dân tộc nội trú có những khácbiệt so với học sinh các trường phổ thông khác, và chính đặc điểm này cũngảnh hưởng tới hứng thú tham gia HĐNK của các em.

Trần Hoàng Tinh (2016), “Rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐNK chogiảng viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên” [83, tr.93 - 97],cho rằng để HĐNK có hiệu quả, giảng viên phải “ý thức được hứng thúhọc tập của sinh viên trong HĐNK là nhân tố quan trọng nhất đến sựthành công” và tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng mà giảng viên cầnchú ý để tạo hứng thú HĐNK cho sinh viên: “Mức độ tập trung của sinhviên trong tổ chức”; “sắc thái tình cảm” của sinh viên có sẵn sàng thamgia hoạt động khơng; “sự thành cơng” “sinh viên phải tự thân cố gắng hếtmình”; “sự thích thú với buổi ngoại khóa”; “sự nhận biết kết quả” họcviên biết đánh giá những kết quả đạt được và những điểm cần khắc phục;“động lực khách quan và chủ quan”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Dương Kiếm Anh (2017), “Giáo dục đạo đức thông qua HĐNK chohọc sinh trung học cơ sở ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” [2, tr.51 -53], cho rằng các yếu tố: học sinh chưa bắt kịp kiến thức, bỏ học, chán học,hoàn cảnh gia đình khó khăn, bình đẳng giới, gia đình, học sinh tiếp thuchậm, chưa có phương pháp, phương tiện học tập phù hợp, nhút nhát, thiếu tựtin… là những rào cản ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của các em.

Qua các nghiên cứu trên các tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đếntính tích cực, hứng thú tham gia HĐNK, bao gồm những yếu tố chủ quan vàkhách quan. Hai nhóm yếu tố khách quan và chủ quan có những tác động trựctiếp khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

<i>1.1.2.3. Nghiên cứu biện pháp nâng cao hứng thú hoạt động ngoại khóa</i>

R. Gilman và cộng sự (2004), “Hoạt động ngoại khóa có ảnh hưởng tớihoạt động khác: Kết quả và gợi ý cho các nhà tâm lý học nhà trường” [107,tr.31 - 41]. Các tác giả nhấn mạnh vai trò của các nhà tâm lý học học đườngvà chỉ ra rằng: các nhà Tâm lý học học đường phải vận động mọi học sinh đềutham gia vào HĐNK, các nhà Tâm lý học học đường có thể sử dụng vị trí vàảnh hưởng của mình để đảm bảo rằng các HĐNK luôn sẵn sàng thu hút chonhững học sinh tham gia.

K. Israel và cộng sự (2012), “Ảnh hưởng của việc người học tham gia vàochương trình ngoại khóa ở trường. Các hoạt động về kết quả học tập: Đánh giánhận thức của các nhà giáo dục” [109, tr.137-146]. Các tác giả đã khiến nghị mộtsố biện pháp để HĐNK ở nhà trường có hiệu quả và thu hút được các em tham gia“các cơ quan quản lý giáo dục nên tạo điều kiện cho việc tham gia các HĐNKtrong trường học”, thống nhất giữa các bên liên quan để tạo nên mối quan hệthống nhất vững chắc giữa “người học - nhà trường - phụ huynh”, nên sửa đổi cácchính sách hiện hành về ngân sách cho HĐNK. Các bên liên quan tích cực hỗ trợngười học tham gia “tạo thời gian thích hợp để học sinh tham gia vào các hoạtđộng này”. Khuyến kích, phát huy tính tích cực, chủ động tham gia HĐNK.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

F. Tanya và cộng sự (2015), “Tham gia HĐNK và mang lại sự pháttriển: Sự khác biệt giữa học sinh trung học Canada đã tham gia và chưa thamgia” [121, tr.47 - 55], cho rằng: Để chuẩn bị cho học sinh trưởng thành và cótrách nhiệm cơng dân, hầu hết các trường trung học tổ chức các HĐNK, đượctạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và phát triển. Và theo các tác giả đểhọc sinh phải có điều kiện, cơ hội và hứng thú tham gia HĐNK, nhà trường“cần được cung cấp các phương tiện để tăng cường tiếp cận các HĐNK”,“khuyến khích các giáo viên, phụ huynh và các tình nguyện viên cộng đồngkhác tham gia vào các HĐNK”, giáo dục cho các thành viên trong xã hội vềlợi ích của HĐNK, tăng thêm nguồn lực…

A. N. Bekomson và cộng sự (2020), trong bài viết: “Mối quan tâm đếncác HĐNK và hiệu quả đối với bản thân của học sinh trung học ở Bang CrossRiver, Nigeria” [4, tr.80 - 84]. Chỉ ra rằng: Sự quan tâm của các em đến cácHĐNK có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động xã hội, hiệu quả học tập,ngôn ngữ, đạo đức và sự phát triển tổng thể. Và các tác giả cũng cho rằng đểhọc sinh có hứng thú tham gia các HĐNK “phụ huynh, giáo viên và Ban giámhiệu nhà trường nên tạo cơ hội cho học sinh đi tham quan, và không xem việctham gia vào các HĐNK là điều khiến học sinh mất tập trung trong học tập”.

<i>Nguyễn Thị Hải Yến (2011), với đề tài: Nâng cao chất lượng dạy và học</i>

<i>tiếng Anh thông qua các HĐNK cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xãhội và nhân văn tại Học viện Chính trị [99]. Tác giả cho rằng: HĐNK rất có hiệu</i>

quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh như: “phát huy đượctính tích cực, sáng tạo của người học, mạnh dạn hơn trong ứng xử, giao tiếp hayxử lý tình huống”. Tác giả cũng đưa ra một số biện pháp đổi mới nội dung, hìnhthức tổ chức dạy tiếng Anh thơng qua HĐNK tổ chức trị chơi, những vấn đề cầnlưu ý trong tổ chức học tập, nâng cao hứng thú cho học viên.

Phan Xuân Dũng (2011), “Tổ chức HĐNK cho sinh viên ở Trung tâmGiáo dục quốc phòng Hà Nội 2” [16], cho rằng: để đảm bảo HĐNK có hiệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

quả, tạo hứng thú cho sinh viên cần “thường xuyên quan tâm, nghiên cứu cáchình thức hoạt động sao cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng, thời gian, cơ sởvật chất, nguồn kinh phí, mơi trường sư phạm và con người hiện có”, “coitrọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐNK cho đội ngũ cánbộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và cán bộlớp”, “chú trọng phát huy trách nhiệm, nhiệt tình và năng khiếu, sở trường, sựlinh hoạt, sáng tạo của các đối tượng”, “kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡngphương pháp tổ chức HĐNK với bố trí họ vào các bộ phận tổ chức, hướngdẫn sinh viên tiến hành các hoạt động”, “luôn quan tâm xây dựng môi trường

<i>học tập, rèn luyện sát với môi trường hoạt động của bộ đội”.</i>

Nguyễn Nguyên Khang và Lê Đức Tâm (2016), “Thực trạng tổ chức vàtham gia HĐNK của sinh viên Trường Đại học xây dựng miền Trung” [32, tr.94- 99], nghiên cứu chỉ ra 2 nhóm biện pháp tạo hứng thú tham gia HĐNK chosinh viên. Nhóm tổ chức các HĐNK bao gồm: “tích cực tuyên truyền và nângcao nhận thức về vai trò, tác dụng của HĐNK cho sinh viên”; “phối hợp chặt chẽgiữa các Phịng, Khoa, Trung tâm, các đồn thể trong nhà trường”; “duy trìnhiều hơn các câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ họcthuật, các câu lạc bộ kỹ năng, câu lạc bộ tình nguyện…”. Nhóm giải pháp “đánhgiá việc tham gia các HĐNK của sinh viên” gồm: “Nhà trường cần xây dựngquy định đánh giá HĐNK cho sinh viên”. Đây là một chế tài “thúc đẩy sinh viêntham gia vào các HĐNK một cách tích cực và có trách nhiệm”.

Nguyễn Tiến Đông (2021), với nghiên cứu “Đổi mới HĐNK trong dạy họcmôn Lịch sử ở Trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay” [21, tr.87 -94], đã chỉ ra rằng: Để HĐNK đạt hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh cần phải“nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội thamgia hoạt động giáo dục khác về vị trí, vai trị của HĐNK”. Ngồi ra cần chú ý tới

<b>đối tượng, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường “các HĐNK được tổ chức</b>

cần phải phù hợp với điều kiện khả năng thực tế của các trường trung học phổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

thông, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của giáo viên và học sinh”, “phát huyđược tính tự nguyện, tính tích cực, độc lập của học sinh”.

Phạm Thị Hồng Hoa, Nguyễn Thị Tình (2021), “Một số giải pháp gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa các học phần lý luận chính trịcho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ”, [24, tr.125 - 127]. Để thu hút, tạohứng thú cho sinh viên tham gia vào các HĐNK một cách tích cực và nhiệttình, phải tổ chức nhiều hoạt động sơi nổi, thiết thực, đẩy mạnh công táctuyên truyền, giáo dục giúp sinh viên có nhận thức đúng về vai trò củaHĐNK. Và để làm được điều này cần: “Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹnăng, hình thành thái độ, hành vi cho sinh viên. Tạo điều kiện cho sinh viêntham gia bàn bạc nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐNK”; “xâydựng các tiêu chí khi áp dụng HĐNK trực tiếp trong quá trình giảng dạy”;giáo dục tinh thần tự học, “có biện pháp kiểm tra theo dõi, đánh giá kết quả,khen thưởng, động viên kịp thời đối với những sinh viên năng nổ, có tráchnhiệm”. Ngồi ra cần tăng cường sự lãnh đạo của nhà trường, sự phối hợp củacác cơ quan, đơn vị, đa dạng hóa các hình thức HĐNK, giảng viên tích cựcnghiên cứu nâng cao kỹ năng tổ chức các HĐNK,v.v…

Các biện pháp mà các tác giả đưa ra ở trên là những gợi mở, định hướngcó ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu. Những luận giải đó sẽ cung cấp cơsở lý luận và thực tiễn quan trọng để chúng tôi nghiên cứu đưa ra những biệnpháp nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay.

Tóm lại, qua các cơng trình đã tổng quan ở trên của các tác giả trong vàngoài nước, chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề hứng thú, hứng thú HĐNK đượcnhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Các tác giả đã tiếp cận ở nhiều góc độnghiên cứu khác nhau, nhưng đều nhấn mạnh vị trí, vai trò của HĐNK, chỉ rađược biểu hiện và sự ảnh hưởng của hứng thú đối với HĐNK. Các cơng trìnhđã tổng quan có giá trị khoa học to lớn, là cơ sở để chúng tơi có những luậngiải, nghiên cứu làm rõ hơn những nội dung trong đề tài luận án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấnđề luận án tập trung nghiên cứu</b>

<i><b>1.2.1. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tàiluận án</b></i>

Qua việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu về hứng thú, hứng thúHĐNK của các tác giả trong và ngồi nước, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớnđối với đề tài luận án, được thể hiện cụ thể ở một số nội dung sau:

<i>Một là, những nghiên cứu về hứng thú. Hứng thú là một trong những vấn</i>

đề được nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục,đào tạo (chủ yếu nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh, sinh viên). Các kếtquả nghiên cứu đã chỉ ra cấu trúc và biểu hiện của hứng thú, các yếu tố ảnhhưởng đến hứng thú, biện pháp nâng cao hứng thú. Mặc dù cách tiếp cận khácnhau, nhưng về bản chất, các tác giả đều cơ bản thống nhất chỉ ra khái niệmhứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó do nhận thứcđược ý nghĩa của nó trong đời sống; cảm thấy sự hấp dẫn, lơi cuốn và mongmuốn được tìm hiểu, khám phá đối tượng; đồng thời mang lại những CX - TCtích cực cho cá nhân trong q trình hoạt động. Các cơng trình cũng chỉ ra biểuhiện của hứng thú bao gồm: nhận thức, xúc cảm, hành vi và giá trị, làm rõnhững yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú: yếu tố chủ quan (nhu cầu, động cơ, sởthích, năng lực, kinh nghiệm...) và yếu tố khách quan (mục tiêu, yêu cầu giáodục, đào tạo, môi trường xã hội, giáo dục, tập thể, điều kiện vật chất...), đề xuấtcác biện pháp nâng cao hứng thú như: Hình thành nhu cầu, động cơ, ý thức rõmục đích hoạt động, huy động nguồn lực, cách thức, phương pháp tổ chức, bảođảm cơ sở vật chất, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá...

Các cơng trình đã tổng quan của các tác giả trong và ngồi nước về hứngthú đã giúp cho chúng tơi có cái nhìn tồn diện, hệ thống các khía cạnh khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

nhau về hứng thú: khái niệm, biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp đểnâng cao hứng thú. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa, hoàn thiện lýluận, so sánh, đối chiếu với những nghiên cứu trong luận án.

<i>Hai là, những nghiên cứu về hứng thú hoạt động ngoại khóa. Ở hướng</i>

nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra nhiều nội dung về hứng thú HĐNK

<i>như: Biểu hiện của hứng thú HĐNK, các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú</i>

HĐNK và biện pháp nâng cao hứng thú HĐNK. Các cơng trình đã đưa racác biểu hiện của hứng thú HĐNK bao gồm: nhận thức, CX - TC và hành vi.Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK bao gồm yếu tố chủquan và khách quan (những động cơ bên trong, động cơ bên ngoài, sự hỗ trợvà khuyến khích của phụ huynh, vai trị của giáo viên, nhà trường, nguồn lựckinh tế, chủng tộc, giới tính, thu nhập...). Các tác giả cịn đưa ra những biệnpháp nâng cao hứng thú HĐNK cho học sinh, sinh viên như: các cơ quanquản lý giáo dục nên tạo điều kiện, tạo sự thống nhất giữa “người học - nhàtrường - phụ huynh”, cung cấp các phương tiện, giáo dục cho các thành viêntrong xã hội về lợi ích của HĐNK, tăng thêm nguồn lực. Ở các trườngSQQĐ mặc dù chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu, trực tiếp đến hứngthú HĐNK của học viên dưới góc độ chun ngành, nhưng những cơng trìnhnghiên cứu của các tác giả trong quân đội về hứng thú và hứng thú HĐNK làcơ sở quan trọng để chúng tơi kế thừa, khai thác ở góc độ Tâm lý học,nghiên cứu, hoàn thiện đề tài luận án.

Với những cơng trình nghiên cứu, luận giải của các tác giả về hứng thúHĐNK là cơ sở quan trọng để chúng tơi tiếp thu, nghiên cứu, hồn thiệnkhung lý luận, đặc biệt là làm rõ biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến hứngthú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ. Từ đó làm cơ sở đánh giá thựctiễn và đề xuất giải pháp, thực nghiệm tác động nâng cao hứng thú HĐNKcho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Những kết quả của các cơng trình nghiên cứu về hứng thú, hứng thú trongHĐNK ở trên là nguồn tại liệu phong phú, quý giá mà chúng tơi có thể tham khảo,kế thừa và phát triển nhằm hoàn thiện luận án (đặc biệt trong xây dựng khung lýluận). Đồng thời, các kết quả nghiên cứu ở trên cũng khẳng định chưa có cơng trìnhkhoa học nào nghiên cứu về hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ,đây vẫn là một “khoảng trống” khoa học để nghiên cứu sinh có thể lựa chọn và tiếnhành nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, độc lập, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

<i><b>2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu</b></i>

<i>Trong quá trình thực hiện đề tài luận án: “Hứng thú hoạt động ngoại</i>

<i>khóa của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay”, chúng tôi xác</i>

định một số vấn đề đặt ra luận án tập trung nghiên cứu như sau:

<i><b>Một là, hệ thống lại, phân tích, đánh giá, kế thừa, tiếp thu một cách có</b></i>

chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoàinước, đặc biệt là các nhà Tâm lý học. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận và thựctiễn trong nghiên cứu về hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ.

<i>Hai là, luận án xác định quan điểm tiếp cận, nghiên cứu hứng thú</i>

HĐNK của học viên trong hoạt động; xây dựng các khái niệm công cụ: hứngthú, HĐNK, hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ. Làm rõ cácđặc điểm HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ; xác định các biểu hiện(gồm nhận thức, CX - TC và hành vi) và đưa ra các chỉ báo, các mức độ đánhgiá hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ.

<i>Ba là, để làm cơ sở khái quát, đánh giá thực trạng, luận án không chỉ làm rõ</i>

các biểu hiện của hứng thú HĐNK của học viên mà còn phải tập trung chỉ ra cácyếu tố ảnh hưởng (chủ quan và khách quan) đến hứng thú HĐNK của học viên ởcác trường SQQĐ.

<i>Bốn là, để có cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng hứng thú HĐNK và</i>

các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên, xây dựng bảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

hỏi; lập các mẫu phiểu phỏng vấn sâu; phiếu quan sát; xin ý kiến chuyêngia; điều tra thử; kiểm định độ tin cậy, độ hiệu lực của các thang đo.

<i>Năm là, trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận về hứng thú HĐNK của học</i>

viên ở các trường SQQĐ, dựa vào bộ công cụ đã xây dựng, luận án tập trung khảosát, phân tích, đánh giá thực trạng hứng thú HĐNK và thực trạng các yếu tố ảnhhưởng đến HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ hiện nay.

<i>Sáu là, từ lý luận và thực tiễn phân tích, đánh giá thực trạng luận án</i>

đề xuất một số biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao hứng thú HĐNKcủa học viên. Đồng thời tiến hành thực nghiệm tác động nâng cao hứng thúHĐNK của học viên ở các trường SQQĐ.

Trên đây là những nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu và là những “khoảngtrống” (cái mới) mà luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừacác kết quả nghiên cứu của các nhà Tâm lý học trong và ngoài nước về hứngthú, hứng thú HĐNK, chúng tôi tiến hành xây dựng khung lý luận: khái niệmcông cụ, biểu hiện, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK củahọc viên. Phân tích, đánh giá thực trạng hứng thú HĐNK, các yếu tố ảnhhưởng, đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm và thực nghiệm nâng cao hứng thúHĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Kết luận chương 1</b>

Hứng thú là một vấn đề cơ bản của Tâm lý học, nghiên cứu về hứng thúHĐNK được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu,với những góc độ tiếp cận và hướng nghiên cứu đa dạng. Các tác giả đã cónhững luận giải cơ bản về hứng thú, hứng thú HĐNK, các khía cạnh hứng thúHĐNK của học viên ở các trường SQQĐ theo 3 hướng nghiên cứu (biểu hiện,các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao hứng thú HĐNK). Kết quả củanhững cơng trình nghiên cứu này đã góp phần vào việc làm rõ những vấn đềlý luận, thực tiễn cơ bản về hứng thú, HĐNK và hứng thú HĐNK trong quátrình học tập, rèn luyện của học viên ở các trường SQQĐ.

Tuy nhiên, từ kết quả các cơng trình nghiên cứu đã được tổng quan,chúng tơi nhận thấy, các cơng trình mới chủ yếu nghiên cứu về hứng thú vớihọc tập, hứng thú học tập thông qua HĐNK, hứng thú HĐNK của trẻ em, họcsinh, sinh viên, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, cóhệ thống về hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ. Vì vậy, đây làmột “khoảng trống” trong khoa học cần được khai thác, đi sâu nghiên cứu.Tiến hành nghiên cứu vấn đề này đảm bảo khoa học, khách quan sẽ có ýnghĩa cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn, đồng thời đây thể hiện cái mới củaluận án so với các cơng trình khoa học đã được cơng bố.

Với những cơng trình đã được tổng quan liên quan đến đề tài luận án, giúpchúng tơi có được cái nhìn, đánh giá, khái quát những kết quả đã đạt được cả vềmặt lý luận và thực tiễn. Từ đó, rút ra được những vấn đề luận án tiếp tục nghiêncứu, hoàn thiện trong đề tài luận án, đồng thời qua tổng quan, phân tích, đánh giánhững giá trị của các cơng trình nghiên cứu cịn giúp chúng tơi có cơ sở, cách tiếpcận vấn đề nghiên cứu một cách biện chứng, khoa học. Như vậy, có thể nói đây lànhững nguồn tài liệu, tri thức phong phú, có giá trị cho chúng tơi trong q trìnhthực hiện đề tài luận án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Chương 2</b>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN</b>

<b>QUÂN ĐỘI2.1. Lý luận về hứng thú </b>

<i><b>2.1.1. Khái niệm hứng thú</b></i>

Hứng thú là một trong những biểu hiện cơ bản của Tâm lý học, thuậtngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Khi nghiên cứu vềhứng thú có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau:

Trong tiếng Anh “hứng thú” là “interest”, có nghĩa là sự cuốn hút, thíchthú và quan tâm của chủ thể vào một đối tượng nào đó [tudienso.com].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), hứng thú là:

Hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của conngười nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoạt động,nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng…, hứngthú thường phản ánh thái độ quan tâm đặc biệt của chủ thể đốivới đối tượng do tính hấp dẫn hoặc do ý thức được ý nghĩa quantrọng của đối tượng. Hứng thú tạo nên ở chủ thể khát vọng đượctiếp cận và đi sâu vào đối tượng, làm nảy sinh cảm xúc tích cực(hài lịng, phấn khởi, u thích…), nâng cao sức tập trung chú ývà khả năng làm việc [26, tr.420].

Theo Từ điển Tâm lý học quân sự (2005):

Hứng thú một hình thức biểu hiện của nhu cầu nhận thức conngười, một thành phần của xu hướng nhân cách đảm bảo cho chủthể ý thức rõ hơn mục đích hoạt động nhờ đó đi sâu tìm hiểukhám phá ra những điều mới lạ của thế giới xung quanh. Hứng thú cótính ổn định thể hiện ở thời gian tồn tại và biểu hiện của nó [94, tr.112].

<i>Giáo trình Tâm lý học qn sự (2018), cho rằng: “Hứng thú là động cơ</i>

nảy sinh từ ý nghĩa và sự hấp dẫn của đối tượng làm thoả mãn nhu cầu, được

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

biểu hiện ra bằng những rung động mang lại sự khoái cảm, có sức lơi cuốn,thúc đẩy qn nhân trong hoạt động”[74, tr.101].

<i>A. G. Côvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân [9, tr.100] đã đưa ra định</i>

nghĩa: “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó,do có ý nghĩa của nó trong đời sống và sự hấp dẫn và tình cảm của nó”.

Tác giả G. I. Sukina (1973) với cơng trình nghiên cứu: “Vấn đề hứngthú nhận thức khoa học giáo dục” [73, tr.51], đã đưa ra khái niệm “Hứng thúđó là sự kết hợp độc đáo các quá trình tình cảm - ý chí và q trình trí lực,tính tích cực nhận thức và hoạt động của con người được nâng cao” và “đó làthái độ riêng của cá nhân đối với đối tượng, ý thức được ý nghĩa cuộc sống vàsự hấp dẫn về tình cảm gây ra”.

<i>A. A. Liublinxcaia (1978), trong cuốn Tâm lý học trẻ em [40], lại cho</i>

rằng: “Hứng thú là thái độ nhận thức của con người đối với xung quanh, đốivới một mặt nào đó của nó, đối với một lĩnh vực nhất định mà trong đó conngười muốn đi sâu hơn”.

<i>Nhà Tâm lý học A. N. Lêônchiev (1989), Hoạt động - Ý thức - Nhân</i>

<i>cách [39], cũng xem hứng thú “là thái độ nhận thức nhưng đó là thái độ nhận</i>

thức đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng hoặc hiện tượng của thế giới khách quan”.James Rounds và Rong Su (2014) trong nghiên cứu “Bản chất và sức mạnhcủa hứng thú” [69, tr.1 - 6], đã đưa ra định nghĩa: Hứng thú là những sở thích vềđặc điểm đối với các hoạt động, bối cảnh mà các hoạt động xảy ra hoặc kết quảliên quan đến các hoạt động được ưa thích nhằm thúc đẩy hành vi theo địnhhướng mục tiêu và định hướng cá nhân đến những môi trường nhất định.

<i>Nguyễn Quang Uẩn (2003), trong cuốn Tâm lý học đại cương [96, tr.173],</i>

đưa ra định nghĩa hứng thú như sau: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhânđối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năngđem lại khối cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”.

</div>

×