Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ (học viên ở trình độ C và trên C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 137 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
***





l-ơng hoàng nga





khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái
và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên
học tiếng việt nh- một ngoại ngữ
(học viên ở trình độ c và trên c)






LUậN VĂN THạC Sĩ ngôn ngữ học





Hà Nội, 2008


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
***




l-ơng hoàng nga




khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái
và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên
học tiếng việt nh- một ngoại ngữ
(học viên ở trình độ c và trên c)


CHUYấN NGNH NGễN NG HC
M S: 60 22 01


LUN VN THC S NGễN NG HC


Ngi hng dn khoa hc: TS. Nguyn Thin Nam





Hà Nội, 2008


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
7

1.1. Lý thuyết về nghĩa tình thái của câu 7
1.1.1. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học 7
1.1.2. Vấn đề phân loại các ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái 10
1.1.3. Phương tiện biểu thị nghĩa tình thái 17
1.2. Giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếp 20
1.2.1. Giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếp 20
1.2.2. Phương tiện biểu thị cảm xúc 21
CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ TÌNH THÁI VÀ
CÁCH NÓI BIỂU THỊ CẢM XÚC CỦA HỌC VIÊN HỌC TIẾNG VIỆT NHƢ MỘT
NGOẠI NGỮ (TRÌNH ĐỘ C VÀ TRÊN C)
25

2.1. Kết quả định lƣợng 25
2.1.1. Kết quả định lượng qua bài thi trình độ C 25
2.1.2. Kết quả định lượng qua băng ghi âm 28
2.1.3. Kết quả định lượng qua bài tập kiểm tra trình độ 33
* Tiểu kết 38
2.2. Kết quả định tính 39
2.2.1. Từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc được học viên nắm bắt

khá tốt khi làm bài tập kiểm tra trình độ 39
2.2.2. Từ tình thái và các cách nói biểu thị cảm xúc được học viên ưa sử
dụng 44
2.2.3. Những tình huống giao tiếp thể hiện năng lực sử dụng từ tình thái
và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên 48
2.2.4. Một số hiện tượng biểu hiện hạn chế trong năng lực sử dụng từ tình
thái và các cách nói biểu thị cảm xúc của học viên trình độ C và trên C 55
* Tiểu kết 67


2
CHƢƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ
TÌNH THÁI VÀ CÁCH NÓI BIỂU THỊ CẢM XÚC CỦA HỌC VIÊN NƢỚC
NGOÀI. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA NGƢỜI NGHIÊN CỨU
69

3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng 69
3.1.1. Tiếng mẹ đẻ của học viên 69
3.1.2. Vị trí của từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc trong một số
giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay 71
3.1.3. Ứng xử của học viên và giáo viên với từ tình thái và cách nói biểu
thị cảm xúc trong quá trình dạy và học 79
3.1.4. Cá tính của học viên và môi trường sống của học viên trong quá
trình học tập tiếng Việt tại Việt Nam 84
3.2. Một số đề xuất 86
3.2.1. Đề xuất phương pháp học tập 86
3.2.2. Đề xuất phương pháp giảng dạy 87
3.2.3. Đề xuất về công tác biên soạn sách và giáo trình 95
* Tiểu kết 99
KẾT LUẬN

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………………… 101
PHỤ LỤC















3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay việc học tiếng Việt đã trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều
người nước ngoài. Công tác nghiên cứu về hoạt động dạy và học tiếng Việt
như một ngoại ngữ cũng có những chuyển biến mới. Hàng năm các cuộc hội
thảo, các hội nghị khoa học về “Tiếng Việt cho người nước ngoài” đã được tổ
chức cả trong và ngoài nước. Ngày càng có nhiều người viết về những vấn đề
xung quanh việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, từ những bài viết
nhỏ nhằm trao đổi kinh nghiệm cho đến cả những công trình nghiên cứu khá

sâu sắc. Tất cả những nghiên cứu đó đã cung cấp những kinh nghiệm quí báu
về phương pháp dạy tiếng ở nhiều phương diện khác nhau. Nhằm góp một
phần nhỏ bé của mình vào công cuộc nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đề
tài “Khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của
học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ (trình độ C và trên C)”. Chúng tôi
lựa chọn đề tài này là xuất phát từ những lý do sau:
- Từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc là những phương tiện
chuyển tải nhanh nhất những nhận định, đánh giá, thái độ, tình cảm, cảm xúc
của người nói tới người nghe.
- Bên cạnh việc học các kiến thức ngữ pháp cơ bản như cách sử dụng
các động từ, tính từ, danh từ; vấn đề về chủ ngữ, vị ngữ, vấn đề về cách viết
câu, viết đoạn văn, học viên nước ngoài học tiếng Việt cần học cả những
phương tiện để thể hiện những thái độ, cảm xúc.
- Học viên nước ngoài học tiếng Việt, nếu biết sử dụng từ tình thái và
cách nói biểu thị cảm xúc trong tiếng Việt đúng nơi, đúng lúc sẽ tạo được sự
hấp dẫn cho câu chuyện, tạo sự ngạc nhiên cho người bản ngữ.
2. Mục đích của đề tài
Chúng tôi đặt ra mục đích cụ thể trong quá trình làm việc là:

4
- Tìm hiểu những mặt mạnh và những điểm yếu trong năng lực sử dụng
từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên.
- Nêu đề xuất cho việc học của học viên, cho công tác giảng dạy của
giáo viên, cho công tác biên soạn sách và giáo trình dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài trên cơ sở khắc phục những điểm yếu và phát huy những mặt mạnh
trong năng lực sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Muốn đạt được mục đích trên chúng tôi xác định rõ nhiệm vụ phải làm là:
1. Khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và các cách nói biểu thị cảm
xúc của nhiều đối tượng học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ và khái

quát lên tình hình chung.
2. Lí giải nguyên nhân có tình hình như trên.
4. Đối tƣợng khảo sát
Nói chung đối tượng được khảo sát là các học viên học tiếng Việt như
một ngoại ngữ ở trình độ C và trên C (trình độ của người học được đánh giá
bằng số lượng, chất lượng các giáo trình họ đã học. Tuy nhiên có những học
viên học tiếng Việt không theo trình tự các giáo trình vì thế cũng có thể đánh
giá trình độ của họ theo thời gian đã học tiếng Việt.)
Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng đối tượng học như thế nào là vấn đề
rất quan trọng đối với hoạt động giảng dạy cũng như việc nghiên cứu hoạt
động này nên đối tượng nghiên cứu của đề tài cũng được chọn lọc và phân
loại kỹ lưỡng.
Đối tượng cụ thể như sau:
Chủ yếu là học viên đã và đang học tiếng Việt ở khoa Việt Nam học và
Tiếng Việt - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Đối tượng khảo sát ở những lứa tuổi khác nhau, có sở thích, thói quen
khác nhau, đến từ những nước khác nhau và có mục đích học tập khác nhau.

5
Vì thế khi làm việc chúng tôi chú ý tới đối tượng nghiên cứu theo các
tiêu chí sau:
1. Quốc tịch, lứa tuổi, cá tính.
2. Mục đích học tiếng Việt
3. Thời gian đã học tiếng Việt.
4 Thời gian tự học tiếng Việt.
5. Thời gian tiếp xúc với người bản ngữ.
5. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cho thấy rõ những mặt mạnh và
mặt yếu trong sử dụng từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên,
từ đó người ta có thể ứng dụng để giải quyết vấn đề về phương pháp học,

phương pháp dạy. Luận văn cũng cho thấy những thiếu sót trong một số cuốn
giáo trình hiện hành, từ đó giải quyết những vấn đề về biên soạn giáo trình
dạy tiếng.
6. Phƣơng pháp làm việc
6.1. Phương pháp lấy tư liệu
* Soạn bài tập kiểm tra trình độ cho học viên làm.
* Ghi âm các cuộc nói chuyện của học viên với người bản ngữ
* Dự một số giờ học của học viên.
* Thu thập một số bài thi (môn viết) lấy chứng chỉ tiếng Việt trình độ C
của học viên
6.2. Phương pháp xử lý tư liệu
Áp dụng hệ các phương pháp: thống kê, miêu tả, đối chiếu, phân tích và
quy nạp.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:

6
Chương 1. Một số vấn đề lý thuyết
Chương này nêu khái quát những vấn đề lý thuyết về nghĩa tình thái của
câu. Lí thuyết về giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếp. Làm rõ nội hàm các
thuật ngữ được dùng trong luận văn: từ tình thái và cách nói biểu thị cảm xúc.
Chương 2. Kết quả khảo sát năng lực sử dụng từ tình thái và các cách
nói biểu thị cảm xúc của học viên học tiếng Việt như một ngoại ngữ (trình độ
C và trên C)
Chương này đưa ra những con số thống kê cụ thể trong thực tế sử dụng
ngôn ngữ của các đối tượng học viên đã tiến hành khảo sát. Theo đó đưa ra
những nhận định, đánh giá ban đầu về năng lực sử dụng từ tình thái và cách
nói biểu thị cảm xúc của học viên.
Tiếp đó luận văn tiến hành nghiên cứu định tính để tìm hiểu sâu hơn về
những ưu điểm và những tồn tại trong năng lực của học viên về từ tình thái và

cách nói biểu thị cảm xúc.
Chương 3. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực sử dụng từ tình thái
và cách nói biểu thị cảm xúc của học viên nước ngoài.Một số đề xuất của
người nghiên cứu
Chương này phân tích rõ những yếu tố ảnh hưởng quyết định tới tình
hình sử dụng ngôn ngữ của học viên như chương 2 đã trình bày. Cuối cùng
trên cơ sở những phân tích, tổng hợp và những nhận định người viết có được
trong quá trình nghiên cứu, cũng như qua thực nghiệm, luận văn xin đưa một
số đề xuất về cách học hiệu quả cho học viên, một cách dạy tích cực đối với
giáo viên và một số đề xuất cho công tác biên soạn giáo trình.

7
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết về nghĩa tình thái của câu
1.1.1. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học
Khái niệm tình thái vốn xuất phát từ trong logic học. Trong logic học,
nội dung mệnh đề thường được chia ra làm hai phần: ngôn liệu và tình thái.
Ngôn liệu là cái tập hợp gồm vị ngữ logic và các thành tố của nó, được xem
xét như mối liên hệ tiềm năng. Còn tình thái là cách hiện thực mối liên hệ
tiềm năng ấy là hiện thực hay phi hiện thực; tất yếu hay không tất yếu, có khả
năng hay không có khả năng. Do chỗ chỉ quan tâm đến giá trị chân nguỵ của
nội dung mệnh đề, gạt bỏ đi vai trò chủ quan của người nói cùng nhiều nhân
tố khác nên “cái âm giai tình thái logic chỉ giới hạn trong tính hiện thực, tính
tất yếu và tính khả năng với những mức độ khác nhau của tính chất ấy và sự
phối hợp giữa các tính chất ấy” (16, tr50). Vậy là tình thái trong logic học chỉ
liên quan đến phạm trù tình thái khách quan. Cái tình thái miêu tả chỉ duy
nhất xoay quanh mối quan hệ giữa nội dung của điều được nói ra với thực tế.
T. Givon viết “… trong ngôn ngữ học tình thái đã được nhìn nhận và lý
giải từ góc độ dụng học với những sở chỉ rõ ràng về người nói, người nghe,

với sự quan tâm đến ý đồ, mục đích giao tiếp của họ.” (dẫn theo 14, tr13). Vì
thế tình thái trong ngôn ngữ học làm thành một phổ đa dạng về màu sắc,
phong phú về cách thức biểu hiện hơn nhiều so với tình thái khách quan trong
lôgic học.
Tuy nhiên không phải ngay từ đầu các nhà ngôn ngữ học đã ý thức
được như vậy. Trong một thời gian dài do ảnh hưởng sâu sắc về sự phân giới
dứt khoát giữa ngôn ngữ và lời nói mà F.D. Saussurre đã xác lập, tính tình
thái trong ngôn ngữ học bị đẩy về phía lời nói và bị coi là thứ yếu. Mấy chục
năm trở lại đây, tình thái của ngôn ngữ được nhìn nhận lại và đã trở thành một

8
trong những vấn đề trung tâm của ngôn ngữ. Nhiều nhà ngữ học trên thế giới
đã bàn luận về vấn đề này như Ch. Phillmore, J. Lyons, V.V Vinogradov…
Quan điểm đáng chú ý nhất và có tầm ảnh hưởng mạnh nhất phải kể
đến đó là quan điểm của Ch. Bally, nhà ngôn ngữ học người Pháp. Theo ông
nội dung ngữ nghĩa của câu cần được phân biệt thành hai yếu tố khác nhau đó
là Dictum và Modus. Dictum được hiểu là nội dung biểu hiện làm thành cốt
lõi ngữ nghĩa của câu, miêu tả một sự tình nào đó của thế giới. Còn Modus là
những thái độ, những cách đánh giá khác nhau của người nói đối với nội dung
được biểu hiện cũng như mối quan hệ giữa nội dung ấy với hiện thực trong
cách nhìn nhận của chủ thể phát ngôn. Hai thành phần nghĩa vừa kể trên luôn
luôn gắn kết với nhau trong mọi phát ngôn nhưng chính Modus mới là “linh
hồn của câu”. Quan điểm của Ch. Bally được coi là quan điểm mở đường cho
công cuộc nghiên cứu nghĩa tình thái của câu. Về sau có nhiều nhà ngôn ngữ
học khác tiếp bước ông và cũng nghiên cứu tình thái theo hướng đó. Cặp
thuật ngữ Dictum và Modus ông dùng được gọi theo nhiều tên khác, khi là
mệnh đề / tình thái, khi là ngôn liệu / tình thái, tình thái/ mệnh đề hay cơ sở
mệnh đề / tình thái … tuỳ theo cách tiếp cận của từng nhà ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Diệp Quang Ban,
Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp, Cao Xuân Hạo, và nhiều nhà nghiên cứu khác đã

nghiên cứu nghĩa tình thái của câu. Tuy cách đặt vấn đề, hướng nghiên cứu có
nhiều điểm khác nhau nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất với
nhau ở một điểm là coi tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa - chức năng, phản
ánh mối quan hệ khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với
thực tế, phản ánh thái độ, cách đánh giá của người nói đối với nội dung miêu
tả trong câu, xét trong quan hệ với người nghe, với hoàn cảnh giao tiếp.
Cao Xuân Hạo, người đã nêu nhiều vấn đề đáng chú ý trong nghiên cứu
về tình thái, viết rằng “trong ngôn ngữ, các tình thái của phát ngôn làm thành

9
một bảng màu cực kỳ đa dạng, trong đó phần lớn có liên quan trực tiếp hay
gián tiếp đến tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng, nhưng dưới nhiều
sắc thái khác nhau và có nhiều cách biểu hiện khác nhau.” (16, tr50). Chính
do “bảng màu cực kỳ đa dạng này” mà tình thái trở thành vấn đề hết sức phức
tạp trong ngôn ngữ. Các cuộc bàn luận về nội hàm của khái niệm tình thái cho
đến nay vẫn còn có nhiều quan điểm chưa được thống nhất.
Với tính chất của luận văn, chúng tôi không có ý định bàn luận thêm về
tính hợp lý hay phi lý của các quan điểm hiện có về khái niệm tình thái.
Chúng tôi chấp nhận một quan điểm phổ biến nhất về tình thái để thuận tiện
cho quá trình khảo sát. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của hai tác giả Lê
Đông và Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: để chỉ sự đối lập Modus và Dictum thì
dùng cặp thuật ngữ tình thái/ nội dung mệnh đề là hợp lý hơn cả. Vì như các
tác giả cũng đã chỉ ra, cặp thuật ngữ này tỏ ra bao quát và quen thuộc nhất.
Hơn nữa dùng thuật ngữ nội dung mệnh đề một mặt cho phép ta chỉ ra tính
tiềm năng của sự tình được biểu hiện, mặt khác nó không hoàn toàn trùng với
cách hiểu của lôgích học. Thêm vào đó cặp thuật ngữ này tạo điều kiện cho
việc cấu tạo các thuật ngữ khác như khung tình thái, nội dung mệnh đề của
hành vi ngôn ngữ…Khái niệm tình thái, theo đó, nên được hiểu theo nghĩa
rộng nhất như Bybee đã nói. Đó là “tất cả những gì mà người nói thực hiện
cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề” (dẫn theo 8, tr23). Nếu hiểu theo nghĩa

rộng như thế thì khái niệm tình thái trong ngôn ngữ sẽ bao gồm nhiều kiểu ý
nghĩa rất khác nhau. Có thể phân thành những nhóm cơ bản sau:
1. Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay nói theo
lý thuyết hành vi ngôn ngữ, kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (hỏi,
ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên, mời …) gắn trực tiếp với chiều tương tác
liên nhân của giao tiếp, với kiểu tác động của người nói đến người đối thoại.
2. Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay
xúc cảm của người nói đối với nội dung thông báo về mức độ quan trọng, về

10
độ tin cậy, xem nó là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực, bất ngờ, ngoài
chờ đợi hay bình thường, về khả năng, tính hiện thực…
3. Ý nghĩa thuộc đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại
của sự tình.
4. Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan
đến khung vị từ và mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ
(thời, thể hay các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái…)
5. Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn với ngữ
cảnh, theo quan điểm, đánh giá của người nói. Chẳng hạn như đặc tính siêu
ngôn ngữ, hỏi lại, sự đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết của người
nghe, thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe, sự đánh giá của
người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác…
1.1.2. Vấn đề phân loại các ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái
Hầu hết các công trình nghiên cứu về tình thái (những luận văn, luận án
và một số bài viết trên tạp chí ngôn ngữ) đều nói tới nội hàm của phạm trù
tình thái và vấn đề phân loại các ý nghĩa đó. Có thể các tác giả gọi tên theo
nhiều cách khác nhau: vấn đề phân loại tình thái, ý nghĩa bộ phận của khái
niệm tình thái hay một số thế đối lập chủ yếu của tình thái trong ngôn ngữ,
nhưng tựu chung lại vẫn cùng một mục đích là làm sáng rõ bức tranh nội hàm
của khái niệm tình thái và phạm trù hoá chúng thành một số loại cơ bản. Bản

thân khái niệm tình thái là một khái niệm rộng lớn. Mỗi phát ngôn đều mang
trong mình một nghĩa tình thái nhất định nếu không muốn nói là còn có thể có
nhiều nghĩa tình thái chồng chéo lên nhau, đan bện vào nhau trong chỉ một phát
ngôn. Vì vậy việc làm rõ nội hàm của khái niệm tình thái đã là một vấn đề khó
khăn thì việc phạm trù hoá các ý nghĩa đó lại càng khó khăn hơn. Công việc này
đòi hỏi phải có quá trình phân tích tỉ mỉ và óc bao quát để sao cho kết quả các
phạm trù phải vừa rõ nghĩa lại vừa không bỏ sót các ý nghĩa bộ phận.

11
Th.s Đoàn Thị Thu Hà, trong luận văn tốt nghiệp của mình, nêu ý kiến
về vấn đề tình thái “là một phạm trù ngữ nghĩa – chức năng phản ánh mối
quan hệ, thái độ, cách đánh giá của người nói đối với nội dung của phần còn
lại trong câu”. Có hai loại tình thái: tình thái chủ quan và tình thái khách
quan. Trong đó tình thái chủ quan là kiểu tình thái mà ngôn ngữ học đặc biệt
quan tâm. Đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định “Các ý nghĩa tình
thái nhiều khi đan bện vào nhau làm thành một phổ liên tục không dễ gì quy
hoạch thành những kiểu loại những bình diện rõ ràng: “Nhiều khi một ý nghĩa
lại có thể đồng thời tham gia vào nhiều đối lập, thuộc nhiều bình diện khác
nhau.” “lại cũng có tình trạng là cùng dùng chung một thuật ngữ mà các tác
giả khác nhau có thể hiểu theo những cách khác nhau, hay cùng một hiện
tượng, cùng chấp nhận một cách phân loại mà tác giả này xếp vào kiểu loại
tình thái này, tác giả khác lại xếp vào kiểu loại tình thái khác …”. (19, tr15)
Theo đó, chúng ta đều biết rằng thế đối lập tình thái khách quan và tình thái
chủ quan là thế đối lập vẫn thường được nhắc tới. Thế nhưng cách hiểu thế
nào là tình thái khách quan và thế nào là tình thái chủ quan lại khác xa nhau.
Chẳng hạn: A.V.Bondarko khẳng định chỉ có hai nhóm ý nghĩa được các nhà
nghiên cứu công nhận là các ý nghĩa tình thái là:
- Tính khả năng, tính tất yếu, tính cần yếu. Nhóm này làm cơ sở cho
tình thái khách quan.
- Sự nghi ngờ, tính không chắc chắn, giả định khả năng và tính dứt

khoát. Nhóm này làm sơ sở cho tình thái chủ quan.
J. Lyons cũng phân chia tình thái khách quan và tình thái chủ quan.
Khi chú ý hơn tới tình thái chủ quan, ông cho rằng tình thái chủ quan có một
phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với quan điểm về tình thái chủ quan của
A.V. Bondarko. Theo ông tình thái chủ quan có thể được chia làm hai tiểu
loại: tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Tình thái nhận thức có thể

12
được hiểu là sự cam kết ở một mức độ nào đó của người nói đối với tính chân
thực của điều được nói ra; tình thái đạo nghĩa biểu thị thái độ của ngưòi nói
đối với hành động mà mệnh đề biểu thị chúng được xem xét theo các nội
dung về tính nghĩa vụ, sự cấm đoán và sự miễn trừ.
Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Phương Trà trong luận văn của mình
đều công nhận rằng tình thái khách quan là loại tình thái của lôgích học, nó
chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất của phán đoán với hiện thực,
mang tính chất khách quan, bản thể và xem đó như một đặc trưng nội tại của
bản thân cấu trúc chủ từ - vị từ lôgích. Tình thái khách quan tách khỏi những
nhân tố thuộc về thái độ tình cảm, đánh giá, mục đích, nhu cầu, ý chí của con
người nói chung và của từng chủ thể phát ngôn nói riêng, còn tình thái chủ
quan là tình thái trong ngôn ngữ học vì ngôn ngữ luôn gắn liền với con người,
với chủ thể phát ngôn. Đó là những thái độ về tình cảm, cách đánh giá, mong
muốn, nguyện vọng, cam kết, sự tin tưởng, nghi ngờ… của người nói trong
mối quan hệ với nội dung được thông báo trong câu và với thực tế.
Bùi Trọng Ngoãn trong luận án Tiến sĩ cũng đồng quan điểm với hai tác
giả nói trên. Theo Bùi Trọng Ngoãn khi nói tới tình thái trong ngôn ngữ là nói
tới tình thái chủ quan. Bởi vì trong ngôn ngữ vai trò của người nói được đặc
biệt coi trọng. Người nói không trình bày hiện thực như nó vốn có mà trình bày
theo lăng kính chủ quan của mình và theo những ý định riêng của mình.
Những người nghiên cứu vừa nêu trên có khuynh hướng phân chia dứt
khoát tình thái chủ quan và tình thái khách quan, dựa trên tiêu chí vai trò vị trí

của người nói vào lúc nói. Theo đó họ thường nhấn mạnh tính chất chủ quan
của ngôn ngữ và nhận định chỉ có tình thái chủ quan mới là tình thái trong
ngôn ngữ học. Vì thế, nghiên cứu về tình thái trong ngôn ngữ tức là nghiên
cứu về tình thái chủ quan.
Một số nhà nghiên cứu khác cũng công nhận có một sự đối lập giữa
tình thái chủ quan và tình thái khách quan tuy nhiên dựa trên một tiêu chí

13
khác nên quan điểm về tình thái chủ quan và tình thái khách quan có phần
khác biệt. Chẳng hạn, các nhà ngôn ngữ học thuộc nhóm ngữ pháp chức năng
Hà Lan đã cho rằng:
- Tình thái khách quan thể hiện sự đánh giá dựa trên hiểu biết của
người nói về thực cách của sự tình và gồm hai tiểu loại: nhận thức và đạo
nghĩa, mỗi loại đều được biểu hiện trên một thang độ, từ chắc chắn đến không
thể, từ bắt buộc đến cấm đoán.
- Tình thái chủ quan lại biểu thị sự cam kết có tính cá nhân của người
nói về tính chân thực của sự tình, thể hiện qua những bằng chứng (suy luận,
trải nghiệm, trích dẫn, nghe tường thuật …)
Quan niệm như thế rõ ràng cả tình thái chủ quan và tình thái khách
quan đều có mối liên hệ tới yếu tố người nói, điều khác nhau là ở chỗ cách
thức và phạm vi, thái độ, tình cảm mà người nói biểu thị qua câu nói. Rõ ràng
cả hai loại tình thái đều thuộc vào phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học.
Ở Việt Nam Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp, cũng đề nghị một thế đối lập
khá bao quát là tình thái chủ quan và tình thái khách quan. Theo hai tác giả thì:
- Bộ phận nghĩa trực tiếp gắn phát ngôn với cái tôi chủ thể, chủ quan
của người nói, gắn với ngữ cảnh giao tiếp, với sự tương tác liên chủ thể và do
đó là những kiểu nghĩa ngữ dụng, đều thuộc phạm vi nghiên cứu của ngữ
dụng, được gọi chung là tình thái chủ quan. Tình thái chủ quan sẽ bao gồm a)
Những kiểu mục đích phát ngôn được ngữ pháp hoá, được thể hiện bằng các
phương tiện ngữ pháp cũng như những kiểu câu ngôn hành. b) Tất cả các ý

nghĩa tình thái liên quan đến thái độ, cách đánh giá của người nói đối với điều
anh ta nói ra. Nói theo cách nói của Hare, đó là những ý nghĩa thể hiện những
sự cam kết của người nói đối với hành vi tại lời.
- Bộ phận nghĩa tình thái phản ánh đặc trưng mang tính bản thể của
hành động, trạng thái, tính chất (bắt đầu/ kết thúc, kéo dài/ không kéo dài) hay

14
mối quan hệ của chủ thể đối với hành động, tính chất, trạng thái do vị ngữ hạt
nhân biểu thị (ví dụ: chủ thể muốn, có ý định, có khả năng …thực hiện hành
động, mức độ của tính chất, trạng thái mà chủ thể mang trong bản thân). Đây
là bộ phận tình thái mà người nói chỉ đơn thuần truyền đạt lại nên gọi là tình
thái khách quan, hay gọi là tình thái của sự tình được truyền đạt. Về cơ bản
tình thái này nằm ở bình diện nghĩa học.
Như vậy, cũng tạo lập thế đối lập giữa tình thái khách quan và tình thái
chủ quan nhưng theo một hướng khác. Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp không
sử dụng thuật ngữ tình thái khách quan theo nghĩa là khách quan lôgích như
đã trình bày ở hướng quan niệm thứ nhất (nhóm tác giả phân lập ranh giới
tình thái khách quan và tình thái chủ quan, trong đó chỉ có tình thái chủ quan
mới là đối tượng quan tâm của ngôn ngữ học). Các ông đã đi theo hướng phân
loại các kiểu tình thái theo lý thuyết hành vi ngôn từ, tiến tới sự phân lập
thành tình thái khách quan và tình thái chủ quan. Cả hai loại tình thái này đều
thuộc phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học. Chỉ khác nhau ở bình diện
nghiên cứu, tình thái khách quan thuộc bình diện nghĩa học còn tình thái chủ
quan thuộc bình diện dụng học.
Nói như vậy không có nghĩa rằng tất cả các nhà ngôn ngữ học đều phân
ra thế đối lập tình thái khách quan và tình thái chủ quan. Vì theo nhiều nhà
nghiên cứu khách quan hay chủ quan là những khái niệm rất mơ hồ, thật khó
để xác định khi nào là tình thái khách quan khi nào là tình thái chủ quan.
Chẳng hạn như: khi câu nói nghe hoàn toàn là khách quan (chỉ thông báo một
sự tình như nó vốn có) như nó nghỉ học. Người nói không thể hiện một thái

độ hay sự cam kết nào trong câu nói. Thế nhưng sự không cam kết nào lại
chính là một sự cam kết. Ở đây người nói chắc chắn về việc nó nghỉ học. Hay
câu nói nó nói nó nghỉ học. Thoạt tiên nghe câu nói cũng như là hoàn toàn
khách quan nhưng xét kỹ lại mang tính chất chủ quan. Người nói thông báo cả

15
nguồn chứng cứ là “ nó nói” giống như thể hiện của một sự chưa chắc chắn.
Chúng ta có thể diễn đạt câu nói theo một cách khác như Nó nói nó nghỉ học
nhưng tôi không biết có thật không.
C. Kerbrat Orecchioni, khi đề cập tới tính chủ quan trong lời nói đã chỉ
rõ tính mơ hồ của thuật ngữ này. Theo bà thuật ngữ chủ quan mơ hồ bởi tác
động của các yếu tố liên quan đến ngữ nghĩa của lời nói trong giao tiếp là:
- Tình huống hoặc ngữ cảnh của phát ngôn
- Lối sử dụng ngôn từ còn tuỳ thuộc vào nền văn hoá, tư tưởng, niềm
tin, hy vọng của người nói.
Thứ nữa là tính chủ quan của lời nói có thể được thể hiện bằng hiển
ngôn hoặc được thể hiện một cách hàm ẩn ở trong câu. Vì thế bà không đề
cập tới cặp đối lập tình thái khách quan và tình thái chủ quan trong ngôn ngữ.
Với những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy cách phân chia tình thái
khách quan và tình thái chủ quan như Lê Đông và Nguyễn Văn HIệp đã đề
xuất là hợp lý. Khung lý thuyết đó sẽ giúp ích rất nhiều cho những người đi
sau khi nghiên cứu về tình thái.
Đã có nhiều thế đối lập về phạm trù tình thái được nêu ra nhằm làm cho
bức tranh tình thái được sáng rõ hơn. Chẳng hạn như tình thái nhận thức và
tình thái đạo nghĩa; tình thái căn bản và tình thái nhận thức (tình thái căn bản
bao gồm tình thái đạo nghĩa và tình thái trạng huống); tình thái hướng tác thể
và tình thái hướng người nói; tình thái mục đích phát ngôn và tinh thái của
lời phát ngôn. Trong những thế đối lập này, thế đối lập tình thái của mục đích
phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn là thế đối lập nhiều hứa hẹn hơn cả.
Cách tiếp cận này là cách tiếp cận theo hướng ngữ dụng học, “cho phép người

nghiên cứu có thể miêu tả toàn diện tình thái với các phương tiện tình thái
hoạt động như những siêu tác tử tác động vào nội dung mệnh đề, hình thành
nên khung tình thái rộng lớn của câu”(19, tr24). Cao Xuân Hạo, có lẽ là người

16
đầu tiên trong giới Việt Ngữ học chủ trương phân loại tình thái theo tinh thần
phân biệt tình thái của mục đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn, nhưng
ông gọi là tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn.
- Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt lời nói về phương diện
mục đích và tác dụng trong giao tế: đó là sự phân biệt quen thuộc giữa các
loại câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, vốn là những sự phân biệt được
ngữ pháp hoá (được thể hiện bằng những sự phân biệt về hình thức đã được
mã hoá trong ngữ pháp) cho nên được ngữ pháp cổ truyền miêu tả từ lâu.
Ngoài ra tình thái của hành động phát ngôn còn phải kể thêm sự phân biệt
giữa hai loại câu trần thuật (hay miêu tả), tức mang tính chất thông báo thuần
tuý và những câu có giá trị ngôn trung được đánh dấu: câu xác nhận, câu phản
bác (đặc biệt là câu phản bác phủ định) và nhất là câu ngôn hành. Tình thái
của hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp.
- Tình thái của lời phát ngôn thuộc cái nội dung được truyền đạt (trong
câu trần thuật hay câu hỏi), nó có liên quan đến thái độ của người nói đối với
điều mình nói ra, hoặc đến quan hệ sở đề và sở thuyết của mệnh đề. Đó là một
phần quan trọng của bình diện nghĩa học.
Tình thái của lời phát ngôn còn có thể chia thành hai loại tình thái của
câu và tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân.
- Tình thái của câu phản ánh thái độ của người nói đối với điều mình nói
ra, cách người nói đánh giá tính hiện thực hay không hiện thực, giới hạn của
tính hiện thực (trong thời gian chẳng hạn – phạm trù thì), mức độ của tính xác
thực, của tính tất yếu (khách quan hay đạo lý), tính khả năng (vật chất hay tinh
thần), tính chất đáng mong muốn hay đáng tiếc v.v. của điều được thông báo.
- Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân phản ánh những dạng thức thể

hiện của hành động, quá trình, trạng thái, hay tính chất do phần thuyết (hay vị
ngữ diễn đạt. Dạng thức ở đây gồm những đặc trưng như “kéo dài/ không kéo

17
dài, bắt đầu / kết thúc”) v.v thường gọi là những đặc trưng về thể. Nếu hạt
nhân vị ngữ của câu có chủ thể thì tình thái phản ánh mối quan hệ của chủ thể
(tham tố thứ nhất) đối với tính hiện thực, tính tất yếu, tính khả năng của hành
động, quá trình, trạng thái hay tính chất do vị ngữ hạt nhân của phần thuyết
biểu đạt (chẳng hạn như có ý muốn, có ý định làm, có đủ cam đảm hay đủ tàn
nhẫn để làm, mức độ của trạng thái, tính chất được chủ thể mang trong bản
thân v.v.)
1.1.3. Phương tiện biểu thị nghĩa tình thái
Chấp nhận một quan niệm rộng về tình thái như đã nêu ở phần trên,
cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi công nhận rằng bất kỳ một lời phát ngôn
nào cũng chứa đựng ít nhất một tình thái. Tình thái có thể được coi như trung
hoà (không đánh dấu) là tình thái “hiện thực” hay “trần thuật khẳng định”
được thể hiện bằng thái trần thuật trong các ngôn ngữ biến hình và thể hiện
bằng sự vắng mặt của mọi yếu tố chỉ tình thái trong cấu trúc câu đã thành
hình (nghĩa là đã tuyến tính hoá theo các quy tắc câu) trong các ngôn ngữ
không biến hình. Tình thái có thể được thể hiện bằng các phương tiện tình
thái, nghĩa là có hình thức đánh dấu ở trong câu.
Các ý nghĩa tình thái rất rộng và phong phú vì thế để thể hiện được hết
các ý nghĩa đó trong ngôn ngữ, các phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái cũng
rất phong phú và có phần phức tạp. Trong các ngôn ngữ biến hình thì các
phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đã được nghiên cứu có hệ thống và
thường được phân biệt là các phương tịên ngữ pháp và các phương tiện từ
vựng. Đối với các ngôn ngữ biến hình nói chung thì các phương tiện ngữ
pháp được chú trọng hơn và thường được các tác giả nêu ra đó là thức của
động từ, động từ tình thái, tiểu từ tình thái…Trong tiếng Việt, các phương
tiện biểu thị tình thái trước đây chưa được miêu tả một cách có hệ thống. Các

tác giả thường gọi tên các phương tiện tình thái theo những đặc trưng của

18
cách biểu đạt. Chẳng hạn như, khởi ngữ, phó từ phủ định, động từ tình thái,
ngữ khí từ, phạm trù thì, phạm trù thể, phó từ, phó động từ v.v. Và thực tế là
các phương tiện biểu thị tình thái không được xem là những thành phần quan
trọng cần quan tâm nhiều. Chúng thường được xem là những hư từ không
mang nghĩa từ vựng. Với sự quan tâm ngày càng nhiều tới phạm trù tình thái,
trong nghiên cứu Việt ngữ học ngày càng có nhiều công trình đi sâu nghiên
cứu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các phương tiện biểu thị
nghĩa tình thái. Chẳng hạn như Nguyễn Văn Hiệp, Lê Đông, Lê Thị Hoài
Dương nghiên cứu về hệ thống tiểu từ tình thái cuối câu; Bùi Trọng Ngoãn
khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt; Đoàn Thi Thu Hà khảo sát
nghĩa và cách dùng các quán ngữ tình thái trong tiếng Việt; Trần Thị Mỹ So
sánh các yếu tố biểu thị tình thái nhận thức trong câu tiếng Việt và những
hình thức biểu đạt tương ứng trong câu tiếng Anh v.v. Hệ thống các phương
tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt ngày càng được làm sáng rõ. Xét một
cách chung nhất có thể thấy các phương tiện dùng để biểu đạt nghĩa tình thái
có thể xếp thành ba nhóm phương tiện lớn là :
- Phương tiện ngữ âm: trong hầu hết các ngôn ngữ người nói sử dụng
ngữ điệu và trọng âm để thể hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá và những
thông tin mà người nói cần nhấn mạnh.Thực tế sử dụng ngôn ngữ cho thấy
phương tiện ngữ âm được ưa dùng để thể hiện ý nghĩa tình thái bởi có lẽ cách
thể hiện tình thái bằng ngữ âm dễ gây ấn tượng và có nhiều điều khá thú vị.
- Phương tiện ngữ pháp: các phương tiện ngữ pháp thường được nhắc tới
là thời và thức của động từ trong các ngôn ngữ biến hình và phương thức đảo
trật tự từ hay thay đổi cấu trúc của câu trong các ngôn ngữ không biến hình.
- Phương tiện từ vựng: Bộ phận từ vựng biểu thị nghĩa tình thái khá
phong phú trong các ngôn ngữ, đặc biệt là các ngôn ngữ đơn lập. Có những
bộ phận từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái chuyên dụng trong các ngôn ngữ


19
mà trước đây có thể được coi là những hư từ và thường được coi là những
đơn vị thuộc về ngữ pháp vì theo ngữ pháp truyền thống chúng chỉ có ý nghĩa
ngữ pháp chứ không có ý nghĩa từ vựng. Về loại phương tiện từ vựng biểu thị
nghĩa tình thái có thể kể đến các nhóm từ chính như sau:
1) Các động từ tình thái: muốn, toan, định, dám, bèn…
2) Các trợ từ, tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, cả, những, mỗi, ôi, chao
ôi, chết, ôi trời…
3) Các động từ ngữ vi: hỏi, mời, khuyên, yêu cầu, đề nghị…
4) Các quán ngữ tình thái: tội gì, có khác, thì có, tất nhiên là, ắt là…
5) Các động từ chỉ thái độ mệnh đề gắn với cấu trúc câu phức, với chủ
ngữ ở ngôi thứ nhất và động từ không đi kèm với những phó từ chỉ thời thể:
Tôi lo rằng, tôi sợ là, tôi tiếc là …
Như vậy là người nói có thể thể hiện những thái độ, đánh giá và cam
kết của mình bằng những phương tiện rất khác nhau. Mức độ nhiều hay ít của
từng phương tiện được sử dụng trong các ngôn ngữ rất khác nhau. Điều này
phụ thuộc nhiều vào đặc điểm loại hình ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong ngôn ngữ
biến hình thì các phương tiện ngữ pháp như thời, thức của động từ được sử
dụng rất triệt để để thể hiện nghĩa tình thái của câu. Trong các ngôn ngữ đơn
lập như tiếng Việt chẳng hạn, các phương tiện từ vựng được sử dụng linh hoạt
hơn rất nhiều so với các phương tiện ngữ pháp. Và thực tế sử dụng ngôn ngữ
cho thấy các ngôn ngữ đều rất ưa chuộng cách biểu thị nghĩa tình thái bằng
phương tiện ngữ âm. Như đã nói, có lẽ do cách thể hiện bằng ngữ âm dễ gây
ấn tượng.
Vậy nói tóm lại, dù là ngôn ngữ nào chúng ta cũng thấy ý nghĩa tình
thái được biểu thị bằng các phương tiện là: ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng.
Điều khác nhau là tuỳ thuộc vào đặc điểm loại hình ngôn ngữ và thói quen
của người bản ngữ mà ngôn ngữ nào ưa chuộng cách thức nào hơn. Những


20
đặc điểm không giống nhau như thế giữa các ngôn ngữ là điều rất thú vị để
nghiên cứu. Với mục đích khảo sát năng lực từ tình thái của học viên nước
ngoài chúng tôi chọn bộ phận phương tiện từ tình thái là các trợ từ, tiểu từ
tình thái làm đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, khái niệm từ tình thái ở đây sẽ
bao gồm ba bộ phận từ: thán từ (ôi, a, ôi trời ơi …), trợ từ hàm ý nhấn mạnh
(những, đến, chính …), tiểu từ bổ sung nghĩa về thái độ, đánh giá của người
nói (chứ, mà, mất …).
Để dễ dàng cho công tác thu thập và xử lí tài liệu chúng tôi đã khảo sát
cuốn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên để thành lập danh sách các từ
tình thái (theo cách chú giải của từ điển là trợ từ, kí hiệu là “tr”). Tuy nhiên
khi khảo sát chúng tôi thấy từ điển đã bỏ qua một số từ tình thái và có một số
từ, từ điển không công nhận là trợ từ nhưng một số công trình nghiên cứu về
từ tình thái đã công nhận đó là từ tình thái, chúng tôi cũng có liệt các từ đó
vào danh sách từ tình thái.
1.2. Giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếp
1.2.1. Giao tiếp và cảm xúc trong giao tiếp
Một cách thông thường nhất chúng ta hiểu “Giao tiếp là trao đổi, tiếp
xúc với nhau” (37, tr393). Do giao tiếp là hoạt động thường thấy và rất quan
trọng trong đời sống xã hội nên giao tiếp trở thành đề tài nghiên cứu được
nhiều người quan tâm. Tuỳ theo từng phạm trù nghiên cứu mà người nghiên
cứu nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của giao tiếp.
Những nghiên cứu về nguồn gốc của ngôn ngữ cho thấy rằng, nhờ có
lao động, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng phong phú, thúc đẩy
việc hình thành ngôn ngữ loài người. Đến lượt nó ngôn ngữ quay trở lại thực
hiện chức năng làm phương tiện giao tiếp vạn năng của con người. Khi con
người giao tiếp với nhau họ có nhu cầu rất lớn, từ việc trao đổi kinh nghiệm,
tri thức về tự nhiên và xã hội cho tới những khuyến lệnh với người nghe, cho

21

tới việc bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của bản thân. Ngôn ngữ có thể đảm
nhiệm rất tốt vai trò làm người chuyên trở những thông điệp đó cho con người.
Trong khi giao tiếp, nhu cầu bộc lộ cảm xúc của con người khá nổi trội.
Nó nổi trội đến mức có những lúc người ta đã lầm tưởng rằng chính do nhu
cầu bộc lộ cảm xúc mà ngôn ngữ được ra đời. Đó là thuyết cảm thán về nguồn
gốc của ngôn ngữ. Thuyết cảm thán phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII–XIX.
Những người chủ trương thuyết này Russo, Humboldt đều cho rằng ngôn
ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh của mừng, giận, buồn, vui, đau
đớn v.v phát ra lúc tình cảm bị xúc động. Trong một số trường hợp, đó là
những từ – những tín hiệu của cảm xúc và ý chí của chúng ta. Trong các
trường hợp khác thì có thể xem xét mối liên hệ gián tiếp giữa âm hưởng của
từ và trạng thái cảm xúc của con người: những kết hợp âm tố nào đó gây ra
trong tâm hồn chúng ta những ấn tượng giống như những ấn tượng mà các sự
vật đã gây cho chúng ta.
Đến nay, nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu về nguồn gốc của loài
người và ngôn ngữ, cũng như quá trình tiến hoá của loài người, chúng ta có thể
phủ nhận được thuyết cảm thán về nguồn gốc ngôn ngữ. Thế nhưng dù cho khoa
học kĩ thuật hay các khoa học xã hội có phát triển đến đâu chúng ta cũng vẫn
không thể nào phủ nhận được nhu cầu bộc bạch cảm xúc của con người trong
khi giao tiếp. Cảm xúc là những rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì.
Con người có thể bộc lộ cảm xúc về thế giới tự nhiên quanh mình, về cuộc sống
xã hội, về những người xung quanh và cả với bản thân mình nữa. Nói chung bất
cứ tình huống bất ngờ nào cũng gây cho con người những cảm xúc đặc biệt. Nhu
cầu bộc lộ nó cũng khác nhau giữa các cá nhân. Tuy nhiên phần lớn cá nhân
bằng cách này hay cách khác đều bộc lộ nó ra ở một mức độ nào đó.
1.2.2. Phương tiện biểu thị cảm xúc
Người ta có thể bộc lộ cảm xúc bằng ánh mắt, nét mặt hay cử chỉ.

22
Trong ngôn ngữ có những phương tiện đặc biệt để chuyên trở cảm xúc của

con người. Nhiều nhà ngôn ngữ thống nhất có sự tồn tại của một loại câu
nhằm thể hiện tính đa dạng của tình cảm, cảm xúc, trạng thái tinh thần của
con người đó là câu cảm thán.
Mô hình tổng quát của câu cảm thán tiếng Việt là:



Trong đó: C
CT
là câu cảm thán
NCC là nòng cốt câu (kết cấu C + V)
C là chủ ngữ
V là vị ngữ
Y
CT
là yếu tố cảm thán (34, tr34)
Yếu tố cảm thán là phần giữa vai trò quan trọng trong mô hình trên,
cũng là những phương tiện để biểu thị cảm xúc mà chúng tôi muốn nói tới.
Người ta có thể sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sau để biểu thị cảm xúc:
- Từ cảm thán: a, á, ái, ấy, eo, a ha, ái chà
- Các thực từ: khốn khổ, khốn nạn, chết, tội nghiệp, gớm…
- Phó từ: quá, thật, đến …
- Kết từ: Thế mà, Vậy mà, Giá … thì …
- Từ ngữ tục: Làm cái chết gì, đồ đểu, bỏ mẹ, mẹ kiếp …
- Ngữ cảm thán: Sao mà … đến thế, … ơi là , … với chả (với chẳng) …
- Hình thức hỏi: Câu hỏi với sao (Sao lại …? Sao (…)?), câu hỏi với
biết (Biết bao giờ…?, Biết đâu… ? Biết làm sao …?)
- Hình thức phủ định: Còn đâu, Còn gì là …, … Sao được, Làm sao
mà … được…
NCC

C
CT
= + Y
CT

(C + V)


23
- Ngữ điệu cảm thán: Sử dụng ngữ điệu cảm thán để biểu thị cảm xúc
nghĩa là sử dụng sự thay đổi của cường độ, âm sắc, trường độ của các âm cơ
bản khi phát âm các câu để biểu thị cảm xúc. Chẳng hạn: ngữ điệu lên cao bất
thường và kéo dài ở cuối câu hoặc ở từ cần nhấn mạnh để thể hiện sự vui
mừng, sung sướng. Hay ngữ điệu cũng kéo dài nhưng gằn giọng thể hiện sự
nóng giận, bực tức, mỉa mai. Người nói cũng có thể sử dụng ngữ điệu kéo dài
nhưng thấp và trầm để thể hiện sự buồn bã, thất vọng.
- Trật tự từ: Trong tiếng Việt trật tự từ là một phương thức ngữ pháp cơ
bản và quan trọng để biểu thị quan hệ ngữ pháp. Trật tự từ trong tiếng Việt
cũng có thể được dùng để biểu thị cảm xúc của người nói. Ví dụ: Đời nó khốn
khổ → Khốn khổ đời nó!
Hiện nay đã có một lượng lớn người nước ngoài sinh sống, học tập và
làm việc tại Việt Nam. Mặc dù khác nhau về văn hoá, ngôn ngữ, tâm sinh lý
… nhưng họ đều có nhu cầu bộc lộ cảm xúc khi giao tiếp qua ngôn ngữ cho
dù đó không phải là tiếng mẹ đẻ của họ. Khi người nước ngoài sống ở Việt
Nam, họ sẽ trải qua những giai đoạn “sốc” văn hoá. Những sốc văn hoá đó
đến tạo cho họ có nhu cầu bộc bạch với người khác. Có nhiều trường hợp
chúng tôi được nghe tâm sự từ chính học viên của mình rằng: “Hôm nay em
gặp tình huống như thế này (…), em rất tức giận nhưng không biết phải nói
như thế nào”. Sau đó học viên nhờ chúng tôi dạy cách nói thể hiện sự tức giận
hay vui mừng trong một số tình huống mà học viên đã gặp. Chúng tôi hiểu

rằng cảm xúc thì ai cũng có và trong những trường hợp nhất định người ta bộc
lộ cảm xúc của mình bằng một phương tiện nào đó.
Tập hợp các phương tiện ngôn ngữ con người dùng để bộc lộ cảm xúc
nêu trên là đối tượng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi. Do khuôn khổ
của một luận văn thạc sĩ nên chúng tôi chỉ mới khảo sát năng lực của học viên
trong ngôn ngữ hội thoại nên tạm gọi chúng là các cách nói biểu thị cảm xúc.

×