Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

tiểu luận môn đàn bầu 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 23 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT CẦN THƠ</b>

<b>TIỂU LUẬN MƠN ĐÀN BẦU</b>

HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Ngơ Yến XnMSSV: CS170290

MÔN: Đàn bầu

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Phạm Duy Phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤCCÂU 1:</b>

<b>2. CA HUẾ………....19</b>

<b>CÂU 4:………19</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO……….21</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CÂU 1:1. ĐÀN BẦU</b>

<b>1.1Nguồn gốc: </b>

Lần theo dấu tích lịch sử về nguồn gốc xuất xứ của cây Đàn Bầu, sử liệu cho biết chiếcđàn này có thể đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm. “Đàn Bầu” xuất hiện và biến hóa trong rất nhiều giai thoại tiên cổ, những truyền thuyết kỳ diệu được lưu truyềntrong kho tàng văn hóa nhân gian.

Theo An Nam chí lược, Đại Việt sử ký tồn thư, Chỉ Nam Ngọc âm giải nghĩa, Đại

<i>Nam thực lục tiền biên thì “cây Đàn Bầu ra đời xuất phát điểm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ sau đó được người Kinh Việt Nam mang sang Quảng Tây Trung Quốc. Đàn Bầu được lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian “trống đất” của trẻ nhỏ là đào hố và căng dâyqua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã có sự quan sát tinh tếvà cảm thụ thanh âm nhanh nhạy nên những tiếng kêu “bung bung” từ dây căng kéo trên lỗ đất ấy đã kết tạo ý tưởng hình thành cây đàn làm từ ống tre và quả bầu khô với một dây duy nhất”.</i>

Từ truyền thuyết xa xưa của dân tộc đến những dấu tích lịch sử ghi lại đều có cùng điểm chung, đó là minh chứng cho sự gắn bó máu huyết của Đàn Bầu với xóm làng, người dân lao động Việt Nam bao đời nay. Đàn Bầu là cây đàn truyền thống của người Việt Nam, đã đồng hành với dân tộc ta qua biết bao thăng trầm và biến động lịch sử, ngấm nhuyễn vào từng âm điệu dân gian, vào từng lời ca “ru hời à ơi” của mẹ, bế bồngtâm hồn mỗi chúng ta hòa vào dòng suối linh thiêng của nguồn cội.

<b>1.2 Cấu tạo: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Đàn bầu thường có cấu tạo một ống tròn được làm từ tre, bương, luồng. Có một đầu to và một đầu vót hơi nhỏ. Phần mặt đàn thường được thiết kế hơi cong một chút, đáy đànthì phằng và có một lỗ nhỏ dùng để treo đàn. Thành đàn cũng được thiết kế bằng gỗ cứng như cấm lai hoặc gỗ mun.

Trên mặt to của đàn thường có 1 miếng xương kim loại nhỏ gọi là ngựa gảy. Dây đàn sẽ được luồn từ đây và cột vào trục lên dây xuyên qua phần thành đàn. Với những cây đàn bầu hiện đại, người ta đã sử dụng khóa dây bằng kim loại để phần dây được chắc chắn và không bị tuột.

Cuối cùng là que gảy đàn, chúng được vót bằng tre, giang, thân dừa hoặc gỗ mềm. Quegảy thời xưa thường dài khoảng 10cm, nhưng ngày nay với những kỹ thuật diễn tấu nhanh nên que gảy chỉ dài khoảng 4 – 4,5cm

<b>1.3 Các tư thế khi biễu diễn đàn</b>

Đứng đàn: phù hợp khi biểu diễn trên sân khấu

Ngồi trên ghế: là tư thế chơi đàn thông dụng nhất, phù hợp khi tập ở nhà, khi biểu diễn trên sân khấu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Ngồi trên sàn: thường dung khi biễu diễn các loại hình âm nhạc truyền thống như: hát Xẩm, Đàn ca tài tử, …

<b>1.4 Nguyên tắc phát âm</b>

<b> Thực âm: Phương pháp cấu tạo âm thanh đã có ngay từ đầu khi chế tác ra cây </b>

đàn, khi vịi đàn ở vị trí tự nhiên, tay phải ta gảy que chạm vào dây ở bất cứ điểm nào trên dây, âm thanh được phát ra chính là âm thanh mà ta định ban đầu khi mắc dây và lên dây. Sau đó cũng như vậy ta thay đổi các vị trí của cần đàn, nắn cần rồi gảy dây tại bất kỳ điểm nào thì ta lại được các cao độ khác nhau tương ứng với vị trí gảy dây đàn mà khơng hề ảnh hưởng tới âm thanh phát ra, phương pháp cấu tạo âm thanh thực âm khơng tận dụng được các vị trí khác nhau trên dây đàn để tạo ra các cao độ khác nhau nên có phương pháp tạo âm thanh là bồi âm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b> Bồi âm:</b>

Người biểu diễn dùng tay mặt tì nhẹ vào một điểm quy định nào đó (những điểm nút của dây) rồi gảy nhẹ vào dây, khi dây phát ra âm thanh thì tay phải kịp thời nhấc lên, âm thanh phát ra là bồi âm. Cứ lần lượt nhưvậy nghệ sĩ biểu diễn sẽ gảy các vị trí quy định khác nhau trên dây và được các cao độ khác nhau theo quy luật nhất định của luật âm thanh là bồi âm và tiếp tục sử dụng tay trái thay đổi vị trí của cần đàn ta được cả một hệ thống âm thanh đó là âm vực của đàn Bầu.

<b> Âm bồi thứ hai:</b>

Những nghệ nhân đã tạo ra âm bội thứ hai mà không gảy đàn thêm cũng không uốn cần đàn. Gảy vào một điểm nút nào đó, âm thanh phát ra, khi tiếng đàn còn ngân, nghệ nhân dùng cạnh bàn tay đưa nhanh chạm nhẹ vào điểm nút khác để có được âm dự định rồi nhấc tay ra vào ngay. Màu âm của tiếng đàn thứ hai này trong sáng, bay nhưng hơi mảnh, gây cảm giác bang khuâng, xa xôi.

<b>Cách ghi âm bồi thứ hai: trước hết ghi nốt nhạc phải gảy với độ ngân </b>

quy định, tiếp theo dùng dấu luyến bắt sang một nốt khác, nốt này là âm bội thứ hai (cũng cần ghi theo độ ngân quy định).

<b> 1.5 Các kỹ thuật đàn cơ bản:</b>

Xác định âm chuẩn cho dây đàn: Thông thường, nhiều người định âm cho đàn bầ theo dây bng có âm tự nhiên. Nhưng cũng tùy từng bài nhạc, thể loại bạn có thể điều chỉnh khác nhau. Ngồi ra, bạn có thể xác định âm qua các nốt như 1/2 dây có nốt do 1 cao hơn dây bng một quãng 8, 1/3 dây sẽ là nốt sol 1, 1/4 ta sẽ có nốt do 2, 1/5 dây sẽ có mi 2, 1/6 dây sẽ có nốt sol 2, 1/7 dây sẽ là nốt si giáng.

Cách sử dụng que gảy đàn: Để có thể gảy đàn bạn cần chú ý kỹ thuật đặc biệt này, tránh đánh sai nốt. Bạn nên cầm que bằng tay phải và đặc que trong lòng bàn tay hơi chếch hướng 35 độ so với chiều ngang cây đàn. Đốt thứ nhất ngón cái giữ que đàn và khi đánh bạn hất nhẹ que đàn cùng nhấc bàn tay lên.

Sử dụng tay trái trên cần và dây đàn: Các ngón tay trên cần và dây đàn chia làm 7 ngónnhư ngón rung, ngón vỗ, ngón vuốt, luyến và tạo tiếng chng. Mỗi ngón có cách cầm chơi đàn khác nhau nên bạn cũng cần chú ý.

 Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừnglại ở thang âm qui định trong bản nhạc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

 Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm qui định

 Ngón tạo tiếng chng: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạora âm bội trên âm chính có sẵn.

 Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục, ngắt quãng do dao động âm tắt nhanh.

 Ngón rung: Ngón rung rất quan trọng vì khơng những nó làm cho tiếng đàn mềm mại mà nó cịn thể hiện phong cách của bản nhạc. Khi nhảy dây bạn chú ý các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn.

<b>1.6 Đàn được sử dụng trong loại hình nghệ thuật nào:</b>

Đàn bầu phù hợp với những giai điệu trữ tình, êm dịu. Nghệ sĩ đàn bầu Kim Thành chobiết:Đàn bầu là nhạc cụ quan trọng trong dàn nhạc chèo, cải lương, quan họ. Giờ có thểdùng đàn bầu chơi những giai điệu mới đều được. Cây đàn bầu sinh ra luôn gắn với giai điệu dân ca. Đặc trưng của đàn bầu không phải là khoe kỹ thuật mà quan trọng là giai điệu. Cây đàn bầu là hồn dân tộc gắn với những giai điệu quê hương, đất nước.Đàn bầu là nhạc cụ không thể thiếu trong dàn nhạc cổ truyền dân tộc: nhị, thập lục, tamthập lục, đàn tranh, sáo trúc với những hình thức diễn tấu như: hòa tấu đồng thời đàn bầu cũng có thể hịa tấu với các nhạc cụ hiện đại một cách nhuần nhuyễn.

<b>2. Đàn tranh</b>

<b>2.1 Nguồn gốc: Đàn tranh Việt Nam có nguồn gốc từ đàn cổ tranh của Trung </b>

Quốc (còn gọi là guzheng), được du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỉ 13, đời nhà Trần. Trải qua nhiều thập kỷ, người Việt đã “Việt hoá” cây đàn, tạo ra những đặc điểm phù hợp với nền âm nhạc và đời sống của Việt Nam. Và từ đócho tới nay, đàn tranh đã trở thành một trong những loại nhạc cụ cổ truyền được yêu thích nhất, được diễn tấu trong các buổi hồ nhạc, dịp lễ hội, đệm đàn ngâm thơ hoặc kết hợp với nhiều loại cụ khác. Ngày nay, rất nhiều nghệ sĩcòn sử dụng đàn tranh Việt Nam để diễn tấu các bản nhạc trẻ, các thể loại nhạc

<b>mới như nhạc Pop hoặc EDM.2.2 Cấu tạo:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Đàn tranh có dạng hình hộp dài.

Khung đàn hình thành, dài 110 – 120cm. Đầu lớn rộng từ 25 – 30cm, có lỗ và conchắn để mắc dây đàn. Đầu nhỏ rộng từ 15 – 20cm, được gắn từ 16 – 25 khóa lên dâychéo qua mặt đàn.

Mặt đàn uống hình vịm, được làm bằng gỗ ngơ đồng dài 0,05cm.

Ngựa đàn hay con nhạn nằm ở khoảng giữa dùng để gác dây. Con nhạn có thể dichuyển để điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn trước khi sử dụng dây tơ, ngày nay được làm bằng kim loại, kích cỡ dâykhác nhau.

Khi biểu diễn, nghệ nhân đeo 3 móng gẩy vào 3 ngón cái, trỏ, giữa của tay phải để gẩy. Móng gẩy làm bằng chất liệu như kim loại, đồi mồi hoặc sừng.

<b>2.3 Các tư thế khi biễu diễn đàn</b>

Ngồi thấp, xếp chân trên chiếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Ngồi thẳng hoặc vắt chéo chân trên ghế, một đầu đàn đặt trên đùi, một đầu đàn gác trên giá hoặc đôn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Đàn được đặt trên giá cao ngang tầm tay Người chơi đàn ngồi trên ghế.

Đứng đánh: đàn được đặt trên giá cao.

Các tư thế ngồi đều phải tự nhiên, thoải mái, đàn đặt gần sát người, mặt đáy đàn tì lên đùi phải, đầu đàn được lên đơn hoặc giá đàn (có chiều cao bằng ghế ngồi đàn). Hai cánh tay nâng mềm mại trên mặt đàn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>2.4 Nguyên tắc phát âm: :</b> Do các dây được căng rất chắc, đồng thời dây đàn được tạo ra với độ dày rất nhỏ dù là dây dày nhất nên âm thanh của đàn Tranh rất mảnh mai và trong sáng. Ở những nốt cao nhất mà đàn Tranh có thể tạo ra, âm thanh nghe vô cùng réo rắt như tiếng nước chảy và bay bổng như lạc vào chốn thần tiên.

<b>2.5 Các kỹ thuật đàn cơ bản:</b>

Ngón Á: Lối gảy phổ biến của đàn tranh, cũng như cổ tranh Trung Quốc. Kỹ thuật gảy ngón á là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc. Ngón Á hay vào ở phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh ở đầu hoặc cuối câu nhạc.

Á lên: Kỹ thuật lướt qua hàng dây. Kỹ thuật này vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ 1 âm thấp lên những âm cao.

Á xuống: Đây là lối gảy cổ truyền, gảy liền những âm liền bậc, từ 1 âm cao xuống những âm thấp. Có nghĩa dùng ngón cái tay phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây,từ cao xuống thấp.

Á vòng là kỹ thuật được kết hợp từ Á lên và Á xuống. Kỹ thuật này thường dùng để mở đầu hoặc kết thúc một câu nhạc. Một số trường hợp, Á vịng được dùng để tả cảnh gió thổi, mưa rơi, sóng nước hoặc dùng ngón Á vịng liên tiếp với nhiều âm.Ngón vê dùng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1 – 2 – 3, 1 – 3, 1- 2. Gảy trêndây liên tục, những ngón khác phải khum tròn lại. Cổ tay cần kết hợp với ngón tay đánh xuống và hất lên đều đặn. Cần lưu ý, móng gảy khơng nên đặt q xuống xuốnggây khi về đề móng gảy. Bởi sẽ tạo ra tiếng đàn không đều đặn và êm ái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Song thanh: Tức 2 nốt cùng phát một lúc. Kỹ thuật song thanh truyền thống chỉ dùng quãng 8. Hiện nay, các nhạc sĩ còn kết hợp dùng những quãng khác.

<b>+ Kỹ thuật bàn tay trái</b>

Đầu 3 ngón tay giữa đặt lên trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, cịn ngón tay hơi khum. Hai hoặc 3 ngón tay gồm trỏ, giữa và đeo nhẫn chụm lại. Ngón tay cái và ngón út tách rời, dáng của bàn tay vươn về phía trước.

Mỗi khi rung, nhấn, bàn tay sẽ được nâng lên mềm mại và ba ngón chụm lại sẽ cùng di chuyển từ dây này sang dây khác.

Ngón nhấn luyến: Dùng những ngón nhấn để luyến 2 – 3 âm có độ cao khác nhau. Âm thanh khi sử dụng kỹ thuật này nghe mềm mại, mượt mà và uyển chuyển gần vớithanh điệu của tiếng nói. Ngón nhấn luyến có hai loại, gồm:

Nhấn luyến lên: Gảy vào 1 dây để vang lên. Tay trái nhấn dần lên dây đó để âm thanhđược cao hơn hoặc tiếp tục nhấn để cao hơn nữa.

Nhấn luyến xuống: Kỹ thuật này cần phải mượn nốt. Chẳng hạn như nếu bạn muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê thì cần phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy.Âm Fa ngân lên, ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đó vang theo luyến tiếng cùng với âm Fa.

Đẩ đánh âm nhấn luyến xuống hay lên thì chỉ cần gảy một lần. Độ ngân của các âm nhấn luyến được ghi như những nốt nhạc bình thường.

Cần chú ý:

Phải phân bổ thời gian để âm có thể đều hoặc không đều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Độ cao của âm nhấn luyến xuống hoặc nhấn luyến lên có thể trong vòng quãng 2, quãng 3 thứ ở các âm cao và quãng 4 nếu là âm thấp.

Không nên dùng âm nhấn luyến liên tiếp.

Ngón nhún: Nhấn liên tục trên 1 dây nào đó để âm thanh cao lên khơng q 1 cung liền bậc. Kỹ thuật ngón nhún sẽ tạo thành các làn sống có dao động lớn hơn ở ngón rung giúp âm thanh được mềm mại, tình cảm sâu lắng hơn.

Ngón vỗ: Dùng 2 – 3 đầu ngón tay trỏ, giữa và áp út vỗ lên một dây nào đó bên trái nhạn đàn vừa được gảy. Sau đó nhấc ngay các ngón tay lên để âm thanh cao lên đột ngột từ 1/2 cung – 1 cung. Có 2 loại vỗ, gồm:

Vỗ đồng thời: Cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ để nghe được 2 âm. Âm phụ do ngón ta trái vỗ sẽ cao hơn 1/2 – 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính

Vỗ sau: Tay phải gảy dây đàn xong, tay trái mới vỗ lên dây. Như vậy sẽ tạo ra 3 âm luyến, âm luyến 1 do tay phải gảy lên dây. Âm luyến 2 do ngón vỗ tạo nên và cao hơnâm luyến 1 từ 1/2 – 1 cung, âm luyến thứ 3 do ngón tay vỗ xong rồi nhấc lên ngay, dây đàn trở lại trạng thái cũ. Âm thanh còn lại sẽ vang lên dựa trên độ căng của dây đó lúc ban đầu.

Ngón vuốt: Tay phải gảy đàn sau đó dùng 2 – 3 ngón tay trái vuốt lên dây đàn đó từ nhạn ra đến trục dây hoặc người lại. Cách đánh này sẽ làm tăng sức căng của 1 dây liên tục và đều đặn. Âm thanh của đàn tranh khi đánh theo kỹ thuật này sẽ được nâng lên từ 1/2 – 1 cung.

Ngón gảy tay trái: Ngón tay trái có thể gảy dây trong phạm vi phía bên tay phải của nhạn đàn để thay đổi màu sắc, âm thanh. Tay trái khơng đeo móng gảy nên khi gảy âm thanh sẽ êm và không vang bằng âm tay phải gảy. Để tạo chồng âm có thể gảy bằng cả hai tay. Tuy nhiên, tay trái gảy âm rãi trong khi tay phải dùng ngón vê hoặc đang nghỉ.

Ngón bịt chính là ngón vừa dùng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái đặt nhẹ lên trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên trên đầu nhạn đàn khi gảy 1 nốt. Nếu gảy cả 1 đoạn nhạc với âm bịt thì người gảy dùng cạnh bàn tay phải chặn nhẹ lên đầu đàn, sử dụng tay trái gảy thay cho tay phải. Khi gảy ngón bịt thì âm thanh mờ đục, khơng vang. Điều này sẽ gây được ấn tượng tương phản sắc nét với đoạn nhạc đánh bình thường.

Một số kỹ thuật chơi đàn tranh mới khác như chơi phản đòn bằng tay trái và chơi hài hòa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>2.6 Đàn được sử dụng trong loại hình nghệ thuật nào:</b>

Đàn tranh được sử dụng để độc tốc, hòa tấu, đệm cho người hát. Loại đàn này cũng được chơi trong nhiều loại âm nhạc như những dàn nhạc dân ca, kết hợp cũng với các ca khúc của C-pop…

<b>3. Đàn Nhị3.1 Nguồn gốc</b>

Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị (tiếng Trung: 二胡; bính âm: èrhú ; Hán Việt: nhị hồ), có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau công nguyên từ người Hồ (tên gọi được người Hán dùng để chỉ các dân tộc sinh sống tại vùng giáp giới giữa tây bắc Trung Quốc với các nước Trung Á) trong thời kỳ thịnh đạt của "Con đường tơ lụa".Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ X. Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số trên thế giới cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này như Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc,..

Tuy phổ biến tên gọi "đàn nhị", nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng tên khác nhau. Người Kinh gọi là líu hay nhị líu (để phân biệt với "nhị chính"), người Mường gọi là "Cò ke", người miền Nam gọi là Đờn cị. Hình dáng, kích cỡ và ngun liệu làm đàn nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó.

<b>3.2 Cấu tạo:</b>

Loại đàn nhị thơng dụng hiện nay có những bộ phận chính như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

 Bát nhị (<i>còn gọi là ống nhị</i>): là bộ phận tăng âm (<i>bầu vang</i>) rỗng ruột, hình hoamuống, làm bằng gỗ cứng. Bát nhị có 2 đầu, đầu này bịt da rắn hay kỳ đà, cònđầu kia xòe ra khơng bịt gì cả. Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa mặt da.

 Dọc nhị (<i>còn gọi là cần nhị, cán nhị</i>): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau,gốc cắm xuyên qua lưng bát nhị, gần phía mặt da.

 Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng hướngvới bát nhị.

 Dây nhị: Trước đây dây đàn được làm bằng sợi tơ se, ngày nay làm bằng nilonhoặc kim loại. Dây kim loại cho âm thanh chuẩn hơn nhưng không ngọt ngàobằng dây tơ hay dây nilon. Dây đàn chỉnh theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng,quãng 7 thứ... nhưng phổ biến nhất là quãng 5 đúng.

 Cử nhị (<i>hay khuyết nhị</i>): là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị,nơi dưới hai trục dây. Có khi cử nhị là một khung áo buộc gần sát dọc nhị, haidây đàn xỏ qua hai lỗ khung này. Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âmthanh. Nếu bạn kéo cử nhị xuống, 2 dây đàn sẽ ngắt quãng hơn, tạo ra âm thanhcao hơn. nếu bạn đẩy cử nhị lên khi đàn 2 dây sẽ phát ra âm thanh trầm hơn vìquãng dây dài hơn. Tuy nhiên để lên dây đàn người ta còn vặn trục dây nữa. Cung vĩ: làm bằng cành tre, cành lớp hay gỗ có mắc lơng đi ngựa. Những

lơng đuôi ngựa nằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy, cọ xát vào dây đàn tạo ra âmthanh. Do những lông đuôi ngựa kẹt hai dây đàn nên ta không thể tách rời cungvĩ khỏi thân đàn.

<b>3.3 Các tư thế khi biễu diễn đàn</b>

Tư thế ngồi: Hai ống chân dựng thẳng, úp hai bàn chân xuống đất, bầu cộng hưởng đểnagng, mặt bầu cộng hưởng để lọt xuống giữa hai đùi khoảng phần mười, phần cịn lạinằm phía trên đùi, lỗ loa bầu cộng hưởng phải để hở: khi cần tiếng nhỏ thì kẹp đùi chânphải vào dây đàn dưới con ngựa.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×