Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

tiểu luận môn đàn bầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.88 KB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN BẦU</b>

Giảng Viên Hướng Dẫn: Phạm Duy PhươngMã môn: ĐBA102

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC:</b>

Câu 1:………1-9 +Sáo trúc:………...1-3 +Đàn bầu:………3-6 +Đàn Nhị:………7-9Câu 2:………9-12Câu 3:………12-13 +Đờn ca tài tử Nam Bộ:……….12 +Nhã nhạc cung đình Huế:………13Câu 4:………14

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Câu 1. Nhạc cụ truyền thống:</b>

*Sáo trúc:

1. - Nguồn gốc: là một họ sáo có ở Việt Nam, theo truyền thống được cho là chứa đựng văn hóa và tinh thần của vùng quê Việt Nam. Kiểu phổ biến nhất được chơi với việc người thổi sáo cầm sáo ngang sang bên phải với miệng đặt ở lỗ thổi. -Cấu tạo: Thường được làm từ một khúc tre, sáo có chiều dài từ 40 cm đến 55 cmvà đường kính từ 1,5 cm đến 2 cm, với sáu hoặc mười lỗ ngón tay và một rãnh điềuchỉnh. Nằm bên trong ống tre, gần lỗ thổi hình bầu dục là miếng gỗ mềm có tác dụng điều chỉnh cao độ khi cần thiết. Lỗ thổi đầu tiên sau lỗ thổi cách nhau 12 cm, còn các lỗ khác tiếp tục thổi cách nhau 1 cm. Ở đầu kia của ống sáo, có một lỗ khơng che được gọi là lỗ cao độ xác định, giúp người nghe dễ dàng phân biệt cao độ. Cấu trúc đơn giản của các lỗ cho phép thực hiện các kỹ thuật rất phức tạp trongviệc chơi nhạc cụ như sử dụng hơi với những thay đổi trong góc thổi để thay đổi chất lượng âm thanh lớn hoặc từng phút, hoặc giữ một phần lỗ ngón tay để tạo ra những thay đổi cao độ tinh tế. Trước đây, một số loại sáo có màng tương tự như trên đàn Dizi của Trung Quốc, nhưng chúng không được sử dụng nữa.

2. - Cách sử dụng:

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Làm ướt môi: Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi.

+Đặt lỗ sáo ngay đầu vào khe giữa môi trên và môi dưới. Điểm tựa là mơi dưới, rồi xoay ra ngồi một góc khoảng 90 độ.

+Mím mơi và thổi. ...

+Thường sử dụng 5 làn hơi nhẹ, rất nhẹ, mạnh, rất mạnh và hơi nén.

- Nguyên tắc phát âm: Khi ta thổi sáo, cột khí bên trong ống sáo bị dao động và phát ra âm thanh. Âm thanh đó cao (bổng) hay thấp (trầm) phụ thuộc vào khoảng cách từ miệng sáo tới lỗ mở mà ngón tay vừa nhấc lên.

*Lưu ý: thứ tự ngón được tính bắt đầu từ lỗ thổi (hiểu ngầm 0).

Sáu ngón tay bịt kín sáu lỗ, thổi nhẹ ra nốt Đơ.Mở tiếp ngón thứ sáu, thổi nhẹ ra nốt Rê.Mở tiếp ngón thứ năm, thổi nhẹ ra nốt Mi.Mở tiếp ngón thứ tư, thổi nhẹ ra nốt Fa.Mở tiếp ngón thứ ba, thổi nhẹ ra nốt Sol.Mở tiếp ngón thứ hai, thổi nhẹ ra nốt La.Mở tiếp ngón cuối cùng, thổi nhẹ ra nốt Si.

Ngoài việc chơi sáo bằng miệng, một số người (như dân tộc hay người khuyết tật hay cả nghệ sĩ) cịn chơi sáo bằng mũi, một điều vơ cùng phi thường mà không phải ai cũng làm được.

3. Các kỹ thuật căn bản: Nghệ sĩ thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi (đơn, kép và tam) hoặc phi (một cách rung lưỡi cổ truyền). Ngoài ra còn cách nhấn hơi, luyến hơi, vuốt hơi, âm bội và ngón vỗ...

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

4. Được sử dụng trong các loại hình âm nhạc: Sáo thường được biểu diễn độc tấuhoặc hòa tấu giữa các nhạc cụ khác trong các dàn nhạc của hát bội Việt Nam, thể loại hát Văn, và dàn nhạc cung đình.

*Đàn Bầu: 1.

- Nguồn gốc: là một loại nhạc cụ truyền thống của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

- Cấu tạo:

+ Đàn bầu thường có hình dạng một ống trịn (bằng tre, bương, luồng) hoặc hình hộp chữ nhật; một đầu to, một đầu vuốt nhỏ hơn một chút; thường có chiều dài khoảng 110 cm, đường kính hoặc bề ngang ở đầu to khoảng 12,5 cm, đầu nhỏ khoảng 9,5 cm; cao khoảng 10,5 cm. Ở loại đàn gỗ Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung. Mặt đàn hơi cong lên một chút, đáy đàn phẳng có một lỗ nhỏ để treo đàn, một hình chữ nhật ở giữa để thoát âm đồng thời cầm đàn khi di chuyển và một khoảng trống để cột dây đàn. Thành đàn bằng gỗ cứng như cẩm lai hoặc mun để cho chắc chắn và có thể bắt vít cho khóa dây đàn. + Trên mặt đầu to có một miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn. Qua ngựa đàn, dây đàn được luồn xuống và cột vào trục lên dây đàn xuyên qua thành đàn, trục này được làm đẹp và nó được giấu phía sau thành đàn. Ngày nay người tadùng khóa dây đàn bằng kim loại cho chắc để chống tuột dây đàn. Trên mặt đầu nhỏ của đàn có một cần dây làm bằng gỗ hoặc sừng, được gọi là cần đàn hoặc vòi đàn. Cần đàn xuyên qua nửa đầu trái bầu khơ hoặc tiện bằng gỗ theo hình dạng tương tự và cắm vào một lỗ trên mặt đầu nhỏ của vỏ đàn. Một đầu dây đàn buộc cốđịnh vào cần đàn khoảng giữa bầu đàn.

+ Khi công nghệ điện tử ra đời, để tăng âm lượng tiếng đàn, người ta lắp một cuộn cảm ứng điện từ có lõi sắt non vào dưới mặt đàn giáp với dây ở phía đầu to để cảm ứng âm thanh truyền qua bộ dây đồng trục, đưa tín hiệu đến khuếch đại âm

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thanh qua máy tăng âm. Loại đàn này chỉ có thể dùng dây thép và có nhược điểm là độ méo âm thanh khá lớn so với âm thanh của loại đàn không dùng bộ khuếch đại điện từ (đàn mộc).

+ Que gảy đàn: thường được vót bằng tre, giang, thân dừa, gỗ mềm... Người ta hay làm bông hoặc tưa đầu nhọn một chút để làm mềm âm thanh khi gảy. Ngày xưa hay dùng que dài khoảng 10 cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn chừng 4 cm - 4,5 cm.

2.

- Cách sử dụng:

+ Cách sử dụng que gảy đàn: Cách sử dụng gảy đàn đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt. Người diễn cầm que bằng tay phải, đặt que trong lòng bàn tay phải, đặt que trong lòng bàn tay làm sao để que hơi chếch so với chiều ngang dây đàn. Que đàn được đặt trên 2 đốt ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải, cịn đốt thứ nhất của ngón cái thì giữ que đàn, đầu nhỏ của que thường nhô ra khoảng 1,5 cm. Hai ngón cịn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và giữa. Khi gảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng lúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội. Những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những điểm trên dây đàn được que gảy vào gọi là điểm gảy. Do đàn bầu khơng có phím nên những điểm nút được coi là cung phím của đàn bầu.

+ Các tư thế diễn tấu: Thông thường nhất là đàn bầu đặt trên một cái bàn nhỏ (thường là hộp đàn có lắp 4 chân rời, trên mặt giá có 2 chỗ chặn để khi kéo đẩy cầnđàn, đàn không bị di chuyển theo. Khi ngồi khoanh chân trên chiếu để đàn thì đầu gối chân mặt phải tì vào cạnh mặt đàn nhằm giữ cho cây đàn khỏi bị xê dịch. Ngày nay, các nghệ sĩ thường dùng tư thế đứng hoặc ngồi trên ghế để diễn tấu. Khi dó, đàn được đặt trên giá gỗ có các chốt định vị có độ cao tương ứng với vị trí ngồi củanghệ sĩ.

+ Sử dụng tay trái trên cần đàn và dây đàn:

Ngón rung: Khi khảy dây, các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn, âm thanh sẽ phát ratự như làn sóng thì ta có ngón rung. Ngón rung rất quan trọng vì khơng những nó làm cho tiếng đàn mềm mại mà nó cịn thể hiện phong cách của bản nhạc. Với các bài buồn, hoặc bài vui, ta phải rung theo những âm đã được quy định.

Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục, ngắt quãng do dao động âm tắt nhanh. Theo nghệ sĩ nhân dân Thanh Tâm thì ngón vỗ thường diễn tả tình cảm đau khổ, uất ức, nghẹn ngào.

Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừng lại ở thang âm quy định trong bản nhạc.

Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm quy định.

Ngón tạo tiếng chng: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn. v.v.

- Nguyên tắc phát âm:

+ Người ta thường định âm cho đàn bầu theo dây bng có âm tự nhiên, nhưng có khi chỉnh theo từng bài bản. Nếu bài nhạc cung đô (do) là chủ âm thì định âm

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

dây bng tự nhiên là đơ. Ngồi ra cịn vài cách định âm khác. Vì dây bng chỉ cho một nối nên phải chia dây từ cần đàn đến ngựa đàn để xác định các nốt khác: 1/2 dây có nốt do 1 cao hơn dây buông một quãng 8, 1/3 dây sẽ là nốt sol 1, 1/4 ta sẽ có nốt do 2, 1/5 dây sẽ có mi 2, 1/6 dây sẽ có nốt sol 2, 1/7 dây sẽ là nốt si giáng(nốt này ít được sử dụng), 1/8 sẽ có nốt do 3.

+ Ngồi 6 điểm định âm thông dụng là do 1, sol 1, do 2, mi 2, sol 2 và do 3 cịn có thể tạo âm thực bằng cách gảy dây buông và thường gảy gần ngựa đàn chứ không gảy vào các điểm định âm bồi. Trên 7 âm thanh này, với kỹ thuật tay trái như căng dây hoặc chùng dây thích hợp, người chơi đàn có thể tạo được rất nhiều âm thanh khác nữa.

3. Kỹ thuật căn bản: Sử dụng linh hoạt kỹ thuật hai tay để biến hóa giai điệu mang lại phong cách mới hiệu quả . Dân ca, nhạc cổ Việt Nam ln mang tính chất trữ tình, trong sáng, vui vẻ hoặc là buồn thảm. Khi đàn Bầu chơi những bài dân ca này,thường phải tính sao cho phù hợp với tầm cữ của giọng người và tuân thủ nguyên tắc “tròn vành – rõ chữ” bởi cây đàn này thường chơi với làn điệu chính. Vì thế, cách chơi truyền thống hay sử dụng kỹ thuật bật ngón nhẹ nhàng ở vị trí âm thanh đẹp nhất của đàn là bật I – II – III, chỉ thỉnh thoảng mới được sử dụng đến bật IV – V. Nhưng nếu người chơi muốn thể hiện một chút mới mẻ họ sẽ phá quy tắc đó, linh hoạt sử dụng kỹ thuật của hai tay và biến đổi tiết tấu để tạo ra những phong cách mới. (Tại đây, chúng tơi chỉ trích dẫn các ví dụ giai điệu dân ca mà khơng để cập tới phần đệm nhạc cụ Tây phương hoặc chơi theo phong cách nhạc nhẹ). Có thể những khác biệt này không lớn, nhưng chúng tôi cho rằng vẫn cần đưa vào phân tích.

4. Được sử dụng trong các loại hình âm nhạc: Trước đây đàn bầu giữ nhiệm vụ độctấu hoặc đệm hát, tham gia những ban nhạc cổ truyền cùng với đàn nguyệt, đàn tam, nhị hay tỳ bà,... trong phòng. Ngày nay nhờ gắn thiết bị tăng âm nên có thể độc tấu ngồi trời hoặc hịa tấu với dàn nhạc lớn, nhiều nhạc cụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

*Đàn Nhị:1.

- Nguồn gốc: Có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau công nguyên từ người Hồ (tên gọi được người Hán dùng để chỉ các dân tộc sinh sống tại vùng giáp giới giữa tây bắc Trung Quốc với các nước Trung Á) trong thời kỳ thịnh đạt của "Con đường tơ lụa". Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ X. Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số trên thế giới cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này như Thái Lan, Campuchia,Nhật Bản,Hàn Quốc,...

- Cấu tạo:

+ Bát nhị (còn gọi là ống nhị): là bộ phận tăng âm (bầu vang) rỗng ruột, hình hoamuống, làm bằng gỗ cứng. Bát nhị có 2 đầu, đầu này bịt da rắn hay kỳ đà, cịn đầu kia khơng bịt gì cả. Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa mặt da. Riêng đàn nhị Trung Quốc, bát nhị có hình bát giác hay hình trụ làm bằng gỗ, xưa là ống tre trụ tròn. + Dọc nhị (còn gọi là cần nhị, cán nhị): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau, gốc cắm xuyên qua lưng bát nhị, gần phía mặt da.

+ Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng hướng với bát nhị.

+Dây nhị: Trước đây dây đàn được làm bằng sợi tơ se, ngày nay làm bằng nilon hoặc kim loại. Dây kim loại cho âm thanh chuẩn hơn nhưng không ngọt ngào bằngdây tơ hay dây nilon. Dây đàn chỉnh theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ... nhưng phổ biến nhất là quãng 5 đúng.

+ Cử nhị (hay khuyết nhị): là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị, nơi dưới hai trục dây. Có khi cử nhị là một khung áo buộc gần sát dọc nhị, hai dây đàn xỏ qua hai lỗ khung này. Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh.Nếu bạn kéo cử nhị xuống, 2 dây đàn sẽ ngắt quãng hơn, tạo ra âm thanh cao hơn. nếu bạn đẩy cử nhị lên khi đàn 2 dây sẽ phát ra âm thanh trầm hơn vì quãng dây dài hơn. Tuy nhiên để lên dây đàn người ta còn vặn trục dây nữa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ Cung vĩ: làm bằng cành tre, cành mây hay gỗ có mắc lơng đi ngựa. Những lơng đi ngựa nằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy, cọ xát vào dây đàn tạo ra âm thanh. Do những lông đuôi ngựa mắc liền hai dây đàn nên ta không thể tách rời cung vĩ khỏi thân đàn. Ở Trung Quốc vẫn có một số loại đàn nhị và hồ cầm có cung vĩ rời.

2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Cách sử dụng: Bạn dùng tay trái giữ dọc nhị và bấm dây đàn bằng lịng ngón tay hoặc đầu ngón tay, tay phải cầm cung vĩ để kéo đẩy tạo ra âm thanh. - Nguyên tắc phát âm: Có nhiều cách lên dây đàn nhị khác nhau như lên dây ở quãng 3, quãng 4, quãng r, quãng 6. Cách phổ biến nhất là lên dây ở quãng 5. Ví dụcử nhị đang nằm ở khoảng 1/3 cần đàn tính từ đầu đàn thì lên dây như sau: + Dây nhỏ (Dây ngoài): E5.

+ Dây lớn (Dây trong): C5.

3. Kỹ thuật căn bản: Kỹ thuật đàn khá phong phú, bao gồm từ ngón vuốt, ngón nhấn, ngón láy, ngón chuyền đến cung vĩ liền, cung vĩ ngắt, cung vĩ rời và cung vĩ rung, v.v.

4. Được sử dụng trong các loại hình âm nhạc: Đàn nhị giữ vai trị chủ đạo trong Hát Xẩm, là thành viên trong nhạc phường bát âm, dàn nhã nhạc, ban nhạc chầu văn, tài tử và dàn nhạc tổng hợp. Ngày nay thỉnh thoảng nó xuất hiện cả trong dàn nhạc pop, rock hiện đại, C-pop, kinh kịch,... để tăng màu sắc trong cách phối âm.

<b>Câu 2:</b>

*Các loại đàn 1 dây: PGS. TS. NGƯT Nguyễn Bình Định - Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam nói rằng, trên thế giới sở hữu hơn 10 dòng đàn một dây, phân bố đa dạng nhất là ở châu Á rồi tới châu Phi và một số nước ở miền Nam châu Âu. Các loại đàn một dây thuộc chi dây gảy có những loại như: đàn Kingri, đàn Ektar, đàn Tuntune, đàn Gopicand của Ấn Độ; đàn Bầu của Việt Nam; đàn Tushuenkin (Độc huyền cầm) của Trung Quốc; đàn Ichigenkin (Nhất huyền cầm) của Nhật Bản; đàn Xađiu (còn đọc là Xa-đi-ơ) của Căm pu chia; 3 chiếc đàn Cung ở Trung Phi, Đông Phi, Nam Phi; đàn một dây ở Indonesia, ở Madagasca… Đàn 1 dây thuộc chi dây kéo mang các cái như: Đàn Rababa ở những nước A rập; đàn Orutu ởKenya, Uganda; đàn Gusle (có 3 loại) ở Serbi, Croatia, Montenegro…

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Đàn Gusie.

*Điểm khác biệt của đàn bầu so với các loại đàn 1 dây khác:

- Trong số các đàn 1 dây trên thế giới, đàn Bầu của Việt Nam được kiểm tra là rấtđặc sắc, độc đáo… bởi lẽ đàn Bầu là đàn độc nhất vô nhị phát ra âm thanh là âm bồi; chỉ sở hữu 1 dây, ko sở hữu phím bấm nhưng mang thể chơi được hầu hết các cao độ (kể cả các âm sở hữu cao độ tuyệt đối và các âm mang cao độ hơi mang cácmức độ non già tùy ý); mang khả năng biểu diễn hầu hết các khoa học rung, nhấn, đặc thù là những dạng luyến láy, điểm tô âm khác nhau nên vô cùng ưng ý sở hữu kiểu nhạc điệu âm nhạc sở hữu đa dạng âm hoa mỹ, luyến láy của Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small> </small> -Do dùng khoa học uốn vịi đàn (có người gọi là phải đàn), tạo ra sự căng chùng khác nhau của dây đàn phải đàn Bầu là nhạc cụ duy nhất trên thế giới làm cho được việc với 1 lần kích âm sở hữu thể cho một âm căn bản và những âm khác với cao độ cao hơn hoặc tốt hơn âm cơ bản đó tới 1 quãng 5 (các nhạc cụ khác không thể làm cho ra được các âm mang cao độ phải chăng hơn âm căn bản có một lần kích âm vì khơng có cơng nghệ khiến cho chùng dây đàn).

<b>Câu 3: Thể loại âm nhạc truyền thống:</b>

*Đờn ca tài tử Nam Bộ:

-Nguồn gốc ra đời: Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước. -Môi trường diễn tấu: Loại âm nhạc này đúng ra là loại nhạc thính phịng thường trình diễn trong phạm vi khơng gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng.

-Các nhạc cụ được dùng: Nhạc cụ trong "Đờn ca tài tử" gồm đàn tranh, đàn tỳ bà,đàn kìm, đàn cị, đàn tam, sáo thường là sáo bảy lỗ (phụ họa). Hiện nay có một loạiđàn mới do các nghệ nhân Việt Nam cải biến là Guitar phím lõm. Loại nhạc cụ nàyđược khoét lõm các ngăn sao cho khi đánh lên nghe giống nhạc cụ Việt Nam nhất (âm cao)...

-Tên các bài bản nổi tiếng: + Đường Thái Tôn + Vọng Phu + Chiêu Quân + Ái Tử Kê

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×