Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.78 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội </small>

<small>Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Vũ Hồng Nam </small>

<small>Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện Trường Đại học Ngoại thương </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>I. Hồ sơ xin gia hạn </b>

...

<b><small>DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ </small></b>

<small>1. Vu, Hoang Nam & Hoang, Bao Tram (2021). “Business environment and innovation </small>

<i><small>persistence: the case of small- and medium-sized enterprises in Vietnam”, Economics of </small></i>

<i><small>Innovation and New Technology, 30(3), 239-261. </small></i>

<small>2. Vu Hoang Nam, Hoang Bao Tram, Le Thi Ngoc Bich, Nguyen Thanh Van (2022), “Effects of non-technological innovation on technological innovation of small- and medium-sized </small>

<i><small>enterprises: The role of the local business environment”, Journal of General Management, </small></i>

<small>4. Vu, Hoang-Nam & Nguyen, Tram-Anh & Bao, Tram & Nguyen, Cuong. (2023). “Formal </small>

<i><small>firms with bribery in a dynamic business environment”. Journal of Business Ethics. 1-19. </small></i>

<small>6. Hoàng Bảo Trâm, Bùi Quang Tuấn, Bùi Tùng Dương, Vũ Hoàng Nam, Nguyễn Xuân Khuê, </small>

<i><small>Nguyễn Thị Khánh Chi (2023). “Vai trò của chất lượng môi trường kinh doanh đối với kết </small></i>

<i><small>quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4 (539), tr. </small></i>

<small>28-42. </small>

<i><small>7. Hoàng Bảo Trâm (2018). “Thách thức đối với đổi mới sáng tạo tại Việt Nam: Nhìn từ chỉ số </small></i>

<i><b><small>đầu vào đổi mới sáng tạo”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 105 (06/2018), tr.15-27. </small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài </b>

Đổi mới đã được đề cập từ lâu trong các nghiên cứu kinh tế học như một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển. Khác với các mơ hình phát triển kinh tế truyền thống, phát triển dựa trên đổi mới được kỳ vọng mang lại tính bền vững cho nền kinh tế nhờ khả năng gia tăng năng suất, tác động lan tỏa mạnh mẽ và duy trì tăng trưởng trong dài hạn. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 diễn ra nhanh chóng, vai trị của đổi mới lại càng trở nên quan trọng hơn bởi chỉ có thơng qua đổi mới các tiến bộ cơng nghệ mới được ra đời và lan tỏa nhanh chóng hơn. Cũng thông qua đổi mới, các tổ chức kinh tế tăng cường khả năng thích nghi và tìm kiếm giải pháp đáp ứng những thay đổi ngày một nhanh chóng về cơng nghệ, mơi trường, kinh tế và xã hội.

Trong tiến trình phát triển chung đó, cộng đồng doanh nghiệp được nhìn nhận là nơi khởi nguồn, thực thi, lan tỏa và khai thác hiệu quả đổi mới ở nhiều phương diện khác nhau. Khơng chỉ đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận (Klomp và Van Leeuwen, 2001; Colombelli, Haned và Le Bas, 2013; Woltjer và cộng sự, 2021), hoạt động đổi mới còn giúp các DN gia tăng năng suất (Parisi, Schiantarelli và Sembenelli, 2006; Morris, 2018) và tiếp cận được những thị trường rộng lớn hơn (Becker và Egger, 2013; Azar và Ciabuschi, 2017). Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không chỉ đến từ trong nước mà cả nước ngồi, trong khi vịng đời cơng nghệ lại ngày một ngắn, các DN buộc phải đổi mới liên tục và ở mọi khía cạnh để trở nên khác biệt đồng thời đạt hiệu suất cao hơn. Việc kết hợp đa dạng các hoạt động đổi mới hay thực hiện hoạt động đổi mới đa chiều đã được một số nghiên cứu gợi mở như một lựa chọn giúp các DN thực hiện hoạt động đổi mới đa chiều vượt trội hơn so với các DN không thực hiện đổi mới và cả các doanh nghiệp chỉ thực hiện các hoạt động đổi mới đơn lẻ (Polder và cộng sự, 2010; Tavassoli và Karlsson, 2016).

Tại Việt Nam, sau gần bốn mươi năm thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, nước ta đã đạt nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế và xã hội. Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại và năng động. Các DN Việt Nam cũng có bước phát triển đáng kể về quy mô, năng lực SXKD và khả năng tiếp cận khách hàng quốc tế. Theo đó, các DN Việt Nam đã tham gia và có vị thế nhất định trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt trong các ngành may mặc, thủy sản, đồ gỗ, thiết bị và linh kiện điện tử….. Tuy nhiên, những lợi thế tự nhiên sẵn có như lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, điều kiện địa lý thuận lợi… là khơng đủ để hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Cùng với sự thay đổi trong chiến lược tăng trưởng, Chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 cũng như Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2030 đều nhấn mạnh vai trò của KH&CN, đổi mới sáng tạo như một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Báo cáo “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới thực hiện cũng

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

chỉ ra rằng đổi mới sáng tạo sẽ là nền tảng cơ bản cho quá trình nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng tăng trưởng tại Việt Nam trong những thập kỷ tới đây. Theo nhận định của cơ quan này, mức độ canh tranh ngày càng tăng trên thế giới đòi hỏi Việt Nam phải sớm đầu tư vào việc phát triển năng lực công nghệ tiên tiến, kể cả hoạt động nghiên cứu và phát triển (Akhlaque, 2021). Việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo đã trở nên cấp thiết để DN có thể nâng cao vị thế trong quá trình hội nhập. Sử dụng cơng nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất sẽ tạo ra được các sản phẩm chất lượng đồng thời đẩy cao năng suất, từ đó tạo ra năng lực cạnh tranh cao và bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam và cả nền kinh tế.

Dù đã nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ, hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn tương đối hạn chế. Theo kết quả Tổng điều tra Kinh tế 2021, tỷ lệ DN khơng có hoạt động đổi mới sáng tạo chiếm tới 87,78%. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ DN có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40% trong tổng số doanh nghiệp (Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ) có thể coi là tương đối tham vọng so với thực tiễn hoạt động đổi mới sáng trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Lý giải cho những hạn chế này, các tác giả Phùng và Lê (2013) cho rằng dù nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo nhưng hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa có chính sách rõ ràng để đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới. Năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam cũng còn tương đối giới hạn (Akhlaque và cộng sự, 2021). Bên cạnh nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp, Báo cáo “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam” năm 2020 của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh nhiều điểm yếu kém khác như vướng mắc trong mơi trường chính sách, cơ chế tài chính chưa hiệu quả, vốn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu cho đổi mới sáng tạo. Vậy câu hỏi lớn đặt ra lúc này là hoạt động đổi mới cần được điều chỉnh theo hướng nào và làm thế nào để thúc đẩy hơn nữa hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam?

Trong hai thập kỷ trở lại đây, hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các nhà khoa học. Các nghiên cứu đều khá thống nhất về tác động tích cực của các hoạt động đổi mới đối với sự phát triển của doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh như: lợi nhuận và khả năng sinh lời (Vu và Doan, 2015; Mai và cộng sự, 2019; Nguyen và

<i>cộng sự, 2019), năng suất (Pham và Ho, 2017; Ngô, 2017; Hoang, Nahm và Dobbie, 2021), và </i>

tiếp cận thị trường ngoài nước (Nguyen và cộng sự, 2008; Trinh, 2016; Nguyễn, 2022; Quách và cộng sự, 2022). Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được một số yếu tố tác động tới hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp (như quy mơ, hình thức sở hữu, chất lượng nhân lực…) và cả các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (như hỗ trợ của chính phủ, tham nhũng, chất lượng mơi trường kinh doanh…). Tuy nhiên, các nghiên cứu về đổi mới tại Việt Nam chưa đem lại gợi mở mới nào về việc tái định hướng các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp phù hợp với xu hướng kinh tế và công nghệ trên thế giới.

Xuất phát từ thực tế trên cùng quá trình nghiên cứu của cá nhân, nghiên cứu sinh cho rằng việc tăng cường tính đa chiều của hoạt động đổi mới có thể đem lại những biến chuyển

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Việc thực hiện hoạt động đổi mới đa chiều hay kết hợp các hoạt động đổi mới một cách chặt chẽ và đa dạng thay vì thực hiện các hoạt động đổi mới đơn lẻ có khả năng tăng cường tác động tích cực của đổi mới đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn

<i><b>đề tài “Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh </b></i>

<i><b>nghiệp Việt Nam” với mong muốn đi sâu nghiên cứu về tính đa chiều của các hoạt động đổi </b></i>

mới sáng tạo ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam và xem xét mức độ hiệu quả của các hoạt động này trong thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Quá trình đánh giá tác động của hoạt động đổi mới nói chung và đổi mới đa chiều nói riêng, tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam sẽ cung cấp các luận cứ khoa học cần thiết để doanh nghiệp định hình rõ ràng hơn các chiến lược đổi mới sáng tạo của mình. Các nhà hoạch định chính sách cũng có thể đưa ra những định hướng và điều chỉnh phù hợp nhằm hỗ trợ tối ưu quá trình phát triển của doanh nghiệp thơng qua thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo từ nay tới 2030.

<b>2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu </b>

<i><b>2.1. Mục tiêu nghiên cứu </b></i>

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá được tác động của hoạt động đổi mới đa chiều đến sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, để từ đó đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp Việt Nam thông qua thúc đẩy hoạt động đổi mới đa chiều.

<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

Thứ nhất, xác định được các loại hình hoạt động đổi mới đa chiều ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam. Thứ hai, làm rõ tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.Thứ ba, so sánh được tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện khác biệt về nguồn lực bên trong và mơi trường kinh doanh bên ngồi doanh nghiệp. Thứ tư, đề xuất được các giải pháp, khuyến

<b>nghị nhằm phát triển các doanh nghiệp Việt Nam thông qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo. </b>

<i><b>2.3. Câu hỏi nghiên cứu </b></i>

1. Các loại hình hoạt động đổi mới đa chiều nào được doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn thực hiện?

2. Hoạt động đổi mới đa chiều tác động như thế nào tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam?

3. Tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam khác biệt như thế nào trong các điều kiện khác nhau về nguồn lực bên trong và mơi trường kinh doanh bên ngồi doanh nghiệp?

4. Những giải pháp nào có thể hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc thúc đẩy hoạt động đổi mới đa chiều?

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<b>Về nội dung nghiên cứu, luận án phân tích các hoạt động đổi mới đa chiều của doanh </b>

nghiệp, được hiểu là việc kết hợp nhiều hoạt động đổi mới khác nhau nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp được xác định và phân loại trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu do OECD - Sổ tay Oslo 2018 và 2005 đề xuất và khả năng tiếp cận dữ liệu thực tế. Theo đó, hoạt động đổi mới được hiểu là tất cả các hoạt động có liên quan tới đổi mới. Các hoạt động đổi mới được phân loại theo lĩnh vực đổi mới, bao gồm: R&D và các hoạt động đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh (đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức, đổi mới điều hành-quản lý và đổi mới tiếp thị).

Luận án nghiên cứu sự phát triển của doanh nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu. Sự phát triển theo chiều rộng được hiểu là sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp, được ghi nhận thông qua sự gia tăng của kết quả đầu ra từ quá trình sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng) và khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Sự phát triển theo chiều sâu được hiểu là sự cải thiện về chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đo lường sự phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, luận án sử dụng các nhóm chỉ số về năng suất và tỷ suất lợi nhuận.

<b>Về mẫu nghiên cứu, luận án tập trung phân tích nhóm doanh nghiệp thuộc ngành công </b>

nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT).

<b>Về không gian, luận án nghiên cứu hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp hoạt động tại lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ Luật doanh nghiệp Việt Nam. </b>

<b>Về thời gian, luận án đánh giá hoạt động đổi mới đa chiều và sự phát triển của doanh </b>

nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2012-2023.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

<i>Phương pháp nghiên cứu định lượng </i>

Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy nhằm đánh giá tác động của đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở dữ liệu thứ cấp, trích xuất từ kết quả Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm. Mơ hình ước lượng được xây dựng trên cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu đi trước phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án. Về phương pháp ước lượng, luận án sử dụng đồng thời hai phương pháp: phương pháp hồi quy hai bước của Heckman và phương pháp bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn nhằm khắc phục đồng thời sai lệch do chọn mẫu và hiện tượng nội sinh.

<i>Phương pháp nghiên cứu định tính </i>

<i>Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) thơng qua phỏng vấn sâu đối với đại </i>

diện của các doanh nghiệp được sử dụng nhằm kiểm chứng sự tồn tại của hoạt đổi mới đa chiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

ở cấp độ doanh nghiệp, làm rõ quá trình thực hiện đổi mới đa chiều tại doanh nghiệp cũng như ghi nhận đánh giá chủ quan của đại diện doanh nghiệp về tác động của các hoạt động đổi mới này tới sự phát triển của doanh nghiệp.

<b>Luận án cũng sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê. 5. Những đóng góp của luận án </b>

<i><b>5.1. Về mặt lý luận </b></i>

<i>Thứ nhất, luận án cung cấp bằng chứng về các loại hình hoạt động đổi mới đa chiều khác </i>

nhau ở cấp độ doanh nghiệp.

<i>Thứ hai, luận án chỉ rõ tác động của các loại hình hoạt động đổi mới đa chiều đa dạng tới </i>

sự phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu của doanh nghiệp.

<i>Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tác động của hoạt động đổi mới </i>

đa chiều đối với sự phát triển của doanh nghiệp giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau về quy mơ và hoạt động trong các điều kiện môi trường kinh doanh khác nhau.

<i><b>5.2. Về mặt thực tiễn </b></i>

<i>Thứ nhất, luận án xác định rõ các loại hình hoạt động đổi mới đa chiều mà doanh nghiệp </i>

Việt Nam đang thực hiện.

<i>Thứ hai, luận án chỉ ra chiều hướng và mức độ tác động của các loại hình đổi mới đa </i>

chiều cụ thể tới các khía cạnh khác nhau trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

<i>Thứ ba, luận án đánh giá sự khác biệt trong tác động của hoạt động đổi mới đa chiều đối </i>

với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong ngành cơng nghiệp CBCT giữa các nhóm doanh nghiệp trong ngành cơng nghiệp CBCT có sự khác nhau về quy mô và hoạt động trong các điều kiện môi trường kinh doanh khác nhau.

<i>Thứ tư, trên cơ sở các phân tích định lượng và định tính, luận án đề xuất một số giải pháp </i>

nhằm hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam thông qua thúc đẩy hoạt động đổi mới đa chiều của doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp CBCT.

<b>6. Kết cấu của luận án </b>

Ngoài Phần mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các cơng trình nghiên cứu và các Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 6 chương như sau:

<b>Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>

<b>Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển </b>

của doanh nghiệp

<b>Chương 3: Thực trạng phát triển và hoạt động đổi mới đa chiều của doanh nghiệp Việt </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu thực chứng về đổi mới đa chiều </b>

<b>1.2. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp </b>

<i><b>1.2.1. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều rộng </b></i>

<i>1.2.1.1. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới doanh thu và lợi nhuận Tác động của hoạt động đổi mới đa chiều đã được đề cập trong một số nghiên cứu trong </i>

đó xem xét tác động của việc kết hợp các loại hình hoạt động đổi mới khác nhau đối với doanh thu và lợi nhuận của DN. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, Sonobe và Otsuka (2006) thuộc số ít nghiên cứu cho thấy tác động của đổi mới đa chiều đối với kết quả hoạt động trong những trường hợp doanh nghiệp của ngành sản xuất thiết bị điện tại Ôn Châu, Trung Quốc.

Các nghiên cứu ở giai đoạn sau đã cung cấp bằng chứng về tác động của việc kết hợp đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình. Ví dụ, phân tích của Goedhuys và Veugelers (2012) trên dữ liệu doanh nghiệp Brazil cho thấy sự kết hợp giữa hoạt động đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trìnhcó thể cải thiện đáng kể tốc độ tăng trưởng doanh số trung bình hàng năm của doanh nghiệp trong giai đoạn 2000–2002.

<i>Đối với trường hợp của các doanh nghiệp Việt Nam, các nghiên cứu đều khá thống nhất </i>

về tác động tích cực của các hoạt động đổi mới đối với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các bằng chứng về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam lại gần như hoàn toàn thiếu vắng.

<i>1.2.1.2. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới khả năng mở rộng thị trường </i>

Khả năng mở rộng thị trường là một trong những điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Sự đa dạng hóa thị trường đầu vào có thể giúp doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn nguyên liệu cũng như dễ dàng tìm kiếm các nhà cung cấp có giá bán cạnh tranh.

<i>Tác động của hoạt động đổi mới đa chiều hay việc kết hợp nhiều loại hình đổi mới khác </i>

nhau đối với hoạt động xuất khẩu của DN đã được ghi nhận trong một số nghiên cứu thực nghiệm. Dựa trên dữ liệu về các doanh nghiệp Ba Lan, Lewandowska và cộng sự (2016) phân tích cho thấy việc kết hợp đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình làm tăng cường độ xuất khẩu sản phẩm mới. Nghiên cứu dữ liệu bao gồm các doanh nghiệp Thụy Điển, Azar và Ciabuschi (2017) cho thấy đổi mới tổ chức góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu một cách

<b>trực tiếp và gián tiếp thơng qua việc duy trì các hoạt động đổi mới công nghệ. </b>

<i>Đối với trường hợp của các doanh nghiệp Việt Nam, một số nghiên cứu đã cho thấy đổi </i>

mới có thể tạo động lực cho hoạt động xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của

<b>doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu của Nam và cộng sự (2010) thuộc số ít nghiên cứu cung </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cấp bằng chứng về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Phân tích trường hợp các hộ sản xuất tại làng nghề La Phù trong năm 2006, Nam và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng các hộ sản xuất dệt may xuất khẩu thành cơng đều trải qua q trình cải tiến về chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống sản xuất tích hợp theo chiều dọc (thay vì sử dụng các nhà thầu phụ) và ứng dụng hệ thống sản xuất cơ giới hóa. Nói cách khác, các hộ sản xuất đã thực hiện kết hợp đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức và đổi mới quy trình sản xuất. Hoạt động đổi mới đa chiều này đã giúp các hộ sản xuất có thể tiếp cận được với thị trường ngoài nước. Tuy nhiên, tác động của hoạt động đổi mới đa chiều đối với kết quả xuất khẩu của hộ sản xuất chưa được ước lượng cụ thể.

Theo tìm hiểu của NCS, hiện chưa có nghiên cứu nào thực hiện ước lượng tác động của việc kết hợp các hoạt động đổi khác nhau tới khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam.

<i><b>1.2.2. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu </b></i>

<i>1.2.2.1. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới năng suất </i>

Phần lớn kết quả nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ các mơ hình lý thuyết khi đưa ra bằng chứng về tác động dương và có ý nghĩa thống kê của đổi mới đối với năng suất của doanh

<i>nghiệp. Tác động của hoạt động đổi mới đa chiều hay tác động tổng hợp của các hoạt động </i>

đổi mới khác nhau đối với năng suất của DN đã được đề cập trong một số nghiên cứu định lượng. Ví dụ, áp dụng mơ hình CDM sửa đổi đối với trường hợp các doanh nghiệp sản xuất Đài Loan, Lin và cộng sự (2016) cung cấp bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ bổ sung giữa đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình giúp các nhà sản xuất thiết bị gia tăng năng suất. Từ đầu thập niên 2000, vai trò của các loại hình đổi mới phi cơng nghệ được đề cập phổ biến hơn. Nghiên cứu của Polder và cộng sự (2010) trên dữ liệu doanh nghiệp Hà Lan trong giai đoạn 2002-2006 cho thấy đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình chỉ giúp doanh nghiệp đạt năng suất nhân tố tổng hợp cao hơn nếu được kết hợp với hoạt động đổi mới tổ chức. Trên cơ sở dữ liệu về đổi mới của các doanh nghiệp Thụy Điển trong giai đoạn 2002-2012, nghiên cứu của Tavassoli và Karlsson (2016) cho thấy các doanh nghiệp có sự kết hợp nhiều loại hình đổi mới khác nhau có thể đạt năng suất cao hơn so với các doanh nghiệp thực hiện các đổi mới riêng lẻ và các doanh nghiệp không thực hiện đổi mới.

Tuy nhiên, việc kết hợp nhiều loại hình đổi mới có thể khơng hiệu quả trong mọi trường hợp. Ví dụ, Ballot và cộng sự (2015) phân tích cho thấy doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích về năng suất khi kết hợp đổi mới sản phẩm với đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và đổi mới tổ chức, nhưng lại khơng đạt được lợi ích tương tự khi kết hợp cả ba hình thức đổi mới nêu trên.

<i>Đối với trường hợp của các doanh nghiệp Việt Nam, các nghiên cứu hiện tương đối thống </i>

nhất về tác động tích cực của các hoạt động đổi mới đối với năng suất của doanh nghiệp Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Nam Tuy nhiên, tác động của quá trình kết hợp nhiều loại hình đổi mới khác nhau năng suất của doanh nghiệp Việt Nam chưa được đề cập phổ biến. Kết quả nghiên cứu của Calza và cộng sự (2019) là một trong những cơng bố đầu tiên phân tích tác động đồng thời của nhiều loại hình đổi mới khác nhau đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Các tác giả này đã lựa chọn sở hữu chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế là biến đại diện cho hoạt động đổi mới tổ chức của doanh nghiệp. Kết quả ước lượng hồi quy cho thấy các doanh nghiệp tiến hành đồng thời đổi mới công nghệ (đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình) và đổi mới tổ chức (có chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế) đạt mức năng suất cao hơn so với doanh nghiệp có đổi mới cơng nghệ nhưng khơng sở hữu chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.

<i>1.2.2.2. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới khả năng sinh lời Tác động của hoạt động đổi mới đa chiều hay tác động từ việc thực hiện kết hợp các hoạt </i>

động đổi mới khác nhau đối với khả năng sinh lời của DN đã được đề cập trong một số nghiên cứu. Nghiên cứu hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia của châu Âu và Nhật Bản trên thị trường Mĩ, phân tích của Kotabe và Murray (1990) đã chỉ ra rằng việc doanh nghiệp lựa chọn kết hợp đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình có tác động tích cực đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Gunday và cộng sự (2011) với các doanh nghiệp chế biến, chế tạo Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tác động tích cực của đổi mới tiếp thị đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thơng qua việc tăng cường hiệu quả tiếp cận thị trường của sản phẩm mới.

<i>Đối với trường hợp của các doanh nghiệp Việt Nam, tác động của hoạt động đổi mới tới khả </i>

năng sinh lời của doanh nghiệp đã được đề cập trong một số ít nghiên cứu. Tuy nhiên, các kết luận là chưa thống nhất. Theo tìm hiểu của NCS, hiện chưa có nghiên cứu nào thực hiện ước lượng tác động của việc kết hợp các hoạt động đổi khác nhau tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Việt Nam.

<b>1.3. Các nghiên cứu về vai trò của nguồn lực bên trong và mơi trường kinh doanh bên ngồi đối với mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới đa chiều và sự phát triển của doanh nghiệp </b>

<i>Về tác động của đổi mới đa chiều, một số ít nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự thành công của </i>

đổi mới đa chiều hay quá trình kết hợp nhiều loại hình đổi mới chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài DN. Sử dụng dữ liệu doanh nghiệp từ hai quốc gia khác nhau, Ballot và cộng sự (2015) nhấn mạnh rằng tác động từ việc kết hợp nhiều hình thức đổi mới đối với năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm bối cảnh quốc gia, quy mô và năng lực của từng doanh nghiệp. Đối với trường hợp các doanh nghiệp Đức, Schubert (2010) chỉ ra rằng các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ khi kết hợp các hoạt động đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình với hoạt động đổi mới tiếp thị. Tuy nhiên, việc lựa chọn kết hợp các hoạt động đổi mới phi công nghệ (đổi mới tiếp thị và đổi mới tổ chức) và đổi mới công nghệ (đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình) chủ yếu được ghi nhận ở các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường và nguồn lực nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

bộ lớn. Theo đó, các doanh nghiệp có lợi thế về nguồn lực có khả năng hưởng lợi cao hơn từ các hoạt động đổi mới đa chiều.

Đề cập tới các góc độ khác nhau của môi trường kinh doanh, nghiên cứu của Ragoobur (2022) cho thấy các doanh nghiệp có nhiều khả năng đổi mới trong một môi trường ổn định về chính trị, khả năng tiếp cận tốt với nguồn điện và khơng gặp trở ngại trong tiếp cận tài chính. Từ đó, việc kết hợp đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình có tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Dựa trên quan sát đối sánh về quá trình phát triển các cụm công nghiệp tại Châu Á và Châu Phi, Otsuka và Sonobe (2018) chỉ ra rằng nguồn nhân lực và nguồn tri thức dồi dào bên ngoài doanh nghiệp là lực đẩy quan trọng giúp các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đổi mới đa chiều.

<b>Tandrayen-1.4. Khoảng trống nghiên cứu </b>

Từ các tổng hợp và phân tích nêu trên có thể thấy các bằng chứng về tác động của đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp cịn ít và chưa thống nhất. Đối với trường hợp của Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp còn giới hạn ở một số điểm.

<i>Thứ nhất, các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa xác định được một cách đầy đủ các hình </i>

thức hoạt động đổi mới đa chiều của các doanh nghiệp Việt Nam.

<i>Thứ hai, các nghiên cứu tại Việt Nam hiện chủ yếu đánh giá tác động của các hoạt động </i>

đổi mới một cách biệt lập. Theo hiểu biết của NCS, công bố của Calza và cộng sự (2019) hiện vẫn thuộc số ít nghiên cứu phân tích tác động đồng thời của nhiều loại hình đổi mới khác nhau đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.

<i>Thứ ba, các nghiên cứu về đổi mới tại Việt Nam mới chủ yếu tập trung tìm kiếm và đo </i>

lường tác động của hoạt động đổi mới tới sự phát triển của doanh nghiệp mà chưa phân tích, so sánh mối quan hệ này giữa các nhóm doanh nghiệp có sự khác biệt về nguồn lực bên trong hay hoạt động trong các môi trường kinh doanh khác biệt.

<b>Do đó, luận án “Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam” hướng tới mục tiêu phân tích tác động của hoạt động đổi </b>

mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP </b>

<b>2.1. Khái niệm và đo lường hoạt động đổi mới của doanh nghiệp </b>

<i><b>2.1.1. Khái niệm đổi mới 2.1.2. Phân loại đổi mới </b></i>

<i><b>2.1.3. Đo lường hoạt động đổi mới </b></i>

<b>2.2. Khái niệm và đo lường hoạt động đổi mới đa chiều của doanh nghiệp </b>

<i><b>2.2.1. Khái niệm đổi mới đa chiều </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Trong phạm vi nghiên cứu này, để phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và khả năng tiếp

<b>cận dữ liệu thực tế, hoạt động đổi mới đa chiều ở cấp độ doanh nghiệp được hiểu là việc kết hợp nhiều hoạt động đổi mới khác nhau nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển của </b>

<b>2.3. Khái niệm và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp </b>

<i><b>2.3.1. Khái niệm doanh nghiệp </b></i>

<i><b>2.3.2. Sự phát triển của doanh nghiệp </b></i>

<i><b>2.3.3. Đo lường sự phát triển của doanh nghiệp </b></i>

Kế thừa các phương pháp tiếp cận đã được sử dụng cùng khả năng tiếp cận dữ liệu thực tế, luận án sẽ tiến hành đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam thơng qua các nhóm chỉ số sau:

- Chỉ số đo lường sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều rộng: Doanh thu; Lợi nhuận; Giá trị gia tăng; Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (xuất khẩu- nhập khẩu; bán hàng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; gia cơng cho đối tác nước ngồi).

- Chỉ số đo lường sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu: Năng suất lao động;

<i>Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP); Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (return on assets - ROA); Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (return on equity -ROE). </i>

<b>2.4. Các lý thuyết về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp </b>

<i><b>2.4.1. Lý thuyết về tác động của đổi mới tới sự phát triển của doanh nghiệp </b></i>

<i><b>2.4.2. Lý thuyết về vai trò của nguồn lực bên trong và môi trường kinh doanh đối với hoạt động đổi mới và sự phát triển của doanh nghiệp </b></i>

<i><b>2.4.3. Lý thuyết nền tảng lý giải tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp </b></i>

<i>2.4.3.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực và hiệu ứng hiệp đồng 2.4.3.2. Mơ hình SOH </i>

<b>2.5. Vai trị của hoạt động đổi mới trong ngành cơng nghệ chế biến chế tạo 2.6. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu </b>

Trên cơ sở các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đi trước cùng mục tiêu nghiên cứu của luận án, khung phân tích của luận án được xác định như hình dưới đây. Trong đó, luận án

</div>

×