Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.13 KB, 11 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<i><b>Chủ đề: Hoạt động hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam </b></i>
và liên hệ thực tiễn hiện nay.
Khái niệm hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bộ phận quyền lực nhà nước, trong đó các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp trên cơ sở một hệ thống thể chế pháp lỷ nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dãn, vì nhân dân.
<b>1. Đặc điểm của hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam </b>
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, so vói lập pháp và tư pháp thì hành pháp có những đặc điểm riêng, chẳng hạn hành pháp phải xem xét đưa ra quyết định và hành động một cách nhanh chóng, kịp thời, thường xuyên liên tục; thiên về sử dụng biện pháp mệnh lệnh V.V.. Đồng thời, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên hành pháp ở các nước khác nhau cũng có nhũng điểm khác nhau. So với nhiều nước trên thế giới, hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản mà chúng ta cần lưu ý trong quá trình nghiên cứu, đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
<i>Thứ nhất, hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam </i>
đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đặc điểm này phản ánh mối quan hệ tất yếu trong lịch sử đất nước. Suốt hon 90 năm qua, Đảng đã trải qua 15 năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, gần 80 năm cầm quyền, trong đó có 30 năm chiến tranh ác liệt chống thực dân và đế quốc giành độc lập dân tộc trên phạm vi cả nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Trong hơn 90 năm đó, sự lãnh đạo của Đảng “có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan”<small>1</small>
, nhung đều khẳng định mối quan hệ không thể chia cắt giữa Đảng và Nhà nước, trong
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">đó có sự lãnh đạo của Đảng đối với hành pháp. Trải qua nhiều thăng trầm, có lúc đất nước lâm vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc, nhưng cuối cùng Đảng đều tìm ra đường đi đúng đắn cho đất nước, cho dân tộc. Lịch sử đã chứng minh một cách thuyết phục tính tất yếu khách quan về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Kể từ năm 1980, các Hiến pháp nước ta đều quy định: Đảng lãnh đạo Nhà nước và xẫ hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Kế thừa và phát triển quy định trong các Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 2013 tại khoản 1, Điều 4 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tường, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Đảng lãnh đạo Nhà nước, trong đó có lãnh đạo đối với hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng nhiều phương thức, như chiến lược, chủ trương, chính sách; bằng cơng tác tư tường, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; bằng việc giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước,...
Ở các nước xây dựng chể độ xã hội chủ nghĩa chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo, vấn đề kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước từ phía đảng sẽ được giải quyết bằng phát huy dân chủ, phê binh và tự phê bình trong nội bộ đảng, sự giám sát của xã hội đối với đảng cầm quyền.
Đặc điểm này khẳng định sự đòi hỏi rất cao đối với Đảng trong quá trình lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng phải trở thành yếu tố tiên quyết đổi với sự vận hành của hành pháp trong hoạt động của Nhà nước.
<i>Thứ hai, cùng với lập pháp và tư pháp, hành pháp trong Nhà nước pháp quyền </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đây cũng là một đặc điểm cơ bản của hành pháp trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bảo đảm một trong những nguyên tắc rất cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xuất phát từ yêu cầu khách quan của lịch sử đất nước. Nó địi hỏi, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, việc trao nhiệm vụ và quyền hạn cho các cơ quan phải bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhất trên mọi phương diện; có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, hay cụ thể hơn là có sự phân cơng, phối hợp trong q trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của các cõ quan. Sự phân cơng, phối hợp đó khơng bao hàm phân chia mà phải bảo đảm thống nhất quyền lực nhà nýớc.
<i>Thứ ba, Chắnh phủ là cơ quan hành chắnh nhà nước cao nhất của nước Cộng </i>
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Khác với những nhà nước tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, ở nước ta tổ chức quyền lực nhà nước theo mơ hình quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điều 69 Hiến pháp nãm 2013 quy định: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: Chắnh phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Quy định này và các quy định khác về thẩm quyền của Quốc hội, về việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chắnh phủ cho thấy một số điểm cần lưu ý trong hành pháp ở Việt Nam.
biểu Quốc hội; các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng đề nghị và phải được Quốc hội phê chuẩn. Quốc hội có quyền quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;...
Mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội theo mơ hình này đề cao sự thống nhất quyền lực vào Quốc hội, đề cao kiểm soát của Quốc hội đối với hành pháp, cịn kiểm sốt theo chiều ngược lại dường như còn mờ nhạt, thiểu rõ ràng. Tuy nhiên, kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta cịn bao gồm sự kiểm sốt các chủ thể khác như các tổ chức, của truyền thông, của Đảng Cộng sản Việt Nam...
<i>Thứ tư, hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện </i>
nay là hành pháp của một đất nước đang chuyển sang nền kinh tể thị trường và hội nhập quốc tể.
Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhận thức cũng như thực tiễn đã minh chứng, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Nền kinh tế đang chuyển từ mơ hình kể hoạch tập trung sang mơ hình thị trường, thì tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó hành pháp phải có những thay đổi để phù hợp với kinh tế. Đảng ta đã nhận thức được và đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu để tiến hành đổi mới chính trị, trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, đổi mớỉ chính trị, trong đó có đổi mới hành pháp, nhưng bản chất của Nhà nước là không thay đổi. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
<i>quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo...”. Hiện nay, trên các diên đàn trao đổi về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đang hình thành quan
<i>điểm phải "Xây dựng nhà nước kiến tạo, chính phủ liêm chỉnh, hành động, phục vụ” </i>
thu hút sự quan tâm từ nhiều tầng lớp trong xã hội.
<b>2. Vai trò của hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam </b>
Vai trò của hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể được đề cập trong các mối quan hệ và trên các phương diện khác nhau. Dưới góc nhìn khái qt hơn, hành pháp là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ chức và hoạt động của Nhà nước, có vai trị quan trọng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với Đảng, Nhà nước và đối với xã hội.
<i>Thứ nhất, hành pháp cùng với lập pháp và tư pháp tiếp tục thể chế hóa và tổ </i>
chức thực hiện các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng.
Các cơ quan nhà nước, trong phạm vi thẩm quyền lần lượt thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng vào các văn bản pháp luật. Trong đó, trước hết Quốc hội thể ché hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng vào Hiến pháp, các đạo luật (bộ luật, luật...). Tiếp theo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiếp tục cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp, các đạo luật vào các văn bản dưới luật. Trong quá trình đó, các cơ quan thực hiện quyền hành pháp như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, v.v. trong phạm vi thẩm quyền giữ vai trò cụ thể hóa các quy định trong các đạo luật vào các văn bản pháp quy như: Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng...
Khi quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng đã được thể chế hóa, cụ thể hóa thì các cơ quan nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của minh tổ chức đưa vào thực tiễn đời sống. Trong quá trình này, các cơ quan thực hiện quyền hành pháp giữ
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">vai trò chủ yếu, quan trọng, trực tiếp nhất.
<i>Thứ hai, hành pháp cùng với lập pháp và tư pháp bảo đảm quyền lực nhà nước </i>
là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Có thể khẳng định, nếu lập pháp, hành pháp, tư pháp ở nước ta cùng nhau thực
<i>hiện tốt nguyên tắc trên, thì bảo đảm Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhãn dãn, do nhân dân, vì nhân dân. Trong quá trỉnh đó, hành pháp </i>
giữ vai trò hết sức quan trọng.
Hành pháp ở nước ta là hệ thống triển khai thực hiện các đạo luật, trong đó có việc cụ thể hóa quy định trong các đạo luật; thường xuyên, liên tục quan hệ trực tiếp với xã hội; là cầu nối giữa pháp luật với thực tiễn. Nếu được phát huy trách nhiệm, hành pháp sẽ nhanh chóng cụ thể hóa và đưa các đạo luật vào cuộc sống. Mặt khác, hành pháp nắm bắt tốt tình hình thực té, sự phản hồi từ đời sống xã hội đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, hành pháp sẽ có những đề xuất, kiến nghị với lập pháp về việc hoàn thiện các quy định pháp luật. Hơn nữa, trong cơ chế phân cồng, phối họp cũng như trong thực tế, hành pháp ở nước ta là lực lượng chủ yếu xây dựng các dự án luật phục vụ hoạt động lập pháp của Quốc hội. Điều này khẳng định hành pháp có vai trị hết sức to lớn đối với hoạt động lập pháp.
<i>Thứ ba, hành pháp giữ vai trị quan trọng nhất trong việc hiện thực hóa các quy </i>
định về quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức và xã hội.
Với chực năng, nhiệm vụ là tổ chức thực hiện pháp luật, hành pháp được cung cấp nhiều cách thức, biện pháp; nhiều công cụ, phương tiện; nhiều nguồn lực, v.v. thông qua hệ thống bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở để đưa các quy định của pháp luật vào thực tiễn, từ đó các quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng và xã hội được thực hiện trên thực tế. Có thể khẳng định, hành pháp là yếu tố tiên quyết bảo đảm các quy định về quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, cộng đồng và xã hội trở thành hiện thực. Nếu vì lý do nào đó mà hành pháp hoạt động khơng thơng
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">suốt, kém hiệu lực, hiệu quả thì quyền và lợi ích của xã hội nói chung khơng được bảo đảm.
<b>3. THỰC TIỄN HÀNH PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<i>Thứ nhất, thể chế về hành pháp đã đạt được những thành tựu nhất định sau </i>
những năm đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước vừa qua.
<i>- Thể chế về hành pháp đang góp phần bảo đảm sự thống nhất giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. </i>
Theo quy định pháp luật hiện hành, Chính phủ được ra đời từ Quốc hội, Thủ tướng được Quốc hội bầu từ các đại biểu Quốc hội trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch nước; các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng đề cử, nhưng phải được Quốc hội phê chuẩn. Quốc hội có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng; phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức các thành viên khác của Chính phủ; quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; bãi bỏ văn bản dọ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, V.V.. Tất cả những quy định đó đã và đang tạo tiền đề cho sự thống nhất trong thực hiện quyền lực nhà nước. Dĩ nhiên, để quyền lực nhà nước thống nhất và giữ nguyên bản chất của nó, thì trách nhiệm của Đảng và Quốc hội là hét sức to lớn, nặng nề.
<i>" Hệ thống văn bản pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từng bước cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về cải cách hành chính nhà nước. Trong những năm vừa qua, trên cơ sở những mục tiêu, định </i>
hướng của Đảng, hàng nghìn văn bản pháp luật đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Phần lớn các văn bản có tính nền tảng pháp lý về hành chính nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung, như Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">đổi, bổ sung năm 2019)...
Cùng với các vãn bản do Quốc hội ban hành, Thủ tướng, các bộ trưởng, đặc biệt Chính phủ (trong nhiệm kỳ XIII khơng cịn nợ văn bản quy phạm pháp luật) đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước như Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, V.V.. Những vãn bản đó góp phần kiện tồn tổ chức bộ máy, làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong thực hiện quyền hành pháp, cơ bản giải quyết sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, phân định hoạt động của cơ quan có thẩm quyền với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp cơng theo đúng định hướng, chính sách của Đảng về cải cách hành chính nhà nước. Ở địa phương, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp đã chú họng công tác ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật với chất lượng ngày càng tốt hơn.
<i>- Nội dung các văn bản pháp luật về hành chỉnh nhà nước đã có tính bao qt, phạm vỉ điều chỉnh rộng, chất lượng vãn bản từng bước được nâng lên. về cơ bản, các </i>
văn bản quy phạm pháp luật cải cách hành chính nhà nước có phạm vi điều chỉnh ngày càng rộng, bao phủ các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Trong tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, ngồi các vấn đề có tính nguyên tắc về địa vị pháp lý của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, v.v. được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, nhiều vấn đề khác được điều chỉnh trong các nghị định của Chính phủ, như: cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; tiêu chí thành lập, chế độ hoạt động của vụ thuộc bộ... về các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các văn bản cũng đã quy định nhiều nội dung cụ thể như: vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch ủy ban nhân dân, số lượng Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân...
“ Hệ thống văn bản pháp luật về hành chính nhà nước góp phần tích cực thúc đẩy cảỉ cách hành chính nhà nước, tạo động lực phát triển lành tế “ xã hội và từng
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Các văn bản pháp luật về cải cách hành chính nhà nước đã quán triệt các quan điểm đổi mới của Đảng, bám sát và phản ánh nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Các văn bản quy định về cải cách chế độ công vụ, công chức, tổ chức, sắp xếp lại bộ máy một số bộ, ngành, cơ quan chuyên mơn, xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp cơng lập... đã góp phần làm thay đổi phương thức hoạt động của hành chính nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
<i>- Phân định rõ hơn thẩm quyền của từng cơ quan trong bộ máy hành chỉnh nhà nước, từng bước khắc phục những vân đê còn chồng chéo, giao thoa hoặc bỏ trống trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan. </i>
Việc sửa đổi Hiến pháp, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan được dựa trên cơ sở tổng kết, đánh giá về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước một cách đồng bộ trên phạm vi cả nước, đối với tất cả các ngành, lĩnh vực... Mặt khác, Chính phủ thực hiện nguyên tắc phân công theo ngành, lĩnh vực cho mỗi bộ, ngành chủ trì và chịu trách nhiệm chính, nhưng đồng thời vẫn giữ cơ chế phân công, phối họp; chuyển chức năng quản lý nhà nước từ các cơ quan thuộc Chính phủ sang các bộ, cơ quan ngang bộ, bảo đảm tính độc lập chuyên sâu và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước...
<i>Thứ hai, hệ thống thiết chế hành chính nhà nước đạt được những thành tựu cơ </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">quyết số 18- NQ/TW) và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt Nghị quyết số 19-NQ/TW) đã đem lại những kết quả khả quan trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan ở Trung ương: giảm số lượng đầu mối trực thuộc trực thuộc Trung ương, tổng cục và tương đương, cục, vụ và tương đương.
<i>- Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn cap tỉnh, cấp huyện được sẳp xếp, kiện toàn, cơ bản theo đúng Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết sổ 19-NQ/TW, các quy định pháp luật, bước đầu đã tính đến đặc điểm của đơn vị hành chỉnh ở nông thôn, đô thị, hải đảo. </i>
Cơ cấu tổ chức ủy ban nhân dân các cấp đã được kiện toàn theo quy định mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
về cơ bản, các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được giữ ổn định như trong nhiệm kỳ 2007- 2011, không nhất thiết trung ương có tổ chức, cơ quan nào thì địa phương có tổ chức, cơ quan đó. Hầu hết các địa phương đã chấp hành đúng quy định, hướng dẫn của trung ương trong sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19- NQ/TW trên cả nước đã giảm sơ lượng các sở, ngành, phịng ban và tương đương...
<i>- Hệ thông các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, địa phương từng bước được sẳp xếp, đổi mới và bước đầu triển khaỉ thực hiện cơ chế tự chủ trên một số lĩnh vực. </i>
Trên cơ sở quy hoạch và danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành rà soát, xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại và giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập để nâng cao hiệu quả hoạt động, số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đã có xu
</div>