Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BIENTAP VAN BAN BAO CHI phẩm chất và năng lực của biên tập viên báo chí và liên hệ thực tiễn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.71 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Biên tập viên báo chí là những người thực hiện công việc phân tích, đánh
giá, sửa chữa và hoàn thiện tác phẩm báo chí để đưa in (hoặc phát) đáp ứng một
nhiệm vụ nhất định. Thực tế, có thể coi công việc này như là “hàng phòng thủ”
cuối cùng để ngăn chặn việc đưa tin không chính xác, khó hiểu và những rắc rối.
Bởi vậy, công việc của biên tập viên là hết sức quan trọng.
Hiện nay, đa phần các biên tập viên báo chí đều có vốn hiểu biết sâu
rộng, cộng với sự nhạy cảm về thời cuộc, có trách nhiệm trong tòa soạn, độc giả.
Họ là “bà đỡ” để cho những tác phẩm báo chí trở nên có sức nặng hơn trước khi
đến tay bạn đọc. Công việc của biên tập viên trong thời đại bùng nổ các phương
tiện thông tin hiện nay đòi hỏi ở họ kỹ năng nghề nghiệp cũng như tinh thần
trách nhiệm ngày càng cao. Biên tập viên còn phải biết “phân thân” ở nhiều vị
thế khác nhau. Họ không những chế biến, “nấu giỏi” các món của tòa soạn đòi
hỏi, mà còn phải nhạy cảm với “khẩu vị” trong mỗi “thực đơn” mà bạn đọc công
chúng đặt hàng, để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ, thực hiện tốt chức
năng và nhiệm vụ của báo chí. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều biên tập viên
thiếu kỹ năng nghề nghiệp, thiếu phẩm chất đạo đức dẫn đến cẩu thả trong xử lý
tác phẩm báo chí. Nhiều bài báo đưa tin bịa đặt, sai sự thật hoặc những bài báo
phản ánh không đúng đường lối, quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước, gây tác động tiêu cực tới dư luận xã hội đều đáng bị lên án mà lỗi
một phần ở chính người biên tập viên.
Chính vì vậy em xin được lựa chọn tìm hiểu về đề tài “Phẩm chất và
năng lực của biên tập viên báo chí và liên hệ thực tiễn hiện nay”. Bài làm dựa
trên những kiến thức em thu được từ môn Biên tập văn bản báo chí, những tài
liệu, giáo trình cùng với vốn kiến thức của bản thân, bởi vậy không tránh khỏi
thiếu sót mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy, cô giáo.


I/ BIÊN TẬP VIÊN BÁO CHÍ
1. Khái niệm biên tập viên báo chí
Biên tập viên báo chí là những nhà báo làm nhiệm vụ biên tập ,nâng cao


chất lượng, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật, khoa học của các bản thảo, tin,
bài của phóng viên và cộng tác viên.
Biên tập viên khai thác, tổ chức các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề
tài…theo định hướng, kế hoạch của đơn vị; nhận xét, biên tập nâng cao chất
lượng và chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo; thuyết minh về chủ đề tư
tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật, theo dõi quá trình dàn
dựng, sản xuất; tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ.
Công việc của biên tập viên thường tĩnh hơn phóng viên. Họ dành nhiều
thời gian ở tòa soạn hơn. Tuy nhiên, xu hướng khá phổ biến hiện nay là biên tập
viên cũng trực tiếp đi viết bài, lấy tin. Ở một số tờ báo, không có sự phân biệt rõ
ràng giữa công việc của biên tập viên và phóng viên.
Dù tên gọi là gì đi nữa, biên tập viên (copy editing) thường được định
nghĩa hạn hẹp trong các việc sửa lỗi ngữ pháp, chính tả, cắt chỗ này một tí, thêm
vào chỗ kia một tí, hoặc viết lại một số đoạn nào đó cho rõ ràng, với tinh thần
trách nhiệm cao.
2. Biên tập viên làm việc ở đâu?
Biên tập viên thường làm việc trực tiếp ở các tòa soạn, các đài truyền
hình, các kênh phát thanh và các nhà xuất bản. Họ là người đứng sau tất cả mọi
tác phẩm và không được ký tên dưới tác phẩm, mặc dù bỏ sức “giacông” chúng,
trừ các tác phẩm báo chí truyền hình. Với đặc thù của nghề, biên tập viên thường
có môi trường tác nghiệp hẹp và tĩnh hơn phóng viên.

2

2


3. Cơ hội phát triển của nghề biên tập?
Biên tập là một nghề. Nhưng, thông thường, lãnh đạo các tờ báo chọn ra
một số phóng viên hành nghề lâu năm, viết lách tốt và đề nghị họ trở thành biên

tập viên. Thư ký tòa soạn sẽ chỉ dẫn thêm cho họ một số qui định về biên tập.
Vậy là xong. Rồi nghề dạy nghề; hầu như không có ai được đào tạo bài bản về
nghề
này.
Đã có một thời, biên tập viên – chủ yếu ở các báo nước ngoài – được xem
như nhà báo thứ cấp, những phóng viên thất bại hoặc lụt nghề hoặc phải lui về
phía sau do tuổi tác. Hiện nay, một số phóng viên vẫn nhìn các biên tập viên như
thế. Tuy vậy, những năm gần đây, nghề này đã bắt đầu được kính trọng vì vai trò
của báo chí đã thay đổi.
Bước vào thế kỷ 21, các báo phải tìm cách giải thích tin tức nhiều hơn
trước vì tin nóng, tin nhanh đã bị Internet, đài phát thanh, truyền hình giành mất
rồi. Các báo cần ra sức săn tìm thông tin để có thể tường thuật những gì ở đằng
sau các sự kiện, làm cho sự kiện nổi bật lên hơn. Các nỗ lực này đã đưa việc viết
hay, viết giỏi lên thành ưu tiên hàng đầu trong một số tờ báo.
Nói chung, ngày nay, không một nhà lãnh đạo cơ quan truyền thông nào
mà lại không thừa nhận giá trị của các biên tập viên giỏi. Các báo Việt Nam trả
lương cho người biên tập cao hơn cho phóng viên cùng trình độ; có thể gần gấp.
đôi Khi viết giỏi, viết hay được coi trọng, thì biên tập viên giỏi cũng được săn
đón hơn. Nhưng có khi tuyển không ra. Tạp chí Nhịp Cầu ra 15 ngày một số
(trước đâyra hàng tháng), thuộc Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở nước ngoài,
chẳng hạn, đã đăng báo tuyển thư ký tòa soạn – một loại biên tập viên – từ hai,
ba năm nay, nhưng vẫn chưa tìm.

3

3


Ở Mỹ, biên tập viên báo trên mạng có thu nhập rất khá. Theo tài liệu
Interactive Publishing Surveys, công bố tháng giêng năm 1998, biên tập viên

trực tuyến có kinh nghiệm hưởng lương từ 45.000 đô la Mỹ đến 75.000 đô la
Mỹ mỗi năm.

4

4


II/ THỰC TRẠNG VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA BIÊN TẬP
VIÊN BÁO CHÍ
1, Phẩm chất của biên tập viên báo chí
Biên tập viên báo chí là một nhà báo, bởi vậy họ phải có phẩm chất và đạo đức
nghề nghiệp của nhà báo.
Bên cạnh đó, khác với các nhà báo thông thường, người biên tập viên cần có
những yếu tố như:



Có thế giới quan khoa học.
Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, lối sống trong sáng, giản dị, chính trực,



công tâm.
Có lòng say mê nghề nghiệp.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là yếu tố cần thiết để trở thành một biên tập viên

báo chí. Muốn trở thành một biên tập giỏi cần thêm những tố chất sau:
Tự tin.
Biên tập viên tin vào trí thông minh, trình độ hiểu biết và khả năng viết lách của

mình. Họ nắm vững bút pháp của tờ báo cũng như khả năng sản xuất và đường
lối của tờ báo. Họ hiểu và sử dụng tốt hệ thống mạng tin học nội bộ cho công
việc của mình.
Khách quan.
Biên tập viên không chủ quan. Họ cũng không thể ưu ái phóng viên này hơn
phóng viên kia trong công việc.
Cẩn thận.
Biên tập viên phải chú ý tới bạn đọc và tính cách của tờ báo. Việc trình bày,
chọn bài, ảnh và tít phải hòa hợp với nhau để củng cố hình ảnh của tờ báo.

5

5


Thông minh.
Biên tập viên phải có kiến thức nền rộng để biết bài viết sai hay viết đúng.

Luôn đặt câu hỏi.
Biên tập viên phải thắc mắc đủ thứ. Họ biết nếu mình nghi ngờ thì bạn đọc cũng
sẽ như vậy.
Ngoại giao.
Biên tập là nghề luôn đụng chạm. Người làm nghề này phải tìm cách giảm thiểu
sự căng thẳng không thể tránh được giữa người biên tập và người viết.
Khả năng viết lách.
Biên tập viên phải viết báo giỏi hơn phóng viên.
Óc khôi hài.
Người biên tập phải biết cười trước những sự vô lý trong nghề nghiệp như bài
viết tồi mà vẫn phải sửa để đăng báo.
2, Năng lực của biên tập viên báo chí:

Một biên tập viên báo chí cần hội tụ đủ những năng lực sau:






Hiểu đối tượng: Tác giả, tác phẩm và bạn đọc.
Tri thức và tầm hiểu biết rộng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú.
Đánh giá và xử lý tác phẩm chính xác.
Năng lực ngôn ngữ và logic.
Năng lực tổ chức và giao tiếp.

Tuy nhiên, các loại hình báo chí khác nhau có những yêu cầu khác nhau về năng
lực của người biên tập.
Ví dụ ở loại hình báo chí truyền hình, những điều kiện cần có của một biên
tập viên truyền hình như sau:
Ngoại hình và giọng nói
6

6


Một BTV truyền hình luôn phải có một vẻ bề ngoài dễ nhìn, một giọng nói
chuẩn và có cảm xúc. Có như vậy thì bạn mới có thể đem lại hiệu quả truyền đạt
thông tin cao nhất. Hai yếu tố thuộc về tố chất vốn có này càng được coi trọng ở
các đài truyền hình lớn như Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Kỹ thuật
số, Đài truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình TP.Hồ Chí Minh…
Khả năng tự học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng thường xuyên.
Kiến thức thì rất rộng lớn mà sức của con người có hạn. Mặc dù không thể

đảm bảo việc có thể hiểu biết tất cả, nhưng phải có được một sự hiểu biết bao
quát, cơ quản trên nhiều lĩnh vực.
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khai thác thông tin
Bằng hai kỹ năng này mới có thể thu thập được những thông tin quý báu từ
hiện trường. Bên cạnh đó, cần phải thật giỏi ngoại ngữ mà đặc biệt là tiếng Anh
để có thể phỏng vấn được người nước ngoài hay đi nước ngoài lấy tin tức... và
ngoài ra cần sử dụng được thành thạo các thiết bị (micro, máy ghi âm, máy vi
tính…), phần mềm chuyên dụng để hoàn thành được một tin hay một phóng sự
truyền hình.
Có đủ phẩm chất và năng lực của người biên tập tức là đã đáp ứng được
những nguyên tắc của công việc biên tập.
Trích đoạn sau đây dịch từ "Cẩm nang của các BTV và các tác giả"
(Gyurcsák János, Nhà xuất bản Osiris, Budapest 1996 - Trang 258-259), một
cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ BTV và tác giả Hungari, cho thấy
một quan điểm khoa học và hợp lý về những nguyên tắc biên tập.
Biên tập bản thảo là hoạt động phức hợp nhất, và cũng có lẽ là hoạt động
đòi hỏi trách nhiệm cao nhất của quá trình xuất bản!
Một trong những nghịch lý của công việc biên tập là vấn đề trách nhiệm.
Về mặt luật pháp, biên tập viên (BTV) không chịu trách nhiệm về nội dung của
sản phẩm in. Trách nhiệm ở đây, trước hết thuộc về tác giả, và ở một mức độ
nhỏ hơn, nhiều khi chỉ mang tính gián tiếp, thuộc về nhà xuất bản. Tuy nhiên,
7

7


chính sự khác biệt giữa một BTV trung bình và một BTV giỏi là ở chỗ BTV giỏi
nhất định cần phải có sự can thiệp về nội dung bản thảo và như thế, vẫn có trách
nhiệm ở một dạng nào đó khi tác phẩm được in.
Cố nhiên, BTV không bao giờ được thực hiện những thay đổi, những bổ

sung về nội dung và những chỉnh sửa nếu không được sự biết đến của tác giả.
Nhưng, một BTV, nếu muốn quan tâm đến những vấn đề nội dung, đòi hỏi phải
có sự hiểu biết trong lĩnh vực mà tác giả đả động tới, cho dù có thể không ở mức
như tác giả. Có điều, một BTV giỏi không chỉ suy nghĩ được trong bản thảo, mà
còn phải suy nghĩ được trong tác phẩm in, nghĩa là sau khi đọc bản thảo, trái với
đa số các tác giả, BTV phải có được hình dung về tác phẩm in hoàn chỉnh.
Thông thường, các tác giả cũng nhận thức được điều này nên họ luôn gắn
bó với một vài BTV có tên tuổi. Cố nhiên, uy tín của BTV - ở mọi nơi trên thế
giới - kém xa uy tín của tác giả. Và, cũng không thể trả lời được câu hỏi tại sao
một BTV xuất sắc lại "cam phận" BTV, mà không trở thành tác giả...
BTV có vai trò môi giới giữa tác giả và độc giả, bởi lẽ đồng thời họ phải
suy nghĩ được bằng cái đầu của tác giả và độc giả, nghĩa là, họ cần phải hiểu tác
giả thực chất muốn nói gì, mặt khác, cần giúp đỡ người đọc hiểu được điều mà
tác giả muốn nói. Trên tư cách người đầu tiên đọc bản thảo, BTV truyền tải cho
tác giả những nguyện vọng của các độc giả trong tương lai, vì thế, quan hệ mật
thiết giữa tác giả và BTV trong quá trình xuất bản là không thể thiếu được.
Công việc biên tập khó ở chỗ BTV như kẻ khiêu vũ mà bị trói tay: chỉ có
thể xuất phát từ dụng ý của tác giả, sự chỉnh sửa và thay đổi không thể vượt quá
một giới hạn nhất định. BTV cần phải để ý tới chủ tâm của tác giả khi triển khai
kết cấu của tác phẩm in, các đơn vị cấu trúc phải phục vụ điều này. Những giới
hạn có thể đến đâu? - không có lời giải đáp xác quyết cho câu hỏi này.
Trên cơ sở những điều đã nói ở trên, BTV phải để ý đến những yếu tố
sau:
- Cấu trúc, trật tự sáng sủa của bản thảo;
- Ngôn từ cô đọng và phong cách thích hợp của tác phẩm (thuật ngữ, các chữ
8

8



viết tắt, chính tả, thư mục...);
- Thống nhất các đơn vị cấu trúc (hệ tựa đề, mục lục...) và loại trừ sự trùng lặp;
- Gạt bỏ những lỗi logic còn sót lại trong cách diễn đạt;
- Gạt bỏ những bất hợp lý và lỗi về ngôn từ và phong cách (đặc biệt, trong các
tác phẩm nhiều người viết)
- Sự chính xác và đúng đắn của những dẫn chứng, ghi chép;
- Kiểm tra các tên tuổi và tựa đề trong tác phẩm và trong thư mục;
- Kiểm tra sự hiện diện chính xác của các minh họa và những phần phụ (phụ lục,
chú giải các tên họ, danh sách các thuật ngữ chuyên môn, bảng chỉ dẫn các đề
mục và tên họ...)
BTV không thể bắt ép tác giả phải theo quan điểm của mình. Bởi lẽ, vẫn
có thể là tác giả có lý. Và rốt cục, tác phẩm vẫn là của tác giả, lời cuối cùng
luôn phải thuộc về tác giả!
3. Thực trạng về phẩm chất và năng lực của biên tập viên hiện nay:
Hiện nay, bên cạnh những biên tập viên yêu nghề, có phẩm chất tốt và
giỏi về năng lực vẫn còn tồn tại rất nhiều những biên tập viên thiếu trách nhiệm,
thiếu chuyên môn nghiệp vụ, vô ý hoặc cố tình cho đăng những tác phẩm báo
chí có nội dung sai sự thật, trái với đường lối chủ trương chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
Theo thông tin từ Bộ TT&TT, 9 tháng vừa qua, đã có 10 cơ quan báo chí
bị xử phạt vì thông tin sai sự thật với tổng số tiền xử phạt đối với 10 báo này (cả
báo in và báo điện tử) là 450 triệu đồng.
10 cơ quan báo chí bị xử phạt vì hành vi thông tin sai sự thật, trong đó có
3 báo in gồm: Báo Giáo dục & Thời đại, Kinh doanh & Pháp luật và báo Người
cao tuổi. Sai phạm của các cơ quan này chủ yếu được phát hiện qua khiếu nại
của tổ chức, cá nhân đối với thông tin mà các báo đã đăng. Sau khi xác minh,
các báo thừa nhận có sai phạm và phải thực hiện cải chính theo quy định.
9

9



Phạt 7 báo điện tử thông tin sai sự thật gồm: VnExpress, Người đưa tin,
Báo điện tử Pháp luật & Xã hội, Báo điện tử Tiền phong, Báo điện tử Đất Việt,
báo điện tử Kiến thức và báo điện tử Trí thức trẻ.
Ngoài hình thức phạt tiền, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành
đình bản tạm thời với Báo điện tử Trí thức trẻ. Quyết định đình chỉ tạm thời hoạt
động trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày 15/8/2014.
Đồng thời Bộ TT&TT cũng yêu cầu kỷ luật cán bộ, phóng viên, biên tập
viên, do các sai phạm về nội dung thông tin, một số cơ quan báo chí đã có hình
thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với cán bộ, phóng viên, biên tập viên.
Như Báo Tiền phong đã cho một trường hợp thôi giữ chức phụ trách
chuyên trang điện tử Tấm gương; Cho một trường hợp thôi giữ chức thư ký tòa
soạn chuyên trang Tấm gương; Chấm dứt hợp đồng và thỏa thuận lao động,
ngừng hợp tác với biên tập viên và cộng tác viên.
Báo điện tử Trí thức trẻ đã khiển trách trong toàn cơ quan đối với Tổng
biên tập và Phó Tổng biên tập; cắt thi đua, thưởng đối với 2 đồng chí này trong
thời gian 6 tháng. Báo Trí thức Trẻ đã cho thôi việc đối với 2 trường hợp là biên
tập viên trực tiếp biên tập bài viết và trưởng ban Gia đình - Tâm sự.
Về hình thức xử phạt thu thẻ Nhà báo, có 3 trường hợp bị thu hồi Thẻ do
có sai phạm trong hoạt động báo chí và 75 trường hợp thu hồi do cơ quan báo
chí bị thu hồi Giấy phép hoạt động báo chí.
Trong các trường hợp vi phạm trên, đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp
vi phạm của Báo Người cao tuổi, cơ quan này đã bị phạt gần 700 triệu đồng.

10

10



Ngày 13/2, Văn phòng Chính phủ đã phát đi công văn thông báo ý kiến của
Thủ tướng liên quan đến việc thanh tra báo Người cao tuổi. Công văn nêu: "Việc
thanh tra đột xuất tại báo Người cao tuổi do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết
định, thực hiện theo chức năng, thẩm quyền. Thủ tướng không chỉ đạo việc
thanh tra này". Thủ tướng yêu cầu Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam
làm việc với Bộ Thông tin và các cơ quan chức
năng để xử lý vấn đề liên quan việc thanh tra nói
trên.
Theo Bộ Thông tin, Ban thường vụ Hội
Người cao tuổi Việt Nam đã gửi công văn thông
báo tạm dừng điều hành Báo Người cao tuổi với
ông Kim Quốc Hoa từ ngày 12/2 và giao cho ông
Nguyễn Duy Quyền, Phó TBT báo phụ trách, điều
hành báo.
Cùng ngày, Thanh tra Bộ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Báo Người cao tuổi tổng số tiền gần 700 triệu đồng, do đã thực hiện các hành vi
vi phạm hành chính như: hoạt động báo điện tử nhưng không có giấy phép;
11

11


thông tin sai sự thật; cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên
tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
cải chính không đúng quy định; vi phạm quy định quảng cáo.
Trước đó, trong kết luận thanh tra đột xuất công bố ngày 9/2, Bộ Thông tin
đã đề nghị cách chức Tổng biên tập báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa do báo
này đăng một số bài viết "tiết lộ bí mật nhà nước", "có dấu hiệu lợi dụng quyền
tự do dân chủ".
Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đồng thời khởi tố vụ án hình sự

"Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân" xảy ra tại báo Người cao tuổi.
Một ngày sau khi kết luận thanh tra được công bố, trong số báo ra ngày
10/2, Người cao tuổi đăng tải ba bài báo với nội dung khẳng định đoàn thanh tra
của Bộ Thông tin đã làm trái pháp luật và có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong
quá trình thanh tra.
Ông Kim Quốc Hoa, 70 tuổi, từng làm tổng biên tập của nhiều tờ báo
trước khi về phụ trách báo Người cao tuổi từ năm 2007.
III/ GIẢI PHÁP:
1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền (Bộ thông tin, các cơ quan báo
chí…)
Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm chứng chất lượng các
tác phẩm báo chí của các tờ báo.
Cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh, răn đe với các trường hợp vi
phạm.
Các cơ quan báo chí cũng cần có những mục đích, tôn chỉ riêng phù hợp
với chức năng nhiệm vụ của mình, tuân thủ những chủ trương, đường lối chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
12

12


2. Đối với các nhà báo, biên tập viên
Cần có tư tưởng lập trường vững vàng, hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của
báo chí đối với xã hội.
Cần có phẩm chất trong sáng, hiểu biết và tôn trọng luật pháp, có cái nhìn
khách quan, chân thực.
Nắm vững kiến thức nghiệp vụ báo chí, Luật Báo chí và đạo đức người
làm báo.

Đặc biệt, những biên tập viên cần có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng,
kiểm chứng độ tin cậy, chính xác, cân nhắc kỹ lưỡng về nội dung các tác phẩm
báo chí trước khi quyết định cho phát hoặc cho in.
3. Mục tiêu của bản thân để phấn đấu trở thành một biên tập viên
báo chí giỏi:
Viết nhiều các tác phẩm và gửi cho các cơ quan báo chí
Một biên tập viên giỏi sẽ có khả năng viết tốt. Trong quá trình viết tin,
bài bản thân em sẽ nhận thức được ngữ pháp, câu cú phù hợp, và kiểm soát được
ngôn ngữ viết ra.
Tìm một công việc làm thêm ở tòa soạ/đài truyền hình
Là sinh viên nên em tự thấy bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực
tế. Trong khi đó, những cơ quan báo chí truyền thông tuyển cộng tác viên làm
bán thời gian rất nhiều. Được làm việc ở một cơ quan báo chí truyền thông
chuyên nghiệp em sẽ được học hỏi rất nhiều về kinh nghiệm thực tế trong quá
trình làm báo, viết báo.
Đọc nhiều sách văn học, báo chí
13

13


Trong quá trình đọc còn cần phải ghi chú vào một cuốn sổ những thông
tin quan trọng, chú ý phát hiện các lỗi sai lặt vặt trên những mẩu tin, bài, quảng
cáo, truyện ngắn, tiểu thuyết... Làm một biên tập viên đòi hỏi người ta phải đọc
nhiều và nhanh. Bởi càng đọc nhiều, thì càng dễ phát hiện lỗi sai mà không cần
mất cả ngày đọc đi đọc lại một mẩu tin.
Trau dồi vốn hiểu biết và ngoại ngữ
Hiện nay việc khai thác tin tức nước ngoài rất phổ biến trên hầu hết các
báo. Ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh hết sức quan trọng đối với một biên tập
viên.


14

14


KẾT LUẬN
Những biên tập viên trong mỗi cơ quan báo chí là những nhà báo làm
công việc thầm lặng, ít ai biết đến. Nhiệm vụ của họ là sửa sai, gạn lọc và trau
chuốt câu cú cho bài viết tốt hơn, nhằm phục vụ đối tượng công chúng và làm
cho bài viết giản dị, dễ hiểu. Công việc của biên tập viên là phân câu quá dài
thành những câu ngắn, xén tỉa những đoạn văn thòng long, cắt bớt những chi tiết
rườm rà và thay thế những từ khó hiểu bằng những từ dễ hiểu hơn. Người sửa
bài còn phải tìm xem bài viết có điểm nào sai lầm về quan điểm thì gạt bỏ, sơ hở
thì bổ khuyết, tối nghĩa thì làm sáng tỏ, thiếu chính xác thì chỉnh chu. Để làm
công việc trên một cách hoàn mỹ, người sửa bài cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và
hội ý với người viết. Bài sau khi được sửa sẽ trở nên giản dị, trong sáng, mạch
lạc, ít sai sót hơn.
Công việc của những biên tập viên báo chí có vai trò hết sức quan trọng.
Có thể nói một ban biên tập thật giỏi mà không có bộ phận sửa bài thì chỉ có thể
ra đời một tờ báo xoàng. Một ban biên tập tầm thường mà có bộ phận sửa bài
đầy năng lực có thể cho ra đời một tờ báo hạng khá. Một ban biên tập giỏi được
hậu thuẫn bởi những người sửa bài giỏi thì đảm báo ra được tờ báo thật hay.
Thật vậy, không ai tự cho mình có đủ tư cách để sửa bài mình. Dù người viết có
nổi tiếng thế nào đi nữa, bài của họ chỉ có lợi hơn nếu có người khác đọc và biên
tập.
Biên tập viên báo chí ngày nay không chỉ làm việc với chữ nghĩa mà còn
phải am hiểu các kỹ năng trình bày, dàn trang và tư duy hình ảnh. Không chỉ làm
việc với những trang giấy, người biên tập còn thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp
trong các phương tiện truyền thông điện tử như truyền hình hay báo mạng và cả

trong những ấn phẩm nhằm mục tiêu tạo quan hệ công chúng. Bên cạnh những
kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, những người làm công tác biên tập cũng cần phải
có cái tâm, có phẩm chất tốt đẹp, trong sáng. Có như vậy, những tác phẩm báo
chí mới thực sự mang lại hiệu quả cho đất nước và xã hội.
15

15


16

16


PHẦN THỰC HÀNHHIỆN TƯỢNG
XUỐNG CẤP
VỀ CHẤT XÁM Ở MIỀN
NÚI
NGUYỄN TẤT HÁN
Nhiều người báo động rằng chất xám là vốn
quý, ở nước ta còn bị lãng phí lớn. Ở miền núi, chất
xám vừa lãng phí, vừa xuống cấp. Như ở một tỉnh
miền núi nọ 50 người trình độ trên và sau đại học,
bốn nghìn người trình độ đại học, ba nghìn người
trình độ cao đẳng, 17 nghìn người trình độ trung học.
Đội ngũ này đang hoạt động ở hầu hết các ngành, các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh và quốc
phòng. Ngoài ra, hiện còn gửi đào tạo 1755 học sinh
đại học. Một tỉnh miền núi mà đã có một đội ngũ trí
thức như vạy là khá đông. Song tiếc là đông nhưng

không mạnh. Bởi chất lượng thấp, nghèo nàn và lạc
hậu về kiến thức.
Thật vậy, khả năng tự nghiên cứu, sáng tạo và
thực hành của đội ngũ trí thức nói trên còn rất hạn
chế; trình độ ngoại ngữ rất thấp, kiến thức ngày càng
một cạn dần. Đã vậy, sự phân bố lực lượng không
đồng đều, nhiều trường hợp không hợp lý, thậm chí
tréo giò: có hơn 60% số trí thức làm công tác gián
tiếp ở các cơ quan, chỉ có 30% trực tiếp tại các cơ sở
17

17


sản xuất. Ngành nông nghiệp có hơn 62% số trí thức
tập trung ở tỉnh, chỉ có 37% tập trung ở cơ sở. Ngành
lâm nghiệp có gần 73% trí thức tập trung ở tỉnh, chỉ
có gần 37% công tác ở cơ sở lâm trường, xí nghiệp.
Các ngành khác như giao thông vận tải, xây dựng
kiến trúc, bưu điện… thì tỷ lệ đội ngũ trí thức ở tỉnh
lại càng cao hơn (hơn 85%). Đáng lưu ý hơn cả là,
đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất
thấp: Chỉ xấp xỉ 6,7% tổng số tri thức hiện có của
tỉnh.
Việc phân công và sử dụng đội ngũ trí thức
cũng khập khiễng, không đúng với ngành nghề được
đào tạo. Đội ngũ này cũng rất ít được bổ túc kiến
thức bằng việc bồi dưỡng tại các lớp ngắn hạn, dài
hạn trong cả nước. Khả năng nghiên cứu, thực hành
bị mòn mỏi. Những điều đó đã làm cho bản thân

người trí thức hết sức băn khoăn, lo lắng. Một nữ kỹ
sư, giám đốc Công ty thủy sản đang làm ăn rất giỏi,
được bầu vào thường vụ cấp ủy. Vì chức danh
“thường vụ” mà chị kỹ sư thủy sản này được tổ chức
Tỉnh ủy bố trí làm Giám đốc Sở thương nghiệp (đối
với chị là “bị” bố trí chứ không phải “được” bố trí).
Rốt cuộc, công ty thủy sản và ngành thương nghiệp
đều làm ăn dở. Hoặc một kỹ sư thủy lợi được bố trí
sang chỉ đạo trồng cao su. Một sinh viên học xong
đại học ngoại ngữ được bố trí làm chuyên viên quản
lý kinh tế. Họ chẳng những không phát huy được tài
năng, mà lại trở thành những chuyên viên “chuyên
bày đặt” biết bao công việc bất lợi. Môi trường và cơ
18

18


sở vật chất phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lại quá nghèo nàn, lạc hậu
mà chẳng được tăng cuờng đầu tư để đổi mới. Đã có
không ít cán bộ lãnh đạo quan niệm rằng “trí thức
muốn nghiên cứu, muốn sáng tạo thì tự lo liệu lấy cơ
sở vật chất”. Mặt khác, bản thân không ít trí thức có
những suy nghĩ thiên lệch: nghiên cứu, sáng tạo, học
nữa, học mãi để làm gì và lấy gì để mà học! Có học
cho lắm cũng có được coi trọng và sử dụng đúng
đâu!.
Muốn giải quyết được các mâu thuẫn đó thì
phải tiến hành đồng thời nhiều công việc. Trong đó

việc đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
các cấp ủy đảng và chính quyền đối với đội ngũ trí
thức tỉnh nhà vốn dĩ rất đông nhưng không mạnh là
hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc biệt, phải chú ý
đào tạo, bổi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ trí thức là
người dân tộc thiểu số, nâng số lượng và chất lượng
đội ngũ này lên cao hơn nữa.

19

19


1. Xác định nội dung chủ yếu: Thực trạng hiện tượng xuống cấp về chất
xám ở miền núi, nguyên nhân và giải pháp.
2. Xác định tư tưởng chủ đề: Phê phán hiện tượng xuống cấp chất xám ở
miền núi.
3. Sửa chữa bản thảo: như trên
4. Viết nhận xét tổng hợp:
- Phần 1: Đánh giá chủ đề tư tưởng: tốt
- Phần 2: Nêu ưu khuyết điểm chính:
Ưu điểm: Phản ánh rõ nét về hiện tượng xuống cấp về chất xám
ở miền núi, có nguyên nhân và giải pháp cụ thể.
Khuyết điểm: Dẫn chứng trong bài chưa cụ thể (tên địa danh,
tên người) dẫn đến bài biết thiếu tính chân thực.
-Phần 3: Kết luận: Cho in.

20

20



MỤC LỤC

21

21



×