Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Bá Thước, Tỉnh Thanh Hoá Từ Năm 1986 Đến Năm 2020.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 117 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO UBND TỈNH THANH HOÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO UBND TỈNH THANH HOÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Sỹ Hưng </b>

<b>THANH HÓA, NĂM 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi

<b>dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Sỹ Hưng. Những nội dung được </b>

trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực.

Những số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích và dẫn dắt đề tài này được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo hoặc chú thích ngay bên dưới các bảng biểu.

Ngoài ra, đối với các tài liệu diễn giải để làm rõ thêm các luận điểm đã phân tích và trích dẫn trong phần phụ lục cũng được chú thích nguồn gốc dữ liệu.

Tôi xin cam đoan luận văn này khơng trùng lặp với các khóa luận, luận văn, luận án và các cơng trình nghiên cứu đã công bố.

<b>Người cam đoan </b>

<b>Trịnh Thanh Tâm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

<i>Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài “Giáo dục phổ thông huyện </i>

<i>Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2020”, tác giả xin bày tỏ sự </i>

<i><b>biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học là TS. Lê Sỹ Hƣng - người đã </b></i>

gợi mở về hướng nghiên cứu cũng như góp ý cho tơi những vấn đề quan trọng về phương pháp, cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu.

Ngoài ra, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của Trường Đại học Hồng Đức đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong những suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, cơ quan đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và quá trình thực hiện luận văn này.

<i>Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để tìm hiểu, nghiên cứu “Giáo </i>

<i>dục phổ thơng huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hố từ năm 1986 đến năm 2020” </i>

nhưng chắc chắn s c n nhiều thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến chân thành từ phía các thầy cô, các nhà khoa học, đồng nghiệp và các bạn học viên để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn

<b>T c giả luận văn </b>

<b>Trịnh Thanh Tâm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 5

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 5

5. Phương pháp nghiên cứu ... 6

6. Đóng góp khoa học của luận văn ... 6

7. Bố cục đề tài ... 6

<b>Chương 1.KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT BÁ THƯỚC VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG HUYỆN BÁ THƯỚC TRƯỚC 1986 ... 7 </b>

1.1. Khái quát về vùng đất huyện Bá Thước ... 7

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ... 7

1.1.2. Sơ lược về khu vực hành chính Bá Thước từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay ... 10

1.1.3. Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ... 11

1.2. Khái quát về tình hình giáo dục phổ thông Bá Thước trước năm 1986 ... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.2.1. Đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước ... 23

2.2.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện của huyện Bá Thước ... 27

2.3. Những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của giáo dục phổ thông huyện Bá Thước từ năm 1986 đến năm 2000 ... 31

3.4.1. Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo ... 68

3.4.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ... 74

3.4.3. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy ... 76

3.4.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học... 80

3.4.5. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội ... 83

3.5. Bài học kinh nghiệm và những khuyến nghị ... 85

3.5.1. Một số bài học rút ra sau hai mươi năm (2000-2020) thực hiện đổi mới giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện Bá Thước ... 85

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

CBQL

CNH-HĐDH CSVC

CTPCGDTH DTNT

DTTS GDPT

HĐGDNGLL HĐND

HTX MTTQ PPDH TBDH TH THCS THPT UBDT UBHC UBND XMC

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hợp tác xã

Mặt trận tổ quốc Phương pháp dạy học Thiết bị dạy học Tiểu học

Trung học cơ sở Trung học phổ thông Ủy ban dân tộc Ủy ban hành chính Ủy ban nhân dân Xóa mù chữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

năm học 1999 - 2000 ... 40Bảng 2.6. Tổng kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học trên toàn huyện . 46Bảng 3.1. Số liệu về giáo dục tiểu học giai đoạn 2013 - 2020 triển khai

thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ... 69Bảng 3.2. Số liệu về giáo dục THCS giai đoạn 2013 - 2020 triển khai

thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ... 70Bảng 3.3. Các chương trình, kế hoạch, đề án giai đoạn 2013 - 2023 triển

khai thực hiện nghị quyết 29-NQ/TW ... 82

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Giáo dục - đào tạo giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển mạnh m của khoa học cơng nghệ, cùng với q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là xu thế tất yếu của nền kinh tế tri thức đã tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đặt ra yêu cầu cho mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới, cải cách hệ thống giáo dục quốc dân để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng vị trí, vai trị của giáo dục trong sự nghiệp cách mạng. Ngay từ khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a, ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí

<i>Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, cần phải nâng cao dân </i>

<i>trí, diệt giặc dốt phải tiến hành đồng thời với việc giặc đói và giặc ngoại xâm” [37; tr.15]. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường, Bác đã đã ân </i>

<i>cần dặn d thế hệ trẻ Việt Nam: “Non sơng Việt Nam Nam có trở nên tươi </i>

<i>đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu hay khơng, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu’’. [37; tr.8]. </i>

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhất quán khẳng định, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và giáo dục phải được ưu tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác. Để đáp ứng những đ i hỏi cấp bách của thực tiễn, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của

<i>Đảng thơng qua Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, “Về đổi mới căn </i>

<i>bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [4]. </i>

Thực tế đã cho thấy giáo dục - đào tạo là một quá trình diễn ra liên tục với các cấp học khác nhau. Trong hệ thống đào tạo đó, giáo dục phổ thơng giữ một vị trí, vai trị hết sức quan trọng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Ở nước ta trong những năm gần đây giáo dục - đào tạo đã đạt được những thành tựu đáng kể và từng bước hồn thiện, trong đó có một phần đóng góp khơng nhỏ của giáo dục phổ thông. Mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp từ vùng trung tâm cho đến vùng xa xôi hẻo lánh. Năm 2000, Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc cơng nhận hồn thành xố mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học trong toàn quốc và giành được những kết quả nhất định trong chương trình phổ cập giáo dục phổ thơng cơ sở… có những thành tựu này là do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vượt khó của các thầy, cô giáo. Tuy nhiên, trong giáo dục hiện nay c n có những yếu kém, bất cập cả về quy mơ, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả. Do đó, cần phải có những đường lối, chủ trương, biện pháp tích cực, những nghiên cứu kỹ lưỡng, rút ra những bài học để từng bước hồn thiện chương trình giáo dục - đào tạo của nước nhà.

Cũng như bao miền quê, địa phương khác, giáo dục - đào tạo huyện Bá Thước đã và đang có bước chuyển mình tích cực. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự nghiệp giáo dục phổ thông ở Bá Thước đã giành được những thành tựu đáng kể. Giáo dục - Đào tạo được xây dựng thành hệ thống mạng lưới trường lớp mở rộng đến tận vùng dân tộc ít người, tỷ lệ học sinh lên lớp các cấp, số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh gia tăng hàng năm. Những thành tựu đó đã được Nhà nước cơng nhận là huyện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ tháng 12 năm 1997.

Tuy nhiên, đây là một huyện miền núi có nền kinh tế phát triển trung bình so với các huyện trong tồn tỉnh, địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập c n thiếu thốn, phát triển không cân đối, không vững chắc giữa các cấp học, ngành học ở các vùng. Mặt khác, đời sống nhân dân các dân tộc vùng cao c n rất khó khăn nên chưa thật sự quan tâm đến giáo dục. Vấn đề giáo dục phổ thơng huyện Bá Thước vì thế rất cần được lưu ý, quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành để hệ thống giáo dục huyện dần dần được hoàn thiện, nâng cao chất lượng dạy và học.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện Bá Thước trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2020 là một vấn đề cấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thiết, vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử phát triển của ngành giáo dục địa phương và của cả nước trong thời kỳ đổi mới, vạch ra những tồn tại, yếu kém và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển nền giáo dục phổ thông ở Bá Thước, để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của huyện nhà, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

<i><b>Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục phổ thơng huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2020” làm đề tài </b></i>

luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam.

<b>2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề </b>

Việc tìm hiểu nghiên cứu lịch sử địa phương là một vấn đề đang được giới sử học quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam‟‟.

Chính vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu và nghiên cứu chính sử, các cơng trình có tính chất lý luận về giáo dục của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước

<i>như: Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục (1990), là tập hợp các bài viết của </i>

Người về giáo dục thời kì 1945-1969. Trong đó, Người nêu lên mục đích, vai trị, tính chất, nguyên lý của nền giáo dục cách mạng Việt Nam và sự quan tâm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, nhân dân đối với nền giáo dục nước

<i>ta nói chung, giáo dục phổ thơng nói riêng. Phạm Văn Đồng (2008), Giáo </i>

<i>dục đào tạo, quốc sách hàng đầu tương lai của dân tộc, cho thấy tầm quan </i>

trọng của Giáo dục và Đào tạo, trở thành quốc sách hàng đầu để đất nước phát triển… [13].

Những tác phẩm của các nhà lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục

<i>như:Phạm Minh Hạc “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế ký XXI [15]; “45 năm phát triển giáo dục Việt Nam”; Võ Thuần Nho “35 năm phát </i>

<i>triển sự nghiệp giáo dục phổ thông” [23]. Những cơng trình này đề cập tới </i>

các vấn đề của lịch sử giáo dục Việt Nam, đã rút ra được một số kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển nền giáo dục của đất nước, cung cấp thơng tin cơ bản về q trình hình thành, phát triển, những hạn chế của giáo dục nước nhà;

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

trên cơ sở đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu lịch sử giáo dục tại các địa phương nói chung và huyện Bá Thước nói riêng.

Nhìn chung, những tác phẩm của các nhà nghiên cứu đề cập trực tiếp đến vấn đề giáo dục của nước ta trong thời kỳ đổi mới; đã phân tích, nêu được sự đóng góp to lớn của giáo dục đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Nhưng c n rất nhiều vấn đề đặt ra như: Phương hướng đổi mới giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa các ngành nghề loại hình đào tạo, những vấn đề đặt ra đối với giáo dục thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… vẫn chưa được đề cập một cách đầy đủ, đây chính là gợi mở có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp cận, nghiên cứu đề tài luận văn.

Ở Thanh Hóa, cơng tác biên soạn và nghiên cứu lịch sử địa phương rất được quan tâm với nhiều cơng trình như: “Lịch sử Thanh Hóa”- Nhà xuất bản Thanh Hóa, 1996; “Danh sĩ Thanh Hóa và việc học thời xưa”, Trần Văn Thịnh (chủ biên), Nhà xuất bản Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, 1995; “Tóm tắt 40 năm hoạt động của đảng bộ Thanh Hóa” (1930-1972), Nhà xuất bản Thanh Hóa, 1974; “50 năm giáo dục và đào tạo Thanh Hóa 1945-1995”, Nhà xuất bản Thanh Hóa, 1995, cuốn sách đề cập sơ qua về

<i>tình hình giáo dục huyện Bá Thước (Tr. 205, 206); Giáo dục và Đào tạo </i>

<i>Thanh Hóa 70 năm xây dựng và phát triển, cho thấy quá trình hình thành và </i>

phát triển của hệ thống giáo dục của tỉnh Thanh Hóa, trong đó có đề cập tới

<i>huyện Bá Thước [22]; Địa chí tỉnh Thanh Hóa, tập 2 [35], có đề cập về giáo </i>

dục và văn hóa huyện Bá Thước;

Ở Bá Thước cũng có một số cơng trình nghiên cứu như: “Sơ lược lịch sử truyền thống ngành giáo dục Bá Thước”; “Lịch sử đảng bộ huyện Bá Thước”, ít nhiều đã đề cập đến lĩnh vực giáo dục và trong chừng mực nhất định đã đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của từng thời kỳ [2]; “Báo cáo quá trình trưởng thành và những thành tựu của sự nghiệp giáo dục huyện Bá Thước” do ngành giáo dục huyện Bá Thước xuất bản năm 1992; “Sơ lược lịch sử - truyền thống ngành giáo dục Bá Thước”, Đỗ Bá Tuyển ( chủ biên) Nhà xuất bản Thanh Hóa 1996.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Những tác phẩm trên tuy đã ít nhiều đề cập đến tình hình giáo dục huyện Bá Thước, nhưng c n sơ lược, cho đến nay chưa có một đề tài hoặc tài liệu nghiên cứu chi tiết về tình hình giáo dục huyện Bá Thước từ năm 1986 đến 2020. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tơi muốn góp phần vào việc tổng hợp tư liệu, phân tích và khái quát một cách có hệ thống sự phát triển của giáo dục phổ thông ở huyện Bá thước trong hơn 30 năm đổi mới (1986-2020), làm đề tài luận văn Thạc sỹ lịch sử của mình.

<b>3. Mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Mục tiêu nghiên cứu </b></i>

Luận văn làm rõ những thành tựu cũng như những hạn chế, tồn tại của giáo dục phổ thơng ở huyện Bá Thước giai đoạn 1986-2020. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp đối với công tác hoạch định

<b>và phát triển của giáo dục phổ thông huyện Bá Thước trong thời kỳ tiếp theo. </b>

<i><b>3.2. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển, những thành tựu, hạn chế của giáo dục phổ thông huyện Bá Thước Từ năm 1986 đến 2020. Bao gồm cả 3 cấp: Tiểu học, Phổ thông cơ sở và Trung học phổ thông.

<i><b>3.3. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>- Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về giáo dục phổ thông ở </i>

huyện Bá Thước từ năm 1986 đến năm 2020 (có phần trình bày khái quát giáo dục phổ thông Bá Thước trước năm 1986).

<i>- Về mặt không gian: Đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu quá trình </i>

phát triển của hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Bá Thước.

<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Trình bày quá trình phát triển giáo dục phổ thông huyện Bá Thước Từ năm 1986 đến 2020.

Nêu những thành tựu đạt được và những tồn tại của giáo dục phổ thông huyện Bá Thước.

Bước đầu nêu một số bài học và kiến nghị để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của huyện trong những năm tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>5. Phương ph p nghiên cứu </b>

Sử dụng kết hợp hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để khôi phục lại bức tranh giáo dục huyện Bá Thước Từ năm 1986 đến 2020.

Ngoài ra c n kết hợp một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp, khảo sát thực tế…

<b>6. Đóng góp khoa học của luận văn </b>

Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện về tình hình giáo dục phổ thông huyện Bá Thước trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 - 2020).

Đánh giá những thành tựu, hạn chế cơ bản của giáo dục huyện trong thời kỳ đổi mới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý cho sự nghiệp giáo dục của huyện, tỉnh và cả nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>Chương 1 </b>

<b>KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT BÁ THƯỚC VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN BÁ THƯỚC TRƯỚC 1986 </b>

<b>1.1. Khái quát về vùng đất huyện B Thước </b>

<i><b>1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên </b></i>

Huyện Bá Thước nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, có diện tích tự nhiên 77.757,02ha. Phía bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn tỉnh H a Bình; phía đơng giáp huyện Thạch Thành và Cẩm Thủy; phía nam giáp huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh; phía tây giáp huyện Quan Sơn và Quan Hóa. Huyện Bá Thước nằm trong tọa độ địa lý: Điểm cực bắc ở vĩ độ 20<sup>0</sup>34<sup>‟</sup>32<sup>‟‟</sup>bắc, thuộc địa phận bản Kịt, xã Lũng Cao; điểm cực nam ở vĩ độ 20<sup>0</sup>11<sup>‟</sup>11<sup>‟‟</sup>bắc, thuộc địa phận làng Xay, xã Điền Thượng; điểm cực tây bắc có tọa độ 105<sup>0</sup>4<sup>‟</sup> đông, thuộc địa phận bản Eo Kén, xã Thành Sơn; điểm cực tây nam có tọa 105<sup>o</sup>4<sup>‟</sup>2<sup>‟‟</sup> đơng thuộc địa phận bản Pặt, xã Kỳ Tân. Điểm cực đơng có tọa độ 105<small>0</small>

5<sup>‟</sup>42‟‟ kinh độ đơng, thuộc địa phận làng Xón, xã Lương Nội. Trung tâm huyện lỵ Bá Thước đóng tại thị trấn Cành Nàng, cách thành phố Thanh Hóa 108km về phía tây bắc.

Trong tiến trình lịch sử, cộng đồng các dân tộc Thái, Mường, Kinh từ Tây Bắc, Hịa Bình, Ninh Bình và các huyện trong tỉnh về đây sinh sống đã tạo nên diện mạo của vùng đất Bá Thước vừa phong phú về sinh hoạt vật chất, vừa thể hiện tính đậm đà bản sắc văn hóa của riêng mình, mở ra nhiều tiềm năng phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng - an ninh [2; tr.13-14].

<b>Về địa hình, đất đai </b>

Bá Thước là khu vực chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng núi thấp. Hướng địa hình và độ dốc nghiêng từ tây - bắc xuống đông - nam. Các dãy núi phía tây bắc có đỉnh cao hơn một nghìn mét, như dãy đá vơi Son Bá Mười cao trung bình 1.200m, đỉnh Pu Lng 1.598m, đỉnh Pu Tên 1.295m. Trong khi đó, các ngọn đồi phía đơng nam, giáp huyện Cẩm Thủy và Ngọc Lặc có độ cao trung bình 600m; các thung lũng vùng Hồ Điền, Quý Lương chỉ cao hơn mực nước biển 50 - 60m. Tuy nhiên, ven theo địa giới tự nhiên của huyện

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

là những sống núi cao liên tiếp như một vòng thành khép kín, chỉ để trừ ra những hẻm núi, hẻm sông thông với huyện khác. Địa giới, đồng thời cũng là đường phân thủy. Nước chảy trên bề mặt diện tích huyện Bá Thước đều dồn về phía trung tâm và đổ ra sông Mã, chỉ trừ một ít ở Điền Hạ chảy về phía Cẩm Thủy. Bá Thước có địa hình đồi núi chia cắt, hướng núi lộn xộn, thành phần địa chất không đồng nhất, hình thành mơi trường sinh thái đa dạng. D ng sông Mã chia đôi huyện thành hai khu vực có những đặc điểm khác nhau: bắc sông Mã và nam sông Mã [2; tr.17 - tr 21].

Về đất đai. Bá Thước có 14 loại đất khác nhau và chia thành 4 nhóm: đất thung lũng sông suối; đất đỏ vàng trên đồi núi thấp; đất mùn vàng trên núi và đất xói mịn. Đất thung lũng sông suối là loại đất tốt giàu chất dinh dưỡng, thích hợp trồng lúa và hoa màu. Đất đỏ vàng, trên đồi núi thấp chủ yếu là đất feralit màu nâu đỏ thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như: cao su, chè, các cây lâm nghiệp. Ngồi ra, trong nhóm đất này cịn có loại đất đỏ vàng biến đổi, phù hợp với việc canh tác ruộng bậc thang để trồng lúa nước, tạo nên sự khác biệt giữa Bá Thước với các huyện miền xuôi. Đất mùn vàng trên núi giữ ẩm tốt, giàu mùn, đất tơi xốp thích hợp trồng cây lâm nghiệp, rừng gỗ, rừng tre nứa, luồng. Những vùng này có độ dốc thấp, loại đất này có thể trồng các loại dược liệu và các loại rau như: xu hào, cải bắp, su su...

Về cấu trúc địa tầng: Bá Thước có nhiều dạng: núi đất, núi đá, thung lũng, sông suối. Có đỉnh núi cao nhất nằm ở hai xã là Thành Sơn và Phú Xuân (Quan Hóa), đó là đỉnh núi Pù Luông cao 1387 m, tiếp đó là Lai Láng cao 1075 m; phía bắc Sơng Mã có đồi Trợi… tạo nên các thung lũng dọc suối Nưa, suối Ai, suối Khơ Ơng, đất đai màu mỡ thuận lợi để trồng hoa màu các loại [2; tr.17].

Nhìn chung, địa hình Bá Thước là vùng chuyển tiếp từ núi cao xuống núi thấp, các dãy núi đều nghiêng dốc, kéo dài theo hướng tây bắc - đơng nam. Do đó, các d ng suối và đường giao thông chủ yếu cũng chạy theo hướng này.

Với những đặc điểm về địa hình, đất đai và khí hậu nên kinh tế của Bá Thước là kinh tế lâm nghiệp kết hợp với nông nghiệp, chăn nuôi và các nghề

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

phụ khác. Trong sản xuất nơng nghiệp, lúa ln là cây lương thực chính. Với khí hậu ơn đới mát mẻ, đồng bào các dân tộc ở Bá Thước đã trồng cây lúa nước, mở ra các cánh đồng màu mỡ ở Lũng Cao, Lũng Niêm, Ban Cơng. Cũng từ đó tạo ra những sản phẩm nổi tiếng như: “Nếp đồng Cao, gạo thơm đồng Cốc”. Bên cạnh đó, bà con c n trồng ngô, sắn ở các cánh bãi và nương rẫy để làm nguồn lương thực và cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm.

<b>Về tài nguyên khoáng sản : Do cấu tạo địa chất nên vùng đất Bá </b>

Thước có nhiều loại đá mẹ như: thạch anh-xerixit-clorit, thạch anh mi ca, đá vôi giàu sét, đá vơi si-lic… Q trình phong hóa, xâm thực đã để lộ ra một số tài nguyên khoáng sản. Tài liệu khảo sát địa chất đã xác định:

Mỏ sắt có ở rải rác, nhưng tập trung nhất là vùng xung quanh Đồi Công, trên địa phận các xã Lương Nội, Lương Ngoại, Hạ Trung, Ái Thượng. Trữ lượng 30-35 vạn tấn, hàm lượng: 40-50%. Vàng sa khống có ở Ban Cơng. Vàng gốc có ở Lũng Cao, Cổ Lũng, Điền Lư… Clanhke có ở Kỳ Tân. Trữ lượng khơng kém gì ở Phú Thọ và Lâm Đồng. Đây là nguồn nguyên liệu quý hiếm dùng trong công nghiệp sản xuất đồ sành sứ. Đá đỏ Hồng Bảo có ở Điền Hạ, đã được khai thác để ghép nền cờ đỏ trong lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đá hoa ốp lát ở Thiết Kế, Điền Lư có trữ lượng hàng triệu tấn. Đá vơi, cát, sỏi có ở một số địa phương trong huyện [2; tr.17].

<b>Về giao thông đường bộ: Bá Thước có các đường chiến lược quan </b>

trọng: đường 217 nối từ đường quốc lộ 1A sang nước bạn Lào, qua địa phận Bá Thước 43 km, quốc lộ 15A qua Lang Chánh vượt dốc sáp Ong qua Bá Thước 20 km lên Na Xài Quan Hóa và Mai Châu - Hịa Bình. Từ thời xa xưa các con đường này đã là những huyết mạch giao thông quan trọng đi ra Bắc vào Nam và sang nước bạn. Đồng thời, trong địa phận huyện c n có hơn 400 km đường lâm nghiệp, liên xã, liên thôn. Nhờ những thung lũng tương đối bằng phẳng thông với nhau qua các eo đất thấp mà mạng lưới giao thông thủy bộ ở Bá Thước dày đặc, dọc ngang có ba tụ điểm quan trọng là Đồng Tâm, Cành Nàng và Điền Lư. Chính vì thế, Bá Thước ln có quan hệ mở cửa không chỉ trong tỉnh mà còn với tỉnh bạn và nước bạn Lào. Các nhà chiến lược quân sự xưa nay vẫn coi mảnh đất này là nơi hiểm yếu, vừa là tiền đề, vừa là hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến [2; tr.16].

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Với điều kiện tự nhiên như trên, huyện Bá Thước đang tận dụng nhiều cơ hội để thu hút đầu tư và khai thác những tiềm năng thế mạnh, nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện.

<i><b>1.1.2. Sơ lược về khu vực hành chính Bá Thước từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay </b></i>

Vùng đất huyện Bá Thước ngày nay đã được nghiên cứu và kết luận bước đầu, các nhà khảo cổ đã phát hiện thấy ở Hạ Trung, Tân Lập, Lâm Xa, Thiết Ống… dấu vết của nền văn hóa Sơn Vi thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ và văn hóa Bắc Sơn thuộc thời đại đá mới. Chứng tỏ rằng con người đã cư trú ở đây cách ngày nay hàng vạn năm.

Trải qua nhiều biến động lịch sử, đơn vị hành chính huyện Bá Thước ngày nay đã có nhiều tên gọi: Năm 111(TCN) đến năm 43, tỉnh Thanh Hóa ngày nay thuộc Quận cửu chân, Bá Thước thuộc huyện Đô Lung. Đến thế kỷ VII (nhà Đường) Bá Thước thuộc huyện Đường Lâm. Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV Bá Thước thuộc huyện Lỗi Giang; thời nhà Lê (1428 - 1527) thuộc huyện Quảng Bình - Phủ thiệu Thiên , Đến nhà Nguyễn năm Minh Mạng thứ 12(1831) thuộc Châu Quan Hóa - Phủ Thọ Xuân. Năm Tự Đức thứ III (1851) chia làm 4 tổng: Sa Long, Thiết ống, Cổ Lũng và Điền Lư thuộc Châu Quan Hóa. Năm Khải Định thứ III (1925) thực dân Pháp và triều đình Huế cắt 4 tổng trên lập châu mới, đặt tên là Châu Tân Hóa. Châu Tân Hóa gồm 30 xã và 22 Ch m. Năm 1943, chính quyền phong kiến chia châu Tân Hóa thành hai phần: phía đơng là Điền Lư và Sa Long nhập vào Cẩm Thủy; phía tây là Cổ Lũng và Thiết Ống thành một bang thuộc châu Quan Hóa [2; tr.52 - 53].

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, bốn tổng củ của châu Quan Hóa nhập lại vẫn lấy tên là châu Tân Hóa, sở lị đóng ở La Hán (xã Ban Cơng). tháng 10 năm 1945, do thấy tên Tân Hóa khơng phù hợp với mảnh đất có bề dày truyền thống này, lãnh đạo châu Tân Hóa đề nghị tỉnh đổi tên là Bá Thước để kỷ niệm một thủ lĩnh của phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa, tháng 11 năm 1945, ủy ban hành chính tỉnh quyết định đổi thành châu Bá Thước. Tháng 3 năm 1948, thực hiện sắc lệnh 148/SL của Thủ tướng Chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a, đơn vị hành chính châu Bá Thước được đổi sang cấp hành chính huyện. Huyện Bá Thước lúc đầu có 7 xã là: Quốc Thành, Văn Nho, Thiết Ống, Hồ Điền, Quý Lương, Long Vân và Ban Công. Lị sở Huyện đóng ở Cành Nàng. Đến ngày 2 tháng 5 năm 1964 theo quyết định số 107/NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ chia 5 xã của huyện là: Quý Lương, Hồ Điền, Long Vân, Văn Nho, Quốc Thành Thành 18 xã. Đến ngày mùng 2 tháng 9 năm 1965, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ra quyết định thành lập xã Tân Lập, tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định chia xã Điền Lư thành hai xã là Điền Lư và Điền Trung. Đến năm 1994 thực hiện Nghị định số 92- CP của Chính phủ đã thành lập thị trấn Cành Nàng (thị trấn huyện lỵ) trên cơ sở diện tích xã Lâm Xa. Hiện nay huyện Bát Thước gồm có 22 xã và một thị trấn là Cành Nàng [2; tr.53].

<i><b>1.1.3. Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội * Đặc điểm kinh tế </b></i>

Như đã trình bày, Bá Thước là Một huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình chủ yếu là đồi núi, với tổng diện tích canh tác là 6.798 ha, trong đó có các loại đất chính là: đất nâu đỏ trên đá vôi trồng được ngô, lạc, đậu, luồng; loại đỏ vàng trên đất sét tích hợp với cây công nghiệp dài ngày và cây lâm nghiệp; đất vàng biến đổi đã làm thành các ruộng bậc thang trồng lúa từ lâu; đất đen hiện nay chưa được sử dụng. Vì vậy, về cơ bản nền kinh tế của Bá Thước chủ yếu là kinh tế lâm nghiệp, kết hợp nông nghiệp và các nghề phụ khác.

Về lâm Nghiệp: Bá Thước có diện tích rừng là 26.511 ha. Tỉnh đã thành lập các lâm trường từ năm 1959, Lâm trường Bá Thước là một trong 7 lâm trường lớn của tỉnh, có trữ lượng gỗ khoảng 74.494 m³ và 266.000 cây luồng [2; tr.49].

Trong rừng có rất nhiều loại gỗ quý và các loại chim muông, động vật hiếm. Tài nguyên rừng tương đối phong phú, đồng bào ngoài việc khai thác gỗ, củ, luồng, mía… đã chú ý đến trồng rừng. Trước đây với những hình thức đơn giản đồng bào đã trồng được những khu rừng luồng, sau này trở thành khu rừng luồng tập trung của tỉnh. Gỗ, luồng đã trở thành hàng hóa, nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa vẫn là cây

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

lương thực chính. Với khí hậu ơn đới mát lành, đồng bào tập trung chồng lúa nước. Các cánh đồng màu mỡ ở Lũng Cao, Lũng Niêm, Cổ Lũng; Ban Công… đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như: “nếp Đồng Cao, gạo thơm đồng Cốc”. Ngoài việc trồng lúa trên các thửa ruộng, nương rẫy, bà con c n chồng ngô, nhất là sắn và nhiều loại cây lương thực khác. Bên cạnh đó, với nhiều thung lũng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện cho việc gieo trồng các loại cây, nhất là các loại rau quả phương Bắc.

Về chăn nuôi: chủ yếu là chăn ni theo gia đình, là một nghề không thể thiếu được trong nền kinh tế của huyện. Trước đây chủ yếu là chăn nuôi: trâu, b , lợn. Sau ngày giải phóng được sự hướng dẫn cụ thể của các cấp, chăn nuôi của huyện phát triển mạnh, như chăn nuôi đại gia súc, gia cầm cũng phát triển.

<b>Đối với nền kinh tế thương nghiệp: ở Bá Thước phát triển chậm hơn so </b>

với lâm nghiệp và nông nghiệp. Trước đây bn bán chủ yếu là hình thức đổi hàng. Sau này, sự giao lưu kinh tế giữa miền xi và miền núi đã hình thành các chợ và dần dần thương nghiệp mới phát triển.

Bên cạnh các nghề kể trên, nghề thủ cơng truyền thống cũng góp phần quan trọng nâng cao nền văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Bá Thước. Trong các nghề thủ công, nổi lên là nghề trồng dâu dệt thổ cẩm trong các bản, các Mường. Ngoài ra, các nghề thủ công truyền thống khác như: đan lát, nghề mộc… cũng khá phát triển. Chính những nghề thủ cơng truyền thống đã làm cho nền văn hóa của huyện khơng những có bề dày mà c n có chiều sâu, cũng tô điểm rạng rỡ cho mảnh đất Bá Thước.

Tóm lại, với vị trí địa lý của huyện đã hình thành những đặc thù kinh tế riêng của mỗi vùng. Tất cả những điều kiện kinh tế - xã hội trên là cơ sở phát triển giáo dục phổ thơng huyện Bá Thước. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống nói chung và chất lượng giáo dục phổ thơng nói riêng.

<i><b>* Đặc điểm văn hóa, xã hội </b></i>

Nguồn gốc tộc người và vị trí địa lý đã tạo ra bản sắc văn hóa đặc sắc của quê hương Bá Thước. Bá Thước là nơi sinh sống của ba dân tộc: Thái, Mường, Kinh, trong đó Thái, Mường là chủ yếu. Hai tộc người này thuộc hai

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

ngữ hệ khác nhau, nhưng do điều kiện mơi trường sinh sống, làm ăn có nhiều điểm giống nhau và mối quan hệ khăng khít bền chặt hai dân tộc đã diễn ra sự giao thoa, hòa nhập văn hóa nên trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của hai tộc người có khá nhiều điểm giống nhau.

Về tơn giáo, tín ngưỡng và các phong tục tập quán: Trước thế kỷ XX, người Mường và người Thái Bá Thước không theo tôn giáo nào cả. Đến đầu thế kỷ XX mới có mới có một vài điểm tuyên truyền, gây dựng cơ sở của đạo Thiên Chúa, nhưng chưa có nhà thờ, chưa ảnh hưởng đáng kể đến đời sống tinh thần của đồng bào. Đạo Phật cũng chưa thành hình rõ nét. Những nơi gọi là chùa như: chùa Mèo (mường Khô), chùa Cha (mường Khôông), thực chất chỉ là đền thờ, miếu thờ các nhân vật huyền thoại và nhân vật lịch sử. Nhìn chung, người dân Bá Thước cơ bản vẫn bảo tồn được những tập quán tín ngưỡng của người Việt cổ: thờ tổ tiên, thờ nhân thần và Thành hoàng làng thờ đa thần (thờ cây, thờ đá...) và thờ vật kỵ (tô tem). Quan niệm về con người có linh hồn đã chi phối các hình thức sinh hoạt tinh thần, trở thành phong tục tập quán trong ma chay, cưới xin, cúng, vía. Người Thái ở Bá Thước có tục cầu mưa, tục này xuất phát từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, cầu cho mưa thuận gió h a để có mùa màng bội thu; cầu mong sự giao hòa giữa trời đất để sự sống của con người, vạn vật được sinh sơi nảy nở. Vì vậy, tục này trở thành tín ngưỡng gắn liền vời đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân lao động.

Về văn học nghệ thuật: Những cảm hứng trong lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, những yêu cầu giao tiếp xã hội và những tín ngưỡng đã sản sinh ra các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ phong phú và hấp dẫn.

Từ rất lâu đời, trong đời sống văn hóa của các dân tộc ở Bá Thước đã hình thành kho tàng văn học nghệ thuật phong phú, đa dạng, đó là truyện cổ tích, truyện kể, ca dao, tục ngữ, thơ ca và khặp. Những truyện thần thoại kể về người khổng lồ thuở khai thiên lập địa như: Ải Pu Té, Lung Quan Khà và ông Đùng. Các truyện cổ tích thường gắn với việc giải thích các hiện tượng tự nhiên trong vùng, điển hình như truyện: “Nàng ru võng” ở xã Văn Nho, “núi Đèn”, “cây đèn bà chúa”, “Ngai đá vua Xăm, chúa Xèo” ở Điền Hạ, “Nàng Chiếm Rôi” ở Cành Nàng, truyện “Viên ngọc ước” và “Thánh Tản Viên” ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

vụng Chiếng và một số chuyện về mối quan hệ giữa các cô gái đẹp và người dưới thủy cung như: “Nàng Ú Nghia”, “Nong Ấm”, Băng Panh, Mó Don, Mo Đ n… Truyện cười dân gian người Mường Bá Thước cũng rất phong phú và đa dạng, hiện nay nhiều câu chuyện vẫn được Nhân dân truyền kể trong đời sống hằng ngày như người Thái mường Khoòng nổi tiếng về kể chuyện tiếu lâm nên được mệnh danh “nói trạng mường Lau, mường Kho ng”. Giai thoại văn học, thể hiện sự đối đáp thơng minh, có câu chuyện đối đáp với nàng Mường Vạt, nay cịn lại dấu tích ở tảng đá Nàng Non xã Thành Sơn; chuyện đối đáp giữa chú Kỷ và Tạo Ca Da... Các câu chuyện về xây dựng, bảo vệ bản mường, nơi nào cũng có và thường gắn với sự tích Thành hồng mường. Các mẩu chuyện dã sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; chuyện về Quan Dơộc ni giấu hồng tử Lê Duy Ninh, lớn lên ra làm vua gọi là Chù Chốm (chúa Chổm), hé mở những phát hiện mới về lịch sử. Đặc biệt, Bá Thước là quê hương của hai truyện thơ nổi tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam, đó là “Truyện Nàng Ờm và chàng Bồng Hương” của dân tộc Mường, mà dấu tích để lại là hình ảnh cây hoa bơng trắng trên vách núi Làn Ai; truyện thơ “Khăm Panh” của người Thái, mường Khng, dấu tích là mộ nàng Mứn là nhân vật chính tại bản Eo Điếu, xã Cổ Lũng.

Người Thái, người Mường có lối diễn đạt bằng lời nói có vần, từ ngữ giàu hình ảnh, cho nên thể loại văn vần rất phát triển. Thơ ca được sử dụng trong lời hát, lồng vào lời nói giao tiếp hoặc sắp xếp thành bài để răn dạy con cháu như các bài luân lý. Hát dân ca, người Mường gọi là “xường”, người Thái gọi là “khặp”. Loại hình này tồn tại khá phổ biến trong đời sống văn hóa của hai dân tộc, phản ánh sâu sắc, đầy đủ mọi cung bậc tình cảm trong cuộc sống thường nhật.

Trong các dịp vui chơi, ca hát, lễ hội như: đám cưới, hội mường, thờ thần, kin chiêng, phấn chá, bản làng thường phối hợp các hình thức thể hiện: ca, múa, nhạc. Loại hình âm nhạc sôi động được ưa chuộng nhất là trống chiêng, khua luống, gõ ống. Điệu múa phổ biến sử dụng trong trò diễn Kin Chiêng Boọc Mạy - Pôồn Pôông là điệu múa khăn, đến đỉnh điểm hưng phấn

<i>có thể chuyển sang điệu nhảy phấn chá. Múa kin chiêng, phấn chá là hình </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thức vui chơi tập thể sơi nổi và gắn bó mọi người, tạo sự liên kết cộng đồng bền chặt. Cũng tại các lễ hội, nhiều cặp trai gái đã nên vợ nên chồng, các mối quan hệ trong xã hội trở nên gần gũi thân thiết hơn. Các mường đều có lễ hội thu hút đông đảo dân chúng trong cộng đồng tham gia, trong đó có lễ hội chùa

<i>Mèo ở mường Khơ, lễ hội xa tôông (xuống đồng) ở mường Chuổi, ở làng Cỏi </i>

mường Ống, lễ hội Căm Mương ở mường Ký, lễ hội Nhà Phủ ở mường Kho ng... Đây là nét đẹp văn hóa độc đáo đang được dân tộc Thái giữ gìn và phát huy.

Về chữ viết: Người Thái Bá Thước có chữ viết từ lâu đời và phát triển khá phong phú. Chữ viết của người Thái có đầy đủ các yếu tố để giao tiếp, sáng tác thơ văn, làm văn bản hành chính và dịch từ tiếng dân tộc khác sang tiếng Thái. Văn bản ghi ngày tháng được lưu giữ tại bản Kén, (xã Thành Sơn), là biên bản ông Phạm Bá Tiến, người mường Ánh tặng đất, giao cho Quan Dôộc, bố nuôi vua Chù Chốm (Chúa Chổm) (đề ngày mồng năm tháng tư). Trong các mường của người Thái (mường Lau, mường Kho ng, mường Ký), chữ Thái được sử dụng rộng rãi để ghi chép văn bản hành chính, văn tự, khế ước vay mượn, sáng tác thơ văn, ghi chép các bài mo, bài cúng, các bài thuốc nam, cách chế thuốc súng, ghi chép về lịch sử, địa lý của bản mường… Điều này chứng minh văn hóa của người Thái ở Bá Thước rất phát triển và con người luôn đề cao giá trị của chữ viết, ln có ý thức giữ gìn và trao truyền cho các thế hệ sau kho tàng văn hóa giá trị này.

Về ăn mặc và ở: Truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Bá Thước c n được thể hiện ở cách ăn, mặc, ở. Trong những dịp lễ hội, nhìn những kiểu áo, váy sặc sỡ sắc màu và những đồ trang sức đẹp mắt, chúng ta dễ nhận thấy sự khác biệt giữa các cô gái, chàng trai người Thái, người Mường và người Kinh. Món ăn truyền thống của người Thái và người Mường ở vùng đất này là món xơi. Do địa bàn cư trú, không gian sống gắn với núi rừng nên đồng bào thường sử dụng tre, gỗ trong việc chế tác công cụ nấu nướng như: ống nứa, ống tre để làm cơm lam, lam cá, lam thịt... Với cách chế biến cầu kỳ, đẹp mắt, biết kết hợp các loại gia vị đặc trưng của vùng miền, Nhân dân các dân tộc ở Bá Thước đã sáng tạo ra các món ăn có hương vị đậm

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

đà, mang màu sắc của núi rừng miền tây xứ Thanh, đó là món: canh đắng, trứng kiến, bánh sờn, bánh khổ, thịt chua, cá nướng, nhái nấu măng, vịt Cổ Lũng... Nhà sàn là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Thái và người Mường Bá Thước. Kết cấu ngôi nhà mang ý nghĩa tâm linh và nhân văn sâu sắc.

Như vậy, từ các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tơn giáo tín ngưỡng, đã thể hiện sự đa dạng, phong phú trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Bá Thước. Qua đó, đề cao tính nhân văn cũng như tinh thần lạc quan yêu đời, tạo ra sức mạnh để giúp đồng bào vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

<b>1.2. Khái quát về tình hình giáo dục phổ thông B Thước trước năm 1986 </b>

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Bá Thước chưa có trường học chỉ có vùng đồng bào người Thái có chữ viết riêng, học theo kiểu dân gian, c n một số đàn ông biết đọc sách chữ Thái và dùng chữ Thái làm văn tự, khế ước văn bản hành chính ở thôn xã. Hầu hết các Lý Trưởng, Chánh tổng và Hương Dịch đều không biết chữ quốc ngữ.

Vào khoảng năm 1936-1937, nhờ ảnh hưởng của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào mặt trận dân chủ Đông Dương, Nha Đốc học Thanh Hóa đã thành lập trường học đầu tiên ở châu Tân Hóa ( Bá Thước ngày nay) để dạy cho con em các gia đình chức dịch ở địa phương, trường học đặt tại lị sở của châu ở La Hán, gọi là trường nhưng chỉ có một giáo viên do Nha Đốc học Thanh Hóa cử đến, trung bình hàng năm có 50 em gồm các dân tộc Mường, Thái, Kinh.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, chính quyền về tay nhân dân, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh về tiêu diệt giặc dốt, phong trào bình dân học vụ đã phát triển sâu rộng trong toàn huyện, ở đâu cũng mở lớp xoá mù chữ dạy cho người chưa biết chữ. Mặc dù chính quyền non trẻ, c n gặp rất nhiều khó khăn, xong các cấp ủy đảng, chính quyền vẫn thường xuyên chăm lo đến việc học của con em. Mở trường học công và các trường tư thục dân lập, hệ thống trường lớp ngày càng phát triển và đã đào tạo nên rất nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

học sinh đỗ đạt cao. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, hàng ngàn người con hiếu học, trọng đạo nghĩa, yêu quê hương đất nước đã phải tạm xếp bút nghiêng lên đường chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, trong số đó đã có nhiều người khơng c n được trở về với quê hương, với mái trường thân yêu để tiếp tục học tập.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946-1954, từ chỗ chỉ có vài trường tiểu học, với cơ sở vật chất c n rất ít ỏi, trường lớp chủ yếu được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá, bàn ghế thô sơ và thiếu thốn. Nhưng đến năm 1954, huyện đã có mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp, hầu hết các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, trường lớp, số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), trong hoàn cảnh cả nước phải đương đầu với đế quốc Mỹ, với những khó khăn và thử thách mới, trong đó giáo dục phổ thơng cũng khơng thể tránh khỏi những khó khăn lớn. giáo dục Bá Thước là một bộ phận của giáo dục cả nước. Vì vậy, giáo dục của huyện thời kỳ này gặp nhiều khó khăn thử thách, hầu hết các trường đều phải đi sơ tán. Mặc dù vậy, sự nghiệp giáo dục vẫn có bước phát triển đáng kể, mọi hoạt động trong nhà trường vẫn tiếp tục được duy trì. Trong hồn cảnh chiến tranh, hàng trăm gia đình đã tự giác nhường nhà cửa rộng rãi cho con em học tập và làm hầm lũy ph ng tránh. Có những hào giao thông được đào ngay trong lán trại làm lớp học với hầm lũy đào đắp ngày một kiên cố, an tồn. Hàng nghìn chiếc mũ rơm, vành che chắn bằng rơm được trang bị đầy đủ cho con em đến trường.

Nghe tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, nhiều thầy giáo, học sinh đã lên đường đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc, có khơng ít những thầy giáo, học sinh đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu đó. Những thầy, trò ở lại hậu phương vẫn làm tốt công việc của mình trên bục giảng. Đó là những cống hiến thiêng liêng của thầy và trò huyện Bá Thước trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, các trường học vẫn tiếp tục duy trì dạy và học, phát triển theo kế hoạch của Nhà nước. Toàn huyện đã đưa từ 15 người lên 22,5 người đi học trên 100 người. Năm 1963, Uỷ ban hành chính tỉnh quyết định mở các trường cấp I,

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

cấp II tại các xã: trường Phổ thông cấp I xã Long Vân gồm một lớp 1, một lớp 2, một lớp 3. Trường Phổ thông cấp I Quốc Thành gồm hai lớp 1, hai lớp 2. Trường Phổ thông cấp II Hồ Điền gồm hai lớp 5. Một lớp 5 phổ thông ghép vào Trường cấp I Thiết Ống thành cấp I + II Thiết Ống. Năm 1965, là năm Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Bá Thước ra sức phấn đấu để hoàn chỉnh hệ thống giáo dục 3 cấp học. Năm học 1964 - 1965, do việc chia từ 7 xã thành 21 xã, việc xây dựng cho mỗi xã một trường cấp I là một việc làm đ i hỏi nhiều công sức của Nhân dân các dân tộc trong xã; từ 7 trường cấp I, toàn huyện đã có 21 trường cấp I. Và từ 1 trường cấp II nay đã có 4 trường cấp II và huyện được UBHC tỉnh Thanh Hóa quyết định cho xây dựng trường cấp III trong năm học 1965 - 1966. Năm học 1967 - 1968, trường cấp II - III huyện Bá Thước chia thành trường cấp II Ái Thượng đặt tại làng Mý - Ái Thượng và Trường cấp III Bá Thước (đặt tại làng Đan, xã Ái Thượng). Năm 1967, bộ phận giáo dục thuộc Ủy ban hành chính huyện chuyển thành Phòng Giáo dục [2; tr.156 -157].

Trong hồn cảnh có chiến tranh, việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trường lớp từ cấp I đến cấp III là một sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong huyện. Sĩ số học sinh các cấp đều tăng so với năm học 1963 - 1964.

Cùng với việc phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, phong trào bổ túc văn hóa cũng được phát triển nhanh ở các xã. UBHC huyện giao cho Phòng Giáo dục thành lập Trường Văn hóa tập trung gồm 5 lớp (địa điểm đặt tại làng Mọ Vèn, xã Ái Thượng). Hằng năm, Trường Văn hóa tập trung đã huy động được khoảng 150 học viên. Các cán bộ chủ chốt của xã, HTX lần lượt được bổ túc văn hóa tại trường. Ít lâu sau, để tiện cho việc học của cán bộ xã nên Trường văn hóa tập trung ở huyện đã thành lập thêm phân hiệu ở Cổ Lũng và ở Điền Lư.

Do sự nghiệp giáo dục ở huyện phát triển (cả phổ thơng và bổ túc văn hóa) nên mặt bằng dân trí của Nhân dân các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt.

Năm 1967, bộ phận giáo dục chuyển thành Phòng Giáo dục. Đến năm 1971, phịng có con dấu riêng, Phòng Giáo dục phân bổ giáo viên kịp thời

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

khai giảng. Năm học 1969 - 1970, toàn huyện có 48 giáo viên cấp II là người địa phương và có 12 trường: Thiết Ống, Văn Nho, Ban Công, Cổ Lũng, Thành Lâm, Tân Lập, Ái Thượng, Điền Lư, Điền Hạ, Điền Quang, Lương Trung, Lũng Cao. Bên cạnh đó, phong trào bổ túc văn hóa ở nơng thơn và cơ quan cơng - nơng - lâm trường, xí nghiệp trong huyện diễn ra rất sơi nổi. Năm 1970, được Chính phủ tặng Hn chương Lao động hạng Ba về thành tích bổ túc văn hóa cho Trường văn hóa tập trung của huyện (đóng tại làng Mọ Vèn, xã Ái Thượng) [2; tr.175].

Sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, sự nghiệp văn hóa - xã hội trong huyện được khôi phục và phát triển. Công tác giáo dục đào tạo tuy đã có cơ sở nền tảng phát triển trong những năm qua, nhưng là một huyện miền núi, Bá Thước cũng gặp nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất để xây dựng trường lớp. Chính vì vậy, Huyện ủy kịp thời quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành từ huyện xuống đến xã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp cho cả 3 cấp học (cấp I, cấp II và cấp III). Huyện đặc biệt chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm và đời sống của các thầy cô giáo. Riêng giáo dục Mầm non, mặc dù có cơ sở là nhà trẻ và mẫu giáo từ lâu, nhưng số lượng c n ít và chưa thành hệ thống [2; tr.267].

Vào thập niên 80 tình hình giáo dục có phần sa sút. Nhưng từ 1985 khó khăn cơ bản đã được khắc phục, tạo điều kiện để đẩy mạnh giáo dục toàn diện, đặc biệt là số lượng trường lớp và học sinh không ngừng tăng lên. Năm 1985 - 1986, tồn huyện có 80% số trường cơ sở được xây dựng kiên cố. Tổng số học sinh các cấp và đội ngũ giáo viên người địa phương mỗi năm đều tăng (năm 1985 so với năm 1982 tăng 13%) [2; tr.252].

Mặc dù khó khăn về kinh tế, nhưng các em học sinh hiếu học vẫn vươn lên trong học tập. Cùng với đó, cơng tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên được quan tâm và đẩy mạnh. Tháng 6 năm 1986, trường bồi dưỡng giáo dục được thành lập đánh dấu một bước trưởng thành của ngành giáo dục huyện nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ tay nghề của thầy tr huyện Bá Thước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Tiểu kết chương 1 </b>

Bá Thước là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa; nơi sinh sống chủ yếu của 3 dân tộc: Thái, Mường, Kinh. Nơi đây được xem là vùng đất cổ, được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh, là vùng đất giàu bản sắc văn hóa đa dân tộc, giàu tiềm năng về tài nguyên và truyền thống anh hùng, sáng tạo trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Trải qua các thời kỳ phát triển, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của BCH Tỉnh uỷ, Huyện Bá Thước đã phát huy các thế mạnh thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước.

Tình hình kinh tế xã hội của Huyện ngày càng phát triển dẫn đến trình độ dân trí của nhân dân ngày được nâng cao. Sự nghiệp giáo dục của Huyện đã được các cấp uỷ Đảng chính quyền quan tâm và đầu tư . Tỷ lệ học sinh khá giỏi và thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng cao.

Giai đoạn từ 1945-1986, sự nghiệp giáo dục phổ thông huyện Bá Thước đã có bước phát triển nhanh, đó là tiền đề quan trọng để giáo dục huyện Bá Thước đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong giai đoạn sau. Đây là tiền đề rất quan trọng để Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Trong hơn 40 năm qua, giáo dục phổ thông huyện Bá Thước đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, Nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế nhất định, nhưng đây là cơ sở tiền đề cho sự nghiệp phát triển giáo dục trong giai đoạn 1986-2020.

Để tạo ra sự chuyển biến mới giáo dục phổ thông huyện Bá Thước phải khắc phục được những hạn chế và yếu kém trong giai đoạn trước 1986, giải pháp tối ưu là phải bắt nhịp đổi mới cùng với cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước, giáo dục huyện Bá Thước mới có cơ hội phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Chương 2 </b>

<b>GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN BÁ THƯỚC TỪ 1986-2000 2.1. Những t c động của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đối với giáo dục </b>

Sau 10 năm đất nước thống nhất (1975 - 1985), Nhân dân ta đã giành được những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đất nước ta cịn những khó khăn về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, còn mắc những sai lầm. Đến giữa năm 1986, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nước ta vẫn diễn ra nghiêm trọng. Sản xuất tăng chậm, giá cả tăng nhanh, đời sống của Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội. Với tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Đại hội đã đánh giá đúng thực tế, tổng kết được những kinh nghiệm quý báu, đề ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế nhằm đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

<i>Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: “Vấn đề lớn nhất </i>

<i>hiện nay là sắp xếp, bố trí lại cơ cấu và bước đi của nền kinh tế phù hợp với phương hướng mục tiêu của những năm trước mắt, phù hợp với khả năng thực tế của đất nước và trong những năm tới chúng ta thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, theo hướng đó, nhất thiết phải sắp xếp lại cơ sở sản xuất hiện có, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, bố trí hợp lý quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, nhằm khai thác mọi khả năng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và mở mang dịch vụ”. </i>

Từ ngày 23 đến ngày 29 tháng 10 năm 1986, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XII được tổ chức. Về phương hướng nhiệm vụ, Đại hội xác định: “Từ lương thực, xuất khẩu, sản xuất hàng hóa phong phú, đa dạng

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

mà đi lên. Từ đó xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư - công nghiệp và dịch vụ sát hợp. Gắn liền kinh tế với xã hội, coi trọng chiến lược xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, lấy giáo dục phổ thông và bảo vệ sức khỏe làm cơ bản. Thực hiện đường lối quốc phịng tồn dân, chiến tranh Nhân dân và an ninh Nhân dân; lấy dân làm gốc, lấy cơ sở làm nền tảng, lấy sức mạnh tại chỗ là chính. Tập trung sức mạnh tổng hợp khai thác tiềm năng cả 4 vùng kinh tế. Trọng điểm là xây dựng và khai thác thế mạnh trung du, miền núi.

<b>Đồng thời tăng cường đầu tư khai thác kinh tế biển, tạo thế đi lên vững chắc </b>

của vùng đồng bằng”.

Thanh Hóa là một tỉnh lớn, dân số đông so với cả nước, từng là hậu phương lớn trong hai cuộc kháng chiến, đã huy động nhân tài, vật lực cao độ, dốc cạn nguồn lực cho tiền tuyến. Bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh cũng như thiên tai bão lũ liên tiếp (đặc biệt là các cơn lũ năm 1981,1983,1984); những năm tiếp theo, trong cơ chế tập trung bao cấp, sản xuất trì trệ, nền kinh tế chưa kịp phục hồi sau chiến tranh lại luôn gặp thiên tai, nên sức ép kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng này đối với một tỉnh đơng dân như Thanh Hóa lại càng thêm gay gắt. Nhiều tiêu cực xã hội xuất hiện, đã tác động mạnh vào nhà trường. Tình hình tư tưởng của giáo viên và học sinh có sự chuyển biến phức tạp, đặc biệt là đời sống giáo viên gặp nhiều khó khăn do tiền lương khơng đảm bảo, họ phải “tự cứu mình” bằng những cơng việc có ảnh hưởng khơng

<b>tốt đến uy tín người thầy. </b>

Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế xã - hội hơn 10 năm liền làm cho ngành giáo dục Thanh Hóa nói chung và huyện Bá Thước nói riêng gặp khơng ít khó khăn. Ở nơng thôn, cách tổ chức sản xuất thời kỳ bao cấp đã trói buộc sức sản xuất và làm thiệt hại đến lợi ích người lao động khiến nơng dân khơng thiết tha với ruộng đồng, năng suất và sản lượng nông sản sụt giảm, người lao động làm không đủ ăn. Một bộ phận nông dân chưa nhận thức đúng về sự cần thiết phải học và cho con đi học, nhất là khu vực vùng núi và vùng núi cao. Nhiều xí nghiệp, nơng trường quốc doanh ế đọng sản phẩm, sản xuất thua lỗ, công nhân thiếu việc làm phải xé rào kiếm sống bằng nhiều nghề, khơng cịn tâm thế học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khơng c n chăm lo đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

việc học tập của con em theo truyền thống “tôn sư trọng đạo”, hiếu học như trước nữa.

Sự xuống cấp của giáo dục lúc này biểu hiện rõ nhất là nhà trẻ tan rã từng mảng lớn, từ các hợp tác xã nông nghiệp, nông trường và lần lượt đến các xí nghiệp quốc doanh, do khơng cịn quỹ phúc lợi để bao cấp chế độ cho cô giáo và các cháu. Số học sinh các cấp học giảm sút nhanh chóng, dẫn đến tình trạng dư thừa giáo viên. Tỷ lệ học sinh cấp I bỏ học cũng tăng dần do kinh tế gia đình khó khăn, khơng mua được sách giáo khoa và văn ph ng phẩm cho con em đi học. Đầu ra của các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, dạy nghề hầu như bế tắc. Tình hình đó đã tác động trực tiếp đến nhu cầu học tập của nhân dân và các đối tượng học sinh. Trẻ em khơng cịn học tập chuyên cần, để vươn lên học giỏi, tiến xa trên con đường học vấn nhạt phai trong một bộ phận học sinh cấp 2 và cấp 3.

Nhìn chung, những năm đầu trong cơ chế thị trường, tiêu cực xã hội xuất hiện nhiều, tác động xấu vào nhà trường. Tình hình tư tưởng của giáo viên, đạo đức của học sinh diễn biến phức tạp. Đời sống giáo viên hết sức khó khăn. Mạng lưới trường phổ thông đang tồn tại mô hình trường phổ thơng cơ sở (gồm cấp I và cấp II), cấp I chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo trường phổ thông cơ sở và của địa phương. Sự quản lý giáo dục xơ cứng này chưa đáp ứng đ i hỏi của kinh tế - xã hội những năm đầu đổi mới. Để khắc phục tình trạng trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), đặc biệt quan tâm đến đổi mới Giáo dục và Đào tạo, coi đây là một yếu tố để thúc đẩy công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước.

<b>2.2. Đường lối, chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước và các biện pháp tổ chức phát triển giáo dục phổ thông huyện B Thước </b>

<i><b>2.2.1. Đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước </b></i>

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986, đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của ngành giáo dục: “giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển tồn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân cơng lao động của xã hội… phát triển có kế hoạch

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

hệ thống giáo dục, từ mầm non đến đại học, bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo, từng bước mở rộng giáo dục phổ thơng trung học bằng nhiều hình thức. các trường phổ thông phải dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông…” [11; tr 89 - 90].

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã coi trọng đến giáo dục và xem: “giáo dục và đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển của kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới… Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu” [12; tr 17- 18].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong những năm 1991 - 1995 là; “Nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ lao động có tri thức và năng lực thực hành, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng… Nhiệm vụ là tiếp tục đổi mới, ổn định phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo… đa dạng hóa các loại hình đào tạo và loại hình trường lớp, từng bước hình thành những trường bán công, dân lập, tư thục. Phát triển loại hình trường vừa học vừa làm. Củng cố, ổn định trưởng lớp huyện có của giáo dục mầm non, phát triển giáo dục cấp 1 , 2 , 3…” [12; tr 81, 82].

Nghị quyết TW4 (khóa VII) được xem là bước quan trọng, điểm mốc cho sự phát triển giáo dục - đào tạo Việt Nam. Đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên về giáo dục và đào tạo của Ban Chấp hành trung ương Đảng, đáp ứng nhu cầu cấp bách về đổi mới giáo dục. Nghị quyết đã đưa ra các giải pháp nhằm xử lý các vấn đề nóng bỏng đối với cơng tác giáo dục phổ thông lúc bấy giờ. Nghị quyết c n định hướng phát triển giáo dục phổ thông cho đến năm 2000.

Tại Thanh Hóa, trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 1990, để quán triệt những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đổi mới trong Giáo dục và Đào tạo, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XII tháng 10 năm 1986, nhiệm vụ của giáo dục được xác định rõ trong báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>“Tiếp tục thực hiện nghị quyết cải cách giáo dục, chú trọng nâng cao </i>

<i>chất lượng toàn diện ngành học, cơ cấu ngành học từ mầm non trở lên, nhất là cấp phổ thông cơ sở, thực hiện giáo dục hướng nghiệp và lao động sản xuất theo yêu cầu kinh tế địa phương, mở rộng hình thức vừa học vừa làm, đưa hệ thống các trường thành một lực lượng sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực.Chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cả về năng lực và phẩm chất, tăng giáo viên dạy nghề, chấn chỉnh nền nếp dạy học, giáo dục hướng nghiệp và lao động sản xuất của nhà trường. Phấn đấu có đủ phịng học và bàn ghế cho học sinh vào năm 1990. Quan tâm đến đời sống của giáo viên và giảm nhẹ mức đóng góp của gia đình học sinh bằng kết hợp với tổ chức hướng nghiệp, tham gia lao động sản xuất, thực hành khoa học kỹ thuật với các cơ sở xây dựng quỹ trường” [10; Tr. 13]. </i>

Tháng 11-1988, UBND tỉnh Thanh Hóa ra tiếp tục ra Chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển Giáo dục và Đào tạo 3 năm, Chỉ thị nêu rõ trong đó: (1). Duy trì ổn định hệ thống các nhà trẻ, trường mẫu giáo hiện có. Tích cực huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo để chuẩn bị cho các cháu vào lớp 1 phổ thông.; (2). Quan tâm tạo mọi điều kiện để các trường thực hiện chất lượng giáo dục. Coi trọng chất lượng lớp 1, cấp I tổ chức lao động sản xuất và dạy nghề; (3). Từng bước đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục (theo Thông tư 24 ngày 28-10-1987 của liên bộ Giáo dục - Ủy ban kế hoạch); (4). Cải tiến đổi mới tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và công tác quản lý ngành giáo dục [9; tr.96].

Tiếp đó, ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cũng đã cụ thể hóa triển khai 6 chủ trương lớn nhằm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Thanh Hóa như sau: Giữ vững, ổn định và phát triển giáo dục; khôi phục nền nếp, kỷ cương kỷ luật dạy và học; Chỉ đạo mũi nhọn đại trà; chủ trương tập trung cho lớp 1 cấp I; ổn định tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên các cấp; chủ trương dân chủ hóa quản lý trường học.

Biện pháp triển khai để thực hiện mục tiêu là: Tiến hành triển khai công tác thay sách giai đoạn hai; chuyển đổi hệ thống cấp II lên phổ thông trung học (một bộ phận học sinh lớp 8 lên lớp 10 phổ thông trung học từ 20-30%;

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

một bộ phận lên lớp 9). Thực hiện thay sách lớp 10 phổ thông trung học (từ 1989-1990). Tổ chức thi giáo viên giỏi các cấp từ huyện đến tỉnh. Tổ chức các lớp chuyên đề khối chuyên, tổ chức thi điền kinh, giọng hát hay học sinh phổ thông. Tổ chức đưa môn pháp luật, tin học vào nhà trường. Giải quyết hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, lập hệ B phổ thông trung học, tổ chức các hội thảo chuyên môn.v.v…

Tiếp nối 10 năm đầu thời kì đổi mới (1986-1996), ngày 27/2/1997,

<i>ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa ban hành Chương trình hành động </i>

<i>thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa trong những năm 1997 - 2000. Nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục phát huy những </i>

thành tựu đã đạt được của 10 năm đổi mới giáo dục, đồng thời nỗ lực khắc phục những yếu kém, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm, bức xúc để phát triển giáo dục đào tạo. Vừa mở rộng theo hướng đa dạng hóa các hình thức trường lớp, ổn định vững chắc số lượng các bậc học, ngành học, vừa chú trọng nâng cao giáo dục toàn diện và phát huy hiệu quả đào tạo. Quan tâm hơn nữa chất lượng đại trà, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, l ng yêu nước, yêu chế độ, lối sống vị tha giản dị và hướng thiện đối với học sinh các cấp học” [3, tr. 17].

Để giải quyết một số bất cập trước mắt xuất hiện trong thời kỳ đổi mới ngành Giáo dục và để chấn chỉnh, lập lại kỷ cương trong giáo dục đào tạo của tỉnh Thanh Hóa, ngày 23-6-1997, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản Hướng dẫn số 620/HD-GD quy định cụ thể cho các nhà trường thực hiện việc giải quyết 5 vấn đề bức xúc trong nhà trường:

<i>1. Tăng cường công tác trật tự, vệ sinh môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường; </i>

<i>2. Chấn chỉnh việc dạy thêm tràn lan nhất là trong dịp hè; </i>

<i>3. Chấn chỉnh việc thu các khoản ngồi quy định trong các trường phổ thơng và chuyên nghiệp; </i>

<i>4. Củng cố nền nếp quản lý hồ sơ sổ sách; </i>

<i>5. Lập lại kỷ cương trong thi cử, tuyển sinh, đánh giá chất lượng học sinh [3; tr. 18]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Tiếp tục cụ thể hóa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành các Quyết định số 1901/QĐ - UBND ngày 30/8/1997 về việc giải quyết các vấn đề bức xúc của Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 699/1998/QĐ-UBND, ngày 6-4-1998 về quy định toàn dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Trên cơ sở Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 21/8/1997 và Nghị định số 73 ngày 19/8/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các lĩnh vực hoạt động y tế, văn hóa, thể thao. Tháng 9-2000, ngành Giáo dục đào tạo Thanh Hóa đã lập kế hoạch triển khai việc thực hiện Nghị định 73/CP/1999/NĐ - CP của Chính phủ với những nội dung và mục tiêu cơ bản đến năm 2010 gồm:

1. Quy hoạch hệ thống phát triển giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh một cách hợp lý và hoàn chỉnh hệ thống khung giáo dục quốc dân.

2. Phổ cập và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

3. Đổi mới việc dạy và học nhằm vào việc phát triển con người toàn diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4. Đào tạo bồi dưỡng giáo viên.

5. Xây dựng cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị đồ dùng dạy học. 6. Công tác quản lý ngành.

7. Cơng tác xã hội hóa giáo dục [3; tr. 19].

Như vậy, từ năm 1986, đường lối đổi mới toàn diện đất nước đã đưa Việt Nam bước vào một thời kỳ mới. Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Đảng và Nhà nước đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò của Giáo dục và Đào tạo trong sự nghiệp đổi mới. Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước.

<i><b>2.2.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện của huyện Bá Thước </b></i>

Nhằm quán triệt và từng bước thực hiện các Nghị quyết Đại hội VII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện các chủ trương lớn đó là: Đa dạng hóa các loại hình trường lớp; tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên; chủ trương xây dựng

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

hệ thống trường lớp mũi nhọn; giao cho ngành giáo dục quản lý ngân sách; chống xuống cấp cơ sở vật chất với chủ trương xóa học ba ca và phòng học tranh tre tạm bợ; đẩy mạnh cuộc vận động xã hội hóa giáo dục.

<i>2.2.2.1. Giai đoạn 1986-1996 </i>

Quán triệt Nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 1986) lần thứ VII (1991) và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991). Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII (tháng 9 năm 1991) trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế, trong nước, những yêu cầu đặt ra trước Đảng bộ và nhân dân Bá Thước trên bước đường đổi mới, đã đặt ra những mục tiêu tổng quát đối với sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thơng của huyện, trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng và hiệu

<b>quả giáo dục. </b>

Huyện ủy coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành thực hiện nghị quyết hội nghị trung ương 4 (tháng 11 năm 1993) với quan điểm chủ đạo: công tác giáo dục - đào tạo, cùng với các công tác khác, là một động lực, là quốc sách của chiến lược phát triển đất nước theo phương châm do con người, vì con người. Hội nghị đã phân tích thực trạng Giáo dục và Đào tạo, nêu lên những mặt tích cực, những mặt hạn chế, đề ra nhiệm vụ cho giáo dục, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác giáo dục đào tạo trong tình hình mới.

Quán triệt các quan điểm đổi mới của Đảng, trong chặng đường từ

<i>1986 - 1996, Đảng bộ huyện đã tập trung vào hướng chính là: “nâng cao chất </i>

<i>lượng giáo dục toàn diện thuộc tất cả các ngành học, cấp học, gắn liền giáo dục đạo đức cách mạng và giáo dục đời thường, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, thực hiện phương châm dạy chữ, dạy người, dạy nghề cho hầu hết thanh niên, thiếu niên ở độ tuổi cắp sách đến trường” [2; tr. 275]. </i>

Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND, phòng Giáo dục huyện Bá Thước đã tiến hành triển khai Nghị quyết của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh về đổi mới giáo dục cũng như các chỉ thị về giáo dục trong giai đoạn 1986-1996. Thông qua đó, các nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn mới được đặt ra một cách cụ thể, đó là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Đảm bảo chất lượng giáo dục: Đẩy mạnh chất lượng giáo dục ở các </i>

cấp học, bậc học với mục tiêu không để cho chất lượng giáo dục giảm sút. Từng bước tạo chất lượng giáo dục mũi nhọn ở các trường, hướng đến của giáo dục phổ thơng phải có chất lượng giáo dục tồn diện.

<i>Về phát triển trường lớp: Giáo dục phổ thông từng bước ổn định và </i>

phát triển qui mô theo yêu cầu học tập của nhân dân trong từng xã, thị trấn, vùng sâu vùng xa, tạo mọi điều kiện cho con em các dân tộc được đến trường. Riêng các trường THPT phải đảm bảo cho việc tuyển sinh có hiệu quả; cơng tác tuyển sinh tiến hành theo khu vực.

<i>Không ngừng củng cố và xây dựng cơ sở vật chất: Cấp ủy và Ủy ban </i>

các địa phương lên kế hoạch sửa chữa lại các phịng học hư hỏng. Riêng các cơng trình mới trọng điểm của xã, thị trấn, huyện s đầu tư kinh phí hồn tồn, một số cơng trình ở xã đầu tư một nửa, một nửa địa phương đóng góp. Bên cạnh đó huyện phấn đấu trang bị cho ngành và các trường đủ bàn ghế giáo viên và bàn ghế học sinh đảm bảo cho các em có đủ chỗ ngồi.

<i>Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã, thị trấn, đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục: Phổ cập cấp I cho 2/3 số đơn vị xã. Số địa phương c n lại phổ cập </i>

lớp 3. Phổ cập cấp II cho 100% cán bộ chủ chốt của thị trấn và xã. Mở lớp Bổ túc văn hóa cấp III tại chức cho cán bộ chủ chốt thị trấn,xã, thôn, bản.

<i>Giải quyết tốt đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên: Coi </i>

trọng việc bồi dưỡng chính trị đạo đức cho đội ngũ giáo viên và học sinh nhất là đối với lực lượng học sinh. Riêng giáo viên luôn nâng cao nghiệp vụ, đảm bảo mỗi giáo viên vừa hồng vừa chuyên. Phải đề cao vị trí của thầy cô giáo trong xã hội. Đổi mới phong cách ăn mặc của giáo viên trong lúc làm nhiệm vụ. Từng xã, khu phố có kế hoạch cấp một số đất cho số giáo viên chưa có nơi ở. Điều chỉnh lại lương hoặc có chế độ cụ thể để giúp các đồng chí gặp khó khăn: Đặc biệt là các đồng chí có hồn cảnh khó khăn, giáo viên giỏi, cán bộ quản lý các ngành. Giải quyết đầy đủ và kịp thời các chế độ chánh sách đã được Nhà nước ban hành.

Dù chưa có Nghị quyết chuyên đề giành riêng cho giáo dục nhưng những nội dung đề cập đến giáo dục được đưa ra trong các Nghị quyết và

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

phương hướng nhiệm vụ năm học, trong Báo cáo chính trị ở các kỳ Đại hội Đảng Bộ huyện đã thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo về giáo dục. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của Huyện ủy, UBND huyện Bá Thước mọi mặt để tiến hành đổi mới giáo dục.

Để thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra trong tình hình mới, trên cơ sở giáo dục ý thức chăm chỉ học tập của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Ngành Giáo dục phổ thông Bá Thước đã đẩy mạnh việc cải tiến phương pháp dạy học, phấn đấu nâng cao chất lượng vững chắc kiến thức văn hóa theo chương trình. Đẩy mạnh các cuộc vận động lớn trong ngành cùng với cơng đồn giáo dục, kết hợp mở rộng các cuộc vận động “ xã hội hóa giáo dục” với phương châm “ dân chủ hóa trường học” đến nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Ngành giáo dục phổ thông Bá Thước đã đề ra các biện pháp như bồi dưỡng giáo viên về tư tưởng cũng như chuyên môn nghiệp vụ, qua những đợt tập huấn bồi dưỡng theo chu kỳ, dịp nghỉ hè. Tăng cường công tác quản lý và xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Có thể nói rằng, với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cũng Như các nghị quyết của Trung ương Đảng, cùng với Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ XVII, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Đảng bộ Bá Thước đã tích cực vận dụng đường lối đổi mới của Đảng cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo Bá Thước. Đảng và nhân dân các dân tộc Bá Thước quyết tâm thực hiện chủ trương “chiến lược con người” coi giáo dục là hàng đầu, giáo dục là quốc sách.

<i>2.2.2.2. Giai đoạn 1996-2000 </i>

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII và các Nghị quyết tiếp theo của Đảng đã mở ra thời kỳ mới, tạo ra những thuận lợi mới chưa từng có đối với ngành giáo dục - đào tạo. Đảng và Nhà nước ta khẳng định vị trí: “quốc sách hàng đầu” của giáo dục và đào tạo. Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện càng quan tâm, chăm lo hơn đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Chưa bao giờ vấn đề giáo dục được xã hội quan tâm như hiện nay.

Căn cứ vào nghị quyết Trung ương 2, Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thanh Hóa. Giáo dục - đào

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

tạo huyện Bá Thước tổng kết những công việc đã làm được và những điều làm chưa thật tốt trong 5 năm (1996 - 2000) cụ thể như sau:

Thực hiện chỉ thị 12 - CT/TW ngày 10 tháng 10 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự thống nhất của thường trực Huyện ủy, ngành giáo dục đã khẩn trương chỉ đạo, Tổ chức ba đợt học tập trung nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Trung Ương 2 trong toàn ngành, từ lãnh đạo đến các cơ sở trường học, tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên tham gia đầy đủ.

Cán bộ giáo viên trong ngành đã nhận thức được nghị quyết Trung Ương 2 là thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành giáo dục, đề cao nghề dạy học và tôn vinh người giáo viên trong xã hội. Nghị quyết thực sự đã tạo ra niềm tin, phấn khởi đối với cán bộ giáo viên trong toàn ngành.

Để Nghị quyết của Đảng nhanh chóng đi vào thực tiễn giáo dục đào tạo, ph ng giáo dục đã chủ động, khẩn trương tham mưu cho Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, từng bước thể chế hóa, đưa ra các đề án trọng điểm để triển khai thực hiện sớm và đạt được các mục tiêu giáo dục - đào tạo đến năm 200 như: ổn định hệ thống trường lớp, tách và thành lập trường mới, xây dựng cơ sở vật chất trường học, khu ký túc xá học sinh, ngói hóa khu chính, cơng tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm bồi dưỡng lực lượng mũi nhọn, cơng tác xã hội hóa giáo dục… phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Bá Thước. Giáo dục đã phát triển khá toàn diện từng bước đáp ứng được yêu cầu.

<b>2.3. Những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của giáo dục phổ thông huyện B Thước từ năm 1986 đến năm 2000 </b>

<i><b>2.3.1. Những thành tựu </b></i>

<i>2.3.1.1. Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo </i>

Chủ trương đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo đã được triển khai ngay từ những năm đầu của quá trình đổi mới. Hệ thống trường học các cấp được xây dựng trên tất cả các địa bàn trong huyện; trường tiểu học, trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

học cơ sở, trung học phổ thông, cùng với hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xun. Trong q trình đa dạng hóa các loại hình giáo dục, hệ thống trường cơng lập được xem là hệ thống giáo dục chính, đồng thời từng bước mở các hệ ngồi cơng lập. Nhờ đó nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện cũng như của từng cá nhân từng bước được đáp ứng thuận lợi, đầu tư cho giáo dục của nhân dân tăng lên, ngăn chặn sự giảm sút và dần dần tăng quy mô giáo dục - đào tạo. Tuy vậy, cần có những biện pháp có hiệu quả hơn nhằm đảm bảo chất lượng của các loại hình đào tạo, nhất là hệ đào tạo ngồi cơng lập (bán cơng) và đào tạo Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Ngược d ng thời gian vào những năm 80 ta thấy sự phát triển về quy mô trường lớp của huyện Bá Thước c n nghèo nàn, hệ thống trường lớp chưa hồn chỉnh, do đó việc huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số học sinh chưa cao.

Ngành Giáo dục có nhiều cố gắng trong việc duy trì và phát triển, chất lượng dạy và học được duy trì giữ vững qua các kỳ thi tốt nghiệp (năm học 1989 - 1990 tốt nghiệp phổ thông cơ sở đạt 75%; phổ thông trung học đạt 87%; Bổ túc văn hóa đạt 100%; học sinh thi vào

Tuy nhiên, nhìn vào số học sinh theo học hàng năm ở bảng thống kê sau đây ta cũng thấy một sự thay đổi lớn trong công tác phát triển trường, lớp.

<b>Bảng 2.1. Số liệu thống kê tình hình trường, lớp, gi o viên, học sinh Năm </b>

<b>học </b>

<b>1987 </b>

<b>1986-1990 </b>

<b>1989-1993 </b>

<b>1992-1996 </b>

<b>1995-1997 </b>

<b>1996-1998 </b>

<b>1997-1999 </b>

<b>1998-2000 </b>

</div>

×