Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị nội trú của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa minh an huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.96 KB, 50 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng quản lýĐào tạo Trường đã tạo điều kiện cho em được học tập, nâng cao sự hiểu biết và phấnđấu trong thời gian học tập tại trường và hoàn thành chuyên đề này.

Em xin được cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các phòng chức năng cùngtập thể Bệnh viện Đa khoa Minh An đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốtthời gian làm chuyên đề.

Em xin chân thành cảm ơn thầy hướng -. Người thầy đã dành rất nhiều tâm huyếtvà sự nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo cho em hồn thành chuyên đề này.

Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, ngườithân, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình em thực hiệnchuyên đề này.

Nghệ An, ngày

tháng 11 năm 2023

HỌC VIÊN

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà em đã nỗ lựckhảo sát đánh giá trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại Bệnh viện Đa khoa MinhAn, trong quá trình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sựhướng dẫn của thầy Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Nghệ An, ngày

tháng 11 năm 2023

HỌC VIÊN

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CẢM ƠN ……… i

LỜI CAM ĐOAN

<small>...</small>

ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

<small>...</small>iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

<small>...</small>

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

<small>...</small>

v

ĐẶT VẤN ĐỀ

<small>...</small>

1

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

<small>...</small>

4

1.1. Cơ sở lý luận

<small>...</small>

4

1.1.1. Giáo dục sức khỏe

<small>...</small>

4

1.1.2. Vai trị của GDSK trong cơng tác điều dưỡng

<small>...</small>

7

1.1.3 Tầm quan trọng của GDSK đối với người bệnh [1]

<small>...</small>

14

1.2. Cơ sở thực tiễn

<small>...</small>

14

1.2.1. Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng thế giới

<small>...</small>

14

1.2.2. Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng tại Việt Nam

<small>...</small>

15

Chương 2.MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

<small>...</small>

17

2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Đa Khoa Minh An

<small>...</small>

17

2.2. Thực trạng công tác GDSK của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Minh An

<small>...</small>

18

2.3. Kết quả khảo sát

<small>...</small>

20

2.3.1. Kết quả khảo sát điều dưỡng

<small>...</small>

20

2.3.2. Kết quả khảo sát người bệnh

<small>...</small>

25

Chương 3.BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

<small>...</small>

28

3.1. Thực trạng công tác GDSK cho người bệnh điều trị nội trú của điều dưỡng tạiBệnh viện Đa khoa Minh An

<small>...</small>

28

3.1.1. Những điểm mạnh

<small>...</small>

28

3.1.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

<small>...</small>

29

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh

tại Bệnh viện đa khoa Minh An

<small>...</small>

31

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

3.2.3. Với điều dưỡng tại các khoa lâm sàng

<small>...</small>

33

3.2.4. Với người bệnh và gia đình người bệnh

<small>...</small>

34

KẾT LUẬN

<small>...</small>

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

<small>...</small>

36PHỤ LỤC

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ Y tế

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Điều trị tích cực

Giáo dục sức khỏeHồi sức cấp cứuHội đồng người bệnhNgười bệnh

Điều dưỡngĐiều tra viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Một số đặc điểm chung của điều dưỡng (n=83)...20Bảng 2.2. Đánh giá chung kiến thức về GDSK của điều dưỡng (n=83)...21Bảng 2.3. Kỹ năng làm quen, quan sát và lắng nghe của điều dưỡng khi GDSK(n=83)...22Bảng 2.4. Kỹ năng đặt câu hỏi, giải thích, sử dụng tài liệu và kỹ năng khuyếnkhích động viên của điều dưỡng trong khi GDSK (n=83)...22Bảng 2.5 Thực trạng về nội dung tư vấn GDSK cho người bệnh của điều dưỡng(n=83)...23Bảng 2.6. Liên quan giữa mức độ thực hành GDSK với tuổi và giới của điềudưỡng (n=83)...24Bảng 2.7. Liên quan giữa mức độ thực hành GDSK với trình độ chuyên môn vàthâm niên công tác của điều dưỡng (n=83)...24Bảng 2.8. Tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng tư vấn trong thời gian nằm viện(n=200)...25Bảng 2.9. Thời điểm điều dưỡng thực hiện GDSK cho người bệnh (n=200)...25Bảng 2.10. Nội dung GDSK của điều dưỡng cho người bệnh (n=200)...26

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Bệnh viện Đa khoa Minh An

<small>...</small>

18Biểu đồ 2.1. Tham gia các lớp đào tạo về GDSK của điều dưỡng (n=83)

<small>...</small>

21Biểu đồ 2.2. Đánh giá chung mức độ thực hành GDSK của điều dưỡng (n=83)

<small>...</small>

24

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc sức khỏe cho người bệnh (NB) là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý củanhân viên y tế (NVYT) nói chung , của điều dưỡng (ĐD) nói riêng và bệnh viện là nơiđể ĐD thực hiện nghĩa vụ này. ĐD là lực lượng đông đảo nhất trong bệnh viện làngười đầu tiên tiếp xúc với người bệnh và cũng là người thường xuyên tiếp xúc vớiNB trong quá trình nằm điều trị tại bệnh viện. Ngày nay, ĐD không chỉ đơn giản chỉ làthực hiện y lệnh mà họ còn trực tiếp thăm khám, nhận định, đưa ra kế hoạch chăm sócvà tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB [1], [4].

Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thayđổi hành vi sức khỏe. Nó có vai trị to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏecho con người. Nếu giáo dục sức khỏe đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷlệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển [2].

Công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh có vai trị rất quantrọng, để làm tốt rất cần đến kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng. Mặtkhác điều dưỡng chiếm số đơng trong nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian chămsóc, tiếp xúc người bệnh trong quá trình nằm viện. Nếu làm tốt sẽ đạt mục tiêu tăng cườngchất lượng điều trị, tăng khả năng phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho ngườibệnh, giảm số lần nhập viện, tiết kiệm chi phí cho điều trị. Thay đổi hành vi từ có hại sangcó lợi, có kỹ năng yên tâm sống chung với bệnh. Nếu làm không tốt, người bệnh khôngnhận thức đầy đủ về bệnh, không tuân thủ điều trị, không thay đổi hành vi, sẽ ảnh hưởng bấtlợi đến kết quả điều trị, khơng dự phịng và kiểm sốt tình trạng bệnh, dẫn đến giảm chấtlượng cuộc sống, tăng tỷ lệ tái nhập viện, chi phí điều trị tăng, bệnh có thể nặng lên và cóthể dẫn đến tử vong [1], [4].

<small>Bệnh viện Đa khoa Minh An được thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh số GPHD cấp ngày 28/12/2017 thuộc chủ đầu tư là Công ty TNHH Minh Sơn. Là bệnh viện đakhoa tư nhân tuyến huyện đầu tiên trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và các vùng lân cận.Với mụcđích giảm tải cho bệnh viện công cũng như đem lại chất lượng về khám, chữa bệnh chất lượngcao cho nhân dân huyện nhà. Bệnh viện Đa khoa Minh An đã có đội ngũ chất lượng chunmơn cao. Bệnh viện ln đi đầu trong việc đầu tư trang thiết bị tốt nhất, tiên tiến nhất để phụcvụ cơng tác chẩn đốn và điều trị một cách chính xác và hiệu quả. Nhờ sự nỗ lực của đội ngũnhân viên, y bác sĩ dày</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

216/BYT-dặn kinh nghiệm được đào tạo và mời từ những bệnh viện tuyến đầu của cả nước. Vớiphương châm phát huy thế mạnh, luôn luôn học hỏi và trau dồi kiến thức. Đội ngũ y bácsĩ của chúng tôi luôn được đào tạo, học hỏi những công nghệ tiên tiến nhất của thế giớiđể áp dụng vào bệnh viện. Bằng cả tấm lòng và chuyên môn cao, Bệnh viện đa khoaMinh An đã là một địa chỉ đáng tin cậy về khám – chữa bệnh cho nhân dân huyện nhàvà các vùng lân cận khác. Để có được những tiến bộ kể trên, bên cạnh việc tăng cườngcông tác chuyên môn kỹ thuật, hoạt động tư vấn giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng chongười bệnh đang được triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa người bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đánh giá mang tính khách quan vàkhoa học về cơng tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Minh An,đây là lý do để tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho

<i>người bệnh điều trị nội trú của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Minh An năm 2023”,</i>

với 2 mục tiêu sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Mục đích chủ yếu của GDSK là giúp cho đối tượng tự nguyện tự giác thay đổihành vi sức khỏe của chính mình.

Hành vi sức khỏe là hành vi con người có liên quan tới việc tạo ra sức khỏe tốt,bảo vệ và phục hồi sức khỏe [2].

<i>1.1.1.2. Tầm quan trọng của GDSK</i>

GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sứckhỏe. Nó có vai trị to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho conngười. Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷlệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển.

GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng GDSKrất cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế, cũng như thúc đẩy pháttriển các dịch vụ này.

Trong thực tế đã thấy rõ, nếu không làm tốt GDSK thì nhiều chương trình y tế sẽđạt kết quả thấp và khơng bền vững, thậm chí có nguy cơ thất bại.

So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một cơng tác khó làm và khóđánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất,nhất là ở tuyến y tế cơ sở.

Vì thế:

GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năngnghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ Trung ương đến cơ sở.Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế [1].

<i>1.1.1.3 Các phương pháp GDSKPhương pháp GDSK trực tiếp [1],[4].</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Phương pháp GDSK trực tiếp là phương pháp người GDSK trực tiếp tiếp xúc vớiđối tượng GDSK. Đây là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả caonhất đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng. Người GDSK có thể nhanh chóng nhận đượccác thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao và có hiệu quả tốttrong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi.

Cách thức [4]

+) Tư vấn trong GDSK:

Là một hình thức thường được sử dụng trong GDSK, đặc biệt đối với cá nhân vàgia đình.Trong tư vấn, người tư vấn cung cấp thơng tin cho đối tượng, động viên đốitượng suy nghĩ về vấn đề và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề. Tư vấn cònhỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang, lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọngkhi họ chưa hiểu rõ chúng.

+) Nói chuyện phổ biến kiến thức y học thường thức:

Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp mọi người trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về các vấn đề sức khỏe liên quan tới cá nhân, gia đình và cộngđồng nhằm giúp các đối tượng suy nghĩ và hướng tới việc thay đổi hành vi. Tuy nhiên phương pháp này cần kết hợp các phương pháp và sự hỗ trợ khác. Khi tổ chức một buổi nói chuyện cần làm các việc sau:

- Xác định đối tượng tham dự, ngày giờ, địa điểm và thông báo trước để họ chuẩn bị tới dự (chọn thời gian và địa điểm thích hợp).

- Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày.- Xác định thứ tự trình bày.

- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế tại địaphương.

Khi nói chuyện cần:

- Phải tôn trọng đối tượng.

- Xây dựng mối quan hệ với đối tượng trước khi nói chuyện.- Nên sử dụng ngôn ngữ địa phương rõ ràng, mạch lạc.- Cần kết hợp với tranh ảnh, mơ hình và ví dụ minh họa.

- Cần bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh, giải đáp thắc mắc đầy đủ khi đối tượng yêu cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất cho đối tượng dễ nhớ.

+) Tổ chức thảo luận nhóm:

Rất có hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như trong GDSK. Thảo

<i>luận nhóm trong GDSK là ứng dụng nguyên lý "sự tham gia của cộng đồng" trong</i>

CSSKBĐ. Một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6 - 10 người để tạo cơ hội cho tất cả cácthành viên có thể trình bày và thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu biết và nêura các biện pháp giải quyết các vướng mắc của họ hay của cộng đồng trong đó có họsinh sống.

Các điểm cần thực hiện khi tổ chức thảo luận nhóm:- Xác định chủ đề, nội dung trọng tâm.- Xác định mục tiêu của thảo luận nhóm.- Xác định đối tượng mời vào thảo luận nhóm.

- Cần chuẩn bị trước câu hỏi trọng tâm cho chủ đề thảo luận dựa trên những thơng tin phù hợp với tình hình thực tế.

Trong một số trường hợp, tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối tượng bị các bệnh xã hội có định kiến như bệnh lây qua đường tình dục.

+) Đối thoại trực tiếp giữa người làm GDSK với từng cá nhân trong lúc tiến hànhcác dịch vụ y tế.

<i>Phương pháp GDSK gián tiếp[1],[4]</i>

GDSK gián tiếp là phương pháp giáo dục mà người giáo dục không trực tiếp tiếpxúc với các đối tượng giáo dục, các nội dung giáo dục cần được chuyển tải qua cácphương tiện thông tin đại chúng.

Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thứcthông thường về bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dânmột cách có hệ thống. Đó là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trênthế giới cũng như ở nước ta.

Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng.

Các phương tiện đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp GDSK gián tiếp là:

- Đài phát thanh, vơ tuyến truyền hình, video.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Tạp trí, sách báo, tranh ảnh, tranh lật, tờ rơi.- Pano, áp phích.

- Sách chuyên đề, sách hỏi đáp về sức khỏe bệnh tật.

<i>1.1.1.4. Phương tiện GDSK [1],[4]</i>

Phương tiện GDSK là công cụ mà người GDSK sử dụng để thực hiện mộtphương pháp GDSK và qua đó truyền đạt nội dung GDSK cho đối tượng phân loại cácphương tiện GDSK bao gồm:

Phương tiện bằng lời nói: Lời nói là công cụ sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả trongGDSK nhất là lời nói trực tiếp với đối tượng. Sử dụng lời nói có thể truyền tải các nội dungGDSK một cách linh hoạt phù hợp với đối tượng. Lời nói rất tiện lợi và mang lại hiệu quảcao, có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ, với mọi người, với 1 gia đình, 1 nhóm nhỏ, 1 cộngđồng... Lời nói có thể dùng trực tiếp hay gián tiếp, lời nói cịn được dùng để hỗ trợ, phối hợpvới các phương tiện GDSK khác như tranh ảnh, pano, áp phích, mơ hình...Người nói nếukhơng nắm chắc được nội dung truyền đạt có thể dẫn đến việc cung cấp thơng tin khơngchính xác và gây hiểu lầm cho đối tượng

Phương tiện bằng chữ viết.

Phương tiện tác động qua thị giác (phương tiện GDSK trực quan) tranh, ảnh,

pano...

Phương tiện nghe, nhìn: ti vi, ...

<i>1.1.1.5. Lựa chọn nội dung GDSK</i>

Nội dung GDSK là những thơng tin chính cần trao đổi với đối tượng GDSK trong một thời gian nhất định.

<i>Ví dụ: Nội dung GDSK về phòng chống một bệnh nào đó thường theo trình tự</i>

+ Ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra.

+ Tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh đó. + Nguyên nhân của bệnh, đường lây truyền.

+ Cách phát hiện và xử trí thơng thường tại nhà và các phương pháp phịng bệnh thơng thường khác.

1.1.2. Vai trị của GDSK trong công tác điều dưỡng

Chức năng nhiệm vụ chính của cơng tác điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Đểnâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và tăng cường sự hài lòng người bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thì điều dưỡng phải thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng được quy định tại thông tư 31/2021 của BYT quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện. Trong đó, khơng thể thiếu nhiệm vụ truyền thơng GDSK với vai trị to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Nếu GDSK đạt hiệu quả nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong.

Điều dưỡng chiếm gần 50% trong tổng số nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian tiếp xúc với người bệnh từ khi mới vào viện đến khi ra viện. Do đó vai trị củaGDSK trong công tác điều dưỡng là rất quan trọng, nếu điều dưỡng làm tốt giúp người bệnh thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị và tăng cường sự hài lòng người bệnh.

<i>1.1.2.1. Định nghĩa điều dưỡng:</i>

Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu vềsức khỏe và các khả năng: dự phòng bệnh và điều trị đáp ứng nhu cầu sức khỏe con người;tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội [1].

<i>1.1.2.2. Phân loại điều dưỡng :</i>

Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã phân loại hoạt động thực hiệncác nhiệm vụ của điều dưỡng theo trình độ chun mơn bao gồm: điều dưỡng sơ cấp,điều dưỡng trung cấp, điều dưỡng cao đẳng và đại học, điều dưỡng chính và điều dưỡngcao cấp [4]. Tuy vậy hiện nay phần lớn tại các bệnh viện chỉ có đến đội ngũ điều dưỡngđại học.

Trong từng nhiệm vụ cụ thể, Bộ Y tế cũng căn cứ vào trình độ phân loại nhiệmvụ theo chuyên môn như điều dưỡng sơ cấp khi thực hiện kỹ thuật chun mơn có thểtham gia trực tiếp hoặc trợ giúp trong chăm sóc [4].

<i>1.1.2.3. Vai trò chức năng của người điều dưỡng.</i>

Cách đây hơn 100 năm, Florence Nightingale đã đưa ra một định nghĩa vềngành Điều dưỡng: “Điều dưỡng là một hành động thiết thực bảo về môi trườngchung quanh người bệnh để giúp cho người bệnh bình phục”. Florence Nightingale đãđề cao vai trị của cơng tác điều dưỡng, người điều dưỡng khơng những được huấnluyện để chăm sóc bệnh nhận ốm đau mà còn được huấn luyện như những người nộitrợ .

Thập niên 60, Virginia Henderson là một trong những người điều dưỡng đầu tiênnêu ra định nghĩa điều dưỡng: “Chức năng của điều dưỡng là giúp đỡ các cá

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

thể, đau ốm hoặc khỏe mạnh, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và bình phụcnhanh chóng. Người điều dưỡng cần thiết phải có sức khỏe, thơng minh, có kiến thứcvà có phong thái làm việc càng nhanh càng tốt”. Henderson cho rằng, người điềudưỡng cần phải chăm sóc người bệnh khơng kể họ ốm đau hay khỏe mạnh. Bà còn đềcập đến việc giáo dục và ủng hộ vai trò của người điều dưỡng .

Năm 1984, Hội điều dưỡng Canada (Canadian Nurses Association) đã nêu mộtđịnh nghĩa về ngành Điều dưỡng: “Điều dưỡng nghĩa là phải chăm sóc người bệnhphù hợp với bệnh tật của họ bao gồm cả việc luyện tập về tinh thần, chức năng vàphục vụ người bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp, giúp cho người bệnh cải thiện sức khỏe,ngăn chặn ốm đau, hòa nhập vào cộng đồng và xã hội”.

Bước sang thế kỷ XXI, ngành Điều dưỡng được xem như là một nghệ thuật,một môn khoa học. Điều dưỡng là một ngành, nghề chăm sóc người bệnh.

Chăm sóc đóng một vai trị quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe cũng nhưtồn bộ những vấn đề khác của người bệnh, chính vì vậy ngay từ những năm 1950Virginia Henderson đã nêu: chăm sóc phải thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tâm lý, văn hóa- xã hội và tinh thần của người bệnh. Dựa trên cơ sở nền tảng này, năm 1988 Danielssonvà công sự đã nhận định “Về mặt nào đó cơng tác chăm sóc trùng hợp với cơng tác điềutrị đồng thời bổ sung cho công tác điều trị nhằm tập trung giải quyết những vấn đề thểchất, tâm lý, xã hội và văn hóa cho người bệnh” .

Virginia Hendersson đưa ra định nghĩa về chức năng chăm sóc như sau: “Chứcnăng đặc trưng nhất của người điều dưỡng là giúp đỡ những cá nhân ốm yếu thựchiện những hoạt động của cơ thể mà họ khơng tự mình thực hiện được để góp phầncho sự bảo vệ hoặc phục hồi sức khỏe hoặc nếu chết thì cũng được chết thanh thản.Thực hiện nhiệm vụ này bằng một cách nào đó nhằm giúp người bệnh lấy lại được sựđộc lập của cơ thể càng nhanh càng tốt. Khía cạnh công việc này, phần chức năng nàylà do người điều dưỡng chủ đồng thực hiện và tự điều khiển - về lĩnh vực này ngườiđiều dưỡng là bậc thầy” .

Để thực hiện đầy đủ vai trò và chức năng nghề nghiệp của mình, trong cơngviệc hàng người người điều dưỡng cần phải thực hiện các chức năng:

-

Chức năng phụ thuộc: đây là chức năng mà người điều dưỡng phải thực hiện những y lệnh của bác sỹ như tiêm thuốc, phát thuốc, thay băng, …

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Với chức năng này người điều dưỡng phải tự mình thăm khám, nhận định về ngườibệnh để đưa ra những chẩn đốn điều dưỡng rồi lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kếhoạch chăm sóc đã đề ra rồi tự đánh giá sự thực hiện kế hoạch để có kế hoạch chămsóc bệnh tiếp theo.

-Chức năng phối hợp: để hồn thành được chức năng này, người điềudưỡng cần phải có sự liên hệ chặt chẽ với các nhân viên y tế khác như bác sỹ, kỹ thuậtviên y, nhà dinh dưỡng học, nhà tâm lý học, nhân viên y tế quản lý người bệnh ởtuyến cơ sở và các nhân viên xã hội để thu thập thêm hoặc cung cấp những thông tinvề người bệnh hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của những nhân viên đó để người bệnh đượcchăm sóc đầy đủ và toàn diện hơn .

Tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada... cũng như các nước đang pháttriển như Thái Lan, Philippines, Malaysia... điều dưỡng viên đã được nâng cao vai tròtrong việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, đội chăm sóc sức khỏe, tham giakhám và điều trị – chăm sóc các bệnh cấp và mạn tính theo chuyên ngành của điềudưỡng và có mặt trong hầu hết các lĩnh vực khác và là nghề đang được kính trọnghiện nay .

Trước năm 1990, ở Việt Nam người điều dưỡng có tên gọi Y tá với chức năngphụ thuộc và vai trò phụ giúp, thực hiện y lệnh của thầy thuốc là chính. Họ được đàotạo ngắn hạn dưới một năm, làm theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Hiện nay, ViệtNam đang thực hiện nâng cao chương trình đào tạo điều dưỡng với đội ngũ điềudưỡng cao đẳng (3 năm), cử nhân điều dưỡng (4 năm), điều dưỡng chuyên khoa I ( 2năm ) và thạc sĩ điều dưỡng (2 năm). Năm 2000, ngành Điều dưỡng Việt Nam đã hìnhthành được hệ thống quản lý điều dưỡng ở các cấp

<small>.</small>

Điều dưỡng là lực lượng chínhmang dịch vụ chăm sóc sức khỏe tới cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá dịchvụ chăm sóc sức khỏe do người điều dưỡng, hộ sinh cung cấp là trụ cột của hệ thống ytế

<small> .</small>

Điều dưỡng chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất vàtinh thần [5]. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh, giúpngười bệnh sớm bình phục sức khỏe thì đối tượng nào cũng phải hồn thành tốt vai trị nghềnghiệp của mình đồng thời cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và điều dưỡng.Hội điều dưỡng Mỹ, hội điều dưỡng của các nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Singapore, Thái Lan, Philipin đã nêu rõ vai trò chức năng của người điều dưỡng chủ yếulà [22]:

1. Người chăm sóc : Đảm bảo những quy trình chăm sóc lâm sàng hồn hảo.Mục tiêu cơ bản của người điều dưỡng là thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnh bằnghành động, bằng thái độ biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người bệnh. Mọi máy mócvà kỹ thuật hiện đại khơng thay thế được sự chăm sóc của người điều dưỡng vì các thiếtbị này sẽ khơng tác động được tới cảm xúc và điều chỉnh hành động cho thích ứng vớinhững nhu cầu đa dạng của mỗi người bệnh

thành viên khác trong nhóm chăm sóc về kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch chăm sóc chomỗi người bệnh. Mỗi khi thực hiện một sự can thiệp về chăm sóc, người điều dưỡng ghichép vào hồ sơ những nhận xét và những thủ thuật đã thực hiện cũng như sự đáp ứng củangười bệnh. Người điều dưỡng thường xuyên giao tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viếtmỗi khi bàn giao ca, mỗi khi chuyển người bệnh tới một khoa khác hoặc khi người bệnh raviện hay chuyển tới một cơ sở y tế khác.

3. Người giáo viên : Người điều dưỡng sẽ cung cấp, truyền đạt các kiến thức bảnthân có được cho người bệnh từ đó giúp người bệnh nhận thức đúng đắn về bệnh tật vàđiều chỉnh hành vi cũng như tự chăm sóc bản thân.

với những căng thẳng về tâm lý bệnh tật hoặc những vấn đề xã hội, có kiến thức nâng caosức khỏe. Người điều dưỡng tập trung khuyến khích người bệnh có ý thức tự kiểm sốt. Tưvấn có thể thực hiện với một cá thể hoặc nhóm người và địi hỏi người điều dưỡng phải cókỹ năng để phân tích tình hình, tổng hợp thơng tin, đánh giá q trình tiến triển của ngườibệnh sau khi đã được tư vấn. Người bệnh cần có thêm kiến thức để tự theo dõi và chăm sócnhằm rút ngắn ngày nằm viện.

5. Người biện hộ cho người bệnh : Người biện hộ nghĩa là thúc đẩy những hànhđộng tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm cho những nhu cầu của người bệnh đượcđáp ứng. Ngồi ra, người điều dưỡng cịn có vai trị là người lãnh đạo, người quản lý,người làm cơng tác nghiên cứu điều dưỡng và là những chuyên gia giỏi về chăm sóclâm sàng.

Để làm tốt cơng tác, người điều dưỡng cần có những kỹ năng: Có kiến thứcchuyên môn tốt, cập nhật kiến thức mới; Kỹ năng giao tiếp tốt; Kỹ năng tư vấn –

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

giáo dục sức khỏe tốt; Có lịng nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp

<small>.</small>

Nâng cao kỹ năng GDSK cho người điều dưỡng cũng chính là nâng cao chấtlượng nguồn lực điều dưỡng, hồn thiện cơng tác chăm sóc người bệnh tồn diện.Đây cũng là một nhu cầu cấp thiết của ngành Y tế để đáp ứng được mục tiêu chiếnlược trong cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

<i>1.1.2.4. Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng.</i>

Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: nâng cao sức khỏe, phòng bệnhtật, phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh [4].

Đối với người bệnh, người điều dưỡng có trách nhiệm: chăm sóc cơ bản chonhững người cần tới sự chăm sóc; tạo ra một mơi trường trong đó quyền của con người,các giá trị, tập quán và tín ngưỡng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đều được tôntrọng; cần đảm bảo cho mọi cá thể nhận được thông tin cần thiết làm cơ sở để họ đồng ýchấp nhận các phương pháp điều trị và chăm sóc; giữ kín các thơng tin về đời tư củangười mình chăm sóc, đồng thời phải xem xét một cách thận trọng khi chia sẻ các thôngtin này với người khác.

Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trêncác nguyên tắc cơ bản sau đây:

<i>Không bao giờ được từ chối giúp đỡ người bệnh: ý thức trách nhiệm trước cuộc</i>

sống của người bệnh đòi hỏi người điều dưỡng một sự quan tâm đặc biệt và một sự sẵn sàngquên mình để giúp đỡ người bệnh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần nhớ rằng ngườibệnh đang gặp khó khăn và đang cần sự giúp đỡ của người cán bộ y tế. Sự từ chối giúp đỡngười bệnh là vi phạm nghĩa vụ xã hội của mình, phải chịu sự lên án về mặt đạo đức và khicần phải bị xử phạt về hành chính [1].

<i>Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thể chất: trước người bệnh đang bị</i>

đau đớn vì bệnh tật, người điều dưỡng phải ln thể hiện một sự thông cảm và quan tâmđặc biệt, xem nỗi đau đớn của người bệnh như nỗi đau đớn của chính mình để tìm mọicách cứu giúp. Khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc và điều trị phải nhẹ nhàng để hạnchế tới mức thấp nhất sự đau đớn cho người bệnh [1].

Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh: người điều dưỡng có nhiệm vụ đấu tranh chosự sống của người bệnh đến cùng, luôn dành sự quan tâm tối đa cho người bệnh với tinhthần “cịn nước cịn tát”, khơng bao giờ xa rời vị trí để người bệnh một mình đối phó vớibệnh tật [1].

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh: trong khi nằm viện, tinh thần của người bệnh</i>

chịu ảnh hưởng của bản thân bệnh tật, sự cách ly người thân, môi trường bệnh viện và nhiềuyếu tố khác. Vì vậy, tình trạng về tinh thần và thể chất của người bệnh thực tế khác với tìnhtrạng của người khỏe. Khi tiếp xúc với người bệnh, người điều dưỡng phải gây được lòngtin của người bệnh vào hiệu quả điều trị [1].

<i>Tôn trọng nhân cách người bệnh: bản chất của y đức học được thể hiện trong câu</i>

“phải đối xử với người bệnh như anh muốn người ta đối xử với anh”. Khi tiếp xúc vớingười bệnh, người điều dưỡng phải tạo ra một mơi trường trong đó mọi giá trị, mọiphong tục tập quán và tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân đều được tơn trọng. Khi tiếpxúc với người bệnh, người điều dưỡng không được cáu gắt, quát mắng người bệnh [1].

<i>1.1.2.5. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh [1], [4].</i>

- GDSK nhằm giúp người bệnh hiểu rõ về bản chất của bệnh, các yếu tố nguy cơcho sự tiến triển của căn bệnh, vai trò của người bệnh trong việc đạt đến kết quả điều trịtối ưu.

- GDSK giúp cải thiện tỉ lệ người bệnh tuân thủ điều trị: dùng thuốc đều đặn, luyện tập vận động đều đặn, duy trì tình trạng dinh dưỡng ổn định.

- Loại hình GDSK: phân phát các tài liệu in ấn, tổ chức các buổi trình bày cóminh họa bằng hình ảnh và tài liệu phát tay, thảo luận trong nhóm nhỏ giúp hiểu rõ nộidung thơng tin, trao đổi kinh nghiệm.

- Các nội dung giáo dục sức khỏe: Sinh bệnh học bệnh, kỹ năng sử dụng thuốc,hướng dẫn về dinh dưỡng, nhận biết và xử trí các dấu hiệu cảnh báo dấu hiệu nặng, cáchvệ sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Giúp người bệnh lựa chọn môi trường.

Sống chung với di chứng bệnh với chất lượng cuộc sống tốt.

Hướng dẫn chi tiết và chu đáo những vấn đề trong đời sống hàng ngày, bao gồm cả đời sống tinh thần [5].

- Biết cách phòng bệnh

<small>Thực hiện tiêm phòngLựa chọn thực phẩm.</small>

Với các ý nghĩa trên, GDSK giữ vai trò quan trọng và là một bộ phận hữu cơ,không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của điềudưỡng, của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở. Kỹ năngGDSK cũng là một trong những tố chất cơ bản giúp người điều dưỡng thực thi chứcnăng, nhiệm vụ của mình.

1.1.3 Tầm quan trọng của GDSK đối với người bệnh [1]

- Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.

- Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệtử vong nhất là ở các nước đang phát triển.

- Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế.1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng thế giới

Năm 2005, trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Casey D [19] ở 3 bệnh việncông gồm Tikur Anbessa, Saint Paul và Zewditu Memorial tại tỉnh Addis Ababa, Ethiopianhằm đánh giá cơng tác chăm sóc của điều dưỡng thơng qua mức độ hài lòng của 631 NB,kết quả cho thấy: Trong khi, tỷ lệ NB hài lòng với khả năng chuyên mơn của người điềudưỡng đạt 70% thì tỷ lệ NB hài lịng với lượng thơng tin nhận được từ điều dưỡngvề tìnhtrạng bệnh tật, cách thức điều trị bệnh của họ chỉ đạt 40%.

Nghiên cứu nhận thức về chất lượng chăm sóc tại phịng cấp cứu và xác định cáckhu vực cải tiến chất lượng của Muntlin, Gunningberg và Carlsson (2006) tại Thụy Điểncho thấy hơn 20% người bệnh cho rằng đã khơng nhận được các thơng tin hữu ích từđiều dưỡng về cách tự chăm sóc bản thân [24]

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Một nghiên cứu của Kelly Scott. và cộng sự (2010) về kiến thức của điều dưỡngchỉ ra rằng có 21% điều dưỡng thiếu kiến thức về quy trình GDSK cho người bệnh trướckhi ra viện [21].

Nghiên cứu của tác giả Zakrisson và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng tuổi liên quanrõ ràng với kiến thức. Điều dưỡng lớn tuổi thì kinh nghiệm làm việc nhiều, họ có kinhnghiệm tốt hơn trong việc nắm bắt tình trạng bệnh và mức độ tiếp thu của người bệnh sovới điều dưỡng trẻ tuổi [25]

Nghiên cứu của Lipponen (2006) lại cho rằng trình độ của điều dưỡng là yếu tốquan trọng liên quan đến kiến thức kỹ năng giáo dục sức khỏe, trình độ giáo dục caohơn có liên quan rõ ràng với kiến thức tốt hơn (80% điều dưỡng có trình độ học vấn đạihọc có kiến thức tốt, trong khi con số này ở những điều dưỡng có trình độ học vấn trungcấp chỉ khoảng 30%) với P= 0.002 [22]

1.2.2. Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng tại Việt Nam Nghiên cứucủa tác giả Bùi Thị Bích Ngà năm 2011 [13] về thực trạng cơng tác

chăm sóc của điều dưỡng thơng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnhviện Y học cổ truyền Trung ương cho thấy điều dưỡng viên làm tương đối tốt các chứcnăng cơ bản như: hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ đạt 84,2%; theodõi, đánh giá NB đạt 80,5%; tiếp đón NB đạt 78,9%; Tuy nhiên, cơng tác tư vấn, GDSKcho NB chỉ đạt 49,6%.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình Minh tiến hành tại bệnh viện Ninh Bình năm 2009nhằm mơ tả thực trạng cơng tác chăm sóc điều dưỡng cho thấy: về cơ bản ĐDV của bệnhviện đã hoàn thành tương đối tốt các nhiệm vụ với 4 trong 5 nhiệm vụ được đánh giá đềuđạt trên 90% như: cơng tác tiếp đón NB đạt 95,8%, tiếp theo là hoạt động chăm sóc hỗ trợvề tâm lý, tinh thần; theo dõi đánh giá NB lần lượt đạt 94,9% và 94,0%, và công tác phốihợp thực hiện y lệnh của bác sỹ đạt 90,3%. Tuy nhiên, kết quả thực hiện công tác tư vấn,hướng dẫn GDSK lại khá thấp chỉ đạt 66,2% [12].

<small>Nghiên cứu của Phạm Thị Loan và cộng sự năm 2006 [10] khi lấy ý kiến của 213 ngườibệnh nằm điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng bệnh viện C - Thái Nguyên để đánh giá công tácCSNB của ĐD, kết quả cho thấy 97,18% người bệnh đánh giá được điều dưỡng thông báo vàhướng dẫn sử dụng thuốc; tỷ lệ điều dưỡng giải thích động viên người bệnh khi thực hiện tiêmtruyền và thủ thuật cũng được người bệnh đánh giá</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

khá cao đạt 87,3%; Có 86,86% người bệnh đánh giá được ĐD hướng dẫn về chế độ ăn uống.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Thị Thanh Điều năm 2007 [6] về thựctrạng và một số giải pháp về tăng cường cơng tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnhtại Viện Chấn thương - Chỉnh hình quân đội 108 (4/2006 - 6/2007), cho thấy: Trong khi,những chăm sóc cơ bản như lấy mạch, nhiệt độ, đo huyết áp được đánh giá ở mức độ caođạt > 95%; công tác chuẩn bị cho người bệnh trước mổ đạt 97,5%; 96% người bệnh đánhgiá được điều dưỡng đón tiếp vui vẻ, chăm sóc tận tình, động viên giải thích rõ ràng, songcác vấn đề khác như giao tiếp, giải thích cho người bệnh trước khi làm các thủ thuật mớichỉ đạt ở 80,8%; cơng tác chăm sóc ống dẫn lưu sau mổ cũng như chăm sóc vết mổ đạt từ85,8% - 86,7%. Tuy vậy, công tác hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và phịng bệnh chỉđạt 77,5%, cơng tác hướng dẫn người bệnh cách luyện tập phục hồi chức năng sau mổmới chỉ đạt 78,3%.

Khảo sát thực trạng giao tiếp và ứng xử của điều dưỡng viên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2009 của Phạm Khánh Vân năm 2009

[20] cho thấy còn những tồn tại như 10,58 % điều dưỡng viên không hướng dẫn chế độ ăn cho NB hoặc 6,88 % khơng giải thích và hướng dẫn NB cách sử dụng thuốc v.v...

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Loan [11] năm 2019 tại Sơn La cho thấy vẫncịn 22,4% người bệnh khơng được điều dưỡng tư vấn về phịng ngừa kiểm sốt nhiễmkhuẩn, 23,2% người bệnh không được tư vấn về hoạt động thể lực…

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

đó có 6 khoa lâm sàng, 3 khoa cận lâm sàng, 3 phòng chức năng, 1 khoa dược với đội ngũnhân viên là 283 trong đó có 85 bác sĩ, 128 điều dưỡng, 10 dược sĩ, còn lại là các đối tượngkhác. Bệnh viện chúng luôn đi đầu trong việc đầu tư trang thiết bị tốt nhất, tiên tiến nhất đểphục vụ cơng tác chẩn đốn và điều trị một cách chính xác và hiệu quả như hệ thống PACS(hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh), MIR, hệ thống lọc thận nhân tạo, hệ thống nội soitầm soát ung thư, ... Nhờ sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên, y bác sĩ dày dặn kinh nghiệmđược đào tạo và mời từ những bệnh viện tuyến đầu của cả nước. Với phương châm phát huythế mạnh, luôn luôn học hỏi và trau dồi kiến thức “ Điều trị bằng khối ốc – Chăm sóc bằngcon tim” Đội ngũ y bác sĩ của chúng tôi luôn được đào tạo, học hỏi những công nghệ tiêntiến nhất của thế giới để áp dụng vào bệnh viện. Bằng cả tấm lịng và chun mơn cao,Bệnh viện đa khoa Minh An đã là một địa chỉ đáng tin cậy về khám – chữa bệnh cho nhândân huyện nhà và các vùng lân cận khác.

* Về tầm nhìn

Bệnh viện được thành lập đầu tiên là Phòng khám đa khoa Minh An, và năm2017 được phê duyệt thành Bệnh viện đa khoa Minh An. Tuy thời gian thành lập chưalâu nhưng thành phần nòng cốt từ những phòng khám chuyên khoa và đa khoa uy tín vàcó chỗ đứng trong lịng nhân dân, nên chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, Bệnh việnđa khoa Minh An đã có rất nhiều người bệnh đến từ trong và ngoài tỉnh. Nhiều bác sĩgiỏi từ nhiều nơi tìm về với mong muốn được đóng góp y đức và chun mơn tới bệnhviện. Đây quả thực là một khởi đầu khá thành công mà Ban giám đốc cũng như đội ngũnhân viên y tế đã dành nhiều tâm huyết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

* Về sứ mệnh

Trong xã hội, ngành y lâu nay vẫn được mọi người gọi là “Thầy thuốc”, là ngànhnghề được tôn trọng và quý mến. Vì vậy, mỗi cán bộ trong ngành y đều là người thầycủa nhân dân, mang trong mình sứ mệnh cao cả là cứu người. Vẫn có câu “Lương y phảinhư từ mẫu”, những người làm trong ngành y như chúng ta chính là những người đemlại điều kì diệu trong cuộc sống khi ranh giới giữa sự sống và cái chết cận kề. Với mongmuốn hoàn thành sứ mệnh ấy, Bệnh viện đa khoa Minh An luôn hướng tới phát triển vềmáy móc, trang thiết bị và cả về con người, đem lại cho nhân dân và xã hội một môitrường thân thiện, ở viện như ở nhà, thầy thuốc và bệnh nhân khơng cần khoảng cách.

Hình 2.1. Bệnh viện Đa khoa Minh An

2.2. Thực trạng công tác GDSK của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Minh An Đểđánh đảm bảo tính khách quan khi đánh giá về công tác giáo dục sức khỏe

của điều dưỡng cho người bệnh điều trị nội trú, học viên đã thực hiện khảo sát thực tếcác điều dưỡng lâm sàng và người bệnh đang điều trị nội trú tại Bệnh viện, cụ thể nhưsau:

 Đối với điều dưỡng

Thực hiện khảo sát toàn bộ Điều dưỡng trực tiếp làm tại các khoa lâm sàng có ngườibệnh điều trị nội trú của Bệnh viện Đa khoa Minh An, là những điều dưỡng mà theo chứcnăng nhiệm vụ phải thực hiện giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.

</div>

×