Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Hội nhập kinh tế quốc tế .DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.64 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày
càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt
Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt
Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam -
Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư
song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc
hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng nói riêng. Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ
động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang
tiến hành cải thiện Cán cân thanh toán quốc tế, một công cụ quan trọng mà tất cả
các quốc gia trên thế giới đều phải sử dụng để quản lý hoạt động kinh tế đối
ngoại. Cán cân thanh toán quốc tế không chỉ được sử dụng để quản lý kinh tế vĩ
mô mà nó còn có ý nghĩa trong việc đề ra các chính sách phát triển kinh tế vì nó
phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của
thế giới trong một thời gian nhất định.Để có thêm kiến thức về vấn đề này,
chúng ta sẽ tìm hiểu về Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và các nguyên
nhân cũng như giải pháp cho sự thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của Việt
Nam.
1
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CCTT QUỐC TẾ
1. Khái niệm, nguyên tắc hạch toán và ý nghĩa kinh tế của CCTT quốc tế
(CCTTQT)
1.1 Khái niệm
CCTT quốc tế (Balance of Payment) được hiểu là bảng kế toán tổng hợp
các luồng vận động về hàng hoá dịch vụ, tư bản… của một quốc gia với phần


còn lại của thế giới trong từng thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể
được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính
phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ,
tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là
một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh
toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào
bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài
nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Vậy, CCTT quốc tế là một bản đối chiếu giữa các khoán tiền thu được từ
nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một
thời kỳ nhất định.
Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ về
quản lý CCTT quốc tế của Việt Nam, CCTT quốc tế của Việt Nam được quy
định là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa
Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Theo đó, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam được giao là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập,
theo dõi và phân tích CCTT.
1.2 Nguyên tắc hạch toán
Nguyên tắc hạch toán CCTT giống như nguyên tắc ghi sổ kép trong hoạt
2
động kế toán của các công ty kinh doanh. Từ góc dộ của một nước, một giao
dịch kinh tế (hoạt động trao đổi có giá trị) có hai mặt:
1. Giảm lượng giá trị (tiền chuyển ra nước ngoài) là thực hiện thanh toán
cho nước ngoài.
2. Tăng lượng giá trị (tiền chuyển vào trong nước) là nhận thanh toán từ
nước ngoài.
Một giao dịch kinh tế sẽ được hạch toán vào cả hai khoản mục của CCTT là
khoản có và khoản nợ. Nguyên tắc này gọi là nguyên tắc ghi nợ và ghi có.
Hai khoản nợ và có này có số lượng bằng nhau và hạch toán tương ứng với
nhau. Nguyên tắc này gọi là nguyên tăé ghi sổ kép.

- Nguyên tắc ghi nợ và ghi có: Ghi nợ phản ánh lượng giá trị bị giảm xuống
(khoản chuyển ra nước ngoài) và được ghi dấu âm (-) trong CCTT. Ghi có
phản ánh lượng giá trị tăng lên (khoản nhận từ nước ngoài) và được ghi dấu
(+) trong CCTT. Việc phân biệt khoản có hoặc khoản nợ có thể dựa vào
luồng tiền di chuyển giá trị hoặc luồng tiền thanh toán. Các giao dịch chưa
được thực hiện trong kỳ không được hạch toán trong CCTT, nghĩa là CCTT
chỉ hạch toán những giao dịch diễn ra thực sự.
- Nguyên tắc ghi sổ kép: Tất cả các giao dịch phát sinh ghi có đều phải được
cân bằng lại bằng cách ghi nợ cào khoản mục tương ứng và ngược lại. Tổng
số các khoản ghi nợ phải bằng tổng số các khoản ghi có. Do đó tổng đại số
các giao dịch trong CCTT bằng 0. Việc thực hiện nguyên tắc trên thông qua
tài khoản ghi chép các khoản nợ và có của giao dịch.
1.3 Ý nghĩa kinh tế của CCTTQT
Thực chất của CCTT quốc tế là một tài liệu thống kê, có mục đích cung cấp
sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu phân tích những quan hệ
kinh tế tài chính của một nước với nước ngoài trong một thời gian xác định. Do
đó, CCTTQT là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ
3
mô. Thông qua, CCTT trong một thời kỳ, Chính phủ của mỗi quốc gia có thể đối
chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản
tiền mà thực tế nước đó chi ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Từ
đó, đưa ra các quyết sách về điều hành kinh tế vĩ mô như chính sách tỷ giá,
chính sách xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, CCTT là công cụ đánh giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia,
giúp các nhà hoạch định kinh tế có định hướng đúng đắn. CCTT bộc lộ rõ ràng
khả năng bền vững, điểm mạnh và khả năng về kinh tế bằng việc đo lường chính
xác kết quả xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của đất nước đó.
CCTT còn được sử dụng như một chỉ số về kinh tế và tính ổn định chính
trị. Ví dụ, nếu một nước có thặng dư CCTT có nghĩa là có nhiều đầu tư từ nước
ngoài đáng kể vào nước đó hoặc cũng có thể là nước đấy không xuất khẩu nhiều

tiền tệ ra nước ngoài dẫn đến sự tăng giá của giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ.
2. Cơ cấu cán thanh toán quốc tế
2.1. Cán cân thường xuyên
Cán cân thường xuyên (còn gọi là cán cân vãng lai) trong CCTT của một
quốc gia ghi chép tất cả các giao dịch giữa một nước với phần còn lại của thế
giới về xuất-nhập khẩu hoàng hóa hữu hình và vô hình và các khoản chuyển
dịch đơn phương. Cán cân thường xuyên được chia thành cán cân về hàng hóa
và dịch vụ, cán cân chuyển dịch đơn phương. Trong cán cân về hàng hóa dịch
vụ gồm có cán cân thương mại hàng hóa và cán cân thương mại vô hình (phi
hàng hóa).
2.1.1 Cán cân thương mại hàng hóa
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của CCTT quốc
tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của
một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như
mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là
lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch
4
nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng
0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương
mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng
dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng,
thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các
trong cách xây dựng bảng biểu CCTT quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa
lẫn dịch vụ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
+ Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng
nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập

khẩu biên. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản
xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng
tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.
+ Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc
gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy
nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng.
Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố
tự định.
+ Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh
hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên
thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả
của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở
nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên
sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất
khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có
lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.
5
2.1.2 Cán cân thương mại phi hàng hóa
• Cán cân dịch vụ :
Bao gồm các khoản thu chi từ các dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm,
bưu chính, viễn thông, ngân hàng, thông tin xây dựng và các hoạt động khác
giữa người cư trú với người không cư trú. Giống như xuất nhập khẩu hàng hoá
xuất khẩu dịch vụ làm phát sinh cung ngoại tệ nên nó được ghi vào bên co và có
dấu dương; nhập khẩu ngoại tệ làm phát sinh cầu ngoại tệ. Các nhân tố ảnh
hưởng lên giá trị xuất khẩu dịch vụ cũng giống như các nhân tố ảnh hưởng lên
giá trị xuất nhập khẩu dịch vụcũng giống như các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị
xuất nhập khẩu hàng hoá.
• Cán cân thu nhập:
- Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các
khoản thu nhập khác bằng tiền hiện vật người cư trú trả cho người không cư trú

hay ngược lại.các nhân tố ảnh hưởng lên thu nhập của người lao động ở nước
ngoài.
- Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ
đầu tư giấy tờ có giá và các khoản lãi đến han phải trả của các khoản vay giữa
người cư trú và không cư trú.
• Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:
Các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển
giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú
chuyển cho người không cư trú và ngược lại. Các khoản chuyển giao vãng lai
một chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú với người không
cư trú các khoản thu làm phát sinh cung ngoại tệ (cầu nội tệ) nên được ghi vào
bên có (+), các khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ (cung nội tệ) nên được ghi
vào bên nợ (-). Nhân tố chính ảnh hưởng lên chuyển giao vãng lai một chiều là
lòng tốt, tình cảm giữa người cư trú và người không cư trú.
Tóm lại, các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú làm
phát sinh cung ngoại tệ nên dược ghi vào bên có và các khoản thu nhập trả cho
6
người không cư trú làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ. Tất cả
các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp
chung vào trong tính toán này. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương
mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với
một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng
từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất
khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước,
nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.
Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp thành
CCTT. Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập
khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt
khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng

lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập
khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm
hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị
coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.
2.2. Cán cân vốn
Cán cân vốn (còn gọi là tài khoản vốn) là một bộ phận của CCTT của một
quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất
động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú
trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản
nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước
của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng
vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản
vãng lai.
Tài khoản tài chính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn
ghi lại những giao dịch về tài sản tài chính.
7
Tài khoản vốn và lãi suất:
Giả sử ban đầu tài khoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất trong
nước r. Khi lãi suất tăng lên mức r’, tài khoản vốn trở nên thặng dư. Nếu lãi suất
hạ xuống mức r, tài khoản vốn trở nên thâm hụt. Vì vốn có quan hệ mật thiết với
lãi suất. Vì thế, cân đối tài khoản vốn cũng có quan hệ mật thiết với lãi suất.
Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế
dòng vốn vào sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt. Cán cân tài khoản
vốn, nhờ đó, được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán
cân vốn sẽ bị xấu đi.
Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi. Và,
khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện.
Tài khoản vốn và tỷ giá hối đoái:
Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối
đoái danh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên.

Hậu quả là, tài khoản vốn xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá
(tỷ giá tăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện.
2.3. Cán cân bù đắp chính thức
Cán cân bù đắp chính thức (OFB) bao gồm các hạng mục :
- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (ΔR)
- Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ương khác (L)
8
- Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của
quốc gia lập CCTT (≠)
OFB = ΔR + L + ≠
Một thực tế rằng, khi dự trữ ngoại hối tăng thì chúng ta ghi nợ (-) và giảm
thì ghi có (+), do đó nhầm lẫn thường xảy ra ở đây. Điều này được giải thích
như sau :
Chúng ta hình dung, quốc gia Việt Nam được chia thành hai bộ phận gồm
NHTW và phần còn lại không bao gồm NHTW (gọi là nền kinh tế - NKT). Tiêu
chí để phân thành NHTW và NKT là: NHTW có chức năng can thiệp lên cung
cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, còn nền kinh tế thì không có chức năng
can thiệp. Theo quy tắc CCTTQT được lập trên cơ sở của nền kinh tế, do đó, các
hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối (mua bán nội tệ) nhằm
tác động lên nền kinh tế, được xem là quan hệ giữa người cư trú với người
không cư trú. Khi NHTW can thiệp bán ngoại tệ ra, làm cho dự trữ ngoại hối
giảm, đồng thời làm tăng cung nội tệ cho nền kinh tế, do đó ta phải ghi có(+).
Khi NHTW can thiệp mua ngoại tệ vào làm cho dự trữ ngoại hối tăng, đồng thời
làm tăng cầu ngoại tệ đối với NKT, do đó ta phả ghi nợ (-).
2.4. Sai sót thống kê
Theo nguyên tắc ghi sổ kép, tổng số các khoản có trong CCTT phải bằng
tổng số các khoản nợ. Tuy vậy quá trình hạch toán CCTT thường xảy ra tình
trạng giữa các nước có sự khác nhau về hệ thống hạch toán dẫn đến tình trạng
sai lệch số liệu. Mặt khác xuất hiện tình trạng bỏ sót các giao dịch trong quá
trình hạch toán. Những giao dịch kinh tế ngầm. việc chuyển dịch vốn giữa các

nước do buôn lậu, gian lận thương mại hoặc việc mua bán các hàng hóa phạm
pháp cũng là nguyên nhân làm cho CCTT không cân bằng. Do đó, khoản mục
sai sót thống kê sẽ điểu chỉnh các chênh lệch trên.
3. Cân đối CCTT
CCTT được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, do đó tổng các bút toán ghi
9
có luôn bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau. Điều này có
nghĩa là, về tổng thể thì CCTTQT luôn được cân bằng. Do đó nói đến thặng dư,
thâm hụt CCTTQT là nói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một nhóm
các cán cân bộ phận chứ không nói đến toàn bộ cán cân.
Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt của CCTTQT được xác định
theo hai phương pháp:
 Phương pháp xác định thặng dư thâm hụt của từng cán cân bộ phận.
 Phương pháp tích lũy.
3.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại
 TB=X-M
Như vậy cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị
nhập khẩu về hàng hóa
Cán cân thương mại thặng dư: X > M, cho biết:
- Thu từ người không cư trú > chi cho người không cư trú
- Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ
Cán cân thương mại thâm hụt: X < M, cho biết:
- Thu từ người không cư trú < chi cho người không cư trứ
- Cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ
Việc phân tích diễn biến cán cân thương mại có vai trò to lớn trong nền
kinh tế, bởi vì: Cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai,
Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng của
cán cân vãng lai. Cán cân thương mại phản ánh kịp thời xu hướng vận động của
cán cân vãng lai. Điều này xảy ra là vì, cơ quan hải quan thường cung cấp kịp
thời các số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi đố việc thu thập các số

liệu về dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai thường diễn ra chậm hơn, tức
là có một độ lệch về thời gian nhất định.
Do tầm quan trọng của cán cân thương mại, cho nên hầu hết các nước phát
triển thường công bố tình trạng cán cân này hàng tháng.
Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ yếu thường được áp
10
dụng sẽ tác động vào lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các hình thức
thuế quan, quotas, v.v… và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu
của công chúng.
3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai bao gồm cán cân “Hữu hình” và “Vô hình’, nên nhìn tổng
thể thì nó quan trọng hơn cán cân thương mại.
Công thức xác định:
CA = TB + Se + Ic + Tr = Kl + Ks+ R
- Cán cân vãng lai thặng dư khi: (X – M + Se + Ic + Tr) > 0
Cán cân vãng lai thặng dư (CA > 0) có nghĩa thu từ người không cư trú lớn
hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các
giấy tờ có giá do người không cư phát hành nằm trong tay người cư trú tăng
lên.cung ngoại tề lớn hơn cầu ngoại tệ.
- Cán cân vãng lai thâm hụt khi: (X – M + Se + Ic + Tr) < 0
Cán cân vãng lai thâm hụt (CA < 0) có nghĩa là thu nhập của người cư trú
từ người không cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này
có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành
nằm trong tay người cư trú giảm xuống. cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ.
- Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, trạng thái cán cân vãng lai là lý
tưởng để phân tích trạng thái nợ nước ngoài của quốc gia. Lý do có thể được giả
thích như sau: Trạng thái cán cân vãng lai có mối liên hệ trực tiếp với trạng thái
tổng nợ nước ngoài của một quốc gia. Cán cân vãng lai cân bằng nói lên rằng
tổng nợ nước ngoài của quốc gia là không đổi (quốc gia không là chủ nợ và
cũng không là con nợ). Cán cân vãng lai thặng dư phản ánh tài sản có ròng của

quốc gia đối với phần thế giới còn lại được tăng lên (vị thế quốc gia là chủ nợ).
Ngược lại cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của quốc gia đối
với nước ngoài tăng lên (vị thế quốc gia là con nợ).
Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế
vĩ mô vì tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng
11
trưởng kinh tế, lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể. Để tác
động đến tình trạng của cán cân vãng lai, cần phải có thêm các giải pháp tổng
thể về tài khoá và tiền tệ hơn là chỉ các giải pháp về chính sách thương mại quốc
tế và tác động vào tâm lý tiêu dùng.
II. CCTT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Thực tế CCTTQT của Việt Nam
1.1. Cán cân thương mại (TB)
Tổng lưu chuyển hàng hoá XNK của Việt Nam giai đoạn từ 2000 – 2008

Triệu USD
Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại
30,119.2 14,482.7 15,636.5 -1,153.8
31,247.1 15,029.2 16,217.9 -1,188.7
36,451.7 16,706.2 19,745.6 -3,039.5
45,405.1 20,149.3 25,255.8 -5,106.5
58,453.8 26,485.0 31,968.8 -5,483.8
69,208.2 32,447.1 36,761.1 -4,314.0
84,717.3 39,826.2 44,891.1 -5,064.9
111,326.1 48,561.4 62,764.7 -14,203.3
143,398.9 62,685.1 80,713.8 -18,028.7
12

×