Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

tiểu luận đề tài tìm hiểu pháp luật về quyền sở hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.53 KB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG</b>

<b>ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU</b>

<b> </b>

<b> Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Lê Thành Minh</b>

<b>Nhóm thực hiện: Nhóm Nỗ LựcLớp: DHMK19B - 7340115</b>

<i>TP Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2023</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Biên bản họp nhómLời cảm ơn

<b>Chế định về quyền sở hữu</b>

<b>1. Khái niệm liên quan...4</b>

1.1. Chủ thể...4

1.2. Khách thể...5

<b> 2. Các nội dung của quyền sở hữu...7</b>

2.1. Quyền chiếm hữu...7

2.1.1. Khái niệm quyền chiếm hữu...7

2.1.2. Phân loại quyền chiếm hữu...7

2.2. Quyền sử dụng...9

2.2.1. Khái niệm quyền sử dụng...9

2.2.2. Những quy định của pháp luật đối với quyền sử dụn……….……….10

2.3. Quyền định đoạt………...……….…11

2.3.1. Khái niệm quyền định đoạt…………..……….….……..11

2.3.2. Chủ thể của quyền định đoạt……….………..…….…12

2.3.3. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt……….…….……….12

2.3.4. Trường hợp hạn chế thực hiện quyền định đoạt………....…..13

<b>3. Những bất cập của quyền sở hữu………..……….….….…..14</b>

<b>Kết luận……….….16</b>

<b>Tài liệu tham khảo………..……….……….….17</b>

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc---</b>

- Tại phòng 14 lầu 4 thư viện trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>II. Thành phần tham gia</b>

1. Mai Huỳnh Lệ Quyên (nhóm trưởng)2. Trương Vũ Yến Vy

3. Phan Ái Nhân4. Trần Nguyễn Anh Thư5. Đinh Gia An6. Phạm Cẩm Tiên7. Nguyễn Nhật Huyền Linh8. Nguyễn Hồng Thúy

<b>III. Nội dung họp</b>

<b>1. Thảo luận, đóng góp ý kiến tiểu luận</b>

- Hệ thống lại các ý chính trong nội dung của quyền sở hữu.- Đề xuất, đóng góp ý kiến để xây dựng dàn ý tiểu luận.- Thống nhất và đưa ra kết luận cuối cùng.

<b>2. Phân chia cơng việc</b>

<b>thành<sup>Kí xác</sup>nhận</b>

1 Mai Huỳnh Lệ Qun 23717761 Phân công, quản lý, xử lý

và tổng hợp nội dung. <sup>100%</sup>2 Trương Vũ Yến Vy 23685541 Các khái niệm liên quan 100%

6 Nguyễn Nhật HuyềnLinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

8 Phạm Cẩm Tiên 23729271 Quyền định đoạt 95%

<b>Too long to read onyour phone? Save</b>

to read later onyour computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Để hoàn thành tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Giảng viên bộ môn Pháp luật đại cương - Thầy Nguyễn Lê Thành Minh đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắcchắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHẾ ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU</b>

<b>1. Khái niệm liên quan</b>

Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữunhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trongxã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sởhữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia giaicấp và có nhà nước. Pháp luật về sở hữu và nhà nước có cùng một nguồn gốc và không thể tồn tại táchrời nhau, do đó nó sẽ mất đi khi khơng cịn nhà nước.

Theo nghĩa rộng, quyền sở hữu là quyền của duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản, quyền sởhữu là quyền tổng hợp của các quyền năng cụ thế đối với tài sản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụngvà quyền định đoạt.

Theo nghĩa hẹp, quyền sỡ hữu còn là căn cứ xác định mức độ xử sự mà pháp luật cho phép mộtchủ thể thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Quyền sở hữu là quyền của duy nhất chủ sở hữu đối với tài sản, quyền sở hữu là quyền tổng hợpcủa các quyền năng cụ thế đối với tài sản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở

<i>hữu theo quy định của luật. (Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015)</i>

<b>1.1. Chủ thể của quyền sở hữu</b>

Chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Chủ sở hữu trong bộ luật dân sự là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác (hộ gia đình, tổ hợp tác) theo như quy định tại Điều 158 Bộ Luật Dân sự có đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.

+ Đối với những tài sản hữu hình: chủ thể quyền sở hữu là những người có trong tay các tài sản theoquy định của pháp luật thuộc quyền sở hữu của mình được xác lập theo những căn cứ do Bộ Luật Dânsự 2015 quy định. Chủ sở hữu bao gồm: cá nhân, pháp nhân có đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu,quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.

+ Đối với những tài sản vơ hình (quyền sở hữu trí tuệ): chủ thể quyền sở hữu là những người được pháp luật Dân sự cơng nhận. Đó là chủ sở hữu tác phẩm bao gồm: tác giả, các đồng tác giả, cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả, cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả, người thừakế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật của tác giả.

<i>Đôi nét về pháp nhân (Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015):</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Được thành lập hợp pháp.- Cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

- Có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

<b>1.2. Khách thể của quyền sở hữu</b>

- Khách thể của quyền sở hữu: là tài sản - đã được <i>Điều 105 Bộ Luật Dân sự</i> xác định như sau: “Tàisản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

Vật chính là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật và mọi vật khác vói ý nghĩa vật lí ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí).

Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó (vật chất) của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chấtđều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưngở dạng khác lại khơng được coi là vật.

Ví dụ: Khơng khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển... không được coi là vật. Nhưng nếu các vật này được đóng vào bình nước hay được làm nóng, làm lạnh... lại được coi là vật.

- Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Động sản và bất động sản có thể là tài sản hiện có và tàisản sẽ hình thành trong tương lai.

Trong đó, bất động sản bao gồm: + Đất đai.

+ Nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai.

+ Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà và cơng trình xây dựng.+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Động sản là những tài sản không phải bất động sản.- Phân loại tài sản <i>theo Bộ Luật Dân sự 2015</i>, bao gồm:

+ Vật có thực: là những vật mà con người chiếm hữu được, chi phối được, có thể cân, đo, đongđếm, xác định được bề rộng, bề dài, theo sự tồn tại và vật hình thành trong tương lai và con người phảikhai thác được, sử dụng được phục vụ cho lợi ích của mình.

Dựa vào cấu tạo và cơng dụng của vật thì: vật cịn được xác định là vật chính và vật phụ (ví dụ:điện thoại là vật chính, vỏ ốp của chiếc điện thoại đấy là vật phụ), vật chia được và vật khơng chia được(ví dụ: gạo, nước, xăng là những vật chia được; giường, bàn, ghế là những vật không chia được), vậttiêu hao và vật khơng tiêu hao (ví dụ: dầu ăn qua một lần sử dụng bị giảm trọng lượng là vật tiêu hao;ngôi nhà, chiếc xe ô tô là vật không tiêu hao), vật cùng loại và vật đặc định (ví dụ: gạo, sữa là vật cùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

loại còn bức tranh nàng Monalisa có chữ kí tác giả là vật đặc định), vật đồng bộ (ví dụ: đơi giày, bôngtai).

+ Tiền: là thước đo giá trị của các loại tài sản khác, là các loại tiền tệ của các quốc gia đưa vàolưu thơng trong xã hội. Tiền có các chức năng như trao đổi, thanh toán, dự trữ, bình ổn giá cả và giữ chủquyền quốc gia.

+ Giấy tờ trị giá được bằng tiền: ngân phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu,…. Là loại tàisản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng vàcác tổ chức tín dụng khác.

+ Các quyền tài sản: là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dânsự: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền địi nợ,…

<i>(Tài liệu tham khảo: Thư viện pháp luật).</i>

<b>2. Nội dung quyền sở hữu</b>

<b>2.1. Quyền chiếm hữu</b>

<b>2.1.1. Khái niệm quyền chiếm hữu</b>

<i>Khoản 1 Điều 179 Bộ Luật Dân sự 2015 :”Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ , chi phối tài sản một </i>

cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”.

<i>Điều 186 Bộ luật dân sự năm 2015: “Quyền chiếm hữu là quyền năng của chủ sở hữu được thực</i>

hiện mọi hành vi theo ý chí của mình, nắm giữ, chi phối tài sản thuộc sở hữu nhưng không được tráipháp luật, đạo đức xã hội”.

<b>2.1.2. Phân loại quyền chiếm hữu</b>

- Dưới góc độ pháp lý , chúng ta phân biệt giữa chiếm hữu thực tế và chiếm hữu pháp lý đối với tài sản

là việc chủ sở hữu thường tự mình bằng các hành vi của bản thân để thực hiện quyền chiếm hữu tài sản.

chủ sở hữu chuyển quyền này cho người khác thơng qua một hợp đồng dân sự thì chủ sở hữu vẫn thực hiện quyền kiểm soát đối với tài sản, người thực tế nắm giữ vật thay mặt chủ sở hữu chiếm hữu tài sản (chủ sở hữu gián tiếp), hay nói cách khác là người thực tế chiếm hữu

<i>vật thơng qua giao dịch có quyền chiếm hữu theo nội dung giao dịch đã thiết lập (Khoản 1 Điều 188)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Ví dụ: Ngân hàng cung cấp một khoản vay cho một cá nhân để mua một căn nhà. Trong trường hợpnày, ngân hàng có quyền chiếm hữu pháp lý đối với căn nhà cho đến khi khoản vay được trả hồn tồn.Nếu người vay khơng thanh tốn khoản vay, ngân hàng có quyền tịch thu căn nhà để thực hiện quyềnchiếm hữu pháp lý của mình.

Ngồi ra, quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu củamình hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác như bán, trao đổi, tặng, cho,…hay theo các căn

<i>cứ quy định từ Điều 242 đến Điều 244 của Bộ Luật Dân sự 2015.</i>

<i>- Trường hợp có những người không phải là chủ sở hữu nhưng vẫn chiếm hữu tài sản đó. Điều 179Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định: Chiếm hữu không chỉ được hiểu là một quyền năng thuộc quyền sở</i>

hữu mà là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyềnđối với tài sản. Do đó, căn cứ vào chủ thể chiếm hữu chia thành hai loại: chiếm hữu hợp pháp và chiếmhữu bất hợp pháp.

là hình thức chiếm hữu có căn cứ pháp luật, là sự chiếm hữu tài sản củachủ sở hữu.

Ví dụ: Người A quyết định mua một căn nhà từ người B. Hai bên đã tiến hành giao dịch mua bántheo quy định của pháp luật, kí kết hợp đồng mua bán và thanh toán đầy đủ giá trị của căn nhà. Sau khihoàn tất giao dịch, người A trở thành chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà đó.

<i> Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Theo</i>

đó, chiếm hữu có căn cứ pháp luật gồm các trường hợp:a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ qn, bị chơn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.

e) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theoquy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.

f) Các trường hợp khác do pháp luật quy định

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

là việc chiếm hữu của một người đối với một người đối với một tài sảnmà không dựa trên cơ sở pháp luật. Cụ thể người chiếm hữu tài sản không phải chủ sở hữu nhưng cũng không được chủ sở hữu chuyển giao tài sản và pháp luật không quy định người đó được chiếm hữu tài sản.

Căn cứ vào nhận thức của người chiếm hữu thì chiếm hữu bất hợp pháp chia làm 2 khả năng :chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp khơng ngay tình.

Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình: là người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật, trong trường hợp người chiếm hữu không biết và không thể biết (pháp luật khơng buộc người đó phải biết) việc chiếm hữu tài sản đó là khơng có căn cứ pháp luật.

Như vậy, hành vi chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật chỉ được có nếu có đủ cả 2 điều kiện: KHÔNG BIẾT và KHÔNG THỂ BIẾT việc chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật.Ví dụ: C mua của B một chiếc máy vi tính mà khơng biết chiếc máy đó là B trộm cắp của A. Trong trường hợp này, C chiếm hữu chiếc máy tính đó bị coi là khơng có căn cứ pháp luật nhưng được coi là ngay tình vì C khơng biết tài sản đó là B trộm cắp, đồng thời vì chiếc máy tính là một tài sản khơng phảiđăng kí quyền sở hữu nên C khơng thể biết chiếc máy vi tính đó có phải là của B hay không.

Chiếm hữu bất hợp pháp khơng ngay tình: là người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật biết đó là chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không biết nhưng pháp luật quy định phải biết việc chiếm hữu của mình là bất hợp pháp.

Ví dụ: Người mua biết tài sản của người bán là trộm cắp nhưng vẫn mua tài sản đó vì giá rẻ hơn thị trường.

<i>(Tài liệu tham khảo: Luật Minh Khuê).</i>

<b>2.2. Quyền sử dụng</b>

<b>2.2.1. Khái niệm quyền sử dụng</b>

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép ( không làm ảnh hưởng đến người khác,...). Việc khai thác những giá trị sử dụng của tài sản để nhằm thoả mãn những nhu cầu về sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần cho bản thân mình. Thực hiện quyền sử dụng cịn là việc dựa vào tính năng của vật để khai thác lợi ích vật chất nhằmthoả mãn các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh”.

<i>(Trích : Giáo trình Pháp luật đại cương - trang 137 )</i>

<b>2.2.2. Những quy định của pháp luật đối với quyền sử dụng</b>

- Chuyển giao quyền sử dụng :

Theo quy định tại<i> Bộ luật Dân sự 2015</i>, quyền sử dụng hồn tồn có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Theo quy định này, quyền sử dụng được coi như một tài sản riêng của chủ sở hữu. Theo đó dù là một trong 3 quyền bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt thuộc quyền sở hữu, nhưng chủ sở hữu hồn tồn có thể tách riêng quyền sử dụng đối với tài sản của mình mà chuyển giao cho người khác thơng qua các hình thức cho th, cho mượn, …

Ví dụ: Chị H làm hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đất của mình lại cho anh M theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Quyền sử dụng của chủ sở hữu :

Theo quy định pháp luật, chủ sở hữu tài sản sẽ có tồn quyền sử dụng cũng như khai thác tài sản mà mình sở hữu. Thế nhưng, bên cạnh đó, quyền sử dụng cũng đã bị pháp luật ràng buộc bởi một số quy định. Trong đó, theo <i>Điều 190 Bộ luật Dân sự 2015</i> đã quy định rõ : Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Ví dụ: Anh A là chủ sở hữu của chiếc xe Vison thì anh có quyền sử dụng chiếc xe ấy tùy ý nhưng không được gây thiệt hại hoặc hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích của người khác.

- Quyền sử dụng của người khơng phải là chủ sở hữu :

Ngồi việc sử dụng và khai thác công dụng, hoa lợi, lợi tức từ tài sản mình sở hữu, người sở hữu tài sản cịn có quyền chuyển giao quyền sử dụng của mình cho những người khác nhau như cho thuê, cho mượn, … theo quy định của pháp luật. Từ việc chuyển giao quyền sử dụng ấy, người không phải là chủ sở hữu sẽ được sử dụng tài sản theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Anh C khi được chủ sở hữu là anh D chuyển giao quyền sử dụng 1 tài sản nào qua các hình thức như: cho thuê, cho mượn theo quy định của pháp luật thì anh D sẽ được sử dụng tài sản theo thỏa thuậncủa anh C hoặc theo quy định của pháp luật.

<i>(Tài liệu tham khảo: Cơng ty ACC).</i>

Tóm lại: Quyền sử dụng là một quyền năng mà pháp luật quy định cho chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu hợp pháp) được phép sử dụng các tài sản của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hoặc sản xuất, kinh doanh nhưng việc sử dụng đó khơng được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích củaNhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không được trái với đạo đức chung của xã hội. Quyền sử dụng là một khía cạnh quan trọng trong quyền sở hữu, cho phép chủ sở hữusử dụng tài sản của mình một cách tự do và hợp pháp. Tuy nhiên, quyền sử dụng cũng có những giới hạn để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và lợi ích chung của xã hội. Bảo vệ quyền sử dụng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự công bằng và bền vững trong quan hệ sở hữu.

<b>2.3. Quyền định đoạt</b>

<b>2.3.1. Khái niệm quyền định đoạt</b>

</div>

×