Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Câu hỏi Ôn tập môn Dân sự 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 138 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP DÂN SỰ 3 </b>

<b>1. Trình bày khái niệm nghĩa vụ dân sự và bình luận Điều 274 BLDS 2015 </b>

<i>Điều 274 BLDS 2015. quy định: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)” . </i>

Nghĩa vụ là một quan hệ pháp lý, theo đó trái chủ có quyền yêu cầu người thụ trái phải thi hành một đối tượng có giá trị bằng tiền. Bản chất của nghĩa vụ là tài sản, quyền đối vật, quyền đối nhân.

Chủ thể mang nghĩa vụ dân sự có nghĩa vụ thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể mang quyền. Các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên xác lập quan hệ nghĩa vụ dân sự.

<i><b>❖ Phân tích khái niệm: </b></i>

Theo nội dung của những quy định trên, nghĩa vụ dân sự được hiểu là quan hệ pháp luật về tài sản và nhân thân của các chủ thể, theo đó chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản, thực hiện một việc hoặc không được thực hiện một việc vì lợi ích của mình hay lợi ích của người thứ ba, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản hoặc nhân thân do có hành vi gây thiệt hại, vi phạm lợi ích hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

=> Bình luận: khái niệm chưa nêu được nghĩa vụ này là nghĩa vụ pháp lý (khác vs NV đạo đức và NV tự nhiên), sử dụng từ “việc” mang tính nơm na, chưa nêu được rõ đối tượng của NV

<b>2. Phân biệt nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ tự nhiên, nghĩa vụ đạo đức (đây là phân loại nghĩa vụ theo hiệu lực). </b>

<i><b>❖ Nghĩa vụ dân sự (NV pháp lý): NV đc pháp luật bảo vệ ❖ Nghĩa vụ tự nhiên </b></i>

- Là NVPL nhưng đã hết thời hiệu khởi kiện, yêu cầu tòa án bảo vệ, NV này không mất đi mà vẫn tồn tại nhưng NN khơng cưỡng chế thi hành, nếu bên có NV tự nguyện thực hiện NV thì tịa án vẫn chấp nhận.

- Đối với loại nghĩa vụ tự nhiên, nếu người thụ trái đã tự nguyện thực hiện thì khơng thể địi lại. Điều đó có nghĩa là sự tự nguyện thực hiện đó đã ràng buộc về mặt pháp lý đối với người thụ trái. Từ đó có thể hiểu pháp luật đã cấp hiệu lực cho trường hợp này vì khi nghĩa vụ đã được thực hiện thì người thụ trái khơng thể địi lại những gì mà mình đã thực hiện. Nói cách khác, người thụ trái trong nghĩa vụ tự nhiên không bị pháp luật cưỡng bức thực hiện nghĩa vụ, nhưng nếu đã thực hiện thì pháp luật cơng nhận nghĩa vụ đó và vì vậy người thụ trái khơng thể địi lại bằng cách nói rằng “ tơi khơng có nghĩa vụ” => Nghĩa vụ tự nhiên có thể biến đổi thành nghĩa vụ dân sự bởi người thụ trái bằng việc cam kết thực hiện đáp ứng các yêu cầu nhất định (ví dụ về nguyên nhân hoặc nghĩa vụ đối ứng hoặc về hình thức).

<i><b>❖ NV đạo đức: NV không được pháp luật bảo vệ </b></i>

- Nghĩa vụ đạo đức khơng có hiệu lực pháp lý mà chỉ đơn thuần là nghĩa vụ lương tâm. Chẳng hạn một người làm từ thiện đóng góp tiền ni những đứa trẻ mồ cơi. Khoản tiền đóng góp hay thời gian đóng góp hoặc chính sự đóng góp phụ thuộc hồn tồn vào khả năng và lịng hảo tâm của người làm từ thiện.

<b>3. Trình bày đặc điểm pháp lý của nghĩa vụ </b>

Nghĩa vụ là một sự ràng buộc pháp lý, phát sinh trên cơ sở thỏa thuận hoặc luật định. Quan hệ nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự tương đối, chỉ có hiệu lực trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

phạm vi các chủ thể đã đc xác định

Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền.

Có chế tài dân sự kèm theo để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.

<i><b>- Thứ nhất, NVDS là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên chủ thể, phát sinh </b></i>

trên cơ sở thỏa thuận hoặc luật định.

<i><b>- Thứ hai, quan hệ nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự tương đối, chỉ có hiệu lực </b></i>

trong phạm vi các chủ thể đã được xác định.

<i><b>- Thứ ba, NVDS là một loại quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản được hiểu là mối quan hệ </b></i>

giữa các bên thơng qua một lợi ích vật chất cụ thể mà các bên cùng hướng tới. Từ Điều 280 BLDS có thể thấy hành vi thực hiện nghĩa vụ có thể là sự chuyển dịch tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản) giữa các bên hoặc là một loại quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi (vd: Bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc ủy quyền…). Tuy nhiên dù có là một quan hệ chuyển dịch tài sản hay là quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi thì về bản chất NVDS là một quan hệ tài sản.

<i><b>- Thứ tư, NVDS mang tính trái quyền nên quyền của các chủ thể mang tính đối nhân: </b></i>

Quan hệ đối nhân là quan hệ mà trong đó một bên chủ thể có quyền đối với một bên xác định, hoặc cả hai bên đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ NVDS vừa đối lập lại vừa có mối quan biện chứng với nhau.

Ví dụ, trong quan hệ hợp đồng cho vay, bên có quyền địi nợ là người đã cho vay, bên có nghĩa vụ trả nợ là người vay nhưng cũng có thể người phải trả khoản nợ đó lại là người thứ ba (là người bảo lãnh đã được các bên xác định trước). với các đặc điểm này mà quan hệ pháp luật về nghĩa vụ được coi là loại quan hệ pháp luật tương đối.

<b>4. So sánh đặc điểm pháp lý của trái quyền và vật quyền </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Vật quyền > trái quyền

<i><b>❖ Diễn giải: </b></i>

<b>a) Vật quyền: </b>

<b>- “Vật quyền” chính là quyền trên vật, hay cách gọi quen thuộc hơn là quyền sở hữu. </b>

Quyền đối với tài sản của mình là quyền sở hữu.

=> Ví dụ: Bạn có quyền đối với tài sản hợp pháp của mình, trong đó bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.

- Vật quyền cịn được hiểu theo nghĩa chủ quan và khách quan:

+ Theo nghĩa chủ quan thì vật quyền được hiểu đơn thuần là quyền của một chủ thể đối với một tài sản nhất định.

+ Theo nghĩa khách quan thì đó là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về vật với tư cách là đối tượng của vật quyền.

<b>b) Trái quyền: </b>

“Trái quyền” đối ngược lại với vật quyền. Tức là quyền của một người, được phép yêu cầu người khác phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó. Và chỉ qua hành vi của người đó thì quyền và lợi ích của người có quyền mới được đáp ứng.

Vậy trái quyền có thể là nghĩa vụ làm hoặc khơng làm một việc hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản.

BLDS 2015 không sử dụng thuật ngữ “trái quyền” mà sử dụng thuật ngữ “quyền yêu cầu” để chỉ mối quan hệ giữa một người có quyền và một người có nghĩa vụ tương ứng.

<b>Phân biệt vật quyền và trái quyền </b>

<b>Phương pháp thực hiện </b>

Kiện đòi lại tài sản Kiện đòi bồi thường, kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền với tài sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Trọng tâm điều </b>

<b>chỉnh </b>

Quy định cho người chủ tài sản có quyền đối với vật. Tức là tự thực hiện, thỏa mãn nhu cầu về tài sản của chính người đâm kiện

Quy định cho người khác phải thực hiện hành vi vì lợi ích hợp pháp của người khác. Cụ thể là khi nào nguyện đơn kiện và đòi được bồi thường hoặc bên kia chấm dứt hành vi thì mới đáp ứng được yêu cầu của nguyên đơn

<b>Phân loại (1) quyền sở hữu </b>

(2) các loại vật quyền khác (mà các nước gọi là vật quyền hạn chế).

(1) trái quyền có đối tượng là cơng việc (2) trái quyền có đối tượng là chuyển giao một vật quyền

<b>Quan hệ điều chỉnh </b>

Giữa chủ sở hữu với tài sản Giữa các chủ thể với nhau. Cụ thể ở đây là giữa chủ thể có quyền và chủ thể thực hiện nghĩa vụ.

<b>5. Phân biệt khái niệm quyền yêu cầu và trái quyền </b>

<i><b>❖ Khái niệm quyền yêu cầu </b></i>

- Quyền yêu cầu trong quan hệ dân sự là quyền của bên có quyền, theo đó, bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình.

- Trong giao dịch dân sự, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền. Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ không phải lúc nào cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đúng hạn. Để bên có nghĩa vụ có thể chủ động trong hơn, và nhanh chóng hồn thành nghĩa vụ, pháp luật đã trao cho bên có quyền quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên có quyền u cầu họ phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ. Quyền yêu cầu là sự đôn đốc, nhắc nhở thực hiện nghĩa vụ, tránh việc chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Có thể hiểu, chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận của các bên mà theo đó bên có quyền yêu cầu sẽ chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ ba. Thực chất chuyển giao quyền yêu cầu là một hợp đồng, bởi sự chuyển giao dựa trên thỏa thuận và thống nhất ý chí của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao. Khác với thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba (ủy quyền), khi quyền yêu cầu được chuyển giao, quan hệ giữa bên chuyển giao và bên có nghĩa vụ sẽ chấm dứt làm phát sinh quan hệ mới là quan hệ giữa bên nhận chuyển giao và bên có nghĩa vụ.

=> Ví dụ: A vay tiền của B, B chuyển giao quyền đòi nợ cho C. Khi quyền yêu cầu trả tiền được chuyển giao từ B sang C, sẽ làm chấm dứt quan hệ của bên B và A, làm phát sinh quan hệ mới giữa C và B.

<i><b>❖ Khái niệm trái quyền </b></i>

Trái quyền là quyền của một người được phép yêu cầu một người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với mình. Đó có thể là nghĩa vụ làm hoặc khơng làm một việc hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản. Trái quyền là một trong những loại quyền cơ bản của con người được thiết lập dựa trên quan hệ giữa tài sản với người thực hiện nghĩa vụ tài sản với mình.

Nói cách khác trái quyền là quyền cho phép một người gọi là trái chủ đòi hỏi một người khác, gọi là thụ trái, thực hiện một việc. Điều đó có nghĩa rằng, để quan hệ trái quyền vận hành hồn hảo, nhất thiết phải có sự hợp tác của cả trái chủ và thụ trái. Về mặt cấu trúc kỹ thuật, trái quyền được hình thành từ ba yếu tố: trái chủ, thụ trái và đối tượng.

Người có quyền u cầu cịn được gọi là chủ thể có hoặc trái chủ; người được yêu cầu còn được gọi là người có nghĩa vụ hoặc chủ thể nợ hoặc thụ trái. Trái quyền còn được gọi là trái vụ, nếu việc tiếp cận quan hệ được thực hiện từ góc độ người có nghĩa vụ.

Đối tượng của trái quyển là hành vi mà người có nghĩa vụ phải thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của người có quyền. Hành vi đó được thể hiện dưới một trong ba hình thức: làm một việc (ví dụ: giao hàng, sửa chữa một chiếc xe, xây dựng một căn nhà...), khơng làm một việc (ví dụ: cam kết của một thương nhân đã chuyển nhượng sản nghiệp thương mại của mình cho người khác về việc khơng lập một cơ sở kinh doanh mới trong vùng. để giành thị phần với người được chuyển nhượng) hoặc chuyển quyền sở hữu đối với một tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

sản (ví dụ: chuyển quyền sở hữu đối với một số lượng hàng hóa cùng loại). Pháp luật hiện hành không sử dụng thuật ngữ “trái quyền" mà dùng thuật ngữ “quyền yêu cầu” để chỉ mối quan hệ giữa một người có quyển và một người có nghĩa vụ tương ứng. Người có trái quyền, tức là chủ thể có hoặc trái chủ, được gọi là “người có quyền".

Tóm gọn:

<b>6. Phân tích các căn cứ phát sinh nghĩa vụ </b>

- Nhóm căn cứ là ý chỉ của chủ thể: Hợp đồng, HVPLĐP (có thể xếp cả HT, TCG) - Nhóm căn cứ là sự kiện: hợp pháp (Trường hợp công việc khơng có ủy quyền, trái pháp luật (ĐLVC, HVGTH)

- Nhóm căn cứ theo luật định (Giám hộ, ni dưỡng, cấp dưỡng)

Có nhiều căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, theo đó tại Điều 275 BLDS đã liệt kê các căn cứ sau:

<b>Một, căn cứ đầu tiên là hợp đồng dân sự. Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ </b>

thể thiết lập với nhau một hợp đồng dân sự và hợp đồng đó chỉ phát sinh nghĩa vụ nếu là một hợp đồng có hiệu lực (các bên giao kết hợp đồng phải tuân theo các điều kiện mà pháp luật quy định đối với mỗi bên hợp đồng.

<b>Hai, thực hiện hành vi pháp lý đơn phương. Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thể </b>

hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là một loại giao dịch dân sự, trong đó chỉ biểu hiện ý chí đơn phương của một bên, vì vậy, có làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân sự hay khơng cịn phụ thuộc vào sự tiếp nhận ý chí này của những người khác (những người sẽ là chủ thể phía bên kia của giao dịch dân sự đó), hành vi pháp lý đơn phương phải là sự thể hiện ý chí khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội.

<b>Ba, thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền. Thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền là </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cơng việc đó hồn tồn vì lợi ích của người khác khi người có cơng việc được thực hiện khơng biết hoặc biết mà phản đối.

=> Thực hiện công việc khơng có ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa người thực hiện công việc với người được thực hiện cơng việc, trong đó người được thực hiện cơng việc có nghĩa vụ thanh tốn các chi phí hợp lí mà người thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đồng thời phải trả thù lao cho người thực hiện công việc.

<b>Bốn, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật. </b>

Việc hiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận và bảo đảm nếu người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc là người được chủ sở hữu tài sản chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu hay người đó là người được phép chiếm hữu hay người đó là người được phép chiếm hữu, sử dụng tài sản trong các trường hợp do pháp luật. Ngoài những trường hợp này, người chiếm hữu, sử dụng tài sản khơng có căn cứ pháp luật có nghĩa vụ phải trả tài sản, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.

<b>Năm, hành vi gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. Khi một người thực hiện một </b>

hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác sẽ làm phát sinh một quan hệ luật dân sự trong đó người có những hành vi nói trên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia (trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)

<b>Sáu, các hành vi khác do luật định như giám hộ, nuôi dưỡng, cấp dưỡng,… </b>

<b>7. Chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa căn cứ phát sinh nghĩa vụ là hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý </b>

<i><b>❖ Sự kiện pháp lý: </b></i>

- Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế không phụ thuộc vào ý chí của con người mà pháp luật đã dự liệu và quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý (có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự). Sự biến pháp lý được chia làm hai loại:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

+ Sự biến tuyệt đối: là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên thời gian phụ thuộc vào ý muốn của con người. Ví dụ: thiên tại, hạn hán, động đất, núi lửa,…

+ Sự biến tương đối: là những sự kiện xảy ra trong thực tế do hành vi của con người nhưng quá trình phát sinh thay đổi chấm dứt khơng phụ thuộc vào ý thức người đó. Ví dụ: một người đi rừng đốt lửa để sưởi ấm không may làm cháy rừng.

<i><b>❖ Hành vi pháp lý: </b></i>

- Hành vi pháp lý là hành vi thực hiện một sự kiện thực tế, cụ thể theo ý chí của con người làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Hành vi pháp lý được chia làm hai loại:

+ Hành vi hợp pháp: là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

+ Hành vi bất hợp pháp: là những hành vi được thực hiện trái với quyết định của pháp luật và đạo đức xã hội.

<b>8. Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ thành quả và nghĩa vụ công đoạn </b>

Nghĩa vụ thành quả là người thụ trái (người thực hiện nghĩa vụ) cam kết về một kết quả xác định. Trong loại nghĩa vụ này người thụ trái phải chứng minh sự không thực hiện nghĩa vụ là do 1 sự kiện ngẫu nhiên hoặc do 1 nguyên nhân được miễn giảm trách nhiệm nào khác.

Còn nghĩa vụ công đoạn, người thụ trái chỉ cam kết thi hành nghĩa vụ một cách cẩn thận, trung thực trong từng phân đoạn nghĩa vụ (nếu có), nhưng khơng cam kết mang đến một kết quả nhất định nào. Trong loại này, người trái chủ phải chứng minh người thụ trái không thực hiện nghĩa vụ, cũng như không hành động cẩn trọng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>9. Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ chuyển giao vật và nghĩa vụ hành vi </b>

Đây là cách phân loại NV theo đối tượng của NV:

- NV chuyển giao vật (chuyển giao cả về mặt vật chất lẫn mặt pháp lý) hoặc NV hành vi (thực hiện công việcc – thường gặp trong HỢP ĐỒNG dịch vụ; hoặc k đc thực hiện cơng việcc - kìm chế thực hiện 1 cơng việcc nào đó, như bảo mật thơng tin, hạn chế cạnh tranh…)

<b>10. Phân tích và nêu ý nghĩa phân loại nghĩa vụ chính và nghĩa vụ bổ sung </b>

Đây là cách phân loại dựa trên mối quan hệ giữa các NV trong quan hệ NV

- NV chính là NV phải thực hiện, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào NV khác - NV phụ là NV có hiệu lực phụ thuộc vào NV chính

=> Ví dụ nghĩa vụ dân sự bổ sung: A vay tiền của B. Giữa A và B có xác lập 1 hợp đồng thế chấp căn nhà của B để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Đặc điểm nghĩa vụ bổ sung:

- Luôn phát sinh từ 1 quan hệ NV chính

- Bên có quyền u cầu bên kia thanh tốn cho mình một khoản tiền mà bên có quyền đã thực hiện cho bên thứ ba.

Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ bổ sung

- Theo thỏa thuận: Thơng qua HỢP ĐỒNGDS có thể làm phát sinh nghĩa vụ bổ sung. Trong đó, ngồi nghĩa vụ chính được ghi nhận trong hợp đồng thì nội dung của hợp đồng có thể ghi nhận thêm NVBS. Nghĩa vụ đó có thể ghi nhận thơng qua phụ lục hợp đồng. Bởi lẽ xuất phát từ khái niệm của NVBS bổ sung thì việc hình thành nên NVBS được thiết lập song song cùng với nv chính. Điều này là kết quả của sự dự liệu trước trong TH

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nghĩa vụ chính ko được thực hiện. - Theo quy định của pháp luật

<b>11. Khái niệm và phân loại nghĩa vụ dân sự có điều kiện </b>

NVDS có điều kiện là nghĩa vụ chỉ được thực hiện khi phát sinh các sự kiện nhất định trong tương lai. Điều kiện có thể được dự liệu bởi các trường hợp sau:

- Do thỏa thuận của các bên. Thông thường, trong quan hệ NV các bên phải thực hiện nv khi đến thời hạn nhất định. Tuy nhiên, đối với quan hệ nv có điều kiện, bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi mà điều kiện các bên đã thỏa thuận xảy ra.

- Do quy định của pháp luật. Trong 1 số trường hợp nhất định, pháp luật quy định điều kiện làm phát sinh nv của bên có nghĩa vụ.

Tuy nhiên, khơng phải trong mọi trường hợp khi điều kiện xảy ra, các bên cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều kiện sẽ khơng được chấp nhận khi nó xảy ra do ý chí cố tình tác động đến của các bên.

<b>12. Trình bày các điều kiện để trở thành đối tượng nghĩa vụ. </b>

<b>Điều kiện đối với đối tượng của nghĩa vụ là “phải xác định được”: Một trong những </b>

nguyên tắc để thực hiện được quyền và nghĩa vụ từ sự thỏa thuận hoặc pháp luật của các bên, đối tượng là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện cần phải xác định được một cách rõ ràng. Điều này hoàn toàn là sự phù hợp, khi đối tượng không thể xác định thì các bên chủ thể khơng thể tác động vào đó để thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của mình. Đồng thời, các bên chủ thể càng khơng thể tạo ra các quyền và nghĩa vụ một cách cụ thể. Qua đó, pháp luật khơng thể đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.

Ngoài ra, các bên phải có những điều kiện khác như: khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội, phải thực hiện được.

<b>13. Nêu các vấn đề pháp lý căn bản xoay quanh hiệu lực của nghĩa vụ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>14. Nêu một số vấn đề pháp lý liên quan đến thực hiện nghĩa vụ </b>

- Khái niệm: Thực hiện nghĩa vụ là việc mà theo đó người có nghĩa vụ thực hiện những hành vi trong 1 thời hạn nhất định theo những nội dung ở quan hệ nghĩa vụ, một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; từ đó đáp ứng những quyền dân sự của bên có quyền.

- Nguyên tắc thực hiện: đúng, đầy đủ, k chậm trễ - Nội dung:

- Về mặt địa điểm, nếu khơng có thoả thuận thì: + Đối với bất động sản: nơi có bất động sản

+ Đối với động sản: địa điểm cư trú hoặc trụ sở của người có quyền.

- Về thời hạn: thực hiện đúng hạn, trước hạn + người có quyền chấp nhận => đúng hạn. Trễ hạn thì được xem là vi phạm nghĩa vụ. Một trong các bên của hợp đồng song vụ có quyền hoãn thực hiện nghĩa nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý.

- Chủ thể thực hiện NV: luật chưa quy định, có 2 trường hợp là chủ thể có thể thay đổi hoặc khơng thể thay đổi

- NV liên đới hay NV riêng rẽ: liên đới có lợi cho bên trái chủ, riêng rẽ có lợi cho bên thụ trái, trong đó NV riêng rẽ là cơ bản (nguyên tắc cá nhân hóa trách nhiệm) và NV liên đới là trường hợp đặc biệt, ngoại lệ, k tùy tiện áp dụng (1 số trường hợp áp dụng NV liên đới được quy định cụ thể theo luật).

- NV chia được theo phần hay NV k phân chia đc theo phần: đây là phân loại thực hiện nghĩa vụ theo đặc điểm của đối tượng

<b>15. </b>

<b>Trình bày khái qt các trường</b>

<b> hợp khơng thực hiện nghĩa vụ </b>

<i><b>❖ Chậm thực hiện nghĩa vụ: </b></i>

- Chậm thực hiện nghĩa vụ là tình trạng bên có nghĩa vụ chưa thực hiện hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết

- Phạm vi áp dụng: Điều 424 BLDS:

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hiện, thì người có quyền có thể gia hạn để người có nghĩa vụ hồn thành nghĩa vụ; nếu q thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành, thì theo u cầu của người có quyền, người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không cịn cần thiết đối với người có quyền, thì người này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người có nghĩa vụ chậm trả tiền, thì người đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh tốn, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

<i><b>❖ Nghĩa vụ khơng có khả năng thực hiện: </b></i>

- Trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng có khả năng thực hiện hợp đồng thì lợi ích của bên kia sẽ không được thỏa mãn. Do đó, pháp luật đã cho phép họ bảo vệ lợi ích của mình thơng qua việc hủy hợp đồng. Bên có nghĩa vụ khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ được hiểu là bên có nghĩa vụ khơng có đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện nghĩa vụ như khả năng về tài chính, khả năng về sức khỏe, khả năng về trình độ,..hoặc có thể do sự tác động của yếu tố khách quan khiến cho bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ.

- Phạm vi áp dụng: Theo BLDS Điều 425:

- Quy định này có thể được áp dụng cho tất cả các loại nghĩa vụ - chuyển giao một vật, trả một số tiền, làm hoặc không làm một việc. Nghĩa vụ có thể đã đến hạn hoặc khơng thực hiện đến hạn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>16. Điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý không thực hiện nghĩa vụ do chậm </b></i>

<b>thực hiện nghĩa vụ </b>

<i><b>❖ Điều kiện cấu thành: </b></i>

Trách nhiệm dân sự phát sinh khi cá nhân, tổ chức vi phạm sự thỏa thuận trong giao dịch dân sự, hay có lỗi trong việc thực hiện hành vi gây thiệt hại đối với người khác. Sự thỏa thuận của các bên là cơ sở hình thành nghĩa vụ dân sự, vậy nên việc vi phạm nghĩa vụ dân sự là căn cứ phát sinh trách nhiệm đối với các chủ thể. Ngồi ra, cịn phải dựa vào việc vi phạm nghĩa vụ đấy có gây ra thiệt hại cụ thể và có mối quan hệ nhân quả giữa nghĩa vụ và thiệt hại hay không? Như vậy, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố như: lỗi, có thiệt hại vật chất xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện nghĩa vụ và thiệt hại vật chất.

<i><b>❖ Hậu quả pháp lý: </b></i>

Hợp đồng bị huy bỏ theo quy định điều 426 BLDS

- Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

- Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Bên có nghĩa vụ khơng phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

=> Do đó, bên có nghĩa vụ khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng, khơng đầy đủ nghĩa vụ của mình sẽ mang lại tổn thất về tài sản hoặc tinh thần cho bên có quyền. Cho nên, hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sẽ mang đến hậu quả bất lợi cho người này. Họ có thể phải gánh chịu hậu quả buộc phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ hoặc là bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.

<b>17. Điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý không thực hiện nghĩa vụ do nghĩa vụ khơng có khả năng thực hiện </b>

<i><b>❖ Điều kiện cấu thành: </b></i>

Cần hiểu luật một cách chặt chẽ để tránh sự lạm dụng hoặc nhầm lẫn trong việc áp

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

dụng. Việc bên có nghĩa vụ khơng có khả năng thực hiện phải được nhìn nhận một cách khách quan đối với bên có quyền chứ khơng thể lệ thuộc với sự đánh giá chủ quan của bên này. Một cách hợp lý, nếu bên có quyền nhận thấy bên có nghĩa vụ có dấu hiệu khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ, thì bên phải yêu cầu bên có nghĩa vụ xác nhận việc không thể thực hiện nghi vụ đúng hạn đồng thời ấn định thời hạn hợp lý để bên có nghĩa vụ trả lời. Nếu bên có nghĩa vụ xác nhận khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc giữ im lặng, thì bên có quyền mới có thể loại bỏ hợp đồng.

<i><b>1. Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng </b></i>

- Biện pháp này bảo vệ quan hệ hợp đồng và giúp các bên đạt được những lợi ích mà họ hướng đến khi giao kết hợp đồng. Điều 352 BLDS 2015 quy định về trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

=> Như vậy, biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng được thừa nhận. Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể. Ngoài ra, Luật thương mại 2005 quy định áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng cho nghĩa vụ giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ khơng đúng hợp đồng nên có phạm vi rất rộng. Để nguyên tắc này hiệu quả hơn chúng ta nên bổ sung những quy phạm cho phép Tòa án áp dụng chế tài phạt nếu bên có nghĩa vụ vẫn không tiếp tục thực hiện hợp đồng theo quyết định của Tòa án.

<i><b>2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại </b></i>

- Việc không thực hiện đúng hợp đồng thường làm phát sinh thiệt hại và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra. Pháp luật dân sự vẫn yêu cầu yếu tố “lỗi” bên cạnh ba yếu tố khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi hội đủ ba điều kiện sau (nếu không

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và việc không thực hiện đúng hợp đồng.

- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

+ Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ được xác định theo Điều 419 BLDS 2015

=> Nhìn chung các hệ thống luật hiện nay cho phép bồi thường những lợi nhuận đáng lẽ bên có quyền được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện.

<i><b>3. Yêu cầu trả lãi chậm thanh toán </b></i>

Đa phần hợp đồng hiện làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền. Theo BLDS 2015, khi chậm trả thì bên chậm trả phải chịu lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước cơng bố trong khi đó lãi suất cho vay ở các ngân hàng khác lại cao hơn mức lãi suất này. Như vậy, người phải thanh toán nợ đến hạn có lợi hơn khi họ chịu lãi chậm trả so với việc họ trả đúng hạn bằng cách đi vay nơi khác.

<i><b>4. Hỗn thực hiện hợp đồng </b></i>

- Thơng thường, việc hỗn hợp đồng chỉ được tiến hành khi việc khơng thực hiện đúng hợp đồng đã xảy ra. Nhưng theo BLDS 2015, một bên có thể hỗn thực hiện hợp đồng khi tài sản của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết. Trong thực tế nguy cơ khơng thực hiện hợp đồng có thể xảy ra khi tài sản không bị giảm sút nghiêm trọng.

- Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hỗn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.Theo khoản 2, Điều 411, BLDS 2015

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

=> Như vậy, chế định hoãn được đề cập trong phần thực hiện hợp đồng và liên quan đến hợp đồng “song vụ”.

<i><b>5. Cầm giữ tài sản </b></i>

Cầm giữ tài sản là một quyền năng theo đó bên có quyền được nắm giữ tài sản chừng nào bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình. Đối tượng của quyền cầm giữ trong BLDS 2015 hiện nay là “tài sản”. Việc cầm giữ giấy tờ liên quan đến tài sản cũng rất hiệu quả. BLDS 2015 mới mở rộng theo hướng cho phép cầm giữ cả giấy tờ liên quan đến tài sản, đối tượng của hợp đồng quy định tại Điều 412 Về cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ.

<i><b>6. Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng </b></i>

- Trong pháp luật dân sự nếu các bên khơng có thỏa thuận thì việc đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chỉ được chấp nhận khi có quy định của pháp luật. Trong thực tế, mặc dù khơng có văn bản quy định cụ thể và cũng khơng có thỏa thuận của các bên về việc đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng, Tòa án vẫn chấp nhận cho đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng.

- BLDS 2015 theo hướng đưa ra quy định có tính khái qt cao cho phép đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng.

- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng quy định tại Điều 428 BLDS 2015.

<b>19. Chức năng và bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại với tư cách là trách nhiệm dân sự trong hợp đồng </b>

- Bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại là: chế tài áp dụng với người vi phạm nghĩa vụ, vi phạm hợp đồng và gây ra thiệt hại.

- Chức năng: đảm bảo công bằng, nguyên tắc người xâm phạm đến các quyền được pháp luật bảo vệ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

=> Trên thực tế ln tồn tại một quy luật khách quan của thực tiễn cho thấy rằng: khi một người nào đó gây ra thiệt hại (dù vơ tình hay cố ý) thì phải chịu trách nhiệm đối với hành vi mình gây ra đối với người bị thiệt hại. Cho tới hiện tại thì trách nhiệm bồi thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

định quan trọng trong BLDS năm 2015.

Đây là một hình thức trách nhiệm dân sự được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trong các hình thức trách nhiệm dân sự trong hợp đồng thì bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm thông dụng nhất và được sử dụng rất nhiều trong thực tế

<b>20. Phân loại thiệt hại trong bồi thường thiệt hại với tư cách là chế tài khi không thực hiện nghĩa vụ </b>

- Thiệt hại về vật chất: tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm những tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút – thiệt hại trực tiếp.

- Thiệt hại về tinh thần: xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của bên bị thiệt hại – chi phí + tổn thất tinh thần.

<b>21. Phân tích các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng </b>

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên vẫn có các TH được miễn trừ chịu trách nhiệm BTTH, cụ thể:

- Do thỏa thuận của hai bên: Do hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nên nếu các bên thỏa thuận thì có thể bên vi phạm nghĩa vụ khơng phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời, việc vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên thỏa thuận thì khơng phải bồi thường thiệt hại;

- Do một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng: Theo Điều 363 BLDS 2015, một bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Do đó, nếu hợp đồng bị hủy bỏ vì một bên vi phạm nghĩa vụ thì bên cịn lại sẽ khơng phải bồi thường thiệt hại;

- Do sự kiện bất khả kháng: Theo Điều 351 BLDS 2015, bên có nghĩa vụ khơng thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự trừ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Dịch bệnh, thiên tai…

- Và trường hợp khác do Luật quy định.

<b>22. Hậu quả pháp lý trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ do bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ </b>

- Định nghĩa: điều 355 BLDS: “Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền khơng tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.”

Cụ thể,

<i>Theo quy định của pháp luật, điều 359 BLDS: “Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.”(chi phí phát sinh như gửi giữ, bảo quản tài sản…) </i>

Ví dụ: A thỏa thuận bán cho B một tấn hoa quả nhập khẩu, hai bên đã thỏa thuận thời hạn và địa điểm giao hàng. Tuy nhiên, đến ngày giao hàng mặc dù A đã giao hàng đến đúng thời gian, địa điểm hai bên đã thỏa thuận nhưng B đã khơng có mặt để nhận hàng, làm hoa quả bị hư hỏng. Trong trường hợp này, A đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình, hoa quả bị hư hỏng là do hành vi chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ của B. Do đó, B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho A.

- Bên có quyền phải chịu rủi ro khi có thiệt hại xảy ra đối với tài sản vì một lý do khách quan nào đó. Thơng thường, chỉ chủ sở hữu của tài sản mới phải chịu rủi ro về tài sản đó. Tuy nhiên, trong trường hợp này bên có quyền chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ, đó là xuất phát từ lỗi của bên có quyền, vì vậy theo quy định của pháp luật họ phải gánh chịu rủi ro đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>23. Nêu các phương thức bảo vệ trái quyền của bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước nguy cơ bị xâm hại </b>

Bắt buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình. 2 cách: - Yêu cầu thực hiện cam kết

- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng

Trái quyền trong tình trạng có nguy cơ bị xâm hại thì : - Quyền yêu cầu tuyên bố huỷ bỏ giao dịch (Đ 423) - Thế vị trái chủ

<b>24. Lấy ví dụ mối quan hệ nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ có thể phân chia) </b>

Ví dụ: A, B đồng chủ sở hữu chung theo phần đối với bức tranh X, sau đó bức tranh X được bán cho C với giá 300 triệu. Do đó, A và B có quyền yêu cầu theo đúng phần quyền của mình đối với C nhưng không thể yêu cầu C thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho riêng mình. Nhưng nếu C thực hiện tồn bộ nghĩa vụ đối với một trong 2 người A hoặc B thì đó là mối quan hệ giữa C với A hoặc B, bên còn lại chưa được thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ cho mình. Khi C thực hiện xong nghĩa vụ thì mối quan hệ với bên có quyền là A và B mới chấm dứt hồn tồn.

<b>25. Lấy ví dụ mối quan hệ nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ khơng thể phân chia) </b>

Ví dụ: A, B, C cùng đồng sở hữu hợp pháp ngôi nhà Z do ông X để lại với tư cách người thừa kế theo pháp luật. Ngôi nhà đang được A quản lý do B, C sống ở tỉnh khác. Sau khi thỏa thuận A, B, C thống nhất bán ngôi nhà Z cho D để phân chia di sản thừa kế.

<b>26. Phân biệt nghĩa vụ riêng rẽ (nghĩa vụ theo phần) và nghĩa vụ liên đới </b>

<i><b>Khái niệm </b></i>

Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng

Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

rẽ với nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình. (điều 287)

số những người có nghĩa vụ phải thực hiện tồn bộ nghĩa vụ. (điều 288)

<i><b>Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ </b></i>

Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ độc lập với nhau. Mỗi người chỉ cần thực hiện phần nghĩa vụ của mình.

Bất cứ ai cũng có thể thực hiện nghĩa vụ nếu bên có quyền yêu cầu

– Một người đã thực hiện tồn bộ nghĩa vụ có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thực hiện phần nghĩa vụ của họ phải thực hiện đối với mình – Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó miễn cho người đó thực hiện nghĩa vụ, thì người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.

– Nếu chỉ miễn cho một người thì những người có nghĩa vụ liên đới vẫn phải thực hiện nghĩa vụ

<i><b>Ví dụ </b></i>

A, B, C cùng nhận trang trí một căn nhà trong đó A sửa đèn, B sơn nhà, C nội thất. Nếu như có thiệt hại với căn nhà, đối với phần nghĩa vụ của ai thì người đó phải có trách nhiệm.

A, B, C cùng vay của D 100 triệu trong đó B, C bảo lãnh cho A. Nếu đến hạn A không trả tiền cho D trong trường hợp này B C A cùng có nghĩa vụ liên đới đứng ra trả nợ cho D.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>27. Phân tích quyền của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ có thể phân chia) </b>

Điều 290

Trong trường hợp nghĩa vụ nhiều bên mà nghĩa vụ có thể phân chia thì bên có nghĩa vụ (các thụ trái) chỉ phải thực hiện đúng theo phần nghĩa vụ của mình. Theo đó thì bên có quyền (trái chủ) có quyền yêu cầu các thụ trái phải thực hiện nghĩa vụ cho mình, nhưng chỉ có thể yêu cầu họ thực hiện theo đúng phần nghĩa vụ của họ mà không thể yêu cầu một trong các thụ trái thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi các thụ trái thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình thì mối quan hệ với trái chủ sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Đối tượng của nghĩa vụ là vật chia được hoặc cơng việc có thể thực hiện theo từng phần khác nhau. Được phép thực hiện theo các thời điểm khác nhau:

- Nếu đối tượng của nghĩa vụ là vật thì vật đó là vật chia được nên bên có nghĩa vụ giao vật có thể giao vật đó thành nhiều lần khác nhau, miễn giao đủ trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ.

- Nếu đối tượng là công việc thì cơng việc đó là loại cơng việc có thể tách ra để thực hiện theo từng phần khác nhau nên bên có nghĩa vụ có thể chia cơng việc đó để thực hiện.

=> Ví dụ: bên vận chuyển tài sản có nghĩa vụ vận chuyển cho bên thuê vận chuyển 100 tấn hàng hóa từ A đến B trong thời hạn 5 ngày thì cơng việc vận chuyển có thể thực hiện theo từng ngày với một số lượng hàng hóa nhất định được vận chuyển.

<b>28. Phân tích quyền của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ nhiều bên (nghĩa vụ không thể phân chia) </b>

Điều 291

Bản chất của đối tượng là vật không phân chia được hoặc công việc phải thực hiện một lần là không thể chia làm nhiều giai đoạn thực hiện, nó chỉ mang lại quyền lợi cho bên có quyền khi được thực hiện một lần. Chính bởi vậy mà các bên có nghĩa vụ phải cùng lúc thực hiện nghĩa vụ đó mới có thể thỏa mãn quyền lợi của bên có quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>29. Phân tích nghĩa vụ của từng thụ trái đối với yêu cầu của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ có thể phân chia </b>

Vẫn điều 290

Nếu đối tượng của quan hệ nghĩa vụ được xác định là vật, cơng việc có thể chia được thì bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ theo từng phần, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Khi thực hiện xong nghĩa vụ của mình, quan hệ với trái chủ sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Được phép thực hiện theo các thời điểm khác nhau:

- Nếu đối tượng của nghĩa vụ là vật thì vật đó là vật chia được nên bên có nghĩa vụ có thể giao vật đó cho bên có quyền thành nhiều lần khác nhau nhưng phải giao đủ trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ.

- Nếu đối tượng là cơng việc thì cơng việc đó là loại cơng việc có thể tách ra nhằm để thực hiện theo từng phần khác nhau nên bên có nghĩa vụ có thể chia cơng việc đó để thực hiện theo đúng quy định.

<b>30. Phân tích nghĩa vụ của từng thụ trái đối với yêu cầu của trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ không thể phân chia </b>

Vẫn điều 291

– Đặc điểm thứ nhất: Đối tượng của nghĩa vụ là vật không chia được hoặc một công việc không thể tách ra khi thực hiện.

+ Đối tượng của nghĩa vụ là vật:

Nếu là vật thì phải tồn tại dưới dạng khơng thể phân chia được. Vật đó khơng thể phân chia được và nếu bị phân chia thì vật đó khơng thể giữ nguyên được tính chất và tính năng ban đầu, giá trị của nó sẽ giảm sút hoặc khơng cịn. Chính bởi do vậy nhằm để bảo vệ giá trị của vật cũng như đảm bảo quyền lợi của bên có quyền, người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc mà không thể chia ra thực hiện nhiều lần.

+ Đối tượng của nghĩa vụ là công việc:

Công việc là đối tượng của quan hệ nghĩa vụ khi các bên xác lập quan hệ với nhau, thông qua việc thực hiện một công việc với nội dung xác định, mà việc bên có nghĩa vụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

được thực hiện trong một lần duy nhất thì mới đáp ứng được nhu cầu lợi ích của bên có quyền theo đúng quy định của pháp luật.

- Đặc điểm thứ hai: Thực hiện vào cùng một thời điểm:

+ Thơng thường thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một khoảng thời gian nhất định do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó bên có nghĩa vụ phải hồn thành nghĩa vụ của mình. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự trong quan hệ nghĩa vụ có thể phân chia được theo phần cũng có thể là một khoảng thời gian nhưng do tính chất của đối tượng nên người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ này vẫn phải thực hiện nghĩa vụ vào một thời điểm mà không được kéo dài trong suốt thời hạn đó nếu nghĩa vụ đó là nghĩa vụ giao vật.

+ Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một cơng việc thì cần phải thực hiện thì người có nghĩa vụ phải thực hiện cơng việc đó một cách liên tục cho đến khi hồn thành cơng việc theo thỏa thuận giữa các bên.

<b>31. Phân tích mối quan hệ giữa các bên cùng có nghĩa vụ đối với một trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ có thể phân chia </b>

Các bên thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ, mỗi người chỉ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Người nào thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì chấm dứt nghĩa vụ của mình với bên có quyền dù những người cịn lại chưa thực hiện xong nghĩa vụ của họ.

<b>32. Phân tích mối quan hệ giữa các bên cùng có nghĩa vụ đối với một trái chủ trong trường hợp nghĩa vụ có không thể phân chia </b>

Trong trường hợp bên có quyền yêu cầu 1 trong những người có nghĩa vụ thực hiện phần nv của họ mà những người khác chưa thực hiện thì quan hệ nv giữa những đã thực hiện với người có quyền chưa chấm dứt. Nghĩa là, người có nghĩa vụ khơng những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khí người đó ko có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Nếu 1 người đã thực hiện tồn bộ nghĩa vụ thì quan hệ nvds của những người liên đới cịn lại với người có quyền được chấm dứt. Đồng thời, cũng sẽ phát sinh 1 nghĩa vụ hồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

lại, trong đó người đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu người chưa thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ mà người này đã thực hiện thay họ.

<b>33. Phân tích quyền của từng trái chủ trong trường hợp tồn tại trái quyền nhiều bên đối với một bên có nghĩa vụ duy nhất </b>

Điều 289 (thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới)

- Liên đới ở đây có thể hiểu là: nhiều người có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện 1 điều gì đó. Và nếu người có nghĩa vụ thực hiện xong quyền vs 1 người có quyền → chấm dứt tồn bộ

- Người có quyền ko những có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình mà cịn có quyền u cầu bên đó phải thực hiện trc mình phần nghĩa vụ đối với những người có quyền khác.

- Nếu 1 trong những người có quyền liên đới miễn cho người có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình thì người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.

- Nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho riêng 1 người trong số những người có nghĩa vụ đối với riêng phần quyền của mình thì riêng người có nghĩa vụ được miễn không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đói với phần quyền của người đã miễn.

<b>34. Khái niệm bảo lãnh và bình luận Điều 355 BLDS 2015 </b>

<i><b>❖ Khái niệm bảo lãnh: </b></i>

Căn cứ Khoản 1, Điều 335 BLDS:

<i>“Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.” </i>

Từ nghĩa vụ bảo lãnh có thể sẽ là cơ sở để làm phát sinh các nghĩa vụ khác; ví dụ, nghĩa vụ hồn lại giữa những người đồng bảo lãnh cho người bảo lãnh đã hoàn tất nghĩa vụ; hay nghĩa vụ hoàn trả của người được bảo lãnh với người bảo lãnh đã hoàn tất nghĩa

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

vụ bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh là loại nghĩa vụ có điều kiện theo cách quy định của BLDS 2015 hiện hành

(ii) Đối tượng của quan hệ bảo lãnh là cam kết về việc bên bảo lãnh thực hiện “nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ” (có thể là tồn bộ hoặc một phần nghĩa vụ). Đặc điểm này hoàn toàn khác với biện pháp cầm cố hoặc thế chấp, vì nếu xác lập biện pháp cầm cố hoặc thế chấp thì phải xác định được tài sản cụ thể dùng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ; trong trường hợp nghĩa vụ bảo đảm khơng được thực hiện thì bên nhận cầm cố (bên nhận thế chấp) được quyền xử lý tài sản theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để thu hồi nợ;

(iii) Bên bảo lãnh là người vay “dự phịng”, điều này có nghĩa là nghĩa vụ bảo lãnh chỉ phát sinh khi “bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Trong trường hợp áp dụng biện pháp bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh phải yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trước, sau đó nếu bên được bảo lãnh khơng thực hiện (hoặc thực hiện khơng đúng) thì mới u cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

<i><b>Thực tiễn cho thấy, một trong những vấn đề vẫn cịn có ý kiến khác nhau đó là có hay </b></i>

khơng việc tồn tại khái niệm hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác? Đây là quan hệ thế chấp thuần túy hay là quan hệ bảo lãnh?

- Quan điểm 1: các bên phải ký kết hợp đồng bảo lãnh, chứ không phải hợp đồng thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba. Việc các bên ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba là khơng đúng với tính chất của giao dịch dân sự có biện pháp bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.

- Quan điểm 2: theo khoản 1 Điều 317 BLDS năm 2015 thì “thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)” nên chủ sở hữu tài sản có thể dùng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của chính mình (bên thế chấp đồng thời là bên có nghĩa vụ) hoặc bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác (bên thế chấp và bên có nghĩa vụ là 02 chủ thể khác nhau).

- Mặt khác, Điều 335 BLDS năm 2015 quy định “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Điều này càng phù hợp vì Luật Đất đai năm 2013 khơng tồn tại khái niệm “bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất” => ủng hộ quan điểm hai

Ngoài ra, qua rà sốt một số hợp đồng bảo lãnh, chúng tơi nhận thấy có sự khơng thống nhất trong cách tiếp cận vấn đề. Cụ thể là tại một số mẫu hợp đồng bảo lãnh vẫn còn tồn tại điều khoản về xử lý tài sản của bên bảo lãnh. Cách tiếp cận như vậy không phù hợp với các đặc điểm của bảo lãnh đã được phân tích ở trên, cũng như ngay chính trong BLDS năm 2015 đã khơng quy định về xử lý tài sản của bên bảo lãnh như Điều 369 BLDS năm 2005, mà thay vào đó là quy định về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh (Điều 342). Chính vì vậy, việc rà soát hợp đồng để bảo đảm thống nhất với cách tiếp cận của chê định bảo lãnh trong BLDS năm 2015 là rất cần thiết nhằm hiện thực hóa đầy đủ, chính xác bản chất pháp lý của biện pháp bảo đảm đối nhân (nghĩa là không bảo đảm bằng tài sản cụ thể) trong quan hệ bảo lãnh.

Một trong những điểm mới của BLDS 2015 là đã bổ sung quy định về việc có thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (khoản 3 Điều 336 BLDS năm 2015). Tuy nhiên, để thống nhất cách hiểu và áp dụng quy định nêu trên trong thực tiễn thì cần quy định cụ thể hơn một số vấn đề liên quan trực tiếp đến quy định này như: Hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này khác gì với quan hệ cầm cố, thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ của người khác? Cách thức xử lý tài sản bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh? Phạm vi trách nhiệm của bên bảo lãnh trong trường hợp này khác gì với các trường hợp thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>35. Tại sao nói bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối nhân </b>

– Về tính chất bảo đảm:

+ Bên bảo lãnh có thể sử dụng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp, đặt cọc hay kí quỹ cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo thực hiện cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Mỗi mối quan hệ trong số các quan hệ nghĩa vụ được thành lập bởi sự thỏa thuận ý chí của các chủ thể và được tách biệt với các cam kết khác

+ Theo đó, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân, nghĩa là, bảo đảm bằng cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác.

– Về nội dung nghĩa vụ và cơ chế thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

+ Trong quan hệ bảo lãnh, nội dung nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh là thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh). Theo đó, trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ. Căn cứ Điều 335 BLDS 2015,với ý nghĩa đó, bên bảo lãnh có vai trị là bên trả nợ thay, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau và thay cho bên có nghĩa vụ.

+ Thời điểm thực hiện nghĩa vụ giao tài sản cho bên nhận bảo đảm xử lý để thu hồi nợ trong trường hợp bảo lãnh, thời điểm này được tính từ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa .

+ Về xử lý tài sản khi bảo lãnh, theo Điều 342 BLDS năm 2015, bên nhận bảo lãnh khơng có quyền xử lý tài sản của bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, mà chỉ có quyền u cầu thanh tốn giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

– Đảm bảo thực hiện bảo lãnh bằng thế chấp tài sản

Theo quy định của Khoản 3 Điều 336 BLDS năm 2015, để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (của bên bảo lãnh), các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản, bao gồm cả thế chấp tài sản. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, việc bổ sung

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không đồng nghĩa với việc BLDS năm 2015 khơng thừa nhận hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác.

<b>36. Phân biệt bảo lãnh với thế chấp và cầm cố </b>

<b>Bảo lãnh </b>

<i><b>Khái niệm </b></i>

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. CSPL: Điều 309 BLDS 2015

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

CSPL: Điều 317 BLDS 2015

Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. CSPL: Điều 335 BLDS 2015

<i><b>Chủ thể </b></i>

Bên cầm cố, bên nhận cầm cố.

Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp (nếu có).

Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh.

<i><b>Bản chất </b></i>

Có sự chuyển giao tài sản.

CSPL: Điều 309 BLDS 2015

Khơng có sự chuyển giao tài sản.

CSPL: Điều 317 BLDS 2015

Về thực tế khi bảo lãnh, người bảo lãnh thực hiện thêm biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Do vậy, bản chất của bảo lãnh cũng chính là cầm cố, thế chấp. CSPL: Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>Hình thức </b></i>

Phải được lập thành văn bản.

Phải được lập thành văn bản.

Phải được lập thành văn bản.

<i><b>Đối tượng </b></i>

Thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu,...

Bất động sản, động sản, quyền tài sản.

Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh.

<i><b>Hiệu lực </b></i>

Có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. CSPL: Điều 310 BLDS 2015

Có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. CSPL: Điều 319 BLDS 2015

Có hiệu lực từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan.

CSPL: Điều 19 Thông tư

Ngắn gọn:

- Bảo lãnh: biện pháp bảo đảm đối nhân, chỉ phát sinh quyền yêu cầu

- Thế chấp, cầm cố: biện pháp bảo đảm đối vật, phát sinh quyền tác động trực tiếp lên vật được đem ra bảo đảm nghĩa vụ.

<b>37. Phân tích cấu trúc quan hệ bảo lãnh </b>

A là người bảo lãnh, B là người được bảo lãnh, C là người nhận bảo lãnh

A và C quan hệ bảo lãnh, B và C là quan hệ nghĩa vụ, A và B là quan hệ nghĩa vụ hoàn lại.

<i><b>Thứ nhất, bên bảo lãnh </b></i>

Bên bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân, bên bảo lãnh có thể bao gồm nhiều cá nhân. Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập. Bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên thỏa thuận mỗi người

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

bảo lãnh chỉ phải thực hiện một phần nghĩa vụ. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền u cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình. Khi một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.

<i><b>Thứ hai, bên nhận bảo lãnh </b></i>

Bên nhận bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân, bên nhận bảo lãnh có thể bao gồm nhiều cá nhân. Bên nhận bảo lãnh chính là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ với bên được bão lãnh. Nếu bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh khơng phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Khi một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.

<i><b>Thứ ba, bên được bảo lãnh </b></i>

Bên được bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân, bên được bảo lãnh có thể bao gồm nhiều cá nhân. Bên được bảo lãnh là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ với bên được bão lãnh. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đối với bên bảo lãnh.

<i><b>Các bên sẽ phát sinh mối quan hệ như sau: </b></i>

- Bên A và bên B phát sinh quan hệ nghĩa vụ với nhau bằng biện pháp bảo lãnh. Quan hệ giữa bên A và bên C phát sinh mối quan hệ bảo lãnh do thỏa thuận của hai bên. Bên C chỉ thực hiện nghĩa vụ phát sinh với bên B khi bên A không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với bên B trong phạm vi bảo lãnh được quy định trong hợp đồng bảo lãnh.

- Đây được xem là hành vi liên đới chịu trách nhiệm giữa các bên. Tuy nhiên, việc phát sinh mối quan hệ bảo lãnh giữa hai bên khi các bên có thỏa thuận với nhau và bên bảo lãnh đồng ý bảo lãnh thì mới có hiệu lực. Các bên phải có thỏa thuận với nhau trong hợp đồng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên nếu phát sinh tranh chấp. Đồng thời việc phát sinh quan hệ bảo lãnh chỉ xuất hiện khi bên nhận bảo lãnh đồng ý đảm bảo bằng hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

=> Lưu ý: Bên được bảo lãnh luôn là đối tượng có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo lãnh đó. Họ có thể biết hoặc khơng biết về xác lập quan hệ bảo lãnh để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng đều phải hồn trả cho bên bảo lãnh các lợi ích mà bên đó đã thay mình thực hiện với bên kia.

<b>38. Trình bày một số vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh </b>

Điều 339 – quan hệ giữa bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Theo quy định trên, nghĩa vụ của bên bảo lãnh sẽ phát sinh khi bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Với tinh thần quy định này, bên nhận bảo lãnh sẽ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp đó. Nếu các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì việc chứng minh bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ thuộc về bên bảo lãnh. Bởi vì khi bên được bảo lãnh khơng thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh sẽ yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp này nếu bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì phải chứng minh bên được bảo lãnh có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Theo nguyên tắc về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo đảm chỉ được yêu cầu bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn. Vậy nên, khi chưa đến hạn bảo lãnh thì bên bảo lãnh khơng có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với mình. Điều 335 BLDS năm 2015 quy định bên bảo lãnh “sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Như vậy, thời điểm mà bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ được xác định là khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh đến hạn. Hợp đồng bảo lãnh phát sinh đồng thời và tồn tại cùng với hợp đồng chính, vì vậy, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì khi đến thời hạn này, bên nhận bảo lãnh được quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với mình. Tuy nhiên, điều kiện là bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ. Nếu đến thời hạn, mà bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thì bên được bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh tiếp tục

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

thực hiện nghĩa vụ với mình. Bên cạnh đó, nếu các bên thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ bảo lãnh nghĩa vụ nếu bên được bảo lãnh không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ, thì dù thời hạn bảo lãnh đã đến và bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ dù đủ điều kiện để thực hiện, thì bên nhận bảo lãnh cũng không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Nghĩa vụ chỉ bị coi là vi phạm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà một trong các bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Do đó, khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh khơng có quyền u cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.

Khi nghĩa vụ của bên bảo lãnh phát sinh, họ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có quan hệ nghĩa vụ khác với nhau. Theo đó, bên nhận bảo lãnh đang là bên có nghĩa vụ cịn bên bảo lãnh là bên có quyền. Theo quy định, nghĩa vụ của hai bên chủ thể này có thể bù trừ cho nhau khi thỏa mãn:

– Cả hai nghĩa vụ cùng đến hạn;

– Đối tượng của hai nghĩa vụ cùng loại; – Nghĩa vụ khơng có tranh chấp;

– Nghĩa vụ không thuộc trường hợp không được bù trừ.

<b>39. Trình bày một số vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh </b>

Mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và người bảo lãnh được hình thành theo quy định của pháp luật. Người bảo lãnh phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nếu bên bảo lãnh khơng hồn thành nghĩa vụ bảo lãnh thì mất quyền hồn trả từ bên được bảo lãnh. Điều này không liên quan tới người nhận bảo lãnh, quyền được hoàn trả phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đúng cam kết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

người nhận bảo lãnh. Về cơ bản, mối quan hệ này tách biệt với người được bảo lãnh. Người được bảo lãnh có thể khơng biết về hợp đồng bảo lãnh được thiết lập. Tương tự, người nhận bảo lãnh cũng không có lợi ích trong nghĩa vụ giữa người bảo lãnh với người được bảo lãnh. Do đó, nếu người được bảo lãnh khơng hồn trả nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh thì quyền của bên nhận bảo lãnh khơng bị ảnh hưởng.

Có thể nhận thấy, quan hệ giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh là quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh, được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể hoặc theo quy định của pháp luật. Theo đó, nếu bên được bảo lãnh khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa thay cho bên được bảo lãnh. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh – quan hệ phát sinh khi bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh – một nghĩa vụ hoàn lại phát sinh: bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước bên bảo lãnh. Về mặt pháp lý, quan hệ bảo lãnh chỉ là mối quan hệ giữa hai bên chủ thể: bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, mặc dù việc thiết lập hợp đồng bảo lãnh là để trợ giúp cho chính người được bảo lãnh. Bên được bảo lãnh được hiểu là bên thụ hưởng lợi ích từ hợp đồng bảo lãnh.

<b>40. Trình bày một số vấn đề pháp lý trong mối quan hệ giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh </b>

Giống câu 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>41. Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ và chuyển giao nghĩa vụ </b>

<b>Tiêu chí </b>

<b>Chuyển giao yêu cầu thực hiện nghĩa vụ </b>

<b>Chuyển giao nghĩa vụ </b>

<i><b>Khái niệm </b></i>

<b>là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự </b>

với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó. Người thứ ba gọi là người thế quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho mình.

<b>là sự thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ với người khác trên cơ sở đồng ý của người có quyền nhằm chuyển </b>

nghĩa vụ cho người khác. Trường hợp này, người thứ ba gọi là người thế nghĩa vụ. Người thế nghĩa vụ dân sự trở thành người có nghĩa vụ mới phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người có quyền.

<i><b>Trách nhiệm của bên chuyển giao </b></i>

+ Người chuyển giao quyền có nghĩa vụ đối với người thế quyền: người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

+ Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ nên việc chuyển giao quyền khơng cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ (khoản 2 Điều 365 BLDS 2015)

Người đã chuyển giao nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền nên để bảo vệ lợi ích của bên có quyền, việc chuyển giao nghĩa vụ phải được sự đồng ý của bên có quyền (K1Đ370 BLDS2015).

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b>Phạm vi chuyển giao </b></i>

Đối với chuyển quyền yêu cầu có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả các biện pháp bảo đảm đó.

Đối với chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

=> Quyền chuyển giao yêu cầu thực hện NV: trái chủ, người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ.

Quyền chuyển giao NV: thu trái, người có NV trong quan hệ nghĩa vụ.

<b>42. Nêu các trường hợp không thể chuyển giao quyền yêu cầu </b>

Điều 370 quy định về chuyển giao nghĩa vụ…

Hậu quả pháp lý là làm chấm dứt tư cách chủ thể của người chuyển giao quyền, làm phát sinh tư cách chủ thể, quyền và nghĩa vụ dân sự ở người được chuyển giao.

Sau khi chuyển giao quyền, bên có quyền ban đầu chấm dứt toàn bộ quan hệ nghĩa vụ với bên có nghĩa vụ

<b>45. Nêu các trường hợp nghĩa vụ không được chuyển giao </b>

Những trường hợp luật không cho phép chuyển giao đó là những nghĩa vụ gắn với

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc trong trường hợp cụ thể pháp luật quy định không được chuyển giao như nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thực hiện công việc trong hợp đồng dịch vụ hoặc nghĩa vụ do các bên thỏa thuận không được chuyển giao.

<i>Theo K1 Đ370 BLDS2015: “Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định khơng được chuyển giao nghĩa vụ.” </i>

<b>46. Trình bày hệ quả pháp lý sau khi nghĩa vụ được chuyển giao </b>

Hậu quả pháp lý là làm chấm dứt tư cách chủ thể của người chuyển giao nghĩa vụ, làm phát sinh tư cách chủ thể, quyền và nghĩa vụ dân sự ở người được chuyển giao.

Sau khi chuyển giao quyền, bên có quyền ban đầu chấm dứt toàn bộ quan hệ nghĩa vụ với bên có nghĩa vụ

<b>47. Trình bày các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ </b>

Căn cứ điều 372, có 11 trường hợp Cụ thể,

<i>- Hồn thành nghĩa vụ: Điều 373 BLDS quy định. </i>

=> Ví dụ: A vay tiền của B, hai bên thỏa thuận ngày 20/8/2020 A phải trả tiền cho B. Đến đúng ngày 20/8/2020, A đã trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho B. Trong trường hợp này A được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ.

<i>- Theo thỏa thuận của các bên: Là sự thống nhất ý chí của các bên về việc chẫm dứt </i>

nghĩa vụ. Nghĩa vụ sẽ chấm dứt kể từ thời điểm thỏa thuận của các bên có hiệu lực pháp luật. Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận trong việc xác lập, thực hiện cũng như chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận để chấm dứt nghĩa vụ dân sự bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, việc thỏa thuận đó khơng được gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

=> VD: X thuê nhà của Y để kinh doanh, nhưng do dịch covid nên X không mở cửa kinh doanh được. X đã thỏa thuận với Y rằng trong những tháng không thể mở cửa kinh doanh thì X sẽ khơng phải trả tiền th cho Y và Y đồng ý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>- Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ: Là việc thể hiện ý chí của bên mang </i>

quyền trong quan hệ nghĩa vụ về việc khơng u cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ. Quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt kể từ thời điểm người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

=> VD; A mua của B một bao gạo, do A chưa có tiền nên hai bên thỏa thuận khi nào có tiền thì A mới trả cho B. Nhưng sau đó, thấy hồn cảnh nhà A khó khăn nên B đã bảo A không cần phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho B nữa

<i>- Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác: Khi các bên thỏa thuận thay thế nghĩa vụ </i>

ban đầu bằng nghĩa vụ khác thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt đồng thời phát sinh quan hệ nghĩa vụ mới.

=> Ví dụ: Các bên thỏa thuận giao vật thay bằng trả tiền thì nghĩa vụ giao vật chấm dứt và phát sinh nghĩa vụ trả tiền giữa các bên.

<i>- Nghĩa vụ được bù trừ: Là việc hai bên cùng có nghĩa vụ cùng loại đến thời hạn thì bù </i>

trừ nghĩa vụ cho nhau. Khi nghĩa vụ được bù trừ mà đối tượng của nghĩa vụ có sự chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Khi nghĩa vụ được bù trừ thì quan hệ nghĩa vụ chấm dứt.

=> Ví dụ: A vay tiền của B nhưng chưa đến thời hạn trả. B lại thuê chiếc xe máy của A để chạy xe ôm. Trong trường hợp này, tiền thuê xe mà B phải trả cho A có thể được trừ vào khoản vay mà A đã vay B.

<i>- Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hịa nhập làm một: Là trường hợp bên có nghĩa vụ </i>

trong quan hệ nghĩa vụ lại trở thành người có quyền đối với nghĩa vụ đó.

=> Ví dụ như pháp nhân có quyền và pháp nhân có nghĩa vụ sáp nhập với nhau. Theo Điều 89 BLDS 2015: "Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập."

<i>- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết: Khi thời hạn pháp luật quy định cho bên </i>

có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đã hết thì theo quy định của pháp luật chủ thể mang nghĩa vụ sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ nữa và nghĩa vụ chấm dứt kể từ thời điểm kết thúc của thời hạn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

=> Ví dụ: Khi mua một sản phẩm điện máy luôn đi kèm với thời gian bảo hành từ nhà sản xuất hay từ người bán sản phẩm, và khi kết thúc thời gian nói trên thì bên bán (nhà sản xuất) được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành đối với sản phẩm mà mình bán ra.

<i>- Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện: Đây thường là nghĩa vụ gắn với nhân </i>

thân của người có nghĩa vụ hoặc theo thỏa thuận của các bên thì nghĩa vụ phải do chính chủ thể mang nghĩa vụ thực hiện thì khi bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ sẽ chấm dứt. Ví dụ: Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi bên cấp dưỡng chết.

=> Ví dụ: theo Luật hơn nhân và gia đình 2014 thì Con đã thành niên khơng sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Nhưng sau đó, người con chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ chấm dứt.

<i>- Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là </i>

pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác. Ngược lại với căn cứ trên thì trong trường hợp này bên chấm dứt tư cách chủ thể lại là bên mang quyền. Trong trường hợp quyền yêu cầu gắn với nhân thân của cá nhân hoặc pháp nhân mà theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên khi cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt quyền u cầu đó khơng thể để lại thừa kế hoặc khơng thể chuyển giao thì quan hệ nghĩa vụ cũng chấm dứt.

=> VD: Ví dụ: Khi ly hơn, người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đã thành niên là người mất năng lực hành vi dân sự mỗi tháng 2 triệu. Sau một thời gian, người con chết. Trong trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng của người cha sẽ chấm dứt.

Ngồi ra cịn, TH phá sản, người có quyền và nghĩa vụ hịa làm một,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>49. Phân loại hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại </b>

VD: hợp đồng tặng, cho tài sản.

- Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Trong nội dung của loại hợp đồng này,quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Theo tinh thần Điều 274 BLDS 2015 thì "Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được

</div>

×