Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Hà Nội phục vụ phát triển bền vững Thủ đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.75 MB, 217 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI.

<small>VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG</small>

NGUYEN THỊ DIEM HANG

NGHIEN CUU PHAT TRIEN CONG NGHIEP TAI CHE

<small>CHAT THAI RAN TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI</small>

PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG THỦ ĐƠ

Mã số: Chun ngành đảo tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIỀN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNGNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TS. Hoàng Văn Thắng

2. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh

<small>Hà Nội, 2017</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu là của riêng cá nhân tác giả; các số liệulà trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác chưa được công bố; các kếtquả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố

<small>Hà Nội, tháng 01 năm 2017</small>

<small>Tác giả</small>

Nguyễn Thị Diễm Hằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CẢM ƠN

Dé hồn thành Luận án này, với lịng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơntới TS. Hoàng Văn Thắng, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉdẫn những định hướng nghiên cứu và truyền cho tôi tinh thần tự giác trong học tập,

<small>nghiên cứu.</small>

Xin chân thành bày tỏ long cảm ơn đến các Thay, Cô giáo và tập thé cán bộtrong Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt kiếnthức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế -xã hộiHà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu dé hoànthành Luận án này. Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệptrong Phịng Nghiên cứu phát triển Đơ thị đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi

trong suốt quá trình thực hiện Luận án.

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn, sự thương yêu sâu sắc tới Mẹ, Chồng, các

<small>con và những người thân yêu trong gia đình, đã ln sát cánh bên tơi những lúc khó</small>

khăn, là nguồn động lực lớn dé tơi có thé hồn thành luận ánTưởng nhớ Bồ thân yêu./.

<small>Hà Nội, tháng O1 năm 2017</small>

<small>Tác giả</small>

Nguyễn Thị Diễm Hằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>MỤC LỤC</small>

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT...----2:-5222¿222+t2EEEttSEExttrtrtrrrrrrrrrrrrrree viiM.9):80 10/99. \e00:70 cm... ... viiiDANH MỤC CAC HINH oe csssecsssessssesssseesssecsssecesncssnscssncesnscesnscessssesnseesnseessneessnes ix

052100005... ...ốaố 1

<small>Mục tiêu nghiÊn CỨU:...-- -ó <1 119 vn TH TH TH HH nh 2</small>

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...----:- ¿+ 2+SE+EE+2E£2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrkerkeeg 3

<small>Cau hoi nghién CUU 8... e... 4</small>

Luận điểm của luận án: ..ccccecccecsscssessssecessececsscsesessecsesucersrssvsassesessecarsasaesavsveavscarsesaveess 4<small>Nhiệm vụ nghiên cứu của luận ấP:... ..-- ---- - + E121 E91 E119 1191 1H ng ng ng 5</small>

Y nghia khoa hoc va thuc tiễn của luận án: eee cecsesessscscecssevsceescssesessessssesseseees 5

CHUONG I. TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA

<small>CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG NGHIỆP TAI CHE CHAT THAI RAN PHỤC VU</small>

5›7. Vi :32)8:)2)0140) 601077... ... 61.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...--- 2-52 £+S£+E++E£+E++EE+Exezkezrrrserxeee 61.1.1. Tái chế và công nghiệp tái chế chất thải răn...---¿- 2 5¿csz2zxz>szze: 61.1.2. Vai trị của cơng nghiệp tái chế chất thải rắn đối với phát triển bền vững... 101.1.3. Phát trién công nghiệp tái chế chat thai ran phục vụ phát triển bền vững.... I61.2. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp tái chế chat thai rắn phục vụ phát triển

<small>9002050717177 ... 301.2.1. Cac khai ni@m 8.20 1n... ...-. 30</small>

1.2.2. Đặc điểm của công nghiệp tái chế chat thải rắn ...---2- 2-5 5252 311.2.3. Yéu cầu và điều kiện dé phát triển công nghiệp tái chế chất thải ran phục vụ

<small>phat trién Den VEN 11077. ... 39</small>

Tiểu kết chương [o.cesceccecscssessessesssssssscscssessessessessessesucsvesecsessessesussucsuessassessesseesesnease 45CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIÊM, CÁCH TIẾP CẬN

VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU...-- 2 2£ ©££2E£+EE£2EE+2EE+EE+£EEezrxrrrerree 41

2.1. Giới thiệu địa điểm nghiên CỨu... - 2-2 2 2 2 +E£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEerEerkerkerkrree 412.2. Cách tiếp cận...---- ¿+ tt 1 E21217171211211211211 1111111111111. 1E 1111111 c2 502.2.1. Tiếp cận hệ thống và liên ngành: ...--- ¿- ¿+ s+x+E++E++E£+Ee£Eerxerxerxree 50

2.2.2. Tiếp cận dựa vào cộng đồng ...--- -- 2 t+EESEE2E2E1271711211221 1E re,55

<small>iv</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.3.1. Phương pháp khảo cứu, tong hợp tài liệu, số liệu:...---:---:-¿-5+ 55

2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sất:...-- ¿2 2 E+2E2E£+EE+EEtEErErrkerxerkeree 56<small>2.3.3. Phương pháp dự báoO... .-- cà HT HH HH Hưng già 622.3.4. Phương pháp phân tích chính sách...-- .- -- «kg ng go 64</small>2.3.5. Phương pháp tham vấn chuyên gia...-- 2-2-2 2+£+£E+£E£2EzEzrxerxezez 65<small>2.3.6. Phương pháp phân tích SWOT”...--. Sàn HH TH HT HH HH HH Hư 65</small>

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP TÁI CHÉ

CHAT THAI RAN PHỤC VỤ PHÁT TRIÊN BEN VỮNG THỦ ĐÔ... 68

3.1. Khái quát hiện trạng phát sinh và quản lý chat thai rắn thành phố Hà Nội ...68

3.1.1. Hiện trang phát sinh chat thải rắn Thành phố Hà Nội ...--- 68

3.1.2. Thu gom, vận chuyền và xử lý chất thai rắn sinh hoạt...--.--- 71

3.1.3. Những van đề bat cập trong quản lý chat thải ran trên địa bàn Hà Nội...72

3.2. Phân tích chính sách phát triển công nghiệp tái chế chat thải rắn ... 73

3.2.1. Khái quát hệ thống các chính sách liên quan đến phát trién cơng nghiệp tái<small>011017... aj:ưưỊ-ƠƠƠƠỒ 73</small>3.2.2. Khái quát nội dung hệ thống chính sách thúc day tái chế chat thải rắn... 75

3.2.3. Những van dé bat cập trong xây dựng hệ thống chính sách thúc đây tái chế<small>chât thải rắn...- - -- - ---- 1111111122311 111 1129311111110 111K KH vn 81</small>3.3. Đánh gia thị trường nguyên liệu phục vụ công nghiệp tái chế chất thải ran. ....84

3.3.1. Đánh giá thực trạng phân loại chất thải ran tạo nguồn nguyên liệu cho công<small>NGHIESP tdi CHE 0... ...<... 84</small>

<small>3.3.2. Thực trạng hoạt động thu gom, kinh doanh nguyên liệu cho công nghiệp táichê chat thải ran tại Hà Nội...-- - - G0 1122111112211 111121 1118 1111181111180 1 11v.94</small>3.4. Đánh giá công nghệ và lao động của công nghiệp tái chế chất thải rắn trên địa<small>bàn Thành phố Hà Nội ...- -- ¿2 2 S2 ©S£2E££EE£EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrrrrree 100</small>3.4.1. Cơng nghệ tái chế chất thải rắn...--- 2-22 2 E+EE££E£EE2EEEEEerEerrerrxrred 1003.4.2. Hiện trạng lao động trong công nghiệp tái chế chat thai rắntại Hà Nội ... 106

3.5. Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm tái chế của Thành phố Hà Nội... 107

3.5.1. Chat lượng và số lượng sản phẩm tái chế...---¿---¿ 5z ++cx++zx+zsed 1073.5.2. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm...--2-2¿- 5¿©2+£+++£x++zxtrxrerxesrxesred 1083.6. Vấn đề môi trường của hoạt động tái chế chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội... 109

3.6.1. Tác động hoạt động tái chế chat thải ran đối với môi trường nước... 110

3.6.2. Tác động của hoạt động tái chéchat thải ran đến mơi trường khơng khí.... 12

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.7. Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ phát

triển bền vững trên dia bàn Hà Nội trong thời gian toi... 1133.7.1. Dự báo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp tái chế chat thải rắn... 113

<small>3.7.2. Đánh giá tác động từ chính sách của Nhà nước... .--- + + ss<xs+ssss 118</small>

3.7.3. Đánh giá thị trrường sản phẩm chat thai ran trong những năm tới... 120Tiểu kết chương III...--- ¿5° E9SESEEEEE2EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrreeg 123

CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

PHAT TRIEN CÔNG NGHIỆP TAI CHE CHAT THAI RAN

PHUC VỤ PHAT TRIEN BEN VUNG THỦ DO ...---- 2-2 s¿©s++ce+cse¿ 1254.1. Các căn cứ đỀ XUat ec ceccecccccessessesssessessessuessessessessusssessessussusssessessessuessessessssueeees 125

<small>AVL. Can nh... 125</small>

<small>4.1.2. Căn cứ khoa học và thực ti€n sc. cccccccccecesssssssssssscscsesesescecssessvsvevsvsessessens 125</small>

42. Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ phát triển

<small>bên vững trên địa bàn Hà NỘI... - -- G . 2121131 1111 1118 11181111811 811 8x rrep 126</small>

4.2.1. Quan điểm trong phát triển công nghiệp tái chế chất thải ran phục vụ phát

<small>triên bên vững của Thành phô Hà Nội...-- ---- -- 5 1S ke, 126</small>

4.2.2. Xác định mơ hình dịng chat thai và tái chế trên địa bàn Hà Nội... 130

4.2.3. Đề xuất hồn thiện chính sách dé phát triển cơng nghiệp tái chế chat thai rắn<small>trén dia ban Ha NGI... =-.-.--... 133</small>

4.2.4. Giải pháp phát triển thị trường nguyên liệu và sản phẩm tái chế... 1454.2.5. Phát triển công nghệ và kiểm sốt ơ nhiễm trong q trình tái chế chất thải

4.2.6. Giải pháp tăng cường thông tin — tuyên truyền. ...--.----:---:-5+: 148

Tiểu kết chương IV...-- ¿52 ©E+E2EE2EE2EEE2E1211271712112112111171111 111111. 1e xe 150

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ...--2- 2£ 2+SE+EE£EE2EE2EEEEEE2E21121121 71.21. xcrke 153DANH MỤC CÔNG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIA

LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN...-- ¿5c kề kề EE1211111111 111111111 1E tye. 155

TÀI LIEU THAM KHẢO... -- 2 2S 2E£2EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrkee 156

<small>:10800 9225... --:::-:1.Ô. ... 165</small>

<small>vi</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Cục tái chế quốc tế (Bureau of International Recycling)

Nhu cầu ô xy sinh hóa

<small>Bảo vệ môi trường</small>

<small>Công nghiệp môi trường</small>

Nhu cầu ơ xi hóa học

Cơ sở sản xuất

Chat thải rắn

<small>Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Ky (United StatesEnvironmental Protection Agency)</small>

Tổng thu nhập quốc nội

Hiệp hội chất thải rắn quốc tế (the International Solid Waste

<small>Tài nguyên môi trường</small>

Ủy ban nhân dân

Chương trình mơi trường Liên hiệp quốc (The united nations

<small>environment programme)</small>

Ngân hàng thé giới (World Bank)

<small>vii</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 1.1. Lợi ích của tái chế CTR trong tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khíBang 1.2. Các cách xử lý chất thải theo GDP/người ...--- 2-2-5 secsccsczszse2 24Bảng 1.3. Danh mục một số nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ CTR của Việt Nam28Bảng 1.4. So sánh độ lệch chuẩn của dao động giá cả các tháng giữa nguyên liệu

nguyên chat và nguyên liệu từ chất thải...--- -- 2 2 x++E2E++EE+EEeEEzEEzrxerxerrerex 32

Bang 2.1. Một số làng nghề tái chế lớn khu vực các tinh lân cận Hà Nội... 53

Bảng 2.2. Các hoạt động khảo sát trực tiếp của luận án ...---<<<+++2 56Bảng 2.3 . Thông tin tong hợp đối tượng trả lời phiếu điều tra...-..--.--- 59

Bảng 2.4. Thành phan CTR đô thị theo thu nhập của mỗi quốc gia... ...63

Bảng 3.1. Thống kê lượng CTR phát sinh trên địa bàn Thành phó Hà Nội ... 68

<small>Bang 3.2. Thành phan CTR sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội ...--.-- :-- 69</small>

Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn một số đối tượng tại Hà Nội về chính sách thúc đây tái100.0... ... 79

Bảng 3.4. Số lượng các cơ sở mua phế liệu trong khu vực nội thành Hà Nội... 97

Bảng 3.5. Kết quả phân tích nước ao làng tại xã Triều Khúc, Tân Triều, Hà Nội .110Bang 3.6. Kết quả quan trắc mẫu nước một số làng nghề tái chế sắt Hà Nội... 112

Bang 3.7. Kết qua quan trắc lang nghé tái chế sắt Thanh phố Hà Nội ... 113

Bang 3.8. Dự báo quy mô dân số Thành phố Hà Nội đến năm 2030 ... 113

Bảng 3.9. Tiêu chuẩn định mức phát sinh chat thải ran tại Hà Nội (kg/người/ngày)Bảng 3.10. Ước tính khối lượng CTR theo thành phần CTR sinh hoạt tại Hà Nội 115Bang 4.1. Đề xuất chính sách vĩ mơ cần bổ sung ...-- 2 + s2 z+£z+£z+xze: 134Bảng 4.2. Đề xuất chính sách đối với Thành phố Hà Nội ...-- -- --: 137Bảng 4.3. Đề xuất một số giải pháp thúc đây tái chế CTR ưu tiên thực hiện trong

<small>thời gian tới trên địa bàn Ha NỘI... - Ăn S* 19119 1 HH ng nh re, 150</small>

<small>viii</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

DANH MỤC CÁC HÌNH

<small>Hình 1.1. Hệ thống phân cap trong quan lý, xử lý CTRR...- ¿2 5+ s+cs+c+£zsz 6</small>

Hình 1.2. Mơ hình phát triển bền vững của xã hội ...--- 2 25c s£x£s+zszse2 11

Hình 1.3. Ty lệ tái chế qua các năm tai Mỹ, Nhat bản, EU, Hàn Quốc... 23

Hình 1.4. Sự chênh lệch của đường cầu sản phẩm tái chế so với đường cau của sảnphẩm từ vật liệu truyền thống với cùng mức giá...--- 2-2 +s2+++zx+rxzsz 35Hình 1.5. Đường cung của sản phẩm tái chế so với sản phẩm sản xuất từ vật liệuI0 50 ... 36

Hình 1.6. Tác động ngoại ứng tích cực của hoạt động tái CẾ... 2252 ccccszsrvzesrrrs 38Hình 1. 7. Vai trị của Nhà nước trong phát triển tái chế phục vụ mục tiêu PTBV...44

Hình 2.1. Bản đồ Thành phố Hà Nội ...---2¿- 2-52 S222E2E£t£E+2Exezrxrrresree 47<small>Hình 2.2. Vị trí các làng nghề tái chế trong Vùng Thủ đơ...---5¿-5z5+ 54</small>Hình 2.3. Sơ đồ khung phân tích của luận án ...---- 2-2 2 2+£+E+£E+£x+zxzzszsez 67Hình 3.1. Các văn bản chủ yếu thúc day tái chế CTR (ban hành theo Luật BVMT<small>000... ... ... . . 74</small>

Hình 3.2. Các văn bản chủ yếu thúc day tái chế CTR (ban hành theo Luật BVMT<small>2Ù) --. in ... . . 75</small>

Hình 3.3. Tỷ lệ hình thức xử lý đối với CTR hữu cơ của người dân (%)... 87

Hinh 3.4. Ung xử của người được phỏng van đối với chat thải nhựa (%)... 88

Hình 3.5. Ứng xử của người được phỏng van đối với chất thải thủy tinh (%)... 88

Hình 3.6 Ứng xử của người được phỏng van đối với chất thải pin, ắc quy (%)... 89

Hình 3.7. Ứng xử của người được phỏng vấn đối với chat thải kim loại (%) ... 89

Hình 3.8. Ung xử của người được phỏng van đối với chất thải nilon (%)... 89

Hình 3.9. Ứng xử của người được phỏng van đối với chất thải giấy (%)... 89

Hình 3.10. Ứng xử của người được phỏng vấn đối với chất thải gỗ (%)... 89

Hình 3.11. Ung xử của người được phỏng van đối với chat thải vải vụn (%)... 89

<small>Hình 3.12. Tỷ lệ ứng xử của người dân đối với đồ điện tử bị hỏngCO gid tri KhAc MhAU (%) Pừ:tẳảẳÝẳ.... 92</small>

<small>ix</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>Hình 3.13. Ý kiến của người dân đối với việc tổ chức phân loại CTR tại nguồn...93</small>

Hình 3.14. Sơ đồ thu gom CTR thơng thường có thé tái chế ở Hà Nội... 95

<small>Hình 3.15. Sơ đồ phân loại chat thải ran công nghiệp ...---- 2-2 2 25c: 102</small>

Hình 3.16. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dây nhựa tại xã Trung Văn... 104Hình 3.17. Sơ đồ quy trình cơng nghệ tái chế sắt...---:-2- 52csz5cs>se+2 105Hình 3.18. Dự báo diễn biến chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội đến năm 2020 theo

kịch ban phát triển dân số, GDP và hệ số tăng trưởng chat thải rắn nội tại... 115

Hình 3.19 . Dự báo diễn biến chat thai rắn công nghiệp tai Hà Nội đến năm 2030

theo kịch ban phát triển công nghiệp của thành phó...--- 2: 5¿©5z2ss+cs+¿ 117Hình 3.20. Tỷ lệ ứng xử của người dân đối với sản phẩm tái chế (%)... 122Hình 4.1. Đề xuất sơ đồ dịng vật chất và tài chính của cơng nghiệp tái chế CTR.132

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

MỞ ĐẦU

Chất thải rắn (CTR) là chất thải dạng rắn phát sinh ra từ các hoạt động của

<small>đời sống kinh tế - xã hội. Quản lý CTR là một nhiệm vụ quan trọng tại mỗi quốc gia.</small>

Cùng với sự phát triển về kinh tế, khoa học công nghệ, loài người đã đi từ quanniệm chất thải rắn được thải bỏ một cách tự nhiên vào môi trường xung quanh đếnviệc cần phải hoạch định chiến lược cho việc xử lý chất thải rắn. Mỗi quốc gia đều

có những lựa chọn phương án xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã

hội và đặc điểm văn hóa của quốc gia mình. Trên quan điểm PTBV, những phươngán xử lý CTR phô biến và được ưu tiên theo thứ tự là: giảm thiểu, tái sử dụng, táichế, đốt thu hồi năng lượng và chôn lap.

Trên thế giới, hoạt động tái chế xuất hiện từ rất lâu và ban đầu được hìnhthành do nhu cầu tìm đến một loại nguyên liệu có giá thành rẻ của các nhà sản xuấthàng hóa. Trước đây, ngành cơng nghiệp tái chế được hình thành và có thời gianphát triển khá tốt với mục tiêu chính là lợi nhuận của các nhà đầu tư. Tuy nhiên,trong giai đoạn gần đây, lợi nhuận kinh tế không phải là mục tiêu hàng đầu của cácquốc gia khi phát triển ngành công nghiệp này, mà là lợi ích đạt được từ việc xử lýCTR, góp phần bảo vệ mơi trường. Ngành cơng nghiệp tái chế CTR góp phần đạt

được mục tiêu PTBV, bao gồm: tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm khối lượng

CTR chơn lấp, giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, ...

Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn có nhiều hoạt động tái chế là nguyên nhângây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động không tuân thủ các quy định về bảo hộ

lao động. Đó chủ yếu là những hoạt động tái chế với mô hình thủ cơng, quy mơ nhỏ

và thường xuất hiện ở các nước đang phát triển như Việt Nam, do các mục tiêu kinhtế vẫn được ưu tiên hơn các mục tiêu mơi trường. Trong khi đó, Chiến lược pháttriển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã chỉ rõ phát triển tái chế là mộttrong những giải pháp quan trọng dé đạt được mục tiêu PTBV.Vì vậy, làm thé nàodé phát triển công nghiệp tái chế CTR phục vụ tốt các mục tiêu PTBV, hài hịa giữabảo vệ mơi trường, lợi ích kinh tế và các lợi ích xã hội, là việc cần quan tâm trong

<small>thời gian tới.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Thủ đơ Hà Nội hiện nay có diện tích tự nhiên là 3.329 km, dân số khoảng7,5 triệu người (tính đến hết năm 2015). Những năm qua, thành phố Hà Nội đã đạtđược nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được nâng

<small>cao rõ rệt, tăng trưởng GDP luôn ở mức cao hơn so với bình quân cả nước khoảng</small>

1,4-1,6 lần. Hà Nội đang ngày càng phát triển trở thành một Thủ đô văn minh, hiệnđại. Tuy nhiên, cùng với việc tăng trưởng kinh tế cao là sức ép về suy giảm chấtlượng môi trường Thành phố ngày một gia tăng, trong đó đặc biệt là vấn đề CTR.Khối lượng phát sinh CTR trên địa bàn Thành phố đã tăng rất nhanh trong nhữngnăm gan day. Phương pháp chủ yếu xử lý CTR của Thanh phó hiện nay vẫn là chơnlấp (chiếm hơn 80% tơng lượng CTR sinh hoạt tồn Thanh phố) và Hà Nội đangđứng trước khó khăn trong việc xây dựng các bãi chôn lap CTR mới, trong khi các

bãi cũ đã sắp lấp đầy. Hoạt động tái chế CTR đã diễn ra từ lâu trên địa bàn, chiếm

một tỷ lệ rất nhỏ và đa số là cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Hoạtđộng xử lý CTR nói chung và tái chế CTR nói riêng trên địa bàn đang là một trongnhững nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến mục tiêu PTBV

<small>của Thủ đô.</small>

Dé thực hiện chiến lược PTBV trên dia bàn Hà Nội, đồng thời góp phangiảm lượng CTR phải chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên, phát triển công nghiệp tái chếCTR có thê là một giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới. Trước thực tế trên, tác giảthực hiện đề tài: “Nghién cứu phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn trên diabàn Thành pho Hà Nội phục vụ phát triển bên vững Thủ đồ” nhằm đánh giá khanăng phát triển một ngành công nghiệp- công nghiệp tái chế CTR- trên địa bàn HàNội, góp phần giải quyết vấn đề xử lý CTR thân thiện với mơi trường, đồng thời đạt

được các lợi ích về kinh tế và xã hội, phục vụ tốt mục tiêu PTBV.

<small>Mục tiêu nghiên cứu:</small>

- Nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận phát trién ngành công nghiệp tái chế

<small>CTR phục vụ PTBV</small>

<small>- Đánh giá thực trạng công nghiệp tái chế CTR trên địa bàn Thủ đô.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>- Đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp tái chế CTR</small>

<small>- Pham vi nghiên cứu:</small>

+ Phạm vi về học thuật: luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận pháttriển công nghiệp tái chế CTR phục vụ PTBV; các van dé thực tiễn về công nghiệptái chế đối với các CTR thông thường phát sinh tại Thành phố Hà Nội, chủ yếu làCTR sinh hoạt. Phạm vi CTR có thé tái chế được giới hạn nghiên cứu sâu về hoạt

động sản xuất phân compost (phân hữu cơ) từ CTR hữu cơ và tái chế các loại vật

<small>liệu vô cơ.</small>

Hoạt động tái chế hiện nay bao gồm cả tái chế vật liệu từ CTR phát sinhtrên địa bàn Thành phố và nguồn phế liệu được nhập khâu từ nước ngoài hoặc từ

các địa phương khác. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, chỉ nghiên cứu các

hoạt động liên quan đến tái chế các vật liệu có nguồn gốc từ CTR của Thành phó dé

phục vụ mục tiêu giảm thiêu chất thải, bảo vệ mơi trường, PTBV Thủ đơ.

Theo tính chất và thành phần hóa học, CTR được chia thành CTR thơng

<small>thường và CTR nguy hại. Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án chỉ tập trung</small>

nghiên cứu công nghiệp tái chế CTR thông thường, trong đó chiếm tỷ trọng lớn

nhất là CTR sinh hoạt, chiếm 60- 70% khối lượng CTR phát sinh [Bộ TNMT,<small>2011].</small>

+ Khơng gian lãnh thổ: trên tồn địa bàn Thành phố Hà Nội, có tính đến mốiliên kết vùng Thủ đô.

+ Thời gian nghiên cứu: trong khoảng 5 năm trở lại đây và dự báo đến năm

<small>2030.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>Câu hỏi nghiên cứu</small>

- Có phải cơng nghiệp tái chế CTR có thé tự do phát triển theo quy luật của thi

<small>trường và mang lại lợi ích, phục vụ tốt mục tiêu PTBV mà khơng cần có sự can</small>

<small>thiệp nào của xã hội?</small>

- Công nghiệp tái chế của Hà Nội đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ PTBV thủ

<small>đô chưa?</small>

- Trong giai đoạn tới, có khả năng phát triển công nghiệp tái chế CTR trên địabàn Thành phố Hà Nội không? để phát triển ngành này phục vụ mục tiêu PTBV thì

cần những giải pháp gì?

Luận điểm của luận án: luận án đưa ra 3 luận điểm sau:

- Công nghiệp tái chế CTR chỉ phục vụ tốt mục tiêu PTBV khi nó giúp đạt

được các lợi ích về mơi trường, kinh tế, xã hội. Thị trường tái chế CTR có những

<small>đặc điểm riêng và khó phát triển khi phải dap ứng các yêu cầu cụ thé dé phục vụ tốt</small>

mục tiêu PTBV nếu khơng có sự hỗ trợ từ xã hội, đặc biệt là từ phía nhà nước.

- Trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều hoạt động tái chế CTR từ CTR của thành

phố nhưng đa số quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường,

chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ PTBV Thủ đơ. Hoạt động quản lý CTR, các chính

sách và hệ thống thông tin hiện tại chưa thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp

tái chế CTR và trên thực tế ngành cơng nghiệp này chưa thực sự hình thành, pháttriển tại Thủ đô Hà Nội.

- Ngành công nghiệp tái chế CTR phục vụ PTBV có tiềm năng phát triển trên

địa bàn Hà Nội và để phát triển được, trong thời gian tới cần coi đây như một hoạt

động xử lý chất thải rắn trên địa bàn, được áp dụng các chính sách khuyến khíchtương tự với hoạt động xử lý CTR. Bên cạnh đó, cần thực hiện các giải pháp quảnlý, xử lý CTR thuận tiện cho hoạt động tái chế; có các chính sách khuyến khích,đồng thời kiêm soát để nâng cao chất lượng sản phẩm tái chế và tỷ lệ tiêu dùng sảnphẩm tái chế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:</small>

- Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp tái chế

<small>CTR phục vụ PTBV. Từ đó xác định những điểm còn chưa hoản thiện trong các</small>

nghiên cứu để xác định các nội dung nghiên cứu trong luận án. Nghiên cứu gópphần hồn thiện các vấn đề lý luận trong phát triển công nghiệp tái chế CTR phục

<small>vụ PTBV.</small>

- Nghiên cứu thực trạng và tiềm năng phát triển công nghiệp tái chế CTR trên

địa bàn Thành phố Hà Nội phục vụ PTBV thủ đô.

- Đề xuất các quan điểm, định hướng, giải pháp dé phát triển công nghiệp táichế CTR phục vụ PTBV Thủ đô.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:

Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần bé sung các van dé lý luận về phát triển

<small>công nghiệp tái chế CTR phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.</small>

Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp hệ thống giải pháp giúp Thành phố Hà Nội phát

triển ngành công nghiệp tái chế CTR phục vụ tốt PTBV Thủ đơ.

Kết cấu của luận án:

Ngồi mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương, bao gồm:

- Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về công nghiệp tái chếchất thải rắn phục vụ phát triển bền vững.

- Chương II: Địa điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Chương III: Đánh giá thực trạng công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ pháttriển bền vững Thủ đô

- Chương IV: Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp tái chếchất thải rắn phục vụ phát triển bền vững Thủ đô

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

CHUONG I. TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CONG NGHIỆP TAI CHE CHAT THAI RANPHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tái chế và công nghiệp tái chế chất thải rắn1.1.1.1. Tái chế chất thải rắn

CTR là chất thải dạng rắn phát sinh ra từ các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Việc thực hiện nhiều giải pháp khác nhau sao cho công tác quản lý CTR đạtđược hiệu quả tối ưu nhất trong bảo vệ môi trường, tiết kiệm kinh phí là mục tiêuhàng dau của mỗi quốc gia. Ap dụng hệ thống phân cấp trong quản lý CTR dé đạtđược mục tiêu này đã nhiều nghiên cứu đề cập, trong đó thứ tự ưu tiên dựa vào việc

-hạn chế tiêu thụ tài nguyên và bảo vệ môi trường của phương án quản lý CTR [Trần

Hiếu Nhuệ và cs, 2001; Tchobanoglous và Kreith, 2002; UNEP, 2005; Cù Huy Dau

và Tran Thị Hường, 2009]. Hệ thống này được mô tả trong hình 1.1:

_Sy

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Theo đó, việc giảm thiểu tối đa sự phát thải của mọi đối tượng, từ đó giảmlượng chất thải cần xử lý là ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia. Việc tái sử dụng,tức là sử dụng lại CTR vào một mục đích khác mà khơng cần qua xử lý, là ưu tiênthứ hai, tuy nhiên hiệu quả của nó lại phụ thuộc vào tính năng của chất thải có phùhợp với việc sử dụng vào việc khác hay không. Tái chế là hoạt động ưu tiên thứ ba

và là hoạt động có tính khả thi nhất trong 3 hoạt động được ưu tiên.

Khái niệm tái chế CTR

Tái chế là một trong những hình thức quản lý chất thải rắn của mỗi quốc gia, cónhiều khái niệm về tái chế, trong đó tiêu biểu là:

TheoTchobanoglous và Kreith [2002], tái chế là việc tách một vật liệu phế thảiđược đưa ra từ các dịng thải và xử lý nó để nó có thé được sử dụng một lần nữa

như là một vật liệu hữu ích cho sản xuất các sản phẩm có thể tương tự hoặc không

so với vật liệu sốc.

Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ EPA [2009], tái chế là quá trình thuthập và chế biến vật liệu mà chúng có thê bị vứt bỏ như rác và biến chúng thành các

sản pham mới.

Theo UNEP [2005]: Tái chế là quá trình tách, thu gom và chế biến hoặc chuyên

đổi các sản phẩm đã qua sử dụng hoặc các chất thải thành vật liệu mới hoặc sản

pham mới. Quá trình tái chế liên quan đến một loạt các bước dé sản xuất sản phẩm

Tại Việt Nam, khái niệm tái chế cũng được định nghĩa tại nhiều tài liệu nghiên

cứu khác nhau. Tác giả Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường [2009] đã đưa ra định

nghĩa: “Tái chế và hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thé sử dụngdé chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sảnxuất”

Theo Trần Hiếu Nhuệ [2005], tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các

thành phần có thé sử dụng dé chế biến thành các san pham mới sử dụng cho các

<small>hoạt động sinh hoạt và sản xuất.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>Khái niệm tái chế cũng được nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật, gần đây</small>

nhất khái niệm tái chế CTR được nhắc đến trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP vềquản lý chất thai và phế liệu: “Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải phápcông nghệ, kỹ thuật dé thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải”. Với cách diễnđạt này, có thé làm người đọc chưa nhận thức được tồn bộ quá trình tái chế là biếnchat thải thành 1 thành pham có thé được sử dụng trong xã hội mà rất dễ dé đượchiểu là tái chế chỉ dừng lại ở việc biến chất thải thành các nguyên liệu để đưa vàoq trình sản xuất. Trong khi đó, trong 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một sốđiều của Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014 thì quy định khá rõ về việc các cơ quansử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên mua sản phẩm từ hoạt động táichế (có nghĩa là các sản pham này là các thành phẩm).

Nghiên cứu về các loại hình tái chế:

Theo Nguyễn Đức Khién [2003], Cu Huy Dau và Tran Thị Hường [2009],các loại hình tái chế có thé chia thành: (i) Tdi ché vật liệu: bao gồm các hoạt độngthu gom vật liệu có thê tái chế từ dịng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này

để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác.; (ii): Tdi ché nhiét: bao gom<small>các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thai.</small>

Cũng có thể coi hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh lại chất thải thơng

Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học: chủ yếu dùng phương pháp đốt déthành các sản phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ.

Tái sinh các sản phẩm chuyển hóa sinh học: chủ u thơng qua q trình lên

men, phân hủy chuyền hóa sinh hoc, dé thu hồi các sản phẩm như: phân bón, khímétan, protéin, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa: từ các sản phẩm chunhóa bang q trình sinh học, hóa học có thé tái sinh năng lượng bang quá trình đốt

<small>tạo thành hơi nước và phát điện.</small>

- Mot số vật liệu có thể tái chế trong chất thải rắn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt nam đều thống nhất rắng, về lý thuyết,trong thành phan chất thải ran có rất nhiều vật liệu có thể tái chế [Nguyễn VănPhước, 2008; Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường 2009; Khalid et al., 2011; Tietenberg

and Lewis, 2011]. Các vật liệu có thé tái chế bao gồm:

+ Chất thải hữu cơ từ thực phẩm, phụ phẩm trong nơng nghiệp: được sử dungnhư là ngun liệu chính đề sản xuất phân vi sinh (compost).

+ Phân gia súc: Phân gia súc là nguyên liệu đề sản xuất khí sinh học (blogas) và

<small>phân hữu cơ đã được phân hủy.</small>

+ Kim loại (đồng, sắt, thép, nhơm, chì,...): các chất thải răn là kim loại nêu trên

được tái chế hoặc thu hồi để tạo ra nguyên liệu hoặc sản pham mới cùng loại.

+ Nhựa: nhựa phế thai được tái chế dé sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm bang

+ Giấy vụn: được sử dụng để tái sản xuất ra các loại giấy

+ Thủy tinh: làm nguyên liệu dé nau thủy tinh tạo ra các sản phẩm thủy tinh

+ Cao su: tái sản xuất thành các vật liệu cao su và vật liệu xây dựng như: dai

<small>phân cách đường, gạch</small>

+ Các chất trơ: tái sản xuất thành gạch không nung.

+ Các loại chất trơ có nhiệt: tái chế làm nhiên liệu

1.1.1.2. Công nghiệp tái chế CTR.

Hoạt động tái chế CTR khi ứng dụng trên thực tế đã trở thành các hoạt độngkinh tế và được xác định là hoạt động thuộc lĩnh vực cơng nghiệp.

Theo Bách khoa tồn thư mở,cơng nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là

lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhucầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinhtế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc day mạnh mẽ của các tiễn bộ về công

<small>nghệ, khoa học và kỹ thuật [].</small>

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấycông nghiệp tái chế CTR là một trong<small>những phân ngành chính của ngành cơng nghiệp mơi trường. Đây là ngành công</small>

<small>nghiệp tạo ra các giá tri gia tang từ chính việc giải qut các van đê mơi trường, đã</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

và đang có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho phát triển theo hướng bềnvững, chiếm vị thé quan trọng trong cơ cấu công nghiệp [OECD, 1996; UNEP,

<small>2005; Tietenbergand Lewis, 2011]. Tai Việt Nam, khái niệm ngành công nghiệp tái</small>

chế CTR. cũng chưa được đề cập cụ thể.

Không đưa ra khái niệm cụ thé ngành công nghiệp tái chế CTR, nhưng nhiềunghiên cứu đã đề cập khá rõ về các hoạt động liên quan đến ngành này, bao gồm:

Hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyền CTR; Hoạt động sơ chế, làm sạch CTR;

Hoạt động sản xuất vật liệu dùng cho các ngành công nghiệp khác; Hoạt động sảnxuất sản phẩm tiêu dùng cho xã hội [OECD, 1996; UNEP, 2005; Nguyễn Văn

<small>Phước, 2008].</small>

Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu chỉ rõ về sự hình thành và phát triển của côngnghiệp tái chế CTR với vai trò quan trọng của Nhà nước [OECD, 1996; UNEP,

<small>2005; Tietenberg and Lewis, 2011].</small>

1.1.2. Vai trị của cơng nghiệp tái chế chat thai rắn doi với phát triển bền vững

1.1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển bên vững

Nghiên cứu về PTBV đã được thực hiện rất nhiều trên thế giới và ở Việt Nam.

Theo Tatyana [2004], PTBV là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thếgiới mặc đù khái niệm vẫn còn khá mới mẻ và thiếu giải thích thống nhất. Cho đếnnay, khái nệm PTBV và nội hàm của nó vẫn đang được phát triển, định nghĩa củathuật ngữ này liên tục được sửa đôi và mở rộng.

Theo Trương Quang Học [2011], thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện

lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phâm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi

Hiệp hội Bao tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nộidung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới pháttriển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu câu tất yếu của xã hội và sự tác độngđến môi trường sinh thái học".

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáoBrundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường vàPhát triển Thế giới - WCED (nay là Uy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: PTBV

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,ton hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thé hệ tương lai...".

<small>Trong cuốn "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững”, tác giả Lưu</small>

Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh [2000] đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết vàhành động quản lý mơi trường cho phát triển bền vững. Cơng trình này đã xác địnhphát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền

vững văn hố, đã tong quan nhiều mơ hình PTBV.

Tựu trung lại, các nghiên cứu đều thống nhất rằng, PTBV là phát triển đảmbảo hài hòa giữa sự bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về mơitrường theo hình 1.2. Trong đó, với mỗi quốc gia, các mục tiêu phát triển bền vữngcụ thể đối với 3 lĩnh vực trên được xác định khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểmkinh tế - xã hội, chính trị của mỗi quốc gia nhưng vẫn đảm bảo đúng định hướng vềPTBV được thơng qua trong chương trình Nghị sự 21 về PTBV.

<small>Quyên lợi và ưu tiên</small>

<small>hài hòa cho phát</small>

<small>triên bên vững</small>

<small>Giá trị, niém tin,</small>

<small>hành vi</small>

<small>Văn hóa</small>

Hình 1.2. Mơ hình phát triển bền vững của xã hội

Nguồn: Trương Quang Học [2011]

<small>Trong đó có thê hiệu một sơ nhiệm vụ của mỗi lĩnh vực nhăm dat được mục tiêu</small>

phát triển bền vững như sau:

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Lĩnh vực kinh tế: Giảm dần mức tiêu phi năng lượng và các tài nguyên khác quacông nghệ tiếtkiệm và thay đổi lối sống; Thay đổi nhu cau tiêu thụ không gây hạiđến đa dạng sinh học và mơi trường; Bình đăng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên,mức sống, dịch vụ y tế và giáodục; Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Cơng nghệ sạch

và sinh thái hố cơng nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, táitạo năng lượng đã sử

- Lĩnh vực xã hội: Ơn định dân số; Phát triển nơng thôn dé giảm sức ép di dân vàođô thi; Giảm thiêu tác động xấu đến môi trường do đô thị hoá; Nâng cao học vấn,xoá mù chữ; Bảo vệ đa dạng văn hố; Bình đăng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợiích giới; Tăng cường sự tham gia của cơng chúng vào các q trình ra quyết định

<small>của cácnhà quản lý, hoạch định chính sách...</small>

<small>» Lĩnh vực mơi trường: Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên</small>

<small>không tái tạo; Phát triển không vượt quá ngưỡng chu tải của hệ sinh thái; Bảo vệ da</small>

dạng sinh học; Bảo vệ tầng ơzơn; Kiểm sốt và giảm thiểu phát xả khí nhà kính;Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; Giảm thiêu xả thải, khắc phục ô nhiễm

(nước, không khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường

<small>những khu vực ô nhiễm.</small>

Chương trình Nghị sự 21 của Thế giới và Việt Nam

Năm 1992: Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tô chức Hội nghị thượngđỉnh về Trái Dat, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên

hiệp quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyêntắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có

<small>tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự tham gia của đại diện hơn 200</small>

nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các tô chức phi chính phủ, hội nghị đã đưara bản Tun ngơn Rio về môi trường và phát triển cũng như thông qua một số vănkiện như hiệp định về sự đa dang sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến đổikhí hậu, tuyên bố về nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng...

<small>Năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm họp</small>

<small>tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm</small>

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>10 năm qua theo phương hướng mà Tun ngơn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã</small>

vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên. Những mục tiêu nàybao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môitrường nhăm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng dé cập tới chủ đề tồn cầu hóa gắn với các van

đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Các đại điện của các quốc gia tham gia hội

nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia

<small>trước năm 2005.</small>

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng Chiến lượcPhát triển bên vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 2l cua Việt Nam). Chiếnlược xác định 5 mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, 5 mục tiêu phát triển bền

vững về xã hội và 9 mục tiêu Phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên - môi

trường. Việc phát triển kinh tế theo hướng tiết kiệm tài nguyên, khuyến khích ápdụng cơng nghệ sản xuất sạch hơn và thân thiện với môi trường, công nghệ tái chếvà tái sử dụng chat thải, phế liệu; Đây mạnh công tác thu gom và xử lý chat thải ransinh hoạt và công nghiệp tại các đô thị và khu công nghiệp, tìm nơi chơn lấp xa khudân cư hoặc sử dụng công nghệ tái chế đề tái sử dụng hoặc chế biến làm phân bónlà những nội dung liên quan đến sử dụng tiết kiệm tài nguyên, quản lý CTR đã đượcđề cập trong Chương trình nghị sự này.

1.1.2.2. Lợi ích của công nghiệp tai chế chất thải rắn với phát triển bên vững:

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy công nghiệp tái chế mang lại các lợi ích về kinh tế,

xã hội và môi trường, phục vụ tốt cho mục tiêu PTBV, thé hiện ở những nội dung

năm 1996, với việc tái chế được 130 triệu mỶ CTR, Mỹ đã giảm được diện tích

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

tương đương với 64 bãi rác (diện tích mỗi bãi rác phục vụ đủ nhu cầu của mộtthành phố khoảng 700 nghìn người) [EPA, 2008].

Việc thay thế các vật liệu nguyên chất từ cây gỗ, quặng kim loại, khoáng sản,dầu... bằng các phế thải, hoạt động tái chế làm giảm áp lực trong khai thác lâmnghiệp và khoáng sản, giảm áp lực đối với mơi trường. Ví dụ, tái chế một tân giấytiết kiệm tương đương với 17 cây gỗ và 7.000 gallon nước. Đặc biệt đối với cácnhiên liệu hóa thạch và kim loại là tài nguyên không thể tái tạo, việc tiết giảm khaithác đã giúp cho thế hệ tương lai có thêm cơ hội được sử dụng các loại tài nguyên

<small>này [OECD, 2007].</small>

+ Giúp tạo nhiêu việc làm, phát triển kinh tế và gia tăng thu thuế.

Khi ngành công nghiệp này hình thành, nó đã tạo ra nhiềudoanh nghiệp mớitrong nhiều lĩnh vực, từ vận tải, xử lý, môi giới chất thải đến những công ty sản xuấtvà phân phối các sản phẩm làm từ các vật liệu tái chế, góp phần tạo thêm nhiều việc

làm, gia tăng ngân sách đáng ké cho mỗi quốc gia. Tai Mỹ, ngành công nghiệp táichế có khoảng 56.000 cơ sở, sử dụng trên 1,1 triệu người với mức lương cao hơn

mức trung bình, thu về hơn 236 tỷ USD doanh thu hàng năm. Ngành công nghiệp

này đã gia tăng đáng kế khoản thu thuế địa phương (ước tính khoảng 12,9 ty USD

<small>trong năm 2001)[EPA, 2008].</small>

Theo UNEP [2011], tái chế tạo ra nhiều việc làm hơn các hoạt động xử lý

CTR khác. Tái chế là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong việc tao viéc

làm và hiện đang có 12 triệu người chỉ trong ba quốc gia - Brazil, Trung Quốc vàHoa Kỳ tham gia trong lĩnh vực tái chế. Hoạt động phân loại và tái chế tạo ra số

lượng việc làm gấp mười lần so với san lấp hoặc thiêu đốt trên mỗi tấn CTR. Đồngthời với việc gia tăng việc làm trong lĩnh vực tái chế, có thé làm giảm cơ hội việclàm trong khai thác vật liệu truyền thống (là các vật liệu được tạo ra từ nguồn tài

<small>nguyên thiên nhiên) và các hoạt động liên quan. Đây lại là một lợi ích nữa trong</small>việc tạo việc làm bền vững.

<small>Theo BIR [2008], vật liệu tái chế cung ứng 40% nhu cầu tồn cầu của các</small>

ngun liệu thơ đầu vào cho sản xuất. Ngành công nghiệp tái chế xử lý hơn 600

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

triệu tan chất thải tái chế mỗi năm, với doanh thu hàng năm hon 200 tỷ USD, tươngtự như GDP của các nước như Bồ Đào Nha, Colombia và Malaysia. Khoảng 10%

số tiền này được chi cho các công nghệ mới, nghiên cứu và phát triển, góp phần vàoviệc tạo ra việc làm có tay nghề cao và làm cho tái chế hiệu quả hơn và thân thiện

<small>môi trường.</small>

+ Tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Theo các nghiên cứu [UNEP, 2005; BIR, 2008; EPA, 2015], đa số quy trình

tái chế có cơng nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng đáng kể so với sản xuất từ vật

liệutruyền thống. Ví dụ, tái chế một lon nhôm tiết kiệm 95% năng lượng cần thiết

dé làm cho cùng một lượng nhôm từ nguồn nguyên chất. Hiện nay, tái chế nhơmgiúp giảm thiểu 80 triệu tan khí nhà kính thải ra mỗi năm, tương đương với việc

phát thải của 15 triệu ôtô. Đối với mỗi pound nhôm phục hồi, người Mỹ tiết kiệm

các nguồn tài nguyên năng lượng dé tạo ra khoảng 7,5 kilowatt-giờ điện. Việc táichế giấy đã qua sử dụng giúp giảm 64% năng lượng so với sản xuất từ bột nguyênkhai và tránh phải chôn lấp chất thải này. Việc sử dụng các loại kính cũ phục vụ

<small>cơng nghiệp thủy tinh đã giảm chi phí năng lượng khoảng 20-30% so với dùng thuỷ</small>

tinh nguyên chất. Chính việc tiết kiệm năng lượng của cơng nghiệp tái chế đã tácđộng tích cực đến giảm phát thải khí nhà kính so với việc dùng các nguyên liệutruyền thống. Tại Mỹ, năm 2005 hoạt động tái chế đã giảm 48 triệu tấn khí thải

carbon, tương đương với việc loại bỏ sử dụng 36 triệu chiếc xe mỗi năm.

Theo Singer [1995], tiết kiệm năng lượng đáng ké có thé được thực hiện khi

sử dụng nhựa phế thải dé sản xuất sản phẩm tiêu dùng. Polyethylene mật độ thấp

(LDPE) được sử dụng để sản xuất các loại túi, bao bì và đóng gói. Tổng năng lượngđược sử dụng dé sản xuất một tan LDPE tinh khiết (từ 1,8 tan dầu thô) là 110 GJ/tan.Tổng năng lượng được sử dụng dé sản xuất túi tái chế từ LDPE được ước tính là từ

27 đến 35 GJ/tan, tiết kiệm năng lượng lên đến 75%. Bên cạnh đó, NO,, SO, và

<small>CO; phát thải được cho là giảm trung bình 70%.</small>

Bang 1.1 cho thấy lợi ích của tái chế trong tiết kiệm năng lượng và giảm hiệuứng nhà kính được BIR tổng hop:

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Bảng 1.1. Lợi ích của tái chế CTR trong tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí

1.1.3.1. Nghiên cứu về công nghiệp tái chế CTR phục vụ PTBV tại các nước pháttriển

Trên thế giới, hoạt động tái chế xuất hiện từ rất lâu và ban đầu được hìnhthành do nhu cầu tìm đến một loại nguyên liệu có giá thành rẻ của các nhà sản xuất

hàng hóa. Việc quay vòng các loại chất thải như giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh.. désản xuất ra các sản phẩm trong các ngành công nghiệp đã được phô biến từ thé ky

17,18. Chính việc tìm ra lợi nhuận từ hoạt động tái chế một số loại CTR nên ngàycàng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này [John,1997]. Tuy nhiên, với yêucầu ngày càng cao về chất lượng hàng hóa và các tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ mơitrường, hoạt động tái chế dần không hấp dẫn nhà đầu tư vì lợi nhuận mang lại

khơng cao so với việc sử dụng vật liệu truyền thống. Phân tích của OECD [2007]

cho thấy, việc chi phí cho tìm kiếm thị trường nguyên liệu là điều tất yếu, nhưngnhững chỉ phí trong tìm kiếm thị trường vật liệu tái chế thường đặc biệt cao do tínhkhơng ổn định của nguồn ngun liệu và khó khăn trong tiếp cận thơng tin.Bêncạnh đó, chi phí lao động là một thành phan quan trọng của chi phí xử lý. Thu gom,

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

phân loại, chế biến phế liệu thường sử dụng rất nhiều lao động. Do đó, chi phí laođộng cao hơn có thé làm cho các phế liệu tái chế kém cạnh tranh trên thị trường đầu

Tại Nhật Bản, cho tới đầu thập niên 70, hoạt động thu gom giấy của người đimua rong tại Nhật Bản rất phát triển do nhu cầu nguyên liệu giấy trên thị trường ratcao. Nhưng khi nền kinh tế Nhật phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn với

các nguồn đầu tư nước ngồi thì bột giấy lại trở nên quá rẻ do nguồn nhập khẩu ôn

định, trong khi giá nhân công tăng cao khiến việc th người đi rao đổi giấy khơngcịn kinh tế nữa. Hoạt động mua bán giấy báo cũ và tái chế do đó giảm dan, và chỉnhư hồi sinh trở lại vào thập niên 90 — khi bắt đầu phát triển mạnh các mối quantâm về mơi trường [Phịng chính sách công nghiệp môi trường Thành phố

<small>Kitakyushu, 2009]</small>

Nghiên cứu của Yunchang [2004] cho thấy, sau Thế chiến II, Đài Loan là một

quốc gia rất nghèo với GNP bình quân đầu người thấp hơn 100USD. Khi đó xuấthiện những người tiên phong trong các doanh nghiệp tái chế với mục đích cải thiệntình hình kinh tế cá nhân. Hoạt động tái chế khá phát triển cho đến cuối thế kỷ 19,

do đời sống ngày càng cao, thói quen tiêu dùng đã thay đổi đáng kể, các sản phamlàm từ vật liệu tái chế ít được ưa chuộng bởi người tiêu dùng. Do đó, số lượng các

doanh nghiệp tái chế cũ đã giảm, ngay cả đối với các kim loại màu, giấy và kính vìtăng chi phí tái chế và giảm lợi nhuận. Điều này cũng được tác giả minh chứngthêm khi tính tốn cho thấy đối với các loại vật liệu bao bì, chỉ có hoạt động tái chếnhơm là tự phát triển được do chi phí rịng âm, cịn các loại vật liệu khác khơng théphát triển nếu khơng có sự can thiệp của Nhà nước.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong những năm gần đây nhiều nước đã áp dụngcácchính sách đề thúc đây sự phát triển của ngành công nghiệp này như là một giảipháp dé xử lý chat thải rắn, tiêu biểu như Nhật, các nước EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài

<small>Loan. Các giải pháp mà các nước thực hiện được khái quát như sau:</small>

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Xây dựng hệ thống thuế, phí để giảm lượng CTR chơn lấp; hỗ trợ tài chính khuyếnkhích tái chế phát triển.

Các nước phát triển đặt mục tiêu hạn chế phát thải, giảm tối đa lượng CTRchơn lấp bằng hình thức tái chế và nhiều hệ thống phí thải được đặt ra để đạt đượcmục tiêu này. Ngay từ năm 1993, Hàn Quốc đã đưa ra hệ thống phí thải địi hỏi cácnhà sản xuất sản phẩm và nhập khẩu phải trả một phan chi phí cho việc xử lý sảnphẩm khơng dễ dàng tái chế hoặc có chứa chất độc hại và có thể gây ra các vấn đềmơi trường trong quản lý chất thải (ví dụ bao bì đựng thuốc trừ sâu, chất chốngđông, kẹo cao su, ta dùng một lần, thuốc lá và các sản phẩm nhựa...). Hệ thống phíthải được thiết kế dé giảm thiểu sản xuất các chat thải không thể tái chế và phát huy

<small>hiệu quả xử lý. Mức thu phí được dựa trên tác động mơi trường của mỗi sản</small>

phẩm.Các khoản phí thu được gửi vào hệ thống Tài khoản đặc biệt cho việc cải

thiện mơi trường được duy trì bởi Chính phủ Hàn Quốc, cụ thé dành cho nghiên cứuvà phát triển; hỗ trợ các doanh nghiệp tái chế và thành lập các cơ sở xử lý chất thải;và mua nguyên vật liệu có thê tái chế. Đến năm 2003, hệ thống EPR đã được thay

thế cho hệ thống cũ, cụ thể là hệ thống tiền gửi chất thải, trong đó yêu cầu các nhà

sản xuất phải trả một khoản tiền gửi dé sản xuất các mặt hàng có thé tái chế, bao

gồm chai, lon nhôm và thép, thủy tinh... Với sự ra đời của hệ thống phí thải dựa trên

lượng thải và mở rộng hệ thống trách nhiệm sản xuất, các doanh nghiệp tài nguyêntái chế tại Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng. Số lượng các cơng ty tái chế trongnước tăng nhanh từ 1.647 trong 1999 lên đến 4.375 vào năm 2009, sử dụng tơngcộng 52.000 lao động. Chính phủ đã cho vay, hỗ trợ đặc biệt cho sự phát triển củacác ngành công nghiệp tái chế tại Hàn Quốc. Bộ Môi trường cung cấp các khoảnvay lãi suất thấp dài hạn cho các doanh nghiệp tái chế nhỏ dé phát triển các thiết bịvà công nghệ tái chế. Các doanh nghiệp tái chế mới được cung cấp sự tư vấn từ cácchuyên gia bắt đầu kinh doanh để tạo thuận lợi cho việc khởi động của họ. Là mộtphan của sáng kiến tăng trưởng xanh, Chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ tổng cộng

<small>930 tỷ won của Hàn Quôc đê đâu tư vào các dự án liên quan đên tái chê nguôn thải</small>

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

trong giai đoạn 2009-2012, được ước tính dé có thé tạo ra khoảng 16.196 việc làm

<small>mới trong ngành công nghiệp [Ministry of Environment, Republic of Korea, 2012].</small>

<small>Nghiên cứu của Yunchang [2004], Fan et al[2005] cũng chỉ rõ những chính</small>

sách ưu việt về tài chính của Đài Loan trong phát triển công nghiệp tái chế. Hệthống khuyến khích phát triển thị trường tái chế thị được áp dụng năm 1997 đã tíchhợp bốn bên liên quan, cụ thé là (1) cộng đồng dân cư, (2) các đội thu gom và xử lý

chất thải rắn của chính phủ địa phương, (3) thu gom tư nhân và các doanh nghiệp

phân loại và (4) doanh nghiệp công nghiệp tái chế. Đây được coi là hình thức trong-một ' với mục đích là nâng cao hiệu quả của việc tái chế tại Đài Loan. Chínhsách này đã buộc các nhà sản xuất có liên quan và người nhập khẩu phải trả phí táichế và trợ giá cho các đội thu chất thải rắn và xử lý chính quyền địa phương, cộng

"bốn-đồng, các doanh nghiệp thu gom và phân loại, và các ngành công nghiệp tái chế để

thúc đây tái chế. Trong hệ thống này, mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ mơitrường có thé đạt được cùng một lúc. Bang cách thiết lập các thị trường mới dé táichế, hàng ngàn công ăn việc làm sẽ được tạo ra trong khi theo đuổi sử dụng bền

vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, trong hệ thống này, người

dân cũng tham gia hoạt động tái chế, làm giảm nhiều khó khăn chính trị khơng

mong muốn cho cơ quan môi trường Đài Loan trong việc thực hiện một chính sách<small>mơi trường mới.</small>

Tạo nguồn ngun liệu 6n định cho các hoạt động sản xuất.

Tất cả các quốc gia khi quan tâm đến phát triển công nghiệp tái chế đều xácđịnh việc tạo nguồn nguyên liệu là điều kiện quan trọng.Việc ban hành các bộ luậtquy định bắt buộc từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng có trách nhiệm trong việc thugom phế thải có thể tái chế là một nội dung được các nước phát triển như Mỹ, Đức,Nhật Bản, EU.. chú trọng sử dụng và chính từ những chính sách này đã tạo ra nguồnnguyên liệu phong phú và ôn định cho công nghiệp tái chế CTR [Singer, 1995; EPA,

<small>Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong việc khuyến khích các hoạt</small>

động tái chế. Ngay từ đầu những năm 2000, Nhật Bản đã đưa ra mơ hình xã hội

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

tuần hồn vật chất với quan điểm kêu gọi toàn xã hội tham gia vào hoạt động tái chế,hạn chế tối đa việc xả thải và sử dụng tài nguyên. Nhật Bản đã ban hành hàng loạtbộ luật quy định thu gom, tái chế đối với từng loại hàng hóa cá biệt có thể tái chế

<small>như Luật tái sinh bao bì, vỏ bịch (trong đó quy định rõ trách nhiệm phân loại dongười tiêu dùng thực hiện, trách nhiệm thu gom các bao bì đã phân loại do chính</small>

quyền phường, xã thực hiện và trách nhiệm tái sinh lại bao bì do chính các cơng ty

sản xuất đầu tiên thực hiện), Luật tái sinh điện gia dụng (Quy định rõ người tiêu

dùng đứng ra thu gom rác, gánh chịu phí tái sinh qua giá thành sản phẩm, tiệm bánlẻ tiếp nhận phế liệu điện gia dụng từ người tiêu dùng và nhà sản xuất điện gia dụng

chịu trách nhiệm tái chế sản phẩm), Luật tái sinh thực phẩm (quy định người chế tạo,

gia công, bán thực phẩm phải chịu trách nhiệm tái tài nguyên hóa phế liệu thựcphẩm), Luật tái sinh xây dựng (quy trách nhiệm tái tài nguyên hóa phế liệu xây

<small>dựng cho người nhận thầu cơng trình)... [Ministry of Economy, Trade and Industry,</small>

<small>Kiêm sốt hoạt động sản xt</small>

Có thê lấy ví dụ về việc quản lý những hoạt động tái chế giấy tại các nước

Châu Âu. Trong bộ tiêu chuẩn giấy thu hồi ở các nước, mỗi loại giấy được cho mã

riêng, kèm theo là mô ta chỉ tiết về loại giấy đó với hàm lượng % cụ thé của những

tạp chất “không phù hợp” và tạp chất bị “cam tuyệt đối”, cùng các điều kiện giaodịch cho cả hai bên mua bán. Ngành công nghiệp tái chế Châu Âu còn đặt ra mụctiêu quản lý thật chuyên nghiệp đối với các nguồn giấy thu hồi dé góp phan đáng kê

vào việc hạn chế rác thải (trong năm 2007 dựa trên sự ủng hộ của các thành viên

Hiệp hội thu hồi giấy Châu Âu, Bộ hướng dẫn về rác thải của EU đã giới thiệuhướng dẫn cách thu gom riêng biệt các loại rác và đến năm 2015 sẽ trở thành pháplệnh đối với tất cả các quốc gia thành viên) và nâng cao chất lượng giấy thu hồi đểcó thé tái chế được. Dé đạt được mục tiêu này, một hệ thống theo dõi đường đi của

giấy thu hồi trong chuỗi giá trị sẽ được thiết lập — có tên là Hệ thống truy căn giấy

thu hồi (Recovered Paper Identification System). Mục tiêu của hệ thống là nhằm

<small>theo dõi được ngn gơc của giây thu hơi, qua đó bảo đảm an toàn cho các sản</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>phẩm giấy tái chế. Day là một giải pháp quan trong dé cải tiến chất lượng giấy thu</small>

hồi cũng như giúp đưa ngun liệu thơ có chất lượng có thể kiểm soát được đến vớicác nhà máy tái chế; giúp họ có được sản phẩm giấy chất lượng cao. Nhờ có hệthống truy căn giấy thu hồi, các nhà cầm quyền địa phương có thé phân biệt đượcnhững chuyến hàng giấy thu hồi hợp pháp với những chuyến hàng phi pháp, vậnchuyên rác thải hoặc phế liệu nguy hại. Chương trình được đề xuất tiến hành triển

<small>khai cho toàn châu Âu.</small>

Nhờ những chính sách hiệu quả như vây, hiện nay tái chế đã trở thành một bộphận không ngừng lớn mạnh trong ngành sản xuất giấy và tự nó đã là một ngànhcông nghiệp to lớn liên kết trực tiếp và gián tiếp tới một bộ phận không nhỏ cácngành khác trong nền kinh tế Châu Âu — vốn dang được mệnh danh là “nền kinh tếtái chế". Tái chế giúp hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững va lâu dài của Châu Au,thúc đây tăng trưởng và giải quyết việc làm [European,2006].

Nhật Bản cũng ban hành nhiều chính sách liên quan đến quản lý hoạt độngtái chế. Trong đó tiêu biểu là Luật xử lý đúng dan phế liệu ban hành tháng 6/2006

bao gồm các nội dung về xử lý thích đáng phế liệu, quy chế xây dựng cơ sở xử lý

phế liệu, quy chế đối với người xử lý phế liệu, thiết lập tiêu chuan xử lý phế liệu và

đối sách đối với những trường hợp xử lý khơng thích đáng

Đề dam bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp đặc thù này, can

thiệp để sản phẩm tái chế có được một thị trường tiêu thụ ôn định cũng là mối quan

<small>tâm của Chính phủ các nước. Trong đó khu vực nhà nước ln được kêu gọi gương</small>mẫu trong việc dùng các sản phẩm tái chế.

Ngoài các Luật quy định trách nhiệm của từng đối tượng với hoạt động tái chế,

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Nhật Bản đã ban hành các loại luật khuyến khích việc sử dụng hàng hóa, sản phẩmđược tái chế. Trong đó phải kế đến Luật mua hàng hóa sinh thái được ban hành

<small>năm 2001 quy định rõ trách nhiệm của quốc gia, chính quyền địa phương và người</small>

dân tự chủ xúc tiến mua hàng hóa tái sinh.

Tại Mỹ, bang Caliphocnia ra điều luật yêu cầu các nhà xuất bản báo phải dùngít nhất 25% giấy in báo tái chế từ ngày 1-1-1991 và 50% vào năm 2000. Năm 1993,

Tổng thống Clintơn yêu cầu toàn bộ giấy mua cho các cơ quan của chính phủ phải

chứa 20% (hoặc với tỉ lệ cao hơn) xơ sợi tái chế (từ giấy đã qua sử dụng) từ 1995,

<small>tăng lên 25% vào năm 2000 [EPA, 2010].</small>

Tại Hàn Quốc, dé thúc đây việc sử dụng các sản phẩm xanh, chính sách được

đưa ra là yêu cầu chính phủ quốc gia, địa phương và các tổ chức công cộng củachính phủ mua sản phâm thân thiện mơi trường (bao gồm cả các sản phẩm tái chế)thông qua việc ban hành các đạo luật về Khuyến khích mua sản phẩm thân thiện

<small>môi trường vào năm 2005. Hàng năm, Bộ Môi trường ban hành hướng dẫn mua sản</small>

phẩm này cho các cơ quan chức năng khi họ thiết lập và thực hiện kế hoạch mua

<small>hàng của họ.</small>

Xây dựng hệ thống thông tin.

Hiện nay, tại hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan,

Nhật Bản và khối EU, hệ thống thông tin về hoạt động tái chế đã được xây dựng rấtchi tiết. Các nước này đều có trang web riêng về tái chế, các van đề liên quan đếntái chế như: chính sách tái chế, hướng dẫn cụ thể các hoạt động phân loại CTR, tái

chế, các thơng tin về thị trường...

Bên cạnh các trạng web chính thức của chính quyền, các trang web của cáchãng tái chế tư nhân, các tô chức tái chế như BIR... cũng là kênh thông tin tin cậy

dé các đối tượng quan tâm có thé tìm hiểu.

Việc cung cấp thơng tin đầy đủ, dễ hiểu, cập nhật như vậy đã giúp ngành công

nghiệp tái chế CTR. tại các nước phát triển có những hoạt động thuận lợi hơn nhiều.

Và với những giải pháp tích cực này, tỷ lệ tái chế của các nước này đã gia tăngliên tục, có thé thấy ví dụ trong hình 1.3.

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Như vậy có thé thấy rang, ngành cơng nghiệp tái chế phát triển tốt tai các nước

này là do hệ thống thé chế, chính sách của các nước đã phát huy hiệu quả.

1.1.3.2. Nghiên cứu về công nghiệp tái chế chất thải rắn tại các nước đang phát

triển và Việt Nam.

Hoạt động tái chế tại các nước đang phát triển cũng được hình thành từ rất lâuvà cho đến nay vẫn phát trién mạnh nhưng với mục tiêu kinh tế là chủ yếu.

<small>Theo Dang Kim Chi [2005], OECD [2007], UNEP [2005], Shekdar [2009],</small>

<small>Marshall and Farahbakhsh [2013], Moh and Manaf [2014], Harir [2015], hoạt động</small>

tái chế tại các nước đang phát triển chiếm ty lệ rất nhỏ (da số từ 5-15% CTR sinhhoạt), khơng được tơ chức quản lý và kiểm sốt chặt chẽ, gây ra khơng ít tác độngtiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ cho những người hoạtđộng trong mạng lưới thu hồi, tái chế chất thải. Những bat cập phô biến là: Gay 6

<small>nhiễm môi trường; Sử dụng lao động trong môi trường không đảm bảo an toàn cho</small>

sức khoẻ và vệ sinh; Chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, yêu cầu. Những

bat cập này di ngược lai với mục tiêu PTBV.

Brigden et al [2005] khi mô tả nghiên cứu về hoạt động tái chế chất thải điện

tử tại Trung Quốc và An Độ đã cho thấy các hoạt động này sản sinh ra rất nhiều kim

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

loại nặng và chất hữu cơ độc hại tại tất cả công đoạn của quy trình tái chế, đã gây ơ

<small>nhiém đên tram tích dat, nước sông tại các khu vực nghiên cứu.</small>

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động tái chế tại các nước đang phát

triển chủ yếu do khối doanh nghiệp nhỏ hoặc rất nhỏ, các hộ kinh doanh thực hiện.

Các đối tượng này đã không thực hiện đầy đủ quy định về bảo vệ môi trường, điềukiện về sử dụng lao động, an toàn và vệ sinh cho người lao động [Shekdar, 2009;UNEP, 2007]. Những hoạt động này đang phát triển khá mạnh do đạt được lợi

nhuận kinh tế cao, chủ yếu do chi phí nguyên liệu và lao động giá rẻ. UNEP [2011]

cho rằng, việc các hoạt động tái chế tại các nước đang phát triển chủ yếu do khối tu

<small>nhân thực hiện một cách khơng chính thức là ngun nhân gây khó khăn cho việc</small>

tính tốn tỷ lệ tái chế ở các nước này.

Bảng 1.2 cho biết các phương pháp xử lý chất thải theo GDP bình quân đầungười, trong đó cho thấy các khu vực tư nhân là một lực lượng tham gia khá tích

cực trong hệ thơng quản lý chất thải của các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Bảng 1.2. Các cách xử lý chất thải theo GDP/người

<small>Các u tơ</small> Quốc gia có thu Quốc gia có thu Quốc gia có thunhập thấp nhập trung bình nhập cao

<small>GDP/ngườinăm <5,000 5,000-15,000 >20,000(USD)</small>

<small>Mức tiêu thụ 20 250-550 350-750</small>trung bình giấy

<small>Khn khơ quản | Khơng có (hoặc có Có chiên lược mơi | Có chiên lược</small>

<small>lý chât thải theo | nhưng yêu*) chiên trường quôc gia, quôc gia về môiluật định lược quôc gia vê môi | Bộ Môi trường, trường, Bộ Môi</small>

trường, thiết lập

khuôn khổ pháp lývà áp dụng, đủ sốliệu thống kê

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Các yếu tổ Quốc gia có thu Quốc gia có thu Quốc gia có thunhập thấp nhập trung bình nhập cao

số liệu thông kê không đây đủ

Thu gom không | Rất phát triên, thu Phát triên và đang | Gần như khơng tồn

<small>chính thức gom được khối trong q trình thé | tại</small>

lượng đáng kể, xu chế hốhướng tổ chức là

<small>Kinh 1-5 1-5 5-8</small>

<small>ĐỘ âm 50-60 40-60 20-30</small>

<small>Giá trị năng 800-1,000 1,100-1,300 1,500-2,700lượng (kcal / kg</small>

tái chế khơng

<small>chính thức cùng</small>tồn tại

Tái chế không Phát triển mạnh thu | Phát triển và đang | Gần như khơng tồn

chính thức gom được khối trong quá trình thé | tạilượng lớn, xu hướng chế hoá

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

như giấy, thép ...đều có các họat động sản xuất từ vật liệu tái chế nhập khâu. Trongkhi đó, hoạt động tái chế từ CTR phát triển mạnh tại các làng nghề với đa số cơ sởsản xuất là các hộ hoặc công ty gia đình, quy mơ nhỏ. Hoạt động tái chế đã và đangmang lại thu nhập tốt cho nhiều hộ dân làng nghé, tạo việc làm cho lao động nông

<small>thôn [Đặng Kim Chi và cs, 2005; Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011]. Tuy nhiên,</small>

các hoạt động tái chế hiện nay chưa thực sự phục vụ tốt mục tiêu PTBV.

Các nghiên cứu của Đặng Kim Chi va cs [2005] cho thấy, lao động của cáclàng nghề chủ yếu là lao động có tay nghé thấp, thực hiện những thao tác thủ công,

<small>đơn giản. Người lao động không được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động đạt</small>

tiêu chuan như găng tay, quần áo bảo hộ lao động.

Hoạt động tái chế gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đã được chứngminh trong nhiều nghiên cứu tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của Trần Đắc

<small>Phu và Đặng Anh Ngọc [2011] từ năm 2007-2008 tại xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng</small>

n (tái chế chì) cho thấy, mức ơ nhiễm chì trung bình trong khơng khí vượt tiêuchuẩn 3,47 lần; hàm lượng chì trong 46% mẫu rau và cá vượt tiêu chuẩn vệ sinh với

mức độ vượt tiêu chuẩn trung bình là 4,61 lần. Cũng nghiên cứu về làng nghề này,

các kết quả phân tích năm 2011 của Đào Thị Thúy Nguyệt và cs [2012] cho thấytrong khơng khí tại làng nghề, hàm lượng kim loại chì vượt TCCP 2500 lần, hàmlượng Cadimi vượt TCCP 12 lần. Tạ Thị Thảo và cs [2009] đã phát hiện thấy đất vàtram tích lay tại các điểm thu gom tái chế chat thải điện và điện tử tại Hà Nội vàmột số tỉnh lân cận đã có sự ơ nhiễm kim loại nặng rõ rệt (tơng hàm lượng trung

bình các ngun tố CO, Ni, Cu, Zn, Hg, Cd, Pb đều cao hơn nhiều lần so với đất

khác và gấp hàng trăm lần nếu so với thành phần hóa học của đất).

Tác giả Đặng Kim Chi và cs [2005] đã công bố nhiều số liệu phân tích chothấy 6 nhiễm mơi trường nghiêm trọng đang diễn ra ở rất nhiều làng nghề tái chế.Các số liệu cho thấy nước thải sản xuất tại làng nghề tái chế giấy Dương O, Bắc

Ninh có hàm lượng COD vượt từ 2-12 lần, hàm lượng phenol vượt TCCP 10 lần, tại

<small>làng nghề Phú Lâm có COD vượt TCCP từ 1,5-9 lần, BOD5 vượt từ 1-8 lần...</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Ô nhiễm do sản xuất nghề đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dântại khu vực này. Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Thiện và Nguyễn Tùng Linh[2009] cho thấy, khơng những khơng khí và nước thải làng nghé tái chế Văn Môn,Bắc Ninh bị ô nhiễm kim loại nặng, mà mẫu nước tiêu của người lao động tronglàng cũng có nồng độ một số kim loại nặng (đồng, chì) cao. Nghiên cứu cũng cho

rằng, mặc dù các kim loại nặng trong nước tiểu còn ở trong giới hạn cho phép,

nhưng nếu tiếp xúc lâu dai sẽ ảnh hưởng tới cac chức năng và dẫn dé các bệnh lý

nhiễm độc nguy hiểm. Nghiên cứu của Ngô Đức Minh và cs [2009] cũng cho thấyham lượng Pb trung bình trong mẫu gạo ở làng nghề tái chế Văn Môn và Châu Khê,

Bắc Ninh cao hơn 2 lần so với 2 vùng đối chứng khơng có hoạt động tái chế; lượng

Pb đưa vào cơ thể người củ người dân vùng 6 nhiễm 2 làng nghề này cao hơn 1,8-2

lần so với trung bình của vùng đối chứng, nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn

<small>theo khuyến nghị của WHO/FAO.</small>

Trong những năm gần đây, phát triển công nghiệp tái chế nhằm giảm thiểuchất thải phát chơn lấp, góp phần bảo vệ môi trường cũng được nhiều địa phương

trong cả nước quan tâm thúc day. Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động này vẫn chưa

thực sự phát triển, phục vụ tốt mục tiêu PTBV.

Thực tế hiện nay tại Việt Nam, chưa có mơ hình nhà máy chỉ hoạt động tronglĩnh vực tái chế quy mơ lớn thành cơng. Có thé lay một số ví dụ sau:

- Mơ hình nhà máy tái chế CTR sơng Cơng, Thái Ngun:

Cơng trình Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công được xây dựng bằngcông nghệ MBT - CD.08 (đã được Bộ xây dựng cấp giấy phép). Mục tiêu ban đầucủa nhà máy là: sử dụng công nghệ xanh thân thiện với môi trường, không chôn lấp,không gây ô nhiễm thứ cấp, tận thu túi nylon và kim loại để tái chế, rác thải đượcxử lý theo hướng năng lượng tái tạo... Mơ hình này đã được lấy làm mơ hình điểmcho các tỉnh, thành phố khác đến tham quan, học tập.

Tuy nhiên, suốt thời gian từ khi khánh thành là tháng 5/2011 đến nay, nhà máyhầu như không hoạt động được, 2 sản phâm chính là viên đốt và gạch khơng nungtừ rác thải sản xuất ra không tiêu thụ được trên thị trường vì viên đốt nhiệt lượng

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>thấp, nhiều tro, sản phẩm gạch khơng nung có độ cứng khơng đạt u cầu.Ngồi ra,</small>

dây chuyền xử lý rác của nhà máy khi đi vào vận hành công suất khơng dat đượcnhư thiết kê ban đầu, máy móc thường xun hỏng hóc, khơng có phụ tùng thaythế.Khơng những thế, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị SôngCông vẫn phải chi trả lương cho Nha máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công,nhưng không được hưởng tiền ngân sách.

Có thé thấy, mặc dù cơng nghệ đã được kiểm định, nhưng trong quá trình xây

dựng và vận hành, hoạt động tái chế đã không đạt được hiệu quả cao.- Mơ hình các nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ CTR tại các tỉnh:

Xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ CTR khá phổ biến tại các tỉnhtrong cả nước. Tính đến nay, đã có hơn 20 tỉnh, thành phố có nhà máy sản xuất

phân hữu cơ, đa số là dây chuyền sản xuất nhập ngoại (nhà máy Cầu Diễn, Hà Nội

với dây chuyền từ Tây Ban Nha; các nhà máy của tỉnh Hà Tĩnh, Hà Nam, BìnhĐịnh với dây chuyền từ Bi; nhà máy tràng Cát, Hải Phịng với cơng nghệ của Han

Quóc)...Mặc dù được dau tư với số vốn rat lớn, nhưng cho đến nay hau hết các nhàmáy sản xuất phân hữu cơ đều không phát huy được hiệu quả. Sản phẩm sản xuất

khơng tiêu thụ được. Tình trạng hoạt động của một số nhà máy được thé hiện trong

<small>bảng 1.3:</small>

Bảng 1.3. Danh mục một số nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ CTR của Việt Nam

TT Nhà may/Dia Cơng nghệ Cơng suất Tình trạng hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

TT Nhà may/Dia Cơng nghệ Cơng suất Tình trạng hoạt

<small>Ngun nhân là do các cơng nghệ nước ngồi mặc dù chi phí cao, nhưng lại</small>

chưa phù hợp với tính chất rác thải và rác chưa được phân loại tại nguồn nên hiệuquả hoạt động cịn thấp. Một số cơng nghệ trong nước đang triển khai áp dụng bướcđầu đem lại hiệu quả nhất định nhưng vẫn đang trong quá trình hồn thiện cơngnghệ, máy móc thiết bị chế tạo, chưa được thị trường hóa. Nhiều địa phương cómột số dự án đầu tư nhưng các dự án chỉ phí cao, quy mơ cơng suất lớn, gây khó

<small>khăn trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp. Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa có</small>

hướng dẫn về tiêu chí lựa chọn cơng nghệ cũng như việc quản lý các dự án và đánhgiá, kiểm tra, giám sát khi đi vào vận hành.

Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến phát triểncông nghiệp tái chế phục vụ PTBV, các nghiên cứu đó đã tập trung làm rõ được mộtsố vấn đề sau:

- Làm rõ được khái niệm tái chế CTR, các loại hình tái chế và các loại vật liệucó thê tái chế. Đã có nhiều nghiên cứu về PTBV, bao gồm quá trình nhận thức, hìnhthành khái niệm PTBV và quá trình thực hiện các giải pháp tiến tới mục tiêu PTBVtrên thé giới và ở Việt Nam.

- Nhiều nghiên cứu đề cập đến những lợi ích của tái chế về kinh tế - xã hội —

môi trường; đồng thời cũng chỉ rõ những tác động bất lợi của tái chế như gây ô

<small>nhiễm môi trường, sử dụng lao động không đáp ứng luật định, gây những tác động</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Một số nội dung liên quan đến phát triển công nghiệp tái chế phục vụ PTBVchưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến, đó là:

<small>- Chưa làm rõ khái niệm về ngành công nghiệp tái chế CTR; những yêu cầu</small>

của ngành công nghiệp tái chế phục vụ PTBV trong điều kiện của Việt Nam; đặcđiểm của ngành công nghiệp tái chế CTR trong điều kiện kinh tế thị trường; điềukiện phát triển công nghiệp tái chế CTR phục vụ PTBV dưới góc độ kinh tế, đặc

biệt là đối với trường hợp Việt Nam.

- Chưa có nghiên cứu về phát triển công nghiệp tái chế CTR phục vụ PTBVtại Thành phố Hà Nội.

Những khoảng trống nghiên cứu trên sẽ được luận án tập trung nghiên cứu,góp phần bổ sung thêm các nghiên cứu về phát triển cơng nghiệp tái chế CTR phục

<small>vụ PTBV nói chung và tại Hà Nội nói riêng.</small>

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ phát

triển bền vững

<small>1.2.1. Các khái niệm liên quan</small>

- Tái chế: đề xuất sử dụng khái niệm về tái chế của UNEP [2005]: Tái chế là

quá trình tách, thu gom và chế biến hoặc chuyền đổi các sản phâm đã qua sử dụng

hoặc các chất thải thành vật liệu mới hoặc sản phẩm mới.

Đây là khái niệm thê hiện đầy đủ các hoạt động của tái chế.

<small>- Ngành công nghiệp: sử dụng khái niệm của Bách khoa toàn thư mở</small>

<small>( một bộ phận</small>

của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo,chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đâylà hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đây mạnh mẽ của cáctiễn bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.

- Công nghiệp tái chế CTR: đề xuất khái niệm như sau: Công nghiệp tái chếCTR là một ngành cơng nghiệp có sử dụng các ngun liệu đầu vào là CTR có thểtái chế từ các hoạt động kinh tế -xã hội dé tạo ra hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu

<small>dùng trong xã hội.</small>

<small>30</small>

</div>

×