Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2018 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 211 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG </b>

<b>NGUYỄN VĂN ĐỪNG </b>

<b> </b>

<b>KẾT QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG LƯU TRỮ VÀ TRUYỀN TẢI HÌNH ẢNH TRONG CHẨN ĐỐN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720802 </b>

<b>Hà Nội – Năm 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG </b>

<b>NGUYỄN VĂN ĐỪNG </b>

<b>KẾT QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG LƯU TRỮ VÀ TRUYỀN TẢI HÌNH ẢNH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 </b>

<b>Hà Nội – Năm 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi cùng sự hỗ trợ của các đồng nghiệp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác ngồi các công bố trong khuôn khổ của nghiên cứu này.

Tác giả luận án

NGUYỄN VĂN ĐỪNG

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Hội đồng quản lý, Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế Công cộng, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các Thầy, Cơ giáo và các Phịng ban chức năng, Khoa, Bộ môn Nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập.

Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ các cấp đã nhận xét và đóng góp những ý kiến quý báu để luận án này hồn chỉnh hơn. Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy – Ban Giám đốc, Lãnh đạo, cán bộ, viên chức, đồng nghiệp tại các Khoa, Phòng, Trung tâm trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ Y học từ xa giữa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với một số bệnh viện địa phương sử dụng vốn ODA của Chính phủ Đức đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện đề tài, thu thập số liệu và hoàn thành luận án này.

Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tơi trong suốt q trình thực hiện và hoàn thành luận án này./.

<b>NGHIÊN CỨU SINH </b>

<b>NGUYỄN VĂN ĐỪNG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 3 </b>

<b>CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4 </b>

1.1. Một số khái niệm cơ bản ... 4

1.1.1. Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System - HIS) ... 4

1.1.2. Hệ thống thơng tin chẩn đốn hình ảnh (Radiology Information System - RIS) ... 5

1.1.3. Y học từ xa (Tele-Medicine) ... 7

1.1.4. Tổng quan về hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) ... 9

1.1.5. Lợi ích của hệ thống PACS ... 15

1.2. Thực trạng ứng dụng hệ thống PACS tại các bệnh viện ... 19

1.2.1. Tác động của hệ thống PACS đến hoạt động lâm sàng và thực hành chẩn đốn hình ảnh ... 19

1.2.2. Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống PACS tại bệnh viện ... 22

1.2.3. Một số nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống PACS tại Việt Nam ... 29

1.3. Một số mơ hình đánh giá hiệu quả triển khai hệ thống thơng tin ... 30

1.3.1. Mơ hình lý thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) ... 32

1.3.2. Mơ hình lý thuyết về Chấp nhận công nghệ (TAM) ... 35

1.3.3. Mơ hình nghiên cứu của Delon và Mclean ... 37

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.3.4. Lựa chọn mơ hình đánh giá triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu

nghị Việt Đức ... 42

1.4. Giới thiệu về hệ thống Y học từ xa tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ... 45

1.5. Khung logic ... 48

<b>CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 52 </b>

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 52

2.1.1. Số liệu thứ cấp ... 52

2.1.2. Đối với cấu phần định lượng ... 52

2.1.3. Đối với cấu phần định tính ... 53

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ... 53

2.2.1. Thời gian ... 53

2.2.2. Địa điểm ... 55

2.3. Thiết kế nghiên cứu ... 55

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ... 55

2.4.1. Đối với cấu phần định lượng ... 55

2.4.2. Đối với cấu phần định tính ... 56

2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ... 56

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ... 56

2.5.2. Quy trình thu thập số liệu nghiên cứu ... 57

2.6. Các biến số nghiên cứu ... 58

2.7. Phương pháp phân tích số liệu ... 59

2.7.1. Đối với cấu phần định lượng ... 59

2.7.2. Đối với cấu phần định tính ... 60

2.8. Sai số và khống chế sai số ... 60

2.9. Đạo đức của nghiên cứu ... 61

<b>CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 62 </b>

3.1. Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trước khi triển khai hệ thống PACS ... 62

3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ... 62

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.1.2. Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA ... 64

3.1.3. Mức độ hài lòng khi sử dụng hệ thống quản lý phim chụp/báo cáo CĐHA hiện tại của đối tượng ... 72

3.2. Kết quả triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ... 75

3.2.1. Kết quả triển khai lắp đặt hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ... 75

3.2.2. Kết quả hoạt động đào tạo nhân lực, kết nối với các bệnh viện tuyến cơ sở ..

... 77

3.2.3. Các quy trình được ban hành liên quan tới hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ... 78

3.2.4. Thay đổi trước và sau khi triển khai hệ thống PACS ... 81

3.2.5. Sự hài lòng và cảm nhận của đối tượng nghiên cứu sau khi sử dụng hệ thống PACS tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ... 87

3.3. Một số thuận lợi, khó khăn khi triển khai hệ thống PACS tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ... 95

4.2.1. Nâng cao hiệu quả công việc hàng ngày của nhân viên y tế ... 109

4.2.2. Hỗ trợ việc ra quyết định lâm sàng của các bác sĩ ... 110

4.2.3. Cải thiện thực hành giao tiếp giữa các nhân viên y tế ... 110

4.2.4. Cải thiện về thời gian báo cáo của kỹ thuật viên CĐHA ... 111

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

4.2.5. Cải thiện về việc sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA ... 113

4.2.6. Cải thiện thời gian quay vòng (turnaround time – TAT) ... 114

4.2.7. Cải thiện hiệu suất công việc của KTV CĐHA ... 115

4.2.8. Nhận thức của nhân viên y tế về hệ thống PACS trong công việc ... 117

4.3. Một số thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ... 121

Phụ lục 1: Bảng biến số trong nghiên cứu ... 149

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến của bác sĩ tại bệnh viện trước khi triển khai sử dụng hệ thống PACS ... 156

Phụ lục 3: Phiếu khảo sát ý kiến của bác sĩ tại bệnh viện sau khi triển khai sử dụng hệ thống PACS ... 162

Phụ lục 4: Phiếu khảo sát ý kiến dành cho kỹ thuật viên chẩn đốn hình ảnh trước khi triển khai sử dụng hệ thống PACS ... 175

Phụ lục 5: Phiếu khảo sát ý kiến dành cho kỹ thuật viên chẩn đốn hình ảnh sau khi triển khai sử dụng hệ thống PACS ... 181

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu về việc triển khai hệ thống PACS tại bệnh viện (trước khi triển khai hệ thống PACS) ... 195 Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu về việc triển khai hệ thống PACS tại bệnh viện (sau khi triển khai hệ thống PACS) ... 197

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>

Bảng 1.1. Các cấu phần trong mơ hình lý thuyết của Delone và Mclean ... 41

Bảng 1.2. Các chỉ số đánh giá triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ... 45

Bảng 1.3. Khung logic thể hiện các yếu tố trong dự án ... 48

Bảng 2.1. Bảng phân bố số lượng mẫu nghiên cứu ... 56

Bảng 3.1. Thông tin các đối tượng tham gia nghiên cứu triển khai hệ thống PACS ... 63

Bảng 3.2. Tần suất sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA trong công việc ... 64

Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là bác sĩ ... 65

Bảng 3.4. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là bác sĩ (tiếp theo) ... 66

Bảng 3.5. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là kỹ thuật viên trước khi triển khai hệ thống PACS ... 68

Bảng 3.6. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là kỹ thuật viên (tiếp theo) ... 69

Bảng 3.7. Đặc điểm việc quản lý và giám sát sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA theo đánh giá của đối tượng nghiên cứu ... 70

Bảng 3.8. Mức độ hài lòng khi sử dụng hệ thống quản lý phim chụp/báo cáo CĐHA tại BV Hữu nghị Việt Đức ... 72

Bảng 3.9. Thống kê số lượng phim chụp/báo cáo CĐHA được sử dụng giai đoạn 2018 – 10 tháng đầu năm 2021 ... 81

Bảng 3.10. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng bác sĩ điều trị trước và sau khi triển khai hệ thống PACS ... 83

Bảng 3.11. Đặc điểm trao đổi sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng bác sĩ trước và sau khi triển khai hệ thống PACS ... 84

Bảng 3.12. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là kỹ thuật viên trước và sau khi triển khai hệ thống PACS ... 85

Bảng 3.13. Đặc điểm việc quản lý và giám sát sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA khi triển khai hệ thống PACS ... 86

Bảng 3.14. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu với hệ thống PACS sau triển khai ... 87

Bảng 3.15. Cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về các khía cạnh của hệ thống PACS sau khi triển khai ... 91

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Bảng 3.16. So sánh hệ thống PACS với hệ thống cũ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong các khía cạnh liên quan tới kỹ thuật viên ... 93 Bảng 3.17. So sánh hệ thống PACS với hệ thống cũ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong các khía cạnh chung ... 94 Bảng 3.18. Một số chi phí triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức . 103

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ </b>

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc Hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) phổ biến ... 5

Hình 1.2: Sơ đồ Hệ thống thơng tin chẩn đốn hình ảnh (RIS) ... 6

Hình 1.3. Mô tả hệ thống PACS trong mối liên hệ với hệ thống y tế từ xa ... 11

Hình1.4. Cấu trúc hệ thống PACS ... 13

Hình 1.5. Minh họa quy trình và lưu phim thủ cơng ... 16

Hình 1.6. Minh họa quy trình hệ thống PACS và lưu phim số hóa ... 16

Hình 1.7: Minh họa về sự đồng nhất dữ liệu giữa hệ thống PACS và HIS ... 18

Hình 1.8: Mơ hình lý thuyết UTAUT ... 34

Hình 1.9. Mơ hình lý thuyết về Chấp nhận cơng nghệ (TAM) ... 36

Hình 1.10: Mơ hình của Delone và Mclean ... 40

Hình 1.11. Mơ hình đánh giá thành cơng của hệ thống PACS theo G. Pare ... 44

Hình 2.1. Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu ... 54

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình hoạt động hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ... 78

Hình 3.2. Quy trình hồn tất ảnh chụp từ hệ thống PACS ... 79

Hình 3.3. Số lượt chụp X-quang và số lượt khám bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 - 2021 ... 82

Hình 3.4. Số lượt chụp CT và số lượt khám bệnh tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2021 ... 82

Hình 3.5. Mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu với hệ thống phim chụp/báo cáo CĐHA trước và sau khi triển khai hệ thống PACS ... 90

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Y học hiện đại chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các bằng chứng cận lâm sàng. Trong chẩn đốn cận lâm sàng thì chẩn đốn dựa trên hình ảnh thu được từ các thiết bị, máy chẩn đốn hình ảnh ngày càng chiếm một vai trò quan trọng, nhất là ngày nay với sự trợ giúp của các thiết bị, máy y tế hiện đại, cơng nghệ cao có các phần mềm tin học hỗ trợ giúp cho hình ảnh rõ nét và chính xác hơn (1).

Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (Picture Archiving and Communication System - PACS) được định nghĩa là "một hệ thống thông tin điện tử dùng để thu thập, lưu trữ, truyền tải, và hiển thị các hình ảnh y tế” (2). Sử dụng hệ thống PACS tại các cơ sở KCB có nhiều lợi ích ở các mức độ khác nhau. Ở cấp độ quản lý, hệ thống này giúp trực tiếp cho việc giảm chi phí, loại bỏ các chi phí in phim (3). Hệ thống này giúp nâng cao năng suất quản lý và chẩn đốn hình ảnh do mọi cơng việc được thực hiện kỹ thuật số và nhanh chóng (4). Ngoài ra hệ thống này cũng sẽ giúp cho việc đọc và chẩn đốn hình ảnh trở nên chính xác hơn (5). Hệ thống PACS hiện đang được áp dụng phổ biến tại các hệ thống bệnh viện trên thế giới. Sự kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống PACS, hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (Hospital Information System - HIS) đã và đang tạo thành một tổ hợp hoàn hảo đáp ứng tốt nhu cầu công tác chuyên môn cũng như việc quản lý công tác khám chữa bệnh (6).

Tại Việt Nam, Chính phủ và Bộ Y tế trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách và chiến lược để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động khám chữa bệnh như Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (7) hay Quyết định số 5316/QĐ-BYT về việc phê duyệt chương trình Chuyển đổi số Y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (8). Việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện các tuyến của Việt Nam cũng nằm trong cải cách về nâng cao chất lượng bệnh viện. Bên cạnh các Quyết định, Chiến lược chỉ đạo điều hành là hướng dẫn triển khai thực hiện cụ thể, và định hướng lồng ghép để

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

có được sự đầu tư về tài chính và kỹ thuật. Bộ Y tế có Văn bản số CNTT ngày 24/6/2015 Hướng dẫn khung kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế từ xa thuộc phạm vi Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020 (9). Có thể thấy, xu hướng chuyển đổi số là một trong những xu hướng hàng đầu hiện nay, được Nhà nước và các đơn vị y tế quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh chất lượng chăm sóc người bệnh và tự chủ về tài chính ngày càng trở nên quan trọng. Các bệnh viện tuyến Trung ương hiện cũng đang xây dựng các đề án ứng dụng hệ thống lưu trữ, truyền tải và hiển thị hình ảnh y tế, đặc biệt là trong tương lai nhằm triển khai hệ thống này để hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh cho các bệnh viện vệ tinh, và hướng tới phát triển nền y tế số. Trong đó, việc triển khai hệ thống PACS được xem như là một trong những biện pháp cấp thiết nhằm ứng dụng chuyển đổi số trong y tế, phù hợp với yêu cầu, hướng dẫn của các văn bản pháp quy từ cấp Chính phủ tới cấp Bộ (8, 10).

4394/BYT-Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt, chuyên ngành Ngoại khoa, là tuyến cao nhất của cả nước. Theo báo cáo tổng kết năm 2022, Bệnh viện đã khám bệnh cho 385.398 lượt, chụp 568.418 lượt X-quang, 679.080 lượt cắt lớp vi tính, 160.213 lượt siêu âm, 56.984 lượt chụp cộng hưởng từ; Bệnh viện cũng tiếp nhận khám và điều trị các ca bệnh khó, phức tạp về các bệnh ngoại khoa do các cơ sở y tế chuyển đến. Năm 2019, Bệnh viện đã đưa Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (hệ thống PACS) kèm theo hệ thống quản lý chẩn đốn hình ảnh RIS vào vận hành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và một số bệnh viện địa

<b>phương. Nghiên cứu “Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020” được tiến hành nhằm mơ tả và phân tích kết quả ứng dụng hệ </b>

thống này trong hoạt động chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao ứng dụng của hệ thống PACS trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng như đưa ra các bài học kinh nghiệm cho hệ thống y tế Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong Y tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>

1. Mô tả thực trạng quản lý và sử dụng hình ảnh trong chẩn đốn và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018.

2. Phân tích kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020

3. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. Một số khái niệm cơ bản </b>

<i><b>1.1.1. Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System - HIS) </b></i>

Dù quy mô các bệnh viện là rất khác nhau, trong từng bệnh viện lại có chức năng cụ thể và trọng tâm chuyên mơn khác nhau, nhưng các dịng thông tin và yêu cầu về thông tin ở các bệnh viện về cơ bản là giống nhau. Trước hết, đó là dịng thơng tin quản lý – liên quan đến nhân sự; quản lý tài chính; quản lý cơ sở vật chất; quản lý người bệnh; quản lý dược phẩm, phần cơ bản và đặc trưng nhất trong y tế. Thứ hai là dịng thơng tin liên quan đến người bệnh – trong đó phân ra người bệnh nội trú và người bệnh ngoại trú, với khu vực cận lâm sàng là khu vực dùng chung cho cả hai dòng người bệnh này. Tất cả những thông tin này chứa đựng trong Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System – HIS). Theo thống kê, khoảng 60%-70% thông tin thường được truy cập trong bệnh viện liên quan đến hệ thống này (11)

Mặc dù chỉ cho phép quản lý các thông tin y tế dạng văn bản nhưng Hệ thống thông tin bệnh viện đã phát huy hiệu quả rất tốt, đặc biệt đối với đặc điểm ngành y tế Việt Nam, vì vậy hầu hết các bệnh viện quy mô vừa và lớn đã triển khai hệ thống này. Tính đến năm 2020, 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện; 99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2019 có 40,4% các bệnh viện ứng dụng CNTT đạt mức 1; 32,2% đạt mức 2; 21,4 đạt mức 3; 4,8% đạt mức 4; 1,1% đạt mức 5; 0,1 đạt mức 6 (bệnh viện thơng minh). Trên tồn quốc có 8 bệnh viện cơng bố sử dụng bệnh án điện tử thay bệnh án giấy, 23 bệnh viện sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y học (PACS) không in phim.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc Hệ thống thơng tin bệnh viện (HIS) phổ biến </b>

<i><b>1.1.2. Hệ thống thơng tin chẩn đốn hình ảnh (Radiology Information System - RIS) </b></i>

Việc ra đời hệ thống thông tin chẩn đốn hình ảnh (Radiology Information System - RIS) là nhằm mục đích hỗ trợ các cơng việc quản trị cũng như các hoạt động thăm khám người bệnh trong khoa chẩn đốn hình ảnh, tăng khả năng chia sẻ thông tin phục vụ chẩn đốn và điều trị vì đây là điểm nút mà hầu như tất cả người bệnh đều phải đi qua; đồng thời do dữ liệu chẩn đoán hình ảnh vừa nhiều lại vừa có tính đặc thù cao, nên các mạng thơng tin chẩn đốn hình ảnh ra đời sẽ hỗ trợ công tác quản lý dữ liệu bệnh viện một các đáng kể.

Khác biệt của hệ thống RIS với hệ thống HIS đó là hệ thống RIS cho phép quản lý cả dữ liệu về hình ảnh và văn bản chứ không đơn thuần như quản lý văn bản dạng ký tự như trong hệ thống HIS. Dữ liệu ảnh thu nhận được từ các thiết bị như X-quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, chụp số hoá xoá nên (DSA), siêu

<small>Quản lý TTB </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

âm v.v. sẽ được lưu trữ lại dưới dạng tập các ảnh số hóa. Đây chính là cơ sở dữ liệu mà hệ thống RIS quản lý. Mặc dù vậy, cấu trúc của RIS cũng gần giống với HIS nhưng nhiệm vụ cụ thể về quản lý hình ảnh. Nhiệm vụ chính của RIS là:

- RIS nhận thơng tin chỉ định từ HIS, RIS chuyển thông tin chỉ định vào máy chẩn đốn hình ảnh theo tiêu chuẩn HL7;

- RIS chuyển trả hình ảnh bệnh lý định dạng JPEG cho hệ thống HIS lưu trữ nhằm hoàn thiện hồ sơ bệnh án sau khi PACS chuyển đổi hình bệnh lý từ định dạng DICOM sang định dạng JPEG và chuyển cho hệ thống RIS;

- Xử lý các bản ghi về người bệnh và danh mục phim;

- Giám sát trạng thái của người bệnh, các đợt thăm khám chẩn đoán của người bệnh và các thiết bị chẩn đoán;

- Tạo định dạng và lưu trữ các báo cáo về chẩn đoán;

- Thao tác với các bản ghi về người bệnh và danh mục phim; - Thực hiện phân tích sơ bộ và phân tích thống kê.

<b>Hình 1.2: Sơ đồ Hệ thống thơng tin chẩn đốn hình ảnh (RIS) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i><b>1.1.3. Y học từ xa (Tele-Medicine) </b></i>

Bộ Y tế ban hành Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2017 quy định về hoạt động y tế từ xa, trong đó định nghĩa y tế từ xa là việc trao đổi thơng tin có liên quan đến sức khỏe của cá nhân giữa người làm chuyên môn y tế với cá nhân đó hoặc giữa những người làm chuyên môn y tế với nhau ở các địa điểm cách xa nhau thông qua các phương tiện công nghệ thông tin và viễn thông. Hoạt động y tế từ xa, bao gồm: Tư vấn y tế từ xa; hội chẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn chẩn đốn hình ảnh từ xa; hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa và đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Ngày 05/01/2021 Bộ Y tế đã ra Quyết định 28/QĐ-BYT về việc ban hành Bộ tiêu chí Cơng nghệ thơng tin để thực hiện hoạt động y tế từ xa, trong đó chỉ ra các mức đánh giá ứng dụng CNTT để thực hiện hoạt động y tế từ xa gồm 5 mức; mức 1 là việc thực hiện tư vấn phòng bệnh, khám bệnh từ xa qua kênh điện thoại riêng. Các cơ sở y tế xây dựng kênh điện thoại tư vấn riêng kết nối với các bác sĩ hoặc các cơ sở y tế tuyến trên đến mức 5 là mức mà cơ sở có khả năng tương tác đầy đủ, tất cả dữ liệu thiết bị y tế, bao gồm dữ liệu được cung cấp từ các thiết bị đeo của người bệnh, được truyền đến và phân tích tại phần mềm EHR.

Sau khi đã hoàn thiện việc quản lý tại các phòng ban, thì bước tất yếu và logic tiếp theo là kết nối các mạng cục bộ tại từng bệnh viện bằng các đường truyền viễn thông. Việc kết nối này đưa đến một sự thay đổi về chất trong phương thức hoạt động của các bệnh viện. Nếu mạng máy tính cho phép ta sử dụng chung tài ngun của mỗi máy tính, thì xa hơn nữa, kết nối mạng giữa các bệnh viện tạo điều kiện cho chúng ta khai thác chung tiềm năng của mỗi bệnh viện về chuyên gia, tư liệu, giữ liệu, tri thức, tài nguyên thông tin v.v… Để những bác sĩ từ xa có thể can thiệp, chẩn đoán, ra quyết định về một ca bệnh bất kỳ, điều trước hết là phải có đủ thơng tin về ca bệnh đó. Những thơng tin này phải được tổ chức hợp lý, tập hợp lại rồi gửi đi một cách trọn vẹn. Nhiều khi các hình ảnh và dữ liệu của người bệnh phân tán theo thời gian, không gian và nằm rải rác, vì thế bài

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

toán về Y học từ xa phải bắt đầu từ bài toán về tổ chức và quản lý hệ thống thông tin bệnh viện.

Một trong những hoạt động của Y học từ xa đó là hoạt động hội chẩn tư vấn chẩn đốn hình ảnh từ xa. Giữa các điểm kết nối tham gia vào quá trình hội chẩn tư vấn chẩn đốn hình ảnh từ xa bảo đảm tích hợp hệ thống hỗ trợ chức năng gửi, nhận dữ liệu thơng tin và hình ảnh y khoa theo tiêu chuẩn ảnh số và viễn thông trong y tế (DICOM) của người bệnh từ hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS) đồng thời các đơn vị tham gia phải có hệ thống nén và giải nén dữ liệu gửi nhận phải bảo đảm tiêu chuẩn về hình ảnh y khoa. Các hình ảnh cần thiết dùng cho chẩn đoán được truyền theo đường viễn thơng về những trung tâm lớn có các chun gia có trình độ chun mơn cao. Tại đây, các chun gia sẽ đưa ra chẩn đốn của mình và kết quả được gửi lại nơi có người bệnh. Tồn bộ quy trình có thể tiến hành trực tuyến hay không trực tuyến, tuy nhiên phải đảm bảo độ trễ về thời gian (nếu có) là có thể chấp nhận được về mặt y học. Nếu bệnh viện có nhiều máy chẩn đốn hình ảnh thì trước khi truyền hình ảnh đi, việc tổ chức hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh tại các bệnh viện là rất cần thiết. Và lúc đó cơng tác chẩn đốn hình ảnh có thể được thực hiện từ bất cứ nơi nào trong bệnh viện tại các khoa, phòng, phòng hội chẩn, phòng giao ban, tại các khoa điều trị, miễn là ở nơi đó có cài đặt một nơi làm việc với phần mềm tương ứng. Như vậy, những khoảng cách vốn là rào cản giữa các đơn vị, bệnh viện sẽ được khắc phục.

Để làm được điều này, hình ảnh ở các thiết bị sinh hình ảnh y khoa phải tuân theo đúng chuẩn hình ảnh, ảnh phải được lấy ra theo phương thức số hóa và lưu trữ lại trên máy chủ lưu trữ. Và hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh cũng phải đòi hỏi phần cứng theo tiêu chuẩn nhất định, những phần mềm quản lý hệ thống cũng như phần mềm chuyên dụng để xem ảnh, xử lý, lưu trữ và phân phối hình cũng phải có sự chuẩn hóa; có như vậy giữa các hệ thống khác nhau mới có thể hiểu được thông tin và việc trao đổi như vậy mới có ý nghĩa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Ở Việt Nam hiện nay đã hình thành một số mạng lưới Y học từ xa như các bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi Trung ương; Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; Bệnh viện Bạch Mai..., các bệnh viện trung ương đã kết nối nhằm trao đổi nghiên cứu khoa học, đào tạo, hội chẩn, tư vấn chuyên môn, quản lý với nhau cũng như với các bệnh viện quốc tế. Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 tại Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 với 24 bệnh viện tuyến trên trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với các bệnh viện tuyến dưới (12).

<i><b>1.1.4. Tổng quan về hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) </b></i>

<i>1.1.4.1. Lịch sử phát triển và khái niệm hệ thống PACS </i>

Trong thực tế, quá trình khám bệnh thơng qua hình ảnh cần rất ít các dữ liệu dưới dạng văn bản. Vì thế việc xử lý, lưu trữ, phân phối và hiển thị các dữ liệu dưới dạng hình ảnh đóng vai trị quan trọng. Từ các yêu cầu này đã đưa đến sự ra đời của một hệ thống nhằm mục đích thu nhận và lưu trữ ảnh từ các thiết bị tạo ảnh gồm ảnh CT, MRI, X-quang, DSA v.v. và thực hiện việc phân phối ảnh thông qua hệ thống thơng tin phục vụ cho việc chẩn đốn, điều trị và chăm sóc người bệnh. Hệ thống đó chính là hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (hệ thống PACS – Picture Archiving and Communication System) (13).

Khái niệm về hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (sau đây gọi tắt là hệ thống PACS) được đề cập đến lần đầu tiên vào những năm 1970. Nhưng đến đầu những năm 1980, thì một số bệnh viện tại Hoa Kỳ mới bắt đầu triển khai PACS, ví dụ: bệnh viện Đại học UCLA hay bệnh viện đại học Kansas (14). Trong giai đoạn đầu phát triển, do sự hạn chế của công nghệ nên hệ thống còn bộc lộ nhiều yếu kém việc liên kết các thành phần hoạt động chung, định tuyến, quản lý lỗi, mở rộng hệ thống, v.v…Dù thành công nhiều hay ít thì các quốc gia ở Châu Âu cũng là tiên phong trong ứng dụng PACS trong những năm 1980 như Hà Lan, Bỉ, Áo, Anh, Pháp và Đức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Từ năm 1990, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hệ thống PACS đã phát triển rộng khắp và ngày càng trở nên hoàn thiện. Bắt đầu từ khu vực Bắc Mỹ, hệ thống PACS được nghiên cứu và phát triển dưới sự hỗ trợ của Chính phủ và các nhà sản xuất. Sau đó, hệ thống PACS đã được đẩy mạnh tại Châu Âu và Nhật Bản (14, 15). Hiện nay, hệ thống này đã được ứng dụng rộng rãi, ví dụ như theo báo cáo thường niên năm 2005 của tổ chức về Hệ thống quản lý thông tin Chăm sóc sức khỏe (Healthcare Information and Management Systems Society) ở Mỹ, 33% bệnh viện có cài đặt hệ thống PACS, và 32% khác có kế hoạch triển khai hệ thống PACS trong cơ sở của mình.

Trong y tế, các dữ liệu dạng văn bản chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 0,1%) so với dữ liệu dạng ảnh. Mặc dù RIS giúp cho quản lý điều hành khoa chẩn đốn hình ảnh có hiệu quả hơn, nhưng cần phải có một hệ thống PACS nhằm lưu trữ, phân phối, truyền và hiển thị hình ảnh, nâng cao chất lượng chẩn đoán. PACS thực hiện nhiệm vụ thu nhận và lữu trữ ảnh từ những thiết bị tạo ảnh gồm ảnh X-quang, ảnh huỳnh quang số, ảnh số C-Arm, ảnh MRI từ máy cộng hưởng từ, ảnh siêu âm,… PACS thực hiện chia sẻ phân phối ảnh thông qua hệ thống truyền thông linh động để phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.

Do vậy, hệ thống PACS khơng chỉ giới hạn tính năng trong khoa chẩn đốn hình ảnh của một bệnh viện mà cịn làm tăng cường giao tiếp liên khoa, liên bệnh viện do có thể truyền hình ảnh để chẩn đốn hình ảnh từ xa (Teleradiology). Tổng kết ở các nước tiên tiến đều đi đến một kết luận duy nhất: việc ứng dụng các hệ thống này trong y tế đã tăng cao một cách đáng kể hiệu quả phục vụ, và giảm thiểu chi phí ở tất cả các bệnh viện nhờ vào việc lưu trữ, xử lý, truyền tải thông tin một cách có hệ thống, nhanh chóng, chính xác (11, 13, 16).

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Hình 1.3. Mơ tả hệ thống PACS trong mối liên hệ với hệ thống y tế từ xa </b>

Các bệnh viện tại Việt Nam cũng đã bắt đầu có ứng dụng y tế từ xa Medicine) nói chung cũng như hệ thống PACS nói riêng. Các dự án liên quan đến lĩnh vực y tế đã được triển khai như là: dự án “Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” đã được Nhà nước và Bộ Y tế phê duyệt từ năm 2004 đến năm 2007, dự án “Y học từ xa” của Bộ Quốc phòng đang triển khai tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Quân y viện 175 (Hồ Chí Minh). Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 về ban hành bộ tiêu chí ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hệ thống PACS đã được đề cập đến là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Picture Archiving and Communication System” được dịch sang tiếng Việt là “Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh”. Tính đến năm 2022, có nhiều bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộc Sở Y tế các tỉnh thành phố đã hoặc đang trong tiến trình triển khai hệ thống PACS. Theo báo cáo của Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế về việc Kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại một số cở sở khám bệnh, chữa bệnh năm 2022, tại 10 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trong khảo sát, có 5 bệnh viện đạt tiêu chí nhóm phần mềm RIS – PACS ở mức nâng cao (bao gồm: Bệnh viện ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Phổi Trung ương, bệnh viện Nội tiết Trung ương), 2 bệnh viện đạt tiêu chí này

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

(Tele-ở mức cơ bản, 1 bệnh viện chưa đạt mức cơ bản, và 2 bệnh viện đang sử dụng thử nghiệm hệ thống RIS – PACS.

<i>1.1.4.2. Mục đích và chức năng của hệ thống PACS </i>

Mục đích của hệ thống PACS:

- Dễ dàng truy cập tới một lượng thông tin lớn về hồ sơ và hình ảnh.

- Giảm chi phí trong quản lý nhân sự, lưu trữ thông tin, lỗi do con người và mất mát tài liệu.

- Đưa ra chẩn đốn một cách chính xác hơn nhờ sự kết hợp nhiều nhận định của chuyên gia.

- Có thể hồn thiện hơn bằng cách thêm chức năng điều trị vào hệ thống.

Chức năng của hệ thống PACS về cơ bản gồm:

- Thay thế bản sao cứng của hình ảnh y tế (phim truyền thống) bằng những hình ảnh điện tử trên máy tính.

- Cung cấp truy cập từ xa về người bệnh (gồm thơng tin và hình ảnh) để xem, cho phép bác sĩ chẩn đốn hình ảnh làm việc từ những địa điểm khác nhau có thể truy cập thông tin cùng một lúc.

- Tạo ra một nền tảng tích hợp các hình ảnh điện tử dùng cho chẩn đốn hình ảnh kết nối với các hệ thống thông tin y tế thông minh khác như HIS, EMR, và RIS để tạo thuận lợi cho việc chẩn đốn.

- Cung cấp quản lý cơng việc chẩn đoán, được sử dụng để quản lý quy trình khám chữa bệnh.

<i>1.1.4.3. Kiến trúc của hệ thống PACS </i>

Hệ thống PACS lưu trữ hình ảnh, dữ liệu thu thập được và tương tác với các hệ thống con trong cùng mạng lưới. Hệ thống PACS có thể chỉ đơn giản là một máy lấy ảnh với cơ sở dữ liệu nhỏ hay hệ thống quản trị ảnh trong y khoa phức tạp để từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đó các máy trạm lấy ảnh về và xử lý. Hiện nay, hầu hết hệ thống PACS phát triển theo hệ thống kiến trúc mở theo đó là việc truyền thơng hình ảnh, định dạng ảnh và quản lý ảnh theo chuẩn DICOM. Người sử dụng dùng các máy trạm để hiển thị hình ảnh như là một giao tiếp chính cho việc truy cập hình ảnh trên hệ thống PACS. Từ các máy trạm hiển thị hình ảnh đó, người sử dụng có thể chẩn đốn, xem xét, phân tích. Các chuyên gia về ngành X- Quang sử dụng các máy trạm chẩn đoán như là một cơng cụ chính, máy trạm chẩn đốn có phần cứng mạnh trong việc xử lý như cần phải có màn hình với độ phân giải cao, máy tính mạnh với bộ nhớ lớn và tốc độ CPU nhanh v.v. các phần mềm được thiết kế cho việc quản lý nhiều các máy lấy ảnh (như máy chụp x-quang, chụp cắt lớp), giao tiếp hình ảnh giữa chúng với nhau (thường là sử dụng dịch vụ DICOM), xem xét ảnh, hiển thị ảnh động, xử lý ảnh và quản lý luồng công việc của người bệnh và những thơng tin có liên quan.

Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS bao gồm các phân hệ và cấu phần:

- Thiết bị tạo ảnh

- Cổng nhận ảnh và dữ liệu

- Máy chủ lưu trữ và điều khiển hệ thống PACS

- Máy chủ ứng dụng, máy chủ web sử dụng để lấy, xem, giải thích hình ảnh - Máy trạm hiển thị

- Hệ thống mạng

<b>Hình1.4. Cấu trúc hệ thống PACSThiết bị tạo </b>

<b>ảnh </b>

<b>(CT, MRI, siêu âm, </b>

<b>v.v…). </b>

<b>Máy chủ lưu trữ và điều khiển hệ thống </b>

<b>PACS Cổng </b>

<b>nhận ảnh </b>

<b>Máy trạm hiển thị </b>

<b>Máy chủ Web Máy chủ ứng dụng (máy </b>

<b>tính, smartphone, máy tính bảng…) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

a. Khối thu nhận ảnh (Acquisition):

Thực hiện chức năng thu nhận ảnh từ tất cả các loại thiết bị tạo ảnh (CT, MRI, DR, US, Endo v.v.) có trong bệnh viện; từ các loại máy đã có sẵn chuẩn DICOM hoặc các loại máy khơng có sẵn chuẩn DICOM của tất cả các khoa tạo ảnh trong bệnh viện như khoa chẩn đốn hình ảnh, khoa tim mạch, khoa Cơ xương khớp v.v... Sau khi các thiết bị tạo ảnh cho người bệnh xong: Ảnh sẽ được gửi đến khối thu nhận ảnh thông qua chuẩn DICOM để tiếp tục gửi đến các khối chức năng khác của hệ thống PACS.

b. Khối lưu trữ (Storage):

Thực hiện lưu trữ các ảnh DICOM được truyền từ khối thu nhận ảnh truyền tới. Tại khối chức năng này, tất cả các thông tin ảnh DICOM của người bệnh và thông tin liên quan tới ảnh của người bệnh sẽ được lưu trữ vào các hệ thống lưu trữ số, với các cấu trúc lưu trữ của các bộ lưu trữ dạng SAN, NAS với các cấu trúc dự phòng Backup và hoạt động cùng các hệ thống máy chủ Server cấu hình cao đảm bảo độ ổn định và linh hoạt của toàn bộ hệ thống. Từ khối lưu trữ này, tất cả các ảnh sẽ được truyền tới các trạm máy tính thông qua kết nối mạng Internet.

c. Mạng Internet (Network):

Mạng Internet là một khối chức năng quan trọng của hệ thống PACS. Hạ tầng mạng tốt, có tốc độ cao là một trong các yếu tố quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ truyền tải ảnh giữa các trạm người dùng tới khối lưu trữ trung tâm.

d. Khối hiển thị (Display):

Khối hiển thị chính là các trạm làm việc của người sử dụng. Đây chính là khối thực hiện nhiệm vụ hiển thị và thực hiện mọi thao tác người dùng trên hệ thống PACS. Khối hiển thị chuẩn gồm có máy tính trạm và các màn hình y tế chuyên dụng đọc ảnh DICOM.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>1.1.5. Lợi ích của hệ thống PACS </b></i>

<i>1.1.5.1. Lợi ích về mặt thời gian, hiệu năng hệ thống, và quản lý thông tin bệnh viện </i>

Khi triển khai hệ thống PACS, những lợi ích trong khám chữa bệnh, điều trị người bệnh đã được chứng minh (17). Thông thường, khi không có sự hỗ trợ của cơng nghệ, một chu trình làm việc trong bệnh viện phải trải qua rất nhiều bước phức tạp và lãng phí thời gian. Tất cả các thủ tục như nhập thông tin người bệnh, đặt lịch khám, nhập lại thông tin người bệnh trên máy tạo ảnh, in phim, đọc ảnh, làm báo cáo trả kết quả cho người bệnh…đều phải làm thủ cơng (hình 1.6). Tuy nhiên, khi có sự hỗ trợ của hệ thống PACS, tất cả các công việc trên đều được thực hiện trên công nghệ số, thông qua việc sử dụng các hệ thống máy tính. Do đó đã làm giảm tối thiểu các thao tác không cần thiết trong công việc của các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, lễ tân; từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thời gian lãng phí (hình 1.7).

Áp dụng cơng nghệ PACS trong chẩn đốn hình ảnh trên phạm vi rộng lớn, nên việc hội chẩn đã khơng cịn bó hẹp ở quy mơ bệnh viện mà có thể liên kết hợp tác được với nhiều bệnh viện. Nghiên cứu ứng dụng PACS tại khoa chẩn đoán hình ảnh Nhi, một trong 14 đơn vị hồi sức tích cực, và 1 đơn vị của khoa tim mạch thuộc bệnh viện Đại học Y- UCLA, Mỹ, cho thấy các lợi ích từ góc độ lâm sàng của PACS bao gồm: hội thảo với bác sĩ điều trị đạt hiệu quả cao hơn do có thể dành nhiều thời gian cho từng ca bệnh, bác sĩ điều trị tại các đơn vị từ xa hài lịng với PACS nhưng việc phân tích kết quả vẫn cần đến các hình ảnh đi kèm, PACS có thể giúp tăng cường tương tác trong giảng dạy, đào tạo, và PACS cho phép thực hành chẩn đốn hình ảnh tồn diện hơn thơng qua đánh giá và tham vấn định lượng, việc này không thể thực hiện được với hệ thống thông tin điện tử với tín hiệu liên tục thay đổi (18).

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Hình 1.5. Minh họa quy trình và lưu phim thủ cơng </b>

<b>Hình 1.6. Minh họa quy trình hệ thống PACS và lưu phim số hóa </b>

<i>1.1.5.2. Lợi ích về kinh tế, quản lý bệnh viện </i>

Hệ thống PACS thay thế hoàn toàn hệ thống in phim thành hệ thống phim số hóa. Khi sử dụng hệ thống PACS, bệnh viện khơng cịn phải tiêu tốn các chi phí

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

liên quan tới phòng rửa phim, khu vực xử lý phim, phòng chứa phim, và vật liệu liên quan tới phim như túi đựng phim, phim các loại do hệ thống PACS lưu trữ ảnh theo định dạng số (DICOM), do đó cũng khắc phục được hầu hết các nhược điểm hiện có của cơng nghệ in phim tương tự, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt và đặc biệt nâng cao hơn một bước chất lượng khám chữa bệnh. Việc lưu trữ dữ liệu được thực hiện bởi các hệ thống máy tính chủ, hệ thống lưu trữ, ghi trên đĩa CD, băng từ… toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trực tiếp lên các thiết bị lưu trữ số. Hệ thống PACS vừa đảm bảo hiệu quả về mặt đáp ứng hoạt động, vừa tiết kiệm chi phí tối đa cho bệnh viện (19).

Hệ thống PACS sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho người bệnh, giảm thời gian chờ đợi, được chẩn đốn nhanh, chính xác. Với người bệnh nội trú, nhiều trường hợp người bệnh thường xuyên phải chụp để theo dõi tình trạng bệnh và làm căn cứ điều trị nên nếu in phim thì rất tốn kém. Đối với người bệnh ngoại trú, cơ sở y tế phải trả phim cho người bệnh lưu giữ và sử dụng cho lần khám sau. Tuy nhiên trên thực tế, việc trả phim này chủ yếu mang tính hình thức, thủ tục mà khơng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh vì họ thường khơng thể đọc được chúng, hơn nữa, các cơ sở y tế khác thường không sử dụng kết quả chụp phim của lần trước hay của cơ sở y tế khác mà yêu cầu người bệnh phải chụp lại phim mới.

Việc đưa PACS vào sử dụng cần đến cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định bao gồm những phần cơ bản như sau: chi phí lưu trữ hình ảnh kỹ thuật số để đảm bảo tính sẵn có của hình ảnh cao, dung lượng hình ảnh như mong muốn của bệnh viện, chi phí duy trì các trạm hiển thị, cấu phần cứng, trang bị đủ máy tính, cơ sở hạ tầng về mạng, chi phí thiết bị để đảm bảo tính tương thích của PACS và RIS, đáp ứng các chuẩn HL7 hay DICOM. Các chi phí biến đổi như phí sửa chữa, duy trì, đào tạo, và vật tư tiêu hao…quá trình triển khai hệ thống PACS cần đến những hỗ trợ kỹ thuật của các cơng ty cung cấp và bảo trì hệ thống này. Mặc dầu vậy, tiết kiệm chi phí, hiệu suất và cải thiện dịch vụ là khía cạnh được chứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

minh trong cơng thức tính chi phí của hệ thống PACS và cho thấy ứng dụng PACS đem lại hiệu quả (20).

<i>1.1.5.3. Lợi ích về tính đồng nhất dữ liệu (sự kết nối giữa hệ thống PACS- HIS- bệnh án điện tử-EMR) </i>

Một yếu tố vô cùng quan trọng khi đề cập tới lợi ích của hệ thống PACS đó là tính đồng nhất của dữ liệu. Mọi thơng tin trong hệ thống HIS, RIS, hệ thống PACS được trao đổi qua lại với nhau, đảm bảo tính thống nhất của thơng tin và loại bỏ hồn tồn các sai sót có thể xảy ra khi thao tác thủ cơng. Quy mô và phạm vi kết nối các trường dữ liệu sẽ được thống nhất giữa hai hệ thống PACS và HIS.

<b>Hình 1.7: Minh họa về sự đồng nhất dữ liệu giữa hệ thống PACS và HIS </b>

Như vậy, hệ thống PACS là một hệ thống thông tin được sử dụng để thu nhận, truyền, và hiển thị hình ảnh y khoa (21). Hệ thống PACS được chứng minh mang lại một số lợi ích như thay thế hệ thống in phim chụp tốn kém về chi phí và địi hỏi

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

khơng gian lưu trữ, cải tiến tiếp cận với hình ảnh y khoa, giảm chi phí nhân cơng (22). Tuy nhiên, triển khai hệ thống PACS là một q trình phức tạp địi hỏi nguồn lực to lớn (23). Ứng dụng hệ thống PACS không giống với những loại hệ thống thông tin khác do bản chất phức tạp của hệ thống (24). Ví dụ, hệ thống PACS địi hỏi tích hợp và chuyển dữ liệu từ một số hệ thống thông tin của bệnh viện để cung cấp đủ thơng tin cho tồn bộ nhân viên y tế của bệnh viện tham gia vào chăm sóc người bệnh. Ngồi ra, chi phí của hệ thống cao địi hỏi việc cân nhắc với những lợi ích về hiệu suất, nâng cao chất lượng dịch vụ, và lựa chọn hợp lý trước khi thực hiện (25).

<b>1.2. Thực trạng ứng dụng hệ thống PACS tại các bệnh viện </b>

<i><b>1.2.1. Tác động của hệ thống PACS đến hoạt động lâm sàng và thực hành chẩn đoán hình ảnh </b></i>

<i>1.2.1.1. Tăng tính sẵn có của hình ảnh chẩn đoán </i>

Điều tra của Cox và cộng sự chỉ ra rằng PACS đã làm giảm gánh nặng công việc của kỹ thuật viên và bác sĩ CĐHA, trung bình thời gian từ khi chụp đến khi hình ảnh sẵn có giảm từ 90 phút cịn 60 phút (26). Cũng trong điều tra của Cox và cộng sự tại đơn vị điều trị tích cực, có 90% nhân viên y tế cho rằng hình ảnh chẩn đốn có được nhanh hơn, và 72% cho rằng đã khơng cịn hiện tượng mất film chụp nữa. Tác giả Humphrey và cộng sự đo lường quan điểm của bác sĩ điều trị về tính hữu dụng của PACS bằng bộ câu hỏi định lượng đã chỉ ra rằng hầu hết đối tượng nghiên cứu hình ảnh số sẵn có nhanh hơn so với film. Đối với các hình ảnh thường quy, thời gian để hình ảnh sẵn có giảm từ 30 đến 45 phút trước khi áp dụng PACS xuống còn 15 phút về sau (p<0,01) (27). Nghiên cứu của Watkins và cộng sự cũng chỉ ra thời gian hình ảnh chẩn đốn sẵn có rút ngắn nhưng khơng khẳng định được mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với những hình ảnh khơng thường quy (28). Trong các nghiên cứu của Kundel và cộng sự từ năm 1994 đến 1996 với những hình ảnh chẩn đốn chụp lồng ngực khơng thường quy (như các ca cấp cứu, …) cho thấy trung vị thời gian giảm có ý nghĩa thống kê sau khi áp dụng PACS (29)

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Nghiên cứu ứng dụng PACS tại khoa chẩn đốn hình ảnh Nhi, một trong 14 đơn vị hồi sức tích cực, và một đơn vị của khoa tim mạch thuộc bệnh viện Đại học Y- UCLA- Mỹ, cho thấy các lợi ích từ góc độ lâm sàng của PACS bao gồm: hội thảo với bác sĩ điều trị đạt hiệu quả cao hơn do có thể dành nhiều thời gian cho từng ca bệnh, bác sĩ điều trị tại các đơn vị từ xa hài lòng với PACS nhưng việc phân tích kết quả vẫn cần đến các hình ảnh đi kèm, PACS có thể giúp tăng cường tương tác trong giảng dạy, đào tạo, và PACS cho phép thực hành chẩn đốn hình ảnh tồn diện hơn thơng qua đánh giá và tham vấn định lượng, việc này không thể thực hiện được với hệ thống thông tin điện tử có tín hiệu truyền khơng ổn định (18).

Giảm thời gian quay vòng và thời gian để ra quyết định lâm sàng

Thời gian quay vòng được nhiều y văn chứng minh đã giảm khi áp dụng hệ thống

<b>PACS (30-36). Thời gian quay vòng (Report Turnaround Time- RTAT) được </b>

định nghĩa là thời gian từ khi chụp đến khi báo cáo CĐHA sẵn có (1). Đây là chỉ số đầu ra của nhiều dự án, được coi như một đầu ra để đánh giá chất lượng hệ thống PACS. Báo cáo CĐHA có càng sớm thì có thể có được các quyết định lâm sàng sớm hơn và kịp thời hơn. Chỉ số RTAT cũng phản ánh năng suất lao động trong hoạt động khám, chữa bệnh nói chung của khoa CĐHA. Nếu bác sĩ CĐHA không giải quyết được số ca bệnh, chỉ số RTAT sẽ tăng. Trong nghiên cứu thiết kế dọc vào năm 2010 của Petter Hurlen khẳng định giả thuyết của các nghiên cứu trước đó. Chỉ số RTAT cho các báo cáo sơ bộ và chính thức của các ca cấp cứu của tất cả các phương thức như chụp ảnh số và vi tính (CR); chụp cắt lớp vi tính (CT); siêu âm và nhóm phương thức “khác” bao gồm chụp nhũ ảnh, can thiệp và cộng hưởng từ, đều giảm có ý nghĩa thống kê khi so sánh ở thời điểm trước khi ứng dụng PACS và một tuần sau ứng dụng PACS (p< 0,05).

Có 7 nghiên cứu từ năm 1993 đã chỉ ra tác động của PACS có mối liên quan đến ra quyết định lâm sàng dựa trên hình ảnh chẩn đốn. Điều tra của Cox và nghiên cứu của Humphrey và cộng sự đều cho rằng PACS đã giúp ra quyết định lâm sàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nhanh hơn (26, 27). Kundel và cộng sự đã chỉ ra thời gian trước khi có quyết định lâm sàng giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) đối với những hình ảnh chẩn đốn khơng thường quy (29, 37). Khi phân chia thành thời gian trước khi có quyết định lâm sàng thành (a) thời gian nhận được hình ảnh của bác sĩ điều trị và (b) thời gian nhận được đến khi ra quyết định lâm sàng, thì thấy rõ thời gian trước khi có quyết định lâm sàng giảm do thời gian nhận được hình ảnh của bác sĩ điều trị giảm, tức là bác sĩ điều trị nhận được hình ảnh nhanh hơn khi có ứng dụng PACS. Nghiên cứu của Watkins và cộng sự khơng tìm thấy sự khác biệt về thời gian đến khi ra quyết định lâm sàng giữa trước và sau khi áp dụng PACS đối với hình ảnh chẩn đốn thường quy và khơng thường quy, tuy nhiên nghiên cứu hạn chế vì số liệu cho hình ảnh khơng thường quy nhỏ để so sánh (28).

<i>1.2.1.2. Thay đổi cách thức trao đổi thông tin giữa bác sĩ điều trị và bác sĩ/KTV CĐHA </i>

Chưa thể khẳng định sự thay đổi về cách thức và tần suất trao đổi thông tin giữa bác sĩ điều trị và bác sĩ CĐHA. Một số tác giả cho rằng PACS đã giúp thúc đẩy trao đổi thơng tin về chăm sóc người bệnh giữa các bác sĩ trong các buổi giao ban (37, 38). Bác sĩ đã xem 50% số hình ảnh chẩn đốn trong khi báo cáo trước đó chỉ có 16% khi chưa có PACS. Kundel và cộng sự đã tìm thấy mối liên hệ có thống kê giữa trao đổi bác sĩ điều trị và bác sĩ CĐHA (p<0,05) ngay trong giai đoạn đầu áp dụng PACS, chỉ có 26% hình ảnh bác sĩ điều trị cần thảo luận với bác sĩ CĐHA qua các hình thức trực tiếp, điện thoại hay báo cáo CĐHA (29). Hai năm sau, nghiên cứu của Redfern cũng tìm ra kết quả tương tự (39). Trong khi đó, một số nghiên cứu trước đó khơng tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê về mức độ trao đổi thông tin giữa các bác sĩ này trước và sau khi ứng dụng PACS (38, 40).

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>1.2.2. Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống PACS tại bệnh viện </b></i>

Việc triển khai thành công hệ thống PACS tại bệnh viện cần xem xét một cách toàn diện các yếu tố có thể ảnh hưởng, chuyên đề này sử dụng khung đánh giá hệ thống y tế (Health System Framework) giới thiệu bởi Tổ chức Y tế thế giới (41) với 6 thành phần như sau:

<b>- Cung cấp dịch vụ: bao gồm chất lượng, khả năng tiếp cận, tính an tồn và </b>

khả năng bao phủ.

<b>- Nhân lực y tế: bao gồm việc quản lý nguồn nhân lực, kỹ năng và chính sách. - Hệ thống thông tin y tế: Một hệ thống hoạt động tốt đảm bảo cung cấp, </b>

phân tích, phổ biến và sử dụng thơng tin một cách kịp thời và đáng tin cậy.

<b>- Trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng: bao gồm việc tiếp cận một cách công </b>

bằng, đảm bảo chất lượng và chi phí – hiệu quả khi sử dụng.

<b>- Tài chính: phân bổ nguồn lực, mua sắm hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng, </b>

công bằng và hiệu quả trong hoạt động khám chữa bệnh.

<b>- Sự lãnh đạo và quản trị: nhằm đảm bảo sự tồn tại của các khn khổ chính </b>

sách chiến lược, giám sát hiệu quả, cung cấp các biện pháp khuyến khích thích hợp, chú ý đến thiết kế hệ thống và tính minh bạch.

<i>1.2.2.1. Cung cấp dịch vụ </i>

Để cải thiện chất lượng của việc cung cấp dịch vụ, một trong những yếu tố mà hệ thống PACS mang lại đó là việc rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm phim chụp/báo cáo CĐHA. Trong nghiên cứu của Cox và cộng sự, trung bình thời gian từ khi chụp đến khi hình ảnh sẵn có giảm từ 90 phút cịn 60 phút (26), qua đó rút ngắn thời gian để có được sản phẩm của kỹ thuật viên và bác sĩ CĐHA. Cũng trong một nghiên cứu khác của Cox tại đơn vị hồi sức tích cực, tỷ lệ nhân viên y tế cho rằng hình ảnh chẩn đốn có được nhanh hơn, và nhận định khơng cịn hiện tượng mất phim chụp nữa lần lượt là 90% và 72%. Tác giả Humphrey và cộng sự cũng chỉ ra rằng đối với các hình ảnh thường quy, thời gian để có hình ảnh giảm trước khi triển

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

khai hệ thống PACS là khoảng 30 đến 45 phút, sau khi áp dụng thì thời gian này chỉ cịn 15 phút (p<0,01) (27). Trong các nghiên cứu của Kundel và cộng sự với những hình ảnh chẩn đốn chụp lồng ngực không thường quy (như các ca cấp cứu, …) cho thấy trung vị thời gian giảm có ý nghĩa thống kê sau khi áp dụng PACS (29).

Bên cạnh việc giảm thời gian chờ đợi để có sản phẩm phim chụp/báo cáo CĐHA, chất lượng dịch vụ cũng được cải thiện thông qua số cuộc hội chẩn của các bác sĩ. Một nghiên cứu tại khoa chẩn đốn hình ảnh Nhi thuộc bệnh viện Đại học Y- tại Mỹ, cho thấy các lợi ích từ góc độ lâm sàng của PACS bao gồm: hội chẩn với bác sĩ điều trị đạt hiệu quả cao hơn do có thể dành nhiều thời gian cho từng ca bệnh. Song song với đó, PACS có thể giúp tăng cường tương tác trong giảng dạy, đào tạo (18).

Cuối cùng, việc cung cấp dịch vụ cũng có liên quan tới việc ra quyết định lâm sàng dựa trên hình ảnh chẩn đoán. Nghiên cứu của Cox và nghiên cứu của Humphrey và cộng sự đều cho rằng PACS đã giúp ra quyết định lâm sàng nhanh hơn (26, 27). Khi phân chia thành thời gian trước khi có quyết định lâm sàng thành (a) thời gian nhận được hình ảnh của bác sĩ điều trị và (b) thời gian nhận được đến khi ra quyết định lâm sàng, thì thấy rõ thời gian trước khi có quyết định lâm sàng giảm do thời gian nhận được hình ảnh của bác sĩ điều trị giảm, tức là bác sĩ điều trị nhận được hình ảnh nhanh hơn khi có ứng dụng PACS, qua đó cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ.

<i>Nhân lực y tế </i>

Với những tiến bộ về công nghệ truyền tải và xử lý hình ảnh, hệ thống PACS ngày càng được sử dụng trong truyền hình ảnh số ở các bệnh viện, do đó tỷ lệ sử dụng tại các bệnh viện ở các nước đang phát triển ngày một gia tăng, như tại Đài Loan, Lào, Bhutan…(16, 24, 42-44). Đã có nhiều tài liệu y văn chứng minh hiệu quả về kinh tế, công nghệ và hiệu suất của nhân viên y tế trong ứng dụng hệ thống PACS tại các bệnh viện trên thế giới (21, 44). Sự chấp nhận của người sử dụng với

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

một công nghệ mới là vấn đề cần nghiên cứu hiện nay vì nếu người sử dụng trì hỗn hoặc khơng muốn thay đổi thì cơng nghệ mới sẽ không bao giờ đưa vào thực tế, hoặc nếu không được đánh giá thấu đáo sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại khi thực hiện.

Các học giả đã chỉ ra có những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng một hệ thống công nghệ thông tin mới vào cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm những khía cạnh: về mặt tổ chức (quản lý, và hệ thống), công nghệ, và hành vi (4, 45). Trong đó, sự chấp nhận của người sử dụng là yếu tố chính tác động đến ứng dụng hệ thống PACS thành công (42). Nếu công nghệ không được sử dụng, khơng được sử dụng đúng và đầy đủ thì có nhiều lợi ích hữu hình và vơ hình của hệ thống PACS về hiệu suất tổ chức, những hiệu quả về tài chính, và cải thiện trong chăm sóc người bệnh có thể khơng được thể hiện. Sự phản đối/ trì hỗn của nhân viên y tế với cơng nghệ thông tin đã dẫn đến nhiều trường hợp triển khai không thành công, kéo dài thời gian thực hiện, hoặc không đạt được kết quả mong muốn tại các bệnh viện (46, 47). Điều này có thể là do những vấn đề khác nhau, bao gồm thiếu đầu vào trong quản lý, sự thay đổi về tổ chức; không được đào tạo đầy đủ trước khi triển khai; vấn đề cài đặt kỹ thuật; và các yếu tố mang tính cá nhân như thời gian của bác sĩ để áp dụng cơng nghệ mới, sự hồi nghi về độ tin cậy và lợi ích của cơng nghệ mới, người sử dụng và khả năng, quen thuộc với công nghệ thông tin (48). Người sử dụng hệ thống PACS tại BV Đại học UCLA, Mỹ, được đào tạo trong thời gian 14 tháng để làm quen trước khi đưa hệ thống PACS chính thức hoạt động, đây là yếu tố giúp tăng mức độ hài lòng và chấp nhận sử dụng hệ thống PACS (49). Nghiên cứu về triển khai hệ thống PACS ở một bệnh viện tại Rochester, New York, cho thấy mức độ hài lòng của bác sĩ về dịch vụ sau thực hiện của hệ thống PACS có mối liên quan với quá trình triển khai (50).

Các yếu tố nhân khẩu học như giới hay tuổi của người sử dụng được chứng minh là liên quan đến sự chấp nhận và hài lòng sử dụng PACS. Kinh nghiệm, tính tự nguyện sử dụng một cơng nghệ mới đều tác động đến sự chấp nhận và hài lòng sử dụng PACS của nhân viên y tế (48).

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Khía cạnh văn hóa và các giá trị góp một phần vào chấp nhận và sử dụng công nghệ mới. Straube và cộng sự chỉ ra những hạn chế về công nghệ, tổ chức và con người tại các nước thuộc tiểu vương quốc Ả Rập liên quan đến công nghệ thông tin gây ra sự chần trừ/kháng cự đối với công nghệ mới (42). Hiệu suất cơng việc và sự hài lịng được đánh giá trong nghiên cứu tại các nước Ả Rập này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại các nước phương Tây, và nữ giới có điểm trung bình thấp hơn so với nam ở cả hai chỉ số này. Nghiên cứu của Baker và cộng sự tại Ả Rập cho thấy nhóm nhân viên y tế tại khoa chẩn đốn hình ảnh của các bệnh viện tại Ả Rập đến từ nhiều nền văn hóa và có quốc tịch khác nhau: Mỹ, Úc, Châu Âu, và Ả Rập, chính do sự đa dạng này nên có thể góp phần làm giảm hoặc loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố văn hóa với sự chấp nhận sử dụng hệ thống PACS (51).

Người sử dụng được làm quen và thành thạo với hệ thống PACS là một điều kiện quan trọng để thực hiện thành công PACS. Tại Lào, hệ thống PACS đầu tiên được đưa vào sử dụng tháng 12 năm 2014 tại bệnh viện Nhi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin tại Lào cịn yếu, ước tính có khoảng 1,7 máy tính và 1,77 người dùng Internet trên 100 người dân (52, 53). Bác sĩ có ít kinh nghiệm và kiến thức về chẩn đốn hình ảnh, đây cũng được coi là thách thức khi xem xét triển khai hệ thống PACS (54). Trước khi dự án hệ thống PACS triển khai, hình ảnh chẩn đốn khơng được sử dụng và lưu trữ một cách hệ thống, kết quả chẩn đốn hình ảnh khơng được lưu trữ tại bệnh viện mà giao cho người bệnh tự quản lý. Do đó, việc so sánh các kết quả chẩn đốn hình ảnh khơng thực hiện được, ảnh hưởng đến mức độ chính xác của chẩn đoán. Tại bệnh viện Nhi của Lào, chủ yếu bác sĩ chẩn đốn hình ảnh là người sử dụng hình ảnh chẩn đốn, cịn các nhân viên y tế, bác sĩ khác rất dè dặt và hạn chế sử dụng kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh. Sau khi triển khai hệ thống PACS, mặc dù có một số thách thức và hạn chế, tuy nhiên vẫn có một số kinh nghiệm mang lại kết quả tích cực như: các chương trình đào tạo kéo dài tại các nước đi trước có kinh nghiệm như Hàn Quốc, Thái Lan, qua đó cán bộ y tế Lào được làm quen với hệ thống thông tin y tế và hệ thống PACS, qua đó tăng cường sự chấp nhận với hệ thống mới (55-57). Qua

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

nghiên cứu này, tác giả khẳng định giả thuyết việc triển khai hệ thống PACS là cần thiết và triển khai chỉ khả thi khi các bác sĩ, kỹ thuật viên được giới thiệu, làm quen và đào tạo để sử dụng hệ thống PACS.

Nghiên cứu của tác giả Pilling JR tại một bệnh viện của Anh chỉ ra rằng thiếu hụt trong đào tạo cho người sử dụng là điểm yếu trong giai đoạn đầu áp dụng PACS tại đây (58). Nghiên cứu cũng khuyến nghị các chương trình đào tạo và làm quen để thực hiện hệ thống PACS nên hướng đến cải tiến mức hiệu suất công việc đối với người sử dụng. Các chương trình đào tạo cần được điều chỉnh cho các nhóm nghề nghiệp khác nhau, đặc biệt là các kỹ thuật viên, những người được cho là có mức độ chấp nhận thấp hơn các nhóm khác. Tương tự, q trình triển khai trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ đám mây tại một bệnh viện ở Đài Loan công bố năm 2017 được xác định là yếu tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng và cuối cùng là việc ứng dụng PACS thành công (16).

Theo tác giả Law và Zhou đào tạo sẽ giúp người sử dụng tiếp cận và tận dụng được tiềm năng của PACS. Phương pháp đào tạo cần lựa chọn phù hợp vì nhân viên y tế, các bác sĩ là những người bận rộn và đào tạo về PACS không phải là ưu tiên của họ (59). Hơn nữa, hỗ trợ cho người sử dụng cần duy trì đặc biệt trong thời gian đầu khi triển khai PACS. Các cơ sở triển khai PACS cần lưu ý rằng người sử dụng khác nhau có cách nhìn khác nhau để thực hiện thành công PACS (60, 61).

<i>1.2.2.2. Hệ thống thông tin trong bệnh viện </i>

Các bằng chứng từ các nghiên cứu chưa đủ để có thể khẳng định sự thay đổi về cách thức và tần suất trao đổi thông tin giữa bác sĩ điều trị và bác sĩ CĐHA. Một số tác giả cho rằng PACS đã trợ giúp việc trao đổi thông tin chăm sóc người bệnh giữa các bác sĩ thơng qua các buổi giao ban được dễ dàng hơn (37, 38). Bác sĩ đã xem 50% số hình ảnh chẩn đốn khi có sự trợ giúp của PACS. Trong khi báo cáo trước khi ứng dụng PACS, con số này chỉ là 16%. Tác giả Kundel và cộng sự đã tìm thấy mối liên hệ có thống kê giữa trao đổi bác sĩ điều trị và bác sĩ CĐHA (p<0.05) ngay

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

trong giai đoạn đầu áp dụng PACS, chỉ có 26% hình ảnh được bác sĩ điều trị thảo luận với bác sĩ CĐHA qua các hình thức trực tiếp, điện thoại hay kết quả CĐHA (29). Hai năm sau, nghiên cứu của Redfern cũng tìm ra kết quả tương tự (39). Trong khi đó, một số nghiên cứu trước đó khơng tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê về mức độ trao đổi thông tin giữa các bác sĩ này trước và sau khi ứng dụng PACS (38, 40).

Đánh giá lợi ích của hệ thống này nhiều y văn đã chứng minh thời gian quay vòng đã giảm đáng kể khi áp dụng hệ thống PACS (30-36). Thời gian quay vòng

<i><b>(Report Turnaround Time – RTAT) là chỉ số đầu ra của nhiều dự án, được coi như </b></i>

một đầu ra để đánh giá chất lượng hệ thống PACS. Kết quả CĐHA có càng sớm thì có thể có được các quyết định lâm sàng sớm hơn và kịp thời hơn. Chỉ số RTAT cũng phản ánh năng suất lao động trong hoạt động khám chữa bệnh nói chung của khoa CĐHA. Nếu bác sĩ CĐHA không giải quyết được số ca bệnh, chỉ số RTAT sẽ tăng. Trong nghiên cứu thiết kế dọc vào năm 2010 của Petter Hurlen khẳng định giả thuyết của các nghiên cứu trước đó. Chỉ số RTAT cho các báo cáo sơ bộ và chính thức của các ca cấp cứu của tất cả các phương thức như chụp ảnh số và vi tính (CR); chụp cắt lớp vi tính (CT); siêu âm và nhóm phương thức “khác” bao gồm chụp nhũ ảnh, can thiệp và cộng hưởng từ, đều giảm có ý nghĩa thống kê khi so sánh ở thời điểm trước khi ứng dụng PACS và một tuần sau ứng dụng PACS (p<0,03).

<i>1.2.2.3. Trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng </i>

Các điều kiện môi trường thuận lợi, là mức độ một cá nhân đánh giá hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất của tổ chức cần thiết để triển khai hệ thống (62, 63), được cho là có tác động đến ý định sử dụng PACS (50). Các nghiên cứu của Aggelidis và Chatzoglou, Duyck và cộng sự cũng đưa ra nhận định tương tự (48, 64). Tính sẵn có của hệ thống công nghệ thông tin (máy chủ, máy tính trạm…) cũng như trang thiết bị y tế hiện tại có mối liên quan chặt chẽ tới việc triển khai hệ thống PACS

</div>

×