Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thực trạng công tác quản lý điều trị người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa sa đéc giai đoạn 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN CÔNG BẰNG
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ
NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SA ĐÉC
GIAI ĐOẠN 2015 – 2017

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN CÔNG BẰNG

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ
NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SA ĐÉC
GIAI ĐOẠN 2015 – 2017

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II - TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. PHẠM TRÍ DŨNG



HÀ NỘI, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép em gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới:
– Trường Đại học Y tế công cộng cùng các q thầy cơ đã tận tình chỉ dạy
và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
– Đặc biệt em xin bày tỏ lịng biết ơn vơ hạn đến Thầy PGS.TS Phạm Trí
Dũng người hướng dẫn và cũng là người đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
– Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ln khích lệ, động viên và
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài luận văn này không tránh khỏi
những thiếu sót; em rất mong nhận được sự thơng cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng
góp ý kiến của các quý thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Sa Đéc, tháng 8 năm 2018
Học viên

Nguyễn Công Bằng


ii


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
1- Mô tả thực trạng công tác quản lý điều trị ngƣời bệnh tăng huyết áp điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc giai đoạn 2015 – 2017. ...........................3
2- Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến cơng tác quản lý điều trị ngƣời bệnh
tăng huyết áp. ............................................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Tăng huyết áp .....................................................................................................4
1.1.1. Phân loại tăng huyết áp ...................................................................................4
1.1.2. Một số biến chứng thường gặp trong tăng huyết áp ......................................4
1.1.3. Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp....................................................................5
1.1.3.1. Nguyên tắc chung..........................................................................................5
1.1.3.2. Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống .....................................................5
1.2. Chƣơng trình quản lý bệnh THA ở Việt Nam: ..............................................6
1.2.1 Tình hình THA và quản lý huyết áp tại Việt Nam: .........................................6
1.2.2. Mục tiêu chung.................................................................................................8
1.2.3. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................8
1.2.4. Giải pháp ..........................................................................................................8
1.2.4.1. Giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ ...........................................................8
1.2.4.2. Xây dựng hệ thống sàng lọc, phát hiện sớm và ghi nhận về bệnh THA tại
cộng đồng, chủ yếu là tại các tuyến xã (phường) sau đó gửi báo cáo lên tuyến
huyện (quận), tỉnh (thành phố) và Trung ương .....................................................11
1.2.5. Giải pháp về cơ chế chính sách .....................................................................11
1.2.6. Giải pháp về tổ chức.......................................................................................12
1.2.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế ..........................................................................12
1.3. Thực trạng quản lý điều trị ngƣời bệnh THA tại Việt Nam ........................12
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý điều trị ngƣới bệnh THA tại Việt Nam.
...................................................................................................................................15
1.4.1. Các yếu tố về phía cơ sở cung cấp dịch vụ ....................................................15



iii

1.4.2. Các yếu tố về phía người bệnh ......................................................................19
1.5. Vài nét về Bệnh viện Đa Khoa Sa Đéc ............................................................20
KHUNG LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ ..............................................22
NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ...........................22
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................23
2.1. Đối tƣợng nghi n cứu .......................................................................................23
ối tượng nghi n cứu định lượng ................................................................23
ối tượng nghi n cứu định tính ....................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................23
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ...............................................................24
2.4.1. Cấu phần định lượng .....................................................................................24
2.4.2. Cấu phần định tính ........................................................................................24
2.5. Phƣơng pháp, quy trình thu thập thông tin ..................................................25
2.5.1. Công cụ thu thập thông tin ............................................................................25
2.5.2. Quy trình thu thập thơng tin ..........................................................................26
2.5.2.1. Thu thập số liệu định lượng .........................................................................26
2.5.2.2. Thu thập thông tin định tính.........................................................................27
2.6. Biến số nghiên cứu ...........................................................................................27
2.6.1. Biến số cấu phần định lượng ........................................................................27
2.6.1.1. Số liệu thứ cấp .............................................................................................27
2.6.1.2.Số liệu sơ cấp ................................................................................................28
2.6.2. Biến số cấu phần định tính ............................................................................28
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................28
2.7.1. Số liệu định lượng ...........................................................................................28
7


Thơng tin định tính ........................................................................................28

2.8. Đạo đức nghiên cứu..........................................................................................28
2.9. Hạn chế nghiên cứu đánh giá ..........................................................................29
2.9.1. Sai số ...............................................................................................................29
2.9.2. Biện pháp khắc phục.....................................................................................29


iv

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................30
3.1. Thực trạng công tác quản lý điều trị ngƣời bệnh tăng huyết áp điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc................................................................30
3.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý điều trị ngƣời bệnh tăng
huyết áp ....................................................................................................................34
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................37
4.1. Thực trạng công tác quản lý điều trị ngƣời bệnh tăng huyết áp điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc................................................................37
4..1.1. Tổng số người bệnh tăng huyết khám và điều trị hằng năm tại bệnh viện 37
4.1.2. Số lượt khám tăng huyết áp ...........................................................................37
4.1.3. Số cuộc truyền thơng đã thực hiện và loại hình truyền thơng đã thực hiện
...................................................................................................................................37
4.1.4. Tổng số người bệnh tăng huyết áp ................................................................38
4.1.5. Số lượng bác sĩ và điều dưỡng tham gia khám và điều trị hằng năm trong
giai đoạn 2015 - 2017 ...............................................................................................39
4.1.6. Số lượng bác sĩ và điều dưỡng được tham gia các khóa học chun mơn và
tư vấn ........................................................................................................................39
4.1.7. Số lượng phòng khám, phòng tư vấn ............................................................39
4.1.8. Tổng số và loại thuốc sử dụng trong điều trị trong giai đoạn này ..............40

4.1.9. Kinh phí dành cho hoạt động quản lý điều trị ..............................................40
4.1.10. Tỷ lệ người bệnh khám đúng hẹn ...............................................................41
4.1.11. Tỷ lệ người bệnh uống thuốc đúng liều ......................................................41
4.1.12. Tỷ lệ người bệnh đạt huyết áp mục tiêu ......................................................42
4.1.13. Tỷ lệ người bệnh được tư vấn về chế độ ăn và chế độ dùng thuốc............42
4.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý điều trị ngƣời bệnh tăng
huyết áp ....................................................................................................................42
4.2.1. Các yếu tố về chính sách, quy định ...............................................................42
4.2.2. Các yếu tố về nhân lực ...................................................................................43
4.2.3. Các yếu tố về cơ sở trang thiết bị, thuốc .......................................................43
4.2.4. Các yếu tố về truyền thông giáo dục sức khỏe ..............................................44


v

4.2.5. Các yếu tố về người bệnh ...............................................................................44
KẾT LUẬN ..............................................................................................................45
1.Thực trạng công tác quản lý điều trị ngƣời bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc: .........................................................................45
2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý điều trị ngƣời bệnh tăng
huyết áp ....................................................................................................................45
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................47
1. Đối với Bệnh viện: ...............................................................................................47
2. Đối với Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp: .......................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................48
PHỤ LỤC .................................................................................................................53
PHỤ LỤC 1:.............................................................................................................53
PHỤ LỤC 2: .............................................................................................................54
PHỤ LỤC 3:.............................................................................................................59
PHỤ LỤC 4: .............................................................................................................63

PHỤ LỤC 5: .............................................................................................................64
PHỤ LỤC 6: .............................................................................................................66
PHỤ LỤC 7:.............................................................................................................67
PHỤ LỤC 8:.............................................................................................................68
PHỤ LỤC 9:.............................................................................................................70
PHỤ LỤC 10:...........................................................................................................72


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Phân loại THA tại Việt Nam hiện nay ......................................................4
Bảng 3.1: Tổng số ngƣời bệnh THA khám và điều trị hằng năm tại BV ..........30
Bảng 3.2: Số lƣợt khám THA .................................................................................30
Bảng 3.3: Số cuộc truyền thông đã thực hiện .......................................................30
và loại hình truyền thơng đã thực hiện .................................................................30
Bảng 3.4: Tổng số ngƣời bệnh THA đƣợc tƣ vấn ................................................31
Bảng 3.5: Số lƣợng BS và điều dƣỡng tham gia khám và điều trị hằng năm
trong giai đoạn 2015 - 2017 ....................................................................................31
Bảng 3.6: Số lƣợng BS và điều dƣỡng đƣợc tham gia các khóa học chun mơn
và tƣ vấn ...................................................................................................................32
Bảng 3.7: Tổng số và loại thuốc sử dụng trong điều trị giai đoạn 2015 - 2017..32
Bảng 3.8: Tỷ lệ ngƣời bệnh khám đúng hẹn .........................................................33
Bảng 3.9: Tỷ lệ ngƣời bệnh uống thuốc đúng liều................................................33
Bảng 3.10: Tỷ lệ ngƣời bệnh đạt huyết áp mục tiêu ............................................33


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BHYT

Bảo hiểm Y tế

BV

Bệnh viện

CBYT

Cán bộ y tế

ĐT

Đơn thuốc

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ESC

European Society of Cardiology (Hội Tim mạch Châu Âu)

ESH

European Society of Hypertension (Hội Tăng huyếp áp Châu Âu)

GDSK


Giáo dục sức khỏe

ISH

International Society of Hypertension (Hội Tăng huyết áp quốc tế)

JNC

The Joint National Committee (Ủy ban liên quốc gia)

KCB

Khám chữa bệnh

KTV

Kỹ thuật viên

LĐBV

Lãnh đạo Bệnh viện

NB

Người bệnh

PVS

Phỏng vấn sâu


PVS BS

Phỏng vấn sâu bác sĩ

PVS ĐD

Phỏng vấn sâu điều dưỡng

PVS LĐBV

Phỏng vấn sâu lãnh đạo Bệnh viện

QLĐT

Quản lý điều trị

SKĐK

Sức khỏe định kỳ

THA

Tăng huyết áp

TLN

Thảo luận nhóm

TTB


Trang thiết bị

TTĐT

Tuân thủ điều trị

TW

Trung ương

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tếThế giới)

YTDP

Y tế Dự phòng


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mãn tính, tiến triển thầm lặng vì khơng có
triệu chứng rõ ràng nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, vì
thế điều trị sẽ là cơng việc liên tục và lâu dài nên việc quản lý điều trị người bệnh
THA là hết sức cần thiết. Tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc chưa có nghiên cứu về vấn
đề này, chính vì vậy chúng tơi tiến hành đánh giá: “Thực trạng công tác quản lý
điều trị người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc
giai đoạn 2015 - 2017”. Nghiên cứu với 02 mục tiêu: (1)- Mô tả thực trạng công tác

quản lý điều trị người bệnh THA điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc
giai đoạn 2015–2017; (2)- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
điều trị người bệnh THA.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp giữa định lượng và định tính.Cấu phần
định lượng bao gồm thu thập số liệu thứ cấp các loại sổ sách theo dõi quản lý và
nguồn lực cho công tác điều trị người bệnh THA giai đoạn từ năm 2015 - 2017. Cấu
phần định tính bao gồm thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu đối tượng cung cấp dịch vụ:
01 lãnh đạo Bệnh viện, 01 lãnh đạo Khoa Khám bệnh, 01 bác sĩ điều trị, 01 điều
dưỡng; đối tượng sử dụng dịch vụ: 40 người bệnh thường xuyên và không thường
xuyên đến khám bệnh. Người bệnh tham gia nghiên cứu định tính là chủ đích khi đến
khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện đáp ứng đủ tiêu chí được xác định. Kết
quả nghiên cứu định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và kết quả
nghiên cứu định tính đã được gỡ băng bằng các cuộc phỏng vấn sâu được tính bằng
mục tiêu nghiên cứu.
Kết quả có tổng số người bệnh THA khám và điều trị tăng dần hàng năm, lứa
tuổi thường gặp từ 40 – 65 tuổi, đa số là giới nữ. Số lượt khám THA tăng dần hằng
năm. Hoạt động truyển thông và các loại hình truyền thơng được triển khai thực
hiện hằng năm, tất cả người bệnh được tư vấn. Có tất cà 12 bác sĩ và 16 điều dưỡng
tham gia khám và điều trị hằng năm, tất cả các bác sĩ và điều dưỡng đều có tham
gia các khóa học chun mơn và tư vấn. Có 06 phịng khám Nội, nhưng chưa có
phịng tư vấn cho người bệnh THA. Có 04 loại thuốc (ức chế canxi, ức chế men


ix

chuyển, ức chế thụ thể, ức chế beta). Kinh phí dành cho hoạt động điều trị THA
theo các thông tư, quyết định hiện hành.
Người bệnh khám đúng hẹn chiếm tỉ lệ là 88,4%; người bệnh uống thuốc
đúng liều chiếm tỷ lệ là 89,6%; người bệnh đạt HA mục tiêu là 56%.
Các yếu tố về chính sách, quy định: Có liên quan đến quản lý điều trị THA ở

cộng đồng thực hiện tốt góp phần làm giảm tải Bệnh viện, bện cạnh đó các tài liệu
tập huấn về quản lý điều trị THA, cơng tác truyền thơng… cịn lạc hậu
Các yếu tố về nhân lực: Hiện có 06 phịng khám Nội, nhân lực có 12 bác sĩ
và 16 điều dưỡng quản lý điều trị THA. Theo thông tư 15/2018/TT-BYT, theo
thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV do đó tùy theo tình hình thực tế tại khoa mà
lãnh đạo Bệnh viện phân theo chỉ tiêu.
Các yếu tố về cơ sở trang thiết bị, thuốc: Cở sở vật chất có 06 phịng khám
Nội, mỗi bàn khám đều có trang tương đối đầy đủ các thiết bị phục vụ cho cơng tác
khám và quản lý. Bệnh viện có đầy đủ các nhóm thuốc điều trị THA (lợi tiểu, ức
chế men chuyển, ức chế canxi. ức chế thụ thể. ức chế beta, methyl dopa).
Các yếu tố về truyền thông giáo dục sức khỏe: Các bác sĩ, điều dưỡng khi
thăm khám chẩn đốn điều trị cho người bệnh THA ln tư vấn cho người bệnh về
tuân thủ điều trị, không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia, cử ăn mặn, dinh
dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực.
Các yếu tố về người bệnh: Tất cả người bệnh đều được tư vấn về chế độ điều
trị, chế độ ăn và chế độ dùng thuốc trong lúc khám bệnh.
Còn thiếu bác sĩ làm công tác quản lý điều trị tăng huyết áp. Một số cán bộ y
tế chưa được đào tạo tập huấn về công tác quản lý điều trị tăng huyết áp.
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng và đề ra một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng quản lý và điều trị người bệnh THA của Bệnh viện Đa
khoa Sa Đéc.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) hiện nay vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần
được quan tâm, khơng những vì tần suất mắc bệnh cao mà cịn do ảnh hưởng của
THA lên cuộc sống người bệnh..THA là bệnh mạn tính, cần theo dõi và điều trị lâu
dài, chủ yếu là điều trị ngoại trú. Nếu không được quản lý theo dõi sẽ có rất nhiều

biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng ảnh hưởng
đến sức khỏe cho người bệnh làm gánh nặng gia đình và xã hội.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2000, số người mắc
THA là 26,4% và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025. Chính vì vậy, THA
đang trở thành một vấn đề thời sự vì sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh này
trong cộng đồng. THA là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở các nước
đang phát triển. Năm 2008, trên thế giới có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về THA cho thấy tỷ lệ THA đang tăng nhanh
theo thời gian: 1,9% năm 1982; 11,79% năm 1992; 16,3% năm 2002 và 27,4% năm
2008. Theo Nguyễn Lân Việt: điều tra gần nhất tại Việt Nam cho thấy có 25,1%
người trưởng thành (25 - 64 tuổi) mắc THA. Biến chứng nhiều nhất của THA là suy
tim, biến chứng mạch máu, tổn thương đáy mắt, có protein trong nước tiểu và suy
thận... Tuy nhiên trong giai đoạn 2012-2015, mới chỉ có 50% người bệnhTHA được
phát hiện điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế [3], [30], [32].
Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc năm 2015 phát hiện 6126 trường hợp mắcTHA;
năm 2016 có 7472 trường hợp mắc THA; năm 2017 có 9463 trường hợp mắc THA.
Bệnh viện có nhiều khó khăn về nhân lực, trang thiết bị y tế và bác sĩ chuyên khoa
về tim mạch còn hạn chế.
Để quản lý tốt người bệnh THA ngoại trú, cơ sở y tế cần nâng cao trình độ
chun mơn, kỹ năng giao tiếp trong truyền thông, quản lý bệnh THA; tăng cường
truyền thông, hoạt động tư vấn về bệnh THA; bao gồm hướng dẫn rõ cho người
bệnh về tầm quan trọng của bệnh THA; chế độ điều trị bệnh THA phù hợp; ngoài ra
phải tăng cường chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Vấn đề đang đặt ra là thực trạng công tác quản lý điều trị người bệnh THA
tại Bệnh viện hiện nay như thế nào? Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý


2

điều trị người bệnh THA là gì? Việc đánh giá kết quả của cơng tác này có đáp ứng

được mục tiêu đề ra hay khơng? Vì những lý do nêu ở trên, chúng tôi tiến hành
đánh giá:“Thực trạng công tác quản lý điều trị người bệnh tăng huyết áp điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc giai đoạn 2015 - 2017”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Mô tả thực trạng công tác quản lý điều trị người bệnh tăng huyết áp điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc giai đoạn 2015 – 2017.
2- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điều trị người
bệnh tăng huyết áp.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tăng huyết áp
Huyết áp là áp lực máu trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo ra do lực
bóp của tim và sức cản của động mạch. Theo WHO: Một người trưởng thành(>18
tuổi) gọi là THA khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
>= 90mmHg hoặc đang điều trị bằng thuốc hạ áp hằng ngày hoặc có ít nhất 2 lần
được bác sĩ chẩn đốn là THA. THA có thể tăng cả huyết áp tối đa và huyết áp tối
thiểu, hoặc chỉ tăng một trong hai dạng đó [3],[4], [10], [13], [21],[42].
1.1.1. Phân loại tăng huyết áp
Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam
Xuất phát từ cách phân loại của WHO/ISH và JNC, Hội Tim mạch quốc gia
Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau[3],[10]:
Bảng 1: Phân loại THA tại Việt Nam hiện nay
Phân độ THA


Huyết áp (mmHg)
Tâm thu

Tâm trƣơng

Huyết áp tối ưu

< 120

<80

Huyết áp bình thường

120 - 129

80 - 84

Huyết áp bình thường cao

130 – 139

85 - 89

THA độ 1 ( nhẹ)

140 - 159

90 - 99


THA độ 2 ( trung bình)

160 - 179

100 - 109

THA độ3( nặng)

≥ 180

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

Tiền THA: kết hợp huyết áp bình thường và bình thường cao, nghĩa là huyết áp
tâm thu từ 120 - 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg
1.1.2. Một số biến chứng thường gặp trong tăng huyết áp
THA gây nên tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt hay gặp là
tổn thương ở tim, thần kinh, thận, mắt và mạch máu. Các biến chứng THA nguy
hiểm khơng chỉ bởi vì có thể gây chết người, mà còn để lại những di chứng nặng nề


5

(liệt do tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận…) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của NB và là gánh nặng của gia đình và xã hội [3], [21], [42], [45].

Các biến chứng thƣờng gặp:
- Não: Tai biến mạch máu não thường gặp như: nhồi máu não, xuất huyết
não có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp cơn thiếu máu não
thống qua với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24h hoặc bệnh não do
THA với lú lẫn, hôn mê kèm co giật, nơn ói, nhức đầu dữ dội.
- Thận: THA làm hỏng màng lọc của cầu thận, làm hẹp động mạch thận, gây
suy thận.
- Mạch máu: THA là yếu tố gây xơ vữa động mạch, phình động mạch chủ.
- Tim mạch: THA gây to tim, suy tim.
- Mắt: THA làm hỏng mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng
làm hẹp động mạch lại. THA còn gây xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm
giảm thị lực gây mù lòa [3], [17], [31], [42], [43], [44].
1.1.3. Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp
1.1.3.1. Nguyên tắc chung
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ
hằng ngày, điều trị lâu dài.
Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim
mạch”. “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người
bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục
tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục
duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều
chỉnh kịp thời.
Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.
Khơng nên hạ huyết áp q nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan
đích, trừ tình huống cấp cứu [3], [21], [36], [37].
1.1.3.2. Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình phòng chống tăng
huyết áp Quốc gia và Phân Hội Tăng huyết áp Việt Nam áp dụng cho mọi bệnh



6

nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng, bao
gồm:
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
+ Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.
- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối
cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
- Cố gắng duy trì vịng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
- Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2
cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc
chuẩn/tuần (nữ). Một cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc
120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận
động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày.
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi
hợp lý.
- Tránh bị lạnh đột ngột.
Những khuyến cáo trên được đưa ra dựa trên những bằng chứng nghiên cứu các yếu
tố nguy cơ gây đột quỵ và tử vong đối với người tăng huyết áp và cần được áp dụng
tối đa trên người bệnh để tăng cường hiệu quả điều trị tăng huyết áp [3], [30], [38],
[42].
1.2. Chƣơng trình quản lý bệnh THA ở Việt Nam:
1.2.1 Tình hình THA và quản lý huyết áp tại Việt Nam:
Tỷ lệ THA tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Theo thống kê của GS.
Đặng Văn Chung năm 1960, tần suất THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là
1% và hơn 30 năm sau (1992), theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và

cộng sự thì tỷ lệ này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần và mỗi năm tăng trung bình
0,33%. Và 10 năm sau (2002), theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ


7

tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở người dân lớn hơn hoặc bằng 25 tuổi thì tần suất
THA đã tăng đến 16,3%, trung bình mỗi năm tăng 0,46%. Như vậy, tốc độ gia tăng
về tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng tăng cao. Tỷ lệ THA ở vùng thành thị là
22,7%, cao hơn vùng nông thôn (12,3%). Với dân số hiện nay khoảng 84 triệu
người (2007), Việt Nam ước tính có khoảng 6,85 triệu người bị THA, nếu khơng có
các biện pháp dự phịng và quản lý hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu
người Việt Nam bị THA.
- Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA trong cộng đồng như: tuổi cao,
hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều
chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid
máu, tiểu đường, tiền sử gia đình có người bị THA... Phần lớn những yếu tố nguy
cơ này có thể kiểm sốt được khi người dân có hiểu biết đúng và biết được cách
phòng tránh. Nhưng theo điều tra dịch tễ năm 2002 của Viện Tim mạch Việt Nam,
77% người dân hiểu sai về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ của bệnh; hơn 70% các
trường hợp không biết cách phát hiện sớm và dự phòng bệnh THA. Hiểu biết của
người dân về bệnh THA ở nông thôn kém hơn hẳn ở thành thị.
- Các biến chứng của THA là rất nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi
máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa... Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn
đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất
của gia đình bệnh nhân và xã hội.
Nguyễn Văn Đăng và cộng sự thuộc Bộ môn Thần kinh trường Đại học Y Hà Nội
đã điều tra 1.707.609 người dân và cho thấy THA là nguyên nhân chính (chiếm
59,3% các nguyên nhân) gây ra tai biến mạch máu não (TBMMN). Theo niên giám
thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc TBMMN là 47,6/100.000 dân. Như vậy, hàng năm

có khoảng 39.980 ca bị TBMMN và chi phí trực tiếp để điều trị bệnh này là 144 tỷ
VND/năm trong đó hậu quả do THA gây ra là 85,4 tỷ VND. Có khoảng 15.990
người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do TBMMN/năm.
Theo điều tra dịch tễ học suy tim và một số nguyên nhân chính tại các tỉnh
phía Bắc Việt Nam năm 2003 do Viện Tim mạch Việt Nam phối hợp với Tổ chức Y


8

tế Thế giới thực hiện cho thấy nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại cộng đồng là
do THA (chiếm 10,2%), sau đó là do bệnh van tim do thấp (0,8%).
Ở nước ta cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có hệ thống quản lý và dự phịng đối với
bệnh THA, các hoạt động y tế hiện mới chỉ tập trung cho công tác điều trị bệnh tại
các bệnh viện. Chưa có mơ hình dự phịng, ghi nhận và quản lý bệnh THA tại cộng
đồng. Công tác tuyên truyền bệnh THA tại cộng đồng chưa sâu rộng, các hoạt động
điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ cho công tác phòng chống THA tại cơ sở còn rất hạn
chế. Ngân sách đầu tư cho công tác quản lý THA tại cộng đồng cũng còn khá khiêm
tốn.
1.2.2. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức đúng của nhân dân về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ;
Tăng cường năng lực của nhân viên y tế trong cơng tác dự phịng, phát hiện sớm và
điều trị đúng bệnh THA theo phác đồ do Bộ Y tế quy định.
1.2.3. Mục tiêu cụ thể
a. Nâng cao nhận thức của nhân dân về dự phòng và kiểm soát bệnh THA.
Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% người dân hiểu đúng về bệnh THA và các biện pháp
phòng, chống bệnh THA.
b. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm cơng tác dự phịng và quản lý
bệnh THA tại tuyến cơ sở. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 80% cán bộ y tế hoạt động trong
phạm vi dự án được đào tạo về biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản
lý bệnh THA.

c. Xây dựng, triển khai và duy trì bền vững mơ hình quản lý bệnh THA tại
tuyến cơ sở.
d. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% số bệnh nhân THA được phát hiện sẽ được điều
trị đúng theo phác đồ do Bộ Y tế quy định
1.2.4. Giải pháp
1.2.4.1. Giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ
Chƣơng trình tuyên truyền về bệnh THA cho cộng đồng:
Biên soạn các bản tin về bệnh THA và phát thanh hàng tháng trên loa phóng
thanh: Bản tin được phát hàng tuần trong 1 tháng đầu tiên, sau đó được phát lại mỗi


9

tháng một lần trong suốt thời gian thực hiện dự án. Mỗi lần phát thanh, thời gian là
từ 5 - 10 phút. Nội dung của bản tin tập trung vào tuyên truyền, giáo dục thay đổi
lối sống và thực hiện lối sống lành mạnh để dự phòng bệnh THA.
Biên soạn, in ấn các tờ rơi tuyên truyền về bệnh THA phát cho các hộ gia đình: Tờ
rơi có 1 trang, dễ hiểu, có nội dung gồm THA là gì, những yếu tố nguy cơ của
THA, cách phòng bệnh THA, những biến chứng của THA, các biện pháp theo dõi
và quản lý THA.
Bảng tuyên truyền: Các bảng tuyên truyền về THA được đặt tại các vị trí
cơng cộng như trạm y tế xã, uỷ ban nhân dân xã, hội trường thơn/xóm, chợ, trường
học... với nội dung bao gồm: Hãy điều trị THA; Hãy phòng bệnh THA, THA là kẻ
giết người thầm lặng.
Tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về THA tại các cơ quan và các tổ
chức xã hội tại cộng đồng. Các buổi hội thảo, nói chuyện được tổ chức tại cộng
đồng với sự hợp tác của các tổ chức xã hội như Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến
binh, Hội phụ nữ, Đồn TNCS, Hội nơng dân, trường học...
Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam xây
dựng các chương trình tun truyền về bệnh THA, các biện pháp dự phòng và điều

trị thơng thường bệnh THA trên các chương trình của đài truyền hình và đài phát
thanh trong phạm vi tồn quốc.
Phối hợp với Đài truyền hình địa phương và Đài phát thanh địa phương của
63 tỉnh/thành trong cả nước xây dựng các chương trình tuyên truyền về bệnh THA,
các biện pháp dự phịng và điều trị thơng thường bệnh THA và phát thanh tun
truyền tại chính các địa phương.
Chƣơng trình giáo dục, tập huấn về bệnh THA, cách dự phòng và quản
lý bệnh cho nhân viên y tế từ trung ƣơng đến địa phƣơng:
Chương trình sẽ được tiến hành trên phạm vi cả nước cho nhân viên y tế ở 63
tỉnh/thành, 650 huyện và hơn 10.750 xã có tham gia vào dự án. Nội dung giáo dục,
tập huấn gồm:
- Giáo dục cho các nhân viên y tế ở trung ương và địa phương những hiểu
biết chính về bệnh THA và các hậu quả của bệnh.


10

- Hướng dẫn cách đo huyết áp đúng và các biện pháp phát hiện sớm và ghi
nhận bệnh THA cho nhân viên y tế từ các tuyến trung ương đến tuyến cơ sở.
- Hướng dẫn về cách thay đổi lối sống và thực hiện lối sống lành mạnh trong
dự phòng và điều trị bệnh THA.
- Tập huấn cho các cán bộ y tế chuyên trách của 63 tỉnh/thành và của hơn
650 huyện trên cả nước về mơ hình dự phịng và quản lý bệnh THA tại cộng đồng.
- Phối hợp cùng cán bộ y tế chuyên trách của các tỉnh/thành và các huyện
thực hiện tập huấn cho các nhân viên y tế tuyến xã (hơn 10.750 xã) về mơ hình dự
phòng và quản lý bệnh THA tại cộng đồng.
- Tổ chức các hội thảo quốc gia hoặc các khu vực Bắc, Trung, Nam về các
biện pháp dự phòng, cách phát hiện sớm và điều trị đúng bệnh THA cho các nhân
viên y tế cơ sở.
- Tập huấn về giám sát các hoạt động dự phòng và quản lý THA tại cộng

đồng cho các cán bộ chuyên trách ở cả Trung ương và các địa phương.
- Kết hợp với các chuyên gia quốc tế về bệnh THA của các dự án khác như
Dự án hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới, Dự án Phịng chống các bệnh khơng lây
nhiễm (NCD) để tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý bệnh THA tại
cộng đồng cho các cán bộ y tế của Trung ương và địa phương.
- Gửi các cán bộ phụ trách chuyên trách đi học tập kinh nghiệm và cập nhật
các vấn đề liên quan đến dự phòng và quản lý bệnh THA tại cộng đồng ở các nước
bạn trong khu vực Đông Nam Á và ở các nước tiên tiến.
Xây dựng và triển khai mơ hình dự phịng và quản lý bệnh THA tại
cộng đồng:
- Xây dựng mơ hình dự phịng và quản lý bệnh THA tại cộng đồng.
+ Khảo sát tình hình bệnh THA (hiểu biết, yếu tố nguy cơ, tỷ lệ mắc bệnh...
tại cộng đồng tham gia dự án).
+ Thực hiện theo dõi dọc theo thời gian, đo huyết áp định kỳ (1 lần/tháng),
đánh giá các yếu tố nguy cơ của từng bệnh nhân, tư vấn về thực hiện lối sống lành
mạnh để phòng và chống THA, phát thuốc điều trị THA định kỳ cho bệnh nhân cần
điều trị thuốc.


11

+ Thành lập các câu lạc bộ THA: Các người bệnh THA được mời tham gia
vào câu lạc bộ THA tại cộng đồng. Câu lạc bộ sẽ sinh hoạt một lần hàng tháng, nội
dung thảo luận chủ yếu tập trung vào thay đổi lối sống trong điều trị THA. Tư vấn
và trao đổi trực tiếp giữa người bệnh và các chuyên gia tim mạch về dự phòng và
điều trị đúng bệnh THA.
- Tiến hành thực hiện thí điểm mơ hình dự phòng và quản lý bệnh THA tại
một số tỉnh ở các khu vực khác nhau (Bắc, Trung, Nam).
- Hội thảo đánh giá và rút kinh nghiệm việc thực hiện thí điểm mơ hình dự
phịng và quản lý bệnh THA tại cộng đồng.

- Hồn thiện mơ hình chuẩn về mơ hình dự phịng và quản lý bệnh THA tại
cộng đồng.
- Triển khai trên phạm vi tồn quốc mơ hình dự phòng và quản lý bệnh THA
tại cộng đồng.
Xây dựng hệ thống giám sát các hoạt động dự phòng và quản lý bệnh THA
tại các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện và xã.
1.2.4.2. Xây dựng hệ thống sàng lọc, phát hiện sớm và ghi nhận về bệnh THA tại
cộng đồng, chủ yếu là tại các tuyến xã (phường) sau đó gửi báo cáo lên tuyến
huyện (quận), tỉnh (thành phố) và Trung ương
Thực hiện lồng ghép các hoạt động dự phòng và quản lý THA tại cộng đồng
với hoạt động của chương trình phịng chống các bệnh khơng lây nhiễm, chương
trình phịng chống bệnh đái tháo đường, ung thư...
1.2.5. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Xây dựng các chính sách và cơ chế hoạt động trong lĩnh vực dự phòng và
quản lý bệnh THA tại cộng đồng.
- Xây dựng chính sách cho người bệnh bị THA, như chế độ làm việc, nghỉ
ngơi, đặc biệt là thuốc điều trị lâu dài cho người bệnh.
- Xây dựng cơ chế thực hiện các hoạt động của dự án trong đó có sự tham
gia liên ngành, liên tỉnh, liên uỷ ban... giúp cho việc điều phối và thực hiện dự án
được thuận lợi.


12

- Xây dựng cơ chế hoạt động lồng ghép của các thành phần trong chương
trình phịng chống các bệnh khơng lây nhiễm để tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực.
- Xây dựng cơ chế va chính sách xã hội hố cơng tác phịng chống bệnh
THA cho cả các đơn vị y tế bán công và tư nhân.
1.2.6. Giải pháp về tổ chức
- Thành lập Ban chỉ đạo dự án có sự tham gia của Bộ Y tế, Viện Tim mạch

Việt Nam, UBND và sở y tế các tỉnh, thành trong cả nước.
- Các hoạt động chuyên môn tim mạch trong dự án sẽ được sự tư vấn và giúp
đỡ của Hội Tim mạch học Việt Nam, Viện Tim mạch Việt Nam.
- Dự án hoạt động có Ban Điều hành dự án, Thư ký dự án với đơn vị thực
hiện ở tuyến Trung ương là Viện Tim mạch Việt Nam, các đơn vị thực hiện dự án ở
địa phương là sở y tế, phòng y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh, TTYT huyện (quận),
phòng y tế huyện (quận), các trạm y tế xã (phường).
- Đơn vị trực tiếp thực hiện các hoạt động của dự án tại cộng đồng là các
trạm y tế xã dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Điều hành dự án của các tỉnh, huyện
với sự hướng dẫn chuyên môn của Ban điều hành dự án Trung ương.
1.2.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế
Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, mở rộng các hợp tác trao đổi
về chuyên môn, kỹ thuật, cử cán bộ có đủ năng lực về chun mơn và ngoại ngữ đi
học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực chun mơn về dự phịng và quản lý
bệnh THA ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước tiến tiến trên thế
giới.
1.3. Thực trạng quản lý điều trị ngƣời bệnh THA tại Việt Nam
Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam về tần suất THA và các yếu tố nguy
cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001 – 2002(trên 5012 người) cho thấy tần
suất THA ở người trưởng thành là 16.5% trong đó THA độ 1, độ 2, độ 3 lần lượt là
12,2%, 4,2% và 1,9%. Tỷ lệ được điều trị thuốc hạ áp chỉ chiếm 11,5%, trong số đó
kiểm sốt THA tốt chỉ chiếm 19,1%.Các yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi cao, giới
nam, chỉ số khối cơ thể tăng, béo bụng, chỉ số vịng bụng/vịng mơng tăng, rối loạn
đường máu, rối loạn mỡ máu, uống rượu nhiều, tiền sử gia đình có người THA. Yếu


13

tố liên quan mạnh nhất đến THA là tuổi và mức độ béo phì. Tỷ lệ người dân hiểu
biết đúng tất cả các yếu tố nguy cơ chỉ chiếm 23%, trong khi hiểu biết sai và yếu tố

nguy cơ chiếm hơn 1/3 dân số [16], [29].
Nghiên cứu năm 2005 của Cao Thị Yến Thanh về thực trạng người bệnh
THA ở tuổi từ 25 trở lên tại Đắk Lắk cho thấy tỷ lệ THA thô là 17,5% và tỷ lệ THA
đã điều chỉnh của tỉnh Đắk Lắk là 15,96%. THA độ 1 chiếm 6,9%, THA độ 2 chiếm
3,8%, THA độ 3 chiếm 1,9%, tăng huyết áp tâm thu đơn độc là 4,9% và đối tượng
có huyết áp bình thường cao là 6,0%. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: giới, tuổi, thừa
cân béo phì và béo bụng, thói quen hút thuốc lá, về tình trạng hơn nhân, chỉ số lipid
máu,thói quen ăn uống và tiền sử THA của gia đình [2].
Nghiên cứu của Lach Chanthetvào năm 2011 về Thực trạng tăng huyết áp và
một số yếu tố liên quan đến THA ở người cao tuổi tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia
Lâm, Hà Nội 2011 cho kết quả tỷ lệ mắc THA chung tại thời điểm nghiên cứu là
44,9%, Tỷ lệ THA ở nam cao hơn nữ: nam 51,8% và nữ 41,2%. Tỷ lệ THA tăng
theo tuổi tác, tuổi càng cao tỷ lệ THA càng cao [14].
Năm 2015 một nghiên cứu của Đỗ Ngọc Ảnh nghiên cứu về Thực trạng
THA và một số yếu tố liên quan của người nhóm tuổi từ 20-70 tuổi đến khám tại
Bênh viện Đa khoa huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2015 cho kết quả: Thực
trạng tình hình THA của người dân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tuy Đức tỉnh
Đắk Nông là 30% (THA độ 1 (18,8%) THA độ 2 (7,4%), THA độ 3 (3,8%)) các
yếu tố liên quan: Tỷ lệ càng cao mắc THA càng cao; Hút thuốc lá liên quan đến
THA, người ít vận động thể lực tỷ lệ THA cao hơn người ít vận động thể lực, Rối
loạn chuyển hóa: người thừa cân béo phì, người Creatinin và cholesterol tăng tỷ lệ
thuận với THA [7].
Nghiên cứu năm 2016 của Lê Kim Việt về thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia về phòng chống THA tại thành phố Tuyên Quang thu được kết quả, tỷ lệ
người dân có kiến thức đạt về bệnh, chế độ phòng THA tại thành phố Tuyên Quang
chiếm 36,6%, tỷ lệ không đạt 63,4%. 47,9% phát hiện THA do đã khám bệnh khác,
53,5% mắc bệnh trên 5 năm và 10,3% có biến chứng do THA, THA độ 1 là chủ yếu
(79,3%). 97,7% thời gian điều trị từ 6 tháng trở lên. Thông tin điều trị THA: 100%



14

người bệnh được điều trị bằng thuốc THA, 89,7% là thuốc cấp từTrạm Y tế. 93,0%
tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, 99,5% tái khám thường xuyên trong vòng 6
tháng…Thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý người bệnh THA.
Thuận lợi: cán bộ Trạm Y tế được đào tạo; Bảo hiểm Y tế thuận lợi; có quy
chế phối hợp thực hiện chương trình; nhân lực đảm bảo.
Khó khăn: kinh phí hạn chế; hình thức tun truyền giáo dục sức khỏe chưa
phong phú; sự phối hợp giữa điều trị và dự phịng chưa tốt; trình độ nhân lực cịn
hạn chế, nhiều trạm chưa có bác sĩ [15].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Đào Hương vào năm 2016 về thực trạng và một
số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý người bệnh THA tại xã Minh Quang,
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc được kết quả: tỷ lệ người bệnh được quản lý THA
đạt yêu cầu là thấp 34,4%. Trong số đó hoạt động quản lý THA làm khá tốt 90,8%
người bệnh được CBYT tư vấn tích cực thay đổi lối sống hạn chế các yếu tố nguy
cơ tim mạch, 81% người bệnh được đánh giá lại các chỉ số tim mạch, 70,9% người
bệnh được theo dõi các chỉ số HA, 67,5% người bệnh được nhắc nhở và ghi thời
gian tái khám vào sổ theo dõi cá nhân. Hoạt động chưa làm tốt cần được cải thiện
là: 12,6% người bệnh THA được điều trị thuốc đúng, đủ và 57,8% người bệnh được
theo dõi điều trị thuốc. Một số yếu tố ảnh hưở


×