Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

tác động của oda đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 53 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Đề tài “Tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau 4 năm theo học chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại trường Đại học Thăng Long

Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Phương thuộc Khoa Kinh tế-Quản lý –Trường Đại học Thăng Long cô đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thiện luận văn này. Ngồi ra tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế-Quản lý đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.

Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Khoa Kinh tế-Quản lý Trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện và thời gian cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã ln bên tơi, động viên tơi hồn thành khóa học và bài luận văn này.

Trân trọng cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan:

Tồn bộ nội dung, bảng biểu phân tích, tính tốn số liệu và kết quả trong bài khóa luận tốt nghiệp này là sản phẩm do tôi thực hiện với hưỡng dẫn của TS. Nguyễn Thị Phương và không có bất kỳ sự sao chép nào trong đó.

Các số liệu đều đã được trích dẫn đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo và được nhắc tới trong phần lời cảm ơn của bài luận.

Nếu có bất kỳ sự thiếu trung thực nào trong bài luận, tơi xin chịu tồn bộ trách nhiệm.

Sinh viên Hạnh Man Hồng Hạnh

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1</b>

<b>1. Lựa chọn đề tài ... 1</b>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2</b>

<b>3. Câu hỏi nghiên cứu ... 2</b>

<b>4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ... 3</b>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ... 4</b>

<b>1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ... 4</b>

<b>1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ... 6</b>

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ... 8</b>

<b>2.1. Định nghĩa về ODA và tăng trưởng kinh tế ... 8</b>

<i><b>2.1.1. Định nghĩa ODA ... 8</b></i>

<i><b>2.1.2. Định nghĩa tăng trưởng kinh tế ... 8</b></i>

<b>2.2. Phân loại ODA theo nguồn gốc và mục đích sử dụng ... 9</b>

<b>2.3. Sự khác biệt của nguồn vốn ODA và vốn thương mại... 10</b>

<b>2.4. Khung lý thuyết và mơ hình nghiên cứu về ảnh hưởng của ODA đến tăng trưởng kinh tế ... 12</b>

<i><b>2.4.1. Lý thuyết của Harrod (1939) và Domar (1946) ... 12</b></i>

<i><b>2.4.2. Mơ hình nghiên cứu ... 13</b></i>

<b>CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 14</b>

<b>3.1. Quy trình nghiên cứu ... 14</b>

<b>3.2. Dữ liệu nghiên cứu ... 14</b>

<b>3.3. Mơ hình hồi quy tuyến tính tổng quát ... 14</b>

<b>CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ODA Ở VIỆT NAM ... 16</b>

<b>4.1. Xu hướng thu hút ODA ở Việt Nam giai đoạn 1990-2021 ... 16</b>

<i><b>4.1.1. Giai đoạn 1990-2000 ... 16</b></i>

<i><b>4.1.2. Giai đoạn 2001-2010 ... 16</b></i>

<i><b>4.1.3. Giai đoạn 2011-2021 ... 17</b></i>

<b>4.2. Cơ cấu thu hút nguồn vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 1990-2021 ... 18</b>

<i><b>4.2.1. Cơ cấu nguồn vốn ODA theo lĩnh vực ... 18</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>4.2.2. Cơ cấu nguồn vốn ODA theo tỉnh/thành và vùng trên cả nước ... 22</b></i>

<i><b>4.2.3. Cơ cấu nguồn vốn ODA theo bộ/ngành ... 25</b></i>

<i><b>4.2.4. Cơ cấu các quốc gia/tổ chức viện trợ ODA cho Việt Nam ... 26</b></i>

<i><b>4.2.5. Xu hướng nguồn ODA vào Việt Nam trong tương lai ... 29</b></i>

<b>4.3. Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2021 ... 31</b>

<i><b>5.2.2. Kiến nghị về phía các Bộ/Ban ngành/Địa phương ... 40</b></i>

<i><b>5.2.3. Kiến nghị về phía đội ngũ quản lý dự án ... 41</b></i>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 42</b>

<b>PHỤ LỤC ... 45</b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CƠNG THỨC </b>

Bảng 2.1: So sánh về sự khác biệt giữa nguồn vốn ODA và vốn thương mại ... 10

Bảng 4.1: 10 tỉnh thành có kế hoạch vốn ODA/ưu đãi nước ngồi được giao cao nhất ... 22

Bảng 4.2: 10 tỉnh thành có kế hoạch vốn ODA/ưu đãi nước ngồi được giao thấp nhất ... 23

Bảng 4.3: Bộ/ Ban ngành/Cơ quan có kế hoạch vốn ODA/ưu đãi nước ngồi được giao ... 25

Bảng 4.4: ODA Nhật Bản cho Việt Nam (2010-2020) ... 28

Bảng 4.5: Thống kê mô tả của các biến sử dụng trong mơ hình ... 34

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu vốn ODA theo ngành và lĩnh vực giai đoạn 1993-2012 ... 20

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu vốn ODA theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2011-2015 và 2016-2020 ... 21

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu vốn ODA theo vùng giai đoạn 1993-2012 ... 24

Hình 4.1: Xu hướng thu hút ODA vào Việt Nam giai đoạn 1990-2000 ... 16

Hình 4.2: Xu hướng thu hút ODA vào Việt Nam giai đoạn 2001-2010 ... 17

Hình 4.3: Xu hướng thu hút ODA vào Việt Nam giai đoạn 2010-2021 ... 18

Hình 4.4: Cơ cấu vốn ODA theo nhà tài trợ giai đoạn 1993-2012 ... 27

Hình 4.5: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2000 ... 32

Hình 4.6: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2000 ... 32

Hình 4.7: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010 ... 33

Hình 4.8: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2021 ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Kể từ Đổi Mới năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng đột phá từ một trong những nước nghèo, kém phát triển vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Việt Nam đã tiến hành một loạt các cải cách kinh tế để chuyển đổi sang mơ hình kinh tế thị trường. Giai đoạn từ năm 1990 đến 2021 chứng kiến nhiều biến động khó lường của nền kinh tế thế giới cũng như sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam. Trong thời gian này, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp kém hiệu quả sang một nền kinh tế cơng nghiệp hóa cùng sự gia tăng của các hoạt động kinh doanh tư nhân, đầu tư nước ngồi và sự tăng cường của thị trường tài chính. Mặc dù có những thành tựu đáng kể, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, và vấn đề xã hội như chất lượng giáo dục và y tế. Điều này đã đặt ra câu hỏi về cách ODA có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc đối phó với những thách thức này và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

Như vậy, việc nghiên cứu về tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Mặc dù có một số nghiên cứu đã được thực hiện ở các quốc gia khác về các ảnh hưởng của nguồn vốn ưu đãi đến tăng trưởng kinh tế trong nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, đề tài này tập trung vào việc phân tích cụ thể sự ảnh hưởng của nguồn vốn ODA đối với kinh tế Việt Nam trong một khoảng thời gian dài từ sau khi Việt Nam tiến hành Đổi mới và được cập nhật tới năm 2021. Nghiên cứu vấn đề này không chỉ rõ thực trạng thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam mà còn làm rõ tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế như thế nào. Từ đó, nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2

cứu có thể đưa ra những đề xuất giúp Việt Nam cải thiện chất lượng của nguồn vốn này. Đó là lý do để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của ODA đến tăng trưởng

<i>kinh tế ở Việt Nam” </i>

Cấu trúc luận văn được chia thành 5 phần như sau: Phần 1: Tổng quan nghiên cứu

Phần 2: Cơ sở lý thuyết

Phần 3: Phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu

Phần 5: Đề xuất giải pháp và kết luận

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Mục tiêu nghiên cứu "Tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến 2021" là để xác định và phân tích cụ thể những ảnh hưởng của việc nhận ODA (Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức) đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2021. Dưới đây là các mục tiêu cụ thể của đề tài này:

- Tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài cũng như củng cố lý thuyết về nguồn vốn ODA, tăng trưởng kinh tế và vai trò của ODA đến phát triển kinh tế

- Phân tích thực trạng thu hút nguồn vốn ODA từ năm 2000 đến năm 2021, đồng thời xem xét cơ cấu ODA theo các quốc gia/tổ chức tài trợ và lĩnh vực tài trợ. Đồng thời đánh giá xu hướng nguồn ODA vào Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi tồn cầu và biến đổi khí hậu.

- Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2021 - Đánh giá tác động kinh tế của ODA đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thơng qua mơ hình hồi quy

- Đề xuất chính sách: Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các chính sách và khuyến nghị để cải thiện việc sử dụng ODA và tăng cường tác động tích cực của nó đối với phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam trong tương lai.

<b>3. Câu hỏi nghiên cứu </b>

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA từ năm 2000 đến năm 2021 diễn ra như thế nào - Mức độ ảnh hưởng của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2021

- Các chính sách đề xuất cải thiện việc sử dụng ODA của Việt Nam hiện tại và tương lai

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3

<b>4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu: nguồn vốn ODA và tăng trưởng kinh tế Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: Phạm vi thời gian của nghiên cứu bắt đầu từ năm 2000 và kết thúc vào năm 2021.

- Không gian: nguồn vốn ODA tại Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

4

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU </b>

<b>1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi </b>

Có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa ODA và tăng trưởng kinh tế ở các nước tiếp nhận. Các quốc gia nhận ODA, là những vùng lãnh thổ đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính, được Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc phân loại, đồng thời các quốc gia và vùng lãnh thổ đủ điều kiện nhận ODA được OECD công bố trong danh sách hỗ trợ phát triển. Các nước nhận ODA bao gồm các nước có thu nhập trung bình, các nước có thu nhập trung bình thấp và các nước kém phát triển nhất đều là đại diện của các nước đang phát triển

Vốn ODA có tác động cùng chiều, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được tìm thấy tại rất nhiều nghiên cứu của nước ngoài từ thập kỷ trước. Nghiên cứu của Durbarry và cộng sự (1998) cho thấy viện trợ nước ngoài có một số tác động tích cực đến tăng trưởng, tạo điều kiện cho một mơi trường chính sách kinh tế vĩ mô ổn định. Đầu tư trực tiếp nước ngồi và Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có những tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng GDP của Pakistan cả trong ngắn hạn và dài hạn (Javaid, 2017). Nghiên cứu của Lee và Alemu (2015) được thực hiện trên 39 quốc gia châu Phi, trong đó có 19 quốc gia có thu nhập thấp cho thấy tác động của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế là tích cực đối với các quốc gia có thu nhập thấp so với các quốc gia có thu nhập trung bình. Juselius cùng cộng sự (2014) cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa viện trợ và tăng trưởng từ 36 quốc gia châu Phi trong giai đoạn 1960–2007. Sử dụng dữ liệu hàng năm được thu thập từ 71 quốc gia nhận viện trợ trong giai đoạn 1960–1997, Karras (2006) đã tìm thấy tác động tích cực của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế. Moolio và Kong (2016) đã nghiên cứu mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng tại hội thảo của bốn quốc gia châu Á, đó là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2014 và nhận thấy tác động tích cực của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế. Bằng chứng từ nghiên cứu được thực hiện đối với tám quốc gia WAEMU từ năm 2002 đến năm 2013 cũng cho thấy tác động thuận lợi của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế (Aboubacar và cộng sự, 2015).

Tuy nhiên, vốn ODA cũng được tìm thấy có tác động ngược chiều, hạn chế tăng trưởng kinh tế. Moreira (2005) chỉ ra tại các nước đang phát triển khoản viện trợ nước ngoài đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo khía cạnh vi mơ trong khoảng gần 30 năm từ năm 1970-1998. Tuy nhiên, ở khía cạnh vĩ mơ, kết quả lại chưa tìm thấy tác động của viện trợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mallik (2008) đã nghiên cứu tác động của viện trợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở sáu nước nghèo châu Phi mắc nợ cao. Những phát hiện của ông chỉ ra rằng mặc dù khơng có mối quan hệ đáng kể trong ngắn hạn giữa viện trợ và tăng trưởng kinh tế, nhưng có mối quan hệ tiêu cực trong

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

5

dài hạn giữa các biến số ở 5 trong số 6 quốc gia. Yiew và Lau (2018) nhận thấy bản chất phi tuyến tính của mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng từ nghiên cứu được thực hiện trên 95 quốc gia đang phát triển. Trong nghiên cứu của mình, họ đã thu được mối quan hệ hình chữ U giữa các biến số, hàm ý rằng tác động của viện trợ tới tăng trưởng kinh tế là tiêu cực ở mức độ dịng viện trợ thấp hơn tích cực ở mức cao hơn. Gyimah-Brempong cùng cộng sự (2012) cũng thu được mối quan hệ hình chữ U giữa viện trợ và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên dữ liệu được thu thập từ 77 quốc gia, nghiên cứu cho biết ngưỡng viện trợ mà tại đó viện trợ bắt đầu ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong khoảng từ 6,6 đến 14,4% tổng thu nhập quốc dân. Mbah và Amassoma (2014) đã nghiên cứu mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng ở Nigeria. Kết quả họ thu được từ phân tích chuỗi thời gian cho thấy tác động tiêu cực của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế. Tác động tiêu cực của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế cũng được Tiwari (2011) rút ra từ nghiên cứu được thực hiện trên nhóm 28 quốc gia châu Á.

Các kết quả khác nhau thu được từ các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là những nghiên cứu có tác động tiêu cực của viện trợ lên tăng trưởng đòi hỏi phải xem xét lại các điều kiện ở các nước tiếp nhận, vốn thường được gọi là “khả năng hấp thụ” trong các cơng trình nghiên cứu tăng trưởng-viện trợ. Dựa trên dữ liệu được thu thập từ 10 quốc gia châu Phi trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2012, Tang và Bundhoo (2017) nhận thấy bản thân viện trợ khơng có ý nghĩa quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế về mặt thống kê, nhưng có ý nghĩa tích cực khi đi kèm với mơi trường chính sách tốt. Fashina và cộng sự (2018) đã nghiên cứu mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng trong trường hợp của Nigeria từ năm 1984 đến năm 2016. Họ đưa bình phương viện trợ vào mơ hình của mình để khám phá bản chất của mối quan hệ giữa viện trợ và tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu này, viện trợ và bình phương viện trợ được tìm thấy có ý nghĩa thống kê với các hệ số dương và âm tương ứng, và điều này khẳng định giả thuyết về mối quan hệ hình chữ U ngược giữa các biến. Hơn nữa, các tác giả nhận thấy rằng viện trợ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi được cung cấp để tài trợ cho giáo dục. Tương tự, Abate (2022) điều tra xem liệu dòng viện trợ quá nhiều đổ vào các nước đang phát triển là có lợi hay có hại cho nền kinh tế của họ và liệu chất lượng thể chế và tự do kinh tế có quan trọng trong mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng hay không. Dựa trên dữ liệu bảng trong giai đoạn 2002–2019 được thu thập từ 44 quốc gia đang phát triển trên thế giới, kết quả thu được cho thấy mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế có dạng chữ U ngược cho thấy sự tồn tại của mức viện trợ tối ưu bằng 9,7% tổng thu nhập quốc dân. Kết quả cho thấy tác động của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế là tích cực, điều đó có nghĩa là chất lượng thể chế và tự do kinh tế đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ viện trợ-tăng trưởng. Dựa trên kết quả thu được, nghiên cứu cho thấy các nước đang phát triển không nên nhận số tiền viện trợ khổng lồ từ các nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước </b>

Vấn đề về tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Các cơng trình nghiên cứu này đã tập trung vào việc đánh giá và phân tích các khía cạnh khác nhau của tương tác giữa nguồn vốn ODA và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Nguyễn Hồng Thị Bích Trâm và Quách Doanh Nghiệp (2016) tìm thấy ở Việt Nam, ODA tác động âm lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng tác động dương lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Dịng vốn ODA cũng tìm thấy có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn (Hoàng Vũ Hiệp và Ngô Quốc Dũng, 2016). Nguyễn Phúc Cảnh và Phạm Gia Quyền (2017) xem xét sự tác động của các dịng vốn nước ngồi trong đó hỗ trợ phát biểu chính thức (ODA) và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 2014. Các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra dòng vốn ODA thể hiện tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyễn Thanh Cai và Nguyễn Minh Hải (2022) chỉ ra cơ cấu đầu tư ODA bất hợp lý, hiệu quả đầu tư kém sẽ hạn chế tăng trưởng, thậm chí tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2020. Đầu tư ODA có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

7

rất nhỏ đến tăng trưởng kinh tế. Nguyễn Hoàng Quý (2016) nghiên cứu tác động của viện trợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Qua phân tích số liệu thống kê của Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nguyên nhân chính có thể là do sử dụng sai và khơng hiệu quả nguồn viện trợ này, cũng như nạn tham nhũng trong nước. Theo đó, các tác giả gợi ý chính phủ Việt Nam cần nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước thông qua việc thực hiện phân cấp quản lý một cách rõ ràng, minh bạch; bằng cách đơn giản hóa thủ tục; bằng cách cải thiện việc đánh giá dự án được tài trợ bằng viện trợ; và bằng cách đảm bảo sự độc lập của viện trợ nước ngồi.

Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước về tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã cung cấp cái nhìn sâu rộng và đa chiều về vai trò của ODA trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy vậy, vẫn cịn cần có sự nghiên cứu tiếp tục để hiểu rõ hơn về các cơ chế tác động và tối ưu hóa sử dụng nguồn vốn ODA để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

8

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT </b>

<b>2.1. Định nghĩa về ODA và tăng trưởng kinh tế </b>

<i><b>2.1.1. Định nghĩa ODA </b></i>

ODA viết tắt của "Official Development Assistance", được dịch sang tiếng Việt là "Hỗ trợ Phát triển Chính thức". ODA là một hình thức hỗ trợ tài chính và kỹ thuật mà các quốc gia và tổ chức quốc tế cung cấp cho các quốc gia đang phát triển để hỗ trợ họ trong việc thực hiện các dự án phát triển và cải thiện điều kiện sống của dân cư. ODA bao gồm các nguồn vốn tài trợ và đầu tư không thuộc về chính phủ nhận được từ các nước hoặc tổ chức quốc tế khác, như khoản vay có điều kiện thấp hoặc khơng có lãi suất, quyền ưu tiên trong thương mại, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Mục tiêu chính của ODA là hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển, giúp họ cải thiện hạ tầng, giáo dục, y tế, phát triển nông nghiệp, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, 2022)

<i><b>2.1.2. Định nghĩa tăng trưởng kinh tế </b></i>

Tăng trưởng kinh tế là quá trình gia tăng giá trị sản xuất và hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực trong một khoảng thời gian cụ thể. Đây là sự thay đổi tích cực trong quy mô kinh tế, được đo bằng các chỉ số như tăng trưởng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

Biểu diễn bằng tốn học, sẽ có cơng thức:

g= (GDP<small>t</small>-GDP<small>t-1 </small>)/ GDP<small>t-1 </small>x 100% Trong đó:

- g là tốc độ tăng trưởng. - GDP<small>t</small>: GDP thực tế thời kỳ t GDP<small>t-1 </small>: GDP thực tế thời kỳ t-1

Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Cịn nếu quy mơ kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

9

<b>2.2. Phân loại ODA theo nguồn gốc và mục đích sử dụng </b>

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn được các quốc gia và tổ chức quốc tế cung cấp cho các nước đang phát triển với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì ODA có thể được phân loại theo nguồn gốc và mục đích

<i>sử dụng như sau: </i>

Phân loại ODA theo nguồn gốc gồm có ODA đa phương và song phương:

- ODA đa phương: Là nguồn vốn ODA được cung cấp bởi các tổ chức đa phương như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Âu, và các tổ chức khu vực khác. Các nguồn vốn này thường được huy động từ các quốc gia thành viên và sử dụng để hỗ trợ phát triển toàn cầu.

- ODA song phương: Là nguồn vốn ODA được cung cấp từ một quốc gia đến một quốc gia khác. Đây thường là các biện pháp như vay, tặng, hay cho vay có điều kiện để hỗ trợ phát triển của quốc gia nhận.

Phân loại ODA theo mục đích sử dụng:

- Hỗ trợ cơ sở hạ tầng: ODA có thể được sử dụng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản như giao thông, năng lượng, nước, viễn thông, và hạ tầng kỹ thuật khác.

- Phát triển nhân lực: ODA có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo, và phát triển nhân lực trong các lĩnh vực khác nhau.

- Phát triển nơng nghiệp và nơng thơn: ODA có thể hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng suất, cải thiện điều kiện sống của dân nông thôn và bảo vệ mơi trường nơng nghiệp.

- Chăm sóc sức khỏe và y tế: ODA có thể được sử dụng để nâng cao dịch vụ y tế, cung cấp thuốc, thiết bị y tế và hỗ trợ phòng chống dịch bệnh.

- Phát triển xã hội và bảo vệ xã hội: ODA có thể được dùng để cải thiện điều kiện sống, xây dựng căn cứ xã hội, hỗ trợ người nghèo, bảo vệ trẻ em, phụ nữ, người tàn tật và những nhóm dễ bị tổn thương.

- Phát triển kinh tế và thương mại: ODA có thể hỗ trợ phát triển kinh tế bằng cách cung cấp tài chính, cơng nghệ, và hỗ trợ thương mại.

- Bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững: ODA có thể được sử dụng để bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững, và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

10

<b>2.3. Sự khác biệt của nguồn vốn ODA và vốn thương mại </b>

Dưới đây là một bảng so sánh về sự khác biệt giữa nguồn vốn ODA và vốn thương mại dựa trên các khía cạnh như: nguyên tắc chính, mục tiêu, chính chất trả nợ, đối tượng tiếp nhận, quốc gia/tổ chức tài trợ và phương thức cấp vốn.

<b>Bảng 2.1: So sánh về sự khác biệt giữa nguồn vốn ODA và vốn thương mại </b>

<b>Nguyên tắc chính </b>

Hỗ trợ phát triển, giảm đói, giảm nghèo, và tạo ra sự bình đẳng trong phát triển.

Tạo lợi nhuận cho quốc gia đầu tư và quốc gia tài trợ

<b>Mục tiêu </b> Phát triển, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống

Thu lợi nhuận cho quốc gia đầu tư và quốc gia tài trợ

<b>Tính chất trả nợ Thường là khoảnh vay vốn </b>

với lãi suất thấp hoặc khơng lãi suất, và thậm chí có thể là khơng hồn lại

Thường có lãi suất cao, phải trả lãi cho quốc gia cho vay.

<b>Đối tượng tiếp nhận chính </b>

Các nước đang phát triển và nghèo khó

Các nhà đầu tư tư nhân , tổ chức kinh doanh, các quốc gia

<b>Quốc gia/tổ chức tài trợ </b>

các nước thành viên Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, Các tổ chức tài chính quốc tế…

Vốn của doanh nghiệp hoặc quốc gia, tài trợ từ thị trường tài chính

<b>Phương thức cấp vốn </b>

Hỗ trợ trực tiếp, viện trợ, vay vốn, khơng hồn lại

Cung cấp vốn thơng qua hình thức vay, cổ phần, hoặc đầu tư trực tiếp vào kinh doanh.

<b>Ví dụ </b> Dự án tài trợ xây dựng hệ thống cấp nước sạch ở các tỉnh miền núi của một nước đang phát triển

Dự án xây dựng một nhà máy sản xuất ở một quốc gia nào đó

<i>Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Vũ Chí Lộc (2011) </i>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

11

Nguồn vốn ODA và vốn thương mại có các ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, và việc so sánh giữa chúng có thể giúp hiểu rõ hơn về cách chúng đóng góp vào phát triển và có thể tạo ra tác động khác nhau.

<b>Ưu điểm </b>

Hỗ trợ cho các dự án khơng có khả năng tạo lợi nhuận: ODA thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án và chương trình mà khơng có khả năng tạo lợi nhuận ngay lập tức, như cơ sở hạ tầng cơ bản, giáo dục, và y tế công cộng.

Thúc đẩy phát triển bền vững: ODA thường có mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, bao gồm cả việc tạo ra cơ hội kinh doanh và giải pháp cho các vấn đề xã hội và mơi trường.

Có thể cung cấp giải pháp cho các vấn đề xã hội và môi trường: ODA có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu, giảm nghèo, và cải thiện hệ thống giáo dục và y tế.

Tạo lợi nhuận cho quốc gia đầu tư và quốc gia sở hữu: Vốn thương mại tạo cơ hội tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia đầu tư, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tạo cơ hội kinh doanh và tăng trưởng: Vốn thương mại có thể giúp mở rộng hoạt động sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo cơ hội kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.

<b>Nhược điểm </b>

Phụ thuộc vào ý nguyện của các quốc gia và tổ chức quốc tế: ODA phụ thuộc vào ý nguyện và tài trợ từ các quốc gia và tổ chức quốc tế, điều này có thể tạo ra khơng chắc chắn trong việc cung cấp nguồn tài trợ.

Có thể gây nợ nước nếu không quản lý cẩn thận: Nếu không quản lý cẩn thận, ODA có thể gây nợ nước cho các quốc gia thụ động, đặc biệt là nếu không sử dụng hiệu quả và không thúc đẩy phát triển bền vững.

Tạo áp lực trả lãi suất cao: Vốn thương mại thường có lãi suất cao, điều này có thể tạo áp lực lớn lên quốc gia vay để trả lãi suất và gốc.

Không nhất thiết phải hướng đến phát triển bền vững: Vốn thương mại thường có mục tiêu thu lợi nhuận và không nhất thiết hướng đến phát triển bền vững hoặc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

<i>Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Vũ Chí Lộc (2011) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

12

Việc sử dụng ODA và vốn thương mại cần phụ thuộc vào mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia và khả năng quản lý tài chính. Khi được sử dụng một cách hiệu quả, cả hai nguồn vốn có thể đóng góp đáng kể vào phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống.

<b>2.4. Khung lý thuyết và mơ hình nghiên cứu về ảnh hưởng của ODA đến tăng trưởng kinh tế </b>

<i><b>2.4.1. Lý thuyết của Harrod (1939) và Domar (1946) </b></i>

Có nhiều lý thuyết về điều gì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một trong những tác phẩm nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế học là của Harrod (1939) và Domar (1946). Theo các tác giả này, chính một tỷ lệ phần trăm nhất định trong thu nhập quốc dân được tiết kiệm sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tích lũy vốn. Điều này được chỉ ra trong phương trình (1):

g=sk (1)

Trong đó g: biểu thị sự tăng trưởng của thu nhập quốc dân

s: đại diện cho phần trăm thu nhập quốc dân được tiết kiệm và đầu tư, và k: thể hiện tỷ lệ vốn đầu ra.

Do đó, ý nghĩa đơn giản của mơ hình này là các nước kém phát triển hiện nay sẽ phát triển nếu họ có thể giữ lại tỷ lệ thu nhập quốc dân cao hơn và sau đó đầu tư vào đó. Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: liệu họ có thể làm được khơng. Thực tế ở các nước kém phát triển hơn cho thấy mức thu nhập thấp, nghèo đói cùng cực, tăng dân số cao, thất nghiệp cao, v.v. sẽ chỉ dẫn đến lượng tiết kiệm ít ỏi và do đó, đầu tư hạn chế, cuối cùng dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn. Do đó, các nước kém phát triển phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tiết kiệm trong nước dưới mức đầu tư mục tiêu và điều này được gọi là khoảng cách tiết kiệm trong lý thuyết tăng trưởng.

Nếu chúng ta giả định rằng viện trợ bằng b phần trăm thu nhập quốc dân của một quốc gia kém phát triển điển hình nhận được từ một quốc gia tài trợ hào phóng thì phương trình (1) trở thành:

g=(s+b)k (2)

Giả sử một quốc gia kém phát triển nhất định có kế hoạch đạt được tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân bằng g* với một mức k nhất định, thì tốc độ tích lũy vốn (c) cần thiết để đạt được g* sẽ là g*/k. Do đó, khoảng cách tiết kiệm là phần vượt quá của tích lũy vốn (c) so với khoản tiết kiệm và khoảng cách này sẽ được tài trợ bằng viện trợ (b).

Theo Chenery và Strout (1966), có một hạn chế khác mà các nước kém phát triển phải đối mặt ngoài khoảng cách tiết kiệm, được gọi là chênh lệch tỷ giá hối đoái. Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngụ ý rằng ngoại tệ họ thu được từ xuất khẩu (chủ yếu là hàng hóa

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

13

sơ cấp) không đủ để thanh toán cho hàng nhập khẩu (chủ yếu là hàng hóa đầu tư). Trong trường hợp này, vốn nước ngồi dưới hình thức viện trợ sẽ được cung cấp cho các nước kém phát triển hơn để họ có thể bù đắp sự thiếu hụt ngoại hối để thanh tốn cho hàng nhập khẩu. Nhìn chung, quan điểm cho rằng viện trợ nước ngồi có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận có nền tảng lý thuyết kinh tế vững chắc.

<i><b>2.4.2. Mô hình nghiên cứu </b></i>

Trong nghiên cứu cụ thể này, mơ hình được chỉ định cho mục đích ước lượng tác động của viện trợ phát triển chính thức (ODA) cùng với các biến kiểm soát đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên nghiên cứu của Abate (2022), tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoài tác động bởi viện trợ phát triển chính thức (ODA) cịn được kiểm sốt bởi các yếu tố vĩ mô như: độ mở thương mại, tốc độ tăng trưởng dân số, lạm phát, chi tiêu chính phủ, giáo dục, mức đầu tư trên tổng sản phẩm quốc nội, thể chế…. Mơ hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

lngdp= α<small>0</small>+ α<small>1</small>*lngdp<small>t-1</small>+ α<small>2</small>*ODA<small>t</small>+ α<small>3</small>*ODAsq<small>t</small>+ α<small>4</small>*open<small>t</small>+ α<small>5</small>*pop<small>t</small>+ α<small>6</small>*inf<small>t</small>+ α<small>7</small>*gov<small>t</small>+ α<small>8</small>*edu<small>t</small>+ α<small>9</small>*inv<small>t</small>+ α<small>10</small>*instn<small>t</small> (3)

open<small>t</small>: độ mở thương mại năm t được tính bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu theo phần trăm GDP

pop<small>t</small>: tốc độ tăng trưởng dân số năm t

inf<small>t</small>: lạm phát tính dựa trên chỉ số giá tiêu dùng năm t

gov<small>t</small>: chi tiêu chính phủ năm t được tính theo phần trăm GDP

edu<small>t</small>: chi tiêu của chính phủ cho giáo dục dựa trên phần trăm của chi tiêu công inv<small>t</small>: Tổng đầu tư năm t tính theo phần trăm GDP

instn<small>t</small>: môi trường thể chế đại diện bằng sự ổn định chính trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

14

<b>CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>3.1. Quy trình nghiên cứu </b>

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với thống kê mô tả, so sánh để để phân tích và đánh giá ảnh hưởng của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Quy trình nghiên cứu được thực hiện thơng qua các bước sau:

<b>Bước 1: Sinh viên xác định mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là từ năm </b>

2000 đến năm 2021 và tại Việt Nam. Sinh viên tổng hợp lý thuyết về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA và tăng trưởng kinh tế cũng như tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu.

<b>Bước 2: Sinh viên tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn thống kê chính </b>

thống như Tổng cục Thống kê, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới về dữ liệu về ODA, GDP và các chỉ số phát triển kinh tế khác để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của nghiên cứu.

<b>Bước 3: Sinh viên tiến hành xử lý dữ liệu sau khi thu thập như làm sạch, loại bỏ </b>

dữ liệu nhiễu và kiểm tra tính chính xác. Q trình này giúp tạo ra bộ dữ liệu sạch và sẵn sàng cho phân tích.

<b>Bước 4: Sinh viên sử dụng các phương pháp như phân tích thống kê mơ tả, phân </b>

tích hồi quy tuyến tính sau đó tiến hành kiểm định. Các phân tích này giúp xác định mức độ ảnh hưởng giữa ODA và các biến số kinh tế vĩ mô khác đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, sinh viên sẽ phân tích thực trạng về việc thu hút nguồn vốn ODA theo thời gian, cơ cấu lĩnh vực và quốc gia tài trợ theo dữ liệu thứ cấp.

<b>Bước 5: Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, sinh viên đã đánh giá và rút ra các kết </b>

luận về tác động của ODA đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó, sinh viên đề xuất khuyến nghị và giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu

<b>3.2. Dữ liệu nghiên cứu </b>

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp bao gồm các biến số liên quan đến ODA và tăng trưởng kinh tế, cũng như một số chỉ số phát triển kinh tế khác được lấy từ dữ liệu của Ngân hàng thế giới từ năm 2000 đến năm 2021.

<b>3.3. Mơ hình hồi quy tuyến tính tổng qt </b>

Mơ hình nghiên cứu trong luận văn dựa trên mơ hình hồi quy tuyến tính bội với dạng mơ hình hồi quy tổng thể với n -1 biến giải thích có dạng như sau:

Y<small>i</small> = β<small>1</small> + β<small>2</small>X<small>2i</small> + β<small>3</small>X<small>3i</small> + … + β<small>n</small>X<small>ni</small> + u<i><b><small>i </small></b></i>(4)

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

15 Trong đó:

- Y là biến phụ thuộc

- X là các biến giải thích hay biến độc lập

- β<small>n</small> là hệ số của các biến độc lập trong đó B<small>1</small> là hệ số tự do - u là hạng nhiễu hay sai số ngẫu nhiên

- i là ký hiệu cho quan sát thứ i trong tổng thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

16

<b>CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN </b>

<b>THU HÚT ODA Ở VIỆT NAM </b>

<b>4.1. Xu hướng thu hút ODA ở Việt Nam giai đoạn 1990-2021 </b>

<i><b>4.1.1. Giai đoạn 1990-2000 </b></i>

Trong giai đoạn này, Việt Nam vừa mới mở cửa kinh tế và đối mặt với nhiều thách thức sau cuộc chiến tranh. ODA đóng vai trị quan trọng trong việc tái thiết đất nước và phát triển kinh tế. Nhiều nguồn ODA đến từ các nước biên giới và tổ chức quốc tế như Nhật Bản, Pháp, Đức, Liên Hợp Quốc, và Ngân hàng Thế giới.

Trong giai đoạn này, ODA tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản, cải thiện điều kiện sống của người dân, và hỗ trợ trong việc giảm nghèo. Các dự án hạ tầng quan trọng như cấp nước sạch, giao thông và năng lượng được triển khai. Trong giai đoạn 1990-2000, ODA bình qn đầu người có sự biến động. Giá trị ODA bình quân đầu người thấp nhất vào năm 1990 với 2,7 USD và cao nhất vào năm 2000 (18,8 USD)

<i><b>Hình 4.1: Xu hướng thu hút ODA vào Việt Nam giai đoạn 1990-2000 </b></i>

<i>Nguồn: World Bank (2022) </i>

<i><b>4.1.2. Giai đoạn 2001-2010 </b></i>

Trong thập kỷ này, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và xã hội. ODA tiếp tục đóng một vai trị quan trọng, nhưng có sự biến đổi trong phương thức cấp vốn và mục tiêu. Sự biến đổi đáng chú ý là sự tập trung vào phát triển công nghiệp và cải thiện cơ cấu sản xuất, với sự hỗ trợ cho các ngành công nghiệp cốt lõi như điện tử và công nghiệp chế biến. ODA cũng được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và xây dựng các khu công nghiệp. Trong giai đoạn 2001-2010, ODA bình quân đầu người vẫn duy trì sự biến động. Giá trị ODA bình quân

ODA bình quân đầu người giai đoạn 1990-2000

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

17

đầu người thấp nhất vào năm 2002 với 13,2 USD và cao nhất vào năm 2009 (38,48 USD)

<i><b>Hình 4.2: Xu hướng thu hút ODA vào Việt Nam giai đoạn 2001-2010 </b></i>

<i>Nguồn: World Bank (2022) </i>

<i><b>4.1.3. Giai đoạn 2011-2021 </b></i>

Trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh chóng và đã trở thành một trong những nước đang phát triển nhanh nhất ở châu Á. Điều này đã ảnh hưởng đến sự thay đổi trong sự phụ thuộc vào ODA. ODA khơng cịn là nguồn tài trợ chính trong phát triển kinh tế, và Việt Nam đã chuyển đổi sang hình thức vốn thương mại và đầu tư nước ngoài như một phần quan trọng của chiến lược phát triển. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản và tập trung vào phát triển bền vững và công nghệ cũng trở nên quan trọng hơn. Việt Nam đã thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua các quan hệ kinh tế đa phương và hợp tác với các đối tác chiến lược như Hoa Kỳ, Nhật Bản, và các quốc gia trong ASEAN. Trong giai đoạn 2011-2021, ODA bình quân đầu người có xu hướng giảm dần. Giá trị ODA bình qn đầu người thấp nhất vào năm 2021 với 5,29 USD và cao nhất vào năm 2014 (46,21 USD)

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

18

<i><b>Hình 4.3: Xu hướng thu hút ODA vào Việt Nam giai đoạn 2010-2021 </b></i>

<i>Nguồn: World Bank (2022) </i>

<b>4.2. Cơ cấu thu hút nguồn vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 1990-2021 </b>

<i><b>4.2.1. Cơ cấu nguồn vốn ODA theo lĩnh vực </b></i>

Trong giai đoạn 1990-2021, vốn ODA được tập trung đầu tư vào lĩnh vực như: xây dựng hạ tầng giao thông vận tải; xây dựng các cơng trình thuỷ điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo, lưới điện và trạm phân phối điện; các công trình hạ tầng đơ thị, bảo vệ mội trường như cung cấp thoát nước, xử lý nước thải; các dự án phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; các chương trình và dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn như thủy lợi, giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường, phát triển lưới điện nông thôn; các cơng trình dự án y tế, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; các cơng trình dự án khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, xây dựng các khu công nghệ cao; các dự án hỗ trợ xây dựng và cải cách chính sách, thể chế...

<i>Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các chương trình và dự án </i>

ODA đã góp phần cải thiện và phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, như: các chương trình phát triển thủy lợi, giao thơng nơng thơn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển lưới điện nông thôn… Các dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng nơng thơn đã góp phần cải thiện đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục..., góp phần quan trọng vào cơng tác xố đói giảm nghèo tại các vùng nơng thơn. Bên cạnh đó, các chương trình, dự án ODA cũng đã hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ nông nghiệp giúp nâng cao chất lượng, an tồn sản phẩm nơng nghiệp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

<small>46.06</small> <sub>45.26</sub> <small>46.21</small>

<small>11.36</small> <sup>12.11</sup><small>5.29</small>

ODA bình quân đầu người giai đoạn 2011-2021

Thư viện ĐH Thăng Long

</div>

×