Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

thực trạng và giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán vps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.74 MB, 91 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG---o0o--</b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP</b>

<i><b>ĐỀ TÀI:</b></i>

<b>THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VĂNHỐ DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN</b>

<b>CHỨNG KHOÁN VPS</b>

<b>SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐINH VIỆT ANH</b>

<b>HÀ NỘI – 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại họcThăng Long, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình cùng những kiến thức bổ ích của thầy côgiáo Khoa Kinh tế - Quản lý chuyên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Thăng

<i>Long đã giúp em hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “Thực trạng và</i>

<i>giải pháp hoàn thiện văn hố doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS”.</i>

Để có được kết quả này, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Vương Thị ThanhTrì, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trìnhthực hiện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp của em.

Em xin chân thành cảm ơn Q Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS đã tạo điềukiện thuận lợi cho em được học tập, làm việc và tìm hiểu thực tiễn trong suốt q trìnhthực tập tại cơng ty và cung cấp những số liệu thực tế để em hồn thành tốt khóa luậntốt nghiệp này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn các cơ chú và anh chị trong phịngkinh doanh của Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS đã giúp đỡ, hướng dẫn, dạy bảoem tận tình về chun mơn cũng như thực tiễn trong thời gian thực tập ngắn ngủi.

Trong q trình thực tập và làm bài khóa luận tốt nghiệp, do giới hạn về kiếnthức cũng như khả năng lý luận, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài khóaluận của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đónggóp thầy cơ để khố luận của em hồn thành và chỉn chu hơn.

Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản lý trường Đại họcThăng Long mạnh khỏe, cơng tác tốt. Đồng kính chúc các cơ chú, anh chị trong Cơngty Cổ phần Chứng khốn VPS sức khỏe dồi dào, chúc công ty ngày càng phát triểnhơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

<i>Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023</i>

Sinh viênĐinh Việt Anh

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực sự củacá nhân em có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và chưa được công bố trong bất cứmột cơng trình nghiên cứu nào. Các dữ liệu thơng tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luậnnhư số liệu, nội dung là hồn tồn hợp lệ, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng, đảmbảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

<i>Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023</i>

<i><b>Sinh viên</b></i>

Đinh Việt Anh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU</b>

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP... 1</b>

<b>1.1 Một số vấn đề cơ bản về văn hóa doanh nghiệp...1</b>

<i><b>1.1.1 Khái niệm văn hóa...1</b></i>

<i><b>1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp...2</b></i>

<i><b>1.1.3 Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp... 4</b></i>

<i><b>1.1.4 Vai trị của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanhnghiệp...7</b></i>

<b>1.2 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp... 10</b>

<i><b>1.2.1 Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp... 10</b></i>

<i><b>1.2.2 Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố và chấp nhận...13</b></i>

<i><b>1.2.3 Cấp độ 3: Những giá trị quan điểm chung và giá trị cốt lõi...17</b></i>

<b>1.3 Các mơ hình văn hóa doanh nghiệp... 19</b>

<i><b>1.3.1 Mơ hình văn hóa gia đình...19</b></i>

<i><b>1.3.2 Mơ hình văn hóa thứ bậc...20</b></i>

<i><b>1.3.3 Mơ hình văn hóa thị trường...21</b></i>

<i><b>1.3.4 Mơ hình văn hóa sáng tạo...22</b></i>

<b>1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp... 23</b>

<i><b>1.4.1 Các nhân tố bên trong...23</b></i>

<i><b>1.4.3 Các nhân tố bên ngồi... 24</b></i>

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔPHẦN CHỨNG KHỐN VPS...27</b>

<b>2.1 Tổng quan về Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS... 27</b>

<i><b>2.1.1 Lịch sử hình thành cơng ty... 27</b></i>

<i><b>2.1.2 Các sản phẩm và dịch vụ tại công ty... 27</b></i>

<i><b>2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nghiệp vụ các phòng ban tại Cơng ty Cổphần Chứng khốn VPS... 28</b></i>

<i><b>2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022...32</b></i>

<b>2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS.34</b><i><b>2.2.1 Thực trạng các yếu tố văn hóa cấp độ 1...35</b></i>

2.2.1.1 Kiến trúc doanh nghiệp...35

<i><b>2.2.3 Thực trạng các yếu tố văn hóa cấp độ 3...48</b></i>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2.3.1 Phong cách lãnh đạo... 48

2.2.3.2 Các giá trị đem lại...51

<b>2.3 Nhận xét văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS. 52</b><i><b>2.3.1 Ưu điểm...53</b></i>

<i><b>2.4.1 Các doanh nghiệp trong nước... 56</b></i>

<i><b>2.4.2 Các doanh nghiệp nước ngoài...58</b></i>

<i><b>3.2.1 Giải pháp hoàn thiện cấp độ 1... 63</b></i>

<i><b>3.2.2 Giải pháp hoàn thiện cấp độ 2... 65</b></i>

<i><b>3.2.3 Giải pháp hoàn thiện cấp độ 3... 66</b></i>

<i><b>3.2.4 Các giải pháp khác... 66</b></i>

<b>KẾT LUẬN... 70</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...71</b>

<b>PHỤ LỤC... 72</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC VIẾT TẮTKý hiệu viết tắtTên đầy đủ</b>

Cán bộ cơng nhân viênVăn hóa doanh nghiệpPhó giáo sư. Tiến sĩThành phố Hồ Chí MinhThương mại cổ phần

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b>

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2020-2022……….35

Bảng 2.2 Các hình thức thể hiện cấp độ văn hóa doanh nghiệp…...……….38

Bảng 2.3 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về kiến trúc và cách bài trí tại Cơng tyCổ phần Chứng khốn VPS………42

Bảng 2.4 Kết quả khảo sát mức độ hài lịng về logo Cơng ty Cổ phần Chứngkhoán VPS.…….………....45

Bảng 2.5 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về các hoạt động tập thể tại Cơng tyCổ phần Chứng khốn VPS.…….………..48

Bảng 2.6 Kết quả khảo sát mức độ đánh giá về sứ mệnh, tầm nhìn tại Cơng ty Cổphần Chứng khốn VPS..….………...49

Bảng 2.7 Kết quả khảo sát đánh giá về mục tiêu tại Công ty Cổ phần Chứng khoánVPS..….………..…50

Bảng 2.8 Kết quả khảo sát phong cách lãnh đạo tại Công ty Cổ phần Chứng khoánVPS…...……….………….52

Bảng 2.9 Kết quả khảo sát áp dụng giá trị cốt lõi vào VHDN tại Cơng ty Cổ phầnChứng khốn VPS…..……….54

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH</b>Hình 1.1 Logo của Starbucks………..………..16

Hình 1.2 Cốc cà phê của Starbucks………...21

Hình 1.3 Logo của Esoft………23

Hình 2.1 Trụ sở chính của VPS……….…39

Hình 2.2 Nơi thư giãn của cán bộ nhân viên……….…39

Hình 2.3 Khơng gian nghỉ ngơi thư giãn trong cơng ty……….………40

Hình 2.4 Khung cảnh bên ngồi cơng ty………...40

Hình 2.5 Khu vực lễ tân của công ty……….41

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Hình 2.6 Khu vực làm việc của nhân viên………42

Hình 2.7 Thống kê số tài khoản mở mới………...44

Hình 2.8 Logo cơng ty………...45

Hình 2.9 Year End Party của VPS……….…46

Hình 2.10 Chuyến du lịch Ninh Bình trong 2022 của cơng ty………47

Hình 2.11 Đội bóng vơ địch giải đấu năm 2022……….48

Hình 2.12 9 tôn chỉ kinh doanh của SSI………..60

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ</b>Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ………31

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế đất nước từ sau đổi mới đã phát triển rất nhanh cùng với sự gia tăngmạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vựcngoài quốc doanh. Tuy nhiên, sự phát triển cịn mang tính nhỏ, lẻ, thiếu ổn định và bềnvững. Các doanh nghiệp đa số chưa định hình được bản sắc kinh doanh riêng.

Văn hoá doanh nghiệp là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong chiến lược pháttriển, kinh doanh của mỗi tổ chức bởi đó là yếu tố tạo nên sắc thái riêng, thể hiện tínhcách của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng nhận thức được văn hố doanhnghiệp chính là một tài sản vơ hình, là linh hồn của doanh nghiệp.

Những năm gần đây, trong bối cảnh của hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệptrên thế giới quan tâm nhiều đến các cụm từ về: văn hoá kinh doanh, văn hoá doanhnghiệp,… Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho việc tạo ra những giá trị, là những tàisản vơ hình của mỗi doanh nghiệp. Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp cho doanh nghiệpthu hút và gìn giữ nhân tài ở lại với công ty lâu dài, là sợi chỉ đỏ gắn kết các thành viêntrong doanh nghiệp, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào về doanh nghiệp, tạo sự ổn định,vững chắc vượt qua mọi khó khăn trên con đường hội nhập và giảm bớt rủi ro trongkinh doanh. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, văn hoá doanh nghiệp chính là yếu tốquyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp được coi như tàisản vơ hình của doanh nghiệp, là sự kết dính màu nhiệm con người với tổ chức và conngười với con người, là chất xúc tác phát triển nhân rộng và kết nối từng giá trị nguồnlực riêng lẻ. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hố và tri thức thìkhơng thể phát triển bền vững trong xu thế tồn cầu hố hiện nay.

Văn hố doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả laođộng của doanh nghiệp, đồng thời là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lựccạnh tranh. Hiện nay ở các doanh nghiệp, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang rấtđược quan tâm, chú trọng. Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chính là xâydựng bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước vàhội nhập kinh tế quốc tế.

Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS là một doanh nghiệp lớn hàng đầu của đấtnước. Chính vì thế, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trở nên hếtsức cần thiết. Nhiều năm qua, Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS đã rất chú trọngxây dựng văn hoá doanh nghiệp tuy nhiên vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Đề tài nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cứu “ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện văn hố doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phầnChứng khốn VPS ” sẽ đưa ra cái nhìn tồn diện, sâu sắc hơn về văn hố doanh nghiệpvà từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện văn hố doanh nghiệp tại cơng ty.

2. Mục đích nghiên cứu

<i>Mục tiêu nghiên cứu</i>

Hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản về văn hố trong doanh nghiệp,phân tích và đánh giá thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Chứngkhốn VPS để đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện văn hố doanh nghiệp tại côngty.

<i>Nhiệm vụ nghiên cứu</i>

- Làm rõ cơ sở lý luận về văn hố doanh nghiệp

- Phân tích và đánh giá thực trạng văn hố doanh nghiệp của Cơng ty Cổ phầnChứng khốn VPS, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế trong việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp.

- Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hồn thiện văn hố doanh nghiệp của Cơngty Cổ phần Chứng khốn VPS.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

<i>Đối tượng nghiên cứu</i>

Văn hoá doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS.

<i>Phạm vi nghiên cứu:</i>

- Không gian: Tại Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS.

- Thời gian: Dựa trên các số liệu thu thập giai đoạn 2020 – 2022.4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

<i>Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu</i>

- Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu, sách báo, tạp chí khoa học, một sốwebsite, các khóa luận có liên quan đến văn hố doanh nghiệp và các số liệu, dữliệu được phịng kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Chứng khoán VPS cung cấp.- Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra qua các mẫu điều tra, khảo

sát (Sử dụng bảng hỏi) để tìm hiểu về thực trạng văn hố doanh nghiệp tại Cơngty Cổ phần Chứng khoán VPS.

<i>Thống kê phiếu điều tra:</i>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ hài lòng/ đồng ý tăng dần tương ứng vớitừng câu hỏi ((1) Hồn tồn khơng đồng ý/hài lịng; (2) Khơng đồng ý/hài lịng;(3) Trung lập/bình thường; (4) Đồng ý/hài lịng; (5) Hồn tồn đồng ý/hài lòng).- Cách thức triển khai: Lựa chọn câu hỏi và quan điểm, Thiết kế cấu trúc câu hỏi,Lựa chọn số lượng câu hỏi và cấp độ đánh giá, Thiết kế bảng hỏi, Phỏng vấnsâu, Phát phiếu điều tra, Hướng dẫn đáp viên trả lời phiếu, Thu phiếu, Làm sạchphiếu (loại bỏ các phiếu trả lời thiếu sót, khơng đồng nhất, không đầy đủ theohệ thống câu hỏi), xử lý phiếu điều tra.

- Đối tượng khảo sát: CBCNV Công ty Cổ phần Chứng khốn VPS.

<i>Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh</i>

Dựa vào những dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập được, phân tích, đánhgiá về thực trạng văn hố doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS. Trêncơ sở kết quả phân tích, đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện văn hố doanh nghiệp tạiCơng ty.

5. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp

Ngồi trang bìa, lời cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệutham khảo và các phụ lục đính kèm, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung về văn hoá doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng văn hố doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Chứng khoán VPSChương 3: Một số giải pháp hồn thiện văn hố doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phầnChứng khoán VPS

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP1.1 Một số vấn đề cơ bản về văn hóa doanh nghiệp</b>

<i><b>1.1.1 Khái niệm văn hóa</b></i>

Văn hóa là một chủ đề đã được nghiên cứu từ rất lâu, gắn liền với sự ra đời củanhân loại. Văn hóa là một phạm trù rất rộng và hầu như phản ánh tất cả mọi mặt trongđời sống của con người. Văn hóa được định nghĩa theo những quan điểm và góc nhìnkhác nhau.

Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, bao gồm cả hai khíacạnh: vật chất như nhà cửa, quần áo, các công cụ dụng cụ,… và phi vật chất như ngônngữ, tư tưởng, giá trị nhân văn,… Tuy nhiên, các quan niệm, định nghĩa đó có thể thấyrằng văn hóa được mơ tả, định nghĩa theo hai hướng chính: theo nghĩa hẹp và theonghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, văn hóa sẽ được giới hạn bởi không gian, thời gian, chiều rộngchiều sâu. Như theo cách tiếp cận của phương Tây, văn hóa được hình thành gồm balớp: thế giới quan, nhân sinh quan và niềm tin được hình thành nằm ở trung tâm. Hoặcnhư theo cách tiếp của phương Đông, cụ thể là theo tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử -Trung Quốc, văn hóa Nho giáo giúp định hình xã hội phong kiến duy trì hàng ngànnăm với học thuyết “chính danh” – tức vạn vật đều có ý nghĩa và công dụng nhất định,nằm trong các mối quan hệ tương ứng giữa người và vật. Hay như sự khác biệt vănhóa theo thời gian, văn hóa cũng được phân biệt các giá trị khác nhau trong từng giaiđoạn lịch sử khác nhau, như nền văn hóa sơng Nile rực rỡ vào thời kỳ năm 3150 trướcCông nguyên, nền văn hóa sơng Hằng - Ấn Độ vào thời kỳ năm 3000 trước Cơngngun…

Theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả những giá trị liên quan đến con người, docon người sáng tạo nên. Khái niệm văn hóa được thể hiện cụ thể trong đời sống thôngqua hệ thống xã hội, thể chế chính trị, văn học, nghệ thuật, khoa học – công nghệ,thông qua những khái niệm gần gũi nhất như trong cuộc sống hàng ngày như ngônngữ, chữ viết, tơn giáo, thói quen, phong cách sống,…

Theo Edward Tylor (1871) cho rằng văn hóa là tổng thể phức hợp bao gồm kiếnthức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực hayhành vi nào khác mà mỗi cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm (1999) định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thốnghữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trìnhhoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xãhội.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phát biểu: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đíchcủa cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàngngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minhđó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng vớibiểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sốngvà địi hỏi của sinh tồn”.( trích Hồ Chí Minh: Tồn tập, Tập 3, 2000)

Như vậy, văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưngvề tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xãhội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chungsống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.

Dù muốn hay khơng văn hóa vẫn ln tồn tại trong mọi khía cạnh của cuộcsống. Văn hóa có thể hiểu là những điều gần gũi nhất xảy ra trong cuộc sống hàngngày được một tập thể cùng đúc kết, chấp nhận và chia sẽ khi giải quyết một vấn đềnào đó, phát sinh một cách có hiệu quả và được xem là có giá trị.

<i><b>1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp</b></i>

Văn hóa doanh nghiệp được quan tâm rộng rãi ở nước ta trong những năm gầnđây. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp là gì vẫn cịn là vấn đề chưa được chính thứcnhất quán giữa các học giả, các nhà kinh tế, tuỳ theo góc nhìn của mỗi người mà cónhững khái niệm khác nhau về văn hố doanh nghiệp. Một số khái niệm Văn hoádoanh nghiệp:

<i>Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chứckhác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.)</i>

<i>Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổbiến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài.(Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)</i>

<i>Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến vàtương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)</i>

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Còn nếu nói nơm na, dễ hiểu: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì Văn hóa doanh</i>

<i>nghiệp là hệ điều hành.</i>

Tất cả định nghĩa về văn hóa cũng như văn hóa doanh nghiệp đều nêu lên đặcđiểm này hay đặc điểm kia của văn hóa, rất khó có được một định nghĩa đầy đủ trọn

<i>vẹn. Một định nghĩa được đa số đồng tình đó là : “Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là</i>

<i>tồn bộ các giá trị văn hố được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và pháttriển của một doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyềnthống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ vàhành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện cácmục đích”.</i>

Định nghĩa trên nêu bật được ba đặc trưng quan trọng của Văn hóa doanhnghiệp sau:

<i>Thứ nhất, đó là các giá trị văn hóa được gây dựng trong q trình hình thành</i>

và tồn tại của doanh nghiệp, như vậy văn hóa là sản phẩm của những người cùng làmtrong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững.

<i><b>Thứ hai, để là giá trị văn hóa nó phải trở thành những quan niệm, tập quán</b></i>

trong một thời gian đủ dài, những giá trị không được chấp nhận bởi doanh nghiệp sẽ bịloại trừ.

<i>Thứ ba, những giá trị đó phải có khả năng chi phối đến nhận thức, hành vi của</i>

doanh nghiệp, nó giống như kim chỉ nam, ý thức hệ hướng dẫn, bao trùm lên suy nghĩ,hành vi ứng xử của thành viên doanh nghiệp trong việc ứng phó với những vấn đề tồntại và phát triển của mình.

Để tránh nhầm lẫn về các thuật ngữ đang được sử dụng trong luận văn, tác giảxin đưa ra sự phân biệt giữa các thuật ngữ “văn hóa doanh nghiệp”, “văn hóa tổ chức”,“văn hóa kinh doanh”, “văn hóa lãnh đạo”, “văn hóa chất lượng”, v.v...Trong đó, vănhố doanh nghiệp bao gồm tồn bộ các giá trị văn hố khác. Văn hóa tổ chức chỉ nóiđến cách hành xử về mặt cơ cấu, quản lý nhân sự bên trong doanh nghiệp, giá trị vănhố đối với nhân viên doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh nói đến cách hành xử củadoanh nghiệp trong công việc kinh doanh, chủ yếu với những tác nhân bên ngoàidoanh nghiệp như khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý, chính phủ, cổ đơng, cộngđồng nơi doanh nghiệp hoạt động…

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Văn hóa doanh nghiệp chỉ những giá trị chung, định hướng cho tất cả các hoạtđộng của doanh nghiệp; còn văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh, văn hóa lãnh đạo,văn hóa chất lượng xác định những giá trị cụ thể về mặt tổ chức, kinh doanh, lãnh đạo,sản xuất… thích hợp với đường lối, giá trị chung của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp được xác định là kết hợp hài hịa lợi ích của nhân viên,khách hàng, đối tác, xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động; vậy thì để thực hiện mục tiêuđó, văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh, văn hóa lãnh đạo cũng phải được triển khaitheo mục tiêu chung của văn hóa doanh nghiệp nghĩa là văn hóa tổ chức phải đảm bảongười lao động được bảo vệ quyền lợi chính đáng, khơng bị bóc lột sức lao động; vănhóa kinh doanh trung thực, khơng lừa dối khách hàng, đảm bảo mơi trường thiênnhiên, có những hoạt động nhân đạo cho cộng đồng…

<i><b>1.1.3 Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp</b></i>

Để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, “cá tính” của doanh nghiệp, đó là mộtq trình lựa chọn, nghiên cứu tìm tịi lâu dài, sao cho các điều đó phải phù hợp vớicác điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp và thể hiện được bản sắc riêng nổi bật chodoanh nghiệp. Lúc đó, nó sẽ trở thành sức mạnh, nội lực của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp chính là đặc điểm riêng giúp cho một doanh nghiệpkhơng thể lẫn với doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực,cùng một thị trường. Có thể tìm hiểu thấy văn hóa doanh nghiệp bao gồm 4 đặc trưngquan trọng nhất là tính hệ thống, tính nhân sinh, tính giá trị và tính ổn định.

<i>- Tính hệ thống: Đặc trưng thể hiện rõ những mối liên hệ mật thiết giữa các đối</i>

tượng, sự việc, từ đó hiểu được những quy luật hình thành và phát triển của nó. Nhờ cótính hệ thống này, các thành viên trong doanh nghiệp được định hướng, được gắn kếtnhiều hơn, cách giải quyết vấn đề của doanh nghiệp được rành mạch theo một trật tự,tạo thành một thể thống nhất xuyên suốt cả tổ chức.

<i>- Tính nhân sinh: Đặc trưng này gắn liền với con người, giúp hình thành nên</i>

văn hóa riêng của tổ chức từ những thói quen, nếp sinh hoạt thường ngày. Văn hóadoanh nghiệp khi hình thành một cách tự nhiên thì có thể có hai chiều hướng là phùhợp hoặc không phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Dođó, điều cần thiết là doanh nghiệp chủ động định hình ngay từ đầu những giá trị vănhóa đó để chính văn hóa đó sẽ phát huy hiệu quả cạnh tranh năng lực cho doanhnghiệp so với các doanh nghiệp khác.

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>- Tính giá trị: Khơng thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là đúng hay sai, là</i>

tốt hay xấu, chỉ có thể nói là phù hợp hay không phù hợp so với định hướng phát triểncủa nền kinh tế, của xã hội nói chung, của doanh nghiệp nói riêng. Giá trị ở đây chỉ làkhái niệm mang tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, khơng gian và thời gian. Cáccặp khái niệm “đúng – sai”, “tốt – xấu”, “đẹp – xấu”, về bản chất “sai”, “xấu” chỉ là“không phù hợp” đối với một yêu cầu hay chuẩn mực nào đó.

<i>- Tính ổn định: Văn hóa doanh nghiệp khi đã được định hình thì sẽ khó thay</i>

đổi. Qua thời gian, từ các giá trị niềm tin tích lũy, tạo ra một văn hóa bền vững và ổnđịnh.

Ngồi ra, văn hóa doanh nghiệp cũng mang đầy đủ các đặc trưng chung của vănhóa như sau:

<i>- Tính tập qn: quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp</i>

nhận. Có những tập quán đẹp tồn tại như một sự khẳng định những nét độc đáo củadoanh nghiệp như tập quán vé xe về tết cho cán bộ nhân viên ở xa của một tập đoànbất động sản tại TPHCM, tập quán cung cấp các dịch vụ sau bán hàng cho khách hàngcủa các doanh nghiệp thời hiện đại. Tuy nhiên, cũng có những tập quán khó bỏ nhưthói quen đàm phán và ký kết hợp đồng trên bàn tiệc của nhiều doanh nghiệp tại ViệtNam.

<i>- Tính cộng đồng: Mục tiêu chính của doanh nghiệp có thể kể đến là tối đa hóa</i>

lợi nhuận cho chủ sở hữu và đảm bảo thỏa mãn được khách hàng. Muốn tồn tại và pháttriển bền vững, doanh nghiệp phải xây dựng, củng cố gia mối liên kết giữa các nhân tốtham gia trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ chủ sở hữu, cán bộ công nhânviên đến khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, văn hóadoanh nghiệp sẽ là những quy ước chung, tập tục, mà các thành viên, nhân tố liên quanvà bên trong doanh nghiệp đều sẽ tuân theo, hành động một cách tự nhiên mà khơngcần phải bắt buộc.

<i>- Tính dân tộc: là một đặc trưng tất yếu của văn hóa. Mỗi doanh nghiệp là một</i>

phần tử của nền kinh tế của một quốc gia. Nên giá trị văn hóa dân tộc sẽ là nền tảnghành xử chung, đúng đắn cho các hoạt động của doanh nghiệp, tạo thành những nétđặc trưng chung của những doanh nghiệp ở quốc gia đó. Ví dụ như những nét đặctrưng văn hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản là tính trung thành, sự tơn trọng hay nhưcác doanh nghiệp Hàn Quốc là tính kỷ luật, trật tự thứ bậc rõ ràng trong doanhnghiệp,…

<i>- Tính chủ quan: Văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành chủ quan tùy thuộc</i>

vào từng dân tộc, từng quốc gia. Cũng như vậy, văn hóa doanh nghiệp cũng chính là5

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

định hướng, thể hiện quan điểm chủ quan của riêng những nhà sáng lập và điều hànhcủa doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những suy nghĩ, hành độngkhác nhau, tạo nên những nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ như văn hóadoanh nghiệp của Tập đoàn Posco – Hàn Quốc, nhà sáng lập là tổng thống thứ ba củaHàn Quốc (1963 – 1979), Park Chung Hee. Ơng đã thành cơng trong việc thành lậpTập đồn Posco từ đầu đến khi trở thành Tập đoàn kinh tế đứng thứ 3 của Hàn Quốc,nền kinh tế đứng thứ 4 châu Á và đứng thứ 11 của thế giới, với văn hóa doanh nghiệpmang đầy đủ những đặc trưng của ông – một sĩ quan được đào tạo bài bản, loại xuấtsắc- đó là một văn hóa quyết đốn và kiên trì, văn hóa kỷ luật và trật tự thứ bậc củaquân đội và văn hóa phục tùng tuyệt đối.

<i>- Tính khách quan: mặc dù văn hóa doanh nghiệp thể hiện quan điểm chủ quan</i>

của doanh nghiệp, nhưng do văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong cả một quátrình dài với sự tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như xã hội, hoàn cảnh lịch sử, tìnhhình kinh tế, hội nhập thế giới,…nên văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ tồn tại kháchquan. Chẳng hạn như quan niệm về coi trọng mối quan hệ trong tuyển dụng là từnhững lề thói ngày xưa “Con vua thì được làm vua”. Điều đó vẫn cịn ảnh hưởng đếnngày nay tại một số doanh nghiệp.

<i>- Tính kế thừa: trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, mỗi thế hệ, mỗi đợt</i>

nhân viên gia nhập rồi ra đi, đặc biệt các vị trí cán bộ chủ chốt, sẽ truyền lại cho thếhệ, đợt tiếp theo những đặc điểm riêng có của mình. Theo thời gian, những cái cũkhơng phù hợp sẽ dần được loại bỏ và tạo nên những giá trị phù hợp hơn cho văn hóacủa doanh nghiệp đó.

<i>- Tính học hỏi: có những giá trị văn hóa được hình thành từ kinh nghiệm xử lý</i>

các vấn đề thực tế của doanh nghiệp, từ kết quả của các quá trình nghiên cứu thịtrường, nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu sự thay đổi hoặc từ tiếp nhận trong quá trìnhgiao lưu, hội nhập với các văn hóa khác. Ví dụ như hiện nay, công nghệ 4.0 và đangdần hướng đến 5.0 đang dần phổ biến và chiếm lĩnh, các nhân viên dễ dàng trao đổithông tin qua email, tin nhắn OTP một cách nhanh gọn và tiết kiệm, thay thế cho hìnhthức văn bản giấy tờ, gửi bưu điện,…, và từ đó đã hình thành nên “văn hóa điện tử”trong doanh nghiệp.

<i>- Tính tiến hóa: xã hội ln khơng ngừng thay đổi. Do đó, văn hóa doanh</i>

nghiệp cũng ln tự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế.Những đặc trưng trên của văn hóa doanh nghiệp là với vai trị văn hóa doanhnghiệp là một bộ phận của văn hóa dân tộc và văn hóa xã hội. Ngồi ra, văn hóa doanhnghiệp cịn hai nét đặc trưng riêng khác biệt với văn hóa các lĩnh vực khác, đó là:

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Văn hóa doanh nghiệp xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của doanh nghiệp:nếu như văn hóa nói chung ra đời ngay từ thuở hình thành xã hội của lồi người thìvăn hóa doanh nghiệp xuất hiện cùng với sự ra đời của doanh nghiệp. Theo thời gian,văn hóa doanh nghiệp được hình thành một cách tự nhiên như là một thuộc tính mặcnhiên của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo văn hóa doanh nghiệp sẽ mang tác độngtích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp, thì chủ thể doanh nghiệp phải có nhữngđịnh hướng phát triển văn hóa cho phù hợp.

- Văn hóa doanh nghiệp phù hợp với trình độ và sự phát triển của doanh nghiệp:Tùy theo trình độ quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà văn hóadoanh nghiệp sẽ được xác lập và phát triển một cách tương ứng.

Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp bao gồm bốn yếu tố đặc trưng gồm: tính hệthống, tính nhân sinh, tính giá trị và tính ổn định. Bên cạnh đó văn hóa doanh nghiệpcũng có trong mình đầy đủ những nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa từ tính tậpqn, tính cộng đồng cho đến tính kế thừa, tính học hỏi,…Những nét đặc trưng nàyđịnh hình bản sắc và thành cơng cho một tổ chức, đóng vai trị quan trọng trong việctạo dựng một mơi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự phát triển và đạt được kết quảưu việt.

<i><b>1.1.4 Vai trị của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp</b></i>

Thị trường kinh doanh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã vàđang có những biến đổi to lớn và sâu sắc, một trong những biến đổi hết sức quan trọngđó là sự xích lại ngày một gần nhau của các quốc gia trên thế giới hơn. Hơn lúc nàohết, các hoạt động giao lưu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là giao lưu kinh tế đang trở nênsôi động nhằm hướng tới hình thành ra một nền kinh tế thế giới thống nhất.

Ngày nay, khi các doanh nghiệp ngày càng cố gắng tìm kiếm các cơ hội làm ăntrong nền kinh tế đang phát triển hiện nay để tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệpmình. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển lại có những diễn biến phức tạp,sự cạnh tranh để giành giật cơ hội thị trường, cơ hội kinh doanh ngày một gay gắt thìcác yếu tố văn hóa thể hiện rõ trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng chứng tỏvai trò hết sức quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Sự thơng hiểu văn hóa của cácdoanh nghiệp đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thành công củamột cuộc giao dịch hoặc đàm phán - vốn là bước đầu quyết định tới việc hợp đồngkinh doanh hay bán hàng có được thành lập hay khơng.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Có rất nhiều định nghĩa xung quanh vấn đề này. Mỗi nền văn hóa khác nhau cóđịnh nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có cái nhìn khác nhau về VHDN. Tuynhiên mọi định nghĩa đều có nét chung coi VHDN là tồn bộ các giá trị văn hóa đượcxây dựng trong suốt q trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm,nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệtgiữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp khơng đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà cịn baogồm cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh vàhành vi, thái độ của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp. Tầm quan trọng của văn hóadoanh nghiệp phát huy khi nó giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trongmơi trường bên ngồi.

Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, cịn vănhóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vơhình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp Văn hóadoanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mụctiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quantrọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếuđi yếu tố văn hóa, ngơn ngữ, thơng tin thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững vàtồn tại được. Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp được thể hiện cụ thể ở nhữngkhía cạnh sau:

<i>Thứ nhất, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Các nhà</i>

nghiên cứu đều cho rằng một văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnhtranh cho chính doanh nghiệp đó. VHDN làm giảm bớt các xung đột trong nội bộdoanh nghiệp. Được làm việc trong một môi trường văn hóa tốt, các thành viên chia sẻcác giá trị lợi ích giống nhau, chắc chắn họ sẽ hợp tác trên tinh thần đồn kết, nhất trívà làm việc trong sự tương trợ lẫn nhau. Khi xảy ra những mâu thuẫn, họ dễ dàng xửlý theo cách phù hợp và ơn hịa nhất. Giảm được xung đột, tinh thần làm việc của nhânviên sẽ được nâng cao, tập trung được thời gian, nguồn lực cho Công ty hướng tới mụctiêu chung với hiệu quả tốt hơn.

<i>Thứ hai, góp phần tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Việc xây dựng và</i>

phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp khẳng định được tên tuổi

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

của mình và để nhận biết được sự khác nhau giữa doanh nghiệp mình với doanhnghiệp khác.

<i>Thứ ba, giúp doanh nghiệp tạo ra khả năng thích ứng cao. Có một sự thật mà</i>

chúng ta phải thừa nhận chính là chỉ có một văn hóa doanh nghiệp mạnh thì mới cókhả năng thích ứng tốt với sự thay đổi liên tục từ mơi trường bên ngồi.

<i>Thứ tư, góp phần tạo nên giá trị tinh thần cho doanh nghiệp.</i>

Sống trong một môi trường văn hóa lành mạnh với sự quan tâm thỏa đáng củacác cấp lãnh đạo sẽ làm cho nhân viên cảm thấy lạc quan và cống hiến hết mình chomục tiêu của doanh nghiệp.VHDN khích lệ sự đổi mới, sáng tạo. Thực tế cho thấy,nếu Cơng ty có mơi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên ln ln đượckhuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng của mình…thì họ trở nên năng động, sáng tạohơn và cũng gắn bó với Cơng ty hơn. Xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hóa yếu kémsẽ gây ra những thiệt hại cho Công ty. Chẳng hạn, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoánsẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo. Nhân viên làmviệc khơng cịn niềm đam mê và họ sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào nếu tìm đượcnơi thích hợp hơn.

<i>Thứ năm, là yếu tố tạo ra sức hút cho doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp</i>

chính là hình ảnh về một doanh nghiệp và tạo ra đặc trưng để phân biệt với các doanhnghiệp khác.

<i>Thứ sáu, VHDN tạo động lực làm việc cho nhân viên. Được làm việc trong môi</i>

trường lành mạnh, tư tưởng nhân viên sẽ thoải mái hơn, tâm trạng cũng phấn khíchhơn khi bắt tay vào công việc. Nhân viên chỉ thấy được mục tiêu, định hướng và bảnchất của công việc trong một nền văn hóa tích cực và điều này có ý nghĩa rất lớn đếnviệc nỗ lực thực hiện công việc của họ. Đồng thời, nó cũng tạo ra mối quan hệ tốt đẹpgiữa lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viên với nhau. Trong môi trường làm việcnhư vậy, các cá nhân không chỉ nhận thấy nỗ lực làm việc của mình là cần thiết mà cịnnhận thức được vai trị của mình vào nỗ lực chung của Công ty.

<i>Thứ bảy, VHDN quy tụ được sức mạnh của tồn Cơng ty. Nếu Cơng ty xây</i>

dựng được VHDN tốt thì sẽ thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lịng trung thành củanhân viên với Cơng ty, và ngược lại. Thật sai lầm khi cho rằng trả lương cao sẽ giữđược nhân tài. Lương cao, nhưng không khuyến khích sự sáng tạo, nội bộ lục đục…thì nhân tài cũng “đội nón” ra đi. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với Cơng ty khiCơng ty có mơi trường làm việc tốt, khuyến khích họ phát triển.Việc thu hút, giữ chânngười tài là tiền đề quan trọng để Công ty có thể đi đến thành cơng.

<i>Cuối cùng, văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp.</i>

Nhiều người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể9

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

hơn, văn hóa doanh nghiệp giúp: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lựclàm việc; tạo lợi thế cạnh tranh.

Như vậy, với những lợi thế do văn hóa doanh nghiệp tạo ra, cơng ty cần quantâm đến việc xây dựng bản sắc cho mình và nỗ lực trong việc truyền tải nó đến từng cánhân và coi đó là chìa khóa giúp Cơng ty vượt qua các khó khăn, thách thức để đi đếnthành cơng.

<b>1.2 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp</b>

VHDN được chia ra thành 2 cấp độ chính: Cấp độ hữu hình và cấp độ vơ hình.

- Cấp độ hữu hình của VHDN là văn hố có thể nhìn thấy ở lớp bề mặt, biểu hiệnra bên ngoài bao gồm Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình.

- Cấp độ vơ hình của VHDN là những giá trị sâu hơn và những nhận thức đượchình thành bởi các thành viên của tổ chức. Bao gồm Cấp độ 2: Những giá trịđược chia sẻ, được chấp nhận, được tuyên bố và Cấp độ 3: Các quan niệmchung. Phần nội dung dưới đây sẽ làm rõ khái niệm và đặc trưng của các cấp độVHDN.

<i><b>1.2.1 Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp</b></i>

Cấp độ 1 hay còn được gọi là các biểu trưng trực quan của VHDN bao gồm tấtcả những biểu tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm nhận khi tiếpxúc với nền văn hoá của một tổ chức như: cách bài trí, kiến trúc, trụ sở, trang phục,logo, khẩu hiệu, lễ hội, lễ nghi, các văn bản, tài liệu, ấn phẩm công ty, tài liệu quảng bácủa doanh nghiệp, ngơn ngữ, trang phục, chức danh, các hình thức mẫu mã của sảnphẩm,...

<i>Kiến trúc, cách bài trí: Những kiến trúc đặc trưng của doanh nghiệp bao gồm</i>

kiến trúc ngoại thất và kiến trúc nội thất. Đây được coi là bộ mặt thể hiện sức mạnh,tính chuyên nghiệp, uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy kiến trúc đặctrưng và diện mạo luôn được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng xây dựng, thiếtkế. Kiến trúc ngoại thất được thể hiện qua mặt tiền trụ sở cơng ty, kiến trúc cổng, thiếtkế bên ngồi,… Kiến trúc ngoại thất có tác động mạnh mẽ đến hành vi và tư duy conngười như phong thái làm việc, cách giao tiếp, suy nghĩ, cách phản ứng và thái độtrong công việc. Kiến trúc nội thất được thể hiện qua việc thiết kế sảnh cơng ty, khơnggian phịng làm việc, bố trí nội thất, bàn ghế, trang thiết bị trong phịng, màu sắc chủđạo của cơng ty,…để tạo được hình ảnh thân quen, đặc trưng gắn liền với thương hiệu.

10

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>Hệ thống các văn bản quy định của công ty: Là hệ thống văn bản nội bộ điều</i>

chỉnh các mối quan hệ trong quá trình tổ chức, quản lý và làm việc tại công ty như: cácquy chế, quy trình, quy định và các văn bản mang tính bắt buộc chung trong từngdoanh nghiệp, từng lĩnh vực, ngành nghề và hành vi cụ thể. Đây được xem là hànhlang pháp lý rất quan trọng trong công tác quản lý điều hành và việc xây dựng, thựchiện VHDN tại doanh nghiệp. Hệ thống các văn bản quy định của công ty giúp cho cácnhà lãnh đạo quản lý CBCNV ở tầm vĩ mô, điều phối được mọi nhân viên trong doanhnghiệp thi hành hoặc tự triển khai, điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, cách làm việc và vănhoá ứng xử của bản thân phù hợp với quy định của Pháp luật cũng như chính sách, vănhố của cơng ty.

<i>Logo, khẩu hiệu, trang phục, các ấn phẩm của doanh nghiệp: Là những thiết kế</i>

thể hiện hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp hay còn được gọi là bộ nhận diệnthương hiệu, diễn đạt được bản sắc hoặc ngành nghề kinh doanh chính của doanhnghiệp thơng qua hình ảnh, biểu tượng và ngơn từ. Khẩu hiệu là những câu nói côđọng, ngắn gọn nhưng lại mang những nội dung sâu sắc, thường chứa đựng triết lý,tầm nhìn chiến lược và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Đồng phục của nhân viên gópphần gắn kết các nhân viên trong doanh nghiệp gần lại với nhau hơn, mang lại sự khácbiệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đồng phục đẹp sẽ cho thấy trìnhđộ văn hố cũng như thẩm mỹ của cán bộ nhân viên doanh nghiệp. Ấn phẩm nội bộ lànhững tư liệu chính thức giúp đối tác, khách hàng có thể nhận diện thương hiệu và cấutrúc văn hoá của một tổ chức, ấn phẩm nội bộ là những sản phẩm như: sách, đĩa, lịchgiấy, tiêu đề phong bì, name card, tờ rơi, thiệp chúc mừng, cặp file tài liệu,… Kháchhàng và đối tác thơng qua đó sẽ nhớ đến thương hiệu của công ty, tin tưởng vào sảnphẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

<i>Các nghi lễ, lễ hội: Là các loại hình văn hố có yếu tố chính trị hoặc tín</i>

ngưỡng, tâm linh được tập thể doanh nghiệp tơn trọng và giữ gìn, là các hoạt độngđược tổ chức tại cơng ty có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đã được lên thời gian cụ thể, rõràng như: các sự kiện văn hoá- xã hội, các ngày lễ kỷ niệm công ty, các ngày lễ khenthưởng, dịp lễ đặc biệt, các hoạt động sinh hoạt khác như ca nhạc, thể thao, các cuộcthi,… Các hoạt động, nghi lễ đều được tổ chức trang trọng, tình cảm nhằm gắn kết cácthành viên trong công ty, nhấn mạnh các giá trị riêng của công ty và tôn vinh nhữngtấm gương điển hình, xuất sắc, ngồi ra lễ kỷ niệm còn được tổ chức nhằm ghi nhớnhững giá trị của doanh nghiệp, là dịp để tôn vinh doanh nghiệp, tăng cường sự gắn bóvà niềm tự hào của cán bộ công nhân viên về doanh nghiệp. Những hoạt động này tạo

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

nên nét đặc sắc trong văn hóa riêng của doanh nghiệp. Nhắc đến thế mạnh của mộtdoanh nghiệp, người ta sẽ nghĩ ngay đến nét văn hóa điển hình trong nghi lễ, cách họtổ chức hội họp, hoạt động tập thể.

<i>Thái độ và cung cách ứng xử của nhân viên: Đây được coi là tấm gương phản</i>

chiếu của doanh nghiệp. Văn hoá ứng xử của nhân viên thường được thể hiện thôngqua lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, tốc độ xử lý vấn đề, tốc độ đối phó với tình huốngbất ngờ,… Ngôn ngữ sử dụng để giao tiếp giữa các nhân viên với cấp trên; giữa nhânviên với nhân viên; với khách hàng, đối tác...là những yếu tố quan trọng góp phần làmnên văn hóa doanh nghiệp đậm đà bản sắc. Khi các nhân viên của doanh nghiệp sửdụng những ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, thân thiện với khách hàng, đối tác thì sẽmang lại cho họ cảm giác tin tưởng, dễ chịu. Khi các nhà quản trị sử dụng ngôn ngữthân mật, vui vẻ, nhân viên cũng cảm thấy tin tưởng, yêu công ty, yêu công việc hơn…Vì vậy, văn hố ứng xử rất quan trọng trong việc quyết định đến bộ mặt doanh nghiệp.Hiện nay, các doanh nghiệp đều đưa ra các bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệpnhằm tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng, gắn kết mọi thành viên trongdoanh nghiệp thông qua các quy tắc ứng xử chung.

Cấp độ 1 chịu ảnh hưởng chính từ tính chất cơng việc, ngành nghề, lĩnh vựckinh doanh của công ty và quan điểm, góc nhìn của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, trong 3cấp độ thì cấp độ 1 là cấp độ rất dễ thay đổi và ít thể hiện rõ ràng những giá trị cốt lõicủa một doanh nghiệp.

<i>Văn hóa doanh nghiệp cấp độ 1 được Starbucks xây dựng rất thành công.</i>

Đầu tiên phải nói đến xuất xứ của tên của cơng ty và ý nghĩa của logo cơng ty.Starbucks là tập đồn bán lẻ cà phê hàng đầu với thương hiệu và máy rang cà phê đặcbiệt và tên của tập đoàn chính là tên của một người yêu thích cà phê trong tác phẩmMoby Dick của Herman Melville.

Lý do để cái tên Starbucks được chọn còn là do người sáng lập nghĩ nó tạo racảm giác về những chuyến ra khơi đi biển truyền thống của những lái buôn cà phêngày xưa. Cũng vì vậy mà logo của cơng ty là hình ảnh một nàng tiên cá hai đi trongmột vịng trịn có tên của chính hãng với một màu xanh duy nhất. Đây là một logo rấtđơn giản nhưng thực sự dễ nhớ và có ý nghĩa. Logo của Starbucks có mặt ở khắp cáccửa hàng, trên tất cả các bộ đồng phục nhân viên và trên mọi sản phẩm cà phê của củahãng tạo sự thân quen cho khách hàng.

12

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Khơng chỉ vậy, Starbucks cịn rất chú trọng đến thiết kế cửa hàng từ màu sắccác bức tường đến cách thiết kế trần nhà, ghế ngồi, quầy hàng để tạo nét độc đáo riêng.Sự thiết kế là cả một nghệ thuật hài hòa, cố giấu vẻ quý phái giàu có; đồng thời cũnggiàu chất văn hóa dưới một dáng vẻ “lùi xùi”, cởi mở như đang dang tay chào đónkhách hàng.

Tất cả những cấu trúc hữu hình được thể hiện của Starbucks chính là một phầntạo nên thành cơng của thương hiệu này trên tồn thế giới.

<i>Hình 1.1: Logo của Starbucks</i>

<i>(Nguồn: starbucks.com)</i>

<i><b>1.2.2 Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố và chấp nhận</b></i>

Cấp độ 2 của VHDN là những quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược, giá trịcốt lõi, mục tiêu riêng của công ty. Cấp độ 2 được xem như là kim chỉ nam để mọinhân viên trong công ty tuân thủ làm theo. Những nội dung quy định được công bốrộng rãi cho tồn bộ nhân viên. Những giá trị được cơng bố chấp nhận có thể được thểhiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bản cam kết, lời tuyên bố, nội quy của doanhnghiệp.

<i>Triết lý kinh doanh: Là những tư tưởng khái quát về kinh doanh được chắt lọc,</i>

đúc rút từ thực tiễn kinh doanh, có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của cácchủ thể kinh doanh. Triết lý kinh doanh có vai trị vơ cùng quan trọng với doanhnghiệp, là phương thức để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệptạo sức mạnh thống nhất cho tập thể, tạo nên phong cách đặc thù cho doanh nghiệp.Đồng thời, triết lý kinh doanh được coi là giá trị cốt lõi của văn hố doanh nghiệp,cơng cụ định hướng cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Sứ mệnh: Sứ mệnh diễn tả các hành động mà cơng ty phải thực hiện để đạt</i>

được tầm nhìn. Điều đó có thể hiểu là các sứ mệnh thường tập trung hơn vào hiện tại.Doanh nghiệp sẽ xác định rõ được đối tượng khách hàng, mơ tả các quy trình quantrọng.Tầm quan trọng và hướng của mức độ các hoạt động sẽ được thực hiện.

<i>Tầm nhìn: Tầm nhìn là những gì cơng ty muốn đạt được trong tương lai. Đây</i>

được coi là động lực và nguồn cảm hứng cho nhiều cơng ty. Một tầm nhìn khơng chỉmơ tả tương lai của một cơng ty mà cịn cho thấy tương lai của tồn bộ ngành mà cơngty đó hoạt động và có thể đặt ra những xu hướng ảnh hưởng đến sự phát triển của xãhội.

<i>Các mục tiêu cơ bản: Mục tiêu của doanh nghiệp là đích đến, kết quả đạt được</i>

trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu doanh nghiệp sẽ được phát triển vàđịnh hình theo từng cá nhân, các bộ phận, phòng ban doanh nghiệp và dựa khách hàngtiềm năng. Mục tiêu cũng có thể là ngắn hạn và dài hạn. Bởi vì mỗi khoảng thời giankhác nhau, chiến lược và chính sách của cơng ty lại có sự thay đổi.

<i>Định hướng chiến lược: Là một trong những công việc cực kỳ quan trọng đối</i>

với hoạt động quản trị của các doanh nghiệp. Để có thể phát triển kinh doanh đi đúnghướng cần phải có chiến lược để ra quyết định chính xác. Định hướng chiến lược làq trình phân tích cơ hội, mơi trường và xác định các mục tiêu chiến lược cũngnhư phân tích đối thủ cạnh tranh. Thông qua những thông tin và phân tích này, các nhàquản trị khi hoạch định sẽ thiết lập các mục tiêu và đưa ra các chiến lược để hoànthành phương án đề ra một cách tốt nhất. Mục tiêu then chốt của việc hoạch định chínhlà đảm bảo khả năng hướng tới mục tiêu chung của các nhân viên trong tổ chức cũngnhư các bên liên quan để đạt được sự thống nhất về kết quả dự đốn. Bên cạnh đó, việchoạch định chiến lược sẽ giúp nhà quản trị đưa ra được những đánh giá và điều chỉnhphù hợp trước sự biến động không ngừng của thị trường.

Cấp độ 2 của văn hóa doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận biết ngay từ những vậtcó thể nhìn thấy được như văn bản, cách diễn đạt, cách thể hiện của nhân viên. So vớicấp độ 1, cấp độ 2 có khả năng thay đổi cao hơn. Thơng qua cấp độ 2, nhân viên trongcông ty biết cách xử lý các mâu thuẫn trong nội bộ, đối phó với một số tình huống cơbản, đồng thời rèn luyện cách ứng xử cho nhân viên mới trong môi trường làm việcmới. Cấp độ này thể hiện được giá trị cốt lõi bên trong của công ty dù vẫn chịu một sốảnh hưởng từ nhà quản trị nhưng ở mức độ thấp hơn so với cấp độ 1.

14

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Starbucks phát triển như vậy không thể không kể đến thành công trong việc xây dựngvà thực hiện văn hố cấp độ 2.

Vì sao có nhiều người lại u thích cà phê Starbucks đến vậy? Và tại sao đếnbất kỳ cửa hàng nào của Starbucks trên thế giới đều đem lại một cảm giác giống nhau?Ngoài sự giống nhau về phong cách thiết kế còn là những ánh mắt tràn đầy tình yêu,những cử chỉ thân thiện của mỗi nhân viên trong cửa hàng. Để có thể làm được nhưvậy Starbucks đã đưa ra những triết lý hoạt động của riêng mình và đã là nhân viêncủa Starbucks thì đều biết đến, hiểu rõ, thấm nhuần những triết lý ấy.

<i>Trước hết phải nói đến triết lý ‘Rót cả tâm hồn vào đáy cốc’ được H.Schultz</i>

đưa ra cho nhân viên của mình. Là một nhân viên của Starbucks thì phải là ngườimang tình u gửi vào cơng việc để ở đâu khách hàng cũng cảm nhận được tâm hồntrong từng giọt cà phê.

<i>Không dừng lại ở triết lý trên, H.Schultz cịn đưa ra triết lý ‘Địa điểm thứ </i>

ba’-một mơi trường thư giãn giữa gia đình và cơng việc. Nơi mà bạn có thể thưởng thứcmột tách cà phê ngon trên một chiếc sofa thoải mái bên bạn bè hoặc chỉ để có một chútriêng tư cho chính mình trong khơng gian ấm áp, thân mật thốt khỏi những bận bịucủa cuộc sống hàng ngày.

Những triết lý của Starbucks thật giản dị nhưng lại là kim chỉ nam hướng dẫnhoạt động cho nhân viên tồn cơng ty. Nó như một bộ đồng phục về tinh thần kết nốimọi người trong công ty cùng hướng đến mục tiêu chung là đem lại sự hài lòng chomọi người khi đến với Starbucks.

Để nhân viên có thể truyền tải được hết những thơng điệp mà Starbucks muốngửi tới khách hàng thì cơng ty cũng rất chú trọng đến việc đào tạo nhân viên. HowardSchultz đã rất thành công trong việc đem lại một văn hóa Starbucks đến mỗi nhân viêncủa mình. Schultz triết lý rằng mỗi nhân viên, bất kể vị trí nào của Starbucks phải làmột chuyên gia marketing cừ khôi để mọi nơi mọi lúc có thể tư vấn, có thể tiếp thị trựctiếp sản phẩm của cơng ty. Ơng coi việc uống cà phê là một văn hóa thưởng thức. Vìvậy, mọi nhân viên đều được học, được đào tạo để tiếp nhận văn hóa này. Các nhà lãnh

<i><b>đạo của Starbucks cũng đã khẳng định: “bí quyết thành cơng nằm ở mỗi nhân viên</b></i>

<i><b>Starbucks”. Khó có một doanh nghiệp nào lại quan tâm và đầu tư nhiều đến đào tạo</b></i>

cho nhân viên như vậy. Thường xuyên, hàng tuần, hàng tháng Starbucks đều có những15

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

chương trình tập huấn và hội thảo cho nhân viên. Việc nếm cà phê hàng tuần như vậylà một hoạt động hoàn toàn nghiêm túc đối với chuỗi cửa hàng bán cà phê khổng lồnày. Trước khi vào làm chính thức các nhân viên đều phải trải qua khóa đào tạo 24hliên tiếp với mục đích giúp họ giữ bình tĩnh và lịch sự ngay cả trong giờ phục vụ caođiểm.

Để mở rộng thị trường, Starbucks có quan điểm chú trọng đến văn hóa của từngđịa phương, từng quốc gia. Chỉ cần sản phẩm cốt lõi thật sự có chất lượng và đúngnguyên lý thì những nhân tố khác có thể chuyển đổi để thích nghi với nhu cầu của từngthị trường. Ví dụ khi đến với Starbucks ở Nhật, Pháp, Hy Lạp,... bạn sẽ được thưởngthức một tách espresso như nhau nhưng thức ăn sẽ mang hương vị nội địa. Chính chiếnlược linh hoạt đã giúp cho thương hiệu Starbucks được tiếp nhận ở nhiều nơi trên thếgiới.

Còn đối với việc thu mua cà phê, Starbucks luôn trả giá trung bình cho các loạicà phê hạt chất lượng cao hơn so với giá cà phê trung bình trên thị trường. Khơngnhững vậy Starbucks cịn phấn đấu cho một chính sách khai thác cơng bằng và giúp đỡvề y tế, giáo dục cho người dân của những nước trồng cà phê. Cơng ty cịn thành lậptrung tâm hỗ trợ nội dung nhằm tăng năng suất cà phê giá trị cao để thực hiện đúngcam kết là đem đến cho khách hàng những tách cà phê chất lượng. Đó chính là chuẩnmực đạo đức mà Starbucks đặt ra cho mình. Nhiệm vụ của Starbucks là thiết lập chomình một mạng lưới cung cấp cafe nguyên chất hàng đầu thế giới trong khi vẫn duy trìnhững nét đặc trưng riêng biệt của mình. . Starbucks cũng hướng tới việc đóng gópmột phần tích cực vào cộng đồng giao tiếp mang tính địa phương và mang tính tồncầu thơng qua hoạt động của nó với một số lượng đối tác có sự thành thạo tinh thôngtrong những lĩnh vực như phát triển xã hội, lao động và văn hoá đọc. Cuốn TheStarbucks Christmas Bookdrive được thiết kế để khuyến khích khách hàng và các đốitác kinh doanh của Starbucks quyên góp sách cho học sinh tiểu học. Đây chính là cáchthức thực hiện trách nhiệm xã hội của Starbucks.

Những chiến lược đúng, biết đi chậm và chắc, đầu tư nghiên cứu thị trường kỹlưỡng, đa dạng hóa sản phẩm và sáng tạo trong kinh doanh là những bí quyết hữu hìnhgiúp Starbucks có thể đứng vững trên thị trường và dành được sự ưu ái của kháchhàng.

16

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>1.2.3 Cấp độ 3: Những giá trị quan điểm chung và giá trị cốt lõi</b></i>

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những quan niệm chung được hìnhthành, tồn tại và ăn sâu vào hầu hết tâm trí các thành viên trong suốt thời gian hìnhthành và phát triển bao gồm: niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm vơ thức mặcnhiên được cơng nhận trong doanh nghiệp. Qua q trình hoạt động lâu dài, trải quacác tình huống thực tế, nếm trải cả sự thành công và thất bại mà doanh nghiệp đúc kếtvà hình thành nên, do đó rất khó thay đổi.

Doanh nghiệp hình thành được quan niệm chung, tức là các thành viên trongdoanh nghiệp cùng nhau chia sẻ và hành động theo quan niệm chung đấy, họ rất khóchấp nhận những hành vi đi ngược lại quan điểm chung. Có tác dụng định hướng chosuy nghĩ, cảm nhận, và hành vi của các thành viên. Các giá trị được công nhận “hiểnnhiên” được xem như là những thứ vơ hình mà mọi người phải tn theo như truyềnthống, phong tục của doanh nghiệp.

<i>Phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo là những hành vi và cách tiếp cận</i>

mà nhà lãnh đạo áp dụng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, gây ảnh hưởng đến một nhómngười để hướng tới mục tiêu chung. Phong cách lãnh đạo xác định cách tiếp cận củacác nhà lãnh đạo trong việc thực hiện kế hoạch và chiến lược để hoàn thành mục tiêu,nhằm đáp ứng kỳ vọng kinh doanh cũng như sự thịnh vượng và phát triển của một tổchức. Vì vậy, phong cách lãnh đạo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến văn hố doanhnghiệp của cơng ty. Phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ thúc đẩy tổ chức phát triển, làđiều kiện tốt để các thành viên ngày càng hoàn thiện hơn về tư duy, kỹ năng, trình độ,phẩm chất, năng lực. Ngược lại, nếu nhà lãnh đạo hoạt động với một phong cách lãnhđạo khơng phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của tổ chức, các thành viên trong tổchức sẽ thiếu gắn kết và thiếu tôn trọng lẫn nhau, giảm tinh thần hợp tác và hỗ trợ lẫnnhau trong công việc, dẫn đến hiệu quả công việc ngày càng đi xuống.

<i>Các giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là tập hợp những nguyên tắc</i>

chung, lý tưởng mà những con người trong tổ chức muốn hướng đến. Những yếu tố này được tạo ra trong một khoảng thời gian đủ lâu để nó hình thành nên tính cách củadoanh nghiệp. Vì thế các giá trị cốt lõi tác động không hề nhỏ đến VHDN. Những giátrị này có thể cho biết con người của tổ chức ấy mang nét đặc trưng như thế nào (ví dụ:năng động, trẻ trung hay chuyên nghiệp) hoặc phương châm kinh doanh của doanhnghiệp hướng đến ra sao (ví dụ: phát triển bền vững, khách hàng là thượng đế,...). Cácgiá trị cốt lõi được coi là tuyên ngôn giá trị của doanh nghiệp vì vậy thường mang tính

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

quan trọng. Đó là tiền để doanh nghiệp định hướng kinh doanh một cách đúng đắn vàhiệu quả. Giá trị cốt lõi giúp nhân viên hành xử đúng đắn, giúp khách hàng hiểu và đặtniềm tin vào doanh nghiệp, đồng thời là thứ thu hút và duy trì bền vững đội ngũ nguồnnhân lực tài năng của công ty.

Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất trong 3 cấp độ của VHDN. Nếu cấpđộ 1 và cấp độ 2 chỉ là phần nổi của VHDN, cho phép suy đốn các thành viên sẽ “nóigì”, thì chỉ có cấp độ 3 này mới cho phép dự đốn họ có thể “hành xử” như thế nào.Như vậy, cấp độ này là tầng giá trị sâu nhất của VHDN. Những quan điểm chung nàythể hiện giá trị cao nhất của doanh nghiệp và được coi như là “tài sản” của doanhnghiệp.

<i>Minh chứng điển hình về doanh nghiệp xây dựng thành cơng văn hố cấp độ 3có thể kể đến văn hóa của Starbucks.</i>

Những giá trị cốt lõi là những yếu tố cần thiết và là niềm tin lâu dài của một doanhnghiệp. Đó là những nguyên lý hướng dẫn được hình thành sau một quá trình hoạtđộng lâu dài được mọi thành viên mặc nhiên công nhận và có tầm quan trọng nội tạiđối với mọi người trong tổ chức.

Đối với Starbucks thì giá trị cốt lõi đó chính là ở sản phẩm mà cơng ty đem đến

<i>cho khách hàng: ‘Cà phê là cái quan trọng nhất’. Sự khác biệt giữa cà phê của</i>

Starbucks với bất kỳ một hãng cà phê nào trên thế giới đó chính là chất lượng cao,rang tươi, thuần cà phê. Dù có đổi mới, sáng tạo thì bản sắc truyền thống của cà phêvẫn không hề mất đi-điều cốt lõi làm nên Starbucks.

<i>Hình 1.2: Cốc cà phê của Starbucks</i>

<i>(Nguồn: starbucks.com)</i>

18

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Đồng thời thì niềm đam mê về cà phê cũng như mong muốn cung cấp sản phẩmchất lượng tốt, giúp khách hàng hiểu về giá trị, chất lượng của cà phê rang tươi, đậmđà luôn được các thành viên trong Starbucks chia sẻ. Và tất cả nhân viên của Starbucks

<i>đều ln nhớ đến câu nói của ơng chủ cơng ty Howard Schultz: ‘Chúng tôi không ở</i>

<i>trong tư thế của tầng lớp kinh doanh cà phê mà ở về phía khách hàng uống cà phê’.</i>

Đây là thông điệp nhất quán mà Starbucks muốn truyền tải đến các thành viên.

<b>1.3 Các mơ hình văn hóa doanh nghiệp</b>

<i><b>1.3.1 Mơ hình văn hóa gia đình</b></i>

Khi nói đến gia đình là nghĩ ngay đến sự thân thuộc, gần gũi. Chính vì thế,điểm đặc biệt của văn hóa doanh nghiệp thuộc mơ hình gia đình đó là mơi trường làmviệc thân thiện, nhấn mạnh đến sự đồng thuận và thúc đẩy hoạt động làm việc nhómcủa nhân viên. Do đó, đây là mơ hình có tính hợp tác cao, ít cạnh tranh nhất trong bốnloại hình văn hóa doanh nghiệp.

Mơ hình văn hóa gia đình có tính khép kín, phù hợp với cơng ty có quy mô nhỏvà phổ biến tại các nước Á Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc... Người lãnh đạo như chủgia đình với trách nhiệm chăm lo cho các thành viên và đòi hỏi sự trung thành đến từmọi người. Nhân viên lớn tuổi, giàu kinh nghiệm thường nắm các vị trí quản lý thenchốt, đồng thời có quyền hành nhất định trong tổ chức đó.

<i><b>Ưu điểm: Mơ hình văn hóa gia đình thường mang đến sự gắn kết thân thiết</b></i>

giữa các thành viên bởi lòng trung thành và các giá trị truyền thống. Cảm giác giađình cũng có lợi cho các công ty. Thành công thường phụ thuộc vào một tập thể, nhưkhi phát triển các ý tưởng và sản phẩm mới. Việc ni dưỡng một "nhóm" năng độngsẽ giúp nhân viên theo đuổi những mục tiêu chung này.

<i><b>Nhược điểm: Những giá trị của văn hóa gia đình sẽ kìm hãm sự sáng tạo và</b></i>

phát triển của mỗi thành viên. Việc trao quyền cho nhân sự lớn tuổi khiến cho lớpnhân viên trẻ cảm thấy khơng có động lực, tinh thần để cống hiến hết mình cho tổchức. Văn hố gia đình có thể giúp nhân viên hạnh phúc, năng suất hơn nhưng cũngđồng thời làm giảm năng lực giám sát nội bộ.

<i>Tại Việt Nam, Esoft Vietnam là ví dụ điển hình của mơ hình văn hóa doanh</i>

<i><b>nghiệp gia đình với giá trị cốt lõi là Quan Tâm (Care). Công ty khơng phân biệt đối xử</b></i>

giữa nhân viên bình thường và nhân viên là người khuyết tật (12% cộng sự của Esoft19

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

là người khuyết tật). Esoft cũng hỗ trợ rất nhiều chương trình dành cho cộng đồngngười yếu thế trong xã hội như dạy nghề tại trung tâm bảo trợ người khuyết tật và trẻem, trung tâm phục hồi nhân phẩm…

<i>Hình 1.3: Logo của Esoft</i>

<i>(Nguồn: Mơ hình văn hóa thứ bậc</b></i>

Văn hóa thứ bậc khá thịnh hành trong các doanh nghiệp hiện nay, mơ hình nàyđược thể hiện rõ qua việc áp dụng quy trình làm việc vào quá trình hoạt động và địnhhướng để phát triển cho doanh nghiệp. Các tổ chức vận hành công ty trơn tru nhằmhướng đến sự ổn định về lâu dài.

Mọi công việc đều được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống thứ bậc, nhân viên cótrách nhiệm biết chính xác nhiệm vụ của mình thông qua chuỗi mệnh lệnh của các cấplãnh đạo. Đồng thời, họ cũng cần phải biết ai là người chịu trách nhiệm trước họ và ailà người mà họ sẽ báo cáo lại kết quả công việc. Đây là mô hình quản lý phổ biến ở cơquan nhà nước, nhà máy, bệnh viện với nhiều cấp quản lý theo dõi và giám sát.

<i><b>Ưu điểm: Ở khía cạnh tích cực, mơ hình văn hóa thứ bậc giúp doanh nghiệp</b></i>

quản lý rủi ro tốt hơn, giúp doanh nghiệp hoạt động nhanh chóng với quy trình làmviệc rõ ràng, thống nhất và hoạt động hiệu quả, hướng đến sự ổn định, phát triển cùngmục tiêu dài hạn, vững bền.

<i><b>Nhược điểm: Mơ hình văn hóa thứ bậc hạn chế khả năng học hỏi và sáng tạo</b></i>

của đội ngũ, trở thành vấn đề cản trở sự đổi mới, cải tiến của doanh nghiệp trướcnhững biến đổi đột ngột của thị trường. Mọi sự thay đổi trong công việc sẽ tốn rất

20

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

nhiều thời gian khi phải thông qua các cấp quản lý và lãnh đạo với hướng dẫn, quytrình, thủ tục phức tạp.

Các tổ chức tài chính, tổ chức bảo hiểm y tế và các cơng ty dầu khí là những vídụ điển hình cho văn hóa thứ bậc. Loại hình văn hóa cơng ty này cho phép họ quản lýrủi ro tốt hơn, ổn định và hoạt động hiệu quả. Có thể lấy ví dụ trực tiếp với các Cơngty Chứng khốn lớn như SSI và VnDirect.

<i><b>1.3.3 Mơ hình văn hóa thị trường</b></i>

Giá trị cốt lõi của mơ hình này chính là hồn thành cơng việc với kết quả tốtnhất. Mọi nhân sự đều hiểu rõ được vai trò, trách nhiệm của mình với cơng việc và tổchức, do đó họ sẽ cống hiến hết mình để đạt được mục tiêu đặt ra. Mơ hình này cũngđược định hướng để đảm bảo khách hàng, đối tác ln cảm thấy hài lịng về doanhnghiệp.

Mơ hình văn hóa thị trường địi hỏi doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo và cảitiến để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Mặc dù mơhình văn hóa này có thể đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp,nhưng nhân viên lại thường cảm thấy kiệt sức vì kỳ vọng cao và nhu cầu sản xuấtkhơng ngừng.

Mơ hình văn hóa thị trường phù hợp với doanh nghiệp có đội ngũ làm việc theonhóm hoặc dự án mang tính tạm thời. Bởi vậy, nhiều thành viên sẽ ngừng kết nối vàgiảm tương tác với đồng nghiệp mỗi khi có một dự án kết thúc.

<i>Ưu điểm: Mơ hình văn hóa thị trường tạo ra sự bình đẳng tại nơi làm việc,</i>

khuyến khích các thành viên chủ động trong công việc với tinh thần tự giác, học hỏiliên tục để nâng cao và phát triển kỹ năng.

<i><b>Nhược điểm: Các nhóm làm việc thường có mối quan hệ kém khăng khít, sự</b></i>

gắn kết bắt đầu khi thành viên gia nhập vào dự án và trở nên tách rời khi kết thúc cơngviệc nhóm.

Tương quan nhất với mơ hình văn hóa thị trường này chính là các cơng tyquảng cáo hay còn được gọi là Agency lớn như Dentsu Việt Nam, WPP Group,NAVEE,…

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>1.3.4 Mơ hình văn hóa sáng tạo</b></i>

Đây là mơ hình văn hóa doanh nghiệp cho phép tối đa sự sáng tạo. Mọi nhânviên đều được xem như những “ý tưởng gia” và được khuyến khích thử nghiệm càngnhiều càng tốt. Mơ hình hướng tới mục tiêu đem đến cho khách hàng sản phẩm và dịchvụ chất lượng. Ban lãnh đạo trong những doanh nghiệp này thường định hướng làmviệc với tư duy tiến bộ, sẵn sàng đương đầu với rủi ro.

Nhân viên được thỏa sức sáng tạo tự do, không ngừng học tập, đổi mới để pháthuy tối đa năng lực của bản thân nên môi trường làm việc đôi khi nhiều áp lực và cótính cạnh tranh cao.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Marketing, cơng nghệ thường áp dụng mơhình văn hóa sáng tạo bởi cấu trúc đơn giản, khơng áp lực về hệ thống thứ bậc, đặcbiệt là ưu tiên sự sáng tạo và đổi mới.

Do đó, mơ hình văn hóa sáng tạo được đánh giá là một trong những loại hìnhvăn hóa doanh nghiệp phổ biến rộng rãi trong tương lai.

<i>Ưu điểm: Phát huy tối đa khả năng sáng tạo và đổi mới, nâng cấp kiến thức cho</i>

mỗi nhân viên mà không bị ràng buộc bởi các quy trình là nét đặc trưng của loại hìnhvăn hóa doanh nghiệp này.

<i>Nhược điểm: Mơi trường mang tính cạnh tranh cao giữa đội ngũ nhân sự. Trong</i>

khi một số người ưa thử thách, một số khác lại cho việc phải liên tục đưa ra ý tưởngmới là sự căng thẳng không cần thiết, điều đó khiến nhân viên dễ rơi vào áp lực vàthiếu tinh thần làm việc nhóm. Nếu doanh nghiệp áp dụng mơ hình văn hóa này nhưngkhơng có kế hoạch truyền thông nội bộ cụ thể hoặc chế độ đãi ngộ, phúc lợi tốt dễ gâyra sự đứt gãy trong kết nối đội ngũ.

Cái tên đáng được nhắc tới sẽ là Google, Trong nhiều năm trở lại đây cơng tyrất nổi tiếng. Các buổi ăn miễn phí, hoa hồng tài chính, kỳ nghỉ, tiệc tùng cho nhânviên, phịng Gym… và nhiều điều tuyệt vời khác.

Các nhân viên tại đây được biết đến như những người tài năng xuất chúng hàngđầu thế giới. Bởi Google phát triển mạnh mẽ nên doanh nghiệp ngày càng mở rộngthêm nhiều chi nhánh tại các quốc gia. Tuy nhiên, việc giữ vững văn hóa ở trụ sở chínhcũng vì vậy mà trở nên khó khăn.

22

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Bốn mơ hình VHDN trên là những mơ hình văn hố tiêu biểu tại. Mơ hình vănhố doanh nghiệp được coi là tiền đề cho nhiều nghiên cứu và ứng dụng VHDN trongthực tế. Văn hố doanh nghiệp khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong gắn kết cácthành viên trong tổ chức mà cịn giúp cơng ty đạt được mục tiêu, chiến lược đã đề ra.Tuy nhiên, để xây dựng được văn hoá mang nét đặc trưng và riêng biệt là một điềukhông dễ dàng. Vì vậy, các doanh nghiệp nên hiểu rõ được các mơ hình văn hố doanhnghiệp để có thể xác định và lựa chọn cho doanh nghiệp hướng đi phù hợp trong quátrình phát triển bền vững.

<b>1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp</b>

Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình xây dựng và hồn thiện văn hóa doanhnghiệp cũng cần quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng bởi chúng đóng vai trị cực kỳquan trọng đối với văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, người lãnh đạo, nhà quản lý phảithực sự hiểu rõ những tác động tiêu cực và tích cực của các nhân tố sau để xây dựngvà đưa ra sự thay đổi cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình. Các nhân tốảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp được chia ra hai nhóm chính là nhân tố bên trongvà nhân tố bên ngoài.

<i><b>1.4.1 Các nhân tố bên trong</b></i>

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp có tác động rất lớn đến việc hình thành,xây dựng và phát triển văn hố doanh nghiệp. Chính vì vậy các nhà quản trị cần nắmrõ các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến việc xây dựng VHDN để hiểu được đâu làđiểm mạnh, điểm yếu, đâu là điểm cần phát huy và khắc phục để hoàn thiện VHDNtrong tương lai.

<i>Nhà lãnh đạo doanh nghiệp</i>

Người lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình hình thànhvà phát triển văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo khơng chỉ là người quyết định chiếnlược phát triển, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, cơng nghệ được áp dụng mà họ cịn cóvai trị rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Lãnhđạo là người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp của cơng ty mình vì họ chính là ngườiquyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hố căn bản của doanh nghiệp. Qua qtrình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo ítnhiều sẽ được phản chiếu lên văn hóa của cơng ty. Vì thế, các cơng ty phải đảm bảorằng mọi vị trí lãnh đạo từ cấp thấp đến cấp cao luôn phải duy trì sự giao tiếp với nhânviên để truyền những tầm nhìn, mục tiêu, định hướng của cơng ty.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Nhà lãnh đạo là người ghi dấu đậm nét nhất lên văn hoá doanh nghiệp và tạonên nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp thay đổi ngườilãnh đạo, VHDN sẽ phản chiếu tại năng, cá tính, triết lý kinh doanh của người chủdoanh nghiệp mới với những giá trị mới mà họ tạo ra.

<i>Lịch sử truyền thống</i>

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều hình thànhnên những đặc điểm văn hố đặc thù về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và văn hốnội bộ. Lịch sử truyền thống có ảnh hưởng trong việc xây dựng, điều chỉnh và pháttriển văn hoá doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Những doanh nghiệp có lịch sử pháttriển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay đổi về tổ chức hơn những doanhnghiệp non trẻ chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hố. Nếu một doanhnghiệp có nền văn hóa mang đậm bản sắc đã hình thành trong tâm trí của mọi thànhviên trong doanh nghiệp thì văn hóa doanh nghiệp càng có khả năng, cơ hội phát triểnđạt mức cao hơn.

<i>Ngành nghề kinh doanh</i>

Văn hoá ngành nghề là một yếu tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanhcủa từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề khác nhauthì có những đặc trưng văn hóa khác nhau. Nhà quản lý xây dựng văn hóa doanhnghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh, phù hợp với các bộ phận, phòng ban trongdoanh nghiệp giúp tạo hiệu quả cao trong quá trình quản lý.

<i>Mối quan hệ giữa các thành viên</i>

Doanh nghiệp muốn xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách lâudài và đạt hiệu quả cao cần phải xây dựng được những quy tắc về ứng xử trong nội bộphù hợp với doanh nghiệp của mình nhằm điều chỉnh mối quan hệ trong doanh nghiệp.Nếu một doanh nghiệp có những giá trị văn hóa phù hợp để mọi thành viên trongdoanh nghiệp cùng chia sẻ, quan tâm; có một hệ thống các quy định bao gồm: nhữngvấn đề liên quan tính chuyên nghiệp như mức độ đạt yêu cầu của công việc, sự hài hòagiữa quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, tiêu chuẩnvà quy trình đánh giá hiệu quả làm việc, đo lường mức độ hài lịng của kháchhàng...thì sẽ tạo ra được sự kết dính, đồn kết, gắn bó giữa các thành viên.

<i><b>1.4.3 Các nhân tố bên ngồi</b></i>

<i>Văn hóa dân tộc/xã hội</i>

24

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Doanh nghiệp là nơi tụ họp của nhiều văn hóa, dân tộc, ở mọi độ tuổi lao độngvà giới tính trên các vùng miền. Mỗi cá nhân mang một bản sắc văn hóa, tín ngưỡngkhác nhau, khiến cho cách tư duy, nhìn nhận vấn đề và phản ứng của họ cũng riêngbiệt. Khi đã cùng ở trong một tổ chức thì những điều đặc biệt về văn hóa của mọingười sẽ ít nhiều chi phối, ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp.

<i>Sự tồn cầu hóa</i>

Trong q trình hoạt động và phát triển cùng q trình tồn cầu hố, việc doanhnghiệp kết nối với nhiều khách hàng, đối tác, doanh nghiệp khác cũng chính là mộttrong các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp. Thơng qua sự tiếp xúc, giaolưu các doanh nghiệp đã học hỏi, trao đổi văn hóa với nhau. Đây là cơ hội để phát huyảnh hưởng, tiếp thu, tiếp biến, làm giàu thêm giá tài tinh thần vốn có của văn hóadoanh nghiệp, vừa là cơ hội để rút kinh nghiệm những mặt chưa tốt cho doanh nghiệp.Từ đó, doanh nghiệp chọn lọc và đúc kết những giá trị tốt, phù hợp để áp dụng vàoviệc xây dựng và hồn thiện văn hóa doanh nghiệp.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Tóm tắt Chương 1</b>

Trong chương 1, khóa luận đã tập trung làm rõ những nội dung như: tổng quancác nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp trong nước và trên thế giới để từ đó đi sâuvào phân tích và làm sáng tỏ những khái niệm về Văn hoá, Văn hoá doanh nghiệp, Vaitrị của văn hố doanh nghiệp, Phân tích các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp qua 3cấp độ: Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình, Cấp độ 2: Những giá trị đượctuyên bố, Cấp độ 3: Các quan niệm chung, Các mơ hình của văn hoá doanh nghiệp,Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp: nhân tố bên trong, nhân tố bênngoài. Đây là cơ sở lý luận cho phân tích các chương sau của khóa luận. Dựa vào cáclý thuyết trong chương 1, chương tiếp theo của khóa luận đi vào phân tích thực trạngvăn hố doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Chứng khoán VPS theo 3 cấp độ củaVHDN.

26

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔPHẦN CHỨNG KHỐN VPS</b>

<b>2.1 Tổng quan về Cơng ty Cổ phần Chứng khốn VPS</b>

<i><b>2.1.1 Lịch sử hình thành công ty</b></i>

Thành lập từ năm 2006, Công ty cổ phần Chứng khốn VPS (VPS) - trước đâylà Cơng ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đượcthành lập theo Quyết định số 30/UBCK-GPHĐKD ngày 20/12/2006 của Chủ tịchUBCKNN với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng.

Trải qua hơn 15 năm hoạt động, hệ thống của VPS đã được mở rộng với 01 trụsở chính tại Hà Nội, 03 Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quảng Ninh, 02Phịng Giao dịch trực thuộc Hội sở và 01 Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.

Năm 2015, Cơng ty đã chuyển đổi sang mơ hình cơng ty cổ phần theo Giấyphép thành lập và hoạt động mới số 120/GP-UBCK do Chủ tịch UBCKNN cấp ngày08/12/2015.

Tới ngày 31/10/2018, Cơng ty chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.500 tỷ đồng,trở thành một trong 3 cơng ty chứng khốn có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam.

Ngày 21 tháng 02 năm 2019, Cơng ty chính thức được đổi tên thành Cơng ty Cổ phầnChứng khoán VPS” theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC-UBCK của Chủ tịchUBCKNN.

<i><b>2.1.2 Các sản phẩm và dịch vụ tại cơng ty</b></i>

Hoạt động chính của cơng ty bao gồm mơi giới chứng khốn, tự doanh chứngkhốn, tư vấn đầu tư chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khốn. Ngồi ra cịncó lưu ký chứng khốn, tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, tư vấn đấu giá, tư vấn vềthay đổi cơ cấu vốn, nguồn vốn và hoàn thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp, tư vấnphát hành chứng khoán.

Hoạt động VPS đang đứng số 1 trên thị trường cũng như là mũi nhọn của cơngty chính là mơi giới cổ phiếu với tỷ lệ 17.38% tồn ngành trong năm 2022. Vì nhữnglý do chính sau:

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>Công nghệ và hệ thống giao dịch: VPS có thể đã đầu tư mạnh vào công nghệ và</i>

phát triển một hệ thống giao dịch mạnh mẽ và tin cậy. Việc cung cấp một nền tảng giaodịch tiện lợi, ổn định và an tồn có thể đã thu hút nhiều nhà đầu tư.

<i>Dịch vụ khách hàng: VPS có thể đã tập trung vào cung cấp dịch vụ khách hàng</i>

chất lượng cao. Việc đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu và thắc mắc của khách hàng,cung cấp thơng tin và hỗ trợ chun nghiệp có thể đã giúp VPS xây dựng lòng tin vàtạo sự hài lòng cho khách hàng.

<i>Chiến lược tiếp thị và quảng bá: VPS có thể đã đưa ra chiến lược tiếp thị hiệu</i>

quả và có khả năng quảng bá mạnh mẽ để thu hút khách hàng. Điều này có thể baogồm quảng cáo, chiến dịch marketing trực tuyến, hoặc các chương trình khuyến mãihấp dẫn để tạo sự chú ý và thu hút nhà đầu tư.

<i><b>2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nghiệp vụ các phịng ban tại Cơng ty Cổ phầnChứng khoán VPS</b></i>

<i>Sơ đồ 1.1 - Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công ty</i>

<i>( Nguồn: VPS)</i>

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công ty được xây dựng theo cấu trúc ma trận.Cấu trúc này cho phép ban lãnh đạo của VPS có thể dễ dàng lựa chọn các cá nhân theonhu cầu riêng của từng công việc. Đồng thời cũng tạo ra sự khuyến khích nhân viên tựtin sử dụng các kỹ năng của cá nhân tại mơi trường, phịng ban khác nhau.

28

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>- Đại hội đồng cổ đông: bao gồm các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan</i>

có thẩm quyền cao nhất của Công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồngcổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đơng bất thường và thơng qua hình thức lấy ýkiến cổ đơng bằng văn bản.

<i>- Ban Kiểm sốt: Thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc</i>

trong việc quản lý và điều hành Công ty.

<i>- Hội đồng Quản trị: Là bộ máy quản trị cao nhất của Cơng ty, có tồn quyền</i>

nhân danh Cơng ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty khôngthuộc thẩm quyền của Đại hội Đồng cổ đông. Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm đảmbảo hoạt động của Công ty tuân thủ các quy định Pháp luật, Điều lệ và các quy địnhnội bộ của Cơng ty, đối xử bình đẳng đối với tất cả Cổ đơng và tơn trọng lợi ích củangười có quyền lợi liên quan đến Công ty.

<i>- Ban Quản trị Rủi ro: có chức năng xây dựng và đề xuất cơ chế về kiểm sốt</i>

rủi ro, cấu chiến lược, chính sách, kế hoạch, phương án kiểm soát rủi ro với các hoạtđộng kinh doanh của Cơng ty; phân tích, đánh giá, xây dựng phương án giải quyết,giảm thiểu rủi ro.

<i>- Ban Cố vấn: có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc điều hành</i>

hoạt động Công ty, hỗ trợ việc phối hợp giữa các Phòng, Ban, đơn vị trực thuộc trongviệc thực hiện nhiệm vụ.

<i>- Tổng Giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công</i>

ty, chịu sự giám sát của Hội đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quảntrị, trước Pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

<i>- Ban Trợ lý: có chức hỗ trợ Tổng Giám đốc phối hợp, làm việc và kết nối với</i>

các bộ phận trong Cơng ty.

<i>- Ban Chiến lược: có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc xây</i>

dựng chiến lược kinh doanh của Cơng ty với tầm nhìn dài hạn cũng như trong từng thờikỳ nhằm tạo dựng thương hiệu VPS vững mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

<i>- Khối Nguồn vốn: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch</i>

nguồn vốn của Công ty trong từng thời kỳ; Quản lý nguồn vốn tồn Cơng ty, kinh doanhnguồn vốn nhàn rỗi nhằm đạt được hiệu quả cao; Thực hiện các biện pháp đẩy mạnhcông tác huy động văn phục vụ hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ; Đàm bảo antoàn thanh khoản cho Công ty; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

<i>- Khối Phát triển sản phẩm: Phát triển các sản phẩm tài chính, sản phẩm giao</i>

dịch điện tử; Xây dựng chính sách khách hàng và các sản phẩm dịch vụ; Nghiên cứuđánh giá sản phẩm của các đơn vị khác Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc

Thư viện ĐH Thăng Long

</div>

×