Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về lao động trẻ em và thực tiễn thực hiện ở tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.51 MB, 89 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HO THỊ NGA

Chuyên ngành: Luật Kinh tếMã số: 623850

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌCTS. NGUYEN HIEN PHUONG

<small>TRUNG TAM THONG TIN THỰ VIEN</small>

<small>TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT HÀ NỘI</small>

PHÒNG 0c _ 52493

HÀ NOI - 2012

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Tơi cũng xinbày tơ lịng biết ơn tới các thầy cô giáo tại Khoa pháp luật kinh tế, Đại học Luật

Hà Nội về những sự giúp đỡ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

<small>tại trường.</small>

<small>Xin trân trọng cảm ơn!</small>

<small>Nghệ An, tháng 4 năm 2012Học viên</small>

Hồ Thị Nga

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>MỤC LỤC</small>

FWÿ?90,. 062700008... ...ÔỎ |B. NỘI ĐUNG... " 5Chương 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE LAO DONG TRE EM... 5

<small>I4 i0 08. ói i2... ... 51.2. Các hình thức co bản sử dung lao động trẻ em... ---.-+-<<+<5 121.3. Nguyên nhân và tác động của tinh trạng lac động trẻ em... 15</small>

1.4. Điều chỉnh của phap luật với lao động trẻ em...-- 2-5-5 cs¿ 20Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÈLAO DONG TRE EM VÀ THỰC TIEN THUC HIỆN Ở TINH

<small>NGHE AN 0 "Ằễồ®o-.®3... 30</small>

2.1. Quy định của pháp luật hiện hành vẻ lao động trẻ em... . 302.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về lao động trẻ em ở tỉnh Nghệ

<small>JALIL ¡mat asmasacemmaase sama NHI arama ass ORSON E190/4M-0f5 ĐHIEXEIEEESIHTSSASHLEI PEO SKRUN ACERS ARES 43</small>

2.3. Một số nhận xét về tình hình thực hiện pháp luật lao động trẻ em ở

<small>0018012; 5020 1... ... 53</small>

Chương 3: MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VELAO DONG TRE EM VA DAM BẢO THỰC HIEN Ở TINH NGHỆ

<small>4 tran trticg raBdiSnA02S28SSD0/S8G5143004500N03 Dư.TM0Egi804080472861000382G10419H4 EM SEHDGI31200á3/GEDfSiGEiig00E0iA0nđ000816001 37</small>

3.1. u cầu hồn thiện pháp luật lao động trẻ em...---+-- 573.2. Một số kiến nghị hoản thiện pháp luật về lao động trẻ em ... 583.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực thi pháp luật về<small>lao động trẻ em ở tỉnh Nghệ An... - -- 0011 2H nSS vn vào 65</small>

C. KET LUAN ooicceccccccecccccssssesessecscssesscssssecsusssssesavscsassusacsecarsatsncassaseaseees 72D. DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>BLLĐ</small> Bộ luật lao động năm 1994, sửa đôi, bỗ sung

<small>worst forms of Child Labour, 1999)</small>

ILO Tổ chức Lao động quốc tế (The International

<small>Labour Organization)LDTE Lao động trẻ em</small>

<small>LĐCTN Lao động chưa thanh niên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

A. LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài

Trẻ em là người chưa phát triển toàn diện về nhân cach và thé lực, chưa có

kinh nghiệm sống, chưa hiểu biết xã hội, chưa nhận thức đầy đủ quyền và nghĩavụ cơng dân của mình. Vì vậy, đây là đối tượng cần được gia đình, nhà trường,

<small>Nhà nước, xã hội và cơng dan bảo vệ, chăm sóc vả giáo đục. Dé đảm bảo cho sự</small>

phát triển toàn diện của trẻ em, trên phạm vi quốc tế và quốc gia, đã có nhiềucơng trình nghiên cứu về đối tượng này trên nhiều phương diện khac nhau.

Trên phương diện pháp luật, luật lao động các nước đều có quy định vềLĐTE. Liên hợp quốc vá tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đưa ra nhiềucông ước vả khuyến nghị để bảo vệ trẻ em như: Công ước về quyền trẻ em năm1989, Công ước số 138 về Độ tuổi lao động tối thiểu năm 1973 (kèm theoKhuyến nghị số 146) và Cơng ước số 182 về xố bỏ các hình thức lao động tơi tệđối với trẻ em năm 1999 (kèm theo Khuyến nghị số 190)... Việt Nam đã phêchuẩn ba công ước nảy. Trong những năm qua, cùng với việc sửa đổi luật trongnước cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với thực tế, Việt Namđã có nhiều thảnh tích trong việc bảo vệ LĐTE và xoá bỏ LĐTE. Tuy nhiên dohoản cảnh cụ thể ở nước ta nên những quy định của pháp luật nhiều khi chưa

<small>được áp dụng hiệu quả.</small>

Theo thống kê của tổ chức ILO, trên thế giới hiện có 215 triệu LDTE,

trong đó có 115 triệu em dang lam việc trực tiếp trong điều kiện nặng nhọc, độchại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn và đạo đức, thậm chí đe dọatính mạng của trẻ em. Ở nước ta, mặc dù số trẻ em phải lao động trong điều kiện

nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã giảm từ trên 68.000 em (năm 2005) xuống còntrên 25.000 em (năm 2009)! nhưng việc giải quyết tình trạng LDTE van còn là

thách thức lớn khi VN còn nghèo vả chưa thốt khói vịng ludn quần của nghèo

<small>' Nguồn: Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em: Tổng quan vệ tình hình trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiém,tiếp xúc với chất độc hại giai đoạn 2005-2010</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Bộ lao động thương binh va xã hộivề tình hình LĐTE ở 8 tỉnh thành trọng điểm (Quảng Nam, Lào Cai, Hà Nội, An

Giang, Gia Lai, Ha Tinh, Quảng Ninh vả Hồ Chi Minh) cho thấy, LDTE van

diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi. Đáng lưu ý la khoảng 50% trẻ em phải làm việctrong môi trường nguy hiểm, có thé ảnh hưởng tơi tệ đến sự phát triển cả về thểchất lẫn tinh thần của trẻ. Trung bình, trẻ em lảm việc 4-5 giờ một ngảy vả thậmchí đôi khi đến 6 giờ hoặc cao hơn. Trong trường hợp đặc biệt, tại các cơ sở maymặc, chế biến thực phẩm trẻ phải lam 8-9 giờ, thậm chí 10-12 giờ/ngày. Nghệ Ankhông nằm trong tám tinh trọng điểm nêu trên: tuy nhiên tình hình LDTE vandiễn ra rất phổ biến cả ở vùng nơng thơn lẫn thánh thị. Tình trạng LDTE đã tácđộng tiêu cực đến thé chất, tinh thần vả đặc biệt 1a việc học tập của các em. Đâylà tỉnh có diện tích lớn nhất vả dân số thứ tư trong cả nước với số trẻ em là958.721 người. Số trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo lả 156.100, số trẻ em mồcôi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi là 2.500 em’. Đây là số trẻ em có nguy

<small>cơ lớn rơi vảo tinh trạng phải lao động sớm.</small>

Với những lý do trên, tôi đã chọn dé tải “Phdp luật về lao động trẻ em vathực tiên thực hiện ở tỉnh Nghệ An” dé lam dé tải luận văn của mình với mongmuốn góp phan vảo việc hạn chế vả bảo vệ LDTE ở tinh Nghệ An.

<small>2. Tình hình nghiên cứu</small>

Lao động trẻ em là một vấn đề được nhìn nhận dưới nhiều khia cạnh: xã

<small>hội học, sinh học, tâm lý học, pháp lý... Trên phương diện pháp lý, đã có một số</small>

sách và bài trên tạp chí nghiên cứu về vấn đề LĐTE như sách: Van dé lao độngtrẻ em của tác gid Vũ Ngọc Bình, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Ha Nội, năm

2000 đã dé cập đến vấn dé LDTE trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nóiriêng, đồng thời đưa ra một số giải pháp dé khắc phục tinh trạng LDTE hiên nay.

<small>' Xem Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012, So lao động thương binh xã hội tỉnh Nghệ An</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

“Chuyên đề về lao động trẻ em”, tài liệu xuất bản với sự hỗ trợ của UNICEF

<small>Việt Nam và Uy ban UNICEF Canada, đăng trên tạp chi thông tin khoa học pháp</small>

lý của bộ tư pháp — Viện khoa học pháp lý số 4 năm 1998. Ngoải ra cịn có nhiều

<small>cơng trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:</small>

“Những van dé pháp ly về lao động chưa thành niên” của tiễn sĩ Nguyễn Hữu

Chí, trường Đại học Luật Ha Nội, đăng trên tạp chi Nhà nước vả pháp luật số 11năm 2003 đã đưa ra một số quan điểm về khải niệm lao động chưa thành niên và

một số nhận xét về thực trạng sử dụng lao động chưa thanh niên ở Việt Nam;“Pháp luật quốc tế về tuyển dung, sử dụng lao động trẻ em” của tac giả TrầnThắng Lợi đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp...

Trong phạm vi luận văn nảy, tôi dé cập trực tiếp đến vấn dé pháp luật về

<small>LĐTE dưới góc độ các quy định của pháp luật hiện hảnh của Việt Nam và thực</small>

tiễn thực hiện pháp luật LDTE. Va van dé này được triển khai nghiên cứu trênmột địa phương nhất định, đó là tỉnh Nghệ An

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài- Nghiên cứu các van dé lý luận về LDTE.

- Nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về LĐTE trong tương quanvới pháp luật quốc tế, đặc biệt là cac công ước quốc tế Việt Nam tham gia, phêchuẩn.

<small>- Nghiên cứu thực trạng LĐTE ở Tỉnh Nghệ An vả thực tiễn thực hiệnpháp luật.</small>

- Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng pháp luật, đề xuất những kiến nghị và

<small>giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện ở tỉnh Nghệ An.</small>

Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu quy định pháp luậthiện hành về LĐTE, đặc biệt tập trung nghiên cứu thực trạng LĐTE và thức tiễn

<small>thức hiện pháp luật tại tỉnh Nghệ An.</small>

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Việc nghiên cứu dé tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy

vật lịch sử chủ nghĩa Mac — Lénin, đồng thời đứng trên quan điểm của Dang và

Nhà nước ta về bảo vệ LĐTE.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Đề tài làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về LĐTE tử các góc độ tiếp cận,

<small>đặc biệt dưới góc độ pháp luật. Phân tích, đánh giá quy định pháp luật Việt Nam</small>

hiện hành về LĐTE.

<small>Khái quát thực trạng LDTE ở Việt Nam, trên cơ.sở đó tập trung nghiên</small>

cứu chuyên sâu về thức trạng LDTE ở tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu việc thức thi

<small>pháp luật LDTE ở tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá, nhận xét</small>

về ưu nhược điểm trong việc thực hiện pháp luật.

Qua đó, đề xuất được những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiệnhành về LĐTE. Đề xuất những kiến nghị, giải pháp cho việc đảm bảo thực hiện

<small>pháp luật LDTE ở tinh Nghệ An.</small>

6. Những điểm mới của đề tài

LDTE lá một van dé không mới va đã được nhiều người nghiên cứu. Tuynhiên, trong phạm vi luận văn này, tôi tiếp cận van đề LĐTE với cái nhìn tổngquan và thống nhất trên cơ sở các văn bản phap luật do các cơ quan có thẩmquyên trong nước ban hanh vả các văn bán pháp luật quốc tế ma Việt Nam đãphê chuẩn. Đồng thời có đánh giá khách quan về thực tiễn thực hiện pháp luật vềLDTE trên địa bán tỉnh Nghệ An trên cơ sở đó dé xuất những kiến nghị có tính

<small>khả thi, phù hợp.</small>

7. Bố cục của đề tài

Ngoải phần mở dau, kết luận vả danh mục tải liệu tham khảo, nội dungchính của dé tai gồm 3 chương.

- Chương 1: Một số ván đề lý luận về lao động trẻ em

- Chương 2: Quy định của phảp luật hiện hành về lao động trẻ em vá thực

tiễn thực hiện ở tỉnh Nghệ An.

- Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lao động trẻ em và

<small>đảm bảo thực hiện ở tỉnh nghệ An.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>B. NỘI DUNGChương 1:</small>

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE LAO DONG TRE EM

<small>1.1. Khai niệm lao động trẻ em1.1.1. Khải niệm trẻ em</small>

Trong khoa học, tùy theo từng ngảnh khoa học cụ thể, khải niệm “trẻ em”.

được tiếp cận và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Với các nhà xã hội học, “trẻem” lả người cỏ vị thế, vai trò xã hội khác với người lớn. Điều nay thé hiện ở chỗ“trẻ em” được xã hội quan tâm, tạo điều kiện được sinh ra, nuôi dưỡng, chăm socđể phát triển thành người lớn. “Trẻ em” lả người chưa đạt tới sự trưởng thành vềthể chất cũng như về tinh thần để được coi là người lớn. Trong tâm lý học, khảiniệm “trẻ em” được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân

cách con người. Các nhà tâm lý học rất quan tâm nghiên cứu sự phát triển tâm lý

của trẻ em trong độ tuổi từ lúc mới sinh ra đến tuổi đậy thi. Còn về mặt sinh học,

“trẻ em” là một người trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, giữa giai đoạn

<small>sơ sinh và thời kỳ trưởng thánh.</small>

Tuy nhiên, đù ở góc độ nảo, những cách tiếp cận trên đây đều tương đốitrừu tượng, khó áp dụng phổ biến. Vi vậy, về mặt pháp lý, khải niệm “trẻ em”được tiếp cận theo “độ tuổi”. Điều đó có nghĩa là một cả nhân có thé được coi la

<small>người lớn hay trẻ em phụ thuộc vào năm sinh của người đó. Dù vậy, độ ti trẻ</small>

em được quy định ở mỗi quốc gia, lãnh thổ là khác nhau, tủy theo điều kiện kinh

tế, nền văn hóa- xã hội và pháp luật của nước đỏ.

Sự ra đời của các văn bản pháp luật quốc tế về quyền trẻ em đòi hỏi phải

quy định cụ thê về độ tuổi được coi lả trẻ em để đảm bảo các văn kiện đó được4p đụng một cách thống nhất. Trước kia các văn kiện pháp luật quốc tế xác định

trẻ em là những người dưới 15 tuổi. Tuy nhiên Công ước quốc tế về quyên trẻ em

<small>(năm 1989) đã đưa ra quy định mới tại điều 1. Theo đó, trẻ em là những ngườiđưới 18 tuôi. Bởi Công ước này được coi là điêu ước qc tê tồn diện, tiên bộ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

gia thành viên xác định độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn so với quy định kểtrên. Việt Nam 14 một trong những quốc gia đó. Trong pháp luật Việt Nam, trẻ

em được định nghĩa la những người đưới 16 tuổi (Điều 1 Luật BVCS&GDTE).Liên quan đến trẻ em, ILO đã đưa ra Công ước số 138 về độ tuổi lao độngtối thiêu năm 1973 vả Công ước số 182 về xoả bỏ các hinh thức LDTE tôi tệ nhấtnăm 1999. Trong hai công ước này, thuật ngữ “trẻ em” được áp dụng với tất cảnhững người dưới 18 tuôi.

Như vậy, nếu như hau hết các nước trên thé giới xác định khái niệm trẻ emvả người chưa thành niên lả một đối tượng dưới 18 ti thì ở Việt Nam, hai kháiniệm này có sự chênh lệch. Điều 18 bộ luật đân sự quy định: Người chưa đủmười 18 tuổi la người chưa thành niên. Còn trẻ em lả những người dưới 16 tuổi(Điều 1 Luật BVCS&GDTE).

<small>1.1.2. Khái niệm lao động trẻ em</small>

1.1.2.1. Khái niệm lao động trẻ em theo pháp luật quốc tế

Các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều quy địnhliên quan đến việc xác định LĐTE. Khác với định nghĩa trẻ em, định nghĩa vềLĐTE đòi hỏi ngoải tiêu chí độ tuổi cịn phải tiếp cận từ tiêu chí tính chất cơngviệc ma chủ thé phải lam.

Độ tuổi la tiêu chí đầu tiên, cơ bản va quan trọng nhất để xác định LDTE.Độ tuổi của một người thé hiện năng lực chủ thé của người đó. Khi đủ năng lựcchủ thể, con người mới có thể tự minh thực hiện các quyền va nghĩa vụ trong laođộng, đủ điều kiện để tham gia vảo các quan hệ pháp luật lao động.

Trí lực, thể lực và điều kiện lao động thực tế trong từng quốc gia nhấtđịnh, trong từng thời kỳ nhất định, là tiêu chí để các quốc gia có thể xác định độtuổi được xem là LĐTE. Trước đây, những cuộc điều tra về LĐTE trên thế giớichỉ xét đến các đối tượng đưới 15 tuổi. Tuy nhiên sau khi công ước của Liên hợpquốc về quyền trẻ em và Công ước 182 của ILO được ban hành, trong đó đưa ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

định nghĩa trẻ em lả những người dưới 18 tuổi thì độ tuổi này được cộng đồngquốc tế coi là mốc chuẩn để xác định phạm vi chủ thể của khải niệm LĐTE.

Xét ở tiêu chí tính chát cơng việc, LĐTE bao gồm những cơng việc có ảnhhưởng tiêu cực đến sự phát triển tồn diện của trẻ em. Nói cách khác, khải niệmnay dé cập đến những công việc và điều kiện lãm việc không thé chap nhận đượcđối với trẻ em. Để nhận biết hiện tượng LĐTE, điểm cốt lõi lả phải phân biệt

được những công việc và điều kiện làm việc có thể chấp nhận được vả không thể

chấp nhận được. Đây là cách tiếp cận hiện đại về vấn đề LĐTE, mả đặc trưng lả

dựa trên việc đánh giá mức độ nguy hại của các công việc trẻ em phải làm đối

với sự sống còn vả phát triển toàn diện của các em.

Cộng đồng quốc tế còn định nghĩa LDTE dựa trên những hậu quả ma nógây ra với trẻ, theo đó, LĐTE bao gồm tat cả những công việc nguy hiểm gây hạicho trẻ em về mặt tinh thần, thể chất, xã hội hay đạo đức va cản trở việc học tậpcủa trẻ em do lay đi của các em cơ hội học tập, buộc các em phải nghỉ học sớmhoặc buộc các em phải kết hợp việc học với việc làm nặng nhọc và/hoặc trongnhiều gid’.

Dé xác định một công việc trẻ em làm có là LDTE hay khơng, ta có thể

dựa trên một hoặc kết hợp nhiều góc độ tiếp cận, trong đó tiếp cận pháp lý lả

quan trọng nhất.

Tiếp cận dưới góc độ xã hội, có thể xác định một cơng việc trẻ em làm bịcoi là LĐTE khi nó ảnh hưởng đến sự phat triển về thé chat, tinh than, đạo đức

<small>hay xã hội và tước di cơ hội học tập của các em .</small>

Tiếp cận dưới góc độ pháp lý, một công việc trẻ em lam được coi là LDTEhay không tuỳ thuộc vào độ tuổi khi các em làm việc, loại công việc, ngành nghềcác em lảm (bao gồm cá tính chất cơng việc và mơi trường làm việc), thời gianlàm việc. Cụ thể, theo các Công ước 138 vả 182, một công việc trẻ em lam được

<small>coi la LDTE khi:</small>

<small>' Nguồn: Vũ Ngọc Binh, Van đề lao động trẻ em, NXBCTQG, H.,2000, tr. 14.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

cho phép làm công việc nhẹ nhàng cô thể là 12, 13 hoặc 14; độ tuôi tối thiểu chophép lảm công việc bình thường có thể là 14, 15 hoặc 16 với điều kiện không

được thấp hơn tuổi kết thúc chương trình giao dục bắt buộc;

- Trẻ em phải lam cac công việc nguy hại khi ở độ tuôi thấp hơn quy địnhtrong pháp luật quốc gia;

- Trẻ em làm việc quá số giờ quy định cho công việc/ngảnh nghề các emtham gia theo quy định trong phảp luật quốc gia;

- Trẻ em đưới 18 tuổi phải làm bất kỳ công việc nào thuộc vào “các hìnhthức LĐTE tơi tệ nhất bị cam tuyệt đối”, cụ thể như lao động cưỡng bức va gan

<small>nợ, buộc phải tham gia xung đột võ trang, tham gia các hoạt động mại dâm,</small>

khiêu dâm hoặc các hoạt động bat hợp pháp khác...

Từ cách tiếp cận trên và từ các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, tổng kết

các tài liệu nghiên cứu của ILO có thé hiểu : LDTE là thuật ngữ chi tình trạng trẻ

em (những người dưới 18 tuổi) phải trực tiếp hoặc giản tiếp tham gia làm nhữngcông việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển vêthé lực, trí tuệ. tinh than, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quánhiều hay ở độ tuổi q nhỏ, khiến các em khơng có thời gian cần thiết để học

<small>tập, vui chơi, giải trí.</small>

1.1.2.2. Quan niệm về lao động trẻ em ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tại thời nảy chưa thống nhất một cach hiểu chung thé nào 1a

LDTE. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có định nghĩa nào về LDTE, mặc đủ thuật

ngữ nay đã được dé cập đến trong một số văn bản pháp luật như Điều 7 LuậtBVCS&GDTE quy định các điều nghiêm cấm, trong đó có hành vi lạm đụngLĐTE, Điều 228 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về sử dụng

Điều 1 luật BVCS&GĐTE năm 2004 quy định: “?r¿ em quy định trongLuật này là công dan Việt Nam dưới 16 tuổi”. Vậy, theo luật BVCS&GDTE

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

chúng ta cũng có thé hiểu khải niệm LDTE về độ tuổi là lao động dưới 16 tuổi.

Như vậy, về độ tuổi, pháp luật Việt Nam có sự khảc nhau giữa LDTE va

LDCTN. Tuy xác định độ tuổi trẻ em thấp hon 18 nhưng luật pháp Việt Namcũng có những quy định về van dé việc làm va lao động của những người trongđộ tuổi từ 16 đến đưới 18, được gọi là người chưa thành niên, ma về cơ bản

<small>tương thích với các quy định có liên quan trong Cơng ước 182 vả Cơng ước 138.</small>

Mặc du chưa có định nghĩa về LĐTE, về cơ bản luật phảp Việt Nam đã apđụng những quy định quốc tế về vấn đề LDTE. BLLĐ có quy định: “Cấm nhậntrẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội quy định” (Điều 120). Điều 119 BLLĐ quy định:“Người LDCTN là người lao động đưới 18 tuổi”. Vậy, khải niệm LDCTN theo

cách định nghĩa của BLLĐ là người lao động dưới 18 tuôi vả ít nhất phải đủ 15

tuổi, trừ một số ngành nghề va công việc do Bộ Lao động thương binh và xã hộiquy định có thé 1a người nhỏ hơn 15 tuổi (Khoan 1 Điều 119, điều 120 BLLĐ).Nhu vậy trong khải niệm LDCTN bao gồm cả LĐTE - người lao động đưới 15tuôi.

Quy định trên phù hợp với Công ước số 138 về Độ tuổi tối thiểu ma Việt

<small>Nam đã tham gia năm 2003. Trong Công ước quy định các nước thành viên tham</small>

gia công ước phải xác định độ tuổi tối thiểu được đi lam việc hoặc được đi lao

động và không một ai ở đưới độ tuổi tối thiểu đó được đi lam việc hoặc được laođộng trong bat cứ nghề nado, độ tuổi tối thiểu đó khơng được dưới độ tudi kết

thúc chương trình giảo dục bắt buộc vả bất kỳ trường hợp nảo cũng không đượcđưới 15 ti. Như vậy, có thể thấy pháp luật quốc tế vả pháp luật Việt Nam chỉthửa nhận người lao động lả người ít nhất đủ 15 tuổi.

Tuy nhiên, cần lưu ý là khái niệm LĐCTN trong pháp luật Việt Namkhơng hoản tồn đồng nhất với khải niệm LĐTE trong pháp luật quốc tế. Bởi vì,thử nhất, khái niệm LĐCTN không xét đến các đối tượng đưới độ tuổi lao độngtối thiểu. Thứ hai, LDCTN theo BLLD được coi 1a hợp pháp nếu tuân thủ cácđiều kiện luật định (thời giờ làm việc không được quá 7h/ngày hoặc 42h/tuần:cấm sử đụng LĐCTN làm các nghề độc hại nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

hại theo danh mục do Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế ban hành, v.v.). Như vậy một

LĐCTN chỉ bị coi là LĐTE khi lam một số ngành nghề hoặc trong các điều kiệnbị cắm theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, LDTE dưới góc độ phap lýln được coi lả bất hợp phap và cần được xoa bỏ. LDCTN ở Việt Nam có củng

<small>nội hảm với khải niệm trẻ em tham gia làm việc.</small>

Từ việc cụ thể hôa pháp luật quốc tế trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam,có thể hiểu LDTE ở Việt Nam 1a lao động đưới 15 tuổi. Độ tuổi nay được xacđịnh phù hợp với thực tiễn kinh tế, xã hội về số lượng và cơ cấu của lực lượnglao động cũng như mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường lao động ở Việt

Như vậy, mặc dủ chưa cô khái niệm về LĐTE nhưng pháp luật Việt Nam

đã có nhiêu quy định liên quan đến van dé này. Tuy nhiên, luật cần quy định một

cách cụ thé và thống nhất hơn về khái niệm LDTE để có sự phù hợp với pháp

luật quốc tế và thống nhất trong ap đụng vảo thực tiễn.

<small>1.1.3. Phan biệt lao động trẻ em và trẻ em tham gia làm việc</small>

Không phải tất cả cac công việc mà trẻ em làm đều được coi là LDTE vacần được xố bơ. Dé hiểu rõ hơn về khái niệm LĐTE, chúng ta cần phân biệt<small>LDTE vả trẻ em tham gia lam việc:</small>

Ở Việt Nam, nhất lả ở vùng nông thôn, trẻ em tham gia lao động là mộtđiều phổ biến, và một tỷ lệ nhất định trong số đô được coi là LĐTE.

<small>Trẻ em tham gia làm việc (child work) lả khải niệm được sử dụng trong</small>

một số hội nghị, hội thảo quốc tế và khu vực về vấn dé LDTE đo UNICEF tổchức. Nhìn chung, đây lả khái niệm đề cập đến những cơng việc có thể chấpnhận được đối với trẻ em, được đưa ra nhằm mục đích phân biệt với khải niệmLĐTE (child labour) mà được coi là những công việc được coi là không thé chấpnhận được với trẻ em. Cụ thể, theo Nhóm cơng tac khu vực về LĐTE (RWG-CL)

thì: “7rẻ em tham gia làm việc bao gom các hoạt động không lam hại tới, và có

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thé góp phân vào sự phát triển lảnh mạnh của tré'”. Sự tham gia làm việc của trẻ

em không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ em vì đó là

<small>những cơng việc trong chính gia đình các em. Các em chỉ làm việc với thời gian</small>

hạn chế, không cản trở việc các em đến trường, vui chơi, nghỉ ngơi, nơi làm việc

<small>an tồn... Lao động khơng chỉ lảm tăng thu nhập cho gia đình, cho bản thân mà</small>

cỏn được coi là q trình xã hội hóa dé giúp các em trưởng thành, vững vàng, cỏ

thêm kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp, phát triển trí lực, thể lực và nhân cách

chuẩn bị cho cuộc sống ngày mai.

Còn LĐTE “bao gồm tất cả những loại công việc do trẻ em đến 18 tuổithực hiện mà có hại cho sức khoẻ, tỉnh thân, trí tuệ hay sự phat triển về mặt xã2 Trẻ em làm việc liên tục trong

<small>hội vả ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ em</small>

nhiều tiếng đồng hồ và hướng vảo những ngành công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, và những hoạt động này ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cũng như tinh thần

<small>của các em. Các em phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, quá với sức</small>

lực vả khả năng của mình, bị hạn chế hoặc thậm chí khơng có cơ hội để được học

<small>tập, vui chơ, nghỉ ngơi.</small>

Còn Trong tuyên bố tại diễn dan của trẻ em chống lại tat cả các hình thứcLĐTE tơi tệ nhất thì nêu rõ: “7rẻ em tham gia lam việc khác với LĐTE. Trẻ em

tham gia làm việc không gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của

<small>các em vì đó là những việc làm tự nguyện, phi lợi nhuận, hay những công việc</small>

trong gia đình. Những cơng việc nảy cũng mở ra những cơ hội trong cuộc sống

<small>va tao cho trẻ những kinh nghiệm mới mẻ. Trái lai, LĐTE hướng tới lợi nhuận.</small>

Trẻ em phải làm việc liên tục suốt cd ngày trong những ngành cơng nghiệp làm

ra hàng hod. Nó vắt kiệt sức lực, ảnh hưởng tới tinh thân, thể chất của các em” ŠQua sự phân biệt trên chúng ta thấy cách tiếp cận va phân biệt của quốc tếvề LĐTE và trẻ em tham gia làm việc là rất rõ ràng. Điểm cốt lõi để phân biệt là<small>Nguằn: Lao động trẻ em Cùng nhau trao đôi thông tin, Tài liệu hướng dẫn việc sắn xuất và sử dụng thông</small>

<small>tin lao động trẻ em ở châu Á cua nhóm cơng tac khu vực về lao động trẻ em, NXB Lao động, H., 2001, tr.17.? Nguồn: Lao động trẻ em cùng nhan trao đôi thông tin. Tài liệu hướng dan việc sản xuất và sử dụng thôngtin lao động trẻ em ở châu Á của Nhóm cơng tac khu vực về lao động trẻ em, NXB Lao động, H., 2001, tr.17.? Xem: Vũ Ngọc Bình: Van dé lao động tre em, NXB CTQG, H., 2000, tr. 14.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

những công việc và điều kiện lảm việc có thể chấp nhận được và không thể chấpnhận được đối với trẻ em. Trẻ em tham gia làm việc được khuyến khích, cịnLĐTE ln lả bat hợp pháp vả bị cắm. Cịn ở Việt Nam, sự phân biệt trên 1a chưarõ rảng. Ở một chừng mực nhất định, khải niệm LDCTN ở Việt Nam chính lảkhải niệm trẻ em tham gia lam việc theo cach tiếp cận của quốc tế. Trong trường

<small>hợp nay được coi lả hợp phap.</small>

<small>1.2. Các hình thức cơ bản sử đụng lao động trẻ em</small>

Van đề LDTE được xem xét rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau.Dựa trên tổng kết của ILO va từ thực tế, chúng ta có thé đưa ra bảy hình thứcLDTE chính, phổ biến nhất hiện nay. Về cơ bản, tất cả các khu vực trên thế giớiđều đã vả đang tồn tại những dạng LDTE nảy, chỉ khac nhau về tính chất vả mứcđộ. Dưới đây lả dấu hiệu chính của từng dạng LĐTE :

<small>1.2.1. Dio</small>

Di ở 1a hiện tượng trẻ em phải sống và lao động tại một gia đình khác vớivị thế người giúp việc. Trẻ em gái chiếm phan lớn trong số này. Công việc phổbiến của cac em là chăm nom nhà cửa, nội trợ, chăm sóc con cái, sản xuất đồng

<small>ang, kinh doanh cho gia đình chủ...</small>

Dạng lao động nảy dường như không quả nguy hiểm, nặng nhọc nhưngthực tế đây lại là một trong những hình thức LĐTE cần được ưu tiên xem xét.Bởi vì cảnh ngộ khốn khó của các em thường khơng được bộc lộ trước công luậnnên rất dễ bị xã hội lãng quên, trên thực tế, điều kiện lao động của các em rấtnặng nhọc và tiềm ân nguy cơ bị bóc lột, xâm hại. Nhiều trẻ chỉ được chủ trảcông rất thấp, thậm chí khơng được trả cơng. Thời gian vả điều kiện làm việc của

các em thường không được quy định cụ thể trong pháp luật mả thường phụ thuộc

vào chủ. Thực tế cho thấy một số em phải làm việc từ sáng sớm đến tối khuya,

không được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động xã hội, ít được tiếp xúc

<small>với gia đình, bạn bẻ và đặc biệt thường xuyên bị đảnh đạp, xúc phạm, bị ngược</small>

đãi hoặc xâm hại tình dục. Dạng lao động này đang có dấu hiệu tăng ở Việt namvà trên thế giới trong những năm gân đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

1.2.2. Lao động cưỡng bức do bị câm có hoặc gan nợ.

Đây lả hiện tượng trẻ em bị cha mẹ chuyên giao cho các chủ nợ như các

<small>vật thanh toản cho các món nợ hoặc các vật bảo đảm cho các khoản vay cua gia</small>

đình với cảc chủ nợ. Tính chất cưỡng bức thé hiện ở việc cac em bị đặt vào vabuộc phải chấp nhận hoản cảnh tôi tệ mả không thé chéng lai.

Hau hết các trẻ em này sẽ phải sống một cuộc sống như nô lệ trong mộtthời gian dải, thậm chí suốt cuộc đời. Trong đa số các trường hợp, các em bị chủnợ bắt lảm việc quần quật từ sáng đến tối, thậm chí 20 giờ/ngảy, đưới sự kiểm

<small>soát chặt chế của đội ngũ tay sai của chủ nợ. Các em thường phải làm việc trong</small>

điều kiện vả môi trường rất nguy hiểm, độc hại. Với những trẻ em gái, ngồi laođộng cực nhọc, trẻ em có thể bị xâm hại tình đục hoặc bị sử dụng vảo các hoạtđộng mại dâm. Các em thường không được trả công hoặc được trả công rất thấp.

Lao động cưỡng bức do bị cầm cố, gan nợ được coi lả một trong nhữnghình thức lao động trẻ em tơi tệ nhất trong Công ước 182 của ILO. Dạng laođộng nảy xuất hiện nhiều trên thế giới, tuy nhiên ít xuất hiện ở Việt Nam.

<small>1.2.3. Bị bóc lột tình dục với mục dich thương mai.</small>

<small>Dạng lao động nảy là hiện tượng trẻ em bị cưỡng bức, lôi kéo hoặc lừa gạt</small>vảo hoạt động mại đâm hoặc sản xuất văn hoá phẩm khiêu dâm để thu lợi ích vậtchat cho một số kẻ vô lương tâm. Cả trẻ em trai vả gai đều có thé là nạn nhânsong trẻ em gái vẫn chiếm đa số vả tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến ởcác khu du lịch vả các đơ thị. Nó gây ra những tổn thương nặng nề về thể chất,tinh thần, đạo đức va xã hội cho các nạn nhân, đặc biệt lả các trẻ em phải lãmmại đâm. Các em hảng ngày phải chịu đựng những nguy cơ nghiêm trọng về sứckhoẻ như có thai ngoải ý muốn; bị bộc phải “tiếp khách” đến kiệt sức; bị chủchứa và khách hang giam giữ, danh đập, hanh ha; bị lây nhiễm các bệnh về hôhấp, các bệnh lan truyền theo đường tinh duc ma đặc biệt 14 bị nhiễm HIV/AIDS.

Do tính chất nghiêm trọng và hậu quả nặng nề của nó đến sự sống cịn vàphát triển của trẻ em nên bóc lột tình dục trẻ em với mục đích thương mại được

coi là một trong những hình thức LDTE tơi tệ nhất trong Cơng ước sơ 182 của

ILO. Dạng lao động này đã xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

1.2.4. Lao động trong các cơ sở công nghiệp và các đôn điền nông nghiệp.Hiện tượng trẻ em lao động trong công nghiệp va đồn điền chủ yếu dién raở các nước dang phat triển. Hình thức LĐTE này là chỉ tình trạng trẻ em phải

<small>làm các cơng việc như người lớn trong các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản</small>

xuất công nghiệp khác và ở các đồn điền. Phạm vi các công việc ma trẻ em phảilàm rất đa dang, ví dụ như đứng may dét, may mặc; chế biến đa; sản xuất gach vảđồ sành sứ; trồng, chăm sóc vả thu hoạch mía, cả phê, cao su, cô ca, bông... Cácem thường phải lảm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại với thời giankéo dai, trong điều kiện thiếu hoặc khơng hề có các trang thiết bị bảo hộ cầnthiết. Mac di phải làm các công việc như người lớn nhưng phan lớn các em chỉđược trả những khoản thủ lao ít ỏi, thấp hơn nhiêu so với mức thủ lao cho ngườilớn trong củng cơng việc đó. Ở Việt Nam, lao động trong các cơ sở công nghiệpchiếm một tỉ lệ khả lớn, đặc biệt ở ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí

<small>Minh vả các địa bàn lân cận.</small>

1.2.5. Lao động kiếm sống trên đường phố.

Dang lao động trẻ em này tồn tại trên khắp thế giới, nhưng chiếm tỷ lệ caoở các đô thị của các nước đang phát triển. Trẻ em có mặt ở khắp mọi nơi với đadạng loại công việc: bán hàng rong: bán đồ lưu niệm cho khách du lịch; phát tờrơi, quảng cảo; bốc vắc hàng hóa; nhặt đồ phế thải; danh giay; rửa xe hơi; bán x6số; ăn xin và hang loạt các công việc khác.

Trẻ em đường phố phải đối mặt với các nguy hiểm từ cơng việc của mình

<small>và quan trọng hơn cả là từ môi trường xung quanh, như giao thơng, khói thải,</small>

ln ở trong tình huống khơng an tồn, có thể bị lừa đảo và bạo hành. Trẻ em thunhặt đồ phế thải luôn phải tiếp xúc voi những thứ ban thiu, mất vệ sinh, rất dégây nhiễm trùng và ngộ độc. Trẻ em ăn cắp vặt, buôn lậu ma tuý, mại dâm...luôn phải đối mặt với cânh sát và tù tội. Do bị mat mơi trường gia đình, các trẻem này thường sống ở các khu nha 6 chuột, các nhà trọ tồi tàn hoặc ngay trên hèphó, vườn hoa, công viên... nên rất dễ bị những băng đãng tội phạm xâm hại hay

lôi kéo, cưỡng bức làm những việc phi pháp. Lao động kiếm sống trên đường

phố cũng đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

1.2.6. Lao động quá mức trong khuôn khổ gia đình.

Trong số tat cả những cơng việc mà trẻ em lam, phổ biến nhất lả lao độngnông nghiệp hay lam việc nha trong khn khổ của gia đình trẻ em. Day lả hiện

tượng trẻ em lam các công việc thông thường trong gia đỉnh dé phụ giúp cha mẹ

như làm việc ngoài đồng, chãn thả gia súc, chăm mon em nhỏ, nội trợ, buônbán... nhưng với cường độ cao, chiếm nhiều thời gian hoặc ở độ tuổi quả nhỏ.Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất vả khiến cho các em khơng

có đủ thời gian để học tập, vui chơi, giải trí.

Hinh thức LĐTE này cũng có thê thấy ở mọi nơi trên thế giới, nhưng chủyếu van la ở các nước đang phát triển, trong đơ có Việt Nam. Ngun nhân chínhdẫn tới tinh trạng trên lả vấn dé kinh tế. Vì áp lức cuộc sống, nhiều gia đìnhnghèo buộc phải bắt trẻ em lam việc từ rất sớm với lượng công việc nhiều, trongđó có những cơng việc vượt quả khả năng về thể chất vả trí tuệ của trẻ em.

1.2.7. Lao động quá mức và bat bình dang của trẻ em gái

Ở hau hết các xã hội, trẻ em gái thường phải gánh vác khối lượng và thờigian lảm việc lớn hơn so với trẻ em trai. Xuất phát từ quan niệm dập khuôn vềgiới được đề cập trên đây, các xã hội thường có tâm lý cho rằng, trẻ em gải nênđược dạy dỗ để đảm nhiệm những công việc nội trợ gia đình cịn trẻ em trai thìđược dao tao dé trở thành những trụ cột về kinh tế, vả bởi vậy, trẻ em gái khôngcần phải học lên những cấp học cao, và không cần thiết phải đến trường. Hậu quảlả, ở nhiều xã hội, khoảng cách giới tính trong giảo dục lả rất lớn. Cảng ở các cấp

<small>học cao, tỷ lệ học sinh nam cảng cao hơn so với tỷ lệ học sinh nữ. Thêm vảo đó,</small>

trẻ em trai cũng thường được chăm sóc tốt hơn cho nên thường có sức khỏe théchất tốt hơn. Những điều nay đã day rat nhiều trẻ em gái vảo tình trạng đồinghèo, phải đi làm thuê, kể cả phải làm mại dâm. Như vậy, sự phân biệt đối xửtrẻ em về giới tính đã trở thành sự bóc lột vả hiện tại, bị coi la một hinh thức bóc

<small>lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em gái.</small>

Bên cạnh cách phân loại kể trên, ở một góc độ khác, có thé dé cap dénnhững biểu hiện của LDTE trên cơ sở những khu vực kinh tế. Dựa trên đặc điểmvề quản lý, có thê phân chia thành khu vực kinh tế chính thức và khu vực kinh tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

khơng chính thức, trong đó khu vực kinh tế khơng chính thức lả nơi cần đặc biệtchú ý trong vấn đề LĐTE. Do đây la khu vực tap hợp những hoạt động kinh tế ởquy mô nhỏ của những nhóm, tập thể người lao động, hơng hoặc it chịu sự điềuchỉnh của pháp luật nên theo ILO, hau hết LĐTE tổn tại ở khu vực kinh tế nảy.

<small>1.3. Nguyên nhân và tác động của tình trạng lao động trẻ em1.3.1. Nguyên nhán của tình trạng lao động trẻ em</small>

Tìm hiểu nguyên nhân đẫn đến tình trạng LĐTE là việc cần thiết nhằm tìm

ra những giải pháp trước mắt vả lâu dải để hạn chế vả đần đần xoả bỏ LĐTE.

LĐTE xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Cac nguyên nhân về kinh tế: Đây lả nguyên nhân đầu tiên thúc day trẻem vào lao động, xuất phảt từ nhu cầu kinh tế của gia đình, của đoanh nghiệp và

<small>của xã hội.</small>

Đối với các gia đình có hoản cảnh khó khăn thì thường trẻ em phải tham

gia lao động sớm. Lúc đó, người ta phải ưu tiên cho việc kiếm sống và mọi thành

viên gia đình, gồm cả trẻ em sẽ được huy động làm việc để đảm bảo cho sự tồntại. Thực tế là những địa phương càng khó khăn thì số lượng LĐTE cảng nhiều.Đây là nguyên nhân đầu tiên, trực tiếp và cơ bản nhất dẫn đến LDTE.

Đối với các đoanh nghiệp, một số chủ doanh nghiệp thiếu lương tâm đãnhận thấy vả triệt để tận đụng những lợi ích kinh tế của việc sử đụng LDTE. Lợiich kinh tế trực tiếp thể hiện ở việc họ có thể trả cho trẻ em những khoản tiềncông rẻ mạt, mặc đù công việc các em phải làm có thể ngang bằng với cơng việc

của người lớn. Hơn nữa, LDTE dé điêu khiển hon lao động đã thành niên nên

việc bắt các em phải lảm thêm giờ mả không trả thêm tiền công cũng thườngđược các chủ đoanh nghiệp này áp dụng nhằm lảm tăng giả trị thặng dư của họ.Lợi ích kinh tế gián tiếp thé hiện ở việc cảc em thường không nhận biết vả hiểurõ các qun và lợi ích của mình, ít phàn nàn, yêu sách.

Đối với xã hội, tình trạng kém phát triển kinh tế của một quốc gia thườngđi liền với đói nghèo và LDTE. Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới, ở cácquốc gia có thu nhập quốc dân tính trên đầu người trong một năm thấp hơn 500đơ la Mỹ, tỷ lệ LDTE chiếm từ 30 — 60% tổng số trẻ em; trong khi đó, ở các

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

quốc gia có GDP từ 501 đến 1.000 đơ la Mỹ, tỉ lệ đó từ 10 - 30%!. Bên cạnh đósự chuyển đổi cơ chế kinh tế ở một số quốc gia mà biểu hiện lả quá trình cơngnghiệp hoa, tồn cầu hoa kinh tế đi liền với nhu cầu lớn về nguồn LĐTE rẻ mat.Quá trình chuyển đổi cũng thuờng dan tới việc giảm trợ cấp của nha nước với

<small>các địch vụ xã hội, từ đó buộc trẻ em phải tham gia các hoạt động kinh tế để đáp</small>

ứng các nhu cau của bản thân vả gia đình.

Ở các quốc gia đang phát triển, tình trạng bóc lột sức LĐTE cịn có

<small>ngun nhân từ quả trình đơ thị hoá. Những dong người liên tục dé từ các vùng</small>

nông thôn vào các thành phố, khu công nghiệp. Họ khơng cịn tư liệu sản xuất

nên ngưỡi lớn vả trẻ em đi cư buộc phải làm mọi nghề để đáp ứng các nhu cầucủa bản thân vả gia đình. Vì vậy, hiện tượng LĐTE xuất hiện.

- Các nguyên nhân về xã hội: trước hết, đó là quan niệm truyền thống lạchậu về vấn đề LĐTE. Nhiều người cho rằng trẻ em phải tham gia lảm việc đểphát triển mọi mặt hoặc để kế tục những nghề nghiệp truyền thống của ông cha.

Một nguyên nhân khác lả khi quốc gia có một nền giáo dục yếu kém đã tacđộng trực tiếp và gián tiếp đến vấn dé LDTE. Chi phí học tập trở thảnh gảnhnặng cho gia đình thì trẻ em có thể bị buộc bỏ học vả tham gia lao động hoặcphải kết hợp học tập với lao động. Ngoài ra, nội đung và phương pháp giáo đục

không phù hợp, trường học quả xa, cơ sở vật chất nghèo nản... trẻ em cũngthuờng bị cha mẹ bắt buộc hoặc tự ý nghỉ học.

Quy mơ, tính chất và quan hệ gia đình cũng là những yếu té tac động đến

<small>tình trạng LDTE. Tỷ lệ trẻ em trong gia đình đơng con thường phải tham gia lao</small>

động cao hơn so với các gia đình ít con. Trẻ sống trong các gia đình khuyết thiếu

cha hoặc mẹ, các gia đình cha mẹ bất hồ hoặc ly hơn, hoặc bị bỏ rơi... có nguy

cơ lao động sớm hơn những trẻ em bình thường khác. Nguyên nhân chủ yếu 1a vì

<small>trẻ em thiêu khả năng kinh tê vả sự quan tâm chăm sóc.</small>

<small>Xem, P.Fallon and Z.Tzannatos: Child Labor and Direction for the World Bank, Washington,World Bank, 1998, tr.57.</small>

~¬-!ẰNG ĐẠI HỘC LUAT HÀ NỘI

ns TÂM THONG TIN THU VIEN

<small>'3 ĐỌC</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Hệ thống an sinh xã hội kém hiệu quả cũng tac động đến van dé LĐTE.Đối với bảo hiểm xã hội, việc có một chế độ bảo hiểm xã hội rộng khắp vả hiệuquả là cơ sở để ổn định cuộc sống cho nhiều gia đình, từ đó đảm bảo cho trẻ em

được học tập, không phải tham gia các hoạt động kinh tế quả sớm. Nếu chế độ

bảo hiểm xã hội hạn chế, nhiều gia đình khi gặp khó khăn về kinh tế sẽ buộc phảiđể con cái họ lao động kiếm sống. Đối với cứu trợ xã hội, việc có chế độ cứu trợxã hội tốt sẽ giúp nhiều gia đình khắc phục những tai hoa, rủi ro ma họ gặp phải,từ đỏ hạn chế việc trẻ em phải bỏ học đề tham gia những hoạt động kinh tế.

- Các nguyên nhân về chính trị: Đó chính là các chính sách và pháp luậtcủa nha nước trong quản lý xã hội. Việc khơng cỏ hoặc thiếu các chính sách vàquy định phap luật phủ hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng LĐTE. Ở mộtsố quốc gia, đo chính sách pháp luật chưa điều chỉnh các quan hệ lao động trong

khu vực phi chính thức đã dẫn tới tỉnh trạng LĐTE ở khu vực này trở thành một

van dé xã hội bức xúc. Mặt khác, nếu cỏ một hệ thống chính sách phap luật dayđủ, phù hợp nhưng khơng được triển khai hay triển khai kém hiệu quả thì tìnhtrạng LĐTE vẫn cỏ thé xảy ra.

<small>13.2. Tác động của tinh trạng lao động trẻ em</small>

Ching ta không thé phủ nhận rang lao động trẻ em mang lại những lợi íchnhất định cho cắc em cũng như cho gia đình của các em, ví dụ như các em có thékiém thém thu nhập cho ban thân và/hoặc cho gia đình, đặc biệt ở cac nước dangphát triển. Tuy nhiên, đây thường lả những lợi ích trước mat và rất nhỏ nếu so

<small>với những hau quả to lớn mà lao động trẻ em gây ra cho các em.</small>

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lao động trẻ em không chỉ tảc độngtiêu cực đến đời sống vả sự phát triển của bản thân trẻ, mà cịn tác động đến giađình, cộng đồng vả quốc gia nơi trẻ sinh sống!.

* Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đối với bản thân trẻ:

- Về thể chất: Do còn non nớt, thiếu kinh nghiệm, sức khỏe vả sự dẻo dai

còn hạn chế, trẻ em dé bị tốn thương và gặp nhiều rủi ro về thé chat hơn người

<small>'ILO/IPEC, 2004, Giáo trình về Lao động trẻ em dành cho sinh viên dai học.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

lớn khi làm việc. Trẻ em lao động có thé bị tai nạn dẫn tới bị thương, bị chết

hoặc tản tật. Trẻ em lảm việc trong những điều kiện lao động khơng bảo đảm cóthé phải đối mặt với những van dé sức khỏe nghiêm trọng về lâu dải.

- Vé tâm ly: Trong một số trường hợp, hậu quả tâm lý gây ra cho trẻ emlao động có thể bao gồm: chậm phát triển về trí tuệ, thiếu tự tin, khó hịa nhập xãhội; gặp khó khăn trong việc tạo lập các mỗi quan hệ; có thái độ bạo lực hoặctâm trạng tram cảm, lo lang, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân...

- Về nhận thức: Trong nhiều trường hợp, khả năng nhận thức của trẻ em bị<small>ảnh hưởng do công việc mả trẻ phải làm, ví dụ như suy giảm năng lực nhận thức,</small>

giao tiếp vả thực hành - những yếu tố cốt yếu để thích nghỉ xã hội.

- Về giáo đục: Lao động nặng nhọc hoặc nhiều thời gian có thể khiến trẻem phải bỏ học sớm hoặc giảm khả năng tiếp thu trong quả trinh học tập. Tuynhiên, phổ biến hơn là lao động tước di của trẻ em thời gian cần thiết dảnh choviệc học tập, vả vì vậy kết quả học tập của các em sút giảm, kỹ năng học tập yếu,

<small>bị bỏ mặc hoặc gặp khó khăn khi hịa nhập với ban học.</small>

* Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đối với gia đình:

Do phải danh thời gian lao động từ sớm nên trẻ em không cô thời gian để

<small>đi học hoặc học tập sa sút. Vi vậy, tương lai của các em là mờ mịt, vả gia đình</small>

khơng thé phát triển. Ngược lại, gia đinh dé bị khủng hoảng hoặc tan vỡ nếu con

<small>cải sa vảo những tệ nạn xã hội hoặc phạm pháp.</small>

* Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đổi với cộng đồng:

Bản thân LĐTE và gia đình các em khơng có sự phat triển ơn định sẽ làmcho xã hội có đời sống vật chất thấp kém, nghèo đói vả tệ nạn xã hội lả phổ biến.

Điều mà mọi người ưu tiên nhất lả kiếm tiền để tổn tại. Các giá trị đạo đức vảtinh thần chung phai nhạt, sức mạnh đoàn kết giảm sút.

* Tác động tiêu cực cơ bản của lao động trẻ em đối với một quốc gia:

LDTE lam giảm chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, vì nó lam cho trìnhđộ học vấn vả sức khoẻ của những người lao động trẻ không được đảm bảo.Năng lực cạnh tranh của quốc gia do đó bị giảm sút khi tham gia vảo thị trườnglao động toàn câu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- LĐTE lảm gia tăng tỷ lệ nghèo đói, thất nghiệp, thất học, các tệ nạn xãhội vả làm tăng tỷ lệ sinh. Điều này lả do khi phải lao động sớm trẻ em thường

không được giảo dục và đảo tạo những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết để giúp các

em có một nghê nghiệp ơn định, thu nhập cao khi trưởng thành;

- LDTE lam tăng chi phí quốc gia cho các trợ cấp xã hội và chi phí giảiquyết các tệ nạn xã hội.

- LĐTE làm giảm chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, bởi vì hiện tượng

LDTE lảm cho trình độ học van vả sức khỏe của những người lao động trẻ khôngđược đảm bảo. Năng lực cạnh trạnh của quốc gia do đó bị giảm sút khi tham giavao thị trường lao động tồn cầu.

Tóm lại, LĐTE ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt, đặc biệt là việc học tậpcủa trẻ, vi vậy, nó tước đi cơ hội của trẻ thoảt khỏi vịng đói nghèo để có mộtcuộc sơng tốt hơn trong tương lai.

1.4. Điều chỉnh của pháp luật với lao động tré em

1.4.1. Sự cân thiết điều chỉnh của pháp luật với lao động trẻ em

Lao động trẻ em là một hiện tượng vẫn cịn phơ biến ở nhiều nước trênthế giới, đặc biệt là ở khu vực kinh tế khơng chính thức. Nhờ sự ra đời của cáccông ước quốc tế liên quan đến LDTE ma tình trạng này đã có xu hướng giảmnhưng vẫn cịn có nhiều điễn biến phức tạp. Điều nảy khăng định sự cần thiết củapháp luật trong điều chỉnh về vấn đề LDTE. Luật pháp phải luôn bam sat thựctiễn LĐTE để có những điều chỉnh, sửa đổi kịp thời.

- Phap luật là hanh lang phap lý vững chắc bảo về trẻ em trong quan hệ lao

Một hệ thống chính sách, pháp luật phủ hợp, hoản thiện về vấn đề LĐTEcó ý nghĩa hết sức quan trọng vì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý cho những nỗlực ngăn chặn và bảo vệ LDTE. Pháp luật lao động về LDTE lả khuôn mẫu pháp

<small>ly chung áp đụng cho người lao động là LDTE vả người sử dụng LDTE vả cảnhững nhà quản lý. Qua đó, trẻ em trong quan hệ lao động sẽ được hưởng các</small>

quyền chính đảng, người sử dụng lao động vả các nhả quản lý phải thực hiện

<small>đúng nghĩa vụ luật định. Pháp luật lao động bảo vệ trẻ em trên các phương diện:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, nhân phâm, nhu cầu nghỉ ngơi, nângcao trình độ học van và nghề nghiệp...

- Tạo sự công bằng trong việc bảo vệ LDTE.

Lao động trẻ em cũng là người lao động nhưng là đối tượng lao động đặcbiệt. Tuổi đời, sức khoẻ, kinh nghiệm của họ chưa thể so được với người lớn, vả

<small>trong mơi trường gia đình, xã hội bình thường, họ chưa phải tham gia lao độngma họ được học hanh và cha mẹ nuôi dưỡng. Nên với các trẻ em phải tham gia</small>

lao động thì đó lả một thiệt thịi lớn. Có thể vì điều kiện hoản cảnh mả trẻ emphải lao động, và được trả công lao động với giả rẻ mạt, đồng thời phải hứngchịu nhiều bất cơng, bị lạm dụng vả bị bóc lột sức lao động do các em chưa thểtự bảo vệ minh. Vì vậy, các quy định của pháp luật về LDTE đã có những quyđịnh chặt chẽ về LDTE, quy: định các chế tài nghiêm khắc đối với hành vi sửdụng LĐTE. Cần có những quy định riêng cho đối tượng lao động đặc thủ nảy.

- Hình thành ý thức xã hội về việc bảo vệ LĐTE

Ý thức xã hội được hình thành tử nhiều con đường khác nhau. Pháp luậtlao động hình thành trong tiềm thức mỗi chúng ta ý thức bảo vệ LĐTE. Điều nảycó nghĩa là khơng chỉ có nơi nào có LĐTE hoặc tiếp xúc với LĐTE chúng ta mớicần có ý thức bảo vệ LĐTE mà ý thức này hình thảnh ngay cả khi chúng takhông tiếp xúc hoặc cả khi không xác lập quan hệ lao động với trẻ em. Pháp luật

<small>la một trong những biện pháp hình thảnh ý thức xã hội hiệu quả cịn bởi vì pháp</small>

luật có tính chất định hướng va bắt buộc. Khi việc bảo vệ LDTE đã trở thanh ýthức xã hội, LDTE sẽ được sự quan tâm của cả cộng đồng, góp phần bảo vệ,<small>ngăn chan vả xoa bỏ LDTE.</small>

1.4.2. Sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế vê lao động trẻ em

Trước khi luật quốc tế về LDTE hình thành và phat triển, pháp luật về vấnđề LDTE đã được ban hanh ở một số quốc gia từ nhiều thế kỷ trước đây. Năm1824 ở Italia có một văn bản pháp luật được thơng qua để bảo vệ LĐTE trongcác nha may thủy tinh, sau đó nhiều nước châu Au cũng ban hành những đạo luậtnhăm bảo vệ LĐTE trong một sỐ ngành công nghiệp. Năm 1833, ở nước Anh,

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

nha nước phải ban hành Luật cơng xưởng, trong đó quy định độ tuôi lao động tôithiểu. Đến năm 1836, một đạo luật tương tự cũng được ban hảnh tại nước Mỹ.

Năm 1866, Dai hội Công nhân Quốc tế đã kêu gọi chấm đứt tình trạngLDTE và yêu cau tat cả các chính phủ trên thế giới phải quy định vấn đề tuổi laođộng tối thiểu vào trong pháp luật quốc gia. Mặc dù vậy, phải tới đầu thế kỷ XX,các văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên về LĐTE mới được ban hành bởi ILO.Những văn kiện này tồn tại đưới dang các công ước và khuyến nghị kèm theo

công ước, được xây đựng đựa trên cơ sở của sự thỏa thuận giữa ba bên bao gồm

các chính phủ, giới chủ và các tổ chức cơng đồn. Trong tổng số gần 200 côngước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế ILO đã được ban hành từ năm1919, đến nay, có gần 30 văn kiện đề cập tới việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình

<small>thức bóc lột và lạm dụng sức lao động.</small>

Ngoài ILO, Liên Hợp Quốc từ trước đến nay cũng có những hoạt động vềxố bỏ LĐTE. Trong hệ thống văn kiện quốc tế về quyền con người do Liên hợpquốc thông qua từ năm 1945 đến nay cô một số văn kiện liên quan đến vấn đềnày, trong đồ tiêu biểu 1a Công ước về Quyền Trẻ em năm 1989.

Dưới đây khái quát nội dung các văn kiện quốc tế quan trọng chủ chốt vềngăn ngừa và xoả bô lao động trẻ em của ILO va Liên hợp quốc :

* Các văn kiện của ILO về bảo vệ trẻ em và thanh thiéu niên trong giai

<small>đoạn 1919-1973:</small>

Hệ thống các văn kiện pháp lý quốc tế nảy cũng đóng vai trị quan trọngkhi dé cấp đến độ tuổi lao động tối thiểu và điều kiện làm việc trong một sốngành nghề va lĩnh vực cụ thể, bao gồm: Công ước về tuổi tối thiểu làm việctrong ngảnh công nghiệp năm 1919; Công ước về tuổi tối thiểu làm công việctrên biển năm 1920; Công ước về tuổi tối thiểu lao động trong ngành nôngnghiệp năm 1921; Công ước về tuổi tối thiểu làm dưới tầng ham tau vả đốt lịnăm 1921; Cơng ước về tuổi tối thiểu lam nghề phi nông nghiệp năm 1932; Côngước về tuổi tối thiểu làm nghề đánh cá năm 1959 va Công ước về tuôi tối thiêulảm công việc dưới mặt đất năm 1965,v.v... Đây lả cơ sở pháp lý cơ bản dé bảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

vệ trẻ em và thanh thiêu niên trước những sự lạm dụng, bóc lột sức lao động

trước khi các Công ước số 138 và 182 ra đời.

© Cơng ước số 138 và Khuyến nghị số 146 năm 1973 của ILO về độ tuổilao động tối thiểu

<small>Hai văn kiện nảy của ILO được thông qua ngày 26/71973 (thường đượcgoi chung lả Cac văn kiện năm 1973) và có hiệu lực từ ngày 19/6/1976. Cơng</small>

ước số 138 vả Khuyến nghị số 146 đã củng cố nội dung của những văn kiệntrước đó về LDTE bằng việc xác định các độ tudi lao động tối thiểu áp dụngchung cho tat cả các ngành, nghề, khu vực kinh tế; đồng thời yêu cầu các quốc‘gia phải thiết lập chính sách và thực thi các biện pháp nhằm xóa bỏ LĐTE một

<small>cách lâu dài.</small>

Tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc sẽ khơng dưới độ tuổi hồn thảnhgiáo dục bắt buộc và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không dưới 15 tuổi(Khoản 3 Điều 2). Tuy nhiên, Công ước cũng chỉ ra rằng, các nước thanh viênmà nền kinh tế va hệ thống giáo dục chưa phát triển đầy đủ thì sau khi tham khảoý kiến của các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người laođộng (nếu có) thì có thể ghi nhận mức tối thiểu là 14 tuổi nhưng phải báo cáo lýdo với ILO (Khoản 4 Điều 2).

Pháp luật hay quy định quốc gia có thể cho phép một người lao động từ 13đến 15 tuổi trong những công việc nhẹ nhàng mà khơng có khả năng tác hại đến

sức khoẻ, học tập hoặc sự phat triển các mặt của trẻ em (Khoản 1 Điều 7) Đốivới những công việc hoặc lao động ma tinh chất hoặc điều kiện tiến hành có thécó hại cho sức khoẻ, an tồn hoặc phẩm hạnh của thiếu niên, thì tudi tối thiểukhơng được dưới 18 (Khoản 1 Điều 3). Song, Công ước cũng có ngoại lệ. Đó 1a

sau khi tham khảo ý kiến các tô chức hữu quan của người sử dụng lao động hoặccủa người lao động có thể ghi nhận cho phép các thiếu niên ngay từ độ tuổi 16được làm những công việc trên với điều kiện lả an toàn và phẩm hạnh của họphải được bảo đảm day du, phải có sự dạy dỗ thích đáng, hoặc đào tạo nghề chohọ trong ngành hoạt động tương ứng. (Điều 3).

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Những mức tuổi lao động tối thiểu trong Công ước 138 được khái quát

<small>trong bảng đưới đây:</small>

Bang 1.1: Mức tuổi lao động tối thiểu theo quy định của Công ước số

<small>138 năm 1973 của ILO</small>

Độ tuôi tơi thiêu mà | Độ tuổi tơi thiểutrẻ em có thể làm | ngoại lệ áp dụngviệc áp dụng cho | cho các quốc giamọi quốc gia đang phát triểnCông việc nguy hại 18 tuôi 18 tuôi

(Các loại công việc có thể gây | (16 tuổi trong một số | (16 tuổi trong mộtnguy hại cho sự phat triển về thé | trương hợp có điều | số trường hợp giớichất, trí tuệ vả xã hội hoặc sự an | kiện đi kèm) hạn)

<small>toan hay đạo đức của trẻ em)</small>

Tuổi lao động tôi thiếu cơ bản 15 tuôi 14 tudiTuôi lao động tỗi thiểu áp dụng 13-15 tudi 12-14 tuổi<small>với các công việc nhẹ</small>

e Công ước số 182 và Khuyến nghị số 190 năm 1999 của ILO về xoá bỏcác hình thức lao động tơi tệ nhất đối với lao động trẻ em.

<small>Hai văn kiện nay còn được gọi chung lả Cac văn kiện năm 1999. Cơngước có hiệu lực từ ngảy 19/11/2000, hiện có hơn 140 nước thành viên tham gia.</small>

Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước này ngảy 19/12/2000. Các văn bản nảykhông thay thé ma bổ sung cho Cac van kién nam 1973 quy dinh viéc xac dinhcác hình thức LĐTE tơi tệ nhất, đồng thời yêu cầu các quốc gia phải xây dựngchương trình hảnh động vả tiễn hanh các biện pháp hiệu quả, tức thời để xố bỏcác hình thức LĐTE tơi tệ nhất trong thời hạn nhất định.

Điều 3 Công ước 182 quy định “các hình thức LĐTE tơi tệ nhất? bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

“a) Mọi hình thức nơ lệ hay tương tự nô lệ như buôn ban và vận chuyển

trẻ em, gan nợ và lao động nô lệ và lao dộng cưỡng bức trong đó có tuyển mộ

<small>cưỡng bức trẻ em tham gia vào các xung đột vũ trang;</small>

b) Su đụng, du dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào hoạt động mại đâm, sản xuấtcác sản phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biếu diễn khiêu dâm.

c) Sử dung, du dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào các hoạt động bát hợp pháp,đặc biệt vào mục dich sản xuất và vận chuyển chất ma tuý như được nêu tại cáchiệp định quốc tế,

d) Những cơng việc mà tính chất hoặc các diéu kiện của nó có thể xâm hại

đến sức khoẻ, an toàn và đạo đức của trẻ. ”

Khuyến nghị số 190, khi xác định các loại công việc được đề cập trongđiểm d điều 3 của Công ước 182 và những nơi tỒn tại các cơng việc đó, ngoại trừnhững van dé khác, quốc gia cần xem xét các yếu tố sau:

“- Cơng việc khiến trẻ em lâm vào tình trang dé bi lam dung vé mat théchất tâm lý hay tình duc.

- Cơng việc dưới mặt đất, dưới nước, ở cắc độ cao nguy hiểm hay trong

<small>các khoảng không gian bị tù ham.</small>

- Công việc với các loại may móc thiết bị và dung cu nguy hiểm hoặc doihoi phải ding sức để xử lý hoặc vận chuyển những khối hàng nang;

- Cơng việc trong mơi trường có hại cho sức khoẻ nhự có thể khiến trẻ emphải tiếp xúc với các chất những tác nhân hay những chu trình độc hại hoặc với

tiếng ơn, nhiệt độ hay độ rung làm tồn hại đến sức khoẻ của trẻ em;

<small>- Cơng việc trong những hồn cảnh đặc biệt khó khăn ví đụ làm việc trong</small>

nhiều giờ liền hay cơng việc vào ban đêm hay công việc khiến trẻ em bị giamhãm vô lý tại địa điểm của người sử đụng lao động ”

Khơng chỉ nêu ra các hình thức LDTE tôi tệ nhất mà Công ước 182 conđưa ra các hành động khẩn cấp dé xố bỏ các hình thức lao động đó. Ngay tạiđiều 1 Cơng ước 182 đã quy định trách nhiệm cho các nước thành viên phê

<small>chuân công ước: “Môi nước thành viên phê chuân công ước nay sẽ tiên hành</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

những biện pháp khẩn cấp và hiệu quả dé dam bảo việc nghiêm cấm và xố bỏcác hình thức LĐTE tơi tệ nhất. ”

© Cơng ước về qun trẻ em năm 1989 của Liên hợp quốc:

Công ước xác định một tập hợp các quyên vả tự đo của trẻ em trên tất cả

các lĩnh vực, nhằm mục đích bảo đảm sự sơng cịn, phát triển toàn điện vả bảo vệtrẻ em trước những nguy cơ xâm hại. Công ước bao yêu cầu các quốc gia thành

viên bảo đảm thực thi chế độ giáo dục tiểu học bắt buộc vả miễn phí cho mọi trẻ

em, thúc day giảo dục trung học, bao gồm cả dạy nghề, dé mọi trẻ em có thétham gia hoặc tiếp cận với giáo dục.

Các quyền trẻ em được nêu trong Cơng ước đều trực tiếp hoặc giản tiếpgóp phan báo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng và bóc lột, tuy nhiên quan trọng nhất lacác quyền được ghi nhận trong các điều từ 28 đến 34. Đặc biệt, Điều 32 Côngước trực tiếp yêu câu các quốc gia thảnh viên thực thi cac biện pháp cần thiết débảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột về kinh tế, trong đó bao gồm việc quy định một haynhiều mức tuổi lao động tối thiểu trên cơ sở tính đến những tiêu chuẩn quốc tếkhác có liên quan (ham ý các điều ước quốc tế của ILO).

Việt Nam đã tham gia ba công ước trên vá trong nhiều quy định của phápluật hiện hảnh đã có sự điều chỉnh phù hợp với cac chuẩn mực quốc tế.

1.4.3. Sự diéu chỉnh pháp luật Việt Nam về lao động trẻ em

Sau khi thống nhất dat nước, nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Namchính thức gia nhập tổ chức ILO từ ngay 25/01/1980 đến năm 1986 va tiếp tụcgia nhập trở lại từ tháng 5 năm 1992. Trước năm 1990, có thé nói trong văn ban

<small>pháp luật Việt Nam chưa thửa nhận LDTE ma chỉ quy định quy định công dan</small>

đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia quan hệ lao động. Sau năm 1990, cùng vớisự ra đời của Pháp lệnh hợp đồng lao động, nhá nước mới thừa nhận và cho phépngười lao động từ đủ 15 tuổi tham gia quan hệ lao động trên co sở hợp đồng laođộng. Đồng thời, vào năm 1990 nước ta đã ký và phê chuẩn Công ước quốc tế vềquyền trẻ em năm 1989. Sau đó, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo đục trẻ em năm1991 ra đời. Việt Nam tiếp tục tham gia 4 công ước của ILO liên quan đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

LĐTE' va ban hảnh một số văn bản dưới luật liên quan đến LDTE’. Đặc biệt

ngảy 23/06/1994 Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua va cô hiệu lực kể từ

ngày 01/01/1995 đã điều chỉnh trực tiếp quan hệ lao động và các quan hệ cô liênquan. Cho đến nay, sau nhiều lần sửa đổi, BLLD đã kế thửa va pháp điển hoa các

văn bản pháp luật lao động trước đây, đồng thời đã đưa ra cac quy định mới đốivới LDCTN trong riêng một mục (Mục I chương IX, từ điều 119 đến điều 122).

ngồi ra cịn có các điều khoản khac có liên quan.

Củng với sự ra đời của Bộ luật lao động năm 1994 là sự phê chuẩn các

công ước quốc tế về LDTE? và sự ban hành cac văn bản đưới luật như: Nghị địnhsố 198/CP của Chính phủ ngảy 31/12/1994 về hợp đồng lao động (được thay thếbằng nghị định số 44/2003/ND_CP quy định chi tiết vả hướng đẫn thi hành mộtsố điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động); Nghị định số 06/CP củachính phủ ngảy 21/01/1995 về an toản lao động vả vệ sinh lao động (được sửađôi bổ sung bằng nghị định số 110/2002/NĐ-CP); Nghị định số 197/CP ngảy31/12/1994 về tiền lương (được thay thế bằng nghị định số 114/2002/NĐ-CPngảy 31/12/2002 quy định chi tiết va hướng dẫn thi hành một số điều của BLLDvề tiền lương)... đã cụ thể hoả các quy định của BLLĐ vảo đời sống.

Hiện nay, ở nước ta có nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến LĐTE

<small>như BLLĐ, Luật BVCS&GDTE, Bộ luật hình sự...trong đỗ BLLD lả văn bản</small>

quan trọng nhất:

- Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi bổ sung cac năm 2002, 2006, 2007

và các văn bản hướng dan thi hanh: Bộ luật đặt ra khuôn khổ phap lý cụ thé để

<small>ngăn chặn trẻ em lao động sớm vả lạm đụng sức lao động của người chưa thành' Việt Nam phê chuẩn 4 Công ước quốc tế: Công ước số 5 về tuổi tối thiểu lam việc trong công nghiệp năm</small>

<small>1919 và công ước số 6 về công việc ban đêm trong Công nghiệp của nguời trẻ tuổi năm 1919: công ước số</small>

<small>123 về tuổi tối thiêu làm việc dưới lòng đất năm 1965; Công ước số 124 về khám sức khoẻ cho người trẻ tudilàm việc dưới lòng đất năm 1965.</small>

<small>? Nghi định số 233/HĐBT của Chính phủ ngày 22/06/1990 quy định về việc ban hành quy chế lao động đối</small>

<small>với các xí nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngồi: Nghị định số 374/HĐBT của chính phủ ngày 14/11/1991 quyđịnh chỉ tiết thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 199]</small>

<small>* Năm 2000, phê chuân Công ước số 182 của ILO về xố bỏ những hình thức LĐTE tdi tệ nhất năm 1999;năm 2003, phê chuẩn công ước số 138 quy định về tudi lao động tối thiểu của tổ chức ILO năm 1973; Năm2007 phê chuân công ước 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc của tổ chức ILO năm 1930</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

niên. Bộ luật quy định tuổi lao động tối thiêu và yêu cầu người sử dụng lao động

<small>chỉ được sử dụng người LDCTN vào những công việc phù hợp, không phải là</small>

những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại hoặc ảnh

hưởng xấu tới nhân cách, đồng thời phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc vềmặt lao động, tiền lương và sức khỏe, học tập trong quả trình lao động.

Dé cụ thé hóa những quy định quan trọng về vấn đề LDTE trong BLLĐ,Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Y tế đã ban hành Thông tư liên bộ số 09/TT-LB ngày13/4/1995 quy định các điều kiện lao động có hại và các cơng việc cắm sử dụngLĐCTN. Kèm theo Thông tu này là Danh mục các cơng việc cụ thể cắm sử dụngLĐCTN. Tiếp theo đó, ngày 11/9/1999, Bộ LD-TB-XH ban hành tiếp Thông tư21/1999/TT-BLĐTBXH quy định Danh mục nghề, công việc và các điều kiệnlàm việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vảo làm việc.

- Luật BVCS&GDTE năm 2004 xác lập một khuôn khổ pháp lý nền tảng cótác dụng phịng ngửa, bảo vệ và giúp đỡ trẻ em lao động. Luật quy định rõ, cắmlạm dụng LDTE, sử dụng trẻ em lam công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếpxúc với chất độc hai, lam những công việc khác trái với quy định của phap luậtvề lao động và một số điều cam khác có liên quan như: cắm bỏ rơi trẻ em; dụ dé,lừa dối, ép buộc trẻ em, hoạt động mại dâm, mua, bản, sản xuất, vận chuyền,tảng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; cản trở việc học tập của trẻ em. Luậtđồng thời xác lập một cơ chế quốc gia BVCS&GDTE mà đồng thời có chứcnăng phịng chống LĐTE vả bảo vệ, giúp đỡ trẻ em lao động. Để cụ thể hóa Luật

<small>BVCS&GDTE 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/2005/NĐ-CP ngày</small>

17/03/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVCS&GDTE, trongđó có Điều 9 quy định chi tiết cdc hành vi lạm dụng LDTE, để từ đó lam cơ sởcho việc xử lý trên thực tế.

- Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có một điều quyđịnh trực tiếp về tội vi phạm quy định về sử dung LĐTE (Điều 228). Theo Điềunày, hành vi sử dụng trẻ em lảm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặctiếp xúc với các chất độc hại gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hànhchính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì phải chịu những khoản chế tài, thậm

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

chí phải chịu án phạt tù. Bộ luật còn quy định một số tội danh khắc trừng trịnhững hánh vi liên quan đến một số hình thức LĐTE tơi tệ nhất, chăng hạn Điều120 Bộ luật hình sự quy định về tội danh mua bán, đánh trảo hoặc chiếm đoạt trẻem; các tội đanh liên quan đến mại đâm trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em và khiêuđâm trẻ em (Điều 112, 114, 115 và 116); tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp

người chưa thảnh niên phạm pháp (Điều 252).

- Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 10/5/2006 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hảnh chính về dân số và trẻ em: Điều 19 trực tiếp quy định xử

<small>phạt hanh chính hành vi lạm dung sức LDTE, sử dụng sức LDTE vào công việc</small>

nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc kháctrái với quy định của pháp luật về lao động. Ngoai ra, Nghị định nay cũng cónhững quy định xử phạt hành chính một số hành vi khác có liên quan như: đụ dỗ,lừa đối, ép buộc trẻ em đảnh bạc, hoạt động mại dâm, mua, bán, sản xuất, vậnchuyền, tàng trữ, sử đụng trải phép chất ma tuý, văn hoá phẩm bạo lực, khiêudâm (Điều 16); cản trở việc học tập của trẻ em (Điều 20)...

- Luật Giáo dục năm 2005 quy định chi tiết về quyền học tập của trẻ em,gồm quyển được học tiểu học miễn phí. Đây lả những biện pháp quan trọng

<small>phòng ngừa trẻ em lao động sớm.</small>

Từ những nghiên cứu trên gỏc độ lý luận về LĐTE, có thể thấy, vẫn đềLĐTE đã được nhìn nhận đưới nhiều gỏc độ khảc nhau, trong đó có pháp luậtquốc tế và quốc gia. Các văn kiện pháp lý quốc tế đã dé cập một cách cụ thé vềkhái niệm cũng như các biện pháp ngăn ngừa vá xoá bỏ LĐTE. Có thể nói, hiệnnay các quy định pháp luật về LĐTE nước ta đã cỏ sự phù hợp nhất định với cácquy định quốc tế, gỏp phần hiệu quả vào việc bảo vệ đối tượng lao động đặc thùnày. Nhìn chung, các quy định pháp luật đều dựa trên nguyên tắc bảo vệ LĐTE.Chỉ cho sử dụng trẻ em làm việc trong những công việc nhất định với những điềukiện cụ thể. Những quy định này đã tạo khung pháp lý để bảo vệ người lao động,

<small>đặc biệt là LDTE.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>Chương 2:</small>

QUY ĐỊNH PHẮP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HANH VE LAO DONGTRE EM VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN Ở TINH NGHỆ AN

2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về lao động trẻ em

Việt Nam hiện đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế tất cả các điềuước quốc tế cơ bán về LĐTE, bao gồm Công ước của Liên Hiệp quốc về cácquyền trẻ em, hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước Liên Hiệpquốc về quyển trẻ em, các Công ước số 182 và 138 của ILO về các hình thứcLĐTE tơi tệ nhất va về tuổi lao động tối thiểu... Điều nảy cho thấy quyết tâm rấtcao của Việt Nam trong việc giải quyết van đề LDTE. Cùng với sự phát triển củaluật quốc gia, những quy định của pháp luật quốc tế đã được nội luật hoa và apdụng trên thực tế.

Quy định pháp luật Việt nam về LĐTE hiện hành được thể hiện ở hau hết

các nọi đung của quan hệ lao động, cụ thể như quy định về điều kiện lao độngvới tiêu chí về độ tuổi, các quy định về học nghề, việc làm, hợp đồng lao động,

<small>thời giờ làm việc nghỉ ngơi...</small>

2.1.1. Độ tuổi lao động đối với lao động trẻ em

Độ tuổi là tiêu chí đầu tiên, cơ bán vả quan trọng nhất để xác định LĐTE.Độ tuổi của một người thể hiện năng lực chủ thể của người đó. Khi đủ năng lựcchủ thể, con người mới có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong laođộng, đủ điều kiện để tham gia vào các quan hệ pháp luật lao động. Dé xác địnhđược độ tuổi được coi là LĐTE, chúng ta phải xác định được độ tuổi lao động tốithiểu. Điều 6 BLLĐ quy định: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, cókha năng lao động vả có giao kết hợp đơng lao động”

Độ tuổi lao động tối thiểu là vấn đề cơ bán được quy định trong các vănbản pháp luật lao động của các nước. Đây là yếu tô quan trọng để xác định

<small>LDTE, LDCTN hay lao động thanh niên. Pháp luật Việt Nam không đưa ta định</small>

nghĩa về LDTE ma chi dua ra định nghĩa về LDCTN. Dé tránh tinh trạng sử

<small>dụng trẻ em làm các công việc quá sức vả đảm bảo cho sự phát triên thê lực và trí</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tuệ của các em, BLLĐ của nước ta đã quy đỉnh: “Cẩm nhận trẻ em chưa đủ 15tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội quy định” (Điều 120). Điều 119 BLLĐ quy định: “Người LĐCTN làngười lao động dưới 18 tuổi ". Như vậy, khải niệm LDCTN theo cach định nghĩa

của BLLD là người lao động đưới 18 ti vả ít nhất phải đủ 15 tuổi, trừ một số

ngành nghề và công việc do Bộ Lao động thương binh vả xã hội quy định có thểlà người nhỏ hơn 15 tuổi (Khoản 1 Điều 119, điều 120 BLLĐ). Điều nảy có

nghĩa là ngồi những nghề và công việc do Bộ Lao động thương binh và xã hội

quy định, mọi nghề và công việc khác đều bị nghiêm cắm đối với trẻ em chưa đủ

15 ti. Nếu vẫn cịn tồn tại thì được coi la LDTE và phải xoa bỏ. Bởi vì, với độtuổi dưới 15, LĐTE có những đặc điểm đặc thủ như:

<small>- LĐTE chưa đủ năng lực pháp luật lao động vả năng lực hành vi lao</small>

động. Vì vậy, trẻ em chỉ được làm những công việc hoặc ngảnh nghề trong điều

kiện lao động nhất định, nhằm giúp các em bảo đảm việc làm, thu nhập makhông ảnh hưởng đến sự phat triển đầy đủ về thé chat vả tinh than.

- LĐTE chưa phát triển toàn điện về nhân cach, dé thay đổi vả chịu anhhưởng của môi trường sống, lao động và học tập. Trong mơi trường có nhiều yếutố tac động tích cực thi LDTE có thể phảt triển tốt về nhân cách vả ngược lại.

- LĐTE chưa có kinh nghiệm sống, chưa hiểu biết xã hội, chưa nhận thứcday đủ qun và nghĩa vụ cơng dan trong đó có quyền vả nghĩa vụ lao động củaminh, khả năng tự bảo vệ chưa cao. Vì thế, họ rất dé bi lợi dụng, bóc lột.

Như vậy, liên quan đến độ tuổi dé xảc định la LDTE, mặc đủ các văn ban

pháp luật của Việt Nam chưa có sự thống nhất, tuy nhiên có thể thấy độ tuổi dưới15 theo quy định của bộ luật Lao động là phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội vả

nhu cau lao động ở nước ta hiện nay.

2.12. Việc làm, học nghề đối với lao động trẻ em

Bộ Luật lao động trong chương II và chương III đã quy định về việc lam

và học nghề. Và trong các quy định chung đó, một số điều luật đã đề cập đến đối<small>tượng là LDTE.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Bộ Luật lao động cụ thể hoá quyền lao động được quy định trong Hiếnpháp 1992. Điều 13 BLLĐ quy định một phạm vi mở: “Moi hoạt động lao độngtạo ra nguôn thu nhập, không bị pháp luật cam đều được thừa nhận là việc làm `.BLLĐ cũng khăng định lao động là quyền của con người, tạo điều kiện cho conngười được phát triển: “Mọi người có quyên tự do lựa chọn nghề và nơi họcnghé phù hop với nhu cẩu việc làm của mình” (Điều 20). Về độ tuôi tối thiểuđược học nghề, điều 22 BLLĐ quy định cụ thể: “Người học nghề ớ cơ sở daynghệ ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghệ do Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội quy định và phải có du sức khoẻ phù hợp với yêu cẩu của nghề theo hoc”.

Đối với người LĐCTN, điều 121 BLLĐ quy định: “Người sử dung lao

<small>động chỉ được sử dụng người LDCTN vào những công việc phù hợp với sức khoẻ</small>

dé bảo dam sự phat triển thé lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâmchăm sóc người LĐCTN về các mặt lao động, tiên lương, súc khoẻ, học tập trongquá trình lao động. Cam sử đụng người LĐCTN làm những công việc nặng nhọc,nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ lằm việc, công việc ảnhhưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương bìnhvà Xã hội và Bộ Y tế ban hành”. Đó là những điều kiện lao động có hại và cáccơng việc cam sử dụng LĐCTN quy định trong Thông tư liên bộ số 09/TT-LBngày 13/4/1995 của Bộ Y tế và Bộ lao động thương binh xã hội (xem phụ lục 1)

Trên tinh thần của Bộ Luật lao động Việt Nam và Công ước 182 vàkhuyến nghị 190, bộ lao động thương binh xã hội và bộ Y tế đã ra thông tư liêntịch số 21/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làmviệc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuôi trong các cơ sở kinhdoanh dich vụ dé bị lợi dụng để hoạt động mại dâm ( xem phụ lục 2).

Như vậy, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng đã cụ thé hoá nộidung Công ước 182 của ILO và thể hiện rõ ràng quan điểm xố bỏ LĐTE trongmột số cơng việc nhất định có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cũng như

<small>nhân cách của trẻ em.</small>

Tuy nhiên, so với nội dung danh mục lĩnh vực, ngành nghé, công việc cắmsử dụng lao động đưới 18 tuổi của một số nước thì trong pháp luật của Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

cịn nhiều lĩnh vực, ngành, nghề chưa được nêu. Đó là các công việc độc hại nhưnghề lảm bạc, trảng men, sản xuất bia rượu, xà phòng, sản xuất gạch, kính, đồ sứ,vận chuyển chất độc, dệt, nhuộm, thuộc da, nhặt rac; các công việc nguy hiểmnhư vận chuyển chat dé cháy, các công việc liên quan đến các sản phẩm năng

lượng từ khí ga, dầu mỏ, đua ngựa, đãi, tuyển vảng, đả đỏ, khai thác đá, đập đá

<small>thủ công; các cơng việc có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại như làm tại các phòng</small>

vẽ tranh, chụp ảnh người mẫu khoả thân, phục vụ khách ăn uống tại cảc phòngăn, phòng hát karaoke, hát với khách tại các quản ca cổ, câu lạc bộ ca cô, phụcvụ khách tăm tại các cơ sở tắm nước thuốc, thảo dược... Điều này cho thấy côngtác cập nhật, bô sung định kỳ vào danh mục cấm LĐTE những ngảnh, nghề mớicòn chưa kip thời và hau như từ khi ban hảnh cho đến nay, danh mục đó chưađược bổ sung, sửa đổi.

Theo điều 120 BLLD, người sử dụng lao động không được phép nhận trẻem chưa đủ 15 tuổi vảo làm việc, trừ một số nghề va cong việc do bộ lao độngthương binh vả xã hội quy định. Những nghề vả công việc nảy được quy địnhtrong Thông tư số 21/1999/TT - BLDTBXH quy định danh mục nghề, công việcvà các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc:

1. Diễn viên: Múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tudng, chéo, cai luong, muarỗi v.v), điện ảnh;

2. Các Nghề truyền thống: Cham men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mai;3. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ:

4. Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạxích), bóng bản, cầu lơng, bóng TƠ, bóng ném, bi a, bóng đá, các môn võ, đá cầu,cầu mây, cờ vua, cờ tướng.

Người sử dụng lao động nhận trẻ em làm các nghề và công việc trên phảiđảm bảo thực hiện đủng các quy định về điều kiện được nhận trẻ em dưới 15 tuôi

<small>theo quy định của Thông tư 21/1999/TT-BLDTBXH ngảy 11/9/1999 của Bộ lao</small>

động thương binh và xã hội quy định Danh mục nghề vả cơng việc có thể nhận

<small>trẻ em chưa đủ 15 tuôi vào làm việc.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Điều này có nghĩa lả ngồi những nghề và công việc trên, mọi nghề vàcông việc khác đều bị nghiêm cắm đối với trẻ em chưa đủ 15 tuổi. Nếu vẫn cịn

tồn tại thì phải xoả bỏ. Dé dam bảo quy định cho phép trẻ em chưa đủ 15 tuổi

vẫn được phép làm một số nghề và công việc nhất định khơng bị lợi dụng, điều120 BLLD cịn quy định thêm: “Đối với ngành nghé và công việc được nhận trẻem chưa du 15 tuổi vào làm việc, học nghệ, tập nghệ thì việc nhận và sử dụngnhững trẻ em này phải có sự đơng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ dau”.

Như vậy, BLLĐ và các văn bản hướng đẫn thi hành đã quy định một cách

khả chi tiết về van dé việc làm và học nghề đối với LDCTN trong đó có lao độngdưới 15 tuổi. Cac văn bản đều quy định theo hướng chi ra những công việc cấmsử dụng hoặc cho phép sử dụng kèm theo điều kiện đối với đạng lao động đặcthủ nảy. Tuy nhiên, áp đựng vảo thực tiễn hiện nay, nhiều cơng việc có tính chấtnguy hiểm, độc hai, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cach của LDTE vẫn chưađược bé sung vảo các văn bản pháp luật. Vì vậy, các nhả lảm luật cần cập nhật,bổ sung kịp thời để tạo cơ sở pháp lý bảo vệ đối tượng lao động đặc thủ nảy.

21,3. Hop đông lao động đổi với lao động trẻ em

Điều 26 BLLĐ định nghĩa: “Hợp dong lao động là sự thoả thuận giữangười lao động và người su dụng lao động về việc làm có trả cơng, điều kiện laođộng, qun và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động ".

BLLĐ không quy định riêng về hợp đồng lao động ký kết với người laođộng lả trẻ em. Vì vậy, các yêu cầu về hình thức cũng như nội dung của hợpđồng lao động với trẻ em sẽ áp dụng theo các quy định chung. Luật đảm bảoquyên tự do ký kết hop đồng, tuy nhiên đối vời những người dưới 15 tuổi thìphải đảm bảo thêm một số điều kiện nhất định.

Về nội dung của hợp đồng lao động, Khoản 1 Điều 29 BLLĐ quy định:“Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: cơng việc phải

làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiên lương, địa điểm làm việc, thời hạn

hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đốivới người lao động”. Khi ký kết hợp đồng lao động với trẻ em, công việc phảilảm phải là những công việc mả pháp luật cho phép đối với đối tượng nảy; thời

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải phù hợp với quy định của pháo luật áp dụng</small>

riêng cho lao động lả trẻ em, không được bắt các em phải lảm việc theo thời giờlàm việc của người lớn; tiền lương của các em phải tỉnh đựa vảo năng suất công

việc, không được lạm dụng sự hiểu biết chưa đầy đủ vả khả năng phản kháng củacác em dé trả lương thấp hơn so với thực tế.

Về hinh thức của hợp đồng lao động, người sử dụng lao động được nhậntrẻ em phải đảm bảo có hợp đồng lao động bằng văn bản. Do lao động lả trẻ emlà đối tượng đặc biệt nên pháp luật có một số quy định ap dụng riêng với đốitượng này: Đối với ngành nghé và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổivào làm việc thì việc giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản

<small>của cha, mẹ hoặc người giảm hộ hợp pháp của người đó mới có giả trị (Khoản 3</small>

Điều 5 Nghị định 44/2003/ ND — CP quy định chỉ tiết vả hướng dẫn thi hành mộtsố điều của BLLĐ về hop đồng lao động)

Về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi nhận trẻ em chưa du 15tuổi vào lam việc, người sử dụng lao động phải lập sé theo dõi riêng, ghi đầy đủhọ tên, ngảy tháng năm sinh (kèm theo giấy khai sinh), giới tính, địa chỉ thường

<small>trú, trình độ văn hố, cơng việc đang lảm, họ tên vả địa chỉ của cha mẹ hoặc</small>

người giảm hộ hợp pháp vả những điều kiện lao động áp dụng với trẻ em; Đăngký với Sở Lao động - Thương bình va Xã hội địa phương về việc sử đụng trẻ emchưa đủ 15 tuổi lam việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; kiểm trasức khoẻ của trẻ em trước khi tuyển dụng va định kỳ, ít nhất 6 thang 1 lần; Chịutrách nhiệm về sự an toàn vả sức khoẻ của trẻ em trong quả trình làm việc.

Pháp luật lao động đã quy định về hợp đồng lao động khả chặt chẽ, tuynhiên trên thực tế, nhiều người sử dụng lao động vẫn vi phạm những quy địnhnày, đặc biệt 14 quy định về hình thức hợp đồng. Vì vậy, bên cạnh cảc quy địnhvề nội dung, hình thức, thủ tục ký hợp đồng lao động đối với lao động lả trẻ em,cần bé sung các quy định để đảm bảo thực hiện.

214. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi déi với lao động trẻ emCó thể định nghĩa thời giờ làm việc lả khoảng thời gian người lao động<small>phải đặt mình dưới sự quản lý của người sử dụng lao động. Còn thời giờ nghỉ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ</small>

<small>lao động thực hiện trong thời giờ lam việc. Pháp luật lao động quy định thời giờlam việc của lao động trưởng thành là không quá 8 giờ một ngảy hoặc 48 giờ một</small>

tuần. Đối với LĐCTN, quy định nảy được rút ngắn để phủ hợp với lứa tuổi, thélực của các em. Nếu sử đụng lao động lả trẻ em quá thời gian luật quy định là bat

<small>hợp pháp và được xác định là lạm đụng LDTE.</small>

Người sử đụng lao động được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi lam các nghề

vả công việc quy định tại Thông tư 21/1999/TT-BLĐTBXH phải đảm bảo điều

kiện: Thời gian làm việc không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần;không sử dụng trẻ em lảm thêm giờ vả làm việc ban đêm; đồng thời phải đảmbảo thời gian học văn hoá cho trẻ em. Quy định này lả phủ hợp với thể lực vànhu cầu của các em, vửa lao động kiếm thêm thu nhập nhưng vừa có cơ hội pháttriển bình thường về thể chất, tinh thần và tạo điều kiện cho các em được học tập.có cơ hội trở thảnh những lao động chất lượng cao trong tương lai.

Đối với người LĐCTN, Điều 122 BLLD quy định: “Thdi giờ làm việc củangười LĐCTN không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuân. Người sử<small>dụng lao động chỉ được sử dụng nguoi LDCTN làm thêm giờ, làm việc ban đêm</small>trong một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội quyđịnh”. Như vậy khác với lao động chưa đủ 15 tuổi, đối với LDCTN, luật khôngcam mà đã hạn chế về việc làm thêm giờ va lam việc ban đêm của LDCTN trongmột số công việc nhất định. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hảnh chưa cóquy định cụ thể danh mục nghề, công việc được sử dụng người lao động chưa<small>thánh niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm. Vi vậy, trong thời gian tới các nhà</small>

lam luật cần nghiên cứu để đưa ra các quy định cụ thể, tạo điều kiên thuận lợi

<small>trong quá trình áp dụng pháp luật lao động.</small>

Bên cạnh các quy định riêng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cholao động dưới 15 tuôi, LDCTN các đối tượng này cũng được áp đụng các quyđịnh chung của phap luật lao động về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc cóhưởng lương (Khoản 3 Điều 3 nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của chính phủ

</div>

×