Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Luận án tiến sĩ luật học: Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.52 MB, 202 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Viết TýTS Phan Chí Hiếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>lơi xin cam đoan đây là cơng trình</small>

nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu nên trongluận an là trung thực. Những kết luận khoa họccủa luận án chư từng được ai công bỗ trongbat kỳ cơng trình nào khác.

<small>Tác gia luận án</small>

Nguyễn Thị Yến

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Ly luận về mua bán hàng hóa qua sở giao dich hang hóa</small>

<small>Tổng quan pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở</small>

<small>giao dịch hàng hóa</small>

<small>Chương 2: THUC TRẠNG PHÁP LUAT DIEU CHỈNH HOATĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓAỞ VIỆT NAM</small>

<small>Thực trạng pháp luật về sở giao dịch hàng hóa</small>

<small>Thực trạng pháp luật về các chủ thê tham gia giao dịch qua sở giao dịch</small>

<small>hàng hóa</small>

<small>Thực trạng pháp luật về các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua</small>

<small>ban hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa</small>

<small>Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán</small>

<small>hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa</small>

<small>Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT ĐIÊU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUASỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM</small>

<small>Định hướng hoan thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hang</small>

<small>hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam</small>

<small>Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động mua</small>

<small>bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam</small>

<small>Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật điều chỉnh</small>

<small>hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa vào thực tiễn</small>

<small>nền kinh tế Việt NamKET LUẬN</small>

<small>NHUNG CONG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN LUẬNAN DA ĐƯỢC CONG BO</small>

<small>DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO</small>

<small>193</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa đã xuất hiệnkhá lâu trên thế giới ở những nước phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị

trường. Mục đích ban đầu của các nhà kinh doanh khi tham gia hoạt động này

là giải quyết tình trạng dư thừa hoặc khan hiếm hang hóa, đặc biệt là nhữngsản phẩm nông nghiệp vào những thời điểm nhất định. Cùng với sự tham giarộng rãi của các nhà kinh doanh cũng như sự phát triển của nền kinh tế thitrường, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa dan được các thươngnhân sử dụng để bảo hiểm rủi ro cho hoạt động kinh doanh hàng hóa thực vàđầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Thời kỳ đầu, hàng hóa được giao dịch ở cácsở giao dịch hàng hóa là các sản phẩm nơng sản, năng lượng, kim loại... sauđó chuyên sang các sản phẩm, cơng cụ tài chính phái sinh. Đến nay sở giaodịch hàng hóa các nước ngày nay trở thành sàn giao dịch tài chính cao cấp vàchuyên nghiệp, thu hút một số lượng đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài

<small>nước tham gia.</small>

Đối với Việt Nam, ý thức được tầm quan trọng của mua bán hàng hóa

qua sở giao dịch hàng hóa, Luật Thương mại năm 2005 (sau đây viết tắt là

LTM 2005) lần đầu tiên đã đề cập đến hoạt động mua bán qua sở giao dịchhàng hóa. Cùng với hệ thông các văn bản pháp luật hiện hành, LTM 2005 là cơsở pháp lý quan trọng để các sở giao dịch hàng hóa ra đời và phát triển ở nướcta, tạo điều kiện cho các thương nhân Việt Nam tiếp cận và sử dụng phươngthức kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp để bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm lợinhuận. Tuy nhiên, ra đời khi nền kinh tế Việt Nam chưa hội tu đủ các điều kiệncho sở giao dịch hàng hóa xuất hiện, khi nhận thức của các nhà kinh doanh vàlập pháp chưa thật đầy đủ và sâu sắc về hoạt động mua bán hàng hóa qua sởgiao dịch hàng hóa, cũng như khi các điều kiện kinh tế xã hội làm tiền dé chohoạt động này chưa phát triển và thiếu đồng bộ, pháp luật điều chỉnh hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa cân được làm sáng tỏ bởi các cơngtrình nghiên cứu khoa học độc lập, đề hoạt động mua ban hàng hóa qua sở giaodịch hàng hóa có thể triển khai một cách nhanh chóng và sâu rộng trên thị

trường nước ta, giup các nhà kinh doanh Việt Nam tìm kiếm lợi nhuận trên thị

trường mới mẻ và nhiều rủi ro này. Đó là lý do chủ yêu dé tác giả chọn van dé:“Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dich hàng

hóa ở Việt Nam” là đề tài cho luận án tiên sĩ của mình, với mong muốn nghiên

cứu một cách đây đủ, toàn diện những van dé lý luận và thực tiễn về hoạt độngmua bán hàng hóa qua sở giao dich hàng hóa ở Việt Nam; góp phân sửa đơi, bốsung và hồn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở

<small>giao dịch hang hóa trong tương lai.</small>

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

<small>2.1. Tình hình nghién cứu 6 ngồi nước</small>

<small>Có thé nói, ở các nước nơi hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao</small>

<small>dịch hàng hóa phát triên sơi động, đã có nhiêu cơng trình khoa học của các tác</small>

<small>gia nghiên cứu về vân dé nay. Có thê kê đên một sơ cơng trình tiêu biêu sau:</small>

- Sach: “Hợp đồng tương lai và hợp đông quyên chon” (1992) của các

<small>tác gia Franklin R. Edwards - Coloumbia University và Clindy W. Ma —</small>

Metallgesellschaft do nhà xuất ban McGraw Hill, Inc ấn hành. Trong cơngtrình này, các tác giả đã nêu lên bản chất, vai trị, chức năng của thị trườnghàng hóa tương lai và thị trường quyên chọn đối với hàng hóa; nêu lên mơhình tổ chức chung của các sở giao dịch hàng hóa và vai trị, chức năng củatừng bộ phận cấu thành sở giao dịch; chỉ ra các thành phần tham gia thịtrường va sự liên kết của các thành phan này, đồng thời chỉ rõ các hàng hóachủ yếu được đưa vào giao dịch tại các thị trường. Trên cơ sở phân tích các

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

hóa tương lai và thị trường quyên chọn đối với hàng hóa tương lai;

- Sách: “Giới thiệu về thị trường hàng hóa tương lai và thị trường

quyên chon” (1998) của tác giả John C. Hull, nhà xuất ban Prentice Hall.Trong công trình này, tác giả đã nêu một số cách thức xác định giá hợp đồngtương lai, hợp đồng quyên chọn đối với hàng hóa va chủ yếu tập trung vaoviệc xác định giá quyền chọn đối với các hợp đông tài chính như hợp đồngquyền chọn về lãi xuất, tiền tệ, chứng khốn... Tác giả đã phân tích nhữngtính chất cơ bản của quyền chọn chứng khoán, chiến lược kinh doanh quyềnchọn chứng khoán, định giá quyền chọn chứng khoán và cách thức sử dụnghợp đồng quyên chon, từ đó phân tích ly do của việc sử dụng hợp đồng quyền

<small>chon đê bảo hiêm rủi ro;</small>

- Các sách: “Hop đồng quyền chon, hop đồng tương lai và các công cutài chính phái sinh khác” (1993) của tác giả John C Hull, nhà xuất bảnPrentice Hall; “Ly thuyét về thị trường hàng hóa tương lai” (1992) của tác giảPaul Weller, nhà xuất ban Oxford UK & Cambridge USA; “Thi trường hànghóa tương lai — Lý thuyết va thực hành” (2003) của tác giả Sunil K.Paramenswaran, nhà xuất ban Tata McGraw-Hill, New Delhi... Trong cáccơng trình này, các tác giả đã dùng các thuật tốn dé chứng minh lợi ích của

việc sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh, qua đó đề xuất cách thức tìm

kiếm lợi nhuận thơng qua hop đồng tương lai, hợp đồng quyên chon;

- Sách: “Quản lý rủi ro hàng hóa bằng việc sử dung hợp dong tương

lai và hợp dong quyên chon” (2001) của tác giả John J Stephens do nhà xuất

bản The Institute of Internal Auditors UK and Ireland ấn hành, tại đây tác giảtrình bày cách thức quan lý rủi ro đôi với hoạt động kinh doanh hàng hóabằng việc sử dung hợp đồng tương lai, hợp đồng quyên chọn bên cạnh các

<small>công cụ tài chính phái sinh khác, qua đó minh chứng lợi ích của việc sử dụng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu phân tích ở khíacạnh kinh tế của hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, củacác cơng cụ tài chính phái sinh là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyên chọn

<small>qua sở giao dịch hàng hóa. Khia cạnh pháp lý của hoạt động mua ban hàng</small>

hóa qua sở giao dịch hàng hóa được đề cập nhưng khơng nhiều, chủ yếu tập

<small>trung vào vân đê quản lý nhà nước đơi với hoạt động này ở các nước.</small>

<small>2.2. Tình hình nghién CỨUH 6 trong HHỚC</small>

<small>Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là vân đê mới mẻ ở Việt</small>

<small>Nam, bởi vậy chưa có nhiêu cơng trình nghiên cứu vê van đê này. Có thê kê</small>

đến một số cơng trình khoa học như:

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Thi trong hàng hóa giao sau và việc triểnkhai xây dựng ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, Viện Nghiên cứuThương mại, Bộ Thương mại, mã số 99-78-159 và sách chuyên khảo: “Thitrường hàng hóa giao sau ” (2000), Bộ Thương mại, Nhà xuất bản Lao động,Hà Nội. Trong các cơng trình này, các tác giả đã nghiên cứu tong quan về thịtrường hàng hóa giao sau, bao gồm thị trường hàng hóa tập trung (qua sở giao

<small>dịch) và thị trường hàng hóa phi tập trung (khơng qua sở giao dịch); phân tích</small>

vai trị, ý nghĩa của thị trường hàng hóa giao sau và khả năng tham gia một sốmặt hàng nơng sản của Việt Nam; từ đó dự kiến mơ hình, bước đi, giải phápvà kiến nghị để hình thành thị trường hàng hóa giao sau của Việt Nam;

- Đề tài khoa học cấp trường: “Dinh hướng xây dựng khung pháp by chohợp đồng giao sau trong thị trường giao sau tại Việt Nam” (2004) của tác giảLê Hoàng Nhi, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chi Minh. Trong đề tài, tácgia đã nghiên cứu những van dé lý luận về hợp đồng giao sau va sự cân thiếtphải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hợp đồng giao sau; từ đó đề xuất địnhhướng xây dựng pháp luật điều chỉnh hợp đồng giao sau tại Việt Nam như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Đề tài khoa học cấp thành phố: “Dinh hướng và các giải pháp phattriển thị trường hàng hóa tập trung tại thành phơ Hơ Chí Minh” (2004) dothạc sĩ Vũ Thi Minh Nguyệt, Viện Nghiên cứu Kinh tế thành phố Hồ ChiMinh là chủ nhiệm. Đề tài đã nghiên cứu bản chất hình thành, phát triển củathị trường hang hóa tập trung và cơ chế vận hành các san giao dịch hàng hóa;

dé xuất định hướng hoạt động thị trường hang hóa tập trung tại thành phố Hồ

Chí Minh và xác định mơ hình, cơ chế hoạt động chung cho sàn giao dịchhàng hóa tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh;

- Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Rui ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê

<small>của Việt Nam — thực trạng và giải pháp ` (2007) của Lữ Bá Van, Trường Dai</small>

học Kinh tế thành phơ Hồ Chí Minh. Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu lý

luận cơ bản về rủi ro va quản trị rủi ro trong sản xuất và xuất khâu cà phê;

phân tích thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà

phê của Việt Nam; từ đó đề ra các giải pháp quản trị rủi ro trong sản xuất và

xuất khâu cà phê của Việt Nam, đặc biệt là giải pháp sử dụng thị trường hàng

<small>hóa tương lai đê phịng ngừa rủi ro trong sản xuât và xuât khâu cà phê;</small>

- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Sw hình thành thị trường hang hóa giao saucho một số nơng sản ở Việt Nam” (2010) của Nguyễn Lương Thanh, Trường

<small>Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong luận án, tác giả đã nêu lên cơ</small>

sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành thị trường hàng hóa nơng sản giaosau; phân tích, đánh giá thực trạng và điều kiện hình thành thị trường hànghóa nơng sản giao sau ở Việt Nam; qua đó nêu lên quan điểm, mục tiêu và

<small>giải pháp hình thành thị trường hàng hóa nơng sản giao sau ở Việt Nam;</small>

- “Giáo trình Luật Thương mai” (2006), tap 2, Chương IX, Nhà xuấtbản Công an nhân dân, Hà Nội; bài viết: “ợp đồng mua bán hàng hóa quasở giao dịch hàng hóa (hợp động giao sau) nhìn từ góc độ của Luật dân sự”

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

luật Việt Nam” của thạc sĩ Nguyễn Thị Yến, Tạp chí Luật học số 6/2007; bài

viết: “Quan niệm về thị trường hàng hóa giao sau và mua bán hàng hóa qua

sở giao dịch hang hóa” của PGS.TS Nguyễn Viết Tý, Tạp chí Luật học sé

1/2010; và một số bài viết liên quan đến vẫn đề này được đăng tải trên các

<small>trang web...</small>

Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình này đều thực hiện trước khi LTM

2005 được ban hành với mong muốn đóng góp một cách nhìn vẻ hoạt động

<small>mua bán hàng hóa tương lai, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hang hóa</small>

tiến tới xây dựng khung pháp lý day đủ, phù hợp điều chỉnh hoạt động nàyở Việt Nam. Từ khi LTM 2005 ra đời, có rất ít cơng trình nghiên cứu vềhoạt động này được cơng bó, và nếu có cũng chỉ nghiên cứu về khía cạnhkinh tế hoặc một vài vấn dé pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán hànghóa qua sở giao dịch hàng hóa. Vì vậy, có thé khang định, đây là cơng trìnhđầu tiên ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu đầy đủ, toàn diện vềpháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng

<small>hóa ở Việt Nam.</small>

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ các van đề lý luận vàthực tiễn về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, pháp luật điều

<small>chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; qua đó tìm giải</small>

pháp hồn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa

<small>qua sở giao dịch hang hóa.</small>

Đề thực hiện được mục đích trên, dé tài đặt ra các nhiệm vụ cụ thé sau:- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động mua bán hànghóa qua sở giao dịch hàng hóa và pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán

<small>hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

với pháp luật của một số nước trên thế giới;

- Đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh

<small>hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.</small>

<small>4. Phạm vi nghiên cứu</small>

Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là đối tượng nghiên cứucủa nhiều ngành khoa học khác nhau. Luận án không tiếp cận nghiên cứu hoạtđộng này dưới góc độ của khoa học kinh tế mà chỉ nghiên cứu dưới góc độkhoa học pháp lý. Cu thé, luận án nghiên cứu những van đề lý luận về muabán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa và pháp luật điều chỉnh hoạt động

<small>mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; nghiên cứu pháp luật thực định</small>

về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa trong tương quan so sánh vớipháp luật một số nước, qua đó chỉ ra những điểm phù hợp cũng như nhữngbat cập, hạn chế của pháp luật hiện hành nhằm đưa ra định hướng và các giảipháp cụ thê hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động này. Luận án cũng chỉnghiên cứu hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa mà đối

<small>tượng của hoạt động này là hàng hóa mang những đặc trưng cơ bản phù hợpvới giao dịch tương lai và các công cụ tài chính phái sinh từ các giao dịch</small>

<small>hàng thực; không mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các hàng hóa đã được</small>

<small>giao dịch trên các sàn giao dịch khác như: chứng khoán (giao dịch trên sở</small>

giao dịch chứng khoán), giá trị quyền sử dụng đất (giao dịch trên sàn giaodịch bất động sản)...

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lénin déluận giải nguyên nhân ra đời, những van dé lý luận về hoạt động mua banhàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa và pháp luật điều chỉnh hoạt động muabán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Luận án sử dụng kết hợp các phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa trong quan hệ so sánh với pháp</small>

luật của một số nước trên thế giới. Đồng thời, luận án cũng sử dụng phươngpháp diễn giải, quy nạp dé đưa ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện phápluật điều chỉnh hoạt động mua ban hàng hóa qua sở giao dịch ở Việt Nam.

<small>6. Những đóng góp mới của luận án</small>

Luận án đạt được những kết quả nghiên cứu mới như sau:

- Luận án đã phân tích quan niệm về mua bán hàng hóa qua sở giao

dịch hàng hóa dưới giác độ kinh tế và pháp lý, từ đó xây dựng một khái niệm

day đủ, trọn vẹn về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; chỉ ra

<small>những đặc trưng pháp lý cơ bản của mua ban hàng hóa qua sở giao dịch hànghóa so với hoạt động mua bán hàng hóa thơng thường; qua đó làm rõ những</small>

lợi ích, rủi ro về mặt kinh tế cũng như những mối quan hệ pháp lý giữa cácchủ thé tham gia hoạt động mua bán đặc thù nay;

- Luận án xây dựng được hệ thống lý luận khoa học về pháp luật điềuchỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, thể hiện thơngqua việc xây dựng khái niệm, phân tích vị trí của chế định pháp luật này tronghệ thống pháp luật thương mại và xác định rõ nội dung của chế định pháp luật

này bao gồm các quy phạm về sở giao dịch hàng hóa, về các chủ thể tham gia

giao dịch, về các loại hợp đồng và về quản lý nhà nước đối với hoạt động mua

<small>ban hàng hoá qua sở giao dich hang hoa;</small>

- Luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đánh giá một cáchtoàn diện, day đủ và có hệ thống về thực trạng pháp luật điêu chỉnh hoạt động

<small>mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam trong quan hệ so</small>

sánh với pháp luật một số nước trên thế giới; chỉ ra những điểm phù hợp,chưa phù hợp, thiếu sót của pháp luật hiện hành vẻ từng nội dung cụ thé như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam;

- Luận án đã đề ra những định hướng khoa học cũng như những giảipháp cụ thể, có giá trị nhằm hoàn thiện các nội dung pháp luật như: hoàn

<small>thiện khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, hồn thiện các</small>

quy định pháp luật về sở giao dịch hàng hóa, hồn thiện các quy định pháp

luật về các chủ thể tham gia giao dịch... Đồng thời, luận án cũng đề xuất một

sỐ giải pháp căn bản, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế địnhpháp luật này vào thực tiễn nên kinh tế Việt Nam trong tương lai;

- Luận án có thé làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng, hoàn thiệnpháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóatrong thời gian tới; trong việc tơ chức và thực hiện chế định pháp luật nàytrong thực tiễn; trong công tác giảng dạy và nghiên cứu các môn khoa học

<small>pháp lý như Luật thương mại, Luật tài chính, Luật chứng khốn... cũng như</small>

cơng tác nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học kinh tế tại các trường Cao

<small>đăng, Đại học đào tạo cử nhân luật, cử nhân kinh tê ở Việt Nam.7. Kêt cầu của luận án</small>

Ngoài Lời nói dau, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 3 chương, cụ thê như sau:

- Chương 1: Những van dé lý luận về mua bán hàng hóa qua sở giao

dịch hàng hóa và pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hang hóa qua sở

<small>giao dịch hàng hóa;</small>

- Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng

<small>hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam;</small>

- Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều

<small>chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Mua bán hàng hóa tương lai được cho là bắt nguồn từ Ấn Độ vàokhoảng những năm 2000 trước Cơng ngun, sau đó xuất hiện ở Hy Lạp côđại. Phương thức mua bán của thị trường hàng hóa tương lai hiện đại bắt

nguồn từ các hội chợ thời Trung cô tại Anh và Pháp vào khoảng thé ky thứ

XII [51, tr. 4]. Tuy nhiên sở giao dịch các hợp đồng tương lai có tơ chức hiệnđại đầu tiên lại là Sở giao dịch lúa gạo Dojima (Dojima Rice Exchange) tại

<small>Osaka, Nhật Bản vào năm 1710 [67].</small>

Ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thị trường hàng hóa tương lai đã hìnhthành vào đầu những năm 1800 Thé ky XIX, ban dau là ở Chicago. Chicagonam ở vị trí đầu mối của Ngũ Đại Hồ, gần với vùng đất chăn nuôi trồng trọtcủa nước Mỹ, vùng Trung Tây khiến nó trở thành trung tâm tự nhiên cho việc

vận chuyên, phân phối và buôn bán các sản phẩm nông nghiệp. Vào những

năm này, đến vụ thu hoạch, các chủ trang trại đồng loạt tiễn hành việc thu

hoạch nông sản và vận chuyên số ngũ cốc từ các trang trại vùng vành đai đến

Chicago để tiêu thụ. Điều này gây ra khủng hoảng vì lượng ngũ cốc cân tiêu

thụ tăng đột biến, vượt quá khả năng về kho chứa của thành phó. Tình trạng

này tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ lợi dụng ép giá, khiến cho giá ngũ cốcgiảm mạnh sau thu hoạch, sau đó lại tăng cao khi nguồn cung được giải tỏa.

Như vậy, việc các chủ trang trại hoặc phải bán với giá rất thấp, hoặc phải vận

chuyển ngũ cốc theo chiêu ngược lại đã gây thiệt hại lớn về kinh tế và làmlãng phí thời gian. Mặt khác, các nhà bn và những người có nhu cầu tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>thụ sản phâm cũng gap rat nhiêu khó khăn khi mat mua, sơ lượng ngũ coc</small>

<small>không đủ cung câp cho nhu câu kinh doanh cũng như sản xt của mình.</small>

<small>Những sự kiện mang tính chu kỳ như vậy đã gây ra những khó khăn</small>

khơng nhỏ cho những người sản xuất lương thực cũng như các nhà đâu cơ vànhững người dùng ngũ cốc làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất,kinh doanh của mình. Do đó, dé giảm thiểu rủi ro, những người nông dân, các

<small>chủ trang trại đã thỏa thuận với các thương nhân và những người tiêu thụ sản</small>

phẩm dé bán số ngũ cốc của mình trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.Những người bán và người mua gặp nhau, thỏa thuận về sô lượng ngũ cốc,

phẩm cấp, giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng và nhận tiền. Ban đầu, những

hành động trên diễn ra một cách tự phát, đơn lẻ, về sau đã trở thành phô biến

<small>do tính ưu việt của nó trong việc tiêu thụ và lưu thơng nơng sản. Một thị</small>

trường mới xuất hiện, đó là thị trường hàng hóa giao sau — thị trường mà ở đóngười bán và người mua gặp nhau dé thỏa thuận, cam kết về việc mua bánhàng hóa vào thời điểm hiện tại, nhưng giao hàng và thanh toán vào một thờiđiểm nhất định trong tương lai.

Vào thời đó, các hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai đã đạt mức tiêu

chuẩn về phẩm cấp, chất lượng, chủng loại... cho một đơn vị hàng hóa. Tuy

nhiên, phần lớn các hợp đồng này đều không được thực hiện đúng bởi cả bênbán lẫn bên mua do những biến động của giá cả hàng hóa. Hơn nữa, thịtrường các hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai khó thanh khoản, rất cần cósở giao dịch hàng hóa với tu cách là chủ thé trung gian kết nối và bảo đảm

<small>cho tính thanh khoản của các giao dịch tương lai. Vì vậy, năm 1848, PhongThương mai Chicago (The Chicago Board of Trade - CBOT), thị trường giao</small>

dịch hop đồng tương lai hiện đại đầu tiên trên thé giới được thành lập [65],

[53, tr.1]. Việc giao thương ban đầu là thông qua các hợp đồng kỳ han. Ban

hợp đồng dau tiên (về ngô) đã được thảo ra vào ngày 13/3/1851. Hop đồng

xác định rõ là 3000 gia ngô sẽ được giao đến Chicago vào tháng 6/1851 với

<small>mức gia | cent theo giá thị trường ngày 13/3 [59].</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Năm 1865, các hợp đồng tương lai tiêu chuẩn hoá mới được giới thiệutại Phòng Thương mai Chicago. Năm 1874, Sở giao dịch hàng nông phẩmChicago được thành lập, đến năm 1898 được đơi tên thành Sở giao dịch hànghố Chicago (The Chicago Mercantile Exchange - CME) va được tổ chức lai

vào năm 1919. Năm 1972, Thị trường tiền tệ quốc tế (International Monetary

Market - IMM), một bộ phận của CME, được thành lập dé cung cap cac hop

đồng tương lai về ngoại hối như hop đồng tương lai đồng bảng Anh, đồng đô la

Canada, đồng mark Đức, đồng yên Nhật, đồng peso Mehicô và đồng francThuy Sĩ. Cuối thập niên 70 của thé ky XX, các hợp đơng tài chính tương lai đãphát triển mạnh mẽ hon, cho phép buôn bán trao đổi trị giá tương lai của các tỷlệ lãi suất. Những hợp đồng mua bán các cơng cụ tài chính được đưa vào giớithiệu năm 1981, đã có tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường.

<small>Như vậy, hoạt động mua bán hàng hóa tương lai và sở giao dịch hàng</small>

hóa ban đầu ra đời trên cơ sở sự phát trién của hoạt động mua bán nông sản,nhằm bảo hiểm rủi ro cho những người sản xuất cũng như kinh doanh các sảnphẩm nông nghiệp. Tuy nhiên ngày nay, các thị trường hàng hoá tương lai đãphát triên hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đây, việc mua bán khơng chỉ diễnra đơi với hàng hóa nơng sản mà chủ yếu là buôn bán, trao đôi và tự bảo hiểm

các sản phẩm tài chính. Do vậy, thị trường hàng hoá truyền thống đã bị thu

hẹp, nhường chỗ cho thị trường tài chính tương lai và thị trường này hiệnđóng vai trị chủ đạo trong hệ thống tài chính tồn cầu, giao dich hon 1,5nghìn tỷ đơ la Mỹ mỗi ngày vào năm 2005 [67].

Mặc dù vậy, thị trường hàng hóa tương lai — nơi giao dịch các hợp đồnghàng hóa ở thời điểm hiện tại, nhưng giao hàng và thanh toán được diễn ravào một thời điểm nhất định trong tương lai có sự phát triển khá thăng trầm.Điều này tác động trực tiếp tới pháp luật điều chỉnh hoạt động mua ban hàng

hóa tương lai ở mỗi nước. Đơn cử như nước Mỹ ở Thế kỷ XIX vừa bị hấp

dẫn, vừa bị khủng hoảng bởi hoạt động giao dịch hàng hóa tương lai. Hàngloạt vụ kiện tụng và tranh cãi đã n6 ra xoay quanh tính hợp pháp của hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

động này. Nhiều nhà sản xuất nông nghiệp và đôi khi, cả các cơ quan lậppháp va Tòa án đều tin rang giao dịch hàng hóa tương lai giỗng như một kiểu

cờ bạc; răng các nhà giao dịch hợp đồng tương lai đã thao túng giá cả trên thị

trường. Vì thế, hàng nghìn kiến nghị gửi lên Nghị viện kêu gọi việc cấm các

hoạt động đầu cơ ngũ cốc. Năm 1812 một đạo luật ở New York đã coi việc

bán khống là bat hợp pháp (đạo luật này được bãi bỏ vào năm 1858); năm1841, một đạo luật ở Pennsylvania đã khiến cho việc bán khống, khi vị thế

<small>giao dịch khơng được thanh tốn trong 5 ngày, trở thành một tội nhẹ (đạo luật</small>

này được bãi bỏ vào năm 1862); năm 1867, Hién phap Illinois da câm việc

bn bán các hợp đồng hàng hóa tương lai (luật này được bãi bỏ vào năm

1869); năm 1879 Hiến pháp California làm mất hiệu lực các hợp đồng hàng

<small>hóa tương lai (luật này được bãi bỏ vào năm 1908); và năm 1882, 1883, 1885bang Mississippi, Arkansas và Texas đã thong qua các đạo luật coi hoạt động</small>

giao dịch hợp đồng tương lai tương đương với hoạt động cờ bạc, do vậy khiến

<small>hoạt động này trở thành một tội nhỏ [59].</small>

Đến năm 1922, Nghị viện Hoa Kỳ đã ban hành đạo luật về hợp đồngtương lai ngũ cốc (Grain Futures Act of 1922). Đạo luật này yêu câu các sởgiao dịch phải có giây phép kinh doanh, hạn chế các hành động thao túng thị

trường và công khai các thông tin giao dịch. Đạo luật về giao dịch hàng hóa

<small>và chứng khốn (1936) (Commodity and Securities Exchange Act of 1936)</small>

quy định: Cơ quan điều tiết sở giao dịch hang hóa (The Commodity Exchange

<small>Authority - CEA) trực thuộc Bộ Nơng nghiệp Hoa Ky có chức năng giám sat,</small>

điều tra các hoạt động giao dịch và khởi tô hành động thao túng giá cả trên thịtrường như một tội hình sự. Đạo luật này cũng hạn chế các hoạt động giaodịch và quy mô vi thế của các nhà đầu cơ, điều chỉnh hoạt động của các nhàbuôn trung gian, cam hoạt động giao dịch quyên chọn đối với các hàng nôngsản nội địa và hạn chế các giao dịch hợp đồng tương lai, chỉ định các hànghóa được giao dịch trên các sở giao dịch có cấp phép. Đạo luật này đã được

sửa đổi năm 1968 dé tăng quyên lực cho cơ quan điều tiết sở giao dịch hang

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hóa, nhưng thực tế nó vẫn chưa được trang bị day đủ dé xử lý khối lượng lớncác giao dịch hàng hóa tương lai bùng nỗ vào thập niên 60 và 70. Vì vậy, năm

<small>1974 Nghị viện đã thơng qua Luật giao dịch hang hóa tương lai (Commodity</small>

Futures Trading Act of 1974). Đạo luật này đã khiến cho sự giám sát liên

<small>bang các giao dịch hàng hóa tương lai của Hoa Kỳ có ảnh hưởng sâu rộng và</small>

thành lập nên Uy ban giao dich hàng hóa tương lai (The Commodity Futures

<small>Trading Commission - CFTC). Luật giao dịch hàng hóa tương lai (1982)</small>

(Futures Trading Act of 1982) sửa đổi bố sung Đạo luật giao dịch hàng hóa

tương lai (1974). Đạo luật này hợp pháp hóa giao dịch quyền chọn đối vớihàng nông sản và xác định rõ ràng hơn phạm vi quyền hạn của Ủy ban giaodịch hàng hóa tương lai (CFTC) và Ủy ban giao dịch và chứng khoán

(Securities and Exchange Commission - SEC). Cụ thé, CFTC điều chỉnh tất

cả các hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với các hợp đồng tương lai đượcgiao dịch trên các sở giao dịch hàng hóa tương lai, SEC điều tiết tất cả cáccơng cụ tài chính trên thị trường tài chính cũng như thị trường quyền chọn các

<small>cơng cụ tài chính. Năm 2000, Nghị viện đã thơng qua Luật hiện đại hóa hànghóa tương lai (Commodity Futures Modernization Act of 2000). Đạo luật nay</small>

tái xác định nhiệm kỳ của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai là 5 năm vàbãi bỏ lệnh cắm người dưới 18 tuổi khơng được giao dịch hop đồng chứngkhốn tương lai đơn lẻ. Đạo luật cũng cố găng tăng tính cạnh tranh và giảmrủi ro có hệ thơng ở các thị trường giao dịch hợp đồng tương lai và chứngkhoán phái sinh phi tập trung (H.R. 5660, Phiên họp thứ 2 Quốc hội khóa thứ

<small>106) [59].</small>

Ở Đức: Phan thứ 50 (2) Luật về Sở giao dich hang hóa Đức (1896)(German Exchange Act of 1896) có những quy định chung cấm giao dichhàng hóa tương lai, đặc biệt là cổ phiếu của các công ty khai thác mỏ và côngty sản xuất. Những giao dịch như vậy chỉ được coi là hợp pháp trong trườnghợp được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thâm quyên và bắt buộc phải

được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Như vậy, các nhà lập pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

người Đức đã đưa các giao dịch mang tính đầu cơ vào một khn khổ riêng,

điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật đặc thù xuất phát từ thực tế là nhữnggiao dịch này có khả năng gây ảnh hưởng đến nên kinh tế nói chung và đếnngành cơng nghiệp sản xuất nói riêng. Cũng vì điều này mà thị trường hànghóa tương lai truyền thông của Đức kém phát triển, dẫn đến hậu quả nướcĐức trở thành trung tâm tài chính yếu trong khu vực. Tuy nhiên, do ảnhhưởng của cuộc cách mạng tài chính và sự phát triển của cơng nghệ truyềnthơng, đặc biệt là sự phát triển của luật pháp Châu Âu buộc các nhà lập phápĐức thông qua Luật về Sở giao dịch hàng hóa Đức (1989) (German ExchangeAct of 1989). Một trong những sửa đổi quan trọng của đạo luật này là bỏ đinhững điều khoản cắm đối với giao dịch hàng hóa tương lai. Mặc dù vậy, cácngân hàng và các nhà đầu tư chiến lược, như các công ty bảo hiểm và cáccông ty chuyên về đầu tư, vẫn rất cân trọng khi giao dịch hàng hóa tương lainhằm duy trì sự ơn định cho các hoạt động của mình. Do đó, việc thành lập

<small>Sở giao dịch hàng hóa tương lai Đức (The German Futures Exchange) được</small>

coi là một trong những yêu tố tiên quyết dé duy trì sự cạnh tranh quốc tế tronglĩnh vực thị trường tài chính Đức và duy trì sự cạnh tranh trên thi trường thếgiới. Thành viên của Sở giao dịch hàng hóa tương lai Đức có thể là thương

<small>nhân - những người hoạt động với vai trò là người tạo lập thị trường; hoặc lànhững nhà giao dịch - những người đại diện cho khách hàng nhưng thực hiện</small>

các lệnh bán và mua băng tài khoản của chính mình [61].

O Australia: Luật Trò chơi (1845) (Gaming Act of 1845) tuyên bố vơhiệu hóa tất cả các hợp đồng hay các thỏa thuận dù là lời hứa danh dự hayđược viết ra trên giấy tờ dé cá cược hoặc lừa đảo, ké cả các hợp đồng tươnglai. Sở dĩ có quy định này vì tại Australia, các giao dịch hợp đồng tương lai bịmang tiếng xấu từ một số thất bại được biết đến rộng rãi của các nhà môi giớivào những năm 70 và 80 của thế kỷ này, đặc biệt là các giao dịch trên thịtrường ngoại hối. Kết qua là đầu tư vào các giao dich hợp đồng tương laithường nhận được những quảng bá khơng có lợi về các vụ kiện liên quan đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hoạt động nay — các vụ kiện minh họa cho những nguy hiểm va chong gaicạm bẫy mà những người mong muốn kiếm được lợi nhuận nhanh khi đánh

cược vào các giao dịch hợp đồng tương lai phải trải qua. Tuy nhiên, Luật về

<small>thị trường hàng hóa tương lai (1979) (Futures Market Act of 1979) đã quy</small>

định: “Một hợp đồng tương lai được tạo ra tại một thị trường tương lai, đượcduy trì bởi một Sở giao dịch hợp đồng tương lai không phải là một hợp đồngkinh doanh cá cược hay lừa đảo”. Luật về kinh doanh hợp đồng tương lai(1986) (Futures Industry Act of 1986) quy định chi tiết, cụ thé hơn về điềukhoản này và được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp (1991) (Corporations Lawof 1991). Cụ thể, điều 1141 Luật Doanh nghiệp (1991) (được thay thế bởi

<small>Luật Doanh nghiệp 2001) (Corporations Act of 2001) quy định:</small>

Chăng có gì trong một điều luật nói về cờ bạc hay cá cược sẽ

<small>ngăn cản việc gia nhập vào hoặc ảnh hưởng tới tính hiệu lực hay việc</small>

bắt buộc thi hành một hợp đồng tương lai được tạo ra: (a) Trên một thị

<small>trường tương lai của một sở giao dịch hàng hoá tương lai hay của mộtsở giao dịch hàng hoá tương lai được công nhận; hay (b) Trên một thị</small>

trường tương lai được miễn thuế; hay (c) Được cho phép bởi các quytắc kinh doanh của một Hiệp hội kinh doanh hợp đồng hàng hoá tương

<small>lai, của một sở giao dịch hàng hoá tương lai hoặc của một sở giao dịch</small>

<small>hàng hố tương lai được cơng nhận [Š7].</small>

Ở Việt Nam, từ xa xưa ở các vùng nông thôn đã xuất hiện hoạt động

<small>“bán lúa non” - hoạt động của những người nơng dân bán những ruộng lúa</small>

<small>của mình cho tư thương trước khi thu hoạch với giá cả được thỏa thuận vào</small>

thời điểm giao kết hợp đồng và giao hàng khi đến vụ thu hoạch. Tuy nhiên, doquy mô nhỏ bé và xuất hiện đơn lẻ, tự phát nên quan hệ này chỉ dừng lại ở cácquan hệ dân sự giữa người nông dân và tư thương. Đến thời Pháp thuộc, loạihình chợ đầu mỗi nơng sản đã được hình thành, nhưng mơ hình này chỉ thựcsự xuất hiện hàng loạt thời gian gần đây theo Chương trình phát triển chợ đếnnăm 2010 của Bộ Thương mại [38]. Hiện nay, mơ hình chợ đầu mơi diễn ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

phơ biến ở Việt Nam, tại đó các thương nhân thực hiện trao đôi, mua bán mộtsố lượng lớn hàng nông sản, thủy hải sản như: chợ gạo ở Tiền Giang, chợ càphê ở Buôn Ma Thuột, chợ hoa ở Đà Lạt, chợ trái cây ở Đồng Tháp... Tạiđây, phương thức giao dịch chủ yếu là giao ngay (tức trả giá và giao hàng vàothời điểm hiện tại), hình thành nên những thị trường bán buôn về một hoặcmột số loại hàng hóa. Các bên cũng có thé thỏa thuận về giá hàng hóa đượcgiao dịch tại chợ vào thời điểm hiện tại, nhưng giao hàng và thanh toán vàomột thời điểm nhất định trong tương lai (giao sau). Cả hai phương thức nàyđều diễn ra trực tiếp giữa người bán và người mua, không thông qua chủ thêtrung gian là sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tiễn, không phải mọichợ dau mối được quy hoạch xây dựng đều hoạt động hiệu quả [35].

San giao dịch hàng hóa dau tiên hình thành ở Việt Nam là San giao

dịch hạt điều do Hiệp hội cây điều Việt Nam phối hợp với Trung tâm giao

dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khốnthành phố Hồ Chí Minh) và một đối tác của Mỹ mở ra ngày 07/03/2002. Tuynhiên, sàn giao dịch này chỉ giao dịch được đúng một phiên duy nhất vàongày khai trương, rồi nhanh chóng “chết yêu”. Tiếp theo là San giao dịch thủysản Cần Giờ (viết tắt tiếng Anh là Can Gio ATC), được Ủy ban nhân dânthành phố Hồ Chí Minh giao cho Cholimex — một doanh nghiệp chế biến thủy

sản làm chủ đầu tư với số vốn 7,5 tỷ đồng trên khuôn viên rộng 5 héc ta với

đây đủ các bộ phận cân thiết cho một sàn giao dịch thủy sản như: ngân hàng,bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, kho chứa hàng, cảng và nhiều cơngtrình phụ trợ khác. Thế nhưng, chỉ sau vài tháng, Can Gio ATC vắng lặngngười giao dịch, nơng dân vẫn thích bán cho thương lái hơn bán trực tiếp chodoanh nghiệp; ngược lại, doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơnmua lẻ qua nơng dân vì họ khơng đủ người, xe dé thực hiện. Vay là Can GioATC “chết không kèn không trống” [35]. Trung tâm giao dich ca phê Buôn

<small>Ma Thuột (Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center - BCEC) được xem là dự</small>

án khả thi nhất. Dự án được phê duyệt vào giữa năm 2003 nhưng đến năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

2005 mới khởi công, trải qua nhiều thay đổi về quy mô va cơ chế, ngày11/12/2008, BCEC chính thức khai trương với số vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng.Tuy nhiên, tròn 1 tháng sau ngày khai trương, BCEC vẫn vắng tanh, khơngbóng người đến mua, bán mặc dù Trung tâm có bề ngồi bề thế với nhiêu loạimáy móc, trang thiết bị hiện đại và nằm ở “thủ phủ” của cà phê Việt Nam vớinhững sản phẩm nỗi tiếng vẻ chất lượng [11]. Sau một năm hoạt động, tình

hình giao dịch của BCEC vẫn khơng mấy sáng sủa [32]. BCEC đang xúc tiến

giao dịch hàng hóa tương lai bên cạnh cơ chế giao ngay đang được áp dụng

<small>hiện nay. Cùng với BCEC, Công ty giao dịch hàng hóa Sài gịn Thương Tín(SACOM - STE) trực thuộc Tập đoàn Sacombank đã cho ra đời ba san giaodịch hàng hóa là sàn giao dịch thép, sàn giao dịch đường và sàn giao dịch hạt</small>

điều. Các hàng hóa được giao dịch tại đây theo cả hai phương thức là giao

ngay và giao sau. Tuy nhiên, các san giao dịch nay vẫn khơng phải là các sởgiao dịch hàng hóa theo đúng nghĩa và mới khởi động tiến trình giao dịch[41]. Bên cạnh đó, với Quyết định số 03/2006/QD-NHNN ngày 18/01/2006và Quyết định số 11/2007/QD-NHNN ngày 15/03/2007 về việc sửa đối, bố

sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam đã cho phép các tơ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có

<small>hoạt động kinh doanh vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép</small>

kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Qua một thời gian phát triểntương đôi ram rộ, đáp ứng yêu cầu mua bán vàng trên tai khoản của một sốlượng khách hàng nhất định, hoạt động này đã bị Ngân hang Nha nước camkinh doanh [8]. Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ việc giao dịch

<small>qua các sàn giao dịch hàng hóa cịn q mới mẻ ở Việt Nam; hành lang pháp</small>

lý điều chỉnh hoạt động này chưa day đủ; hiểu biết của các thương nhân vềphương thức giao dịch này còn khiêm tốn và phiến diện; nhu cầu giao dịchqua sàn của các thương nhân chưa lớn, hơn nữa, các sàn giao dịch chủ yếu ápdụng phương thức giao ngay nên không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu

<small>tư; hàng hóa giao dịch nghèo nàn; độ rủi ro trong giao dịch cao, nhiêu nhà đâu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

tư đã thua lỗ nặng trên thị trường; và trên hết là thói quen giao dịch trực tiếp,nhỏ lẻ, manh mun cịn rất phơ biến trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.

Ké từ năm 2005 trở lại đây, các thương nhân Việt Nam đã tiến hành

<small>mua bán hàng hóa qua các sở giao dịch hàng hóa nước ngồi. Thơng qua cácnhà mơi giới Việt Nam và nước ngoài, các thương nhân Việt Nam đặt các</small>

lệnh mua, lệnh bán lên sàn giao dịch London, New York và chủ yêu giao dịchhai mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam là cà phê và cao su. Những giao dịch

này trên thực tế chủ yêu là giao dịch khống - mua bán một khối lượng hàng

<small>hóa qua Sở nhưng khơng hướng tới việc giao và nhận hàng hữu hình. Do</small>

thiếu hiểu biết về luật pháp và quy tắc kinh doanh của các sản giao dịch hàng

hóa nước ngồi, thiếu kinh nghiệm giao dịch, hạn chế về tiêm lực tài chính;do nhiều thương nhân đã khơng sử dụng các giao dịch này nhằm bảo hiểm rủi

ro cho các giao dịch hàng thực (mặc dù luật pháp Việt Nam bắt buộc phải

thực hiện điều này) nên nhiều thương nhân Việt Nam đã chịu thua lỗ lớn trên

<small>các sở giao dịch nước ngồi [34].</small>

1.1.2. Quan niệm về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóaMua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động rất mới ở ViệtNam, do vậy, việc hiểu đúng khái niệm này làm tiền dé nghiên cứu pháp luậtđiều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có ý nghĩa

<small>quan trọng. Tuy nhiên, trong các cơng trình nghiên cứu cũng như trong các từ</small>

điển, khái niệm này được hiểu theo cách chiết tự từ hai khái niệm “mua bán hàng

<small>hóa” [39, tr. 1147, 94, 777], [36, tr. 421], [53, tr. 267], [40] và “sở giao dich hanghóa” [39, tr. 1461], [53, tr. 585], [40]; theo đó, mua bán hàng hóa qua sở giaodịch hàng hóa là hoạt động mua ban hang hóa tập trung, quy mơ lớn, được thực</small>

hiện thơng qua trung gian với những hàng hóa đạt chuẩn về chất lượng và phảituân thủ quy tắc giao dịch chặt chẽ của các sở giao dịch hàng hóa.

<small>Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được nhìn nhận dưới cácgiác độ sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

e Dưới giác độ kinh tế

<small>Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là phương thức mua bán</small>

hàng hóa qua trung gian, diễn ra trên một thị trường hiện đại — thị trường mà ởđó, “trong cùng một khơng gian, thời gian và địa điểm, khơng có sự xuất hiệnđồng thời của người bán, người mua và khơng có sự hiện diện của hàng hóa”

[28]. Ở phương thức mua bán này, người có nhu cầu bán hoặc mua một loại

<small>hàng hóa được giao dịch trên sở giao dịch đặt lệnh bán hoặc lệnh mua hàng hóa</small>

<small>thơng qua người mơi giới; họ phải trả phí cho người mơi giới cũng như phải ký</small>

quỹ dé đảm bảo giao dịch. Tùy thuộc vào điều kiện của từng khách hàng, đặcbiệt là điều kiện vé tài chính mà khách hàng có thé đặt lệnh trực tiếp thông qua

<small>thành viên của sở giao dịch hoặc đặt lệnh thơng qua người mơi giới của mình,</small>

người môi giới của khách hàng sẽ chuyền lệnh trực tiếp đến thành viên sở giao

dịch hoặc chuyên cho một hay một số chủ thể trung gian trước khi chuyên đến

<small>thành viên sở giao dịch. Khi một lệnh mua được khớp với một lệnh bán, có</small>

nghĩa là một giao dịch đã được thực hiện hay một hợp đồng mua bán hàng hóađã được hình thành. Ở giao dịch này, giá hàng hóa được các bên đặt bán, đặt

<small>mua và được khớp lệnh khơng phải là giá hàng hóa đang giao dịch trên thị</small>

trường vào thời điểm hiện tai, đó là giá giao sau — mức giá được cả bên bán, bênmua tiên liệu sẽ xảy ra trong tương lai tại thời điểm hợp đồng đến hạn, có tính

đến độ rủi ro và những biến động của thị trường. Đây là điểm đặc trưng của quan

<small>hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa: mua bán một lượng hàng theo</small>

tiêu chuẩn, phâm cấp... của sở giao dịch với mức giá xác định vào thời điểm

hiện tại, nhưng giao hàng và thanh toán diễn ra vào một thời điểm trong tươnglai. Các bên khi thiết lập quan hệ khơng có cơ hội biết nhau, không giao dịchtrực tiếp với nhau, không cần quan tâm đến độ tín nhiệm và khả năng thanh toáncủa nhau cũng như chất lượng, phẩm cấp... của hàng hóa, bởi vì những vấn đềnày đều được đảm bảo bởi chủ thê trung gian là sở giao dịch hàng hóa.

<small>Với những phân tích trên, có thê chỉ ra rang, mua ban hang hóa qua sở</small>

<small>giao dịch hàng hóa được thực hiện thơng qua hai nhóm quan hệ: một là nhóm</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>quan hệ dich vụ, hai là nhóm quan hệ mua ban hang hóa. Chính vi vậy, dưới</small>

giác độ kinh tế, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa hướng tới hai

<small>nhóm lợi ích: nhóm lợi ích phát sinh từ quan hệ dịch vụ và nhóm lợi ích phát</small>

<small>sinh từ quan hệ mua bán hàng hóa.</small>

Một là: Nhóm lợi ích phát sinh từ một hoặc nhiễu quan hệ dịch vụQuan hệ dịch vụ là quan hệ giữa người có nhu cầu mua, bán hàng hóaqua sở giao dịch hàng hóa (hay người có nhu cầu sử dụng dịch vụ) với nhữngngười thực hiện dịch vụ. Quan hệ dịch vụ có thê bao gom một hoặc nhiều mỗi

<small>quan hệ trong đó các bên tham gia hướng tới các lợi ích sau:</small>

<small>(1) Quan hệ giữa khách hàng với người mơi giới của khách hàng (người</small>

có quyền nhận ủy thác của khách hàng dé chuyền lệnh bán, lệnh mua của ho

<small>lên sở giao dịch). Trong quan hệ này, khách hàng hướng tới mục tiêu tìm</small>

kiếm lợi nhuận thông qua việc đặt lệnh, khớp lệnh mua, bán hàng hóa qua sở

giao dịch hàng hóa; cịn người mơi giới của khách hàng (nếu có) hướng tới

việc hưởng thù lao khi thực hiện dịch vụ nhận lệnh, chuyền lệnh dé khớp lệnh

<small>giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa.</small>

(ii) Quan hệ giữa người mơi giới của khách hàng (nếu có) với một hoặcmột số chủ thể trung gian (chủ thê thực hiện dịch vu giao dịch hàng hóa tươnglai nhưng không nhận lệnh trực tiếp từ khách hàng và cũng không phải làthành viên sở giao dịch, nếu người môi giới của khách hàng không đủ điềukiện giao dịch trực tiếp với thành viên sở giao dịch); quan hệ giữa người trunggian cuối cùng (nếu có) với thành viên sở giao dịch (người có chỗ hay cócơng giao dịch điện tử trên sở giao dịch; có quyên nhận các lệnh bán, lệnhmua của khách hàng thông qua người trung gian cuối cùng, người môi giớicủa khách hàng hoặc trực tiếp từ khách hang dé chuyên lên sở giao dịch); vàquan hệ giữa thành viên sở giao dịch với sở giao dịch (chủ thể cung cấp cơ sởvật chất và đội ngũ nhân lực dé khớp lệnh, thanh khoản, giao hàng, thanh tốn

<small>và chịu trách nhiệm đơi với mọi giao dịch). Các chủ thê tham gia vào các</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

quan hệ này đều là chủ thê cung cấp dịch vụ, vì vậy đều hướng tới mục đíchhưởng tiền thù lao khi cơng việc của mình đã hồn tất. Mức thù lao mà mỗi

chủ thê được hưởng tùy thuộc vào Quy tắc giao dịch của từng sở giao dịch và

quy định của từng chủ thê trung gian. Đây là lợi ích thiết thực mà các chủ thể

cung cấp dịch vụ hướng đến khi tham gia với tư cách chủ thể thực hiện dịch

vụ. Tuy nhiên, rủi ro mà chủ thê này có thê gặp phải, đó chính là sự kém sơiđộng của thị trường, khi có số lượng khơng lớn các nhà kinh doanh sử dụng

dịch vụ dé thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.

Hai là: Nhóm lợi ích liên quan đến quan hệ mua bản hàng hóa qua sở

<small>giao dich hang hóa</small>

Quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được thiết lập

<small>giữa người bán và người mua thơng qua sở giao dịch; hoặc thành viên sở giao</small>

dịch hàng hóa hoạt động tự doanh, mua bán hàng hóa cho chính mình nhằm

tìm kiếm lợi nhuận. Dé có thé giao dịch, họ phải ký quỹ hay nộp tiền baochứng theo yêu cầu của thành viên sở giao dịch (trường hợp đặt lệnh trực tiếp)

hoặc của người môi giới hay các chủ thể trung gian (trường hợp không đặt lệnh

trực tiếp lên thành viên sở giao dịch). Quan hệ mua bán hàng hóa được giao kếtgiữa người bán và người mua, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ vớinhau về giao hàng, nhận hàng, thanh toán... Tuy nhiên, như đã phân tích,người mua và người bán khơng giao dịch trực tiếp với nhau mà giao dịch quachủ thể trung gian là sở giao dịch hàng hóa. Vì thế, khi một lệnh mua, lệnh bán

<small>hàng hóa được khớp với một lệnh bán, lệnh mua tương thích hay khi một giao</small>

<small>dịch mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được hình thành, người bán,</small>

người mua hàng hóa sẽ khơng có khả năng chịu trách nhiệm trực tiếp trước

nhau mà sở giao dịch hàng hóa (hệ thơng thanh tốn và hệ thông kho của sở) sẽchịu trách nhiệm trước các bên hoặc trước chủ thé trung gian chuyền lệnh trực

tiếp lên sở giao dịch với tư cách chủ thể cung cấp dịch vụ trung gian.

Quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có thể được các

<small>bên thực hiện theo các cách thức nhăm hướng tới các nhóm lợi ích cụ thê sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Cách thứ nhất: Giữ hợp đồng cho đến khi đến hạn, nhận hàng hóa tạihệ thơng kho được chỉ định của sở giao dịch (nêu là bên mua) va giao hànghóa cho hệ thơng kho của sở giao dịch với đầy đủ tiêu chuẩn mà sở giao dịchđặt ra (nếu là bên bán). Bên mua sẽ nhận được lô hàng mà minh đã đặt muatheo giá vào thời điểm khớp lệnh, bất luận giá thị trường vào thời điểm nhậnhàng đã thay đối. Bên bán sẽ bán được lô hàng mà minh đã đặt bán theo giávào thời điểm khớp lệnh, bất luận giá thị trường vào thời điểm giao hàng đãthay đôi. Ca hai bên đều chốt được giá mua, giá bán hàng hóa, qua đó chủđộng được kế hoạch kinh doanh trong tương lai và tính tốn được lợi nhuậnhợp lý ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng.

<small>Như vậy, theo cách này, lợi ích mà hai bên hướng tới là thỏa mãn nhu</small>

cầu về hàng và tiền phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không phụ

thuộc vao sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường. Với lợi ích này,

các nhà kinh doanh có nhu cau thực về hàng hóa sẽ 6n định hoạt động kinhdoanh trong một thời gian dài tùy thuộc vao thời hạn thực hiện hợp đồng. Tuynhiên, việc g1ữ hợp đồng cho đến khi đến hạn để giao và nhận hàng thực quasở giao dich rất hiếm khi xảy ra, bởi vi: (i) Trên thực tế, sở giao dịch vànhững chủ thể trung gian thường đặt ra những quy định rất chặt chẽ về việc

giao hàng thực qua sở giao dich hàng hóa dé hạn chế đến mức tối đa việc giao

nhận hàng thực qua sở; (ii) Rui ro sẽ rơi vào một trong hai bên của hợp đồngkhi giá cả biến động giảm hoặc tăng, vì các bên vẫn phải giao hàng, nhận

<small>hàng theo giá cả đã thỏa thuận trước đó.</small>

- Cách thứ hai: Đồng thời với việc mua bán hàng hóa để phục vụ cho

hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khâu, nhập khâu... của mình, những

doanh nghiệp có nhu cầu mua bán và sử dụng hàng thực trong tương lai đếnsở giao dịch hàng hóa để đặt những lệnh mua, bán đối ứng với những giaodịch mình đang giao kết ngồi sở giao dịch (ví dụ doanh nghiệp xuất khẩu đặtlệnh mua đối ứng, doanh nghiệp nhập khâu đặt lệnh bán đối ứng với cùngđiều kiện). Khi các hợp đồng đến hạn, nếu giá cả biến động tăng, doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nghiệp xuất khâu bị lỗ trong giao dịch hàng thực, bởi vì vẫn phải bán theo giáđã chốt từ trước, nhưng lãi trong giao dịch tương lai qua sở giao dịch hànghóa và ngược lại. Khoản lỗ và lãi này là tương đương nhau và đối ứng nhau,vì vậy doanh nghiệp sẽ tránh được thua lỗ trong giao dịch hàng thực hay tronghoạt động kinh doanh thực tế của mình.

<small>Với cach này, bên ban và mua trong giao dịch hàng hóa qua sở giao</small>

<small>dịch hàng hóa hướng tới mục tiêu tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh</small>

thực tế; hay nói cách khác, họ dùng quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giaodịch hàng hóa để bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh thực tế của mình(hegging). Khi giá cả hàng hóa trên thị trường biến động, họ dùng lợi nhuậncủa một giao dịch dé bù đắp cho rủi ro phát sinh từ giao dịch đối ứng. Mặc dù

<small>nhà kinh doanh không thu được một khoản lợi nhuận nào từ hai giao dịch,</small>

nhưng bù lại, họ cũng không phải gánh chịu một rủi ro nào từ sự biến độngkhó lường của thị trường. Đây là cách mà các nhà kinh doanh nên áp dung dé

<small>đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh hàng thực của họ. Tuy nhiên, khi</small>

đặt lệnh đối ứng qua sở giao dịch hàng hóa, khách hàng phải trả khoản phídịch vụ theo quy tắc của từng sở giao dịch. Do vậy, nếu lợi nhuận phát sinh từ

<small>giao dịch hàng hóa tương lai qua sở giao dịch hàng hóa không lớn hơn khoản</small>

lỗ tương ứng trên thị trường hàng thực, họ vẫn có nguy co bi rủi ro.

- Cách thứ ba: Dat một lệnh bán đối ứng, tức là lệnh thỏa mãn mọi điều

kiện của lệnh mua trước đó (nếu là bên mua); hoặc đặt một lệnh mua đôi ứng,

tức là lệnh thỏa mãn mọi điều kiện của lệnh bán trước đó (nếu là bên bán)trước khi giao dịch đến hạn hoặc thậm chí khi giao dịch đến hạn để thốt khỏivị thé của mình trên sở giao dịch hàng hóa. Khi đã nắm giữ một vi thé (muahay bán) trên sở giao dịch, bất ké lúc nào cho đến khi giao dịch đến hạn, họcũng có thé đặt lệnh đối ứng dé kết thúc nghĩa vụ bán hay mua hàng hóa của

<small>mình trên sở giao dich hàng hóa.</small>

Với cách thức này, lợi ích mà các bên hướng tới là tìm kiếm lợi nhuận

trên cơ sở bién động giá hang hóa trên thị trường giữa thời điểm đặt lệnh và

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

thời điểm thoát khỏi vi thé. Hay nói cách khác, đây là cách các nhà kinhdoanh đầu cơ trên cơ sở sự biến động của giá hàng hóa trên thị trường - “mộthình thức kinh doanh mà một người bán những thứ anh ta không hề sở hữucho một người khơng muốn có hàng hóa đó” [59]. Lợi nhuận cũng như rủi ro

<small>mà họ có được hay gặp phải phụ thuộc hồn tồn vào độ chính xác của sự</small>

phán đoán của họ về biến động giá hàng hóa trong tương lai ngay tại thờiđiểm giao kết hop đồng. Nếu phán đốn đúng, họ có thé được hưởng khoảnlợi nhuận rất lớn từ sự biến động khó lường của thị trường mà không cần phảisở hữu hay giao, nhận một lượng hàng hóa thực nhất định. Tuy nhiên, nếuphán đốn sai, họ có nguy cơ bị thua lỗ nặng, thậm chí “khuynh gia bại sản”do đánh cược vào sự biến động của giá hàng hóa trong tương lai. Vì vậy, mộtsố người lập luận rang: “Đây khơng giống như một thị trường hàng hố mà códáng vẻ của một thị trường tiên đoán” [68]. Đây là các giao dịch chủ yêu diễn

<small>ra trên các sở giao dịch hàng hóa, nhờ đó, các sở giao dịch hàng hóa trở thành</small>

nơi giao dịch tập trung về một hoặc một số loại hàng hóa của một nước, thậm

<small>chí của cả khu vực.</small>

Tóm lại, dưới giác độ kinh tế, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hang

<small>hóa là phương thức mua ban hàng hóa tương lai qua trung gian. Trong hoạtđộng này, bên thực hiện dịch vụ sẽ được hưởng thù lao khi khách hàng thamgia vào các giao dịch mua ban hàng hóa qua sở giao dịch; khách hàng (hay</small>

bên bán, bên mua trong hop đông mua bản) sẽ bảo đảm được kế hoạch kinhdoanh trong một thời gian nhất định, bảo hiểm rủi ro về gia hoặc có lợinhuận hay chịu rủi ro trên cơ sở sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường

vào thời điểm thực hiện giao dịch trong tương lai.<small>® Dưới giác độ pháp lý</small>

Xét về mặt khái niệm, khó có thé tìm thay định nghĩa về mua bán hàng

<small>hóa qua sở giao dịch hàng hóa trong Luật mua bán hàng hóa tương lai hay</small>

Luật về sở giao dịch hàng hóa các nước. Có lẽ, các nước đã phát triển thị

<small>trường hàng hóa tương lai và sở giao dịch hàng hóa hàng trăm năm hoặc những</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nước mới phát triển thị trường này đều quan niệm mua bán hàng hóa qua sở giao

<small>dịch hàng hóa là phương thức mua bán hàng hóa tương lai qua trung gian, bao</small>

gém nhiều hoạt động do các chủ thé khác nhau thực hiện và được điều chỉnh bởitập hợp các quy phạm pháp luật, do vậy, việc đưa ra một khái niệm chung về

hoạt động này sẽ không thật chuân xác va cần thiết. Tuy nhiên, luật pháp các

nước đều khăng định mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt độngthương mại, được điều chỉnh bởi Luật mua bán hàng hóa tương lai hay Luật về

<small>sở giao dịch hang hóa và các văn bản pháp luật liên quan.</small>

<small>Mặc dù không đưa ra khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch</small>

hàng hóa, nhưng trong Luật mua bán hàng hóa tương lai hay Luật về sở giaodịch hàng hóa các nước đều đưa ra khái niệm hàng hóa giao dịch qua sở giao

dịch hàng hóa; khái niệm sở giao dịch hàng hóa; khái niệm hợp đồng tương

lai, hợp đồng quyền chọn — những hợp dong giao dịch qua sở giao dịch hanghóa; khái niệm người mơi giới — chủ thê trung gian thực hiện các giao dịch

<small>qua sở giao dich hang hóa cho các bên... Những khái niệm này giúp định hình</small>

quan niệm về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa theo luật pháp các

<small>nước như theo Luật mua bán hàng hóa tương lai bang Otario, Canada (ban</small>

hành năm 1990, sửa đổi lần cuỗi năm 2010) (Commodity Futures Act), mục

<small>Giải thích từ ngữ [69]; Luật hiện đại hóa hang hóa tương lai Mỹ (2000)</small>

<small>(Commodity Futures Modernization Act of 2000), mục 101: Các định nghĩa[70]; Luật giao dich hàng hóa Singapore (2007) (Commodity Trading Act of</small>

<small>2007), mục 2: Giải thích [71]; Luật giao dịch hang hóa va chứng khoán tương</small>

lai Hàn Quốc (ban hành 1995, sửa đối lần cuối 2004) (Korea Securities and

<small>Futures Exchange Act), mục 3: Giải thích thuật ngữ [72] v.v..</small>

Từ những khái niệm cụ thể theo các Luật trên, có thể thấy, dưới giác độ

<small>pháp lý, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương</small>

mại, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, qua đó các bên giao dịch hướng tới

đối tượng là hàng hóa thực, hữu hình; quyền khơng thực hiện các nghĩa vụ đãphát sinh hoặc hợp đông tương lai, hợp đồng quyền chọn đã được thiết lập

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

qua sở giao dịch. Cu thé, các hợp đồng được thiết lập giữa các chủ thé khi

tham gia vào hoạt động này bao gôm:

(i) Hợp đồng môi giới hay hợp đồng ủy thác giao dịch được ký kết giữakhách hàng (những người có nhu cầu mua, bán hàng hóa qua sở giao dịchhàng hóa nhưng khơng được trực tiếp đặt lệnh lên sở) với thành viên của sởgiao dịch hoặc người môi giới của khách hàng, một hoặc một số chủ thể trunggian (nêu khách hàng không đủ điều kiện giao dịch trực tiếp với thành viên sở

giao dịch). Như vậy, một hoặc một SỐ hợp đồng dịch vụ được thiết lập khi

khách hàng có nhu cầu mua, bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, do đặc

trưng của hoạt động này là giao dịch qua trung gian. Những hop đồng dich vụ

này hướng tới đối tượng là công việc đặt lệnh, nhận lệnh, chuyên lệnh lên sởgiao dịch hàng hóa dé khớp lệnh và là tiền dé, là cơ sở dé khách hàng giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa;

(ii) Hợp đồng tương lai: là hợp đồng theo đó các bên mua bán mộtlượng hàng hóa nhất định với giá cả được xác định vào thời điểm hiện tại,nhưng giao hàng và thanh toán diễn ra vào một thời điểm ấn định trong tương

<small>lai. Hay nói cách khác, khi một lệnh mua hàng hóa được khớp với một lệnh</small>

ban hang hóa tương thích, hay khi một giao dịch được hoàn thành, hợp đồngtương lai sẽ được xác lập. Hợp đồng này do người bán và người mua thiết lập,nhưng không phải trực tiếp với nhau mà thông qua trung gian là sở giao dịchhàng hóa. Theo hợp đồng này, người bán sẽ giao và người mua sẽ nhận hàngtrong tương lai với số lượng, phẩm chất, chủng loại, giá cả... đã thỏa thuậnvào thời điểm giao kết hợp đồng, bất luận giá hàng hóa vào thời điểm giaonhận hang đã thay đổi;

(iii) Hợp đồng quyên chon: là hợp đồng theo đó bên mua quyén có

quyền được mua hay bán, hoặc qun khơng mua hay khơng bán một loại

hàng hóa nhất định với giá cả xác định trong tương lai và phải trả một khoảntiền nhất định. Hợp đồng quyền chọn có một phần nội dung tương tự hợpđồng tương lai, nghĩa là bên mua quyền có quyền nhận hoặc giao một khối

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

lượng hàng hóa xác định trong tương lai với giá cả đã thỏa thuận vào thời điểmgiao kết hợp đồng, nếu giá cả thị trường biến động theo hướng có lợi. Trườnghợp thị trường biến động theo hướng bat lợi, bên mua quyên có quyền khôngthực hiện hợp đông, nghĩa là không giao hoặc nhận hang hóa trong tương laimà khơng bị coi là vi phạm hợp đồng. Để có được quyền này, người muaquyền phải trả một khoản phí nhất định cho người bán quyền vào thời điểm

hợp đồng được xác lập. Đây là những điểm khác biệt giữa hợp đồng quyềnchọn va hợp đồng tương lai. Như vậy, đối tượng hướng tới của hợp đồng quyền

chọn là hàng hóa (trường hợp giao hay nhận hàng hóa), quyền khơng thực hiệnhop đồng (trường hợp khơng giao hay khơng nhận hang hóa);

(iv) Hợp đồng phái sinh từ hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọnđã giao kết: là những hợp đồng đối ứng, có nội dung ngược lại với nội dungcủa hợp đông tương lai, hợp đồng quyền chọn đã giao kết qua sở giao dịch.Cụ thể, khi hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn đang cịn hiệu lực, nếukhơng muốn giữ hợp đồng cho tới khi đến hạn, khách hàng có thể đặt lệnhbán đôi ứng (đối với người mua), đặt lệnh mua đối ứng (đối với người bán)hoặc đặt lệnh bán quyền chọn đôi với người dang nam giữ quyên chọn déthốt khỏi vị thế trên sở giao dịch. Khi đó, đối tượng hướng tới của giao dịchnày chính là hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn đã được giao kết trướcđó. Hay nói cách khác, đối tượng hướng tới của giao dịch này là các cơng cụtài chính phái sinh, được thiết lập trên cơ sở giao dịch hàng thực đã được giaokết. Như vậy, hàng hóa thực, hữu hình khơng phải là đối tượng của giao dịchmà là phương tiện, là công cụ để các bên thiết lập giao dịch. Đây là loại giao

dịch chủ yếu trên các sở giao dịch hàng hóa thế giới hiện nay, vì vậy, các sở

giao dịch hàng hóa trở thành các trung tâm tài chính, nơi tập trung nhu cầugiao dịch của không chỉ các nhà sản xuất, kinh doanh, chế biến mà cịn của

<small>các nhà tài chính và các quỹ đâu cơ.</small>

Đối với Việt Nam, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạtđộng mới mẻ đối với hầu hết các thương nhân và các nhà làm luật. LTM 1997

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

chưa điều chỉnh hoạt động mua bán hang hóa qua sở giao dich hang hóa,trong quá trình soạn thảo LTM 2005, đến Dự thảo 3, hoạt động mua bán nàymới được tính đến. Điều đó cho thay LTM 2005 đã mở rộng đối tượng điều

<small>chỉnh, ghi nhận hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa làmột trong ba phương thức mua bán hàng hóa trong thương mại. Đây là cơ sở</small>

pháp lý quan trọng để các sở giao dịch hàng hóa ra đời và hoạt động tại ViệtNam, tạo điều kiện cho các thương nhân Việt Nam kinh doanh theo hình thứcđây hấp dẫn và rủi ro này.

Khác với các nước có luật riêng điều chỉnh, mua bán hàng hóa qua sởgiao dịch hàng hóa được điều chỉnh bởi LTM 2005 bên cạnh nhiều hoạt động

<small>thương mại khác. Tuy vậy, LTM 2005 đã đưa ra khái niệm “mua ban hàng</small>

hóa qua sở giao dịch hàng hóa” - điều khơng được định nghĩa bởi Luật muabán hàng hóa tương lai hay Luật về Sở giao dich hàng hóa của hau hết cácnước. Theo khoản 1 điều 63 Luật này: “Mua ban hàng hóa qua sở giao dịch

<small>hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc</small>

mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua sở giaodịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của sở giao dịch hàng hóa với giá đượcthỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xácđịnh tại một thời điểm trong tương lai”.

Như vậy, có thể thay, việc đưa ra khái niệm “mua bán hang hóa qua sở

giao dịch hàng hóa” là cố gắng đáng ghi nhận của các nhà lập pháp Việt Nam,giúp các thương nhân Việt Nam có thể hiểu về hoạt động mua bán hàng hóamới mẻ này và giúp định hình quan niệm của luật pháp Việt Nam về hoạtđộng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Đây là việc làm cần thiếtnếu như khái niệm đó phản ánh được đây đủ bản chất của hoạt động. Tuy

<small>nhiên, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động phức tạp với</small>

sự tham gia của nhiều chủ thể và bị chi phối chặt chẽ bởi quy tắc giao dịchcủa từng sở giao dịch hàng hóa cũng như của các chủ thé trung gian, do đó,

<small>việc đưa ra khái niệm vé hoạt động này khó có thê tránh khỏi những khiêm</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

khuyết. Vì vậy, việc ban hành một quy định pháp luật để đưa ra định nghĩa vềhoạt động này là điều cần xem xét kỹ lưỡng nếu sửa đổi các quy định của

<small>LTM 2005 trong tương lai.</small>

<small>Tóm lại, từ việc nghiên cứu khái niệm mua ban hang hóa qua sở giao</small>

dịch hàng hóa dưới giác độ kinh tế và pháp lý, có thể xác định khái niệm mua

<small>bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa như sau:</small>

<small>Mua ban hàng hóa qua sở giao dich hàng hóa là hoạt động mua ban</small>

hang hóa tương lai qua trung gian, được thực hiện trên cơ sở hợp dong, quado các bên mua bản một lượng nhất định của một loại hàng hóa xác định vớigiá cả được thỏa thuận vào thời điểm giao kết hợp động và thời gian giao

hàng được ấn định vào một thời điểm trong tương lai; hoặc mua bản quyên

chon mua, quyền chọn bản một lượng hàng hóa nhất định với giá cả ấn địnhvà giao hàng vào một thời điểm xác định trong tương lai. Việc mua bán này

<small>được thực hiện tập trung qua sở giao dịch hàng hóa, thơng qua một hoặc</small>

nhiêu chủ thể trung gian và phải tuân thủ các quy định pháp luật, quy tắc của

<small>sở giao dịch hàng hóa và nguyên tac cua một hoặc các chu thê trung gian.</small>

1.1.3. Đặc điểm pháp lý cơ bản của mua bán hàng hóa qua sở giao

<small>dịch hàng hóa</small>

Thức nhất: Mua bán hang hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động

<small>mua bán hàng hóa qua trung gian, đó là quan hệ giữa người bản với người mua</small>

hàng hóa thơng qua một hoặc một số chủ thể thực hiện dịch vụ trung gian.

<small>Tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa,</small>

người mua, người bán hàng hóa khơng giao dịch trực tiếp với nhau. Lệnhmua, lệnh bán hàng hóa của khách hàng được chuyền lên sở giao dịch thông

qua người môi giới hoặc chuyên qua một hoặc một số chủ thể trung gian

trước khi lên tới sở giao dịch, nếu khách hàng không thỏa mãn diéu kiện.

<small>Trường hợp thành viên sở giao dịch hoạt động tự doanh, mua bán hàng hóacho chính mình nhăm mục đích lợi nhuận, lệnh mua, lệnh bán của họ cũng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

được chuyên lên sở giao dịch hàng hóa để khớp lệnh và họ cũng có tư cách

của người bán, người mua. Như vậy, những người có nhu cầu mua bán hàng

<small>hóa khi đặt lệnh mua, lệnh bán hàng hóa lên sở giao dịch hàng hóa khơng có</small>

cơ hội biết nhau, khơng giao dịch trực tiếp với nhau, không cần quan tâm đến

<small>khả năng tài chính hay độ tín nhiệm của nhau. Khi lệnh mua của khách hàng</small>

được khớp với lệnh bán tương thích tức hợp đồng mua ban hàng hóa qua sởgiao dịch hàng hóa được hình thành, người mua và người bán phát sinh quyênvà nghĩa vu lẫn nhau nhưng vẫn khơng có cơ hội biết nhau. Ké cả khi hợpđồng mua bán hàng hóa tương lai đến hạn và khách hàng có nhu cầu nhậnhàng thực qua sở, họ cũng khơng giao hàng, nhận hàng và thanh tốn trực tiếp

<small>từ nhau mà thông qua các bộ phận chức năng của sở giao dịch. Thậm chí, khi</small>

hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên phát sinh tranh chấp, họ cũngkhông chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhau mà thành viên sở giao dịch hoặcchủ thể trung gian nhận lệnh trực tiếp từ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm trước

<small>người mua, người bán với tư cách chủ thê cung câp dịch vụ giao dịch.</small>

<small>Nhu vậy, mua ban hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa khác cơ bản với</small>

<small>mua bán hàng hóa thơng thường hay mua bán hàng hóa tương lai ngồi sở</small>

<small>giao dịch hàng hóa, bởi ở đây, người bán và người mua không thỏa thuận và</small>

thiết lập quan hệ một cách trực tiếp mà quan hệ thông qua trung gian. Chủ thêtrung gian sẽ chịu trách nhiệm về mọi dịch vụ mà họ cung cấp và có quyềnthu phí dịch vụ, từ việc nhận lệnh, khớp lệnh đến việc giao hàng, thanh toán

<small>hay thanh khoản theo ngày. Do đó, khách hàng khi tham gia giao dịch chỉ</small>

quan tâm đến lệnh mua, lệnh bán hàng hóa của họ có được khớp hay khơng;

<small>khoản ký quỹ phải đóng và khoản lợi nhuận hoặc rủi ro có được hay phải chịu</small>

là bao nhiêu v.v... Hay nói cách khác, “khi một người bước vào một vi thếtrong hợp đồng tương lai, họ không biết và cũng không quan tâm ai là ngườiở vị thé đối diện với mình. Mặc dù người đó bị ràng buộc với bên kia về cácnghĩa vụ đã thoả thuận theo hợp đồng tương lai, nhưng sở giao dịch hàng hóa

<small>đã chen vào giữa các bên và đóng vai trò đảm bảo cho giao dịch của các bên”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

[60, tr. 55]. Vì vậy, quyên lợi của các bên tham gia giao dịch sẽ được baođảm, rủi ro do vi phạm hợp đồng sẽ được loại bỏ bởi sự tham gia của chủ thê

<small>trung gian [60, tr. 35].</small>

<small>Thự hai: Mua ban hàng hóa qua sở giao dịch hang hóa là hoạt động</small>

mua bán hàng hóa tương lai, theo đó, hàng hóa sẽ được chuyên giao chongười mua vào một thời điểm ân định trong tương lai theo quy tắc của một sởgiao dich hàng hóa nhất định, néu các bên khơng tất tốn hợp đồng bằng lệnhđối ứng

Đây là hoạt động mua bán hàng hóa tương lai nên vào thời điểm giaokết hợp đồng hay thời điểm khớp lệnh, người bán chưa phải giao hàng chongười mua, người mua cũng chưa quan tâm đến sự hiện hữu của hàng hóa. Vìvậy, vào thời điểm đó, người bán chưa phải chuyên giao quyền sở hữu hàng

<small>hóa cho người mua và người mua cũng chưa phải thanh toán giá trị lô hàng</small>

cho người bán. Khi đặt lệnh mua, lệnh bán hàng hóa hay khi muốn giao kéthop đồng, ho chỉ phải đặt khoản tiền ky quỹ. Khoản tiền này có ý nghĩa bảo

đảm cho giao dịch được thực hiện, phịng tránh rủi ro khi có sự biến động giá

cả trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. Mặc dù người bán và người mua bịràng buộc lẫn nhau bởi nghĩa vụ giao hàng, nhận hàng, thanh toán, nhưngnhững nghĩa vụ này chỉ diễn ra trong tương lai nếu các bên thực sự giao vànhận hàng. Nếu điều này xảy ra, việc giao hàng, nhận hàng, thanh toán tiềnhàng trong tương lai cũng không diễn ra vào một thời điểm bất kỳ, mà chỉdiễn ra khi hợp đông đến hạn. Do đó, quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao

<small>dịch hàng hóa khác biệt so với quan hệ mua bán hàng hóa thơng thường, bởi</small>

vì, “Trong các quan hệ mua bán thơng thường, hàng hóa sẽ được chun giao

từ bên bán sang bên mua ngay khi có thê (giao vào thời điểm hiện tại, giao

trong ngày, giao trong tuân, giao trong tháng...), việc thanh toán cũng diễn ra

<small>như vậy; cịn mua ban hàng hóa tương lai, việc giao hàng và thanh toán sé</small>

diễn ra vào một ngày cụ thé, đã được an định trong tương lai [60, tr. 25]. Nếukhông xảy ra việc giao và nhận hàng thực qua sở, đây là hình thức đầu cơ trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

cơ sở biến động của giá cả hàng hóa mà khơng hướng tới việc chun giao

qun sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua.

Thứ ba: Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa hướng tới đối

tượng hàng hóa đặc thù, đó là hàng hóa thực thỏa mãn các điều kiện giao dịchqua sở; hợp đồng tương lai, hợp đồng quyên chọn đối với hàng hóa tương lai

<small>phái sinh từ các giao dịch hàng thực tại đây.</small>

Đối tượng của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa trước hết(nhưng khơng phải chủ u) là hàng hóa thực, hàng hóa là nguyên liệu đầu

vào cho hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khâu, nhập khẩu... Hàng hóa thực

giao dịch qua sở phải thỏa mãn các điều kiện như: có thể tích trữ trong mộtthời gian dài (phù hợp với việc giao nhận trong tương lai); dễ phân loại phamcấp (phù hợp với các nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư); giao dịch với sốlượng lớn (phù hợp với thị trường giao dịch tập trung, quy mơ lớn); bién độnggiá hồn tồn phụ thuộc vào cung câu (khi cung tăng — giá giảm, khi cầu tăng— giá tăng)... Những hàng hóa thực thỏa mãn các điêu kiện giao dịch qua sởgiao dịch hàng hóa gồm các nhóm hàng như nơng sản, năng lượng, kim loạivà là đối tượng của hợp đồng tương lai. Déi với hợp đồng qun chọn, ngồiđối tượng là hàng hóa thỏa mãn các điều kiện trên (khi bên nắm giữ quyềnthực hiện hợp đồng), đối tượng của hợp đồng là quyền không thực hiện cácnghĩa vụ đã phát sinh từ nội dung của hợp đồng quyên chọn.

Đối tượng chủ yếu của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

là các hợp đồng tương lai, hợp đơng qun chọn phái sinh từ các giao dichhàng thực đã được giao kết tại sở giao dịch hàng hóa. Hay nói cách khác,mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa hướng tới đối tượng chính là

<small>các cơng cụ tài chính phái sinh, bởi vì các nhà kinh doanh khi giao dịch qua</small>

sở giao dịch hàng hóa chủ yêu nhằm đầu cơ về giá hàng hóa trong tương lai

dé tìm kiếm khoản tiền chênh lệch. Hàng hóa thực, hữu hình chỉ là công cụ,

phương tiện để các bên thiết lập giao dịch qua sở mà không phải là đối

tượng chủ yếu của giao dịch. Do vậy, đây là điểm đặc thù để phân biệt hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa với mua bán hàng hóa</small>

<small>thơng thường.</small>

Thứ tw: Mua bán hàng hóa qua sở giao dich hàng hóa song song tồn tại

hai nhóm quan hệ: quan hệ mua bán hàng hóa tương lai được thiết lập giữangười bán với người mua thông qua chủ thể trung gian; và quan hệ ủy thác(quan hệ môi giới) được thiết lập giữa khách hàng với thành viên sở giao dịch

<small>hay người môi giới, trừ trường hợp thành viên sở giao dịch hàng hóa hoạt</small>

<small>động tự doanh.</small>

Trước khi thiết lập quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng

<small>hóa, người bán, người mua (gọi chung là khách hàng) phải tham gia vào quanhệ dịch vụ, đó là dịch vụ mơi giới hay ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp</small>

luật từng nước. Nếu khách hàng thỏa mãn điều kiện do thành viên sở giaodịch yêu cầu, họ sẽ tham gia quan hệ dịch vụ trực tiếp với thành viên sở giaodịch; nếu không, họ sẽ tham gia quan hệ với người mơi giới của mình, ngườimơi giới của khách hàng có thé trực tiếp hoặc thông qua một hoặc một vàichủ thể trung gian dé chuyén lệnh mua, lệnh ban của khách hang đến thànhviên sở giao dịch. Như vậy, một hoặc một chuỗi quan hệ dịch vụ được thiết

<small>lập trước khi khách hàng mua, bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Quan</small>

hệ dịch vụ hay những quan hệ dịch vụ này là tiền dé, là điều kiện dé kháchhàng tiến hành mua, bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Khi tham gia

<small>quan hệ dịch vụ, lệnh mua, lệnh bán hàng hóa của khách hàng sẽ được các</small>

chủ thê thực hiện dich vụ chuyên lên sở giao dịch hàng hóa dé khớp lệnh, quađó thỏa mãn nhu câu mua, bán hàng hóa của khách hàng nhằm tìm kiếm lợinhuận. Bù lại, các chủ thê thực hiện dịch vụ trung gian bao gom: thanh viénsở giao dich, người môi giới của khách hàng, một hoặc một số chu thé trunggian (nếu có) và bản thân sở giao dịch sẽ được hưởng thù lao khi lệnh mua,

<small>lệnh bán của khách hàng được khớp trên sở giao dịch. Khoản phí này tùy</small>

thuộc vào số lượng giao dịch của từng loại hàng hóa tại từng sở giao dịch,cũng như phụ thuộc vào ý chí của từng chủ thể trung gian và được nộp cùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

với khoản tiền ký quỹ khi khách hàng đặt lệnh bán, mua. Tuy nhiên, quan hệdịch vụ sẽ không xảy ra nếu thành viên sở giao dịch hàng hóa tự mua, bánhàng hóa cho chính mình nhằm mục đích lợi nhuận.

<small>Khi lệnh mua, lệnh bán hàng hóa của khách hàng được khớp trên sởgiao dịch hàng hóa, hình thành một quan hệ thứ hai là quan hệ mua bán hànghóa qua sở giao dịch hàng hóa. Đây là giao dịch chính, là mục đích của cácbên khi tham gia quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch. Quan hệ này</small>

được thiết lập giữa người bán và người mua hàng hóa với sự tham gia của các

chủ thê trung gian. Quan hệ này được thê hiện dưới hình thức hợp đồng tươnglai, hợp đồng quyền chọn đối với hàng hóa tương lai. Quan hệ mua bán hàng

hóa qua sở giao dịch hàng hóa sẽ chỉ được thiết lập, nếu trước đó, khách hàng

hay những người có nhu câu mua, bán hàng hóa thiết lập quan hệ dịch vụ vớichủ thể trung gian là người môi giới của khách hàng hay thành viên sở giao

<small>dịch hàng hóa, trừ trường hợp thành viên sở giao dịch hàng hóa hoạt động tự</small>

doanh, mua ban hàng hóa cho chính mình nhăm mục đích lợi nhuận.

Thứ năm: Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa bị chi phối bởiluật pháp điều chỉnh quan hệ này và quy tắc giao dịch của sở giao dịch hànghóa, nguyên tắc giao dịch của thành viên sở giao dịch hay chủ thé trung gianmà khách hàng thiết lập quan hệ dịch vụ.

Hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa khơng diễn ratrực tiếp giữa người bán và người mua mà thông qua trung gian, cụ thể làthành viên sở giao dịch, các chủ thé trung gian (nếu có) và các bộ phận chứcnăng của sở giao dịch. Vì vậy, dé đảm bảo qun lợi cho chính mình và lợiich của các chủ thé có liên quan, thành viên sở giao dịch, chủ thể trung gian(nếu có) cũng như sở giao dịch hàng hóa đặt ra các quy định rất chặt chẽ buộccác bên tham gia giao dịch phải tuân thủ. Những quy định này năm trongkhuôn khô pháp luật và là sự chi tiết hóa các quy định pháp luật mà từng sởgiao dịch hàng hóa, từng chủ thể trung gian áp dụng đối với khách hàng cónhu cầu giao dich qua sở giao dịch. Cu thé, các chủ thé trung gian đặt ra các

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

điều kiện chặt chẽ đối với khách hàng khi tham gia giao dịch, đặc biệt là điềukiện về tài chính; quy định nội dung các hợp đồng (tương tự như hợp đồngmẫu) mà khách hàng phải tuân thủ; quy định vấn đề thanh khoản theo ngày,tất toán hợp đồng, giao hàng, thanh tốn khi khách hàng chấm dứt vị thế của

<small>mình trước thời hạn hoặc nhận hàng qua sở giao dịch... Tóm lại, khách hàngkhi tham gia mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa khơng chỉ tn thủ</small>

luật pháp điều chỉnh hoạt động này mà còn phải tuân thủ các quy định chặt

chẽ mà sở giao dịch hàng hóa cũng như các chủ thê trung gian đặt ra.

Như vậy, có thê khăng định rang, mua ban hàng hóa qua sở giao dich

hàng hóa là hoạt động mua bán hang hóa tương lai có nhiều đặc thù so với

<small>mua ban hang hóa thơng thường va mua bán hang hóa tương lai ngoài sở giao</small>

dich. Cụ thể, những điểm đặc thù đó là: (i) Người bán, người mua khơng cócơ hội biết nhau, không giao dịch trực tiếp với nhau, không can quan tâm đếnđộ tín nhiệm của nhau mà tat cả đều được bảo đảm bởi chủ thé trung gian; (ii)

Các bên không cần quan tâm đến sự hiện hữu của hàng hóa cũng như mọi van

dé liên quan đến hang hóa duoc mua bán vào thời điểm giao kết hop dong,bởi vì việc giao hàng (nếu có) sẽ diễn ra vào một thời điểm nhất định trongtương lai; (iii) Khi giao kết hợp đồng hay khi lệnh mua được khớp với lệnhbán tương thích, người mua chỉ phải đặt một khoản tiền ký quỹ để đảm bảocho việc thực hiện hợp đồng mà chưa phải thanh tốn cho tồn bộ giá trị lơ

<small>hàng mình đã đặt mua; người bán cũng chưa phải giao hàng mà chỉ phải đặt</small>

một khoản tiền ký quỹ dé đảm bảo thực hiện nghĩa vụ; (iv) Giá hàng hóa đượccác bên thống nhất qua khớp lệnh khơng phải là giá hàng hóa đang được giaodịch vào thời điểm hiện tại, mà là “giá giao sau” — mức giá được tính tốntrên cơ sở có dự liệu rủi ro trong tương lai đối với cả người bán và người muahàng hóa; (v) Các bên khơng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về sự vi phạmhợp đồng đối với nhau mà chủ thể trung gian sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ravi phạm, tranh chấp liên quan đến giao hàng, thanh toán trong quan hệ muabán. Tuy từng quốc gia mà những quy định pháp luật đặc thù có thé được quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

định trong một phan của hệ thống pháp luật thương mại hoặc năm trong nhiễuvăn bản pháp luật khác nhau, cùng điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa

<small>qua sở giao dịch hàng hóa.</small>

1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

<small>hàng hóa</small>

<small>Mua ban hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động có ý nghĩa</small>

đối với nhà đầu tư, nếu họ hiểu và biết sử dụng phương thức này để phòng

ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt, ở những nước có nên kinh tế thịtrường phát triển, phương thức này tỏ ra khá hiệu quả khi thu hút một lượng

<small>khách hàng lớn, tạo nên một thị trường sôi động với các loại hàng hóa có tính</small>

thanh khoản cao, mang lại cơ hội đầu tư cho nhiều đối tượng khác nhau. Cụthể, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa giúp các nhà đầu tư tự

phòng ngừa rủi ro và đầu cơ nhằm mục đích lợi nhuận, đồng thời có thể tham

chiều giá cả hình thành trên thị trường sở giao dịch hàng hóa cho hoạt động

<small>kinh doanh hàng thực của mình.</small>

Thứ nhất: Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa cho phép cácnhà đầu tư tự phịng ngừa rủi ro trên thị trường hàng thực bằng việc giao kếtnhững hop đồng đối ứng trên sở giao dịch hàng hóa. Hay nói cách khác, muabán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa giúp các nhà đầu tư trên thị trườnghàng thực “quản lý rủi ro bang tự bảo hiểm” [51, tr. 13] trên thị trường hang

<small>hóa tương laI.</small>

Hoạt động kinh doanh của nha dau tư trong nén kinh tế thị trường chịusự tác động mạnh mẽ của quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu và luôn biếnđộng khơng phụ thuộc vào ý chí của các nhà đầu tư. Để phục vụ cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, xuất khâu, nhập khẩu của minh, các nhà kinhdoanh ln phải ký những hợp đồng mua bán hàng hóa trên thị trường hàngthực. Những hợp đồng này tiềm ấn nguy cơ rủi ro rất cao vì giá cả hàng hóaln biến động mà họ phải chốt giá vào thời điểm giao kết hợp đồng. Do đó,

</div>

×