Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC - NGA ĐỐI VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>_____KINH TÉ THÉ GIỚI - KHU vực_____</b>

<b>Tác động của quan hệ kinh tế Trung Quốc - Nga đến kinh tế thế giới và Việt Namn</b>

<b><small>HOÀNG THÉ ANH*</small></b>

<b><small>*Viện Kinh tế và Chính trị thế giói</small></b>

<i><small>^Bài viết là kết quả nghiên cứu của Để tài độc lập quốc gia: "Quan hệ kinh tế Mỹ - Trung Quốc- Nga trong bối cảnh quốc tế mới: Tác động, ảnh hưởng và đơi sách của Việt Nam”. Mã số: ĐTĐL.XH-02/21.</small></i>

<i><b>Tóm tắt: Bài viết đặt quan hệ thương mại, đầu tư, tiền tệ, năng lượng giữa Trung Quốc </b></i>

<i>và Nga trong mối tương quan quan hệ kinh tế với thế giới cho thấy: Tác động quan hệ thương mại Trung Quốc - Nga đến thương mại thế giới là nhỏ; Mức độ ảnh hưởng của đồng nhân dãn tệ, đồng rúp đoi với thanh toán quốc tế là chưa lớn; Do mức đầu tư song phương q ít, nên khơng thể có những tác động nhiều đối với dịng vơn dâu tư quôc tế; Tuy nhiên, tác động của xu hướng gia tăng hợp tác năng lượng giữa Trung Quôc và Nga đối với thế giới là lớn. Dựa trên cơ cấu thương mại Trung Quốc - Nga trong bổi cảnh hai nước này gia tăng hợp tác, bài viết cho rang, quan hệ kinh tế Trung Quốc - Nga có thể tác động đến một số lĩnh vực của Việt Nam, cụ thế: Việt Nam giảm xuất khẩu nhiên liệu khoáng sản sang thị trường Trung Quốc, trong khi đó sẽ gia tăng nhập khẩu năng lượng sơ cấp từ Nga, đa dạng hóa nguồn cung khí đơt cho Việt Nam; Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc tại thị trường Nga.</i>

<i><b>Từ khóa: </b>Quan hệ Trung Quốc - Nga, thương mại, đầu tư, năng lượng, đồngNDT, đồng rúp.</i>

Q

<sup>uan hệ kinh tế Trung Quốc - Nga đã và </sup>đang có những chuyển động xích lại gần nhau hơn trong bối cảnh Mỳ và phương Tây liên tiếp đưa ra những biện pháp trừng phạt về kinh tế đối với Nga sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine từ cuối tháng 2/2022 đến nay. Quy mô thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và Nga trong những năm qua chưa phải là lớn so với các đối tác khác của Trung Quốc nên mức độ tác động đến kinh tế thế giới cũng không phải là nhiều và chỉ phần nào tác động đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với hai quốc gia này. •

<b>1. Nhũng nét chính trong quan hệ kinh tế Trung Quốc - Nga gần đây</b>

Việc phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014 (Alicia Garcia Herrero & Jianwei Xu, 2016) đã làm cho các nhà lãnh đạo chính trị Nga càng nhiệt tinh tăng cường quan hệ kinh tế song phương với Trung Quốc, đồng thời cải thiện khả năng tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước (Heli Simola, 2016: p. 4).

<i>về quan hệ thương mại, năm 2014, kim </i>

ngạch thương mại song phương đạt 95,285 tỷ USD. Trong hai năm 2015 và 2016, do các yếu tố tác động từ bên ngoài như giá dầu mỏ trên thế giới giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, thương mại song phương sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, kê từ năm 2017, hai nước đã áp dụng một loạt biện pháp

<i><b><small>Những vấn đề KINH TÉ VÀ CHÍNH TRỊ THÉ </small></b></i><b><small>GIỚI số 8(316) 2022</small></b>

<b>3</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Tác </small>động<small> của </small>quan<small> hệ kinh tế </small>Trung Quốc<small> - Nga...</small>để thúc đẩy kim ngạch thương mại phục hồi nhanh chóng (Jonathan E. Hillman, China and Russia, 2020: 2). Năm 2018, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đạt 107,057 tỷ USD, lần đầu tiên vượt qua mốc 100 tỷ USD, tăng 27,1% và tốc độ tăng trưởng đứng thứ nhất trong số mười đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc. Năm 2019, thương mại song phương Trung Quốc - Nga tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2018 lên 110,794 tỷ USD. Tỷ trọng kim ngạch thương mại Trung Quốc - Nga trong tồng kinh ngạch thương mại cùa Nga tăng lên 16,6%, tăng chín điếm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018. Bước sang năm 2020, mặc dù chịu tác động của Đại dịch Covid-19, kim ngạch thương mại Trung Nga giảm nhẹ, nhưng vần duy trì ở mức hơn 100 tỷ USD Q43i.¥, 2021), cụ thể là đạt 107,765 tỷ USD, giảm 2,9% so với năm 2019 (Mofcom.gov.cn, 2020).

Xét về cán cân thương mại của Trung Quốc với Nga từ năm 2014 đến năm 2020 cho thấy, một xu hướng rõ ràng là Trung Quốc đã chuyển từ thặng dư (xuất siêu) thương mại sang thâm hụt (nhập siêu) thương mại chỉ trong vài năm. Từ năm 2014 đến năm 2017, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Nga lần lượt là 12,080 tỷ USD, 1,569 ty USD, 4,069 tỷ USD và 1,7 tỷ USD, thâm hụt thương mại từ năm 2018 đến năm 2020 lần lượt là 3,848 tỷ USD, 11,347 tỷ USD và 6,596 tỷ USD (74ĩí, đd.).

<i>về quan hệ đầu tư, cuối tháng 4/2012, hai </i>

nước thành lập Quỳ đầu tư Trung Quốc - Nga, mỗi bên bỏ vốn một tỷ USD, Trung Quốc đưa ra Sáng kiến “Vành đai và Con đường” thúc đấy doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra ngoài, tháng 9/2018, tại Diễn đàn Kinh tế phương Đơng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố thành lập Quỳ đầu tư phát triển hợp tác khu vực Trung Nga tổng quy mô vốn là 100 tỷ NDT, trong giai đoạn đầu đầu tư vốn là 10 tỷ NDT (ặỉ$T,&ặ^e, 2019: pp. 48 - 49). Mặc du vậy, lượng đầu tư hàng năm của Trung Quốc vào Nga cũng khơng nhiều. Ví dụ như đầu tư của Trung Quốc vào Nga chỉ có 0,34 tỷ USD năm 2020; Trong khoảng 20 - 25 năm lại đây,

<b><small>Hoàng Thế Anh</small></b>

Trung Quốc đầu tư khoảng 50 tỷ USD tại Nga. Trong khi đó, năm 2020 đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài là 153,7 tỷ USD (ndrc.gov.cn, 2021). Tại thời điểm tháng 12/2020, Nga có năm dự án đầu tư tại Trung Quốc với số vốn là 5,8 tỷ USD (Xem China Sputnik News, 2021).

<i>về quan hệ tài chinh tiền tệ, Trung Quốc và </i>

Nga bắt đầu sử dụng đồng nội tệ cho thương mại song phương vào năm 2010 và mở dịng hốn đổi tiền tệ đầu tiên vào năm 2014 (Jonathan E. Hillman, 2020). Năm 2019, Nga và Trung Quốc tiếp tục giảm bớt việc sử dụng đồng USD trong thương mại song phương giữa hai nước. Dừ liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy trong nửa đầu năm 2019, chỉ có 39% hàng hóa xuất khấu của Nga sang Trung Quốc được lập hóa đơn bàng USD, trong khi tỷ lệ này vần là 75% trong năm 2018. Một phần lớn xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc trong nửa đầu của năm 2019 được lập hóa đơn bằng đồng euro (46% trong 2019, tăng từ mức 12% cho cả năm 2018). Thị phần của đồng rúp cũng tăng nhẹ lên 9%. Trong nhiều trường hợp, đồng USD vẫn là đơn vị tiền tệ lập hóa đơn thống trị đơi với hàng hóa nhập khâu vào Nga từ Trung Quốc (67% trong năm 2019, giảm so với 72% trong năm 2018), nhưng tỷ trọng của các đồng tiền khác ngoài USD, là euro và rúp đã tăng lên 24% (19% vào năm 2018). Có nhiều khả năng, sự thay đổi này phản ánh việc sử dụng đồng NDT làm đơn vị tiên tệ lập hóa đơn ngày càng tăng trong hàng hóa nhập khau vào Nga từ Trung Quốc (Riikka Nuutilainen and Jouko Rautava, 2020: p. 11).

Việc Nga ngày càng sử dụng đồng NDT trong việc lập hóa đơn thương mại và dự trừ tiền tệ đã giúp Trung Quốc đạt được nguyện vọng quốc tế hóa đồng NDT của mình. Nga cũng tham gia vào tất cả các sáng kiến chính cùa Trung Quốc được thiết lập trong những năm gần đây nhàm thúc đấy vai trò của Trung Quốc như Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và Ngân hàng Phát triển Mới BRICS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>Hoàng Thế Anh</small></b>

Nhưng ngược lại, việc sử dụng đồng rúp ở Trung Quốc vần không được coi là quan trọng (Riikka Nuutilainen & Jouko Rautava, đd.).

<i>về hợp tác năng lượng, năng lượng là trụ cột </i>

kinh tế quan trọng nhất của Nga. Kê từ khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, Mỳ đã cấm các giao dịch bàng USD, hạn chế tài trợ bàng USD, hạn chế chuyển giao công nghệ, ngăn chặn việc xây dựng đường ống và áp đặt các biện pháp trừng phạt “chính xác” đối với các cơng ty năng lượng lớn của Nga và những người có trách nhiệm của các công ty này. Các biện pháp trừng phạt mà Mỳ áp đặt đã hạn chế rất nhiều khả năng ngành năng lượng Nga thu được vốn và công nghệ từ phương Tây, đồng thời cũng thu hẹp không gian xuất khấu năng lượng của Nga ở một mức độ nhất định. Vì vậy, việc đẩy nhanh việc mua lại vốn, công nghệ và thị trường xuất khẩu từ Trung Quốc đã trở thành lựa chọn quan trọng để ngành năng lượng Nga vượt qua khó khăn, đồng thời cũng trở thành hướng điều chỉnh chiến lược năng lượng đối ngoại của Nga. Trên thực tế, ngành năng lượng Nga đã được hưởng lợi rất nhiều từ Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong trường hợp cung vượt cầu trên thị trường dầu khí quốc tế, Nga đã tiếp cận được thị trường để bán dầu khí khổng lồ như Trung Quốc, thực hiện một sự điều chỉnh lớn trong chiến lược năng lượng đối ngoại và giảm đáng kể áp lực do các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga sang Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng. Từ năm 2014 đến năm 2020, xuất khấu dầu của Nga sang Trung Quốc liên tục tăng, từ 33,1082 triệu tấn năm 2014 lên 83,57 triệu tấn năm 2020, tăng 129% trong sáu năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 21,8%. Từ năm 2016 đến năm 2018, Nga đã vượt qua Ả-rập Xê-út trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc trong ba năm liên tiếp, và Trung Quốc trở thành thị trường có triển vọng xuất khẩu dầu tốt nhất của Nga. Nhờ đường ống “Sức mạnh của Siberia” và dự án Yamal LNG mới được khởi động, Nga đã nhanh chóng tăng

Tácđộng<small> của </small>quan<small> hệ kinh tế </small>TrungQuốc <small> Nga...</small>quy mơ đường ống dẫn khí đốt tự nhiên và xuất khẩu LNG sang Trung Quốc. Trong lĩnh vực đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, vào tháng 5/2014, Gazprom và Tập đồn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã ký hợp đồng mua bán khí đốt tự nhiên có thời hạn 30 năm với tổng khối lượng giao dịch là 400 tỷ USD. Vào ngày 2/12/2019, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên dài nhất thế giới với tổng chiều dài hơn 8.000 km - đường ống dẫn khí đổt tự nhiên tuyến Trung Quốc - Đơng Nga đã chính thức đi vào hoạt động. Nga bắt đầu cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống này và sản lượng truyền dẫn khí tăng qua tùng năm, cuối cùng đạt 380.100 triệu mét khối mồi năm. Với việc khai trương và vận hành đường ống dẫn khí đốt tự nhiên này, Nga cuối cùng đã có được một thị trường bán khí đốt tự nhiên lớn và ổn định bên ngoài châu Âu. Đây là điều tốt đối với Nga, nước đang phải đối mặt với thách thức to lớn của cuộc “cách mạng dầu đá phiến” và vấp phai các lệnh trừng phạt năng lượng cúa Mỹ 2021).

<b>2. Tác động của quan hệ kinh tế Trung Quốc - Nga đến kinh tế thế giói</b>

Mức độ tác động của quan hệ kinh tế Trung Quốc - Nga đối với kinh tế thế giới trong các lĩnh vực là khác nhau. Các lĩnh vực thương mại, đầu tư và tiền tệ có rất ít tác động đến kinh tế thế giới chưa lớn. Riêng lĩnh vực năng lượng có ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể như sau:

<i>Một là, tác động đối với thương tnại hàng hóa thế giới tương đối nhỏ</i>

Từ sau Khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến nay, số liệu cho thấy mức độ tác động của quan hệ thương mại Trung Quốc - Nga đối với thương mại toàn cầu là tương đối nhỏ so với tiềm năng, lợi thế vừa là nước láng giềng có đường biên giới dài và quan hệ chính trị tốt. Bảng 1 dưới đây cho thấy, tỷ lệ thương mại Trung Quốc - Nga trong tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với the giới các năm 2011, 2015, 2019, 2020 và 2021 là rất thấp, dao động từ trên 1,7% đến hơn 2,4%, trong khi đó, năm 2020 tỷ lệ kim ngạch thương mại của

<i><b><small>Những vấn đề KINH TÉ VÀ CHÍNH TRỊ THÉ </small></b></i><b><small>GIỚI số 8(316) 2022</small></b>

<b>5</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>Tác </small>động <small>của quan hệ kinh </small>tềTrungQuốc Nga... <b><small>Hoàng Thế Anh</small></b>

Trung Quốc với ASEAN, EU, Mỳ, BRICS, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Australia lần lượt là 18%, 17%, 16%, 9%, 8%, 8%, 7%, 7%, 5%... (Images.mofcom.gov.cn, 2021) và năm 2021 kim ngạch thương mại hai

chiều Trung Quốc - Nga chi chiếm 0,515% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu (kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2021 đạt 28.500 tỷ USD) (Xinhua Silk Road information service, 2022).

<i><b>Bang 1: </b></i><b>Tỷ lệ thương mại Trung Quốc - Nga trong tổng kim ngạch thương mại của TrungQuốc vói thế giói các năm 2011, 2015, 2019, 2020 và 2021</b>

<i>Đơn vị: Tỷ USD</i>

<b>Kim ngạch thưong mại Trung Quốc - </b>

<b>Kim ngạch thương mại của Trung Quốc </b>

thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của Covid-19 (Soha, 2022).

Tuy nhiên điều đáng chú ý là, Trung Quốc và Nga đều là thành viên của WT0 (tháng 12/2001 Trung Quốc gia nhập WT0; tháng 8/2012 Nga gia nhập WT0) và là người phát ngôn của các nền kinh tế mới nổi. Họ có khả năng sẽ cùng tác động đến các quy tắc và các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế trong bối cảnh thương mại quốc tế có thể suy giảm, các nước có thế giảm mức phụ thuộc vào thương mại quốc tế và lui vào tự cung, tự cấp do ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ukraine đang diền ra.

<i>Hai là, mức độ ảnh hưởng của đồng NDT và đồng rúp trong thương mại và thanh tốn quốc tế chưa nhiều.</i>

Sau khủng hoang tài chính tiền tệ thế giới, cả Trung Quốc và Nga đều mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính phương Tây (Jonathan E. Hillman, 2020: p.5). Năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>Hoàng Thế Anh</small></b> Tácđộngcủaquan<small> hệ kinh tế </small>TrungQuốc <small> Nga...</small>

2009, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc hợp tác với Nga phát hành thẻ ghi nợ, cho phép người dùng rút tiền mặt bằng đồng NDT, rúp và USD từ các máy ATM ở Nga

2019: p. 51). Trung Quốc và Nga bắt đầu sử dụng đồng nội tệ cho thương mại song phương vào năm 2010 và mở dịng hốn đổi tiền tệ đầu tiên vào năm 2014 (Jonathan E. Hillman, 2020). Năm 2010, đồng NDT và đồng rúp chính thức niêm yết giao dịch trên thị trường tiền tệ của cả hai bên. Năm 2014, China UnionPay hợp tác với Nga để phát hành thẻ UnionPay bằng đồng rúp và NDT. Năm 2014, các ngân hàng của hai bên đã ký thỏa thuận hoán đổi đồng nội tệ là 150 tỷ NDT. Ngoài ra, để giải quyết các nhu cầu cấp thiết của Nga, trong năm 2014 và 2015, Trung Quốc đã cho các tổ chức tài chính tiền tệ và phi tiền tệ ngồi ngân hàng của Nga vay lần lượt là 13 tỷ USD và 18 tỷ USD. Tổng số tiền cho vay từ năm 2016 đến năm 2018 cũng hơn 10 tỷ USD. Năm 2015, nền tảng thanh toán thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc - Nga đầu tiên được thành lập tại thành phố Tuy Phân Hòa tỉnh Hắc Long Giang. Ngân hàng Cáp Nhĩ Tân cũng lần đầu tiên ra mắt hoạt động kinh doanh thanh toán trực tuyến thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc - Nga. Năm 2016, Ngân hàng Trung ương Nga đã đưa đồng NDT vào dự trữ’ vàng và ngoại hối của nước này. Năm 2018, đồng NDT chiếm gần 15% trong tổng dự trữ vàng và ngoại hối của Ngân hàng trung ương Nga. Các tổ chức hoạt động kinh tế của hai nước có thể quyết định sử dụng tự do chuyến đối tiền tệ, đồng NDT và đồng rúp thanh tốn hàng hóa và dịch vụ. Năm 2019, hai nước đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc quá độ chuyển đổi sang thanh toán bằng đồng nội tệ. Theo thống kê của Nga, hiện có hơn 170 ngân hàng và công ty môi giới ở Nga tham gia giao dịch bàng đồng NDT trên Sàn giao dịch chứng khốn Moscow, ngồi ra cịn có Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện các giao dịch bằng đồng NDT ưên sàn giao dịch của Nga (iff,2019: p.52).

Trong bối cảnh xung đột vũ trang Nga - Ukraine, Nga bị Mỹ và các nước phương Tây loại ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), xu hướng sử dụng đồng NDT trong việc lập hóa đơn hàng hóa của Trung Quốc vào Nga tăng lên, hay là gần đây, Nga yêu cầu các nước sử dụng đồng rúp trong việc thanh tốn khí đốt tự nhiên thay đồng USD và EURO, đồng rúp của Nga đã lên giá. Mặc dù vậy, đồng USD và đồng EURO vẫn được sử dụng rộng rãi, đồng NDT trong thanh toán giữa hai nước Trung Quốc - Nga, dự trừ ngoại tệ của Nga ở một tỷ lệ nhất định2, tuy nhiên đồng NDT và đồng rúp chưa có khả năng thay thế đồng USD và đồng EURO trong thời gian ngắn. Bởi vì đồng NDT hiện nay là một trong năm đồng tiền được thanh toán rộng rãi nhất trên thế giới, tỷ lệ thanh tốn cịn ít, khoảng 2,7%3, vẫn chưa được công nhận là một đồng tiền quốc tế chính, cịn đồng rúp chưa phải là đồng tiền thanh toán quốc tế.

<small>2 Đáng chú ý là, theo thống kê của Ngân hàng Trung ương và Cục Hải quan Nga, hiện nay thanh toán bằng đồng NDT trong thưong mại Trung Quốc - Nga chiếm hon 17%, tỷ lệ dự trữ đồng NDT trong dự trữ tiền tệ quốc tế của Nga hon 12%... (Cpc.people.com.cn, 2022).</small>

<small>3 Vào thời điểm tháng 12/2021, mức thanh toán của các đồng tiền chủ yếu trên toàn cầu lần lượt là USD chiếm 40,51%, đồng euro chiếm 36,65%, đồng Bảng Anh chiếm 5,89%, đồng NDT chiếm 2,7%, đồng Yên Nhật chiếm 2,58% (News.cctv.com, 2022).</small>

Hơn nữa, ngay cả Trung Quốc thành lập Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS: Cross-Border Interbank Payment System) vào tháng 4/2012, nhưng các ngân hàng nước ngoài cho rằng việc thay thế một mạng lưới thanh toán mới nhằm phục vụ các khách hàng Trung Quốc bên ngoài khu vực là việc chưa cần thiết. Tiếp đó, các đối tác trực tiếp của CIPS vẫn cần phải thơng qua SWIFT đế hồn tất các giao dịch của mình. Đồng thời, các cơng ty Trung Quốc khi hoạt động trên toàn cầu chủ yếu sử dụng hệ thống tài chính Mỹ để trả lương cho nhàn viên, mua nguyên vật liệu và đầu tư. Tuy là nước xuất khấu lớn nhất thế giới nhưng Trung Quốc giao dịch hầu như bằng

<i><b><small>Những vấn đề KINH TÉ VÀ CHÍNH TRỊ THÉ GIỚI số 8(316) 2022</small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tácđộng<small> cùa </small>quan<small> hệ kinh </small>tề<small> Trung</small> Quốc <small>Nga...</small>đồng USD (Báo điện từ Người iao động, 2022). Mặc dù Nga đã thiết lập một hệ thống thanh toán riêng có tên là SPFS (System for Transfer of Financial Messages), tuy nhiên, dung lượng cho nội dung tin nhan chuyến tiền bị hạn chế và giao dịch qua SPFS chỉ được thực hiện vào ngày làm việc trong tuần. Hiện nay, chưa có nhiều ngân hàng nước ngồi kết nối với SPFS, do đó hệ thống này khơng giúp ích nhiều cho Nga trong thanh toán quốc tế. Hệ thống thanh toán CIPS cũng được xem là một giải pháp thay the SWIFT. Nga cũng có thể sẽ phải sử dụng tiền điện tử trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, những lựa chọn trên không được xem là sự thay thế hoàn hảo cho SWIFT (Báo Nhân dân điện từ, 2022). Xét về quy mơ, C1PS vẫn cịn rất khiêm tốn so với SWIFT - Hệ thống thanh toán quốc tế hiện có hơn 11.000 thành viên và xử lý khoảng 42 triệu giao dịch mồi ngày, trong khi đó, CIPS mới có khoảng 1.300 thành viên (chủ yếu là các cá nhân và tổ chức ở Trung Quốc) và xử lý khoảng 13.000 giao dịch mồi ngày, về độ bao phủ, SWIFT bao phủ đến hơn 200 quốc gia và khu vực nhiều hơn hệ thống CIPS mới chỉ có mặt ở 103 quốc gia và khu vực (Truyền hình VTC, trang tin điện tử, 2022).

Ngồi ra, theo nghiên cứu của Guo Xiaoqiong (®B^ỈS, 2017), ở khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Nga mức độ thanh tốn bằng đồng nội tệ cũng khác nhau, có tỉnh thì sừ dụng một lượng tương đối đồng nội tệ trong thanh tốn, nhưng cũng có tỉnh khơng thực hiện được việc thanh tốn bàng dồng nội tệ. Ví dụ như trường hợp của Khu tự trị Nội Mông, tháng 12/2005, Chi nhánh Mãn Châu Lý của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Chi nhánh Chita của Ngân hàng Ngoại thương Liên bang Nga và Ngân hàng Ngoại thương Viền Đông của Nga đã cùng nhau thiết lập các tài khoản ngân hàng đại lý, nhưng cho đến thời điểm năm 2017, việc thanh toán thương mại biên giới của Khu tự trị Nội Mông vẫn sử dụng đồng USD là chủ yếu, lượng sử dụng đồng nội tệ trong thương mại và thanh toán rất nhỏ, cho dù cửa khấu Mãn Châu Lý là cửa khẩu đường bộ lớn nhất của Trung Quốc, lượng thương mại và

<i>Ba là, xu hướng gia tăng hợp tác năng lượng Trưng Quốc - Nga tác động lớn đến kinh tế thế giới</i>

Trong lĩnh vực năng lượng, Nga chiếm vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt, dầu mỏ và than đá, đồng thời là nhà sản xuất lớn các khoáng sản như bạch kim, bạc, coban, niken và uranium. Ngược lại, Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất khí đốt, dầu mỏ, than và sử dụng hầu hết các loại khống sản chính trên thế giới. Nước này đang cố gắng thay thế nhiên liệu than bằng khí trong sản xuất năng lượng để giảm thiểu ô nhiễm khơng khí (Báo điện tử tiếng Việt tại Nga, 2021). Chính điều này cho phép nhận định rằng, quan hệ hợp tác, cạnh tranh hay mâu thuần giữa Trung Quốc và Nga đều tác động lớn đến cung cầu năng lượng, giá năng lượng trên thế giới. Ví dụ như Trung Quốc có nhu cầu năng lượng khổng lồ phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu dầu của thế giới. Trung Quốc, Nga, các nước còn lại cua khối BRICS cùng là các nước đang phát triển, đang tiến hành xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên lượng tiêu thụ dầu thô vẫn tăng trong giai đoạn 2008 - 2019, năm 2019, lượng tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc, Nga, Án Độ, Brazil và Nam Phi tăng lần lượt là 5,1%, 1,1%, 3,1%, 0,9% và 2,3% (í^ili|,

2021: p. 66). Ngược lại, trong năm 2019, các nước phát triển gồm Mỹ, Pháp, Ý, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc thì lại có tỷ lệ tiêu thụ dầu thơ âm lần lượt là -0,1%, -0,5%, -4,6%, -2,5%, - 1,1% và -0,8% (Í&&1I1Ệ, ị ẳ, 2021: p. 65). Như vậy, tác động đến nhu cầu dầu thô của thế giới hiện nay chù yếu là các nước đang phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b><small>Hoàng Thế Anh</small></b> Tácđộng<small> của </small>quan<small> hệ kinh tế </small>TrungQuốc <small> Nga...</small>

triển, trong đó có BRICS và đặc biệt có chun gia Trung Quốc cịn kiến nghị với phía Trung Quốc rằng, nước này có thể lợi dụng vị thế nhập khẩu dầu thơ lớn nhất tồn cầu đề mặc cả ngoại giao và đạt được thỏa hiệp khác íẵ,2021: p. 73). Theo Đánh giá thống kê của BP Statistical Review of World Energy (2019), tăng trưởng tiêu thụ dầu của Trung Quốc chiếm hơn 40% tăng trưởng tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm 2010 - 2018. Điều này cũng chắc chắn đã tác động (hồ trợ) giá dầu toàn cầu (Riikka Nuutilainen and Jouko Rautava, 2020: 14). Nếu sự gián đoạn nguồn cung của các đối thủ cạnh tranh làm tăng giá dầu và giá khí đốt, thì điều này có lợi cho Nga nhưng lại mang yếu tố tiêu cực đối với Trung Quốc (Báo điện tử Tiếng Việt tại Nga, 2021).

Ngoài ra, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc liên quan đến đầu tư lớn cơ sở hạ tầng tại khu vực Trung Á (nơi Nga có ảnh hưởng truyền thống) và Trung Đông (nơi Nga đang gia tăng ảnh hưởng trong thời gian gần đây). Mặc dù ảnh hưởng của Trung Quốc tại các khu vực này được đánh giá ở góc độ kinh tế nhiều hơn chính trị, nhưng ảnh hưởng chính trị chắc chắn sẽ theo sau như là một cách thức mở rộng ảnh hưởng của các cường quốc. Trung Quốc quan tâm đến dòng chảy tự do của các mặt hàng năng lượng, trong khi động cơ của Nga nằm ở việc kiểm soát và bảo vệ các công ty độc quyền. Tại Turkmenistan, quốc gia có trừ lượng khí đốt lớn thứ tư thế giới và là nhà cung cấp truyền thống cho Nga, Trung Quốc đang khai thác và nhập phần lớn khí đốt từ nước này (Báo điện tử Tiếng Việt tại Nga, 2021). Điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giành nguồn cung năng lượng và ảnh hưởng về địa chính trị giữa Nga và Trung Quốc ở khu vực Trung Á và Trung Đông.

Đáng chú ý là, trong những năm gần đây đã diễn ra sự cạnh tranh về xuất khẩu năng lượng giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga. Ví dụ như trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Mỹ đã thống trị xuất khẩu năng lượng hạt nhân từ nhiều thập kỷ trước, nhưng ngày nay phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, kể cả từ các đồng

minh như Pháp và Hàn Quốc, đặc biệt là phải đối mặt với các công ty của Nga và Trung Quốc khi mà các công ty này đang ráo riết theo đuối các thỏa thuận xuất khẩu năng lượng hạt nhân và xây dựng nhiều lò phản ứng ở nước ngồi hơn các cơng ty Mỹ. Điều này cũng có nghĩa là, sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc và Nga đã từng khiến chính quyền Trump và các chun gia khơng phổ biến vũ khí hạt nhân lo ngại, bao gồm việc Trung Quốc và Nga dùng năng lượng để gây ảnh hưởng về chính trị với các đối tác của họ. Christopher Ford, Trợ lý Bộ trưởng về an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân đã từng đưa ra thông điệp tại Viện Hudson ở Washington DC cho rằng: “Nga và Trung Quốc cũng sử dụng việc bán lò phản ứng cùa các ngành công nghiệp hạt nhân được nhà nước hồ trợ nhiều như một công cụ địa chính trị để làm sâu sắc hơn các moi quan hệ chính trị với các nước đối tác, thúc đẩy sự phụ thuộc vào năng lượng của các đối tác nước ngồi và đơi khi thậm chí sử dụng nguồn tài chính săn mồi để thu hút các nhà lãnh đạo chính trị nước ngồi vào 'bẫy nợ' tạo cho Bắc Kinh hoặc Moscow địn bẩy mà họ có thể khai thác sau này để có lợi thế địa chính trị” (Tom DiChristopher, 2019).

Trong giai đoạn hiện nay, ngay trước và sau khi xảy ra xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine, họp tác năng lượng giữa Nga và Trung Quốc đã có xu hướng ngày càng tăng lên. Ví dụ như trong năm 2021, các dự án hợp tác lớn như Đường ống dần dầu thô Trung Quôc - Nga, Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Đơng Trung Quốc - Nga, Yamal LNG và Tố máy điện hạt nhân Tianwan từ 1 đến 4 đã hoạt động ổn định (China New York Time Online, 2022). Trước khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine sáu ngày, Nga đã tuyên bố thỏa thuận trong vòng một năm xuât khâu sang Trung Quốc 100 triệu tấn than, với trị giá 20 tỷ USD (Commist Party of China Online, 2022). Cuối tháng 2/2022, Nga đạt một thoả thuận cung cấp khí đốt khác với Trung Quốc có thời hạn 25 năm, theo đó mồi năm cung cấp trực tiếp tới 10 tỷ mét khối khí từ các mỏ ở vùng Viễn Đông

<i><b><small>Những vấn đề KINH TÉ </small></b></i><b><small>VÀ CHÍNH TRỊ THÉ GIỚI số 8(316) 2022</small></b>

<b>9</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>Tác </small>động củaquan<small> hệ kinh </small>tế<small> Trung </small>Quốc<small> - </small>Nga... <b><small>Hoàng Thế Anh</small></b>

(Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2022). Như vậy, Nga sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu châu Âu, chuyến sang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Từ đó từng bước có thể hình thành cục diện mới trong hợp tác năng lượng trên thế giới.

<b>3. Tác động cua quan hệ kinh tế Trung Quốc - Nga đến kinh tế Việt Nam</b>

Xét về tác động của quan hệ kinh tế Trung Quốc - Nga đối với thương mại Việt Nam, chúng tôi cho rằng, nên xuất phát từ cơ cấu hàng hóa

xuất nhập khẩu giữa hai nước Trung Quốc - Nga đê xem xét mức độ ảnh hưởng cùa cặp quan hệ này đối với kinh tế Việt Nam.

<i>Một là, Việt Nam giảm xuất khấu nhiêu liệu khoảng sản sang thị trường Trung Quốc</i>

Bảng 2 dưới đây cho thấy, trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc từ Nga, tỷ lệ Trung Quốc nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản từ Nga giai đoạn từ 2006 - 2018 là nhiều nhất, chiếm trên 50% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Nga.

<i>Nguồn: Riikka Nuutilainen and Jouko Rautava, 2020: p.8.</i>

Trong khi đó, Trung Quốc nhập khẩu nhiên liệu khống sãn từ Việt Nam có xu hướng giảm đi. Từ 2008 đến 2017 cho thấy, nhóm hàng cơng nghiệp chế biến chế tạo ở vị trí cuối cùng (với tỷ trọng thấp nhất 14,86%) đã vươn lên vị trí đầu tiên vào năm 2017 (với tỷ trọng áp đảo 72,28%), đây nhóm hàng nơng lâm thủy sàn, nhiên liệu khống sản và hàng hóa khác xuống vị trí thứ hai, thứ ba và thứ tư (Phạm Nguyên Minh và Phùng Thị Vân Kiều, 2019). Cho dù lý do nào dần đến Việt Nam thay đổi cơ cấu xuất khấu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đi chăng nữa, thì Việt Nam giảm xuất khẩu nhiên liệu khoáng sản sang Trung Quốc là điều có lợi cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh

nguồn tài nguyên khan hiếm, khủng hoảng năng lượng xảy ra thì việc hạn chê xuât khâu nhiên liệu khống sản, ngun liệu thơ giúp Việt Nam phần nào bảo đảm được an ninh năng lượng.

<i>Hai là, Việt Nam gia tăng nhập khấu năng lượng sơ cấp từ Nga</i>

Như đã nêu, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, Trung Quốc tăng lượng nhập khẩu năng lượng từ Nga, còn Việt Nam từ năm 2015 đã trở thành một nước nhập khẩu các nguồn năng lượng sơ cấp, việc nhập khẩu than từ Nga đã góp phần cung cấp than ổn định cho các ngành kinh tế quan trọng khác của nước ta như: Xi măng, thép, phân bón... Trong thời gian tới,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b><small>Hoàng Thề Anh</small></b>

nhu cầu nhập khẩu các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam đang tăng lên rất nhanh, việc mở rộng, tăng cường hợp tác với Nga sẽ đóng vai trị quan trọng và có tiềm năng rất lớn (Nguyễn Thành Sơn, 2020). Như vậy, Nga trở thành nhà xuất khẩu năng lượng cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đều đang ở vào giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, có nhu cầu nhiều về năng lượng. Cho nên, có thể Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc trong việc nhập khẩu năng lượng từ Nga.

<i>Ba là, góp phần đa dạng hóa nguồn cung khí đốt cho Việt Nam</i>

Hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam và Nga đã diễn ra trong nhiều năm, giai đoạn tới đây, khi thế giới đang có nhu cầu sừ dụng nhiều năng lượng sạch, có thể do Mỹ và phương Tây cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, Nga sẽ chuyển trọng tâm xuất khẩu năng lượng sang châu Á, trong đó có Việt Nam, thì việc Nga có thể sẽ thúc đẩy hợp tác khai thác các dự án mới đối với Việt Nam là điều có thể xảy ra. Điều này cũng phù hợp với chủ trương chính sách của Việt Nam là đa dạng hóa hợp tác với các đối tác nước ngồi để khai thác khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ở Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam khẳng định, Việt Nam coi LNG là “một trong những giải pháp quan trọng nhất” để đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh sản lượng tài nguyên thiên nhiên trong nước suy giảm và kinh tế trên đà tăng trưởng mạnh (Thu Nguyễn, 2021). Neu trường hợp này xảy ra, Nga có thể là đối thủ cạnh tranh với các đối tác khác mà Việt Nam đã hợp tác và đang kêu gọi hợp tác. Nga cũng phải cạnh tranh với Trung Quốc, bởi trong những năm gần đây Việt Nam cũng đã nhập khẩu ngày càng nhiều khí hóa lỏng từ Trung Quốc. Như bẩy tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu hơn 36% tổng lượng khí hóa lỏng từ Trung Quốc là 315.000 tấn và tăng lên 56% năm 2020. Phần còn lại Việt Nam nhập từ các quốc gia khác như Qatar, Cô-oét (chiếm 14%), Thái Lan (chiếm 9%) và

Tácđộng của<small> quan hệ kinh </small>tềTrungQuốc <small> Nga...</small>

Ả-rập Xê-út (chiếm 7%) (Báo hải quan điện tử, 2020). Ngoài ra, trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng mong muốn nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng từ Mỹ, qua đó góp phần phát triển thương mại hai chiều hài hòa và bền vững (Vietnam Sputnik News, 2021). Như vậy, Nga cũng có thể góp phần đa dạng hóa nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Việt Nam.

<i>Bổn là, các mặt hàng xuất khấu chủ lực của Việt Nam cạnh tranh với hàng Trung Quốc tại thị trường Nga</i>

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Nga 3,2 tỷ USD, các mặt hàng xuất khẩu chính sang Nga, gồm điện thoại và linh kiện (chiếm 33% kim ngạch của Việt Nam sang Nga), máy vi tính và sản phẩm điện tử (13%), dệt may (10,5%) (Báo điện tử Vnexpress, 2022). Đây cũng là những mặt hàng Trung Quốc có thế mạnh và cũng chiếm tỷ lệ tương đối trong cơ cấu hàng hóa của Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều sang Nga. Bảng 3 dưới đây cho thấy, trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Nga, trong giai đoạn 2006 - 2018, Trung Quốc xuất khẩu máy móc và thiết bị, hàng dệt may, da giày chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga. Đặc biệt là hiện nay trong lĩnh vực điện thoại thông minh, Trung Quốc đã có 3 thương hiệu lọt vào top 5 thương hiệu lớn nhất trên thị trường Nga, đó là sau Samsung, Apple là Xiaomi, Realme và Honor của Trung Quốc Trong bối cảnh hiện nay các hãng Samsung, Apple ngừng bán điện thoại và chip cho Nga (báo điện tử Dân trí, 2022), thi Trung Quốc có thể sẽ là nhà cung cấp lớn cho Nga. Ngoài ra, khi Mỹ và phương Tây tiếp tục gia tăng thực thi các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhát sau xung đột quân sự Nga - Ukraine, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nga sẽ khó khăn hơn, như vậy, Nga sẽ tăng nhập khẩu những hàng hóa từ Trung Quốc thay thế những hàng hóa nhập khâu cùng loại từ Việt Nam. Ví dụ như linh kiện máy tính, sản phẩm điện tử, giầy các loại, dệt may...

<i><b><small>Những vấn đề KINH </small></b></i><b><small>TÉ VÀ CHÍNH TRỊ THÉ GIỚI </small></b><small>số 8(316) 2022</small>

<b>11</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Tácđộng<small> của </small>quan<small> hệ kinh </small>tế<small> Trung </small>Quốc<small> - </small>Nga... <b><small>Hoàng Thế Anh</small></b>

<i><b>Bảng 3: Cơ cấu</b></i><b> hàng hóa xuất khẩu cũa Trung Quốc sang Nga (2001 - 2018)</b>

Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Nga ít nhiều đều có tác động nhiều chiều đến kinh tế Việt Nam, nhưng đáng kế nhất vẫn là không gian

hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nga cịn rất lớn, Nga có thể sẽ là thị trường xuất nhập khấu thay thế, bổ sung cho thị trường Trung Quốc, giảm mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, quan hệ kinh tế Việt Nam - Nga đang gặp phải những khó khăn về vận chuyển hàng hóa, thanh tốn thương mại4... trong bối cảnh xung đột quân sự Nga - Ukraine đang diễn ra và Nga đang bị Mỹ và phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

4Ví dụ <small>như:về</small> vận chuyển,<small> lưu </small>thơng<small> hàng</small> hóa, hiện <small>một số hãngtàu</small> đã từ chối nhận<small> đơn hàngvậnchuyểnhàng hóa</small> từ Việt Nam đi Nga.<small> Giá</small> cước vận<small> tảisẽ </small>tiếp<small> tụctăng </small>cao cùng<small> vớisự </small>chậmtrễ

<small>ưong</small> vận<small> chuyển </small>sẽ<small> ảnh </small>hưởng<small> nghiêm trọng đếnthương </small>mại<small> hàng hoá. </small>về <small>thanh toán</small> các hợp <small>đồngthương mại, </small>đốivới<small> Nga,</small> liên tiếptrongthòi<small> gian</small>

vừa <small>qua,Mỹ </small>và các nước<small> phươngTây </small>đã <small>đưa</small> ra

<small>hàng loạt lệnh trừng </small>phạt nhắm<small> vào </small>hệ thống<small> ngân</small>

hàng -<small> tài</small> chính của<small> Nga.Những</small> trừng <small>phạt </small>này, trước <small>mắt sẽ ảnh</small> hưởng<small> đếnviệc </small>thanh <small>toán </small>nhiều

<small>họpđồng sử</small> dụng đồng tiền <small>thanhtốnlàUSD.</small>

Ngồi ra, <small>tỷgiáđồngrúpbiến</small> động, mất <small>giá </small>rất

<small>mạnh</small> khiến <small>một</small> số <small>nhànhậpkhẩu</small> của Nga đề

<small>nghị </small>tạm dừng thanh<small> toán trong 2-3</small> tuần<small> để chờtình</small> hìnhổn<small> định (Laodong.vn,</small> 2022).

</div>

×