Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

thực trạng nhiễm vi rút viêm gan b và một số yếu tố liên quan ở ngƣời 18 60 tuổi tại xã bình phú huyện cai lậy tỉnh tiền giang năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 102 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG </b>

<b>PHẠM ĐÌNH PHÙNG </b>

<b>THỰC TRẠNG NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B </b>

<b>VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI 18 - 60 TUỔI TẠI XÃ BÌNH PHÚ, HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG </b>

<b>NĂM 2016 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 60.72.03.01 </b>

<b>HÀ NỘI – NĂM 2016 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG </b>

<b>PHẠM ĐÌNH PHÙNG </b>

<b>THỰC TRẠNG NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B </b>

<b>VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI 18 - 60 TUỔI TẠI XÃ BÌNH PHÚ, HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG </b>

<b>NĂM 2016 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 60.72.03.01 </b>

<b>Giáo viên hướng dẫn khoa học</b>

<b>TS. Lê Mạnh Hùng </b>

<b>Giáo viên hỗ trợ </b>

<b>ThS. Dương Kim Tuấn </b>

<b>HÀ NỘI – NĂM 2016</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Từ lịng chân thành, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu, Phòng giáo vụ, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y tế Cơng cộng, cùng các phịng ban, các bộ môn và các Thầy Cô giáo Trường Đại học Y tế Cơng cộng Hà Nội đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và đã giúp cho tơi hồn thành luận văn này.

Các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã để lại những thơng tin q giá, giúp tơi có tài liệu nghiên cứu và tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn.

Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, Trạm Y tế, các cộng tác viên xã Bình Phú, Huyện Cai Lậy. Tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu.

Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.BS. Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh, cùng ThS. Dương Kim Tuấn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn tới những bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã cùng tơi chia sẻ những khó khăn và cho tơi những tình cảm, sự chăm sóc tận tình trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.

<b>Phạm Đình Phùng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.

Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

<b> Phạm Đình Phùng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt: </b>

ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HSSV Học sinh, sinh viên

QHTD Quan hệ tình dục TTYT Trung tâm y tế

VSDT Vệ sinh dịch tễ VGVR Viêm gan vi rút VGVRB Viêm gan vi rút B

<b>Tiếng Anh: </b>

ALT Alanine Aminotransferase

Anti-HBc IgG Antibody to hepatitis B core antigen IgG, kháng thể IgG kháng kháng nguyên lõi của vi rút VGB

Anti-HBc IgM Antibody to hepatitis B core antigen IgM, kháng thể IgM kháng kháng nguyên lõi của vi rút VGB

Anti-HBc Antibody to hepatitis B core antigen, kháng thể kháng kháng nguyên lõi của HBV gồm IgM và/hoặc IgG

Anti-HBe Antibody to HBeAg, kháng thể kháng HBe Anti-HBs Antibody to HBsAg, kháng thể kháng HBs DNA Deoxyribonuclecic Acid

ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay

HBeAg Hepatitis B e antigen, kháng nguyên e của HBV

HBIG Hepatitis B Immuno Globulin, Globulin miễn dịch chống HBV HBsAg Hepatitis B surface antigen, kháng nguyên bề mặt của HBV HBV Hepatitis B Virus, vi rút viêm gan B

HCC Hepatocellular Carcinoma, ung thư tế bào gan HCV Hepatitis C Virus, vi rút viêm gan C

HIV Human Immunodeficiency Virus, vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

WHO World Health Organization, Tổ chức Y tế thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>Trang </b>

<b>LỜI CẢM ƠN ... i</b>

<b>LỜI CAM ĐOAN ... ii</b>

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT... iii</b>

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 3</b>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4</b>

1.1. Sơ lược về bệnh viêm gan do vi rút viêm gan B ... 4

1.2. Đặc điểm dịch tễ của nhiễm HBV ... 10

1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về kiến thức, thực hành phòng ngừa nhiễm HBV ... 13

1.4. Một số nghiên cứu về mối liên quan với nhiễm HBV ... 17

<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20</b>

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 20

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 20

2.3. Thiết kế nghiên cứu ... 20

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ... 20

2.5. Phương pháp thu thập số liệu ... 21

2.6. Sai số và các biện pháp khắc phục sai số ... 28

2.7. Phân tích số liệu ... 28

2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ... 28

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ... 30

<b>CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 32</b>

3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ... 32

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4.3. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ nhiễm HBV ... 47

4.4. Hạn chế của nghiên cứu ... 59

<b>KẾT LUẬN ... 61</b>

<b>KHUYẾN NGHỊ ... 63TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC</b>

Phụ lục 1. Bộ câu hỏi khảo sát

Phụ lục 2. Thang điểm đánh giá kiến thức, thực hành về bệnh VGVRB

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

<b>Trang </b>

Bảng 1.1. Biện luận kết quả huyết thanh học trong chẩn đoán HBV ... 6

Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu ... 23

Bảng 3.1. Tỉ lệ các dạng nhiễm HBV ... 34

Bảng 3.2. Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh VGVRB của đối tượng ... 35

Bảng 3.3. Hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh VGVRB... 36

Bảng 3.4. Hiểu biết về đường truyền và cách lây truyền ... 37

Bảng 3.5. Hiểu biết về các biện pháp phòng bệnh VGVRB theo đường lây truyền ... 38

Bảng 3.6. Hiểu biết về dự phòng mắc và lây nhiễm bệnh VGVRB ... 39

Bảng 3.7. Thực hành tiêm phịng và kiểm sốt bệnh VGVRB ... 41

Bảng 3.8. Lý do chưa thực hành phòng ngừa bệnh VGVRB ... 41

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tỉ lệ nhiễm HBV và một số thông tin chung ... 42

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tỉ lệ nhiễm HBV và các yếu tố nguy cơ ... 43

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tỉ lệ nhiễm HBV và kiến thức, thực hành... 44

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ </b>

<b>Trang </b>

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới và tình trạng hôn nhân của đối tượng ... 32

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm tuổi của đối tượng ... 32

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm học vấn của đối tượng ... 33

Biểu đồ 3.4. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng ... 33

Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ nhiễm HBV của đối tượng ... 34

Biểu đồ 3.6. Phân loại kiến thức của đối tượng về phòng chống bệnh VGVRB ... 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

<b>Trang </b>

Hình 1.1. HBV qua kính hiển vi điện tử ... 4

Hình 1.2. Cấu trúc HBV ... 4

Hình 1.3. Dấu ấn huyết thanh học trong nhiễm HBV ... 5

Hình 1.4. Bản đồ phân bố tỉ lệ nhiễm HBV trên thế giới ... 11

Hình 2.1. Nguyên lý xét nghiệm sandwich một bước ... 23

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>TÓM TẮT </b>

Viêm gan vi rút B (VGVRB) là bệnh viêm gan do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây nguy hiểm đến sức khỏe và chi phí điều trị y tế cao nên được xem là gánh nặng y tế và là vấn đề sức khỏe tồn cầu. Xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là cửa ngõ giao thương của tỉnh, đang trên đà phát triển kinh tế, tập trung một lượng lớn dân cư, tuy nhiên người dân còn tiếp cận hạn chế các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phịng chống bệnh tật[19]. Những yếu tố kinh tế - xã hội trên đã mở ra nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững của xã trong đó có vấn đề sức khỏe cộng đồng của người dân tại địa phương, mà bệnh VGVRB và các biến chứng nguy hiểm của nó đã và đang diễn biến khó lường.

<i>Từ thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu“Thực trạng</i>

<i>viêm gan B và một số yếu tố liên quan ở người 18 - 60 tuổi tại xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2016” nhằm xác định tỉ lệ nhiễm HBV đang nhiễm, </i>

miễn dịch tự nhiên, miễn dịch tiêm chủng, nhiễm tiềm ẩn ở người 18 – 60 tuổi tại đây, đồng thời xác định một số yếu tố liên quan.

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 10 năm (2016) tại xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang với thiết kế cắt ngang có phân tích trên 388 người dân từ 18 - 60 tuổi. Đối tượng tham gia nghiên cứu được chọn qua chọn mẫu cụm hai giai đoạn. Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi về kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm HBV và lấy máu xét nghiệm HBV được áp dụng để thu thập số liệu.

Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm HBV thể hoạt động là 10,8% và 89,2% chưa nhiễm hoặc nhiễm các dạng khác không thể hiện thành bệnh. Tỉ lệ đối tượng chưa nhiễm HBV là 26,3%; 25% đã có miễn dịch tự nhiên; 21,4% đối tượng có miễn dịch tiêm chủng, 16,5% nhiễm tiềm ẩn.

Một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ nhiễm HBV được tìm thấy là giới tính, học vấn, việc từng truyền máu, từng hiến máu, kiến thức phòng ngừa nhiễm HBV, tiêm ngừa VGVRB và việc tiêm đủ 3 mũi vacxin phịng bệnh.

Từ đó chúng tơi đưa ra khuyến nghị TTYT dự phòng và bệnh viện huyện Cai Lậy cần tăng cường truyền thông cho người dân, nhất là về việc tiêm phòng đúng cũng như quan tâm đến những người bệnh hiện mắc. Đồng thời, khuyến khích

<b>người dân tự bảo vệ mình và cộng đồng trước việc mắc và lây nhiễm HBV. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Viêm gan vi rút (VGVR) là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi nhiều loại vi rút ái tính cao với tế bào gan như vi rút A, B, C, D, E, G. Các loại vi rút này có khả năng gây viêm và hoại tử tế bào gan trong bệnh cảnh cấp tính (kéo dài dưới 6 tháng) rồi tự khỏi. Nguy hiểm hơn, có thể gây tổn thương gan mạn tính (trên 6 tháng) và nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng xơ gan, ung thư gan[35].

Viêm gan vi rút B (VGVRB) là bệnh viêm gan do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm. Với mức độ nguy hại to lớn lên sức khỏe của nhiều người bệnh trên toàn thế giới và chi phí y tế cao, bệnh được xem là gánh nặng y tế và là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Người nhiễm HBV là nguồn lây quan trọng trong cộng đồng và họ có thể mắc các biến chứng nguy hiểm ở gan như xơ gan, ung thư gan ở bất kỳ thời điểm nào mà khơng có triệu chứng báo trước. Nguy cơ ung thư gan nguyên phát ở người nhiễm HBV được ghi nhận cao gấp 100 lần những người không nhiễm vi rút này[25], [30]. Hơn nữa, các chi phí điều trị VGVRB và các biến chứng của chúng là đáng kể, tạo nên gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội[14], [20].

Theo thống kê của WHO, năm (2015), ước tính có khoảng 240 triệu người nhiễm HBV mạn trên thế giới và có khoảng 780 nghìn người tử vong mỗi năm do các biến chứng: suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan[35].

một trong những quốc gia nằm trong khu vực có tỉ lệ nhiễm HBV cao và cũng đang chịu sự tác động nguy hại to lớn của bệnh VGVRB[23]. Các nghiên cứu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tỉ lệ nhiễm HBV vẫn ở mức cao. Phạm Minh Khoa và Đặng Văn Chính tìm hiểu tỉ lệ nhiễm HBV tại quận 12, Tp. HCM cho thấy tỉ lệ đối tượng nhiễm HBV là 9,7%; nhiễm tiềm ẩn là 15,9%; có miễn dịch tự nhiên là 26,5%; có miễn dịch do tiêm chủng là 21,6%[10]. Tỉ lệ nhiễm HBV của người dân ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm (2010) là 7%[7]. Tỉ lệ này trong nghiên của Đoàn Phước Thuộc và Phạm Văn Lào trên 360 người ở lứa tuổi 15 - 18 tại tỉnh Đăk Lăk (2011) là 5,4%[18].

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Tiền Giang cũng là một tỉnh thuộc đồng bằng sơng Cửu Long có tỉ lệ nhiễm HBV ở mức cao. Bình Phú là một trong 16 xã của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ ra vào các xã và trung tâm huyện đến tỉnh Tiền Giang, tỉnh Long An, giao thông thuận lợi, nhiều đô thị mới được hình thành. Hiện nay, Bình Phú đang trên đà phát triển kinh tế, tập trung một lượng lớn dân cư, có sự giao thương kinh tế với các huyện lân cận, tuy nhiên người dân còn tiếp cận hạn chế các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phịng chống bệnh tật[19]. Những yếu tố kinh tế - xã hội trên đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển bền vững của Bình Phú. Một trong những thách thức cần được quan tâm đó là vấn đề sức khỏe cộng đồng của người dân tại địa phương mà bệnh VGVRB và các biến chứng nguy hiểm của nó đã và đang diễn biến khó lường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc có kiến thức và thực hành đúng về lây truyền HBV cũng làm giảm nguy cơ lây truyền trong cộng đồng. Từ thực tiễn đó,

<i><b>chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng</b></i>

<i><b>yếu tố liên quan ở người 18 - 60 tuổi tại xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2016” nhằm mục đích đóng góp thêm những số liệu khoa học, bằng </b></i>

chứng xác thực về tình hình nhiễm HBV và kiến thức, thực hành phòng bệnh của người dân nơi đây giúp cho ngành y tế địa phương xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả bệnh VGVRB.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>

1. Xác định thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B ở người 18 - 60 tuổi tại xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2016.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc nhiễm vi rút viêm gan B ở người 18 - 60 tuổi tại xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2016.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lƣợc về bệnh viêm gan do vi rút viêm gan B </b>

<i><b>1.1.1. Vi rút viêm gan B (HBV)[1] </b></i>

<i>Cấu trúc: </i>

<i>HBV là vi rút hướng gan thuộc họ Hepadnavirus, có cấu trúc DNA. HBV </i>

hiện diện trong huyết thanh dưới 3 dạng (Hình 1.1).

<b>- Hình cầu nhỏ và hình ống: là phần kháng nguyên bề mặt của HBV </b>

(HBsAg).

- Hình cầu lớn (hạt tử Dane) là cấu trúc toàn vẹn của HBV. Cấu tạo gồm 2 phần: lớp vỏ bọc bên ngoài là lipoprotein chứa 3 dạng kháng nguyên bề mặt: S, PreS1, PreS2 và phần lõi bên trong là casid bao gồm protein lõi (core protein) bao bọc DNA và DNA polymerase (Hình 1.2).

<b>Các dấu ấn huyết thanh học của HBV[1] </b>

HBV có 3 loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng nguyên trên là 3 loại kháng thể anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện diện của các kháng nguyên và kháng thể này quan trọng trong việc xác định tình trạng nhiễm HBV, thể bệnh cũng như diễn tiến bệnh VGVRB.

HBsAg là kháng nguyên bề mặt của HBV. Đây là dấu ấn huyết thanh đầu tiên, xuất hiện từ 2-12 tuần sau khi nhiễm. HBsAg dương chứng tỏ bệnh nhân nhiễm HBV. Anti-HBs là kháng thể kháng lại HBsAg. Anti HBs dương khi nhiễm HBV hồi phục hoặc miễn nhiễm đối với HBV sau tiêm ngừa.

<b>Hình 1.1. HBV qua kính hiển vi điện tử Hình 1.2. Cấu trúc HBV </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

HBcAg là kháng nguyên của phần nucleocapsid của HBV, có trong nhân tế bào gan bị nhiễm nhưng khơng có trong huyết thanh. Anti-HBc là dấu ấn quan trọng chứng tỏ bệnh nhân đã từng nhiễm HBV, giúp phân biệt có Anti HBs do miễn dịch tự nhiên khi khỏi bệnh hoặc do tiêm chủng. Trong giai đoạn nhiễm HBV cấp, Anti HBc loại IgM dương tính. Khi nhiễm HBV qua giai đoạn mạn Anti HBc IgM được thay bằng Anti HBc IgG. Thực tế, nếu chỉ xác định tình trạng đã nhiễm HBV, xét nghiệm Total Anti-HBc (còn gọi là Anti HBc) được sử dụng và kết quả dương tính sẽ xác nhận tình trạng nhiễm HBV.

HBeAg là kháng nguyên e của HBV, xuất hiện sau HBsAg, mất sớm trong nhiễm HBV cấp, là bằng chứng của tăng sinh và lây nhiễm của HBV. Anti-HBe là kháng thể kháng lại HBeAg.

<b>Hình 1.3. Dấu ấn huyết thanh học trong nhiễm HBV </b>

<i><b>1.1.2. Định nghĩa bệnh VGVRB </b></i>

Viêm gan là tình trạng bệnh lý của gan do các tế bào gan bị viêm và hoại tử. Viêm gan vi rút B là bệnh viêm gan do HBV gây ra. HBV là vi rút nhỏ, có vỏ bọc, bên trong chứa chuỗi DNA. Khi vào cơ thể, HBV xâm nhập vào tế bào gan gây ra viêm gan cấp thường khơng có triệu chứng hoặc có thể biểu hiện không rõ ràng, những trường hợp nặng có thể gây ra suy gan cấp hoặc diễn biến kéo dài dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan[24].

<small>Tuần </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>1.1.3. Chẩn đoán nhiễm HBV </b></i>

Nhiễm HBV gồm hai giai đoạn cấp tính và mạn tính, biểu hiện lâm sàng ở hai giai đoạn của nhiễm HBV cũng khác nhau. Trong giai đoạn cấp tính, biểu hiện lâm sàng thay đổi từ không triệu chứng hoặc viêm gan không gây vàng da và trong một số trường hợp dẫn đến những bùng phát bệnh. Trong giai đoạn mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Một số biểu hiện khác về gan cũng có thể xảy ra ở cả hai giai đoạn cấp và mạn tính này[9].

Viêm gan vi rút B là một bệnh lý phức tạp, có thể chẩn đốn dựa trên các xét nghiệm sinh hóa, huyết thanh học, vi rút học và mô học bao gồm: men gan ALT, kháng nguyên và kháng thể HBV, HBV-DNA và kiểu gen, mức độ tổn thương tế bào gan[4].

<i><b>Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá tình trạng nhiễm HBV chủ yếu dựa vào các dấu ấn miễn dịch[22], [24]. </b></i>

Đánh giá nhiễm HBV về dịch tễ được dựa trên các dấu ấn huyết thanh sau: HBsAg, anti-HBs, HBeAg, anti-HBe, anti-HBc. Một cách tổng quát về ý nghĩa các dấu ấn như sau:

<b>Bảng 1.1. Biện luận kết quả huyết thanh học trong chẩn đoán HBV[9] </b>

HBsAg Anti-HBs Anti-HBc

Âm tính Âm tính Âm tính

- Bệnh nhân chưa bị nhiễm HBVvà khơng có kháng thể

HBsAg Anti-HBs Anti-HBc

Âm tính Dương tính Dương tính

- Nhiễm HBV hồi phục và có kháng thể HBsAg

Anti-HBs Anti-HBc IgM

Dương tính Âm tính Dương tính

- Nhiễm HBV cấp HBsAg

Anti-HBs Anti-HBc Anti-HBc IgM

Dương tính Âm tính Dương tính Âm tính

- Nhiễm HBV mạn

HBsAg Anti-HBs Anti-HBc

Âm tính Âm tính Dương tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Tuy nhiên, trên thực tế nghiên cứu của chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn đánh giá

<i>tình trạng nhiễm HBV theo tài liệu về Virus y học của Đặng Đức Anh (2010)[1] đã </i>

được áp dụng trong nhiều nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu của Phạm Minh Khoa và Đặng Văn Chính (2014) tại quận 12, TP. Hồ Chí Minh[10], Phạm Văn Thức và các cộng sự (2011) tại huyện đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng[17]. Cụ thể như sau:

- Chưa nhiễm HBV: khi HBsAg(-), anti-HBc(-) và anti-HBs(-).

- Nhiễm HBV mạn tính hay cấp tính có khả năng lây nhiễm cao: khi HBsAg(+), HBeAg(+), anti-HBc(+).

- Nhiễm HBV mạn tính khả năng lây nhiễm thấp: khi HBsAg(+), HBeAg(-), anti-HBc(+).

- Miễn dịch thu được do tiêm chủng: khi HBsAg(-), anti-HBs(+), anti-HBc(-). - Miễn dịch thu được tự nhiên: khi HBsAg(-), anti-HBs(+), anti-HBc(+). - Nhiễm dạng tiềm ẩn: khi HBsAg(-), anti-HBs(-), anti-HBc(+).

<i><b>1.1.4. Phương thức lây truyền của virút VGB - Lây truyền qua đường máu: </b></i>

HBV lây truyền dễ dàng qua da và niêm mạc bị phơi nhiễm với máu hoặc các chất dịch của cơ thể nhiễm HBV. Lây nhiễm HBV gấp khoảng 100 lần so với HIV và gấp 10 lần so với HCV. Đường tiêm qua da có dính máu hoặc chất dịch cơ thể đóng vai trò quan trọng trong lây nhiễm HBV. Sử dụng kim tiêm chung ở những người tiêm chích ma túy là đường lây quan trọng của HBV hoặc sử dụng lại những kim tiêm bị nhiễm HBV cho xăm mình, châm cứu và xỏ lỗ tai là những nguy cơ lây nhiễm HBV qua da.

Trong môi trường y tế, những tổn thương do kim đâm, tiếp xúc với các dụng cụ y tế bị nhiễm HBV, chạy thận nhân tạo và tiếp xúc với NVYT bị nhiễm HBV, đặc biệt trong các thủ thuật xâm lấn và phẫu thuật có nguy cơ nhiễm HBV. Lây truyền có thể xảy ra từ bệnh nhân sang bệnh nhân hoặc từ bệnh nhân sang nhân viên y tế (NVYT) hoặc ngược lại thông qua các dụng cụ bị nhiễm HBV hoặc tổn thương do các vật sắc nhọn. Ngoài ra, một số các trường hợp mà đôi khi không để ý thì cũng dễ dàng lây truyền HBV như: dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lây qua vết trầy xước; xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai với các vật dụng không được khử trùng đảm bảo. HBV không lây truyền qua thức ăn, nước uống và tiếp xúc thông thường[25],[30].

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>- Lây truyền HBV từ mẹ sang con: </b></i>

Lây truyền mẹ con xảy ra trong khi sinh bởi máu mẹ - thai nhi hoặc phơi nhiễm với máu mẹ khi qua cổ tử cung và qua tiếp xúc mẹ con. Lây truyền trong tử cung hiếm gặp, điều này giải thích tại sao tiêm vacxin và kháng thể kháng HBV ngay khi sinh có hiệu quả 90% trong dự phòng lây nhiễm HBV từ mẹ sang con. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỉ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Ở những vùng lưu hành HBsAg cao, kiểu lây nhiễm này là quan trọng nhất, thường gặp ở những nước vùng châu Á. Mẹ có HBeAg(+), trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu khơng được điều trị dự phịng miễn dịch. Mẹ có HBeAg(-), tỉ lệ lây nhiễm cho con là 32%[30]. HBsAg có trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp do đó lây truyền chủ yếu do trẻ bú cắn vào vú mẹ gây trầy xước.

<i><b>- Lây truyền qua đường tình dục: </b></i>

Bệnh VGVRB có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới. Bằng chứng của phương thức truyền bệnh qua đường tình dục là sự hiện diện của HBV trong chất nhờn âm đạo và tinh dịch, điều này đúng cả với nhóm đồng tính luyến ái cũng như quan hệ bình thường. Tuy nhiên, tại một số nước có tỉ lệ lưu hành HBV cao thì đường truyền này có thể ít quan trọng vì hầu như họ đã bị nhiễm HBV trước khi trưởng thành về tình dục.

<i><b>1.1.5. Các biện pháp phịng tránh lây nhiễm HBV - Các biện pháp chung[14] </b></i>

Trước tiên cần thực hiện tốt an toàn truyền máu và các sản phẩm của máu. Sàng lọc HBV bằng các xét nghiệm huyết thanh học, đặc biệt là phát hiện HBsAg ở tất cả những người cho máu và sử dụng các chế phẩm từ máu. Thực hiện tốt vô trùng, tiệt trùng các dụng cụ y tế và các dụng cụ sắc nhọn xuyên chích qua da.

Giáo dục, tập huấn cho NVYT và các đối tượng khác trong cộng đồng về nguy cơ lây nhiễm với HBV. Tư vấn các biện pháp tự phòng tránh như sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động đối với NVYT như tiếp xúc với bệnh nhân và thực hiện các hành vi tình dục an tồn, sử dụng BKT một lần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Các biện pháp dự phòng chung chủ yếu phòng lây nhiễm HBV cho các đối tượng có nguy cơ cao, tuy nhiên để có thể dự phịng rộng rãi và lâu dài cho cả cộng đồng thì các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như tiêm phòng vacxin và globulin miễn dịch VGVRB là hết sức cần thiết.

<i><b>- Phòng bệnh thụ động bằng Globulin miễn dịch[14] </b></i>

Người ta thấy rằng miễn dịch thụ động có thể giúp cho việc dự phòng VGVRB cấp nếu được sử dụng ngay sau khi phơi nhiễm. Các Globulin miễn dịch được sử dụng rộng rãi trước khi có vacxin nhất là HBIG. Globulin này được chỉ định sử dụng sau khi phơi nhiễm trong các bối cảnh như: phòng lây từ mẹ sang con, phòng lây tiếp xúc với máu qua da và niêm mạc, HBIG cũng được sử dụng để bảo vệ tránh bị VGVRB bùng phát sau khi ghép gan.

Một trong những chỉ định chính của HBIG là phòng lây VRVGB từ mẹ sang con nhất là khi mẹ có HBsAg(+) và HBeAg(+). Nếu khơng điều trị, 70 - 90% trẻ em sinh ra từ người mẹ có HBeAg(+) sẽ bị nhiễm VRVGB. HBIG được tiêm một liều cơ bản ngay sau khi sinh có thể bảo vệ đứa trẻ trong năm đầu. Tuy nhiên, nó chỉ có khả năng bảo vệ được vài tháng, giá thành lại đắt nên khó chấp nhận trên thị trường các nước đang phát triển.

<i><b>- Phòng bệnh chủ động[14] </b></i>

Một trong những biện pháp dự phòng hiệu quả nhất để phòng bệnh VGVRB là sử dụng vacxin dự phịng, có khả năng giảm tỉ lệ mắc bệnh VGVRB cấp, hạn chế những hậu quả của VGVRB như xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Ở những nước có tỉ lệ lưu hành cao như Châu Á và Châu Phi phần lớn nhiễm HBV xảy ra ở thời kỳ chu sinh và thơ ấu, do vậy ưu tiên hàng đầu trong tiêm phòng vacxin VGVRB là cho nhũ nhi và trẻ nhỏ. Chiến lược này có khả năng làm giảm 90% tình trạng mang

nam giới và thường gặp trên người mang HBV mạn[27].

Chính vì vậy, miễn dịch cho trẻ là chiến lược chủ yếu để kiểm soát lâu dài đối với HBV. Để tiến tới khống chế và thanh toán nhiễm HBV ở trong một nước cũng như trên toàn thế giới thì việc tiêm phịng vacxin VGVRB phải là chương trình tiêm chủng Quốc gia của từng nước. Ở Việt Nam, vacxin VGVRB từ huyết tương người sản xuất tại Viện VSDT Trung Ương đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng rộng rãi để phòng bệnh VGVRB cho trẻ em trong chương trình Quốc gia

<b>TCMR từ năm (2002)[20]. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>Lịch chủng ngừa VGVRB theo đề nghị của WHO </b>

Sử dụng 3 liều thuốc chủng ngừa HBV cho tất cả trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở những vùng có tỉ lệ nhiễm HBV trên 2%.

Liều 1: Trong 24 giờ đầu sau khi sinh, hoặc tiêm sau khi sinh càng sớm càng tốt, nếu q 7 ngày thì khơng có tác dụng phịng viêm gan sơ sinh.

Liều 2: 4-12 tuần sau liều 1 Liều 3: 2-12 tháng sau liều 2

Thời gian có miễn dịch bảo vệ sau chủng ngừa ước tính vào khoảng 15 năm. Khả năng bảo vệ phụ thuộc vào nồng độ trong máu của kháng thể anti-HBsAg.

<i>(Nguồn: Tổ chức y tế thế giới, Tài liệu huấn luyện triển khai tiêm vacxin HBV, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia năm 2002)[20]. </i>

<b>1.2. Đặc điểm dịch tễ của nhiễm HBV </b>

<i><b>1.2.1. Đặc điểm dịch tễ của nhiễm HBV trên thế giới </b></i>

VGVRB là bệnh truyền nhiễm có ở khắp nơi trên thế giới, tỉ lệ nhiễm HBV và mơ hình lây truyền khác nhau trên thế giới theo các nhóm dân cư khác nhau, bị ảnh hưởng chủ yếu bởi lứa tuổi chiếm đa số tại nơi xảy ra nhiễm trùng. Theo thống kê của WHO (2012), ước tính có khoảng 50 triệu người nhiễm HBV mới hàng năm và trên tồn thế giới có khoảng 500 - 700 nghìn người tử vong mỗi năm vì hậu quả của bệnh như suy gan cấp, xơ gan[34].

Tỉ lệ nhiễm HBV tại các quốc gia trên thế giới có sự khác biệt rõ rệt trong các tỉ lệ mắc HBV mạn tính. Theo Tổ chức Y tế thế giới, dịch tễ học của HBV trên toàn cầu được chia theo 6 vùng địa lý: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong mỗi vùng địa lý, dựa theo tỉ lệ người nhiễm HBsAg tại các quốc gia để chia thành 3 vùng: có tỉ lệ lưu hành thấp, trung bình và cao. Trong cùng vùng lưu hành, các nước khác nhau cũng có tỉ lệ nhiễm HBV mạn tính khác nhau. Trong đó nhiễm tỉ lệ nghịch với nguy cơ chuyển sang mạn tính, cũng có liên quan đến vùng lưu hành[26], [29].

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Hình 1.4. Bản đồ phân bố tỉ lệ nhiễm HBV trên thế giới </b>

<i>(Nguồn: Global Distribution of Hepatitis B carriers) </i>

Vùng dịch lưu hành cao (HBsAg(+) ≥ 8%) chiếm khoảng 45% dân số thế giới là vùng có tỉ lệ nhiễm HBV từ 70 - 95% dân số nhưng có 2 - 8% dân số chuyển sang giai đoạn mạn tính, trong đó tập trung ở Đơng Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi cận sa mạc Sahara, quần đảo Thái Bình Dương[23]. Vấn đề cần lưu ý, là các quốc gia này có dân số rất cao, như vậy số người nhiễm HBV cũng không nhỏ. Việt Nam thuộc khu vực này, là một quốc gia có tỉ lệ nhiễm HBV cao.

Vùng dịch lưu hành trung bình: Vùng lưu hành trung bình (HBsAg(+) từ 2 - 7% là vùng có tỉ lệ nhiễm HBV từ 10 - 60% dân số nhưng chỉ có 2 - 7% dân số chuyển sang giai đoạn mạn tính thường gặp ở khu vực Đông Âu, Trung Đông, Địa Trung Hải, Nam Mỹ,…[27]. Bệnh lý cấp tính có liên quan đến HBV thường hay gặp với sự kết hợp cả 3 kiểu lây: trẻ sơ sinh, trẻ em và người trưởng thành. Tuy nhiên, sự lây nhiễm HBV xảy ra chủ yếu ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Vùng dịch lưu hành thấp: (HBsAg(+) < 2%) chiếm khoảng 12% dân số thế giới là vùng có tỉ lệ nhiễm HBV từ 5 - 7% dân số nhưng chỉ có 0,5 - 2% dân số chuyển sang giai đoạn mạn tính chủ yếu là các quốc gia ở Mỹ (ngoại trừ người Alaska bản địa và những người di cư từ những khu vực có tỉ lệ lưu hành cao), Tây Âu và Úc[23]. Trong đó, có một số nước tỉ lệ rất thấp chỉ vào khoảng 0,1 - 0,5% tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

trung ở đường lây quan trọng ở khu vực này là tiếp xúc với máu và dịch tiết ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao như quan hệ đồng tính nam, truyền máu, nhân viên làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe[23].

<i><b>1.2.2. Đặc điểm dịch tễ của nhiễm HBV tại Việt Nam </b></i>

ịch tễ học nhiễm HBV và vấn đề chủng ngừa ở Việt Nam, Việt Nam ực lưu hành cao của HBV, người ta thấy rằng tỉ lệ nhiễm dao động trong dân số vào khoảng từ 10 - 20%[14], [28].

Phạm Minh Khoa và Đặng Văn Chính đã tìm hiểu tỉ lệ nhiễm HBV và các yếu tố liên quan, sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang 454 đối tượng trên 18 tuổi đang cư ngụ tại 3 phường (Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, và An Phú Đông), quận 12, TP. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đối tượng nghiên cứu đang nhiễm HBV là 9,7%; nhiễm tiềm ẩn là 15,9%; có miễn dịch tự nhiên là 26,5%; có miễn dịch do tiêm chủng là 21,6%[10].

Võ Hồng Minh và các cộng sự (2009) điều tra tình hình nhiễm HBV trên 282 NVYT ở bệnh viện nhân dân Gia Định cho thấy trong nhóm NVYT tỉ lệ HBsAg(+) là 6%, tỉ lệ Anti HBc(+) là 33,3% và tỉ lệ đã và đang nhiễm HBV là 39%. Tỷ nhiễm virút viêm gan thường gặp ở nữ hộ sinh, điều dưỡng là những NVYT thường tiếp xúc với máu và thực hiện các thủ thuật trên bệnh nhân. NVYT chưa thấy được tầm quan trọng trong việc tiêm chủng phòng ngừa HBV trước khi hành nghề, chưa tuân thủ chấp hành nghiêm túc mọi quy chế phịng bệnh[14].

Nghiên cứu tình hình nhiễm và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống lây nhiễm HBV ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm (2010 ) có tỉ lệ nhiễm HBV của người dân là 7,0%. Tác giả đã so sánh và đưa ra kết luận tỉ lệ nhiễm HBV ở quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ đạt 7%, tỉ lệ gần bằng với tỉ lệ chung ở Việt Nam[7]. Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc và Phạm Văn Lào trên 360 người ở lứa tuổi 15 - 18 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk được tiến hành năm (2011) khi tỉ lệ HBsAg(+) là 5,4%[18].

Nghiên cứu tỉ lệ mang HBsAg và một số yếu tố liên quan tới nhiễm HBV của người dân huyện đảo Bạch Long Vỹ năm (2009) cho kết quả tỉ lệ mang HBAg(+)

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

chung của người dân huyện đảo Bạch Long Vỹ là 42/467 : 8,99%. Tỉ lệ người mang HBAg có sự khác nhau giữa các ngành nghề: Nghề đi biển có tỉ lệ mang HBsAg(+) cao nhất 13,64% và nghề khác là 6,80%. Đối với nghề đi biển, tỉ lệ mang HBsAg có xu hướng tăng dần theo tuổi nghề. Tuổi nghề ≤ 5 năm tỉ lệ HBsAg(+) là 11,42%; 6 -10 năm là 13,72%; 11 - 15 năm là 16,21%[17].

Cho đến nay, các công bố ở Việt Nam cho thấy khơng có sự khác biệt về tỉ lệ mang HBsAg giữa NVYT và cộng đồng chung. Tại Hải Phòng, theo Nguyễn Quang Tập (2012), kết quả tỉ lệ NVYT nhiễm HBV là 14,8%. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ nhiễm HBV của cộng đồng dân cư tại Thành phố Hải Phịng[16]. Nhìn chung, tùy theo ngành nghề, theo mức độ nguy cơ, tỉ lệ mang HBsAg có khác nhau, nhưng nhìn chung tỉ lệ HBsAg(+) vẫn cao trên 10%.

<b>1.3. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về kiến thức, thực hành phòng ngừa nhiễm HBV </b>

<b>1.3.1. Trên thế giới </b>

Nhiều quốc gia trên đã thực hiện tích cực các chương trình phịng chống bệnh VGVR, trong đó chú trọng rất nhiều đến VGB, chẳng hạn như các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, giáo dục sức khỏe và thực hiện chương trình tiêm chủng

<i><b>mở rộng ở trẻ sơ sinh như là một phương tiện kiểm soát lây truyền HBV[20]. </b></i>

Đã có một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng ngừa nhiễm HBV. Theo Taylor V. M. (2002), nghiên cứu về kiến thức, thực hành về HBV trong số những phụ nữ gốc Campuchia sống tại Mỹ cho thấy họ có kiến thức rất thấp về HBV, thử máu và tiêm phòng[32].

Trong khi đó, nghiên cứu khác của Taylor và đồng nghiệp (2005) tìm hiểu kiến thức và nhận thức về bệnh VGVRB của người trưởng thành đã lựa chọn ngẫu nhiên người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ. Kết quả 715 người trưởng thành tham gia trong nghiên cứu này đều đã nghe nói về bệnh VGVRB và 67% đã được xét nghiệm HBV, tỉ lệ tiêm phòng là 81%. Kiến thức về các bệnh nói chung là tốt, với 75% đối tượng biết cách lây truyền khác nhau nhưng chỉ có 69% biết về nhiễm qua QHTD khơng được bảo vệ[33].

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Nghiên cứu của Rosangela Gaze và các cộng sự đánh giá kiến thức của NVYT trong một khóa đào tạo chuyên ngành y tế công cộng từ (2000 – 2004)

: 57,5% NVYT cho rằng HBV truyền qua đường máu; 12,6

không truyền qua đường máu và 8,9% NVYT khơng chắc chắn bệnh này có truyền qua đường máu hay không[25].

<b>1.3.2. Tại Việt Nam </b>

Các nghiên cứu về kiến thức và thực hành phòng chống bệnh VGVRB đã được thực hiện khá nhiều trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau như NVYT[5], [16], bệnh nhân VGB[21], sinh viên trường y[6] <b> phụ nữ mang thai[11],… </b>

Qua tổng quan tài liệu, phần lớn các nghiên cứu đều tìm hiểu trên lứa tuổi 18 – 60 tuổi. Đây là nhóm tuổi người trưởng thành có các yếu tố nguy cơ và nếu mắc bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu trên nhóm đối tượng này có ý nghĩa thực tiễn cao. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tơi tìm hiểu trên người dân, lứa tuổi từ 18 đến 60, là người trưởng thành, đa ngành nghề, đa trình độ,… để tìm hiểu tỉ lệ mắc chung trong cộng đồng liên quan đến yếu tố dịch tễ và kiến thức, thực hành của họ.

Các nghiên cứu phần lớn đều tìm hiểu cả kiến thức và thực hành phòng chống bệnh VGVRB. Về kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu về phòng chống bệnh VGVRB, mặc dù các nghiên cứu không cùng sử dụng một bộ công cụ để đánh

ngang.

Chúng tơi đã tìm thấy một số các đề tài tương đồng như đề tài “K–– i, năm 2009” của Trịnh Văn Nghinh.

. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thực hành phòng chống bệnh VGVRB của ĐTNC đạt còn thấp, tỉ lệ tương ứng là 22,9% và 24,2%. Trong đó ĐTNC hiểu biết đúng về nguyên nhân gây bệnh 59,2%, lây qua đường máu

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

61,4%, QHTD khơng an tồn 51,3%, từ mẹ sang con 42,2%, cịn các đường lây khác thì biết rất thấp. Hậu quả của bệnh có 31,1% cho rằng mắc bệnh VGVRB dẫn đến tử vong, 62,4% cho là dẫn đến ung thư, 56,2% cho là chuyển thành xơ gan. Hiểu biết về cách phòng chống bệnh VGVRB còn chưa cao như tiêm phịng chiếm 61,8%, QHTD an tồn chiếm 44,1%, sử dụng BKT riêng chiếm 24,2%, truyền máu an toàn 46,1%. Người dân chủ động đi tiêm chủng và xét nghiệm dấu ấn VGB chiếm tỉ lệ rất thấp (33,0% và 24,5%), sử dụng dụng cụ y tế riêng là 36,1%[12].

Cũng nghiên cứu kiến thức, hành vi của người dân về phòng chống lây nhiễm HBV ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm (2010), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến còn tìm hiểu thêm về tình hình nhiễm và thái độ về phòng chống lây nhiễm HBV. Kiến thức của người dân về phòng lây nhiễm HBV là 52,5%, thái độ đạt 95,9%, hành vi về phịng bệnh VGVRB 81,3%. Có mối liên quan giữa kiến thức với thái độ, hành vi và giữa thái độ với hành vi. Mặc dù nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế nhưng nó là một tiền đề quan trọng trong việc xác định tỉ lệ người dân thành phố Cần Thơ nhiễm HBV để khuyến khích người dân phịng ngừa bệnh VGVRB một cách đơn giản nhưng rất hiệu quả khi được chủng ngừa[7].

Các hành vi nguy cơ có thể làm lây lan HBV trong cộng đồng có thể do thiếu kiến thức về HBV nên dẫn đến những thực hành không đúng như sử dụng chung kim châm cứu và các vật dụng cá nhân. Theo điều tra dịch tễ tình hình nhiễm HBV và C của Trần Hữu Bích và các cộng sự tại Hà Nội và Bắc Giang năm (2010) cho thấy ba hành vi nguy cơ được coi là liên quan đến tình trạng nhiễm HBV và C là dùng chung BKT, dùng chung kim châm cứu và dùng chung bàn chải đánh răng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra tỉ lệ tiêm phòng HBV trong cộng đồng còn thấp. Tỉ lệ tiêm phòng VGVRB ở Sóc Sơn – Hà Nội là 15,3% và Lạng Giang – Bắc Giang là 4,5%[2].

Trên đối tượng người hiến máu tình nguyện, năm (2014) Ngô Mạnh Quân cùng các cộng sự đã mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng nhiễm HBV tại Hà Nội. Mô tả cắt ngang bằng phỏng vấn 364 người hiến máu ở 12 điểm hiến máu tại Hà Nội thu được kết quả, tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có nhận thức đầy đủ về phịng nhiễm HBV là 48,9%, trong đó: 64,8% ĐTNC hiểu đúng nguyên nhân lây bệnh, 5,8% trả lời đúng trên 3 triệu chứng của VGB, 19,8% trả lời đúng 4 con đường lây nhiễm của HBV, 27,7% biết cách phịng bệnh VGVRB, 41,2% có thái độ tích cực:

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

94,2% cho rằng người bị bệnh VGVRB vẫn có khả năng cống hiến và làm việc, 82,4% không xa lánh người thân hay bạn bè bị nhiễm HBV và 63,8% ĐTNC cho rằng người có nghi ngờ nhiễm HBV vẫn hiến máu được. Tỉ lệ thực hành đúng về phòng VGVRB là 22,3%, có 20,6% chủ động làm xét nghiệm VGVRB, 64% đã tiêm vacxin phòng VGVRB. Qua đó nhận thấy rằng mặc dù đối với những người hiến máu thì tỉ lệ có nhận thức đầy đủ và thái độ tích cực về phịng nhiễm HBV còn khá hạn chế, tỉ lệ thực hành đúng còn thấp[15]. Đây là điều cần đặc biệt quan tâm

<b>bởi hiến và nhận máu là một trong những nguy cơ gây lây nhiễm HBV. </b>

Ngay cả với những bệnh nhân đến khám bệnh thì tỉ lệ đạt kiến thức và thực hành cũng không cao. Điều này được tìm thấy khi phỏng vấn trực tiếp 373 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước tháng 3 năm (2009) về phòng bệnh VGVRB trong nghiên cứu của Lý Văn Xuân và Phan Thị Quỳnh Trâm. Kết quả cho thấy chỉ có 29,22% bệnh nhân có kiến thức đúng, 38,34% có thái độ đúng và 32,71% có thực hành đúng[21].

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống lây nhiễm HBV của NVYT Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang cho thấy đa số nhân viên hiểu biết các đường lây truyền HBV. Tuy nhiên, số NVYT chưa đi xét nghiệm HBsAg là 18,8%, tỉ lệ chưa tiêm ngừa là 28,5%. Số nhân viên có HBsAg(+) có ý thức về việc phịng ngừa lây nhiễm cho bệnh nhân chỉ ở mức trung bình khá. Đây cũng là điều đáng quan tâm bởi chính những người NVYT bị mắc bệnh sẽ là nguồn lây rất lớn nếu họ không đảm bảo đúng phòng ngừa lây nhiễm[5].

Đề tài kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh VGVRB của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh năm (2010) của Ngô Văn Hiến cho thấy tỉ lệ bà mẹ biết về hậu quả của bệnh VGVRB là 97,1%, trong đó hiểu biết đầy đủ chiếm 19,7%. Có 89,5% bà mẹ hiểu biết về sự lây nhiễm và đường lây nhiễm của bệnh, 97,9% biết cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vacxin, 28,8% yên tâm cho trẻ đến tiêm chủng[8]. Thấp hơn tỉ lệ trong nghiên cứu Nguyễn Xuân Loan năm (2013) tại Long Xuyên, An Giang khi có 50,5% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm ngừa VGVRB[11].

Tuy nhiên, theo Bộ Y tế (2015) hiện nay vấn đề phòng ngừa VGVRB vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở các vùng nông thôn Việt Nam. Các khảo sát y tế tại những khu vực này cho thấy những hoạt động y tế trong đó có phòng chống

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

bệnh VGVR còn nhiều hạn chế: công tác tiêm chủng vacxin ngừa VGVRB và sự hưởng ứng của cộng đồng chưa đạt yêu cầu; ý thức vệ sinh phòng bệnh trong người dân cịn thấp; cơng tác vệ sinh chống nhiễm khuẩn chưa thực hiện tốt. Để giảm tình trạng nhiễm HBV tại những vùng nơng thơn, ngồi việc thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, các hoạt động y tế phòng chống lây truyền VGVRB cần được cải thiện[3],[18], [16].

<b>1.4. Một số nghiên cứu về mối liên quan với nhiễm HBV </b>

Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, cho thấy lây truyền qua đường tình dục chiếm cao nhất với 40%. Trong khi đó, tại Việt Nam các đường lây truyền tỉ lệ tương đối bằng nhau với lây truyền cao nhất ở nhóm tiêm chích ma túy là 16%, thấp nhất là lây truyền mẹ con với 11%. Ở Ấn Độ, nghiên cứu huyết thanh cho thấy HBV lưu hành với tần suất 2 - 4%. Nhiễm HBV mạn tính ở Ấn Độ, được cho là trong thời thơ ấu, có lẽ trước khi 5 tuổi, lây truyền chủ yếu qua đường ngang. Lây truyền dọc của HBV ở Ấn Độ được coi là không thường xuyên. Chủng ngừa VGVRB trong chương trình tiêm chủng mở rộng là cần thiết, để giảm tần suất mang HBV và giảm gánh nặng bệnh tật[31]. Kết luận này cũng được khẳng định qua nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc năm (2013) khi tìm hiểu về các mối liên quan đến mắc VGB trên 12.393 phụ nữ nông thôn ở tỉnh Hải Nam[36].

Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến nhiễm HBV ở lứa tuổi 15 - 18 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk năm (2011) đã xác định được một số yếu tố liên quan đến người có HBsAg(+) sau: Những đối tượng sống trong gia đình có người nhiễm HBV có tỉ lệ HBsAg(+) là 9,5%, cao hơn so với những đối tượng trong gia đình khơng có người nhiễm 4,4%. QHTD khơng an tồn có tỉ lệ HBsAg(+) là 57,1% cao hơn so với những người QHTD an tồn 15,4%. Khơng sử dụng BKT một lần có tỉ lệ HBsAg(+) 11,8% cao hơn so với những người dựng sử dụng BKT một lần 4,8%[18].

Đồng thời, việc khơng tiêm phịng VGVRB có tỉ lệ HBsAg(+) 6,3% cao hơn so với những người có tiêm phịng VGVRB 2,1%. Những đối tượng có tiếp nhận thơng tin về VGB thì có tỉ lệ HBsAg(+) 3% thấp hơn so với những người không tiếp nhận thông tin 10,5%. Nhóm thiếu kiến thức về đường lây nhiễm HBVcó tỉ lệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

HBsAg(+) là 6,2%, cao hơn những người có kiến thức đúng về VGVRB 2,2%. Chưa tìm thấy mối liên hệ giữa tỉ lệ HBsAg(+) ở những người sử dụng chung và không sử dụng chung đồ dựng cá nhân; nhóm có tiền sử truyền máu hay phẫu thuật và nhóm khơng có tiền sử truyền máu hay phẫu thuật[18].

Nghiên cứu tỉ lệ mang HBsAg và một số yếu tố liên quan tới nhiễm HBV của người dân huyện đảo Bạch Long Vỹ năm (2009) cho thấy trong các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HBV của người dân, thì thói quen QHTD và tiền sử gia đình có người bị bệnh viêm gan chiếm ưu thế. Người có QHTD với bạn tình có tỉ lệ mang HBsAg(+) là 14,17%, cao hơn so với nhóm chưa có QHTD. Người dân có tiền sử gia đình có người thân bị bệnh viêm gan có tỉ lệ mang HBsAg(+) cao hơn so với nhóm gia đình khơng có người bị viêm gan. Người dân không hiểu biết về con đường lây nhiễm HBV có nguy cơ lây nhiễm cao hơn 1,94 lần so với nhóm có hiểu biết[17].

Phạm Minh Khoa và Đặng Văn Chính đã tìm hiểu tỉ lệ nhiễm HBV và các yếu tố liên quan ở người trên 18 tuổi tại quận 12 TP. Hồ Chí Minh sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang 454 đối tượng trên 18 tuổi đang cư ngụ tại 3 phường (Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, và An Phú Đông), quận 12, TP. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng đang nhiễm HBV với việc truyền máu; giữa tình trạng có miễn dịch tự nhiên và yếu tố có người thân nhiễm HBV[10].

Trong khi đó, nghiên cứu của Hoàng Văn Doanh về kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm viêm gan B và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y Dược Hải Phịng năm (2015) đã chỉ ra có mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của học sinh, sinh viên về phòng chống bệnh VGVRB và tỉ lệ nhiễm HBV[6].

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>KHUNG LÝ THUYẾT ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ - Tuổi </b>

- Giới tính - Học vấn

<b>- Nghề nghiệp </b>

<b>TỶ LỆ NHIỄM HBV KIẾN THỨC </b>

<b>VỀ HBV </b>

- Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của HBV

- Đường truyền và cách lây truyền. - Về dự phòng mắc và lây nhiễm HBV (vắc xin, phòng lây theo đường truyền)

<b>THỰC HÀNH </b>

- Tiêm phịng - Xét nghiệm - Kiểm sốt và điều trị bệnh VGVRB - Dùng riêng các dụng cụ: khi làm thủ thuật và trong sinh hoạt hàng ngày

<b>CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LÂY NHIỄM HBV </b>

- Từ mẹ sang con - Lây qua đường máu - QHTD khơng an tồn - ….

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>2.1.1. Đối tượng chọn mẫu </b></i>

Những người trên 18 tuổi đến 60 tuổi đang cư ngụ tại xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

<b>2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu </b>

Thời gian: từ tháng 01 năm ( 2016) đến tháng 10 năm( 2016). Địa điểm: xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

<b>2.3. Thiết kế nghiên cứu </b>

Nghiên cứu tiến hành theo thiết kế mơ tả cắt ngang có phân tích.

<b>2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu </b>

<i>Zn</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>2.4.2. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu cụm hai giai đoạn: </b></i>

<b>Bậc 1: Lập danh sách các ấp trong xã Bình Phú. Vì trong mỗi ấp chọn 30 </b>

người ngẫu nhiên nên số ấp được chọn là 388/30 = 13.

<b>Bậc 2: Chọn 13 ấp ngẫu nhiên theo danh sách. </b>

<b>Bậc 3: Trong ấp được chọn, lập danh sách người từ 18 tuổi đến 60 tuổi </b>

tương ứng. Chọn ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm 30 người sao cho khơng có 2 người cùng trong một hộ. Nếu có 2 người trong 1 hộ thì loại người bị trùng và bốc thăm lại người khác. Thành viên trong hộ gia đình được xếp cùng nhau để việc loại khi trùng dễ nhìn thấy hơn và loại ln khi trùng.

Tất cả đối tượng được gởi thư mời hoặc gọi điện đến TYT xã theo ngày qui định (thứ 7, chủ nhật). Khi tiến hành thu thập thông tin, điều tra viên giới thiệu, giải thích rõ mục đích nghiên cứu, hướng dẫn trả lời bộ câu hỏi và trực tiếp giải thích khi đối tượng có thắc mắc. Điều tra viên là 4 NVYT của TYT xã Bình Phú đã được nghiên cứu viên tập huấn về quy trình lấy mẫu máu xét nghiệm HBV đang được áp dụng tại tại Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm miền Nam.

Đối tượng được cung cấp thông tin đầy đủ về các bất lợi của việc tham gia (lấy khoảng 3ml máu để làm xét nghiệm) và lợi ích (miễn phí hồn tồn xét nghiệm) đồng thời có quà tặng và kết quả được gởi về nhà cho người tham gia nghiên cứu (kết quả được in ra 2 bản chính: 1 bản được gởi cho người tham gia nghiên cứu và 1 bản được nghiên cứu viên giữ).

<b>2.5. Phương pháp thu thập số liệu </b>

<i><b>2.5.1. Công cụ thu thập </b></i>

Bộ câu hỏi được phát triển bởi nghiên cứu viên trên cơ sở các tài liệu tham khảo về bệnh VGVRB và cách phòng chống bệnh VGVRB. Tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi trên 30 người thuộc xã Bình Phú nhưng nằm ngoài các tổ đã được chọn, sau khi thử nghiệm bộ câu hỏi được điều chỉnh cho phù hợp.

Gồm 3 phần:

Bộ câu hỏi soạn sẵn, gồm các phần chính: Các đặc điểm về dân số, yếu tố nguy cơ nhiễm HBV, kiến thức, thực hành phòng ngừa mắc VGVRB.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Thu thập: Nghiên cứu viên và 3 điều tra viên có kinh nghiệm thu thập số liệu phỏng vấn trực tiếp đối tượng. Tất cả những số liệu đều được thu thập từ những dữ liệu sơ cấp. Mỗi đối tượng nghiên cứu trả lời bộ câu hỏi đã được chuẩn bị và đã được kiểm chứng qua một nghiên cứu thử trước đó về những yếu tố nguy cơ nhiễm HBV.

* Lấy máu xét nghiệm HBV: 3ml máu được lấy bởi NVYT, bảo quản trong ống nghiệm không chất kháng đông và mẫu máu được li trích huyết thanh và lưu trữ ở nhiệt độ từ +2 đến +8<small>o</small>C.

Sau đó tiến hành xét nghiệm phát hiện kháng nguyên và kháng thể vi rút bằng kỹ thuật miễn dịch gồm: HBsAg, HBeAg, anti-HBs, anti-HBc. Tất cả mẫu huyết thanh được phân tích trên máy miễn dịch cobas e601 Roche tại Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Miền Nam, 131 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

<i><b>2.5.2. Kỹ thuật lấy và bảo quản, vận chuyển mẫu máu </b></i>

- Được thực hiện bởi các kỹ thuật viên của nhóm các cộng sự. Đối tượng không cần nhịn đói, lấy máu tĩnh mạch ở tư thế ngồi. Thắt dây mạch không quá 1 phút.

- Lấy khoảng 3ml máu cho vào ống nghiệm khơng có chất chống đơng. Sau đó để n khoảng 15 phút quay ly tâm tách huyết thanh ra cho vào ống nghiệm (có ghi họ tên tuổi và mã code).

- Giữ lạnh (4-8<sup>O</sup>C) bằng các túi đá khô trong thùng bảo quản kín cách nhiệt. - Chuyển ngay về phịng xét nghiệm khơng q 24 giờ.

<i><b>Sinh phẩm xét nghiệm </b></i>

Bộ sinh phẩm dùng để chẩn đoán nhiễm HBV của công ty Roche. Thực hiện trên máy miễn dịch Cobas e601 (Roche). Sử dụng công nghệ thử nghiệm Điện hóa phát quang (ECL – electrochemilluminescence) là cơng nghệ bản quyền của Roche ứng dụng trong các xét nghiệm miễn dịch. Dựa trên nền tảng công nghệ ưu việt này, kết hợp với thiết kế nhạy và đặc hiệu. Cobas e601 thực hiện các kết quả đáng tin cậy[4].

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Hình 2.1. Nguyên lý xét nghiệm sandwich một bước Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu </b>

<b>loại </b>

<b>PP thu thập </b>

<i><b>A. Các đặc điểm về nhân khẩu học </b></i>

A1 Giới tính <sup>Là giới tính của ĐTNC qua quan sát (Nam/ </sup>nữ)

Nhị phân

Quan sát A2 Năm sinh <sup>Là năm sinh của ĐTNC, từ đó tính ra tuổi </sup>

(hiệu số của 2016 trừ đi năm sinh)

Rời rạc

Phỏng vấn

A3 Học vấn

Là cấp học cao nhất mà ĐTNC có bằng chứng nhận (tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5;

trở lên)

Thứ bậc

hỏng vấn

A4 Nghề nghiệp

Là nghề nghiệp chính mang lại thu nhậ

Định danh

Phỏng vấn

A5 Tình trạng hơn

nhân <sup>Là việc đối tượng đã kết hôn hay chưa </sup>

Nhị phân

Phỏng vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>B. Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm VGB </b>

B1 Được truyền máu

Là việc ĐTNC đã từng được truyền máu hay chưa

Nhị phân

Phỏng vấn B2 Hiến máu Là việc ĐTNC đã từng hiến máu hay chưa <sup>Nhị </sup>

phân

Phỏng vấn B3 QHTD Là việc ĐTNC đã từng QHTD hay chưa <sup>Nhị </sup>

phân

hỏng vấn

B4

Từng bị phẫu thuật hoặc thủ thuật

Là việc ĐTNC đã từng bị phẫu thuật hay chưa

Nhị phân

Phỏng vấn

B5 Từng nội soi Là việc ĐTNC đã từng nội soi hay chưa <sup>Nhị </sup>phân

Phỏng vấn B6 Tiền sử gia

đình

Là việc trong hộ gia đình của ĐT có ai từng hay đang nhiễm HBV

Nhị phân

Phỏng vấn

B7

Quan hệ với người nhiễm HBV

Là loại quan hệ ruột thịt của ĐT với người nhiễm HBV (mẹ, cha, anh chị em, con, vợ chồng,…)

Định danh

Phỏng vấn

B8

Nhận thơng tin về phịng VGVRB

Là việc ĐTNC đã từng nhận được thơng tin về phịng

Nhị phân

Phỏng vấn

B9

Nguồn thơng tin về phịng

Là những thơng tin về phịng

mà ĐTNC đã từng được nghe (ti vi, đài phát thanh, Internet; panô, áp phích; tờ rơi, sách báo; bài giảng trên lớp; các nguồn khác;…)

Định danh

Phỏng vấn

<b>C. Kiến thức về bệnhVGVRB </b>

<i><b>C1. Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng </b></i>

C11

Nguyên nhân gây bệnh VGVRB

Là hiểu biết của ĐTNC về nguyên nhân gây

<b>bệnh VGVRB (do HBV) </b>

Định danh

Phỏng vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

C12

Triệu chứng cơ bản của bệnh VGVRB

Là hiểu biết của ĐTNC về những triệu chứng của bệnh VGVRB (Nôn, v

vàng da, m c s đau bụng,...

Phân loại

Phỏng vấn

C13 Hậu quả của VGVRB

Là hiểu biết của ĐTNC những hậu quả của bệnh VGVRB

xơ gan,

Phân loại

Phỏng vấn

<i><b>C2. Đường truyền và cách lây truyền </b></i>

C21 Là bệnh lây truyền

Là hiểu biết của ĐTNC về việc VGVRB có lây truyền được hay khơng

Nhị phân

Phỏng vấn

C22 Đường lây truyền

Là hiểu biết của ĐTNC về đường lây truyền của HBV (lây truyền mẹ sang con; lây qua đường máu và tình dục khơng an tồn)

Phân loại

Phỏng vấn

Phỏng vấn

<i><b>C3. Dự phòng mắc và lây nhiễm bệnh </b></i>

C31

Các biện pháp phòng bệnh VGVRB

Là hiểu biết của ĐTNC về các biện pháp phòng bệnh VGVRB

tiêm kháng huyết thanh cho trẻ sơ sinh nếu mẹ bị mắc VGB, tiêm phòng cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh; tiêm phòng đủ liều, k

Phân loại

Phỏng vấn

C32

Việc có vacxin VGVRB

Là hiểu biết của ĐTNC về việc có vacxin phịng VGVRB hay chưa (đã có)

Nhị phân

Phỏng vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

C33

Mẹ bị mắc VGVRB khi mang thai có thể lây cho con

Là hiểu biết của ĐTNC về việc mẹ bị mắc VGVRB khi mang thai thì có thể lây con hay khơng (có thể lây hoặc không nếu có biện pháp phịng ngừa tốt, con có thể khơng bị VGVRB)

Phân loại

Phỏng vấn

C34

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm

<i>sang con </i>

Là hiểu biết của ĐTNC về biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HBV sang con (tiêm vacxin VGVRB trong 24 giờ đầu sau sinh, tiêm đủ mũi vacxin VGVRB sau sinh và tiêm huyết thanh ngay trong 24 giờ đầu sau sinh)

Phân loại

Phỏng vấn

C35

Là hiểu biết của ĐTNC về việc cần tiêm phòng vacxin VGVRB cho trẻ mới sinh (cần thiết)

Nhị phân

Phỏng vấn

C36

Thời gian tiêm vacxin

VGVRB cho trẻ mới sinh tốt nhất

Là hiểu biết của ĐTNC về thời gian tiêm vacxin cho trẻ mới sinh (24h đầu sau sinh)

Phân loại

Phỏng vấn

C37

Số mũi vacxin VGVRB để có tác dụng

Là hiểu biết của ĐTNC về só mũi tiêm vacxin VGVRB để có tác dụng bảo vệ (3 mũi)

Phân loại

Phỏng vấn

C38 Địa điểm tiêm phòng vacxin

Là hiểu biết của ĐTNC về địa điểm tiêm phòng vacxin VGVRB (các bệnh viện, TTYT; các TTYT dự phòng)

Phân loại

Phỏng vấn

<b>D. Thực hành phòng ngừa bệnh VGVRB </b>

D1 Có tiêm ngừa VGVRB

Là thực hành của ĐTNC về việc có tiêm ngừa VGVRB hay khơng

Nhị phân

Phỏng vấn D2 Số mũi tiêm

ngừa VGVRB

Là số lượng mũi tiêm ngừa VGVRB mà ĐTNC đã từng tiêm

Thứ bậc

Phỏng vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

D3

Lý do không tiêm ngừa

<i>VGVRB </i>

Là lý do không tiêm ngừa VGVRB (do không biết, không có thời gian, khơng quan tâm hoặc do chi phí tiêm mắc)

Phân loại

Phỏng vấn

D4

Từng xét nghiệm VGVRB

Là thực hành của ĐTNC đã từng đi xét nghiêm VGVRB hay chưa

Nhị phân

Phỏng vấn

D5

Lý do xét nghiệm

<i>VGVRB </i>

Là lý do ĐTNC đi xét nghiệm VGVRB (khám sức khỏe định kỳ; theo lời khuyên; xét nghiệm khi đi chích ngừa; chỉ định của NVYT khi có dấu hiệu mắc bệnh về gan;…)

Phân loại

Phỏng vấn

D6

Khuyên người khác xét nghiệm VGVRB

Là việc ĐTNC đã từng khuyên người khác xét nghiệm, tầm soát VGVRB chưa

Nhị phân

Phỏng vấn

D7

Lý do không làm xét nghiệm

<i>VGVRB </i>

Là lý do không tiêm ngừa VGVRB (do khơng biết, khơng có thời gian, khơng quan tâm hoặc do chi phí tiêm mắc)

Phân loại

Phỏng vấn

D8 Có từng điều trị VGVRB

Là việc ĐTNC đã từng điều trị VGVRB hay chưa

Nhị phân

Phỏng vấn

D9

Nhị phân

Phỏng vấn

D10

dao cạo râu

Nhị phân

Phỏng vấn

D11

Được dùng riêng dụng cụ khi tiến hành các thủ thuật

Là việc trong 6 tháng gần đây, ĐTNC có được dùng riêng dụng cụ khi tiến hành các thủ thuật (tiêm truyền, hiến máu, châm cứu, chữa răng, nhổ răng, xăm mắt, môi, làm móng tay, chân, bấm lỗ tai, phẫu thuật,...)

Phân loại

Phỏng vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>2.6. Sai số và các biện pháp khắc phục sai số </b>

<i><b>2.6.1. Các sai lệch thơng tin có thể xảy ra </b></i>

Sai lệch thơng tin từ người trả lời. Sai lệch từ cộng tác viên.

<i><b>2.6.2. Kiểm sốt sai lệch thơng tin </b></i>

Nhằm hạn chế những sai lệch trong quá trình thu thập dữ kiện, thực hiện một

<i><b>2.8.1. Các dạng nhiễm HBV </b></i>

<i>Áp dụng tiêu chuẩn đánh giá tình trạng nhiễm HBV theo tài liệu về Virus y học của Đặng Đức Anh (2010) đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu[1]: </i>

<b>Nhiễm HBV khi HBsAg(+) </b>

<b>Chƣa nhiễm HBV: khi HBsAg(-), anti-HBc(-) và anti-HBs(-). </b>

<b>Miễn dịch thu đƣợc do tiêm chủng: khi HBsAg(-), anti-HBs(+), anti-HBc(-). Miễn dịch thu đƣợc tự nhiên: khi HBsAg(-), anti-HBs(+), anti-HBc(+). Nhiễm dạng tiềm ẩn: khi HBsAg(-), anti-HBs(-), anti-HBc(+). </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i><b>2.8.2. Đánh giá nhiễm HBV </b></i>

Biến phụ thuộc của nghiên cứu là tình trạng HBV thể hoạt động và HBV không hoạt động trong cơ thể. Tham khảo cách trình bày của một số nghiên cứu, áp dụng cách trình bày HBsAg(+) nghĩa là nhiễm HBV thể hoạt động và HBsAg(-) nghĩa là không nhiễm HBV thể hoạt động.

Tương ứng với các dạng nhiễm HBV thì:

<b>HBsAg(+) = Nhiễm HBV </b>

<b>HBsAg(-) = Chưa nhiễm HBV + Miễn dịch thu được do tiêm chủng + Miễn </b>

dịch thu được tự nhiên + Nhiễm dạng tiềm ẩn

Nhiễm HBV là tình trạng nhiễm HBV và HBV đang hoạt động. Các tình trạng khác chưa nhiễm, hoặc đã nhiễm nhưng có miễn dịch hay ở dạng tiềm ẩn đều có HBsAg(-). Như vậy, HBsAg(-) nghĩa là chưa nhiễm HBV hoặc có nhiễm nhưng khơng hoạt động. Do vậy, chúng tơi khơng sử dụng từ khơng có nhiễm HBV mà sử dụng từ HBV thể không hoạt động.

<i><b>2.8.3. Đánh giá về kiến thức phòng bệnh VGVRB </b></i>

<i><b>Câu hỏi <sup>Đánh giá kiến thức (tổng điểm kiến thức là 48) </sup></b></i>

Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu Bao gồm: Các câu thuộc

<i><b>2.8.4. Đánh giá thực hành phòng chống bệnh VGVRB </b></i>

Thực hành phòng bệnh VGVRB bao gồm các câu hỏi thuộc mục D. Dựa vào

<i>kết quả trả lời các câu hỏi phỏng vấn của ĐTNC, theo thang điểm (Phụ lục 2) để </i>

tính điểm và đánh giá theo 2 mức: thực hành đạt và thực hành chưa đạt. Phần lớn các nghiên cứu chọn điểm cắt là trung bình của tổng điểm kiến thức hoặc thực hành như đề tài của Lý Văn Xuân và Phan Thị Quỳnh Trâm (2010) tại Bình Phước[21], hay của Trịnh Văn Nghinh tại (2009)[12]. Đề tài của chúng tôi cũng

</div>

×