Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Luận án tiến sĩ luật học: Chính quyền địa phương việc bảo đảm thi hành hiến pháp và pháp luật ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.79 MB, 246 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VA BAO TẠO TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI

VÀ NHÂN VAN QUOC GIA

VIEN NGHIEN CUU NHA NUGC VA PHAP LUAT

TRUONG DAC LINH

CHÍNH QUYỀN DIA PHƯƠNG

VỚI VIỆC BAO DAM THI HANH HIẾN PHÁP

VÀ PHÁP LUẬT Ở DIA PHƯƠNG |

CHUYÊN NGÀNH : LUẬT NHÀ NƯỚC ~

MÃ SỐ : 5095 THU VIÊN

<small>TRƯỜNG ĐAI HỌC LUAT HAN</small>

| PHONG GV “443

LUẬN AN TIẾN Sĩ LUẬT Huu

Người hướng dẫn khoa học: GS-TS. HOÀNG VĂN HẢO

HA NỘI - 2002

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các sốliệu nêu trong luận án là trung thực và chính xác. Các kết quả nghiên cứunêu trong luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào

<small>° 2 4</small>

<small>Tác gia luận an</small>

Trương Đắc Linh

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>TAND Toà án nhân dân</small>

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

<small>QPPL Quy phạm pháp luậtXHCN Xã hội chú nghĩaTBCN Tư bản chủ nghĩa</small>

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MỤC LUC

027008 id...,. 1CHƯƠNGI. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRO CUA CHÍNH QUYỀN DIA

PHƯƠNG TRONG VIỆC BAO DAM THỊ HANH HIẾN PHÁP

VÀ PHÁP LUAT Ở DIA PHƯƠNG...---522cccerre 9

1.1. Vị trí, tính chất pháp lý và vai trị của chính quyền địa

phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và

<small>)0) In Hosa. PP II PT TY TINH as N l YC camel Vi ch 2y tate 9</small>

I.I.I. Vị trí. tính chất pháp lý của các cơ quan chính quyên địa

<small>ĐI 0115 2101252115652 201006 0i nrrcd tu vizgi06ssnies6:xxi1e02g550/1)52/22607 3</small>

1.1.2. Vai trò của chính quyên địa phương trong việc bảo đảm thi

hành Hiến pháp và pháp luật...x22 tsa Mea Ake 2đu, Nhiệm vụ, quyển hạn của chính quyền địa phương

trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật.. 21

1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương tổ chức

thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp và

<small>Jo 222 ICE: ER Rea et nie ae a ame ea eee CF ee aa</small>

1.2.2. Nhiệm vu, quyền han của chính quyên địa phương trong

việc giải quyết các khiếu nại. tố cáo và kiến nghị của

<small>eC 1 a THÔN on oe ee eee AN Reh Neel THỂ 27</small>

1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn ban hành văn ben pháp luật củachính quyền địa phương...---- ---s-s+scsss se. : 33

{.2.4. Nhiệm vụ, quyền han của chính quyền dia phương trong

việc phổ biến, giáo dục pháp luâật...--ccccsx+ssss2 44

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.3. Sự khác nhau về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm

của các cơ quan chính quyền địa phương các cấp trong

<small>việc bảo dam thi hành Hiến pháp và pháp luật...</small>

1.3... Sự khác nhau về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của

các cấp chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thihành Hiến pháp và pháp luật...--.-- ¿+ cccscsc<xseeea 491.3.2. Sự khác nhau về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của

các cơ quan chính quyền địa phương cùng cấp trong việc

bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật... 56

1.3.3. Sự khác nhau về nhiệm vụ, quyền hạn và trách ahiém củachính quyền địa phương ở địa bàn nông thôn và địa ban đô

thị trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật 58

1.4. Chính quyền địa phương và vấn dé bảo dam thi hành

Hiến pháp và pháp luật ở một số nước trên thế

<small>GR A Noệi CN GIỀU VỆ He JÐ Và TARH LIêC xEtùc [nao 8á Eiaasb CS AI 0 VY:</small>

1.4.1. Về kiểm tra. giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật

ở địa phương |

1.4.2, Về giải quyết khiếu kiện hành chính ở địa phương

1.4.3. Về hoạt động ban hành văn bản quy phạm của chính quyên

<small>địa phương</small>

1.4.4. Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương...

CHUONG 2. THUC TRẠNG HOAT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYEN DIA

PHƯƠNG TRONG VIỆC BAO DAM THI HANH HIẾN PHAP

Và PHÁP LUAT Ở DIA PHUONG ...---<5 oe

2.1. Sự phát triển về vai trị của chính quyền địa phương

trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở

<small>.. 6466</small>

<small>69</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nước ta từ sau Cách mang tháng Tám năm 1945 đến :<small>WY bansssseresseressaessaa3ESrsssasnunnsgpssssss55VREVe:Six3SESESESS9948+x38455.esnssammmmx 69</small>

2.1 1. Giai đoạn từ sau Cách mang tháng Tám năm 1945 đến năm

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1983 ...--. 732.1.3. Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 1994...- -- + cccsecc«. 772.1.4. Giai đoạn từ năm 1994 đến HBãY...sevevseossvneeeeise 80

x2. Hoạt động của chính quyền địa phương trong việc tổ

chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thi hành

Hiến pháp và pháp luật ở địa phương...--- 832.2.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với việc

thi hành Hiến pháp và pháp luật...ooooo non nce §3

2.2.2, Hoạt động tổ chức thực hiện và kiểm tra của Uỷ ban nhân

dan và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật... 90

3. Hoạt động của chính quyền địa phương trong việc giải

quyết khiết nại, tố cáo và kiến nghị của công đân... 97

2.4. Hoạt động ban hành văn bản pháp luật của các cơ

quan chính quyền địa phương ...- 5-5-5 5s ses 104

<small>2.4.1. Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội</small>

đồng nhân dân và Uy ban nhân dân... eee 194

<small>2.4.2 Hoạt động ban hành văn bản cá biệt của các cơ quan chính</small>

quyền dia phương...-- L2 22tSe S113 1212 11 1x gxke 114

2.5. Hoạt động của chính quyền địa phương trong việc phổ

biến, giáo dục pháp luật...--- << << <c<eezseezeseses 119

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

CHUONG 3. NHUNG PHƯƠNG HƯỚNG TANG CƯỜNG VAI TRO CUA

CHÍNH QUYỀN DIA. PHƯƠNG TRONG VIỆC BAO DAM THI

HANH HIẾN PHAP VÀ PHÁP LUAT Ở NƯỚC TA HIEN NAY 131

3.1. Sự cần thiết phải tăng cường vai trị của chính quyềnđịa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và

3.2, Những phương huớng tăng cường vai trị của chínhquyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến

SHẩBSG BH THẾ Ea xs abledessioaeseosaCDseoebsfedbene lode 136

3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp luật về thẩm quyền và trách nhiệm

của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm thi hành Hiến

<small>PAD ACh phi HT co s0) 25.40066002: xbvta 0 Lái các cv DA xe g 136</small>

3.2.2. Đối mới cơ cấu tổ chức và tăng cường nang lực đội ngũ

cán bộ, cơng chức của chính quyền địa phương nhằm bảo

dam thi hành Hiến pháp và pháp luật... --- 140

3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của chính quyềnđịa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và

<small>JC el OC HO HỆ eid My oe VI ỢG, + dc u44, v224 5 A CCU ahs ol A em DU 147</small>

3.2.3.1. Đối mới hoạt động của chính quyền dia phương trong

<small>® x 4 [A ` “x a ah 4 A [A 2tviệc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thi</small>

hành Hiến pháp và pháp luật...-.-.- 147.2.3.2. Các cơ quan chính quyên địa phương cần giải quyết kip

thời va triệt dé cíc khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của

<small>SG CÔN ›uaesasouaeworienioen-nsdudirieoeortsnaessortipilynliisyhdttakcrli suasbriltt L33.2.3.3. Đối mới hoạt động ban hành văn bản pháp luật của các</small>

<small>cơ quan chính quyền địa phương...cccceee 158</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.2.3.4. Đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương trongviệc phổ biến, giáo dục pháp luật... -.-....---- 161

3.2.4. Hoan thiện cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương

với các cơ quan bảo vệ pháp luật và các tổ chức chính

trị-xã hội ở địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến

Tăng cường sự lãnh dao của các cấp ủy Đảng đối với<small>G2 i) On</small>

chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến

<small>PUT) We I IIE ccc Vi net Ag2xe+eclcsxcebi wes</small>

L 3) vi ! ¡>1 II NE4Eigikstk cence eto >x s4 eae a eR cs ce 181

NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

DANE MUC TÀI LIỆU THẤM XE CO"... 00c Sa Mie ee 185

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đại hội lần thứ [IX của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng ¢ năm 2001)dã xác định nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược ở nước ta trong giai đoạn hiện

nay là: "Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Một trong những

phương hướng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này là "Đẩy

mạnh cải cách tổ chúc và hoạt động của Nhà nước, phát huy dan chủ và

tăng cường pháp chế" [28-tr.131-137].

Tăng cường pháp chế là điều kiện tối cần thiết bảo đảm thực hiện

thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thờicũng là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội, là nguyên tắc hiến định

<small>của quản lý Nhà nước ở nước ta. Thực hiện nhiệm vụ này, các cơ quan</small>

chính quyền địa phương có vai trị rất quan trọng cả trong việc ban hành

văn bản pháp lý trên cơ sở và nhằm thi hành các quy định của Hiến pháp,luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên. cả trong việc trực tiếp

tổ chức thi hành pháp luật trên thực tế.

Là những cơ quan có quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, thường

xuyên rực tiếp giải quyết những vấn dé liên quan đến quyền và nghĩa vụ

của cơng dân, nên chính quyền địa phương là cầu nối giữa Nhà nước và

công dân. Nhân dân đánh giá bản chất của Nhà nước chủ yếu và trước hết

thông qua hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương, tinh thần và

<small>thái độ phục vụ của cán bộ, công chức của các cơ quan này.</small>

Những năm gần đây, hoạt động của chính quyền địa phương trongviệc bio dim thi hành Hiến pháp và pháp luật được đổi mới và tăng

<small>cường, có nhiều tiến bộ, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từng bước nângcao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương.</small>

Tuy nhiên, vai trị của các cơ quan chính quyển địa phương cic cấp

trong lĩnh vực bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật cũng còn nhữnghạn chế và vướng mắc về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn. Chính nhữnghạn chế và vướng mắc này là một trong những nguyên nhân của tình trạng:ý thức pháp luật của một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân còn hạnchế, cịn có hiện tượng coi thường pháp luật; tội phạm và các vi phạm

pháp luật khác ở các địa phương cịn có chiều hướng gia tăng và diễn biếnphức tạp; nạn quan liêu, tham nhũng và sự suy thoái về đạo đức, lối sốngcủa một bộ phận không nhỏ cán bộ, cơng chức chính quyền địa phươngdang là một trong những nguy cơ trực tiếp đe dọa sự sống còn của hệ thốngchính trị, gây bất bình và làm giảm lịng tin của nhân dân; tình trạng khiếu

nại, tố cáo của công dân ở các địa phương gia tăng về số lượng, phức tạpvề nội dung, gay gắt về tính chất cần phải được giải quyết kịp thời và triệtđể.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đại

hội Bang lần thứ IX địi hỏi phải "Phát huy dân chủ đi đơi với giữ vững ky

cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền,

<small>giáo duc toàn dân nâng cao ý thúc chấp hành pháp luật..." (28-tr.135].</small>

Vì vậy, dé tài "Chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành

Hiến pháp và pháp luật ở địa phương" là vấn dé có tính cấp thiết cả trên

phương diện lý luận và thực tiễn, là một trong những hướng nghiên cứu

quan trọng của khoa học pháp lý Việt Nam, rất cần được nghiên cứu một

<small>cách cơ bản ở nước ta hiện nay.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở nước ta, những vấn để lý luận về bảo dim thi hành Hiến pháp và

pháp luật được nhiều nhà khoa học pháp lý nghiân cứu đưới các góc độ và

mức độ khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu như: "Nhà nước và pháp luật

của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới" (1997) của PGS-TSKH Đào Trí Úc;"Ý thức pháp luật XHCN và giáo dục pháp luật cho nhân dân lao động-

thực tiễn ở Việt Nam" (Luận Ẩn PTS luật, Mat-xco-va, 1977, tiếng Nga)

của tác giả Nguyễn Đình Lộc..đã để cập những vấn để lý luận chung về

tăng cường pháp chế XHCN; về tuyên truyền, giáo dục pháp luật; về cơ

chế kiểm tra, giám sát việc tuãn theo Hiến pháp và pháp luật ..

Các bài viết của GS-TS Hoàng Văn Hảo "Vấn đề giải quyết đúng

đắn mối quan hệ giữa dân chủ và pháp chế trong quá trình đổi mới ở nướcta", "Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước";

<small>PGS-TS Lê Bình Vọng "Quyền khiếu nại, tế cáo của công dân trong Hiến</small>

pháp 1946 và các Hiến pháp Việt Nam"; TS Lê Minh Thông "Vài ý kiến

về xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật XHCN của cán bộ trong bộ máy

Nhà nước"; TS Bùi Xuân Đức "Đại hội lần thứ VIII của Đảng và vấn dé

cải cách nền hành chính Nhà nước Việt Nam"; TS Phạm Hồng Thái “Tổ

<small>chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương”; TS Trần Nho</small>

Thìn "Xung quanh việc tổ chức lại bộ máy quan lý Nhà nước ở cấp xã"; TS

<small>Vũ Thư "Bàn về hồn thiện hệ thống chế tài hành chính trong pháp luậthiện hành" v.v. Các bài viết này dưới các khía cạnh và mức độ khác nhauđã phân tích nhiều vấn đề liên quan đến việc bả 2 đẩm thi hành Hiến phápvà pháp luật nói chung, ở địa phương nói riêng.</small>

Liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền han của các cơ quan chính

quyền địa phương trong lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật có các

chuyên khảo về HĐND và UBND của các tác giả, như: "Nghiên cứu Luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp" (NXB KHXH,

Hà Nội, 1963) của tác giả Phan Mạnh Hân; "Về Luật tổ chức Hội đồng

nhân dân và Uỷ ban nhân dân" (NXB Pháp lý-1984) của tác giả Vũ Như

Giới; "Hội đồng nhân dân trong he thống cơ quan quyền lực Nhà nước"

(NXB Pháp lý, Hà Nội, 1988) của tác giả Nguyễn Dang Dung .. Nhưngđây là những chuyên khảo nghiên cứu về tổ chức HĐND và UBND, nên

những nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND trong lĩnh vực thi hành

Hiến pháp và pháp luật mới chỉ được các tác giả dé cập dưới dạng giới

<small>thiệu các quy định của luật.</small>

Các cơng trình nghiên cứu cơ bản, có tính hệ thống liên quan trựctiếp đến hoạt động ban hành văn bản pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp

luật ở địa phương có: "Văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước địa

phương ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam" của tác giả Nguyễn Cửu Việt(Luận án PTS Luật, Mát-xcơ-va, 1986 - tiếng Nga); "Đổi mới và nâng cao

hiệu quả công tác quần lý văn bản ở Hà Nội", Đề tài nghiên cứu khoa học

của Sở Tư pháp - TP. Hà Nội, tháng 3 năm 1995; Chuyên dé: "Bàn về

thẩm quyền, thủ tục và trình tự bar hành văn bản quy phạm pháp luật củachính quyền địa phương" (tập iné tác gid), Thông tin khoa học pháp lý của

Viện NCKH pháp lý - Bộ Tư pháp, số 3 năm 1999; "Thực trạng hiểu biếtpháp luật của cán bộ, nhân dân tại sáu vùng có dự án điểm về phổ biến,

giáo dục pháp luật" thuộc Dự án VIE-98-001 của Viện nghiên cứu khoa

học pháp lý-Bộ Tư pháa (Thông tin khoa học pháp lý, số 4 năm

2000)...v.v. Những cơng trình nghiên cứu nói trên phân tích nhiều vấn đề

về lý luận và thực tiễn hoạt động ban hành văn bản pháp luật của chínhquyền địa phương, về thực trạng hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân

ở địa phương, đồng thời các tác giả cũng đưa ra những kiến nghị liên quan<small>đến nội dung nghiên cứu của dé tài.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một cơng trình khoa họcnào nghiên cứu một cách tồr. diện, bao qt về vai trị của chính quyềnđịa phương trong việc bảo dam thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địaphương. Vì vậy, Luận án là cơng trình khoa học đầu tiên đặt vấn đề nghiêncứu toàn diện, khái quát co sở lý luận va thực tiễn về "Chính quyền diaphương với việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương"</small>

<small>dưới góc độ và phương pháp nghiên cứu của luật Nhà nước.3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án</small>

<small>Luận án hướng tới mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn</small>

về vai trị của chính quyển địa phương trong cơ chế thực hiện pháp luật,

trên cơ sở đó kiến nghị những phương hướng tăng cường vai trò và tráchnhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo dam thi hành Hiến pháp

<small>và pháp luật ở nước ta hiện nay.</small>

Để đạt được mục đích nói trên, Luận án có nhiệm vụ:

- Phân tích cơ sở lý luận về vai trị của chính quyền địa phương trong

<small>việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật, qua đó làm rõ những đặc</small>

điểm và nội dung thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp chính quyển địa

<small>phương trong lĩnh vực này.</small>

- Phân tích sự phát triển về vai trị của chính quyền địa phương trong

<small>việc bảo đảm thi hành Hiến 2háp và pháp luật ở nước ta từ sau Cáchmạng thang Tám năm 1945 đế nay.</small>

- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt

<small>động của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến phápvà pháp luật.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Phân tích những nhu cầu khách quan và dé xuất những phương

<small>hướng tăng cường vai trị của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm</small>

thi hành Hiến pháp và pháp luật ở nước ta hiện nay.4. Giới hạn của Luận án

Đề tài Luận án là vấn dé có nội dung rộng và phức tạp. Trong khuôn

khổ chuyên ngành luật Nhà nước, Luận án chỉ tập trung phân tích nội dung

cơ bản về vai trị của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hànhHiến pháp và pháp luật, trên cơ sở đó để xuất những phương hướng nâng

cao vai trị của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến

<small>pháp và pháp luật ở nước ta hiện nay.</small>

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của Luận án là những quan điểm của chủ nghĩa

Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp chế XHCN; các quan điểm chỉđạo của Đảng cộng sản Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, về xây

<small>dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân</small>

dân thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết Hộinghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như Hiến pháp và các văn bản

<small>pháp luật của Nhà nước.</small>

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Lê-nin, Luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp,

Mác-so sánh, phương pháp hệ thống, kết hợp lý luận với thực tiễn... để giảiquyết những vấn đề đặt ra trong Luận án.

6. Cái mới về mặt khoa học của Luận án

Luận án là chuyên khảo khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứumột cách cơ bản, hệ thống về chính quyền địa phương với việc bảo đảm thihành Hiến pháp và pháp luật dưới góc độ luật Nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>aA + + ms ~f wee</small>

<small>Luận án co những điểm mới sau:</small>

- Luận án phân tích những đặc điểm và nội dung chủ yếu về thẩm

quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thihành Hiến pháp và pháp luật. Vai trị của chính quyền địa phương trong

việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật là rực tiếp, cụ thể, thường

xuyên và toàn diện nhất so với các co quan Nhà nước khác.

- Luận án phân tích cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động của chính

quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ởđịa phương. Trên cơ sở đó, Luận án làm rõ vai trò chủ yếu và trước hết, vớicác biện pháp mang tính tích cực trong hoạt động của chính quyền địaphương nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn quản

<small>lý của mình.</small>

- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và phân tích thực tiễn hoạt độngcủa chính quyền địa phương, Luận án để xuất những kiến nghị về các

phương hướng tăng cường vai trị của chính quyền địa phương trong việc

<small>bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật nhằm thực hiện cơng nghiệp</small>

hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở

<small>nước ta hiện nay.</small>

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

Những kết quả nghiên cứu của Luận án là những bổ sung quan trọng

vào lý luận về chính quyển địa phương, về vai trị của chính quyền địa

phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật, góp phầnnâng cao nhận thức lý luận về vị trí, vai trị của các cơ quan chính quyềnđịa phương trong việc bảo dam thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa<small>phương.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Những kết luận trong Luận án có thể góp phần tích cực vào việc

nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số diéu của Hiến pháp năm 1992, Luật tổ

chức HĐND và UBND năm 1994 và các văn bản pháp luật hiện hành về

chính quyền địa phương.

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và

giảng dạy về Nhà nước và pháp luật, nhất là về chính quyền địa phương,cũng như trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

§. Kết cấu của Luận án

<small>⁄ a</small>

Luận án gém có: Mở đầu, 3 chương, kết luận và Danh mục tài liệu

<small>tham khảo.</small>

Chương 1: Co sở lý luận về vai trò của chính quyên địa phương

<small>trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.</small>

Chương 2: Thực trạng hoạt động của chính quyên địa phương trongviệc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

Chưcng 3: Những phương hướng tăng cường vai trò của chính quyền

<small>dia phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ởnước ta hiện nay.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THỊ HÀNH HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

Ở ĐỊA PHƯƠNG

1.1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT PHAP LÝ VA VAI TRỊ CUA CHÍNH QUYỀN DIA

PHƯƠNG TRONG VIỆC BAO DAM THI HANH HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUAT

1.1.1. Vị trí, tính chất pháp lý của các cơ quan chính quyền địa phươngKhác với chế độ tự quản địa phương của các nước, chính quyên địa

phương ở nước ta là một bộ phận hợp thành của chính quyền Nhà nước thốngnhất, bao gồm các cơ quan quyên lực Nhà nước ở địa phương do nhân dânđịa phương trực tiếp bầu ra (HĐND) và các cơ quan, tổ chức khác được

<small>thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực Nhà nước này theo qui định của</small>

pháp luật (UBND, các cơ ee chuyên môn thuộc UBND, Thường trực

<small>HĐND, các ban của HĐND), nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội</small>

ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa

<small>giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.</small>

Hiện nay, theo qui định của Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Hội

đồng nhân dân (HĐND) va Ủy ban nhân dân (UBND) năm 1994, chính

quyền địa phương được tổ chức ở 3 cấp tương ứng với các đơn vị hành chính

<small>sau đây:</small>

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tinh);

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);- Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan

Nhà nước cấp trên.

Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994vẫn tiếp tục khẳng định tính chất quyền lực Nhà nước và tính chất đại diện

của HĐND có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận cũng như về mặt

thực tiễn. HĐND, cũng như Quốc hội, đều là những cơ quan quyền lực Nhà

nước, trực tiếp nhận và thực hiện quyền lực Nhà nước do nhân dân trao chothông qua chế độ bầu cử theo nguyên tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và

<small>bỏ phiếu kín. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Quốc hội là Hội</small>

đồng nhân dân toàn quốc" [59-tr.590]. Việc khẳng định HDND là CØ quan

quyên lực Nhà nước ở địa phương khơng chỉ xác định vị trí, vai trị của

HĐND trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương và trong bộ máy Nhà

<small>nước, mà còn xác định thẩm quyền và trách nhiệm của HĐND trong việcquyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm xây dựng và phát</small>

triển kinh tế-xã hội ở địa phương, trong đó có các biện pháp bảo đảm thi

<small>hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Thẩm quyền quyết định vàgiám sát của HĐND đối với việc thi hành Hiến pháp vi pháp luật ở địaphương, cũng như giá trị pháp lý của các nghị quyết do HBND thông qua so</small>

với thẩm quyền và giá trị pháp lý các văn bản của các cơ quan chính quyền

<small>địa phương khác cùng cấp được qui định bởi tính quyền lực Nhà nước của</small>

HĐND. Tuy nhiên, HĐND dù ở cấp tinh, cấp huyện hay cấp xã đều chỉ là

<small>những cơ quan quyền lực Nhà nước trong phạm vi đơn vị hành chính-lãnh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thổ tương ứng, thực hiện chức năng, thẩm quyền của mình cũng phải trên cơ

sở và nhằm thi hành các quy định của Hiến pháp, luật và văn bản của các

cơ quan Nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân. Trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương,UBND là mắt xích quan trọng trong việc phát huy hiệu lực của chính quyền

địa phương, bảo đảm hoạt động hành chính Nhà nước thơng suốt từ Trung

ương đến cơ sở.

Điều 123 Hiến pháp năm 1992 và Điểu 2 Luật tổ chức HĐND vàUBND năm 1994 xác định: UBND do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành củaHĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấphành Hiến pháp, luật, các văn ban của các cơ quan Nhà nước cấp trên và

nghị quyết HĐND.

Qui định trên của Hiến pháp và Luật đã xác định vị trí và vai trị củaUBND, mối quan hệ chấp hành của UBND với HĐND cùng cấp, cũng như

mối quan hệ chi đạo, điều hành của UBND với các cơ quan hành chính Nha

nước cấp trên mà đứng đầu là Chính phủ. Với tính chất pháp ly này, UBND

được xác định là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền

chung ở địa phương. Trên cơ sở và nhằm thi hành Hiến pháp, luật, văn bảncủa các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết HĐND cùng cấp, UBNDcó trách nhiệm trực tiếp quản lý và tổ chức, chỉ đạo các cơ quan, ban ngànhquản lý cụ thể, thường xuyên, liên tục đối với tất cả các lĩnh vực chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phèng... ở địa phương; trực tiếp giải

quyết các quyền, các nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan, tổ chức và cá nhân;<small>bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật ở địa phương.</small>

Trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương cịn có các cơ quan

chun mơn thuộc UBND do UBND thành lập theo qui định của Chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

phủ. Đó là các Sở và các cơ quan ban ngành thuộc UBND cấp tỉnh và cácPhòng, Ban thuộc UBND cấp huyện. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDgiúp UBND thống nhất quản lý Nhà nước theo pháp luật đối với các ngành,

lĩnh vực tương ứng ở địa phương, bảo đảm nguyên tắc kết hợp quản lý theo

ngành và theo lãnh thể.

Ngồi ra, trong cơ cấu tổ chức chính quyển địa phương còn gồm

Thường trực HĐND và các Ban của HĐND từ cấp huyện trở lên, HĐND

cấp xã có Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra.

Nhung đây là những /ổ chức nội tại gắn liên với HĐND. Những tổ chức này

không được Hiến pháp và luật qui định cho những thẩm quyền mang tínhquyền lực Nhà nước, khơng có quyền đơn phương quyết định, khơng cóquyền ban hành văn bản pháp lý có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơquan, tổ chức và cá nhân ở địa phương. Nhưng những tổ chức này cũng cóvai trị quan trọng trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương, là mộttrong những hình thức hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa

<small>phương, bảo đảm cho HĐND thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm</small>

vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

<small>Việc xác định đúng vị trí và tính chất pháp lý của các cơ quan chính</small>

quyền địa phương sẽ là căn cứ, cơ sở lý luận và pháp lý rất quan trọng để

quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chính quyền địa phương

<small>trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháo luật.</small>

1.1.2. Vai trị của chính quyền địa phương trong việc bảo dam thi hành

Hiến pháp và pháp luật

Điều 12 Hiến Pháp 1992 qui định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng

<small>pháp luật. không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Để quản lý xã hội bằng pháp luật địi hỏi phải có hệ thống pháp luật

hoàn chỉnh và pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh. Hoạt động xây

<small>dựng pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật la hai mặt liên quan chặt</small>

chẽ với nhau, có ý nghĩa và tầm quan trọng như nhau. Hiến pháp và hệ

thống các văn bản pháp luật được ban hành (cơ sở pháp luật để tổ chức và

quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội) dù có tốt và day đủ đến đâu đichăng nữa cũng mới chỉ đọng trên giấy, ở trạng thái "tinh" mà thôi. DéHiến pháp và pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những mối quan hệpháp lý, thể hiện qua các hành vi pháp luật của các cá nhân, tổ chức, đòi

hỏi các quy định của Hiến pháp và pháp luật phải được thực hiện trên thựctế. Thực hiện nhiệm vụ này là trách nhiệm của tất cả các cơ quan Nhànước, của các cấp, các ngành ở trung ương, cũng như ở địa phương. Nhưng

do xuất phát từ vị trí, tinh chất pháp lý, chức năng, thẩm quyền của các cơ

quan chính quyền địa phương, nên chính quyền địa phương có vai trị đặc

biệt quan trọng trong việc bảo dam thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa

phương. Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 quy

- UBND "chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ dao và kiểm tra việc thi hành

Hiến pháp. luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị

quyết của HĐND cùng cấp” (Điều 123 Hiến pháp 1992; Điều 41 Luật năm

<small>994) ;</small>

- Thường trực HĐND "Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng cấp và các co

quan Nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết HĐND", "tiếp

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>x A ^“ > A2 ` + ` ` x2» a + af . - A“</small>

<small>dân, đơn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu</small>nại, tố cáo của công dân..." (Điều 36 Luật năm 1994);

- Các Ban của HĐND “Giúp HĐND giám sát cơ quan Nhà nước, tổ

chuc kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân trong việc thi hành

Hiến pháp, luật, các văn ban của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết

HĐND cùng cấp" (Điều 39 Luật năm 1994) v.v.

Các cơ quan chính quyển địa phương có quan hệ gắn bó mật thiết với

nhân dân, thường xuyên và trực tiếp quản lý các lĩnh vực kinh tế-xã hội ởđịa phương, tạo điều kiện bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức và công dân

thực hiện trên thực tế các quyền và các nghĩa vụ pháp lý của mình theo quy

định Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, chính quyền địa phương có vai trò chỉ

yếu và trước hết trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địaphương. Điều này là do:

Trước hết, Hiến pháp và pháp luật được thực hiện thơng qua 4 hình

<small>thức chủ yếu sau:</small>

- Tn thủ pháp luật, trong đó các chủ thể kiểm chế, giữ mình khơng

<small>làm những gì mà pháp luật cấm hoặc khơng cho phép;</small>

- Chấp hành pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ<small>pháp lý theo quy định của pháp luật;</small>

<small>- Su dụng pháp luật (hay còn gọi là vận dụng pháp luật), trong đó các</small>

chủ thể lựa chọn khả năng thực hiện các quyền của chủ thể được pháp luật

quy định;

- Ap dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ

quan Nhà nước, hoặc người đại diện có thẩm quyền của cơ quan Nhà nước

ấp dụng các quy phạm pháp luật vào trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

chức cụ thể nhằm giải quyết các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý

đối với cá nhân, tổ chức đó.

Bốn hình thức thực hiện pháp luật nói trên, trong khoa học pháp lý ở

Việt Nam, cũng như ở các nước đều có sự thống nhất thừa nhận

[79-tr.449-tr.451]; [S6-tr.636-664]; [112-tr.204]; [126-tr.312-tr.313] ...v.v.

Xuất phát từ vi tri, tính chất, chức năng và thẩm quyển của các cơ

quan chính quyền địa phương, nên chính quyền địa phương bằng tồn bộ

hoạt động của mình bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở địa

phương thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật thông qua tất cả

<small>các hình thức nói trên.</small>

Mat khác, bảo dam thi hành Hiến pháp và pháp luật được hiểu /à

<small>toàn bộ những biện pháp, phương thức, phương tiện được các cơ quan Nhà</small>

nước có thẩm quyền sử dung thơng qua các hình thức hoạt động tương ứngvới chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn (thẩm quyên) của mình nhằm biến các

<small>quy định của Hiến pháp và pháp luật thành hiện thực trong cuộc sống. Đó có</small>

thể là biện pháp thuyết phục (như: tuyên truyền, vận động, giáo dục...),

<small>hoặc biện pháp cưỡng chế (như: bắt buộc thực hiện quyết định pháp luật, áp</small>

dụng các chế tài, các biện pháp cưỡng chế hành chính, các biện pháp tư

<small>pháp khác...).</small>

Phương thức bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật có thể thơng

<small>qua hoạt động mang ý nghĩa tích cực của các cơ quan Nhà nước (hoạt động</small>

chấp hanh-diéu hành) nhằm tạo điều kiện và bảo đảm cho các cơ quan, tổ

<small>chức và các cá nhân (chủ thể quan hệ pháp luật) thực hiện các hành vi hợp</small>

pháp, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Đó là việc các chủ thể

<small>pháp luật thực hiện trên thực tế các quyền, các nghĩa vụ pháp lý của mình,</small>

hoặc khơng thực hiện hành vi pháp luật cấm, không cho phép.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>Bảo đảm thi hành pháp luật cịn thơng qua hoạt động bảo vệ pháp</small>

luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyển, mà hậu quả hoạt động này là

mang tính tiêu cực đối với một số chủ thể quan hệ pháp luật có liên quan,

như áp dụng các chế tài có tính trừng phạt đối với cá nhân, tổ chức đã thực

hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ và khơi phục các quyền, lợi

ích hợp pháp bị xâm phạm...

Cần nhấn mạnh rằng, trong các biện pháp và tính chất hoạt động bảo

đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật nói trên, biện pháp thuyết phục va

hoạt động mang ý nghĩa tích cực do các cơ quan Nhà nước tiến hành phảiđược coi là chủ yếu và trước hết.

Tất cả các cơ quan Nhà nước ở trung ương, cũng như ở địa phươngđều có vai trị quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm thi

hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, phù hợp với tính chất, chức

năng, thẩm quyền và hình thức hoạt động tương ứng. Nhưng khác với các cơ

<small>quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương</small>

(Toà án và Viện kiểm sát), hoạt động của các cơ quan chính quyền địa

phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật là truc tiép, cụ

thể, thường xuyên và toàn diện nhất. Điều này thể hiện ở những điểm chủ

yếu sau đây:

Một là, Hoạt động bảo dim thi hành Hiến pháp và pháp luật củachính quyền địa phương sắn liền với chức năng trực tiếp tổ chức và quản lýcác lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố-xã hội, an ninh-quốc phịng, trật tự-

<small>an toàn xã hội... ở địa phương. Nzuyén tắc hiến định của quản lý Nhà nướclà bằng pháp luật. Thực hiện nguyên tắc này, trước hết chính các cơ quan</small>

chính quyển địa phương phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của

Hiến pháp, luật và văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên trong tổ

<small>chức và hoạt động của mình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

\7 | _ THỰ VIEN |

= RUONG 4OC LUATHA NÓI |

la"NC ev fed

Mặt khác, với tu cách là các chủ thể quản lý] Nhà nước ở địa phương,

các cơ quan chính quyền địa phương có trách nhiệm chính trong việc áp

dụng các biện pháp và tạo mọi điều kiện cần thiết để các cơ quan, tổ chức

và các cá nhân (các khách thể quần lý) ở địa phương thi hành nghiêm chỉnh

Hiến pháp và pháp luật. Khơng có một lĩnh vực quản lý Nhà nước nào do

chính quyển địa phương tiến hành mà lại khơng địi hỏi trách nhiệm của

chính quyển địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp

luật. Vì thế hoạt động bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật của chính

quyền địa phương ln gắn liền với hoạt động quản lý các lĩnh vực của đời

sống xã hội ở địa phương. Nhưng đây chỉ là một trong những hướng hoạt

động quan trọng và chủ yếu, chứ không phải là hướng hoạt động biệt lập và

duy nhất của chính quyền địa phương. Trong khi đó, khác với chính quyền

<small>địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương (như Tòa án và</small>

Viện kiểm sát), là những cơ quan được thành lập ra ở địa phương để chuyên

thực hiện chức năng duy nhất là bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà

nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân ở địa

phương (vì thế Tồ án và Viện kiểm sát thường được gọi là các cơ quan bảo

<small>vệ pháp luật).</small>

<small>Hai là, Khác với các cơ quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan</small>

bảo vệ pháp luật ở địa phương, thẩm quyển và trách nhiệm của các cơ quanchính quyển địa phương không thể chỉ giới hạn trong việc bảo vệ các

quyền, các lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc cơng dân cụ thé nào

đó, mà trách nhiệm chủ yếu, quan trọng hơn là thực hiện mọi biện phápnhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cơ quan, tổ chức và công dân ở

địa phương thực hiện được trên thực tế các quyền, lợi ích hợp pháp của

mình, đồng thời thi hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ pháp lý đã được Hiến

pháp và pháp luật qui định. Cũng từ TP VNI cơ quan chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

quyền địa phương có thẩm quyền và trách nhiệm, theo quy định của pháp

luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cơng dân

khỏi bi xâm phạm, có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhằm phòngngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, hoặc khơi phục các quyền,

lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân bị thiệt hại do hành vi viphạm pháp luật gây ra. Đây chính là một trong những đặc điểm khác nhaucơ bản vai trị của chính quyền địa phương so với các cơ quan Nhà nước ở

trung ương và các cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án, Viện kiểm sát) trong

việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật.

<small>Ba là, Trách nhiệm bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật của</small>chính quyền địa phương được thực hiện thơng qua các hình thức hoạt động<small>khác nhau. Đó là các hoạt động mang tính pháp lý (ban hành văn bản qui</small>phạm pháp luật, văn bản cá biệt ...), các hoạt động mang tính tổ chức (lãnh

<small>đạo và phối hợp các cơ quan, tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật trên</small>

địa bàn; kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật; thành lập Ban chỉ đạo

phòng chống tội phạm ở địa phương...), các hoạt động mang tính chính trị-tư

<small>tưởng (tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật) và cả các hoạt động tácnghiệp-vật chất bảo dam việc thi hành pháp luật (như: cấp kinh phí và trangbị các phương tiện cho hoạt động bảo đảm thi hành pháp luật, lắp đặt, sửachữa các hệ thống tín hiệu, biển báo vé an tồn giao thơng, in ấn các mẫu</small>

biểu văn bản pháp lý v.v..). Đối với mãi hình thức hoạt động nói trên, các

cơ quan chính quyền địa phương thực 1ién nhiệm vụ, quyền hạn theo qui

định của pháp luật nhằm bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và

<small>pháp luật ở địa phương.</small>

Đặc biệt, trong các hình thức hoạ: động nói trên, ở địa phương chỉ có

HĐND và UBND là những cơ quan duy nhất, theo quy định của pháp luật

hiện hành, có thẩm quyền ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trên cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

sở và nhằm thi hành Hiến pháp, Luật và văn bản của các cơ quan Nhà nướccấp trên. Văn bản qui phạm pháp luật của HĐND và UBND là sự cụ thể

hoá và phát triển các quy định chung có tính phổ biến của Hiến pháp, luậtvà văn bản của chính quyền cấp trên phù hợp với điều kiện và hồn cảnhcụ thể có tính đặc thù ở địa phương, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật đivào cuộc sống. Các quy phạm này, vì thế là bộ phận khơng thể thiếu của hệ

thống pháp luật, chúng có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan, tổ

chức và cá nhân ở địa phương có liên quan, trong đó có cả Viện kiểm sát,

<small>Tịa án và các cơ quan Nhà nước khác của trung ương đóng ở địa phương.</small>

Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án, Viện kiểm sát) và các cơ quan củaBộ, ngành trung ương đóng ở địa phương khơng có thẩm quyền này.

Bốn là, Một trong các hình thức thực hiện pháp luật là hoạt động ápdụng pháp luật. Thực hiện hoạt động này, cả các cơ quan chính quyền địaphương, cả các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương (Tòa án, Viện kiểm

sit) đều có thẩm quyên ban hành văn bản cá biệt. Nhưng hoạt động áp

<small>dụng pháp luật của các cơ quan chính quyền địa phương có đối tượng nhiềuhơn rất nhiều lần so với Tòa án và Viện kiểm sát ở địa phương. Các quyềnvà nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan, tổ chức và công dân mặc dù được</small>

Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước ở trung ương quiđịnh, nhưng muốn thực hiện chúng trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp

đều phải thông qua các quyết định cá biệt của các cơ quan chính quyền dia

phương. Hoạt động áp qụng pháp luật của các cơ quan chính quyền địaphương vì thế liên quan đến tất cả các cơ quan, tổ chức và các cá nhân,

<small>thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương. Còn đối tượngvà phạm vi hoạt động ép dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung</small>

ương (nếu có), của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thuế, Hải quan... ở địa

<small>phương chỉ giới hạn ở một số đốt tượng nhất định, phạm vi lĩnh vực áp dụng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

hẹp hơn rất nhiều so với các cơ quan chính quyền địa phương. Có những

cơng dân cả đời khơng có quan hệ gi với Tồ án và Viện kiểm sát, nhưng

khơng có ai trong đời để thực hiện được các quyền và nghĩa vụ pháp lý của

mình mà lại không liên quan đến hoạt động của các cơ quan chính quyền

địa phương. Vì thế, tại Hội nghị cán bộ tư pháp năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã nói: "Tồ án xét xử đúng pháp luật là tốt, nhưng nếu khơng phải xétxử (tức là khơng có tranh chấp, khơng có vi phạm pháp luật, khơng có tội

phạm xảy ra-tác giả giải thích) thi càng tốt hơn" [47-tr.87].

Mục đích hoạt động áp dung pháp luật của các cơ quan chính quyền

địa phương, trước hết và chủ yếu là bảo đẩm cho cơ quan, tổ chức và công

dân thực hiện trên thực tế các quyền, các nghĩa vụ pháp lý của họ da đượcpháp luật qui định. Còn hoạt động áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát,

của Tòa án không làm phát sinh các quyền, các nghĩa vụ pháp lý mới của

cơ quan, tổ chức, cá nhân, mà chỉ là bdo vệ và khơi phục lợi ích của Nhà

nước, các qun và lợi ích hợp pháp vốn có của các cơ quan, tổ chức, cá

nhân này khi bi xâm phạm hoặc khi có tranh chấp, hay để áp dụng các hình

<small>phạt đối với người phạm tội.</small>

Năm là, Chính quyền địa phương giữ vai trò trung tâm trong việc

<small>lãnh đạo và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan Nhà nước, trong đó</small>có các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương (như Tòa án, Viện kiểm sát),

cũng như các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế... ở địa phương trong

việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.Ví dụ, chínhquyển địa phương thành lập Hội đồng phối hợp cơng tác phổ biến, giáo dục

pháp luật; thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, Ban chỉ đạo về trật

tự an tồn giao thơng và trật tư đơ thị v.v để thu hút sự tham gia của các cơ

quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương trong việc bảo đảm

thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn quản lý của mình. HĐND và

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

UBND cịn có quyền kiểm tra, giám sát các cơ quan Nha nước, các tổ chức

chính trị xã hội và nhân dân ở địa phương thi hành nghiêm chỉnh Hiếnpháp, pháp luật và nghị quyết HĐND. Chánh án TAND và Viện trưởng

VKSND cùng cấp phải báo cáo HĐND về tình hình thi hành pháp luật ở địa

phương, báo cáo về hoạt động cơng tác của Tồ án, Viện kiểm sát tại kỳhọp HĐND, phải trả lời chất vấn của đại biểu HĐND (Điều 120 Hiến pháp;Điều 17, Điều 24 Luật tổ chức HĐND và UBND; Điều 7 Luật tổ chức

VKSND; Điều 3¡, Điều 33 Luật tổ chức TAND)...

Xuất phát từ những điều đã trình bày trên đây, có thể nói rằng mọi

chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước cóđi vào cuộc sống hay khơng, có được thi hành nghiêm chỉnh hay khơng, tác

dụng và hiệu quả, hiệu lực như thế nào, suy cho cùng phụ thuộc vào vai trị

của chính quyền địa phương trong việc triển khai tổ chức thực hiện và kiểm

tra việc thực hiện trên thực tế Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Nhất là

ở nước ta hiện nay, khi chúng ta kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý tập trungquan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế quan lý mới trong điều kiện nền

<small>kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện nhiệm vụ chiến lược do Đạihội Đảng lần thứ để ra là: tiếp tục đối mdi, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,</small>

hiện đại hóa đất nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, kiên quyết

chống tham nhũng...thì vai trị và trách nhiệm của chính quyền địa phương

<small>trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật càng có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng.</small>

12. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG

VIỆC BAO DAM THI HANH HIẾN PHAP VA PHÁP LUẬT

Vai trò của chính quyền địa phương trong việc bảo dam thi hành Hiến

pháp và pháp luật được thể hiện thông qua những nhiệm vu va quyền hạn(thẩm quyền) của các cơ quan chính quyển địa phương. Khái quát các qui

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

định của Hiến pháp va pháp luật hiện hành về nhiệm vu, quyền hạn củacác cơ quan chính quyền địa phương trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp

Iva pháp luật, cũng như thực tiễn hoạt động của chính quyền dia phương

trong lĩnh vực này, theo chúng tơi, có thể chia thành 4 nhóm chủ yếu sau:

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyên địa phương tổ chúc thực hiệnvà kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật;

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyên địa phương trong việc giảiquyết khiếu nại. tố cáo và kiến nghị của công dân;

3. Nhiệm vụ, quyền hạn (thẩm quyền) ban hành văn bản pháp luật của

chính quyền địa phương;

4.Nhiệm vụ, quyền han của chính quyền địa phương trong việc phổ

biến, giáo dục pháp luật.

Ngồi những nhóm nhiệm vụ, quyền hạn nói trên, để bảo dam thi

hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, chính quyền địa phương cịn

tiến hành các hoạt động như: chỉ đạo, đơn đốc các cơ quan, ban ngành triểnkhai thực hiện Hiến pháp và pháp luật; sơ kết. tổng kết và phát động các

phong trào thi đua học tập theo các điển hình tiên tiến trong việc thi hànhHiến pháp và pháp luật; thzc hiện các biện pháp bảo đảm về vật chất-kỹ

<small>thuật (in ấn và cung cấp các mẫu biểu văn bản pháp lý, cấp kinh phí và cáctrang thiết bị cần thiết để triển khai thực hiện các văn bản pháp luật...).</small>

Những hoạt động này của chính quyền địa phương cũng là những biện pháp

<small>quan trọng nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.</small>

Nhưng đây là những biện pháp khơng (hoặc ít) mang tính pháp ly. Vì vậy,

<small>trong luận án này chúng tơi tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn thể</small>

hiện rõ nhất vai trị của chính quyển địa phương trong việc bảo đẩm thihành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

Cũng cần phải nói thêm rằng: việc phân chia các nhóm nhiệm vụ,quyền hạn và việc sắp xếp thứ tự của các nhóm nhiệm vụ, quyền hạn này

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

chỉ mang tính tương đối. Vì trong thực tế, để bảo dam thi hành Hiến pháp

và pháp luật, chính quyền địa phương thường triển khai thực hiện đồng thời,

kết hợp các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên, chứ khơng thể tách bạch chúng

một cách cứng nhắc và máy móc.

1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương tổ chúc thực hiện

và kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật

Xuất phát từ vị trí, vai trị và chức năng của các cơ quan chính quyền

địa phương trong bộ máy Nhà nước, nên chính quyền địa phương có vai trịquan trong trong việc trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra,giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Thực hiệnnhiệm vụ này, chính quyền địa phương tiến hành các hoạt động, như: tổ

chức các hội nghị tập huấn triển khai thi hành các văn bản pháp luật mới

<small>ban hành, xây dựng các chương trình hành động, thành lập các ban chỉ đạo</small>

để lãnh đạo và phối hợp hoạt động của các cấp chính quyền, các cơ quan

Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn quản lý của mình nhằm

<small>bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.</small>

Là 5ộ phận cấu thành của chính quyền Nhà nước thống nhất, chính

quyền địa phương có thẩm quyền và trách nhiệm đại diện cho Nhà nước,

<small>cho chính quyền cấp trên kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương.</small>

Trong cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật

ở địa phương (bao gồm: sự giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc

hội; của Chính phủ, của các Bộ và các cơ quan của Chính phủ; của Viện

kiểm. sát nhân dân; của Tịa án nhân dân; của chính quyền địa phương;

cũng như sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội và của công dân ở

địa phương), sự kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương, theo chúng

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

tơi, có ý nghĩa rất quan trọng, cần được xem là khâu chủ yếu và trước hết

của toàn bộ cơ chế kiểm tra, giám sát này. Bởi vì : |

Trước hết, Chính quyền địa phương là cấp chính quyền có chức năng

trực tiếp tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, trực tiếp tổ chức và thực

hiện quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở địa phương.

Nguyên tắc hiến định của quan lý Nhà nước ở nước ta là bằng pháp luật và

tăng cường pháp chế XHCN, nến kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiếnpháp và pháp luật là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý của

các cơ quan chính quyền địa phương. Chính vì vậy, Hiến pháp 1992 và Luật

tổ chức HĐND và UBND năm 1994 trực tiếp quy định cho HĐND vàUBND các cấp có thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuântheo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,đơn vi vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương (Điều 12 Hiến pháp

1992, Điều 43 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994).

Hai là, Thực hiện quản lý các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở địa phương,

các cơ quan chính quyển địa phương ban hành một số lượng không nhỏ các

<small>văn bản pháp ly, trong đó có các văn bản quy phạm va văn bản cá biệt là</small>

các quyết định quản lý. Để đánh giá hiệu lực, hiệu quả các quyết định quản

lý, chích quyền địa phương phải tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát đốivới các quyết định đã ban hành. Trên cơ sở nhận được thông tin đầy đủ về

thực tế thi hành các văn bản đã ban hành, chính quyền địa phương mới có

căn cứ, cơ sở để sửa đổi hay ban hành văn bản mới. Vì vậy, Hiến pháp vàLuật tổ chức HĐND và UBND hiện hành quy định: HĐND và UBND .. banhành nghị quyết, quyết định, chỉ thi và kiểm tra việc thi hành các văn bản

đó (Điều 123, Điều 124 Hiến pháp; Điều 2, Điều 41 Luật). Theo Luật khiếu

nại, tố cáo năm 1998, đối với các quyết định hành chính, hành vi hành

chính của các cơ quan chính quyền địa phương và của các cán bộ, công

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

chức địa phương bị khiếu nại, thì thẩm quyển và trách nhiệm giải quyếtkhiếu nại lân đầu cũng là cơ quan hoặc người đã ban hành quyết định hành

chính hay thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại.

Ba là, Sự kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương đối vớiviệc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương là sự kiểm tra, giám sáttrực tiếp, sâu sát, tại chỗ, không cách trở, nếu phát hiện có vi phạm pháp

luật, trong rất nhiều trường hợp, các cơ quan chính quyển địa phương cóthẩm quyền xử lý, áp dụng các chế tài đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi

phạm, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh ởđịa phương. Ví dụ, khi phát hiện văn bản của UBND cấp dưới có vi phạmpháp luật, Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có thẩm quyền đình chỉ việc

thi hành hoặc bãi bỏ văn bản đó, trong khi đó nếu Viện kiểm sát phát hiện

văn ban của cơ quan chính quyền địa phương có vi phạm pháp luật thì chỉ

có quyển kháng nghị, khơng có quyền đình chỉ thi hành hay bãi bỏ đối với

những văn bản vi phạm này.

Bốn là, Chính quyền địa phương là hình thức pháp lý thực hiện quyền

lực Nhà nước của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ

của nhân dân ở địa phương, có mối liên hệ gắn bó máu thịt với nhân dân.

Vì thế, nhân dân chính là "tai mắt" của chính quyền, "mách bao" cho chính

quyền những việc làm vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá

nhân một cách kịp thời nhất, đầy đủ nhất. Vì vậy, sự kiểm tra, giám sát VIỆCthi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương do chính quyền địa phương

tiến hành chính là sự kiểm tra, giám sát dựa vào sức mạnh của nhân dân.

được sự giúp đỡ tích cực nhất của nhân dân, và cũng là vì lợi ích của nhân

<small>dân.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Trong lĩnh vực kiểm tra, giấm sát việc thi hành Hiến pháp và phápluật, đối tượng thuộc thẩm quyền kiểm tra, giám sát của các cơ quan chínhquyền địa phương gồm hai nhóm chủ yếu sau:

Nhóm thứ nhất là: tất cả các cơ quan Nhà nước, các tố chức xã hội, tổ

chức kinh tế, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trên

địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyển địa phương. Đối vớinhóm đối tượng này, các cơ quan chính quyển địa phương có thẩm quyền

kiểm tra, giám sát việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, trong đó có cả

các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND ban hành. Thực hiện

nhiệm vụ này, các cơ quan chính quyền địa phương có quyền áp dụng các

chế tài hành chính (như: áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính)

và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (như: đình chỉ hoạt động sản

xuất kinh doanh; đưa vào cơ sở giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa

bệnh, quan chế hành chinh...). Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, các cơ

quan chính quyền địa phương chuyển cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

<small>truy cứu trách nhiệm hình sự.</small>

<small>Nhóm thứ hai là: các cơ quan chính quyền địa phương, các cán bộ,công chức của các cơ quan chính quyền địa phương. Đối với nhóm đối</small>

tượng này, các cơ quan chính quyển địa phương có thẩm quyền kiểm tra,

<small>giám sát các cơ quan chính quyền địa phương cấp dưới, các cán bộ, côngchức thuộc quyền quản lý của mình trong việc tuân theo Hiến pháp và phápluật khi thực thi cơng quyền. Hình thức kiểm tra, giấm sát của các cơ quanch:nh quyền địa phương có thể thông qua việc xét báo cáo công tác, thông</small>

qui quyền chất vấn của đại biểu HĐND, thông qua việc giải quyết khiếunạ.. tố cáo của công dân, hoặc thông qua kiểm tra, khảo sát thực tế hoạt

động, công tác của các đối tượng này. Khi kiểm tra, giám sát và phát hiện

<small>các cơ quan chính quyền địa phương cấp dưới, cũng như các cán bộ, công</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

chức của chính quyền địa phương có vi phạm pháp luật, các cơ quan chính

quyền địa phương có quyền áp dụng các hình thức xử lý theo quy định của

pháp luật. Ví dụ, HĐND có thẩm quyền áp dung các chế tài như: giải tán

HĐND cấp dưới trực tiếp khi HĐND này làm thiệt hại nghiêm trọng lợi ích

của nhân dân; bãi miễn Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên UBND

cùng cấp; bãi bổ các văn bản sai trái của UBND cấp mình và của HĐND

cấp dưới trực tiếp ... Chủ tịch UBND có quyền đình chỉ việc thi hành, đồng

thời để nghị HĐND cấp mình bãi bỏ các nghị quyết sai trái của HĐND cấp

dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái củaThủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp và của UBND,

của Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp. Chủ tịch UBND cịn có quyền cách

chức Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịchUBND cấp dưới trực tiếp, cũng như áp dụng các chế tài trách nhiệm kỷ luật(như: cảnh cáo. cách chức, đến buộc thôi việc) đối với cán bộ, cơng chứcthuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật v.v. (Điều 18,

Điều 43, Điều 52 ...Luật tổ chức HĐND và UBND).

quyết các khiếu nại, tốcáo và kiến nghị của công dân

Để bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa

phương, chính quyền địa phương có thẩm quyền và trách nhiệm quan trọng

<small>trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cơng dân. Các</small>

quyền và lợi ích hợp pháp chính dang của cơng dân có thể bị vi phạm từ

<small>nhiều phía: đó có thể là sự vi phạm của các cơ quan Nhà nước nói chung (cơ</small>

quan lập pháp, cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính Nhi nước va các cán

bộ, công chức của những cơ quan này..). cũng như bởi các hành vi trái pháp

luật của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, hoặc của công dân khác. Nhưng

SU vị phạm Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan chính quyền địa phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

và các cán bộ, cơng chức của chính quyền địa phương làm thiệt hại quyền

và lợi ích hợp pháp chính đáng của cơng dân và thẩm quyền của chínhquyền địa phương trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của

công dân, theo chúng tôi là một trong nhữr.> vấn đề có ý nghĩa rất quan

trọng trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.Điều này là đo:

Một là, Mối quan hệ qua lại về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa Nhà

nước và công dân được thực hiện trực tiếp, cụ thể, thường xuyên trên thựctế chính là mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền địa phương với cơng

dân. Các quyền tự do dân chủ, cũng như các nghĩa vụ pháp lý của công dân

mặc dù đã được Hiến pháp và pháp luật qui định, nhưng trong rất nhiều

trường hợp muốn thực hiện được chúng trong thực tế đều phải thơng qua

các quyết định hành chính, hoặc hành vi hành chính của các cơ quan chínhquyền địa phương và các cán bộ, cơng chức của những cơ quan này.

Vì vậy, xét về mặt khách quan, cả về số lượng và đối tượng bị thiệt

hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của các

cơ quan chính quyền địa phương làm thiệt nai quyền và lợi ích hợp phápcủa cơng dân so với các quyết định, các bản án trái pháp luật (nếu có) của

<small>cơ quan kiểm sát, của Tòa án là hơn gấp nhiều lần.</small>

Hai là, Trong rất nhiều trường hợp, các quyết định hành chính, hành

vi hành chính trái pháp luật của các cơ quan chính quyền địa phương chính

là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các quyết định, các bản án trái pháp luật

của cơ quan kiểm sát, của Tịa án. Ví dụ, quyết định xử phạt vi phạm hành

chính; quyết định thu hồi đất, giao đất: quyết định giải quyết khiếu nại...

trái pháp luật, trong nhiều trường hợp là nguyên nhân, tiền để của các

quyết định truy tố trái pháp luật của Viện kiểm sát và các bản án trái pháp

luật của Tòa án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Ba là, Khác với sự vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công

<small>dân được thực hiện bởi hành vi trái pháp luật của cơng dân bình thường, của</small>

tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với nhau, các quyết định hành chính, hành vi

hành chính trái pháp luật làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của

cơng dân từ phía các cơ quan chính quyền địa phương và các cán bộ, công

chức của các cơ quan này là nhân danh quyền lực Nhà nước, thực thi côngquyền để đơn phương quyết định, có tính bắt buộc cơng dân phẩi phục tùng

đã tạo ra sự bất lợi về nhiều mặt đối với cơng dân.

Chính vì vậy, nhân dân đánh giá bản chất của Nhà nước trước hết và

chủ yếu thông qua mối quan hệ trực tiếp, cụ thể, hàng ngày với các cơ quan

chính quyền địa phương, cán bộ, cơng chức của các cơ quan này. Đây cũnglà một trong những lý do giải thích vì sao khi Đảng và Nhà nước ta đề ra

chủ trương: phát huy quyển làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước

pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, lại xácđịnh nhiệm vụ trọng tâm là cải cách nền hành chính Nhà nước, trong đó có

cải cách hành chính ở địa phương.

-Bốn là, Mặc dù Điều 12 Hiến pháp 1992 qui định: “Nhà nước quan

lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”, nhưng

trong thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước ở nước ta, vì những lý do khách

<small>quan và chủ quan, các cơ quan chính quyền Cia phương, cán bộ, cơng chức</small>

của các cơ quan này trong một số trường hợp đã ban hành các quyết định

<small>hành chính và thực hiện các hành vi hành chí¬h trái pháp luật làm thiệt hai</small>

quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng dân. Điều này làm phát

sinh một số lượng không nhỏ các khiếu kiện hành chính của cơng dân. Tình

trạng đơn thư khiếu nại gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, gay gatvề tính chất, số đơn thư khiếu nại gửi nhiều nơi, gửi vượt cấp lên Trung

<small>ương, khiếu nại nhiều lần, khiếu nại đơng người vẫn cịn xảy ra ở một sô</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

không được công dân chấp hành. Cả hai hiện tượng này đều là khơng bình

thường, khơng bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở

<small>địa phương.</small>

<small>Năm là, Mục đích của giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân</small>

không chỉ nhằm khôi phục, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính

<small>đáng của cơng dân bị xâm phạm, mà cịn góp phần phát hiện những hạn</small>

chế, khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, thiếu sót trong hoạt động của

các cơ quan chính quyền địa phương, cũng như những hành vi sai phạm của

cán bộ, công chức khi thi hành cơng vụ. Trên cơ sở đó có. những biện pháp

khắc phục nhằm bổ sung, sửa đối pháp luật hiện hành, hoàn thiện tổ chức

<small>và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương, xử lý kịp thời và loại</small>

ra khỏi bộ máy Nhà nước những cán bộ, công chức mất phẩm chất đạo đức,quan liêu, tham những, thiếu trách nhiệm. Ví dụ, kết quả giải quyết khiếu

nại, tố cáo của công dân năm 1999 đã trả lại lợi ích chính đáng cho cơng

dân 13.906,8 triệu đồng; 3.580,5 chỉ vàng; 1.196,81 ha đất; 13,98 tấn lúa...

Đã xử lý kỷ luật hành chính 2.780 cán bộ, cơng chức vi phạm, chuyển hồ sơ

<small>tuy cứu trách nhiệm hình sự 120 cán bộ có vi phạm pháp luật nghiêm trọng</small>

[13-tr.12-16].

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính đúng pháp

luật bị khiếu nại, thì việc giải quyết khiếu nại trong 'rường hợp này vẫn

thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan china quyền dia phương,

để thơng qua đó giải thích cho cơng dân hiểu rõ và thực hiện đúng các

nghĩa vụ pháp lý của mình. Có như vậy mới bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh

Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

Xác định rõ tầm quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo và kiến nghịcủa cơng dân và vai trị của chính quyền địa phương trong lĩnh vực này,

Hiến pháp 1992, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 và nhất là Luật

khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã quy định tương đối rõ và đầy đủ thẩm quyền

<small>và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương trong việc giải</small>

quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân.

Đối với Hội đồng nhân dân: Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố

<small>cáo và kiến nghị của công dân. HĐND có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ</small>

yếu sau:

- Quyết định các biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

<small>và kiến nghị của công dan;</small>

- Xem xét báo cáo của UBND, TAND, VKSND cing cấp về công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo tại các kỳ họp HĐND;

<small>- Cử đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phươngmình; khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà</small>

nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và :ơng dân, có quyền

u cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời chấm

<small>dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm, xử lý đối với ngườ: vi phạm.</small>

Để HĐND thực hiện thẩm quyển nói trên, pháp luật hiện hành quy

định Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các đại biểu HĐND trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

phạm vi nhiệm vu, quyền của mình có trách nhiệm tổ chức tiếp dân, đônđốc, kiểm tra UBND và các cơ quan, ban ngành thuộc UBND kip thời xem

xét và giải quyết các khiếu nại, tế cáo và kiến nghị của công dân; nếu

không đồng ý với kết quả giải quyết của các cơ quan này, HĐND có quyền

kiến nghị người đứng đầu cơ quan Nhà nước cấp trên xem xét, giải quyết...

(Điều 17, Điều 23, Điều 36, Điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND năm

1994; Điều 9, Điều 89 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998).

Đối với UBND các cấp: Là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền

chung ở địa phương, trong lĩnh vực g:ải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghịcủa công dân, UBND có hai nhóm thẩm quyền chủ yếu sau :

Thứ nhất, UBND thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo ở địa phương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan,

tổ chức do mình quần lý trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

thực hiện chế độ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa

phương cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, Chủ tịch UBND, với tư cách người đứng đầu UBND có thẩmquyền trực tiếp giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi

<small>hành chính của mình và giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc</small>

UBND, cũng như Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp đã giải quyết nhưngcịn có khiếu nại (quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuốicùng); có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ

quan, tổ chức và cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy

định của pháp luật; trực tiếp tiếp công dân và chỉ đạo, kiểm tra Chủ tịch

UBND, thủ trưởng các cơ quan, ban ngành thuộc quyền tiếp công dân theo

quy định của pháp luật... (Điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994;

</div>

×