Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Hành vi pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.09 MB, 136 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

LÊ MINH TIẾN

HANH VI PHÁP LUẬT ;NHUNG VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN

Chuyên ngành: Ly luận Nha nước và Pháp luậtMã số : 5.05.01

LUẬN VĂN THAC SĨ LUẬT HOC

THU VIEN

TRON vt ( C LUATHAN

PHÒNG Gv 644

Người hướng dân khoa học: PGS.TS. Lê Minh Tâm

HÀ NỘI - 2003

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiêncứu của riêng tơi. Các số liệu nêu trong

luận văn là trung thực. Những kết luận

khoa học của luận văn chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Khái niệm hành vi pháp luật

1.1.1. Khái niệm hành vi trong một số ngành khoa học xã hội1.1.2. Định nghĩa và các yếu tố cấu thành của hành vi pháp luật

1.3.1.2. Đặc điểm và giá trị xã hội của hành vi hợp pháp

1.3.1.3. Mơ hình hố hành vi pháp luật

<small>¢ 1.3.2. Vi phạm pháp luật</small>

1.3.2.1. Khái niệm và bản chất của vi phạm pháp luật1.3.2.2. Cấu thành vi phạm pháp luật

5458

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.4.3. Ý thức pháp luật và các đặc tính cá nhân của chủ thể

Chương 2: THỰC TRANG HÀNH VI PHÁP LUẬT VÀ PHƯƠNG

HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HÀNH VỊHỢP PHÁP, TÍCH CUC, DONG THỜI DAU TRANHPHÒNG, CHONG CAC HANH VI BAT HỢP PHÁP,

TIEU CUC

Thực trang hành vi pháp luật ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Khái quát về thực tiễn hành vi thực thi, tuân thủ pháp luậtở nước ta hiện nay

,2.1.2. Tình hình vi phạm pháp luật và thực tiễn cơng tác đấutranh phịng, chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay

Phương hướng và giải pháp phát triển các hành vi hợp

pháp, tích cực, đồng thời đấu tranh phịng, chống các hành

vi bất hợp pháp, tiêu cực

2.2.1. Hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật và củng cố

các đảm bảo pháp lý nhằm đảm bảo cho sự thực thi tuân

thủ pháp luật

2.2.2. Nâng cao ý thức pháp luật và trình độ văn hoá pháp lý của

các chủ thể pháp luật

2.2.3. Đẩy mạnh cơng tác đấu tranh phịng, chống các vi phạm

pháp luật, đảm bảo xử lý nghiêm minh, kịp thời, chínhxác các trường hợp vi phạm pháp luật

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

123125

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cơng cuộc đổi mới tồn diện mọi lĩnh vực đời sống xã hội đặt ra cho

chúng ta nhiều vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết, trong đó then chốt là xâydựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quan điểm xây dựng Nhà nước phápquyền dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được đề ra như một nhiệm vụ chiến lượcvới phương châm “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổchức, cán bộ, cơng chức, mọi cơng dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp vàpháp luật” [20, tr.132]. Để thực hiện nhiệm vụ này, song song với việc hoànthiện hệ thống pháp luật, yêu cầu đặt ra là phải tổ chức tốt việc thực hiện phápluật và bảo vệ pháp luật.

Thực hiện phương châm này, trong những năm đổi mới vừa qua, các cơ

quan nhà nước đã từng bước đổi mới tổ chức, hoạt động và hệ thống pháp luật

dan dan được hồn thiện phục vụ cho cơng cuộc đổi mới cũng như xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đồng thời dânchủ được phát huy đi đôi với việc giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường phápchế; công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật chomọi người dân được chú trọng đã góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quảthực thi pháp luật trong thực tế, từ đó, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an

toàn xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, quátrình thực thi pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt

ra của công cuộc đổi mới cũng như xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhiều

quy định của pháp luật chưa phát huy được hiệu lực trong thực tế. Tính chủđộng, tích cực trong hành vi pháp luật của các chủ thể chưa cao, tình hình viphạm pháp luật diễn biến ngày càng phức tạp đã làm giảm vai trò, giá trị và

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

hiệu quả của pháp luật trong thực tiễn Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp

luật, ảnh hưởng tới công cuộc đổi mới cũng như quá trình xây dựng, củng cố

và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trong đó pháp luật có

giá tri toi cao.

Mat khác, cùng với sự đổi mới và phát triển của các điều kiện kinh tế - xãhội trong thời gian qua, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của nền kinh tế

thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đã và đang làm nảy sinh nhiều

loại hành vi mới trong đời sống xã hội đòi hỏi phải được điều chỉnh pháp luậtmột cách kịp thời với những phương thức và biện pháp phù hợp nhằm kích

thích các chủ thể pháp luật, bằng các hành vi tích cực và hợp pháp của mìnhtham gia vào đời sống kinh tế - xã hội góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốcvì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Các phươngthức và biện pháp đó địi hỏi phải phát huy được nhân tố con người, nhằm vừa

bảo đảm tận dụng và phát huy được những nhân tố tích cực của nền kinh tế thị

trường và q trình hội nhập trong xu thế tồn cầu hoá để tạo ra động lực

mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội như văn kiện Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý,

tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để phát huy

tối da mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho sản xuất, kinh doanh của mọi thànhphần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau” [20, tr.188], đồng thời phải

vừa hạn chế được tối đa những tác động và ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội

từ “mặt trái” của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập trong xu thế tồn

cầu hố hiện nay.

Đứng trước những địi hỏi đó, khoa học pháp lý nói chung và lý luận về

Nhà nước và pháp luật nói riêng có nhiệm vụ phải làm sáng tỏ những vấn đề lý

luận cơ bản về hành vi pháp luật để xây dung co sở lý luận cho việc phân tích,

đánh giá thực trạng hành vi pháp luật ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra phương

hướng và các giải pháp nhân rộng và phát triển các hành vi tích cực, hợp pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

vụ cho cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, xây dựng

và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập

một cách chủ động trong xu thế toàn cầu hố hiện nay cũng như phục vụ choq trình xây dựng, củng cố và phát triển Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Vì

vậy, triển khai nghiên cứu dé tài “Hành vi pháp luật - những vấn dé lý luận và

thực tiễn? là cơng việc có tính cấp thiết cả về phương điện lý luận và cả về

phương diện thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu

Hành vi pháp luật là một phạm trù cơ sở trong hệ thống các khái niệm vàphạm trù của khoa học pháp lý nói chung và lý luận Nhà nước và pháp luật nóiriêng. Trên cơ sở phạm trù này, lý luận về Nhà nước và pháp luật cũng nhưcác khoa học nghiên cứu về các ngành luật chuyên ngành hoặc các lĩnh vực

pháp luật cụ thể xây dựng các khái niệm chuyên ngành như vi phạm pháp luật,

tội phạm, hành vi pháp luật hành chính, hành vi pháp luật dân sự, hành vi phápluật kinh tế, hành vi pháp luật lao động... Do vậy, nó đã thu hút được sự quantâm nghiên cứu dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau trong khoa học

pháp lý kể cả ở trong và ngoài nước, rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về vi

phạm pháp luật, tội phạm, hành vi hành chính, thương mại, lao động v.v.. đã

được công bố, chẳng hạn như chương “Hành vi pháp luật” trong cuốn Những

vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật của Viện nghiên cứu Nhànước và Pháp luật (1995), bài viết “Hành vi thương mai” của Ngơ Huy Cươngđăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1 (2002), “Động cơ hoá hành vipháp luật” của Lê Vuong Long trên tap chí luật học số | (2000), dé tài luậnvăn thạc si “VI phạm pháp luật — một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở ViệtNam” của Bùi Xuân Phái (2002), “Hành vi phạm tội nhìn từ góc độ tâm lýhọc” của Đặng Thanh Nga trên tạp chí Luật học số 4 (1998)...và đặc biệt là

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

rất nhiều cơng trình nghiên cứu tương đối toàn diện và phong phú về tội phạmtrong khoa học luật hình sự và tội phạm học đã được cơng bố ở nước ta. Các

cơng trình ở nước ngồi có thể kể đến cuốn Ipaso u nopegeune của B.H.

<small>KynpspLeg (1978), The Sociology of Law cua Roger Cotterrell (1992) v.v..</small>

Tuy nhiên, tất cả các cơng trình nghiên cứu này cũng chi mới dé cap tớimột loại hành vi pháp luật cụ thể hoặc một số khía cạnh nào đó của hành vipháp luật. Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có một cơng trình khoa học nàonghiên cứu về hành vi pháp luật một cách toàn diện và có hệ thống.

3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tàiMục đích nghiên cứu

Lam sáng to những vấn đề lý luận cơ bản về hành vi pháp luật và phântích, đánh giá thực trạng hành vi pháp luật ở nước ta hiện nay để xây dựng cơsở khoa học về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho việc đưa ra phương hướng

và các giải pháp phát triển các hành vi tích cực, hợp pháp và đấu tranh phòng,

chống các hành vi bất hợp pháp, tiêu cực.Phạm vi nghiên cứu

Do hành vi pháp luật là một phạm trù phức tạp, có nội dung rất rộng vàđa diện, tính phức tạp và đa diện của nó không những biểu hiện ở bản thân củavấn dé mà nó cịn được phản ánh trong các mối quan hệ mật thiết với cácthành tố khác trong cơ chế điều chỉnh pháp luật như quy phạm pháp luật, quanhệ pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật cũng như trong mối quan hệ với điềukiện kinh tế — xã hội và các yếu tố khác như pháp chế, ý thức pháp luật, các

đặc tính của chủ thể... Nên trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, để có điều

kiện đi sâu nghiên cứu và lý giải thấu đáo các mặt vấn đề cơ bản, cốt yếu củahành vi pháp luật hoặc các vấn đề đang còn gây nhiều tranh cãi về hành vipháp luật , luận văn chu yêu tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn dé lýluận và thực tiên cơ bản về hành vi pháp luật của cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

như trên của đề tài, luận văn đặt ra nhiệm vụ triển khai nghiên cứu một cách

có hệ thống để làm sáng tỏ các vấn đề sau đây về hành vi pháp luật:

+ Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành của hành vi pháp luật; cơchế xác lập và thực hiện hành vi pháp luật ; các loại hành vi pháp luật;các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện hành vi pháp luật.

> Thực trạng thực thi tuân thủ pháp luật, tình hình vi phạm pháp luật vàthực tiễn đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.> Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhân rộng và phát triển các hànhvi tích cực, hợp pháp đồng thời hạn chế các hành vi tiêu cực, bất hợppháp.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài, luận văn được thực hiện trên

cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về Nhà nước vàpháp luật, kết hợp với việc vận dụng hiệu quả phương pháp duy vật biện chứngvà duy vật lịch sử trong q trình nghiên cứu.

Ngồi ra, để làm rõ những luận điểm khoa học cụ thể, luận văn cịn sử

dụng tổng hợp các phương pháp: lơgic, phân tích, so sánh, tổng hợp, tiếp cận

hệ thống, thống kê, điều tra xã hội học...

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Đây là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách tương đối

toàn điện và có hệ thống về hành vi pháp luật. Luận văn đã tổng hợp, phân tích

một cách hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hành vi pháp luật, đặc biệt làđã làm sáng tỏ ban chất của hành vi pháp luật nói chung và của hành vi hoppháp va vi phạm pháp luật nói riêng, cơ chế xác lập và thực hiện hành vi phápluật cũng như các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình xác lập và thực hiệnhành vi pháp luật. Những kết quả nghiên cứu theo hướng nay của luận văn góp

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

phần nhất định cho việc bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về hành vi

pháp luật, tạo ra cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu hành vi pháp luật trong các

lĩnh vực cụ thể ở nước ta.

Qua việc phân tích và đánh giá thực trạng hành vi pháp luật ở Việt Namhiện nay, rút ra những nguyên nhân của những thành tựu và ton tại, luận van

đã đề xuất một hệ giải pháp nhằm phát triển các hành vi tích cực, hợp pháp và

đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật. Những kếtquả đó có giá trị tham khảo phục vụ cho thực tiễn xây dựng và hồn thiện hệ

thống pháp luật và nhất là q trình tổ chức và thực hiện pháp luật trong thực

tế ở nước ta. Ngồi ra, luận văn cũng có giá trị là tài liệu tham khảo phục vụcho việc nghiên cứu và giảng day tại các cơ sở đào tạo luật học.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 2 chương với 6 mục và 15 tiểu mục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

VỀ HÀNH VỊ PHÁP LUẬT

Trong khoa học pháp lý nói chung và Lý luận về Nhà nước và Pháp luậtnói riêng, hành vi pháp luật là một phạm trù rất cơ bản nhưng có nội dung đađiện và phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ

thống để làm sáng tỏ những nội dung và khía cạnh của nó. Trong chương 1,

luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hành vi- pháp luật, bao gồm: khái niệm, các yếu tố cấu thành của hành vi pháp luật, cơchế xác lập và thực hiện hành vi pháp luật, các loại hành vi pháp luật và cácnhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành hành vi pháp luật.

1.1. KHÁI NIỆM HÀNH VỊ PHÁP LUẬT

1.1.1. Khái niệm hành vi trong một sô ngành khoa học xã hội

Hành vi nói chung là một khái niệm được nhiều ngành khoa học xã hộinghiên cứu. Đặc biệt, trong một số ngành khoa học xã hội như ngôn ngữ học,triết học, xã hội hoc, tâm lý học, nhân chung học, dân tộc học v.v.., khái niệmhành vi hiện diện vừa với tư cách là đối tượng nghiên cứu, đồng thời vừa với tư

cách là công cụ nghiên cứu của những ngành khoa học này. Để hiểu được khái

niệm hành vi pháp luật trong khoa học pháp lý, trước hết cần phải tiếp cậnkhái niệm hành vi từ một số góc độ của các ngành khoa học xã hội khác nhau.

e Về phương điện ngôn ngữ hoc

Hành vi là một từ Hán Việt, được tạo thành bởi một kết hợp ngang củahai âm tiết hành và vi, mà ngữ nghĩa chính của từ này nằm ở âm tiết thứ nhất -

hành, theo đó, hành khơng có biểu hiện đứng độc lập để làm một từ đơn tiết

độc lập có nghĩa (trừ nghĩa thứ yếu của hành trong từ hành tdi - có nghĩa là

làm cho khổ sở) [41, tr.120]. Về mặt ngơn ngữ, nó chỉ có thể tạo nên các từ đa

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

âm tiết có quan hệ với nhau do ngữ nghĩa của nó. Các kết hợp đa âm tiết củatừ hành có hai nghĩa gốc, nghĩa thứ nhất là di (chẳng hạn trong các kết hophành khách, hành lý, hành dinh...) và nghĩa thứ hai là /m (chang han trongcác kết hợp thi hành, hành lễ, ban hành...). Hanh trong hành vi là kết hợpngang của nghĩa gốc là /am.

Tương tự như vậy, vi cũng khơng có biểu hiện đứng độc lập để làm mộttừ đơn tiết độc lập có nghĩa (phân biệt với chữ vi có nghĩa là rất nhỏ bé, như vi

<small>trong từ vi sinh vật và chữ vi có nghĩa là làm trái, như vi trong từ vi minh là</small>

làm trái lời thé). Vi trong từ hành vi cũng có nghĩa là làm hoặc hành động

<small>(tương tự như vi trong từ vơ vi là khơng làm gì hoặc trong từ vi sinh là kiếm</small>

Kết hợp ngang hành vi chi "toàn bộ những biểu hiện của con người trongmoi cách đốt xứ" [41, tr.121]. Trong các cuốn từ điển tiếng Việt, thì hành vi là“tồn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của mộtngười trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định” [84, tr.407], hoặc là “cách ứng

xu trong một hoàn cảnh nhất dinh dược biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành

động nhất định” [3, tr.781]. Ngồi ra, trong các ngơn ngữ của các nước khác,

hành vi cũng được hiểu tương tự. Chang hạn trong tiếng Anh, hành vi

(behavior) được định nghĩa là “cách thức mà con người xu sự trong những

tình huống cụ thé” [90, tr.106] hoặc trong tiếng Pháp, hành vi (conduite) là

“việc một người lam và bằng cách đó thực hiện một ý định cua minh” [92,tr.436].

e Vé phuong dién triét hoc

Dưới lăng kính triết hoc, thế giới được tạo thành từ nhiều yếu tố, songsuy cho cùng bao gồm ba yếu tố cơ bản là giới tự nhiên, con người và xã hội,trong đó con người giữ vi trí trung tam. Con người (và xã hội) tồn tại tronglòng giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên, biến giới tự nhiên thành đối tượng của

minh để tái sản xuất ra các điều kiện sinh hoạt của mình: “súc vat chỉ tái sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

xã hội đều là quá trình hoạt động của chính con người. Khơng có con ngườithì khơng có xã hội, như C. Mác đã nhận định: “xd hội là sản phẩm của sự tácđộng lần nhau giữa người và người ” (11, tr.2 14].

Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, con người và xã hội lại phụ

thuộc vào trình độ phát triển của những hoạt động lao động của con người.

Lao động một mặt gắn bó con người với tự nhiên, một mặt tạo ra xã hội - nấcthang phát triển cao nhất của các hệ thống sống, là hình thức phát triển lịch sử

của hoạt động sống của con người. Nhờ các hoạt động lao động mà những lựclượng vật chất chủ yếu và những quan hệ xã hội (trước hết là quan hệ sảnxuất) của cộng đồng người được hình thành.

Tuỳ theo trình độ phát triển của lịch sử, quá trình hoạt động lao động của

con người đòi hỏi phải được tiến hành trong những hình thức tổ chức nhấtđịnh. Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, cơ cấu của quá trình laođộng ngày càng trở nên phức tap, cũng như nhu cầu và khả năng mở rộng giao

tiếp là cơ sở của sự hình thành các quan hệ xã hội khác: quan hệ chính trị,pháp quyền, đạo đức... và chỉ trong những quan hệ xã hội đó mới có xã hội.Như vậy, sự hình thành con người và qua đó là sự hình thành xã hội chính là

những hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực của con người; hơn nữa, nó cũng

chính là phương thức cơ bản của sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người.

Thực tiễn nói ở đây được hiểu là “những hoạt động vật chất cảm tính, cótính mục đích, có tính lịch sử — xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và

xã hội ” [30, tr.192]. Có nghĩa rằng, thực tiễn và hành vi của con người trong

thực tiễn không phải chỉ là những hoạt động vái chất, có ý thức, trên cơ so

cảm tính của từng người cá biệt, mà thực tiễn và các hành vi của con người là

dạng hoạt động cơ bản của loài người trong sự phát triển lịch sử của mình. Do

vậy, xét từ nội dung cũng như từ hình thức thực hiện, chúng mang tinh xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hình thức dau tiên của các hành vi trong thực tiên là hoạt động san xuất

vật chất. Hình thức này là tiền đề xuất phát để hình thành những mối quan hệ

của con người với thế giới, giúp cho con người vượt ra khỏi khn khổ tồn tại

của lồi vật và là cơ sở của tất cả các dạng thức khác của hoạt động sống của

con người. Hình thức cơ bản tiếp theo là hoạt động cải tạo xã hội, bao gồm các

hành vi hoạt động trong các lĩnh vực chính trị — xã hội, nhằm phát triển và

hoàn thiện các thiết chế xã hội cùng các quan hệ xã hội. Những hoạt động

thực nghiệm khoa học cũng là một dạng đặc biệt của hành vi trong thực tiễn.

Tóm lại, tiếp cận từ góc độ triết học thì hành vi là một dạng vật chất có ýthức, mang tính xã hội. Thực tiễn và các hành vi của con người là cơ sở hìnhthành và phát triển của con người và xã hội loài người. Trong mối quan hệbiện chứng với hoạt động nhận thức, thực tiễn và các hành vi trong thực tiễncủa con người giữ vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu

chuẩn của chân lý.

e Vé phương diện tam lý hoc

Đối tượng nghiên cứu của tam lý hoc là đời sống nội tâm của con ngườinhư xúc cảm, tình cảm, cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ý chí,năng lực... và cơ chế sinh lý của các hiện tượng tâm lý đó. Do vậy, khi đề cập

tới hành vi, tâm lý học chủ vếu nghiên cứu cấu trúc tâm lý của hành vi con

người. Tuy vậy, khái niệm hành vi lần đầu tiên được sử dụng trong tâm lý học

lại không bao gồm: các yếu tố tâm lý - ý thức. Trong bai báo “Tam lý học dướicon mắt của hành vi” được công bố năm 1913, nhà tâm lý học Mỹ Watson

(1878-1958) cho rằng, hành vi của con người chỉ bao gồm các cử động cụ thể,có thể quan sát được của cơ thể nhằm thích ứng với mơi trường bên ngồi.

Theo đó, hành vi của con người là hồn tồn máy móc, cơ học và khơng có sựtham gia của ý thức, con người trở thành những cái máy phản ứng theo mơ

hình hành vi: Stimul (tác nhân) > Reaction (phản ứng). Quan niệm này về

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

hành vi không lý giải được đời sống tâm lý của con người với tư cách là hoạtđộng có ý thức, mục đích.

Quan điểm của nền tâm lý học mác- xít được xây dựng trên cơ sở các học

thuyết mác- xít về con người cho rằng, hoạt động của con người và lý luận về

ý thức đã khẳng định vai trò của các yếu tố tâm lý - ý thức trong hành vi của

con người. Khái niệm hành vi theo tâm lý học mác- xit không tách rời với kháiniệm “hành động ý chí” - là các hành động có định hướng, có sự lựa chọnphương tiện, phương thức thực hiện, có sự theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh để

khác phục những khó khăn, trở ngại, nhằm đạt được mục đích. Về mặt cấu

trúc, nó bao gồm các yếu tố:

- Mục đích của hành vi - là kết quả tương lai của hành vi, do chủ thểnhận thức và mong muốn đạt đến. Nó tồn tại dưới dạng các biểu tượng trong ý

thức của chủ thể;

- Động cơ thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi, đó có thể là nhu cầu, mong

muốn, lý tưởng... của con người;

- Các thao tác diễn ra theo một tổ chức nhất định với tư cách là phương

thức thực hiện hành vi;

- Kết quả thực tế của hành vi - là sự hiện thực hố mục đích của hành vitrong thực tế.

Theo cách hiểu này, hành vi là những hành động có tính mục đích, được

đề ra một cách có ý thức từ trước, có sự tham gia tích cực của tư duy và nhữngnỗ lực của ý chí.

e Về phương diện xã hội học

Hành vi xã hội và hành động xã hội là hai khái niệm rất thường gặp trong

các tài liệu xã hội học và có thể được dùng thay thế cho nhau. Đề cập và

nghiên cứu nhiều hơn cả về hành vi trong xã hội học là “Lý thuyết hành vi”

(Behaviorism) rất phát triển ở Mỹ. Thuyết này cho rằng, không thể nghiên cứuđược những cái mà con người không thể trực tiếp quan sát được. Do vậy, lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Sau này, trong quá trình phát triển của lý thuyết hành vi, khái niệm hành

vi dần được mở rộng và chứa đựng thêm nhiều yếu tố mới. Theo các nhà hànhvi mới (các nhà hành vi xã hội), thì giữa các tác nhân và phản ứng phải cónhững yếu tố trung gian (intervenning variables) gồm hệ thống nhu cầu, hệthống giá trị va tình huống thực hiện hành vi. Có nghĩa là, hành vi xã hội là

một chỉnh thể thống nhất, gồm cả các yếu tố bên trong (tâm lý, ý thức) và cảcác yếu tố bên ngồi (tác nhân, tình huống). Chẳng hạn, nhà xã hội học

George H. Mead (1863-1931) cho rằng, “hành vi cần được phân tích như một

chỉnh thể linh hoạt, khơng một bộ phận nào của chỉnh thể được phân tích

hoặc có thể được phân tích một cách độc lập ” [24, tr.132].

Từ đó, có sự phân biệt giữa các hành vị xã hội với các hành động vật lý bản nang (là những hành động hầu như khơng có sự chi phối của ý thức,

-khơng mang tính xã hội) ở các điểm như:

Thứ nhất, hành vi xã hội có một cơ chế biểu tượng điều chỉnh, đó là hệ

thống ngơn ngữ, giá tri;

Thứ hai, hành vi xã hội dựa trên một hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã

Thứ ba, nó có tính duy lý và sự độc lập nhất định khi hành động mộtcách chủ quan.

Sau hết, xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của xã hội học là làm rõ mối quanhệ giữa con người với tư cách là cá nhân, nhóm... và một bên là xã hội với tưcách là hệ thống cơ cấu xã hội thì các nhà xã hội học đã đi đến kết luận, hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

vi xã hội là những ứng xứ (hành động và nói) của một vai írị xã hội này đốiđiện với một vai trò xã hội khác, như nhà xã hội học Parsons quan niệm: “héthông xã hội là hệ thống được cấu thành bởi các hành động của cá nhân, mà

các đơn vị chính là những vai trò hoặc những chùm vai trò” [60, tr.291]. Ở

day cần chú ý phân biệt đơn vị của hệ thống xã hội là các vai tro chứ khôngphải là các cá nhân — một khái niệm chung chung trong xã hội học hành vi.Như vậy, mỗi vai trò ứng xử có hệ thống ứng xử riêng của nó, được quyết địnhbởi nhiệm vụ xã hội của vai trị đó. Mỗi chế độ xã hội đều xác lập những hệ

thống khuôn mẫu ứng xử cho các vai trò xã hội của nó. Những tiêu chuẩn nàyđược ghi nhận trong các thể chế xã hội cùng các tập quán, phong tục, phong

hoá, đạo đức, pháp luật, chính trị, tơn giáo... Tiêu chuẩn của một khuôn mẫuứng xử thường là một tiêu chuẩn tối thiểu (tiêu chuẩn đòi hỏi thực hiện, tiêu

chuẩn cấm thực hiện). Ngồi ra cịn có những tiêu chuẩn vượt lên trên tính tốithiểu, đó là các tiêu chuẩn khuyến khích thực hiện. Căn cứ vào những tiêuchuẩn đó, hành vi được phân thành hành vi “hợp chuẩn” và hành vi “lệch

Như vậy, từ các góc độ tiếp cận khác nhau của nhiều ngành khoa học xã

hội, có thể hiểu, hành vi (xã hội) là những xử sự của con người trongnhững tình huống cụ thé, nhằm dat được những mục đích nhất định, với

những biểu hiện ra bên ngồi và những yếu tố bên trong (tâm lý, ý thức).

Hành vi xã hội bị chi phối bởi các yếu tố khách quan, đồng thời vẫn thểhiện mặt chủ quan, nhưng không phải là sản phẩm của một sự “tuỳ tiện” hay

một sự tự do tuyệt đối, mà bao giờ cũng tồn tại trong một hệ thống các chuẩn

mực xã hội. Điều này lý giải tại sao trong một hoàn cảnh, hành vi đó xảy ra

đối với người này mà khơng xảy ra đối với người khác. Ngược lại, cũng conngười đó, trong hồn cảnh khác lại có hành vi khác. Day là nguyên nhân tạo

ra sự đa dang, phong phú các hành vi trong thực tiễn cuộc sống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

1.1.2. Định nghĩa và các yếu tô cấu thành của hành vi pháp luật1.1.2.1. Định nghĩa

Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, sự phát triển của các quan hệ xã

hội luôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Nhưng như vậy khơng có nghĩa làtất cả mọi hành vi xã hội được điều chỉnh bởi pháp luật. Bởi vì, trong xã hộicủa một thời đại nhất định, hệ thống hành vi của con người vô cùng phong phúcả về tính chất cũng như số lượng. Nhà nước chỉ lựa chọn những hành vi có ý

nghĩa quan trọng để điều chỉnh pháp luật. Hơn nữa, pháp luật không phải là

phương tiện duy nhất để điều chỉnh hệ thống hành vi của con người và không

phải mọi hành vi của con người trong xã hội đều có nhu cầu được điều chỉnh

bằng pháp luật. Ngồi pháp luật thì chính trị, đạo đức, tơn giáo, phong tục, tập

qn v.v.. đều có thể là những công cụ điều chỉnh các hành vi xã hội. Song,

việc dùng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi xã hội đã làm chocác hành vi được điều chỉnh pháp luật có tính chất pháp lý và trở thành hành vipháp luật.

Với ý nghĩa đó, một cách khái quát, có thể định nghĩa hành vi pháp luật

là những hành vì xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, đặc

trưng bởi sự hiện thực hoá quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong

thực tế.

Định nghĩa nêu trên chỉ ra hành vi pháp luật ở cấp độ chung nhất, khái

quát nhất và thể hiện ba nội dung cơ bản sau đây của hành vi pháp luật:

Thứ nhất, hành vi pháp luật trước hết phải là các hành vi xã hội. Xét về

bản chất, hành vi pháp luật là các hành vi xã hội, tức là những xử sự có ý

nghĩa xã hội của các chủ thể trong những hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt đượcnhững mục đích nhất định, với những biểu hiện ra bên ngoài và những yếu tốbên trong. Một mặt, chúng phải có biểu hiện khách quan ra bên ngồi như

C.Mác đã viết: “chỉ theo mức độ tôi tự biểu hiện ra, theo mitc độ tôi bước vàolĩnh vực thực tế - thì tơi mới bước vào phạm vi nằm dưới quyền lực của nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

lập pháp. Ngoài những hành vi cua mình ra, tơi hồn tồn khơng tồn tại vớipháp luật, hồn tồn khơng phải là đốt tượng của nó. Những hành vi của tơi -đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tơi đụng chạm với pháp luật ” [9, tr.19], phápluật không điều chỉnh những suy nghĩ, tình cảm, xúc cảm... của con người khi

chúng chưa được biểu hiện ra khách quan bên ngoài. Mặt khác, hành vi là cáchành động, hoạt động có sự tham gia của các yếu tố tâm lý - ý thức. Chủ thể

khi thực hiện hành vi ln có sự suy xét và quyết định của bản thân họ.

Hơn nữa, hành vi pháp luật cũng giống như các hành vi xã hội ở tinh

khách quan, thể hiện qua sự quy định của thực tại khách quan đối với cách xử

sự của con người. Hành vi của con người khơng hình thành một cách ngẫunhiên, tách rời những điều kiện, hoàn cảnh khách quan của xã hội mà trái lại,

chúng được hình thành một cách có quy luật. Chính vì vậy mới có căn cứ, cơ

sở để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với hành vi của con người. Bằng

sự tồn tại của mình, hành vi xã hội chính là kết quả của sự tác động qua lạigiữa những điều kiện xã hội và con người.

Cũng như các hành vi xã hội khác, hành vi pháp luật có tính chủ quan.

Hành vi có tính khách quan khơng có nghĩa là xử sự cụ thể của con người có

tính tất yếu tuyệt đối, không thể tránh được, mọi xử sự của con người đều chịu

sự chi phối của quy luật khách quan, nhưng con người nhờ hoạt động ý thức

vẫn có sự tự do của mình. Qua hoạt động ý thức, con người thể hiện năng lực

lựa chọn, tự mình quyết định và thực hiện xử sự phù hợp với những quy luật tự

nhiên và xã hội đã nhận thức được, đó chính là sự tự do của con người trong

hành vi pháp luật nói riêng và các hành vi xã hội nói chung.

Thứ hai, hành vì pháp luật được điều chỉnh (quy định) bởi các quy phạm

pháp luật. Hanh vi pháp luật phải là những hành vi xã hội được các quy phạmpháp luật điều chỉnh, quy phạm pháp luật chính là cơ sở pháp lý làm phát sinhcác hành vi pháp luật, khơng có quy phạm pháp luật thì khơng có hành vi pháp

luật. Sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật làm phát sinh tính pháp lý của

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

hành vi pháp luật và đó chính là ranh giới để phân biệt một hành vi pháp luật

với một hành vi xã hội khác, sự điều chỉnh của pháp luật làm cho các hành vipháp luật có những tính chất riêng có sau:

Hành vi pháp luật có tinh phổ biến, điển hình: Su đa dang của các tình

huống trong cuộc sống cùng với sự tác động qua lại lẫn nhau giữa tính tất yếu

(khách quan) và tính tự do (chủ quan) của hành vi tạo ra sự đa dạng các hành

vi Xã hội trong thực tiễn. Trong sự đa dạng đó, Nhà nước căn cứ vào mức độ

“nổi trội” về ý nghĩa của mỗi hành vi xã hội đối với lợi ích của Nhà nước, sự6n định va phát triển của xã hội để xác định phạm vi các hành vi được điều

chỉnh pháp luật. Vì thế, hành vi pháp luật là những hành vi xã hội cơ bản, điển

hình và phổ biến đối với lợi ích của Nhà nước và q trình phát triển của xã

Hanh vi pháp luật có tinh xã hội: Tinh xã hội của hành vi pháp luật

không chỉ biểu hiện ở bản thân hành vi pháp luật là hành vi xã hội mà còn ởchỗ, để thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước mộtcách có hiệu quả thì việc điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi của chủ thể

pháp luật phải xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã

hội và phải phù hợp với các quy luật phát triển khách quan của xã hội nóichung và của mỗi hành vi pháp luật nói riêng, để sao cho hành vi hợp pháp

luôn luôn là các hành vi “hợp lý”. Sự hợp lý của mỗi hành vi thể hiện ở động

cơ thực hiện hành vi của chủ thể, thể hiện ở sự hài hồ giữa lợi ích, nhu cầu cánhân của chủ thể và những đòi hỏi của điều kiện, hồn cảnh sống với lợi ích,

nhu cầu của các chủ thể khác trong xã hội, thể hiện ở sự phù hợp với các

chuẩn mực xã hội: đạo đức, tơn giáo, chính trị, phong tục, tập qn v.v.. Có

thể nói rằng mức độ “hợp lý” trong hành vi pháp luật của các chủ thể phápluật trong xã hội chính là sự biểu hiện thực tế mức độ phù hợp, tiến bộ, nhân

văn và hoàn thiện của hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành.

Hành vi pháp luật mang tinh chính trị, giai cấp. Q trình điều chỉnh cáchành vi pháp luật phản ánh nội dung mối quan hệ lợi ích giữa các giai tầng

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

trong xã hội, đồng thời nó tỏ rõ thái độ của giai cấp cầm quyền đối với từng

hành vi xã hội cụ thể. Ý chí, lợi ích của Nhà nước, giai cấp cầm quyền cũngnhư nội dung quan hệ giữa các giai tầng trong xã hội được thể hiện trong mục

đích điều chỉnh, trong việc xác định phạm vi, phương thức, khuynh hướng và

mức độ điều chỉnh đối với các hành vi pháp luật, các biện pháp xử lý khi có vi

phạm pháp luật. Suy cho cùng, hành vi pháp luật (hiểu ở cấp độ chung, tổng

thể) là sự cá thể hoá cách thức vận hành quyền lực Nhà nước, quyền lực củagiai cấp cầm quyền trong quá trình quản lý xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất

định với những mối quan hệ chính trị, giai cấp cụ thể.

Thứ ba, đặc trưng cơ bản của hành vi pháp luật là sự hiện thực hoá

quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong thực tế.

Về bản chất, hành vi của con người nói chung là sự ứng xử của “vai trò

xã hội” này trước các “vai trò xã hội khác” trong các quan hệ xã hội với nhau.

Trong xã hội có pháp quyền, các “vai trị xã hội” đó được pháp lý hố thành

địa vị pháp lý (bao gồm các quyền và nghĩa vụ pháp lý) của các chủ thể phápluật. Khi đó, thực hiện những “ứng xử” của chủ thể này trước các chủ thể khác

trong những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh (quan hệ pháp luật)

cũng chính là việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trongthực tế. Do vậy, hành vi pháp luật chính là sự hiện thực hoá quyền và nghĩa vụpháp lý của chủ thể trong các quan hệ pháp luật trên thực tế.

Nội dung này của định nghĩa hành vi pháp luật chính là cấp độ khái quátchung của cả hai nội dung trước đó: Xuất phát từ nội dung thứ nhất, hành vipháp luật với tư cách là hành vi xã hội thì nó chính là phương tiện thực tiên đểchủ thể thoả mãn những nhu cầu, lợi ích cũng như thực hiện trách nhiệm, bổn

phận của mình trong thực tiễn cuộc sống. Xuất phát từ nội dung thứ hai, với

đặc điểm được điều chỉnh bởi pháp luật thì hành vi pháp luật có tính chất pháplý, các chủ thể hành vi có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật ghi nhận. Từ

đó, sự khái quát chung ở mức độ cao hơn cho ca hai nội dung này là, hành vi

_ THỰ VIEN |

<small>: </small>

<small>)C LUATHA NOI</small>

BS J

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

pháp luật chính là phương tiện thực tiễn để các chủ thé pháp luật hiện thực hoácác quyên và nghĩa vụ được pháp luật ghi nhận nhằm thực hiện những nhucầu, lợi ích và trách nhiệm của mình trong thực tế. Nói rộng hơn, hành vi phápluật chính là phương tiện để đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống nhằm thựchiện các mục tiêu phát triển kinh tế — xã hội của đất nước, điều này phản ánhvị trí, vai trò của hành vi pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật.

Từ những phân tích trên, ở cấp độ riêng, cụ thể của các hành vi pháp luật,

có thể định nghĩa hành vi pháp luật là xử sự của chủ thể pháp luật trong

những điều kiện, hoàn cảnh khách quan cụ thể với những biểu hiện ra bênngoài và chịu sự chỉ phối chủ quan của ý thức chủ thể để nhằm đạt đượcnhững mục đích nhất định và được các quy phạm pháp luật điều chỉnh

(quy định).

Để tiếp tục làm sáng tỏ về hành vi pháp luật trong mỗi trường hợp cụ thể,

công việc cần thiết là tiếp tục đẩy sâu nghiên cứu về hành vi pháp luật trênphương diện cấu trúc của hành vi pháp luật.

1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành của hành vi pháp luật

Khi xem xét hành vi pháp luật với tư cách là một chỉnh thé thì nó đượccấu trúc bởi những yếu tố tồn tại thống nhất khơng tách rời nhau, nhưng có thểphân chia được trong tư duy và do vậy có thể cho phép nghiên cứu chúng độclập với nhau. Các yếu tố cấu thành nên một hành vi pháp luật bao gồm: chủ

thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của hành vi pháp luật, thiếu

một trong các yếu tố này thì sẽ khơng tồn tại một hành vi pháp luật. Làm rõcấu trúc của hành vi pháp luật thông qua việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành

của hành vi pháp luật là cơ sở để nhận diện và đánh giá một hành vi pháp luật.

© Chủ thể của hành vi pháp luật

Bất kỳ hành vi pháp luật cụ thể nào cũng phải có chủ thể, khơng có chủ

thể của hành vi pháp luật thì khơng có hành vi pháp luật. Nhưng pháp luật

không điều chỉnh mọi hành vi của mọi chủ thể mà chỉ đối với những hành vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

nhất định của những chủ thể nhất định, thoả mãn các yêu cầu, điều kiện nhấtđịnh do pháp luật quy định. Chủ thể của hành vi pháp luật chỉ có thể là các cá

<small>nhân (cơng dân, người có quốc tịch nước ngồi, người khơng quốc tịch), tổ</small>

chức (pháp nhân, tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước, Nhà nước) có khả năng

bảng chính hành vi của mình thực hiện các quyền và các nghĩa vụ theo pháp

luật một cách độc lập và chịu trách nhiệm pháp lý do những hành vi của mình

<small>mang lại.</small>

Dấu hiệu đặc thù của các chủ thể hành vi pháp luật là có năng lực chủ

thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Chỉ có chủ thể có năng

lực pháp luật và năng lực hành vi thì mới có thể trở thành chủ thể thực tế củahành vi pháp luật (phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận văn như đã trìnhbày và được xác định ở phần mở đầu nên trong phần này chủ yếu tập trung đềcập tới loại chủ thể của hành vi pháp luật là các cá nhân).

- Năng lực pháp luật của cá nhân được hiểu là khả năng của chủ thể cóđược quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Năng lực phápluật là hiện tượng pháp lý không tách rời của mỗi cá nhân, nó xuất hiện từ khicá nhân đó được sinh ra và mất đi khi cá nhân đó chết đi (nhưng nó khơngphải là một thuộc tính tự nhiên), vì vậy một tuyên bố đơn phương về việckhước từ năng lực pháp luật hay mọi sự tự hạn chế năng lực pháp luật đềukhơng có giá trị pháp lý (Khoản 3 Điều 16 Bộ luật dân sự [1995] có quy định

<small>tương tự). Năng lực pháp luật là một phạm trù pháp lý có giới hạn (dung lượng</small>

các quyền và nghĩa vụ mà các chủ thể có khả năng được hưởng), vì vậy nó có

nội dung cụ thé theo quy định pháp luật của mỗi quốc gia. Nội dung đó bị chi

phối bởi điều kiện chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của mỗi quốc gia trongtừng giai đoạn cụ thể. Do vậy, năng lực pháp luật của công dân các quốc gia

khác nhau là khác nhau, cũng như vay năng lực pháp luật của công dân mộtquốc gia trong các giai đoạn khác nhau là khác nhau (chẳng hạn như khác vớihiện nay, trước đây ở Việt Nam, các cá nhân khơng có năng lực sở hữu tư liệusản xuất).

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Nang lực hành vi là khả năng của chủ thể được Nhà nước thừa nhận mavới nó chủ thể bằng chính hành vi của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp

lý một cách độc lập và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó. Để trở thành

chủ thể của hành vi pháp luật thì nhất thiết chủ thể đó phải có năng lực hành

vi. Đây là yếu tố biến động nhất trong năng lực chủ thể của hành vi pháp luật.Thông thường, việc xác định nang lực hành vi của cá nhân được thực hiện theo

các căn cứ về độ tuổi và trạng thái sức khoẻ tâm thần.

Về độ tuổi, các nước thường lấy độ tuổi 18 làm điều kiện công nhận nănglực hành vi cho các cá nhân. Tuy nhiên, độ tuổi này không phải là duy nhất va

áp dụng thống nhất cho các loại hành vi tham gia vào các nhóm quan hệ pháp

luật khác nhau. Ví dụ, năng lực trách nhiệm hình sự bắt đầu có ở độ tuổi 14 và

có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ khi cá nhân đó trịn 16 tuổi, năng lực

kết hơn đối với nam là 20 tuổi, nữ là 18 tuổi... Co sở của việc căn cứ vào độ

tuổi của con người để xác định năng lực hành vi của họ là do q trình phattriển nhân cách, tính cách con người cần phải có một khoảng thời gian nhất

định. Chỉ đến một độ tuổi nào đó, con người mới có khả năng nhận thức, khảnăng điều khiển hành vi, mới thấy hết ý nghĩa và hậu quả về mặt xã hội của

hành vi của mình và do vậy mới phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi đó.

Ngồi độ tuổi thì tình trạng sức khoẻ tâm thần cũng là căn cứ để xác địnhnăng lực hành vi của chủ thể. Bệnh tâm thần hoặc các bệnh về trí não kháclàm ảnh hưởng tới khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của các chủ thểmột cách bình thường, có thể dẫn tới những “biến dạng” năng lực hành vi củachủ thể, làm hạn chế hoặc mất năng lực hành vi của chủ thể đó (ví dụ như các

trường hợp được quy định tại Điều 24 và Điều 25 Bộ luật dân sự [1995], Điều13 Bộ luật hình sự [1999]). Những trường hợp mắc các căn bệnh này dẫn tới bị

hạn chế hoặc mất năng lực hành vi phải được xác định thông qua các quyết

định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Tồ án, cơ quan giám định...).Ngồi các trường hợp này thi khả năng nhận thức, điều khiển và kiểm soát

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

hành vi của con người dưới lăng kính pháp luật mặc nhiên được coi là bìnhthường, do đó mặc nhiên ho được coi là có năng lực hành vi.

Như vậy, chủ thể của hành vi pháp luật là các chủ thể có năng lực pháp

luật và năng lực hành vi, đã thực hiện hành vi được quy phạm pháp luật điềuchỉnh. Song, không phải mọi trường hợp, chủ thể của hành vi pháp luật đồng

thời là chủ thể của quan hệ pháp luật, mặc dù hành vi của chủ thể này đã làm

phát sinh quan hệ pháp luật đó. Chẳng hạn, trong quan hệ giải quyết bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng do người dưới 16 tuổi gây ra, chủ thể có nghĩavụ bồi thường là cha, mẹ hay người giám hộ, mặc dù chủ thể thực hiện hành vi

pháp luật gây thiệt hại cho người khác là người vị thành niên.

e Khách thể của hành vi pháp luật

Mỗi hành vi pháp luật đều có khách thể của nó. Khi đề cập tới khách thể

của hành vi pháp luật, hiện nay trong khoa học pháp lý tồn tại nhiều quan

điểm không giống nhau.

Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng, mỗi hành vi pháp luật đều góp phầnhoặc làm phát sinh hoặc thay đổi hoặc làm chấm dứt một hoặc một số quan hệpháp luật cụ thể. Các quan hệ pháp luật này chính là khách thể của hành vi

pháp luật mà chủ thể đã thực hiện. Quan điểm này đã có sự nhầm lẫn giữakhách thể của hành vi và hệ quả pháp lý của hành vi. Khách thể của hành vi là

“cái mà hành vi hướng tới chứ không phải là “cái” mà hành vi đó gây ra, ví

dụ khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và

bị hành vi vi phạm pháp luật đó xâm hại chứ khơng phải là tất cả các quan hệ

xã hội mà hành vi đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt, chẳng hạn như quanhệ bồi thường thiệt hại do hành vi đó gây ra khơng phải là khách thể của vi

phạm pháp luật đã làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại.

Quan điểm khác lại cho rằng khách thể của hành vi là tất cả những “cái”

mà hành vi pháp luật đó chi phối, tác động tới. Quan điểm này đã đồng nhất

khách thể của hành vi pháp luật với đối tượng tác động của hành vi pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

và như vậy sẽ không thấy hết nội dung và phạm vi của khách thể của hành vi

pháp luật cũng như không thấy được mục đích điều chỉnh của pháp luật đốivới các hành vi của con người.

Để có quan niệm chính xác về khách thể của hành vi pháp luật, trước hết

cần phải nhận thức rằng khách thể của hành vi xã hội nói chung là “cái” bênngồi, độc lập với chủ thể nhưng là “cái” mà chủ thể hướng tới thông qua

hành vi của mình và nó chịu su chi phối, tác động của hành vi trong mối quan

hệ với chủ thể. Nói một cách hình ảnh thì hành vi là “cầu nối” giữa chủ thể vàkhách thể. Mặt khác, xuất phát từ mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với

hành vi của con người là tạo ra trật tự các quan hệ xã hội ổn định và phát triển,nên dưới góc độ pháp luật thì khách thể của hành vi pháp luật là phải là cácquan hệ pháp luật được Nhà nước xác lập và bảo vệ. Như vậy, khách thể của

hành vi pháp luật là các quan hệ pháp luật, trong đó bao gơm những lợi ích

vật chất hoặc phi vật chất mà chủ thể mong muốn đạt đến khi thực hiện hànhvi pháp luật. Khách thé của của hành vi pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ vớinhu cầu, động cơ, mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi pháp luật (mối

quan hệ này sẽ tiếp tục được làm rõ hơn ở mục 1.2.1)

Căn cứ vào việc hành vị pháp luật làm lợi hay gây thiệt hại hoặc đe dọa

gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mà pháp luật sẽ

quy định đó là hành vi hợp pháp hay là hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc

làm lợi hay gây hại cho khách thể của hành vi pháp luật trong mọi trường hợp

đều diễn ra dưới hình thức hành vi pháp luật trực tiếp tác động tới các đối

tượng tác động — là các bộ phận cấu thành của khách thể. Đối tượng tác động

của vi phạm pháp luật có thể là chủ thể, nội dung hoặc là đối tượng của quan

hệ pháp luật là khách thể của hành vi pháp luật.

e Mat khách quan của hành vi pháp luật

Mặt khách quan của hành vi pháp luật là toàn bộ những biểu hiện của

hành vi pháp luật diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà con

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nzười có thể trực tiếp quan sát hoặc nhận thấy được. Các yếu tố này thể hiện

mối liên hệ cu thể giữa chủ thể hành vi với khách thể của hành vi pháp luật,

bao gồm:

+ Biểu hiện khách quan của hành vi:

Hành vi pháp luật luôn do những chủ thể nhất định thực hiện, có những

biểu hiện khách quan và phạm vi về chủ quan, phải được bộc lộ ra bên ngoàithế giới khách quan. Hành vi pháp luật được biểu hiện ra bên ngồi thế giới

khách quan thơng qua hành động (tác vi) hoặc không hành động (bất tác vi)

của chủ thể. Trong mặt khách quan của hành vi pháp luật thì những biểu hiệnkhách quan của hành vi (hành vi khách quan) là biểu hiện cơ bản, những biểu

hiện khác của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan.

Không thể đề cập tới các biểu hiện khác như phương thức, phương tiện, công

cụ, hệ quả tác động... nếu khơng có hành vi khách quan. Hành vi khách quan

là nguyên nhân gây ra sự biến đối tình trạng của những đối tượng tác động củahành vi pháp luật và từ đó nó có thể tác động tích cực hoặc gây nguy hiểm cho

sự phát triển của các quan hệ xã hội là khách thể của hành vi pháp luật. Hành

vi khách quan là “cầu nối” giữa chủ thể và khách thể của hành vi pháp luật.

+ Hệ qua tác động của hành vi pháp luật:

Hệ quả tác động của hành vi pháp luật là những biến đổi thực tế hoặc khảnăng biến đổi thực tế của đối tượng tác động của hành vi pháp luật (là các bộphận trong quan hệ xã hội là khách thé của hành vi) do hành vi pháp luật gâyra. Mức độ biến đổi đó phụ thuộc vào dung lượng các quyền và nghĩa vụ củacác chủ thể đã được hiện thực hoá trong thực tế thông qua hành vi pháp luật

của chủ thể. Hệ quả tác động của hành vi có thể là sự tác động tích cực hoặccũng có thể là sự tác động tiêu cực đến các quan hệ xã hội, nó có thể làm lợi

hoặc gây ra thiệt hại cho xã hội. Cơ sở của việc cho phép, ngăn cấm hay bắt

buộc thực hiện đối với một hành vi chính là sự tác động tích cực hay tiêu cực

của hành vi đó đối với sự phát triển của các quan hệ xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi pháp luật với hệ quả tác động của

Mối quan hệ này chính là sự cụ thể hoá nội dung cặp phạm trù nhân

-quả của phép biện chứng duy vật trong khoa học pháp lý. Mối quan hệ nhân

quả giữa hành vi pháp luật và hệ quả tác động của nó thể hiện ở chỗ, hệ quả đã

xảy ra là kết quả tất yếu phát sinh từ hành vi pháp luật. Hành vi pháp luật phảilà nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với hệ quả đã xảy ra. Nếu khơng cómối quan hệ nhân quả thì hệ quả đã xảy ra trong thực tế khơng do hành vi

pháp luật đó trực tiếp gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác. Trong

thực tiễn thực hiện và áp dụng pháp luật, yếu tố này có vai trị và ý nghĩa rất

quan trọng, nhằm đảm bảo tính khách quan, tính quy luật, tránh suy diễn chủ

quan trong việc nhận diện và đánh giá một hành vi pháp luật.

+ Điều kiện, hoàn cảnh khách quan để thực hiện hành vi pháp luật:

Phương tiện, công cụ, địa điểm, thời gian, phương pháp... và hoàn cảnh

thực hiện hành vi pháp luật là một nội dung quan trọng trong mặt khách quan

của hành vi pháp luật. Chúng chính là những đối tượng được chủ thể pháp luậtsử dụng để thực hiện hành vi pháp luật, là “tình huống”, là “mơi trường” màtrong đó chủ thể thực hiện hành vi pháp luật. Những yếu tố này không nhữngthể hiện tính chất của hành vi pháp luật mà nó nhiều khi cịn có ý nghĩa rất lớntrong việc xác định động cơ, mục đích, sự nỗ lực ý chí của chủ thể trong quá

trình thực hiện hành vi pháp luật (vấn đề này sẽ được tiếp tục làm rõ hơn ởmục 1.2.3).

e Mat chu quan của hành vi pháp luật

Như các phần trên đã trình bày, hành vi của con người là hành vi có ý

thức, hơn nữa pháp luật chỉ đạt được chức năng điều chỉnh của nó khi tác động

được vào các yếu tố chủ quan và cũng chỉ có thể tác động được thơng qua các

yếu tố chủ quan mà thôi. Do vậy, hành vi pháp luật khơng những là hành vi có

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

biểu hiện khách quan ra bên ngồi mà cịn có giới hạn về mat chủ quan. Mat

chủ quan của hành vi là toàn bộ các hoạt động tâm lý, ý thức của chủ thể khithực hiện hành vi, bao gồm: động cơ, mục đích, yếu tố lý trí, yếu tố ý chí, tháiđộ tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi pháp luật.

Động cơ hành vi là động lực tâm lý thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi.

Nó thể hiện nhu cầu, lợi ích có tính chất chủ quan của chủ thể khi thực hiện

hành vi, từ đó xác định mục đích của hành vi.

Mục đích của hành vi là kết quả mà chủ thể mong muốn đạt đến bằnghành vi của mình.

Yếu tố lý trí chính là sự nhận thức của chủ thể đối với thực tại kháchquan, đối với tính thực tế và tính pháp lý của hành vi. Sự nhận thức của chủ

thể còn bao gồm cả khả năng dự liệu được kết quả thực tế và hậu quả pháp lý

của hành vi.

Yếu tố ý chí chính là sự kiểm sốt và điều khiển hành vi của chủ thể trêncơ sở của nhận thức, thông qua việc đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh quá trình

thực hiện các thao tác, hành động, hoạt động trong hành vi của mình.

Thái độ tâm lý của chủ thể: Là thái độ tích cực hay tiêu cực của chủ thể

đối với hành vi cua mình cũng như hệ quả tác động cua hành vi đó, là ý thức

tự giác, chủ động hay thu động của chủ thể khi thực hiện hành vi.

Nguồn gốc, vai trị, vị trí và mối quan hệ giữa các yếu tố này với các yếutố khác cấu thành nên hành vi pháp luật sẽ tiếp tục được làm rõ trong mục

I.2.1 về cơ chế tâm lý, ý thức của hành vi pháp luật.

1.2. CƠ CHE XÁC LAP VÀ THỰC HIỆN HANH VI PHÁP LUẬT

Hành vi pháp luật không đơn giản là một sự phản ứng máy móc trước sự

tác động của bên ngồi. Chủ thể hành vi pháp luật là một thực thể hoạt động

có lý trí và ý chí. Xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của mình, căn cứ vào các quy

định của pháp luật, các chuẩn mực xã hội, hệ thống định hướng giá trị vànhững điều kiện, hoàn cảnh khách quan nhất định, chủ thể pháp luật thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

các hành vi pháp luật để hiện thực hoá các quyền và nghĩa vu pháp luật củamình trong thực tế nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích bản thân cũng như lợi íchcủa xã hội. Q trình xác lập và thực hiện hành vi pháp luật của chủ thể diễn

<small>ra theo một cơ chế phức tạp, bao gồm các diễn biến tâm lý, ý thức của chủ thể</small>

khi xác lập và thực hiện hành vi và quá trình những diễn biến tâm lý, ý thức đóđược hiện thực hố ra bên ngoài dưới sự tác động của các điều kiện, hoàn cảnhkhách quan cụ thể.

1.2.1. Cơ chê tâm lý - ý thức của hành vi pháp luật

Mỗi hành vi là một q trình khơng chỉ gồm tuyến các động tác, lời nói

được biểu hiện ra bên ngồi mà cả cơ chế tâm lý, ý thức của nó. Cơ chế tâm

lý, ý thức của hành vi pháp luật là tổng thể các yếu tố, hoạt động tâm lý, ýthức có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và với các điều kiện hoàn cảnhkhách quan bên ngoài, diễn ra theo một quá trình nhất định tạo nên nguồngốc, động lực, diễn biến và kết quả tâm lý, ý thức của hành vi pháp luật. Nódiễn ra qua các giai đoạn sau: giai đoạn hình thành động cơ hành vi, giai đoạn

vạch kế hoạch và ra quyết định thực hiện hành vi, giai đoạn thực hiện hành vi

pháp luật.

1.2.1.1. Hình thành động cơ hành vi

Mọi hành vi của người bình thường đều được thực hiện do sự thúc đẩycủa một hoặc một số động cơ nhất định. Động cơ là động lực có thực, thúc

day con người thực hiện hành vi.

Khởi nguyên của động cơ hành vi chính là nhu cầu của chủ thể. Dưới cảgiác độ tâm lý cũng như giác độ tự nhiên, con người là nơi phát sinh và chứađựng vơ số các địi hỏi và nhu cầu. Nhu cầu của con người rất phong phú và đadang đối với mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thế hệ, mọi dân tộc và khơng cógiới hạn cũng như khơng bao giờ được hồn tồn thoả mãn. Nhu cầu chưađược thoả mãn đầy đủ và việc thoả mãn nhu cầu của con người là nguồn gốccủa mọi hoạt động của cá nhân và nhóm xã hội, chẳng hạn nhu cầu làm giầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

bát chính dân tới các vi phạm pháp luật. Một nhu cầu đã được thoả mãn thì

khơng bao giờ cịn là động lực thúc đẩy hành vi của con người trong xã hội.

Hơn nữa, hầu hết mọi người đều có một hệ thống nhu cầu và như vậy, khi nhucâu nay được thoả mãn thì nhu cầu kia trở nên bức xúc hơn. Như nhà tâm lýhọc Nga A.G.Côvaliốp đã viết:

Nhu cầu là sự địi hỏi của cá nhân và của vài nhóm xã hội khác

nhau muốn có những điều kiện để sống và phát triển. Nhu cầu

quy định hướng lựa chọn của ý nghĩa, rung cảm và ý chí của con

người. Nó quy định hoạt động của cá nhân, nhóm xã hội và của

cả một giai cấp, một dân tộc, một thời đại [1, tr. 193].

Những nhu cầu này khi được nhận thức và được so sánh với hệ thống giátrị xã hội và các u cầu của pháp luật thì nó sẽ trở thành lợi ích. Nếu nhu cầu

là nguồn gốc thúc đẩy hành vi thì lợi ích là “bậc thang” từ nhu cầu đến hànhvi. Lợi ích thể hiện ở mối quan hệ của cá nhân với điều kiện hiện tại, với cái

ước muốn ở kế hoạch hoạt động sống của họ trong tương lai. Lợi ích khi có

khả năng thực hiện sẽ trở thành sự thúc dục bên trong đối với chủ thể thực

hiện hành vi này hay hành vi kia. Đó chính là động cơ hành vi, là những nhucầu và lợi ích đã được nhận thức và có khả năng thực hiện. Nó có ý nghĩa là sự

thúc dục có tính khuynh hướng và tính tổ chức đối với hành vi. Nhu cầu và lợi

ích chính đáng, hợp pháp của chủ thể sẽ dẫn tới những hành vi tích cực, hợp

pháp. Nhưng ngược lại, vẫn có những người đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích

của xã hội, những lợi ích này có thể gây xung dot, kiểu xung đột này trong

nhiều trường hợp là nguyên nhân tâm lý trực tiếp của các hiện tượng tiêu cực

<small>va vi phạm pháp luật.</small>

Động cơ là hiện tượng rất phức tạp, nó khơng chỉ xuất hiện trên cơ sở cácnhu cầu cấp thiết mà có thể phát sinh trong cả những tình huống rắc rối, địihỏi một hành vi giải quyết tình huống đó, hoặc cũng có thể phát sinh từ các kếhoạch, dự định cụ thể trước đó của chủ thể. Nhưng suy cho cùng, trong các

trường hợp này động cơ hành vi cuối cùng cũng để nhằm thoả mãn các nhu

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

cầu của chủ thể, bởi vì giải quyết các tình huống phức tạp chính là nhằm loạibỏ các can trở trong việc đáp ứng nhu cầu bản thân, còn thực hiện một kếhoạch thì cuối cùng cũng là nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của chủ thể.

Có thể khái quát giai đoạn này qua sơ đồ sau:

Sơ đồ Ï: ĐỘNG CƠ HOÁ HANH VỊ PHÁP LUẬT

Tinh huống phức tap

Nhu cầu, tinh huống phức tap, kế hoạch là nguồn gốc của động cơ hànhvi, tất cả các yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và khi so sánh, đốichiếu với hệ thống định hướng giá trị và yêu cầu của pháp luật, chúng đượcnhận thức dưới dạng lợi ích, mà nó trong giai đoạn này là “mắt xích” chuyểntiếp sang giai đoạn tiếp theo, giai đoạn vạch kế hoạch và ra quyết định thựchiện hành vi.

1.2.1.2. Vạch kế hoạch và ra quyết định thực hiện hành vie Vach kế hoạch:

Khi nhu cầu và lợi ích được nhận thức, động cơ xuất hiện thúc đẩy chủ

thể lập phương án để thực hiện hành vi pháp luật. Nội dung giai đoạn này thể

hiện rõ nét kha nang Jy tri của chủ thể thơng qua việc xác định, phân tích,đánh giá, cân nhắc các yếu tố khách quan và chủ quan để đưa ra các phươngán có khả năng (xu hướng và nội dung hành vi trong tương lai), bao gồm

<small>VIỆC:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

- Đánh giá khả năng thoả mãn nhu cầu và lợi ích (bao gồm cả năng lựcbản thân, điều kiện khách quan, khả năng cho phép của pháp luật).

- Lựa chọn đối tượng phù hợp mà hành vi sẽ hướng tới (chính là đốitượng tác động của hành vi pháp luật).

- Đề ra mục đích (việc lựa chọn mục đích là do động cơ quyết định. Mụcđích là hình ảnh chủ quan của kết quả tương lai mà chủ thể nhằm đạtđược, còn động cơ là nhân tố thúc đẩy họ để đi đến kết quả đó. Nhưngkhi mục đích đã được xác định rõ ràng, kiên định thì nó cũng trở lại thúc

day hành động của con người. Chính có sự gần gũi như vậy mà trong một

số trường hợp người ta dùng hai khái niệm này thay thế cho nhau).

- Lựa chọn phương tiện phù hợp (các yếu tố về thời gian, địa điểm, vềngười tham gia thực hiện... cũng được xem xét ở đây).

Sơ đồ 2: LEN PHƯƠNG ÁN HANH VI

có thể khơng thích hợp, không hợp lý khi những phương án đưa ra khơng dựa

trên cơ sở của sự phân tích, đánh giá logic và kỹ lưỡng các yếu tố liên quan.

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm, năng lực tư duy,phẩm chất của từng người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

e Quyết định thực hiện hành vi:

Với những phương án hành vi đã có, khi gặp điều kiện, hồn cảnh khách

quan cho phép, chủ thể ra quyết định thực hiện hành vi. Mỗi quyết định đượcđưa ra trên cơ sở chủ thể nhận thức rõ vấn để cần giải quyết, đánh giá các

phương án đang có, chọn lựa một phương án mà dường như là tốt nhất.

Quyết định thực hiện hành vi thực chất là sự khẳng định hoàn toànphương án cuối cùng dé thực hiện hành vi khi điều kiện hoàn cảnh khách quan

cho phép. Đây là điểm nút cuối cùng trong diễn biến tâm lý - ý thức của chủthể dan tới hành vi, là bước then chốt trong tồn bộ q trình chuẩn bị thực

hiện hành vi, đây là thời điểm quyết định thực hiện một hành vi cụ thể (xác

lập hành vi).

Quyết định thực hiện hành vị pháp luật là kết quả của sự tác động qua lạigiữa điều kiện hoàn cảnh bên ngoài, các quy định của pháp luật và những đặc

tính cá nhân của chủ thể theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN HÀNH VỊ PHÁP LUẬT

Các

: + đặc| Các phương án có khả năng Pp ee

Quy định của pháp luật cá

lu Thơng tin về mơi trường bên ngồi | _—

Thơng tin về điều kiện, hoàn cảnh khách quan bên ngoài gồm tồn tại thực

tế khách quan và cả sự nhận thức, đánh giá của chủ thể về thực tế khách quan,

khả năng tiên đốn tình huống sau này mà chủ thể sẽ thực hiện hành vi, sự

hình dung về mối quan hệ giữa kết quả hành vi với các phản ứng xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Sự tác động của các quy định pháp luật (và có thể của cả các chuẩn mựcxã hội khác) trong việc chủ thể lựa chọn phương án và quyết định thực hiện

<small>phương án hành vị đã lựa chọn thông qua nhận thức pháp lý và thái độ của chủ</small>

thể đối với các quy định đó.

Tất cả những thơng tin về mơi trường bên ngồi, sự điều chỉnh của các

<small>quy phạm pháp luật, những phương án có khả năng... cuối cùng được đánh giá</small>

qua lăng kính cá nhân của từng chủ thể để đưa ra quyết định về hành vi, nóphụ thuộc rất lớn vào đặc tính cá nhân của từng người (thế giới quan, kinhnghiệm, khí chất... ).

Trong q trình vạch kế hoạch và ra quyết định, động cơ hành vi lnln có trong mọi trường hợp và sự tham gia tác động qua lại giữa các yếu tốsẽ không giống nhau. Sự đa dạng về mức độ tác động của chúng trong thực tếlà vô cùng tận!

<small>1.2.1.3. Thực hiện hành vi</small>

Các yếu tố tâm lý - ý thức khơng những chỉ đóng vai trị định hướng chohành vi mà cịn có chức năng điều khiển và điều chỉnh hành vi để đạt đượcmục đích đã đề ra.

Trong giai đoạn thực hiện hành vi, yếu tố ý chí được biểu hiện nổi trội đểvượt qua những khó khăn và trở ngại nhằm thực hiện phương án đã lựa chọn.

Ở giai đoạn này hành vi có lý trí và ý chí ln được theo dõi và kiểm tra chặt

chẽ trên cơ sở so sánh và đối chiếu giữa mục đích, phương án đã lựa chọn vớinhững diễn biến của điều kiện, hoàn cảnh thực tế, từ đó đưa ra những điều

chỉnh, uốn nắn kịp thời cho hành vi. Những điều chỉnh, uốn nắn này có thể

dẫn tới một trong hai hệ quả sau đây:

- Quyết tâm thực hiện tới cùng hành vi để đạt được mục đích dé ra. Trongtrường hợp này, sự quyết tâm và nỗ lực ý chí để khắc phục và vượt qua cáckhó khăn và trở ngại (xuất hiện có thể do sự bất hợp lý của phương án hành viđã đề ra hoặc do sự thay đổi các hoàn cảnh hoặc do những trở ngại về mặt tâm

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>lý...) đóng vai trị quyết định. Nếu người có ý chí mạnh mẽ sẽ có đủ quyết tâm</small>

và kiên trì để thực hiện hành vi, đồng thời có thể linh hoạt thay đổi phương ánhành vi cho phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan.

- Chấm dứt nửa chừng việc thực hiện hành vi: Khác với trường hợp trên,việc chấm dứt hành vi có thể xảy ra ngay cả khi khơng có sự xuất hiện củanhững trở ngại khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp nửa chừng chủ thể nhậnthức được nhu cầu, mục đích, động cơ của mình khơng đúng đắn, đi ngược lạivới lợi ích của tồn xã hội, vi phạm các quy định pháp luật... chang hạn nhưtrường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội.

e Kế qua tâm lý của hành vi

Sau khi thực hiện hành vi thường có những thay đổi, diễn biến tâm lý thểhiện sự đánh giá của chủ thể hành vi pháp luật đối với kết quả đã đạt được.

Những thay đổi, diễn biến này thường làm xuất hiện những suy cảm nhất định,các suy cảm này thường kích thích chủ thể hành vi thực hiện hành vi mới. Kếtquả tâm lý hành vi của chủ thể có thể:

- Thoả mãn, bằng lịng, tự hào với quyết định đã lựa chọn và phương án đãthực hiện hành vi, từ đó củng cố niềm tin, lý tưởng của chủ thể hành viđối với tính đúng đắn của động cơ, mục đích của hành vi đã thực hiện,đồng thời rút ra những kinh nghiệm, bài học quý báu trong thực tiễn hànhvi của cá nhân, tăng thêm ý thức tận dung, tìm kiếm và tạo ra cơ hội chonhững hành vi tích cực, hợp pháp.

- Hướng ngược lại, làm xuất hiện những suy cảm ăn nan, hối hận, xấu hồvà lấy làm tiếc về việc đã thực hiện hành vi vi phạm các chuẩn mực pháp

luật, đạo đức, đi ngược lại với lợi ích chung của tồn xã hội. Đặc biệt,trong trường hợp người có hành vi phạm tội thì thường có tâm lý căng

thẳng, giảm khả năng thích ứng, ln trong trạng thái trầm uất, ủ rũ và

nhiều người đã ra đầu thú trước pháp luật.

Kết qua tâm lý của chủ thể đối với hành vi của mình dién ra theo chiều

hướng nào hồn tồn phụ thuộc vào sự nhận thức chủ quan của chủ thê đối với

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

nhu cầu cá nhân, mục đích, động cơ, phương án hành vi trong mối quan hệ với

các chuẩn mực pháp luật, đạo đức, chính trị... và với nhu cầu, lợi ích chung

của cả xã hội. Trong đại đa số các trường hợp, sự nhận thức của chủ thểthường phù hợp với tính đúng dan khách quan của nhu cầu, động cơ, mục dichcủa hành vi, tính hợp lý và tối ưu của phương án thực hiện hành vi. Khi đó,hành vi tích cực thường sẽ dẫn tới kết quả tâm lý tích cực và hành vi tiêu cựcsẽ dẫn tới kết quả tâm lý tiêu cực. Nhưng trái lại, cũng có những trường hợpco sự sai biệt giữa nhận thức chủ quan của chủ thể so với tính đúng đắn kháchquan của hành vi thì sẽ có kết quả tâm lý ngược lại so với khi chủ thể có đượcsự nhận thức đúng đắn. Tính đúng đắn khách quan trong nhận thức của chủ

thể có được khơng chỉ phụ thuộc vào khả năng nhận thức của chủ thể mà còn

bị chi phối bởi cả sự lệch lạc trong niềm tin, lý tưởng của chủ thể trong cuộcsống, về quan điểm và thái độ của họ đối với các chuẩn mực đạo đức, phápluật, chính trị và các giá trị xã hội. Do vậy, dưới góc độ điều chỉnh hành vi, đểloại bỏ những lệch lạc này, việc giáo dục, củng cố và tăng cường ý thức đúng

đắn về các chuẩn mực pháp luật và và các giá trị xã hội là biện pháp hiệu quảvà triệt để hơn cả.

Ngồi ra, đơi khi cảm giác thoả mãn với kết quả của hành vi còn xảy ra

ngay cả khi chủ thể nhận thức được mình đã thực hiện những hành vi “lệch

chuẩn”, tham chí kể cả đó là những vi phạm pháp luật. Kết quả này sẽ củng cố

thêm tâm lý coi thường pháp luật, đi ngược lại với lợi ích của người khác valợi ích xã hội. Từ đó, họ sẽ tích cực tìm kiếm cơ hội, lập kế hoạch cho nhữngvi phạm pháp luật sau đó và những hành vi này có thể ngày càng tinh vi và

nguy hiểm hơn đối với xã hội. Những trường hợp này thể hiện một tâm thế

chống đối xã hội và do vậy, bên cạnh các biện pháp giáo dục và thuyết phục,việc răn đe, trừng trị nghiêm khác là cần thiết và có tính quyết định trong mụcđích điều chỉnh hành vi và cải tạo những cá nhân này.

Tóm lại, cơ chế tâm lý, ý thức của hành vi pháp luật là một quá trìnhphức tạp diễn ra qua nhiều giai đoạn, với sự tham gia của nhiều yếu tố khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, hành vi của các chủ thể có thể bị rút bớt một

vài giai đoạn hoặc có thể khơng có sự có mặt của một vài yếu tố nào đó, từ đó

tạo ra sự đa đạng, mn màu muôn vẻ của các hành vi pháp luật.

1.2.2. Cau trúc khách quan (bên ngoài) của hành vi pháp luật

Tất cả hoạt động, diễn biến tâm lý, ý thức bên trong của chủ thể chỉ có ýnghĩa pháp luật chừng nào khi chúng được hiện thực hố ra khách quan (bênngồi) bằng hành vi xác định của chủ thể. Biểu hiện ra khách quan (bênngoài) của hành vi pháp luật là tồn bộ biểu hiện vat chất thực tế mà có thểquan sát được, nhận thấy được. Đó chính là những dấu hiệu đầu tiên, cơ bảnvà chủ yếu trong mặt khách quan của hành vi để từ đó nhận diện, đánh giá

một hành vi pháp luật, nó thể hiện mối quan hệ cụ thể của chủ thể với khách

thể của hành vi pháp luật. Chỉ khi xác định được những biểu hiện này thì mới

xác định được có hay khơng có một hành vi pháp luật. Hành vi pháp luật được

biểu hiện ra bên ngoài dưới hai dạng hành động và không hành động.

1.2.2.1. Cấu trúc dạng hành động

Hành vi pháp luật dạng hành động (tác vi) là những hành vi được hiệnthực hố ra bên ngồi thơng qua những động tác, cử chỉ, lời nói của chủ thểdiễn ra theo một hệ thống có mục đích nhất định trong một hồn cảnh nhất

định mà qua đó có thể quan sát được, nhận thấy được. Đây là dạng hành vi

chính yếu tạo nên thực tiễn đời sống pháp luật. Pháp luật nước ta chủ yếu điềuchính hành vi dang này. Tuy vậy, hành vi mà thực chất bằng lời nói cũng

khơng được điều chỉnh một cách phổ biến vì hậu quả pháp lý trên thực tế donó đưa lại là rất ít và khó có khả năng kiểm sốt bởi hình thức tồn tại của nó.

Mỗi hành vi đều được thực hiện với những động lực thúc đẩy, phươngthức thực hiện nhất định, nhưng chúng lại được tổ chức thông qua một hệ

thống phức hợp các động tác, cử chỉ, lời nói với những dạng thức và cấp độ

khác nhau. Chẳng hạn, khi nói “bác sĩ kê đơn thuốc” và “thẩm phán giải quyết

vụ án”, ở hai trường hợp này khơng chỉ có sự khác nhau về nội dung hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

động mà cả ở mức độ tổng quát hoá, hệ thống hoá các động tác, cử chỉ trong

<small>đơn vị hành vị. Đối với người bác sĩ ta nói tới cơng đoạn cịn về người thẩm</small>

phán ta nói tới mục đích, cách thức chung chung. Để so sánh, cần phải nói“bác sĩ khám chữa bệnh” và “thẩm phán giải quyết vụ án” hoặc là “bác sĩ kêđơn thuốc” và “thẩm phán đọc hồ sơ vụ án”. Như vậy, hành vi ở những dạng

thức khác nhau có thể được tổ chức đồng thời ở một vài cấp độ mà những cấp

độ này được đặc trưng bởi những chừng mực tổng quát, hệ thống hoá các độngtác, cử chỉ khác nhau. Do vậy, về nguyên tắc mỗi một dạng thức hành vi xử sựsẽ được điều chỉnh pháp luật ở một mức độ nhất định tuỳ theo thang bậc cấpđộ của hành vi đó; thể hiện vai trị, khả năng và yêu cầu của pháp luật trong sựtác động đến hành vi. Ví dụ, vừa có hành vi khám chữa bệnh trái phép (chẳnghạn khơng có giấy phép), vừa có hành vi kê đơn thuốc sai quy định (chẳng hạn

do cau thả dẫn tới nhầm đơn thuốc của bệnh nhân này với bệnh nhân khác).

+ Cấp độ thấp nhất của hành vi pháp luật dạng hành động là các thao rác.Việc lật gid hồ sơ, bắt mạch, quan sát hiện tượng lâm sàng... bé ngoài tất cả

chỉ là những cử chỉ, động tác thể chất đơn thuần và có thể được liên kết trong

những trường hợp cần thiết với một cơ cấu truyền (phương tiện, công cụ).Chúng không phải là hành vi khi không hướng tới một đối tượng cụ thé này

hay đối tượng cụ thể khác của hoạt động (khơng nhằm vào việc xác định sức

khỏe và bệnh tình của bệnh nhân, khơng nhằm tìm ra sự thật của vụ án...).Trong trường hợp những cử chỉ, động tác, lời nói này kết hợp với nhau và vớicác yếu tố tâm lý - ý thức bên trong hướng tới một mục dích nhất định thì

chúng mới trở thành hành vi của chủ thể. Trong thực tế, những thao tác khơngcó hoặc ít ý nghĩa xã hội sẽ khơng thể trở thành hành vi của chủ thể trong mọiđiều kiện. Thao tác có thể được coi là những đơn vị, thành tố nhỏ nhất của

hành vi pháp luật. Khi xem xét hành vi pháp luật với tư cách là một hệ thốngthì thao tác chính là những “viên gạch” xây nên “toà nhà” hành vi pháp luật.

+ Cấp độ thứ hai của hành vi pháp luật là hành động. Một loạt các độngtác, cử chỉ, lời nói cùng hướng tới giải quyết một nhiệm vụ cụ thể sẽ tạo thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

cấp độ thứ hai của hành vi pháp luật. Lật giở trang hồ sơ trong sự kết hợp với

chủ ý có hướng nhằm thu nhận, xử lý thơng tin sẽ tạo thành hành động nghiên

cứu hồ sơ vụ án của thẩm phán; bắt mạch, quan sát hiện tượng lâm sàng nhằmphát hiện ra bệnh tình sẽ trở thành hành động khám bệnh của bác sĩ. Khác với

cấp độ thao tác của hành vi pháp luật — chỉ bao gồm dạng thức bên ngoài, cấp

độ hành động của hành vi pháp luật cịn có cả nội dung bên trong (động cơ,mục đích...), chứa đựng cả tính khách quan lẫn chủ quan. Hành động là cấp độ

cơ bản và đặc thù của sự tổng quát và hệ thống hoá các động tác, cử chỉ, lờinói của pháp luật trong sự điều chỉnh, tác động của pháp luật tới hành vị. Đặc

biệt là đối với các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật ngăn cấm

thì chủ yếu chúng được mơ hình hố trong các quy phạm pháp luật ở cấp độ

+ Cấp độ cuối cùng của hành vi pháp luật là hoạ động. Một tổ hợp cáchành động và thao tác được định hướng theo một mục đích chung nhằm giảiquyết một số nhiệm vu cu thể tạo thành cấp độ hoạt động của hành vi pháp

luật. Hoạt động là hệ thống thang bậc mà lần lượt được tạo thành từ hàng loạt

các cấp độ. Hoạt động xét xử được tiến hành bởi tổ hợp hàng loạt các hành

động và thao tác: nghiên cứu hồ sơ, xét hỏi, tranh luận... hướng tới phục vụ

cho mục đích chung là đưa ra các quyết định, bản án đúng đắn. Hoạt động

không chỉ bao gồm các thao tác và hành động (thu thập chứng cứ, xem xét

đánh giá chứng cứ, hồ sơ, xét hỏi, tranh luận, tuyên án...) diễn ra kế tiếp hoặcđồng thời song song mà chúng còn bao hàm trong nhau. Hoạt động là cấp độ

cao và phức tạp nhất của hành vi, nó biểu hiện rõ rệt mối quan hệ giữa chủ thểhành vi pháp luật với đối tượng, mục đích, khách thể khi họ tiến hành hành vi.Đối tượng, mục đích và khách thể của hoạt động cũng chính là mục đích

chung của tồn bộ tuyến các động tác, cử chỉ, hành động bao hàm trong một

hoạt động cụ thể.

Giữa các cấp độ của hành vi có mối liên hệ đa chiều và nhiều khả năng

xảy ra, một thao tác có thể trở thành thành tố của nhiều hành động khác nhau,

</div>

×