Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Vai trò của điều tra viên trong điều tra vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.62 MB, 94 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI VĂN MINH

Chuyên ngành : LUẬT HÌNH SỰMã số : 50514

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Thuận

TRUNG TÂM THONG TIN 72".TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT HA Nu

PHÒNG bọc. V9 4

HA NOI - 2002

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Lor not đầu</small>

Chương I: Nhận thức chung về co quan điều tra, điều tra viên và khởi tố.

1.1.2 Chức nang, nhiệm vụ, quyền han của cơ quan điều tra

1.1.3 Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và các cơ quan chức nang có liên<small>quan trong q trình tiến hành tố tụng.</small>

<small>1.2 Một số vấn đề cơ bản về điều tra viên:</small>

1.2.1 Khái niệm điều tra viên

1.2.2 Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên và thẩm quyền bổ nhiệm.1.3 Một số vấn dé cơ bản về giai đoạn khởi tố vụ án hình su1.3.1. Khái niệm về khởi tố và giai đoạn khởi tố vụ án hình sự:<small>I.3.2 Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự</small>

<small>1.3.3 Những hoạt động tố tung trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự</small>

<small>1.4 Một số vấn dé cơ bản về điều tra vụ án hình sự</small>

1.4.1 Khái niệm về điều tra và giai đoạn điều tra vụ án hình sự

<small>1.4.2 Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự.</small>

<small>1.4.3 Những hoạt động điều tra và tố tung trong giai đoạn điều tra vụ án</small>

<small>hình sự</small>

<small>Chương Il — Quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củađiều tra viên và vai trò của điều tra viên trong thực tiễn điều tra các vụ ánhình sự</small>

<small>2.1 Quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra</small>

<small>viên trong TTHS :</small>

<small>2.1.1 Chức nang, nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên trong quá trình tiến</small>

<small>hành các hoạt động tố tụng trước khi ra quyết định khởi t6 vụ án hình su:</small>

<small>2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên trong quá trình</small>

<small>59</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.3.1 Những vướng mắc, hạn chế trong quy định của pháp luật.

2.3.2 Những khó khăn. vướng mắc trong tư tưởng chỉ đạo và tổ chức công

3.1 Dự báo tình hình tội phạm và yêu cầu nâng cao vai trị của điều tra viên

<small>trong cơng tác điều tra tội phạm trong những năm tới.</small>

3.2 Một số giải pháp góp phần tăng cường và phát huy vai trị của điều traviên trong điều tra vụ án hình sự.

<small>3.2.1 Nghiên cứu nâng cao quyền hạn của điều tra viên.3.2.3 Inang cao năng lực của điều tra viên</small>

<small>3.2.3. Cần có quy định về chế độ lương trách nhiệm đối với điều tra</small>

<small>3.2.4 Cần nghiên cứu trang bị đủ các phương tiện đến mức cần thiết và cấp đủsố rượng án phí phục vụ công tác điều tra đạt hiệu quả.</small>

3.2.5 Cần có quy định về chế độ khen thưởng rõ ràng đối với điều tra viên có

<small>thành tích trong điều tra tội phạm và kỷ luật nghiêm minh đối với điều tra viên</small>

<small>89</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>Oui trò eta điều tra niên trong điều tra ou aa hinh sw</small>

LOI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:

Trong quá trình tiến hành tố tụng, hoạt động điều tra của cơ quan điềutra chiếm vị trí rất quan trọng bởi vì kết quả đạt được trong giai đoạn điều tralà cơ sở cho việc ra quyết định truy tố của Viện kiểm sát và hoạt động xét xử

của Tịa án.

Chính vì vậy có thể nói hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra trong

giải quyết vụ án hình sự giữ vai trị thành cơng hay thất bại của cả quá trình

hoạt động tố tụng.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, trước các u cầu cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế do Đảng đề ra thì hoạt động của các cơquan tiến hành tố tụng nói chung và cơ quan điều tra nói riêng cịn nhữngkhó khăn vướng mắc cần được đề cập giải quyết. Vai trị của điều tra viêntrong q trình điều tra các vụ án hình sự (được quy định trong bộ luật tốtụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) còn chưa rõ ràng, cụ thể,còn nhiều điểm bất cập... (chẳng hạn, khơng có điều luật nào quy định thủtrưởng hay phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp là điều tra viên, nhưng lạicó quyền trực tiếp điều hành và tiến hành các hoạt động điều tra; điều traviên có quyền hạn cụ thể như thế nào trong quá trình điều tra các vụ án.

Mặt khác, trong Điều 24 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định

điều tra viên có quyền tiến hành các biện pháp điều tra do Bộ luật tố tụnghình sự quy định và chịu trách nhiệm về các hoạt động điều tra của mình,

nhưng trong thực tế họ hầu như khơng có quyền gì, kể cả việc ký giấy mời

hay giấy triệu tập... (ngoài việc ký vào các biên bản phi lời khai, hỏi cung,đối chất, thu giữ vật chứng v.v...). Tất cả các vấn đề đó đều phải đề xuất lên

thủ trưởng và phó thủ trưởng cơ quan điều tra, trong khi đó họ là người hiểu

nhất, nắm rõ nhất nội dung hồ sơ vụ án (kể cả những tình tiết khơng có trong

hồ sơ vụ án) một cách đầy đủ, thấu đáo nhất.

<small>Đó là tình trạng bất cập hiện nay làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>Oui trò eta điêu tra vién trong điều tra ou đu hiah sự</small>

tra các vu án hình sự ở các địa phương. Tinh trạng này đã duoc phản ánh

trong các hội nghị chuyên đề và các buổi hội thảo sửa đổi bổ sung Pháp lệnhtổ chức điều tra hình sự, nhưng đến nay Pháp lệnh sửa đổi bổ sung vẫn chưa

được ban hành để giải quyết các bất cập nêu trên.

Để có thêm cơ sở lý luận và thực tiên chứng minh về sự cần thiết, phảităng thẩm quyền của điều tra viên trong tố tụng hình sự, rất cần có những

cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Cho đến nay, mặc dù đã cónhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này trong các đề tài khoa học cấp Bộ, cấpcơ sở hoặc bài viết đăng trên các tạp chí, nhưng nghiên cứu ở nhiều góc độkhác nhau, chưa có luận án tiến sĩ, thạc sĩ nào nghiên cứu chuyên sâu về vaitrò của điều tra viên trong điều tra vụ án hình sự.

Vì vậy, tác giả của luận án đã chọn dé tài này để nghiên cứu trong luận

văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đính, phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài:

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ vai trò, địa vị pháp lý,

quyển hạn, trách nhiệm (nghĩa vụ) của điều tra viên trong thực tiễn hoạt

động tố tụng. Trên cơ sở đó đề ra được hướng hồn thiện pháp luật tố tụng

-hình sự về nâng cao trách nhiệm và năng lực của điều tra viên.

Phạm vi nghiên cứu đề tài là vị trí, vai trị, chức năng, trách nhiệm củađiều tra viên trong tố tụng hình sự trên cơ sở nghiên cứu phân tích quy địnhcủa pháp luật hiện hành và thực tiễn công tác điều tra tội phạm của cơ quanđiều tra thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là

thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm của cơ quan cảnh sát điều tra

và các đội điều tra của công an các quận, huyện trong thành phố Hà Nội.3. Nhiệm vụ, nghiên cứu đề tài:

Để đạt được mục đích trên đây, tác giả của luận văn có những nhiệm vụ<small>sau đây:</small>

- Nghiên cứu một số vấn dé có tính lý luận về cơng tác điều tra tội

phạm và vai trè các điều tra viên, các quy định của luật tố tụng hình sự về

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>Oai dưa eta điều tra ciên rong điều tra ou ám hinh sa</small>

nhiệm vụ, quyền han của điều tra viên trong quá trình điều tra các vụ án hình

- Nghiên cứu thực tiễn hoạt động điều tra tội phạm để tìm hiểu vai trò

thực tế của điều tra viên trong quá trình điều tra tội phạm. Từ đó làm rõ

những vấn đề còn bất cập và đề xuất những giải pháp hoàn thiện.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác — Lénin, về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử vàquan điểm của Đảng, Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong q trình nghiên cứu đề

tài là: phân tích, so sánh, tổng hợp những quy định của Bộ luật tố tụng hình

sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và từ thực tiễn công tác của tác giả.5. Điểm mới của Luận án:

Lần đầu tiên trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ luật học, tác giả đãđề cập vai trị của điều tra viên trong q trình điều tra các vụ án hình sự một

cách tương đối tồn điện, đầy đủ cả về mặt lý luận cơ bản và thực tiễn. kếtquả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà khoa học

nghiên cứu về địa vị pháp lý của điều tra viên trong hoạt động TTHS, cho

các cơ quan nghiên cứu sửa đổi bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra

viên trong TTHS, đảm bao cho điều tra viên có một vị trí xứng đáng trongTTHS. Từ đó có những quy định về năng lực, trình độ, phẩm chất, tạo điềukiện cho điều :ra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự<small>trong giai đoạn mới.</small>

6. Bố cục của luận văn:

- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung luận văn được chia làm 3 chương:

- Chương I: Nhận thức chung về điều tra viên và khởi tố, điều tra vụ án

hình sự, cơ quan điều tra.

- Chương II: Quy định của pháp luật về chức ning, nhiệm vụ, quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>Oai trà ara điều tra viétu trong đtểu tea ou du hiahe sự</small>

han của cơ quan điều tra, điều tra viên và vai trò của điều tra viên trong thựctiễn cơng tác điều tra các vụ án hình sự.

- Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường và pháthuy vai trò của điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án hình sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>Oai trò ea điều tra vién trang điều tea ou aa fuft sự</small>

CHUONG I: NHAN THUC CHUNG VE CO QUAN DIEU

TRA, DIEU TRA VIÊN VÀ KHỞI TO, DIEU TRA VU ÁN

cầu các cơ quan,tổ chức áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Theo quy định tại Điều 92 BLTTHS và Điều | Pháp lệnh tổ chức điềutra hình sự thì tổ chức cơ quan điều tra của nước ta bao gồm:

- Cơ quan điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân.

- Cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân.

- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân.

<small>Ngồi các cơ quan điều tra nói trên, cịn có các cơ quan tuy khơng phải</small>là cơ quan điều tra, nhưng do yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm,cũng như đặc điểm, tính chất cơng việc mà được giao tiến hành một số hoạiđộng điều tra nhằm ngăn chặn tội phạm, không cho người phạm tội trốn<small>tránh pháp luật sau khi thực hiện tội phạm hoặc tiếp tục phạm tội; đó là: Bộ</small>đội biên phịng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm và những cơ quan

khác của lực lượng CSND, ANND, QDND được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra.

Như trong phần mở đầu đã trình bày phạm vi và đối tượng nghiên cứu

đề tài này là điều tra viên thuộc cơ quan điều tra các cấp của lực lượng Cảnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>đợi m3 2 By, Ề :</small>

<small>‹)6¿ trẻ ena Pita tia viéu trang điều trai ou đt hành sa</small>

sát nhân dân trén cơ sở thực tế điều tra tội phạm theo chức năng và nhiệm vu

của lực lượng cảnh sát điều tra. Vì vậy sau đây chúng tơi xin được trình bàyvề tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan điều tra các cấp trong lực lượngCông an nhân dan và đặc biệt là cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp.

1.1 Tổ chức bộ máy cơ quan điều tra trong lực lượng Công an nhân

1.1.1 Vài nét về lịch sử các cơ quan điều tra của Bộ Cơng an

Lịch sử hình thành và phát triển cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an gắn

liền với sự ra đời của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ngay sau Cách mạng

Tháng Tám thành công, nhiệm vụ giữ vững chính quyền non trẻ, đập tan bộ

máy đàn áp của chế độ cũ và hoạt động phá hoại cửa bọn đế quốc, phản

<small>động, giữ gìn an ninh trật tự đất nước được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan</small>

trọng. Trước tình hình đó, cùng với việc thành lập chính quyền cách mạng,

các tổ chức tiềh thân của lực lượng công an đã được thành lập: tại miền Bắcthành lập Sở Liêm phóng Bắc bộ; tại miền Trung thành lập Sở Trinh sát; tạimiền Nam thành lập Quốc gia Tự vệ cuộc. Mỗi địa phương có Sở cảnh sát

thực hiện nhiệm vụ giữ trật tự. Ngoài ra, tại nhiều địa phương đã thành lậpcác đội Tự vệ đỏ; Tự vệ công nông; Trinh sát Việt Minh v.v... Tuy các têngọi khác nhau nhưng các tổ chức này có nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng,giữ gìn an ninh trật tự, bao vệ Dang, bảo vệ chính quyền cách mạng. Trongthời kỳ này, do yêu cầu của cách mạng, mặc dù chức năng cụ thể chưa được

phân định rõ, nhưng hoạt động điều tra đã bắt đầu được sơ khởi hình thành.

Điều này được chứng minh bằng nội dung Sắc lệnh số do Chủ tịch Chínhphủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hịa Hồ Chí Minh ký về thể lệ cho Ty

Liêm phóng và Sở cảnh sát khi bắt người: “Khi Sở Liêm phóng và Sở Cảnhsát bắt một người nào thì trong 24 giờ phải lập biên bản để tha ngay, hoặc

<small>đưa sang Tòa án quân sự, hoặc đưa sang ông Biện lý Tòa án tư pháp”.</small>

Do yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng, cần thiết phải có các cơ

quan tư pháp để bảo vệ chế độ nhà nước dân chủ cơng hịa, cho nên ngày

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>Ouai trẻ eta điêu tra vien trong điều tra ou du hiuh va</small>

21/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13 về việc thành lập tổ

chức tòa án và các tiểu ngạch thẩm phán. Thế nhưng, để có thể tiến hành xét

xử các tội phạm chống lại chính quyền cách mạng cần thiết phải có bộ máycơng an. Chính vì thế, ngày 21/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắclệnh số 23/SL về hợp nhất Sở Cảnh sát và các Sở (Ty) Liêm phóng thành một

cơ quan có tên là: “Việt Nam cơng an vụ”. Cơ quan Việt Nam công an vụ làcơ quan đầu tiên phát triển thành Bộ Công an sau này. Nội dung sắc lệnhquy định rõ cơ quan Việt Nam công an vụ tiến hành điều tra về những hànhđộng có thể làm rối loạn trị an và mất trật tự trong nước của người Việt Namhay người ngoại quốc; truy tầm can phạm để giúp Tòa án trong sự trừng tri.Như vậy, chức năng điều tra giúp Tòa án trừng trị những hành vi phạm tội

được giao cho cơ quan Việt Nam cơng an vụ.

Tiếp đó, để tăng cường đấu tranh chống bọn phản cách mạng và tộiphạm khác, bảo vệ chính quyền, đồng thời bảo vệ được quyền tự do cá nhânmà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký trong Sắc lệnh số 40/SL ngày 29/03/1946,

Tổ chức tư pháp công an được thành lập theo Sắc lệnh số 131/SL ngày20/07/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong sắc lệnh

ghi rõ nhiệm vụ của tổ chức tư pháp công an truy tầm tất cả các vụ phạmpháp (đại hình, tiểu hình hoặc vi cảnh), sưu tập các tang chứng, bắt giaongười phạm pháp cho các Tòa án xét xử trong phạm vi pháp luật ấn định.

Phụ trách tư pháp công an là dự thẩm, biện lý và phó biện lý của Tịa án.

Trong các uy viên tư pháp cơng an có: Chủ sự và Phó chủ sự Phịng chính trịvà Phịng tư pháp; Trưởng ban tư pháp; Quận trưởng cơng an các quận ở HàNội, Hải Phịng, Huế, Sài Gịn, Chợ Lớn; Trưởng Ty cơng an các tỉnh. NếuTrưởng ty cơng an nhiều việc thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ định một ban

trong Ty công an làm nhiệm vụ uỷ viên tư pháp. Như xậy, dựa vào Sắc lệnhsố 131/SL ngày 20/07/1946 về tổ chức tư pháp cơng an thì đây là tổ chức cơ

quan điều tra đầu tiên trong ngành công an thực hiện những nhiệm vụ điều

tra theo pháp luật tố tụng hình sự quy định. Đồng thời, thơng qua đây có thể

<small>! Bộ Nội vụ: Luc lượng an ninh điều tra, lịch sử biên niên (1945 — 1975), NXB Công an nhân dân.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>Oai trò eta (điệu tra vién trang điểu tra oa au hink sứ</small>

thấy, phụ trách công tác điều tra là Du thẩm, Biện ly, Phó biện lý của Toa án.Cồn các uy viên thực hiện nhiệm vụ điều tra do Chủ sự, Phó chủ sự Phịngchính trị và Phòng tư pháp, Trưởng ban tư pháp, Quận trưởng cơng an cácthành phố lớn (Hà Nội, Hải Phịng, Huế, Sài Gịn, Chợ Lớn) và Trưởng tycơng an (thuộc Bộ Nội vụ). Để hoàn thành được nhiệm vụ điều tra, uy viêntư pháp công an phải là người trung thành với Chính phủ, phải cơng minh,chính trực. Vì vậy, uy viên tư pháp công an sẽ phải thé: “Tôi thé sẽ trungthành với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa. Tơi sẽ mang hết sức và

cơng tâm ra phụng sự chức vụ của tơi, sẽ giữ bí mật các các thẩm vấn diều

tra và luôn luôn cư xử cho xứng đáng là một uỷ viên tư pháp cơng minh,chính trực”!.

Tháng 8 năm 1951, Hội nghị cơng an tồn quốc lần thứ VỊ đã bàn vàquán triệt thực hiện Chỉ thị số 05/CT ngày 12/05/1951 của Ban Bí thư “Vềnhiệm vụ và tổ chức của cơng an”, trong đó đã bàn và quyết định thành lậpPhòng chấp pháp trực thuộc Ty bảo vệ chính trị trong Nha cơng an trungương. Phịng chấp pháp có nhiệm vụ bắt hỏi cung các vụ do thám, phản động

quan trọng ở trung ương hay ở địa phương. Tại các tỉnh thì thành lập tiểu ban

chấp pháp trực thuộc Ban bảo vệ chính trị. Như vậy, Phịng chấp pháp thuộc

Ty bảo vệ chính trị, một mặt thay thế tổ chức tư pháp công an, mặt khác

không chỉ làm nhiệm vụ điều tra tố tụng, mà còn thực hiện nhiệm vụ điều tratrinh sát. Thực hiện cùng mội lúc hai hình thức điều tra (điều tra tố tụng vàđiều tra trinh sát) có những thuận lợi nhất định như hỗ trợ kịp thời cho nhautrong điều tra tội phạm. Tuy nhiên, trong công tác chấp pháp cũng mắc

những khuyết điểm như trong công tác bắt, giam, giữ người. Để khắc phục

những thiếu sót mà Hội nghị cơng an tồn quốc lần thứ VỊI đã rút ra, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 141/SL ngày 16/02/1953 về việc đổi

Nha công an trung ương thành Thứ Bộ cơng an. Tách Phịng chấp pháp khỏi

Ty bảo vệ chính trị và thành lập Vụ chấp pháp trực thuộc Thứ Bộ công an.

<small>Tại các Ty công an địa phương có Ban chấp pháp. Tại cơng an Liên khu có</small>

<small>! Điều 2 Nghị định số 95/ND ngày 08/08/1947 của Bộ Nội vụ va Bộ Tư pháp.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Oai tre ata điều twa diêu trong điều tra vou du hiah sự</small>

Phịng chấp pháp. Luc lượng làm cơng tác chấp pháp từ trung ương đến địa

phương có hai nhiệm vụ cơ bản: Thứ nhất, điều tra, lập hồ sơ, đê nghị truy tố

các vụ phạm tội phản cách mạng và tội phạm hình sự khác. Thứ hai, quản trịcác trại giam (Lao cải). Cũng trong năm 1953 Hội đồng Chính phủ đã quyếtđịnh đổi Thứ Bộ cơng an thành Bộ Cơng an.

Sau khi giải phóng miền Bắc (1954) cơng tác cải tạo nguy quân, nguy

quyền và các phần tử phản cách mạng hết sức quan trọng và cấp bách. Công

tác quản lý giáo dục cải tạo các đối tượng nói trên cần phải được mở rộng.

Vì vậy, ngày 17/02/1955, Bộ Công an quyết định tách Vụ chấp pháp thànhhai bộ phận: Phòng chấp pháp thuộc Vụ chấp pháp trở thành Phịng chấp

pháp của Vụ bảo vệ chính trị. Phịng quản lý trại giam của Vụ chấp pháp

thành Vụ lao cải.

Do yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm, cần thiết phải tách hanPhòng chấp pháp thực hiện nhiệm vụ điều tra tố tụng khỏi Vụ bảo vệ chính

trị chuyên làm công tác điều tra trinh sát để tránh những sai lầm có thể xảy

ra. Tháng 4 năm 1957, Bộ Cơng an đã quyết định đưa Phịng chấp pháp táchkhỏi Vụ bảo vệ chính trị, trực thuộc Bộ. Tại các khu thành lập Phòng chấppháp và ban chấp pháp trực thuộc Ban giám đốc cơng an khu. Việc táchphịng chấp pháp khỏi bộ phận bảo vệ chính trị đã tạo điều kiện cho Bộ chỉđạo việc tuân theo pháp luật trong công tác bắt, giam giữ xử lý người phạm

Sau 2 năm thực hiện nhiệm vụ điều tra tố tụng đối với các vụ án phan

cách mạng và tội phạm hình sự khác, nếu cứ để đơn vị phịng chấp pháp thìkhơng thể đáp ứng được nhiệm vụ được giao và không phù hợp với tổ chức

của Bộ Công an. Ngày 28/08/1959, trong Công văn số 806 của Bộ Công angửi các ban ngành, các địa phương thông báo kể từ ngày 01/09/1959, Phòng

chấp pháp thuộc Bộ đổi thành Vu chấp pháp và lấy bí danh là Vụ 4. Kể từ

năm 1959 trở đi, lực lượng chấp pháp thực hiện độc lập công tác điều tra

công khai theo pháp luật tố tụng hình sự đối với những vụ án phản cách

mạng và các vụ án hình sự khác. Để có thể đưa người phạm tội ra xét xử, Bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>Oni trà ata điều tra vién trong điều tra ou au hint su</small>

Công an đã ra Chi thi số 508/V4 quy định: “Các Vụ, Cục, Ban, Phong lam

công tác trinh sát ở Bộ, Khu, Sở, Ty trước khi phá án hoặc bat tội phạm đều

phải thảo luận với Chấp pháp cùng cấp về chủ trương, thủ tục và kế hoạchbat. Khi đã có quyết định bắt giam can phạm, lệnh khám xét, việc lập quyếtnghị, tiến hành hỏi cung, lập hồ sơ, lập quyết nghị khởi tố vụ án, đề nghị xửlý vụ án đều do chấp pháp chịu trách nhiệm”. Như vậy, chức năng điều tra tốtụng của cơ quan chấp pháp rất rõ ràng trong giải quyết vụ án hình sự. Đếnnăm 1961, theo Nghị định số 132/CP của Thủ tưởng Chính phủ quy địnhchức năng nhiệm vụ của Bộ Công an, Vụ chấp pháp đổi tên thành Cục chấppháp vẫn với chức năng chỉ đạo công tác bắt, giữ, xét hỏi, lập hồ sơ đề nghịxử lý, khám người, nhà ở, đồ vật, thư tín của những người phạm pháp và

những người có liên quan.

Sau khi giải phóng hồn tồn miền Nam theo quyết định của Chính phủ

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, Bộ Công an đổi tên thành Bộ Nội vụ để

thực hiện những nhiệm vụ mới trong phạm vi toàn quốc. Ngày 12/06/1981,Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 250/CP quyđịnh nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của Bộ Nội vụ. Nghị định đã quyết địnhbỏ tên Cục chấp pháp ở Bộ, Phòng chấp pháp ở địa phương và thành lập hailực lượng mới: Cục an ninh điều tra, Cục cảnh sát điều tra (cấp Bộ) và Phòngan ninh điều tra, Phòng cảnh sát điều tra (cấp tinh). Cấp huyện có Đội cảnhsát điều tra. Trên cơ sở Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng và tổ chức bộ máyđiều tra của Bộ Nội vụ, Bộ luật tế tụng hình sự được Quốc hội nước Cộnghồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 08/06/1988 và có hiệu lựckể từ ngày 01/01/1989 đã quy định: “Cơ quan điều tra là một trong các cơ

quan tiến hành tố tụng. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, cụ thể hóa Điều

27 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định cơ quan điều tra của Bộ Nội vụ (naylà Bộ Công an), bao gồm:

a) Cơ quan điều tra của luc lượng cảnh sát nhân dân;

b) Cơ quan điều tra của lực lượng an nình nhân dân.

Cơ quan điều tra của lực lượng CSND được tổ chức làm 3 cấp: cơ quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>Oui trò eta điêu tra vién teoug (đit tra vu au hin sa</small>

CSĐT ở Bộ Công an; cơ quan CSDT ở công an cấp tinh; Đội CSĐT ở Công

an cấp huyện.

Ngồi ra, trong lực lượng CSND cịn có một số cơ quan được giaonhiệm vu tiến hành một số hoạt động điều tra là Cục CSKT, Cục CSHS, Cục

Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy, Cục Cảnh sát giao thơng, Cục

Cảnh sát Phịng cháy chữa cháy thuộc Tổng cục Cảnh sát - Bộ Cơng an;

Phịng CSKT, phịng CSHS, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về matúy, Phòng Cảnh sát giao thơng, Phịng Cảnh sát Phịng cháy chữa cháy

thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Trại tạm giam

v.v... thuộc Tổng cục An ninh - Bộ Cơng an; các phịng chống phản gián,

bảo vệ nội bộ, xuất nhập cảnh v.v... thuộc Công an các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.

1.1.2 - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra và các cơquan khác của lực lượng CAND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra:

Nhiệm vụ cụ thể của cơ quan điều tra nói chung đã được quy định tạiĐiều 2 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự như sau: Cơ quan điều tra tiến

hành điều tra tất cả các tội phạm,áp dung mọi biện pháp do BLTTHS quyđịnh để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ,đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơquan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa, tiếp

nhận và tiếp tục điều tra theo thẩm quyền những vu án hình sự do các cơ

quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyểngiao theo quy định của pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>Oai trò đứa điều tra vién teang điều tra va dat hinh sa</small>

Như vậy, cơ quan điều tra có các nhiệm vụ chính sau;

- Thứ nhất, tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện

pháp do bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện

hành vi phạm tội lập hồ sơ đề nghị truy tố.

- Thứ hai, trong quá trình tiến hành điều tra vụ án hình sự, cơ quan điềutra có nhiệm vụ tìm ra ngun nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơquan tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục ngăn ngừa.

- Thứ ba, cơ quan điều tra có nhiệm vụ tiếp nhận và tiếp tục điều tratheo thẩm quyền những vụ án hình sự do các cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra trong lực lượng CSND, lực lượng ANNDvà trong lực lượng QDND chuyển sang theo quy định của pháp luật.

Theo Quyết định số 1023/2000/QĐ-BCA (V19) ngày 22/11/2000 củaBộ trưởng Bộ Cơng an thì cơ quan điều tra và các cơ quan khác của lựclượng CSND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, điềutra tất ca các tội phạm theo quy định tại các chương từ chương XII đếnchương XXII, phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999, trừ nhữngtội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra của lực lượng

ANND, cơ quan điều tra trong QDND và các trường hợp do cơ quan điều tracủa Viện kiểm sát nhân dân tiến hành điều tra.

Văn bản số 989/HD-CII (C12) ngày 25/04/2001 của Tổng cục Cảnhsát hướng dẫn thực hiện Quyết định 1023 của Bộ trưởng, quy định thẩmquyền điều tra của cơ quan điều tra và các cơ quan khác của lực lượng CSNDđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như sau:

a) Lực lượng Cảnh sát điều tra các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình tiến hành các hoạt động điều tra, trinh sát theo quy định hiệnhành của Bộ, khởi tố vụ án và tiến hành điều tra đối với tất cả các vụ án hìnhsự xảy ra thuộc thẩm quyền điều tra, tiếp nhận điều tra những vụ việc quacông tác thanh tra, kiểm tra, xác định có dấu hiệu của tội phạm, tiếp nhận hồsơ điều tra ban đầu của các lực lượng CSHS, CSKT, CSPCTPVMT, cơ quan

Kiểm lâm, Hải quan, đơn vị Bộ đội biên phòng và các tài liệu về các vụ việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>Oai trò eta Miéu tra niên teany điệu tra wu au hinh su</small>

vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm của các lực lượng CSGT, CSPCCC

gửi đến đối với tất cả các tội phạm quy định tại các chương từ chương XIIđến chương XXII, phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999, trừnhững tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trongQDND, các trường hợp do cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tốicao tiến hành điều tra và các tội phạm đã giao cho cơ quan an ninh điều tra

theo Quyết định số 1023 của Bộ trưởng.

Cơ quan cảnh sát điều tra cấp Bộ thụ lý điều tra những vụ ấn mà cơquan cảnh sát điều tra cấp tỉnh khơng thể tự mình tiến hành được vì các lý dokhác nhau, do tính phức tạp của vụ án hoặc có liên quan đến cán bộ lãnh đạochủ chốt của tỉnh hoặc trung ương.

Cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh thụ lý điều tra những tội phạm thuộc

thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh và những tội phạm thuộc thẩm quyền

điều tra của Đội CSĐT cấp huyện nhưng xét thấy cần tự mình trực tiếp điềutra, đó là những vụ án phức tạp, cấp huyện chưa đủ khả năng điều tra hoặc vì

những lý do khác mà cơ quan CSĐT cấp huyện không thể điều tra được.Đội CSĐT cấp huyện điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử

của TAND cấp huyện.

b) Lực lượng CSHS các cấp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo quyđịnh hiện hành của Bộ về công tác sưu tra, xác minh hiểm nghi, quy định vềcơng tac xây dung mang lưới bí mật của lực lượng CSND, được tiến hành

một số hoạt động điều tra theo Điều 10 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình

sự, khi phát hiện dấu hiệu tội phạm thuộc các tội phạm quy định tại các

chương từ chương XII đến chương XXII, phần các tội phạm của Bộ luật hình

sự năm 1999, trừ những tội phạm sau:

- Các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra của lực

lượng ANND, cơ quan điều tra trong QDND và các trường hợp do cơ quanđiều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tiến hành điều trạ.

- Các tệi phạm thuộc phạm vi phòng ngừa và dấu tranh của lực lượng

CSKT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>Oai trò ata điều tra vien trong điều tra ow au hinh su</small>

- Các tội phạm thuộc phạm vi phòng ngừa va đấu tranh cua lực lượngCSPCTPVMT.

c) Lực lượng CSKT các cấp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo quyđịnh hiện hành của Bộ về công tác sưu tra, xác minh hiém nghi, quy định về

cơng tác xây dựng mạng lưới bí mật của lực lượng CSND được tiến hành một

số hoạt động điều tra theo Điều I0 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự khi

phát hiện có dấu hiệu tội phạm thuộc các tội phạm sau:

- Các tội phạm quy định tại các Điều từ Điều 153 đến Điều 181 thuộc

chương XVI, các tội xâm phạm trật tự quan lý kinh tế của Bộ luật hình sựnăm 1999.

- Các tội phạm về tham nhũng quy định tại các Điều từ Điều 278 đếnĐiều 284 thuộc mục A và một số tội phạm sau đây thuộc mục B chươngXXI, các tội phạm về chức vu của Bộ luật hình sự năm 1999:

+ Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285).+ Tội đưa hối lộ (Điều 289).

+ Tội làm môi giới hối lộ (Điều 290).

+ Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục

lợi (Điều 291).

- Các tội phạm thuộc chương XIV — Các tội xâm phạm sở hữu mà tàisản bị xâm phạm thuộc sở hữu của Nhà nước, sở hữu của tổ chức kinh tế,

chính trị xã hội, cụ thể:

+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139).

+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140).+ Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141).

+ Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142).

+ Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà

nước (Điều 144). ;

+ Tội vô ý gây thiệt hai đến tài sản của Nhà nước (Điều 145).

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>Oai trẻ ata điều tra diêu trong điều tra ou au hiah sa</small>

- Các tội phạm quy định tai các Điều từ Điều 182 đến Điều 191 thuộcchương XVII - Các tội phạm về mơi trường của Bộ luật hình sự năm 1999.

- Các tội phạm thuộc chương XIX — Các tội xâm phạm an tồn cơng

<small>cộng, trật tự cơng cộng mà có liên quan đến kinh tế như:</small>

+ Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học (Điều<small>224).</small>

+ Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác sử dụng mang máy

theo Điều 10, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự khi phát hiện có dấu hiệu

tội phạm thuộc các tội phạm sau:

- Các tội phạm quy định tại các Điều từ Điều 192 đến Điều 201 thuộcchương XVIII — Các tội phạm về ma tuý của Bộ luật hình sự năm 1999.

- Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có (Điều 251) mànguồn tiền, tài sản đó là do phạm các tội về ma tuý mà có.

Việc tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 10

Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự của lực lượng CSHS, CSKT, CSPCTPVMT

đối vơi các tội đã nêu ở trên bao gồm: ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự,lấy lời khai, khám xét khẩn cấp, thu giữ, bảo quản vật chứng và các tài liệuliên quan trực tiếp đến vụ án; khi cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm

tội bỏ trốn, tiêu huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì Thủ

trưởng cơ quan trinh sát với tư cách là Phó thủ trưởng cơ quan CSDT ra lệnhbắt khẩn cấp, lệnh tạm giữ, đồng thời phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ

quan CSĐT để chỉ đạo. Chậm nhất là trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>Oai trà eta điều tra niên teoug điệu tra ou đt hinh sa</small>

Quyết định khởi tố vu án phải chuyển hồ so cho lực lượng CSĐT có thẩmquyền.

e) Đối với các lực lượng CSGT, CSPCCC, Ban giám thị trai tạm giam thichủ yếu qua cơng tác quản lý của mình tiến hành các biện pháp nghiệp vụquản lý để ngăn ngừa. Khi phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì

trao đổi, bàn giao các tài liệu, vụ việc cho cơ quan CSĐT có thẩm quyền tiến

hành điều tra, đồng thời phối hợp với cơ quan điều tra theo sự chỉ đạo củaThủ trưởng cơ quan CSĐT.

Cơ quan điều tra và các cơ quan khác của lực lượng ANND được giaotiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền điều tra các tội phạm sau

đây, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra

trong QDND:

- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hịa bình, chốnglồi người và tội phạm chiến tranh quy định tại các chương XI và chươngXXIV, phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999, các tội phạm quyđịnh tại các Điều 221, 222, 223, 230, 231, 263, 264, 274, 275 của Bộ luật

hình sự năm 1999.

- Các tội phạm mà người thực hiện là cán bộ, chiến sĩ ANND.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Cơng an

cấp tỉnh có thể quyết định giao thẩm quyền điều tra đối với từng vụ án cụthể, không theo quy định nêu trên. Đối với quy định này, ở địa phương thìGiám đốc cơng an cấp tỉnh phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.

1.1.3 Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và các cơ quan chức năngcó liên quan trong quá trình tiến hành tố tụng.

* Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với Viện kiểm sát và Tòa án.

Quan hệ giữa hoạt động kiểm sát điều tra và hoạt động điều tra là quan

hệ phối hợp và "chế ước” nhằm mục đích chung là bảo dam hoạt động điều

tra đúng pháp luật và có hiệu quả. Viện Kiểm sát phối hợp với cơ quan điều

tra thong qua hoạt động kiểm sát điều tra, kiểm sát chặt chế việc tuân thủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>Oai trà ata điều trú tiêu trong điều tra ou đt trình su</small>

pháp luật trong các hoạt động điều tra và tích cực tham gia vào việc đấutranh làm rõ tội phạm nếu phát hiện thấy vi phạm pháp luật thì phải đình chỉngay. Mặt khác phải đề ra yêu cầu điều tra và các biện pháp khác phục. VKSphải tập trung theo dõi thời hạn điều tra theo luật định và bảo đảm kết thúc

điều tra trong thời hạn quy định tại Điều 97 Bộ luật TTHS. Cơ quan điều tra,người tiến hành các hoạt động điều tra phải thực hiện các yêu cầu, quyếtđịnh của Viện Kiểm sát một cách có trách nhiệm; nếu khơng nhất trí, cơquan điều tra vẫn phải chấp hành. Đồng thời có quyền đề nghị Viện trưởngViện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét quyết định và báo cáo lên cơ quan điều

<small>tra cấp trên.</small>

Một điểm mới về thời hạn xét phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạmgiam đối với VKS được quy định là không quá 3 ngày kể từ ngày nhận được

hồ sơ, tài liệu của cơ quan điều tra.

Theo Công văn số 2057/VP ngày 28/09/1999 của VKSND tối caohướng dẫn việc thực hiện tuần làm việc 40 giờ thì trong các ngày nghỉ, cácVKSND phải bố trí người thường trực cơ quan để giải quyết một số việc vềhành chính, nghiệp vụ; tham gia khám nghiệm hiện trường và giải quyết cáccông tác nghiệp vụ đột xuất khác. Như vậy, việc phối hợp giữa hai cơ quan

được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn, kể cả trong ngày nghỉ cuối tuần.Về việc quan hệ phối hợp 3 ngành (Công an, Kiểm sát, Tòa án) hướng

dẫn việc giải quyết các vụ án trọng điểm được thực hiện theo Thông tư liênngành số 01/TTLN ngày 15/10/1994 của Bộ Nội vụ, VKSND tối cao, TAND

tối cao. Các vụ án trọng điểm là các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc

gia, kinh tế và TTATXH đã cản trở việc thực hiện chính sách của Đảng vàNhà nước hoặc gây ảnh hưởng chính trị xấu trong quần chúng nhân dân, dư

luận xã hội đòi hỏi phải đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhằm đáp ứngyêu cầu chính trị, ngăn chạn tội phạm phát triển, góp phần giải quyết mộttình trạng tiêu cực nhất định trong xã hội. Vụ án trọng điểm nhất thiết phải

là vụ án mà việc giải quyết nó có tầm quan trọng nhất định.

* Mối quan hệ giữa cơ quan CSĐT và cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Hải

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>Oai trà của điều tra diên trong điều tra ou đu hiah sự</small>

<small>quan, Bộ đội biên phòng.</small>

Các đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm trong khi

làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy

cứu trách nhiệm hình sự thì được quyền ra quyết định khởi tố vụ án và thực

hiện một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 27, 28, 29 Pháp lệnhtổ chức điều tra hình sự.

Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa Bộ đội biên

phòng, Hải quan, Kiểm lâm (Điều 30 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) thì

Viện trưởng VKSND cùng cấp nơi xảy ra vụ án quyết định. Trong trường

hợp cần thiết, cơ quan điều tra có thẩm quyền có quyền yêu cầu đơn vị Bộđội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm chuyển giao ngay

hồ sơ vụ án để trực tiếp điều tra. Các yêu cầu của cơ quan điều tra có giá trị

bat buộc thi hành đối với don vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơquan Kiểm lâm.

* Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan CSDT với các cơ quan khác trong

lực lượng CSND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.Quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan khác được giao nhiệm vụ

tiến hành một số hoạt động điều tra là quan hệ phân công và phối hợp nhằm

phát hiện kịp thời tội phạm và người phạm tội.

Để tiến hành các hoạt động điều tra được thuận lợi, cơ quan điều tra cóquyền yêu cầu các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra thu thập những tin tức, làm rõ các tình tiết nào đó của vụ án.Tuy cơ quan điều tra không phải là cơ quan chỉ đạo các cơ quan khác được

giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng Pháp lệnh tổ chức

điều tra hình sự quy định các yêu cầu bằng văn bản của cơ quan điều tra cógiá trị bat buộc đối với các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra, có như thế mới đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả củahoạt động điều tra, đảm bảo thời gian hoạt động điều tra cũng như đạt đượccác yêu cầu của sự phối, kết hợp giữa hoạt động điều tra và hoạt động trinh

<small>Sal.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>Oai trà (đứt điều tea wién trong điều tra ou au hiute su</small>

Các cơ quan khác được giao nhiệm vu tiến hành một số hoạt động điều

tra, sau khi khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền

phải gửi ngay các quyết định đó cho VKS và thơng báo cho cơ quan điều tracùng cấp biết.

- Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra với các đơn vị: CSGTđường bộ — đường sắt, CSGT đường thuỷ:

Việc điều tra, giải quyết các vụ án hoặc tai nạn giao thông là nhiệm vụchung của lực lượng cảnh sát mà trực tiếp là CSGT, CSDT, kỹ thuật hình sự,

CSHS. Theo hướng dẫn tại Công văn số 1251 ngày 27/09/1999 của Bộ Cơng

an thì: Trong q trình giải quyết tai nạn giao thơng nếu phát hiện có dấuhiệu của tội phạm cần khởi tố điều tra thì CSGT khẩn trương củng cố tài liệu,

chứng cứ chuyển hồ sơ ban đầu đến cơ quan CSDT cùng cấp để khởi tố điềutra theo thẩm quyển.

Đối với các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt

nghiêm trọng thì lực lượng CSGT tổ chức ngay việc bảo vệ hiện trường, cấp

cứu người bị nạn, đảm bảo giao thông thông suốt, đồng thời báo ngay cho

lực lượng CSĐT, kỹ thuật hình sự và các lực lượng khác phối hợp theo chức

nang, nhiệm vụ của mình cho đến khi kết thúc điều tra.

Đối với vụ tai nạn giao thông mà đối tượng gây tai nạn bỏ chạy, thìCSGT tổ chức việc truy tìm đối tượng gây tai nạn, lực lượng CSHS, CSĐT

<small>phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ.</small>

- Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan CSĐT với trại tạm giam, trạigiam: Khi can phạm, phạm nhân đang bị giam ở trại tạm giam hoặc trại giamthực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệmhình sự thì giám thi trại tạm giam, giám thi trại giam có quyền tiến hành một

số hoạt động diéu tra theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh tổ chức điều trahình sự rồi chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp

tục điều tra.

* Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan Nhà nước và công

dân:

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>Oai trà cú điều tea olin trong điểu tra ou au hành su</small>

Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật TTHS và Điều 5 Pháp lệnh tổ chức

điều tra hình sự thì: Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan, tổ

chức phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh vàphòng ngừa tội phạm. Các cơ quan Nhà nước phải thông báo ngay cho cơquan điều tra, Viện Kiểm sát biết mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan,đơn vị mình. Những quyết định, yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan điều tra,điều tra viên trong khi tiến hành điều tra các vụ án phải được cơ quan, tổchức và công dân chấp hành.

Cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành tố tụng khác có trách nhiệm tạođiều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức xã hội và công dân tham gia tốtụng hình sự.

* Mối quan hệ giữa cơ quan CSDT các cấp và giữa cơ quan CSĐT với

các cơ quan điều tra của lực lượng khác. |

Cơ quan CSDT cấp trên hướng dẫn cơ quan CSDT cấp dưới trong hoạt

động điều tra tố tụng và kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật, nghị

quyết, quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị và chế độ công tác có liên quanđến cơng tác điều tra theo quy định.

Trong trường hợp ban đầu giải quyết sự việc, chưa rõ thẩm quyền điều

tra, nhưng cần phải kịp thời áp dụng các biện pháp điều tra, thu thập chứngcứ, ngăn chặn hậu quả tác hại thì cơ quan điều tra nào phát hiện trước phảitiến hành ngay các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật TTHS và

Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, khi đã xác định thẩm quyền thì chuyểngiao ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Đối với trường hợp phạm tội quả tang, người vi phạm tự khai là can bộ,chiến sĩ an ninh hoặc quân nhân thì cơ quan điều tra nào tiếp nhận trườnghợp ấy phải tiến hành ngay các hoạt động điều tra ban đầu như lấy lời khai,khám xét, thu giữ và bao quan vật chứng, các tài liệu chứng minh hành vi

phạm tội... nếu xác định đúng là cán bộ chiến sĩ an ninh thì chuyển cho cơ

quan an ninh điều tra có thẩm quyền, nếu là quân nhân thì chun cho cơ

quan điều tra có thẩm quyền trong QDND để tiếp tục điều tra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>COai trà ara điều tra diện trong dieu tra vu au hink sa</small>

Biện pháp uy thác điều tra được tiến hành giữa các cơ quan điều tratrong cùng một lực lượng, một ngành hoặc giữa các cơ quan điều tra khơngcùng một ngành. u cầu uỷ thác điều tra có tính bắt buộc, vì vậy cơ quandiéu tra được uỷ thác, nếu không thể thực hiện được từng phần hay tồn bộu cầu uỷ thác thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quanđiều tra đã uỷ thác biết.

1.2 Một s6 vấn đề co bản về điều tra viên:1.2.1 Khái niệm điều tra viên

Chức danh điều tra viên được xuất hiện kể từ khi có Bộ luật tố tụnghình sự. Trước đó, do khơng có tên gọi có tính chất pháp lý, cho nên người

thực hiện nhiệm vụ điều tra chỉ được gọi là cán bộ công an, cán bộ chấppháp hoặc cán bộ điều tra. Chính vì tên gọi như trên cho nên hoạt động điềutra có thể do bất kỳ người nào trong cơ quan công an hoặc cơ quan chấppháp tiến hành mà khơng cần có danh nghĩa pháp lý. Quy định đó khơngđảm bảo sự chun mơn hố trong hoạt động điều tra. Điều đó phần nào ảnh

hưởng đến chất lượng điều tra. Khắc phục nhược điểm này, Bộ luật tố tụng

hình sự, được cụ thể hóa bằng Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đã quy định

tên gọi: Điều tra viên để chỉ người trong biên chế cơ quan điều tra có nhiệmvụ tiến hành hoạt động điều tra.

Theo tiếng Hán thì "viên" có nghĩa là "người". Theo đó, “Điều tra viên”

có nghĩa là người điều tra. Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân - NXB

Công an nhân dân - Hà Nội 2000 thì “Điều tra viên” là một chức danh Nhanước để chỉ cán bộ làm trong cơ quan điều tra, có nhiệm vụ tiến hành cácbiện pháp điều tra đo Luật TTHS quy định và phải chịu trách nhiệm về

những hoạt động điều tra của mình. Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật

TTHS, điều tra viên có trong các cơ quan điều tra của lực lượng an ninh nhân

dân, lực lượng cảnh sát nhân dân, trong quân đội nhân dân và Viện Kiểm sát

<small>nhân dan”.</small>

Theo Điều 27 Bộ luật tế tụng hình sự quy định thì điều tra viên là một

trong những người tiến hành tố tụng hình sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>Oai trò eta điều tra vién trang điều tra ou đu hinh sự</small>

- Nhiém vu, quyén han cua diéu tra vién duoc quy dinh tai Diéu 24

Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và cụ thé hóa trong các điều luật của Bộ

luật TTHS nói về khởi tố và điều tra vụ án hình sự.

1.2.2 Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên và thẩm quyền bổ nhiệm.Điều tra viên là người được Thủ trưởng cơ quan điều tra phân công trực

tiếp điều tra các vụ án cụ thể. Trong quá trình điều tra tội phạm, điều tra viên

được phép tiến hành các hoạt động điều tra ma Bộ luật TTHS quy định vaphối hợp vận dụng các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, thu thập chứng cứcủa vụ án chứng minh tội phạm và người phạm tội. Mặc dù phải có sự chỉđạo của Thủ trưởng cơ quan điều tra nhưng điều tra viên có tính độc lập nhất

định trong quá trình điều tra. Vì vậy, phẩm chất đạo đức và trình độ năng lựclà hai mặt của một vấn đề không thể thiếu trong mỗi điều tra viên. Vì lẽ đó,Điều 25 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đã quy định chỉ người nào

"có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có kiến thứcpháp luật cần thiết và có khả năng thực hiện nhiệm vụ điều tra" thì mới có

thể được bổ nhiệm làm điều tra viên. Tất nhiên, như phần khái niệm đã nêu,

người đó phải là người đang được biên chế ở cơ quan điều tra.

Việc bổ nhiệm và cấp Giấy chứng nhận điều tra viên do Thủ trưởng cơ

quan quản lý từ cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên quyết định.

Tuỳ theo trình độ năng lực của điều tra viên trong công tác điều tra tộiphạm mà bổ nhiệm làm điều tra viên cao cấp, trung cấp hoặc sơ cấp.

Theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và Quyết

định số 1113/2000/QĐ-BCA (X13) ngày 07/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Cơng

an thì tiêu chuẩn bổ nhiệm như sau:

- Điều tra viên cao cấp phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng,

đạo đức tốt, trung thực, khách quan, đã tốt nghiệp Đại học An ninh, Đại học

Cảnh sát hoặc Đại học Luật trở lên; có khả năng tổ chức, hướng dẫn và trực

tiếp tiến hành điều tra các vụ án thuộc doại tội rất nghiêm trong và đặc biệtnghiêm trọng, đã qua thực tiễn cơng tác điều tra ít nhất là 5 năm và đã làđiều tra viên trung cấp ít nhất là 3 năm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>Oai trà aia điểu tea diên trong điều tra ou Gu hinh sự</small>

- Điều tra viên trung cấp: phải là người có phẩm chất chính trị vữngvàng, đạo đức tốt, trung thực, khách quan, đã tốt nghiệp Đại học An ninh,Đại học Cảnh sát hoặc Đại học Luật (khoa tư pháp) trở lên; có kinh nghiệm

điều tra các vụ án thuộc loại tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, có khả

năng tổ chức, hướng dẫn điều tra các vụ án và đã qua công tác điều tra ft

nhất là 2 năm.

- Điều tra viên sơ cấp: phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng,đạo đức tốt, trung thực, khách quan, đã tốt nghiệp trung học An ninh, Trunghọc Cảnh sát (chuyên khoa Điều tra tội phạm) trở lên; có kiến thức và khả

năng điều tra các vụ dn thuộc loại tội ít nghiém trọng và nghiêm trọng và daqua công tác ít nhất là 1 năm.

Về thẩm quyên bổ nhiệm, miễn nhiệm thi trưởng, phó thủ trưởng cơ quan

CSDT, ANDT và điều tra viên:

Bộ trưởng Bộ Công an uy quyền cho các đồng chí Thứ trưởng phụ trách

Cảnh sát, Thứ trưởng phụ trách An ninh quyết định bổ nhiệm và ký “Giấy

chứng nhận điều tra hình sự” cho Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan CSDT,ANĐT thuộc Bộ Công an, điều tra viên trung cấp, điều tra viên cao cấp, Thủtrưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra cơng an cấp tỉnh, Thủ trưởng, Phó thủtrưởng Đội cảnh sát điều tra công an cấp huyện.

Giám đốc công an tỉnh quyết định bổ nhiệm và ký “Giấy chứng nhậnđiều tra hình sự” cho điều tra viên sơ cấp thuộc công an cấp tỉnh và điều tra viênsơ cấp thuộc đội CSDT công an cấp huyện.

Cấp ra quyết định bổ nhiệm thủ trưởng, phó thủ trưởng và điều tra viên

có quyền miễn nhiệm những người này.

Mặc dù chưa có quy định cụ thể, nhưng thông thường điều tra viên cao

cấp chủ yếu ở cơ quan điều tra cấp Bộ, ở cấp tỉnh cũng có nhưng khơngnhiều, điều tra viên trung cấp có chủ yếu ở cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấpquân khu và điều tra viên sơ cấp chỉ ở Đội điều tra cấp huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>Oai trò eta điều twa viéu trong điều tra ou du hinh su</small>

1.3 Một số vấn dé co ban về giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Bất kỳ xã hội nào, đất nước nào muốn ổn định và phát triển thì khơngthể khơng quan tâm đến cơng tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi đất nước đều quy định những hành vi nào lànguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm và phải chịu hình phạt. Việcphịng ngừa không để tội phạm xảy ra là cần thiết, song khi có hành vi phạmtội xảy ra thì việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội để xử lýnghiêm theo quy định của pháp luật là cơng việc có ý nghĩa rất quan trọng.

Vấn đề này đã được Lénin chỉ rõ: “Tac dụng ngăn ngừa của hình phạthồn tồn khơng phải ở chỗ là hình phat đó phải nặng, mà ở chỗ đã là ngườiphạm tội thì khơng thốt khỏi bị trừng phạt. Điều quan trọng khơng phải ởchỗ là tội phạm thì phải trừng phạt ngay mà là ở chỗ không tội phạm nàokhông bị phát hiện ra” (Lénin toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội, 1962, tr. 508-

Để đảm bảo cho việc “không tội phạm nào khơng bị phát hiện ra” thì

trên cơ sở các quy định của pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có

trách nhiệm phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý cơng minh, kip thời

mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội,

đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Do tính phức tạp của các vụ án hình sự nên quá trình tiến hành tố tụng

được chia ra các giai đoạn khác nhau với các nhiệm vụ cụ thể khác nhau,mỗi giai đoạn do một cơ quan tiến hành tố tụng làm chủ thể tiến hành nhằm

chế ước lẫn nhau, đảm bảo tính khách quan, toàn diện trong việc xử lý vụ án.

Ở nước ta hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia

các giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sựViệt Nam thì quá trình tiến hành tố tụng hình sự bao gầm các giai đoạn sau:

a) Giai đoạn khởi tố vụ án hình sựb) Giai đoạn điều tra vụ án hình sự

c) Giai đoạn truy tố người phạm tội

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>Oai trà ava điều tra vién teoug điều tra ou đứt hinh sự</small>

d) Giai đoạn xét xử vụ án hình sựe) Giai đoạn thi hành án hình sự

1.3.1. Khái niệm về khỏi tố và giai đoạn khởi tố vụ án hình sự:

Khởi tố vụ án hình sự là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra

văn bản xác định có tội phạm xảy ra để mở cuộc điều tra theo quy định củaBộ luật tố tụng hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án, đơn vị Bộ đội biên phịng, cơ quan

Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân

đân, An ninh nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành

một số hoạt động điều tra. Ngoài các cơ quan trên đây, khơng có cơ quanNhà nước hay tổ chức nào khác có quyền khởi tố vụ án hình sự.

Việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộhoạt động tố tụng tiếp theo. Cuộc điều tra có đạt được kết quả khách quan,

tồn điện và đầy đủ hay khơng, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự,

tài sản và các quyền tự do dân chủ khác của công dân được pháp luật thừa

nhận có được thực sự tơn trọng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào việc thực

hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh những quy định về khởi tố vụ án hình sự.

Khi nhận được sự tố giác hay tin báo về tội phạm, cơ quan điều tra,

Viện Kiểm sát phải tiến hành kiểm tra, xác minh nhằm xác định có dấu hiệu

tội phạm hay khơng phạm tội hoặc có những căn cứ khơng được khởi tế vụ

án hình sự khơng để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Chỉ sau khi đã ra quyết đình khởi tố vụ án hình sự thì mới được tiến

hành các hoạt động điều tra và thực hiện các hoạt động †ố tụng khác như bắtngười, khám xét, trừ các trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp

hoặc quả tang quy định tại các Điều 63, 64 và khám nghiêm hiện trường quy

định ở đoạn 2 Điều 125 có thể được thực hiện trước khi khởi tố (trong những

trường hợp này, sau khi đã thực hiện các hành động tố tụng trên, nếu thấy có

dấu hiệu tội phạm, thì phải ra ngay quyết định khởi tố vy án hình sự).

Những căn cứ để xác định có dấu hiệu tội phạm hay không đã được quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>% s + với " # # ¬ h</small>

<small>Oat trị ata died tra diễn trong điểu tra ou Ga hints sự</small>

định rõ trong Bộ luật TTHS. Luật không quy định yêu cầu khởi tố vụ án hìnhsự của người bị hại là một căn cứ để khởi tố vì đó cũng là sự tố giác của công

dân. Nhưng đối với một số tội.phạm thì luật quy định chỉ được khởi tố khi có

u cầu của người bị hại (khoản 1 Điều 88 Bộ luật TTHS).

Nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể

chất hoặc tâm thần thì người đại điện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu

khởi tố vụ án hình sự.

Chi khởi tố vu án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Day là

những tài liệu về sự kiện phạm tội nói chung, chứ khơng phải tài liệu về

người có hành vi phạm tội vì trong thực tế có những trường hợp lúc đầu mớichỉ biết có tội phạm xảy ra còn ai là người thực hiện hành vị phạm tội thichưa khẳng định ngay được. Vì vậy, khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm thìphải khởi tố vụ án hình sự ngay chứ khơng được đợi đến khi phát hiện rangười phạm tội thì mới quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởitố bị can cùng một lúc (Điều 83 Bộ luật Tố tụng hình sự).

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố

tung bắt đâu từ khi có tin báo, tố giác về tội phạm và kết thúc khi cơ quan có

thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự ra quyết định khỏi tố hoặc quyết định

khơng khởi tố vụ án hình sự.

Ở giai đoạn này bất kỳ cơ quan tiến hành tố tụng nào cũng có quyền

<small>khởi tố vụ án hình sự nếu trong khi thực hiện chức năng của mình mà phát</small>

hiện ra dấu hiệu tội phạm. Nhưng sau khi đã khởi tố vụ án hình sự thì cơ

quan điều tra có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp để tiến hành điều tratheo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm thu thập chứng cứ chứngminh tội phạm và người phạm tội... Trên cơ sở kết luận điều tra, đề nghị truytố của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thay mặt nhà nước, thực hiện quyền<small>công tố, truy tố người phạm tội ra trước toà. Việc xét xử, giải quyết vụ án</small>

hình sự thuộc trách nhiệm của Tịa án trên cơ sở quyết định truy tố của Viện

kiểm sát. Sau khi bản án và các quyết định khác liên quan đến việc thi hành

bản án có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm thực thi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>Oni trà eda điều tra oiêu trang điều tra ou án hinh va</small>

Như vậy, mỗi co quan tiến hành tố tung có quyền va trách nhiệm trongmỗi giai đoạn tố tụng nhất định nhưng có trách nhiệm chung là không đểmột tội phạm nào không bị phát hiện, không một kẻ phạm tội nào trốn tránh

<small>được pháp luật.</small>

1.3.2 Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tổ vụ án hình sự

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, trách nhiệm kiểm tra, xác minhtin báo tố giác về tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Nhiệm<small>vụ chính trorig giai đoạn này là phải xác định dấu hiệu tội phạm chính xác</small>

để quyết định. việc khởi tố theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát không được từ chối việc nhận tố giác hoặc tin báo về tộiphạm với lý do tin tức không đầy đủ hay việc đó khơng thuộc thẩm quyền

giải quyết của mình. Nếu tin tức khơng đầy đủ thì người nhận tố giác hoặc

tin báo phải yêu cầu người cung cấp tin giải thích rõ sự việc hoặc tiến hànhcác biện pháp thu thập, bổ sung các tài liệu khác. Nếu là việc không thuộcthẩm quyền của mình thì chuyển đến cơ quan có trách nhiệm giải quyết theothẩm quyền do luật định, đồng thời phải tiến hành các biện pháp cần thiết đểngăn chăn.

Sau khi nhận được tố giác hay tin báo về tội phạm, cơ quan điều tra,Viện kiểm sát phải khẩn trương kiểm tra, xác minh nguồn tin để quyết định

việc khởi tố Hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự, trong thời hạn hai mươi ngàyhoặc hai tháng đối với vụ việc phức tạp. Thời hạn trên đây là tối đa, không

<small>được kéo dài thêm.</small>

1.3.3 Những hoạt động tô tung trong giai đoạn khởi t6 vụ án hình sự:

Việc kiểm tra, xác minh tố giác hay tin báo về tội phạm có thể được

tiến hành dưới hình thức lấy lời khai của người bị tạm giữ (Điều 53), khám

nghiệm hiện trường (Điều 125), yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan tiến hành

tự kiểm tra và báo cho cơ quan điều tra biết kết quả, yêu cầu cơ quan thanh

tra cung cấp thêm tài liệu, giấy tờ cần thiết... Nếu qua kiểm tra, xác minh mà

thấy dấu hiệu của tội phạm đã rõ ràng thì cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát

ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>Cai trò eta Tied tra vitn troug điều tra o@ an hiah su</small>

Điều 83 Bộ luật TTHS quy định: "Chỉ được khởi tố vu án hình sự khi đã

xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu 1iệu tội phạm dựa trênnhững cơ sở šau đây:

1. Tố giác của công dân

2. Tin báo của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội.<small>3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.</small>

4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, đơn vị Bộ đội biên phòng,cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội

<small>5. Người phạm tội tự thú”</small>

Như vậy, để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì các cơ quan có thẩmquyền phải xác định được có dấu hiệu tội phạm xảy ra. Nếu dấu hiệu tộiphạm chưa xác định được thì chưa thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Cần phân biệt căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự với nhữngcơ sở mà dựa vào đó dấu hiệu tội phạm được phản ánh. Những cơ sở được

quy định trong Điều 83 Bộ luật TTHS không phải là căn cứ ra quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự, mà đó chỉ là những tin tức ban đầu khác nhau về tội

phạm. Dựa vào những cơ sở này, các cơ quan tiến hành tố tụng mới tiến hành

<small>xác minh xem trong đó có hay khơng có dấu hiệu tội phạm.</small>

Để xác định dấu hiệu tội phạm cần dựa vào khái niệu tội phạm được

quy định trong Điều 8 Bộ luật hình sự. Dấu hiệu tội phạm được phản ánh ởhành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong Luật hình sự vàđáng phải bị xử lý bằng hình phạt. Những dấu hiệu tội phạm chỉ được thể<small>hiện trong các sự việc, sự kiện thực tế mà thường được gọi là sự việc phạm</small>

tội, sự kiện phạm tội.... chứ không phải xác định người phạm tội. Để xácđịnh được người phạm tội, cần phải trải qua quá trình điều tra đầu tiên từ

<small>việc làm rõ tội phạm cho đến khi làm rõ người thực hiện tội phạm đó.</small>

Đối với một số vụ án về các tội phạm theo luật định, chỉ được khởi tố

vụ án hình sự khi có u cầu của người bi hại (Điều 88 Bộ luật TTHS) đó là

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>Oni trồ ava điều tra ciên troug điều tra oa au hinh sa</small>

các vụ án về các tội phạm được quy định tai:

- Khoản 1, Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hai cho sứckhoẻ của người khác.

- Khoản I, Điều 105: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hai cho sức

khoẻ của người khác trong trang thái tinh thần bị kích động mạnh.

- Khoản I, Điều 106: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhoẻ của người khác do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng.

- Khoản 1, Điều 108: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhoẻ của người khác.

- Khoản 1, Điều 109: Tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành

- Khoản |, Điều 111: Tội hiếp dâm

- Khoản 1, Điều 113: Tội hiếp dâm trẻ em- Khoản |, Điều 121: Tội làm nhục người khác

- Khoản 1, Điều 122: Tội vu khống

- Khoản 1, Điều 131: Tội xâm phạm quyền tác gia.

- Khoản I, Điều 171: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hạicũng phải tuân thủ các quy định chung về xác định có dấu hiệu tội phạm.

Tóm lại, căn cứ khởi tố vụ án hình sự cần dựa vào dấu hiệu tội phạm

trong các cơ sở được quy định trong Điều 83 Bộ luật TTHS, còn đối với các

tội phạm quy định trong Điều 88 Bộ luật TTHS (như đã liệt kê ở trên), khi cóyêu cầu của người bị hại mới được khởi tế vụ án hình sự.

1.4 Một số vấn đề cơ bản về điều tra vụ án hình sự

1.4.1 Khái niệm về điều tra và giai đoạn điều tra vụ án hình sựGiai đoạn điều tra là giai đoạn tố tụng liền ngay sau giai đoạn khởi tốvụ án hình sự, nó được thực hiện bởi cơ quan điều tra hoặc các cơ quan khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>° ` ~ gai + z ri h</small>

<small>Oai trà ata điều tra piên trong điều tra ou ân hinh sự</small>

được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo qui định củapháp luật tố tụng hình sự. Trong vịng 7 ngày kể từ khi có quyết định khởi tốvụ án hình sự, giai đoạn này bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình

sự và kết thúc khi có kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc quyết định đình

chỉ điều tra vụ án.

Việc xử lý vụ án hình sự được kết thúc bằng một bản án hoặc quyếtđịnh do tòa án thực hiện trên cơ sở xét xử vụ án. Nhưng để thực hiện đượcnhiệm vụ đó thì việc điều tra vụ án là một giai đoạn bắt buộc, bởi lẽ chính

qua giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra bằng việc thực hiện nhiệm vụ của

mình thơng qua áp dụng các biện pháp điều tra đã thu thập được các chứng

<small>cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở các kết qua đạt được</small>của giai đoạn điều tra thì mới có cơ sở để truy tố và xét xử vụ án. Pháp luật

tố tụng hình su nước ta quy định việc điều tra tất cả các tội phạm thuộc về

trách nhiệm của cơ quan điều tra.

Phải nói rằng, cơ quan điều tra cũng như Tòa án, Viện kiểm sát

trong q trình thực hiện chức năng của mình đều có chung một đốitượng chứng minh, vì trong một vụ án những vấn để phải chứng minh

đều phải thống nhất trong các giai đoạn tố tụng. Những vấn đề cần phải

chứng minh là:

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng, thời gian, địa điểm và những

tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay khơng có lỗi, docố ý hay vơ ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng, mục đích hoặc

<small>động cơ phạm tội;</small>

3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can,bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

<small>4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.</small>

Trong mối tương quan với các giai đoạn tố tụng khác thì giai đoạn điềutra có vị trí, vai trị riêng, nó thể hiện ở chỗ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>“Qui trị cứ điều tra oiên trong điều tra ou du hinh sự</small>

- Giai doan điều tra có nhiệm vụ thu thập chứng cứ chứng minh tội

phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc truy tố và xét xử đúng người,

<small>đúng tội, đúng pháp luật.</small>

- Qua việc điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra có trách nhiệm tìm ra

nguyên nhân và điều kiện phạm tội, làm cơ sở cho cơng tác chống và phịng

<small>ngừa tội phạm.</small>

- Chính gua những vu án cụ thể, cơ quan điều tra đã góp phần phổ biến

và giáo dục ý thức pháp luật cho quảng đại quần chúng nhân dân.

Từ những phân tích trên chúng tơi đưa ra một định nghĩa sau đây về

giải đoạn điều tra: Giai đoạn điều tra là một giai đoạn tố tung hình sự được

bắt đầu từ khi có quyết định khỏi tố vụ án hình sự và kết thúc khi có bản kếtluận điều tra; đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra vụ án hìnhsự, trong đó cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hìnhsự quy định để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, nguyênnhân và điều kiện phạm tội, tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra

và những tình tiết khác làm cơ sở cho việc truy tố của Viện kiểm sát và việc

xét xứ của Tịa Gn sau này.

Theo từ điển tiếng Việt thì điều tra là: Tìm hỏi, xem xét để biết rõ sự

Do vậy, có thể hiểu diéu tra vụ án hình sự chính là hoạt động xem xéttim hỏi để biết rõ sự thật của vụ án hình sự.

Từ đó có thể hiểu điều tra vụ án hình sự theo hai nghĩa:

Điều tra vụ án hình sự theo nghĩa rộng: là hoạt động của những người

tiến hành tố tụng theo qui định của pháp luật từ khi phát hiện vụ án hình sự

cho đến khi có phán quyết cuối cùng của Tịa án nhằm làm rõ sự thật của vụ<small>án hình sự.</small>

Như vậy điều tra vụ án hình sự theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các hoạt

động nhằm làm rõ sự thật của vụ án hình sự ở các giai đoạn điều tra, truy tố,xét xử. Nhung ở mỗi giai đoạn hoạt động điều tra lại được tiến hành bởi

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>Odai trô eta điều iva oien trang điều tea ou da hiah sự</small>

những chu thể va những biện pháp khác nhau:

- Giai đoạn điều tra (ở một số nước còn gọi là điều tra sơ bộ) được tiến

hành bởi điều tra viên và bằng các biện pháp như khởi tố bị can, bat, khámxét, giam, giữ, hỏi cung, lấy lời khai...

- Giai đoạn truy tố được tiến hành bởi kiểm sát viên và bằng các biện

pháp như: phúc cung, lấy lời khai, xem xét đánh giá chứng cứ...

- Giai đơạn xét xử được tiến hành bởi thẩm phán, hội thẩm nhân dân và

bằng các biện pháp chủ yếu là xét hỏi cơng khai tại Tịa, nhận định và đánh

đánh giá chứng cứ phát hiện tội phạm và người phạm tội.

Xuất phát từ nguyên tắc chung của tố tụng hình sự nên mỗi hành vi tốtụng trong giai đoạn điều tra đều được qui định chặt chế về thủ tục và trìnhtự bằng pháp luật.

“Hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách

quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng

<small>cứ xác định vơ tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách</small>

nhiệm của bị can nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạmtội, khơng để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo pháp luật, chấp hành các nguyên

tắc do Bộ luật tố tụng hình sự qui định...” (Điều 3 Pháp lệnh tổ chức điều tra

hình sự).

"Khách quan” ở đây được hiểu là một yếu tố đòi hỏi thái độ xem xét,<small>đánh giá sự vật hiện tượng phải căn cứ vào sự thực vốn có của sự vật, hiệntượng đó; phải có sự nhận định trung thực, tránh định kiến chủ quan khi nhìn</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>(at trẻ eaa điều iva otén trong điều tra ou đa hint sự</small>

nhận chúng. Khi tiến hành điều tra vu án hình sự, thủ trưởng co quan điều

tra, điều tra viên, thủ trưởng và các cán bộ của các cơ quan khác được giaotiến hành một số hoạt động điều tra cần phải có thái độ khách quan khi nhìn

nhận về tội phạm, người phạm tội hay các khía cạnh khác của vụ án. Thái độkhách quan cần phải được thể hiện ngay trong tư tưởng, phương pháp cộngtác, trong việc phái hiện, thu thập, đánh giá chứng cứ để chứng minh và kếtluận về tội phạm. Hoạt động điều tra tội phạm là hoạt động nhằm phát hiện,

thu thập, đánh giá về các sự kiện đã xảy ra chứ không phải cái sẽ xảy ra.

Nhận định về cái đã có chứ khơng phải cái sẽ có; bởi lẽ tội phạm xảy ra trên

thực tế hồn tồn khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất cứ ai. Vấn đềlà ở chỗ có phát hiện và hiểu rõ được nó hay khơng mà thơi, cho nên trongq trình tiến hành hoạt động điều tra cần phải dựa trên cơ sở quan điểm duyvật biện chứng khoa học chứ không chỉ dựa vào “niềm tin nội tâm” để suy

đốn khơng c6 căn cứ về tội phạm và người phạm tội. “Xác định sự that củavụ án một cách khách quan là tiến hành điều tra... vụ án một cách vô tư,

không định kiến, suy diễn mà phải dựa vào các chứng cứ đã thu thập và đánh

giá theo qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Các quyết định của các cơ

<small>quan tiến hành tố tụng phải có căn cứ tức là chỉ được khởi tố vụ án hình sự</small>khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm (Điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự) vàchỉ được ra quyết định khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định một ngườiđã thực hiện hành vi phạm tội (Điều 103, Bộ luật Tố tụng hình sự)...”

"Tồn diện" được thể hiện trong nội dung thực hiện và áp dụng chínhxác các điều luật của Bộ luật Tố tụng hình sự, BLHS, các chính sách hình sự

của Đảng, Nhà nước. Trong công tác điều tra tội phạm và kết luận vụ án, bảođảm xem xét các hành vi phạm tội căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm,xem xét các tình tiết của vụ án trong một tổng thé, không tách rời trên cơ sở

<small>các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm. Thu thập, đánh giá cả những chứng cứ</small>

buộc tội lẫn chứng cứ gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm

của bị can; nhân thân của họ; nguyên nhân và điều kiện phạm tội... nhằmkhông để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Yếu tố toàn diện tronghoạt động điều tra là một trong những tiêu chí để đánh giá và bảo đảm yếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>Oni ted eta Mita tra tiên trong điều tra ou du tinh sic</small>

tố khách quan.

"Đầy du" có nghĩa là trong q trình điều tra phải tn thủ và chấp hànhnghiêm chỉnh tác nguyên tắc và các qui định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sựnhằm làm sáng tỏ mọi tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, bởi lẽ trách nhiệmchứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.

Toàn bộ hoạt động điều tra đều được “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát

việc tuân theơ pháp luật, bảo đảm hoạt động điều tra của cơ quan điều tra,của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều

tra của đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâmphải tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức

tra trinh sát, điều tra bí mật hay cịn gọi là điều tra ngồi tố tụng) để truy

lùng thủ phạm, nắm bắt được những thơng tin hay tình tiết liên quan đến vụán; diễn biến tâm lý của bị can; thậm chí có khi còn thu được cả những tàiliệu, chứng minh về vụ án (nhưng cần phải được chuyển hóa những tài liệu<small>trinh sát thành những chứng cứ theo qui định của TTHS thì mới có giá tri</small>

chứng minh trong vụ án hình sự).

Điều tra tố tụng và điều tra trinh sát là hai hoạt động khác nhau và đều

cần thiết cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Các hoạt động điều tratrinh sát chủ yếu mang tính chất hỗ trợ nghiệp vu cho điều tra theo tố tụng.

Điểm khác nhau cơ bản giữa hai hoạt động điều tra này là ở chỗ: đặc thù củahoạt động điều tra trinh sát là bí mật nên sự điều chỉnh bằng pháp luật tố

tụng trong lĩnh vực này thường rất hạn chế.

Tất cả hoạt động của lực lượng trinh sát đều chủ yếu tuân theo qui chế

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>Oat trà eta điều tra otén trong điều tra ou đu hiah sự</small>

nghiệp vụ của ngành, Pháp luật tố tụng hình sự khơng điều chỉnh các hoạt

động này. Tuy nhiên, xu hướng chung hiện nay là cần điều chỉnh bằng phápluật đối với các hoạt động này. nhằm tránh sự tùy tiện, lạm dụng.

1.4.2 Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Việc chứng minh những tình tiết của vụ án bằng chứng cứ là một việcrất quan trọng, để từ đó có thể quyết định là tội phạm có xảy ra hay khơng vànếu có tội phạm đã xảy ra thì các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở để

quyết định về những vấn đề cần thiết trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử

như: biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra, trách nhiệm hình sự, tội danh,hình phạt, bồi thường thiệt hại v.v... Vì vậy, căn cứ vào quy định của Điều

11 là: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các co quan tiến hành tố

tung”. Điều 47 đã quy định cụ thể những vấn dé cần chứng minh. Đó là trách

nhiệm của cả ba cơ quan: Cơ quan điều tra chứng minh qua công tác điều

tra; Viện Kiểm sát chứng minh qua quyết định truy tố; Tòa án chứng minh

qua bản án, quyết định. Trách nhiệm của cơ quan điều tra nặng nề nhất vì cơ

quan điều tra có nhiệm vụ phát hiện, điều tra tội phạm để Viện kiểm sát truytố và tòa án xét xử.

Hiện nay, phần lớn những sai sót trong việc xử lý những tội phạm là doviệc thu thập và đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, toàn diện và khách quan.

Điều đó cho thấy rằng việc chứng minh tội phạm rất quan trọng và cả ba cơquan đều phải khắc phục những khuyết điểm của mình để khơng để lọt tội

<small>phạm và không làm oan người vô tội.</small>

Mỗi tội phạm đều có những dấu hiệu riêng được quy định trong điều

luật về hình sự. Vì vậy, đối với tội phạm, việc chứng minh phải tập trung làm

sáng tỏ những dấu hiệu của tội đó. Tuy nhiên, quy định ở Điều 47 là tổng

hợp những tình tiết cần phải chứng minh trong một vụ án hình sự.

<small>Trước tiên, đối tượng chứng minh là: có tội phạm xảy ra khơng, vi trong</small>thực tế có những có những trường hợp có thể là tội phạm mà cũng có thể làkhơng. Thí dụ: tai nạn giao thơng xảy ra có thể do lỗi của người lái xe,nhưng cũng có thể là do lỗi hồn tồn của nạn nhân hoặc nạn nhân có thể lao

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>Oat trò œd@t điển tea piên tron điều tra ou đt hiah sự</small>

vào xe để tự tử; có trường hợp nạn nhân tự tử, nhưng cũng có thể là có ngườigiết rồi để xác chết cho tàu hỏa nghiến, v.v... Việc xác định có tội phạm haykhơng, tuỳ trường hợp có thé.dé kết luận được ngay, nhưng cũng có nhữngtrường hợp phải điều tra đầy đủ mới kết luận được.

Nếu có tội phạm xảy ra thì đối tượng chứng minh tiếp theo là:a) Những tình tiết là yếu tố cấu thành tội phạm (các điểm 1, 2);

b) Những tình tiết có ảnh hưởng đến việc vận dụng khung hình phạt,lượng hình (điểm 3);

c) Những tình tiết xác định việc bồi thường thiệt hại (điểm 4).

Về những tình tiết là yếu tố cấu thành tội phạm thì Điều 47 quy định là

phải chứng minh:

- Mặt khách quan của tội phạm: thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm,

diễn biến của hành vi phạm tội, thủ đoạn phạm tội, quan hệ nhân quả giữatội phạm với thiệt hại đã gây ra; tính chất và mức độ thiệt hại là hậu quả của<small>tội phạm;</small>

- Chủ thể của tội phạm: ai là người thực hiện hành vi phạm tội; người

<small>đó có năng lực trách nhiệm hình sự khơng;</small>

- Mặt chủ quan của tội phạm: người phạm tội có lỗi khơng; ngunnhân phạm tội; mục đích hoặc động cơ phạm tội.

Những tình tiết giảm nhẹ phải được xác định căn cứ trước hết vào Điều<small>46 Bộ luật hình sự, những tình tiết tăng năng phải được xác định căn cứ vào</small>Điều 48 Bộ luật hình sự, vì đó là những tình tiết có thể ảnh hưởng đến việc

định khung hình phạt và lượng hình.

<small>Tính chất và mức độ thiệt hai do hành vi phạm tội gây ra, tuỳ trường</small>

hợp, có thể là tình tiết ảnh hưởng đến việc định tội danh, khung hình phạt vàlượng hình. Đồng thời, đó cũng là những tình tiết để giải quyết chính xácviệc bồi thường thiệt hai.

Tính chất của thiệt hại đã gây ra là: thiệt hại gây ra cho tính mạng, sứckhoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân; thiệt hại gây ra cho tài sản của Nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>Oai trà ena điều tra diên trong điều tra ou ấm hình sự</small>

nước hoặc tài sản của cá nhân; tác hại về chính trị, văn hóa, tư tưởng, v.v...

Mức độ thiệt hai gây ra cho sức khoẻ, tính mạng là thiệt hại gây ra cho

bộ phận nào của cơ thể, mức độ tổn thương, tỷ lệ thương tật và tỷ lệ giảm sútkhả năng lao động. Múc độ thiệt hai về vật chất được đánh giá bằng loại tàisản bị xâm phạm, số lượng, hậu quả gây ra cho sản xuất, kinh doanh hoặcđời sống của nhân dân... Nếu người phạm tội đã bồi thường thiệt hại thìcũng phải có tài liệu về việc đó trong hồ sơ.

1.4.3 Những hoạt động điều tra và tố tụng trong giai đoạn điều tra<small>vụ án hình sự</small>

Theo quy định của Bộ luật TTHS và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự,

để chứng minh làm rõ những vấn dé phải chứng minh trong vụ án hình sự,

trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra các cấp được tiến hành các biện

pháp điều tra tố tụng mà Bộ luật TTHS đã quy định, đó là: khám nghiệmhiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét (người, chỗ ở, địa điểm), thu giữthư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện, lấy lời khai người làm

chứng, lấy lời khai người bị hại, hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng, xem

xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định, kê biên

tài sản.

Trong số các hoạt động điều tra nói trên, chỉ có khám nghiệm hiệntrường là hoạt động được Bộ luật TTHS quy định rõ là được phép tiến hànhtrước khi khởi tố vụ án hình sự, cịn lại đều phải tiến hành sau khi có quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự. Riêng hoạt động trưng cầu giám dinh, Bộ luật

TTHS không quy định được phép tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự,nhưr g thực tế cơng tác điều tra tội phạm doi hỏi có trường hợp cần phải tiến

hành trưng cầu giám định trước khi khởi tố vụ án. Trong các tru3ng hợp đó,

kết quả giám định là cơ sở để quyết định việc khởi tố vụ án. Đây cũng là vấn

dé bất cập ma quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS phải chúý để hoàn thiện.

Mặc dù Bộ luật TTHS quy định các hoạt động điều tra trên đây đượctiến hành trong quá trình điều tra vụ án hình sự nhưng không phải trong quá

</div>

×