Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: So sánh pháp luật và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam với các điều ước quốc tế và pháp luật một số nước công nghiệp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.08 MB, 121 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

— eee

BO GIAO DUC VA DAO TAO BO TU PHAPTRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

<small>se ok ok ak ofc ok 2 ok kk</small>

VU THI PHUONG LAN

SO SANH PHAP LUAT VE BAO HO

NHAN HIEU HANG HOA CUA VIET NAMVOI CAC DIEU UOC QUOC TE VA PHAP LUAT

MOT SO NUGC CONG NGHIEP PHAT TRIENChuyén nganh: Luat Dan su

Mã số: 50507 _

_ THƯ VIÊN

<small>TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI</small>

PHONG GV 2/2:

LUAN VAN THAC SY LUAT HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA Hoc: TS. DINH VAN THANH

HÀ NỘI - 2062

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Lời đầu tiên của bản luận văn này, tôi xin dành để bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc tới Thay giáo Tiến sỹ Dinh Văn Thanh - Người hướng dẫn khoa họccho đề tài đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành

luận văn.

Tơi xin chân thành cám ơn các Thay, Cô giáo giảng dạy chuyênngành Luật Dân sự, Khoa Sau đại học, các thay cô giáo Khoa Pháp luật Quốctế Trường Đại học Luật Ha Nội cùng bạn bè đồng nghiệp đã có những đónggóp q báu để tơi hồn thành luận văn này.

Cuối cùng, vô cùng biết ơn Cha, Me và người Chong thân yêu đã taomọi điều kiện thuận lợi, thường xun động viên, cỗ vũ và khích lệ tơi trong

q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.

Vũ Thị Phương Lan

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

CÁC THUẬT NGỮ VIET TAT

- BLDS 1995

- Nghị định 63/CP

- Nghị định 06/2001

- NHHH- NHDV

<small>- NHTT</small>

- NHCN

<small>- NHNT- NHLK</small>

- SHCN

<small>- SHTT</small>- ĐUỢT<small>- PRIPS</small>

Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của

Chính phủ sửa đối, bổ sung một số điều của Nghị định

số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chìtiết về sở hữu cơng nghiệp.

<small>Nhãn hiệu hàng hoá.Nhãn hiệu dịch vụ.</small>Nhãn hiệu tập thể.

<small>Nhãn hiệu chứng nhận.</small>

Nhãn hiệu nối tiếng.

Nhãn hiệu liên kết,Sở hữu cóng nghiệp.Sở hữu trí tuệ.

Điều ước quốc tế,

Hiệp định về các khía cạnh liền quan đến thương mạicủa quyển sở hữu trí tuệ (đã được Tổ chức Thương mại

<small>thế giới ký ngày 15/4/1994 và có hiệu lực ngày1/1/1995).</small>

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (Worlde of Interlectual<small>Property Organization).</small>

Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade<small>Organization).</small>

<small>Hiệp định giữa CHXHCN Việt nam va Hợp chủng</small>

quốc Hoa Kỳ về Quan Hệ Thương Mại có hiệu lực từ

<small>10/12/2001</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

0901987101057 ... .

CHUONG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BAO HỘ NHHH... 1

1.1 Khái niệm NHHH và cơ sở pháp lý của việc bảo hộ NHHH... ]<small>LJ dD Khái niệm NHHH... cuc nnn xà ]</small>

Idi? Gee dan tiểu ca amis NGHHTÍ... cac. tt bà kího Hà nE HH ĐĐc tú KH c1 gà 5š cà ah 80862 61.1.3 Các tiêu chí để được bảo hộ ...cc cà: "“.. c. 1]

1.2. Phdn loai NHHH co.cccccccccccccccccevccecvevsescsccutesseeeveveveesteeevereruteteentrneten 281.21. Nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) và nhân hiệu dich vu (NHDV)... 28

1.2.2. Nhãn hiệu tap thé và nhấn hiệu chúng nhẬH...c cv hà: -.29ï 3.3. Nhuân bitdig Hi GEG (NINT] ... cv ce bona L1 5-85 MAGA SA 2x REP et een ..331.2.4. Nhãn hiệu liên kết (NHLK)... . LH nh 111k na 371.3. Lược sử hình thành va phát triển của pháp luật bảo hộ NHHH... .-38DBD. Tr tn€ S160 nn nh «a... —....ẳố. 38D.3.2, OVi6t ồn vena 44 lý pessefx Ut cượ=ee oss fe eee .42

CHƯƠNG II: BẢO HỘ NHHH THEO PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC VÀ SỰ

TƯƠNG THICH CUA PHÁP LUẬT VIỆT NAM...ccccccccerrrerreccee 45

3.1. Căn cứ xét nhận đơn xin đăng ký bảo hộ NHHH... cành 45

2.7.1. Các nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bdo hộ NHHH... .45

2 2 Vibe (10M We Liệt di IB sas ss cx Semana 82820 Megson eh 5 Moen cả ng ommend kết sa 8nnb ea) 49

24. Xác lap và huỷ bỏ quyền SHCN đối với NHHH ... che he mm.

3.2.1 Xác lập quyền SHCN déi với NHHH của các nước và pháp luật Việt nam, 552.2.2. Các trường hợp huỷ bỏ hiệu lực van bằng hảo hộ NHHH của các nước vàNHIẾP HHỘI VEE NGHÌN... cu. ae aimee vn en eine’ ex ns vựnngtno St š KHÔNG 111 s53 Mall 43 tế sa 10006 we Cha 642.3. Mei dune gyềmn SACN cu lưới đối tôi NTE sys 1205s mma se vnvteomele et ssemawonciacedds 72

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

A. (PM M. Bi em (ÀÀ NET touseesrsatvi th commen ít 116 mmmmea'ye 5ï rome S3 3 5 ENEGFSS 1 BIEEG suas 72

2.3.2. Quyển cấm người khác su dụng NHHH của mình ... 74

3.4. Bảo hộ NHHH với vấn đề chống chia cat thị trường và chống cạnh tranh khơngTAI GID oe —...ơ Ơ 76

2.4.1. Bảo hộ NHHH với vấn dé chống chia cắt thị HHỜN... cà. 76

2.4.2. Bao hộ NHHH với van đề chong cạnh tranh không lành mạnh ... 78

2.S. Báo hộ NHHH trong ÏTH€THT... cu. SH ee nent nett 82

2.S.J. Internet, tên miền và ảnh hưởng của chúng tới van dé báo hộ NHHH... §2

<small>Ue</small>5.2. Pháp luật các nước về giải quyết các vướng mắc về bao hộ NHHH trong

<small>DIIKGT HH soe 0 3 ¡H008 955440 HHHDIBTH E KT 445 ĐARHBIND LE š & 3 SGU š E Ý § 3 3 8 mG § š 1 8 8 EIIHHS0 EEE ERNE § 8 8 BH 8 E§ 8 ..85</small>

CHUONG IU. THỤC TRANG BAO HO NHHH, PHUONG HUONG VA KIEN

NGHỊ HOÀN THIEN KHUNG PHAP LÝ VE BẢO HỘ NHHH Ở VIỆT NAM, 89

3.1 Vài nét về thực trạng bảo hộ NHHH ở Viet H4HH... cài cà nền 89

3.1.1. Thực trạng về pháp luật điều chỉnh NHHH vo... ccc cece nee _80

ra 1ã. sannneốnẶằ«e(... 0]3.2. Phương hướng và một so kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt nam về

NHTHEL ccc aa... 95

<small>3.2.7. Phương hướng hoàn MIEN ... uc nh en Cá tk nh cà 95</small>

3.2.2. M61 số kiến nghỉ Cụ thỂ,... cu ccc c eked ng eee n nbn nà: 9g

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Trong một thế giới đang có xu hướng tồn cầu hố ngày càng sâu sắc, Nghị

quyết Dai hội [IX Dang Cộng sản Việt Nam nhận định: “Chu động hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực theo tinh than phát huy tối đa nội lực, nang cao hiệu quả hop tácquốc tế, bảo đảm độc lap tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dan tộc.

giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hố dán tộc, bảo vệ mơi trường."` Đề cóthể chủ động thành cơng trong cơng cuộc hội nhập đó, chúng ta cần phải có sự hiểu biết

cơ bản về pháp luật trong đó có pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) của những

nước đối tác kinh tế chiến lược.

NHHH là một công cụ tuyệt vời để chiếm lĩnh thị trường nhờ vào sự phát triểncủa các phương tiện quảng cáo, nó là cơng cụ hiệu quả nhất để phân biệt sản phẩm nàyvới các sản phẩm khác cùng loai. NHHH không phải là sản phẩm nhưng nó tạo cho sản

phẩm ý nghĩa và xác định những nét nhận biết trong cả thời gian và không gian. Ngày

nay, nhận thức của con người đối với NHHH đã có sự thay đổi, giá trị của một doanh

nghiệp được đánh giá khơng chỉ cịn là dinh cơ, đất đai và các tài sản hữu hình nữa màcòn bao gồm một phần lớn là các giá trị tài sản vơ hình trong đó có uy tín của các

NHHH mà doanh nghiệp đó sở hữu.

Ở Việt nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thực trạng vi phạm bao hộ

NHHH đang diễn ra ngày càng phức tạp. NHHH là dấu hiệu quan trọng nhất để phân

biệt các hàng hoá và sản phẩm cùng loại trên thị trường. Song nó khơng có tính bí mật

và rất dé bat chước. Vì thế có những đơn vị kinh doanh hoặc cá nhân lợi dụng đặc điểm

đó sử dụng trái phép NHHH của những đơn vị khác nhằm dựa vào uy tín sắn có củanhãn hiệu đó trên thị trường để thu lợi cho mình, nhiều vụ việc đã bị các cơ quan chức

nàng phát hiện và xử lý như làm giả nhãn hiệu bột ngọt “AJINOMOTO” hay thuốc lá“MALBORO” hoặc su nhái nhãn mác của “LAVIE”, “OMO”. Bên cạnh đó, một thực

tế là chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa lâu, phần lớn các doanh nghiệpthường chỉ chú trọng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường mà chưa chú trọng tới vấn

đề bảo hộ NHHH. Điều này dẫn tới tình trạng sau khi nhãn hiệu đã có uy tín trên thị

<small>trường trong nước và quốc tế rồi thì lại khơng được đăng ký bảo hộ thích hợp và bị các</small>

<small>` Đảng Cong sản Việt Nam, “Van kiện Dai hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, NXB Chính trị Quốc gia. Hà nội</small>

<small>2001, trang 43</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nhà sản xuất khác lợi dụng. Có thể kể ra đây nhiều trường hợp như nhãn hiệu bút bì

Thiên long bị vi phạm ở Trung quốc, nhãn hiệu bánh Kinh đô bị lợi dụng ở Mỹ, ngay

cả tổng cơng ty nhà nước có quy mơ lớn nhất Việt nam là PetroVietnam cũng có nguycơ bị tước đoạt nhãn hiệu trên thị trường của mình vì khơng có sự chú trọng đầy đủ tới

<small>việc bảo hộ nhãn hiệu.</small>

Trước thực trạng trên, một điều cần phải thừa nhận rằng do nền kinh tế cịn đang

phát triển ở trình độ thấp, với một lịch sử hình thành và phát triển chưa lâu, hệ thống

pháp luật của Việt Nam về bảo hộ NHHH còn khá nhiều bất cập. Hệ thống các văn bảnpháp luật về NHHH chưa day đủ và chưa được xác định đúng với tam quan trọng củanó. Các quy định về bảo hộ NHHH chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong một chươngquy định về SHTT trong Bộ luật Dan sự đồ sộ. Việc tiến hành bảo hệ NHHH trên thựctiễn chủ yếu chỉ dựa vào các văn bản dưới luật do Chính phủ và Bộ chủ quản ngành ban

hành. Các văn bản đó có tính ổn định không cao do rất dễ bị các cơ quan ban hành sửađổi. Hệ thống thiết chế bảo hộ NHHH cũng chưa có sự tổ chức phù hợp. Có quá nhiều

cơ quan có chức năng hoạt động liên quan tới vấn đề bảo hộ NHHH như Chính phủ,Tồ án, Bộ Khoa học-Cơng nghệ-Mói trường, (nay là Bộ Khoa học-Cơng nghệ), Quản

lý thị trường, Hải quan. Trong khi đó nhiệm vụ, quyên hạn của các cơ quan này lại chưađược phân định rõ ràng. Hơn nữa hệ thống đó cịn một số nội dung chưa phù hợp vớicác cam kết quốc tế mà chúng ta mong muốn tham gia trong quá trình gia nhập WTO,

đó là TRIPS. Thực tế này đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải hoàn thiện kịp thời hệ

thống pháp luật về bảo hộ các đối tượng SHCN trong đó có NHHH theo hướng phù hợp

với các DUQT và thông lệ phổ biến của thế giới để tạo tiên dé cho công cuộc hội nhập

của Việt Nam trong lĩnh vực này. Để làm điều đó, một trong những phương pháp đượcáp dụng phổ biến là so sánh, đối chiếu với các hệ thống pháp luật tiên tiến trên thế giới,qua đó vừa học hỏi vừa rút kinh nghiệm để từng bức hoàn thiện hệ thống pbáp luật nước<small>mình.</small>

Trong số hệ thống pháp luật về bảo hộ NHHH của các nước công nghiệp pháttriển, tác giả lựa chọn hệ thống pháp luật tương ứng của EU, Mỹ và Nhật Bản cùng vớicác ĐƯỢT có liên quan để làm đối tượng so sánh với pháp luật bảo hộ NHHH của Việt

Nam. Bởi vì đây là những nước và khu vực có nền kinh tế phát triển và năng động nhấttrên thế giới. Thực tiễn bảo hộ và hoạt động NHHH ở những nước và khu vực này cũngcó bề dày lịch sử lâu đời cùng với bề dày lịch sử của nền kinh tế thị trường. Do đó hệ

thống pháp luật về bao ho NHHH ở những nước và khu vực này cũng có thể nói là

những hệ thống pháp luật quốc gia về bảo hộ NHHH phát triển nhất trên thế giới. Dacbiệt. Nhật Ban là nước có nền van hố phương đơng gần gũi với Việt Nam. Hệ thốngpháp luật của họ nói chung và về bảo hộ NHHH nói riêng chắc chan sẽ có nhiều điểm

tương đồng và đáng rút kinh nghiệm cho Việt Nam. EU tuy Không phải là một quốc gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

độc lập song pháp luật do các thiết chế của nó ban hành có giá trị thực hiện tại các nước

thành viên như pháp luật quốc gia. Pháp luật về bảo hộ NHHH của EU tuy mới hình

thành song do được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ 15 nước thành viên nên nó

phản ánh được những nét tương đồng cơ bản nhất trong pháp luật của các nước thành

viên. Cịn Mỹ là nước có hệ thống pháp luật về bảo hộ NHHH day đủ, chi tiết và tiến bộvào bậc nhất trên thế giới. Một điều mà các luật gia của EU cũng phải thừa nhận là sự

phát triển đi trước của pháp luật Mỹ về sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và NHHH nóiriêng nhiều khi đã chi phối xu hướng phát triển của pháp luật tương ứng của các nướckhác trên thế giới, kể cả EU và Nhật Bản. Mới đây Việt Nam và Mỹ đã ký Hiệp địnhthương mại song phương trong đó dành một phần đáng kể điều chỉnh về bảo hộ SHCN

và NHHH với nhiều điểm mới so với pháp luật Việt Nam. Vì thế cũng cần phải nghiêncứu tìm hiểu những điểm cơ bản trong pháp luật bảo hộ NHHH của nước này trên cơ sở

so sánh với pháp luật Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của NHHH đối với sự phát triển và hội nhập

kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác giả mạnh dạn lựa chon đề tài: “Sosánh pháp luật về bảo hộ nhấn hiệu hàng hoá của Việt Nam voi các điều ước quốc tế

và pháp luật một số nước công nghiệp phát triển" với mong muốn có cơ hội nghiêncứu một cách hệ thống các qui định về NHHH không chi của Việt Nam ma ca các qui

định của quốc tế và đặc biệt so sánh, đối chiếu và học hỏi những gì mà các nước pháttriển đã trải qua, tiếp thu những ưu điểm phù hợp với điều kiện của Việt Nam, lọc bỏ

những nhược điểm, góp phần làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này ngàycàng hoàn thiện phù hợp với xu thế chung của cả cộng đồng quốc tế.

2. TINH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

SHTT nói chung và SHCN nói riêng là một lĩnh vực mới mé và rất phức tạp ở

Việt Nam. Từ năm 1976, ngay sau khi đất nước thống nhất Việt Nam đã tham gia vào

Tổ chức SHTT thế giới WIPO, song phải sang thập ky 80 chúng ta mới thực sự xâydựng được những văn bản pháp lý đầu tiên về vấn đề này ví dụ như: Nghị định 31 ngày23/1/1981 về sáng kiến, sáng chế; Nghị định 197/HDBT ngày 13/5/1988 về NHHH;

Nghị định 200 và 201/HDBT ngày 28/12/1988 về giải pháp hữu ích và mua bán li-xang.Những qui định này là sự phản ánh việc bảo hộ SHCN trong thời kỳ kinh tế tập trung

bao cấp. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mọi mặt đờisống đều thay đổi trong đó có các qui định liên quan đến SHCN, đó là sự ra đời của

Pháp lệnh bảo hộ SHCN năm 1989 và hiện nay văn bản pháp lý cao nhất là Bộ luật dânsự (BLDS) 1995. Vấn đề về bảo hộ quyền SHCN đã thu hút được sự quan tâm, nghiêncứu của nhiều cơ quan, Ban, ngành, các nhà khoa học cũng như các cơ sở đào tạo luật.

Đặc biệt, đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức liên quan đến vấn đề này như Hội

thảo về Hiệp định TRIPS. Hội thảo về các đối tượng SHCN mới ở Việt Nam. Hội thảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Hoa Kỳ - Việt Nam về thực thi quyền SHTT tháng 11/2001... Đồng thời, đã có nhiềubài viết của nhiều tác giả trong nước và nước ngoài về SHTT như: Tiến sỹ DominiqueDe Stoop (bài giảng về luật quốc tế khoá 2 Dự án VAT), Tiến sỹ Nguyễn Bá Diến (bài

viết hoàn thiện pháp luật về SHTT trong điêu kiện Việt Nam hội nhập quốc tế đăng trên

tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2001), tập bài giảng “SHTTT” của Truong Dai họcLuật Hà Nội. Tuy nhiên những cơng trình đó chi đề cập tới các vấn đề liên quan đếnSHTT nói chung mà khơng đi sâu nghiên cứu riêng về bao hộ NHHH. Trong lĩnh vựcnày đặc biệt có tác gia Vũ Thị Hải Yến có cơng trình nghiên cứu “Một số vấn dé về bảo

hộ quyền SHCN đối với NHHH tại Việt Nam theo qui định của pháp luật dan sự”, đây

là một công trình chuyên biệt đầu tiên về NHHH. Song, những nghiên cứu đã thực hiện

trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vấn đề bảo hộ NHHH theo các qui định của pháp

luật trong nước của Việt Nam. Có thể nói, cho đến nay ở nước ta chưa có một cơngtrình khoa học nào nghiên cứu mội cách cu thể, chi tiết về vấn dé so sánh pháp luật về

bảo hộ NHHH. Vì vậy, đề tài “So sánh pháp luật về bao hộ nhấn hiệu hàng hoá của

Việt Nam với các Điều ước quốc tế và pháp luật một số nước công nghiệp phát triển”

là một đề tài độc lập, không có su lap lại. Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là dé tài

khơng có sự kế thừa mà ngược lại để hoàn thành luận van này tác giả phải tham khảo,

sưu tầm, học hỏi nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm trong các cơng trình khoa học

<small>có liên quan đã được công bố và các bà! viết trên các tạp chí chun ngành.</small>

3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

Mục đích của đề tài là thơng qua việc tìm hiểu, phán tích các qui định về NHHH

trong các DUQT. trong pháp luật của các nước tiên tiến để từ đó đối chiếu so sánh, thấyđược những điểm tương đồng cũng như những vấn dé còn chưa phù hợp, cần tiếp thuhọc hỏi để dé xuất các kiến nghị thích hợp với các cơ quan có thẩm quyền với mongmuốn pháp luật Việt Nam về vấn dé này ngày càng hoàn thiện, góp đẩy nhanh mộtcách ổn định tốc độ hội nhập và phát triển của đất nước. Trong nội dung của luận văn,<small>các kiến nghị nay được trình bay ở Chương III.</small>

Với dé tài này, tác giả cũng mong muốn làm rõ những điểm tương đồng và khác

biệt của hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam với các nước và khu vực phát

triển nhất trên thế giới. Qua đó góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật bảo hộ NHHH

của các nước này.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Cơ sở phương pháp luận mà đề tài luôn tuân thủ đó là phép duy vật biện chứngvà duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lê nin. Để thực hiện đề tài tác giả đã dựa trên

các tài liệu đã có để tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái qt hố. Từ những qui định cụthể. phán tích để làm rõ từng nội dung dam bảo tính hệ thống của một đề tài khoa học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Với đặc thù là dé tài nghiên cứu về so sánh pháp luật nên ngoài các phương pháp trên,

phương pháp so sánh được vận dụng một cách triệt để và liên tục. Phương pháp này

được sử dụng trong hầu hết các nội dung của đề tài:

“+ So sánh giữa các qui định của pháp luật Việt Nam với các qui định trong các DUQT

đặc biệt là các Hiệp định của WIPO và WTO.

% So sánh giữa các qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành với các qui định của

một số nước công nghiệp phát triển là Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu.

NHỮNG DIEM MỚI VÀ Ý NGHĨA CUA ĐỀ TÀI:

<small>ta</small>

Trong lĩnh vực của mình, đây là dé tài đầu tiên nghiên cứu pháp luật bảo hộNHHH của Việt nam và pháp luật bảo hộ NHHH của các nước khác trong sự sơ sánhmột cách có hệ thống với nhau. Qua sự so sánh đó, các nội dung cơ bản, các kinh

nghiệm và những điểm ưu việt trong pháp luật cũng như trong hệ thống bảo hộ NHHHcủa các nước phát triển trên thế giới được làm rõ và phân tích trong mối tương quan với

điều kiện, hồn cảnh của từng nước. Qua đó góp phần đề xuất các kiến nghị nhằm hoànthiện hệ thống pháp luật của Việt nam về bảo hộ NHHH.

Đề tài cần phải được đánh giá bởi các nhà khoa học, có chun mơn sâu nhưngtác giả cũng mạnh dạn tự đánh giá đây là đề tài có ý nghĩa lý luận vì trong số các đối

tượng SHCN thì NHHH có nhiều điểm đặc biệt. Chủ văn bằng bảo hộ NHHH nhiều khikhông cần phải bỏ nhiều cơng sức và thời gian để có thể sáng tạo ra một NHHH nhưnglại được hưởng sự bảo hộ trong một thời gian gần như không hạn chế. Luận văn này khithực hiện xong sẽ góp phần giải thích điều đó từ góc độ lý luận. Đồng thời tìm hiểu,phân tích và so sánh cơ sở lý luận tương ứng của các nước có nền kinh tế phát triển đểcó thể rút ra được những ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ sở lý luận cho hệ thếng

pháp luật bảo hộ và định hướng thực hiện quyền SHCN đối với NHHH ở Việt Nam.Bên cạnh ý nghĩa lý luận thì đề tài nghiên cứu này cũng rất có ý nghĩa thực tiên.

Và có thể nói ý nghĩa thực tiễn của nó thế hiện đậm nét hơn nhiều so với khía cạnh lý<small>luận. Trong thực tiễn của bất kỳ nền kinh tế nào cũng vậy, NHHH luôn là đối tượng</small>

SHCN có thực tiễn phong phú nhất. Nó có số lượng đơn dang ky bảo hộ lớn nhất và

<small>cũng là đối tượng bị vi phạm nhiều nhất và dễ dàng nhất. Đặc biệt, nền kinh tế càng</small>phát triển thì thực tiễn bảo hộ và thực thi quyền bảo hộ NHHH càng phong phú. Hệ<small>thống pháp luật liên quan đến việc dang ký bảo hộ NHHH giữa các nước và các DUQT</small>

liên quan ngày càng địi hỏi phải có sự đồng bộ theo những chuẩn mực chung nhấtđịnh. Hệ thống pháp luật liên quan đến việc thực thi quyền bảo hộ NHHH cũng địi hỏi

phải theo kịp trình độ phát triển của nền kinh tế vừa bảo đảm quyền lợi của người được

bao hộ, song cũng phải ngăn ngừa chủ văn bằng lợi dụng quyền bảo hộ thực hiện các

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm hai lợi ích kinh tế của các chủ thé kinh

<small>doanh khác.</small>

6. CƠ CẤU CÚA LUẬN VĂN:

Về nội dung, đề tài được chia thành những phân sau:

Chương I: Những vấn dé lý luận cơ bản về bao hộ NHHH.

Chương II: Bao hộ NHHH theo pháp luật các nước và sự tương thích của pháp luật

<small>Việt Nam.</small>

Chương III: Thực trạng bảo hộ NHHH, phương hướng và kiến nghị hoàn thiệnkhung pháp lý về bao hộ NHHH.

Kết luận. 4E E

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

1.1.1. Khái nệm NHHH:

1.1.1.1. Theo quy định của các ĐƯỢT

Cho đến nay đã có khá nhiều DUQT đa phương và song phương điều chỉnh các

lĩnh vực liên quan đến NHHH. Có thể kể ra trong số này một số ĐƯQT đa phương điển

hình có nhiều quốc gia thành viên như Công ước Paris 1883, Thoa ước Madrid 1891,Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của SHTT (TRIPS) ký trongkhuôn khổ WTO năm 1994 và có hiệu lực từ 1/1/1995, Hiệp định về luật NHHH ký

giữa các nước thành viên trong khuôn khổ WIPO, Các DUQT này thường không đưa ra

các quy định chung về khái nệm NHHH mà chỉ quy định các điều khoản liên quan đến

việc bảo hộ các đối tượng SHCN (như trường hợp Công ước Paris) hoặc thiết lập hệ

thống quốc tế về đăng ký bảo hộ NHHH (như trường hợp Thoả ước Madrid). Chỉ có

TRIPS là có những quy định nội dung về khái niệm và những đặc điểm của một đốitượng có khả năng bảo hộ quốc tế như một NHHH, cụ thể Hiệp định TRIPS quy định

<small>như sau:</small>

“Bat kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phan biệt hàng hốhoặc dich vu của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp

khác, đều có thể làm NHHH. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ. kể cả tên riêng, các

chữ cái, chữ só, các yếu tố hình hoa và tổ hợp các mẫu sắc cũng như tổ hop bất kỳ của

các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm NHHH`'

Nhu vậy, có thể thấy khái nệm NHHH từ góc độ quy định bởi các DUQT nổi

lên hai đặc điểm cơ bản:

Thi nhất, các DUQT (cho di là đa phương hay song phương) càng ở thời kỳ cận

đại kể từ sau khi WTO ra đời năm 1995 thì càng quan tâm điều chính một cách cụ thể

về NHHH. Điều nay thể hiện 6 TRIPS và các hiệp định thương mại song phương ký kết

trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của một quốc gia với một quốc gia đã làthành viên của WTO. Những DUQT thuộc loại này không chi dừng lại ở các quy địnhvề nguyên tac bảo hộ hay cơ chế bảo hộ mà còn bao gồm các quy định chi tiết về khái

niệm, phạm vi và các dấu hiệu của NHHH. Trong khi đó, các DUQT trước đó như

Cơng ước Paris hay Thoả ước Madrid thì chỉ chú trọng vào các nguyên tắc hay thiết lậpcác cơ chế dang ky va bảo hộ NHHH trên phạm vi quốc tế mà thôi. Xu hướng này cho

<small>thấy NHHH ngày càng có vai trị quan trong hơn trong quan hệ kinh tế quốc tế va do</small>

<small>“Điều 15.1 TRIPS, Các quy định pháp luật về SƠN. NXB Chính ut Quốc gia 2001. trang 405</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>đó các quốc gia cũng ngày càng quan tâm một cách thực chất hơn tới việc bảo hộNHHH nước mình trên phạm vi quốc tế.</small>

Thứ hai, khái nêm NHHH từ góc độ pháp luật quốc tế thường được quy định rấtkhái qt, và do đó mang tính quy chuẩn. Việc xác định một đối tượng nào đó có phảilà NHHH hay không thường được tiến hành theo mục đích sử dụng của nó chứ khơngphải bằng cách cá thể hố nó. Điều này thể hiện rõ nhất trong quy định tương ứng của

TRIPS là bất kỳ một dấu hiệu nào, cho đù là hình ảnh, màu sắc, âm thanh hay thậm chímùi, có khả năng phân biệt được hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá,

dich vụ cùng loại của doanh nghiệp khác đều được coi là NHHH.

Can cứ theo mục đích sử dung, nếu bất cứ dấu hiệu nào có khả nang phân biệthàng hố này với hàng hố khác thì đều có thể cấu thành một NHHH. Vì thế, khơngthể và cũng khơng nên cố gắng xây dựng một danh mục cụ thể về những dấu hiệu nào

có thể được đăng ký làm NHHH. Nếu muốn đưa ra các ví dụ thì cũng chỉ nên lấy

những ví dụ trong thực tiên về những dấu hiệu nào có thé dang ký nhưng cũng lưu ýnhững ví dụ đó khơng phải là duy nhất.

Phần lớn các DUQT về NHHH, kể cả TRIPS đều cho phép các quốc gia có thể

đặt ra các hạn chế về khả năng dang ký theo những mục đích thực tiễn. Phần lớn các

quốc gia cho phép việc dang ký chỉ đối với những dấu hiệu mà có thể thể hiện đượcbằng biểu đồ bởi vì chỉ có bằng cách đó mới có thể đãng ký được và cơng bố được mộtcách vật chất trong các tạp chí NHHH để có thể thông báo ra công chúng về một nhãn

<small>mác đã được đăng ký.</small>

Nhìn chung, cách tiếp cận từ mục đích phân biệt hàng hoá dịch vụ của nhữngdoanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại cạnh tranh với nhau là cách tiếp cận chung củacác nước khi định nghĩa NHHH trong pháp luật của mình. Tuy nhiên. các nước cũng cónhững quan điểm khác nhau liên quan đến những yếu tố có thể phân biệt các hàng hố,

dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp. Sự khác biệt này đôi khi bat nguồn từ sự pháttriển kinh tế hay mức độ đa dạng của nền kinh tế. Vì thế, có trường hợp chúng ta thấy ởmột số nước phát triển thì các dấu hiệu được coi là NHHH có thể bao gồm cả hình ảnh

ba chiều, âm thanh hay mùi, trong khi đó ở một số nước khác thì chỉ các yếu tố cấuthành truyền thống như tên gọi. hình ảnh, màu sắc là được công nhận.

1.1.1.2. Theo quy định của pháp luật Mỹ

Các vấn đề liên quan đến NHHH của Mỹ được điều chỉnh bởi Đạo luật Lanham(Lanham Act) Luật về NHHH ban hành năm 1946 và được sửa đổi rất nhiều lần trong<small>quá trình áp dụng. Trong Luật này có hai quy phạm liên quan đến định nghĩa về</small>

NHHH có phần nào đó khác nhau. Phần Định nghĩa Luật này quy định: “Thuát ngữ

“"NHHH "bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng, hay hình vẽ, hoặc sự kết hợp giữa

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

xác định va phán biệt hang hố của người đó, bao gơm cả các hàng hoá đặc chung, vớinhững hàng hoá cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và để

chỉ rõ nguồn gốc của hàng hố thậm chí khi mà khơng xác dinh được nguồn gốc đó.”

Theo quy định này, rõ ràng các yếu tố được công nhận trong khái nệm NHHH

theo pháp luật Mỹ chỉ bao gồm những yếu tố truyền thống như tên gọi. biểu tượng,

hình vẽ hay sự kết hợp giữa chúng mà thôi. Các yếu tố mới khơng mang tính chất

truyền thống nhưng vẫn có kha nang phân biệt hang hoá dịch vụ cùng loại của các<small>doanh nghiệp khác nhau như âm thanh hay mùi dường như chưa được bao trum trong</small>định nghĩa này. Tuy nhiên, trên thực tế, Mỹ lại là một trong những nước đầu tiên trênthế giới, do nhu cầu phát triển mạnh mẽ và đa dạng của nền kinh tế, đã công nhận vàcho đăng ký các NHHH chứa đựng các yếu tố mới này. Thực tiễn này diễn ra là nhờviệc giải thích một điều khoản có tính mở trong Luật NHHH 1946 của Mỹ (điều 2).Điều luật này quy định: “Khơng có NHHH nào có khả năng phán biệt hàng hoá của

người nộp đơn với những hàng hoá của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào số

đăng ký....” Theo tinh thần của điều khoản này thì bất kỳ đấu hiệu nào, khơng phân

biệt định hình hay khơng định hình nếu có khả năng phân biệt hàng hố, dịch vụ của

các doanh nghiệp thì đều có thể được coi là NHHH miễn là nó có khả năng phân biệthàng hoá của người này với hàng hoá cùng loại của người khác. Dựa trên cách giảithích có tính mở căn cứ vào mục đích của NHHH, các luật sư đã thuyết phục các cơ

quan thi hành pháp luật Mỹ áp dụng điều khoản này theo quan điểm mở để đưa các yếutố mới vào khái nệm NHHH. Ví dụ mùi hoa cỏ tươi tái hiện mùi hoa Plimeria đã được

đăng ký cho mặt hàng chỉ may và sợi thêu”. Âm thanh PRELUDE cũng được đăng ký

theo don của Metro-Goldwyn-Mayer Lion Corporation dành cho các nhóm mat hangthiết bị chăm sóc sức khoẻ, âm thanh. truyền thơng, máy ghi âm, ghi hình, máy bánhàng tự động, máy đếm tiền, thiết bị xử lý thơng tin kể cả máy tính, dịch vụ truyềnthơng, thể thao, giải trí, văn hod, giáo dục va đào tao’.

1.1.1.3. Theo quy định của pháp luật Liên minh Cháu A (EU)

Các vấn đề về NHHH của EU được tập trung thống nhất trong Quy định của Hội

đồng EU số 40/1994 ngày 20 tháng 12 nam 1993 về NHHH của cộng đồng chung

Châu Âu. Theo điều 4 của quy định này thì NHHH EU có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu

nào, đặc biệt là các dấu hiệu địa lý, các từ ngữ, bao gồm cả tên riêng, hình vẽ, chữ cát,con số, hình dáng đồ vật hoặc bao bì đồ vật, với điều kiện là những dấu hiệu đó phải có

<small>ˆ Quyết định TTAB (1990) Cục dang ký bảo hộ NHHH và sáng chế Mỹ</small>

<small>` Theo OAMI-ONLINE (webside các thông tin trực tuyến về SHTT)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một thương nhân này với hàng hoá, dịchvụ cùng loại của thương nhân khác.

Khái niệm NHHH theo pháp luật EU cũng tương tự như TRIPS. Trước tiên,NHHH được định nghĩa theo mục đích sử dụng. Mọi dấu hiệu có khả năng phân biệt

đều có thể được coi là NHHH. Với cách tiếp cận này, có thể nói các nhân tố mới như

mùi hay âm thanh cũng đều đã được du liệu trước trong phạm vị điều chính của phápluật EU mac dù có thé trên thực tế chưa có đơn dang ký nào dành cho loại hình NHHH

này. Bên cạnh một quy phạm mở như vậy, điều khoản trên của pháp luật EU cũng liệt

kê một số yếu tố truyền thống và phổ biến của NHHH, đó là các dấu hiệu địa lý, tênøọi, hình vẽ, chữ cái. con số .v.v. ma các doanh nghiệp thường dùng làm NHHH cho

sản phẩm của mình.

1.1.1.4. Theo quy định của pháp luật Nhật Ban

Là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, tuy nhiên,

hệ thống pháp luật Nhật Bản, lại thiên về xu hướng truyền thống trong các quy định về

khái nệm NHHH. Khác với một quy định mở về khái nệm NHHH trong TRIPS hay

pháp luật EU, pháp luật Nhật Bản quy định NHHH là các chữ cái, con số, dấu hiệu,hình họa ba chiéu hay sự kết hợp giữa chúng có thể có mau sắc, thoả mãn một trong hai

điều kiện sau: thứ nhất, đối với nhãn hiệu gắn lên hàng hố, nó phải được sử dụng đối<small>với hàng hoá mà một người sản xuất, xác nhận hay đem vào lưu thông; hoặc thứ hai,</small>

đối với nhãn hiệu dịch vu, nó được sử dụng đối với dịch vụ mà một người cung cấp hay

xác nhận trong quá trình thương mai. Và theo quy định này, cho đến thời điểm tác giả

thực hiện luận văn này, pháp luật Nhật Bản cũng như Cục SHCN Nhật Bản vẫn chưacông nhận cho đăng ký NHHH âm thanh và mùi."

1.11.5. Theo quy định của pháp luật Việt Nam

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến đăng ký và bảo hộ NHHH tại Việt Nam

được quy định trong BLDS 1995 và Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996(Nghị định 63/CP) của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN đã được sửa đổi bổ sungmột số điều bởi Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 1 tháng 2 nam 2001 (Nghị định

06/2001). Ngoài ra, trong xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế trên con

đường gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã bắt đầu ký kết các cam kết thương mại song

phương với các nước thành viên WTO trong đó có các nội dung tương ứng về bảo hộ

NHHH trên tinh than của TRIPS. Vì thế, khi tìm hiểu về định nghĩa NHHH theo phápluật Việt Nam cần phải phân tích đồng thời cả các quy phạm hiện hành trong BLDS vàcác hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã ký kết. Các quy phạm trongBLDS sẽ cho chúng ta thấy các quy định chính thức hiện hành của pháp luật Việt Nam

<small>* Giới thiệu pháp luật NHHH. Cục SHCN Nhật Ban-TT SHCN Chau A TBD (ITT) 2000. trang 14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

xu hướng phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH trên con đường hội nhậpvới các nền kinh tế thế giới.

Điều 785 BLDS quy định: “NHHH là những đấu hiệu dùng đểphân biệt hànghod, dich vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. NHHH có thể làtừ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màusắc.” Quy định này bao gồm hai nội dung. Nội dung thứ nhất quy định về chức nang va

cũng là mục đích của NHHH, là dé phân biệt hang hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sởsản xuất kinh doanh khác nhau. Về tình thần, nội dung này là một quy định mang tính

mở, tạo điều kiện cho việc coi các đấu hiệu có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùngloại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau đều có thể là NHHH. Tuy nhiên, nókhơng thể hiện sự quy định mạnh mẽ giống như ở quy phạm tương ứng của TRIPS -“bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hop các đấu hiệu nào, có khả năng phan biệt hang hố

hoặc dich vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dich vu cua các doanh nghiệp

khác, déu có thể làm NHHH'. Thêm vào đó, nội dung thứ hai lại hạn chế một số yếu

tố có thể được đăng ký làm NHHH, đó là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố

này. Với truyền thống áp dụng pháp luật của Việt Nam xuất phát từ công tác pháp dié

hoa các văn bản pháp luật và các cơ quan nhà nước thường chỉ thực hiện chức nang vatiến hành các hoạt động trong pham vi pháp luật cho phép thì tính mở, nếu có, của nộidung thứ nhất bị giảm đi rất nhiều. Thực tiễn bảo hộ NHHH của Việt Nam cho thấykhái niệm NHHH theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam bị giới hạn ở những

yếu tố hình ảnh hoặc từ ngữ hoặc sự kết hợp giữa chúng có chức năng phân biệt hàng

hố, dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanhnghiệp khác. Các chữ số, chữ cái không được coi là đấu hiệu bảo hộ NHHH vi bi coi làkhơng có khả nang phân biệt đo tính đơn giản, dé bị nhầm lẫn. Các yếu tố mới khác mà

thế giới đã cơng nhận là có thể đăng ký làm NHHH như bản thân màu sắc hoặc sự kết

hợp mầu sac, mùi, âm thanh hoặc là vẫn chưa được quy định rõ trong các van bản pháp

luật hoặc còn xa lạ trong thực tiễn dang ký và bảo hộ NHHH tại Việt Nam.

Cần nhận thấy rằng sự giới hạn này phần nào thể hiện một cách hợp lý trình độphát triển còn hạn chế của nền kinh tế Việt Nam. Mới chuyển sang nền kinh tế thịtrường nhiều thành phần trong một thời gian chưa lâu, nền kinh tế Vit Nam hin vncũn rt lc hu.

<small>_ ô F ơ „ 3 š Pa</small>

<small>~ Ngn đã dan, chủ thích xố Ï</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Tuy nhiên, cùng với việc tiếp cận và giao lưu với những hệ thống pháp luật tiêntiến trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. đặc biệt là quá trình đàm phán

gia nhập WTO, hệ thống pháp luật của Việt Nam trong đó có pháp luật ve NHHH cũng

đã có xu hương ngày càng được hoàn thiện thêm. Quy định liên quan đến bảo hộ

NHHH của Hiệp định thương mại Việt-Mỹ mới được ký kết gần đây đã thể hiện một

khái niệm bao quát hơn và gan với chuan mực quốc tế hơn về NHHH: “...NHHH đượccấu thành bởi dấu hiệu bất kv hoặc sự kết hop bất kỳ của các dau hiệu có kha năngphan biệt hàng hố hoặc dich vụ của một người voi hàng hoá hoặc dich vụ của người

khác, bao gồm từ ngũ. tên người, hình, chữ cái, chữ số. tổ hop mầu sắc, các yếu tố hìnhhoặc hình dang của hàng hố hoặc hình dạng của bao bì hàng hoá. "9

“Hiệp định này đã mở rộng hơn phạm vi các yếu tố có thé được dang ky va baohộ NHHH tại Việt Nam. Các doanh nghiệp giờ đây khơng những có thể dùng các từngữ hay hình ảnh thơng thường mà cịn có thể dùng chữ số, tổ hợp màu sắc để làmNHHH. Tuy nhiên. các nhãn hiệu phi hình thể như mùi hay âm thanh thì vẫn chưa được

<small>quy định trong hiệp định này.</small>

1.1.2. Các dấu hiệu cấu thành NHHH

Qua phân tích các khái niệm NHHH trong các van bản pháp luật và thực tiên

pháp lý của các nước, có thể thấy rằng các nước khác nhau có những quy định và quanđiểm khác nhau về khái nệm NHHH. Sự khác nhau đó có thé là hệ quả của trình độphát triển kinh tế khơng giống nhau hoặc cũng có thể là hệ quả của sự khác biệt trongtruyền thống pháp luật của mỗi nước. Vì thế trong khi Mỹ và EU có cách tiếp cận rấtrộng về khái niệm NHHH trên cơ sở chỉ trú trọng đến mục đích phân biệt của NHHH

mà khơng q quan tâm tới hình thức thể hiện của nó thì Nhật Bản và Việt Nam lại cócách tiếp cận hẹp hơn trên cơ sở cơng tác pháp điển hố và coi trọng những hình thức

của NHHH được quy định trong các van ban pháp luật.

Xu thế mở cũng là cách tiếp cận của pháp luật quốc tế hiện đại khi quy định về

NHHH. Điều nay được thể hiện rõ qua Điều 15 TRIPS được phân tích trên day. Và nhưvậy, theo xu hướng quốc tế hiện nay thì các dấu hiệu có thể được dang ký bao hộNHHH rất phong phú. Nó có thể gần như bao gồm bất kỳ yếu tố nào có khả năng phân

biệt hàng hố, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh

nghiệp khác. Trên tinh thần những quy định của các DUQT thì có thể phân loại một số

dấu hiệu hiện nay có thé được dùng làm NHHH như sau:

* Tu ngữ: bao gồm tên công ty, họ, tên, tên địa lý và bất kỳ từ ngữ nào, bất kể tựtạo ra hay không, và khẩu hiệu. Đây là những dấu hiệu được dùng phổ biến nhất khi

<small>“Điều 6.1 Hiệp định Thương mai Việt - Mỹ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

các nước kế cả Mỹ và Châu Âu thường không cho phép đăng ký các họ gia đình phổ

thơng làm NHHH vì nó thiếu tính phân biệt. Đồng thời nó cũng có thể gây nham lân

đối với khách hàng. Tên địa lý được bao hộ NHHH thường rất dé nhầm lần với nguồngốc xuất xứ địa lý của sản phẩm ví du Champagne đối với rượu sâm-panh Pháp, haySwiss Chocolate đối với sơ-cơ-la Thuy si. Vì thế những NHHH thuộc loại nay dé được

đăng ký nhất là những nhãn hiệu ám chỉ đến những khu vực địa lý mà người tiêu dùng

thường khơng nghĩ rằng đó là nơi xuất xứ gốc của sản phẩm đó.

* Các chữ cái và con số. ví dụ một hay nhiều chữ cái, một hay nhiều số hay sự

kết hợp giữa chúng. Đây cũng là một dạng NHHH phổ biến. Tuy nhiên, khong phải bất

kỳ chữ cái hay con số nào cũng có thể đăng ký làm NHHH. Đặc biệt là các chữ cái

đứng đơn lẻ và khơng được cách điệu thì thường bị đa số pháp luật các nước và phápluật quốc tế coi là khơng có tính phân biệt va vì thế khơng có khả nang dang kýNHHH. Theo pháp luật Việt Nam, các chữ số, chữ cái, các chữ kết hợp với nhau màkhơng có khả năng phát âm được như một từ ngữ thì khơng được đàng ký làm NHHH

trừ khi nó đã được thừa nhận một cách rộng rai.’ Cũng với cách tiếp cận tương tự nhưng

pháp luật một số nước Châu Âu ví dụ như Đức và Ao, yêu cầu khi NHHH gềm các chữcái và con số thì chúng phải có sự kết hợp với số đơn vị ít nhất từ 3 trở lên. Còn nếu tất

cả là chữ cái thi ít nhất phải phát âm được.Š Luật về NHHH của Mỹ, với một cách tiếp

cận luôn luôn mở, khơng đề cập gì đến điều kiện về sự kết hợp có thể phát âm được hay

với những số lượng chữ cái, chữ số tối thiểu để một nhãn chữ cái hoặc chữ số có thể<small>được dang ký như một NHHH. Cịn pháp luật Nhật Ban lại khơng quy định một cách</small>cứng nhắc buộc việc kết hợp các chữ cái phải theo một thứ tự có thể phát âm được. Các

nhãn chỉ gồm chữ cái và chữ số, nếu chỉ có một chữ cái hoặc chữ số thì sẽ bi coi là quáđơn giản và không được bao hộ. Còn nếu là sự kết hợp hai chữ cái trở lên thi được xemlà không quá đơn giản và dễ có khả năng được bảo hộ. Tuy nhiên, nếu sự kết hợp đó lại

<small>tạo thành một thứ tự mà chính bản thân hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn lại lấy đólàm dấu hiệu hoặc mã hàng theo quy định của Nhật Bản thì sự kết hợp đó lại bị xem</small>

như q đơn giản và theo đó khơng được đăng ký. Ngoài ra một quy định khá đặc biệtnữa là nếu hai chữ cái alphabet được nối với nhau bang dấu gạch ngang (-) thì sẽ bi coilà quá đơn giản không được dang ký trong khi nếu nối với nhau bằng dau “&” thì lạiđược coi là có tính phân biệt và có khả năng đăng ký.”

<small>” Điều 6.2.a Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996</small>

<small>° Trang 65, Chương 2, Tài liệu tham khảo của WIPO về SHTT (tài liệu tham khảo số 39)</small>

<small>` Giới thiện pháp luật NHHH. Cục SHCN Nhật Bản- Trung tam SHCN Châu 4-TBD (II) 2000, trang 8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

* Hình vẽ: bao gồm các hình vẽ trang trí, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình hoạhai chiều cúa hàng hố hay bao bì. Hầu hết pháp luật các quốc gia đều cơng nhận các

hình vẽ, biểu tượng có tính phân biệt và có khả nang dang ký bao hộ cao. Tuy nhiên,

ngoại trừ pháp luật Mỹ, pháp luật các nước khác như Đức, Nhật Bản, Việt Nam đều

không công nhận đăng ký NHHH cho những dấu hiệu hình học hai chiều đơn giản ví

dụ hình tam giác ngược hoặc xi, hình vng, hình trịn, hình bình hành, hình quảtim, nguyệt qué ... Các hình học cơ bản này muốn được đăng ký làm NHHH thường

phải được trình bày một cách cách điệu để tạo thành sự khác biệt giống như trường hợp

chữ “S” có nhiều nét lồng vào nhau làm nhãn hiệu một dịng xe ơ tơ của Tây Ban Nha.

* Sự két hợp của bat kỳ vếu tố nào kể trén, bao gồm cả dưới dạng hình khối va

<small>nhãn hiệu.</small>

* Các nhấn hiệu màu sắc: loại nay bao gồm các từ ngũ, hình vẽ và bất ky sự kếthợp nào giữa chúng có mầu sắc hoặc sự kết hợp màu sắc hoặc bản thân màu sắc. Việc

sử dụng các chữ cái, hình hoa với mầu sắc hoặc kết hợp với mau sac nói chung thường

lam tang thêm tinh phân biệt của chúng. Vì thế. các đơn dang ký đối với những dau

hiệu trong đó có nói rõ mầu sắc ding hay mô tả trong đơn thường dé được dang ký

hơn. NHHH đầu tiên được đăng ký tại Anh năm 1876 (và vẫn cịn hiệu lực) là một hình

tam giác (một dạng hình hoc co bản) màu đỏ.

Tuy nhiên, TRIPS quy định khơng những các dấu hiệu thơng thường có thể được

đăng ký làm NHHH với những màu sắc khác nhau mà ngay chính bản thân sự kết hợpcác màu sắc với nhau cũng có thể được đăng ký như một NHHH. Pháp luật Mỹ và EU,theo định nghĩa rộng về NHHH phân tích trên đây, cũng khơng phan đối điều này.

Thậm chí trong Luật mẫu về NHHH của Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) cũng dành

hẳn phần 1(2) quy định về những sự kết hợp màu sắc nào có thể được đăng ký làm

NHHH. Trên thực tế pháp luật các quốc gia sẽ quyết định xem liệu chúng có được xem

là tự bản thân có tính phân biệt hay về cơ bản có mang tính mơ tả với khả năng qua q

trình sử dụng sẽ trở thành có tính phân biệt hay không. Pháp luật Nhật Bản cũng nhưpháp luật Việt Nam, kể cả Hiệp định thương mại Việt-Mỹ cũng chưa có quy định tương

tự đối với lĩnh vực này.

* Các đáu hiệu và hình ảnh ba chiều: Day là một loại NHHH mới dang được

các doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng. Các dấu hiệu và hình ảnh ba chiều thường tạo<small>ra ấn tượng rất mạnh, dé tác động và in sâu vào tâm trí người tiêu dùng vì thế chúng có</small>khả năng phân biệt rất cao (Ví dụ: ngơi sao ba cánh nổi nằm trong vịng trịn của xe

Mercedes. hình con sư tử đứng hai chân nổi của xe Peugeot, hình con ngựa bay đúc

nguyên khối của xe Rolls-Royce). Tuy vậy. dạng điển hình nhất của các dấu hiệu hìnhba chiều là hình đáng hàng hố hoặc bao bì. DUQT và pháp luật các nước, đều có sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

phạm trù của NHHH. Tuy nhiên, nếu giải thích rộng ra thì thuật ngữ “hình ảnh” màđiều 785 dé cập đến bao gồm cả hình ảnh hai chiều và hình anh ba chiều. Vi vậy có

thể nói pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng giống như pháp luật các nước khác đềucong nhận va bảo hộ NHHH ba chiều.

Tuy nhiên, trong các văn bản dưới luật cụ thể hoá BLDS về vấn đề này là Nghị

định 63/CP, Nghị định 06/2001và Thông tư 3055/TT-SHCN chưa quy định cụ thể về

các điều kiện cần thiết để một NHHH ba chiều có thể được đăng ký. Bởi vi NHHH ba

chiều là các dấu hiệu phức tạp, nó khác NHHH hai chiều thơng thường ở chỗ những gìthể hiện trên bản vẽ chỉ là sự miêu tả chứ hoàn toàn khơng phải là chính bản thân

NHHH. Vi thế điều kiện mà pháp luật các nước thường dat ra khi tiến hành bao hệ

NHHH ba chiều, ngồi tính phân biệt của nhãn hiệu đó, cịn là nhãn hiệu đó phải có

khả nang mơ tả được theo hình hoa hai chiều. Trên cơ sở đó các nước thường yêu cầungười nộp đơn hoặc phải nộp một bản thể hiện theo hình họa 2 chiều của nhãn 3 chiều(hình vẽ, ảnh hay bất kỳ sự thể hiện nào khác có thể in được) hoặc phải mô tả (hoặc là

cả hai). Pháp luật Nhật Bản thậm chí cịn quy định nếu một NHHH ba chiều mà khôngthể thể hiện được qua lời chú giải hoặc qua hình vẽ là một NHHH ba chiều đúng với

bản thân nó thì khơng được bảo hộ. Ví dụ nếu trong bản vẽ mô tả mà không thể hiệnđược độ dầy của những mặt đứng của hình khối ba chiều trong NHHH thì NHHH bachiều đó khơng được đăng ký. Hay khi mà các hình hoa thể hiện trên mặt phẳng hai

chiều lại được trình bày khơng tương phản với các hình khối ba chiều trong NHHH đó,nghĩa là người xem khơng biết là phần hình hoạ hai chiều nằm ở vị trí nào so với phần

ba chiều thì NHHH ba chiều đó cũng coi như khơng mơ tả được và khơng thể được

đăng ky.'°

Mặc dù, thường có khả năng mang tính phân biệt cao song khơng phải bất kỳhình anh ba chiều nào cũng có khả nang dang ký làm NHHH. Pháp luật các nước khácnhau lại một lần nữa có sự quy định khác nhau trong vấn đề này. Pháp luật thành văncủa Mỹ và EU không đề cập đến vấn đề này và khi thực tiễn phát sinh những tranh

chấp cần giải quyết thì hai hệ thống pháp luật này mặc nhiên cơng nhận các hình họa

ba chiều có thể được đăng ký và bảo hộ là NHHH. Pháp luật Nhật Bản quy định về vấn

đề này tương tự như đối với các NHHH hình ảnh hai chiều rằng các hình khối ba chiềunhư hình cầu, hình lập phương, hình khối chữ nhật, khối tam giác hay hình trụ đều

<small>Ÿ Giới thiệu pháp luật NHHH, Cục SHCN Nhật Bản - Trung tam SHCN Chau á-Thái bình dương (TH) 2000.</small>

<small>trang 8Š. 86</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

không được đăng ký và bảo hộ như NHHH vì chúng quá đơn giản và do đó thiếu tính

phân biệt. '' Pháp luật Việt Nam hiện tại chưa có sự quy định rõ ràng về vấn dé này.* Các dấu hiệu thính giác (nhdn ám thanh) và các dấu hiệu khứu giác (nhãn

mùi): đây là hai loại NHHH mới phát triển trong thời gian gần đây do nhu cầu phát

triển đa dang của nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của thương mai hang

hoá. Các doanh nghiệp năng động phát hiện ra rảng âm thanh cũng có khả năng làm

cho người tiêu dùng nhận biết được hàng hoá mà mình cân dùng hay giúp người tiêudùng phân biệt được nguồn gốc sản xuất khác nhau của hàng hoá cùng loại, ngay cảkhi người tiêu dùng chưa can nhìn thấy hàng hố. Chính vì lợi thế này nên nhà sản xuất

<small>và bán lẻ kem hàng đầu thế giới Wall của Mỹ đã đăng ký giai điệu âm nhạc đặc trưng</small>trên các xe bán kem lưu động làm NHHH âm thanh độc đáo cho sản phẩm kem của

mình. Sự ra đời của Internet và thương mại điện tử càng làm cho môi trường kinh doanhtrở nên đa dạng và nhãn hiệu âm thanh phát huy được vai trị của mình một cách tích

cực hơn. Ví dụ nhà sản xuất hoặc phân phối có thể “nhắc nhở” khách hàng mua sảnphẩm của mình khi người này đang duyệt một trang web bán các sản phẩm cùng loạibằng một tín hiệu âm thanh đặc trưng cho sản phẩm của mình. Có hai dạng nhãn âm

thanh thường được sử dụng. Đó là những nốt nhạc hoặc tiết tấu nhạc ngắn được sáng

<small>tác (ví dụ các âm thanh của chương trình Windows) hoặc các âm thanh trong tự nhiên</small>(ví dụ tiếng gầm của lồi thú hay tiếng rì rào của biển cả). Cũng giống như nhãn hiệuba chiều, để được đăng ký bảo hộ thì nhãn hiệu âm thanh phải được thể hiện thành các<small>nốt nhac và tiết tấu nhạc trên giấy. Và do đó, trên thực tế cái cần bảo hộ là giai điệu</small>nhạc gán lên hàng hố, dịch vụ trong khi đó cái được bảo hộ lại là những nốt nhạc và

tiết tấu nhạc mà người nộp đơn thể hiện trên giấy.

Đối với nhãn hiệu khứu giác (nhãn hiệu mài) chưa có sự phát triển mạnh mẽ như

nhãn hiệu âm thanh. Một trong những lý do của thực tiễn này là vì, không giống nhưnhãn âm thanh hay nhãn ba chiều, việc mơ tả các mùi là hết sức khó khăn, đặc biệt là

<small>các mùi tự tạo khơng có trong thiên nhiên. Một lý do nữa là trong việc giup người tiêu</small>

dùng phân biệt và nhận ra sản phẩm quen dùng, các mùi khơng có hiệu quả cao như<small>hình ảnh hoặc âm thanh. Vì thế cho đến nay vẫn mới chỉ có một số mùi nhất định đăngký cho một số hàng hố đặc thù nhất định. Đó là những mùi đặc trưng (hay cịn gọi là</small>

mùi cơ bản) mà khơng cần mơ tả ai cũng có thể biết và nhận ra chúng, ví dụ mùi

<small>vanilla dang ký cho một số loại bánh kẹo hay hương liệu, mùi hoa Plimeria dang ký</small>

cho chỉ may và sợi thêu.

Như trên đã đề cập. mùi và âm thanh là hai vếu tố rất mới cấu thành nên NHHH.

<small>Vì thế hầu hết pháp luật và thực tiễn bảo hộ NHHH ở các nước trên thế giới chưa kịp</small>

<small>"| Giới thiên pháp luật NHHH, Cục SHCN Nhật Ban - Trung tam SHCN Châu 4-TBD (1H) 2000, trang 7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

hiện hành về NHHH của các hệ thống pháp luật này. Tuy nhiên, pháp luật Mỹ và EU

van có rất nhiều việc phải làm liên quan đến khía cạnh thủ tục và bảo hộ đối với NHHHâm thanh và mùi. Pháp luật Nhật Bản cũng giống như pháp luật Việt Nam chưa tínhđến các yếu tố mùi và âm thanh trong cấu thành NHHH và do đó loại bỏ các nhãn hiệuâm thanh va mùi ra khỏi thực tiễn dang ký và bảo hộ NHHH của mình.

* Những dấu hiệu khác (khơng nhìn thấy được): Ví dụ những dau hiệu loại nayđược nhận biết qua xúc giác thường dành để gắn lên những loại hàng hoá giúp chongười khiếm thị nhận biết được hàng hố mình cần chọn. Về bản chất, lý thuyết về<small>những dấu hiệu khác khơng nhìn thấy được có kha nang dang ký lam NHHH được phát</small>triển trên cơ sở “tinh mở) của khái niệm NHHH như quy định của TRIPS, Mỹ và EU.

Như đã phân tích trên đây, pháp luật các nước này chi chú trọng đến tính phân biệt của

một dấu hiệu để xác định NHHH. Vì vậy, về nguyên tắc bất kỳ dấu hiệu nào có thể

phân biệt hàng hố, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại củamột doanh nghiệp khác đều có thể được coi là NHHH. Có thể có những nhân tố mà

ngày nay chúng ta chưa xác định được nhưng trong tương lai, với sự ra đời và phát triểncủa các môi trường mới như Internet, thực tại ảo (Virtual Reality), chúng có thể thoả

mãn chức nang phân biệt của một NHHH.

1.1.3 Các tiêu chí để được bảo hộ

Như trên đã phân tích, mặc dù pháp luật quốc gia và quốc tế phần nào có sự

khác nhau về định nghĩa NHHH song chúng đều thống nhất ở chức năng hay mục đíchsử dụng NHHH. Để phân biệt các hàng hố, dịch vụ của mình với hàng hố, dịch vụcùng loại của đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại nhãn hiệukhác nhau để gan lên sản phẩm của mình. Nhãn hiệu đó có thể là các dấu hiệu thơngthường như các chữ cái, chữ số, hình hoa hai chiều hoặc cũng có thể là các dau hiệu

đặc biệt như hình khối ba chiều, màu sắc, âm thanh hay mùi. Tuy nhiên, không phảibất cứ dấu hiệu nào mà các doanh nghiệp dùng để gắn lên hàng hố. dịch vụ của mìnhcũng đều trở thành NHHH. Để được các cơ quan nhà nước cho phép đăng ký và bảo hộ

<small>như một NHHH dấu hiệu đó phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Pháp luật quốc tế</small>và của mỗi quốc gia thường cé các quy định khác nhau về các yêu cầu cu thể để mộtdau hiệu có thể được đăng ky làm NHHH. Tuy nhiên. nhìn chung thi các yêu cầu cụ

<small>a 2 ⁄“ apn A ` : a Py ⁄ ˆ x £</small>

<small>thê đó có thể được tập hợp thành ba loại yêu cầu mang tính chn mực tồn cầu.</small>

<small>" Giới thiệu pháp luật NHHH, Cục SHCN Nhat Ban - Trung tam SHCN Chau á-Thái bình đương (THỊ) 2001.</small>

<small>Điều 785 BLDS nước CHXHCN Việt Nam</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Loại yêu cầu thứ nhất hên quan đến chức nang cơ bản của một NHHH, đó là chức năngphân biệt hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp này với những hàng hoá, dịch vụ

cùng loại của các doanh nghiệp khác. Từ chức năng đó thì NHHH phải mang tính riêng

hoặc tính phân biệt đối với các hàng hoá.

Loại vêu cầu thứ hai liên quan đến những hậu quả có hại có thể xảy ra từ NHHH nếunhãn hiệu đó có những dấu hiệu gây ra sự hiểu lầm. Cụ thể hơn, loại yêu cầu này nhằm

bảo đảm NHHH đó khơng có nguy cơ gây nhầm lẫn với hàng hoá thuộc nguồn thương

mại khác hay làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm về chất lượng sản phẩm.

Loại yêu câu thứ ba liên quan đến việc sử dụng một số dấu hiệu và biểu tượng đặc biệt

làm NHHH. Loại yêu cầu này nhằm tránh cho việc sử dụng NHHH xâm hại đến sự

miễn trừ ngoại giao dành cho các chủ thể đặc biệt hoặc xâm hại đến dao đức xã hội hay

<small>lợi ích cơng cộng.</small>

Ba loại u cầu này cùng tồn tại gần như trong tất cả các luật về NHHH của các

quốc gia. Chúng cũng được quy định tại Điều 6%" B của Công ước Paris. Theo đócác NHHH được bảo hộ theo Điều 6%"%%* A có thể bị từ chối đăng ky chỉ khi nếu“chúng hồn tồn thiếu đặc tính phân biệt” hay nếu “chúng trái với các giá trị đạo đứcvà trật tự công cộng, đặc biệt, là nếu chúng thuộc loại để gây hiểu nhầm cho cơng

1131. u cầu về tính phân biệt (distinctiveness)

Một NHHH, để có thể làm tốt chức năng của mình và được bảo hộ trước tiên

cần phải có tính phân biệt. Điều 15.1 TRIPS quy định bất ky một dấu hiệu nào có khanăng phân biệt hàng hố, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá, dịch vụ cùngloại của các doanh nghiệp khác đều có thể làm NHHH. Trường hợp tự thân dấu hiệukhơng có kha năng phân biệt thì việc dang ký chỉ được tiến hành nếu xác định đượcqua quá trình sử dụng, dấu hiệu vẫn có thể đạt được tính phân biệt. Pháp luật của EUcũng quy định rất rõ rằng nếu dấu hiệu khơng có tính phân biệt thì dù đó là đấu hiệu gì

cũng khơng thể được đàng ký làm NHHH. Điều 6.2.a. Nghị định 63/CP của Chính

phủ Việt Nam cũng quy định dấu hiệu khơng có tính phân biệt là căn cứ để từ chốingay lập tức việc bảo hộ như một NHHH. Trong pháp luật Nhật Bản và pháp luật Mỹcũng có những điều khoản tương tự.

“Tinh phân biệt” của một NHHH dang là một vấn đề phức tạp, nhất là trong việc

pháp điển hoá bằng pháp luật. Một thực tế là trong các quy định thành văn của TRIPS

cũng như pháp luật các nước không đề cập cụ thể thế nào là “tính phân biệt” củaNHHH. Mặc da vậy, khái niệm về tính phân biệt lại được hiểu một cách khá nhất quántrong giói luật gia các nước. Họ thường cho rằng một NHHH có tính phân biệt nếu sau

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

khi nó được đăng ký và áp dụng vào thương mại cho các hàng hoá, dịch vụ tương ứngthì có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết được hàng hố, dịch vụ mang nó vớihàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Việt Nam có lẽ là nước có quy

định thành văn chi tiết nhất về khái niệm tính phân biệt của NHHH so với pháp luật các

nước trên. Điều 6.1 Nghị định 63/CP quy định một dấu hiệu dùng làm NHHH duoc

cơng nhận là có tính phân biệt khi nó đáp ứng đầy đủ 8 điều kiện liệt kê trong đó. Tuy

nhiên, các điều kiện này trên thực tế cũng được đề cập đến một cách day đủ trong pháp

luật của Mỹ, EU và Nhật Bản. Pháp luật các nước này coi chúng là những trường hợprõ ràng cần phải từ chối đơn đăng ký chứ không dùng chúng để xây dựng định nghĩa vềtính phân biệt. Vì thế, về mặt bản chất cách hiểu của pháp luật Việt Nam về tính phân

biệt của NHHH khơng có gì khác so với cách hiểu chung của pháp luật quốc tế và các<small>nước nói trên.</small>

Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất tính phân biệt của NHHH là khả năng

của NHHH giúp cho người tiêu dùng xác định được nguồn gốc thương mại của hàng

hố, dịch vụ mang nhãn. Nhìn từ góc độ người tiêu dùng, nếu NHHH được gan lên

hàng hoá, dịch vụ tương ứng khi đến với người tiêu dùng nó có khả năng đem lại cho

người tiêu dùng thông điệp giúp người tiêu dùng nhận ra được hàng hoá. dịch vụ nàythuộc nguồn gốc thương mại nào (do ai sản xuất hay cung cấp với chất lượng mà ngườitiêu dùng đã quen thuộc) chứ không phải là nguồn gốc thương mại nào khác.

Một dấu hiệu khơng có tính phân biệt thì khơng thể giúp người tiêu dùng xácđịnh đúng được hàng hoá mà họ muốn lựa chọn. Từ “quả táo” hoặc một hình ảnh quảtáo khơng thể được đăng ký cho hàng hố là táo, nhưng lại có thể mang tính phân biệtcao đối với những chiếc máy tính. Điều này cho thấy đặc tính phân biệt cần phải được

<small>đánh giá trong mối liên hệ với những hàng hoá mà NHHH được áp dụng.</small>

Việc xác định xem NHHH có mang tính phân biệt hay khơng phải tuỳ thuộc vào

sự nhận thức của người tiêu dùng, hay ít nhất là của những người là đối tượng hướng tớicủa nhãn hiệu đó. Một nhãn hiệu sẽ là mang tính phân biệt đối với hàng hố mà nó ápdụng khi nó được nhận ra, hoặc có khả năng được nhận ra, bởi những người là đốitượng hướng tới của nhãn hiệu đó, nhằm xác định đúng hàng hố đó là từ một nguồn

<small>thương mại riêng biệt.</small>

Thuộc tính phân biệt của một nhãn hiệu không phải là một nhân tố bất biến hay

tuyệt đối. Tuỳ thuộc vào các công đoạn của người sử dụng nhãn hiệu hay bên thứ ba,

nó có thể bị mua lại hay tăng thêm hoặc thậm chí có thể mất đi. Các yếu tố như quátrình sử dụng (có thể rất đài và rộng rãi) đối với nhãn hiệu cần phải được cơ quan đăng

<small>‘3 Điều 7 Quy định số 40/1994 của Hội đồng Chau Âu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

ký tính đến khi đưa ra ý kiến rằng nhãn hiệu đó có thiếu tính phân biệt cân thiết hay

khơng, nghĩa là khi đó nhãn hiệu tự bản thân nó khơng mang tính phân biệt.

Đương nhiên có những cấp độ phân biệt khác nhau và câu hỏi đặt ra là liệu một

dấu hiệu phải có tính phân biệt đến mức độ nào để có thể được đăng ký. Liên quan đến

vấn dé này cần phải có sự phân biệt giữa hai loại nhãn hiệu tiêu biểu - các NHHH tự

đặt hoặc tự nghĩ ra mà không hàm chứa ý nghĩa gì cả và các loại nhãn hiệu khác lấy từ

những dau hiệu có san trong tự nhiên.

Một ví dụ nổi tiếng của loại NHHH thứ nhất là nhãn hiệu KODAK dành cho

phim chụp ảnh hay hình con cị và vòng tròn vẽ cách điệu dành cho dịch vụ vận tải

hàng không của Vietnam Airlines. Do là những dấu hiệu tự nhà sản xuất hay phân phối

hàng hoá tạo ra mà trước đó chưa tồn tại trong tự nhiên, những NHHH này có thể

khơng được các nhà marketing ưa chuộng, bởi người tiêu dùng chưa biết gì về chúng

cũng như ý nghĩa văn học mà chúng đem lại khi lần đầu tiên họ được biết đôi khi cũngkhông liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mang nhãn. Từ KODAK hồn tồn khơngcó nghĩa và càng khơng có nghĩa là phim chụp ảnh cũng như hình ảnh con cị khơng

liên quan gi đến việc chuyên chở bằng máy bay. Do đó, những NHHH này yêu cầuphải có sự đầu tư tốn kém vào quảng cáo để làm cho người tiêu dùng biết về chúng.Tuy nhiên, chúng lại nhận được sự bảo hộ mạnh mẽ của pháp luật và có kha năng dang

ký rất cao. Bởi chúng thường là độc nhất vơ nhị, có tính chất như một vật đặc định nênmang tính phân biệt rất rõ nét. Khi những NHHH loại này đã đi vào lịng cơng chúng

thì người tiêu dùng sẽ nhận ra hàng hoá, dịch vụ mang nhãn ngay lập tức khi nhìn thấy

Ngồi những dấu hiệu tự con người nghĩ ra như trên, loại dấu hiệu thứ nhất này

cịn có thể bao gồm những ngơn ngữ hay hình ảnh sử dụng hàng ngày, có nghĩa nhấtđịnh trong đời sống. Tuy nhiên những nghĩa thông thường mà mọi người biết tới đó lạikhơng hề có liên quan gì đến sản phẩm mà nó mang nhãn. Vì thế những nhãn hiệu này

van được xếp vào loại thứ nhất, mang tính phân biệt cao va dé được các cơ quan nhanước cho đăng ký. Điều này đúng đối với cả các nhãn hiệu từ ngữ hoặc hình ảnh. Có

thể đưa ra các ví dụ nổi tiếng như nhãn hiệu CAMEL dùng cho thuốc lá và nhãn hiệu

APPLE đã đề cập trên đây (bao gồm cả phần từ ngữ và hình ảnh) dành cho máy tính.Từ “camel” trong tiếng anh có nghĩa là con lạc da và khơng liên quan gì đến thuốc lá,chính vì vậy khi hang Phillips Morris chọn từ này cùng hình anh con lạc đà làm nhãnhiệu cho thuốc lá của mình thì nó có tính phân biệt rất cao. Người hút thuốc lá khi nhìnthấy nhãn hiệu con lạc đà cùng chữ “Camel” là xác định được ngay đây có phải là loạithuốc lá mình cần hay khơng. Tương tự, từ “apple” trong tiếng anh có nghĩa là quả táovà về nghĩa văn học nó khơng liên quan gì đến máy tính cá nhân, vì thế khi nó được

<small>chọn làm nhãn hiệu máy tính thì lập tức có tính phân biệt cao mà người tiêu dùng khi</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Những người làm marketing thường rất thích dùng các nhãn hiệu có thé hàm

chứa sự liên tưởng đến sản phẩm trong đầu óc của người tiêu dùng. Vì thế họ thường cóxu hướng lựa chọn loại NHHH thứ hai - những thuật ngữ ít nhiều mang tính mơ ta

(descriptive), nghĩa là những dấu hiệu làm cho người tiêu dùng liên tướng đến sản

phẩm mang nhãn bàng cách ngầm chứa đựng những thông tin liên quan đến các đặcđiểm hay chất lượng của sản phẩm mang nhãn. Nhìn chung pháp luật các nước đều

cơng nhận một ngun tắc là các thuật ngữ mơ tả có thuộc tính phân biệt đối với những

hàng hố liên quan nếu nó mang được một nghĩa thú cấp (secondary meaning), cónghĩa là nếu những người tiêu dùng khi nhìn thấy nó có thể nhận biết được hàng hoá làtừ một nguồn thương mại xác định. Nếu đáp ứng được điều này thì nhãn đó có thể đượcđăng ký. Các ví dụ loại này có rất nhiều trong thực tiễn. “Điện quang” được dùng làmNHHH cho một loại bóng đèn do cơng ty Điện quang sản xuất và nó cũng mang nghĩa

là thắp sáng bằng điện và làm cho người dùng ngay cả khi chưa dùng bóng Điện quangcũng có thể liên tưởng tới bóng đèn. Hay “Ivory” trong tiếng Anh có nghĩa là ngà voivà cũng là nhân hiệu của một loại xà phịng. Ivory có thể làm cho người tiêu dùng liêntưởng tới màu của loại xà phịng đó hoặc là ẩn ý chất lượng của nó có thể làm sạch và

trang da như nga voi.

Một nội dung nữa cần lưu ý khi bàn về tính phân biệt của NHHH là thuật ngữ“,.. miữa các hàng hoá và dich vụ củng loại...” trong định nghĩa về NHHH của pháp luật

quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam. Cụm từ này có tác dụng giới hạn bối cảnh xác

định tính phân biệt của NHHH. Khi cân nhắc một NHHH có tính phân biệt khi đem nó

găn lên một hàng hố, dịch vụ hay khơng người ta phải đối chiếu nó với những hànghố, dịch vụ cạnh tranh với nó, có thể gây nhầm lẫn trong sự lựa chọn của người tiêu

dùng. Có nghĩa là phải đặt hàng hoá, dịch vụ mang nhãn trong bối cảnh của hàng hoádịch vụ cùng loại. Nếu đặt hàng hoá dịch vụ mang nhãn trong bối cảnh chung của tấtcả các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường thì sẽ là vơ nghĩa vì mục đích của nhà sảnxuất hay phân phối hàng hoá chỉ nhằm mục đích nhờ NHHH làm cho người tiêu dùngphân biệt và lựa chọn hàng hố của mình trong sự cạnh tranh từ những hàng hố cùngloại khác mà thơi. Hơn nữa nếu cho rằng NHHH khơng những đem lại tính phân biệt

đối với các hàng hoá cùng loại của các doanh nghiệp khác mà còn đối với tất cả các

loại hàng hố khác của các doanh nghiệp khác thì sẽ dẫn tới chỗ khi một NHHH đã

<small>được đăng ký cho một hay một số nhóm hàng hố dịch vụ thì các doanh nghiệp trong</small>

các lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ khác (không cùng loại) không thể lấy NHHH làm nhãn

hiệu cho mình. Và như vậy là khơng thực sự thích đáng. Hiện nay có một số tài liệu

dịch các ĐƯỢT hoặc pháp luật của các nước chưa để ý đến điều này nên khi dịch

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

TRIPS sang tiếng Việt ho không đưa thuật ngữ “cùng loại” vào định nghĩa NHHH''.

Điều này dẫn tới chỗ hiểu nhầm các quy định tương ứng của TRIPS. Thực tế bản tiếng

Anh có quy định tương ứng là “Any sign, or any combination of signs, capable ofdistinguishing the goods or services of one undertaking from those of other

undertakings, shall be capable of constituting a trademark”'*. Từ “those” là một dai từxác định và dùng trong bối cảnh này có nghĩa là “cùng loại”.

Qua các phân tích về tính phân biệt của NHHH trên đây, có thể thấy giá trị của

một NHHH chính là tính phân biệt của nó. Các doanh nghiệp bao giờ cũng nỗ lực hếtsức nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm nhằm làm cho NHHH của mình có tính<small>phân biệt cao trong tâm trí người tiêu dùng.</small>

Đối với các cơ quan nhà nước, cũng thường căn cứ trên sự xác định tính phân

biệt của một nhãn hiệu để cho phép hay không cho phép đăng ký NHHH. Dé phục vụviệc xác định tính phân biệt của một nhãn hiệu được dễ dàng, pháp luật các nướcthường quy định một số trường hợp nhãn hiệu rõ ràng là khơng có tính phân biệt, có thểgây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và do đó sẽ bị từ chối dang ký NHHH. Ngồi ra cịncó một loại lý do thứ hai bao gồm một số trường hợp tuy nhãn hiệu dự định dùng có thểcó tính phân biệt song vì một số lý do đặc biệt nào đó mà nó khơng thể đăng ký NHHHđược. Các trường hợp thuộc cả hai loại này sẽ được phân tích dưới đây. Khác với phápluật quốc gia, các DUQT trong lĩnh vực bảo hộ NHHH lại khơng có các quy định ở

mức độ cụ thể như vậy. Vì thế phần dưới đây sẽ chỉ phân tích và so sánh các quy định

tương ứng trong pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam.

1.1.3.2. Các trường hop không được bao hộ do thiếu tính phân biệt

Nếu một dấu hiệu khơng mang tính phân biệt, nó khơng thể thực hiện chức nang

của một NHHH và việc xin dang ký nó sẽ bi từ chối. Thơng thường người nộp don

khơng cần chứng minh tính phân biệt, trách nhiệm đó thuộc về cơ quan đăng ký. Họ

phải chứng minh rằng nhãn hiệu thiếu tính phân biệt để từ chối dang ký. Ngược lạihoặc trong trường hợp có do dự về tính phân biệt thì nhãn hiệu đó cần phải được đăng

Vậy những trường hợp nào có thể bị cơ quan đăng ký coi là thiếu tính phân biệt

và khơng được đăng ký? Nhìn chung, pháp luật các nước, trong đó có Việt Nam đều

<small>chia những trường hợp khơng được đăng ký do thiếu tính phân biệt thành những loại</small>giống nhau. Tuy nhiên, các quy định về từng trường hop cu thể trong mỗi loại thì có sự<small>khác nhau.</small>

* Loại thứ nhất: Thiếu tính phán biệt do tring hay tương tự với một nhấn hiệu khác

<small>'* Các quy định pháp luát về SHCN. NXB Chính trị Quốc gia 2001, trang 408'Ê Đoạn 1 Khoản 1 Điều 15 TRIPS</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

của chủ nhãn hiệu đối chứng, đồng thời tránh cho người tiêu dùng có thể hiểu nhầm lànhững sản phẩm mang dấu hiệu xin đăng ký là những sản phẩm mang nhãn hiệu đốichứng hoặc ngược lại.

Theo quy định của pháp luát SHCN Việt Nam, các trường hợp sau có thể bi coi

là thiếu tính phân biệt do tring hay tương tự tới mức gây nhằm lân dẫn đến thiếu tinh<small>phân biệt:</small>

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác

đang được bảo hộ tại Việt Nam kể cả các NHHH đang được bảo hộ theo các DUQT

<small>mà Việt Nam tham gia;</small>

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với một NHHH đã được nêu trong

đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ NHHH đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngàyưu tiên sớm hơn kể cả các đơn về NHHH được nộp theo các ĐƯỢT mà Việt Nam tham

gia. Theo điều khoản nay thì dù nhãn hiệu đối chứng chưa được chính thức cấp van

bằng bảo hộ nhưng nếu đã nộp đơn với ngày ưu tiên sớm hơn so với nhãn hiệu đangxem xét thì nhãn hiệu sau này không được dang ký. Các cơ quan có thấm quyền về vấn

đề này ngồi cục SHCN Việt Nam cịn có các cơ quan khác theo quy định của cácĐƯỢT về bao hộ NHHH mà Việt Nam tham gia.

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHHH của người khác đã hếthiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hệ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc

<small>bị đình chi hiệu lực chưa quá 5 năm. Truong hợp chủ NHHH đối chứng đã không sử</small>

dụng NHHH trong 5 năm liên tục trước ngày có u cầu đình chi mà khơng có lý dochính đáng thì khơng tính đến thời hạn 5 năm sau khi có quyết định đình chỉ hiệu lực

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHHH của người khác được

coi là nổi tiếng (theo diéu 6bis Công ước Paris) hoặc với NHHH của người khác đãđược sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi.”

Một vấn dé nữa trong những quy định nay của Việt Nam là làm thé nào để cóthể xác định được mức gây nhầm lẫn của tính tương tự của một nhãn hiệu đối với một

nhãn hiệu đối chứng. Các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có các quyđịnh điều chỉnh vấn đề này. Việc quyết định một nhãn xin đăng ký có tương tự rới mức

gáy nhằm lần đối với một nhãn đối chứng hay khơng hồn tồn tuỳ thuộc vào sự xem

xét của Cục SHCN. Ngav chính bản thân Cục SHCN cũng chưa có văn bản hướng dẫn

<small>“ Điều 6 Khoản 1 Điểm b.c. d. e Nghi định 63/C mm.</small>

THU VIEN

<small>TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI</small>

PHỊNG GV _

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chính thức về phương pháp xác định mức đó có thể gây nhám lan này. Điều đó đã taokhơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi lựa chọn các nhãn hiệu thích hợp chomình cũng như cho các đại diện SHCN khi làm việc với Cục về vấn đề liên quan. Mỹ,

EU và Nhật Bản cũng khơng có quy định chính thức thành văn bản đối với cách thứcxác định vấn đề này, nhưng bù lại họ có nhiều cơng cụ khác. Ví dụ các cơ quan cóthẩm quyền đăng ký NHHH của các nước đó thường phái hành các tài liệu hướng dẫn

(Manuals) về dang ký NHHH. Những tai liệu rất chi tiết và có dé cập tới các nguyêntắc xác định mức độ tương tự có thể gây nhầm lân. Ngoài ra ở Mỹ và EU, các ban án

của tịa án, đặc biệt là Tồ tối cao Mỹ và Toà tối cao Châu Âu (European Court of

Justice) là nguồn quan trọng của pháp luật và trong đó có những lời phân tích rất can

kẽ về các vấn đề pháp lý liên quan đến NHHH.

Trong thực tế thẩm định tính tương tự có thể gây nhầm lân Cục SHCN Việt

Nam cũng áp dụng một số nguyên tắc nhất định. Trước tiên là việc xác định nguy cơnhầm lẫn có thể xảy ra phải từ phía người tiêu dùng vì họ là đối tượng hướng tới củamọi loại hàng hoá, dich vụ. Sau đó là một số ngun tắc mang tính kỹ thuật ví dụ như

đấu hiệu dang xem xét có tương tự về mặt cấu trúc, ý nghĩa và hình thức thể hiện vớinhãn hiệu đối chứng hay không? bản chất hàng hố, dịch vụ mang đấu hiệu có tương tựvới hàng hố, dịch vụ mang nhãn đối chứng khơng? mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu

<small>đối chứng? .v.v.</small>

Pháp luật Nhật Bản, cũng quy định rằng một dấu hiệu có khả năng được dang

ký phải là một dấu hiệu không được gây nham lẫn vẻ hàng hố có xuất xứ từ doanhnehiệp hoặc nguồn thương mại khác hay dẫn tới sự hiểu nhầm của công chúng đối vớichất lượng của hàng hố. Trên cơ sở đó, có nhiều trường hợp cụ thể thuộc loại này đượcviên dẫn bởi Cục SHCN Nhật Bản:

- Các đấu hiệu trùng hay tương tự với những nhãn hiệu nổi tiếng đối với người

<small>tiêu dùng và được dùng đối với những hàng hoá, dịch vụ cùng loại với hàng hố, dịch</small>

vụ của nhãn đối chứng đó. Một nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Nhật Bản không

những chỉ nổi tiếng đối với người tiêu dùng mà còn phải nổi tiếng cả đối với những nhà<small>phân phối hàng hố, dịch vụ đó.</small>

<small>- Các dấu hiệu trùng hay tương tự các nhãn hiệu đã đăng ký trước hay nộp đơnvới ngày ưu tiên trước đối với hàng hoá, dich vụ cùng loại.</small>

<small>- Các dấu hiệu trùng hay tương tự với các nhãn hiệu lân cận, hay còn gọi là</small>

nhãn hiệu phòng vệ (defensive mark) đã đăng ký của người khác và cũng được dùng

<small>với hàng hoá, dịch vụ cùng loại.</small>

- Các dấu hiệu trùng hay tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký đối với hàn<sub>ứa</sub>hoá cùng loại của người khác trong thời hạn một năm kể từ ngày nhãn hiệu đối chứn<sub>JQ</sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

này hết hạn hay bị hết hiệu lực theo quyết định của tồ án hay cơ quan có thâm quyền.

Về cơ bản điều kiện này giống với điều kiện mô tả trên đây theo pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên thời hạn ở đây có ngắn hơn, chi quy định 1 năm so với 5 năm của Việt Nam.

- Các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên gọi của một họ hạt giống đã đượcdang ký theo Luật về nhân giống và hạt giống nông nghiệp Nhat Ban (Luật số 83 năm

1998) và được sử dụng trên hạt giống của họ hạt giống đó hay trên các hàng hố, dịchvụ tương tự. Đây là trường hợp hoàn toàn chưa được quy định bởi pháp luật Việt Nam.Quy định này nhằm bảo vệ các sản phẩm hạt giống trong cùng một họ khi được nhân

giống. Khi tên của họ hạt giống này đã được đăng ký thì các nhãn hiệu gắn trên hàng<small>hố cùng loại sẽ khơng được trùng hay tương tự với tên này.</small>

Pháp luát EU cũng đề cập đến những trường hợp khơng được dang ký trên cơ

sở thiếu tính phân biệt do sự trùng hay tương tự với một nhãn hiệu trước đó. Nhữngtrường hợp thuộc loại này được gọi là những trường hợp từ chối đãng ký NHHH vìnhững lý do mềm (relative grounds for refusal). Cụ thể pháp luật EU đề cập tới những

<small>trường hợp sau:</small>

- Theo su phân đối của chủ một NHHH đã được dang ký trước (nhãn hiệu đốichứng-TG), dấu hiệu dang xin đăng ký sẽ khơng được đăng ký:

<small>a. nếu nó giếng hệt với NHHH trước đó và hàng hố, dịch vụ xin đãng ký</small>

được mang đấu hiệu đó giống hệt với hàng hoá, dich vụ mà NHHH trướcđã được bảo hộ; hay

b. nếu vì tính giống hệt hoặc tương tự của nó với NHHH đối chứng mà cókhả năng sẽ gây ra sự nhầm lẫn trong công chúng trong lãnh thổ mà

NHHH đăng ký trước được bảo hộ; khả năng gây nhầm lẫn này bao gồm

cả khả năng gây ra liên tưởng đến NHHH đã đăng ký trước đó.

Đối với trường hợp này, Quy định 40/1994 ngày 20/12/1993 của Hội đồng Châu

Âu cũng đưa ra hai khả nang tương tự như pháp luật Nhật Bản. Nếu dấu hiệu xin đăng

ký giớng hệt với nhãn đối chứng thì sẽ bị từ chối. Nếu dấu hiệu đó tương tự nhãn hiệu

đối chứng thì nó sẽ bị từ chối nếu gây ra sự nhầm lẫn trong công chúng trong lãnh thổmà nhãn đối chứng được bảo hộ. Tuy nhiên, ở đây cũng đề cập rõ sự nhầm lẫn có thể

có hai loại. Thứ nhất, người tiêu dùng (công chúng) nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hố

mang nhãn. Thứ hai, người tiêu dùng có thể liên tưởng đến NHHH đã dang ký trước. ''

- Theo sự phản đối của chủ sở hữu NHHH, một người dai lý hoặc đại diện của

<small>họ không được đăng ký NHHH đó dưới tên của người đại lý hoặc đại điện đó mà</small>

khơng có sự đồng ý của chủ sở hữu, trừ khi người đại lý hoặc đại điện có thể chứng

<small>Khoản 2 Điều 8. Quy định số 40/1994 của Hội đồng Chau Âu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

minh hành động dang ký của mình là chính đáng. Trường hợp này được pháp luật EU

đặt ra khá mới so với pháp luật Việt Nam và Nhật Bản. Ở đây có hai chủ thể, một là

chủ sở hữu NHHH đã dang ký và một dang xin dang ký, có liên quan mật thiết vớinhau. Người xIn đăng ký sau là người đại lý hoặc đại diện của chủ nhãn hiệu đối

chứng. Người đại lý hay đại diện này có thể có một số quyền nào đó trong việc sử dụng

NHHH đối chứng. Tuy nhiên, nếu khơng có sự đồng ý của chủ nhãn hiệu đối chứng thì

họ khơng thể đăng ký tên của họ cho một dấu hiệu giống hệt với nhãn hiệu đối chứng<small>được. Vì mối quan hệ giữa người đại lý hay đại diện (the agent) với người giao đạidiện. đại lý (the principle) thường là rất mật thiết trong truyền thống pháp luật Châu</small>

Âu. Quy định này cũng mở ra một khả năng ngoại lệ cho người đại lý hay đại điện nếuchứng minh được việc xin đăng ký của mình là chính đáng. 'Š

- Nếu nhãn hiệu đối chứng là một nhãn hiệu nổi tiếng trong lãnh thé EU hoặccác nước thành viên EU thì nguyên tắc bảo hộ NHNT sẽ được áp dụng. Có nghĩa là

<small>việc xem xét tính trùng hay tương tự của NHHH đó đối với nhãn đối chứng sẽ không</small>

chi dừng lại ở các hàng hoá, dich vụ cùng loại mà cả đối với các hang hố, dịch vụ

<small>khơng cùng loại.</small>

Đây là một trường hợp giống với trường hợp trong quy định của pháp luật Việt

<small>Nam và Nhật Bản cấm đăng ký các nhãn hiệu giống với nhãn hiệu đối chứng là các</small>NHHH nổi tiếng. Tuy nhiên, vì quy định này do một cơ quan của EU ban hành nên ở

đây có sự phân biệt hai cấp độ nổi tiếng, nổi tiếng trong lãnh thổ cộng đồng châu

Âu-nếu nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu cộng đồng và nổi tiếng trong lãnh thổ một quốc

gia thành viên-nếu nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu quốc gia thành viên EU.”

Có thể thấy các trường hợp trùng hoặc tương tự dẫn tới gây nhầm lẫn được quy

định trong pháp luật EU trên đây đều là những trường hợp mà cơ sở để ra quyết định từchối cho dang ký là hết sức tương đối. Chủ yếu nó phụ thuộc vào sự cân nhac. xem xét

của cơ quan có thầm quyền. Đơi khi việc áp dụng các căn cứ này yêu cầu có sự trao đổihay đàm phán trước giữa co quan có thẩm quyển và luật sư của người nộp đơn. Chính

vì vậy những căn cứ này được gọi là những căn cứ mềm. Một đặc điểm nữa của phápluật EU khi đề cập đến những căn cứ này là luôn luôn đề cao sự phản đối từ phía chủnhãn hiệu đối chứng, coi đó như là một tiền đề cho việc xem xét từ chối đăng ký.

So với các quy định của các nước phân tích trên đây, pháp luát MỸ, quy định vềvấn đề này một cách đơn giản hơn. Điều 2.d (U.S.C. 1052) của Luật NHHH năm 1946của Mỹ quy định đơn xin đăng ký NHHH sẽ không bị từ chối. tr khi nó giống một

<small>nhãn đã đăng ký tại Cục NHHH và Sáng chế, hoặc một nhãn hiệu hay tên thương mại'* Khoản 3 Điều 8, Quy định số 40/1994 của Hội đồng Châu Âu</small>

<small>TM Khoản 5 Điều 8. Quy định số 40/1994 của Hội đồng Châu Âu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

trước đó đã được sử dụng ở lãnh thổ Hoa Kỳ bởi một người khác mà chưa bị người này

từ bỏ quyền sử dụng, khi nhãn hiệu hay tên thương mại này cũng được sử dụng đối với

các hàng hoá của người nộp đơn, rới mức có thể gay ra sự hiểu lầm hoặc dối trá. Đối

chiếu với các quy định tương ứng của Việt Nam. Nhật Bản và EU phân tích trên đáy.

quy định này có một số điểm khác biệt đáng lưu ý. Thứ nhát, việc dang ký nhãn hiệu

có thể bị chối bỏ ngay cả khi nó giống với một tên thương mại, mà một người đã sử

dụng trước đó. Thứ hai, việc dang ký có thể bị từ chối ngay cả khi nhãn đối chứng chưa

phải là nhãn đã đăng ký mà chỉ cần là nhãn đã được sử dụng trước so với nhãn đang xin

dang ký. Đặc điểm này chịu ảnh hưởng rất nhiều của truyền thống án lệ và nguyên tac

first-to-use trong thực tiên bảo hộ NHHH của Mỹ.

Một ngoại lệ của trường hợp này, cũng được quy định tại cùng điều khoản, lànếu Cục trưởng Cục SHCN Mỹ quả quyết rằng tuy hai nhãn hiệu tương tự nhau nhưngviệc sử dụng đồng thời chúng vẫn không thể dẫn tới sự nhầm lẫn hoặc dối trá thì vẫn cóthể cho phép đăng ký NHHH xin đăng ký sau. Ngoại lệ này có thể cho phép áp dụngthậm chí với nhiều hơn hai nhãn hiệu tương tự nhau. Quy định về ngoại lệ này đườngnhư không hop lý vì khó có thể cho rằng hai nhãn hiệu tương tự nhau, hay giống nhaulại không gây ra nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu chúng ta xem xét bối cảnh, điều kiện địa lý

cũng như truyền thống pháp luật Mỹ thì điều này lại hợp lý.

* Loại thứ hai: Thiếu tính phán biệt do sử dung các thuật ngữ góc hay thuật ngữ áp

<small>dung chung (generic terms)</small>

Một dấu hiệu sẽ được coi là mang tinh áp dụng chung (generic) khi nó xác địnhmột loại hay một nhóm mà hàng hố mang nhãn thuộc về loại hay nhóm đó. Về cơbản, pháp luật các nước đang phân tích ở đây thống nhất với nhau rằng để bảo đảm tínhcơng bằng trong thương mại và ngăn chặn kha nang gây nhầm Jan thì ca nhà kinhdoanh và người tiêu dùng khơng ai được phép độc quyền sử dụng những thuật ngữ gốc

Các ví dụ về các thuật ngữ gốc này có thể liệt ké a bo gia dung” (furniture)(chi đồ gia dụng nói chung, và cũng chi bàn, ghế .v.v.) và “ghế” (chỉ các loại ghế). Các

ví dụ khác chẳng hạn như “đồ uống”, “cà phê”, và “cà nhe, ae tan” (instant coffee), chi

ra rằng có những loại hoặc nhóm hàng hố rộng hơn hoặc hep hơn, tất cả đều có điểm

chung là thuật ngữ rộng luôn được dùng để chỉ các loại hàng hố đó là thuật ngữ gốc.

Những dấu hiệu này hồn rồn thiếu đi tính phân biệt, và ở một số hệ thống

pháp luật thậm chí cịn quy định rằng, dù chúng được khai thác và đầu tư nhiều vàchúng có thể đã tạo ra được những nghĩa thứ cấp (secondary GA nhưng chúngcũng không thể được đăng ký vì theo quan điểm của nhu cầu sử dụng cơng bằng trong

giới thương mại thì chúng khơng được phép được độc quyền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>i) i)</small>

Tuy về mặt tinh thần, pháp luật các nước dang phân tích ở day đều thống nhất ở

sự thiếu tính phân biệt của các NHHH thuộc loại này, song các quy định tương ứng của

các nước lại khác nhau. Việt Nam và Nhật Bản dành hẳn những điều khoản cụ thể

trong văn bản pháp quy để quy định về vấn đề này. Điều 6.2.b Nghị định 63/CP quyđịnh: “Đấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình về hoặc tên gọi thơng thường cua hang hố

thuộc bất kỳ ngơn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên được nhiều ngườibiết đến” thuộc loại thuật ngữ chung và không được bảo hộ với danh nghĩa NHHH.Còn pháp luật Nhật Bản xếp những nhãn hiệu này thuộc diện những dấu hiệu được sử

dụng chung trong thương mại và được định nghĩa là những dấu hiệu mà một ngườikhơng thể dùng nó để làm cho hàng hố, dịch vụ của mình phân biệt với hàng hố, dịch

vụ của người khác được, bởi vì chúng quá chung chung chỉ được sử dụng để chỉ ranhững chủng loại của hàng hố, dịch vu. Do đó pháp luật Nhật Ban không cho phépnhững nhãn hiệu này thuộc quyền sử dụng riêng của người nào cả. Những ví dụ thuộc

loại này, theo hướng dẫn của cục SHCN Nhật Ban là, '“Sake” (rượu sakê), “Mứt bánhbột gạo”, “dịch vụ nhà ở”, “dịch vụ dat chỗ khu giải trí” hay tên chung của các hang

<small>»3 ke</small>

hố địch vụ khác như “nhơm”, “xử lý văn bản”, “bảo hiểm phi nhân thọ”, “vận tải phi

<small>5 P 20</small>

<small>hang không”...</small>

Khác với pháp luật Việt Nam va Nhat Bản, pháp luật của EU và Mỹ không quy

định một cách rõ ràng trong trường hợp này. Pháp luật của EU chỉ quy định một cách

chung chung là nếu NHHH chỉ bao gồm các dấu hiệu hay tín hiệu đã trở nên quenthuộc trong ngôn ngữ thương mại hiện hành hoặc trong các thực tiên phổ biến trongthương mại thì nó khơng được dang ký. Cịn Luật NHHH năm 1946 của Mỹ thì hồntồn khơng có quy định gì mà có lẽ họ xếp loại nhãn hiệu chung này vào các loại dấuhiệu đơn thuần mang tính mơ tả được quy định tại Điều 2.e (U.S.C. 1052).

* Loại thứ ba: Thiếu tính phân biệt do sử dụng các dấu hiệu đơn thn mạng tính mơ

ta (Descriptive signs)

Các dấu hiệu mô tả là những dấu hiệu sử dung trong thương mại để don thuần

chi ra chủng loại, chất lượng, mục đích sử dụng, giá trị, xuất xứ, thời gian sản xuấthoặc bất kỳ đặc tính nào khác của hàng hố. Vì thế cũng có thể nói các dấu hiệu đơnthuần mang tính mơ tả nay ví dụ như “tốt”, “rẻ”, “tốt nhất-best”, “đẹp nhất-nicest”, “renhất”, “tuyệt vời nhất”... cũng mang tính chất của những thuật ngữ chung. Có nghĩa là

nó có thể dùng bởi mọi loại bàng hố, dịch vụ và khơng một loại hàng hố, dịch vụ nào

được phép độc quyền mang chúng. Vì thế, pháp luật các nước về tinh than chung đều

<small>* Giới thiệu pháp luat NHHH. Cục SHCN Nhật Bản - Trung tam SHCN Châu á-Thái bình đương (JIT) 2001,</small>

<small>trang 2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

câm các dấu hiệu đơn thuần mang tính mơ tả này đăng ký NHHH để tránh nhầm lân

cho người tiêu dùng.

* Loại thứ tu: Các dấu hiệu khác thiếu tính phân biệt (distinctiveness)

Các dấu hiệu xin đăng ký có thể thiếu tính phân biệt do một số nguyên nhân

khác nữa. Các hình vẽ mà do tính đơn giản hố hoặc đơn thuần mang đặc điểm trang trí

hay minh hoạ, có thể khơng thu hút được sự chú ý nào của người tiêu dùng như là một

dấu hiệu liên hệ tới nguồn gốc sản phẩm, mà chỉ thu hút sự chú ý đó như một phầnminh hoạ đơn thuần của bao gói sản phẩm giới thiệu đến người tiêu dùng hồn tồnkhơng đem lại tính phân biệt cho nhãn hiệu. Hay một khẩu hiệu quảng cáo đài giớithiệu hang hoá tới người tiêu dùng mà khẩu hiệu này, ngay cả khi đã được in trên baobì hàng hố. thì vẫn q phức tạp để người tiêu dùng có thể hiểu được như đó là một sự

ám chỉ tới nguồn gốc của sản phẩm.

Pháp luật các nước có sự quy định khác nhau về vấn đề này. Pháp luật Việt Nam

và Nhật Ban, một lần nữa, lại có các quy định rất chi tiết về các trường hợp khác thiếu

tính phân biệt ngồi 3 loại trên. Pháp luật EU và Mỹ có các quy định ngán gọn nhưng

bù lại chúng lại có một số các quy định khác mang tính khái quát cao nên vẫn loại trừđược bất kỳ trường hợp nào thiếu tính phân biệt.

<small>Pháp luật Việt Nam quy dinh các trường hợp thuộc loại nay là:</small>

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khácđang được bảo hộ, boặc với chi dan địa lý (kể cả tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được

<small>báo hộ);</small>

- Trùng với kiểu dang công nghiệp được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yéu cầu

cấp Van bàng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn;

- Trùng với một hình tượng nhân vật đã thuộc quyền tác giả của người khác trừ

<small>trường hợp được người đó cho phép.</small>

- Dâu hiệu khơng có khả năng phân biệt, như các hình và hình hình học đơngiản, các chữ số, chữ cái, các chữ khơng có khả năng phát âm như một từ ngữ; chữnước ngồi thuộc các ngơn ngữ khơng thơng dụng trừ trường hợp các dấu hiệu này đã

được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi”

Pháp luật Nhật Bản cũng dé cập đến những trường hợp cụ thể tương tu:

- Các nhãn hiệu chỉ đơn thuần là dấu hiệu chỉ ra một cách chung chung ho gia

đình phổ biến hay tên pháp nhân.

<small>2? Điều 6 Khoanl Điểm f. g. h: Điều 6 Khoản 2 Điểm.a Nghị định 63/CP</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

- Các nhãn hiệu chỉ bao gồm các dấu hiệu (từ ngữ hoặc hình dạng) rất đơn giảnvà phổ biến. Cũng giống quy định của pháp luật Việt Nam, loại này bao gồm các hìnhtrịn, tam giác xi, tam giác ngược, hình vng. hình khối đơn giản. các chữ cái đơn

lẻ, các chữ cái kết hợp đơn giản.

- Các nhãn hiệu gồm các dấu hiệu chỉ ra nguồn gốc xuất xứ của rượu vang hayrượu mạnh của Nhật Bản do Cục trưởng Cục SHCN quy định hay các nhãn hiệu chỉ ranguồn gốc xuất xứ của rượu vang hay rượu mạnh của các nước thành viên WTO.

- Các dấu hiệu chỉ bao gồm các hình dạng ba chiều của hàng hố hay bao bì của

chúng mà những bình dạng này là những hình dạng bắt buộc khơng thể khác được đểhàng hố hay bao bì của nó thực hiện đúng chức năng của mình. Đây là trường hợp mà

pháp luật Việt Nam không quy định. Theo quan điểm của các nhà lập pháp Nhật Bản,những hình dạng đó là bắt buộc một cách tự nhiên đối với hàng hố hay bao gói củachúng. Vì thế khơng nhà sản xuất hay phân phối nào được độc quyền đăng ký và sử

dụng thông qua NHHH. Để xác định thế nào là hình dạng bát buộc, các cơ quan chứcnăng của Nhật Bản sẽ tập trung vào chức năng của hàng hố hoặc bao bì của nó theocác tài liệu giới thiệu đặc tính kỹ thuật và quảng cáo với hai nguyên tac sau, hit nhất

liệu có thể có một hình đáng khác mà vẫn làm cho hàng hố hay bao bì của nó thực

hiện tốt chức năng vốn có của nó hay khơng, thi hai liệu có thể có một hình dáng bachiều khác được làm với chi phí tương tự hoặc thấp hơn hay khơng.”

Pháp luật EU giống pháp luật Nhat ở chô cũng quy định các dấu hiệu như hình dángbắt buộc của bản thân hàng hố; hoặc hình dáng của hàng hố bắt buộc phải có để bảo

đảm đặc tính kỹ thuật của sản phẩm; hoặc hình dáng tạo giá trị cơ bản cho hàng hố lànhững dấu hiệu mang tính bắt buộc tự nhiên và khơng thể đăng ký được do thiếu tínhphân biệt.”

Tuy nhiên pháp luật EU lại hoàn toàn khác với pháp luật Nhật Bản và Việt Nam

ở chỗ ngoài ba trường hợp trên nó khơng quy định bất kỳ trường hợp nào khác thuộc

loại này. Mặc dù vậy như trên đã đề cập Quy định số 40/1994 lại có một điều khoảnmang tính dự phịng và rất khái qt rằng những nhãn hiệu hồn tồn khơng có tính

phân biệt sẽ bị từ chối bảo hộ NHHH.“Ý Với quy định nay cũng có thể nói bất kỳ trườnghợp nào nằm trong sự tiên liệu của pháp luật Việt Nam và Nhật Bản như trình bày trên

<small>đây cũng đã được dự trù trong pháp luật EU.</small>

<small>> Giới thiệu pháp luật NHHH, Cục SHCN Nhat Bản - Trung tam SHCN Châu á-Thái bình dương (JIH) 2001.</small>

<small>trang 30</small>

<small>* Điều 7.1.e Quy định 40/1994* Điều 7.1.h Quy định 40/1994</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Pháp luật Mỹ, chỉ có ba trường hợp thuộc loại nay được quy định. Thứ nhất là một

NHHH chỉ ra một xuất xứ của sản phẩm là rượu vang hay rượu mạnh khác với xuất xứ

thực của loại rượu đó và lần đầu tiên được người xin dang ký su dụng đối với loại rượu

đó sau một năm kể từ khi thoả thuận WTO có hiệu lực đối với Mỹ”. Ở trường hợp thứ

hai và ba, NHHH sẽ bị coi là thiếu tính phân biệt nếu nó chỉ mang tính chỉ dẫn về

nguồn gốc địa lý của hàng hoá hoặc chi đơn giản là họ gia đình phổ thơng”. Tuy nhiên,pháp luật Mỹ lại đặt ra ngoại lệ đối với hai trường hợp sau này. Đó là khi nhãn hiệumặc du thiếu tính phân biệt do trùng hay tương tự với xuất xứ địa lý hoặc họ gia đìnhsong nếu qua thực tế sử dụng trong thương mại mà nó đã tạo ra nghĩa thứ cấp nghĩa làtự tạo ra tính phân biệt cho nó thì vẫn được dang ký.

Ngồi ba trường hợp trên pháp luật Mỹ khơng có quy định nào khác tương tự

như quy định mở phân tích trên đây của pháp luật EU. Cùng với nguyên tắc xác định

tính phân biệt qua quá trình sử dụng đối với NHHH bản thân thiếu tính phân biệt, có

thể nói luật pháp rất thống trong việc quy định khả năng đăng ký và bảo hộ NHHH.

1.1.3.3. Cac trường hợp khơng được bảo hộ vì các ly do khác

Ngoài những đấu hiệu bị từ chối cấp đăng ký do thiếu tính phân biệt kể trên,thực tiễn bảo hộ NHHH cho thấy có những dấu hiệu khác tuy tự bản thân nó có thể có

tính phân biệt, hay có thể hình thành tính phân biệt qua q trình sử dụng, nhưng vì

một số lý do chính đáng nào đó như bảo vệ lợi ích cơng cộng, nhân phẩm danh dự côngdân, trật tự, đạo đức xã hội... những nhãn hiệu đó cần phải bị từ chối đăng ký báo hộNHHH. Nói chung các nước và cả các DUQT cũng có quy định khá nhất quán đối với

<small>các trường hợp này.</small>

<small>* Nhấn hiệu mang tính đánh lừa</small>

Những NHHH có xu hướng đánh lừa cơng chúng về bản chất, chất lượng haybất kỳ đặc điểm nào khác của hàng hố hay nguồn gốc địa lý thì vì lợi ích công cộng sẽkhong đủ tiêu chuẩn để được dang ký.

Pháp luật Việt Nam quy định các dau hiệu làm người tiêu dùng hiểu sai lệch,

gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đào người tiêu dùng về xuất xứ, tính nang, cơng

dụng, chất lượng, giá trị của hàng hố, dịch vụ thì khơng được bảo hộ với danh nghĩa

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Quy định của pháp luật EU gân như trùng hoàn toàn với pháp luật Việt Nam.

NHHH thuộc loa! gây ra tác dụng lừa dối đối với công chúng. ví dụ về bản chất, chat

lượng hay nguồn gốc địa lý của hàng hố, dịch vụ sẽ khơng được bảo hộ.”

Pháp luật Nhát Bản cũng có quy định tương tự, song chỉ đề cập đến việc nhãn

hiệu có tính đánh lừa người tiêu dùng về chất lượng của hàng hố hoặc dịch vụ thì bịcấm.”

Pháp luật Mỹ chì đề cập đến vấn đề này một cách chung chung. Điều 2.a Luật

NHHH của Mỹ 1946 quy định các NHHH bao gồm những dấu hiệu dối trá sẽ khôngđược bảo hộ theo pháp luật Mỹ. Ngoài ra khi các nhãn hiệu mang tính mơ tả hàng hốmột cách khơng chính xác nhằm lừa dối nói chung cũng bi cấm theo điều 2.e.] của

Luật này. Tuy nhiên, đối với trường hợp mô tả khơng chính xác nhằm đánh lừa một

cách chung chung thì Luật vẫn quy định ngoại lệ. Đó là khi nhãn hiệu đó có yếu tốđánh lừa nhưng qua quá trình sử dụng lâu dài đã tạo ra tính phân biệt đối với người tiêudùng. Điều này cũng có nghĩa là qua quá trình lâu dài đưa vào thương mại đó, ngườitiêu dùng đã quen với nhãn hiệu và cũng biết rõ được về tính chất cũng như đặc điểm

thật của hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên nếu nhãn hiệu là sự mơ tả khơng chính xác dẫnđến đánh lừa về nguồn gốc địa lý của sản phẩm thì sẽ khơng có trường hợp ngoại lệ

Để phục vụ mục đích xác định tính đánh lừa của những NHHH thuộc loại này,WIPO đã tổng kết một số nguyên tắc thực tiễn. Trước tiên, các nhãn hiệu loại này cầnphải được xem xét ở hai khía cạnh: thứ nhất chúng phải mang tính phân biệt, và thứ haichúng khơng phải mang tính đánh lừa. Sau đó nếu NHHH càng mang tính mơ tả thì

càng dễ mang tính đánh lừa nếu nó khơng được dùng cho những hàng hố có tính chất

như đã được mô tả."

<small>* Nhấn hiệu di ngược lại giá trị đạo đức hoặc chính sách cơng cộng</small>

Pháp luat NHHH nói chung từ chối việc dang ký đối với các nhãn hiệu đi ngược

lại các giá trị đạo đức hay chính sách cơng cộng. Các ví dụ phổ biến thuộc loại này là

các hình ảnh hay từ ngữ có tính chất khiêu dâm, phân biệt chủng tộc, các nhãn hiệu đingược lại lợi ích cơng cộng hay quan niệm chung về đạo đức.

Pháp luật Nhật Bản, Mỹ và EU về cơ bản giống nhau đối với vấn đề này mặcdù mức độ đề cập cụ thể của từng nước có sự khác nhau. Pháp luật Nhật Bản và Mỹ

<small>* Điều 7.1.g Quy định 40/1994.</small>

<small>* Giới thiệu pháp luật NHHH. Cục SHCN Nhat Bản - Trung tam SHCN Châu á-Thái bình dương (JIII) 2001,</small>

<small>trang 17</small>

<small>š Điều 2.f Luật NHHH Mỹ Nam 1946</small>

<small>* Tài liệu hướng dẫn về SHTT. WIPO, trang 64 - o int/about-ip/en/iprm/index.htm</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

chú trọng cấm các nhãn hiệu tạo ra ấn tượng khiêu dâm, phân biệt chủng tộc hay xúc

phạm mọi người, các đấu hiệu vi phạm đạo đức và lợi ích cơng cộng, các nhãn nhằmlãng nhục con người hoặc quốc gia nào đó.” Trong khi đó, pháp luật EU chú trọngnhiều hơn tới các nhãn hiệu đi ngược lại với chính sách cơng cộng hay các nguyên tắcđã được công nhận về đạo đức.

Khác với ba hệ thông pháp luật trên, pháp luật Việt Nam hồn tồn khơng cócác quy định về trường hợp khơng được bảo hộ thuộc loại này.

* Quyền bdo lưu sử dụng của Nhà nước và các Tổ chức công cộng hay các tổ chứcquốc tế

Đây là những dấu hiệu, biểu trưng thể hiện sự hiện diện của các Nhà nước haycác tổ chức quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, các thiết chế này được hưởng chế độ miêntrừ và theo đó các dấu hiệu mà chúng sử dụng cũng mang tính độc quyền. Các nước cócác quy định gần như hoàn toàn giống nhau về trường hợp này theo tình thần của Điều

6ter Cơng ước Paris cũng về việc bảo hộ các biểu trưng chính thức (notified signs) của

các nước thành viên khác và các tổ chức quốc tế liên chính phủ (ví dụ Liên hợp quốc).Các trường hợp cụ thể thuộc loại này bao gồm:

- Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra bảo hành ...

của các thiết chế nhà nước, nước ngoài cũng như tổ chức quốc tế;

- Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu

tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lần với hình qc kỳ, quốc huy, lãnh tụ,

anh hùng dan tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của quốc gia cũng như của nước

ngồi nếu khơng được các cơ quan có thẩm quyền cho phép;

- Các nhãn hiệu giống hoặc tương tự như cờ quốc gia, gt mào gà của đế vương,

huân chương, huy chương, huy chương danh dự, cờ quốc gia nước ngoài.

- Các nhãn hiệu tương tự các biểu tượng quốc gia khác ngoài quốc kỳ của các

<small>nước là thành viên công ước Paris.</small>

- Nhãn hiệu tương tự hoặc giống với dấu hiệu chữ thập đỏ trên nền trắng của tổ

chức nhân đạo quốc tế.*

* Bao lưu su dung của các cá nhân

<small>` Giới thiệu pháp luật NHHH, Cục SHCN Nhat Bản - Trung tam SHCN Chau á - Thái Binh Duong. trang 12,</small>

<small>Điều 2.a Luật NHHH Mỹ Năm 1946</small>

<small>* Điều 1 ƒ Quy đinh 40/1994</small>

<small>3 Điều 6 Khoản 2 Điểm e, f Nghị định 63/CP; Giới thiệu pháp luật NHHH, Cục SHCN Nhat bản - Trung tâm</small>

<small>SHCN Chau á-Thái bình dương (JIT) 2001. trang 11; Điều 2.a, 2.b Luật NHHH Mỹ năm 1946; Điều 7.1.h, 7.1.1</small>

<small>Quy định 40/1994 của Hội đồng Chau Au</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Ngồi pháp luật Nhật Bản và EU khơng quy định cụ thể các trường hợp thuộcloại này, pháp luật Mỹ và Việt nam đều có quy định khá cụ thé. Các trường hợp dấuhiệu trùng với tén, chân dung hay chữ ký của một người cụ thể thường bị coi là xâm

phạm quyền tu do cá nhân của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp các nước. Vithế, nếu khơng có sự đồng ý của thân chủ thì các dấu hiệu đó sẽ khơng được đăng ký<small>bao hộ NHHH.</small>

<small>1.2. Phan loai NHHH</small>

Trong thực tiễn bao hộ NHHH của các nước và quốc tế, NHHH thường đượcchia thành các loại khác nhau dựa trên các căn cứ phân loại khác nhau và tuỳ thuộc vàotính chất của từng loại. Mỗi loại NHHH đó có những điểm giống và khác nhau nhấtđịnh. Cá biệt có những loại NHHH độc lập với những tính chất đạc biệt địi hoi phải cósự điều chỉnh thích hợp trong hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, vi dụ trường hop

NHHH nổi tiếng.

Pháp luật các nước thơng thường đều có sự dé cập đến nhiều loại NHHH nhưphan tích dưới đây. Tuy nhiên, mức độ dé cập và điều chinh trong mỗi hệ thống phápluật đối với từng loại NHHH là khác nhau tuỳ thuộc vào thuc tiên bảo hộ NHHH ở mỗi

nước. Các DUQT đa phương cũng có sự quan tâm nhất định đối với một số loại

NHHH. Song chúng chỉ điều chỉnh về mặt nội dung đối với NHHH nổi tiéng mà dành

các loại NHHH khác cho phạm vi điều chính của pháp luật quốc gia.1.2.1. Nhấn hiệu hang hoá (NHHH) và nhấn hiệu dịch vu (NHDV)

Tất cả các văn bản pháp luật của Mỹ, EU, Nhật Bản, Việt Nam phân tích ở đây,

cùng với TRIPS, Cơng ước Paris và Hiệp định thương mại Việt-Mỹ khi đề cập tới vấn

dé NHHH đều có sự phân biệt nhất định giữa NHHH và NHDV. Tuy nhiên, sự khácbiệt giữa hai loại nhãn hiệu này chỉ ở chỗ NHHH là những dấu hiệu phân biệt được gan

lên các sản phẩm là hàng hố; cịn các NHDV là những dấu hiệu phân biệt dành chocác sản phẩm dịch vụ. tức là các sản phẩm vô hình do một người hay một doanh nghiệpthực hiện để phục vụ một hay nhiều người hay doanh nghiệp khác. Ngoài sự khác biệtnày NHHH và NHDV cơ bản tring với nhau về ban chất. Bởi vì NHDV cũng mang dayđủ chức năng biểu hiện nguồn gốc và phân biệt đối với dịch vụ giống như các chứcnăng tương tự của NHHH đối với hàng hoá. Hầu hết các văn bản pháp luật của các

nước và pháp luật quốc tế đều có sự thừa nhận điều này. Tuy nhiên, sự quy định thành

<small>văn và cách tiếp cận của từng hệ thống có phần nào khác nhau.</small>

* O TRIPS va pháp luật EU, khơng có sự tách biệt giữa NHHH và NHDV từkhái niệm đến các khía cạnh điều chinh khác. Cũng khơng có điều khoản nào nhac đến

sự khác biệt giữa NHHH và NHDV. Khi định nghĩa về NHHH TRIPS mặc nhiên công

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

* Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, pháp luật Việt Nam và pháp luái Mỹ lại cóquy định thành van một cách cụ thể hơn về sự không phân biệt giữa NHDV vaNHHH.*

Như vậy trong hau hết các hệ thống pháp luật NHHH quốc gia hay quốc tế,NHDV duoc dang ky. gia hạn và huỷ bo theo cùng một cách như NHHH và được

chuyển giao hoặc cấp phép sử dụng theo cùng những điều kiện như NHHH. Vì thế, cácquy định điều chỉnh NHHH ở các nước cũng được áp dụng, về nguyên tắc, giống hệt

<small>cho NHDV.</small>

1.2.2. Nhãn hiệu tập thể và nhấn hiệu chứng nhán

Trong nhiều trường hợp, NHHH xác định một nhóm các doanh nghiệp là nguồn

gốc của hàng hoá hoặc địch vụ sản xuất ra. Người ta có thể chia các NHHH do một tậpthể các doanh nghiệp làm chủ Văn bằng hoặc cùng sử dụng một nhãn hiệu chung ralàm hai dạng: Nhãn hiệu tập thể (NHTT) và Nhãn hiệu chứng nhận (NHƠN). Theo

pháp luật các nước, mục đích sử dụng của hai loại nhãn hiệu này có sự khác nhau.

NHTT biểu thi sự liên minh của một số doanh nghiệp sử dụng NHHH. Trong khi đó

NHCN dân chiếu đến những tiêu chuẩn nhất định mà các sản phẩm sử dụng nhãn đó

<small>phải đáp ứng.</small>

Dưới dây là những đặc điểm giống và khác nhau trong những quy định của phápluật các nước về vấn đề này.

122.1. Nhãn hiệu tập thể(NHTT)

Nhìn chung, các DUQT về NHHH chỉ quy định những vấn đề liên quan đến thủ

tục hay thiết lập các vùng bảo vệ trên phạm vi quốc tế về NHHH mà không di sâu quyđịnh về khía canh nội dung của NHHH. Trong số các DUQT đề cập ở dây, TRIPSkhơng có quy định về khái niệm hay việc bảo hộ NHTT cũng như NHƠN. Hiệp địnhTM Việt-Mỹ thì chi nhac đến NHTT như một loại hình của NHHH trong Khoản 1 Điều6 Chương II. Công ước Paris là DUQT duy nhất giành riêng một điều khoản để quy

định về NHTT - Điều 7°’. Tuy vậy, điều khoản này cũng chỉ quy định về nghĩa vụ của

các nước thành viên trong việc bảo hộ NHTT mà không trực tiếp quy định về khái niệm

<small>“ Khoản 1 Điều 6 Chương II Hiệp định thương mai Viêt-Mỹ quy định: “NHHH bao g6m cả nhấn hiệu dich vụ.</small>

<small>Điều 3 Luật NHHH Mỹ Năm 1946 (15 U.S.C. 1053) Quy định: “Phu thuộc vào các điều khoan liên quan đến việc</small>

<small>đăng ký NHHH, NHDV sẽ được đăng ky với cùng cách thức và cùng tính hiệu lực như NHAH và khi đăng kýchúng sẽ được bảo hộ theo quy định như đối với NHHH. Thủ tục nép đơn và trình tự theo quy định này sẽ duocáp đụng tương tự như đối với các thi tuc đồng ký NHHH `</small>

<small>Khoản 7 Điều 2 Nghị định 63/CP quy định: “NHHH được hiểu là bao gồm cả nhãn hiệu dich vụ”</small>

</div>

×