Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tác Động Của Giá Dầu Và Bất Ổn Chính Sách Kinh Tế Thế Giới Đến Chỉ Số Vn-Index.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 70 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>THUỘC NHÓM NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>THUỘC NHÓM NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH </b></i>

Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Nam/Nữ : Mã số SV: Năm thứ: 1. Đặng Ngọc Linh Nữ 1853401020119 Năm 4 2. Nguyễn Châu Ánh Hồng Nữ 1853401020087 Năm 4 3. Trần Phạm Hồng Duyên Nữ 1953401020046 Năm 4 4. Hồ Thuỳ Huyền Nữ 1953401020077 Năm 4 Trưởng nhóm: Đặng Ngọc Linh

Lớp : QTL44A2 Khoá: 44 Khoa: Quản trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

1 ADF Phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey – Fuller

2 ARDL <sup>Mơ hình phân phối trễ tự hồi quy </sup>

<i>(Autoregressive Distributed Lag) </i>

3 CPI <sup>Chỉ số giá tiêu dùng </sup>

<i>(Consumer Price Index) </i>

4 CUSUM <sup>Kiểm định tổng tích luỹ của phần dư </sup>

<i>(Cumulative Sum of Recursive Residuals) </i>

Squares

Kiểm định tổng bình phương tích luỹ của phần dư

<i>(Cumulative Sum of Squares of Recursive Residuals) </i>

6 EPU Bất ổn chính sách kinh tế

<i>(Economic Policy Uncertainty) </i>

7 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

<i>(Foreign Direct Investment) </i>

<i>(Gross Domestic Product) </i>

9 GEPU Bất ổn chính sách kinh tế thế giới

<i>(Global Economic Policy Uncertainty) </i>

10 HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

<i>(Ha Noi Stock Exchange) </i>

11 HOSE <sup>Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh </sup>

<i>(Ho Chi Minh City Stock Exchange) </i>

<i>(International Monetary Fund) </i>

13 MPU Bất ổn chính sách tiền tệ

<i><b>(Monetary Policy Uncertainty) </b></i>

14 OLS Bình phương nhỏ nhất thơng thường

<i>(Ordinary Least Squares) </i>

15 OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>(Organization of the Petroleum Exporting Countries) </i>

16 P/E <sup>Tỷ lệ giá trên thu nhập </sup>

<i>(Price to Earning ratio) </i>

17 PP Phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị Phillips - Perron

<i>(Purchasing Power Parity) </i>

19 ROE <sup>Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu </sup>

<i>(Return On Equity) </i>

20 TTCK Thị trường chứng khốn

21 UECM <i><sup>Mơ hình Hiệu chỉnh sai số khơng giới hạn </sup></i>

<i>(Unrestricted Error Correction Model) </i>

<i>(World Bank) </i>

<i>(West Texas Intermediate) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU </b>

1 Bảng 2.1: Lược khảo các biến tác động từ các nghiên cứu trước

2 Bảng 3.1: Kỳ vọng các biến dựa vào nghiên cứu trước đó 32 3 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của các biến 36-37 4 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định đồng liên kết 37-38 5 Bảng 4.3: Ước lượng mơ hình ARDL với biến phụ thuộc LNVNI 38-39

6 Bảng 4.4: Ước lượng hệ số trong dài hạn của mơ hình ARDL

với Biến phụ thuộc LNVNI giai đoạn 2010-2022 <sup>40 </sup>

7 Bảng 4.5: Ước lượng hệ số trong dài hạn của mơ hình ARDL với

Biến phụ thuộc LNVNI giai đoạn 2010 - 2019 <sup>40-41 </sup>

8 Bảng 4.6: Ước lượng hệ số trong ngắn hạn của mơ hình ARDL

(4, 3, 4, 4) với Biến phụ thuộc D(LNVNI) <sup>41-42 </sup>9 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tự tương quan 42 10 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ </b>

1 Hình 1.1 So sánh chỉ số P/E thị trường Việt Nam so với các thị

trường quốc tế và so với các thời điểm quá khứ <sup>4 </sup>

2 Hình 2.1: Lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ... I DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ... III DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ... IV </b>

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ... 1 </b>

<i><b>1.1. Bối cảnh ... 1 </b></i>

1.1.1. Bối cảnh thế giới ... 1

1.1.2. Bối cảnh trong nước ... 2

<i><b>1.2. Lý do chọn đề tài ... 3 </b></i>

<i><b>1.3. Mục tiêu nghiên cứu ... 5 </b></i>

<i><b>1.4. Câu hỏi nghiên cứu ... 6 </b></i>

<i><b>1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 6 </b></i>

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ... 6

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.2.3. Tổng sản phẩm quốc nội ... 33

<i><b>3.3. Dữ liệu nghiên cứu ... 33 </b></i>

<i><b>3.4. Phương pháp ước lượng ... 34 </b></i>

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ... 35 </b>

<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU... 36 </b>

<i><b>4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ... 36 </b></i>

<i><b>4.2. Kiểm định đồng liên kết ... 37 </b></i>

<i><b>4.3. Kết quả ước lượng hệ số ngắn hạn và dài hạn ... 38 </b></i>

4.3.1. Độ trễ của mơ hình ARDL ... 38

4.3.2. Ước lượng các hệ số ngắn hạn và dài hạn của mơ hình ... 40

<i><b>4.4. Kiểm định về độ tin cậy của kết quả ... 42 </b></i>

4.4.1. Kiểm định tự tương quan ... 42

4.4.2. Kiểm định phương sai thay đổi ... 43

5.2.1. Hàm ý chính sách liên quan đến giá dầu ... 49

5.2.2. Hàm ý chính sách liên quan đến EPU ... 51

5.2.3. Kiến nghị bổ sung, khác dựa vào kết quả nghiên cứu ... 51

5.2.4. Khuyến nghị cho Nhà đầu tư ... 52

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh </b>

Để nghiên cứu tác động của giá dầu và bất ổn chính sách kinh tế đến chỉ số VN-Index, trước hết cần xem xét bối cảnh tình hình Thế giới và Việt Nam qua các biến động trong đời sống kinh tế, xã hội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022.

<i><b>1.1.1. Bối cảnh thế giới </b></i>

Đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020 đã gây ra thiệt hại nặng nề không chỉ về mặt con người, xã hội mà còn làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu. Các nghiên cứu cho thấy chỉ số GDP đã sụt giảm tới 6,9% so với cùng kỳ 2019 (Hoài Anh, 2020), các quốc gia là trung tâm sản xuất như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ phải tạm dừng sản xuất, cắt giảm nhân lực, làm cho chuỗi cung ứng bị đứt đoạn, ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương mại trên thế giới.

Năm 2021 đánh dấu sự phát triển của ngành y tế khi nghiên cứu thành công các loại vaccine phịng ngừa Covid-19, nền kinh tế theo đó cũng đã có những chuyển biến tích cực với các chính sách đúng đắn từ nhà nước. Nhu cầu tiêu dùng của người dân gia tăng mạnh mẽ, hàng hóa dịch vụ được đẩy mạnh sản xuất, dẫn đến lạm phát tăng ở nhiều nước trên thế giới. Trong tháng 6/2021, lạm phát Hoa Kỳ tăng mạnh, trong khi tại Trung Quốc, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS), chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tháng 5 của nước này tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, con số lớn nhất kể từ tháng 9/2008 (TBKTVN, 2021).

Không chỉ nền kinh tế bất ổn, giá dầu thế giới còn ghi nhận sự biến động bởi tình trạng dịch bệnh và chiến tranh Nga – Ukraine. Từ khi Nga quyết định phát động chiến tranh toàn diện với Ukraine vào tháng 02/2022, nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu âu (EU), Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ... đã áp dụng các lệnh trừng phạt với mục đích làm tê liệt nền kinh tế nước này. Các lệnh trừng phạt chủ yếu nhằm vào lĩnh vực ngân hàng, trao đổi tiền tệ, xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này khiến sản lượng dầu ở Nga có thể sụt giảm 17% trong năm 2022 (Reuters, 2022) khi đối diện với các lệnh cấm nhập khẩu, buôn bán dầu mỏ của Hoa Kỳ và EU. Với vai trò là Quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới và chiếm khoảng 10% nguồn cung toàn cầu, việc áp các lệnh cấm vận đã ảnh hưởng đến nguồn cung dầu cho thị trường. Dầu là yếu tố đầu vào của nhiều quá trình sản xuất nên việc khan hiếm

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

sẽ làm giá cả nhiều mặt hàng tăng chóng mặt, tác động đến nhiều ngành sản xuất, nguy cơ làm tăng tỷ lệ lạm phát.

<i><b>1.1.2. Bối cảnh trong nước </b></i>

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022. Sự phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 và các biện pháp kích thích nền kinh tế của Chính phủ như cắt giảm lãi suất, tăng đầu tư công và phát triển các lĩnh vực kinh tế mới. Điều này đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán (TTCK).

Tuy nhiên, từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, TTCK đã gặp phải một biến động mạnh do tác động của sự bất ổn toàn cầu và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này đã khiến TTCK Việt Nam lao dốc mạnh. Tuy vậy, từ năm 2018 đến nay, thị trường đã có sự phục hồi và mở rộng. Các biện pháp cải cách chính sách của Chính phủ và Sở Giao dịch Chứng khốn đã nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường và tăng sự tin tưởng của nhà đầu tư.

Trong cùng giai đoạn, Việt Nam cũng là quốc gia nhập khẩu dầu và có mối quan hệ mật thiết với giá dầu quốc tế. Giá dầu thế giới và giá dầu Việt Nam đã trải qua nhiều biến động lớn do nhiều yếu tố ảnh hưởng như cung và cầu, sự ổn định chính trị và tình hình kinh tế tồn cầu.

Trong nửa đầu thập kỷ, giá dầu có xu hướng tăng và đạt đỉnh vào năm 2011. Tuy nhiên, việc gia tăng cung dầu và sự bất ổn trong kinh tế quốc tế đã khiến giá dầu giảm sau đó. Từ năm 2014 đến đầu năm 2016, giá dầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, gây ra khó khăn lớn cho các quốc gia nhập khẩu dầu như Việt Nam. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, giá dầu đã tăng trở lại do nhu cầu tăng cao và các biện pháp cắt giảm sản lượng của OPEC và các nhà sản xuất khác.

Năm 2020, giá dầu đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, giảm sút mạnh do sự suy thối kinh tế tồn cầu. Năm 2021, giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng từ 64,25 - 72,04% so với năm 2020, nhưng việc Bộ Công Thương - Bộ Tài chính Việt Nam tăng cường sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nên giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam chỉ tăng 28,87 - 37,09%. Điều này đã tạo nên sự khác biệt lớn, giá dầu trong nước đã được kiềm chế tăng trước hiện tượng tăng rất rất mạnh của giá xăng dầu thế giới. Ba tháng đầu năm 2022, giá xăng dầu thế giới vẫn tăng khá

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

mạnh (từ 58,50 - 79,79%), nhưng do ở Việt Nam, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu khơng cịn nhiều nên giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam tăng 36,14 - 48,0%, khá sát với mức tăng của giá thế giới (Phạm Minh Thuỵ, 2022).

Ngoài ra, trong thời gian từ 2010 đến 2022, TTCK Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi và biến động lớn do nhiều yếu tố kinh tế và chính trị.

Tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến cung và cầu trong nước, làm giảm đầu tư ngoài nhà nước và FDI. Việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ<small>1</small> cũng làm tổng cầu và doanh thu trong 06 tháng đầu năm của các lĩnh vực như dịch vụ tiêu dùng, lưu trú có sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Để thích ứng với bối cảnh trong nước cũng như hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn, Chính phủ đã triển khai các gói hỗ trợ tài chính trực tiếp để ổn định kinh tế và giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine vào đầu năm 2022 cũng gây nên những tác động đến giá xăng dầu trong nước, cụ thể: từ ngày 21/02/2022 đến 21/06/2022, giá xăng đã tăng 48,4% từ 22.150 đồng lên 32.870 đồng, giá dầu tăng 31,2% từ 23.390 đồng lên 30.810 đồng<small>2</small>. Giá xăng dầu tăng đột biến làm tăng giá thành sản phẩm, tạo áp lực lên lạm phát và sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất. Tuy vậy, từ tháng 7/2022, giá xăng dầu bắt đầu hạ nhiệt và ổn định quanh mức chưa xảy ra xung đột. Cả hai TTCK và giá dầu đều tiếp tục đối mặt với nhiều biến động và thách thức trong tương lai.

<b>1.2. Lý do chọn đề tài </b>

TTCK Việt Nam được đánh giá vẫn rất hấp dẫn khi tính đến năm 2022, chỉ số P/E (Price to Earning ratio) nằm ở khoảng 12 lần, trong khi các thị trường khác như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia,... đều cao hơn Việt Nam khoảng 16 lần; ROE (Return On Equity) của VN-Index đạt khoảng 15%, cao hơn mức 9 - 10% của các nước trong khu vực (Lê Anh, 2022). Tính đến ngày 23/06/2023, VN-Index được giao dịch với chỉ số P/E lịch sử ở mức 13,2 lần chiết khấu 20% so với P/E trung bình 5 năm. VnDirect vừa có báo cáo chiến lược TTCK 6 tháng cuối năm 2023 với điểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nhấn định giá của VN-Index vẫn còn tương đối hấp dẫn khi so với quá khứ và các nước trong khu vực (An Phong, 2023).

<b>Hình 1.1 So sánh chỉ số P/E thị trường Việt Nam so với các thị trường quốc tế và so với các thời điểm quá khứ </b>

<i>Nguồn: (Hồng Quyên, 2023) </i>

Các số liệu này cho thấy TTCK Việt Nam là một kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế, và các nhà đầu tư đã sẵn sàng đầu tư một số tiền lớn vào thị trường này để tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, việc nghiên cứu về TTCK Việt Nam là một đề tài hấp dẫn.

TTCK Việt Nam có tính nhạy cảm cao đối với các thông tin thị trường. Một trong những thông tin nổi bật hiện nay của thị trường mà đề tài tập trung quan sát đó là dịch Covid-19. Tính nhạy cảm của TTCK Việt Nam đã và đang thể hiện rõ nét trong giai đoạn dịch Covid-19, bằng chứng là lượng tiền đổ vào chứng khoán rất nhiều. Ở giai đoạn đầu tiên của dịch, chỉ số VN-Index vào tháng 3/2020 ghi nhận 662 điểm. Đến cuối năm 2021, giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, chỉ số VN-Index đã xác lập mức cao kỷ lục với 1.498 điểm<small>3</small>.

Các thông tin liên quan đến chiến tranh, tình hình chính trị cũng ảnh hưởng đáng kể đến TTCK Việt Nam. Kể từ đầu năm 2022 đến nay, có ba nhóm tin tức có khả năng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, bao gồm: (i) tình hình cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine, (ii) tiến trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và (iii) báo cáo của các tổ chức lớn (Hà My, 2022). Ví dụ điển hình cho việc tình hình cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam là chỉ số VN-Index có thời

<small>3 Số liệu từ Nền tảng Investing.com, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

điểm giảm xuống quanh mốc 1.140 điểm như tháng 07/2022; điều đáng nói cũng tại thời điểm điển hình này, dịng tiền cũng ở mức thấp hầu như tại tất cả các nhóm ngành, khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE theo trung bình ngày ở mức thấp nhất trong 1 năm (Thảo Nguyên, 2022).

Từ những diễn biến nổi bật trên, giá dầu và chỉ số bất ổn chính sách kinh tế - EPU (Economic Policy Uncertainty) là hai yếu tố quan trọng mà đề tài quan tâm nghiên cứu. Trong dài hạn, thế giới vẫn còn phụ thuộc vào dầu mỏ. Vì vậy, có thể nhận định khách quan rằng những tính tốn của các nhà hoạch định chính sách các quốc gia vẫn sẽ luôn bị ảnh hưởng bởi giá dầu. Bất kỳ một sự sốc giá dầu nào ở cả phía cung và cầu đều tác động đến sự phát triển chung của thị trường, nhất là các ngành vận tải, vật liệu xây dựng, dịch vụ và dầu khí. Do đó, giá dầu cũng là một nhân tố hấp dẫn để nghiên cứu, đặc biệt là khi các “cuộc chiến” giá dầu thế giới có những biến động căng thẳng. Mặt khác, Baker và cộng sự (2016) đã phát triển một chỉ số EPU về sự bất ổn của chính sách kinh tế dựa trên định lượng mức độ đưa tin của báo chí về sự khơng chắc chắn của nền kinh tế liên quan đến chính sách và đã được các nghiên cứu trước đó chỉ ra tác động của nó đến VN-Index.

Những lý do trên cho thấy, TTCK Việt Nam luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, nổi bật trong số đó là giá dầu, sự bất ổn của nền kinh tế liên quan đến chính sách các quốc gia và những thông tin liên quan đến các nhân tố trên. Chính vì

<i><b>lẽ đó, nhóm tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của giá dầu và bất ổn chính </b></i>

<i><b>sách kinh tế thế giới đến chỉ số VN-Index”. Nhóm tác giả kỳ vọng có thể làm rõ </b></i>

được hơn tác động của biến dầu và biến chỉ số EPU đến chỉ số VN-Index trong giai đoạn có những biến động về dịch Covid-19, căng thẳng chính trị giữa các quốc gia và chính sách về giá dầu. Từ đó đóng góp những kết quả thực nghiệm hữu ích và kiến nghị thiết thực đến sự phát triển của TTCK Việt Nam, cũng như gia tăng giá trị cổ phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

<b>1.3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích tác động của biến đổi giá dầu và chỉ số EPU lên chỉ số VN-Index. Kết quả dự kiến sẽ làm rõ mối liên hệ giữa yếu tố kinh tế, chính trị thế giới và TTCK. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ cơ quan hoạch định chính sách trong việc duy trì ổn định thị trường và hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định kinh doanh và quản lý rủi ro

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.4. Câu hỏi nghiên cứu </b>

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:

<i>Một là, giá dầu và chỉ số bất ổn chính sách kinh tế thế giới có tác động đến </i>

TTCK Việt Nam thơng qua chỉ số VN-Index?

<i>Hai là, mức độ ảnh hưởng của giá dầu và bất ổn chính sách kinh tế thế giới </i>

lên chỉ số VN-Index như thế nào?

<i>Ba là, cần có những khuyến nghị nào cho nhà đầu tư để giúp họ quản lý rủi ro </i>

và tối ưu hóa đầu tư trên TTCK Việt Nam?

<b>1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>1.5.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu, chỉ số EPU và chỉ số VN-Index.

<i><b>1.5.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu giá dầu thế giới, </i>

chỉ số EPU thế giới và chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam;

<i>Về thời gian: Dữ liệu được dùng để thực hiện nghiên cứu được thu thập từ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 1 </b>

Chương 1 đã giới thiệu các nội dung chính của đề tài. Trước khi đi vào chi tiết, chương này đề cập đến bối cảnh kinh tế - chính trị và biến động thị trường chứng khoán trong giai đoạn này. Từ đó, nhóm tác giả chọn nghiên cứu tác động của giá dầu và sự không chắc chắn của chính sách kinh tế đến chỉ số VN-Index.

Đề tài nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, giúp họ quản lý rủi ro và tối ưu hóa các khoản đầu tư trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Đồng thời đưa ra những khuyến nghị cho các cơ quan, nhà hoạch định chính sách nhằm duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Cơ sở lý thuyết </b>

<i><b>2.1.1. Chỉ số giá chứng khoán </b></i>

TTCK là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,... TTCK là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, phân bổ nguồn lực tài chính và thể hiện triển vọng tế. Tại Việt Nam, TTCK cịn thể hiện chính sách kinh tế khi có sự tham gia trực tiếp của Nhà nước. Giá chứng khoán trong ngày được giới hạn trong biên độ giá ±7% so với giá tham chiếu<small>4</small>, từ đó hạn chế các thiệt hại cho nền kinh tế.

Giá cổ phiếu có liên quan chặt chẽ đến chỉ số giá chứng khoán. Chỉ số Index là chỉ số tổng hợp sự biến động của toàn bộ cổ phiếu đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - gọi tắt là HOSE. Tuy chỉ số VN-Index khơng thể hiện tồn cảnh TTCK Việt Nam nhưng có thể dựa vào chỉ số này để đánh giá diễn biến trên thị trường tài chính bởi: số lượng công ty niêm yết ở HOSE nhiều hơn HNX, giá trị vốn hóa vào tháng 7/2023 trên HOSE đạt hơn 4,87 triệu tỷ đồng (Hà Anh, 2023) so với 297,47 nghìn tỷ đồng ở HNX (M.P, 2023). Vì vậy, chỉ số VN-Index có thể đại diện tồn cảnh TTCK Việt Nam.

VN-Phân tích xu hướng của chỉ số này là bước đầu tiên giúp cho nhà đầu tư xác định có nên tham gia vào TTCK hay khơng, nên phân bổ nguồn vốn như thế nào. Hiện nay, VN-Index được tính theo cơng thức:

𝑉𝑁 − 𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥 =<sup>𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐á𝑐 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑛𝑖ê𝑚 𝑦ế𝑡 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ạ𝑖 </sup>

<small>𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ủ𝑎 𝑐á𝑐 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑛𝑖ê𝑚 𝑦ế𝑡 𝑐ơ 𝑠ở</small> 𝑥100 (1)

<i>Nguồn: (Đại Dương, 2022) </i>

Những biến động về giá trị vốn hoá hiện tại sẽ làm thay đổi chỉ số VN-Index. TTCK có tính nhạy cảm cao với các thay đổi trên thị trường. Điều kiện kinh tế, tâm lý thị trường và các yếu tố vĩ mơ sẽ có tác động đến chỉ số VN-Index.

Quy luật cung cầu và tâm lý thị trường có tác động đáng kể đến biến động của VN-Index. Khi có các thơng tin tích cực về nền kinh tế và doanh nghiệp, nhà đầu tư

<small>4 Theo Khoản 6 Điều 9 Quy chế Giao dịch Chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 352/QĐ-SGDHCM ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

sẽ có niềm tin, từ đó nhu cầu mua cổ phiếu cao hơn cung cổ phiếu, VN-Index tăng. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhà đầu tư lo ngại các rủi ro đầu tư làm cầu thấp hơn cung, dẫn đến VN-Index giảm.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đối,... có ảnh hưởng mạnh đến biến động và xu hướng của TTCK.

<b>Hình 2.1: Lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến 2021 </b>

<i>Nguồn: (Agriseco Research, 2022b) </i>

Một thống kê của Agriseco Research về chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giá chứng khoán cho thấy khi CPI đạt mức cao nhất vào năm 2008, chỉ số VN-Index giảm mạnh; khi CPI ổn định vào 2009 thì chỉ số giá chứng khốn tăng trở lại. Điều này cho thấy khi kinh tế tăng trưởng, lạm phát giảm, VN-Index có xu hướng tăng cao và ngược lại.

Nghiên cứu của Douglas & Roley (1985) cho rằng giá cổ phiếu giảm khi tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc tăng cao khi có thơng tin tích cực về lạm phát, hay các diễn biến kinh tế chính trị trên thế giới cũng tác động đến chỉ số chỉ số giá chứng khoán của quốc gia. Dẫn chứng được tổng hợp tại Hình 2.2 dưới đây:

<b>Hình 2.2: Tổng hợp biến động chỉ số VN-Index qua các sự kiện chính trị thế giới </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Nguồn: (Agriseco Research, 2022a) </i>

Nhìn chung, trong 1 đến 3 tháng, chỉ số VN-Index thay đổi không quá nhiều trước các sự kiện chính trị trên thế giới. Tuy nhiên sau 3 đến 6 tháng kể từ lúc diễn ra sự kiện, thị trường sẽ thay đổi đáng kể. Điều này cho thấy tác động của tình hình thế giới đến TTCK Việt Nam có độ trễ.

Những thay đổi của nền kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng đến sự phát triển TTCK Việt Nam. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, vào tháng 6/2008, VN-Index đã sụt giảm trên 60% so với thời điểm cuối năm 2007, chỉ cịn 307.55 điểm. Trong 103 phiên giao dịch đã có 71 phiên giảm điểm (Nguyễn Hoàng, 2013). Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khởi nguồn từ Mỹ và đã lan ra toàn cầu. Khi kinh tế các quốc gia trên thế giới tăng trưởng tốt, đầu tư ròng và đầu tư vào TTCK sẽ tăng và ngược lại, khi kinh tế gặp khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn. Điều này sẽ làm nền kinh tế lao dốc do TTCK phản ánh thực trạng và tương lai của doanh nghiệp. Từ thực tiễn cho thấy, chỉ số VN-Index chịu sự tác động của diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới.

<i><b>2.1.2. Chỉ số giá dầu </b></i>

Giá dầu đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu không chỉ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp then chốt như vận tải và sản xuất năng lượng mà cịn có tác động đến sự ổn định của các nền kinh tế quốc gia. Biến động của giá

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

dầu thường phản ánh các yếu tố như cung cầu, ảnh hưởng chính trị và tình hình kinh tế thế giới.

<b>Hình 2.3: Giá dầu thơ trước những biến động kinh tế và địa chính trị </b>

<i>Nguồn: (Ross, 2022) </i>

Theo đó, các sự kiện địa chính trị có thể gây gián đoạn trong nguồn cung dầu và dẫn đến tăng giá dầu, ví dụ như năm 2022 với sự kiện chiến tranh Nga - Ukraine; Suy thoái kinh tế như năm 2008 đã làm giảm nhu cầu và giá dầu giảm mạnh vào năm 2009.

Với 2/3 khối lượng giao dịch trên toàn thế giới, dầu Brent đã trở thành tiêu chuẩn của dầu thô (Vương Duy, 2022). Vì tính ứng dụng cao và chiếm khối lượng lớn trên thị trường nên giá dầu Brent thường được dùng để phản ánh tình hình biến động giá dầu trên thế giới. Theo nghiên cứu của Mai Anh (2022), giá dầu Brent chịu ảnh hưởng của các vấn đề chính trị trên thế giới. Trong năm 2018, các chuyên gia nhận định, giá dầu thế giới liên tục đảo chiều do các yếu tố địa chính trị như: Nga và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ra tín hiệu gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, Tổng thống Donald Trump cảnh báo thực thi các biện pháp trừng phạt Iran, nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gia tăng, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế thế giới sẽ sụp đổ…

Một số nghiên cứu trước đây đã tập trung vào tác động của giá dầu đến TTCK.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Theo Li và cộng sự (2010), bên cạnh sự khác biệt về độ mở của thị trường, cụ thể, một cú sốc giá dầu có tác động ngược chiều ngay lập tức đến giá cổ phiếu ở Mỹ. Huang và cộng sự (1996) lý giải rằng biến động giá dầu tác động đến giá trị dòng tiền tương lai của các công ty và mức lãi suất chiết khấu. Đối với các cơng ty tiêu thụ dầu rịng, giá dầu tăng làm tăng chi phí đầu vào và làm giảm dịng tiền tương lai. Đối với các công ty sản xuất dầu rịng, giá dầu tăng làm tăng giá trị cơng ty. Trong các nghiên cứu về tác động của giá dầu đến các thị trường nhập khẩu và xuất khẩu dầu rịng, kết

<b>quả phụ thuộc vào tình trạng quốc gia đó có nhập khẩu hoặc xuất khẩu dầu rịng. </b>

Giá dầu thô nhạy cảm với các yếu tố cung và cầu, và trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài, có những biến động lớn về giá dầu thế giới do tác động của các yếu tố vĩ mô như chính trị, chính sách quốc gia và dịch bệnh. Việt Nam tự chủ được khoảng 70% - 80% tổng nhu cầu của thị trường trong nước nhưng vẫn đang phải nhập trên dưới 70% xăng dầu nguyên liệu và xăng dầu thành phẩm (Phan Hậu, 2022). Vì vậy, theo một hệ quả tất yếu, sự biến động lớn về giá dầu thế giới có ảnh hưởng đến giá dầu Việt Nam.

Ở khía cạnh thực nghiệm, các nghiên cứu của Creti và cộng sự (2014), (Park & Ratti, 2008) đã cho thấy ảnh hưởng của biến động giá đầu đến TTCK nước nhập khẩu và xuất khẩu dầu là khác nhau. Các nghiên cứu của Bjørnland (2009), Kilian & Park (2009) đã chỉ ra rằng khi giá dầu tăng thì TTCK các nước xuất khẩu dầu rịng được hưởng lợi. Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Nandha & Faff (2008), Papapetrou (2001) chỉ ra rằng TTCK các nước nhập khẩu dầu rịng có diễn biến xấu đi. Gần đây, xuất phát từ những khám phá về ảnh hưởng bất đối xứng của biến động giá dầu đến nền kinh tế, các nghiên cứu của Badeeb & Lean (2016) sử dụng kỹ thuật ARDL phi tuyến tính để nghiên cứu tác động của giá dầu đến TTCK Malaysia trong giai đoạn 2007-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số giá cổ phiếu ISI của Malaysia phản ứng bất đối xứng với biến động giá dầu WTI, với giá dầu tăng ảnh hưởng đến thị trường mạnh hơn gấp hai lần so với giá dầu giảm. Nghiên cứu của Hu và cộng sự (2018) về TTCK Trung Quốc sử dụng kỹ thuật tự hồi quy vectơ dạng cấu trúc (SVAR) và ARDL phi tuyến tính để phân tích tác động bất đối xứng của biến động giá dầu trong ngắn và dài hạn. Kết quả cho thấy cú sốc giá dầu từ phía cầu ảnh hưởng đến TTCK Trung Quốc cả ngắn và dài hạn, nhưng cú sốc từ phía cung khơng có tác động đáng kể. Tính bất đối xứng này được thể hiện qua mức biến động khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

nhau của TTCK khi giá dầu tăng hoặc giảm. Các nghiên cứu khác như của Chou & Tseng (2016) cũng cho thấy kết quả tương tự.

Trong khi đó, tại Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của giá dầu đến TTCK còn hạn chế và chưa đầy đủ, chẳng hạn như: Huynh và cộng sự (2018), Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013) cho thấy tương quan cùng chiều của giá dầu đến TTCK.

Đề tài nghiên cứu này nhằm đi sâu vào tác động bất đối xứng của biến động giá dầu đến TTCK Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trong bối cảnh những biến động kinh tế và chính trị, bao gồm xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine cũng như tình hình kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19. Những sự biến đổi này có tác động mạnh mẽ, khiến giá dầu Việt Nam chịu tác động lớn từ giá dầu thế giới và đồng thời, chỉ số giá dầu thế giới ảnh hưởng sâu đến giá chứng khoán tại Việt Nam.

<i><b>2.1.3. Chỉ số bất ổn chính sách kinh tế </b></i>

Baker và cộng sự (2016) đã phát triển một chỉ số mới gọi là Economic Policy Uncertainty (EPU) để đo lường sự bất ổn chính sách kinh tế. Chỉ số này được phát triển dựa trên định lượng mức độ đưa tin của báo chí về sự khơng chắc chắn của nền kinh tế liên quan đến chính sách. Cơ sở lập luận của định hướng phát triển này bao gồm việc đọc 12.000 tiêu đề bài báo, từ đó chỉ ra rằng EPU thể hiện những bất ổn chính sách kinh tế. Theo Baker và cộng sự (2016), EPU là một loại rủi ro kinh tế, trong đó, các chính sách của chính phủ trong tương lai là khơng chắc chắn, làm tăng phí bảo hiểm rủi ro và khiến các doanh nghiệp và cá nhân trì hỗn chi tiêu và đầu tư cho đến khi sự không chắc chắn này được giải quyết. EPU có thể bao gồm khơng chắc chắn về chính sách tài khóa, tiền tệ, chế độ thuế, quy định hoặc kết quả bầu cử có thể ảnh hưởng đến giới lãnh đạo chính trị.

<b>Theo IGI Science and Technology: EPU là một chỉ số được tính tốn bằng </b>

cách đo tần suất tương đối của các bài báo của mỗi quốc gia liên quan đến ba thuật ngữ "kinh tế", "chính sách" và "sự không chắc chắn". Mức độ tin cậy của chỉ số EPU này đã được các tác giả đánh giá bằng nhiều cách: (i) Tác giả chứng minh mối quan hệ mạnh mẽ của cách đo lường chỉ số EPU này và những cách đo lường sự bất ổn kinh tế; (ii) Tác giả so sánh chỉ số EPU này với các cách đo lường sự bất ổn chính sách khác; (iii) Tác giả tìm thấy những chuyển động tương đương trong chỉ số EPU dựa trên cả trường phái “cánh hữu” (right-learning) hay “cánh tả” (left-learning); (iv)

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu kiểm toán rộng rãi với 12.000 bài viết chọn lọc ngẫu nhiên rút từ các tờ báo lớn của Mỹ; (v) các chỉ số EPU này có một sự công nhận thực tiễn từ việc được thị trường sử dụng.

Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng EPU ảnh hưởng đến việc đầu tư và lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu trên thị trường tài chính. Baker và cộng sự (2016) đã tìm thấy ảnh hưởng ngược chiều của EPU đối với đầu tư, được đồng thuận bởi các nghiên cứu của Kang & Ratti (2013) và Antonakakis, và cộng sự (2013) khi thực hiện nghiên cứu về sự bất ổn trong chính sách kinh tế trước khi có chỉ số EPU. Neri (2004) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số EPU và TTCK ở các nước G7 cùng với Tây Ban Nha cho thấy rằng cú sốc chính sách tiền tệ thắt chặt, được đo lường bằng sự tăng lên trong lãi suất ngắn hạn, có tác động nhỏ, ngược chiều và tạm thời lên chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, kết quả này không đồng nhất giữa các quốc gia về độ lớn, thời gian và tính duy trì trong các phản ứng. Li và cộng sự (2009) cũng cho rằng TTCK nhạy cảm với những thay đổi không mong muốn trong chính sách tiền tệ, nhưng sự nhạy cảm này lại khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Cụ thể, ở Canada, giá cổ phiếu phản ứng chậm và có tác động nhỏ đối với những thay đổi trong chính sách tiền tệ; Trong khi ở Mỹ, phản ứng của giá cổ phiếu nhanh và có tác động lớn. Như vậy, cú sốc chính sách tiền tệ thu hẹp ở Canada sẽ ảnh hưởng ngược chiều lên giá chứng khốn, và tác động của các cú sốc chính sách tiền tệ đóng góp tương đối nhỏ đến biến động chung của giá cổ phiếu.

Trong nước, Nguyễn Thành Đạt & Lê Thị Phương Uyên (2022) đã tìm thấy rằng sự bất ổn chính sách kinh tế làm giảm quan tâm của các doanh nghiệp năng lượng đến hoạt động trách nhiệm xã hội khi biến chỉ số EPU có giá trị âm và đều có ý nghĩa thống kê, ít nhất ở mức 5%, các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm đầu tư ở các hạng mục thuộc về hoạt động xã hội. Nguyễn Thị Mai Huyên & Ngô Sỹ Nam (2019) chỉ ra rằng sự thay đổi trong chính sách kinh tế tồn cầu đóng vai trò quan trọng đối với sự biến động của giá cổ phiếu ở nhiều quốc gia Châu Á. Mức độ tác động của EPU đến TTCK có thể khác nhau và không phản ứng ngay lập tức sau cú sốc EPU.

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ số EPU dành riêng cho Việt Nam chưa được phát triển, tuy nhiên, nghiên cứu chỉ số EPU thế giới có thể phản ánh được sự tác động đến chỉ số chứng khoán tại Việt Nam. Điều này được đồng thuận bởi Châu và

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

cộng sự (2018) bởi sự tác động qua lại khách quan của các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Hình 2.1 dưới đây thể những biến động chính trị thế giới tiêu biểu ảnh hưởng đến chỉ số EPU thế giới.

<b>Hình 2.4: Chỉ số Bất ổn chính sách kinh tế thế giới từ Tháng 01/1997 đến Tháng 05/2017 </b>

<i>Nguồn: (Economic Policy Uncertainty, 2018) </i>

Tóm lại, chỉ số EPU đo lường sự khơng chắc chắn của chính sách kinh tế và có nguồn gốc từ nhiều yếu tố như lạm phát, khủng hoảng tài chính và biến động chính sách tiền tệ (Trần Hùng Sơn, 2022). Sự bất định ngày càng lớn có tác động tiêu cực đến TTCK và doanh nghiệp. Nhà đầu tư có xu hướng e ngại đầu tư khi khơng có đủ thơng tin và dự đốn được tương lai. Tâm lý thị trường trở nên bất ổn, dẫn đến sụt giảm giá trị cổ phiếu trên TTCK. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng lo ngại và trì hỗn mở rộng kinh doanh khi sự bất định làm tăng rủi ro và khơng đốn trước được tương lai kinh doanh. Sự bất định cũng ảnh hưởng đến chính sách của các quốc gia, dẫn đến thay đổi và không chắc chắn trong môi trường kinh doanh. Điều này gây ra bất ổn trong TTCK và cản trở hoạt động của các doanh nghiệp. Nguồn cầu cũng giảm do sự lo ngại của người tiêu dùng và doanh nghiệp, trong khi nguồn cung cũng sụt giảm do tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

<b>2.2. Tình hình nghiên cứu </b>

<i><b>2.2.1. Trong nước </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

giới nghiên cứu quan tâm và sử dụng.

Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013) khi nghiên cứu về tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK Việt Nam cho thấy các yếu tố như cung tiền M2, lạm phát, sản lượng công nghiệp và giá dầu thế giới có tương quan cùng chiều với TTCK. Trong khi đó, lãi suất và tỉ giá hối đối giữa VND/USD có tương quan ngược chiều với TTCK.

Nghiên cứu của Trần Thị Bích Ngọc & Nguyễn Tuyết Trinh (2015) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK Việt Nam trong trong giai đoạn từ tháng 1/2009 - 7/2013. Kết quả cho thấy chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và giá dầu thô tác động đến TTCK Việt Nam trong dài hạn. Trong khi đó, giá dầu thơ và lãi suất có ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam trong ngắn hạn.

Phạm Thị Tuyết Trinh (2017) nghiên cứu tác động của cú sốc tăng giá dầu đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tháng 1/2008 - 12/2015. Sử dụng mơ hình hồi quy vectơ VAR và mơ hình hiệu chỉnh sai số vectơ VECM, kết quả cho thấy trong dài hạn, giá dầu tăng 1% làm lạm phát tăng 0,2% và sản lượng giảm 0,1%. Trong ngắn hạn, sau cú sốc tăng giá dầu, lạm phát tăng liên tục trong 6 tháng đầu và sản lượng biến động mạnh với mức tích lũy giảm trong 12 tháng. Trước cú sốc tăng giá dầu, chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh trong vòng 3 tháng rồi giảm dần mức thắt chặt trong các tháng tiếp theo và ngừng phản ứng từ tháng thứ 7 sau sốc. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ không dành nhiều sự quan tâm đến diễn biến giá dầu mà phản ứng chủ yếu với diễn biến của giá cả chung trong nền kinh tế.

Trong một nghiên cứu khác, Phạm Thị Tuyết Trinh & Võ Lê Linh Đan (2018) nghiên cứu tác động bất đối xứng của biến động giá dầu đến TTCK Việt Nam (VN-Index) bằng mơ hình tự hồi quy phi tuyến tính phân phối trễ ARDL, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các biến độc lập sử dụng bao gồm: giá dầu Brent, chỉ số sản xuất công nghiệp và cung tiền. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều quan trọng sau: Trong dài hạn, biến động giá dầu ảnh hưởng ngược chiều đến TTCK Việt Nam; giá dầu tăng làm TTCK đi xuống và giá dầu giảm làm thị trường khởi sắc. Tác động của giá dầu tăng mạnh hơn so với giá dầu giảm đối với TTCK, thể hiện tính bất đối xứng của ảnh hưởng giá dầu đến thị trường trong dài hạn. Trong ngắn hạn, TTCK có phản ứng ngược chiều so với dài hạn.

Hồ Hoàng Gia Bảo (2019) nghiên cứu tác động của giá dầu, giá vàng và chỉ

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

số S&P Global 1200 đến giá cổ phiếu của 5 ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam bằng mơ hình GARCH (1,1). Nghiên cứu này chứng minh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa TTCK của các quốc gia và cung cấp thông tin về tác động của yếu tố quốc tế đến lãi suất cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất giá dầu thế giới ảnh hưởng tiêu cực đến lợi suất cổ phiếu của Sacombank và VietinBank, trong khi lợi suất giá vàng thế giới có tác động tích cực đến lợi suất cổ phiếu của BIDV. Đồng thời, lãi suất chỉ số chứng khốn S&P Global 1200 có tác động tích cực đến lợi suất cổ phiếu của tất cả các ngân hàng được nghiên cứu.

Nguyễn Thị Như Quỳnh và Võ Thị Hương Linh (2019) nghiên cứu tác động của 6 yếu tố kinh tế vĩ mô (bao gồm: giá dầu, lạm phát, cung tiền M2, lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá vàng) đến TTCK Việt Nam (qua chỉ số giá chứng khoán VN-Index) trong giai đoạn 2000 - 2018 bằng mơ hình VECM. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, lạm phát có tác động tích cực đến chỉ số VN-Index, trong khi lãi suất tác động tiêu cực đến chỉ số này. Trong ngắn hạn, chỉ số VN-Index chịu ảnh hưởng chủ yếu từ chỉ số VN-Index tháng trước. Chỉ số VN-Index có mối quan hệ cùng chiều với lãi suất, cung tiền, giá dầu và quan hệ ngược chiều với lạm phát và tỷ giá. Tuy nhiên, giá vàng khơng có tác động đáng kể đến chỉ số VN-Index cả trong ngắn và dài hạn.

Bài viết của Hồ Thị Thủy Tiên (2023) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu (OIL), tỷ giá hối đoái (REX), tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF) trong nền kinh tế Việt Nam, sử dụng phương pháp hồi quy phân vị phát triển bởi Sim và Zhou (2015), giai đoạn 2000-2021. Kết quả chứng minh tồn tại mối quan hệ tích cực và mạnh mẽ giữa GDP, OIL và INF trong giai đoạn lấy mẫu. Bài viết cũng cho thấy sự nhạy cảm của biến động giá dầu, tăng trưởng GDP và tỷ giá hối đoái đối với tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ở các mức độ khác nhau ứng với phân vị của phân phối. Những kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng chính sách kinh tế để kìm hãm lạm phát tại Việt Nam.

Nghiên cứu về chỉ số EPU, Châu và cộng sự (2018) xem xét phản ứng của giá cổ phiếu trước các cú sốc chính sách kinh tế và tiền tệ tại Việt Nam bằng mơ hình tự hồi quy vector dạng cấu trúc (SVAR). Kết quả cho thấy chỉ số VN-Index phản ứng nhanh và tức thời đối với biến động chính sách kinh tế thế giới. Sự gia tăng trong biến động chính sách làm cho giá chứng khoán biến động mạnh, giảm ngay tức thời sau đó lại tăng lại do thay đổi tâm lý nhà đầu tư và can thiệp trong chính sách tiền tệ của

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Ngân hàng Nhà nước.

Nguyễn Thị Mai Huyên & Ngô Sỹ Nam (2019) xác định tác động của sự bất ổn trong chính sách kinh tế thế giới đến giá cổ phiếu của 7 quốc gia mới nổi ở Châu Á (Hồng Kông, Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan) từ tháng 7/2000 đến tháng 02/2018. Kết quả cho thấy thay đổi trong chính sách kinh tế thế giới có tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu ở các quốc gia khác nhau sau khoảng 6-9 tháng, nhưng khơng có tác động tương tự tới Việt Nam.

Hoàng Thị Mai Anh (2022) nghiên cứu về tác động của chính sách kinh tế bất ổn và nhu cầu thông tin đến thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường vốn ở Việt Nam. Kết quả cho thấy EPU ảnh hưởng khác nhau đến tính thanh khoản: giúp tăng khối lượng giao dịch (tăng thanh khoản) và đồng thời làm tăng chi phí giao dịch (thanh khoản kém). Nhà đầu tư tăng cường tìm kiếm thơng tin giúp tăng tính thanh khoản của cổ phiếu. Tác động tiêu cực của chính sách kinh tế bất ổn đối với thanh khoản có thể giảm thiểu bằng cách tìm kiếm thơng tin tích cực.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Xuân (2022) tìm hiểu hoạt động đầu tư của doanh nghiệp dưới tác động của bất ổn liên quan đến chính sách kinh tế (được đại diện bằng chỉ số EPU). Sử dụng mẫu nghiên cứu từ 1836 công ty niêm yết trên 22 quốc gia trong giai đoạn 2003 - 2019 và phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định (FEM), nghiên cứu này chứng minh rằng bất ổn chính sách kinh tế làm giảm hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Điều này cũng được củng cố thêm sau khi thực hiện các mơ hình hồi quy với các biến thay thế để kiểm tra tính vững của mơ hình, đặc biệt là phương pháp hồi quy phân vị cho ra nhiều kết quả thú vị.

<i><b>2.2.2. Nước ngoài </b></i>

Đối với nghiên cứu nước ngoài, biến giá dầu đã được nhiều sự quan tâm bởi các nhà nghiên cứu. Nguyen & Bhatti (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu và TTCK ở Việt Nam và Trung Quốc bằng mơ hình biểu đồ chi–Kendall phi tham số và biểu đồ bán tham số để nắm bắt cấu trúc phụ thuộc giữa thị trường Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả cho thấy có sự phụ thuộc trái chiều giữa giá dầu thế giới và TTCK Việt Nam, trong khi khơng tìm thấy bằng chứng về sự phụ thuộc giữa TTCK Trung Quốc và giá dầu quốc tế.

Adaramola (2017) xem xét tác động dài hạn và ngắn hạn của giá dầu đối với lợi nhuận chứng khoán ở Nigeria trong giai đoạn 1985-2009 bằng cách sử dụng kiểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

định đồng liên kết Johansen. Kết quả thực nghiệm cho thấy lợi nhuận chứng khốn có tác động tích cực đáng kể với cú sốc giá dầu trong ngắn hạn, nhưng lại có lợi nhuận chứng khốn âm đáng kể với cú sốc giá dầu trong dài hạn. Kiểm định Granger cho thấy có bằng chứng rõ ràng cho sự ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến lợi nhuận chứng khoán, ngụ ý rằng biến đổi giá cổ phiếu ở Nigeria có liên quan đến biến động giá dầu. Nghiên cứu của Fang và cộng sự (2018) điều tra mối tương quan dài hạn thay đổi theo thời gian giữa dầu thô và TTCK Hoa Kỳ dưới tác động của chỉ số EPU thơng qua mơ hình DCC-MIDAS. Kết quả cho thấy EPU có tác động tích cực đáng kể đến mối tương quan giữa giá dầu và trữ lượng trong dài hạn. Trong số các chỉ số EPU cụ thể, tất cả đều có tác động tích cực đến mối tương quan, trừ sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ và an ninh quốc gia.

Nghiên cứu của Tien và cộng sự (2021) nhằm đo lường tác động của 4 yếu tố thị trường gồm: chỉ số S&P500, giá dầu, giá vàng và tổng số ca nhiễm Covid-19 lên chỉ số VN-Index trong giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2021 bằng mơ hình ARDL. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, chỉ số S&P500, giá dầu và giá vàng có tác động đến VN Index. Các yếu tố này có mối quan hệ thuận chiều với chỉ số VN Index, trong khi tổng số ca nhiễm không ảnh hưởng đến VN Index do không đáp ứng điều kiện ngừng hoạt động.

Đối với chỉ số EPU, Christou và cộng sự (2017) đã nghiên cứu sự khơng chắc chắn về chính sách kinh tế và lợi nhuận của TTCK ở các quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương (gồm Úc, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ) dựa trên mơ hình VAR bảng được ước tính bằng cách sử dụng lựa chọn thơng số tìm kiếm ngẫu nhiên. Tác động của các cú sốc EPU của quốc gia sở tại và các cú sốc EPU của Hoa Kỳ được xem xét trong khoảng thời gian từ tháng 1/1998 đến tháng 12/2014. Kết quả cho thấy lợi nhuận của TTCK bị ảnh hưởng tiêu cực bởi mức độ không chắc chắn của chính sách gia tăng trong thập kỷ gần đây. Ngồi ra, nghiên cứu cịn phát hiện mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa lợi nhuận TTCK và cú sốc EPU của Hoa Kỳ ở hầu hết các quốc gia ngoại trừ Úc.

Badshah và cộng sự (2019) nghiên cứu tác động của chỉ số EPU đến mối tương quan giữa lợi nhuận cổ phiếu và hàng hoá. Kết quả cho thấy EPU có tác động tích cực và đáng kể trong mối tương quan này, đặc biệt mạnh mẽ trong ngành năng lượng và kim loại công nghiệp. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

lược phòng ngừa rủi ro có chọn lọc, trong đó nhà quản lý rủi ro dựa vào thời gian và quy mơ chương trình phòng ngừa rủi ro dựa trên kỳ vọng giá trong tương lai và điều kiện kinh tế phổ biến.

Qin và cộng sự (2020) nghiên cứu về các tương tác thay đổi theo thời gian giữa giá dầu (OP) và sự khơng chắc chắn của chính sách kinh tế Hoa Kỳ (EPU), bao gồm EPU tiền tệ (MEPU), EPU tài khóa (FEPU), EPU thương mại (TEPU). Kết quả chỉ ra rằng EPU ảnh hưởng đến giá dầu (OP). Ngược lại, OP có tác động tích cực đến EPU. Nói chung, MEPU có mối quan hệ mật thiết hơn với OP hơn FEPU và TEPU, đặc biệt trước thời kỳ ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ.

Youssef và cộng sự (2021) tìm hiểu mối liên hệ giữa các chỉ số chứng khốn và tác động của sự khơng chắc chắn về chính sách kinh tế (EPU) ở 8 quốc gia nơi Covid-19 lan rộng nhất (Trung Quốc, Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Mỹ và Vương quốc Anh) thơng qua mơ hình VAR biến thiên theo thời gian đối với dữ liệu trong khoảng thời gian từ 01/01/2015 đến 18/05/2020. Kết quả cho thấy TTCK có tính kết nối cao trong tồn bộ thời kỳ nghiên cứu, nhưng tác động đạt đến mức cao nhất vào quý đầu tiên của năm 2020 khi dịch bệnh bùng phát mạnh. Các phát hiện cũng chỉ ra rằng hiệu ứng EPU đối với khả năng kết nối ròng đã thay đổi trong thời gian xảy ra đại dịch, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin lan truyền từ một thị trường đến các thị trường khác, tùy thuộc vào tình hình kinh tế hiện tại. Kết quả này mang ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư cá nhân, nhà quản lý danh mục đầu tư, nhà hoạch định chính sách, ngân hàng đầu tư và ngân hàng trung ương.

Zhu và cộng sự (2021) nghiên cứu tác động thay đổi theo thời gian của giá dầu và sự không chắc chắn của chính sách kinh tế (EPU) đối với ngành kim loại màu của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (a) Tác động của cú sốc giá dầu đối với ngành này thay đổi ngắn hạn và phức tạp dài hạn; (b) Tác động của cú sốc EPU đối với ngành biến đổi sau năm 2009, và tác động khơng đồng nhất đối với các vị trí trong ngành; (c) Giá dầu tác động tích cực ngắn hạn đến EPU, và tác động ngắn hạn của EPU đối với giá dầu dần chuyển sang tích cực từ sau khủng hoảng tài chính; (d) Trong khủng hoảng tài chính, tác động của giá dầu và EPU đối với cú sốc trong ngành gia tăng, thể hiện tầm quan trọng của môi trường kinh tế ổn định; (e) Sự không chắc chắn trong chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái gây cú sốc EPU đối với giá dầu, và sự khơng chắc chắn trong chính sách thương mại gây tác động lạm phát.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Chowdhury và cộng sự (2022) đo tác động của Covid-19 và sự khơng chắc chắn về chính sách kinh tế (EPU) đối với biến động của TTCK Hoa Kỳ bằng các mô hình nghiên cứu sự kiện, hồi quy từng bước và tự hồi quy vector (VAR). Tác động đã được xem xét dưới ba bối cảnh cụ thể là bên trong Hoa Kỳ, bên ngoài Hoa Kỳ và toàn thế giới. Nghiên cứu này cho thấy thị trường phản ứng tiêu cực trước thông báo về các trường hợp Covid-19 mới và tử vong, trong khi có phản ứng tích cực với thơng báo về gói cứu trợ tài chính. EPU có tác động tích cực đáng kể đến biến động của TTCK Mỹ, và thị trường này dễ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hơn so với phần còn lại của thế giới.

Feng và cộng sự (2022) nghiên cứu tác động của bất ổn chính sách tiền tệ (MPU) đối với lợi nhuận chứng khốn ở nhóm quốc gia G7 và BRICS. Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp QQ (the QQ analysis) để điều tra tác động của sự khơng chắc chắn của chính sách tiền tệ ở Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy tác động tiêu cực tổng thể của MPU đối với lợi nhuận chứng khoán ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là trong khu vực kết hợp các phân vị MPU cao hơn với các phân vị thấp hơn của TTCK. Tuy nhiên, cũng có một số tác động tích cực của MPU đối với lợi nhuận chứng khoán trong thị trường giá xuống. Nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa MPU và lợi nhuận chứng khốn và cung cấp thơng tin tồn diện và chính xác hơn về cấu trúc phụ thuộc tổng thể giữa hai biến.

Quelhas (2022) nghiên cứu tác động của sự khơng chắc chắn của chính sách tiền tệ đối với các biến tổng hợp thực và tác động của các cú sốc chính sách tiền tệ ở khu vực đồng Euro. Tác giả đã xây dựng một chỉ số MPU để theo dõi sự khơng chắc chắn trong chính sách tiền tệ. Kết quả cho thấy sự không chắc chắn cao hơn dẫn đến hạn chế hoạt động kinh tế, và tác động làm giảm mạnh hơn trong các thời điểm không chắc chắn. Sự không chắc chắn cũng ảnh hưởng đến biến động mạnh mẽ của lãi suất chính sách, tác động đến sản lượng, đầu tư và tiêu dùng, và phản ứng ít mạnh mẽ hơn so với thời kỳ ổn định.

Nghiên cứu của Syed & Bouri (2022) tập trung khảo sát tác động lan tỏa từ sự khơng chắc chắn trong chính sách kinh tế toàn cầu (GEPU) và biến động giá dầu đối với sự biến động của chỉ số TTCK ở các nền kinh tế xuất khẩu và nhập khẩu dầu, cả trong các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Kết quả cho thấy, hiệu ứng lan tỏa từ GEPU ở các nước xuất khẩu dầu tương đối nhỏ hơn so với các nước nhập khẩu dầu,

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

trong cả nhóm nền kinh tế phát triển và mới nổi. Ngược lại, tác động lan tỏa biến động từ giá dầu đối với các nước xuất khẩu dầu lớn hơn so với các nước nhập khẩu, cả trong nhóm nền kinh tế phát triển và mới nổi. Các phát hiện chỉ ra rằng sự biến động của TTCK ở các nước mới nổi nhạy cảm hơn với các yếu tố toàn cầu như GEPU và biến động giá dầu, và các nhà xuất khẩu và nhập khẩu dầu ở các nền kinh tế mới nổi nhạy cảm hơn với biến động giá dầu so với các nhà xuất khẩu và nhập khẩu dầu ở các nước phát triển.

Dựa trên tập hợp các nghiên cứu đã thu thập và đánh giá, nhóm tác giả nhận thấy nghiên cứu về giá dầu tại TTCK Việt Nam đã được phát triển đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, việc kết hợp giá dầu và chỉ số EPU trong các nghiên cứu vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Thực tế, cịn rất ít nghiên cứu khảo sát chỉ số EPU và tác động của nó lên TTCK Việt Nam.

Tuy vậy, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến cả hai biến giá dầu và chỉ số EPU đến TTCK của nhiều quốc gia khác nhau. Đối với sự kết hợp hai biến giá dầu và chỉ số EPU cũng đã được giới nghiên cứu nước ngoài thực hiện. Điều này cho thấy tiềm năng và tính cần thiết của việc kết hợp các biến này trong nghiên cứu tại TTCK Việt Nam.

<b>Bảng 2.1: Lược khảo các biến tác động từ các nghiên cứu trước đây </b>

<b>STT Tác giả, Năm Tên nghiên cứu </b>

<b>Phương pháp nghiên </b>

<b>cứu </b>

<b>Các biến tác động đề xuất </b>

1

Lescaroux & Mignon

(2008)

On the Influence of Oil Prices on Economic Activity

and Other Macroeconomic

and Financial Variables

Mơ hình tự hồi quy vector VAR

GDP, CPI, Tiêu dùng hộ gia đình, Tỷ lệ thất nghiệp,

Giá dầu thơ.

2 Phạm Thế Anh (2010)

Tác động của các biến số vĩ mơ đến

TTCK

Mơ hình hồi quy tuyến tính OLS.

GDP, Tỷ lệ lạm phát, Lãi suất và cung tiền, Tỷ giá hối

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

đoái, Thâm hụt ngân sách.

3

Basher và cộng sự

(2012)

Oil prices, exchange rates and

emerging stock markets

Mô hình tự hồi quy vector VAR

Sản lượng dầu thế giới, Logarithm của

hoạt động kinh tế thực toàn cầu, Giá dầu WTI, Chỉ số MSCI, TED Spread,

Tỷ giá hối đối có trọng số.

4 <sup>Nguyen & </sup>Bhatti (2012)

Copula model dependency between oil prices and stock markets:

Evidence from China and Vietnam

Plots (Kendall - K plot và chi plot), lý thuyết Copula

Giá dầu thế giới, Chỉ số chứng khoán của Việt Nam và Trung

Quốc.

5

Broadstock và cộng sự

(2012)

Oil shocks and their impact on energy related stocks in China

Mơ hình ARCH, (phương pháp

BEKK), Mơ hình CAPM

Giá dầu Brent, Chỉ số Ngành năng lượng, Chỉ số dầu

khí, than, Chỉ số điện năng, Chỉ số

năng lượng mới.

6

Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo

(2013)

Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến

thị trường chứng khốn VN

Mơ hình hồi quy tuyến

tính OLS

Cung tiền, Lạm phát, Giá trị sản lượng cơng nghiệp, Lãi suất, Tỷ giá hối đối,

Giá dầu.

7 <sup>Broadstock & </sup>Filis (2014)

Oil price shocks and stock market

Mơ hình vector tự hồi

Sản lượng dầu thế giới, Hoạt động kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

returns: New evidence from the

United States and China

quy cấu trúc SVAR, Mơ hình dự báo biến động

phương sai Scalar-BEKK

tế thực tế toàn cầu, Giá dầu Brent, Các chỉ số: S&P 500,

Shanghai Composite, Ngân hàng, Kim loại và Khai khống, Dầu khí, Bán lẻ, Chỉ số cơng nghiệp cơng

nghệ.

8

Trần Thị Bích Ngọc & Nguyễn Tuyết

Trinh (2015)

Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khốn Việt

Nam

Mơ hình hiệu chỉnh sai số

ECM

CPI, Tỷ giá hối đoái, Cung tiền M2, Giá dầu thế giới, Chỉ số giá vàng, Chỉ số sản lượng công nghiệp

trong nước.

9

Christou và cộng sự

(2017)

Economic policy uncertainty and

stock market returns in PacificRim countries: Evidence

based on a Bayesian panel

VAR model

Mô hình tự hồi quy vector VAR

Chỉ số EPU, Lợi nhuận cổ phiếu tại Úc, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản,

Hoa Kỳ.

10

Phạm Thị Tuyết Trinh

(2017)

Tác động của giá dầu đến nền kinh tế

và phản ứng của chính sách tiền tệ

tại Việt Nam

Mơ hình hồi quy vector

VAR, mơ hình hiệu chỉnh sai số

Lạm phát, Sản lượng, Cung tiền, Lãi suất thị trường, Lãi suất chính sách,

Giá dầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

vectơ (VECM)

11 Fang và cộng sự (2018)

The effect of economic policy uncertainty on the

long-run correlation between

crude oil and the U.S. stock markets

Mơ hình DCC-MIDAS

Chỉ số S&P 500, Giá dầu WTI, Chỉ số EPU, Lợi nhuận TTCK ở Hoa Kỳ.

12

Phạm Thị Tuyết Trinh & Võ Lê Linh

Đan (2018)

Tác động bất đối xứng của biến động

giá dầu đến thị trường chứng khốn Việt Nam: Tiếp cận mơ hình

phi tuyến tính ARDL

Mơ phân phối trễ tự hồi quy

ARDL

Giá dầu Brent, Chỉ số sản xuất công nghiệp, Cung tiền.

13 <sup>Robiyanto </sup>(2018)

The Dynamic Correlation between ASEAN-5

Stock Markets and World Oil Prices

Phương pháp tiếp cận động sử dụng DCC

- GARCH

Chỉ số giá chứng khoán tại Indonesia, Kuala Lumpur, Thái

Lan, Singapore, Philippines, Giá dầu

WTI.

14

Hồ Hoàng Gia Bảo

(2019)

Giá cổ phiếu của một số NHTM cổ

phần lớn ở Việt Nam dưới tác động

của giá dầu, giá vàng và chỉ số chứng khốn thế

Mơ hình GARCH (1,1)

Giá dầu, Giá vàng, Chỉ số S&P Global

1200.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

giới

15

Nguyễn Thị Mai Huyên &

Ngô Sỹ Nam (2019)

Tác động của bất ổn chính sách kinh

tế thế giới đến giá cổ phiếu: Nghiên cứu ở các nền kinh tế mới nổi khu vực

Châu Á

Mơ hình tự hồi quy vector (VAR)

Chỉ số EPU, Giá cổ phiếu tại các quốc

gia.

16

Nguyễn Thị Như Quỳnh &

Võ Thị Hương Linh

(2019)

Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ

mô đến chỉ số giá chứng khốn tại

Việt Nam

Mơ hình tự hồi quy vector (VAR) Mơ hình hiệu chỉnh sai số

vectơ (VECM)

Lạm phát, Cung tiền, Tỷ giá hối đoái, Lãi

suất, Giá vàng, Giá dầu.

17 <sup>Qin và cộng </sup>sự (2020)

The stability of U.S. economic policy: Does it really matter for oil

price?

Mơ hình cân bằng tổng thể

(The equilibrium model) được phát triển bởi

Veronesi (2012)

Giá dầu (OP), Sự không chắc chắn của

chính sách kinh tế Hoa Kỳ (EPU), EPU

tiền tệ (MEPU), EPU tài khóa (FEPU), EPU thương mại (TEPU).

18 Bùi Đỗ Phúc Quyên (2020)

Tác động của giá cả hàng hóa tồn cầu đến thị trường chứng khốn Đơng

Nam Á

Các mơ hình dành cho dữ liệu bảng như

POLS, FEM, REM, GLS,

DGMM

Chỉ số chứng khoán mỗi nước, Chỉ số giá

cả của tất cả các hàng hóa, Tỷ giá hối

đối, Mức độ hoạt động kinh tế của mỗi

nước, CPI, Lãi suất

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

cho vay.

19

Youssef và cộng sự

(2021)

Dynamic connectedness between stock markets in the presence of the

Covid-19 pandemic: does economic policy uncertainty matter?

Mô hình tự hồi quy vectơ

tham số thay đổi theo thời gian (TVP-

VAR)

Chỉ số EPU, Chỉ số chứng khoán ở Trung Quốc, Ý, Pháp, Đức, Tây Ban

Nha, Nga, Mỹ và Vương quốc Anh.

20 <sup>Zhu và cộng </sup>sự (2021)

Time-varying effects of oil price

shocks and economic policy uncertainty on the nonferrous metals industry: From the

perspective of industrial security

Mơ hình tham số biến đổi theo thời gian

VAR SV-VAR)

(TVP-Giá dầu WTI, chỉ số EPU, Sản lượng công nghiệp, Lạm

phát, Việc làm.

21

Chowdhury và cộng sự

(2022)

Volatility of the US stock market and business strategy during Covid-19

Mơ hình sự kiện, Hồi quy

từng bước và Tự hồi quy vector (VAR)

Chỉ số EPU, Chỉ số chứng khoán ở Hoa

Kỳ Số ca nhiễm Covid-19.

22

Hồ Thị Lam & Nguyễn Ngọc Hoàng

Anh (2022)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của

các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường

Mơ hình bình phương tối

thiếu tổng quát khả thi

(FGLS)

ROA, ROE, Quy mô ngân hàng Địn bẩy tài chính, Tính thanh

khoản, Chất lượng tín dụng, Hiệu quả quản lý chi phí, Tốc

</div>

×