Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tội Mua Bán Người Trên Không Gian Mạng.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 109 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1</b>

<b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRÊN KHƠNG GIAN MẠNG ... 5</b>

<b>1.1. Tội phạm mua bán người trên không gian mạng ... 5</b>

<i><b>1.1.1. Khái quát về Tội phạm mua bán người trên không gian mạng ... 6</b></i>

<i><b>1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng ... 12</b></i>

<b>1.2. Tình hình tội phạm mua bán người trên không gian mạng ... 17</b>

<i><b>1.2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng 171.2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm mua bán người trên không gian mạng ... 20</b></i>

<i><b>1.2.3. Động thái của tình hình tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng .. 23</b></i>

<i><b>1.2.4. Thiệt hại của tình hình tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng ... 25</b></i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 28</b>

<b>CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG ... 29</b>

<b>2.1. Nguyên nhân và điều kiện khách quan ... 29</b>

<i><b>2.1.1. Nguyên nhân và điều kiện đến từ hệ thống pháp luật ... 29</b></i>

<i><b>2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện đến từ tâm lý, văn hóa xã hội ... 32</b></i>

<i><b>2.1.3. Nguyên nhân và điều kiện đến từ kinh tế xã hội ... 33</b></i>

<i><b>2.1.4. Nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân ... 36</b></i>

<b>2.2. Nguyên nhân và điều kiện chủ quan ... 39</b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 41</b>

<b>CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRÊN KHƠNG GIAN MẠNG ... 42</b>

<b>3.1. Thực trạng phịng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng ... 42</b>

<b>3.2. Dự báo tình hình mua bán người trên khơng gian mạng ... 49</b>

<b>3.3. Kinh nghiệm phịng chống tội phạm mua bán người ở một số quốc gia ... 50</b>

<i><b>3.3.1. Kinh nghiệm phòng chống tội phạm mua bán người tại Australia ... 50</b></i>

<i><b>3.3.1. Kinh nghiệm phòng chống tội phạm mua bán người của Đài Loan ... 53</b></i>

<b>3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng ... 55</b>

<i><b>3.4.1 Giải pháp cho nhóm nguyên nhân và điều kiện đến từ hệ thống pháp luật . 55</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>3.4.2 Giải pháp cho nhóm nguyên nhân và điều kiện đến từ tâm lý, văn hóa xã hội</b></i>

<i><b> ... 57</b></i>

<i><b>3.4.3 Giải pháp cho nhóm nguyên nhân và điều kiện đến từ kinh tế xã hội ... 58</b></i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 61</b>

<b>TỔNG KẾT ... 62</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em

Ngoại giao Mỹ

vực Tiểu vùng sông Mê – Kông

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài: </b>

Trong xã hội Việt Nam hiện tại, nhu cầu sử dụng các phương thiện công nghệ thông tin ngày càng tăng cao, đặc biệt là khi đại dịch bùng phát, thời gian giãn cách xã hội kéo dài khiến nhu cầu sử dụng mạng internet ngày càng tăng cao rõ rệt. Hậu Covid, mặt tích cực của mạng xã hội đã đem tới cho con người chúng ta nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin nâng cao kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng mang tới nhiều hệ lụy mà một trong số đó là việc nhiều người có thể trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Việt Nam có tỷ lệ dân số sử dụng mạng internet rất cao, từ đó đã làm phát sinh thêm nhiều đối tượng phạm tội, đặc biệt là tội phạm mua bán người. Đây được xem là nhóm đối tượng phạm tội diễn biến khá phức tạp; với nhiều phương thức, thủ đoạn mới ngày càng tinh vi, đa dạng hơn. Trong thời gian qua, tội phạm mua bán người đã lợi dụng mạng xã hội như một công cụ để kết bạn, làm quen, dụ dỗ, lừa gạt, tuyển mộ lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc với hứa hẹn mức lương cao, công việc nhàn hạ, sau đó tổ chức cho nạn nhân vượt biên trái phép và bán vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến, cơ sở kinh doanh dịch vụ massage, karaoke trá hình do người nước ngồi điều hành. Có nhiều nạn nhân bị ép phải bán dâm hoặc bị cưỡng bức lao động, nếu muốn về nước thì phải chuộc một khoản tiền rất lớn. Đáng chú ý rằng không chỉ có trẻ em mà cả người lớn cũng bị lừa bán từ các mối quan hệ trên mạng xã hội. Việt Nam hiện nay đã có những đạo luật phịng chống mua bán người qua khơng gian mạng nhưng qua quá trình áp dụng trên thực tế vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả do cịn nhiều khó khăn trong việc áp dụng các đạo luật này. Mặt khác, tội phạm trong lĩnh vực này lại ngày càng gia tăng và chưa có chiều hướng suy giảm. Hơn thế nữa hiện nay công tác đảm bảo an ninh mạng vẫn chưa được chú trọng và việc nhận thức của người sử dụng mạng xã hội còn đang hạn chế khiến gia tăng cả về số lượng và quy mô của tình trạng mua bán người trên khơng gian mạng. Do vậy, việc tiến hành phòng tránh và đấu tranh chống lại tội ác mua bán người càng trở nên khó khăn và phức tạp khi tội phạm đang dần thành thạo công nghệ, sử dụng mạng xã hội nhuần nhuyễn để tóm được nạn nhân mục tiêu vào đường dây của chúng.

Xuất phát từ những thực tế về vấn đề “mua bán người trên không gian mạng”. Nhóm chúng em đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét từ vấn đề này; từ đó đề xuất đến những biện pháp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu trong cơng tác phịng, chống,

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

giải quyết những vấn đề liên quan đến vấn nạn “mua bán người trên không gian mạng”. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài, khó có thể đề cập, làm rõ hết được những vấn đề xung quanh, những hiện tượng phức tạp của vấn đề này mà chỉ có thể đề cập đến những vấn đề cơ bản mang tính gợi mở trong suốt q trình nghiên cứu chi tiết và sâu sắc hơn.

<b>2. Tình hình nghiên cứu: </b>

Hiện tượng mua bán người thông qua môi trường mạng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Lợi dụng tình hình xã hội trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay - dịch Covid 19, nhóm đối tượng này đã lợi dụng triệt để không gian mạng để tạo ra một thị trường “mua bán người” để lừa gạt, dụ dỗ, thực hiện các hành vi nhằm tóm được các nạn nhân vào đường dây của chúng với mục đích để phục vụ cho nhu cầu lợi ích của chúng. Do nhóm tội phạm mua bán người ngày càng trở nên phức tạp và tinh xảo trong các phương thức thực hiện tội phạm nên nhiều tác giả giả đã cho ra đời nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn về vấn đề này:

- Trong trường: Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Mai Trâm với đề tài “Đấu tranh phòng chống tội mua bán người trên địa bàn tỉnh An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh”; Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Đức Phương với đề tài “Tội mua bán bán người trong luật Hình sự Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Ngọc Kim với đề tài “Tội phạm mua bán bán người trong luật Hình sự quốc tế, Việt Nam và Thụy Điển”

<i>- Ngoài trường: Luận văn thạc sĩ “Phòng ngừa tội mua bán người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Trung Chánh (tại Học viện khoa </i>

học xã hội) năm 2017

Nhìn chung, qua các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi trường, các tác giả đa phần đều nghiên cứu vấn đề về lý luận và thực tiễn tội phạm; thực trạng, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để hồn thiện hệ thống Pháp luật, phịng ngừa tội phạm mua bán người trên phạm vi cả nước nói chung cũng như phạm vi địa phương nói riêng. Bên cạnh đó, đa số các cơng trình nghiên cứu đều đề cập chủ yếu đến các nạn nhân dễ sa vào đường dây mua bán người, chẳng hạn như là phụ nữ và trẻ em. Đối với các phương thức thực hiện hành vi phạm tội, nhiều cơng trình đã đưa ra các hình thức, thủ đoạn khác nhau như: lợi dụng lịng cả tin của nạn nhân, lợi dụng tình hình kinh tế khó khăn, tình trạng thất nghiệp, hiểu biết pháp luật ít... Nhưng ít có cơng trình nào đề cập đến hình thức lợi dụng mơi trường mạng để thực hiện hành vi mua bán người. Khái quát chung, các cơng trình nghiên cứu này chỉ đề cập hình thức này ở một khía cạnh nhỏ mà chưa đi sâu vào khai thác, làm rõ. Được biết, để bắt kịp với xu hướng phát triển hiện nay của xã hội, mạng xã hội cũng được xem là một trong những không gian sống của nhiều người và

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

cũng là nơi để nhiều nhóm tội phạm thực hiện hành vi trái pháp luật của mình. Lợi dụng điều đó, các đối tượng mua bán người đã sử dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi. Đây được xem là một vấn đề cấp thiết, nhức nhối nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc phòng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng vẫn còn đang là một vấn đề khuất mắt và cần được đề cập, xây dựng nhằm dự báo tình hình tội phạm và kế hoạch hóa trong hoạt động phịng ngừa, qua đó đưa ra các biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn nhóm tội phạm này. Để giải quyết những vấn đề này, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài

<i><b>“Phòng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng tại Việt Nam”. </b></i>

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài </b>

Mục tiêu của đề tài này là làm rõ các vấn đề về lý luận thực tiễn và phạm vi phòng ngừa đối với tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng dưới khía cạnh lập pháp hình sự. Để từ đó đưa ra các giải pháp, xây dựng cơ chế phòng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả cho xã hội nói chung cũng như Pháp luật Việt Nam nói riêng.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là thực tiễn trong hoạt động phịng ngừa, cơng tác phịng ngừa trên cơ sở Pháp luật hình sự Việt Nam.

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu: </b>

<i><b>Dưới khía cạnh của bộ mơn Tội phạm học, để nghiên cứu về đề tài “Phòng ngừa tội </b></i>

<i><b>phạm mua bán người trên không gian mạng” cần đưa ra những nhiệm vụ sau đây: </b></i>

Một là, phân tích, làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng ngừa phạm tội mua bán người trên khơng gian mạng.

Hai ra, trình bày, phân tích thực trạng và nguyên nhân trong hoạt động mua bán người trên khơng gian mạng.

Ba là, dự báo tình hình tội phạm, từ đó đưa ra giải pháp, cơ chế phịng ngừa cũng như kế hoạch hóa hoạt động phịng ngừa tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng.

<b>6. Phạm vi nghiên cứu </b>

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phòng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng diễn ra tại Việt Nam hiện nay dưới góc độ tội phạm học.

Nhóm nghiên cứu trong thời gian 6 tháng (từ tháng 02/2023 đến tháng 07/2023).

<b>7. Phương pháp nghiên cứu </b>

Để phục vụ cho cơng việc nghiên cứu, nhóm chúng em đã lựa chọn các phương pháp sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Phương pháp thống kê: Dựa trên cơ sở số liệu thống kê đã được thu thập, hệ thống hóa, tiến hành so sánh, đối chiếu, nghiên cứu tổng hợp để rút ra các kết luận về mối liên hệ tác động lẫn nhau và quy luật vận động của các hiện tượng có lien quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích các quy định của pháp luật hình sự và các văn bản có liên quan về tội mua bán người trên không gian mạng và về hoạt động phòng, ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng để làm rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm của tội mua bán người trên không gian mạng, từ đó xác định mối liên hệ, ảnh hưởng giữa hành vi mua bán người và hoạt động phòng ngừa. Đồng thời tổng hợp, kế thừa kết quả của những cơng trình nghiên cứu liên quan từ trước đến nay một cách có chọn lọc.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa vào các tài liệu liên quan đến tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng, từ đó tìm hiểu, phân tích đến vấn đề về tội phạm mua bán người trên không gian mạng và phòng ngừa tội phạm này. - Phương pháp tổng kết lý luận: nghiên cứu, học hỏi các quan điểm của những

tác giả khác, đánh giá thực trạng, tổng kết và đưa ra bình luận về những điểm phù hợp hoặc những giải pháp cần phải hồn thiện về hoạt động phịng ngừa tội phạm mua bán người trên khơng gian mang.

- Ngồi những phương trên, nhóm nghiên cứu cịn sử dụng các phương pháp khác: phương pháp luận, phương pháp thu thập số liệu,...

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG </b>

<b>1.1. Tội phạm mua bán người trên không gian mạng </b>

Tội mua bán người là một trong những loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội, mang tính chất chung của tội phạm<small>1</small>, được quy định cụ thể trong hai điều, là Điều 150 và Điều

<i>151 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam </i>

Liên quan đến quy định về tội danh mua bán người thì ngồi việc được quy định trong BLHS 2015 thì tội mua bán người cịn được giải thích và quy định ở các văn bản

<i>quy phạm pháp luật khác như: Nghị quyết Số 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng </i>

Điều 150 về tội mua bán người, Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của BLHS

<i>2015; Nghị định thư: Về việc ngăn ngừa, phịng chống và trừng trị việc bn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cơng ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của liên hợp quốc thông qua ngày 15/11/2000, có hiệu lực từ ngày 25/12/2003 (gọi </i>

tắt là Nghị định thư năm 2000 về chống buôn bán người).

Qua việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật có liên quan đến tội mua bán người của Việt Nam và so sánh với Luật quốc tế, có thể thấy rằng, quan niệm về tội mua bán người trong pháp luật Việt Nam đã thừa hưởng sự nghiên cứu về quy phạm pháp luật của Luật quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam cần thường xuyên cập nhật và điều chỉnh các quy định pháp luật để đáp ứng với sự thay đổi của thế giới. Thêm vào đó, việc so sánh quy phạm pháp luật với Luật quốc tế cũng cần phải tiếp cận một cách tồn diện và chính xác để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện hơn cho hệ thống pháp luật của đất nước. Các quy định pháp luật liên quan đến tội mua bán người là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm cao từ phía các nhà lập pháp và cơ quan chức năng. Việc tìm hiểu và áp dụng quy phạm pháp luật một cách chính xác và hiệu quả sẽ giúp ngăn chặn và xử lý các trường hợp mua bán người, đồng thời bảo vệ và nâng cao quyền lợi của nạn nhân. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và các đối tác quốc tế. Chỉ khi có sự hợp tác này, chúng ta mới có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả và bảo vệ tốt nhất cho các nạn nhân của tội mua bán người.

<small>1 Điều 8, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Luật số 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>1.1.1. Khái quát về Tội phạm mua bán người trên không gian mạng </b></i>

<i>Khái quát về tội phạm mua bán người: </i>

Mua bán người có thể hiểu là hành vi chuyển giao, tiếp nhận người hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp để chuyển giao người hoặc tiếp nhận người để nhận hoặc giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác được thực hiện bởi việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc các thủ đoạn khác.

Tại Việt Nam, trước năm 2009, phạm vi mua bán người chỉ giới hạn ở phụ nữ và trẻ em qua hai Điều 119 và 120 của BLHS 1999. Đứng trước thực tiễn về diễn biến tình hình tội phạm có thể tồn tại những hành vi mua bán đối với cả nam giới nhằm những mục đích khác nhau. Hành vi này đã dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm và hiện tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã sửa đổi Điều

<i>119 thành tội mua bán người: “Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.Tại Việt Nam, trước năm 2009, phạm vi mua bán người chỉ giới hạn ở phụ </i>

nữ và trẻ em qua hai Điều 119 và 120 của BLHS 1999. Đứng trước thực tiễn về diễn biến tình hình tội phạm có thể tồn tại những hành vi mua bán đối với cả nam giới nhằm những mục đích khác nhau. Hành vi này đã dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm và hiện tượng lợi dụng kẽ hở cuả pháp luật để trục lợi. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã sửa đổi

<i>Điều 119 thành tội mua bán người: “Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. </i>

Từ năm 2009 đến nay, BLHS vẫn tiếp tục sử dụng tội mua bán người. Việt Nam đã đổi tên tội theo quốc tế từ “tội buôn người” thành “tội mua bán người” để phù hợp với quy định chung của pháp luật đã thực hiện nhiều nỗ lực để chống lại tình trạng bn bán người trong nước, đặc biệt là trong những năm gần đây. Việc thay đổi tội danh từ "tội buôn người" thành "tội mua bán người" là một trong những biện pháp được các nhà làm luật của Việt Nam áp dụng để cải thiện tình hình này, nhằm tăng cường sự chú ý và cảnh giác của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. Thông qua việc nội luật hóa các nội dung pháp luật quốc tế, các nhà làm luật đã dịch thuật bằng ngôn ngữ thuần Việt sao cho phù hợp với thực tiễn pháp luật Việt Nam. Ở đây, từ "buôn bán người" và "mua bán người" có hai ý nghĩa khác nhau. "Bn bán người" là hành vi mua bán lại người nhiều lần và có tính chất chun nghiệp. Trong khi đó, "mua bán người" chỉ là hành vi mua hoặc bán hoặc cả hai hành vi này một lần hoặc nhiều lần. Do đó, sử dụng từ "bn bán người" sẽ khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp mua hoặc bán hoặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cả hai hành vi này một lần<small>2</small>. Do đó để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với cơ sở pháp lý, BLHS Việt Nam đã sử dụng từ "mua bán người" để miêu tả hành vi mua hoặc bán người một lần hoặc nhiều lần. Nếu chưa phân biệt được hai thuật ngữ "buôn bán người" và "mua bán người", thì ta sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý các hành vi này theo pháp luật. Vì vậy, cần phải hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này để có thể đưa ra các biện pháp phù hợp và hiệu quả để ngăn chặn và ngăn ngừa hành vi mua bán người. BLHS Việt Nam sử dụng từ "mua bán người" là chính xác và phù hợp để có cơ sở pháp lý truy cứu trách nhiệm hình sự cho hành vi mua hoặc bán hoặc cả hai hành vi này một lần hoặc nhiều lần (bn bán). Qua đó, trong lĩnh vực pháp luật, việc sử dụng các từ ngữ chính xác và phù hợp là rất quan trọng để tránh sự hiểu nhầm và đảm bảo tính chính xác trong các tài liệu và văn bản pháp lý. Việc thay đổi tội danh từ "tội buôn người" thành "tội mua bán người" là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng và đối xử nhân đạo với những người bị mua bán và phạm nhân.

Tội mua bán người là một tội phạm đáng lên án và đang là mối quan tâm chung của xã hội. Bộ luật hình sự Việt Nam đã phân loại tội mua bán người theo BLHS thành hai tội riêng biệt: tội mua bán người (Điều 150) và tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp và trừng phạt tùy theo độ tuổi của nạn nhân. Theo pháp luật, tội mua bán người là hành vi bắt cóc, lừa dối, ép buộc, mua bán, vận chuyển hoặc tiếp tay cho việc mua bán, vận chuyển con người với mục đích bán cho người khác, bán cho nước ngồi hoặc sử dụng cho các mục đích phi nhân đạo khác. Điều này đã đặt nạn nhân vào tình thế bị bó buộc, bị xâm hại tình dục, bị bạo lực và lạm dụng tinh thần, thể chất, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tâm lý của nạn nhân. Khả năng phục hồi về thể chất và tinh thần có thể phụ thuộc vào độ tuổi. Tội mua bán người được phân thành hai loại: “mua bán người” (có tuổi từ 16 tuổi trở lên) và “mua bán người dưới 16 tuổi đã giúp tăng cường thêm hiệu quả về mặt pháp luật. Mặt khác, giúp cho các cơ quan chức năng có thể xử lý và trừng phạt tội phạm một cách chính xác và đúng đắn hơn.

<i>Khái quát về không gian mạng: </i>

<i>Theo khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018, không gian mạng là mạng lưới </i>

kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thơng, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thơng tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu.

Đây là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội mà không bị giới hạn bởi khơng gian và thời gian. Do đó, không gian mạng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, ta càng không thể phủ nhận được tầm <small>2 “Tội mua bán người và tội mua bán trẻ em theo quy định của BLHS tương thích với pháp luật quốc tế” </small>

<small>voi-phap-luat-quoc-te6728.html</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

trọng và lợi ích của mạng xã hội đã đem lại. Tuy nhiên, nhìn nhận ở một khía cạnh khác, việc mạng xã hội sản sinh ra nhiều loại tội phạm cũng đang là một vấn đề cần đáng được lên án. Kể cả loại tội phạm mua bán người, hiện nay chúng cũng đã bắt đầu hoành hành và phát triển nhiều trên không gian mạng xã hội. Khác với mua bán người thơng thường thì mua bán người trên khơng gian mạng nguy hiểm hơn ở chỗ phương thức thực hiện tội phạm. Chúng không bị giới hạn bởi biên giới dẫn đến phạm vi rộng hơn tạo ra sự lỏng lẻo của an ninh mạng. Nhiều tài khoản, thông tin cá nhân khó xác thực, có thể làm giả trên mạng xã hội và dễ dàng xóa dấu vết nên không gian mạng trở thành nơi lý tưởng bổ trợ cho việc thực hiện tội phạm và phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Cụ thể, tổ chức hoặc cá nhân đã sử dụng mạng Internet như một công cụ để mua bán, trao đổi, vận chuyển hoặc cung cấp người cho những mục đích trái đạo đức như bóc lột tình dục, lao động bất hợp pháp, buôn bán nội tạng hoặc các hành vi phi nhân đạo khác. Có thể nói tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng được coi là một trong những loại tội phạm nghiêm trọng nhất, gây ra những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng và sự tự do của các nạn nhân. Nó khơng chỉ ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của nạn nhân, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của họ. Ngoài ra, tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng cịn là một trong những hình thức tội phạm có tính chất xâm phạm cấp độ quốc tế. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho các cơ quan, lực lượng chức năng. Qua đó, cần có sự hợp tác liên quốc gia trong việc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định rõ về loại tội phạm “mua bán người trên không gian mạng”, mà chỉ quy về chung với tội phạm “mua bán người” và tội phạm “mua bán người dưới 16 tuổi” theo Điều 150 và 151 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Mặc dù các cơ quan, lực lượng chức năng đã có những cố gắng, nỗ lực trong cơng tác đấu tranh, phịng ngừa, nhưng tình hình tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng vẫn đang có xu hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, địi hỏi phải có sự quyết liệt vào cuộc của các ngành chức năng và toàn xã hội để ngăn chặn loại tội phạm này.

<i>Các quy định hiện hành về tội phạm mua bán người </i>

Hành vi mua bán người được xem là một trong những tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người. Đây là hành vi trái pháp luật có thể được thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc có độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Phần lớn nạn nhân của tội phạm này có độ tuổi dao động trong độ tuổi lao động hoặc đang trong độ tuổi còn non nớt, đặc biệt thường xảy ra với đối tượng như phụ nữ, trẻ em,… Pháp luật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hành cho ra đời nhiều quy định về pháp luật, các loại văn bản, cơng văn… để xử lý, cũng như phịng chống loại tội phạm này. Cụ thể, ở Việt Nam, theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017); tội phạm mua bán người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

<i>theo quy định tại Điều 150 BLHS 2015 đối với Tội mua bán người và Điều 151 BLHS 2015 đối với Tội mua bán người dưới 16 tuổi. </i>

<i>Tội mua bán người trong khoản 1 Điều 150 BLHS 2015 đã quy định gần như </i>

tương đồng với quy định của Cơng ước ASEAN về Phịng, chống bn bán người, đặc

<i>biệt là phụ nữ và trẻ em. Trong đó, “Buôn bán người” là việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa đảo, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của người có quyền kiểm sốt người khác<small>3</small></i>.

<i>Đối với khoản 1 Điều 150 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) vẫn chưa quy định </i>

rõ về dấu hiệu hành vi pháp lý “thủ đoạn khác” là cụ thể như thế nào. Đây được xem là một điểm hạn chế của các nhà làm luật, điều đó có thể dẫn đến việc khó xác định tội

<i>phạm, khó có thể định tội danh. Để khắc phục nhược điểm này, ngay tại khoản 3 Điều 2 NQ số 02/2019/NQ-HĐTP<small>4</small></i> đã giải thích được hành vi “thủ đoạn khác” là các thủ đoạn

<i>như: “bắt cóc; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; đầu độc nạn nhân; lợi dụng việc môi giới hôn nhân, môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng tình thế bị lệ thuộc; lợi dụng tình thế dễ bị tổn thương hoặc tình trạng quẫn bách của nạn nhân (ví dụ: lợi dụng tình trạng nạn nhân có người thân bị bệnh hiểm nghèo cần tiền chữa trị ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng) để thực hiện một trong các hành vi hướng dẫn tại khoản 1 Điều này”. </i>

<i>Xét về yếu tố cấu thành tội mua bán người (Điều 150): </i>

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu TNHS.

Mặt khách quan của tội này gồm các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác để đổi lấy người hoặc ngược lại để thu lợi. Trên thực tế việc mua bán người được thể hiện dưới nhiều

<small>3Điều 2 Cơng ước ASEAN về Phịng, chống bn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em </small>

<small>4Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật hình sự ngày 11/01/2019 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hình thức khác nhau, thông thường được thực hiện một cách lén lút với các hình thức thanh tốn đa dạng có thể bằng tiền, bằng tài sản khác bằng hàng hóa...

Thứ hai, người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Khách thể: hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Có thể thấy đây là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích vụ lợi hoặc mục đích bóc lột

<i>hay mục đích vơ nhân đạo. Theo như Cơng ước ASEAN về tội bn bán người: “Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ở mức tối thiểu, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nơ lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể”. Tương tự như ở Điều 2 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP, nhưng ở đây đã quy định rõ hơn về các mục đích “Để bóc lột tình dục”, “Để cưỡng bức lao động”, “Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” và “Vì mục đích vơ nhân đạo khác”. Trong đó: </i>

<i>Để bóc lột tình dục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận </i>

chuyển, chứa chấp nạn nhân nhằm chuyển giao cho người khác để thực hiện các hoạt động bóc lột tình dục (như tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm, làm nơ lệ tình dục...) hoặc tiếp nhận nạn nhân để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình.

<i>Để cưỡng bức lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ </i>

đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ.

<i>Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường </i>

hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. Bộ phận cơ thể là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định của con người.

<i>Vì mục đích vơ nhân đạo khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, buộc nạn </i>

nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác.

Về tình tiết định khung hình phạt được quy định trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) tại Điều 150 đối với Tội mua bán người: mức phạt tù từ 02 năm đến 10 năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan. Nếu xuất hiện các tình tiết định khung tăng nặng thì mức phạt tù được áp dụng căn cứ theo khoản 2, 3 Điều này. Ngồi việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05

<i>năm hoặc tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản. </i>

<i>Để giải thích cho các cụm từ ngữ về tình tiết định khung tăng nặng, tại Nghị quyết số 02/2019/NQ-HDTP đã định nghĩa rõ như sau: </i>

<i>Hành vi phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ và </i>

phân cơng, sắp đặt vai trị của những người cùng thực hiện tội phạm<small>5</small>.

<i>Vì động cơ đê hèn là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để </i>

trả thù; phạm tội để trốn tránh trách nhiệm của bản thân; phạm tội đối với người mà mình mang ơn hoặc những hành vi phạm tội khác thể hiện sự bội bạc, phản trắc<small>6</small>.

<i>Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam </i>

được xem là trường hợp người phạm tội đã hoặc đang đưa nạn nhân ra khỏi biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên khơng và trong lịng đất của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây cũng được coi là hành vi đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu đã thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với nạn nhân<small>7</small>.

<i>Phạm tội 02 lần trở lên bao gồm trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành </i>

vi mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi từ 02 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự<small>8</small>.

<i>Có tính chất chuyên nghiệp là những trường hợp người phạm tội thực hiện hành </i>

vi mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa

<small>5 Khoản 1 Điều 3, Nghị Quyết số 02/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng điều 150 về tội mua bán người và điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của bộ luật hình sự ngày 11/01/2019 </small>

<small>6 Khoản 2 Điều 3, Nghị Quyết số 02/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng điều 150 về tội mua bán người và điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của bộ luật hình sự ngày 11/01/2019 </small>

<small>7 Khoản 3 Điều 3, NQ số 02/2019/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng điều 150 về tội mua bán người và điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của bộ luật hình sự ngày 11/01/2019 </small>

<small>8 Khoản 4 Điều 3, NQ số 02/2019/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng điều 150 về tội mua bán người và điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của bộ luật hình sự ngày 11/01/2019 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc mua bán người<small>9</small>.

<i>Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp người phạm tội mua bán người </i>

hoặc mua bán người dưới 16 tuổi, sau đó đã lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân<small>10</small> .

<i>Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) được xác định yếu tố cấu thành tội phạm gồm các dấu hiệu sau: </i>

Chủ thể: giống với tội mua bán người (Điều 150), là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan:

Thứ nhất, được thể hiện qua hành vi mua đứa trẻ của người khác nhằm để bán thu lợi và bán đứa trẻ sau khi mua hoặc sau khi bắt trộm để thu lợi. Việc mua, bán trẻ em có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù dưới bất kỳ hình thức nào thì người có một trong các hành vi đã được nêu trong luật định vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thực hiện đó.

Thứ hai, trẻ em là người bị hại trong trường hợp này là người chưa đủ 16 tuổi. Khách thể: là các hành vi xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.

<i>Xét về hình phạt của tội mua bán người dưới 16 tuổi, từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 151 BLHS 2015 quy định về mức độ của hành vi phạm tội đối với tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tương tự như Điều 150 BLHS 2015 đối với tội </i>

phạm mua bán người. Tuy nhiên, điểm khác biệt về khung hình phạt của 2 tội danh này

<i>chính là quy định về hình phạt đối với tội danh tại Điều 151 BLHS 2015 có mức độ nặng hơn so với quy định về mức hình phạt của tội phạm mua bán người Điều 150 BLHS 2015. Hình phạt được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 151 BLHS 2015: “Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm lưu trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. </i>

<i><b>1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa của phịng ngừa tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng </b></i>

<i><b>a. Khái niệm phòng ngừa tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng </b></i>

Phịng ngừa tội phạm, theo Giáo trình Tội phạm học của Trường Đại học Luật

<i>Thành phố Hồ Chí Minh: “Phịng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp </i>

<small>9 Khoản 5 Điều 3, NQ số 02/2019/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng điều 150 về tội mua bán người và điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của bộ luật hình sự ngày 11/01/2019 </small>

<small>10 Khoản 6 Điều 3, NQ số 02/2019/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng điều 150 về tội mua bán người và điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của bộ luật hình sự ngày 11/01/2019 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>mang tính xã hội và tính nhà nước nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội”<small>11</small>. Xét về mặt ngơn </i>

ngữ, phịng ngừa tội phạm được hiểu là hoạt động không nhằm hướng tới tội phạm xảy ra, mà nhằm không cho tội phạm xảy ra. Để thực hiện được mục đích này đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tội phạm phải loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, làm cho các thành tố này không thể phát huy được tác dụng, từ đó ngăn ngừa được tội phạm xảy ra. Phịng ngừa tình hình tội phạm được xem là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học và cũng là mục đích cuối cùng của tội phạm học. Qua đó, tội phạm học nghiên cứu về tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm, ... phát hiện ra quy luật tồn tại, phát sinh của tình hình tội phạm để từ đó đề ra các biện pháp thiết thực tác động vào các quy luật đó nhằm mục đích cuối cùng là ngăn khơng cho tội phạm xảy ra.

Mua bán người trên không gian mạng là một hiện tượng xuất hiện khá phổ biến dạo gần đây. Trước đây, xã hội loài người bước vào giai đoạn phát triển hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nơ lệ, thì chỉ tồn tại hành vi “mua bán người” dưới mục đích dùng người trong cơng cuộc thể chế hóa, phục vụ, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp chủ nô. Ngày nay, hành vi “mua bán người” được mở rộng với tính chất hiện đại hơn mang lại nhiều lợi nhuận về tiền bạc hơn cho người. Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa quan niệm rằng: “Mua bán người là những hành vi dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác như vàng, ngoại tệ,... để trao đổi mua bán người như một thứ hàng hóa”; cịn theo TS. Trần Văn Biên thì “Mua bán người được hiểu là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện

<i>thanh toán khác để trao đổi lấy người hoặc ngược lại để thu lợi bất chính”. Tại Điều 1 Thơng tư liên tịch số 01/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP cũng hướng </i>

dẫn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

Đặc biệt hơn là ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, sự hợp tác quốc tế cũng như giao lưu giữa các nước ngày càng thịnh hành hơn, nên việc sử dụng các thiết bị điện tử, các trang mạng xã hội cũng phát triển không kém. Điều này đã vơ tình gán ghép thêm cho cụm từ tội phạm “mua bán người” thành “mua bán người trên khơng gian mạng”. Việc phịng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng hiện nay là một vấn đề mang tính tất yếu. Song, nó vẫn gặp khơng ít khó khăn. Có thể thấy, việc phịng ngừa tình hình tội phạm mua bán người là hoạt động của cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp, nghiên cứu, cải thiện và phát hiện nhằm ngăn chặn các nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tình hình tội mua bán người. Qua đó, góp phần ngăn chặn, hạn chế và từng bước loại trừ tình hình tội phạm mua bán

<small>11</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh , Giáo trình Tội phạm học, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt </small></i>

<small>Nam, trang 276.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

người ra khỏi đời sống. Tương tự như việc phịng ngừa tình hình tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng. Tuy nhiên, vấn đề này lại cịn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn hơn khi tội phạm ẩn nấp dưới danh nghĩa “người dùng”. Điều đó càng khiến cho các lực lượng, cơ quan chức năng khó có thể kiểm sốt, cũng như định danh được tội phạm. Trên tinh thần hiện nay, việc phòng ngừa đối với vấn nạn này vẫn còn đang là một vấn đề bức thiết. Việc xác định nội dung phòng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng theo khía cạnh Tội phạm học là tất cả các vấn đề, các khía cạnh cần được tiến hành các hoạt động phịng ngừa tội phạm. Trong đó, có hai nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, tiến hành các hoạt động ngừa tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng, cịn gọi là phịng ngừa xã hội là việc khắc phục các nguyên nhân và điều kiện tội phạm như cải thiện các quan hệ xã hội, hồn thành hệ thống pháp luật, xóa bỏ các tình huống, hoàn cảnh làm phát sinh tội phạm,... Cụ thể ở đây, là cần đưa ra các biện pháp như quan hệ việc làm, giáo dục, quản lý, lập pháp,...làm vơ hiệu hóa khả năng sản sinh ra tội phạm. Ngoài ra, ta cũng cần kết hợp việc giáo dục, giúp đỡ các thành viên trong cộng đồng; tác động đến con người, chủ thể của những quan hệ xã hội để phòng ngừa tội phạm như nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng mạng xã hội, đề cao cảnh giác tội phạm mua bán người trên không gian mạng...

Thứ hai, phát hiện, xử lý tội phạm còn được gọi là phòng ngừa cưỡng chế trong đó gồm các hoạt động trong điều tra, xét xử, cải tạo người phạm tội. Trên thực tế, khơng phải lúc nào ta cũng có thể ngăn chặn được tình hình tội phạm. Trong trường hợp khi tội phạm xảy ra, thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự là thực sự rất cần thiết. Lấy hình phạt để làm biện pháp răn đe cho những tội phạm khác cũng được xem là một biện pháp tối ưu được các nhà tội phạm học cổ điển như Beccaria, Bentham ủng hộ ở thế kỷ XVIII.

Tuy nhiên, đối diện với tình hình tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng hiện nay thì việc phịng ngừa loại tội phạm này vẫn còn đang là một vấn đề nan giải. Dù Việt Nam đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc phòng chống tội phạm mua bán người nhưng pháp luật nước ta hiện nay vẫn chưa có nhiều quy định rõ ràng, cụ thể và thống nhất trong việc phòng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng. Do đó, đứng dưới khía cạnh tội phạm học, ta chỉ có thể quy về việc phịng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng là việc mà ta sử dụng các biện pháp mang tính hợp thời nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm ngày càng tinh vi hiện đại nhằm hạn chế và loại trừ tội phạm xảy ra trên không gian mạng.

Đối với một quốc gia thì việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an ninh con người là một trong các yếu tố then chốt trong việc phát triển đất nước và duy trì trật tự

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

an toàn quốc gia trên toàn lãnh thổ. Bảo đảm an ninh con người là việc bảo vệ các quyền, lợi ích cơ bản của con người trước những nguy cơ xâm hại, đe dọa giúp mỗi cá nhân nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung có được mơi trường sống an tồn và cơ hội phát triển. Chính vì vậy mà Đảng, Nhà nước, cũng như các Bộ và ban ngành chức năng có liên quan đã đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt cơng tác phịng, chống mua bán người. Đồng thời nỗ lực xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh, làm công cụ pháp lý cho các cơ quan thực thi pháp luật trong cơng tác phịng, chống, đẩy lùi vấn nạn mua bán người. Cụ thể, Bộ

<i>Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với </i>

cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, trong đó tập trung đấu tranh, xử lý nghiêm minh các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm về ma túy, tội phạm mua bán người….Ngày 29/3/2011 Quốc hội đã thơng qua Luật Phịng, chống mua bán người; Các Bộ, ngành chức năng cũng ký kết 2 Thông tư liên tịch trong các năm 2013 và 2014 nhằm hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người trong lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký 4 Hiệp định song phương về phòng, chống mua bán người với các nước như là Thái Lan, Campuchia, Lào và Trung Quốc. Việt Nam đã tham gia phê chuẩn Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi mua bán bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Nghị định thư Palermo) của Liên hợp quốc.

Phòng ngừa tội phạm là vấn đề lý luận và thực tiễn được đặt ra sau q trình nghiên cứu về tội phạm thơng qua đặc điểm, tính chất tình hình tội phạm và ngun

<i>nhân - điều kiện tình hình tội phạm. Qua đó, phịng ngừa tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng dưới góc độ tội phạm học được hiểu như là việc sử dụng các biện pháp hợp thời nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm ngày càng tinh vi hiện đại, hạn chế và loại trừ tội phạm xảy ra trên không gian mạng. </i>

<i><b>b. Ý nghĩa của việc phòng ngừa tội mua bán người trên không gian mạng trong đời sống xã hội của người dân </b></i>

Việc xuất hiện tội phạm mua bán người gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và tâm lý xã hội. Do đó việc phịng ngừa tội phạm là hoạt động mang tính cần thiết và đem lại nhiều ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực.

Trong xã hội, vấn đề nhận thức được tác hại và nhận biết được hành vi phạm tội vẫn còn là nỗi trăn trở của các tổ chức tuyên truyền, giáo dục. Sự nhận thức và nhận biết này là điều không thể thiếu trong việc giảm tỷ lệ phạm tội và đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Qua đó, việc phịng ngừa tội phạm góp phần ngăn ngừa tình trạng một người thực hiện hành vi phạm tội gây ảnh hưởng đến sự an toàn và đời sống yên bình của cộng đồng, khắc phục các vấn đề xã hội, hạn chế các nguyên nhân hình thành nên tội phạm

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

và giúp người dân nâng cao ý thức và phản ứng nhanh chóng trước những hành vi mua bán người trên không gian mạng, tránh xuất hiện nạn nhân tội mua bán người trong tương lai.

Trong quan hệ kinh tế, tội mua bán người không chỉ gây ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước mà nó cịn gây ra bất lợi đến nguồn thu nhập của gia đình. Vì phần lớn nạn nhân là những người đang trong độ tuổi lao động, gánh vác một phần trách nhiệm về thu nhập của cả gia đình. Nếu mất đi một phần thu nhập này thì khả năng cao rằng các thành viên trong gia đình sẽ khó có thể duy trì được sự cân bằng trong thu chi. Do đó dẫn đến áp lực về tiền bạc ngày càng chồng chất cùng với đó là sự khác biệt về mức sống, nhu cầu kinh tế của gia đình. Việc phịng ngừa tội phạm giúp phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của các tầng lớp nhân dân, xoá bỏ dần sự khác biệt về mức sống và nhu cầu vật chất giữa các tầng lớp dân cư cũng như giữa các vùng, miền. Điều này tạo ra một xã hội đầy đủ hơn và tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng.

Trong công tác quản lý, người phạm tội lợi dụng kẽ hở của pháp luật và cách thức quản lý không gian mạng để thực hiện hành vi mua bán người với phạm vi rộng rãi và cách thức thực hiện hành vi phạm tội tinh vi. Từ đó, việc phát hiện ra các vụ việc trái pháp luật này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì thế việc phịng ngừa tội phạm nhằm tăng hiệu quả của công tác quản lý, khắc phục nguyên nhân của tội phạm. Bổ sung các biện pháp về quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và các biện pháp quản lý hành chính trong nội bộ các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Ngồi ra, phịng ngừa tội phạm cịn góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện tích cực trong cơng tác quản lý xã hội, cũng như các cơ quan, lực lượng chức năng dễ dàng phát hiện và xử lý tội phạm. Từ đó, nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống tội phạm, cụ thể là tội phạm mua bán người trên không gian mạng.

Quan trọng hơn hết là về mặt nhân đạo, tội mua bán người xâm phạm đến quyền thân thể, quyền tự do,... của nạn nhân. Những mất mát, tổn thương về thể chất và tinh thần là điều khơng thể nào tránh khỏi và khó có thể phục hồi lại hoàn toàn. Đặc biệt là khi bị ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý, nạn nhân của tội mua bán người thường mất rất lâu để có thể trở lại trạng thái tâm lý bình thường. Bởi lẽ, việc xuất hiện của hành vi phạm tội này đã tước đi sự tự quyết định của bản thân nạn nhân về thân thể chính mình, mất đi sự tự do vốn có và trong một số trường hợp có thể mất đi sự yêu thương chăm sóc, bảo vệ từ mái ấm gia đình. Điều này có thể dẫn đến chấn thương tâm lý, hình thành nỗi ám ảnh sâu đậm trong tinh thần của nạn nhân. Do đó, việc phịng ngừa tội phạm mua bán người là phương thức hữu hiệu nhất, giảm trừ tai hại do hành vi phạm tội mang đến và cải thiện tính chất nhân đạo cần phải có trong xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>1.2. Tình hình tội phạm mua bán người trên không gian mạng </b>

<i><b>1.2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng </b></i>

Tình hình tội phạm là tồn bộ, tổng thể các tội phạm đã và sẽ xảy ra trên thực tế và được nhận thức ở khía cạnh “quy mơ, kích cỡ” bằng những thơng số cụ thể. Để tìm hiểu về tình hình tội phạm mua bán người trên không gian mạng, trước tiên ta cần phải hiểu rõ thực trạng tình hình tội phạm này. Được biết, thực trạng của tình hình tội phạm là thơng số phản ánh tổng số tội phạm, tổng số người phạm tội trong một không gian, thời gian xác định. Thực trạng của tình hình tội phạm thường sẽ bao gồm hai bộ phận:

<b>Tội phạm hiện (rõ) và Tội phạm ẩn. </b>

Trong đó, tội phạm hiện (rõ) là tội phạm xảy ra trên thực tế khi cơ quan chức năng phát hiện, xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Tội phạm rõ được xác định từ giai đoạn khởi tố. Theo Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân chịu trách nhiệm việc thống kê tội phạm. Trong phạm vi của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng khác có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ này”. Như vậy, đối với loại tội phạm mua bán người trên không gian mạng được xem là tội phạm rõ khi chủ thể phạm tội đã có hành vi phạm tội trên thực tế, được cơ quan chức năng phát hiện và bị xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự.

Căn cứ vào số liệu thống kê của Bộ Công an trong giai đoạn 2021-2022-2023 thì

<b>số lượng vụ án và đối tượng phạm tội được tổng hợp như sau: </b>

<b>năm 2023 </b>

Tội phạm mua bán người trên toàn quốc

phát hiện, điều tra 77 vụ/149 đối tượng phạm tội

phát hiện, điều tra 90 vụ/247 đối tượng phạm tội

phát hiện, điều tra 88 vụ/229 đối tượng phạm tội mua bán người Tội mua bán người

<b>(Điều 150) </b>

7 vụ điều tra bn bán người vì mục đích tình dục, 3 vụ điều tra về cưỡng bức lao động và 67 vụ điều tra về tình trạng bóc lột chưa

41 vụ/97 đối tượng 43 vụ/86 đối tượng

Tội mua bán người

<b>dưới 16 tuổi (Điều 151) </b>

49 vụ/150 đối tượng 45 vụ/143 đối tượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

được xác định cụ thể “vì mục đích giao hoặc nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác” theo quy định tại Điều 150 và Điều 151 BLHS 2015

<i> Bảng 1.1. Số lượng các vụ án và đối tượng phạm tội được phát hiện (theo Báo cáo tổng kết năm của Bộ Công an) </i>

<b>2023 </b>

<b>Số vụ án đã thụ lý/bị cáo </b>

66 vụ án/132 bị cáo 77 vụ/202 bị cáo 59 vụ/153 bị cáo

<b>Số vụ án đưa ra xét xử/bị cáo </b>

49 vụ/94 bị cáo 58 vụ/128 bị cáo phạm tội

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

cấp đã thụ lý 202 vụ với 487 bị cáo phạm các tội về mua bán người. Trong số các vụ án được thụ lý, số vụ án được đưa ra xét xử là 150 vụ với 329 bị cáo (đạt tỉ lệ 74,3% về số vụ và 67,6% số bị cáo). Điêu này cho thấy được sự nỗ lực của công tác điều tra và giải quyết của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, so với số lượng vụ án và đối tượng phạm tội mà cơ quan chức năng điều tra được, thì vẫn cịn 1 số lượng đáng kể những vụ việc chưa đươc xét xử, tạo nên tội phạm ẩn. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng của một bộ phận là tội phạm ẩn.

Xét về tính chất, tội phạm mua bán người là loại tội phạm có độ ẩn cao, nguy hiểm, phức tạp và khó bị phát hiện. Trong đó, tội phạm ẩn là những tội phạm chưa bị cơ quan chức năng phát hiện hoặc đã bị cơ quan chức năng phát hiện nhưng không bị cơ quan chức năng xử lý hoặc tội phạm đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nhưng không được thống kê. Tội phạm mua bán người có độ ẩn cao là bởi lẽ phương thức thực hiện và thủ đoạn phạm tội của đối tượng này rất tinh vi và phức tạp, thường hoạt động theo đường dây có sự cấu kết và hợp tác từ người mua, người bán, nạn nhân, người môi giới... và hoạt động xuyên quốc gia.

<i>Dựa theo số liệu thống kê từ hai bảng 1.1 và 1.2, thì trong 3 năm từ năm 2021 </i>

đến 6 tháng đầu năm 2023 thì lực lượng chức năng đã phát hiện tổng cộng 255 vụ án và 625 đối tượng phạm tội liên quan đến hành vi mua bán người. Tuy nhiên, Tòa án chỉ thụ lý 202 vụ án liên quan đến 487 bị cáo và chỉ đưa 150 vụ án ra xét xử đối với 329 bị cáo. Khi ta so sánh số lượng vụ án và đối tượng phạm tội được cơ quan điều tra phát hiện với số lượng vụ án và tội phạm được Tòa án đưa ra xét xử thì có thể nhận thấy rằng tỷ lệ tội phạm được xác định, đưa ra xét xử giảm gần 50% so với tỷ lệ tội phạm được lực lượng chức năng điều tra và phát hiện ban đầu. Chính vì vậy nên nhóm nghiên cứu cho rằng tình trạng bỏ lọt tội phạm đối với đối tượng phạm tội mua bán người đang có tỷ lệ rất cao. Trong khi đó, mua bán người là hành vi mà đối tượng phạm tội có thể kiếm lời được rất nhiều tiền,khoảng 150 tỷ USD mỗi năm theo ước tính của Liên Hợp Quốc<small>12</small>. Đặc biệt là trong hoàn cảnh kinh tế hội nhập, khoa học công nghệ phát triển cực thịnh, mạng xã hội mở rộng kết nối người dùng từ mọi nơi ở cả trong và ngồi nước mà khơng bị giới hạn bởi bất kì đường biên giới nào thì chính điều này lại càng mở rộng cơ hội cho tội phạm mua bán người thực hiện tội ác. Do đó, dưới sự ảnh hưởng của khoa học cơng nghệ hiện đại thì tội phạm có xu hướng tận dụng không gian mạng, dùng thủ đoạn

<small>12 “Tội phạm mua bán người – kinh nghiệm của Australia” nghiem-cua-</small>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

để thực hiện hành vi mua bán người nhằm mục đích kiếm lời, dễ dàng thốt khỏi sự can

<i>thiệp của lực lượng chức năng. </i>

Từ số liệu thống kê, ta có thể nhận thấy rằng đang tồn tại tình trạng bỏ lọt tội phạm mua bán người trên không gian mạng bởi số lượng vụ án và bị cáo được Tòa án đưa ra xét xử ít hơn nhiều so với số lượng vụ án đã được phía cơ quan cơng an và lực lượng chức năng điều tra, phát hiện. Bởi lẽ, tội phạm mua bán người trên không gian mạng là loại loại tội phạm có độ nguy hiểm, độ ẩn cao, hoạt động tinh vi, sử dụng không gian mạng làm phương tiện hoặc thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội.

Có thể nói với sự phát triển của các nước trên thế giới, Việt Nam là một đất nước không ngoại lệ, ngày càng phát triển, nâng cao hơn trong các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị… Đứng trước sự phát triển đáng mong đợi này, vẫn không thể tránh khỏi những mặt trái nền kinh tế thị trường với nhiều tác động tiêu cực đến đời sống xã hội đã vơ tình kéo theo sự gia tăng của các nhóm tội phạm, khơng kể đến tội phạm mua bán người. Với thời buổi công nghệ hiện đại, mạng xã hội là nhu cầu thiết yếu cho tất cả mọi người trên thế giới, bất kể độ tuổi sử dụng. Việt Nam ta được xếp vào nhóm có tỷ lệ dân số sử dụng mạng xã hội rất cao. Theo thống kê của Vov, đầu năm 2022, Việt Nam có gần 77 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm hơn 78% dân số.<small>13</small>Khi đại dịch bùng phát, thời gian giãn cách xã hội kéo dài khiến nhu cầu sử dụng mạng Internet tăng cao rõ rệt. So với năm 2021, số người sử dụng mạng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm 5 triệu người vào năm 2022<small>14</small>. Đây không chỉ được xem là cơ hội để người dân tiếp cận với thông tin nâng cao kiến thức, nhưng sâu trong đó cũng tiềm ẩn khơng ít nguy cơ biến nạn nhân trở thành con mồi béo mỡ của tội phạm mua bán người.

<i><b>1.2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm mua bán người trên không gian mạng </b></i>

Về mặt định nghĩa, cơ cấu của tình hình tội phạm là thành phần, tỷ trọng và sư tương quan giữa các tội phạm, loại tội phạm trong một chỉnh thể tình hình tội phạm. Theo đó, tiêu chí để xác định cơ cấu tình hình tội phạm mua bán người bao gồm: cơ cấu theo địa bàn, cơ cấu theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội (bao gồm: theo độ tuổi, giới tính, theo đặc điểm dân tộc, theo trình độ văn hóa....)

<small>13 “VIETNAM DIGITAL REPORT 2023” </small>

<small> 14 “VIETNAM DIGITAL REPORT 2023” </small>

<small> class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>a. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội </b></i>

Phân tích số liệu thống kê mà nhóm nghiên cứu thu thập được từ 30 bản án của TAND các cấp trên phạm vi cả nước xét xử tội phạm thực hiện hành vi mua bán người trên không gian mạng từ năm 2018 – 2022 thì tội phạm phần đa tập trung tại vùng kinh tế Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, cụ thể tại các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng<small>15</small>. Thống kê về tổng số vụ án mua bán người của Bộ Công an cũng cho thấy số lượng các vụ án mua bán người chiếm tỷ lệ cao nhất tại vùng kinh tế Tây Bắc Bộ, sau đó là Đơng Bắc Bộ lần lượt với tỷ lệ là 35,52% và 19,64%. Nhìn chung, tội phạm tập trung tại các khu vực phía Bắc nơi có vị trí giáp biên giới với nước Trung Quốc, nơi tập trung đông người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Đây cũng chính là khu vực có vị trí địa lý thuận tiện cho việc mua bán người được diễn ra dễ dàng, nhanh chóng.

<i><b>b. Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân của tội phạm </b></i>

Dưới đây là các biểu đồ số liệu được thống dựa trên dữ liệu từ 30 bản án của TAND các cấp trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020 mà nhóm thu thập được:

<i><small>Biểu đồ 1.3. Thống kê tội phạm theo độ tuổi </small></i>

Theo độ tuổi, căn cứ vào số liệu thống kê ở trên thì tỷ lệ tội phạm mua bán người có độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (trên 16 tuổi) chiếm tỷ lệ 75%, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ tội phạm mua bán người có độ tuổi dưới 16 tuổi (25%). Nhìn chung, tội phạm mua bán người chủ yếu là người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đang trong độ tuổi lao động nhưng do hồn cảnh cuộc sống khó khăn, đối tượng phạm tội muốn kiếm nhiều tiền để thỏa mãn nhu cầu cá nhân nên thực hiện hành vi phạm tội.

<small>15 Phụ lục 1 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><small>Biểu đồ 1.4. Thống kê tội phạm theo dân tộc </small></i>

Theo dân tộc, dựa theo dữ liệu thống kê từ 30 bản án của TAND các cấp trong giai đoạn từ năm 2018 – 2022 mà nhóm thu thập được thì số lượng người phạm tội là người dân tộc thiểu số như dân tộc Mông, H’mong, Khơ Mú, Tày, Thái, Mường... chiếm tỷ lệ 53%, cao hơn một nửa so với đối tượng phạm tội là người dân tộc Kinh. Điều này chứng tỏ là tội phạm thường chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sống ở các vùng kinh tế xã hội có điều kiện khó khăn. Chính vì điều kiện sống khó khăn nên tội phạm thường có ham muốn kiếm tiền đổi đời nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.

<i><small>Biểu đồ 1.5. Thống kê tội phạm theo giới tính </small></i>

Theo giới tính, cũng theo số liệu thống kê mà nhóm thu thập được thì đối tượng phạm tội tập trung đều ở cả 2 giới nam và nữ, có tỷ lệ 50% ở mỗi bên. Qua đó, ta có thể đánh giá được là tuy có sự khác biệt về tâm sinh lý ở cả 2 giới nam và nữ nhưng ham muốn kiếm lời, kiếm tiền nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mỗi bên là như nhau. Nữ giới hoàn toàn có khả năng phạm tội bình thường như nam giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i><small>Biểu đồ 1.6. Thống kê tội phạm theo trình độ văn hóa </small></i>

Theo trình độ văn hóa, tiếp tục dựa theo số liệu này thì nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng đối tượng phạm tội gần như phần lớn có trình độ văn hóa thấp chiếm 90% cao hơn so với đối tượng phạm tội có trình độ văn hóa 12/12. Thơng thường là các đối tượng phạm tội khơng biết chữ, khơng có trình độ học vấn, chưa học hết cấp tiểu học, trung học cơ sở hay phổ thơng. Do đó, vì trình độ văn hóa thấp nên khả năng nhận thức về pháp luật của các đối tượng phạm tội còn hạn chế. Trình độ văn hóa càng cao thì xu hướng phạm tội càng thấp, sự hiểu biết về pháp luật cũng cao hơn. Vì vậy nên ta có thể thấy rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đặc biệt lớn đối với nhận thức của tội phạm.

<i><b>1.2.3. Động thái của tình hình tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng </b></i>

Động thái của tình hình tội phạm là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm tại một khơng gian, thời gian xác định. Sự thay đổi này được xác định bằng tỉ lệ tăng, giảm thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm so với điểm thời gian được lựa chọn làm mốc (xác định là 100%). Để làm rõ xu hướng thực trạng của tình hình tội phạm do tội phạm mua bán người thực hiện. Nhóm sẽ dựa vào giai đoạn bốn năm từ

<i>năm 2019 – 2022. Nếu như lấy mốc năm 2019 với 229 số tội phạm làm gốc thì tỉ lệ tội mua bán người trong những năm tiếp theo là: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

giảm. Nhưng đến năm 2022 lại có sự gia tăng trở lại, chiếm tỷ lệ đến 108%, tăng vượt mức so với cả năm định gốc là năm 2019 (8%). Đây được cho là dấu hiệu cho thấy một đồ thị có xu hướng đi lên trở lại, khơng có sự bất biến theo chiều hướng đi xuống.

<i><small>Bảng 1.8. Diễn biến tình hình các tội phạm mua bán người từ năm 2019 - 2022 </small></i>

Ngồi ra, khi nhóm nghiên cứu căn cứ theo bảng 1.1 nhận thấy thêm rằng trong 6 tháng đầu năm 2023, cơ quan điều tra tiếp tục phát hiện 88 vụ/229 đối tượng phạm tội

<i>mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi theo Điều 150, Điều 151 BLHS 2015. Cụ </i>

thể, có: 224 nạn nhân trong các vụ án, tăng 55 vụ/154 đối tượng so với cùng kỳ năm

<i>2022 (mua bán người theo Điều 151 BLHS 2015: 43 vụ/86 đối tượng; mua bán người dưới 16 tuổi Điều 151 BLHS 2015: 45 vụ/143 đối tượng)</i><small>16</small>. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023 mà tỷ lệ phát hiện điều tra các vụ án và đối tượng mua bán người đã gần bằng số lượng vụ án và đối tượng phạm tội được thống kê vào năm 2022. Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng tình hình mua bán người đang có xu hướng tăng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu của tình hình tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng, có thể bao gồm các nguyên nhân như sự thay đổi của xã hội, sự thay đổi của pháp luật. Trong đó, sự thay đổi của xã hội sẽ bao gồm những thay đổi trong quan hệ xã hội, các điều kiện xã hội, sự vận động phát triển của xã hội trong những thay đổi về mặt kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội, văn hóa - xã hội, tâm lý xã hội... Những thay đổi này một mặt sẽ kéo theo những biến đổi về số lượng tội phạm, người phạm tội, bên cạnh đó cịn có thể là những thay đổi trong tính chất nguy hiểm của tội phạm. Khi thực trạng và cơ cấu của tội phạm thay đổi, kéo theo đó là sự thay đổi về mặt pháp luật trong các quy định về tội phạm, hình phạt, đường lối

<small>16 Ban Biên tập, “Kết quả cơng tác phịng, chống tội phạm mua bán người 6 tháng đầu năm 2023” </small>

<small>nguoi-6-thang-dau-nam-2023-d22-t35833.html</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

lý... để có thể đáp ứng yêu cầu trước cơng cuộc đấu tranh, phịng ngừa tội phạm; từ đó lại tiếp tục dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm. Đối với việc nghiên cứu về động thái tình hình tội phạm sẽ mang lại hiệu quả trong việc theo dõi cũng như xác định được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu của tội phạm. Từ đó mới có thể đưa ra những đánh giá hiệu quả của hoạt động phịng ngừa tội phạm (thơng qua việc tăng giảm số tội phạm, số người phạm tội, tỉ lệ các tội phạm...) và đưa ra các biện pháp hợp nhất trong cơng cuộc đấu tranh phịng, ngừa tội phạm.

<i><b>1.2.4. Thiệt hại của tình hình tội phạm mua bán người trên không gian mạng </b></i>

Đối với vấn đề thiệt hại do tội phạm mua bán người gây ra thì thiệt hại này có thể là thiệt hại về vật chất và thiệt hại phi vật chất. Ở một số các nạn nhân, sau khi được giải cứu trở về, họ thường sẽ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, sức khỏe, cũng như thể chất.

<i><small>Bảng 1.9.Thống kê về mục đích phạm tội của tội phạm trong năm 2021 </small></i>

102 vụ án buôn người được truy tố trong năm 2020, có 79 liên quan đến bóc lột tình dục, 18 vụ án liên quan đến lao động cưỡng bức, 5 vụ án vì mục đích bóc lột lao động hoặc bn người vì mục đích tình dục. Năm 2020, hệ thống Tịa án kết án với 84 vụ án, trong đó có 71 vụ liên quan đến bóc lột tình dục, 10 vụ liên quan đến lao động cưỡng bức và 3 vụ vì mục đích bóc lột lao động hoặc bn người vì mục đích tình dục. Từ những mục đích phạm tội được nêu ra ở trên, ta có thể hình dung được những thiệt hại mà loại tội phạm này mang lại, đặc biệt là đối với nạn nhân. Theo Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thanh Mai - người có nhiều năm làm tham vấn với nạn nhân của bạo lực gia đình và

<small>17 Báo cáo tình hình tội phạm bn người năm 2021 </small>

<small> class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

mua bán người cho rằng: Những vấn đề tâm lý mà các nạn nhân bị buôn bán trở về gặp

bệnh trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối nhiễu stress sau sang chấn, rối loạn nhân cách ranh giới. Những vấn đề này thường gặp ở những người bị xâm hại, cưỡng ép tình dục và đánh đập dã man. Với những em gái tuổi vị thành niên mà bị mua bán và xâm hại tình dục thì có thể đi kèm hậu quả dễ sử dụng các chất gây nghiện, một phần do ở nước ngoài bị ép sử dụng, phần nữa có thể là cách để các em đối đầu với những căng thẳng tâm lý sau khi trở về.

về bản thân; nỗi uất ức, tức giận chưa được giải tỏa, dễ cáu giận; tự làm tổn thương cơ thể như là một cách để tạm giải tỏa nỗi đau về tinh thần.

Bên cạnh đó, hiện nay có một số vụ án đã được cơ quan chức năng giải quyết, song vẫn chưa triệt để vì có một số nạn nhân hiện vẫn khơng rõ tung tích, khơng thể giải cứu, đưa trở về Việt Nam. Tiêu biểu là trong “Vụ án mua bán người và mua bán người dưới 16 tuổi ở tỉnh Lào Cai” vào năm 2021, qua xác minh có 5 nạn nhân khơng có thơng

thân trong gia đình cũng như là gây thiệt trong cơng tác điều tra, giải quyết của các cơ quan chức năng.

Ngoài những thiệt hại về thể chất và tinh thần của nạn nhân, cịn có những thiệt

(Báo cáo về tình hình bn người của Bộ Ngoại giao Mỹ 2021), năm 2019 Ngân sách Nhà nước Việt Nam hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên phạm vi cả nước là 13,12 tỷ VNĐ và chi 4 tỷ VNĐ hỗ trợ cho việc chống buôn người tại các địa phương. Năm 2020, Nhà nước tăng ngân sách dành cho việc trợ giúp nạn nhân lên 15,44 tỷ VNĐ, đồng thời tăng ngân sách hỗ trợ cho địa phương phòng chống buôn người lên 9,8 tỷ VNĐ. Việc tăng ngân sách chính phủ hỗ trợ cho nạn nhân và phịng chống tội phạm mua bán người cho địa phương có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự đồng cảm và tinh thần hỗ trợ giữa nhà nước và nhân dân. Tuy nhiên việc tăng ngân sách cũng gây thiệt hại ít nhiều đối với nền kinh tế của quốc gia nếu tình hình tội phạm mua bán người tăng kéo theo số lượng nạn nhân cần hỗ trợ từ chính phủ tăng. Từ đó có thể dẫn đến nhu cầu tăng ngân sách Nhà nước, góp phần gây nên tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước và dẫn đến ngân

<small>18 An Nhiên, “Hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân bị mua bán” nan-nhan-bi-mua-ban-222822.html</small>

<small> Bản án số 51/2021/HS- </small>

<small>nguoi-duoi-16-tuoi-211667</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

buộc phải chi nhiều hơn. Điều này có khả năng làm hao hụt nguồn ngân Nhà nước và làm hao hụt tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia, phần nào hạn chế khả năng đầu tư của ngân sách Nhà nước đối với nền kinh tế.

Những thiệt hại này chính là một chỉ số phản ánh tình hình tội phạm, mức độ nguy hiểm, tính nghiêm trọng của tình hình tội phạm trên thực tế và cũng như là một căn cứ trong việc hoạch định kế hoạch phòng, ngừa tội phạm và đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng, chống tội phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Nhìn chung, tình hình hình tội phạm mua bán người trên không gian mạng vẫn đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước, cụ thể trong từng địa phương trong cả nước và đặc biệt là khu vực biên giới với những hình thức và quy mơ khác nhau. Trong chương 1, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những khái quát chung về tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng và phân tích tình hình phạm tội của tội phạm này thông qua 4 yếu tố tác động: thực trạng, cơ cấu, động thái và tính chất. Thơng qua 4 yếu tố này, nhóm nghiên cứu đã phần nào khái quát được tình hình tội phạm, đưa ra những thiệt hại có thể xảy đến do tội phạm mua bán người trên không gian mạng thực hiện. Từ đó có thể làm

<b>cơ sở cho việc phân tích chuyên sâu các vấn đề ở chương 2. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG </b>

<b>2.1. Nguyên nhân và điều kiện khách quan </b>

Đây là nhóm nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố, tác động bên ngoài, làm phát sinh tội phạm mua bán người trên không gian mạng. Bao gồm: hệ thống pháp luật, điều

<i><b>kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tâm lý, văn hóa, xã hội. </b></i>

<i><b>2.1.1. Nguyên nhân và điều kiện đến từ hệ thống pháp luật </b></i>

Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII thơng qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực ngày 1/1/2012. Việc ban hành và triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người trong thời gian qua đã giúp hạn chế tốc độ gia tăng tội phạm mua bán người, góp phần đảm bảo trật tự, an tồn xã hội và giúp đẩy mạnh q trình truy bắt tội phạm cho các cơ quan điều tra, cơ quan cơng an, biên phịng… Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai thi hành trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển số khơng ngừng thì Luật Phịng, chống mua bán người đã cho thấy một số khó khăn, bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Giữa văn bản luật Phịng, chống mua bán người, Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa được áp dụng thống nhất với nhau. Điều này là nguyên nhân trực tiếp tạo điều kiện cho các đối tượng phạm tội tận dụng sự phát triển của công nghệ bằng việc sử dụng mạng xã hội, thông qua không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội bên cạnh việc lợi dụng kẽ hở trong quy định của pháp luật đối với tội phạm mua bán người. Qua đó, tội phạm đã tránh được các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự.

Thứ nhất, Bộ luật Hình sự 2015 hiện nay vẫn chưa quy định yếu tố dùng thủ đoạn, phương tiện là không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội là tình tiết định khung tăng nặng đối với tội danh mua bán người (Điều 150) và mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151). Trong khi đó, tội phạm mua bán người trên không gian mạng dùng thủ đoạn hoặc phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội tinh vi hơn, có thể tiếp cận và dụ dỗ được nhiều nạn nhân hơn, khả năng gây án cũng nhiều hơn. Do đó, có căn cứ để xác định rằng tội phạm mua bán người trên không gian mạng nguy hiểm hơn tội phạm mua bán người thông thường. Từ việc pháp luật chưa nhìn nhận khơng gian mạng như là một tình tiết định khung tăng nặng thể hiện sự răn đe đối với đối tượng này chưa được mạnh mẽ và thể hiện sự thiếu phân tầng đối với mức hình phạt xử lý giữa tội phạm mua bán người và tội phạm mua bán người trên không gian mạng. Đây là nguyên nhân trực tiếp tạo điều kiện cho tội phạm mua bán người trên không gian mạng tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội bởi không có sự tăng nặng hay tách biệt về mức hình phạt giữa tội phạm mua bán người và tội phạm mua bán người trên khơng gian mạng. Vì lẽ đó, tội phạm

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

mua bán người trên khơng gian mạng có xu hướng lợi dụng sự thiếu sót trong quy định của pháp luật mà đẩy mạnh việc thực hiện hành vi phạm tội trên không gian mạng. Chính vì vậy mà tồn tại nhiều trường hợp tuy lực lượng chức năng đã bắt giữ được người phạm tội nhưng lại không đủ chứng cứ để kết tội do những kẻ đó đã kịp tẩu tán tài sản và phá hủy chứng cứ trước khi cơ quan điều tra kịp phát hiện bởi phương tiện mà bọn mua bán người thực hiện hành vi phạm tội là khơng gian mạng nổi bật bởi đặc tính khơng biên giới và hiện đại của nó.

Thứ hai, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về thai nhi chính là nguyên nhân tạo nên cơ hội cho tỉ lệ tội phạm thực hiện mua bán thai nhi tăng trưởng mạnh. Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện nhiều trường hợp mua bán thai nhi và việc mua bán được thực hiện không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn được thực hiện bởi các đường dây, tổ chức mua bán xuyên quốc gia. Thế nhưng, khi cơ quan điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì khó xử lý do gặp phải nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vì nếu căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành, thì thai nhi là bào thai vẫn cịn nằm trong bụng người mẹ và chưa được sinh ra. Do đó, thai nhi khơng phải là trẻ em nên chưa có đầy đủ quyền của trẻ em<small>20</small><i>. Theo quy định tại Điều 151 BLHS 2015, đối tượng tác động bị mua bán ở đây là trẻ em nhưng thai nhi không phải là trẻ </i>

em, nên việc thỏa thuận mua bán thai nhi có thể là hành vi nguy hiểm cho xã hội và vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục. Trong khi đó, tình hình mua bán thai nhi vẫn tiếp

<i>tục xảy ra mà thai nhi không phải là đối tượng tác động theo như quy định ở Điều 151 </i>

nên các vụ án liên quan đến mua bán bào thai thường bị kéo dài và tạm đình chỉ.

Thứ ba, Bộ luật Hình sự 2015 chưa quy định vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với

<i>chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội mua bán người theo Điều 150 BLHS 2015 hoặc tội mua bán người dưới 16 tuổi theo Điều 151 BLHS 2015. Chính điều này là </i>

nguyên nhân trực tiếp mở ra cơ hội cho tội phạm lợi dụng sự thiếu sót trong quy định pháp luật mà tiến hành thực hiện hành vi phạm tội hoạt động dưới hình thức là pháp nhân thương mại. Do đó, hiện tại khơng ít những trường hợp tội phạm núp bóng dưới hình thức pháp nhân thương mại hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, du học, đào tạo nghề, nhân lực lao động... nhưng thực chất là để thực hiện hành vi mua bán người xuyên quốc gia nhằm che mắt các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ tư, vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội mua bán người đang cịn nhiều khó khăn, phức tạp trong q trình áp dụng luật Phịng, chống mua bán người. Cụ thể là các văn bản hướng dẫn kém hiệu quả về quy trình xác định nạn nhân đã ngăn cản bộ đội biên phòng, cán bộ thực thi pháp luật và các cán bộ khác trong việc phát hiện một cách đầy

<small>20 Ngân nga, “Xử lý tội phạm mua bán người còn những bất cập” </small>

<small> class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đủ số nạn nhân và cung cấp trợ giúp cho họ. Quy trình xác định nạn nhân vẫn còn quá rắc rối và phức tạp, yêu cầu sự xác nhận của nhiều bộ để nạn nhân có thể chính thức được xác định và hỗ trợ. Từ hạn chế nơi văn bản hướng dẫn kém hiệu quả về quy trình xác định nạn nhân dẫn đến trường hợp bỏ rơi nạn nhân, trong khi nạn nhân là yếu tố then chốt trong quá trình đưa ra bằng chứng xác định đối tượng phạm tội. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bọn mua bán người thoát khỏi sự can thiệp của lực lượng chức năng, góp phần nâng cao tình trạng bỏ lọt tội phạm vẫn đang diễn ra âm ỉ.

Thứ năm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện hành chưa có quy định bắt buộc cơng dân xác minh thơng tin cá nhân khi đăng kí hay khi sử dụng các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội. Trong khi đó, số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam lại có tỷ lệ rất cao.

<i>Vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 77,93 triệu người dùng Internet, </i>

Chính sự thiếu sót này dẫn đến việc tội phạm có điều kiện thoải mái tạo lập nhiều tài khoản giả mạo, đồng thời gia tăng cơ hội cho tội phạm tiếp cận dụ dỗ, tìm kiếm nạn nhân. Mặt khác, khơng gian mạng lại còn là nơi tiềm năng thuận tiện cho tội phạm trong vấn đề thực hiện hành vi phạm tội, xóa dấu vết và thốt khỏi sự truy bắt, can thiệp của lực lượng chức năng. Tội phạm có xu hướng thực hiện hành vi phạm tội trá hình dưới dạng các doanh nghiệp đăng tin tuyển lao động làm việc ở nước ngồi, các hội nhóm tuyển cơ dâu lấy chồng nước ngoài trên Facebook, Zalo… Ngoài ra, Internet, mạng xã hội lại có độ phủ sóng cao, gây khó khăn cho các cơ quan điều tra truy vết tội phạm, vì vậy tội phạm sẽ có xu hướng lợi dụng đặc điểm này của không gian mạng thế này để ẩn náu, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mà khó bị phát hiện.

Từ những phân tích nêu trên, nhóm nghiên cứu cho rằng sự thiếu thống nhất và sự tồn tại bất cập trong hệ thống pháp luật là các cơ sở tạo điều kiện cho nhóm trong <small>21 “Internet Việt Nam 2023: Số liệu mới nhất và xu hướng phát triển” class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

quá trình đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm mua bán người trên không gian mạng.

<i><b>2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện đến từ tâm lý, văn hóa xã hội </b></i>

Với sự phát triển của các nước trên thế giới, Việt Nam cũng không phải là một đất nước ngoại lệ, ngày càng phát triển, nâng cao hơn trong các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị… Đứng trước sự phát triển đáng mong đợi này, vẫn không thể tránh khỏi những mặt trái của nó. Tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, phân hóa giàu nghèo, chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thơn, nhất là những vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn; tình trạng thiếu việc làm, trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết nên một số bộ phận người dân, nhất là phụ nữ, trẻ em dễ bị lừa gạt, dụ dỗ bởi các đối tượng phạm tội mua bán người.

<i><small>Bảng 1.10. Thống kê tình hình dẫn đến vấn nạn mua bán người từ năm 2011 - Tháng 6/2020 </small></i>

Theo thống kê về tình hình dẫn đến vấn nạn mua bán người từ năm 2011 đến tháng 6/2020 (bảng 1.11)<i><small> 22</small></i>, ta thấy đa phần trong số các nạn nhân đều có hồn cảnh kinh tế khó khăn (chiếm hơn 80%), chỉ làm ruộng hoặc khơng có việc làm (chiếm 70%), một nạn nhân vì gặp những chuyện éo le về gia đình, tình cảm, trình độ học vấn thấp (không biết chữ), thiếu hiểu biết về xã hội và kỹ năng sống, tâm lý nhẹ dạ, cả tin (chiếm 37,2%); một số nạn nhân là các cơ gái trẻ, sinh viên hoặc học sinh thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, thiếu cảnh giác nên dễ tin theo lời hứa hẹn của các đối tượng về việc làm ổn định...Từ những vấn đề trên, có thể nhận ra rằng, với tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng, dẫn đến tỷ lệ đất dành cho nơng nghiệp ngày càng giảm. Có thể thấy rằng một bộ phận lao động ở nơng thơn sẽ khơng có việc làm, dẫn đến hồn cảnh kinh tế khó khăn.

<small>22 Báo cáo tổng kết 9 năm thi hành Luật phịng, chống mua bán người năm 2011 của Bộ Cơng An, số BCA </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

520/BC-Từ đó sẽ dẫn đến việc nhiều người dân di cư từ vùng nơng thơn vào đơ thị lớn để tìm việc làm. Đa số thấy một số cô gái trẻ, học sinh, sinh viên khơng có cơng việc cùng với đó là trình độ nhận thức thấp hoặc có một số thích sống cuộc sống hưởng thụ, ăn chơi, đua địi rồi bắt đầu bước chân vào thành phố, nước ngoài với mong muốn tìm được việc làm với thu nhập cao, lấy chồng giàu để đổi đời. Từ đó, lại phát sinh ra những vấn nạn không mong muốn như bị lừa gạt, dụ dỗ và trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán

<i><b>người. </b></i>

<i><b>2.1.3. Nguyên nhân và điều kiện đến từ kinh tế xã hội </b></i>

Xét về yếu tố tự nhiên, Việt Nam là quốc gia có đường biên giới trên biển 3260 km và trên bộ dài 4067 km, 156 cửa khẩu và đặc biệt là có hơn 14000 đường mịn dọc tuyến trên biên giới Việt Nam. Khu vực biên giới đất liền trải dài 25 tỉnh với trên 4000km, tiếp giáp với 3 nước Lào, Campuchia, Trung Quốc cùng với nhiều đường mòn, đường tiểu ngạch, lối tắt qua lại, nhất là biên giới Việt Nam - Trung Quốc không chỉ mang đậm nét về mối quan hệ dân tộc lâu đời, mà còn là nơi giao lưu buôn bán, thăm thân giữa nhân dân hai nước với nhau. Chính vì vậy, đây được xem là yếu tố làm gia tăng hoạt động mua bán người sang các nước lân cận, đặc biệt là các nước có đường biên giới liền với Việt Nam. Tại đây, các đối tượng tội phạm có thể sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hòng che mắt các cơ quan chức năng để đưa nạn nhân qua

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

bán người diễn ra chủ yếu ở các vùng Tây Bắc Bộ<small>23</small>, Đông Bắc Bộ<small>24</small> và Bắc Trung Bộ<small>25</small>. Theo số liệu thống kê được, số tội phạm mua bán người được khởi tố trong 9 năm ở khu vực Tây Bắc Bộ là 519 vụ và 696 bị can chiếm 35,52% tổng số vụ án được khởi tố trên tồn quốc, khu vực Đơng Bắc Bộ là 287 vụ và 461 bị can chiếm 19,64% tổng số vụ án được khởi tố trên toàn quốc, khu vực Bắc Trung Bộ là 149 vụ và 291 bị can chiếm 10,19% tổng số vụ án được khởi tố trên toàn quốc. Đây là các khu vực gồm nhiều tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, có đường biên giới với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, cùng với đó là các điều kiện thuận lợi cho tội phạm mua bán người hoạt động. Cũng theo bảng thống kê 30 bản án mà nhóm nghiên cứu được, trong đó có 24/30 bản án liên quan đến hoạt động mua bán người qua Trung Quốc. Điều này cho thấy được rằng, hiện nay các đối tượng phạm tội mua bán người chủ yếu lựa chọn Trung Quốc là nơi chuyển giao, mua bán nạn nhân. Từ các phương thức, thủ đoạn tinh vi như sử dụng mạng xã hội để lừa gạt, dụ dỗ các nạn nhân; sau đó các đối tượng này sẽ tổ chức đưa các nạn nhân vượt biên trái phép sang Trung Quốc để bán, nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Theo tình hình thì những năm gần đây, Trung Quốc đang thực hiện nhiều cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu và xây dựng hạ tầng ở khu vực biên giới đối diện như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, chợ biên giới, trang trại, hầm mỏ... và khuyến khích di giãn dân cư ra trú sát ở biên giới<small>26</small>. Từ đó, càng hình thành nhiều loại hình dịch vụ như karaoke, massage, casino... kéo theo đó là các tệ nạn xã hội nảy khó kiểm sốt, phát sinh nhiều người tham gia và thu hút nhiều người dân lao động sang làm thuê<small>27</small> .

Bên cạnh đó, việc cưới vợ ở Trung Quốc còn nhiều hủ tục, chính sách dân số của Trung Quốc dẫn đến tình trạng mất cân bằng về giới tính. Chính vì điều này, mà một số nam giới người Trung Quốc đang trong độ tuổi kết hơn khơng có khả năng lấy vợ trong nước, nên đã cấu kết với các đối tượng tội phạm mua bán người với nhu cầu mua phụ

<small>23 Vùng Tây Bắc (còn gọi Tây Bắc Bộ) là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với hai nước Lào và Trung Quốc; bao gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.</small>

<small>24 Vùng Đơng Bắc Bộ được giới hạn về phía Bắc và Đông bởi đường biên giới Việt - Trung; bao gồm các tỉnh: </small>

<i><b><small>Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang. </small></b></i>

<small>25 Vùng Bắc Trung Bộ, phía Tây là dãy núi Trường Sơn Bắc giáp với Lào; bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.</small>

<small>26 Báo cáo tổng kết 9 năm thi hành Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 của Bộ Công An, số BCA </small>

<small>520/BC-27 Khoảng 2 giờ ngày 10/6/2019, tổ công tác Biên phòng tỉnh Lào Cai tiến hành bắt giữ các bị cáo Tráng A L cùng đồng phạm là S đang thực hiện hành vi đưa nạn nhân Cư Thị Đ vượt biên sang Trung Quốc trái phép. Theo cáo trạng tại Bản án 09/2020/HS-PT ngày 18/2/2020 về mua bán người của TAND tỉnh Lào Cai, bị cáo cùng các đồng phạm đã sử dụng mạng xã hội làm phương thức để dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân sang Trung Quốc làm thuê theo yêu cầu của nạn nhân, sau đó bán nạn nhân sang Trung Quốc. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nữ Việt Nam để về làm vợ<small>28</small>. Mặt khác, những năm qua, nước ta tiếp tục tăng cường mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... nên việc đi lại, thông thương, giao lưu quốc tế của người dân ngày càng thuận lợi và gia tăng nhiều hơn. Đây cũng được xem là điều kiện để đối tượng tội phạm lừa bán người qua các nước khác. Lợi dụng chính sách mở, thơng thống trong thủ tục xuất nhập cảnh, việc cấp hộ chiếu công dân và giấy thông hành qua biên giới thuận lợi, một số nước miễn thị thực nên các đối tượng người nước ngoài vào Việt Nam cấu kết với đối tượng môi giới tổ chức nhiều vụ đưa người trái phép ra nước ngoài dưới dạng xuất khẩu lao động, thăm thân... ngày càng nhiều<small>29</small>. Hơn nữa, cịn xuất hiện nhiều đường dây mơi giới lập tài khoản trên mạng với tên giả<sup>30</sup> , thông qua mạng lưới môi giới, các đối tượng phạm tội đến các địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa để dụ dỗ, lơi kéo người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản hay người có mong muốn lấy chồng người ngoài để đổi đời, tổ chức xuất cảnh ra nước ngồi, sau đó bán để bóc lột tình dục hoặc cưỡng bức lao động. Theo đánh giá của cơ quan chức năng Liên Hợp quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng 270 triệu người di cư và vẫn tiếp tục tăng lên do ảnh hưởng của các vấn nạn như khủng bố xung đột, bạo lực, dịch bệnh..., nhiều người trong số đó đã trở thành nạn nhân của khoảng 510 đường dây mua bán người trên thế giới (152 quốc gia có nạn nhân bị mua bán), cứ 10 người di cư vào Châu Âu thì có 9 người là nạn nhân của các đường dây bn người; mỗi năm có 10.000 ca ghép nội tạng trái phép có sự tham gia của các tổ chức tội phạm buôn người<small>31</small>. Điều này cho thấy sự nguy hiểm trong vấn nạn mua bán người hiện này không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên tồn thế giới. Chính sách hội nhập, giao lưu quốc tế là một yếu tố tốt mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho các nước với nhau, song nó vẫn tồn tại một số nguy hại trong việc tội phạm lợi dụng vào đó để thực hiện hành vi phạm tội của mình, khơng chỉ gây nguy hiểm trong nước mà còn mang lại những hiểm họa cho các nước xung quanh khác.

<small>28 Theo bán án số 474/2021/HSPT ngày 21/10/2021 của TAND cấp cao tại Hà Nội. Ngày 27/4/2020, nạn nhân Lương Thị Hồng N đã đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tương Dương tố cáo bị cáo Lương Thị T1 đã bán nhạn nhân cho ông Lu L (người Trung Quốc với nhu cầu lấy vợ Việt Nam) giá 6,5 vạn nhân dân tệ (tương đương 195.000.000 đồng) để trục lợi. </small>

<small>29 Đầu tháng 8 năm 2019, bị cáo Nguyễn Hồng A đã cấu kết với đối tượng môi giới với một người phụ nữ tên L (không rõ nhân thân) để tổ chức đưa các nạn nhân là phụ nữ sang Myanmar bán dâm bằng đường hàng </small>

<small>không,khoảng 6.000 nhân dân tệ hoặc bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. </small>

<small>Bản án số 643/2022/HSPT ngày 15/9/2022 về tội mua bán người của TAND cấp cao tại Hà Nội </small>

<small>30 Khoảng tháng 8 năm 2028, C đã cấu kết với một người đàn ơng Trung Quốc tên S để tìm con gái Việt Nam lừa bán sang Trung Quốc. Bị cáo C đã sử dụng tên giả là ”Nhà” và dùng ảnh của một người đàn ông khác với mục đích tiếp cận và lừa gạt nạn nhân Vàng Thị L. </small>

<small>Bán án số 12/2018/HSST ngày 12/11/2018 về tội mua bán người của TAND </small>

<small>31 Báo cáo tổng kết 9 năm thi hành Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 của Bộ Công An, số BCA </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i><b>520/BC-2.1.4. Nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân </b></i>

Ngoài các yếu tố về kinh tế -xã hội, tâm lý, văn hóa xã hội, hệ thống pháp luật thì khía cạnh nạn nhân cũng là một trong số những nguyên nhân tác động đến hành vi phạm tội của tội phạm mua bán người trên không gian mạng. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội thường cân nhắc đến khía cạnh nạn nhân như giới tính, độ tuổi, sức khỏe, .... Vì vậy mà khía cạnh nạn nhân giữ vai trị khuyến khích, củng cố động cơ phạm tội và tạo ra sự kiên định cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. Dưới đây sẽ là các đặc điểm từ khía cạnh nạn nhân để từ đó có một góc nhìn rõ hơn khía cạnh này, từ đó đưa ra biện pháp phịng ngừa thích hợp:

Theo thống kê 30 bản án mà nhóm đã nghiên cứu, có 76 nạn nhân là nữ, 6 nạn nhân là nam. Trong đó, các nạn nhân là nữ chiếm tới 92,7% trên tổng số các nạn nhân. Điều này cho thấy được rằng, đa số các đối tượng tội phạm luôn nhắm chủ yếu đến các nạn nhân là nữ giới và đa số thuộc các dân tộc ít người, thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa do các đối tượng này có sức chống cự và khả năng tẩu thoát khỏi bọn phạm tội kém hơn nam giới. Đồng thời, phụ nữ có thể được bán với nhiều mục đích như đi làm thuê, làm việc nặng hoặc bị bắt đi làm vợ, đi bán dâm. Việc các đối tượng phạm tội này chủ yếu nhắm vào các nạn nhân là nữ vì có thể hiểu rằng phụ nữ đa phần có sức chống cự và khả năng tẩu thốt kém hơn; bên cạnh đó, có một số người vì thiếu hiểu biết xã hội mà nhẹ dạ cả tin, dễ dàng biến mình trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người với nhiều mục đích như: làm thuê, làm vợ, làm mại dâm. Nhiều phụ nữ khi qua biên giới sẽ trở thành miếng mồi ngon cho bọn bn người do hồn cảnh kinh tế khó khăn cùng với niềm hy vọng tăng thu nhập cho gia đình, bản thân. Bên cạnh đó, sự phân cơng lao động khơng bình đẳng giữa nam và nữ luôn là những yếu tố làm tăng tệ nạn mua bán người. Hầu hết mọi nơi, phụ nữ đều khó tìm việc làm so với nam giới. Họ thường là nguồn nhân công rẻ mạt ở các khu vực lao động sản xuất khơng chính quy, lao động dịch vụ và những khu vực dễ bị lợi dụng. Chính sự chi phối của hoàn cảnh và nhu cầu thu nhập cho bản thân, gia đình, cộng với sự thiếu hiểu biết đã đẩy người dân đến với những thủ đoạn, âm mưu hết sức bẩn thỉu, tinh vi của các tội phạm mua bán người.

Ngoài ra, việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách của nạn nhân cũng có nguy cơ trở thành kẻ sợ cho các đối tượng phạm tội xâm nhập vào. Theo thống kê của Vov, đầu năm 2022, Việt Nam có gần 77 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm hơn 78% dân số. Khi đại dịch bùng phát, thời gian giãn cách xã hội kéo dài khiến nhu cầu sử dụng mạng Internet tăng cao rõ rệt. So với năm 2021, số người sử dụng mạng Internet tại Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Nam đã tăng thêm 5 triệu người vào năm 2022<small>32</small>. Đây không chỉ được xem là cơ hội để người dân tiếp cận với thông tin nâng cao kiến thức, nhưng sâu trong đó cũng tiềm ẩn khơng ít nguy cơ biến nạn nhân trở thành con mồi của tội phạm mua bán người. Thông qua phương thức trực tuyến, tội phạm này có thể tiếp cận nạn nhân, khai thác thông tin của nạn nhân thông qua các trang mạng xã hội, trang web đen và nền tảng nhắn tin, hẹn hị mà vẫn có thể bảo vệ được danh tính của kẻ phạm tội. Nhiều chuyên gia, cơ quan chức năng đã cảnh báo rất nhiều về tình trạng gia tăng nạn nhân mới của hình thức mua bán người trực tuyến. Mặc dù, mạng xã hội được tạo ra là để kết nối mọi người với nhau, giúp con người tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mẻ một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính mạng xã hội lại là cơng cụ đắc lực để những kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi xâm hại, đe dọa đến các nạn nhân, với những người thiếu hiểu biết, ngây thơ.

<i><small>Bảng 1.12. Khảo sát về các trang mạng xã hội mà giới trẻ thường dùng </small></i>

Theo biểu mẫu khảo sát về Mức độ thường xuyên tham gia, sử dụng không gian mạng của giới trẻ hiện nay mà nhóm đã tiến hành khảo sát, được biết các trang mạng mà các bạn trẻ thường hay sử dụng chủ yếu là: Facebook (chiếm 100%), Zalo (chiếm 90,2%), Instagram (chiếm 88,5%), Tiktok (chiếm 72,1%), Weibo (chiếm 13,1%), Wechat (chiếm (9,8%) và phần ít có ai là khơng sử dụng mạng xã hội. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, mạng xã hội được xem là một công cụ phổ biến khắp nơi trong cuộc sống. Chính vì q phổ biến nên nó đã vơ tình trở thành cơng cụ đắc lực của các đối tượng phạm tội, chúng xem nơi đây như là một cửa hàng trực tuyến với vô số lựa chọn và cơ hội mua bán với sản phẩm chính là người dùng đằng sau các tài khoản.

<small>32 “VIETNAM DIGITAL REPORT 2023” </small>

<small>

×