Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phòng ngừa tội mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn các tỉnh lào cai, lai châu, điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ MẠNH QUANG

PHÒNG NGỪA TỘI MUA BÁN NGƢỜI,
MUA BÁN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC TỈNH LÀO CAI, LAI CHÂU, ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số: 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HƢƠNG

HÀ NỘI - 2012


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự


MBN

Mua bán người

MBPN

Mua bán phụ nữ

MBTE

Mua bán trẻ em

TAND

Tòa án nhân dân

THTP

Tình hình tội phạm

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VPTH-TKTP

Văn phòng tổng hợp – Thống kê tội
phạm





1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên là các tỉnh miền núi, biên giới Tây Bắc
của tổ quốc, có vị trí địa lý tiếp giáp nhau, có chung đường biên giới với Trung
Quốc và có nhiều đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa
– xã hội.
Thời gian qua tình hình tội phạm (THTP) nói chung, THTP của tội mua
bán người, mua bán trẻ em (MBN, MBTE) nói riêng trên địa bàn các tỉnh Lào
Cai, Lai Châu, Điện Biên đã xảy ra rất nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê
của VKSND các tỉnh, trong 8 năm (từ 2004 - 2011), Tòa án đã xét xử sơ thẩm
224 vụ, 426 bị cáo phạm tội MBN, MBTE đã xác định được 518 nạn nhân.
Với 224 vụ, 426 bị cáo, tội MBN, MBTE chiếm tỉ lệ cao trong các tội phạm
thuộc Chương XII và tội phạm nói chung trên địa bàn 3 tỉnh này.
Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu một cách có hệ thống
tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Chính vì
vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tội mua bán người, mua bán trẻ
em trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên” làm đề tài nghiên
cứu cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, tội MBN, tội MBTE đã được nhiều cơ quan,
tổ chức và các nhà khoa học nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau. Các công
trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến vấn đề này có thể kể đến là:
* Sách chuyên khảo, đề tài khoa học
Tội mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới Việt Nam – thực trạng và giải
pháp của Viện chiến lược và khoa học Công an, được Nhà xuất bản công an
nhân dân phát hành năm 2007. Công trình nghiên cứu này có thời gian khảo
sát số liệu trong 5 năm (1998 - 2003), số liệu nghiên cứu mới chỉ dựa trên số



2
liệu khởi tố, điều tra của cơ quan công an, phạm vi nghiên cứu trên địa bàn cả
nước. Do vậy, việc tìm ra nguyên nhân, đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội
phạm chưa phù hợp cho địa bàn cụ thể.
* Luận án, luận văn
- Đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam, Luận án tiến
sĩ luật học của tác giả Nguyễn Văn Hương (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà
Nội, năm 2008). Luận án là công trình nghiên cứu công phu về tội mua bán
phụ nữ (MBPN) trên phạm vi cả nước, số liệu sử dụng nghiên cứu từ năm
1998 đến 2007;
- Phát hiện, điều tra các tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới
của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Trần
Minh Hưởng (bảo vệ tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm
2008). Trong luận án tác giả đã đi sâu phân tích việc phát hiện, điều tra các vụ
phạm tội MBPN, MBTE mà chưa chú trọng đến tìm hiểu nguyên nhân và đề
xuất các biện pháp ngừa tội phạm.
Cả hai luận án trên, các tác giả đều chưa làm rõ THTP, nguyên nhân và
đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm cho địa bàn cụ thể có những đặc
điểm đặc thù riêng như Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
- Phòng ngừa tội mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn,
Luận văn thạc sĩ của tác giả Lương Thị Mỹ Hạnh (bảo vệ tại Trường Đại học
Luật Hà Nội, năm 2011);
- Đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà
Nội, Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Thị Phương Thúy (bảo vệ tại Trường
Đại học Luật Hà Nội, năm 2008);
- Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (bảo vệ tại Trường
Đại học Luật Hà Nội, năm 2006).



3
Các luận văn này được các tác giả nghiên cứu trên địa bàn cụ thể là
Lạng Sơn, Hà Nội, nghiên cứu chung trên toàn quốc mà chưa có luận văn nào
nghiên cứu đến địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
* Các bài báo khoa học
- Phòng ngừa tội mua bán người, mua bán trẻ em ở Việt Nam hiện nay
(Tạp chí Luật học, số 1, năm 2012); Vấn đề nạn nhân của tội mua bán phụ nữ
ở Việt Nam (Tạp chí Luật học, số 5, năm 2008); Tội mua bán phụ nữ trong Bộ
luật hình sự 1999 một số vấn đề cần được hướng dẫn, bổ sung (Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 7, năm 2008) của tác giả Nguyễn Văn Hương;
- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Điều 119 Bộ luật hình sự đối với tội
mua bán người (Tạp chí Kiểm sát, số 5, năm 2011) của tác giả Trịnh Tiến
Việt;
- Một số kiến nghị nhằm giải quyết vướng mắc khi áp dụng Điều 119 và
Điều 120 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (Tạp chí
Kiểm sát, số 4, năm 2010) của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà;
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả biện pháp hỏi cung bị can trong
điều tra các vụ án mua bán phụ nữ, trẻ em” (Tạp chí kiểm sát, số 2, năm 2011)
của tác giả Đặng Thu Hiền;
- Mua bán người loại tội phạm đang phát triển ở nước ta cần có chế tài
ngăn chặn, xử lý” (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề 7, năm 2010)
của tác giả Đình Nguyên và một số bài viết khác.
Nội dung các bài viết trên, các tác giả đã nghiên cứu tội MBN, MBTE
dưới nhiều góc độ khác nhau như: luật hình sự; tội phạm học; điều tra tội phạm
nhằm đưa ra các giải pháp phòng, chống tội MBN (MBPN), MBTE. Cho đến
thời điểm hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về tội MBN, MBTE
trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu Điện Biên được công bố.



4
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học. Số liệu phục vụ
nghiên cứu là số liệu thống kê của Văn phòng tổng hợp - thống kê tội phạm
(VPTH - TKTP) của VKSND các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Cục
thống kê tội phạm VKSND tối cao trong thời gian 8 năm (2004 – 2011).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để nghiên cứu đề
tài bao gồm: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả biểu đồ và đồ thị.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu
Mục đích cuả Luận văn là góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội
MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Để đạt được
mục đích trên Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Phân tích làm rõ THTP của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào
Cai, Lai Châu, Điện Biên.
- Phân tích nguyên nhân của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào
Cai, Lai Châu, Điện Biên.
- Phân tích đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa
tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Luận văn phân tích đánh giá, làm rõ các đặc điểm THTP của tội MBN,
MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên giai đoạn từ năm
2004 đến 2011.
- Luận văn phân tích, lý giải một cách khoa học về những yếu tố và tác
động của những yếu tố này trong việc tạo thành nguyên nhân của tội MBN,
MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.



5
- Luận văn đưa ra dự báo THTP của tội MBN, MBTE trên địa bàn các
tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội này ở địa bàn 3 tỉnh nêu trên.
7. Cơ cấu của Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các
Bảng, Biểu đồ, Đồ thị Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tình hình tội phạm của tội mua bán người, mua bán trẻ em trên
địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
Chương II: Nguyên nhân của tội mua bán người, mua bán trẻ em trên địa
bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
Chương III: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội
MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.


6
CHƢƠNG I
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CỦA TỘI MUA BÁN NGƢỜI, MUA BÁN
TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH LÀO CAI, LAI CHÂU, ĐIỆN BIÊN

Tình hình tội phạm “là một trong những khái niệm quan trọng của tội
phạm học” [19, tr.202]; “là đối tượng nghiên cứu đầu tiên của tội phạm học”
[67, tr.84]; “là thuật ngữ đặc thù của tội phạm học” [32, tr.77]. Do đó, việc
hiểu và vận dụng khái niệm THTP có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên
cứu, làm rõ các đặc điểm tội phạm học của một loại tội; làm rõ bức tranh toàn
cảnh của một loại tội trên địa bàn cụ thể và trong khoảng thời gian nhất định.
Xuất phát từ cơ sở lí luận “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động
của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm) đã xảy ra trong
đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định” [19, tr.210], khi nghiên cứu
THTP của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện

Biên (từ 2004 đến 2011) chúng tôi tập trung phân tích các nội dung sau:
- Thực trạng (mức độ, cơ cấu, tính chất) của tội MBN, MBTE trên địa bàn
các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
- Diễn biến (xu thế vận động) của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh
Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
1.1. Thực trạng của tội mua bán ngƣời, mua bán trẻ em trên địa bàn
các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên
1.1.1. Mức độ của tội mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn các
tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên
Mức độ của tội phạm“được phản ánh qua các tổng của các tội phạm đã
xảy ra cùng với tổng của những người phạm tội đó trong đơn vị không gian và
đơn vị thời gian xác định” [19, tr.220]. Để xác định mức độ của tội MBN,
MBTE, chúng tôi sử dụng số liệu thống kê của VKSND các tỉnh Lào Cai, Lai
Châu, Điện Biên và số liệu của Cục thống kê tội phạm VKSND tối cao từ năm


7
2004 đến 2011 làm căn cứ phân tích, đánh giá để rút ra những kết luận về mức
độ của tội MBN, MBTE.
Để có nhận thức khái quát về mức độ của tội MBN, MBTE trên địa bàn
nghiên cứu, chúng ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: Tội MBN, MBTE, tội phạm Chương XII và tội phạm nói
chung bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên (2004 2011)1
Tội phạm
Chƣơng XII

Tội MBN, MBTE
Năm

Vụ


Bị cáo

MBN

MB
TE

Tổng

Vụ

MBN

MB
TE

Tổng
(7)

Bị cáo

Tội phạm
nói chung
Vụ

Bị cáo

(1)


(2)

(3=1+2)

(4)

(5)

(6=4+5)

(8)

(9)

(10)

2004

16

2

18

26

3

29


96

146

1.150

1.755

2005

15

4

19

26

6

32

86

137

1.211

1.709


2006

23

7

30

43

12

55

125

180

1.404

2.101

2007

27

5

32


51

9

60

91

134

1.403

2.100

2008

19

4

23

45

13

58

96


145

1.507

2.350

2009

24

7

31

46

14

60

129

183

1.602

2.377

2010


28

3

31

29

8

57

114

144

1.502

2.005

2011

32

8

40

56


19

75

168

195

1.683

2.484

Tổng

184

40

224

342

84

426

905

1.264


11.462

16.881

Nguồn: VPTH - TKTP VKSND các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên
Số liệu thống kê tại Bảng 1.1 cho thấy trong 8 năm (2004 – 2011), Tòa án
các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên đã xét xử sơ thẩm 224 vụ, 426 bị cáo
phạm tội MBN, MBTE. Trong tổng số 224 vụ, 426 bị cáo nêu trên, Toà án đã
xét xử sơ thẩm 184 vụ, 342 bị cáo phạm tội MBN và 40 vụ, 84 bị cáo phạm tội
1

Ngày 19/6/2009 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLHS 1999, có hiệu lực từ 01/01/2010, tội mua bán phụ nữ (MBPN) được sửa đổi thành tội
mua bán người (MBN) và bổ sung thêm một số dấu hiệu định khung hình phạt. Do đó, chúng tôi sử dụng tên
tội là MBN. Từ số liệu thống kê của VKSND 3 tỉnh xây dựng Bảng 1.1 (Xem thêm Phụ lục 1,2,3).


8
MBTE. Số liệu trên cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2011 trên địa bàn 3 tỉnh
này, trung bình mỗi năm các Toà án đã xét xử sơ thẩm 28 vụ, 53 bị cáo phạm
tội MBN, MBTE. Nói cách khác, trong 8 năm qua, trên địa bàn 3 tỉnh cứ 13
ngày có 01 vụ và cứ 07 ngày có 01 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội MBN hoặc
tội MBTE. Các số liệu trên đã phần nào cho chúng ta thấy được mức độ rất
nghiêm trọng của tội MBN, MBTE trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện
Biên.
Mức độ rất nghiêm trọng của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh này
còn được chúng tôi phân tích qua các đặc điểm sau.
Thứ nhất, tội MBN (Điều 119) và tội MBTE (Điều 120) là 02 trong tổng
số 30 Điều luật trong Chương XII (các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người) chiếm 6,66% số điều luật trong chương

này. Trong 8 năm (2004 – 2011), tội MBN, MBTE luôn chiếm tỉ lệ cao nhóm
tội xâm phạm nhân thân (224 vụ/905 vụ, chiếm 24,75% số vụ và 426 bị
cáo/1.264 bị cáo chiếm 33,7% số bị cáo). Đây là tỉ lệ phản ánh mức độ nguy
hiểm rất cao của tội MBN, MBTE trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện
Biên2.
Thứ hai, tội MBN (Điều 119) và tội MBTE (Điều 120) là hai trong tổng
số 259 Điều luật quy định các tội cụ thể trong BLHS (chiếm 0,77%). Trong 8
năm (2004 - 2011), Tòa án 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên đã xét xử sơ
thẩm tổng số 11.462 vụ, 16.881 bị cáo phạm tội (nói chung). Trong đó có 224
vụ, 426 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội MBN, MBTE (chiếm 1,95% số vụ,
2,52% số bị cáo). Trong thời gian này, năm 2004 là năm tội MBN, MBTE
chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,56% số vụ, 1,65% số bị cáo); năm 2011 là năm tội
2

Tội Giết người (Điều 93 BLHS), là tội phạm xảy ra khá nhiều trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện
Biên, trong 8 năm (2004 – 2011), Tòa án 3 tỉnh đã xét xử sơ thẩm 204 vụ, 267 bị cáo (chiếm 22,54% số vụ,
21,12% số bị cáo) so với các tội thuộc Chương XII (Xem thêm Phụ lục 4).


9
MBN, MBTE chiếm tỉ lệ cao nhất (2,37% số vụ, 3,01% số bị cáo) so với toàn
bộ tội phạm nói chung. Những số liệu trên đã phần nào cho chúng ta thấy được
mức độ rất nghiêm trọng của tội MBN, MBTE trên địa bàn 3 tỉnh nói trên từ
năm 2004 đến 2011.
Thứ ba, các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên là 3/63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (chiếm 4,76%) số đơn vị hành chính cấp tỉnh trên toàn
quốc, nhưng tội MBN, MBTE ở 3 tỉnh này luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số
vụ, bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội MBN, MBTE trên cả nước. Để nhận thức rõ
hơn về vấn đề này, qua đó để thấy rõ mức độ nguy hiểm cao của tội MBN,
MBTE ở 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên trong 8 năm qua, chúng ta theo

dõi bảng số liệu sau:
Bảng 1.2: Tội MBN, MBTE trên địa bàn 3 tỉnh và trên toàn quốc bị
xét xử sơ thẩm (2004 - 2011)
Số vụ
Năm

Số bị cáo

3 tỉnh

Toàn quốc

Tỷ lệ %

3 tỉnh

Toàn quốc

Tỷ lệ %

(1)

(2)

(3 = 1/2)

(4)

(5)


(6 = 4/5)

2004

18

110

16,36

29

175

16,57

2005

19

88

21,59

32

157

20,38


2006

30

158

18,99

55

299

18,39

2007

32

178

17,98

60

328

18,29

2008


23

190

12,11

58

359

16,16

2009

31

176

17,61

60

389

15,42

2010

31


161

19,25

57

274

20,80

2011

40

177

22,60

75

341

21,99

Tổng

224

1.238


18,09

426

2.322

18,35

Nguồn: VPTH - TKTP VKSND các tỉnh Lào Cai, Lai
Châu, Điện Biên; Cục thống kê tội phạm VKSND tối cao


10
Theo số liệu của Cục thống kê tội phạm VKSND tối cao trong 8 năm
(2004 - 2011), Tòa án các tỉnh trên cả nước đã xét xử sơ thẩm 1.238 vụ, 2.322
bị cáo phạm tội MBN, MBTE. Trong số đó, Tòa án 3 tỉnh đã xét xử sơ thẩm
224 vụ, 426 bị cáo (chiếm 18,09 % số vụ, 18,35% số bị cáo). Trên địa 3 tỉnh,
trong các năm từ 2004 đến 2011, năm 2004 là năm tội MBN, MBTE chiếm tỉ
lệ thấp nhất (16,36% số vụ, 16,57% số bị cáo); năm 2011 là năm tội MBN,
MBTE chiếm tỉ lệ cao nhất (22,60% số vụ, 21,99% số bị cáo) so với số vụ, số
bị cáo đã xét xử sơ thẩm về tội MBN, MBTE trên toàn quốc. Như vậy, 3 tỉnh
Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên chỉ chiếm 4,76% số tỉnh, thành phố trên cả nước
nhưng chiếm 18,09% về số vụ, 18,35% số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội
MBN, MBTE trên cả nước. Đây là những con số thể hiện mức độ nguy hiểm
rất cao của tội MBN, MBTE trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên
trong thời gian qua.
Thứ tư, để đánh giá toàn diện mức độ của tội MBN, MBTE trên địa bàn
các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên chúng tôi xác định mức độ phổ biến của
các tội này ở các tỉnh nói trên bằng cách xác định hệ số tội phạm của các tội
này. Hệ số tội phạm của tội MBN, MBTE là số vụ, số bị cáo đã xét xử sơ thẩm

của các tội này trên dân số. Hệ số tội phạm của tội MBN, MBTE trên địa bàn 3
tỉnh nói trên được chúng tôi tính trên 100.000 người dân (dân số nói chung).
Theo số liệu của Cục thống kê tội phạm VKSND tối cao trong 8 năm
(2004 - 2011), các Tòa án trên cả nước đã xét xử sơ thẩm tổng số 1.238 vụ và
2.322 bị cáo phạm tội MBN, MBTE. Theo số liệu thống kê của Tổng cục
thống kê, dân số cả nước năm 2004 là 81.436.400 người dân, đến năm 2011 là
87.840.400 người dân (trung bình là 84.658.750 người dân) [70,74]. Vì vậy, hệ
số tội phạm của tội MBN, MBTE trên toàn quốc trong 8 năm là 1,46 vụ và
2,74 bị cáo/100.000 người dân. Với phương pháp xác định này, chúng ta xác
định hệ số tội phạm của tội MBN, MBTE chung trên địa bàn của 3 tỉnh.


11
Từ năm 2004 đến năm 2011, trên địa bàn các tỉnh được chúng tôi nghiên
cứu, Tòa án các tỉnh đã xét xử sơ thẩm 224 vụ, 426 bị cáo phạm tội MBN,
MBTE. Dân số của 3 tỉnh năm 2004 là 1.313.231 người dân, đến năm 2011 là
1.546.240 người dân (trung bình là 1.435.906 người dân) [12,13,14]. Như vậy,
hệ số tội phạm của tội MBN, MBTE trong 8 năm trên địa bàn 3 tỉnh là 15,59
vụ, 29,66 bị cáo/100.000 người dân. Tuy nhiên, hệ số tội phạm của tội MBN,
MBTE có sự chênh lệnh giữa các tỉnh.
- Tỉnh Lào Cai: Trong 8 năm (2004 – 2011), Tòa án đã xét xử sơ thẩm
121 vụ, 241 bị cáo phạm tội MBN, MBTE. Theo số liệu của Cục thống kê Lào
Cai, dân số năm 2004 là 567.043 người dân, đến năm 2011 là 635.000 người
dân (trung bình là 600.847 người dân) [12]. Như vậy, hệ số tội phạm của tội
MBN, MBTE trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong 8 năm là 23,46 vụ, 40,11 bị
cáo/100.000 người dân.
- Tỉnh Lai Châu: Theo số liệu của Cục thống kê Lai Châu, dân số năm
2004 là 316.816 người dân, đến năm 2011 là 393.752 người dân (trung bình là
362.735 người dân) [13]. Trong thời gian này, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 82 vụ,
152 bị cáo phạm tội MBN, MBTE. Như vậy, hệ số tội phạm của tội MBN,

MBTE trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong 8 năm (2004 – 2011) là 22,60 vụ,
41,90 bị cáo/100.000 người dân.
- Tỉnh Điện Biên: Trong 8 năm (2004 – 2011), Tòa án đã xét xử sơ thẩm
21 vụ, 33 bị cáo phạm tội MBN, MBTE. Theo số liệu Cục thống kê Điện Biên,
dân số năm 2004 là 429.372 người dân, đến năm 2011 là 517.888 người dân
(trung bình là 472.324 người dân) [14]. Do đó, hệ số tội phạm của tội MBN,
MBTE trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong 8 năm là 4,40 vụ và 6,98 bị
cáo/100.000 người dân. Từ các số liệu trên cho thấy, hệ số tội phạm của tội
MBN, MBTE trên địa bàn tỉnh Điện Biên là thấp nhất trong 3 tỉnh Lào Cai, Lai
Châu, Điện Biên. Điều đó cho thấy, tội MBN, MBTE xảy ra phổ biến trên địa


12
bàn Lào Cai, Lai Châu. Chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn vấn đề này qua bảng số
liệu sau:
Bảng 1.3 Hệ số tội phạm của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào
Cai, Lai Châu, Điện Biên và trên toàn quốc (2004 – 2011)
Số vụ
Đơn vị

MBN,
MBTE

Toàn quốc

Hệ số tội phạm

Số bị cáo
phạm tội
MBN,


Dân số

MBTE

của tội MBN, MBTE
Số vụ /100.000

Số bị cáo/100.000

ngƣời

ngƣời

1.238

2.322

84.658.750

1,46

2,74

224

426

1.435.906


15,59

29,66

Lào Cai

141

241

600.847

23,46

40,11

Lai Châu

82

152

362.735

22,60

41,90

Điện Biên


21

33

472.324

4,40

6,98

Trung bình
của 3 tỉnh

Nguồn: Tổng cục thống kê; Cục thống kê tội phạm VKSND tối cao;
VPTH - TKTP VKSND các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên
Như vậy, những phân tích về số vụ, số bị cáo phạm tội MBN, MBTE so
với các tội xâm phạm nhân thân (Chương XII BLHS) và tổng số tội phạm nói
chung và với tội MBN, MBTE trên toàn quốc đã phản ánh mức độ rất nghiêm
trọng của tội MBN, MBTE trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên
trong 8 năm (2004 – 2011). Đồng thời, với những phân tích, đánh giá về hệ số
tội phạm, so sánh hệ số tội phạm giữa các tỉnh, so sánh hệ số tội phạm chung
của 3 tỉnh với hệ số tội phạm toàn quốc đã cho chúng ta nhận thức toàn diện về
mức độ rất nghiêm trọng của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh này.
1.1.2. Cơ cấu của tội mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn các
tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên
Cơ cấu tội phạm là yếu tố phản ánh tính chất của tội phạm. Cơ cấu tội
phạm được xem xét trên nhiều tiêu chí như: cơ cấu theo hình thức thực hiện tội
phạm; cơ cấu theo phân loại tội phạm; cơ cấu theo động cơ, mục đích phạm



13
tội… Cơ cấu của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu,
Điện Biên được làm rõ thông qua các tiêu chí sau:
* Cơ cấu của tội MBN, MBTE theo hình thức thực hiện tội phạm
Các số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2004 đến 2011, Tòa án các tỉnh
Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên đã xét xử sơ thẩm 11.462 vụ, 16.881 bị cáo
phạm các tội nói chung (trung bình: 1,47 bị cáo/01 vụ) trong đó có 905 vụ,
1.264 bị cáo phạm các tội xâm phạm nhân thân (trung bình: 1,39 bị cáo/01 vụ)
và 224 vụ, 426 bị cáo phạm tội MBN, MBTE (trung bình: 1,90 bị cáo/01 vụ).
Như vậy, số bị cáo tham gia trong một vụ phạm tội MBN, MBTE thường đông
hơn so với tội phạm nói chung và các tội Chương XII. Do đó, so với các tội
thuộc chương tội xâm phạm nhân thân và tội phạm nói chung thì tội MBN,
MBTE được thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm tỉ lệ cao hơn. Kết quả
nghiên cứu 107 bản án, cho thấy có 90 vụ phạm tội có đồng phạm (chiếm
84,11%); 17 vụ phạm tội đơn lẻ (chiếm 15,89%). Như vậy, đồng phạm là hình
thức thực hiện tội phạm phổ biến của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh
này từ năm 2004 đến 2011. Điều này cũng thể hiện tính nguy hiểm cao của tội
MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên trong 8 năm
qua.
* Cơ cấu của tội MBN, MBTE theo thủ đoạn thực hiện tội phạm
Thủ đoạn thực hiện tội phạm là cách thức thực hiện hành vi phạm tội
[34, tr.119]. Nghiên cứu 223 nạn nhân (từ 107 bản án), chúng tôi nhận thấy: có
101 nạn nhân bị lừa dối tìm việc làm, rủ đi buôn bán (chiếm 45,29%); 38 nạn
nhân bị lừa dối yêu đương (chiếm 17,04%); 36 nạn nhân bị lừa dối lấy chồng
Trung Quốc (chiếm 16,14%); 32 nạn nhân bị lừa dối đi chơi, đi du lịch (chiếm
14,34%); 14 nạn nhân bị lừa dối theo các hình thức lừa dối khác (chiếm
6,28%) và 02 nạn nhân bị ép buộc. Như vậy, lừa dối (chủ yếu là lừa dối tìm
việc làm, rủ đi buôn bán) là thủ đoạn phạm tội phổ biến được các bị cáo sử



14
dụng để thực hiện tội phạm. Chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn vấn đề này khi xem
biểu đồ sau.
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu của tội MBN, MBTE trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai,
Lai Châu, Điện Biên theo thủ đoạn thực hiện tội phạm
14,35%

6,28%

0,90%
45,29%

Lừa dối tìm việc làm, buôn bán
Lừa dối yêu đương
Lừa dối lấy chồng Trung Quốc
Lừa dối đi chơi, đi du lịch
Hình thức lừa dối khác

16,14%
17,04%

Bị ép buộc

Nguồn: 107 bản án HSST
Nghiên cứu về thủ đoạn phạm tội còn cho thấy, hình thức đưa nạn nhân
qua biên giới để bán. Trong số 107 vụ án được chúng tôi nghiên cứu có 73/107
vụ án người phạm tội đã lén lút đưa nạn nhân qua biên giới (chiếm 68,22%);
30/107 vụ án người phạm tội chưa đưa được nạn nhân qua biên giới (chiếm
28,04%); 04 vụ án người phạm tội làm giấy thông hành để đưa nạn nhân qua
biên giới (chiếm 3,74%). Như vậy, lén lút đưa nạn nhân qua biên giới để bán là

cách thức phổ biến được người phạm tội sử dụng để phạm tội MBN, MBTE.
Điều đó đã phần nào thể hiện tính nguy hiểm của tội MBN, MBTE trên địa bàn
3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên trong 8 năm qua.
* Cơ cấu của tội MBN, MBTE theo động cơ, mục đích phạm tội
Việc nghiên cứu động cơ và mục đích phạm tội của tội MBN, MBTE có
ý nghĩa quan trọng để làm rõ tính chất nguy hiểm của tội phạm, nghiên cứu
nguyên nhân của tội phạm và xác định các biện pháp phòng ngừa tội MBN,
MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
- Động cơ phạm tội “là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội cố ý”[55, tr.152]. Nghiên cứu 190 bị cáo (từ 107
bản án) bị xét xử sơ thẩm về tội MBN, MBTE, chúng tôi nhận thấy: có 12 bị


15
cáo là học sinh và chưa có nghề nghiệp (chiếm 6,32%); 139 bị cáo là làm
ruộng, trồng trọt (chiếm 73,16%); 19 bị cáo là lao động tự do (chiếm 10,00%);
20 bị cáo không có nghề nghiệp (chiếm 10,53%). Như vậy, đa số các bị cáo bị
xét xử sơ thẩm về tội MBN, MBTE là không có nghề nghiệp ổn định, không
có thu nhập bảo đảm cuộc sống. Do đó để có tiền, nhiều bị cáo đã lựa chọn
việc thực hiện hành vi phạm tội để kiếm tiền. Trong đó, có nhiều bị cáo phạm
tội MBN, MBTE để kiếm tiền bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình. Do
đó, phần lớn động cơ phạm tội của các bị cáo là động cơ kiếm tiền.
- Mục đích phạm tội “là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm
tội đặt ra là phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội” [55, tr.153]. Nghiên
cứu 190 bị cáo, chúng tôi nhận thấy cả 190 bị cáo thực hiện tội phạm với mục
đích là trục lợi kiếm tiền khi thực hiện hành vi phạm tội MBN, MBTE. Mặc dù
hành vi khách quan thể hiện trong từng vụ án là khác nhau như: lừa dối tìm
việc làm, lừa dối đi chơi, lừa dối lấy chồng Trung Quốc nhưng thực chất là lừa
bán nạn nhân để lấy tiền. Điều này cho thấy người phạm tội thường thông qua
hành vi phạm tội MBN, MBTE để tìm kiếm lợi ích vật chất cho mình. Trục lợi

kiếm tiền một cách bất chính là mục đích của người phạm tội MBN, MBTE
trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên trong những năm gần đây.
* Cơ cấu của tội MBN, MBTE theo đặc điểm nhân thân người phạm tội

Việc nghiên cứu các đặc điểm nhân thân người phạm tội có ý nghĩa
quan trọng để làm rõ tính chất nguy hiểm của tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nghiên cứu nguyên nhân, xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội
phạm. Nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội MBN, MBTE trên địa
bàn 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, chúng tôi đi sâu phân tích một số đặc
điểm sau:
+ Độ tuổi: Người phạm tội MBN, MBTE có ở nhiều độ tuổi khác nhau,
có người chưa thành niên và người đã thành niên. Nghiên cứu độ tuổi của 190


16
bị cáo đã xét xử sơ thẩm về tội MBN, MBTE có 12 bị cáo là người chưa thành
niên (chiếm 6,32%); 115 bị cáo ở độ tuổi từ đủ 18 đến dưới 30 (chiếm
60,53%); 63 bị cáo ở độ tuổi trên 30 (chiếm 33,16%). Như vậy, độ tuổi từ đủ
18 đến dưới 30 tuổi là độ tuổi chiếm phần lớn trong số người phạm tội MBN,
MBTE trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên trong 8 năm qua
(2004 – 2011).
+ Giới tính: Nghiên cứu 190 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội MBN,
MBTE có 118 bị cáo là nam (chiếm 62,10%); 72 bị cáo là nữ (chiếm 37,90%).
Như vậy, trên địa bàn 3 tỉnh trong 8 năm, người phạm tội của các tội này chủ
yếu là nam.
+ Trình độ học vấn: Nghiên cứu 190 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội
MBN, MBTE, chúng tôi nhận thấy: có 69 bị cáo không biết chữ (chiếm
36,32%); 62 bị cáo có trình độ tiểu học (chiếm 32,63%); 47 bị cáo có trình độ
trung học cơ sở (chiếm 24,74%); 12 bị cáo có trình độ trung học phổ thông
(chiếm 6,32%). Như vậy, trong những năm gần đây trên địa bàn 3 tỉnh phần

lớn người phạm tội MBN, MBTE là người có trình độ học vấn thấp (người
không biết chữ và trình độ tiểu học). Chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn vấn đề này
khi xem biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu của tội MBN, MBTE trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai,
Lai Châu, Điện Biên theo trình độ học vấn của người phạm
6,32%

36,32% Không biết chữ

24,74%

Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

32,63%

Nguồn: 107 bản án HSST


17
+ Dân tộc: Nghiên cứu 190 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội MBN,
MBTE, cho thấy có 172/190 bị cáo (chiếm 85,26%) là người thuộc các dân tộc
ít người; 28 bị cáo (chiếm 14,74%) là người thuộc dân tộc Kinh. Trong số 172
bị cáo là người thuộc các dân tộc ít người có 89 bị cáo là người dân tộc
H’mông (chiếm 46,84%); 32 bị cáo là người dân tộc Thái (chiếm 16,84%); 14
bị cáo là người dân tộc Dao (chiếm 7,37%); 12 bị cáo là người dân tộc Tày
(chiếm 6,32%); 09 bị cáo người dân tộc Giáy (chiếm 4,74%) và 06 bị cáo là
người thuộc các dân tộc khác (chiếm 3,16%). Chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn
vấn đề này qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.3. Cơ cấu của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào
Cai, Lai Châu, Điện Biên theo thành phần dân tộc của người phạm tội
6,32% 4,74%
7,37%

3,16%

46,84%

Người dân tộc H'mông
Người dân tộc Thái
Người dân tộc Kinh
Người dân tộc Dao

14,74%

Người dân tộc Tày

16,84%

Người dân tộc Giáy
Người dân tộc khác

Nguồn: 107 bản án HSST
+ Phạm tội lần đầu; tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Nghiên cứu 190 bị
cáo bị xét xử sơ thẩm về tội MBN, MBTE (2004 - 2011) cho thấy có 171 bị
cáo phạm tội lần đầu (chiếm 90%); 19 bị cáo phạm tội thuộc trường hợp tái
phạm, tái phạm nguy hiểm (chiếm 10%). Như vậy, phần lớn người phạm tội
MBN, MBTE thuộc trường hợp phạm tội lần đầu.



18
* Cơ cấu của tội MBN, MBTE theo đặc điểm của nạn nhân của tội
phạm
Nghiên cứu cơ cấu của tội MBN, MBTE theo đặc điểm của nạn nhân
của tội phạm là nghiên cứu số lượng nạn nhân cùng các đặc điểm cụ thể qua đó
phản ánh tính nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như các thủ đoạn người
phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Việc làm rõ các đặc điểm này
không chỉ có ý nghĩa giúp đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích, làm rõ các nguyên
nhân để đưa ra các biện pháp góp phần phòng ngừa tội MBN, MBTE.
+ Số lượng nạn nhân trong vụ án MBN, MBTE: Nghiên cứu số lượng
nạn nhân trong các vụ phạm tội MBN, MBTE cho thấy có 223 nạn nhân trong
107 vụ án, trung bình có 2,08 nạn nhân/01 vụ án. Trong 107 vụ án mà chúng
tôi nghiên cứu có 47 vụ án có 01 nạn nhân (chiếm 43,93%); 33 vụ án có 02
nạn nhân (chiếm 30,84%); 15 vụ án có 03 nạn nhân (chiếm 14,02%); 12 vụ án
có từ 04 nạn nhân trở lên (chiếm 11,21%). Trong số 12 vụ án có từ 04 nạn
nhân trở lên, có 01 vụ án có 06 nạn nhân [29]. Như vậy, đa số các vụ phạm tội
MBN, MBTE có từ 02 nạn nhân trở lên trong một vụ phạm tội.
+ Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội. Trong 223 nạn nhân
được nghiên cứu có 138 nạn nhân có quan hệ là hàng xóm, thân quen với
người phạm tội (chiếm 61,88%); 62 nạn nhân có quan hệ là mới quen với
người phạm tội (chiếm 27,80%); 13 nạn nhân có quan hệ là gia đình, họ hàng
với người phạm tội (chiếm 5,83%); 05 nạn nhân có quan hệ là người yêu của
người phạm tội (chiếm 2,24%); 05 nạn nhân và người phạm tội không quen
biết nhau (chiếm 2,24%). Như vậy, mối quan hệ hàng xóm, thân quen là mối
quan hệ chủ yếu được người phạm tội lợi dụng để thực hiện tội phạm MBN,
MBTE. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ sau.



19
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội MBN, MBTE trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai,
Lai Châu, Điện Biên theo mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội
5,83%
28,04%

1,87% 1,87%

Hàng xóm, thân quen
Mới quen
Gia đình, họ hàng
Người yêu

62,62% Không quen

Nguồn: 107 bản án HSST
+ Giới tính: Nghiên cứu 223 nạn nhân đã xét xử sơ thẩm về tội MBN,
MBTE, chúng tôi nhận thấy: có 181 nạn nhân là phụ nữ (chiếm 81,16%); 42
nạn nhân là trẻ em bị mua bán qua biên giới (chiếm 18,84%). Như vậy, trong 8
năm (2004 – 2011) trên địa bàn 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên nạn nhân
của tội MBN, MBTE chủ yếu là người thuộc giới nữ.
+ Độ tuổi: Trong số 223 nạn nhân được nghiên cứu có 42 nạn nhân dưới
16 tuổi (chiếm 18,83%); 127 nạn nhân từ đủ 16 đến dưới 25 tuổi (chiếm
56,95%); 52 nạn nhân từ đủ 25 đến dưới 35 tuổi (chiếm 23,32%); 02 nạn nhân
từ đủ 35 tuổi trở lên (chiếm 0,90%). Như vậy, trong 8 năm (2004 – 2011) độ
tuổi của nạn nhân của tội MBN, MBTE chủ yếu ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 25
tuổi. Chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn vấn đề này qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội MBN, MBTE trên địa bàn các tỉnh Lào
Cai, Lai Châu, Điện Biên theo độ tuổi của nạn nhân của tội phạm
55,61%


2,24%

18,83%

Dưới 16 tuổi
Từ đủ 16 đến dưới 25 tuổi
Từ đủ 25 đến dưới 35 tuổi

Từ đủ 35 tuổi trở lên

56,%

Nguồn: 107 bản án HSST


20
+ Dân tộc: Nghiên cứu 223 nạn nhân, chúng tôi nhận thấy có 09 nạn
nhân là người dân tộc Kinh (chiếm 4,04%) và 214 nạn nhân là người thuộc các
dân tộc ít người (chiếm 95,06%). Trong số 214 nạn nhân là người thuộc các
dân tộc ít người có 109 nạn nhân dân tộc H’mông (chiếm 48,88%); 75 nạn
nhân dân tộc Thái (chiếm 33,63%); 19 nạn nhân dân tộc Dao (chiếm 8,52%);
11 nạn nhân thuộc các dân tộc khác (chiếm 4,93%). Như vậy, phần lớn nạn
nhân của tội MBN, MBTE là người thuộc các dân tộc ít người.
+ Nghề nghiệp: Nghiên cứu nghề nghiệp của 223 nạn nhân cho thấy có
42 nạn nhân là trẻ em (05 nạn nhân là học sinh, 37 nạn nhân chưa có nghề
nghiệp); 181 nạn nhân (từ đủ 16 tuổi trở lên) trong đó có 142 làm ruộng, trồng
trọt (chiếm 78,45%), 39 nạn nhân không có nghề nghiệp (chiếm 21,55%). Như
vậy, phần lớn nạn nhân của tội MBN, MBTE là làm ruộng, trồng trọt (nghề có
thu nhập thấp).

* Cơ cấu của tội MBN, MBTE theo phân loại tội phạm
Tội MBN được quy định tại Điều 119 BLHS với hai khung hình phạt,
khung 1 (khung cơ bản) có hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm (tội phạm nghiêm
trọng); khung 2 (khung tăng nặng) có hình phạt tù từ 5 năm đến 20 năm (tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng). Tội MBTE được quy định tại Điều 120 BLHS có
hai khung hình phạt, khung 1 (khung cơ bản) có hình phạt tù từ 3 năm đến 10
năm (tội phạm rất nghiêm trọng); khung 2 (khhung tăng nặng) có hình phạt tù
từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng).
Nghiên cứu 426 bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm về tội MBN, MBTE (từ số
liệu thống kê của VKSND 3 tỉnh) cho thấy: có 424/426 bị cáo (chiếm 99,54%)
bị kết án theo khung hình phạt tăng nặng tại khoản 2 Điều 119 và khoản 2
Điều 120 (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng), chỉ có 02/426 bị cáo (chiếm
0,46%) bị kết án theo khoản 1 Điều 119 và không có bị cáo nào bị kết án theo
khoản 1 Điều 120. Như vậy, theo phân loại tội phạm, tội MBN, MBTE thuộc


21
loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xảy ra phổ biến trên địa bàn các tỉnh Lào
Cai, Lai Châu Châu, Điện Biên trong những năm gần đây. Chúng ta sẽ nhận
thức rõ hơn về vấn đề này khi xem biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội MBN, MBTE theo phân loại tội phạm
0,46%

Tội phạm nghiêm trọng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
99,54%

Nguồn: VPTH - TKTP VKSND các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên
* Cơ cấu của tội MBN, MBTE theo hình phạt được áp dụng đối với

người phạm tội
Kết quả nghiên cứu cơ cấu của tội MBN, MBTE theo phân loại tội phạm
trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên cho thấy, phần lớn tội phạm
được thực hiện thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, các Tòa án
thường áp dụng hình phạt rất nghiêm khắc đối với người phạm tội. Để có nhận
thức rõ hơn về vấn đề này chúng ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 1.4. Cơ cấu của tội MBN, MBTE theo hình phạt được áp dụng
đối với người phạm tội
Hình phạt đƣợc Tòa án áp dụng
Số bị

Tù cho

Tù từ 7

Tù từ trên 7

Tù từ trên

Hình phạt

cáo

hƣởng án

năm trở

năm đến 15

15 năm đến


bổ sung

treo

xuống

năm

20 năm

190

09

89

91

01

70

100%

4,73%

46,84%

47,89%


0,53%

36,84%

Nguồn: 107 bản án HSST


×