Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Pháp Luật Về Quyền Phá Thai Ở Một Số Quốc Gia Và Giá Trị Tham Khảo Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 103 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1. PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN PHÁ THAI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ... 9 </b>

<b>1.1. Pháp luật về quyền phá thai ở Iceland ... 9 </b>

1.1.1. Khái quát chung ... 9

1.1.2. Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Iceland ... 11

<i>❖ Luật số 38 (Law No.38) ... 11 </i>

<i>❖ Đạo luật về Tư vấn và Giáo dục về Giới tính và Sinh sản và Thủ tục Phá thai và Triệt sản số 25/1975, được sửa đổi bổ sung bởi Đạo luật số 82/1998, Đạo luật số 162/2010, Đạo luật số 126/2011 và Đạo luật số 23/2016 ... 12 </i>

<i>❖ Đạo luật về Chấm dứt thai kỳ số 43/2019 ... 15 </i>

1.1.3. Nhận xét, đánh giá pháp luật về quyền phá thai ở Iceland ... 23

<b>1.2. Pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản ... 24 </b>

1.2.1. Khái quát chung ... 24

<i>❖ Q trình luật hóa quyền phá thai ở Nhật Bản ... 24 </i>

1.2.2. Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản ... 26

1.2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản ... 32

1.2.4. Nhận xét, đánh giá pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản ... 36

<b>1.3. Pháp luật về quyền phá thai ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ... 37 </b>

1.3.1. Khái quát chung ... 37

1.3.2. Pháp luật về quyền phá thai ở các tiểu bang Hoa Kỳ ... 38

<i>❖ Tiểu bang California ... 38 </i>

<i>❖ Tiểu bang Texas ... 47 </i>

1.3.3. Nhận xét, đánh giá pháp luật về quyền phá thai ở Hoa Kỳ ... 51

<b>1.4. Pháp luật về quyền phá thai ở Philippines ... 52 </b>

1.4.1. Khái quát chung ... 52

1.4.2. Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Philippines ... 52

<i>❖ Hợp thức hóa việc tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại ... 60 </i>

1.4.3. Nhận xét, đánh giá pháp luật về quyền phá thai ở Philippines ... 61

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 62 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CHƯƠNG 2. ÁP LUẬT VỀ QUYỀN PHÁ THAI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ </b>

<b>QUYỀN PHÁ THAI Ở VIỆT NAM ... 63 </b>

<b>2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền phá thai ... 63 </b>

2.1.1. Nội dung các quy định pháp luật về quyền phá thai ... 63

❖ Những trường hợp phụ nữ có quyền phá thai ... 64

<i>❖ Những trường hợp nghiêm cấm phụ nữ phá thai ... 66 </i>

<i>❖ Các biện pháp xử lý vi phạm đối với quyền phá thai ... 67 </i>

2.1.2. Nhận xét, đánh giá các quy định pháp luật về quyền phá thai ở Việt Nam ... 68

<i>❖ Những điểm tích cực của pháp luật về quyền phá thai ... 68 </i>

<i>❖ Những điểm hạn chế của pháp luật về quyền phá thai ... 70 </i>

<b>2.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về quyền phá thai ở Việt Nam 72 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền phá thai ở Việt Nam... 81 </b>

<b>2.4. Những giá trị tham khảo từ pháp luật ở một số nước trên thế giới về quyền phá thai cho việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam... 83 </b>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 91 </b>

<b>KẾT LUẬN CHUNG ... 92 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 93 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Nhân quyền, là thành tựu chung của nhân loại, vừa có giá trị pháp lý cao cả lại vừa đậm tính nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Điều 1 của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 (Pháp) đã khẳng định:

<i>“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” </i>

Kể từ khi Liên Hợp Quốc chính thức thành lập (24/10/1945), quyền con người trở thành một hệ thống pháp lý toàn cầu được quy định chi tiết trong hàng trăm văn kiện pháp luật quốc tế, địi hỏi mọi quốc gia thành viên phải tơn trọng và tuân theo. Trong các nội dung của nhân quyền thì nữ quyền là vấn đề pháp lý nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Phụ nữ thuộc nhóm người yếu thế, chiếm phần đơng đảo trong nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Cũng như vấn đề quyền con người nói chung, các cuộc đấu tranh vì quyền lợi của người phụ nữ cũng được bắt đầu từ cấp độ quốc gia rồi dần phát triển trở thành những phong trào quốc tế, có ảnh hưởng và tác động đến pháp

<i>luật quốc tế. Mặc dù có nhiều cơng ước do Tổ chức Lao động quốc tế (International </i>

Labour Organization - ILO) ban hành từ đầu thế kỷ XX đã đề cập đến nội dung bảo vệ

<i>phụ nữ, nhưng chỉ đến năm 1967, Liên Hợp Quốc mới thông qua văn kiện “Tuyên bố </i>

<i>về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”. Đây là tiền đề cho sự ra </i>

<i>đời của “Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” </i>

<i>(Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women - CEDAW) vào ngày 18-12-1979. Hàng ngàn phong trào đấu tranh giải phóng giành quyền </i>

lợi, được ni dưỡng và bảo vệ qua hàng trăm thế hệ, cho đến ngày nay, quyền của phụ nữ khơng những được thừa nhận mà cịn đóng vai trị quan trọng trên phạm vi thế giới. Nhiều văn kiện và văn bản pháp luật quốc tế đã xác định và đề cao những nhóm quyền liên quan, coi đó như là một trách nhiệm cao cả của văn minh thế giới. Việc quy định quyền của phụ nữ trong pháp luật là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với vai trò của nữ giới trong xã hội, đây là bước tiến trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung và giải phóng phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên, chúng ta cũng khơng thể chối bỏ một thực tại rằng, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trên hết là liên quan đến sức khỏe sinh sản mà đặc biệt là các quyền và lợi ích của người phụ nữ trong việc phá thai.

Kế thừa và phát triển tư tưởng tiến bộ ấy, mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập khai

<i>sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu rõ: “Tất cả </i>

<i>mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>mưu cầu hạnh phúc”. Bởi đối với một đất nước đã phải trải qua mấy ngàn năm bị đô hộ </i>

lệ thuộc, chiến tranh khốc liệt, dân tộc Việt Nam quý trọng hơn hết giá trị, khát vọng để giành lại những quyền cơ bản của con người.

<i>“Phá thai” - một vấn đề khơng cịn xa lạ đối với các quốc gia trên thế giới nói </i>

chung và Việt Nam nói riêng, thế nhưng, đây vẫn luôn là đề tài nhạy cảm, nhận được nhiều sự quan tâm từ phía Nhà nước và đơng đảo người dân. Có thể nói rằng vấn đề

<i>“Phụ nữ có quyền phá thai hay không?” luôn gây tranh cãi trong suốt nhiều năm qua, </i>

có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra song vẫn khơng tìm được câu trả lời xác đáng cũng như giải pháp toàn diện cho vấn đề này. Soi chiếu vào thực tiễn xã hội hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nữ quyền, nhận thức của con người về vấn đề phá thai cũng có phần khách quan, bao dung và cảm thông hơn. Mặc dù vậy, chúng ta cũng khơng thể phủ nhận hồn tồn những ý kiến trái chiều đối với đề tài nhạy cảm đã nêu trên. Trong nhận

<i>thức của đông đảo người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới, “phá thai” là một việc làm </i>

vô nhân đạo và không thể chấp nhận được bởi nhiều nguyên nhân khác nhau được xây dựng dựa trên các cơ sở văn hóa, tơn giáo, đạo đức, nền tảng chính trị,.... nhưng hơn cả là vì hành động này xâm phạm đến quyền sống của một cá thể. Có rất nhiều nguyên nhân chính đáng cũng như hồn cảnh bất khả kháng dẫn đến việc người phụ nữ lựa chọn bỏ thai nhi, có thể là do thai nhi phát triển khơng bình thường, sức khỏe người mẹ khơng đủ để có một thai kỳ an toàn,... hoặc những nguyên nhân khác như bị xâm hại tình dục, cưỡng bức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi. Dù vậy, thực tế xã hội cho thấy không phải cá nhân nào cũng có cái nhìn thiện chí và dễ dàng chấp nhận việc phá thai bởi những nguyên nhân bất khả kháng. Những góc nhìn khơng mấy tích cực ấy đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của người phụ nữ trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, không phải pháp luật của quốc gia nào cũng chấp thuận cho người phụ nữ có quyền phá thai thơng qua hệ thống pháp luật nghiêm khắc, các chính sách hạn chế một cách tiêu cực thậm chí cấm hồn tồn việc phá thai. Đây là những rào cản pháp lý ngăn người phụ nữ khỏi việc được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực này.

Trong bối cảnh hội nhập tồn cầu hóa, Việt Nam được xem là quốc gia đang phát triển và có tiềm lực lớn trong tương lai. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, hệ thống pháp luật của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định pháp luật về quyền phá thai là vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu tình hình chung của đất nước. Việc thừa nhận quyền phá thai ở Việt Nam đã cho thấy sự tiến bộ trong tư tưởng của nhà làm luật trong việc ban hành các quyền tự do về thân thể, quyền tự chủ quyết định cuộc sống của người phụ nữ; song song đó cũng để lại rất nhiều hạn chế, bất cập trong các vấn đề liên quan đến quyền được

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

bảo vệ, chăm sóc sức khỏe phụ khoa. Thực tế cho thấy, quyền phá thai ở Việt Nam chủ yếu được nhìn nhận nhiều hơn ở góc độ là một vấn đề xã hội hơn là một vấn đề mang tính pháp lý, vì thế, pháp luật hiện chưa có sự tổng qt và tồn diện.

Nhận thấy vai trị của pháp luật ở việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trên tồn thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, cụ thể là

<i><b>trong vấn đề phá thai, nhóm tác giả quyết định thực hiện đề tài “Pháp luật về quyền phá thai ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam” nhằm khẳng định sự nhân </b></i>

đạo của quyền phá thai cũng như khẳng định tầm quan trọng và sự thiết yếu của quyền phá thai đối với người phụ nữ.

<b>2. Tính mới của đề tài </b>

Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá về tình hình nghiên cứu cũng như mức độ quan tâm đến các nội dung trong đề tài ở góc độ khoa học pháp lý, nhóm tác giả nhận thấy rằng đề tài là một vấn đề rất phổ biến trong xã hội và tồn tại ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề này một cách tổng quan dưới góc độ pháp lý thì chưa nhận được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia pháp lý. Đặc biệt, việc nghiên cứu vấn đề phá thai dưới góc độ là một quyền của phụ nữ thì việc nghiên cứu, đánh giá vẫn cịn có những hạn chế nhất định. Quan trọng hơn hết, các cơng trình chưa thể hiện rõ lập trường, thể hiện sự bảo vệ mạnh mẽ, quyết liệt đối với quyền lợi

<i>của người phụ nữ trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, cụ thể là “phá thai”. Do đó, xuất </i>

phát từ nhận thức khách quan về tầm quan trọng của quyền phá thai đối với phụ nữ trên tồn thế giới nói chung và phụ nữ ở Việt Nam nói riêng, nhóm tác giả thực hiện nghiên

<i><b>cứu đề tài “Pháp luật về quyền phá thai ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam”. Việc thực hiện đề tài này do đó vẫn đảm bảo được tính mới trên cơ sở nghiên </b></i>

cứu hệ thống pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới, qua đó rút kinh nghiệm, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện, phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Cụ thể, tính mới của đề tài thể hiện ở các góc độ sau:

<i>Một là, đề tài tiếp cận và phân tích quyền phá thai trên cơ sở là một quyền cơ bản </i>

của con người. Thông qua việc tham khảo hệ thống pháp luật của Việt Nam và quốc tế; những chủ trương, phương châm hoạt động của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền, nhóm tác giả thể hiện sự ủng hộ quyền tự chủ thân thể, quyền tự do tiếp cận các dịch vụ sức khỏe, đặc biệt hơn là quyền chăm sóc sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Từ đó, làm sáng tỏ tính thiết thực cũng như tầm quan trọng của quyền phá thai. Tuy nhiên, đề tài được nghiên cứu dưới góc độ đề cao nhưng khơng cổ súy việc lạm dụng quyền phá thai mà bỏ qua quyền sống của thai nhi.

<i>Hai là, đề tài nghiên cứu nhằm góp phần làm rõ hơn những yếu tố tác động lên </i>

quá trình hình thành pháp luật về phá thai ở một số các quốc gia ở các khía cạnh dân cư,

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tơn giáo, văn hố,... và đưa ra sự so sánh, đối chiếu giữa pháp luật về phá thai ở các quốc gia với Việt Nam.

<i>Ba là, đề tài phân tích hai mặt đối lập về mặt pháp lý và đánh giá khách quan </i>

thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền phá thai ở Việt Nam. Từ đó, nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật của người dân cũng như nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và xã hội.

<i>Bốn là, những kiến nghị nhóm tác giả đề xuất trong đề tài nghiên cứu mang giá </i>

trị tham khảo, định hướng cho việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền phá thai của phụ nữ.

Tóm lại, từ đề tài nghiên cứu nhóm tác giả muốn đưa cái nhìn bao qt về thực trạng pháp luật phá thai ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó nhóm tác giả khơng chỉ muốn nâng cao quyền phá thai ở phụ nữ và còn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện những lỗ hổng của pháp lý và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền cơ bản của người phụ nữ Việt Nam.

<b>3. Mục tiêu của đề tài </b>

Đề tài hướng đến mục tiêu làm rõ quy định pháp luật về quyền phá thai của phụ nữ ở một số nước trên thế giới và từ đó rút ra được những kinh nghiệm tham khảo cho việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Để thực hiện mục tiêu của đề tài, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Thứ nhất, tìm hiểu, nghiên cứu, lý giải quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng những quy định ấy ở một số quốc gia tiêu biểu, cụ thể là Iceland, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Philippines. Từ đó, đề tài đánh giá những ưu và nhược điểm trong quy định pháp luật của các nước này.

Thứ hai, dưới góc nhìn hiện đại và khách quan, nhóm tác giả tiến hành đánh giá, phân tích hệ thống quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền phá thai ở Việt Nam. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật cùng những giải pháp mang tính xã hội phù hợp với tình hình, khuynh hướng phát triển của Việt Nam hiện nay.

<b>4. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường 4.1 Trong trường </b>

Hiện nay, các nội dung về quyền của phụ nữ là đối tượng nghiên cứu trong nhiều cơng trình ở Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thơng qua việc nghiên cứu, khảo sát của nhóm tác giả thì cho đến nay, vấn đề về quyền phá thai vẫn chưa được

<i>nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào. </i>

<b>4.2. Ngồi trường </b>

Trên thế giới kể cả ở Việt Nam, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, tạp chí,... về pháp luật quyền phá thai ở những góc độ, phương diện tiếp cận

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

khác nhau và trở thành đề tài quen thuộc đối với nhiều học giả, nhà nghiên cứu pháp luật trong và ngoài nước. Dựa trên nguồn tài liệu tổng quát và phạm vi quan tâm của đề tài, tiêu biểu là một số cơng trình như:

<i>a) Đặng Văn Hải (2014), Nghiên cứu tình hình phá thai đến 12 tuần và đánh giá sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai của phụ nữ đến phá thai, Tạp chí phụ sản, 12(2), tr.203-206. </i>

Bài viết gồm hai vấn đề: mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phá thai của phụ nữ phá thai; đồng thời là đánh giá sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai của đối tượng đến phá thai trong phạm vi những phụ nữ đến phá thai gồm hút thai và phá thai bằng thuốc tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, những lý do dẫn đến phá thai là vì độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hơn nhân, số con hiện sống. Nhận thức về các biện pháp tránh thai còn thấp và chưa hiểu rõ về thời điểm thích hợp để áp dụng các biện pháp trên.

<i>b) Rachel Rebouché (2016), Abortion rights as Human rights, Beasley School of Law, Temple University, USA. </i>

Bài viết phân tích mối quan hệ giữa quyền con người đã tác động lẫn thúc đẩy sự hình thành, phát triển của quyền phá thai; góp phần làm sáng tỏ khả năng tiếp cận phá thai ở các khu vực pháp lý bị hạn chế. Bài tiểu luận chia ra ba phần lần lượt về lý luận, thực tiễn và kiến nghị. Tác giả tiếp cận từ mô tả việc đưa quyền phá thai vào các tài liệu, báo cáo của các tổ chức nhân quyền quốc tế; sau đó viện dẫn những giá trị từ các phán quyết của Tòa án và góc nhìn của Nhà nước nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nữ quyền; tác giả đưa ra những trở ngại thực tế, yếu kém dẫn đến hạn chế việc thi hành pháp luật và đưa ra những kiến nghị ở cuối cùng.

<i>c) Lỗ Thị Thu Hà (2014), Quyền sống của thai nhi và vấn đề hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về phá thai, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. </i>

Luận văn cung cấp những tri thức khoa học cơ bản mang tính lý luận về vấn đề quyền sống của thai còn gây tranh cãi; song song đó là so sánh các điểm khác nhau của các quy định về nạo phá thai trong hệ thống luật các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Luận văn cũng nêu lên những thực trạng vấn đề nạo phá thai, nạo phá thai trái phép, những bất cập trong việc quy định và thực thi các quy định về vấn đề này ở Việt Nam; qua đó nêu ra một số giải pháp cơ bản hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi các quy định này một cách hiệu quả ở Việt Nam trong thời kỳ mới.

<i>d) Joanna N. Erdman, Rebecca J. Cook (2020), Decriminalization of abortion – A human rights imperative, Best Practice & Research Clinical Obstetrics & Gynaecology, Volume 62, pp. 11-24. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Thơng qua việc tìm hiểu phạm vi và ảnh hưởng của các tiêu chuẩn nhân quyền, đặc biệt là cách các tòa án cấp cao ở nhiều quốc gia viện dẫn các tiêu chuẩn này để quy trách nhiệm cho các chính phủ về cải cách và bãi bỏ các luật hình sự về phá thai. Bài viết xem xét sự đồng thuận đang phát triển trong luật nhân quyền quốc tế, trước hết ủng hộ việc tự do hóa các luật hình sự về phá thai để cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc và hiện tại ủng hộ việc bãi bỏ hoặc hợp pháp hóa các luật này như một yêu cầu bắt buộc về nhân quyền để bảo vệ sức khỏe, sự bình đẳng và phẩm giá của con người.

<i>e) Leila Hessini (2005), Global Progress in Abortion Advocacy and Policy: An Assessment of the Decade since ICPD, Reproductive Health Matters, pp.88-100. </i>

Bài viết này xem xét các nguyên tắc và khuyến nghị của Chương trình Hành động

<i>của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (International Conference on Population </i>

<i>and Development - ICPD) năm 1994 đã được áp dụng như thế nào nhằm tăng khả năng </i>

tiếp cận của phụ nữ với các dịch vụ phá thai hợp pháp, an tồn và chi phí phù hợp. Ngồi ra, bài viết cịn xem xét các nỗ lực vận động chính sách nhằm nâng cao hiểu biết về phá thai giữa các nhà hoạch định chính sách và cơng chúng, chính sách và hành động ở cấp độ toàn cầu, tiến bộ đạt được trong các chính sách và dịch vụ cấp quốc gia, và những trở ngại gặp phải. Điều này đã thể hiện một bước tiến tích cực trong việc hợp pháp hóa phá thai như một thành phần của các dịch vụ sức khỏe sinh sản cơ bản.

<i>g) Bùi Nguyễn Trà My, Phạm Phương Uyên, Phạm Linh Giang (2021), Thực thi pháp luật về nạo phá thai tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nhân lực khoa học xã hội, tr.20-29. </i>

Bài viết nghiên cứu và đưa ra những bài học kinh nghiệm tổng hợp từ quy định nạo phá thai của các quốc gia khác nhau, từ đó đưa ra đề xuất quy định giới hạn nạo phá thai theo tuần tuổi, xem xét đến những ngoại lệ dự kiến phát sinh khi áp dụng điều luật trên và đưa ra những phương hướng giải quyết về mặt lý luận phù hợp với thực tế.

Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy vấn đề về quyền phá thai khơng cịn xa lạ đối với nhà làm luật cũng như nhà nghiên cứu về nhân quyền nói chung ở Việt Nam. Mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như việc đấu tranh vì quyền lợi của con người, thế nhưng tư tưởng của xã hội Việt Nam hiện tại vẫn còn một bộ phận dân số không chấp nhận trao cho người phụ nữ loại quyền này. Vì vậy, nhóm tác giả mong muốn thơng qua sự tìm hiểu và phân tích các nguồn tài liệu sẵn có cả trong nước lẫn ngồi nước, dựa trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành để đưa ra những kiến nghị hợp lý, mang tính tham khảo để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp lý về quyền phá thai cho người phụ nữ Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quy định pháp luật về quyền phá thai của phụ nữ ở một số quốc gia trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Iceland, Nhật Bản và Philippines và quy định về quyền phá thai của phụ nữ Việt Nam.

<b>5.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

Về phạm vi pháp luật: nghiên cứu vấn đề về quyền phá thai và thực trạng thi hành pháp luật về quyền phá thai của các nước là Hoa Kỳ, Iceland, Nhật Bản, Philippines để thu thập những nguồn thông tin liên quan, phục vụ cho mục tiêu của đề tài. Thơng qua đó, nhóm tác giả cũng tìm hiểu các vấn đề còn tồn tại trong quy định pháp luật của Việt Nam để đưa ra hướng kiến nghị sửa đổi mới, phù hợp.

Về phạm vi thời gian: đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam.

Về phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật ở các nước Hoa Kỳ, Iceland, Nhật Bản, Philippines và ở Việt Nam về quyền phá thai.

<b>6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận </b>

Đề tài được tiến hành theo cách tiếp cận từ lý thuyết, các quy định của pháp luật Việt Nam, đến thực tiễn các văn bản thi hành. Từ đó, rút ra các giải pháp, kiến nghị cụ thể. Thơng qua q trình nghiên cứu các quy định pháp luật cụ thể, nhóm tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá quy định của pháp luật về quyền phá thai của phụ nữ cũng như đưa ra các kiến nghị, giá trị tham khảo việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

<b>6.2. Phương pháp nghiên cứu </b>

Đề tài sử dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Để thực hiện được nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài nhóm tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, đánh giá: được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng luận điểm cho đề tài thơng qua các mặt của đối tượng nghiên cứu. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá một cách tổng quan và chuyên sâu về các vấn đề lý luận lẫn thực tiễn áp dụng của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đề tài trên.

- Phương pháp so sánh: tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh, đối chiếu những điểm giống và khác nhau của các hệ thống pháp luật trên thế giới về quyền phá thai. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam hoàn thiện hơn ở hiện tại và tương lai

- Phương pháp thống kê: thống kê các nguồn tin từ thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật trong các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo, tổng kết...

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp một cách toàn diện về vấn đề nghiên cứu, đưa ra những đánh giá khách quan và thực tế hơn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 1. PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN PHÁ THAI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI </b>

Hiện nay, những quy định về vấn đề nạo, phá thai đã xuất hiện trong hệ thống pháp luật của phần lớn các quốc gia trên thế giới Nhìn chung, pháp luật được chia thành ba khuynh hướng chính bao gồm: cho phép phá thai, cho phép phá thai trong một số trường hợp nhất định và có ngoại lệ đi kèm, cấm phá thai hồn tồn. Theo đó, nhóm tác giả đã chọn lọc những quốc gia tiêu biểu đại diện cho các khuynh hướng nêu trên là Iceland, Nhật Bản, một số tiểu bang của Hoa Kỳ và Philippines. Trong đó, Iceland là một trong những quốc gia có sự bình đẳng giới tiến bộ vượt trội nhất trên thế giới, và đặc biệt hơn cả, nó một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc phá thai, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh vấn đề chấm dứt thai kỳ ở Iceland được hồn thiện sau q trình dài hình thành, điều chỉnh và phát triển. Nhật Bản là quốc gia có khung pháp lý mạnh mẽ và việc thực thi pháp luật mang tính hiệu quả cao. Là đất nước có nền dân chủ gắn liền với tự do kinh tế, nền tư pháp cũng được cải cách từ lâu đời và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là quốc gia thứ ba nhóm tác giả lựa chọn vì quyền con người và đặc biệt là nữ quyền luôn được Chính phủ nước này đặt làm mối quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, đây cũng là một quốc gia liên bang, trên cơ sở đặc điểm văn hóa và dân cư, mỗi tiểu bang xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật với những quy định phản ánh đặc trưng riêng của mình. Do đó, đối với vấn đề nữ quyền mà cụ thể là quyền phá thai, các bang của Hoa Kỳ cũng có những quy định khác nhau, tương đối đa dạng và phong phú. Vào năm 2022, sau sự kiện mang tính lịch sử và tác động mạnh mẽ đến quyền phá thai tại nước Mỹ - phán quyết đảo ngược Roe v. Wade, công nhận phá thai là một quyền lợi hợp pháp và không công nhận quyền này là hai chiều hướng đối lập nhận được sự quan tâm từ đông đảo công dân nước Mỹ. Tiểu bang California và tiểu bang Texas là hai đại diện tiêu biểu cho hai luồng ý kiến này. Để quyền phá thai được phân tích một cách bao quát và đa chiều, trái ngược với các quốc gia đã đề cập ở trên, Philippines - một trong những quốc gia có pháp luật phá thai được xem là hà khắc nhất trên thế giới, nơi quyền phá thai bị nghiêm cấm hoàn toàn.

<b>1.1. Pháp luật về quyền phá thai ở Iceland 1.1.1. Khái quát chung </b>

Iceland, tên chính thức là Cộng hịa Iceland, là một quốc đảo theo thể chế cộng hòa đại nghị thuộc khu vực Bắc Âu nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương. Hệ thống pháp luật ở Iceland là hệ thống Luật dân sự (Civil law), các quy định được thể hiện dưới dạng văn bản hay có thể hiểu là luật thành văn. Các nguồn luật chính ở Iceland bao gồm

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Hiến pháp, văn bản pháp luật và quy chế quản lý. Ngồi ra, các nguồn khác có thể kể đến là tiền lệ pháp và tập quán pháp<small>1</small>.

Về phương diện hợp pháp hóa quyền phá thai, Iceland bắt đầu tiến hành ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này từ khá sớm nhưng mãi cho đến năm 2019, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh vấn đề chấm dứt thai kỳ ở Iceland mới được xem là hoàn chỉnh và được thực thi tương đối thành công. Ngày nay, hệ thống các quy định về quyền chấm dứt thai kỳ của Iceland vẫn luôn được đánh giá cao trong phạm vi các nước châu Âu cũng như trên toàn thế giới.

Vào năm 1935, quốc gia này lần đầu tiên cho phép phụ nữ phá thai trong một số trường hợp đặc biệt. Đạo luật đầu tiên về kế hoạch hóa gia đình và phá thai hợp pháp ở Iceland được thông quan vào năm 1935 cho phép phá thai vì lý do y tế nhưng đồng thời cũng cho phép phá thai trên cơ sở lý do kinh tế và xã hội <small>2</small>– điều này mở đường cho q trình hợp pháp hóa việc chấm dứt thai kỳ ở Iceland. Tuy đã được tuyên bố là hợp pháp nhưng việc thực hiện phá thai còn khá bảo thủ, đặc biệt là đối với trường hợp phá thai vì lý do kinh tế xã hội. Theo tạp chí The Reykjavik Grapevine, Iceland thơng qua Law

<i>No.38 (Luật số 38) ngày 28 tháng 01 năm 1935, Đạo luật thể hiện các hướng dẫn liên </i>

quan đến biện pháp tránh thai và liệu pháp phá thai.

Đến năm 1975, Law No.38 năm 1935 được thay thế bởi Act on Counselling and Education regarding Sex and Childbirth and on Abortion and Sterilisation Procedures, No. 25/1975, as amended by Act No.82/1998, No.162/2010, No.126/2011 and

<i>No.23/2016 (Đạo luật về Tư vấn và Giáo dục về Giới tính và Sinh sản và Thủ tục Phá </i>

<i>thai và Triệt sản số 25/1975, được sửa đổi bởi Đạo luật số 82/1998, Đạo luật số 162/2010, Đạo luật số 126/2011 và Đạo luật số 23/2016). </i>

Đến năm 2019, Iceland thông qua một Đạo luật mới về chấm dứt thai kỳ, “Act No.25/1975 on Advice and Education on Sexual and Reproductive health and Abortion and Sterilization” năm 1975 được thay thế bởi Termination of Pregnancy Act,

<i>No.43/2019 (Đạo luật về Chấm dứt thai kỳ số 43/2019). Đạo luật chính thức có hiệu lực </i>

vào ngày 1 tháng 9 năm 2019. Cho đến ngày nay, nó vẫn là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền chấm dứt thai kỳ của phụ nữ Iceland.

<small> </small>

<small>1</small><i><small> Icelandic human rights centre, Icelandic law, </small></i><small> tham khảo ngày 1/6/2023. </small>

<small>2 Christian Fiala, Kristina Gemzell Danielsson, Oskari Heikinheimo, Jens A.Guðmundsson & Joyce Arthur </small>

<i><small>(2016), The Europe Journal of Contraception & Reproductive Health Care: Yes we can! Successful examples of </small></i>

<i><small>disallowing “conscientious objection” in reproductive health care, content/uploads/2016/10/Yes-we-can-Successful-examples-of-disallowing-conscientious-objection-in-</small></i>

<i><small>o/wp-reproductive-health-care.pdf (tham khảo ngày 1/6/2023) </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>1.1.2. Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Iceland </b>

<i><b>❖ Luật số 38 (Law No.38) </b></i>

Theo các điều khoản của Luật số 38 ngày 28 tháng 1 năm 1935, về cơ bản, việc phá thai được phép thực hiện cho đến trước khi kết thúc tuần 28 của thai kỳ nếu việc tiếp tục mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho phụ nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp người phụ nữ đã mang thai hơn 8 tuần, việc phá thai sau tuần thứ 8 của thai kỳ chỉ có thể được thực hiện khi mối nguy hại nghiêm trọng đó khơng thể loại bỏ bằng bất kỳ biện pháp nào khác ngoài việc bỏ thai<small>3</small>. Cho đến năm 1938, Luật cho phép triệt sản, số 16/1938<small>4</small> ra đời đã cho phép người phụ nữ phá thai nếu thai nhi gặp rủi ro, tức thai nhi bị dị tật hay bị tổn thương hoặc nếu sự hình thành của bào thai là kết quả của tội phạm hiếp dâm<small>5,6</small>. Ngay từ đầu năm 1935, pháp luật của Iceland chỉ định rằng khi

<i>xác định liệu có tồn tại “mối nguy hại nghiêm trọng” hay khơng để giải thích cho việc </i>

phá thai sau tuần thứ 8 của thai kỳ có thể cân nhắc đến các yếu tố như số lần sinh con liên tiếp trước đó, khoảng thời gian kể từ lần sinh cuối cùng, những khó khăn của gia đình đến từ việc có trẻ sơ sinh trong nhà, tình hình tài chính khó khăn hoặc tình trạng sức khỏe kém của những thành viên khác của gia đình<small>7</small>. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ riêng lý do có yếu tố xã hội được đưa ra thì khơng đủ hợp lệ, lý do về sức khỏe ln phải được ưu tiên là lý do chính. Tức là, nếu các điều kiện về sức khỏe không đủ để được cho phép thực hiện thủ thuật phá thai, thì các ngun do xã hội sẽ được tính đến<small>8</small>.

Thai phụ có được phá thai hay khơng và phá thai ở đâu còn tùy thuộc vào quyết định hay sự chấp thuận của người có thẩm quyền. Ở Iceland, Đạo luật năm 1935 chỉ định rằng việc chấm dứt thai kỳ và nơi thực hiện thủ thuật chấm dứt thai kỳ phải được quyết định bởi hai bác sĩ. Nghĩa là, hai bác sĩ ấy sẽ xác nhận thực hiện thủ thuật phá thai là cần thiết đối với thai phụ và bệnh viện, nơi mà cuộc phẫu thuật được tiến hành, sẽ được phê duyệt trên cơ sở quyết định có căn cứ của hai vị bác sĩ mà một trong số họ là người phụ trách bệnh viện sẽ thực hiện việc phá thai và người còn lại là người khuyên <small> </small>

<small>3</small><i><small> WHO (1970),“Abortion laws: a survey of current world legislation”, tr.12, </small></i>

<small> tham khảo ngày 2/6/2023. </small>

<small>4 Law allowing sterilization, No.16/1938. </small>

<small>5</small><i><small> Social and Family Policy – The case of Iceland (Third report of the project “Welfare Policy and Employment in </small></i>

<i><small>the Context of Family Change”): </small></i><small></small>

<small> tham khảo ngày 3/6/2023. </small>

<small>6</small><i><small> Guðrún V Stefánsdóttir (3/2014), “Sterilization and women with intellectual disabilities in Iceland ”, Journal </small></i>

<small>of Intellectual & Developmental Disability, </small>

<small> tham khảo ngày 3/6/2023. </small>

<small>7</small><i><small> WHO (1970), “Abortion laws: a survey of current world legislation”, tr.8, , </small></i>

<small> tham khảo ngày 3/6/2023. </small>

<small>8</small><i><small> Magnús Kjartansson (19/11/1973), “95. mál, fóstureyðingar”, </small></i>

<small> tham khảo ngày 3/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thai phụ đến đến cơ sở cụ thể đó <small>9</small>. Khi Luật số 16/1938 được ban hành cũng có một số sửa đổi về việc thực hiện các thủ tục trên, nhưng không đáng kể.

<i><b>❖ Đạo luật về Tư vấn và Giáo dục về Giới tính và Sinh sản và Thủ tục Phá thai và Triệt sản số 25/1975, được sửa đổi bổ sung bởi Đạo luật số 82/1998, Đạo luật số 162/2010, Đạo luật số 126/2011 và Đạo luật số 23/2016<small>10</small></b></i>

Vấn đề phá thai được quy định ở chương II của Đạo luật về Tư vấn và Giáo dục về Giới tính và Sinh sản và Thủ tục phá thai và triệt sản số 25/1975, được sửa đổi bởi Đạo luật số 82/1998, Đạo luật số 162/2010, Đạo luật số 126/2011 và Đạo luật số 23/2016. Đạo luật năm 1975 có những điểm mới và tiến bộ hơn Đạo luật năm 1935, tuy nhiên hướng điều chỉnh của chúng đối với vấn đề chấm dứt chu kỳ thai nghén là tương đối giống nhau. Sau đây là một số nội dung tiêu biểu về việc chấm dứt thai kỳ được ghi nhận trong Đạo luật này.

Đạo luật về Tư vấn và Giáo dục về Giới tính và Sinh sản và Thủ tục phá thai và triệt sản năm 1975 của Iceland có quy định cụ thể những trường hợp mà thai phụ được phép phá thai, những trường hợp này được quy định tại Điều 9 của Đạo luật.

<i>“Phá thai được cho phép: </i>

<i>1. Yếu tố xã hội: Khi người phụ nữ và gia đình của cơ ấy được nhận thấy rằng khơng thể ứng phó với việc mang thai và sinh con do hoàn cảnh xã hội nằm ngồi tầm kiểm sốt của họ. Trong những trường hợp như vậy, những điều sau đây sẽ được xem xét: </i>

<i>a. Liệu rằng người phụ nữ có sinh nhiều con trong một khoảng thời gian ngắn hay khơng, và liệu rằng có một khoảng thời gian ngắn đã trôi qua kể từ lần sinh gần đây nhất hay chưa. </i>

<i>b. Liệu rằng người phụ nữ có sống trong điều kiện gia đình nghèo khó do có một gia đình đơng con nhỏ hoặc do bệnh nặng của thành viên khác trong gia đình hay không </i>

<i>c. Liệu rằng người phụ nữ, do cịn trẻ hoặc chưa trưởng thành, có khơng có khả năng chăm sóc đầy đủ cho đứa trẻ hay khơng </i>

<i>d. Các trường hợp khác tương đương với các trường hợp đã được nêu ơ trên 2. Yếu tố y học: </i>

<i>a. Khi sức khỏe của người phụ nữ, về thể chất hoặc tinh thần, có thể gặp rủi ro nếu tiếp tục mang thai và sinh con </i>

<small> </small>

<small>9</small><i><small> WHO (1970) , “Abortion laws: a survey of current world legislation”,tr.64, </small></i>

<small>( tham khảo ngày 6/6/2023 </small>

<small>10 Act on Counselling and Education regarding Sex and Childbirth and on Abortion and Sterilisation Procedures, No. 25/1975, as amended by Act No. 82/1998, No. 162/2010, No. 126/2011 and No. 23/2016, </small>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>b. Khi đứa trẻ mà người phụ nữ đang mang thai được cho là có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc một số bệnh hiểm nghèo, do yếu tố di truyền hoặc do thai nhi bị tổn thương </i>

<i>c. Khi căn bệnh về thể chất hoặc tinh thần làm giảm đáng kể khả năng chăm sóc và ni nấng đứa trẻ của người phụ nữ hoặc người đàn ông. </i>

<i>3. Khi người phụ nữ bị hiếp dâm, hoặc mang thai do một hành vi phạm tội nào đó.”<small>11</small></i>

Dưới sự điều chỉnh của Đạo luật số 25/1975, việc phá thai được phép thực hiện trên cơ sở kinh tế xã hội theo khoản 1 Điều 9, lý do mang tính y học theo khoản 2 Điều 9 và khi bào thai là kết quả của hành vi hiếp dâm hoặc hành vi phạm tội nào khác theo khoản 3 Điều 9 của Đạo luật này. Căn cứ vào những điểm được ghi nhận tại khoản 1, Điều 9 Đạo luật số 25/1975, người phụ nữ có thể chấm dứt thai kỳ trong trường hợp người phụ nữ đã có nhiều con trong khoảng thời gian ngắn và vừa mới sinh con, họ sống trong môi trường bất lợi hoặc khơng khỏe mạnh, tuổi đời cịn trẻ và sự non nớt, chưa trưởng thành của họ khiến họ khơng thể chăm sóc đứa trẻ một cách đầy đủ hoặc trong những trường hợp khác tương tự với các lý do trên. Đối với những lý do thuộc về y khoa, cơ sở để tiến hành phá thai là sức khỏe thể chất hoặc sức khỏe tinh thần của thai phụ và bạn đời của thai phụ cũng như là tình trạng phát triển của thai nhi. Trong những trường hợp việc tiếp tục mang thai và sinh con có thể gây rủi ro cho sức khỏe của người mẹ, thai nhi được chẩn đốn là có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh hiểm nghèo hoặc khi thai phụ hay người bạn đời của thai phụ có bệnh về thể chất hoặc tinh thần mà căn bệnh này là nguyên nhân làm cho họ khơng có khả năng chăm sóc, ni nấng đứa trẻ thì có thể thực hiện các thủ thuật để chấm dứt thai kỳ.

<small> </small>

<small>11</small><i><small> Article 9, Act on Counselling and Education regarding Sex and Childbirth and on Abortion and Sterilisation </small></i>

<i><small>Procedures, No. 25/1975, as amended by Act No.82/1998, No.162/2010, No.126/2011 and No.23/2016: “Abortion is permitted: </small></i>

<i><small>1. Social factor: when the woman and her closest family may be deemed unable to cope with the pregnancy and birth of a child, due to social circumstances beyond their control. Under such circumstances the following shall be taken into account: </small></i>

<i><small>a. Whether the woman has given birth to a large number of children in a short time, and whether a short time has passed since the most recent birth. </small></i>

<i><small>b. Whether the woman lives in poor home conditions due to having a large family of young children or due to serious ill-health of others in the home. </small></i>

<i><small>c. Whether the woman is, due to young age or immaturity, incapable of caring adequately for the child. d. Other circumstances fully equivalent to those specified above. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Tuy nhiên, Đạo luật năm 1975, cũng giống như Đạo luật năm 1935 và luật số 16/1938, vẫn chưa cho phép phá thai theo yêu cầu của thai phụ. Thủ tục để thực hiện thủ thuật phá thai tương đối giống nhau, không có sự thay đổi nhiều. Điều 11 của Đạo

<i>luật năm 1975 quy định như sau: </i>

<i>“Trước khi việc phá thai được thực hiện, một bản báo cáo bằng văn bản được chứng minh bởi lập luận hợp lý phải được lập bởi hai bác sĩ hay một bác sĩ và một nhân viên công tác xã hội trong trường hợp chỉ có các yếu tố xã hội, với điều kiện nhân viên cơng tác xã hội đó phải được tuyển dụng trong khu vực sức khỏe có liên quan. Một trong các bác sĩ phải là bác sĩ chuyên khoa phụ khỏa hoặc phẫu thuật tổng quát tại bệnh viện nơi tiến hành phẫu thuật, trong khi đó người còn lại thường là bác sĩ hay nhân viên công tác xã hội đã giới thiệu người phụ nữ đến bệnh viện. </i>

<i>Nếu xét thấy cần thiết, chuyên khoa có liên quan sẽ xem xét báo cáo của bác sĩ tâm thần, trong trường hợp có bệnh về tâm thần.”<small>12</small></i>

Trên cơ sở Điều 11 của Đạo luật năm 1975, để việc phá thai có thể được tiến hành một cách hợp pháp, người phụ nữ phải nộp đơn yêu cầu được phá thai cùng các giấy chứng nhận y tế thể hiện lý do phá thai. Yêu cầu của người phụ nữ phải được ký bởi hai bác sĩ hoặc một bác sĩ và một nhân viên công tác xã hội có thẩm quyền. Đơn xin phép chấm dứt thai kỳ, báo cáo và giấy chứng nhận phải được viết trên các biểu mẫu được lập ra cho mục đích này bởi Tổng cục Y tế Iceland, Điều 13 của Đạo luật liệt kê những điều cần phải xem xét khi có yêu cầu phá thai.

Đạo luật năm 1975 của Iceland có sự điều chỉnh về thời hạn thực hiện việc phá thai, nội dung này được quy định tại Điều 10 của Đạo luật.

<i>“Việc phá thai phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước khi kết thúc tuần thứ 12 của thai kỳ. </i>

<i>Không được phá thai sau tuần thứ 16 của thai kỳ, trừ khi có những lý do y tế khơng thể bác bỏ được, và tính mạng cùng sức khỏe của người phụ nữ sẽ gặp rủi ro cao hơn khi tiếp tục mang thai và/hoặc sinh nở. Phá thai sau 16 tuần cũng được cho phép nếu có nhiều khả năng dị tật, khiếm khuyết di truyền hoặc thai nhi bị tổn thương. </i>

<small> </small>

<small>12</small><i><small> Article 11, Act on Counselling and Education regarding Sex and Childbirth and on Abortion and Sterilisation </small></i>

<i><small>Procedures, No. 25/1975, as amended by Act No.82/1998, No.162/2010, No.126/2011 and No.23/2016: “Before an abortion may be performed, a written report supported by reasoned argument must have been made by two physicians, or a physician and a social worker in the case of social factors alone, provided that the social worker is employed in the relevant health-care district. One of the physicians must be a specialist in gynaecology or general surgery at the hospital where the procedure is to take place, while the other should normally be the physician or social worker who referred the woman to the hospital. </small></i>

<i><small>If deemed necessary, the relevant specialist shall take account of a report made by a psychiatrist, in the case of mental illness.” </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>Ngoại lệ này chỉ được cho phép bởi cơ quan có thẩm quyền bằng văn bản của ủy ban theo Điều 28” <small>13</small>. </i>

Theo quy định của Đạo luật năm 1975, thời gian an toàn nhất và tốt nhất để thực hiện việc phá thai là trước khi kết thúc tuần thứ 12 của thai kỳ, và đến khi kết thúc tuần thứ 16 của thai kỳ, việc phá thai sẽ không được phép thực hiện nữa trừ khi thai phụ thuộc những trường hợp đặc biệt được ghi nhận trong quy định của điều luật. Và hơn hết, theo Điều 10 và Điều 28 Đạo luật số 25/1975, thủ thuật phá thai có thể được thực hiện sau tuần thứ 16 của thai kỳ khi nhận được giấy phép từ một ủy ban gồm một bác sĩ, một luật sư và một nhân viên công tác xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế Iceland bổ nhiệm. Đồng thời, theo Điều 15 của Đạo luật, chỉ có bác sĩ mới có thể thực hiện phá thai. Việc phá thai chỉ có thể được thực hiện tại bệnh viện nơi có bác sĩ chuyên khoa phụ khoa hay bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng quát, và hơn hết, bệnh viện này là nơi được Bộ trưởng Bộ Y tế công nhận là nơi thực hiện việc phá thai.

Ngoài những nội dung tiêu biểu đã nêu trên, Đạo luật năm 1975 cũng điều chỉnh một số phương diện khác liên quan đến vấn đề phá thai, như thai phụ yêu cầu thực hiện thủ thuật phá thai phải được thông báo về những rủi ro được quy định tại Điều 12 hay tiêu chuẩn y tế của thủ thuật phá thai được quy định tại Điều 14 của Đạo luật này,…

<i><b>❖ Đạo luật về Chấm dứt thai kỳ số 43/2019<small>14</small></b></i>

Vào năm 1935 và năm 1975, việc chấm dứt thời kỳ thai nghén hay cịn có thể hiểu là phá thai chỉ được điều chỉnh bởi một số điều khoản được ghi nhận trong Đạo luật số 38 năm 1935 và Đạo luật số 25 năm 1975. Tuy nhiên, cho đến năm 2019, Chính phủ Cộng hịa Iceland đã ban hành một Đạo luật riêng điều chỉnh các vấn đề pháp lý

<i>liên quan đến phá thai, đó là Đạo luật về Chấm dứt thai kỳ, số 43/2019. Hiện nay, các </i>

chính sách xoay quanh vấn đề phá thai nói chung và Đạo luật về chấm dứt thai kỳ của Iceland vào năm 2019 nói riêng được biết đến là một trong các khuôn khổ pháp lý tiến bộ nhất trên thế giới.

Đạo luật Chấm dứt thai kỳ, số 43/2019 của Iceland gồm có 3 chương: chương I quy định mục đích, phạm vi điều chỉnh của Đạo luật và định nghĩa một số từ ngữ được sử dụng trong Đạo luật; chương II bao gồm cái điều khoản quy liên quan đến thủ thuật chấm dứt thai kỳ và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến sự chấm dứt thai kỳ; Chương II gồm các quy định về chi phí, hệ quả pháp lý của các hành vi vi phạm quy <small> </small>

<small>13</small><i><small> Article 10, Act on Counselling and Education regarding Sex and Childbirth and on Abortion and Sterilisation </small></i>

<i><small>Procedures, No. 25/1975, as amended by Act No.82/1998, No.162/2010, No.126/2011 and No.23/2016: “The abortion shall be performed as soon as possible, preferably before the end of the 12th week of pregnancy. No abortion may be performed after the 16th week of pregnancy, unless indisputable medical reasons exist, and the woman‘s life and health would be placed at greater risk by continued pregnancy and/or birth. Abortion shall also be permissible after 16 weeks, should there be a great likelihood of malformation, genetic fault or foetal damage. </small></i>

<i><small>Such an exception is only permitted by written authority of the committee according to Article 28.” </small></i>

<small>14 Termination of Pregnancy Act, No.43/2019: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

định của bộ luật,… Có thể nói Đạo luật số 43/2019 ra đời là một bước ngoặt trong q trình thực hiện hợp pháp hóa việc chấm dứt thời kỳ thai nghén. Đối với việc hợp pháp hóa phá thai ở Cộng hịa Iceland, Đạo luật này có tính tiên tiến hơn so với Đạo luật số 38/1935 và Đạo luật số 25/1975, phạm vi điều chỉnh của nó rộng hơn và chi tiết hơn với các điều khoản hướng đến mục đích đảm bảo quyền tự quyết của người phụ nữ trong việc thực hiện thủ thuật chấm dứt thai kỳ mà khơng cần phải có sự xác nhận hay cho phép của bất kỳ cá nhân nào như hai Đạo luật trước đã từng quy định, quyền lợi của thai phụ được tôn trọng khi Đạo luật cấp cho họ quyền được tiếp cận các dịch vụ sức khỏe an toàn theo khoản 1, chương I của Đạo luật này. Ngoài ra, các quy định của Đạo luật này cũng được áp dụng trong trường hợp thực hiện thủ thuật giảm thai có chọn lọc hay thường được biết đến là thủ thuật giảm thai ở các trường hợp đa thai - thủ thuật can thiệp vào buồng tử cung để giảm số lượng thai trong tử cung còn một hay hai thai mà vẫn đảm bào thai còn lại trong tử cung tiếp tục phát triển, góp phần giảm tỷ lệ nguy cơ và các biến chứng do đa thai<small>15,16</small><i>. Sự xuất hiện của Đạo luật riêng cùng với việc công nhận </i>

quyền tự quyết của thai phụ thể hiện sự quan tâm và tư tưởng đổi mới, hiện đại của Chính phủ Iceland trong vấn đề bảo vệ quyền sinh sản nói chung và quyền phá thai hợp pháp và an toàn nói riêng của người phụ nữ.

Sự tiến bộ được thể hiện xuyên suốt trong 3 chương của Đạo luật, đặc biệt khi nó trao cho phụ nữ quyền được tự đưa ra quyết định trong quá trình thực hiện phá thai hay có thể hiểu rằng người phụ nữ khơng cần phải trình bày một hoặc nhiều lý do chính đáng như một thủ tục để giải thích cho hành vi phá thai của mình trước khi kết thúc tuần thứ 22 của thai kỳ. Đặc biệt kể cả trong trường hợp thai phụ là người dưới 18 tuổi, họ cũng có quyền yêu cầu chấm dứt thai kỳ mà khơng cần có sự đồng ý của người giám hộ hợp pháp<sup>17</sup>. Đồng thời, Đạo luật cũng tạo cho họ điều kiện thuận lợi để sử dụng các dịch vụ y tế tốt nhất. Điều 3 chương II quy định như sau:

<i>“Phụ nữ có quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất sẵn có bất kỳ thời điểm nào mà liên quan đến việc chấm dứt thai kỳ theo các điều khoản của Đạo luật này, Đạo luật Dịch vụ Y tế, Đạo luật về Quyền của Bệnh nhân và các Đạo luật khác nếu phù hợp”<small>18</small></i>

Theo điều khoản nêu trên, căn cứ vào quy định của Đạo luật số 43/2019, Đạo luật Dịch vụ Y tế, Đạo luật về Quyền của bệnh nhân và các Đạo luật khác có nội dung phù <small> </small>

<small>15 Sở Y tế Bình Dương, Giảm thai, </small><i><small>thai.htm#:~:text=Tuy%20nhi%C3%AAn%2C%20gi%E1%BA%A3m%20thai%20kh%C3%B4ng,thai%20ch%E1%BA%BFt%20l%C6%B0u%2C%20sinh%20non%E2%80%A6, tham khảo ngày 26/5/2023. </small></i>

<small> Fetal Medicine Center and Research Institute, reduction, tham khảo ngày 26/5/2023. </small>

<small> Article 5, Termination of Pregnancy Act, No.43/2019. </small></i>

<small>18</small><i><small>Article 3, Termination of Pregnancy Act, No.43/2019: “Women shall be entitled to the best healthcare services available at any given time in relation to the termination of pregnancy in accordance with the provisions of this Act, the Health Services Act, the Patients’ Rights Act and other acts of law as appropriate.” </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hợp thì dù nguyên do đằng sau việc thai phụ đưa ra quyết định phá thai là gì thì trong bất kỳ thời điểm nào, họ cũng sẽ được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất hiện có để đảm bảo tính an tồn khi thủ thuật chấm dứt thai kỳ được thực hiện. Bên cạnh đó, quy định về giới hạn thời gian thai phụ được phép phá thai cũng được sửa đổi, so với Đạo luật năm 1975 và căn cứ vào Điều 4 chương II thì thời hạn được ghi nhận trong Đạo luật số 43/2019 tăng lên đáng kể. Điều 4 chương II Đạo luật số 43/2019 của Iceland có quy định rằng:

<i>“Người phụ nữ nào có mong muốn phá thai sẽ có quyền phá thai đến hết tuần thứ 22 của thai kỳ. Trong mọi trường hợp, thai kỳ nên được chấm dứt càng sớm càng tốt, và tốt nhất là trước khi kết thúc tuần thứ 12 của thai kỳ. </i>

<i>Nếu nhân viên y tế từ chối sự chấm dứt thai kỳ trên cơ sở Điều 14 của Đạo luật về quy tắc xử xự của nhân viên y tế, số 34/2012, các biện pháp sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng người phụ nữ có thể thực hiện quyền của mình theo đoạn đầu của điều khoản này. </i>

<i>Sự mang thai chỉ có thể được chấm dứt sau tuần thứ 22 của thai kỳ khi nếu tính mạng của thai phụ sẽ gặp nguy hiểm nếu tiếp tục mang thai hoặc thai nhi được đánh giá là khơng có khả năng sống sót. Phải có sự xác nhận của hai bác sĩ chẩn đốn rằng thai nhi khơng có khả năng sống sót.”<small>19</small></i>

Căn cứ vào điều khoản trên, số tuần tuổi của thai nhi cho phép người phụ nữ thực hiện việc phá thai tăng từ 18 tuần lên 22 tuần, đồng thời, nội dung của điều khoản cũng khuyến khích thai phụ nếu có mong muốn phá thai thì nên thực hiện càng sớm càng tốt và tốt nhất là trước khi kết thúc tuần thứ 12 của thai kỳ nhằm tăng tỷ lệ thành công của thủ thuật y tế này cũng như để đảm bảo sự an tồn tính mạng, sức khỏe cho người phụ nữ. Sau tuần thứ 22 của thai kỳ, thủ thuật chấm dứt chu kỳ thai nghén được thực hiện chỉ khi tính mạng và sức khỏe của thai phụ sẽ gặp nguy hiểm nếu tiếp tục mang thai và sinh nở hoặc khi thai nhi được chẩn đốn rằng sẽ khơng có khả năng sống sót, có thể là do thai nhi quá yếu, do khuyết tật, dị tật bẩm sinh,… Song, chẩn đoán này phải được thực hiện và xác nhận bởi bác sĩ. Bên cạnh đó, quyền lợi của thai phụ khi phá thai được bảo vệ và được đảm bảo thực hiện, theo đoạn 2 của điều này thì nếu nhân viên y tế từ chối thực hiện thủ thuật phá thai vì lý do hành vi này mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo <small> </small>

<small>19</small><i><small> Article 4, Termination of Pregnancy Act, No.43/2019: </small></i>

<i><small>“Any woman who so requests shall have the right to have her pregnancy terminated up to the end of the 22nd week of pregnancy. In all cases, pregnancy shall be terminated as soon as possible, and preferably before the end of 12th week of pregnancy. </small></i>

<i><small>If a healthcare worker refuses to terminate a pregnancy on the grounds of Article 14 of the Healthcare Workers Act, No.34/2012, measures shall be taken to ensure that the woman is able to exercise her right in accordance with the first paragraph. </small></i>

<i><small>Pregnancy may only be terminated after the end of 22nd week of pregnancy if the life of the pregnant woman would be endangered were pregnancy to continue or if the fetus is not considered to be viable. Confirmation by two physicians shall be obtained stating that the fetus is not considered to be viable.” </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

hoặc đạo đức của họ<small>20</small> thì các biện pháp cần thiết khác sẽ được áp dụng để thai phụ có thể hưởng thụ được quyền phá thai hợp pháp và an toàn của mình. Đạo luật chấm dứt thai kỳ cũng đảm bảo rằng quyền tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến chấm dứt quá trình mang thai của thai phụ sẽ được đảm bảo ở mọi khu vực cung cấp dịch vụ y tế ở Iceland, điều này được ghi nhận tại Điều 6 chương II của Đạo luật<small>21</small>. Có thể thấy rằng, Đạo luật số 43/2019 đã từng bước xây dựng nên hành lang pháp lý bảo vệ sự ổn định trong việc hưởng thụ quyền lợi được phá thai hợp pháp và an toàn của phụ nữ Iceland.

Vào năm 2020, theo số liệu đã được điều tra, tỷ lệ thai phụ Iceland thực hiện thủ thuật chấm dứt thai kỳ khi thai nhi chưa được 8 tuần tuổi chiếm đến 83% trên tổng số các ca phá thai được thực hiện. Trong khi đó, chỉ có khoảng 5% thai phụ chọn phá thai khi tuần tuổi của thai nhi đã quá 13 tuần.

<i><small>Table 1 - Báo cáo được tổng hợp bởi Abort-Report.eu - được phát triển bởi Exelgyn, với sự hợp tác của các bác sĩ phụ khoa và bác sĩ hàng đầu châu Âu.</small></i>

<small> </small>

<small>20</small><i><small> Article 14 – Exemption from professional duty. , Healthcare Workers Act, No.34/2012: “A healthcare </small></i>

<i><small>practitioner may decline to carry out tasks which conflict with his/her religious or ethical convictions, provided that it is ensured that the patient receives the necessary healthcare service.” (tạm dịch: Điều 14 – Miễn thực hiện nghĩa vụ chuyên môn, Đạo luật về quy tắc xử xự của nhân viên y tế, số 34/2012: “Người hành nghề chăm sóc sức khỏe có thể từ chối thực hiện các nhiệm vụ mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo hoặc đạo đức của họ, miễn là đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết”.) </small></i>

<small>21 Article 6 – Healthcare services in relation to the termination of pregnancy, section II, Termination of </small>

<i><small>Pregnancy, No.43/2019: “Access to healthcare services in relation to the termination of pregnancy shall be </small></i>

<i><small>guaranteed in all healthcare districts in Iceland (cf. the Healthcare Services Act), at least up to the end of the 12th week of pregnancy.” (Tạm dịch: Điều 6 – Dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến chấm dứt thai kỳ, </small></i>

<i><small>chương II, Đạo luật Chấm dứt thai kỳ số 43/2019: “Việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến </small></i>

<i><small>chấm dứt thai kỳ sẽ được đảm bảo ở tất cả các khu vực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Iceland (xem Đạo luật Dịch vụ chăm sóc sức khỏe), ít nhất đến khi kết thúc tuần thứ 12 của thai kỳ”.) </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Trên cơ sở kết quả điều tra được ghi nhận, có thể thấy rằng, quy định giới hạn về tuần tuổi được áp dụng ở Iceland tương đối hiệu quả. Điều này tác động tích cực đến nhiệm vụ bảo vệ an toàn sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ của pháp luật về quyền chấm dứt thai kỳ ở Iceland.

Nhằm đảm bảo tỷ lệ thành cơng của q trình cũng như bảo vệ tính mạng, sức khỏe của thai phụ, Điều 7 Chương II của Đạo luật quy định nơi có quyền hoặc có thể nói là cơ sở đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện thủ thuật phá thai.

<i>“Việc chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp ngoại khoa phải được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa phụ sản hoặc bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng quát có kinh nghiệm và được đào tạo về dẫn lưu tử cung. Việc mang thai có chấm dứt bằng cách sử thuốc theo cơ sở chuyên môn của các bác sĩ của bác sĩ chịu sự giám sát của Tổng cục Y tế (xem Đạo luật về giám định y tế và sức khỏe cộng đồng) cho đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ.”<small>22</small></i>

Phá thai có thể được thực hiện bằng phương pháp ngoại khoa hoặc phương pháp nội khoa: phá thai ngoại khoa là dùng các thủ thuật đưa dụng cụ qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ, phá thai nội khoa là dùng thuốc để chấm dứt thai kỳ<small>23</small>. Tùy thuộc vào số tuần tuổi của thai nhi hoặc hoàn cảnh của người mẹ mà phương pháp thích hợp sẽ được lựa chọn để áp dụng khi thủ thuật chấm dứt chu kỳ thai nghén được tiến hành. Việc thực hiện phá thai bằng phương pháp ngoại khoa phải được thực hiện trong môi trường y tế đạt chuẩn là bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe, đồng thời việc phá thai bằng phương pháp này phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa phụ sản hoặc bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng quát có kinh nghiệm và được đào tạo về dẫn lưu tử cung, được

<i>biết phương pháp “dẫn lưu” là thao tác dùng dụng cụ để đưa chất dịch, máu đọng trong </i>

các khoang của cơ thể hoặc trong cơ quan ra ngoài<small>24</small>. Ngoài ra, thai phụ có thể lựa chọn phá thai bằng thuốc, đây là một phương pháp chấm dứt thai kỳ khá an toàn, tuy nhiên theo điều khoản nêu trên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng trước khi kết thúc tuần thứ 12 của thai kỳ. Phá thai bằng phương pháp nội khoa được thực hiện trên cơ sở chỉ

<small> </small>

<small>22</small><i><small>Article 7, Termination of Pregnancy, No.43/2019: “Termination of pregnancy by means of a surgical procedure shall take place in a hospital or healthcare institution under the guidance of a specialized gynaecologist or a specialist in general surgery with experience and training in evacuation of the uterus. Pregnancies may also be terminated by the administration of drugs at the professional premises of physicians that are under the supervision of the Directorate of Health (cf. Medical Director of Health and Public Health Act) up to the end of the 12th week of pregnancy.” </small></i>

<small>23</small><i><small> Bệnh viện Từ Dũ (2018), “Các phương pháp phá thai và nguy cơ”: </small></i>

<small> tham khảo ngày 25/5/2023. 24</small><i><small> Bệnh viện Từ Dũ (17/02/2023), “Dẫn lưu là gì?”. , tham khảo ngày 1/6/2023. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

dẫn của các bác sĩ có chun mơn chịu sự giám sát của Tổng cục Y theo quy định của Đạo luật về Giám định y tế và sức khỏe cộng đồng, số 41/ 2007<small>25</small>.

Theo số liệu được điều tra vào năm 2020, vào năm 2011, giữa số ca phá thai được thực hiện bằng phương pháp ngoại khoa có sự chênh lệch tương đối so với số ca phá thai được thực hiện bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên cho đến năm 2020, sự chênh lệch này được rút ngắn đáng kể. Điều này chứng minh rằng phương pháp phá thai bằng phương pháp nội khoa dần trở nên phổ biến ở Iceland, thai phụ được tạo cơ hội tiếp cận với các dịch vụ phá thai phù hợp với sức khỏe thể chất và tinh thần.

<i><small>Table 2 - Báo cáo được tổng hợp bởi Abort-Report.eu - được phát triển bởi Exelgyn, với sự hợp tác của các bác sĩ phụ khoa và bác sĩ hàng đầu châu Âu.</small></i>

Iceland là một trong các quốc gia có chính sách phúc lợi tốt nhất trên thế giới thế nên các chương trình bảo hiểm y tế của Iceland cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ trong việc thực hiện thủ thuật phá thai. Điều 9 của Đạo luật điều chỉnh vấn đề này.

<i>“Các dịch vụ y tế liên quan đến việc chấm dứt thai kỳ sẽ được miễn phí cho những người phụ nữ có bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế.”<small>26</small></i>

Khi thực hiện thủ thuật chấm dứt thai kỳ, đối với những thai phụ có bảo hiểm y tế, khi chọn thực hiện phá thai bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa thì đều được miễn phí. Họ chỉ cần phải chi trả các chi phí của dịch vụ tư vấn và xét nghiệm máu<small>27</small>. <small> </small>

<small>25 Medical Director of Health and Public Health Act, No.41/2007: (English </small>

<small>sub: 26</small><i><small>Article 9, Termination of Pregnancy, No.43/2019: “Health services relating to the termination of pregnancy shall be free of charge to women who are health – insured under the Health Insurance Act.” </small></i>

<small>27</small><i><small> Abortion report (last updated: 4 July 2023), Abortion legislation, </small></i><small> tham khảo ngày 1/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Trên đây là một số điểm nổi bật thể hiện rõ nét sự tiến bộ trong Đạo luật về chấm dứt thai kỳ số 43/2019, ngoài những điều luật khoản được nhắc đến và phân tích ở trên, Đạo luật còn điều chỉnh các vấn đề khác như về dịch vụ thông tin và tư vấn cho thai phụ về thủ thuật phá thai để họ có được hiểu biết chi tiết hơn cũng như đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với điều kiện của bản thân hay hậu quả bất lợi mà các cá nhân phải gánh chịu nếu có những hành vi vi phạm các điều khoản theo Điều 7 và Điều 11 của Đạo luật này,… Bên cạnh những thành công mà Đạo luật số 43/2019 đã đạt được trong quá trình bảo vệ quyền phá thai hợp pháp và an toàn của thai phụ thì vẫn cịn tồn tại một số hạn chế chưa khắc phục được gây ảnh hưởng đến việc hưởng thụ quyền lợi của người phụ nữ.

Về phương diện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến chấm dứt thai kỳ, để có thể sử dụng các dịch vụ tốt nhất cũng như được thực hiện thủ thuật phá thai một cách hợp pháp và an toàn, thai phụ phải di chuyển đến những khu vực y tế, điều này khiến nhiều người phụ nữ được hưởng thụ được quyền lợi của mình. Theo Điều 7, chương II Đạo luật về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe số 40/2007, Iceland được chia thành 7 khu vực y tế<small>28</small><i>, gồm: Khu vực Thủ đô (Capital Region Healthcare district); Khu vực phía Đơng (Eastern Region Healthcare district); Khu vực phía Tây (Western Region </i>

<i>Healthcare district), Khu vực phía Bắc (Northern Healthcare district); Khu vực </i>

<i>Westfjords (Westfjords Healthcare district); Khu vực phía Nam (Southern Region </i>

<i>Healthcare district), Khu vực bán đảo phía Nam (Southern Peninsula Healthcare district). Nội dung của Điều 6 của Đạo luật chỉ đảm bảo rằng việc tiếp cận các dịch vụ </i>

y tế cần thiết liên quan đến phá thai ở những khu vực y tế ở Iceland, điều này khiến những người cần dùng đến các dịch vụ này, phần lớn là những người sinh sống ở khu vực nơng thơn, gặp khó khăn do họ phải mất thời gian cũng như kinh phí để di chuyển đến những khu vực y tế nếu trên.

Theo quy định của Điều 4 của Đạo luật, khi những nhân viên y tế từ chối thực hiện phá thai căn cứ vào quyền từ chối thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được ghi nhận tại Điều 14 của Đạo luật về các quy tắc ứng xử của nhân viên thì những biện pháp khác sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng người phụ nữ vẫn có thể sử dụng các quyền phá thai của mình. Điều này cho thấy, Đạo luật số 43/2019 không cấm những nhân viên tế từ chối cung các cách dịch vụ y khoa liên quan đến chấm dứt thai kỳ. Mặc dù điều khoản đã quy định có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hoặc thay thế khác những điều này cũng gây nên một số cản trở cho những thai phụ người mà có nhu cầu chấm dứt thai kỳ hoặc phải chấm dứt thai kỳ vì những lý do mang tính y tế, xã hội. Đặc biệt là ở những khu vực nơng thơn, nơi có ít nhân viên y tế đủ điều kiện chuyên môn để đảm nhận nhiệm <small> </small>

<small>28</small><i><small> Government of Iceland, Life and Health: tham khảo ngày 27/5/2023. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

vụ tiến hành quy trình y tế liên quan đến phá thai, thai phụ buộc phải di chuyển đến các khu vực khác có môi trường y khoa đạt chuẩn để thực hiện quyền phá thai của mình. Vấn đề này cũng giống như hạn chế ở Điều 6 của Đạo luật, người dân Iceland có nhu cầu sử dụng loại dịch vụ này chỉ có thể chấp nhận mất thời gian và kinh phí cho việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Ngoài những vấn đề nêu trên, về phương diện áp dụng Bảo hiểm y tế trong thủ tục chấm dứt thai kỳ ở Iceland cũng còn hạn chế khi chưa thể hỗ trợ toàn diện được cho người phụ nữ khi họ thực hiện quyền phá thai. Đạo luật về Chấm dứt thai kỳ số 43/2019 chỉ quy định rằng thủ thuật phá thai sẽ được miễn phí cho những ai được hưởng bảo hiểm theo Đạo luật về Bảo hiểm y tế của Iceland, điều này được ghi nhận tại Điều 9 của Đạo luật. Theo khoản 10 của Đạo luật về Bảo hiểm y tế người có quyền được hỗ trợ tài chính theo Đạo luật này phải là người sinh sống tại Iceland hoặc đã cư trú tối thiểu là 6 tháng tại Cộng hòa Iceland trước khi họ yêu cầu được hưởng quyền lợi do bảo hiểm y tế của quốc gia mang lại, trừ khi có những quy định khác trong các thỏa thuận quốc tế...<small>29</small>. Điều này có nghĩa là cư dân Iceland có nhu cầu thực hiện thủ thuật phá thai mà không đáp ứng được điều kiện này vẫn sẽ được đảm bảo cung cấp các dịch vụ y khoa liên quan nhưng phải tự chi trả cho việc sử dụng dịch vụ của mình, mức thấp nhất là họ phải chi trả là thấp nhất là 150 euro nếu họ chọn phá thai bằng phương pháp nội khoa hay cịn có thể gọi là phương pháp phá thai bằng thuốc, nhưng lên đến 3500 euro nếu họ chọn phá thai bằng phương pháp ngoại khoa hay có thể hiểu là phương pháp phá thai bằng cách đưa các dụng cụ vào tử cung nhằm chấm dứt sự sống của thai nhi<small>30</small>. Sự hạn chế này gây ảnh hưởng bất lợi đến những gia đình, đặc biệt là những người mẹ đơn thân, khơng có đủ điều kiện về tài chính để hưởng quyền được phá thai hợp pháp và an tồn của mình, đặc biệt hơn cả, điều này tạo nên sự phân biệt đối xử trong việc áp dụng luật.

Trên đây là những hạn chế nổi bật nhất của Đạo luật về Đạo luật về chấm dứt thai kỳ số 43/2019 của Iceland, theo nhóm tác giả, Đạo luật vẫn còn một số điểm khác còn chưa thỏa đáng nhưng chúng không gây ảnh hưởng đáng kể đến quyền của phụ nữ nói chung và quyền được phá thai hợp pháp và an toàn của thai phụ nói riêng.

Một trong các hiệu quả đáng ghi nhận mà luật chấm dứt thai kỳ mang đến chi Iceland đó là quốc gia này gần như trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chuẩn bị xóa sổ hội chứng Down. Các xét nghiệm tiền sản được giới thiệu từ đầu những năm 2000, song song đó, Chính phủ Iceland cũng thực hiện các chính sách khuyến khích thai phụ <small> </small>

<small>29 Article 10 – Health insured person under this Act, Chapter III, Act on Health Insurance, No.112/2008, </small>

<small>Legislation/Act%20on%20Health%20Insurance%20No%20112%202008%20as%20amended%202018.pdf 30</small><i><small> Silja Bára Ĩmarsdóttir (2023), “A Global Milestone: Why Iceland's 2019 Law on the Termination of Pregnancy </small></i>

<i><small>is one of the most Progressive Abortion Laws in the World”., </small></i><small> tham khảo ngày 21/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thực hiện các loại xét nghiệm này để theo dõi tình trạng thai kỳ. Tuy các xét nghiệm phụ sản này chỉ mang tính chất khuyến khích, được tiến hành trên cơ sở mong muốn của phụ nữ nhưng có tới 85% những thai phụ chọn thực hiện loại kiểm tra này, khi nhận được kết quả chẩn đoán rằng con họ mắc bệnh Down, đều chọn chấm dứt thai kỳ<small>31</small>.

<b>1.1.3. Nhận xét, đánh giá pháp luật về quyền phá thai ở Iceland </b>

<i>Trong phạm vi các nước châu Âu, Iceland là quốc gia công nhận “phá thai” là </i>

quyền lợi của của phụ nữ từ khá sớm, tuy nhiên, để một Đạo luật hoàn chỉnh được xây dựng và ban hành nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và khả thi với các điều khoản hướng tới mục đích chung là bảo vệ quyền sinh sản nói chung và quyền được phá thai hợp pháp và an tồn của phụ nữ nói riêng thì các nhà lập pháp của quốc gia này đã phải trải qua một quá trình dài đổi mới nhận thức cũng như điều chỉnh và hoàn thiện các quy phạm pháp luật.

Về phương diện quyền lợi của phụ nữ, đặc biệt là quyền về sức khỏe sinh sản mà cụ thể là quyền được phá thai, Iceland lần đầu hợp pháp hóa quyền lợi này vào năm 1935 và khơng ngừng có những bước đột phá trong việc xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi này của phụ nữ. Sự ra đời của Đạo luật số 38/1935 với những quy định đầu tiên có nội dung hướng tới việc điều chỉnh vấn đề phá thai là dấu ấn khởi đầu cho quá trình hợp pháp hóa quyền phá thai ở Cộng hịa Iceland. Những quy định về quyền phá thai được ghi nhận trong Đạo luật năm 1935 chưa được đa dạng và còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khi quyền phá thai của thai phụ bị giới hạn trong một số trường hợp nhất định và hơn hết, người phụ nữ khơng có quyền tự quyết trong vấn đề nhạy cảm này. Ở Đạo luật số 25/1975, các quy định của pháp luật Iceland về vấn đề phá thai có nội dung gần như tương tự với các quy định được ghi nhận trong Đạo luật số 38 năm 1935. Vào năm 2019, Iceland có bước nhảy vọt tiến bộ khi ban hành Đạo luật Đạo luật về Chấm dứt thai kỳ, số 43/2019 - một Đạo luật riêng điều chỉnh vấn đề phá thai. Cho đến hiện nay, hành vi phá thai ở Iceland vẫn chịu sự điều chỉnh của Đạo luật này, dù vẫn còn một số điểm còn chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong vấn đề thực hiện thủ thuật đình chỉ thai kỳ, Đạo luật về Chấm dứt thai kỳ số 43/2019 được đánh giá một trong những Đạo luật tiến bộ nhất trên thế giới vì những điều khoản được ghi nhận trong Đạo luật có nội dung tiên tiến, khuôn khổ pháp lý phù hợp với bối cảnh hiện đại của đất nước cũng như sự phát triển của toàn thế giới.

<small> </small>

<small>31</small><i><small> Care (31/8/2017), “The Truth Behind Iceland's 'Cure' for Down's Syndrome and What it Means for the UK”, </small></i>

<small>the-uk, tham khảo ngày 22/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b> Pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản 1.2.1. Khái quát chung </b>

Trên bản đồ phát triển thế giới, Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng đầu về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự đi lên vượt bậc về kinh tế, hệ thống pháp luật cũng được thay đổi để có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống, đạo đức Nhật Bản và những tiến bộ của pháp luật phương Tây.

Nhật Bản có hệ thống pháp luật thành văn và có sự gần gũi với mơ hình đào tạo của Pháp và Đức<small>32</small>. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, pháp luật phương Tây là nền tảng để xây dựng hành lang pháp lý của Nhật Bản. Các Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự được soạn thảo dựa trên khuôn mẫu của Pháp; Bộ luật dân sự, Luật tố tụng dân sự và Luật tổ chức hệ thống tòa án được ban hành dựa vào kinh nghiệm của một số nước châu Âu trong đó chịu ảnh hưởng lớn nhất từ luật của Đức… Bộ luật Hình sự 1907 tồn tại rõ nét một số dấu vết của pháp luật Đức. Trước khi bộ luật được ban hành chính thức, hàng loạt các bản dự thảo từ năm 1894, 1901, 1903, 1906 đã chứng kiến sự tham gia của người Đức, cũng như việc lấy cảm hứng từ pháp luật Đức của các nhà làm luật<small>33</small>.

Hệ thống pháp luật Nhật Bản không chỉ chịu sự ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc mà cịn có sự rút kinh nghiệm từ hai hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới là Civil Law và Common Law. Quốc gia này đã khôn khéo, nỗ lực trong việc tiếp nhận những thay đổi, tiến bộ của nền văn minh thế giới để chuyển hóa thành những chuẩn mực pháp luật phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Bên cạnh đó, các giá trị đạo đức, triết lý truyền thống và chuẩn mực xã hội cũng đóng vai trị quan trọng bởi nó đã ăn sâu vào đời sống xã hội của Nhật Bản. Do có văn hóa né tránh kiện tụng bởi quan điểm sự xuất hiện trong các vụ việc mang tính luật pháp sẽ làm ảnh hưởng xấu đến danh dự của mình. Thế nên, người Nhật có xu hướng lựa chọn giải quyết khúc mắc, xung đột bằng con đường hòa giải hơn là tranh tụng tại tòa án.

<i><b>❖ Quá trình luật hóa quyền phá thai ở Nhật Bản </b></i>

Theo như những ghi chép của học giả Tiana Norgren<small>34</small>, phá thai bị cấm trên toàn quốc trong khoảng thời gian dài từ năm 1842 đến năm 1923 và được xem là tội lỗi ở Edo thời Mạc phủ. Tuy nhiên, tội phạm hiếm khi bị trừng phạt ngoại trừ trường hợp thụ thai là kết quả của việc ngoại tình hoặc người phụ nữ chết do phá thai.

Học giả Tiana Norgren cho rằng, chính sách phá thai dưới thời chính phủ Minh Trị có điểm tương đồng như thời Edo, với niềm tin rằng dân số đông sẽ mang lại lợi ích <small> </small>

<small>32 Giáo trình Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân, năm 2017; tr.395 </small>

<small>33 History Of Law In Japan Since 1868; Editor: Wilhelm Röhl; pp 620. Wilhelm Röhl, LL.D. (1950), Ph.D. (1955) in Japanology, University of Hamburg, was jurist in various positions, and has retired. He has published extensively on Japanese legal history, pre-modern law in particular; pp.370 </small>

<small>34</small><i><small> Norgren, Tiana. Abortion before Birth Control: The Politics of Reproduction in Postwar Japan, Princeton, NJ: </small></i>

<small>Princeton University Press, 2001 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cho quân sự và chính trị trên đấu trường quốc tế. Năm 1868, Nhật hoàng ra lệnh cấm các nữ hộ sinh thực hiện việc phá thai. Năm 1880, phá thai được tuyên bố là tội ác trong Bộ luật Hình sự đầu tiên được ban hành ở đất nước này. Năm 1907, luật quy định hình phạt nghiêm ngặt hơn là giam giữ nữ giới với thời hạn trên một năm cho hành vi phá thai. Năm 1923, đây vẫn là điều cấm kỵ nhưng có ngoại lệ trong trường hợp khẩn cấp buộc phải bỏ thai nhi để cứu sống người mẹ.

Năm 1931, Liên minh Cải cách Luật Chống Phá thai (Datai Hō Kaisei Kiseikai)

<i>được thành lập bởi Abe Isoo lập luận rằng “it is a woman’s right not to bear a child she </i>

<i>does not want, and abortion is an exercise of this right” (tạm dịch: “quyền của phụ nữ là không sinh đứa con mà cô ấy không muốn, và phá thai là một cách thực hiện quyền này”). Tổ chức này đưa ra những trường hợp cần sự hợp pháp hóa phá thai như: khi có </i>

khả năng cao bị rối loạn di truyền; người phụ nữ có hồn cảnh khó khăn, được trợ cấp xã hội hoặc đã ly hôn; bào thai gây nguy hiểm đối với sức khỏe của người mẹ; hoặc có thai do bị cưỡng hiếp.

Đến năm 1934, Đại hội Quyền bầu cử của Phụ nữ toàn Nhật Bản lần thứ 5 đã soạn thảo nghị quyết kêu gọi hợp pháp hóa việc phá thai cũng như các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, việc này chưa có tác động lớn đến Chính phủ để họ đưa ra thảo luận sửa đổi. Nhưng sau chiến tranh, các nghị quyết trên là nguồn tham khảo cho vấn đề luật hóa quyền phá thai.

Nhật Bản đã chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ sinh trong thời kỳ hậu chiến (9/1946). Tỷ suất sinh năm 1947 là 34,3 phần nghìn dân, cao hơn nhiều so với trước chiến tranh (29,2 phần nghìn năm 1940). Tỷ lệ sinh tăng mạnh đã cảnh báo Chính phủ về sự gia tăng dân số khơng thể kiểm sốt trong tình hình đất nước thiếu lương thực và tài nguyên. Vì vậy, các biện pháp ngừa thai và phá thai được áp dụng nhằm mục đích kiểm sốt dân số<small>35</small>.

Phải đến sau Thế chiến II, từ sau vụ án nữ hộ sinh “ác quỷ” Miyuki Ishikawa khoảng năm 1948 - gây chấn động lịch sử bởi người bảo mẫu kia đã thảm sát hơn hàng trăm đứa trẻ sơ sinh trong thời kỳ xã hội Nhật Bản loạn lạc, đời sống người dân khó khăn. Nhật Bản mới hợp pháp hóa phá thai trong những trường hợp đặc biệt. Những quy

<i>định đầu tiên được ghi nhận trong Đạo luật Bảo vệ Ưu sinh (Eugenic Protection Act, </i>

<i>viết tắt: EPA)</i><small>36</small>. Ban đầu, văn bản này được ban hành với tên gọi Đạo luật Ưu sinh Quốc

<i>gia (National Eugenics Act) năm 1940, cho phép triệt sản bắt buộc đối với những người mắc bệnh di truyền. Mục đích của EPA là “ngăn chặn việc sinh ra những đứa con kém </i>

<i>chất lượng cũng như bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của thai sản” (phần 1)<small>37</small>. Bấy giờ, </i>

<small> </small>

<small>35</small><i><small> Etsuji Okamoto (2014), “Japan turns pro-life: recent change in reproductive health policy and challenges by </small></i>

<i><small>new technologies”. tham khảo ngày 20/5/2023. 36 Tên gọi khác: The Eugenics Protection Law. </small>

<small>37</small><i><small> Etsuji Okamoto (2014), sđd38. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Đạo luật Bảo vệ Ưu sinh năm 1948 đánh dấu Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa nạo phá thai có chủ đích.

Các điều khoản chính cho phép các hoạt động ưu sinh tự nguyện và không tự

<i>nguyện (triệt sản) của những người mắc bệnh di truyền (Điều 4), bệnh tâm thần không di truyền và thiểu năng trí tuệ (Điều 12), cũng như trường hợp việc mang thai sẽ gây </i>

nguy hiểm đến tính mạng của người phụ nữ. Luật pháp cũng cho phép phá thai đối với những trường hợp bị hãm hiếp, bệnh phong cùi, bệnh di truyền hoặc nếu bác sĩ xác định rằng thai nhi sẽ không thể sống được bên ngoài tử cung<small>38</small>.

Năm 1949, một bản sửa đổi được thông qua cho phép phá thai trong trường hợp người mẹ quá đau khổ về thể chất hoặc kinh tế, và điều này đã chính thức hợp pháp hóa phá thai ở Nhật Bản<small>39</small>. Mặc dù đã có quy định rõ ràng, nhưng luật này đã trở thành phương tiện để chính quyền địa phương làm cái cớ biện minh cho những trường hợp cưỡng bức triệt sản hoặc phá thai đối với một số người mắc bệnh rối loạn di truyền, bệnh phong, cũng như hợp pháp hóa việc phân biệt đối xử với người bị khuyết tật thể chất lẫn tinh thần. Năm 1952, EPA đã sửa đổi một lần nữa để mở rộng các điều kiện phá thai là người mẹ phải đáp ứng ngưỡng kinh tế của điều kiện sống tồi tệ<small>40</small>. Từ năm 1948 đến năm 1996, Chính phủ ghi nhận khoảng 16.500 ca triệt sản bắt buộc, chủ yếu là phụ nữ khuyết tật mà khơng có sự đồng ý của họ<small>41</small>.

Vào năm 1996, văn bản trên được sửa đổi một phần và tiêu đề theo đó cũng thay

<i>đổi thành Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ (Maternal Health Act)</i><small>42</small> vì một số nội dung trong mục đích và điều khoản của luật dựa trên ý tưởng ưu sinh được coi là phân biệt đối xử với người khuyết tật (như đã giải thích trong thời điểm đề xuất sửa đổi ở thời điểm đó)

<small>43</small>. Việc triệt sản bắt buộc đã bị bãi bỏ hồn tồn và mục đích của luật được sửa đổi thành

<i>“bảo vệ tính mạng và sức khỏe của các bà mẹ”, loại bỏ mục đích vì ưu sinh</i><small>44</small>.

<b>1.2.2. Nội dung pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản </b>

<i>Những vấn đề pháp lý liên quan đến phá thai ở Nhật Bản được quy định trong Bộ </i>

<i>luật Hình sự năm 1907 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)<small>45</small> và Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ năm </i>

<small> </small>

<small>38 Eugenics in Japan, tham khảo ngày 20/5/2023. 39</small><i><small> Takeuchi-Demirci, Aiko (2017), “Contraceptive diplomacy: reproductive politics and imperial ambitions in </small></i>

<i><small>the United States and Japan”, Stanford University Press, California. pp.118-119 </small></i>

<small>40</small><i><small> Kato, Masae (2009), Women’s rights?: The politics of eugenic abortion in modern Japan, [Amsterdam]: </small></i>

<i><small>Amsterdam University Press, pp.44. </small></i>

<small>41</small><i><small> Justin McCurry (2022), “Japan court awards damages to victims of forced sterilisation for first time” </small></i>

<small>time-eugenics-law, tham khảo ngày 20/5/2023. </small>

<small> Tên gọi khác: Maternal Protection Act (MPA), Maternal Health Protection Law </small>

<small>43</small><i><small> Yoko Izumi (2012), The Idea of Maternal Protection Act and Its Application: Statements from the </small></i>

<i><small>Administration, JMA Journal 55(3), pp.221 </small></i>

<small>44 Điều 1 Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ. </small>

<small>45 Bộ luật Hình sự Nhật Bản: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>1948 (sửa đổi, bổ sung năm 1996)<small>46</small></i>. Dưới đây là những điểm chính cần lưu ý về vấn đề trên trong các văn bản quy phạm pháp luật:

Căn cứ Điều 212 đến Điều 216 chương XXIX<small>47</small><i> của Bộ luật Hình sự năm 1907 </i>

<i>(sửa đổi, bổ sung năm 2011), phá thai được xem là tội phạm hình sự và hình phạt đối </i>

với người vi phạm tội này là phạt tù, định khung từ 3 tháng đến 7 năm trong từng trường hợp khác nhau:

<i><b>“Chương XXIX. Tội phạm phá thai </b></i>

<i><b>Điều 212. Thai phụ tự phá thai bằng thuốc hoặc bất kỳ thủ đoạn nào khác, thì bị </b></i>

<i>phạt tù đến một năm. </i>

<i>(Phá thai có sự đồng ý; Gây tử vong hoặc thương tích) </i>

<i><b>Điều 213. Người nào làm cho người phụ nữ phá thai mặc dù là theo yêu cầu hoặc </b></i>

<i>được sự đồng ý của người phụ nữ, thì bị phạt tù đến hai năm. Nếu người nào gây ra cái chết hoặc thương tích cho người phụ nữ, thì người đó bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. </i>

<i>(Phá thai thông qua hành vi chuyên nghiệp; Gây tử vong hoặc thương tích) </i>

<i><b>Điều 214. Khi thầy thuốc, nữ hộ sinh, dược sĩ hoặc người phân phối dược phẩm, </b></i>

<i>theo yêu cầu hoặc được sự đồng ý của người phụ nữ làm cho họ phá thai, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Nếu người đó làm chết hoặc gây thương tích cho phụ nữ, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. </i>

<i><small>(Abortion with Consent; Causing Death or Injury) </small></i>

<i><small>Article 213. At the request of a woman or with her consent, a person who causes her abortion, is punished by imprisonment for not more than 2 years. If the person thereby causes the death or injury of the woman, the person is punished by imprisonment for not less than 3 months but not more than 5 years. </small></i>

<i><small>(Abortion through Professional Conduct; Causing Death or Injury) </small></i>

<i><small>Article 214. When a physician, midwife, pharmacist or pharmaceuticals distributor, at the request of a woman or with her consent, causes her abortion, imprisonment for not less than 3 months but not more than 5 years is imposed. If such person thereby causes the death or injury of the woman, imprisonment for not less than 6 months but not more than 7 years is imposed. </small></i>

<i><small>(Abortion without Consent) Article 215. </small></i>

<i><small>(1) A person who, without the request or consent of the woman, causes her abortion, is punished by imprisonment for not less than 6 months but not more than 7 years. </small></i>

<i><small>(2) Any attempt to commit the crime prescribed under the preceding paragraph is punished. (Abortion without Consent causing Death or Injury) </small></i>

<i><small>Article 216. A person who commits the crime prescribed under the preceding Article and thereby causes the death or injury of the woman is dealt with by the punishment prescribed for either the crimes of injury or the preceding Article, whichever is greater. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>(2) Bất kỳ nỗ lực nào để thực hiện tội phạm quy định tại khoản trên đều bị trừng phạt. </i>

<i>(Phá thai khơng có sự đồng ý gây tử vong hoặc thương tích) </i>

<i><b>Điều 216. Người nào phạm tội quy định tại Điều trước mà làm chết hoặc gây </b></i>

<i>thương tích cho người phụ nữ, thì bị xử lý bằng hình phạt quy định đối với tội gây thương tích hoặc của Điều trước, tùy theo hình phạt nào nặng hơn.” </i>

Chương XXIX của Bộ luật Hình sự tuy có chỉ ra rằng phá thai là hành vi vi phạm pháp luật nhưng các ngoại lệ đối với luật đủ rộng để nó được chấp nhận và xảy ra rộng rãi trên thực tế. Đạo luật Bảo vệ ưu sinh năm 1948 có cho phép phá thai vì những lý do tương tự với việc triệt sản bắt buộc, đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc xây dựng pháp luật của Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh. Điều này là mâu thuẫn với Bộ luật Hình sự 1902 trước đó (và quy định này vẫn được giữ lại trong Bộ luật hiện hành). Dù trải qua nhiều lần sửa đổi nhưng nội dung về quyền chấm dứt thai kỳ của người phụ nữ trong Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ vẫn còn tồn tại và được xem như một trường hợp đặc biệt ngầm hợp pháp hóa vấn đề vốn bị cấm. Căn cứ Điều 14<small>48</small><i> Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ </i>

<i>năm 1948 (sửa đổi, bổ sung năm 1996): </i>

<i><b>“Chương III. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ </b></i>

<i>(Nạo phá thai với sự chấp thuận của bác sĩ) </i>

<i><b>Điều 14. </b></i>

<i>(1) Một bác sĩ được chỉ định bởi một hiệp hội y tế là một hiệp hội hợp nhất vì lợi ích cơng được thành lập cho khu vực của một tỉnh (sau đây gọi là bác sĩ được chỉ định) có thể thực hiện nạo phá thai đối với một người thuộc bất kỳ mục nào sau đây sau khi được sự đồng ý của người có liên quan và vợ/chồng: </i>

<i>(i) một người mà việc tiếp tục mang thai hoặc sinh nở có thể gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe thể chất của người đó vì lý do thể chất hoặc kinh tế; và </i>

<i>(ii) một người bị hãm hiếp một cách bạo lực hoặc đe dọa hoặc vào thời điểm mà người đó khơng thể chống cự hay từ chối và có thai. </i>

<small> </small>

<small>48</small><i><small> Chapter III. Maternal Health Protection </small></i>

<i><small>(Induced Abortion with Doctor's Approval) Article 14. </small></i>

<i><small>(1) A doctor designated by a medical association that is a public interest incorporated association established for the area of a prefecture (hereinafter referred to as a Designated Doctor) may perform an Induced Abortion on a person who falls under any of the following items after obtaining consent from the relevant person and the spouse: (i) a person for whom the continuation of pregnancy or delivery may significantly damage the person's physical health due to bodily or economic reasons; and </small></i>

<i><small>(ii) a person who was raped in a violent or threatening manner or at a time when the person could neither resist nor refuse and becomes pregnant. </small></i>

<i><small>(2) As for the consent provided in the preceding paragraph, the consent of the spouse is not necessary if the spouse is not known or cannot express an intention, or if the spouse no longer exists after the pregnancy. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>(2) Đối với sự đồng ý quy định tại đoạn trên, không cần thiết phải có sự đồng ý của chồng của thai phụ nếu chồng của thai phụ không được biết hoặc không thể bày tỏ ý định, hoặc nếu chồng của thai phụ khơng cịn tồn tại sau khi mang thai.” </i>

<i>Điều 1 Phần 2 Đạo luật số 122 (25/9/1996)<small>49</small> về thi hành Đạo luật Sức khỏe Bà </i>

<i>mẹ 1948 do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của Nhật Bản quy định về định nghĩa “thời </i>

<i>điểm thai nhi khơng thể duy trì sự sống bên ngồi cơ thể người mẹ” được nhắc đến tại </i>

<i>khoản 2 Điều 2 Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ 1948 về thuật ngữ “nạo phá thai”. </i>

Theo Điều 1 Phần 2<small>50</small><i> Đạo luật số 122: “Tiêu chuẩn về “thời điểm thai nhi khơng </i>

<i>thể duy trì sự sống bên ngồi cơ thể người mẹ” tại Điều 2 Khoản 2 của Luật thường là thai dưới 22 tuần. </i>

Theo khoản 2 Điều 2<small>51</small><i> Luật Sức khỏe Bà mẹ 1948: “Thuật ngữ “nạo phá thai” </i>

<i>trong Đạo luật này có nghĩa là đưa thai nhi và các phần phụ của thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ bằng cách nhân tạo trong thời kỳ thai nhi khơng thể tồn tại bên ngồi cơ thể người mẹ.” </i>

<i>Theo đó, “nạo phá thai” có nghĩa là đưa thai nhi và các phần phụ của thai nhi ra </i>

khỏi cơ thể người mẹ bằng các phương pháp nhân tạo trong giai đoạn thai nhi không thể tồn tại bên ngoài cơ thể người mẹ, tức là trong khoảng thời gian dưới 22 tuần.

Như vậy, Nhật Bản cho phép phá thai trong các trường hợp sau:

- Nữ giới là nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục hoặc cưỡng hiếp dẫn đến hậu quả là có thai;

- Người mẹ khơng có khả năng về kinh tế, tài chính để nuôi con;

- Việc mang thai là nguyên nhân làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ;

- Phụ nữ đã kết hôn cần có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng (hoặc người chung sống như vợ chồng hoặc người yêu). Điều kiện là phải có khó khăn về tài chính, sức khỏe khi mang thai;

- Nếu người phụ nữ chưa lập gia đình hay là nạn nhân của cuộc hôn nhân tan vỡ do bạo lực gia đình hoặc các lý do khác thì được phép phá thai mà không cần sự chấp thuận của

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

người phối ngẫu<small>52</small>. Nhưng trên thực tế, nhiều bác sĩ và cơ sở y tế vẫn yêu cầu người phối ngẫu ký kết các thủ tục liên quan vì lo ngại rắc rối về mặt pháp lý và các vấn đề khác mà họ có thể gặp phải đối với người đàn ông liên quan<small>53</small>.

- Phá thai ngoại khoa (nạo, hút) chỉ được phép thực hiện khi thai nhi nhỏ hơn 22 tuần tuổi.

Các quy định tại Điều 25<small>54</small> và Điều 27<small>55</small> Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ là về các thủ tục thông báo cũng như trách nhiệm bảo mật thông tin liên quan của những người phá thai mà các y bác sĩ và văn thư có nghĩa vụ thực hiện sau các ca phẫu thuật nhằm đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về đời tư của thai phụ nói riêng và nhân quyền nói chung.

<i><b>“Chương VI. Thơng báo, Cấm và Những quy định khác </b></i>

<i>(Thông báo) </i>

<i><b>Điều 25. Khi bác sĩ hoặc bác sĩ được chỉ định đã thực hiện triệt sản hoặc phá </b></i>

<i>thai theo quy định tại Điều 3, khoản (1), hoặc Điều 14, khoản (1), thì người đó phải thơng báo cho chính quyền về tất cả các hoạt động đã thực hiện trong tháng hiện tại và lý do của chúng trước ngày 10 của tháng tiếp theo. </i>

<i>(Bảo mật) </i>

<i><b>Điều 27. Một người làm công việc văn thư liên quan đến việc thực hiện triệt sản </b></i>

<i>hoặc phá thai không được tiết lộ bất kỳ thơng tin bí mật nào có thể được biết đến trong quá trình kinh doanh. Điều tương tự cũng được áp dụng ngay cả sau khi ngườ;) Nhận </i>

xét, đánh giá

Theo các quy định đã nêu trên, có thể thấy rằng pháp luật Nhật Bản hợp pháp hóa vấn đề phá thai nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định. Quyền phá thai phát sinh chỉ khi có sự đồng ý của người mẹ và người phối ngẫu, với lý do chính đáng. Bất kỳ ai cố gắng, nỗ lực thực hiện hành vi phá thai mà khơng có sự chấp thuận, hoặc sử dụng các phương tiện, phương pháp trái phép khác mà nếu bị phát hiện sẽ chịu trách nhiệm hình sự dựa trên sai phạm thực tế.

<small> </small>

<small>52</small><i><small> Nakagawa, Satoko (March 15, 2021). “No consent from spouse needed for abortion in broken marriages in </small></i>

<i><small>Japan: ministry”. The Mainichi. tham khảo ngày 20/5/2023. </small>

<small>53</small><i><small> Osumi, Magdalena (Jun 28, 2022). “Abortion legal and apolitical in Japan, but cost and consent present </small></i>

<i><small>barriers”, The Japan Times, </small></i>

<small> tham khảo ngày 20/5/2023. 54</small><i><small> Chapter VI. Notification, Prohibition, and Others </small></i>

<i><small>(Notification) </small></i>

<i><small>Article 25. When a doctor or a Designated Doctor has performed a Sterilization or an Induced Abortion pursuant to the provisions of Article 3, paragraph (1), or Article 14, paragraph (1), the doctor or Designated Doctor must notify the governor of all the operations performed in the current month and the reasons for them by the 10th day of the following month </small></i>

<small>55</small><i><small> (Confidentiality) </small></i>

<i><small>Article 27. A person engaged in clerical work related to the performance of the Sterilization or the Induced Abortion must not leak any confidential information that may become known in the course of business. The same applies even after said person has retired from the business. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Nhìn chung, phụ nữ Nhật Bản được phá thai nếu trong thời hạn 22 tuần vì các lý do sức khỏe, điều kiện kinh tế - xã hội, hay là nạn nhân của các vụ bạo hành, cưỡng bức. Nhưng vào tháng 4 năm 2023, phá thai nội khoa (còn được gọi là phá thai bằng thuốc) đã được chấp thuận ở quốc gia này dành cho những trường hợp mang thai đến 9 tuần tuổi<small>56</small>. Bộ Y tế Nhật Bản đã phê chuẩn thuốc phá thai Mefeego của công ty dược phẩm LinePharma (Anh). Phụ nữ uống thuốc phải ở lại bệnh viện chờ xác nhận của bác sĩ. Mefeego kết hợp mifepristone, ngăn chặn hormone thai kỳ và misoprostol, kích thích cơn co thắt tử cung; các loại thuốc tương tự có mặt tại nhiều quốc gia như Pháp, nơi chấp thuận thuốc phá thai từ năm 1988, và Mỹ, nơi phê duyệt từ năm 2000<small>57</small>. Bên cạnh đó, chính sách mua bán thuốc tránh thai khẩn cấp cũng được nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt. Người dân Nhật Bản chỉ có thể mua loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, nhiều trường hợp do không thể dùng thuốc kịp thời mà phải mang thai ngoài ý muốn.

Những vấn đề liên quan đến thông tin và thủ tục phá thai ở xứ sở mặt trời mọc rất chặt chẽ. Thủ tục phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có thẩm quyền tại các cơ sở y tế được công nhận. Bác sĩ thực hiện triệt sản hoặc phá thai phải có trách nhiệm thơng báo cho chính quyền địa phương trong khoảng thời gian quy định; người phụ trách văn thư, giấy tờ liên quan cũng phải giữ bí mật và khơng được tiết lộ thơng tin cá nhân của các trường hợp trên nhằm đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về đời tư của thai phụ nói riêng và nhân quyền nói chung.

Mặc dù Nhật Bản có vai trị dẫn đầu trong việc luật hóa quyền nạo phá thai, nhưng vẫn tồn tại một số quy định gây nhiều bất đồng, tranh cãi. Có hai điểm cần lưu ý trong pháp luật hiện hành đó là: người phụ nữ khi đã kết hôn nhưng muốn phá thai phải sự đồng tình của người chồng; song song đó là về sự an tồn của các thủ tục phẫu thuật và chi phí khá tốn kém. Theo đài truyền hình NHK<small>58</small>, tổng chi phí mua thuốc phá thai và tư vấn y tế là khoảng 100.000 yên (hơn 17 triệu đồng). Chi phí này khơng được bảo hiểm y tế chi trả. Số tiền phải bỏ ra để phẫu thuật rơi vào khoảng 100.000 đến 200.000 yên (gần 35 triệu đồng).

Bên cạnh đó, việc cần có sự chấp nhận của người cha, người chồng khi làm thủ tục phá thai dẫn đến nhiều hệ lụy, dù đã miễn trừ trường hợp người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực tình dục dẫn đến có thai, từ đó hạn chế quyền tự do, tự chủ quyết định đối với chính thân thể của mình. Lựa chọn của người phụ nữ khơng được ưu <small> </small>

<small>56</small><i><small> France-Presse, Agence (2023). “Japan approves abortion pill for the first time”, The Guardian </small></i>

<small> tham khảo ngày 20/5/2023. </small>

<small>57</small><i><small> Huy Phương (2/5/2023). “Nhật Bản lần đầu phê duyệt thuốc phá thai”, </small></i><small>dau-phe-duyet-thuoc-pha-thai-4600318.html, tham khảo ngày 20/5/2023. </small>

<small> Huy Phương (2/5/2023), sđd60. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

tiên trên hết, phải phụ thuộc vào ý kiến của người khác; nếu không, hành vi phá thai sẽ trở thành hành vi trái pháp luật và chịu hậu quả hình sự. Khơng những thế, đối với những thai phụ chưa lập gia đình hoặc người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình hay các lý do khác và dẫn đến hôn nhân tan vỡ nhưng có mong muốn phá thai cũng gặp phải khó khăn trong vấn đề thủ tục địi hỏi sự chấp thuận của người yêu hay người chung sống như vợ chồng với mình. Dẫu luật khơng u cầu có đơn đồng ý của người phối ngẫu, nhưng thực tế nhận thấy, các bác sĩ vẫn bắt buộc thực hiện thủ tục này vì lo ngại các tranh chấp pháp lý có thể xảy ra trong tương lai. Vơ hình trung, nó đã trở thành một rào cản lớn và là nỗi sợ của người phụ nữ nếu như không nhận được sự đồng ý của đối phương, thế nên, việc mang thai lại là gánh nặng, đứa trẻ được miễn cưỡng sinh ra chưa chắc được chu cấp và yêu thương đầy đủ. Trong số 204 quốc gia trên thế giới, theo Trung tâm Quyền sinh sản (the Center for Reproductive Rights), Nhật Bản là một trong 11 quốc gia (bao gồm Syria, Yemen, Saudi Arabia, Kuwait, Cộng hịa Guinea Xích Đạo, những tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Đài Loan, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco) - và là quốc gia duy nhất trong nhóm 7 nền kinh tế lớn nhất - quy định phụ nữ phải được sự đồng ý của người phối ngẫu mới được phá thai, với rất ít trường hợp ngoại lệ<small>59</small>.

Ngồi ra, thơng qua các lần ban hành, sửa đổi EPA, Nhật Bản đều không ghi

<i>nhận vấn đề “những bất thường của thai nhi” là nguyên nhân chính đáng phát sinh quyền phá thai. “Bất thường” có thể kể đến như là dị tật thai nhi. Việc “bỏ thai” trong </i>

một số trường hợp này được xem như từ chối quyền sống của người khuyết tật. Quan điểm bình thường hóa, trong đó người khuyết tật có thể sống thoải mái với những người khỏe mạnh được cộng đồng quốc tế chấp nhận rộng rãi. Điều này cũng giải nghĩa cho việc tại sao MPA đã loại bỏ việc triệt sản hoặc phá thai vì mục đích ưu sinh<small>60</small>.

<b>1.2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản </b>

Ở Nhật Bản, quan điểm của công chúng về việc chấp nhận hay phản đối phá thai là không thống nhất, tùy vào nhận thức cũng như sự đánh giá của xã hội mà mỗi người có một ý kiến khác nhau.

Là quốc gia có quy định cho phép phá thai được ban hành khá sớm, lần đầu tiên được ghi nhận trong pháp luật là năm 1948, Nhật Bản lại nằm trong danh sách có tỷ lệ nạo phá thai thấp trên thế giới. Dựa vào các số liệu thu thập được của Wm. Robert Johnston - là một Tiến sĩ, chuyên gia hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu các số liệu về phá thai, phụ trách Kho lưu trữ Johnston (Johnston’s Archive) - xét thấy tỷ lệ phá

<small> </small>

<small>59</small><i><small> Michelle Ye Hee Lee and Julia Mio Inuma (14/6/2022). “In Japan, abortion is legal - but most women need </small></i>

<i><small>their husband’s consent”. The Washington Post, </small></i>

<small> tham khảo ngày 20/5/2023. 60</small><i><small> Etsuji Okamoto, sđd38. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

thai của Nhật Bản có xu hướng giảm qua từng năm<small>61</small>. Trong năm 2014, có khoảng 181.91 nghìn trường hợp phá thai bằng thuốc và đã giảm xuống 126.17 nghìn trường hợp vào năm 2021, tức là gần 14% trong giai đoạn từ 2014 - 2021<small>62</small>. Trong khoảng nửa

<i>đầu năm 2023, theo ước tính của Tạp chí Dân số thế giới (World Population Review), </i>

chỉ có 12.3/1000 phụ nữ có độ tuổi từ 15 đến 44 thực hiện phá thai<small>63</small>. Qua đó, có thể thấy rằng, dù người phụ nữ được quyền phá thai song chính phủ vẫn kiểm soát rất nghiêm ngặt vấn đề này.

Tuy pháp luật có sự tiến bộ, nhưng vẫn cịn một số quy định chưa được cụ thể và

<i>để lại nhiều lỗ hổng. Theo đó, pháp luật khơng có cách giải thích rõ ràng về “nguyên </i>

<i>nhân kinh tế” bao gồm các điều kiện hay trường hợp nào. Vì vậy, vào lần sửa đổi EPA </i>

vào năm 1952, lý do này đã bị lạm dụng và làm gia tăng đáng kể số ca phá thai, từ 196.883 ca năm 1949 lên mức cao nhất là 1.170.134 ca vào năm 1955. Vào năm cao điểm 1957, gần 40% ca mang thai đã bị phá bỏ. Theo các nhà nghiên cứu, trong giai

<i>đoạn 1975 - 1995, hầu hết các trường hợp phá thai đều nhằm “bảo vệ sức khỏe của </i>

<i>người phụ nữ” với tỷ lệ gần như 100% </i><small>64</small>. Mặc dù số lượng đã giảm, nhưng tổng cộng có 196.639 ca vào năm 2012 theo báo cáo hành chính cho chính phủ từ các bác sĩ sản khoa thực hiện<small>65</small>. Năm 2019, 49 ca phá thai được báo cáo đối với phụ nữ từ 13 tuổi trở xuống và 3.904 ca khác đối với phụ nữ từ 14-17 tuổi. Khoảng 39.805 ca phá thai được thực hiện trên phụ nữ trong độ tuổi 20-24<small>66</small>. Năm 2020, theo Bộ Y tế , có 145.340 ca, giảm 7,3% so với năm trước<small>67</small>. Lỗ hổng về lý thuyết này vẫn còn tồn tại trong xã hội Nhật Bản ngày nay, việc không định nghĩa rõ ràng các điều kiện kinh tế hay điều kiện về sức khỏe thể chất của phụ nữ đã biến thành nguyên do thực hiện phá thai một cách bừa bãi.

Ngoài việc phẫu thuật để chấm dứt thai kỳ, Nhật Bản đã thông qua phương pháp sử dụng thuốc tránh thai để phòng trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Thuốc tránh thai đường uống được hợp pháp hóa vào năm 1999. Thuốc tránh thai khẩn cấp (được dùng trong 72 giờ sau khi quan hệ tình dục khơng được bảo vệ) được Bộ Y tế, Lao động và

<small> </small>

<small>61</small><i><small> Wm. Robert Johnston, “Historical abortion statistics, Japan” (last updated 16 April 2023), </small></i>

<small> tham khảo ngày 23/5/2023. 62 Number of induced abortions in Japan from fiscal year 2014 to 2021, </small>

<small>64</small><i><small> Goto, A., Fujiyama-Koriyama, C., Fukao, A., & Reich, M. “Abortion Trends in Japan, 1975-95”. Studies in </small></i>

<small>Family Planning, Vol. 31, No. 4 (December 2000), pp. 301–308. Population Council. 65</small><i><small> Etsuji Okamoto, sđd38. </small></i>

<small>66 Abortion in Japan, tham khảo ngày 23/5/2023. 67</small><i><small> Abortion in Japan, sđd69. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Phúc lợi Nhật Bản phê duyệt vào năm 2011<small>68</small>. Tuy nhiên, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2019 về việc sử dụng biện pháp tránh thai<small>69</small><i> (Contraceptive Use by Method </i>

<i>2019) và ước tính của Hiệp hội kế hoạch hóa gia đình Nhật Bản (Japan Family Planning Association), tỷ lệ dùng phương thức này chỉ dao động 2.9% trong những năm gần đây. </i>

Một con số khá thấp và được lý giải rằng do thiếu sự phổ cập giáo dục, nhận thức và không nhận được đánh giá cao của xã hội, hay nói khác hơn là sự kỳ thị dù chẳng có quy định luật pháp nào cấm cản. Đồng thời, chi phí cao và Chính phủ thắt chặt các chính sách liên quan đến mua bán thuốc tránh thai khẩn cấp (chỉ bán theo đơn thuốc của bác sĩ) đã dẫn đến tình trạng thiếu sự lựa chọn khi người phụ nữ khơng có kế hoạch mang thai nhưng lại có con ngồi ý muốn. Nếu muốn phá thai trong trường hợp này, họ cần phải đợi thời điểm thai nhi có độ lớn nhất định và cần có sự chấp thuận của người phối ngẫu. Điều này đặt ra tình huống bất lợi đối với người phụ nữ bởi giả sử nếu họ không kết hơn thì luật vẫn cho phép phá thai mà không cần người phối ngẫu đồng ý, nhưng như đã đề cập trước đó, đa số các cơ sở được cấp phép để thực hiện thủ thuật lại yêu cầu phải có đơn đồng ý. Thêm nữa, một số người trong cộng đồng vẫn còn giữ quan niệm truyền thống, phụ nữ nên ưu tiên vai trò làm mẹ và ưu tiên hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến nhận thức về phá thai trong xã hội Nhật Bản. Tâm lý áp đặt này đã hạn chế quyền tự do thân thể, quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ, gây ra những lo ngại đáng kể về sức khỏe tinh thần và thể chất của người phụ nữ. Năm 2017, một hội đồng chính phủ đã bác bỏ đề xuất bán thuốc tránh thai khẩn cấp tại quầy. Nhiều bác sĩ đưa ra phản đối về sự thay đổi này, 92% thành viên của Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản cho rằng cần cải thiện giáo dục giới tính trước khi cân nhắc có bán thuốc tránh thai khẩn cấp rộng rãi hay không. Tuy nhiên, những người ủng hộ lại khẳng định phụ nữ nên có quyền tự quyết định<small>70</small>. Thế nên, dù chấp nhận phương pháp phá thai nội khoa, nhưng các quy định rắc rối đã phần nào tạo cản trở trong việc lựa chọn với người phụ nữ.

Bàn về đòi hỏi bắt buộc khi cần sự chấp nhận của người phối ngẫu trong thủ tục phá thai, theo một cuộc khảo sát năm 2017 do Văn phòng Nội các tiến hành, trong số 141 phụ nữ từng bị nam giới cưỡng hiếp, 26,2% nam giới là vợ cũ và 24,8% là bạn trai cũ. Để đối phó với tình trạng bạo lực tình dục gia đình nghiêm trọng mà phụ nữ phải trải qua, vào tháng 2 năm 2021, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ các nạn nhân <small> </small>

<small>68 Sosei Group Corporation (23/2/2011), “Sosei Receives Approval From Japan MHLW for NorLevo(R) TABLETS 0.75mg Emergency Contraceptive Pill”, tham khảo ngày 23/5/2023 </small>

<small>69 UN Contraceptive Use by Method 2019, </small>

<small> tr.18. </small>

<small>70</small><i><small> Huy Phương (2/5/2023), sđd60. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

bạo lực gia đình - All Japan Women's Shelter Network (Mạng lưới Nhà ở dành cho Phụ nữ toàn Nhật Bản), đã gửi yêu cầu tới chính phủ Nhật Bản nhằm tìm cách loại bỏ điều khoản này<small>71</small><i>. Ủy ban về Xóa bỏ phân biệt đối xử với Phụ nữ của Liên Hợp Quốc (U.N. </i>

<i>Committee on the Elimination of Discrimination Against Women) đã kêu gọi Nhật Bản </i>

loại bỏ yêu cầu về thủ tục chấp thuận để phá thai. Thế nhưng, Hiệp hội Sản phụ khoa

<i>Nhật Bản (Japan Society of Obstetrics and Gynecology) đã khơng bình luận về báo cáo này và Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Nhật Bản (Japan Association of Obstetricians and </i>

<i>Gynecologists) cũng từ chối trả lời yêu cầu bình luận</i><small>72</small>.

Nhật Bản từng là quốc gia được xem là tự do nhất về phá thai, nhưng những năm gần đây, tỷ lệ sinh giảm kéo theo đó là già hóa dân số đã reo hồi chng đáng báo động về tình hình thiếu nguồn cung lao động. Vậy nên, quyền phá thai của phụ nữ càng bị hạn chế bởi nhiều lý do. Mặc dù các điều luật vẫn giữ nguyên và chưa có sự thay đổi, nhưng trắc trở ở đây phần lớn là do cái nhìn của xã hội. Bối cảnh lợi ích của quốc gia và quyền lựa chọn của người phụ nữ được đưa ra làm chủ đề thảo luận để đánh giá mức độ quan trọng thiệt hơn của hai vấn đề. Theo đó, một số nhà chính trị gia của Nhật Bản đã đặt câu hỏi: liệu có nên để phụ nữ tiếp cận với phá thai hay không. Và những người theo phe ủng hộ cho rằng, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của phụ nữ là một điều gì đó hồn toàn tách biệt với nhu cầu nhân khẩu học của quốc gia và coi đó là một phần để đạt được bình đẳng giới rộng lớn hơn trong một xã hội gia trưởng với vai trò giới vốn đã ăn sâu vào tiềm thức người dân<small>73</small>. Các ý kiến không thống nhất với nhau, đó

<i>cũng lý giải sự xuất hiện của các “hộp em bé” (baby box, baby hatch) - lồng tiếp nhận </i>

trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Nhật Bản. Và bệnh viện Jikei, phía Nam Nhật Bản, là nơi níu giữ sinh mệnh cho những đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi chào đời, là nơi trú ẩn an tồn của những người mẹ có thai ngoài ý muốn<small>74</small>.

Theo Chiaki Shirai<sup>75</sup>, chuyên gia nghiên cứu về sinh sản và nhận con nuôi tại Đại học Shizuoka, hoạt động của bệnh viện Jikei làm dấy lên sự hoài nghi ở Nhật Bản bởi một phần do quan niệm truyền thống về gia đình rằng con cái là tài sản của cha mẹ, người sinh ra cũng phải là người ni dưỡng. Vì vậy, những cô nhi ở nơi đây trong hệ thống thông tin quốc gia bị kỳ thị nặng nề và các quan chức phúc lợi trẻ em thường cơng khai danh tính cha mẹ của những đứa trẻ để trả về nhà cho họ nuôi nấng. Những người <small> </small>

<small>71</small><i><small> Nakagawa, Satoko (March 15, 2021), sđd55. </small></i>

<small>72</small><i><small> Michelle Ye Hee Lee and Julia Mio Inuma (14/6/2022), sđd62. </small></i>

<small>73</small><i><small> Michelle Ye Hee Lee and Julia Mio Inuma (14/6/2022), sđd62. </small></i>

<small>74 Bảo Hà (25/7/2022), “Bệnh viện duy nhất tại Nhật Bản giúp thai phụ sinh con bí mật”, </small>

<small>20220722142305607.htm, tham khảo ngày 23/5/2023. </small>

<small> Hồng Hạnh (28/7/2022), “Bệnh viện Nhật chuyên nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi”, nhat-chuyen-nhan-tre-so-sinh-bi-bo-roi-4492640.html, tham khảo ngày 23/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nữ sử dụng dịch vụ này phải sống dưới những lời phán xét, miệt thị của xã hội vì họ khơng lựa chọn các phương thức khác, bao gồm cả phá thai. Có thể thấy, việc lựa chọn dịch vụ sinh đẻ bí mật hoặc bỏ con được xem là phương án cuối cùng của người phụ nữ, bởi các đứa trẻ bị bỏ rơi đa phần là hậu quả từ tội ác như mại dâm, hiếp dâm, loạn luận… khi người mẹ khơng tìm thấy nơi đáng tin nào để nương tựa nữa. Những người phụ nữ trong trường hợp này đều mang trong mình bóng tối của sự xấu hổ, sỉ nhục, lo sợ bị chỉ trích. Hơn thế nữa, các phương pháp phá thai ngoại khoa lẫn nội khoa lại có chi phí đắt đỏ, thủ tục khắt khe nên khả năng tiếp cận bị giới hạn, khơng được ưu tiên lên hàng đầu. Từ đó, họ khơng dám đứng lên địi hỏi quyền lợi chính đáng cho bản thân mình để rồi đề tài này khơng được thảo luận rộng khắp, nghiêm túc trong công chúng như các nước phương Tây, chẳng hạn như Mỹ. Mặc dù các tơn giáo, tín ngưỡng ở Nhật Bản sống hài hịa và khơng có sự xung đột với nhau làm cho hệ tư tưởng của pháp luật không bị ảnh hưởng quá nhiều, nhưng bởi vì ý thức trách nhiệm xã hội, ý thức hệ gia đình vốn khắc sâu trong tư tưởng người dân, điều này càng trở thành gánh nặng đối với người phụ nữ trong công cuộc đấu tranh vì sức khỏe, vì nhân quyền vốn có của mình.

<b>1.2.4. Nhận xét, đánh giá pháp luật về quyền phá thai ở Nhật Bản </b>

Tóm lại, Nhật Bản là quốc gia sở hữu nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và có nền pháp lý tiến bộ, vừa tiếp thu được văn minh thời đại mới, vừa giữ lại được những truyền thống đáng quý của dân tộc thông qua hệ thống các quy định pháp luật. Quyền phá thai dù còn nhiều vấn đề cần lưu ý kể cả trong việc xây dựng luật và thực thi trên thực tế nhưng đã sớm được thừa nhận và giữ vững qua các giai đoạn phát triển của đời sống. Điều này chứng minh được rằng, vai trò của người phụ nữ trong xã hội được quan tâm, chú trọng nhiều hơn, nhà nước đã không chối bỏ các quyền tự do đối với thân thể, quyền được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe… được quy định trong các điều ước quốc tế mà Nhật Bản là thành viên, điển hình là Cơng ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả

<i>các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW). Tuy nhiên, pháp luật và các </i>

phương thức được sử dụng chưa có sự phổ biến, tức là cịn nhiều hạn chế như chi phí, thủ tục. Điều luật cịn gây ra nhiều vướng mắc, chưa giải thích từ ngữ rõ ràng và dễ bị lạm dụng trong một số trường hợp. Vì thế, dẫn đến nhiều hệ lụy và khó khăn cho người phụ nữ trong việc tiếp cận các chính sách về quyền phá thai.

Các quy định về phá thai ở Nhật Bản tuy đã hình thành từ rất sớm và có nhiều lần sửa đổi, bổ sung, nhưng những điều khoản cơ bản và tư tưởng ủng hộ quyền phá thai của phụ nữ vẫn được giữ vững qua nhiều thế hệ. Vì vậy, đối với những quy định khá ít ỏi về phá thai ở Việt Nam, nhóm tác giả dựa trên cái nhìn khách quan để đánh giá, phân tích những điểm tích cực của pháp luật Nhật Bản làm kinh nghiệm tham khảo, tránh những điểm tiêu cực để hạn chế thực tiễn xảy ra bất cập tương tự. Quan trọng hơn hết,

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

nhóm tác giả muốn nhấn mạnh về quyền lợi của người phụ nữ đối với sức khỏe thể chất, tinh thần và thân thể của mình, ln được ưu tiên hàng đầu và sẽ hạn chế phát sinh các vấn đề làm ảnh hưởng đến điều đó nhất.

<b>1.3. Pháp luật về quyền phá thai ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ 1.3.1. Khái quát chung </b>

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia liên bang, theo chính thể cộng hồ tổng thống thuộc châu Mỹ. Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Không chỉ là một đất nước phát triển mạnh về kinh tế, Mỹ còn là thành viên của nhiều

<i>tổ chức quốc tế lớn ở các lĩnh vực khác nhau như: Liên Hợp Quốc (United Nations: UN) và Hội đồng Bảo an, Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization: WTO) và Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization: WHO). Chính vì những yếu tố </i>

trên, Hoa Kỳ có chỉ số phát triển con người ở nhóm rất cao và sẽ khơng có gì đáng ngạc nhiên nếu quyền tự do, quyền con người và cụ thể là quyền của phụ nữ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Nhân quyền nói chung và nữ quyền nói riêng là nguyên nhân dẫn đến nhiều làn sóng về phong trào quyền phụ nữ vào những năm 1968 tại Canada, Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu. Phong trào này chủ yếu đề cập đến một loạt các chiến dịch chính trị nhằm địi các quyền lợi về những vấn đề như quyền sinh sản, bạo lực gia đình, nghỉ thai sản, trả lương ngang nhau, quyền bầu cử của phụ nữ, quấy rối tình dục và bạo lực tình dục,… Những vấn đề này lại một lần nữa trở thành cơ sở tác động đến một quyết định mang tính bước ngoặt vào năm 1973 của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ: Phán quyết Roe kiện

<i>Wade (Roe v. Wade) hợp pháp hóa quyền phá thai ở phụ nữ trên toàn nước Mỹ. Trong </i>

vụ kiện này, một phụ nữ tên là Norma McCorvey (có biệt danh là Jane Roe) đã mang thai đứa con thứ ba vào năm 1969 và muốn phá thai tại tiểu bang Texas. Tuy nhiên, lúc bấy giờ ở tiểu bang này, phá thai là bất hợp pháp trừ trường hợp việc đó là cần thiết để cứu sống người mẹ. Roe đã nhờ luật sư của mình đệ đơn kiện của mình lên Tồ án liên bang Hoa Kỳ nhằm chống lại công tố viên Henry Wade và cho rằng luật phá thai của Texas là vi hiến. Tháng 1 năm 1973, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ban hành quyết định 7-2 tuyên bố rằng quyết định phá thai của một người phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ nên được quyết định theo ý kiến cá nhân và bác sĩ. Theo Toà án Tối cao, mỗi người

<i>dân có “quyền về quyền riêng tư” cơ bản và quyền đó bảo vệ sự lựa chọn phá thai của </i>

một người<small>76</small>.

Phán quyết Roe v. Wade đã đánh sập nhiều luật phá thai của tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ, thúc đẩy diễn ra hàng trăm cuộc tranh luận, biểu tình trên khắp quốc gia <small> </small>

<small>76</small><i><small>Vietfactcheck, Explainer: What is Roe v. Wade and how is it related to abortion in America?, </small></i>

<small>america/?_thumbnail_id=5826 ,Tham khảo ngày 21/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, một lần nữa làn sóng phản đối trỗi dậy nhanh chóng khi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã lật ngược Roe v. Wade, bác bỏ quyền tự do phá thai ở phụ nữ, Tối cao Pháp viện cho rằng việc hợp pháp hóa quyền phá thai là phụ thuộc vào từng tiểu bang. Việc phá thai sẽ trở nên bất hợp pháp ở 19 tiểu bang.

Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang, các tiểu bang được xem như là các quốc gia là thực thể có chủ quyền riêng và luật pháp riêng. Tổ chức hành chính địa phương được quy định trong luật riêng của các tiểu bang và đều có đủ ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp nên rất đa dạng và phức tạp. Do đó, sau phán quyết Roe v. Wade cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nữ quyền, phá thai là vấn đề được chính trị hoá ở Mỹ, mở ra cơ hội cho các tiểu bang cấm phá thai hoàn toàn - một quyết định gây ảnh hưởng nặng nề đến các quyền cơ bản ở nữ giới. Theo nguồn thông tin từ trang web Center for Reproductive Rights<sup>77</sup> - tổ chức vận động pháp lý duy nhất dành riêng cho quyền sinh sản với chun mơn về hiến pháp Mỹ nói riêng và các Đạo luật nhân quyền quốc tế nói chung, những luồng ý kiến trái chiều về quyền phá thai của phụ nữ đã xuất hiện mà tiêu biểu nhất là tiểu bang California, nơi quyền phá thai được hợp pháp hoá và tiểu bang Texas, nơi quy định luật cấm phá thai gần như nghiêm ngặt nhất.

<b>1.3.2. Pháp luật về quyền phá thai ở các tiểu bang Hoa Kỳ </b>

<i><b>❖ Tiểu bang California </b></i>

California là một tiểu bang ven biển phía Tây của Hoa Kỳ. Hầu hết các thành phố lớn của bang này đều nằm giáp biển ngoại trừ thủ phủ là Sacramento nằm ở thung lũng trung tâm. Trải qua nhiều biến động lịch sử, cư dân thay đổi nhanh chóng khiến cho California trở thành nơi có khuynh hướng tự do và hội tụ nhiều chủng loại người nhất trên thế giới. Về mặt luật pháp, bộ máy chính quyền của bang này tương tự như các ngành của chính phủ liên bang. Tiếp nhận nhiều nguồn văn hoá đa dạng, quyền phá thai đã được công nhận tại Hiến pháp California năm 1969. Đặc biệt hơn, sau ngày 24 tháng 6 năm 2022 - ngày Toà án Tối ra phán quyết đảo ngược Roe, tiểu bang California vẫn thừa nhận quyền phá thai là hợp pháp và ban hành thêm các luật bổ sung nhằm mở rộng khả năng tiếp cận quyền đặc biệt này.

Toà án cấp cao tiểu bang California đã thừa nhận quyền phá thai trong Hiến pháp California năm 1969 - bốn năm trước khi Toà án Tối cao Hoa Kỳ ban hành phán quyết về vụ kiện Roe v. Wade. Trong cùng khoảng thời gian, quyết định của Toà án Tối cao Hoa Kỳ năm 2022 trong vụ kiện Dobbs v. Tổ chức Y tế Phụ Nữ Jackson lật ngược quyền phá thai của liên bang cũng không làm ảnh hưởng đến quyền này ở California. Vào

<small> </small>

<small>77 Website của Center for Reproductive Rights Organization (Trung tâm về Quyền sinh sản): </small>

</div>

×