Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghĩa Vụ Tiền Hợp Đồng Theo Pháp Luật Anh Và Mỹ - Kinh Nghiệm Cho Pháp Luật Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 128 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ... 2

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ... 2

2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngồi ... 4

3. Mục đích nghiên cứu ... 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 7

4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 7

4.2. Phạm vi nghiên cứu ... 7

5. Phương pháp nghiên cứu ... 8

6. Đóng góp của cơng trình nghiên cứu ... 8

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ... 9

<b>CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG VÀ NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG ... 10 </b>

<b>1.1. Những vấn đề chung về giai đoạn tiền hợp đồng và nghĩa vụ tiền hợp đồng ... 10 </b>

1.1.1. Khái niệm giai đoạn tiền hợp đồng ... 10

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm nghĩa vụ tiền hợp đồng ... 11

<b>1.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với nghĩa vụ tiền hợp đồng ... 17 </b>

<b>1.3. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ tiền hợp đồng ... 19 </b>

1.3.1. Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin ... 19

1.3.2. Nghĩa vụ của các bên trong việc đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ... 20

1.3.3. Hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ... 22

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 27 </b>

<b>CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ANH VÀ MỸ VỀ NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG ... 28 </b>

<b>2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và bảo mật thông tin ... 28 </b>

2.1.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin ... 29

2.1.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin ... 34

<b>2.2. Nghĩa vụ của các bên trong đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ... 36 </b>

2.2.1. Nghĩa vụ của các bên trong đề nghị giao kết ... 36

2.2.2. Nghĩa vụ của các bên trong chấp nhận đề nghị giao kết ... 46

<b>2.3. Hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ... 51 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 62 </b>

<b>CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG ... 63 </b>

<b>3.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và bảo mật thông tin ... 63 </b>

3.1.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin ... 63

3.1.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin ... 68

<b>3.2. Nghĩa vụ đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ... 69 </b>

3.2.1. Nghĩa vụ của bên đề nghị giao kết hợp đồng ... 69

3.2.2. Nghĩa vụ của bên chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ... 76

<b>3.3. Hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ... 82 </b>

3.3.1. Hợp đồng vô hiệu ... 82

3.3.2. Bồi thường thiệt hại ... 83

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 88 </b>

<b>KẾT LUẬN CHUNG ... 90 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Ký hiệu từ viết tắt Từ viết đầy đủ </b>

PECL Bộ Nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Chế định hợp đồng là một trong những nội dung chủ đạo của pháp luật dân sự. Theo đó, hợp đồng được hiểu là sự thoả thuận của ít nhất là hai bên về việc thống nhất ý chí để đưa ra kết quả xác lập cuối cùng. Để có thể tạo lập ra hợp đồng, các chủ thể lần lượt trải qua các giai đoạn nhất định, trong đó khơng thể thiếu vắng giai đoạn đàm phán, trao đổi hay còn gọi là giai đoạn tiền hợp đồng, Giai đoạn tiền hợp đồng chính là “giai đoạn ban đầu của việc đàm phán trong đó các bên xem xét khả năng giao kết của hợp đồng, thương lượng những điều khoản nhất định và tạo những điều kiện cần thiết cho việc giao kết”.

Trong giai đoạn này, các bên thường sẽ tiến hành trao đổi, cung cấp những thông tin cần và đủ về đối tượng mà mình sẽ hướng đến giao kết, để các bên nắm bắt được những thơng tin chính xác về đối tượng mình mong muốn hướng đến giao kết trong hợp đồng mà đưa ra quyết định có tiếp tục giao kết hợp đồng hay khơng. Do đó, đây được xem là giai đoạn quan trọng làm tiền đề cho những bước tiến tiếp theo trong quá trình tạo lập hợp đồng và việc cần pháp luật can thiệp để điều chỉnh rõ ràng, thống nhất, đảm bảo cân bằng nghĩa vụ của các bên trong giai đoạn này là điều hoàn toàn cần thiết.

Thực tế cho thấy vì nhiều lý do khách quan khác nhau mà vấn đề nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng trong giai đoạn này vẫn chưa thật sự ổn định. Xuất phát từ tính chất trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên chưa hoàn tồn chịu sự ràng buộc bởi chính hợp đồng mà các bên muốn xác lập, do đó trong mối quan hệ này, các bên thường phát sinh tư tưởng chủ quan và khơng nhìn nhận tầm quan trọng về nghĩa vụ của bản thân trong giai đoạn tiền hợp đồng. Dẫn đến các hành vi vi phạm như cung cấp thông tin không đúng với sự thật trên thực tế về đối tượng mà các bên đang hướng đến để giao kết hợp đồng hoặc trường hợp không đảm bảo các thông tin mà các bên cung cấp trong quá trình đàm phán này được giữ kín … những hành vi này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên còn lại. Mặt khác, thực tế hiện nay ở một số quốc gia có hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện, ổn định như Anh, Pháp, Mỹ, Đức … và một số quốc gia phát triển khác thì các quy định trách nhiệm pháp lý giai đoạn tiền hợp đồng không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thì đây là một vấn đề khá mới mẻ và chưa được đề cập đến nhiều trên các lĩnh vực học thuật cũng như trong thực tiễn giao kết hợp đồng. Cụ thể, pháp luật dân sự đã trực tiếp quy định về nghĩa vụ tiền hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 tuy nhiên vẫn chưa thật sự chi tiết và mang được tính áp dụng.

Từ những nguyên nhân trên và nhìn nhận được tầm quan trọng của giai đoạn tiền hợp đồng đối với hợp đồng được tạo lập trong tương lai, nhóm tác giả đã chọn đề tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>“Nghĩa vụ tiền hợp đồng theo pháp luật Anh và Mỹ – Kinh nghiệm cho pháp luật Việt </i>

<i>Nam” là đề tài nghiên cứu của mình, vì việc dựa trên cách lập pháp từ các nước có kinh </i>

nghiệm đối với vấn đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng, để đề ra những định hướng mới mang tính phù hợp và hỗ trợ cho cơng cuộc cải cách, hoàn thiện hơn đối với pháp luật dân sự Việt Nam trong thời gian tới là điều cần thiết.

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>

Thơng qua quá trình tìm hiểu và tra cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề hợp đồng nói chung và những nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng nói riêng, cùng với thực trạng ghi nhận tầm quan trọng, tính ảnh hưởng, mức độ ghi nhận vào bản án và thực tiễn xét xử nhóm tác giả thấy được chế định này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cả trong và ngồi trường bởi tính thực tiễn cao của đề tài. Cụ thể:

<b>2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước </b>

- Nguyễn Văn Nghĩa, Phạm Thị Nga (2021), Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở

<i>một số nước trên thế giới, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11 (435), tháng 6/2021. </i>

Việc ký kết và thực hiện hợp đồng thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào kết quả quá trình đàm phán, thương lượng ban đầu giữa các bên. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý chi tiết liên quan đến trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, trong khi nó lại khá hồn thiện ở các nước phát triển. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật ở một số nước về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng khơng những nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam, mà còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ pháp lý quốc tế. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích một số nội dung cơ bản về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật của Đức, Pháp và Anh.

- Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự

<i>hiện hành, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7 (352), tr. 27-32. Bài viết phân tích về chế </i>

định tiền hợp đồng theo pháp luật Việt Nam hay rõ hơn là theo quy định của BLDS 2015. Qua bài viết chúng ta có thể có cái nhìn tổng quát về chế định tiền hợp đồng theo quy định của BLDS.

- Nguyễn Thị Minh Loan (2020), “Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam từ góc nhìn của pháp luật so sánh”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là một cơng trình thể hiện rõ nét những vấn đề xoay quanh các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng ở góc độ so sánh với pháp luật các nước.

- Lê Trường Sơn (2016), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam, năm 2016 là tác phẩm đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống tồn diện dưới góc độ lý luận và thực tiễn về giai đoạn tiền hợp đồng và pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn tiền hợp đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Kiều Thị Thùy Linh (2015), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng do

<i>hoàn cảnh thay đổi trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật dân sự, Tạp chí Luật học, số chun </i>

đề Góp ý hồn thiện Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Bài viết phân tích hai chế định của Bộ luật dân sự là nghĩa vụ tiền hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi dưới góc nhìn so sánh, đối chiếu với pháp luật một số quốc gia và quốc tế. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định nghĩa vụ tiền hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật dân sự, mà trực tiếp là góp ý hồn thiện các quy định của Dự thảo Bộ luật dân sự.

- Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia –Sự thật. Thơng qua việc bình luận các bản án dân sự của Tòa án Việt Nam, tác giả Đỗ Văn Đại đã phân tích làm rõ những điểm bất cập trong các quy định của BLDS Việt Nam liên quan đến chế định hợp đồng. Đặc biệt, một số bản án liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng cũng đã được tác giả phân tích, bình luận rất chi tiết trong cuốn sách. Cụ thể, đó là các vấn đề như: việc áp dụng nguyên tắc thiện chí, trung thực trong giai đoạn xác lập hợp đồng; Nghĩa vụ cung cấp thông tin, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Các nội dung vừa nêu sẽ được khai thác trong cơng trình nghiên cứu khoa học khi bàn về thiện chí, trung thực, im lặng trong chấp nhận giao kết hợp đồng cũng như nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng. Tuy nhiên, cuốn sách vẫn chưa giải quyết triệt để và toàn diện những vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng. Chẳng hạn, những vấn đề như thông tin thu được từ giai đoạn tiền hợp đồng được xử lý như thế nào hay việc bồi thường thiệt hại phát sinh từ giai đoạn tiền hợp đồng được xử lý theo cơ chế nào vẫn chưa được tác giả đề cập sâu.

- Bài viết của Nguyễn Hải Yến và Nguyễn Ngọc Yến (2013), Nghĩa vụ tiền hợp đồng của bên bảo hiểm trong Bộ nguyên tắc của Luật Hợp đồng bảo hiểm Châu Âu và

<i>một số đề xuất, Tạp chí Luật học, số đặc biệt tháng 11/2013. Bài viết nghiên cứu so sánh </i>

các quy định về nghĩa vụ của bên bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trong PEICL và pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, đánh giá, bình luận và đề xuất hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam.

- Ngô Huy Cương (2010), Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam,

<i>Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số2). Trong bài viết này, tác giả Ngô Huy Cương cho </i>

rằng khi nghiên cứu về đề nghị giao kết hợp đồng sẽ tập trung vào 2 vấn đề pháp lý cơ bản: Khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng (trong đó bao gồm cả hình thức của đề nghị và các điều kiện cụ thể của nó) và hiệu lực của đề nghị (bao gồm giá trị pháp lý của đề nghị và thời điểm có hiệu lực của nó). Hai vấn đề cơ bản nêu trên của đề nghị giao kết hợp đồng đã được tác giả phân tích, so sánh giữa các quy định của BLDS Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

và pháp luật các nước cũng như với các văn bản pháp lý quốc tế, từ đó đưa ra các gợi ý cho việc sửa đổi, bổ sung BLDS Việt Nam.

<b>2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngồi </b>

<i>- Farshad Ghodoosi (2021), Article: Contracting In The Age Of Smart Contracts </i>

<i>(dịch sang tiếng Việt là Giao kết hợp đồng trong kỷ nguyên hợp đồng thông minh). Bài </i>

viết phân tích chun sâu về hợp đồng thơng minh nhưng qua đó cũng thể hiện phần Consideration ương ứng với quy định ở UCC và quan điểm của các chuyên gia.

<i>- Chamberlains Administrator (2021), Contract Law – Past Consideration (Pháp </i>

<i>luật hợp đồng - Past Consideration). Bài viết phân tích sâu về Consideration và đặc biệt </i>

là thuật ngữ “Past Consideration”, giúp cho quá trình nghiên cứu về vấn đề áp dụng tinh thần của Consideration vào pháp luật dân sự Việt Nam được thuận lợi và dễ dàng hơn.

<i>- Kevin Werbach, Nicolas Cornell (2017), Article: Contracts Ex Machina, 67 Duke </i>

<i>L.J. 313 (dịch sang tiếng Việt là Hợp đồng Ex Machina). Bài viết phân tích chuyên sâu </i>

về hợp đồng thơng minh nhưng qua đó cũng thể hiện phần Consideration ương ứng với quy định ở UCC và quan điểm của các chuyên gia.

<i>- Roger Halson (2013), Contract law (dịch sang tiếng Việt là Pháp luật hợp đồng), </i>

Nxb. PEARSON. Đây là cuốn sách về pháp luật của Anh về hợp đồng. Trong cuốn sách này có nhiều thơng tin về giai đoạn tiền hợp đồng như đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Ở đây, người đọc còn thấy nhiều nội dung liên quan đến vấn đề thông tin tiền hợp đồng (tr.94 –109). Cuốn sách này có nhiều thơng tin bổ ích về giai đoạn tiền hợp đồng ở Anh. Các thông tin trong cuốn sách này cũng được khai thác trong các phần tương ứng của đề tài. Nhóm tác giả sẽ khai thác cơng trình này để làm rõ ngun tắc thiện chí, trung thực, nghĩa vụ cung cấp thông tin, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

<i>- Emily M. Weitzenböck (2012), English Law of Contract: Consideration (Pháp </i>

<i>luật Anh về hợp đồng: Consideration). Bài viết giới thiệu một cách tổng thể về </i>

Consideration trong hệ thống pháp luật Anh quốc và cấu thành của nó.

<i>- Neil Andrews (2011), Contract Law (dịch sang tiếng Việt là Pháp luật hợp đồng), </i>

Nxb. Cambrige. Đây là cuốn sách về pháp luật của Anh về hợp đồng. Trong cuốn sách này, tác giả có cả một mục về giai đoạn tiền hợp đồng từ trang 19 đến trang 35. Ở đây, bên cạnh phần dẫn nhập, tác giả có đề cập tới sự non yếu của thương lượng tiền hợp đồng, các thỏa thuận trước khi xác lập hợp đồng chính và các thỏa thuận phụ cho hợp đồng chính. Cuốn sách này chứa nhiều thơng tin bổ ích về giai đoạn tiền hợp đồng ở Anh.

<i>- John Cartwright và Martijn W. Hesselink (2011), Precontractual Liability in </i>

<i>European Private Law (dịch sang tiếng Việt là Trách nhiệm tiền hợp đồng), Nxb. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Cambrige. Đây là cuốn sách so sánh pháp luật về trách nhiệm tiền hợp đồng ở các nước châu Âu (có kèm theo trường hợp của Israel). Sách có nhiều thông tin về giai đoạn tiền hợp đồng như tự do hợp đồng, thiện chí (và trung thực), thương lượng song song, bảo mật thông tin tiền hợp đồng, các cơ chế xử lý vi phạm giai đoạn tiền hợp đồng. Đây là tài liệu chứa đựng nội dung với nhiều thơng tin bổ ích về giai đoạn tiền hợp đồng ở các nước châu Âu, giúp nhóm tác giả khai thác cơng trình này để làm rõ nguyên tắc thiện chí, trung thực, nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng như làm rõ nhu cầu cần có pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng.

<i>- Edwin Pell (2011), The law of contract (dịch sang tiếng Việt là Pháp luật về hợp </i>

<i>đồng), Nxb. Sweet & Maxwell, (tập 1 và 2). Cuốn sách tập trung vào hệ thống pháp </i>

luật của Anh về hợp đồng. Trong cuốn sách này, chúng ta thấy có những nội dung liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng như đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng, nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng. Cuốn sách này cho thấy sự khác biệt giữa pháp luật của Anh và nhiều hệ thống pháp luật khác về giai đoạn tiền hợp đồng. Nhìn chung, các bên cịn nhiều tự do trong pháp luật Anh hơn so với pháp luật các nước khác ở giai đoạn tiền hợp đồng.

<i>- Henry Cheeseman (2010), Cuốn sách Business Law (9th Edition) (dịch sang tiếng </i>

<i>Việt là Pháp luật kinh doanh), Nxb. Pearson Education. Cuốn sách tập trung vào hệ </i>

thống pháp luật của Mỹ về hợp đồng. Trong cuốn sách này có nhiều thông tin liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng như đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và một số nội dung liên quan đến vấn đề thông tin tiền hợp đồng được phân tích từ chương 10 đến chương 16.

<i>- Florence Caterini (2005), Pre-contractual Obligations in France and the United </i>

<i>States (dịch sang tiếng Việt là Nghĩa vụ tiền hợp đồng trong pháp luật Pháp và Mỹ), </i>

luận án này so sánh các nghĩa vụ tiền hợp đồng ở Pháp và Mỹ, trọng tâm của nghiên cứu là phân tích cách hai hệ thống pháp luật giải quyết về vấn đề nghĩa vụ tiền hợp đồng và khả năng được trao cho các bên để tự bảo vệ mình trong quá trình đàm phán, trong trường hợp vi phạm các cuộc đàm phán, pháp luật đưa ra các biện pháp pháp lý cho các bên.

<i>- Georges Rouhette (2003), Cuốn sách Principes européensdu contract (dịch sang </i>

<i>tiếng Việt là Bộ Nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu), Nxb. Société de législation </i>

comparée. Cuốn sách này phân tích, bình luận Bộ Ngun tắc luật hợp đồng Châu Âu. Đồng thời sau từng vấn đề của Bộ Nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu, tác giả này còn phân tích so sánh với các pháp luật của các nước châu Âu. Ở Đây, cuốn sách khơng có một chương mục riêng về giai đoạn tiền hợp đồng nhưng những thông tin về giai đoạn tiền hợp đồng (như u cầu thiện chí, nghĩa vụ thơng tin, trách nhiệm tiền hợp đồng...)

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

được trình bày đan xen với việc phân tích, đánh giá Bộ Nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu Cũng như so sánh Bộ Nguyên tắc này với pháp luật của các nước châu Âu.Nội dung về giai đoạn tiền hợp đồng trong cuốn sách này không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam nhưng rất bổ ích cho việc làm sáng tỏ và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng.

<i>- Bertrand De Coninck (2002), Le droit commun de la rupture des négociations </i>

<i>précontractuelles, in Le processus de formation du contrat (dịch sang tiếng Việt là Pháp luật chung về chấm dứt đàm phán tiền hợp đồng, trong cuốn sách Tiến trình hình thành hợp đồng), Nxb. Bruylant và LGDJ (tr. 17 đến 134). Bài viết có nhiều thơng tin về giai </i>

đoạn tiền hợp đồng mặc dù chưa định nghĩa “giai đoạn tiền hợp đồng” là gì và cũng khơng cho biết giai đoạn này bắt đầu từ khi nào, kết thúc khi nào. Trong nội dung bài viết, tác giả này có trình bày pháp luật của các nước theo hệ thống Common Law như Anh, Mỹ về việc chấm dứt thương lượng tiền hợp đồng. Ngồi ra, bài viết cịn đề cập tới các quy định trong văn bản pháp lý quốc tế như Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu, Bộ nguyên tắc Unidroit, Công ước Viên về chấm dứt thương lượng trong giai đoạn tiền hợp đồng.

<i>- Sidney Kwestel (1992), Freedom From Reliance: A Contract Approach To </i>

<i>Express Warranty (dịch sang tiếng Việt là Tự do khỏi sự phụ thuộc: Cách tiếp cận hợp đồng để bảo hành rõ ràng). Bài viết phân tích vấn đề liên quan đến bảo hành hàng hóa, </i>

tuy nhiên, cũng có liên quan khi bài viết phân tích dưới khía cạnh hợp đồng mua bán hàng hóa. Thơng qua việc nghiên cứu hợp đồng mua bán hàng hóa tương ứng với các quy định ở UCC thì nghĩa vụ tiền hợp đồng đặc biệt là phần Consideration được thể hiện.

<i>- Daniel C. Turack (1990), Precontractual Liability in the United States of </i>

<i>America: A National Report (dịch sang tiếng Việt là Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng tại Mỹ: Báo cáo quốc gia). Phân tích chuyên sâu về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng </i>

và các thỏa thuận sơ bộ ở Mỹ, bài viết nhấn mạnh sự phát triển của khái niệm chung rộng rãi về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng của toà án dựa trên ba học thuyết cụ thể là tortious interference with prospective contractual relations (can thiệp thô bạo vào các mối quan hệ hợp đồng trong tương lai), promissory estoppel (ngăn chặn rút lại lời hứa), unjust enrichment (làm lợi bất chính).

<i>- Isabella Roberts, An outline of pre contractual obligations in relation to the </i>

<i>United Kingdom (dịch sang tiếng Việt là Tổng thể về nghĩa vụ tiền hợp đồng trong pháp luật Anh quốc). Bài viết giới thiệu một cách tổng thể về nghĩa vụ tiền hợp đồng trong hệ </i>

thống pháp luật Anh quốc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Nhìn chung, đây là những cơng trình có giá trị nghiên cứu lớn về khoa học lý luận và thực tiễn áp dụng. Nội dung của các bài viết đề cập đến một khía cạnh của giai đoạn tiền hợp đồng như về nghĩa vụ cung cấp, bảo mật thông tin, nghĩa vụ của các bên trong đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những tinh hoa, kết quả nghiên cứu của những cơng trình nêu trên, cơng trình nghiên cứu khoa học này sẽ cố gắng đưa ra những khuyến nghị về những vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình áp dụng và thực hiện pháp luật hiện tại trong pháp luật Việt Nam đối với trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng.

<b>3. Mục đích nghiên cứu </b>

Đề tài đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích và đánh giá toàn diện, khách quan những quy định của pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng theo hệ thống pháp luật thơng luật với quốc gia điển hình là Mỹ và Anh. Theo đó, nhóm tác sẽ nhìn nhận và đưa ra những kinh nghiệm trong việc lập pháp tại Mỹ và Anh, nhằm đối chiếu với quy định về nghĩa vụ tiền hợp đồng tại Việt Nam, để từ đó, nhóm tác giả có cơ sở trình bày những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ tiền hợp đồng hiện nay trong hệ thống pháp luật của nước nhà.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của cơng trình nghiên cứu khoa học này là các quy định của trong các văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh quan hệ phát sinh ở giai đoạn tiền hợp đồng tại Việt Nam như BLDS năm 2015 và tại hai quốc gia Anh, Mỹ như Đạo luật về khai báo sai sự thật 1967; Luật về Du lịch, Kỳ nghỉ trọn gói và du lịch trọn gói năm 1992; Bộ Nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu… Bên cạnh đó, một số án lệ tại quốc gia Anh và Mỹ cũng sẽ được sử dụng, nghiên cứu trong cơng trình nhằm minh họa, tăng thêm tính thuyết phục cho các kết quả nghiên cứu. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của luận án cũng bao gồm pháp luật của những nước tiêu biểu cho hệ thống Common law và một số văn bản pháp luật quốc tế.

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về việc biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với một số nội dung chính như sau:

<i>Thứ nhất, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về nghĩa vụ tiền hợp đồng như </i>

khái niệm, đặc điểm của biện pháp; mục đích mà nghĩa vụ tiền hợp đồng hướng đến; và cuối cùng là làm rõ giữa vấn đề tiền hợp đồng và hợp đồng.

<i>Thứ hai, về mặt thời gian, nghiên cứu mốc thời gian từ khi có BLDS năm 2015, </i>

các văn bản luật có liên quan, các Nghị định, Thơng tư đi kèm hướng dẫn, sửa đổi và bổ sung quy định trong luật. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cịn tìm hiểu quy định về Bộ ngun

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

tắc Luật hợp đồng Châu Âu (PECL) để đánh giá và tìm hiểu quy định liên quan về nghĩa vụ cung cấp, bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng.

<i>Thứ ba, về mặt không gian, đề tài tập trung phân tích các quy định của pháp luật </i>

về nghĩa vụ tiền hợp đồng này thông qua quy định tại các văn bản pháp luật; các Bản án, Quyết định, án lệ của cơ quan có thẩm quyền. Đề tài đi sâu phân tích tình hình quy định của pháp luật nước ngoài, cụ thể là Anh và Mỹ. Nhóm tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật tại quốc gia Anh và Mỹ về vấn đề nghĩa vụ tiền hợp đồng.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của cơng trình. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các quan điểm và các quy định pháp luật về giai đoạn tiền hợp đồng (các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng, nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng) trong pháp luật của Anh và Mỹ; phân tích làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế để từ đó có hướng đề xuất những giải pháp hồn thiện.

- Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng trong việc so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngoài và các văn bản pháp lý quốc tế để từ đó tìm ra những điểm tương đồng, sự khác biệt cũng như xu hướng phát triển của pháp luật trên thế giới về giai đoạn tiền hợp đồng để đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng.

- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của cơng trình. Tác giả xuất phát từ việc tìm hiểu những quan điểm pháp luật là cơ sở lý luận để hình thành nên các quy định pháp luật, kết hợp với phân tích thực trạng pháp luật, các án lệ cũng như là kèm theo các ví dụ minh họa cụ thể trong quá trình nghiên cứu về giai đoạn tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật.

- Phương pháp hệ thống hóa: phương pháp này cũng được sử dụng xun suốt trong việc nghiên cứu tồn bộ cơng trình nhằm trình bày các nội dung của cơng trình theo một trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các nội dung để đạt được mục đích và yêu cầu đã được xác định cho cơng trình nghiên cứu khoa học.

<b>6. Đóng góp của cơng trình nghiên cứu </b>

<i>Đề tài “Nghĩa vụ tiền hợp đồng theo pháp luật Anh và Mỹ - Kinh nghiệm cho pháp </i>

<i>luật Việt Nam” dự kiến khi hồn thành cơng trình nghiên cứu sẽ mang ý nghĩa là cơng </i>

trình nghiên cứu chun sâu về nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng, cũng như bổ sung chặt chẽ vấn đề nghiên cứu, tìm ra những thiếu sót cần cải thiện trong hệ thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ này thơng qua việc tìm hiểu, đối chiếu với pháp luật Anh và Mỹ. Từ đó, nhóm tác giả mong muốn cơng trình có thể là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho việc hồn thiện quy định về nghĩa vụ tiền hợp đồng, cũng như là hoàn thiện các quy định xoay quanh. Ngồi ra đề tài cịn hỗ trợ cho các bạn sinh viên đang có ý định muốn đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.

<b>7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu </b>

Đề tài gồm 03 chương, một lời mở đầu và phần kết luận:

<i>Chương 1. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng và nghĩa vụ tiền hợp đồng. Chương 2. Quy định của pháp luật Anh và Mỹ về nghĩa vụ tiền hợp đồng. </i>

<i>Chương 3. Thực trạng pháp luật Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện quy định về </i>

<b>nghĩa vụ tiền hợp đồng. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG VÀ NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG </b>

<b>1.1. Những vấn đề chung về giai đoạn tiền hợp đồng và nghĩa vụ tiền hợp đồng </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm giai đoạn tiền hợp đồng </b></i>

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự<small>1</small>. Để đi đến việc giao kết hợp đồng trên thực tế, các bên phải trải qua một quá trình thương thảo, thỏa thuận, cùng nhau xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau, xác định từng nội dung cụ thể của hợp đồng. Căn cứ vào tính chất thời gian xảy ra trước khi có hợp đồng, ta có thể gọi giai đoạn này là “tiền hợp đồng” (hay giai đoạn trước hợp đồng)<small>2</small>. Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng là một thuật ngữ xuất hiện khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Các chuyên gia pháp lý tại Việt Nam và các nước trên thế giới đều cho rằng thuật ngữ “tiền hợp đồng” có nguồn gốc từ nước

<i>Đức. Theo đó, khi tranh luận về khái niệm trách nhiệm dân sự tiền hợp đồng </i>

<i>“pre-contractual civil liability” đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, khi một luật sư người Đức </i>

<i>có tên là R. Ihering tin tưởng và sử dụng nguyên tắc “culpa in contrahendo” trong giải </i>

quyết trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng. Tranh luận này cũng chưa có lời kết, bởi rất khó để định hình một quan điểm nhất quán về bản chất của trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng. Thậm chí khơng chỉ đến giai đoạn của Jhering, người đã phát triển khái niệm pháp

<i>lý “culpa in contrahendo” trong luận án của mình, thuật ngữ trách nhiệm pháp lý tiền </i>

hợp đồng đã được khái niệm hóa trước đó. Theo tác giả, các tình huống mà hợp đồng vô hiệu, không phát sinh trách nhiệm pháp lý nhưng thiệt hại phát sinh từ giai đoạn tiền hợp đồng phải được bồi thường liên quan đến quan hệ hợp đồng, điều này là do thực tế các bên phải có nghĩa vụ cầu thị, mẫn cán trong giai đoạn này<small>3</small>.

Tại Việt Nam, thuật ngữ “tiền hợp đồng” chưa được ghi nhận một các cụ thể là thuật ngữ pháp lý, bởi lẽ hiện nay trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở nước ta vẫn là một vấn đề còn nhiều “điểm mờ” chưa thực sự rõ ràng. Chính vì vậy, thuật ngữ này cũng vì thế mà chưa được định nghĩa một các rõ ràng. BLDS hiện hành chỉ dừng lại ở việc quy định các nguyên tắc thiện chí, trung thực cho cả giai đoạn thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, ở nhiều khía cạnh khác nhau, các nhà khoa học pháp lý tại Việt Nam đều có những góc nhìn riêng biết đối với vấn đề pháp lý này bằng cách đưa ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

những định nghĩa giải thích đối với thuật ngữ “tiền hợp đồng” ở góc độ khác nhau. Theo đó:

Trong một số Luận án tiến sĩ luật học đã giải thích rằng: “Giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn bắt đầu từ việc một bên thể hiện ý định muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết. Giai đoạn này không chịu điều chỉnh của quy định về thực hiện hợp đồng nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của một số nguyên tắc. Ở đây, nguyên tắc tự do hợp đồng có vai trị chủ đạo và các bên liên quan được tự do trong ứng xử của mình”<small>4</small>. Hay, “Giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn trước và trong đàm phán hợp đồng, từ khi một bên đưa ra lời mời hoặc biểu lộ ý muốn giao kết hợp đồng đến thời điểm trước khi hợp đồng có hiệu lực nhằm tìm kiếm thơng tin thảo luận các nội dung liên quan để hướng đến việc hình thành hợp đồng”<small>5</small>.

Trong một bài viết pháp lý đã nhận định “quan hệ tiền hợp đồng (quan hệ trước hợp đồng) có thể hiểu là các hành vi pháp lý của các bên xảy ra trước khi hợp đồng có hiệu lực. Các hành vi các bên thực hiện trước khi hợp đồng có hiệu lực bao gồm nhiều dạng như lời mời để đi đến đề nghị giao kết hợp đồng, các công cụ làm thuận tiên giao dịch như: Biên bản ghi nhớ, Thư ý định, Điều khoản tham chiếu”<small>6</small>.

Tựu chung lại, tùy vào cách tiếp cạnh của mỗi học giả, họ sẽ đưa ra cách giải thích đối với thuật ngữ tiền hợp đồng là khác nhau trên quan điểm cá nhân mình. Tuy nhiên, điểm chung giữa các cách giải thích này là giai đoạn tiền hợp đồng được xác định là giai đoạn trước khi hình thành quan hệ hợp đồng.

<i><b>1.1.2. Khái niệm và đặc điểm nghĩa vụ tiền hợp đồng * Khái niệm nghĩa vụ tiền hợp đồng </b></i>

Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các chủ thể vừa có khả năng tự xử sự để đáp ứng các quyền dân sự nhưng đồng thời cũng chịu sự ràng buộc bởi các nghĩa vụ<small>7</small>, các nghĩa vụ này được gọi là nghĩa vụ tiền hợp đồng. Theo đó, đánh giá trên quan điểm tiếp cận các dòng họ pháp luật khác nhau sẽ cho ra nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa vụ tiền hợp đồng.

<small>4</small><i><small> Lê Trường Sơn (2015), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại </small></i>

<small>học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 50. </small>

<small>5</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án tiến </small></i>

<small>sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 37. </small>

<small>6</small><i><small> Nguyễn Vũ Hoàng (2013), “Hiệu lực và khả năng ràng buộc của quan hệ tiền hợp đồng”, Tạp chí Nghề Luật, số </small></i>

<small>3/2013, tr. 17. </small>

<small>7 Ngọc Châu, Nghĩa vụ tiền hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Xem: </small>

<small>su-65680.html, (07/09/2021), truy cập ngày 23/7/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i> là, pháp luật La Mã cổ đại thừa nhận mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trải </i>

rộng từ lúc thương lượng, đàm phán đến khi hình thành và thực hiện hợp đồng<small>8</small>. Điều đó đồng nghĩa với việc hệ thống pháp luật La Mã cổ đại thừa nhận nghĩa vụ tiền hợp đồng là một loại nghĩa vụ xun suốt từ khi hợp đồng chưa hình thành, nói một cách dễ hiểu, pháp luật La Mã cổ đại ghi nhận nghĩa vụ tiền hợp đồng chính là nghĩa vụ hợp đồng, khơng có sự phân chia nghĩa vụ thành các giai đoạn tương ứng của hợp đồng.

<i>Hai là, ở một góc độ khác, một số học giả ở Pháp, Bỉ lại nhấn mạnh tính độc lập, </i>

tách bạch giữa giai đoạn tiền hợp đồng và giai đoạn trong hợp đồng<small>9</small>. Điều này cho thấy sự khác biệt rõ ràng so với quan điểm trong hệ thống pháp luật La Mã cổ đại. Pháp hay Bỉ cho rằng giai đoạn tiền hợp đồng và trong hợp đồng là hai giai đoạn riêng biệt, có tính độc lập. Thơng qua quan điểm cũng góp phần củng cố và làm rõ địa vị pháp lý của nghĩa vụ trong hai giai đoạn là khác nhau, nghĩa vụ trong giai đoạn hợp đồng được hiểu là nghĩa vụ hợp đồng và tương ứng với nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng hiểu là nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Từ việc tiếp cận một cách rõ ràng, nghĩa vụ tiền hợp đồng tại các quốc gia trong hệ thống pháp luật này càng nghiêm minh, dễ dàng xác định và xử lý hơn.

<i>Ba là, quan điểm hỗn hợp về nghĩa vụ tiền hợp đồng và nghĩa vụ trong hợp đồng </i>

từ Trung Quốc<small>10</small>, cụ thể, tại quốc gia này cho rằng cách hiểu về nghĩa vụ tiền hợp đồng sẽ phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của hợp đồng đàm phán. Cụ thể, trường hợp đàm phán không tạo ra hợp đồng thì nghĩa vụ tiền hợp đồng sẽ được đánh giá là nghĩa vụ ngoài hợp đồng và ngược lại.

Như vậy, tuỳ thuộc vào nền văn hoá pháp lý, tư tưởng, truyền thống, tình hình kinh tế, xã hội tại mỗi quốc gia sẽ có những cách hiểu khác nhau về bản chất của nghĩa vụ tiền hợp đồng. Theo đó, xuất phát từ truyền thống pháp luật Việt Nam cũng như tham khảo quan điểm một số nước trên thế giới, có thể thấy giữa giai đoạn tiền hợp đồng và hợp đồng tại Việt Nam là mối quan hệ độc lập tương đối. Nghĩa vụ tiền hợp đồng được xác định là một loại nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ ngồi hợp đồng, có các đặc trưng khác với nghĩa vụ trong hợp đồng<small>11</small>.

<small>8</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án tiến </small></i>

<small>sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 69-70. </small>

<small>9</small><i><small> Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, Nxb. Pháp luật Việt - Pháp, tr. 344. </small></i>

<small>10 Bộ luật dân sự Trung Quốc: Hợp đồng Quyển III (2020). Xem: </small>

<small> truy cập ngày 25/7/2023. </small>

<small>11</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án </small></i>

<small>tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 70. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>Để làm rõ hơn về nghĩa vụ tiền hợp đồng, có quan điểm thừa nhận rằng, “nghĩa vụ </i>

<i>tiền hợp đồng được hiểu là các xử sự mà pháp luật buộc các bên chủ thể trước khi tham gia giao kết hợp đồng phải thực hiện và trong trường hợp các bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu các hậu quả pháp lý mang tính chất bất lợi cho mình”</i><small>12</small>. Từ nhận định này có thể hiểu rằng nghĩa vụ tiền hợp đồng là nghĩa vụ đặt ra trách nhiệm phải thực hiện một số hoạt động nhất định cho các chủ thể có ý định giao kết hợp đồng. Đó là những nghĩa vụ phát sinh với mục đích ràng buộc các xử sự, hành vi của các bên liên quan trong việc đàm phán hợp đồng theo khuôn khổ đúng đắn, đảm bảo quyền lợi của các bên. Và khi một trong các bên vi phạm những điều mà pháp luật bắt buộc các bên chủ thể phải thực hiện trước khi tham gia giao kết hợp đồng này thì hậu quả pháp lý sẽ phát sinh và bên vi phạm buộc phải chịu những bất lợi về mình.

<i>Mặt khác, tồn tại quan điểm “nghĩa vụ tiền hợp đồng là nghĩa vụ một bên phải </i>

<i>gánh chịu khi đơn phương phá vỡ thỏa thuận đàm phán với các bên còn lại, vi phạm sự tín nhiệm lẫn nhau trong đàm phán hợp đồng”</i><small>13</small>. Quan điểm này làm nổi bật được những đặc tính về nghĩa vụ buộc các bên phải đảm bảo thực hiện trong giai đoạn đàm phán hợp đồng, nói cách khác chính là nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng. Theo đó, nghĩa vụ các bên trong đàm phán cần coi trọng quyền lợi chung, đảm bảo lợi ích phát triển chung của hợp đồng, tránh các trường hợp lợi dụng giai đoạn đàm phán này để thu thập thông tin, cạnh tranh không lành mạnh, bất kỳ một bên trong đàm phán hợp đồng nếu đơn phương phá vỡ thỏa thuận, lừa dối, “vi phạm sự tín nhiệm lẫn nhau” sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc vi phạm nghĩa vụ của mình. Như vậy, nghĩa vụ tiền hợp đồng là nghĩa vụ được đặt ra nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên trong đàm phán, là nghĩa vụ buộc một bên bất kỳ nếu vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý tương ứng. Nghĩa vụ tiền hợp đồng góp phần hạn chế tối đa trường hợp đơn phương phá vỡ thỏa thuận hoặc vi phạm sự tín nhiệm lẫn nhau trong đàm phán hợp đồng. Điều đó đồng nghĩa rằng trong nghĩa vụ tiền hợp đồng các bên phải kiềm chế không được thực hiện một số hoạt động nhất định, nếu khơng chính chủ thể vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả bất lợi về mình.

<i>Quan trọng hơn cả, tiền hợp đồng là thời điểm “cho dù bản thân hợp đồng chưa </i>

<i>được giao kết, việc các bên đã bắt đầu làm việc cùng nhau để hướng đến ký kết hợp </i>

<small>12 Kiều Thị Thuỳ Linh (2016), “Nghĩa vụ tiền hợp đồng trong hợp đồng dịch vụ của Nguyên tắc Luật Châu Âu (PEL SC) và bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện quy định pháp luật ở Việt Nam”. Xem: truy cập 26/7/2023. </small>

<i><small>Xem: Ketz Hain, Lorman Frank, Introduction into Law of Obligations: Problem of Civil and Commercial Law of </small></i>

<i><small>Germany, 2001, tr. 61. </small></i>

<small>13</small><i><small> Hà Công Anh Bảo (2015), “Nghĩa vụ tiền hợp đồng và những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý”, Tạp chí Kinh tế </small></i>

<i><small>đối ngoại, số 68/2015. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>đồng đặt họ vào quan hệ cần được sự bảo hộ của pháp luật”</i><small>14</small>. Việc ghi nhận vấn đề trong giai đoạn tiền hợp đồng cần pháp luật bảo hộ chính là động thái thừa nhận cho việc đặt ra nghĩa vụ đối với các bên trong giai đoạn quan trọng mang tính định hướng này. Nguyên tắc hiệu lực ràng buộc của hợp đồng và nguyên tắc tự do ý chí cho thấy việc bảo hộ này cũng được xác định cả khi hợp đồng đã được giao kết nhưng chưa phát sinh hiệu lực.

<i>Từ những phân tích trên, nhóm tác giả nhận định: nghĩa vụ tiền hợp đồng là tổng </i>

<i>hợp các xử sự bắt buộc mà các bên liên quan trong hợp đồng phải có trách nhiệm tuân thủ và đảm bảo triển khai trong suốt quá trình đàm phán hợp đồng. Trong tổng thể những vấn đề cần thực hiện, nghĩa vụ tiền hợp đồng đặt ra trách nhiệm ở các khía cạnh đảm bảo thực hiện các công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích chung trong giai đoạn tiền hợp đồng. Nhìn chung, nghĩa vụ tiền hợp đồng chính là </i>

phương án tối ưu cho công tác xây dựng nội dung và trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ của các bên. Dựa trên pháp luật dân sự hiện hành tại Việt Nam, hiện nay nghĩa vụ tiền hợp đồng được hiểu và bao gồm các nghĩa vụ chính như nghĩa vụ cung cấp, bảo mật thông tin trong quá trình tiến hành đàm phán và nghĩa vụ của các bên trong đề nghị, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Do đó, nhóm tác giả sẽ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu nghĩa vụ tiền hợp đồng dựa trên những nghĩa vụ thể hiện rõ bản chất của giai đoạn tiền hợp đồng nhất như đã đề cập ở trên.

<i><b>*Đặc điểm nghĩa vụ tiền hợp đồng </b></i>

Ngoài việc tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng là vấn đề quan trọng không kém trong việc nhận định bản chất của nghĩa vụ trong giai đoạn này. Theo đó, trong giai đoạn tiền hợp đồng, xuất phát từ việc các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà họ muốn xác lập nên nghĩa vụ giữa các bên trong giai đoạn này sẽ mang những nét đặc trưng riêng biệt. Cụ thể, các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng có các đặc điểm dưới đây:

<i>Thứ nhất, nghĩa vụ tiền hợp đồng mang tính định hướng, là nền tảng cho sự hình thành hợp đồng. Để hình thành nên một hợp đồng, đa phần các bên đều phải trải qua </i>

giai đoạn tiền hợp đồng hay còn được biết đến là giai đoạn đàm phán trước khi giao kết hợp đồng. Theo đó, việc đảm bảo đúng quy chuẩn và triển khai tốt các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng sẽ là bước đệm thúc đẩy quá trình hình thành hợp đồng diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn cho các bên.

Trong giai đoạn này, các bên sẽ tiến hành trao đổi, thương lượng với nhau về những vấn đề liên quan đến đối tượng giao kết hợp đồng, bao gồm thông tin thông thường và

<small>14 John Cartwright và Martijn W. Hesselink (2011), tlđd, p. 451. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

cả thông tin mật quan trọng. Như vậy, đây chính xác là giai đoạn tiền đề phát sinh trước thời điểm hợp đồng hình thành, đóng vai trị quan trọng trong việc một bên có quyết định tiến đến giao kết hợp đồng hay khơng. Vì thế xun suốt q trình đàm phán trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên tham gia vào quá trình này sẽ trình bày ra cho đối tác thấy được những tiềm năng, yếu tố thuận lợi và nguồn lực mà mình sở hữu cho một bên cịn lại để họ có cái nhìn tổng quan về đối tượng mà hợp đồng hướng đến, cũng như cân nhắc các tiêu chí, điều khoản sẽ xảy ra nếu như giai đoạn tiền hợp đồng kết thúc và tiến đến phát sinh hiệu lực của hợp đồng.

Theo đó, để đảm bảo cho một hay nhiều hợp đồng có thể được hình thành thì giai đoạn tiền hợp đồng trước đó cũng địi hỏi rất nhiều về mặt chất lượng và tinh thần hợp tác đến từ các bên. Điều đó đồng nghĩa với việc các bên liên quan đến giao kết hợp đồng cần có một thái độ và tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng và thực hiện tốt các nghĩa vụ như cung cấp thông tin liên quan trong giai đoạn này để giữ vững và trao cho bên nhận đề nghị giao kết một thiện chí nhất định, điều này sẽ thúc đẩy và tạo dựng niềm tin cho bên nhận đề nghị, hợp đồng từ đó sẽ dễ dàng được xác lập hơn.

<i>Thứ hai, nghĩa vụ tiền hợp đồng bắt đầu từ khi một bên có ý định, mong muốn, lời mời hợp tác để tiến đến giai đoạn giao kết hợp đồng đến trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Các nghĩa vụ tiền hợp đồng mang tính đặc trưng nhất định bởi thời điểm bắt </i>

đầu và kết thúc của giai đoạn tiền hợp đồng. Theo đó, tính từ khi một bên có định hướng, nhu cầu hợp tác đối với một bên, cùng mong muốn đàm phán để giao kết hợp đồng thì nghĩa vụ tiền hợp đồng sẽ hình thành. Trong quá trình các bên tiếp tục bàn bạc, thoả thuận, thương lượng với nhau về đối tượng mà mình mong muốn xác lập trong hợp đồng, các chủ thể sẽ phải có trách nhiệm tuân thủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định trong giai đoạn này.

Nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng tồn tại xuyên suốt trong quá trình các bên đàm phán và tồn tại cả trong giai đoạn các bên tiến hành đưa ra các đề nghị giao kết hợp đồng. Việc duy trì xuyên suốt các nghĩa vụ tiền hợp đồng trong các giai đoạn này giúp ích khơng nhỏ cho q trình cân bằng vị trí đàm phán và đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao kết trong giai đoạn hợp đồng chưa được hình thành, chưa có điều gì bảo hộ họ ngoài những quy định về nghĩa vụ tiền hợp đồng. Cũng vì thế mà loại nghĩa vụ này sẽ tồn tại và buộc các bên thực hiện đến trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Như thế, khi hợp đồng đã phát sinh hiệu lực, tức lúc này đã có cơ chế bảo hộ họ bởi pháp luật về hợp đồng nói chung hay những điều khoản trong hợp đồng nói riêng, nên nghĩa vụ tiền hợp đồng sẽ tồn tại đến trước thời điểm hợp đồng được hình thành, được xác lập và phát sinh hiệu lực trên thực tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Thứ ba, nghĩa vụ tiền hợp đồng giúp cho hợp đồng được hình thành một cách trong sạch, hợp pháp. Để đạt được điều đó, địi hỏi các chủ thể tham gia thương lượng, đàm </i>

phán phải có sự thiện chí rất cao. Bởi lẽ, trong khoảng thời gian trước khi hợp đồng có hiệu lực thì các quyền và nghĩa vụ của các bên chưa được minh định trong văn bản hợp đồng nên hầu hết tồn tại ở dạng cung cấp giấy tờ, thông tin và việc được bảo mật các giấy tờ, thơng tin đó<small>15</small>. Theo đó, các bên sẽ trao đổi với nhau về những thông tin liên quan, cần có và mang tính xác định đến kết quả cuối cùng của quá trình đàm phán hợp đồng. Chính vì thế, việc tơn trọng và thực hiện nghĩa vụ thiện chí, trung thực trong giai đoạn tiền hợp đồng sẽ giúp cho bên nhận được lời đề nghị giao kết nhận được những thông tin chất lượng, chuẩn xác, khơng mang tính lừa dối, điều này góp phần làm cho hợp đồng khi được xác lập sẽ không mang những yếu tố cản trở hay các yếu tố phát sinh vô hiệu, giữ được sự trong sạch và độ chuẩn xác cho văn bản.

<i>Ngoài ra, tại quy định của BLDS năm 2015 cũng có đề cập “Trường hợp đề nghị </i>

<i>giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”</i><small>16</small>. Nội dung của điều luật thể hiện rõ vấn đề của việc thiện chí, trung thực trong giai đoạn tiền hợp đồng, nghĩa là trước khi hết thời hạn trả lời, bên đề nghị cần trung thực, không thực hiện hành vi giao kết hợp đồng với bên khác, nếu cố tình thực hiện hành vi thì đồng nghĩa với việc bên đề nghị đã khơng thiện chí ngay cả đối với bên nhận đề nghị ban đầu hay cả bên thứ ba trong giai đoạn mà hợp đồng chưa được hình thành, tức giai đoạn tiền hợp đồng (vì vẫn đang trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời).

Do đó, nếu các bên mong muốn hợp đồng được xác lập với tỷ lệ thành công cao, thì bản thân các chủ thể tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng nên tự ràng buộc mình với trách nhiệm trung thực, thiện chí. Theo đó, trung thực là việc cung cấp chất lượng chính xác của thơng tin, cịn thiện chí là việc cung cấp số lượng thông tin càng nhiều về sản phẩm/dịch vụ hoặc bản thân càng nhiều càng tốt<small>17</small>.

<i>Thứ tư, nghĩa vụ tiền hợp đồng có tính liên quan nhất định đối với các nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng. Đặt trước quyền, lợi hợp pháp giữa các bên khi hợp đồng đã </i>

được hình thành và phát sinh hiệu lực, thì vấn đề “có qua có lại” sẽ được đặt ra nhằm đảm bảo sự cân bằng về lợi ích. Đối với một hợp đồng chính thức thường sẽ xuất hiện

<small>15</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án </small></i>

<small>tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 75. </small>

<small>16 Khoản 2 Điều 386 BLDS năm 2015. </small>

<small>17</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án </small></i>

<small>tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 77. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

các nghĩa vụ nhất định cho bên mua, cũng như bên bán và để các nghĩa vụ bên trong hợp đồng này được thực hiện trên tinh thần tự giác, tự nguyện, giữa các bên cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ tiền hợp đồng.

Giả định trường hợp trong một hợp đồng mua bán hàng hoá nhất định, nếu chủ thể là bên mua có mong muốn bên bán thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng có thể kể đến như giao hàng đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng địa điểm, giao hàng kèm chứng từ, tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hoá trước khi giao, … hoặc ngược lại, trong trường hợp bên bán có nhu cầu mong muốn bên mua thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng như nhận hàng theo đúng thỏa thuận hay nghĩa vụ thanh tốn khơng chậm trễ, … thì giữa các bên phải thực hiện tốt các nghĩa vụ tiền hợp đồng như trung thực cung cấp thơng tin. Vì việc cung cấp đầy đủ lượng lớn thơng tin một cách chính xác chính là tiền đề giúp cho các bên hoạch địch được những điều khoản về nghĩa vụ và lợi ích bên trong hợp đồng, khơng tạo nên sự phẫn uất vì hành vi lừa dối, mang tính phiến diện vì lợi ích chỉ của một bên.

Nên có thể thấy, việc thẳng thắn, trung thực trong giai đoạn tiền hợp đồng chính là nền tảng góp phần tạo ra sự thuận lợi cho giai đoạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi hợp đồng đã được giao kết, cũng như đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực, các nguyên tắc chủ đạo trong giao kết hợp đồng.

Như vậy, các bên tham gia trong giao kết hợp đồng cần đặt quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tổng hịa các quyền, lợi ích hợp pháp khác của đối tác và của cả Nhà nước, xã hội. Việc chính trực trong quá trình xác lập quan hệ dân sự sẽ giúp cho hợp đồng về sau có được điều kiện tốt để hình thành. Có thể nói, nếu nghĩa vụ tiền hợp đồng được thực hiện khơng đầy đủ, chính xác thì nghĩa vụ trong hợp đồng rất khó sn sẻ, thuận lợi dẫn đến những tranh chấp trong hợp đồng rất dễ dàng xuất hiện<small>18</small><b>. </b>

<b>1.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với nghĩa vụ tiền hợp đồng </b>

Sự cần thiết của việc thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng giữa các bên được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực dân sự. Điều này xuất phát từ việc nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình sẽ có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho cả hai bên.

<i>Thứ nhất, trong quá trình giao kết một hợp đồng, giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn rất quan trọng. Đó là thời điểm các bên thực hiện các nghĩa vụ để chuẩn bị cho </i>

việc ký kết hợp đồng giao kết hợp đồng chính thức. Điều này đảm bảo rằng việc thực hiện hợp đồng sẽ diễn ra một cách suôn sẻ, tránh được những rủi ro và tranh chấp có thể

<small>18</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án </small></i>

<small>tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 78. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

xảy ra trong tương lai. Các bên cần thực hiện các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng, chẳng hạn như đối với bên mua, nghĩa vụ của họ là thực hiện các hoạt động để đảm bảo rằng họ có đủ tài chính để thực hiện việc mua bán và đáp ứng các yêu cầu của bên bán. Đối với bên bán, nghĩa vụ của họ là đảm bảo rằng họ cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang bán, bao gồm thông tin về chất lượng, khả năng và tiềm năng của sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên cịn cần thực hiện các hoạt động để đảm bảo rằng các điều kiện và thỏa thuận được thực hiện đúng thời hạn và đầy đủ. Điều này đảm bảo rằng việc ký kết hợp đồng giao kết hợp đồng sẽ được thực hiện trong một mơi trường có tính minh bạch và công khai, tránh được các

<i>tranh chấp và rủi ro phát sinh trong tương lai. </i>

<i>Thứ hai, việc thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng là cơ sở để xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài giữa các bên. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình, </i>

điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn và gây tổn thất cho cả hai bên trong tương lai. Ngược lại, việc thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng một cách chính trực và đúng thời hạn sẽ giúp xây dựng mối quan hệ kinh doanh tốt hơn và tăng cường lòng tin giữa các bên. Ngoài ra, việc thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng có tác động tích cực đến hệ thống pháp lý của quốc gia. Việc thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng giúp tôn trọng quyền lợi của những người tham gia vào giao dịch dân sự nói chung, đồng thời tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh.

<i>Thứ ba, thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng còn là một yêu cầu cần thiết để bảo vệ độ tin cậy và sự công bằng trong các giao dịch dân sự. Nếu một bên khơng thực hiện </i>

nghĩa vụ tiền hợp đồng của mình, điều này có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho cả hai bên. Bên trả tiền có thể mất tiền mà không nhận được hàng hoặc dịch vụ tương ứng, trong khi bên nhận tiền có thể mất danh tiếng và khách hàng trong tương lai. Thêm vào đó, việc thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ giữa các bên. Khi các bên tuân thủ nghĩa vụ tiền hợp đồng của mình, độ tin cậy và sự tôn trọng giữa họ sẽ được củng cố. Điều này làm tăng khả năng của họ trong việc đàm phán các thỏa thuận trong tương lai và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh.

<i>Thứ tư, việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng còn đảm bảo rằng mọi vấn đề phát sinh sẽ được giải quyết một cách minh bạch và công khai, tránh được sự mâu thuẫn và tranh chấp. Việc xác định rõ các điều kiện và thỏa thuận </i>

cụ thể cũng giúp cho việc thực hiện hợp đồng sau này được thuận lợi hơn, giảm thiểu được rủi ro và tăng tính khả thi của việc thực hiện hợp đồng. Nếu các bên không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng, điều này có thể dẫn đến những rủi ro và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

cực đến mối quan hệ giữa các bên và có thể khiến cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hơn. Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà cịn giúp tạo ra một mơi trường kinh doanh chuyên nghiệp và tăng tính khả thi của việc thực hiện hợp đồng sau này.

Tóm lại, trong quá trình giao kết hợp đồng, việc thực hiện các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của hợp đồng. Trong thực tế, việc thực hiện các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng giúp các bên tạo ra một mối quan hệ kinh doanh tốt hơn và có thể mở rộng cơ hội kinh doanh trong tương lai. Vì vậy, các bên nên thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong giai đoạn này để đạt được kết quả tốt nhất và tạo ra một mối quan hệ kinh doanh bền vững và đáng tin cậy.

<b>1.3. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ tiền hợp đồng </b>

Thông qua các quy định được thể hiện trong BLDS năm 2015, cho thấy tồn tại 04 nhóm nghĩa vụ cơ bản trong giai đoạn tiền hợp đồng: Nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ bảo mật thông tin, nghĩa vụ của các bên trong việc đề nghị giao kết hợp đồng và nghĩa vụ của các bên trong việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đây là loại nghĩa vụ pháp lý mà các bên phải tuân thủ, trong trường hợp vi phạm, bên vi phạm sẽ phải chịu hậu quả pháp lý tương ứng theo quy định của pháp luật mặc dù có thể hợp đồng chưa được hình thành trong thời điểm này.

<i><b>1.3.1. Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin </b></i>

<i>Thứ nhất, nghĩa vụ cung cấp thông tin. Thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng có </i>

vai trị rất quan trọng đối với các bên trong việc tạo lập hợp đồng. Các bên tham gia đàm phán hợp đồng cần thông tin để xem xét, lựa chọn lĩnh vực giao kết hợp đồng, giúp thoả mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần của các bên<small>19</small>. Thông tin giúp các bên hiểu rõ những vấn đề liên quan đến nội dung, đối tượng mà các bên hướng tới đàm phán để từ đó đưa ra quyết định có tiến đến giao kết hợp đồng hay không. BLDS năm 2015 có quy định về nghĩa vụ cung cấp thơng tin giai đoạn tiền hợp đồng, cụ thể khoản 1 Điều 387

<i>BLDS năm 2015 ghi nhận: “Trường hợp một bên có thơng tin ảnh hưởng đến việc chấp </i>

<i>nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thơng báo cho bên kia biết”. Thông tin ảnh </i>

hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được hiểu là những thơng tin có tác động đến việc quyết định có giao kết hợp đồng hay khơng. Như vậy, có thể thấy, BLDS năm 2015 rất chú trọng tới nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng. Pháp luật đã quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin là một loại nghĩa vụ pháp lý để đảm bảo cho các bên có được các thơng tin cần thiết liên quan việc giao kết hợp đồng. Vì

<small>19</small><i><small> Lê Trường Sơn (2015), “Nghĩa vụ bảo mật thơng tin có được trong giai đoạn tiền hợp đồng”, Tạp chí Khoa học </small></i>

<i><small>pháp lý Việt Nam, số 05/2015, tr. 26. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thơng tin có vai trò trong giúp các bên “thực sự tự nguyện giao kết”, có nhiều trường hợp, chỉ thiếu một chút thơng tin cần thiết đã thay đổi toàn bộ hợp đồng.

<i>Thứ hai, nghĩa vụ bảo mật thông tin. Trong giai đoạn đàm phán, các bên có thể </i>

cung cấp cho nhau những thơng tin quan trọng mà mình đang nắm giữ, có được, ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng giữa các bên. Khi một bên đã cung cấp các thơng tin của mình cho bên kia thì bên nhận được thơng tin phải sử dụng đúng mục đích và có nghĩa vụ bảo mật các thơng tin đó vì đơi khi những thơng tin được cung cấp đó là bí mật kinh doanh, cơng thức, bí quyết để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm, công nghệ phát triển sản phẩm mới của một bên. Điều này nhằm đảm bảo sự cân bằng quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như quyền lợi của các bên, và đây cũng thể hiện việc tuân thủ nguyên tắc thiện chí - một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, theo đó, các bên phải xử sự với nhau một cách thiện chí, trung thực trong suốt q trình đàm phán, giao kết, thực hiện và cả sau khi chấm dứt quan hệ hợp đồng. Nghĩa vụ bảo mật thông tin giai đoạn tiền hợp đồng được ghi nhận trong BLDS năm

<i>2015, cụ thể khoản 2 Điều 387 quy định “Trường hợp một bên nhận được thơng tin bí </i>

<i>mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thơng tin và khơng được sử dụng thơng tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác”. Theo quy định này, nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền </i>

hợp đồng là một loại nghĩa vụ pháp lý mà các bên phải tuân thủ.

<i><b>1.3.2. Nghĩa vụ của các bên trong việc đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng </b></i>

<i>Thứ nhất, nghĩa vụ của các bên trong việc đề nghị giao kết. Đề nghị giao kết hợp </i>

<i>đồng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 386 BLDS năm 2015. Theo đó: “Đề nghị giao </i>

<i>kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”. Có thể </i>

thấy rằng, pháp luật hiện nay yêu cầu về ý định của bên đề nghị giao kết hợp đồng mà khơng nói rõ lời đề nghị có cần nêu những nội dung chủ yếu của hợp đồng hay khơng, thêm vào đó pháp luật Việt Nam quy định chịu sự ràng buộc nhưng không chỉ rõ ràng buộc như thế nào. Về nguyên tắc, một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó và đề nghị chấm dứt khi hết hạn trả lời. Ngoài ra, cịn có những trường hợp khác đề nghị phát sinh hiệu lực cũng như làm chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. BLDS năm 2015 cũng có điều khoản riêng quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực và thời điểm nghị giao kết hợp đồng chấm

<b>dứt, cụ thể tại Điều 388 và 391 BLDS năm 2015. Trong thời gian có hiệu lực của lời đề </b>

nghị cũng sẽ phát sinh nghĩa vụ các bên - chủ yếu là bên đề nghị giao kết hợp đồng.

<i>Theo khoản 2 Điều 386 BLDS năm 2015 quy định “Trường hợp đề nghị giao kết hợp </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”. Có thể thấy rằng, </i>

quy định này đề cập đến nghĩa vụ của bên đề nghị giao kết, bên đề nghị không được

<b>giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. Bên </b>

cạnh đó, pháp luật cho phép bên đề nghị được thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, họ phải có nghĩa vụ nhất định, cụ thể theo quy định tại Điều 389 BLDS năm 2015 thì bên đề nghị phải có nghĩa vụ gửi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị cho bên được đề nghị ở thời điểm trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được đề nghị, ngoại trừ trường hợp xảy ra các điều kiện thay đổi, rút lại như đã nêu trước trong đề nghị giao kết hợp đồng theo điểm b khoản 1 Điều 389 BLDS năm 2015. Ngoài ra, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo Điều 390 BLDS năm 2015. Bên cạnh đó, bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Nghĩa vụ này trong giao kết hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho bên được đề nghị, bên cạnh đó góp phần nâng cao trách nhiệm, tránh sự tùy tiện thay đổi, rút lại đề nghị của bên đề nghị giao kết hợp đồng.

<i>Thứ hai, nghĩa vụ của các bên trong việc chấp nhận đề nghị giao kết. Hợp đồng </i>

được hình thành khi đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận. Dưới góc độ pháp lý,

<i>theo quy định tại khoản 1 Điều 393 BLDS năm 2015 thì “chấp nhận đề nghị giao kết </i>

<i>hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận tồn bộ nội dung của đề nghị”. Có thể thấy rằng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của </i>

bên được đề nghị, theo đó bên được đề nghị đồng ý với tất cả nội dung được nêu trong đề nghị. BLDS hiện nay cũng đặt ra một số điều kiện để được xem là chấp nhận đề nghị giao kết có hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải có đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau: (i) Bên được đề nghị phải chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị (Điều 393 BLDS năm 2015;) (ii) Bên được đề nghị không được đặt ra bất kỳ điều kiện, không được thêm vào bất kỳ điều khoản nào cũng như không được sửa đổi bất cứ nội dung nào trong lời đề nghị (Điều 392 BLDS năm 2015). Trong trường hợp bên được đề nghị có đề xuất sửa đổi, bổ sung phần nội dung của đề nghị hoặc đưa ra những điều kiện nhất định mới chấp nhận đề nghị thì đây không là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mà được coi như người này đã đưa ra đề nghị; (iii) Nếu bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì bên được đề nghị phải trả lời chấp nhận trong thời hạn đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

(khoản 1 Điều 394 BLDS năm 2015). Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. Về thời hạn trả lời chấp nhận đề

<i>nghị giao kết hợp đồng, theo khoản 3 Điều 294 BLDS năm 2015 “Khi các bên trực tiếp </i>

<i>giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc khơng chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời”. Điều này cũng thể hiện rõ nghĩa vụ trả </i>

lời của bên được đề nghị trong trường hợp các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Đây cũng được xem như là một nghĩa vụ tiền hợp đồng của bên được đề nghị. BLDS năm 2015 không quy định về hình thức của chấp nhận giao kết hợp đồng, theo đó bên được đề nghị có thể trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thông qua nhiều cách thức khác nhau như bằng văn bản, bằng hành động,... thậm chí có thể im lặng sau khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sự im lặng hay không hành động của bên được đề nghị giao kết hợp đồng nói chung không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết và BLDS năm 2015 cũng không xem im lặng là sự chấp nhận mặc nhiên. Sự im lặng chỉ được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

<i><b>1.3.3. Hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng </b></i>

Nghĩa vụ tiền hợp đồng bước đầu đã được quy định ở BLDS và hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng tương tự cũng đã được quy định. Hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng là sự gánh chịu những bất lợi đối với chủ thể tham gia giai đoạn tiền hợp đồng do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của nghĩa vụ tiền hợp đồng<small>20</small>. Vì vậy, đối chiếu với quy định tại BLDS, tồn tại những hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng bao gồm:

<i><b>*Hợp đồng vô hiệu </b></i>

Trong giai đoạn tiền hợp đồng, có thể xuất hiện hai trường hợp dẫn đến hợp đồng vơ hiệu, đó là vơ hiệu do nhầm lẫn (Điều 126 BLDS) và vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ,

<small>20</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án </small></i>

<small>tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 91. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

cưỡng ép (Điều 127 BLDS)<small>21</small>. Khi xuất hiện sự nhầm lẫn hoặc lừa dối trong giai đoạn tiền hợp đồng hay có thể nói khi các bên đang trong quá trình xác lập hợp đồng mà nhầm lẫn hoặc lừa dối thì đây là hai nguyên nhân dẫn đến hậu quả pháp lý là hợp đồng vơ hiệu.

Theo quy định tại Điều 126 BLDS có thể thấy, trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên khơng đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vơ hiệu, trừ trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được. Nhầm lẫn có nghĩa là hợp đồng được ký kết không phản ánh ý chí đích thực của các bên, khơng có khả năng mang lại kết quả mà các bên hướng đến tại thời điểm ký kết hợp đồng<small>22</small>. Như vậy, theo quy định của BLDS năm 2015 thì nhầm lẫn là điều kiện cần, khơng đạt được mục đích của giao dịch là điều kiện đủ để yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vơ hiệu<small>23</small>. Theo đó, để được coi là nhầm lẫn thì cần chứng minh: mục đích của giao dịch không đạt được là hậu quả của việc nhầm lẫn.

Theo quy định tại Điều 127 BLDS năm 2015, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình. Những giao dịch được xác lập do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép chỉ bị vơ hiệu khi có u cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép và tòa án chấp nhận yêu cầu đó. Như vậy, những giao dịch được xác lập do các tác động này vẫn có hiệu lực nếu khơng có u cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép<small>24</small>.

<small>21 Nguyễn Văn Điền (2019), “Giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của BLDS 2015”, Xem: </small>

<small> truy cập ngày 31/7/2023. </small>

<small>22 Dương Anh Sơn (2011), “Quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn và vấn đề nâng cao vai trị </small>

<i><small>giải thích pháp luật của thẩm phán”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 1(62), tr.23-30. </small></i>

<small>23 Trịnh Tuấn Anh (2019), “Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn – Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Xem: </small>

<small> truy cập ngày 31/7/2023. </small>

<small>24</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án </small></i>

<small>tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 125. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Để phân định rõ nhầm lẫn hay lừa dối thì yếu tố để căn cứ là lỗi, theo đó, nếu một bên cố ý nhầm lẫn thì lúc này phải xác định là lừa dối hay hậu quả pháp lý là hợp đồng vơ hiệu do nhầm lẫn thì lỗi chỉ có thể là lỗi vơ ý, nếu sự nhầm lẫn là do một bên cố ý thì sẽ thuộc trường hợp vơ hiệu do lừa dối.

Tóm lại, nếu một trong các bên hoặc tất cả các bên đưa ra thơng tin gây nhầm lẫn hay thơng tin có tính lừa dối (từ lỗi cố ý hoặc vơ ý) thì đều dẫn tới hậu quả “vô hiệu hợp đồng”. Sự nhầm lẫn và lừa dối của giai đoạn tiền hợp đồng có nhiều hình thức thể hiện, điều cốt yếu là bên bị thiệt hại chứng minh được lỗi tạo ra sự nhầm lẫn và lừa dối<small>25</small>.

<i><b>* Hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng </b></i>

Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định trong BLDS, cả hai được xem như là hành vi pháp lý đơn phương của một bên và có hậu quả là kết thúc việc thực hiện hợp đồng. Theo quy định tại Điều 423 BLDS năm 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và khơng phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: (i) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận. (ii) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. (iii) Trường hợp khác do luật quy định. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 428 BLDS như sau: Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu khơng thơng báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng được quy định ở Điều 423 BLDS, khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp khơng hồn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hồn trả thì việc hồn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

<small>25</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án </small></i>

<small>tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 126. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định ở Điều 428 BLDS, khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

Hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng có một điều kiện chung để áp dụng là khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ. Ở giai đoạn tiền hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể trở thành hậu quả pháp lý nếu một trong các bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ và nghĩa vụ tiền hợp đồng mà các bên vi phạm có thể thấy rõ là nghĩa vụ cung cấp thông tin. Pháp luật chuyên ngành đã quy định một bên vi phạm nghĩa vụ cung cấp thơng tin thì bên cịn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trường hợp người sử dụng lao động cung cấp thông tin tiền hợp đồng không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 BLLĐ năm 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp động lao động thì hợp đồng được chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Hay tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định, trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi khơng phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm và phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi (nếu có). Ngược lại, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi cố ý khơng thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được hồn lại phí bảo hiểm đã đóng. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có).

<i><b>* Bồi thường thiệt hại </b></i>

Theo quy định của BLDS năm 2015, bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ bảo mật thông tin, nghĩa vụ trong đề nghị giao kết hợp đồng không phải là nghĩa vụ trong hợp đồng nên bồi thường thiệt hại được hiểu là trách nhiệm ngoài hợp đồng, và đây là một loại hậu quả pháp lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

có thể phát sinh độc lập từ hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng<small>26</small>. Trong thực tế, các toà án khi giải quyết những vụ việc liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin, bảo mật thông tin cũng viện dẫn đến các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng<small>27</small>. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 BLDS và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP khi có đủ các điều kiện sau:

<i>Thứ nhất, có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, </i>

tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác. Ở đây, bồi thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng là trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng và xâm phạm tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của bên khác .

<i>Thứ hai, có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại </i>

về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.

<i>Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm tiền hợp đồng và thiệt hại </i>

xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái vi phạm tiền hợp đồng và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ khơng phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại. Giai đoạn tiền hợp đồng, hành vi trái pháp luật thường ở dạng cung cấp thông tin sai sự thật, không thực hiện việc bảo mật thông tin…làm thiệt hại cho bên còn lại. Mối quan hệ nhân quả được xác định nếu hậu quả là thiệt hại xảy ra được xác định do chính hành vi cung cấp thông tin sai sự thật hoặc không thực hiện nghĩa vụ bảo mật thông tin gây ra<small>28</small>.

<small>26</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án </small></i>

<small>tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 128. </small>

<small>27</small><i><small> Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 1, Nxb. Hồng Đức - Hội luật </small></i>

<small>gia Việt Nam, tr. 36. </small>

<small>28</small><i><small> Đỗ Thị Hoa (2021), Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, Luận án </small></i>

<small>tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 129. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Ngoài ra, tại Điều 585 BLDS năm 2015 có quy định về nguyên tắc phát sinh bồi thường thiệt hại như sau: (i) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (ii) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. (iii) Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. (iv) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. (v) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Trong q trình giao kết hợp đồng, nhóm tác giả nhấn mạnh quan điểm giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn rất quan trọng. Ở chương 1, nhóm tác giả tập trung giải quyết các khía cạnh lý thuyết trọng tâm của nghĩa vụ tiền hợp đồng: khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng; khái niệm và đặc điểm của nghĩa vụ tiền hợp đồng; các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành về nghĩa vụ tiền hợp đồng như quy định về nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin, nghĩa vụ của các bên trong đề nghị và chấp nhận đề nghị; hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng như hợp đồng vô hiệu, bồi thường thiệt hại,… Nghĩa vụ tiền hợp đồng là loại nghĩa vụ pháp lý mà các bên phải tuân thủ, là cách xử sự bắt buộc mà chủ thể phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, nếu một hoặc các bên vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ANH VÀ MỸ VỀ NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG </b>

Dựa trên nhiều yếu tố và xuất phát từ góc độ tiếp cận riêng biệt của nhóm tác giả, nhận thấy Anh và Mỹ là hai quốc gia có chung dịng họ pháp luật với những nét lập pháp khơng hồn tồn đồng nhất với nước ta. Đồng thời, việc khơng quá tương đồng trong cách quy định về nghĩa vụ tiền hợp đồng, nhóm tác giả nhận định sẽ học được những điểm mới trong quá trình lập pháp tại đây. Vì thế, mục đích mà nhóm tác giả chọn lọc và quyết định nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật ở Anh và Mỹ về vấn đề nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như:

<i>Thứ nhất, để đa dạng văn hố vì pháp luật được quy định cịn dựa trên văn hoá của </i>

khu vực nên chọn Anh, Mỹ (Common law) sẽ quy định hoàn toàn tách biệt với Châu Âu lục địa cũng như là Việt Nam, từ đó sẽ gợi mở được điểm mới mà Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi kinh nghiệm.

<i>Thứ hai, Anh và Mỹ thừa hưởng, ghi nhận và sử dụng quy định về “consideration” </i>

để giải quyết cho trường hợp liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng, là một trong những quy định mới mà pháp luật Việt Nam nhìn chung chưa quy định và chúng ta có thể phân tích về tính mới ở khía cạnh của consideration mà Anh, Mỹ đã áp dụng.

<i>Thứ ba, đây là hai quốc gia sở hữu nguồn án lệ phong phú, điều này giúp cho quá </i>

trình nghiên cứu, đánh giá được thực hiện trên cơ sở vững chắc từ những vụ việc thực tế đã được ghi nhận, xử lý, làm tiền đề cho việc học hỏi, tiếp thu những điều mới mẻ, chọn lọc những khía cạnh phù hợp để áp dụng cho thực tiễn xét xử vấn đề liên quan về nghĩa vụ tiền hợp đồng tại Việt Nam.

Trên quan điểm của mình, nhóm tác giả đánh giá cao tính mới trong việc tiếp cận pháp luật của hai quốc gia nổi bật trong hệ thống pháp luật Common Law chính là Anh và Mỹ. Vì thế nhóm sẽ tập trung nghiên cứu tinh thần lập pháp, án lệ và quy định pháp luật về vấn đề nghĩa vụ của các bên phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng tại hai quốc gia này, để từ đó nhìn nhận và bổ sung các kiến nghị cần có trong cơng tác hồn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng tại Việt Nam tại Chương 3.

<b>2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và bảo mật thông tin </b>

Thông tin là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình tiền hợp đồng, một giai đoạn nền tảng để các bên có thể tiến đến việc quyết định có hay khơng có việc giao kết hợp đồng. Theo đó, vấn đề thơng tin cần được xem xét ở hai phương diện cung cấp và bảo mật để có thể đưa ra góc nhìn khách quan và đảm bảo nhất cho các bên trong quan hệ hợp đồng, đó cũng là hai vấn đề chính được nhóm tác giả trình bày trong phần dưới đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>2.1.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin </b></i>

Ở Mỹ, tự do hợp đồng là một trong những tiền đề của hợp đồng. Bởi vì các bên có quyền tự do giao kết hợp đồng nên phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Hơn nữa, các bên phải chú ý đến hợp đồng mà mình ký kết, các điều khoản được trích dẫn trong hợp đồng và các nghĩa vụ tương ứng của mình. Bên cạnh học thuyết về tự do hợp đồng, hệ thống thơng luật (Common Law) cịn đưa ra học thuyết “Caveat emptor” (người mua phải cẩn trọng) và học thuyết “Misrepresentation”.

Học thuyết “Caveat emptor” xuất hiện ở Anh vào khoảng thế kỷ XVI và được Tòa án Tối cao Mỹ áp dụng lần đầu ở vụ kiện giữa Laidlaw và Organ vào năm 1817. Học thuyết “Caveat emptor” được hiểu là việc người mua phải tự bảo vệ cho quyền lợi của chính mình mà người bán khơng phải thông báo về những lỗi lầm không phải do mình gây ra. Hiện nay, học thuyết “Caveat emptor” có rất ít hoặc khơng có ứng dụng trừ trường hợp các hợp đồng mà cả người mua và người bán đều là chuyên gia (theo nghĩa cả hai đều đang kinh doanh cùng một loại hình kinh doanh). Tuy nhiên, người bán khơng thể được bảo vệ theo học thuyết “Caveat emptor” nếu người bán cung cấp sai thông tin quan trọng.

Trong hệ thống pháp luật của hai quốc gia Anh và Mỹ, nghĩa vụ tiết lộ thông tin là một phần của học thuyết “Misrepresentation”. Để giao kết hợp đồng, một bên phải biết tất cả hoặc gần như tất cả thông tin và các dữ kiện quan trọng liên quan về thỏa thuận mà các bên sẽ đạt được. Do đó, nghĩa vụ pháp lý này càng quan trọng hơn trong quan hệ tiền hợp đồng giữa các bên. Đôi khi tại thời điểm đàm phán, một bên muốn thuyết phục bên kia ký kết hợp đồng nên sẽ đưa ra thơng tin sai lệch về một số tình tiết quan trọng có liên quan. “Misrepresentation” có thể được định nghĩa là hành động đưa ra một tuyên bố sai hoặc gây nhầm lẫn với ý định lừa dối hoặc đánh lừa ai đó<small>29</small>. Theo Tuyển tập (thứ hai) về luật hợp đồng “Restatement (Second) of Contracts”, “Misrepresentation” được định nghĩa là “một lời khẳng định không phù hợp với sự thật.”<small>30</small> Tuy nhiên, đơi khi rất khó để phân biệt “lời nói của người bán” với sự xuyên tạc. Sự xuyên tạc có thể là nhầm lẫn (innocent) hoặc gian dối (fraudulent). Sự xuyên tạc là gian dối khi người đó biết hoặc tin rằng sự khẳng định đó là sai và có ý định đánh lừa bên kia. Ví dụ, trong vụ Gibb kiện Citicorp Mortgage, Inc.<small>31</small>, đề cập đến việc trình bày sai sự thật của một đại lý đại diện cho người bán về việc mua một ngơi nhà có mối mọt xâm nhập. Trong trường hợp này, đại lý này đã biết về sự phá hoại của mối và lừa dối người mua, đây là hành vi cung cấp thông tin gian dối.

<small>29 Black’s Dictionary 1016 (7th ed. 1999). </small>

<small>30 Restatement (Second) of Contracts §159. </small>

<small>31 518 N.W.2d 910, 246 Neb. 355, Supreme Court of Nebraska, 1994. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Trong một số trường hợp sự im lặng cũng có thể được coi là gây nhầm lẫn nếu bên im lặng có nghĩa vụ cung cấp thơng tin trung thực và đầy đủ nhưng bên im lặng đã không cung cấp thông tin hoặc thực hiện hành vi che giấu sự thật. Gian lận im lặng xảy ra khi một bên không tiết lộ một số thông tin quan trọng về thỏa thuận mà các bên sẽ ký kết cho bên cịn lại. Thực tế, Tồ án ở Mỹ hay Anh đều thường cho rằng việc không cung cấp thông tin tiền hợp đồng (im lặng) như là việc cung cấp thơng tin khơng chính xác (lừa dối). Điển hình, trong vụ kiện giữa Obde và Schiermeyer<small>32</small> về việc mua một ngôi nhà bị tàn phá bởi mối mọt, bên bán biết điều này nhưng không cung cấp cho bên mua, mặc dù hợp đồng có điều khoản từ chối trách nhiệm, tòa án đã tuyên bố rằng người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về việc không tiết lộ thông tin ngơi nhà bị mối mọt vì theo tồ án đây là một thông tin quan trọng mà người mua phải được biết, đặc biệt là trong giai đoạn thương thảo hợp đồng. Đó là một trường hợp mà việc khơng cung cấp thơng tin mang tính chất tương tự như lừa dối và người mua có quyền vơ hiệu hợp đồng<small>33</small>.

Ngồi ra, người bán có nghĩa vụ cung cấp cho người mua về hợp đồng cả những điều khoản chi tiết và những điều khoản không ghi vào hợp đồng. Nghĩa vụ này tồn tại đặc biệt khi mà một bên có địa vị cao hơn hay tầm hiểu biết rộng hơn. Như trong trường hợp Weaver v. American Oil Co., 276 N.E.2d 144 (1971) trong đó một bên khơng thể đọc hợp đồng th vì thiếu hiểu biết. Trong trường hợp như vậy, bên kia có nghĩa vụ thông báo cho anh ta về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng thuê nói trên. Nếu thông tin không được cung cấp, hợp đồng như vậy sẽ được xem là có lợi cho một phía mạnh hơn.<small>34</small>

Song, trong vấn đề cung cấp thông tin, tại Anh sẽ dựa theo từng đạo luật chuyên biệt hoặc án lệ hoặc tùy từng vụ việc với các tình tiết cụ thể mà có thể áp dụng các phương thức khác nhau để xử lý, tức tại Anh vẫn có thừa nhận vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng để xử lý thích hợp.

Chẳng hạn như ở phương diện tồn tại trong các quy định của đạo luật ở Anh, một số đạo luật ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng.

<i>Một là, trên cơ sở quy định của Đạo luật về khai báo sai sự thật 1967 của Anh, thì </i>

trách nhiệm bồi thường có thể được phát sinh khi có hành vi cung cấp thơng tin khơng chính xác, bao gồm 2 trường hợp:

<i>(i) Cố ý cung cấp thơng tin mà mình biết là khơng chính xác. </i>

Điều này mang ý chí lừa dối trong việc đàm phán, trao đổi thông tin với đối tác một cách rõ ràng. Bởi lẽ, việc xác định được thông tin sắp sửa cung cấp mang tính khơng

<small>32 56 Wash 2d 449, 353 P2d 672, Supreme Court of Washington, 1960. </small>

<small>33 Florence Caterini (2005), tlđd, tr. 15. </small>

<small>34 Florence Caterini (2005), tlđd, tr. 19. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

chính xác nhưng vẫn quyết định dùng thơng tin đó để trao đổi, đàm phán với đối tác đã thể hiện sự gian lận, không trung thực, thể hiện ý chí chủ quan và mang tính tiêu cực đến quá trình giao kết hợp đồng trong tương lai. Vì dựa vào những thơng tin khơng chính xác được cung cấp một cách cố ý sẽ rất dễ gây ra những phát sinh cùng thiệt hại cho các bên trong giao dịch dân sự.

<i>(ii) Vô ý do cẩu thả trong việc cung cấp thơng tin khơng chính xác được xem là khai báo sai sự thật. </i>

Đạo luật này không loại trừ trách nhiệm đối với bên cung cấp thông tin trong thế bị động, tức chủ thể tham gia đàm phán ở phương diện là chủ thể cung cấp thơng tin khơng phải là người có mong muốn dùng thơng tin khơng chính xác để trao đổi với bên đối tác của mình, hay hiểu rõ hơn là bản thân chủ thể đó khơng hề có mong muốn lừa dối. Tuy nhiên, việc không kiểm tra chính xác thơng tin trước khi tiến hành tham gia vào q trình đàm phán cũng chính là lỗi khơng thể loại trừ trách nhiệm. Vì thế, Đạo luật trên đã quy định trường hợp dù vô ý cung cấp thơng tin khơng chính xác, nhưng thuộc về lỗi vơ ý do cẩu thả thì vẫn được xác định là hành vi khai báo sai sự thật và vẫn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Từ đó, hiểu một cách khái quát, cố ý và vô ý cẩu thả trong cung cấp thơng tin khơng chính xác chính là 2 ngun nhân chính làm cho bên nhận thơng tin có thể tin vào những thông tin khai báo của một bên mà đưa ra “một tuyên bố sai về ý định giao kết hợp đồng” (misrepresentation). Trong trường hợp này bên đưa ra tuyên bố sai về ý định giao kết hợp đồng có quyền yêu cầu bên cung cấp thông tin sai sự thật phải bồi thường thiệt hại đã gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng<small>35</small>.

<i>Hai là, Luật về Du lịch, Kỳ nghỉ trọn gói và du lịch trọn gói năm 1992 (Package </i>

Travel, Package Holiday and Package Tour Regulations 1992) cũng thể hiện nghĩa vụ về vấn đề cung cấp thông tin trong giai đoạn trước khi giao kết hợp đồng. Cụ thể, tại Điều 7 Luật này có thể hiện rất rõ với đề mục là thông tin cần cung cấp trước khi giao kết hợp đồng (Information to be provided before contract is concluded). Theo đó, quy định của Luật yêu cầu những người tổ chức và đại lý của những dịch vụ này cung cấp

<i>cho người tiêu dùng một phạm vi thông tin khá rộng, bao gồm: (i) Thông tin chung về </i>

<i>các yêu cầu về hộ chiếu và thị thực áp dụng cho Cơng dân Anh mua gói hàng được đề cập, bao gồm thông tin về khoảng thời gian cần thiết để có được hộ chiếu và thị thực phù hợp; (ii) Thông tin về các thủ tục y tế cần thiết cho chuyến đi và thời gian lưu trú; (iii) Các thỏa thuận đảm bảo cho số tiền đã thanh tốn và (nếu có) cho việc hồi hương </i>

<small>35</small><i><small> Nguyễn Thị Minh Loan (2020), “Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam từ góc nhìn của </small></i>

<i><small>pháp luật so sánh”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 45. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>của người tiêu dùng trong trường hợp mất khả năng thanh toán. Dựa trên tinh thần lập </i>

pháp của Luật, có thể thấy đây là trường hợp bên cung cấp dịch vụ cần phải thực hiện việc cung cấp các thông tin cần thiết đã được pháp luật liệt kê chi tiết cho bên mua dịch vụ trước khi giao kết hợp đồng dịch vụ. Từ đó, nhận thấy việc cung cấp thơng tin cho khách hàng trong trường hợp này được xem là nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ cần thực hiện.

Bên cạnh đó, Luật cũng có quy định về nghĩa vụ cần cung cấp thông tin trước khi bắt đầu giao kết hợp đồng, tức giai đoạn tiền hợp đồng. Như Điều 8 Luật này đòi hỏi bên cung cấp dịch vụ cần cung cấp những thông tin liên quan về những điểm dừng trung gian và những nơi kết nối. Khoản 1b Điều 9 Luật này thì tất cả các điều khoản của hợp đồng cần được thông báo cho người tiêu dùng trước khi hợp đồng được ký kết, đây được xem là một trong những cơ sở buộc phải tuân thủ, vì thế nếu bên cung cấp dịch vụ khơng thực hiện nghĩa vụ này thì sẽ được xác định là hành vi vi phạm nghiêm trọng dẫn đến phát sinh hậu quả pháp lý là huỷ bỏ hợp đồng.

Mặt khác, theo nghiên cứu về những quy định mang tính chất liên quan đến vấn đề cung cấp thông tin trong Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu (gọi tắt là PECL).

<i>Nhóm tác giả nhận thấy, PECL thể hiện thực chất “Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu </i>

<i>Âu chưa ghi nhận bất kỳ nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng độc lập nào”</i><small>36</small><i>. Tuy nhiên, tại Điều 1:201 của PECL quy định: “mỗi bên phải hành động phù </i>

<i>hợp với ngun tắc thiện chí và đối xử cơng bằng”, được hiểu đây chính là quy định về </i>

nguyên tắc thiện chí và đối xử cơng bằng của các bên. Đồng thời, tại Điều 4:107 của

<i>PECL có quy định: “Một bên có thể vơ hiệu hợp đồng khi có căn cứ xác định rằng bên </i>

<i>kia đã có hành vi gian lận, bất kể bằng lời nói hay hành vi, hoặc gian lận trong việc không cung cấp thông tin lẽ ra cần phải được cung cấp phù hợp với ngun tắc thiện chí và đối xử cơng bằng”. Mặt khác, trong Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu, hành </i>

vi không cung cấp thông tin cũng được xem là gian dối. Theo đó, mặc dù khơng tồn tại trách nhiệm chung là phải thông báo cho đối tác những thơng tin có thể bất lợi cho họ, một bên không thể được phép giữ im lặng đối với một vấn đề có thể ảnh hưởng tới bên kia trong quyết định giao kết hợp đồng<small>37</small>. Như vậy, trong trường hợp dù không được trực tiếp ghi nhận nghĩa vụ chung là phải thông báo cho bên nhận thơng tin những thơng tin có thể bất lợi cho họ trong giai đoạn tiền hợp đồng, nhưng dựa trên những ứng xử thực tế mà pháp luật quy định thì trách nhiệm cung cấp thơng tin một cách thiện chí và cơng bằng vẫn gián tiếp điều chỉnh hành vi của các bên tham gia trong giao kết hợp

<small>36 J. Ghestin, G. Loiseau và Y-M Seriet (2013), Formation du contrat-Tome 1, LGDJ, tr. 1292. </small>

<small>37</small><i><small> Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, </small></i>

<small>tr.344. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

đồng của bất kỳ giai đoạn nào. Nhìn chung, hậu quả pháp lý cho trường hợp vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin theo Điều 4:107 của PECL là một bên có thể vô hiệu hợp đồng khi bên kia gian dối không cung cấp một thơng tin mà ngun tắc thiện chí buộc phải cung cấp. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 4:103 của PECL thì một bên khơng được vơ hiệu hợp đồng nếu (i) trong hoàn cảnh sai lầm của nó là khơng thể tha thứ, hoặc (ii) rủi ro của sai lầm đã được giả định, hoặc trong các trường hợp phải gánh chịu, bởi nó.

Ngồi ra, trong các án lệ ở Anh, nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng vẫn được xem xét, ghi nhận để xử lý. Theo đó, tuỳ vào từng vụ việc dựa trên tính chất, tình tiết mà Tịa án ở Anh đã có những cách giải quyết mà chúng ta có thể nhìn nhận được nghĩa vụ tiền hợp đồng tại quốc gia này vẫn được chú trọng và đặc biệt ghi nhận.

Như trong vụ án Royscott Trust Ltd. V Rogerson (1991) 3 WLR 57: Một đại lý xe hơi thuyết phục một công ty tài chính để tham gia vào hợp đồng thuê mua xe mà đã trình bày sai do nhầm lẫn về số tiền đặt cọc đã được thanh toán bởi một khách hàng, người mà sau này đã không trả được tiền đúng hạn và đã bán xe cho một bên thứ ba. Cơng ty tài chính đã kiện đại lý xe hơi do vơ ý trình bày sai sự thật và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 2(1) Đạo luật về khai báo sai sự thật 1967. Tòa án cho rằng, thiệt hại theo Điều 2(1) của Đạo luật về khai báo sai sự thật 1967 phải được đánh giá trên cơ sở thiệt hại hiện có trong chế định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do lừa dối chứ không phải là các nguyên tắc chung của hợp đồng. Các nguyên tắc chung về hợp đồng chỉ áp dụng trong những trường hợp khơng mang tính lừa dối. Câu chữ của Điều 2(1) đã rõ ràng và khơng thể có cách giải nghĩa nào khác. Do vậy, đại lý xe hơi phải chịu trách nhiệm đối với cơng ty tài chính theo Điều 2(1) về tất cả các tổn thất của các cơng ty tài chính ngay cả đối với những thiệt hại không thể lường trước được, với điều kiện là những thiệt hại này khơng q khó để lường trước<small>38</small>.

Từ những phân tích các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong pháp luật Anh và Mỹ, nhóm tác giả nhận thấy rằng khá tương đồng với pháp luật Việt Nam khi chưa quy định cụ thể các vấn đề về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng mà trách nhiệm của các bên trong vấn đề này dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, tuy nhiên Anh và Mỹ là hai quốc gia cho thấy sự linh hoạt và tính bao hàm khi trong thực tiễn xét xử vẫn ghi nhận những hành vi vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng để xử lý thông qua án lệ.

<small>38</small><i><small> Nguyễn Thị Minh Loan (2020), “Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam từ góc nhìn của </small></i>

<i><small>pháp luật so sánh”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 45. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i><b> 2.1.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin </b></i>

Như đã đề cập, Anh và Mỹ là hai quốc gia ghi nhận và thừa hưởng lối lập pháp thuộc hệ thống pháp luật Common Law, vì thế theo quan điểm của các quốc gia này là không tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng<small>39</small>. Tuy nhiên, để đảm bảo cho những thông tin mà các bên đã trao đổi trong q trình đàm phán khơng bị sử dụng bởi mục đích xấu, thơng thường các bên sẽ ký kết các thỏa thuận hoặc cam kết bảo mật bằng văn bản về vấn đề này<small>40</small>. Nhận thấy, vấn đề bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng thường được ghi nhận giữa các bên trong các thỏa thuận hoặc cam kết bảo mật bằng văn bản giữa họ.

Tuy nhiên, “trong pháp luật Anh đã có những quy định được thiết lập liên quan đến nghĩa vụ bảo mật thông tin, áp dụng cho thông tin mà một bên thương lượng đưa ra cho bên kia. Đây là một ví dụ về hình thức đặc thù của trách nhiệm dân sự, trách nhiệm phát sinh khi một bên sử dụng thơng tin mang tính bí mật mà khơng được phép hay tiết lộ thông tin này, khi họ nhận thơng tin này trong những hồn cảnh làm phát sinh nghĩa vụ bảo mật. Đây không được coi là một phần của nguyên tắc rộng lớn về thiện chí, trung thực giữa các bên thương lượng. Đó cũng khơng là vấn đề lỗi vì nghĩa vụ bảo mật này được phát triển bởi các Tịa về lẽ cơng bằng.”<small>41</small>

Bên cạnh những quy định được thiết lập liên quan đến nghĩa vụ bảo mật thơng tin thì tồn tại một nguyên tắc chung rằng một người đã nhận được thông tin bí mật thì khơng được lợi dụng việc có được thơng tin bí mật này một cách khơng cơng bằng<small>42</small>. Điều đó thể hiện ý nghĩa của việc tiếp nhận thông tin từ bên được cung cấp thông tin, nghĩa là trong quá trình đàm phán hợp đồng, khi vấn đề trao đổi thông tin diễn ra, bên nhận thông tin sẽ không được sử dụng những thông tin này “một cách không công bằng”, tức là việc lợi dụng thơng tin đem lại lợi ích chỉ cho một bên, đó là bên nhận thơng tin. Điều đó ngầm khẳng định việc sử dụng thơng tin trong q trình trao đổi, đàm phán hợp đồng một cách tự tiện sẽ vi phạm vào nguyên tắc chung tại quốc gia này. Song, để bảo vệ thông tin, một người thường phải dựa vào tổng hợp nhiều quyền mà không phải lúc nào cũng đưa ra các biện pháp khắc phục rõ ràng. Để tránh sự không chắc chắn này, thông thường các bên sẽ ký kết các thỏa thuận hoặc cam kết bảo mật bằng văn bản. Đây có lẽ

<small>39</small><i><small> Nguyễn Thị Minh Loan (2020), “Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam từ góc nhìn của </small></i>

<i><small>pháp luật so sánh”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 42. </small></i>

<small>40</small><i><small> Nguyễn Văn Nghĩa, Phạm Thị Nga (2021), Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở một số nước trên thế giới, </small></i>

<small> truy cập ngày 24/6/2023. </small>

<small>41</small><i><small> John Cartwright (2014), Contract Law: An Introduction to the English Law of Contract for the Civil lawyer, </small></i>

<small>A&C Black. </small>

<small>42</small><i><small> Nguyễn Văn Nghĩa, Phạm Thị Nga (2021), Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ở một số nước trên thế giới, </small></i>

<small> , truy cập ngày 24/6/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

là phương án khả thi nhất đối với việc kiểm soát được hành vi sử dụng thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ở mọi quốc gia.

Ngoài ra, tuy trong pháp luật về hợp đồng tại Anh chưa đưa ra những quy định riêng biệt hay cụ thể về nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, nhưng trong Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu (PECL) điều chỉnh tương đối về vấn đề này. Theo đó, bảo mật thơng tin trong giai đoạn tiền hợp đồng gần như đã được luật hoá thành một nghĩa vụ độc lập trong các quy định chung về hợp đồng trong PECL, đồng thời thể hiện tinh thần về việc ghi nhận nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền

<i>hợp đồng. Cụ thể, tại Điều 2:302 của PECL quy định: “Nếu thơng tin bí mật được một </i>

<i>bên cung cấp trong quá trình đàm phán, bên kia có nghĩa vụ khơng tiết lộ thơng tin đó hoặc sử dụng thơng tin đó cho mục đích riêng của mình cho dù hợp đồng có được ký kết sau đó hay khơng. Biện pháp khắc phục cho việc vi phạm nghĩa vụ này có thể bao gồm bồi thường thiệt hại và hồn trả lợi ích mà bên kia nhận được.” Ở đây, “ngay trong trường hợp không có tun bố thơng tin cung cấp là mang tính bí mật, người nhận thơng tin này có thể có nghĩa vụ ngầm định phải coi một thông tin là bí mật”</i><small>43</small><i> và “nạn nhân </i>

<i>cũng có thể u cầu liên quan đến lợi ích mà bên vi phạm thu được từ việc tiết lộ hay sử dụng cá nhân thông tin trên ngay cả khi nạn nhân không gánh chịu bất kỳ thiệt hại nào”</i><small>44</small>.

Có thể thấy, “đàm phán” là cụm từ được nhắc đến trong quy định trên, và đàm phán chính là giai đoạn thể hiện rõ bản chất của giai đoạn tiền hợp đồng. Theo đó, thơng tin là những vấn đề thuộc về quyền sở hữu của một chủ thể, khi một bên quyết định mang thông tin để đàm phán trong giai đoạn tiền hợp đồng, giai đoạn nền tảng cho việc thành hay bại về sau của hợp đồng thì địi hỏi họ phải đưa ra những thông tin quý giá, mang tính nội bộ nhất để thương thảo về đối tượng giao kết với bên còn lại. Trong trường hợp này, rất nhiều rủi ro có thể xảy đến nếu pháp luật không thể hiện sự linh hoạt và chặt chẽ. Bởi lẽ, nếu khơng có quy định cưỡng chế về hành vi bảo mật trong giai đoạn tiền hợp đồng, giai đoạn chưa lường trước được việc thành hay bại của hợp đồng nhưng vì hợp đồng mà các bên cần cung cấp cho nhau những thông tin mang tính thăng chốt, quyết định để gây nên sự hứng thú và khao khát cho đối phương, vì thế các thơng tin mang tính chất khơng cơng khai ấy rất dễ trở thành miếng mồi cho những dụng ý xấu thông qua hành vi như phát tán thông tin, buôn bán thông tin, trục lợi bất hợp pháp dù cho hợp đồng cho được hình thành hay khơng … Dựa trên những rủi ro có thể xảy ra đó, PECL đã đặt ra khung pháp lý bảo vệ những thông tin trong giai đoạn này một cách rất chi tiết và hiệu quả. Cụ thể, PECL xây dựng quy định bảo mật thông tin trong giai

<small>43</small><i><small> Georges Rouhette(2003), Principes européen du contrat, Société de législation comparée, , tr. 155. </small></i>

<small>44</small><i><small> Georges Rouhette(2003), Principes européen du contrat, Société de législation comparée, , tr. 155. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

đoạn tiền hợp đồng trên tinh thần ngay cả khi khơng có tuyên bố thông tin đã cung cấp là thông tin mật của bên đã đưa ra thơng tin, thì bên nhận được thơng tin địi hỏi phải tự ngầm hiểu, mặc định những thông tin được bên đối tác cung cấp là những thông tin mật cần được bảo vệ, đồng nghĩa với việc họ khơng có quyền sử dụng hay tiết lộ cho đối tượng khác không liên quan. Và quan trọng, nghĩa vụ bảo mật thông tin độc lập với kết quả xác lập hợp đồng, cụ thể cho dù hợp đồng sau đó có được ký kết hay khơng thì các thơng tin đã trao đổi, đàm phán trước đó đều phải được bảo mật. Nếu đi ngược lại với quy định của PECL, tức một bên không tuân thủ nguyên tắc bảo mật các thông tin mà mình đã nhận được thì chính chủ thể thực hiện hành vi sẽ gánh chịu hậu quả bất lợi chính là bồi thường thiệt hại cho những thiệt hại đã xảy ra và hồn trả những lợi ích đã có được của bên vi phạm.

Nhìn chung, tinh thần quy định của Bộ Nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu được áp dụng tại Anh, còn đối với nước Mỹ về cơ bản chưa ghi nhận chịu sự điều chỉnh của văn bản nào về vấn đề này. Nhìn nhận ở các quốc gia theo hệ thống Common Law, trong đó có cả Anh và Mỹ, về nghĩa vụ bảo mật thông tin đa phần các bên lựa chọn việc thoả thuận, tự mình trao đổi với đối tác để lựa chọn ghi nhận như một điều khoản trong hợp đồng hoặc có thể ký kết một thỏa thuận bảo mật riêng biệt với hợp đồng để tự bảo vệ thơng tin của chính mình.

<b>2.2. Nghĩa vụ của các bên trong đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng </b>

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên. Giao kết hợp đồng là việc các bên tiến hành thỏa thuận xác lập quyền và nghĩa vụ trước khi thực hiện hợp đồng. Có thể xác định q trình giao kết hợp đồng được thể hiện thông qua hai bước là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị và chấp nhận là các khái niệm luôn đi liền với nhau trong việc nghiên cứu về giao kết hợp đồng, bởi chúng là các thành tố của sự thỏa thuận. Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên cùng có nghĩa vụ trong việc đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

<i><b>2.2.1. Nghĩa vụ của các bên trong đề nghị giao kết </b></i>

Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật hai nước Anh và Mỹ đều khẳng định đề nghị giao kết hợp đồng là biểu hiện của sự sẵn sàng giao kết hợp đồng theo các điều khoản cụ thể, được đưa ra với ý định rằng nó sẽ ràng buộc một khi được người nhận nó chấp nhận<small>45</small>. Cũng có thể nói đề nghị giao kết hợp đồng là đề xuất của một bên này với bên kia để thể hiện ý định giao kết hợp đồng.

<small>45 Tham khảo án lệ Storer v Manchester City Council (1974) 1 WLR 1403 của Anh, Restatement (Second) of Contracts §24 của Mỹ. </small>

</div>

×