Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.2 KB, 77 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>MỤC LỤC </b>
<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>
<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN ... 4 </b>
<b>1.1. Khái quát về ô nhiễm tiếng ồn ... 4 </b>
<b>1.1.1. Khái niệm âm thanh ... 4 </b>
<b>1.1.2. Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn ... 5 </b>
<b>1.1.3. Phân loại tiếng ồn ... 6 </b>
<b>1.1.4. Tình hình ơ nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam ... 7 </b>
<b>1.2. Các nhóm quy định pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn ... 9 </b>
<b>1.2.1. Quy chuẩn kỹ thuật ... 9 </b>
<b>1.2.2. Quan trắc tiếng ồn ... 11 </b>
<b>1.2.3. Xử phạt vi phạm hành chính ... 13 </b>
<b>1.2.4. Quy hoạch ... 14 </b>
<b>1.2.5. Giấy phép môi trường ... 18 </b>
<b>CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN Ở CÁC QUỐC GIA ... 23 </b>
<b>2.1. Pháp luật về ô nhiễm tiếng ồn ở Anh ... 23 </b>
<b>2.1.1. Khái quát pháp luật về ô nhiễm tiếng ồn ở Anh ... 23 </b>
<b>2.1.2. Đạo Luật Bảo vệ Môi trường 1990 ( Environmental Protection Act 1990) ... 25 </b>
<b>2.2 Pháp luật về ô nhiễm tiếng ồn ở Liên minh châu Âu ... 29 </b>
<b>2.2.1 Chỉ thị END ... 29 </b>
<b>2.3. Pháp luật về ô nhiễm tiếng ồn ở Singapore ... 33 </b>
<b>2.3.1. Pháp luật Singapore nói chung trong bảo vệ mơi trường ... 33 </b>
<b>2.3.2. Quy định về tiếng ồn đối với thi công xây dựng ... 36 </b>
<b>2.3.3. Quy định về tiếng ồn công nghiệp ... 39 </b>
<b>2.3.4. Quy định về tiếng ồn đối với phương tiện cơ giới ... 40 </b>
<b>2.3.5. Quy định về tiếng ồn của các luật liên quan ... 42 </b>
<b>CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ... 46 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>3.1. Thực trạng pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam hiện nay</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>
<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
Với sự phát triển kinh tế, đơ thị hóa nhanh chóng như hiện nay ở các thành phố lớn thì vấn đề ô nhiễm tiếng ồn là tất yếu nhưng chúng ta cần có những quy định và biện pháp giảm thiểu tiếng ồn. Pháp luật nước ta tuy đã có quy định cụ thể, rõ ràng về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây ra tiếng ồn vượt quy chuẩn cho phép và áp dụng các hình phạt bổ sung để kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn nhưng thực tiễn xử lý vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn do còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém như: các quy định về xử lý ô nhiễm tiếng ồn chưa thể hiện được vai trò, công cụ của nhà nước để điều hành, quản lý xã hội và sự kết nối giữa người dân và các cơ quan có thẩm quyền cịn thiếu gắn kết; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhiều nhưng rải rác; việc phân công, phân cấp về xử lý ơ nhiễm tiếng ồn cịn chưa thực sự rõ ràng; sự phối hợp giữa trung các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức còn rất hạn chế.
Chính vì vậy, nhóm tác giả đã tìm hiểu các quy định pháp luật và cách thực thi pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam, cũng như Anh và Singapore, từ đó rút ra kinh nghiệm để hồn thiện pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam.
<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu khác nhau liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung, có thể kể đến các cơng trình như sau: Võ Trung Tín, Nguyễn Lâm Trâm Anh (2014), “Thuế bảo vệ mơi trường - hình thức thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong pháp luật môi trường”, Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16 (272)/2014; Nguyễn Thị Mỹ Trang (2010), Xử lý vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh. Các cơng trình này đóng vai trị nền tảng, là cơ sở để nghiên cứu về pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn.
Cụ thể trong lĩnh vực ơ nhiễm tiếng ồn, các cơng trình hiện nay cịn hạn chế, như: Cao Minh Q, Ngơ Quang Dự (2015), “Nghiên cứu xác định độ ồn dọc theo một
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">đoạn đường Phạm Hùng (Hà Nội)”, Giao thông vận tải, số 3; Nguyễn Lưu Lan Phương (2018), “Pháp luật Liên Minh châu Âu và một số nước châu Âu về kiểm sốt nguồn ồn giao thơng”, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 36/2018. Trong đó, cơng trình của tác giả Nguyễn Hồng Long (2022), Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, đã phân tích những vấn đề liên quan đến kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn và pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn, đồng thời là những quy định liên quan đến hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn trong hệ thống pháp luật môi trường. Tác giả đã chỉ ra được những bất cập còn tồn tại từ đó hồn thiện hơn hệ thống pháp luật về ơ nhiễm tiếng ồn.
<b>3. Mục đích nghiên cứu đề tài </b>
Đề tại đặt ra mục tiêu nghiên cứu gồm:
- Làm rõ các nội dung quy định pháp luật Việt Nam về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn;
- Giới thiệu và phân tích các quy định pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn của các quốc gia, khu vực trên thế giới gồm Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Singapore; - Trên cơ sở xem xét thực trạng pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam và các kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài </b>
Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, nhận diện các vấn đề thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật đang có hiệu lực của Việt Nam và pháp luật của các quốc gia, khu vực trên thế giới gồm Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Singapore.
<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>
Phương pháp phân tích: để làm rõ các vấn đề lý luận chung và pháp luật quy định về cách thức xử lý ô nhiễm tiếng ồn của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, sau đó tiến hành phân tích.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Phương pháp tổng hợp: từ những thơng tin, kết quả đã phân tích được trong quá trình nghiên cứu, tiến hành bước tổng hợp lại và đưa ra luận điểm chính.
Phương pháp so sánh luật học: trên cơ sở tìm hiểu pháp luật của nước ngoài và so sánh với pháp luật Việt Nam, nhận thấy được sự khác biệt giữa các nước trên thế giới và Việt Nam liên quan đến cách thức xử lý ô nhiễm tiếng ồn. Từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị.
<b>6. Kết cấu của đề tài </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN </b>
<b>1.1. Khái qt về ô nhiễm tiếng ồn 1.1.1. Khái niệm âm thanh </b>
Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về âm thanh nói chung cũng như tiếng ồn nói riêng. Vì vậy, nhóm tác giả sẽ đưa ra khái niệm dựa trên những thông tin đã tham khảo và tổng hợp được trong quá trình nghiên cứu.
Để có được cái nhìn tổng qt nhất về ô nhiễm tiếng ồn, cần phải có sự phân biệt rõ ràng về khái niệm của một âm thanh bình thường và tiếng ồn.
Âm thanh là một sóng hoặc một sự rung động truyền qua ba trạng thái vật chất, đó là chất rắn, chất lỏng và chất khí. Âm thanh được truyền qua các dao động cơ học, như khi tác động vào một vật, tạo nên một vài cơn rung trong các hạt phân tử, và khiến các hạt phân tử gần đó cũng rung động theo. Tai người có khả năng phân biệt được các tần số khác nhau, từ 20Hz đến 20,000Hz. Bất cứ tần số nào dao động nhỏ hơn hoặc vượt ngưỡng này, tai người đều không nghe được. Mức độ của âm thanh được đo bằng âm lượng, âm lượng được xác định bằng đơn vị Decibels (dB).
Cường độ âm thanh là cơng suất âm thanh được tính bằng Watts chia cho diện tích mà âm thanh đó bao phủ. Độ lớn của âm thanh liên quan tới cường độ âm thanh của bất kỳ âm thanh nào tại ngưỡng nghe. Âm thanh được xác định bằng đơn vị Decibels (dB). Ngưỡng nghe của con người có cường độ rơi vào khoảng 0.0000000000001 Watts/m<small>2</small> tương đương với 0 dB.
Theo trang HealthLinkBC<small>1</small> tạm dịch: “Nhìn chung, việc tiếng ồn được ghi nhận trên mức 85dB có thể được xem là có hại cho thính lực con người. Nhưng điều này vẫn cần được xem xét vào độ dài khoảng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn cũng như tần suất tiếp xúc. Việc này cũng phụ thuộc bạn có mang thiết bị bảo vệ chẳng hạn như nút tai hoặc bịt tai”. Chúng ta có thể xem 0 dB là ngưỡng thấp nhất, cịn mức cao nhất có thể nghe thấy được gọi là mức chói tai. Thơng thường, ngưỡng chói tai là 140 dB. Tuy
<small> </small>
<small>1 Healthwise Staff, “Harmful Noise Levels”, </small>
<small> truy cập ngày 10/1/2023 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">nhiên một số người có ngưỡng chói tai ở mức 85 dB, một số người khác thì ở ngưỡng 115 dB.
Tiếng lá xào xạc, âm nhạc nhẹ nhàng hay tiếng thầm thì thường ở mức 30 dB. Tiếng ồn ở một hộ gia đình là 40 dB. Một cuộc trị chuyện thơng thường, nhạc nền là 60 dB. Tiếng ồn văn phòng, bên trong xe với vận tốc 97 km/h tương đương 70 dB. 75 dB tương ứng với tiếng máy hút bụi, đài ra-đi-ô. Với giao thông mật độ cao hay nhà hàng đông người, máy cắt cỏ có độ ồn rơi vào khoảng 80 – 89 dB. Âm thanh trên 85 dB là âm thanh có hại cho thính lực của con người, vì vậy mức độ âm thanh của các khoảng cao hơn sẽ càng gây ra mức độ trầm trọng hơn. Âm thanh của tàu điện ngầm cũng như tiếng la hét có độ ồn khoảng 90 đến 95 dB. Xe địa hình, xe mơ – tơ có mức độ ồn từ 96 đến 100 dB. Một buổi tiệc ở trường sẽ tương đương với 101 đến 105 dB. Đối với máy cưa, máy thổi lá, xe trượt tuyết dao động ở khoảng 106 đến 115 dB. Với các khu công cộng ồn ào như đám đơng, buổi hịa nhạc rock, dàn nhạc giao hưởng là 120 đến 129 dB. Một cuộc đua xe sẽ có mức độ ồn là 130 dB và súng bắn, còi báo động ở độ cao 30m sẽ là 140 dB. Có thể thấy, những âm thanh trên 85 dB đều là những âm thanh mà chúng ta có thể sẽ gặp hàng ngày trong cuộc sống.
<b>1.1.2. Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn </b>
Tiếng ồn là những âm thanh khơng mong muốn, khơng có giá trị đồng thời vượt ngưỡng mức an tồn cho thính giác của con người, gây nên sự khó chịu, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp khơng có trật tự và được lan truyền trong môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí. Giống như âm thanh, tiếng ồn cũng được xác định bằng đơn vị Decibels (dB).
Tiếng ồn chính là âm thanh, nhưng không đồng nghĩa với việc âm thanh chính là tiếng ồn. Có thể kết luận rằng, âm thanh dễ chịu khi nghe, không gây hại tới con người và động vật, đồng thời mang lại những lợi ích nhất định. Tiếng ồn, là những âm thanh lớn, khơng mong muốn và gây khó chịu cho con người và các sinh vật sống, ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt thường ngày.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Như vậy, có thể khái qt ơ nhiễm tiếng ồn là những tiếng ồn kéo dài thường xuyên, liên tục, vượt quá ngưỡng nhất định và gây nên sự khó chịu, ảnh hưởng đến đời
<b>sống sinh hoạt hằng ngày của con người và động vật. </b>
<b>1.1.3. Phân loại tiếng ồn </b>
Tiếng ồn rất đa dạng, tồn tại trong mọi mặt của cuộc sống, tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của chúng ta theo hướng tích cực và tiêu cực. Dựa vào các mục đích khác nhau, tiếng ồn được phân loại theo vị trí, nguồn gốc, thời gian tác dụng, màu sắc… Tiếng ồn phân loại theo vị trí nguồn ồn bao gồm tiếng ồn trong nhà và tiếng ồn bên ngoài nhà. Tiếng ồn trong nhà do chính con người và những phương tiện, đồ vật phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của con người tạo ra như tiếng bước chân, tiếng nước chảy, tiếng tivi, tiếng máy hút bụi… Tiếng ồn bên ngoài nhà phát ra từ các phương tiện giao thơng, sân vận động, khu vui chơi, các cơng trình xây dựng, hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp…lan ra mơi trường bên ngồi. Dựa vào đặc điểm lan truyền, gồm có tiếng ồn khí động, tiếng ồn va chạm, tiếng ồn kết cấu. Tiếng ồn khí động phát ra và lan truyền trong khơng khí do các dịng khí chuyển động như tiếng nói, tiếng hát, tiếng từ loa phát thanh…Tiếng ồn va chạm tạo ra do sự va chạm của các vật thể, kim loại, thiết bị, máy móc. Tiếng ồn kết cấu lan truyền trong kết cấu nhà cửa hay trong các vật thể rắn nói chung, nguồn gốc của nó có thể là tiếng ồn khí động hoặc tiếng ồn va chạm, ví dụ như tiếng gõ cửa, tiếng bước chân ở tầng phía trên.
Đặc biệt, trong lĩnh vực sinh hoạt - dịch vụ, tình trạng tiếng ồn vượt chuẩn cho phép ngày càng gia tăng và những khó khăn trong cơng tác xử phạt gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu dân cư và cuộc sống của người dân. Theo Phó Giám c S Tài nguyên và Môi tr ng (TNMT) TPHCM Nguy#n Th$ Thanh M&, ti(ng )n t*i Thành ph H) Chí Minh g)m 4 nhóm: (1) Hoạt động karaoke, các điểm vui chơi, dịch vụ có quy mô lớn (quán bar, vũ trường, quán bia, club,…); (2) Quán nhậu vỉa hè mở nhạc, hát loa di động có cơng suất lớn, cường độ âm thanh lớn (loa của quán, loa của khách hoặc của những người bán kẹo kéo,…). (3) Hộ gia đình có trang bị dàn âm thanh, loa, karaoke, máy phát nhạc, chiếu phim; hộ gia đình thuê dàn nhạc để ca hát hoặc phục vụ các sinh hoạt văn hóa gia đình (tiệc cưới, lễ tang, sinh nhật và các dạng sinh hoạt, đám tiệc mừng, liên hoan khác,…), hát ngoài trời hoặc trong nhà nhưng khơng đóng kín cửa; (4) Các
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">loại hình bn bán có sử dụng loa phát thanh quảng cáo (siêu thị, chợ, tiệm photocopy, các điểm quảng cáo,…), địa điểm sinh hoạt công cộng (công viên, nhà thờ, chùa,...). Việc phân loại này, giúp các cơ quan chức năng dễ dàng xác định được chủ thể vi phạm, mức độ và quy mô vi phạm để áp dụng những mức xử phạt phù hợp.
<b>1.1.4. Tình hình ơ nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam </b>
Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Những tiếng ồn đó khi vượt quá ngưỡng nhất định sẽ gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo. Nguyên nhân tự nhiên là các hiện tượng tự nhiên như động đất, núi lửa, sấm chớp,… các hiện tượng này xảy ra ngẫu nhiên, nhất thời, không tác động liên tục, kéo dài đến cuộc sống của con người. Nguyên nhân nhân tạo do chính con người tạo nên và tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người trong thời gian dài, nhất là các thành phố lớn của nước ta. Điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế của cả nước, sự phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực khác như sự mở rộng của các hoạt động dịch vụ, vui chơi, giải trí; mật độ dân số tăng làm tăng mật độ giao thơng; xây dựng nhiều các cơng trình hạ tầng, cơ sở, đường xá, nhiều nhà máy, xí nghiệp với quy mơ lớn…những điều đó tất yếu dẫn đến tình trạng tiếng ồn gia tăng và ơ nhiễm tiếng ồn ngày càng nghiêm trọng. Có thể thấy, các nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố lớn là hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng và hoạt động sinh hoạt- dịch vụ.
Về hoạt động giao thơng, tính đến tháng 11/2022, tổng số phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội là hơn 7,7 triệu phương tiện; còn TP.HCM có 8,7 triệu phương tiện. Số lượng lớn và không ngừng gia tăng của các phương tiện giao thông với tiếng ồn từ còi xe, động cơ xe, phanh xe chính là nguồn sinh ra ơ nhiễm tiếng ồn và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn. Số lượng phương tiện cũ tham gia giao thông khá nhiều, các phương tiện không lắp bộ phận giảm tiếng ồn, ý thức của một bộ phận người tham gia giao thơng kém (bấm cịi xe inh ỏi, nẹt pơ xe…), một bộ phận thanh thiếu niên độ xe để tham gia các cuộc đua xe trái phép làm cho tiếng ồn phát ra từ bô xe, động cơ xe rất to. Bên cạnh đó, cịn có ngun nhân khách quan từ hệ thống hạ tầng giao thông, nhiều tuyến đường ln trong tình trạng kẹt xe dẫn đến các phương tiện tập trung rất
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">đông một chỗ gây ra tiếng ồn vượt ngưỡng. Máy bay cũng là loại phương tiện gây ra ô nhiễm tiếng ồn vì khi cất cánh và hạ cánh máy bay phát ra âm thanh với tần suất lớn, gây ảnh hưởng đến các khu dân cư sinh sống gần khu vực cảng hàng khơng. Theo báo cáo của Chương trình mơi trường Liên hợp quốc (UNEP), có một nghiên cứu theo dõi những người đi xe đạp hơn 1.000 km trong thành phố Hồ Chí Minh cho thấy rằng người đi xe đạp đã tiếp xúc với tiếng ồn mức trên 78 dB, có thể tổn thương thính giác. Tiếng ồn trong giao thơng ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt đến 103 dB (decibels), vượt ngưỡng tiếng ồn cho phép trong giao thơng là 70 dB, tiếng ồn ngồi trời trong khu vực dân cư là 55 dB, cao nhất trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Về hoạt động xây dựng, tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam hiện nay đã mang lại những thay đổi tích cực về diện mạo cho các thành phố nhưng cũng gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như bụi, vật liệu xây dựng gây ơ nhiễm khơng khí, hoạt động chơn lấp, xử lý chất thải rắn xây dựng gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, trong đó có ơ nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn trong xây dựng chủ yếu phát sinh từ các máy móc, thiết bị thi cơng (máy ủi, máy xúc, máy trộn bê tông), từ hoạt động phá dỡ cơng trình, tập kết vật liệu xây dựng. Các cơng trình xây dựng nhà ở, chung cư cao tầng, văn phịng mọc lên như nấm, khơng được quy hoạch hợp lý gây ra những tiếng ồn vượt quy chuẩn với thời gian thi công liên tục, kéo dài, cả ngày lẫn đêm, làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của những người dân sống xung quanh.
Đất nước phát triển, đời sống vật chất của con người được cải thiện nên nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao. Từ đó, trong lĩnh vực dịch vụ, vui chơi, các hoạt động giải trí phát triển mạnh như các quán bar, vũ trường, quán nhậu vỉa hè bật nhạc bằng loa công suất lớn, các loại hình bn bán sử dụng loa phát thanh để quảng cáo, những hộ gia đình trang bị dàn âm thanh, loa để hát karaoke nhưng lại mang ra ngoài đường hát hoặc hát ở trong nhà nhưng nhà khơng có cách âm, …các trường hợp này đều không quan tâm đến quy chuẩn, thời gian cho phép về tiếng ồn gây ra ơ nhiễm tiếng ồn. Ngồi ra, tiếng ồn phát ra từ những hoạt động sinh hằng ngày của mỗi hộ gia đình, nếu người dân khơng có ý thức giảm thiểu tiếng ồn, sẽ gây ra phiền toái, ảnh
<b>hưởng cho người xung quanh và cộng đồng. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>1.2. Các nhóm quy định pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn 1.2.1. Quy chuẩn kỹ thuật </b>
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 (sửa đổi, bổ sung 2018) tại khoản 2 Điều 3 đã làm rõ định nghĩa về quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật là những quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hố, dịch vụ, q trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng và những yêu cầu thiết yếu khác. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật bao gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, viết tắt là QCVN và quy chuẩn kỹ thuật địa phương, viết tắt là QCĐP. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, phối hợp cùng với Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định dự thảo. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương, phù hợp với đặc điểm địa lý, khí hậu, trình độ phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản, có hiệu lực áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất , kinh doanh và các hoạt động kinh tế- xã hội các đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và trong phạm vi quản lý của địa phương đối với quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
<i>Quy chuẩn kỹ thuật có các loại như quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy </i>
định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm,
<i>hàng hố, dịch vụ, q trình. Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm các quy định mức, </i>
chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn xây dựng, an
<i>toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn chăn ni, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an tồn trong q trình sản xuất, </i>
khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng
<i>hóa. Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh </i>
doanh, thương mại, bưu chính, viễn thơng, xây dựng, giáo dục, tài chính, giải trí và dịch
<i>vụ trong các lĩnh vực khác. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, chất thải. Cách phân loại theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006, cho thấy tính hệ thống của các quy chuẩn kỹ thuật theo từng lĩnh vực quản lý, thuận lợi cho hoạt động ban hành và thực hiện pháp luật.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường tác động đến các đối tượng là mơi trường đất, nước, khơng khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ; chất thải rắn, nước thải, khí thải; phương tiện, cơng cụ và hoạt động quản lý, bảo vệ và gìn giữ mơi trường. Hiện nay, chỉ riêng quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã có trên 50 văn bản, chia làm 3 nhóm theo Tổng cục mơi trường là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và các quy chuẩn kỹ thuật địa phương. QCVN 26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn được ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Trong văn bản này, quy chuẩn tiếng ồn được quy định cụ thể theo từng vùng, từng khu vực và từng khung giờ cụ thể. Theo quy định tại Điều 2.1 Mục 2, các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn. Tại khu vực đặc biệt (khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa…) thì các nguồn gây ra tiếng ồn không được vượt quá 55 dBA từ 6 giờ đến 21 giờ, 45 dBA từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Tại khu vực thông thường gồm khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính, giới hạn cho phép về tiếng ồn không vượt quá 70 dBA từ 6 giờ đến 21 giờ và 55 dBA từ 21 giờ đến 6 giờ.
Quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn được viện dẫn trong các quy chuẩn kỹ thuật thuộc các lĩnh vực khác để giới hạn mức tiếng ồn trong các hoạt động cụ thể thuộc lĩnh vực đó. QCVN 01:2021/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, trong mục 2 điều 2.9 khoản 2.9.2 có quy định: khoảng cách từ các cơng trình đến sân bay phải đảm bảo về tiếng ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT (điểm 2.9.2.3) hay đơ thị có đường sắt quốc gia chạy qua cần có các giải pháp tổ chức giao thơng phù hợp để không gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đô thị (điểm 2.9.3.4). Các địa điểm nhà tang lễ phải được quy hoạch phù hợp và có biện pháp chống tiếng ồn để khơng ảnh hưởng đến khu vực công cộng, khu dân cư (khoản 2.13.1 Điều 2.13 mục 2). Trong các hoạt động hàng không, đường sắt, nhà tang lễ, Bộ Xây dựng dựa vào quy chuẩn kỹ thuật về
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">tiếng ồn để quy định yêu cầu về quy hoạch xây dựng nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tiếng ồn tác động đến các khu vực xung quanh. QCVN 24:2016/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc quy định chi tiết mức áp suất âm cho phép tiếp xúc với tiếng ồn của người lao động theo những khoảng thời gian nhất định, cụ thể như người lao động chỉ được tiếp xúc với mức tiếng ồn 85dBA trở xuống trong thời gian 8 giờ liên tục, 97 dBA trở xuống trong 30 phút liên tục hay trong mọi thời điểm làm việc, không được tiếp xúc với tiếng ồn vượt quá 115 dBA (mức cực đại). QCVN 04:2021/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư, quy định các hệ thống thơng gió cưỡng bức, điều hịa khơng khí khi hoạt động khơng gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép (khoản 2.6.6 điều 2.6 mục 2); Giếng thang phải đảm bảo yêu cầu cách âm theo QCXDVN 05:2008/BXD và chống ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT (khoản 2.4.8 điều 2.4 mục 2); Nhà chung cư, phần căn hộ trong nhà chung cư hỗn hợp cần được thiết kế chống ồn phù hợp với các quy định trong QCXDVN 05:2008/BXD, QCVN 26:2010/BTNMT (khoản 2.8.6 điều 2.8 mục 2). Có thể thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa giúp nâng cao đời sống của người dân và phát triển đất nước nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường. Ơ nhiễm mơi trường do chất thải từ rác thải sinh hoạt của người dân, nước thải từ các nhà máy sản xuất xả thải ra mơi trường khơng qua xử lý, khói bụi từ các phương tiện giao thông…và tiếng ồn cũng là một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Nguồn tiếng ồn phát ra từ mọi hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống con người và nếu khơng được kiểm sốt sẽ gây ra ơ nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Chính vì vậy, Chính phủ, Các Bộ, ngành, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác có liên quan đến tiếng ồn để chủ thể của các hoạt động gây ra tiếng ồn có cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, ngoài ra, đó cịn là cơ sở đề các cơ quan chức năng thực hiện việc xử phạt những trường hợp gây ra tiếng ồn vượt
<b>chuẩn cho phép làm ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng. </b>
<b>1.2.2. Quan trắc tiếng ồn </b>
Khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến mơi trường. Quan trắc mơi trường có vai trị quan trọng đối với hệ thống quản lý mơi trường vì quá trình quan trắc cung cấp những số liệu, thông tin về môi trường giúp cho các nhà quản lý xem xét, kiểm tra, đánh giá để đưa ra các quy hoạch, biện pháp, kế hoạch quản lý mơi trường và ngăn chặn, kiểm sốt ơ nhiễm, suy thối mơi trường. Quan trắc mơi trường đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường giúp cho việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, cảnh báo kịp thời những diễn biến bất thường của môi trường, nguy cơ suy thối, ơ nhiễm… Mơi trường là yếu tố vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển bền vững nên các đối tượng cần phải được quan trắc môi trường bao gồm thành phần môi trường (môi trường nước, khơng khí, đất, đa dạng sinh học, tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng) và nguồn thải, chất thải, chất ơ nhiễm (nước thải, khí thải, chất thải cơng nghiệp, phóng xạ…).
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không quy định cụ thể định nghĩa của quan trắc tiếng ồn, có thể tham khảo các quy định tại chương III Thông tư 28/2011/TT-BTNMT (hết hiệu lực) quy định về Quy trình kỹ thuật quan trắc tiếng ồn, có thể đưa ra định nghĩa quan trắc tiếng ồn như sau: Quan trắc tiếng ồn là việc thực hiện các phép đo tiếng ồn, kiểm tra, xử lý thống kê, bình luận, báo cáo về các số liệu, kết quả quan trắc tiếng ồn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và chương trình quan trắc đã được thiết kế. Quan trắc tiếng ồn nhằm xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép, xác định các nguồn gây tiếng ồn, cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát tiếng ồn, đánh giá diễn biến ô nhiễm ồn theo thời gian và không gian, cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn và đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương. Địa điểm quan trắc tiếng ồn là tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động, làm việc, tiếng ồn do hoạt động của con người tại ra theo QCVN 26: 2010/BTNMT; khu vực cần đặc biệt yên tĩnh như bệnh viện, nhà trẻ, trường học; khu dân cư, nhà ở, khách sạn, cơ quan hành chính; khu vực thương mại, dịch vụ; khu vực sản xuất nằm xen kẽ trong dân cư; đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp phải tiến hành quan trắc tại các vị trí làm việc để đảm bảo tiếng ồn phát từ các nguồn ồn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động học tập, làm việc, nghỉ ngơi của người dân trong các khu vực này. Về
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">thông số quan trắc, thời gian và tần số quan trắc, thiết bị quan trắc, phương pháp quan trắc và xử lý số liệu, báo cáo đều được quy định chi tiết tại chương III Thông tư 28/2011/TT-BTNMT- Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn. Từ quy định này, các cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc quan trắc tiếng ồn để có
<b>biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn. </b>
<b>1.2.3. Xử phạt vi phạm hành chính </b>
Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Định nghĩa vi phạm hành chính như trên đã bao gồm các dấu hiệu cần thiết của vi phạm hành chính, đủ để phân biệt với các vi phạm pháp luật khác. Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật nên có những dấu hiệu chung của vi phạm pháp luật nhưng có các điểm khác biệt. Thứ nhất, vi phạm pháp luật hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính, tức là vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước. Chẳng hạn, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 tại Điều 49 quy định về đăng ký môi trường. Các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường, cụ thể là vi phạm quy định đăng ký môi trường sẽ bị xử phạt theo Điều 9 “Vi phạm các quy định về thực hiện đăng ký môi trường” Nghị định 45/2022/NĐ-CP- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thứ hai, vi phạm hành chính phải do chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý hành chính thực hiện. Chủ thể là cá nhân đạt đến độ tuổi nhất định, không bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính gồm cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức sự nghiệp được nhà nước cho phép thành lập và hoạt động. Thứ ba, hành vi trái pháp luật hành chính nhưng khơng bị Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Bộ luật Hình sự 2015 có chương XIX quy định Các tội phạm về mơi trường, như vậy người nào có hành vi gây hại đến môi trường nếu thuộc hành vi được BLHS điều chỉnh thì sẽ bị coi là tội phạm mà không bị xử phạt vi phạm hành chính. Thứ tư, hành vi vi phạm hành chính cụ thể và chế tài áp dụng đối với chủ thể vi phạm được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Chương II Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Các hình thức xử phạt hành chính bao gồm hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập, đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường bị áp dụng các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung. Ngồi các hình thức xử phạt chính và bổ sung, cá nhân, tổ chức cịn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Ví dụ như điều 22 “Vi phạm quy định về tiếng ồn” - NĐ 45/2022/NĐ-CP, khoản 1 quy định về hình thức xử phạt chính là cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. Khoản 2 đến khoản 10 quy định phạt tiền đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA trở lên với mức phạt tiền thấp nhất là 1.000.000 đồng và cao nhất là 160.000.000 đồng. Khoản 11 quy
<b>định hình thức xử phạt bổ sung và khoản 12 quy định biện pháp khắc phục hậu quả. </b>
<b>1.2.4. Quy hoạch</b>
Trước hết, về khái niệm quy hoạch, Luật Quy hoạch định nghĩa việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định. Luật điều chỉnh chung cho tất cả các loại quy hoạch trên phạm vi cả nước về: lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch. Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch cấp quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm. Tầm nhìn của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh là từ 20 năm đến 30 năm.
Việc nhu cầu phát triển đời sống kinh tế ngày càng gia tăng đáng kể, hoạt động xây dựng theo tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù cùng với các hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật kèm với hạ tầng xã hội được định nghĩa trong Luật
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">xây dựng bằng cụm từ “Quy hoạch xây dựng”. Với mục đích hướng tới nhằm tạo lập mơi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, phải được bảo đảm kết có sự hợp hài hịa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ hai, một đồ án quy hoạch xây dựng sẽ bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mơ hình và cuối cùng là thuyết minh. Thứ nhất, về sơ đồ án quy hoạch phải được được lưu trữ bởi chủ thể lập quy hoạch xây dựng thực hiện. Thứ hai, bản vẽ được thể hiện theo tỷ lệ phụ thuộc bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng sẽ được thể hiện ở tỷ lệ 1/500, hay của đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù được thể hiện theo tỷ lệ 1/2.000, và tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù. Thứ ba, mơ hình của các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng được Chính phủ quy định chi tiết và được trưng bày công khai, liên tục tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã đối với quy hoạch chi tiết xây dựng. Thứ tư, thuyết minh là quy trình theo luật định phải có trong nội dung của báo cáo về nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đối với báo cáo về nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, có các yêu cầu cần làm rõ trong thuyết minh đối với các nội dung như sự phù hợp của dự án đầu tư, sự tương thích giữa số lượng nhà ở với chỉ tiêu dân số đã được phê duyệt, nhà ở xã hội, phương án kinh doanh các sản phẩm nhà ở và các sản phẩm khác của dự án, sự phù hợp với định hướng phát triển đô thị, phương án phân kỳ đầu tư,...
Theo đó, trong q trình xây dựng, có các u cầu buộc nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện nhằm đảm bảo, quản lý mơi trường. Trong q trình xây dựng, cần có các biện pháp bảo đảm về bảo vệ mơi trường xung quanh, trong đó bao gồm biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải, thu dọn hiện trường.
Trong nội dung của đồ án quy hoạch chung hay quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, việc đánh giá môi trường chiến lược là một bước trong q trình lập quy hoạch đơ thị. Theo đó, đánh giá mơi trường chiến là việc phân tích, đi kèm với các dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Các hoạt động trên nhằm đề ra các giải pháp có thể làm giảm
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">đến mức tối đã các tác động mang tính chất tiêu cực, bất lợi lên môi trường, làm nền tảng và phát triển để đảm bảo mục tiêu.
Việc đánh giá môi trường phải bao gồm nhiều nội dung từ việc đánh giá về các điều kiện, hiện trạng của môi trường trong các lĩnh vực khí tượng thủy văn, chất lượng nước, hệ sinh thái, địa chất, xói mịn đất; chất thải rắn, nước thải và khơng thể thiếu chính là tiếng ồn. Ngồi ra cịn có vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên, hay việc khí hậu bị thay đổi; các vấn đề xã hội, cảnh quan, văn hóa và di sản cũng được đánh giá kèm theo. Các điều kiện nói trên được đưa ra đánh giá nhằm làm cơ sở từ đó đề ra các giải pháp quy hoạch đô thị.
Nội dung của đánh giá môi trường chiến lược còn bao gồm thêm các dự báo về diễn biến môi trường, các giải pháp tổng thể nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các tác động, hay các kế hoạch giám sát mơi trường.
Cịn về nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch phải đảm bảo bao gồm các nội dung từ khả năng tác động đến môi trường, cho đến phạm vi thực hiện, khả năng tác động đến thành phần môi trường và di sản thiên nhiên, các phương pháp đã áp dụng. Cần có sự so sánh , đánh giá về mức độ phù hợp giữa mục tiêu, quan điểm quy hoạch đối với chính báo về bảo vệ mơi trường, các kết quả từ tích cực đến tiêu cực của quy hoạch lên môi trường, đi kèm các tác động của biến đổi khí hậu. Cần có các giải pháp đi pháp đi kèm để có thể duy trì các xu hướng tích cực. Trái ngược với các xu hướng tích cực, các xu hướng tích cực cần phải bị giảm thiểu hết mức. Các giải pháp trên được dự báo bởi kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề về môi trường chính khi thực hiện quy hoạch. Trong q trình thực hiện quy hoạch, luôn cần các định hướng bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, kết quả tham vấn trong q trình thực hiện đánh giá mơi trường chiến lược cũng như vấn đề cần lưu ý về bảo vệ mơi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục cũng được bao hàm trong nội dung của đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch.
Thứ ba, nhóm quy định thẩm quyền trong các vấn đề như tổ chức lập quy hoạch, nhiệm vụ, quy trình, tổ chức tư vấn, đánh giá mơi trường chiến lược, lấy ý kiến, căn cứ lập quy hoạch, yêu cầu nội dung, nội dung quy hoạch tổng thể, nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia, nội dung quy hoạch biển quốc gia, nội dung quy hoạch ngành quốc gia, vùng, tỉnh, đơ thị, nơng thơn. Trong đó, nhằm thể hiện tính độc lập, nâng cao trách
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">nhiệm từ người đứng đầu, Chính phủ là cơ quan chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch vùng. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch và việc tích hợp quy hoạch cho từng loại quy hoạch. Các Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập quy hoạch tỉnh, thành phố thuộc thẩm quyền quản lý cũng như quy định thẩm quyền kéo theo trong việc lựa chọn tổ chức tư vấn pháp lý và trách nhiệm lấy ý kiến.
Những quy hoạch quyết định những định hướng phát triển mang tầm vĩ mô, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước cũng như liên quan tới quốc phòng, an ninh như quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia sẽ thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Ngồi ra, đối với quy hoạch ở mức độ ít tác động bằng như quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thứ tư, nhóm ngun nhân chính khiến cho công tác quy hoạch của chúng ta chưa được hiệu quả, còn nhiều mặt cần khắc phục bởi chính các yếu tố trải từ pháp lý đến thực định. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta trong lĩnh vực quy hoạch có sự thiếu đồng bộ, thống nhất. Sự chồng chéo hệ thống văn bản do được ban hành bởi các cơ quan khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau. Sự rườm rà trong trong công tác phân công, phân cấp về lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong công việc tổ chức thực hiện quy hoạch cho thấy sự thiếu kết nối, hiệu quả. Chưa hết, nhóm chế tài, biện pháp xử lý vi phạm vẫn chưa đủ mạnh về ngăn chặn hành vi vi phạm. Ngoài ra, các yếu tố như tư tưởng chủ nghĩa bình qn, căn bệnh thành tích hay tư duy nhiệm kỳ của các cấp, các ngành cũng khiến cho công tác quy hoạch thiếu khách quan, không khả thi và bị điều chỉnh tùy tiện.
Cuối cùng, nhằm giải quyết các hạn chế, yếu kém từ việc công tác quy hoạch chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành, làm lãng phí nguồn lực của đất nước cũng như các tác động tiêu cực tới hệ sinh thái và mơi trường từ nhiều vấn đề. Có thể kể đến việc quy hoạch được lập nhiều nhưng chất lượng quy hoạch thấp cũng như chưa thực sự phù hợp, thiếu tính khả thi dân đến sự tiêu hao nguồn lực của đất nước khơng thích đáng. Việc các quy hoạch được thực hiện riêng rẽ, thiếu sự thống nhất dẫn đến mâu thuẫn. Vị trí và vai trị của quy hoạch vốn được thể hiện như là công cụ của
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">nhà nước nhằm điều hành phát triển kinh tế - xã hội và sự kết nối giữa chiến lược với kế hoạch lại chưa thực sự được phát huy, thể hiện rõ từ đó cho thấy rõ sự rời rạc giữa mục tiêu, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện. Công tác tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện vẫn chưa có sự hiệu quả. Điều này được thể hiện thông qua các công tác trong chỉ đạo điều hành bị buông lỏng, chưa được xử lý kịp thời.
Việc xây dựng bên Luật quy hoạch với phạm vi điều chỉnh bao quát các loại quy hoạch trên phạm vi cả nước cùng các cơ chế thẩm định độc lập, tập trung, quy kết trách nhiệm về một cơ quan, đầu mối từ đó có thể tăng cường cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch và có các biện pháp, giải pháp, hướng xử lý kịp thời, nhanh chóng và nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch. Với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và bền vững cũng như nâng cao trách nhiệm của bộ phận người lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác lập nên, điều hành và thực hiện các công tác chỉ đạo các cấp trải từ cao xuống thấp, từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
<b>1.2.5. Giấy phép môi trường </b>
Một trong những nguồn tiếng ồn chính ở các khu đơ thị đó chính là tiếng ồn phát ra từ các cơng trình thi cơng xây dựng. Để kiểm sốt chặt chẽ vấn đề này, trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã có quy định về giấy phép mơi trường. Theo khoản 8 Điều 3 của Luật này, “giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”. Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có). Trong đó, nội dung cấp phép mơi trường có đề cập đến nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung, và các yêu cầu về bảo vệ môi trường cũng bao gồm cơng trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu. Đối tượng phải có giấy phép môi trường cũng rất đa dạng, với các dự án đầu tư nhóm I, II và III. Đây là các dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng tới môi
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">trường, được quy định chi tiết những yếu tố có thể tác động xấu đến môi trường. Với các quy định này, các chủ dự án đầu tư, cơ sở phải thực hiện trách nhiệm bảo vệ mơi trường của mình trong khi thi cơng xây dựng. Đây cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của mình. Bên cạnh đó, giấy phép mơi trường cũng có thời hạn, vì vậy các chủ đầu tư sẽ phải cập nhật việc thực hiện bảo vệ mơi trường của mình.
Bên cạnh các quy định trong pháp luật về môi trường, ngay trong lĩnh vực xây dựng cũng có những quy định. Để có thể kiểm soát được vấn đề tiếng ồn trong xây dựng, cần phải chặt chẽ ngay từ khâu bắt đầu thi cơng xây dựng cơng trình. Theo quy định của khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2020 và Nghị định 15/2021/NĐ-CP, giấy phép xây dựng có 4 loại, bao gồm: giấy phép xây dựng mới; giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo; giấy phép di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn. Các giấy phép này quy định cho từng loại cơng trình xây dựng có mục đích khác nhau. Một trong các điều kiện để được cấp các giấy phép xây dựng này trong khu vực đơ thị đó là phải đảm bảo về yêu cầu bảo vệ môi trường. Điều 116 Luật Xây dựng 2020 đã quy trách nhiệm bảo vệ môi trường trong xây dựng trước hết là cho nhà đầu tư bao gồm việc lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như giảm thiểu tiếng ồn, bảo vệ mơi trường khơng khí, mơi trường nước... Nếu các chủ đầu tư khơng có đủ điều kiện năng lực tự mình giám sát thì có thể thuê người tư vấn giám sát, khi đó nhà thầu giám sát thi công xây dựng phải đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm sốt tiến độ, an tồn lao động, bảo vệ mơi trường… đồng thời giám sát việc thực hiện các quy định về an tồn, bảo vệ mơi trường. Bên cạnh đó, đối với những cơng trình cấp đặc biệt do Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng tại địa phương thì trách nhiệm kiểm tra, quản lý trật tự thuộc về Sở Xây dựng . Trong Nghị định 15/2021/NĐ-CP và Luật Xây dựng 2020 có quy định rõ về việc khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cũng phải nộp kèm theo giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường được thực hiện, các cơng trình xây dựng phải ln có sự giám sát trong suốt q trình xây dựng. Đó có thể là sự giám
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">sát của chính chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi cơng xây dựng được chủ đầu tư th .
Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về việc tránh ảnh hưởng của tiếng ồn từ các cơng trình thi cơng xây dựng đến người dân. Tuy nhiên, quy trình xử lý giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa thực sự rõ ràng. Chẳng hạn như, trách nhiệm về việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường lại không phải trách nhiệm của Sở Tài Nguyên và Môi trường, mà thuộc về trách nhiệm của cơ sở sản xuất ngành Xây dựng và Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Luật Môi trường 2020 không ghi nhận về thẩm quyền xử lý của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường trong trường hợp có vi phạm về quy định bảo vệ mơi trường của cơng trình xây dựng, mà được quy định riêng trong Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Theo đó, Thanh tra chuyên ngành tài ngun và mơi trường có thẩm quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng và tịch thu tang vật có giá trị đến 1.000.000 đồng, nhưng trong khi đó các hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn và độ rung có thể phạt tiền lên đến 160.000.000 đồng. Ngồi ra, q trình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm của Thanh tra cũng không được đề cập cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tương tự, trong lĩnh vực xây dựng, Thanh tra viên xây dựng cũng chỉ có thẩm quyền xử phạt là cảnh cáo và phạt tiền đến 1.000.000 đồng . Điều này có thể dẫn tới sự chậm trễ trong việc xử phạt, gây ảnh hưởng tới những người dân xung quanh.
<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>
Kết luận lại chương 1, nhóm tác giả đã nêu được các khái niệm về âm thanh, tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. Để hiểu được ô nhiễm tiếng ồn là như thế nào, cần phải đi từ khái niệm âm thanh, sau đó là khái niệm về tiếng ồn. Các khái niệm này đều không được quy định trong pháp luật về môi trường ở Việt Nam, vì vậy nhóm đã phân tích dựa trên các bài nghiên cứu nước ngồi, và tìm hiểu được rằng các âm thanh trên 85 dB sẽ ảnh hưởng đến thính giác của con người. Có thể rút ra khái niệm về tiếng ồn, đó là những âm thanh khơng mong muốn, vượt ngưỡng mức an tồn cho thính giác của con người, gây nên sự khó chịu, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Từ đó đưa ra kết luận về ơ nhiễm tiếng ồn, đó là những tiếng ồn kéo dài thường xuyên, liên tục,
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">vượt quá ngưỡng nhất định và gây nên sự khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người và động vật.
Nhóm phân loại tiếng ồn dựa trên báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, chia tiếng ồn thành 4 nhóm: (1) Hoạt động karaoke, các điểm vui chơi, dịch vụ có quy mô lớn. (2) Quán nhậu vỉa hè mở nhạc, hát loa di động có cơng suất lớn, cường độ âm thanh lớn. (3) Hộ gia đình có trang bị dàn âm thanh, loa, karaoke, máy phát nhạc, chiếu phim; hộ gia đình thuê dàn nhạc để ca hát hoặc phục vụ các sinh hoạt văn hóa gia đình, hát ngồi trời hoặc trong nhà nhưng khơng đóng kín cửa; (4) Các loại hình bn bán có sử dụng loa phát thanh quảng, địa điểm sinh hoạt công cộng. Việc phân loại này giúp các cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện việc kiểm tra, giám sát hơn. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã phân tích tình hình ơ nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực giao thơng, tiếng ồn ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt đến 103 dB, vượt ngưỡng tiếng ồn cho phép trong giao thơng là 70 dB, tiếng ồn ngồi trời trong khu vực dân cư là 55 dB, cao nhất trong khu vực Đơng Á, Đơng Nam Á và Thái Bình Dương. Trong lĩnh vực xây dựng, ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ các máy móc, thiết bị thi cơng, từ hoạt động phá dỡ cơng trình, tập kết vật liệu xây dựng và các cơng trình xây dựng không được quy hoạch hợp lý dẫn đến việc thi công liên tục, kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống cư dân. Trong lĩnh vực dịch vụ, các hoạt động vui chơi giải trí sử dụng loa với cơng suất lớn, những hộ gia đình trang bị dàn âm thanh, loa để hát karaoke nhưng lại mang ra ngoài đường hát hoặc hát ở trong nhà nhưng nhà không có cách âm…
Để giải quyết tình hình ơ nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra năm công cụ hỗ trợ cho việc kiểm sốt tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam, Thứ nhất, công cụ quy chuẩn kỹ thuật môi trường tác động đến các đối tượng là môi trường đất, nước, khơng khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ; chất thải rắn, nước thải, khí thải; phương tiện, công cụ và hoạt động quản lý, bảo vệ và gìn giữ mơi trường. QCVN 26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn được ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn được viện dẫn trong các quy chuẩn kỹ thuật thuộc các lĩnh vực khác để giới hạn mức tiếng ồn trong các hoạt động cụ thể thuộc lĩnh vực đó. Thứ hai, cơng cụ quan trắc tiếng ồn nhằm xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng theo các tiêu chuẩn
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">cho phép, xác định các nguồn gây tiếng ồn, cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát tiếng ồn, đánh giá diễn biến ô nhiễm ồn theo thời gian và không gian, cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn. Thứ ba, công cụ xử phạt vi phạm hành chính giúp người dân ý thức hơn trong việc gây ô nhiễm tiếng ồn nơi công cộng với Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Thứ tư, công cụ quy hoạch. Việc đánh giá môi trường chiến lược là một bước trong quá trình lập quy hoạch đơ thị gồm việc phân tích, đi kèm với các dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Các hoạt động trên nhằm đề ra các giải pháp có thể làm giảm đến mức tối đã các tác động mang tính chất tiêu cực, bất lợi lên mơi trường, làm nền tảng và phát triển để đảm bảo mục tiêu. Thứ năm, công cụ giấy phép môi trường. Nội dung cấp phép mơi trường có đề cập đến nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung, và các yêu cầu về bảo vệ mơi trường cũng bao gồm cơng trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, cịn có giấy phép xây dựng quy định trong Luật Xây dựng 2020, nhà đầu tư bao gồm việc lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như giảm thiểu tiếng ồn, bảo vệ môi trường khơng khí, mơi trường nước…
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><b>CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN Ở CÁC QUỐC GIA </b>
<b>2.1. Pháp luật về ô nhiễm tiếng ồn ở Anh </b>
<b>2.1.1. Khái quát pháp luật về ô nhiễm tiếng ồn ở Anh </b>
<b> Anh là một quốc gia sử dụng hệ thống Thông luật (Common Law). Mặc dù sử </b>
dụng hệ thống Thơng luật nhưng Anh vẫn có hệ thống luật thành văn dành cho vấn đề ô nhiễm tiếng ồn.
Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ở quốc gia này đã được ghi nhận và giải quyết từ rất sớm trong cộng đồng sống của người dân. Cụ thể, vào thế kỷ 13, những hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá ồn ào như rèn sắt, mua bán thực phẩm,… đều được diễn ra ở những khu vực riêng biệt trong thành phố. Cụm từ “nuisance” (mối phiền tối) phát triển từ hệ thống Thơng luật có nghĩa rằng bất cứ hành động này gây ra sự phiền nhiễu, rắc rối hay tổn thương vật chất. Ví dụ, một lá thư thỉnh cầu của một thầy tu đã được gửi lên cho National Archives liên quan về vấn đề di chuyển Tòa án đến một nơi khác cách xa khỏi nhà thờ của họ vì nhà thờ có thể gây ồn ào cho hoạt động xét xử của Tịa án và lá thư đó đã được nhà vua chấp thuận. Có thể thấy, trong lịch sử của nước Anh đã có ghi nhận rất nhiều những trường hợp liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn.
Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các đơn khiếu nại không cịn nhằm mục đích đơn thuần là phản ánh tiếng ồn, và để có thể giải quyết một vụ việc liên quan đến tiếng ồn thì cần đến một khoản tiền rất lớn đã dẫn tới những khó khăn trong q trình giải quyết. Song, cũng chính nhờ đó mà vấn đề “statutory nuisance” (mối phiền toái theo luật định) này đã được chính thức quy định trong pháp luật trong những năm 1840 và 1850, và trong thế kỷ 20 với Public Health Act 1936 (Đạo luật Sức khỏe cộng đồng năm 1936).
Nuisance Removal Act 1855 (Đạo luật Xoá bỏ Sự phiền toái năm 1855) được xem là một đạo luật nổi bật trong thời điểm này, quy định rõ về “statutory nuisance” nhưng vẫn chưa có quy định về tiếng ồn. Với đạo luật này, các sĩ quan sẽ thường xuyên đi tuần tra và những hành động gây ra phiền toái đều được xử lý ngay. Cho đến năm
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">1960, vấn đề tiếng ồn được ghi nhận lần đầu trong Noise Abatement Act 1960 (Đạo luật Giảm bớt tiếng ồn 1960) sửa đổi, bổ sung cho Public Health Act 1936.
Committee on the Problem of Noise (Uỷ ban về các vấn đề của tiếng ồn) đã ban hành một bài báo cáo chuyên đề “Noise – Final Report” (Tiếng ồn – Bản báo cáo hoàn thiện) vào tháng 7 năm 1963, ngày nay được biết đến rộng rãi hơn ở Vương quốc Anh với cái tên Wilson Report (Bản báo cáo Wilson). Wilson Report là một bản báo cáo vô cùng tiến bộ với những góc nhìn đa dạng và chỉ ra được những thử thách, khó khăn ở trước mắt. Bản báo cáo này cho rằng việc giải quyết tiếng ồn cần phải bao gồm cả cảm xúc của người dân, và cần tập trung vào giá trị con người và môi trường hơn là những số liệu kỹ thuật chính xác. Wilson Report đã đặt ra rất nhiều nền móng cho q trình giải quyết vấn đề ơ nhiễm tiếng ồn trong hơn 10 năm, bao gồm kiểm sốt tiếng ồn ở cơng trường xây dựng, sự cần thiết trong việc tăng cường việc kiểm soát tiếng ồn vào ban đêm,… Uỷ ban này thậm chí đã xác định được rất nhiều khó khăn mà trong thời điểm ngày nay vẫn cịn phải đối mặt, ví dụ như cách tối ưu nhất để thay đổi những hành động gây tiếng ồn, hay cách tối ưu nhất để cân bằng giữa nhu cầu di chuyển đang ngày càng tăng cao của người dân với những biện pháp kiểm soát tiếng ồn.
Một đạo luật cụ thể về tiếng ồn khác trong khoảng thời gian này là Noise Insulation Regulations 1973 (Quy chế ngăn cách tiếng ồn năm 1973), áp dụng cho những hộ dân cư sống gần đường cao tốc và cung cấp cho họ những biện pháp ngăn cách tiếng ồn nếu như những tiêu chí về an tồn âm thanh đã vượt ngưỡng cho phép. Cũng trong khoảng thời gian này, các quy chuẩn kỹ thuật tiếng ồn ở Anh cũng được ban hành. Quy chuẩn kỹ thuật đầu tiên, BS4142:1967 (nay là BS8233) đưa ra phương pháp để đo tiếng ồn trong khu công nghiệp ảnh hưởng tới khu vực kết hợp giữa nhà của các hộ dân và khu công nghiệp. Quy chuẩn kỹ thuật thứ hai, BS:CP3:1972 (nay là BS5228), quy tắc hành nghề trong giảm thiểu tiếng ồn cho các toà nhà. Hiện nay, các quy chuẩn kỹ thuật này vẫn liên tục được sửa đổi và bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế.
Control of Pollution Act 1974 (Đạo luật Kiểm sốt ơ nhiễm năm 1974) là một bước ngoặt trong quá trình xử lý tiếng ồn ở Anh. Đạo luật này đã ban hành nhiều khung cơ bản trong việc bảo vệ môi trường, bao gồm cả tiếng ồn. Trong đạo luật này, chính quyền địa phương sẽ nhận một bản thông báo từ một người, hoặc một công ty về việc
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">họ sẽ tiến hành xây dựng, hoặc có kế hoạch xây dựng để chính quyền có thể kiểm sốt được tiếng ồn.
Có thể thấy, theo tiến trình từ xa xưa đến hiện đại ngày nay, luật đóng vai trị rất quan trọng trong việc xử lý ô nhiễm tiếng ồn. Từ những bộ nguyên tắc đã phát triển thành đạo luật cụ thể, và sau đó là sự ra đời của các cơng cụ giúp cho việc kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn được triệt để hơn.
Nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu về Đạo Luật Bảo vệ Môi trường 1990 là vì, đây là đạo luật được ban hành sau cùng, đã có sự kế thừa những tinh hoa từ pháp luật trước, và đây là đạo luật được ban hành thành văn, có thể dễ dàng nghiên cứu và học
<b>hỏi. Trên các cơ sở đó, nhóm đã chọn tìm hiểu về Đạo Luật Bảo vệ Mơi trường 1990. </b>
<b>2.1.2. Đạo Luật Bảo vệ Môi trường 1990 ( Environmental Protection Act 1990) </b>
Đạo luật Bảo vệ Môi trường năm 1990 (EA) là một Đạo luật của Quốc hội Vương quốc Anh. Kể từ năm 2008 Đạo luật được xác định ở Anh, xứ Wales và Scotland, quy định cơ cấu và thẩm quyền cơ bản để quản lý chất thải và kiểm sốt khí thải vào mơi trường. Đạo luật Bảo vệ môi trường 1990 của Vương quốc Anh gồm 9 phần quy định về các vấn đề: kiểm sốt ơ nhiễm tổng hợp và kiểm sốt ô nhiễm không khí của chính quyền địa phương (Phần I), Chất thải trên đất (Phần II), Đất bị ô nhiễm (Phần IIA), Phiền tối theo luật định và khơng khí trong lành (Phần III), Xả rác (Phần IV), Sửa đổi của Đạo luật về chất phóng xạ năm 1960 (Phần V), Sinh vật biến đổi gen (Phần VI), Bảo tồn thiên nhiên ở Vương quốc Anh và các vấn đề nông thôn ở xứ Wales (Phần VII), phần VII và IX quy định về các vấn đề khác có liên quan. Trong phần III quy định về Phiền toái theo luật định và khơng khí trong lành, đạo luật có những quy định riêng cho nước Anh, xứ Wales khác với Scotland. Ở đây, nhóm tác giả chỉ tìm hiểu về luật quy định cho nước Anh và xứ Wales.
Thứ nhất, về định nghĩa “Sự phiền toái (nuisances)” được quy định trong Đạo luật. Những sự phiền toái đó xuất phát từ tiếng ồn hoặc do khơng khí (khói, bụi, hơi nước, mùi) thường khó xác định, vì vậy, khi chúng gây khó chịu, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thì luật sẽ quy định các tác nhân đó là “phiền tối theo luật định” (Statutory nuisances). Điều 79 - “Các phiền toái theo luật định và các cuộc kiểm tra liên quan” quy định về các tác nhân gây ra sự phiền toái, khó chịu hoặc ảnh hưởng
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">tới sức khỏe con người và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc hạn chế và giảm bớt các tác nhân đó. Theo đó, Đạo luật quy định tiếng ồn là một trong những phiền toái theo luật định. Thứ nhất, tiếng ồn phát ra từ cơ sở gây phương hại đến sức
<i>khỏe hoặc gây phiền toái (điểm g khoản 1) nhưng không bao gồm tiếng ồn do máy bay </i>
mơ hình (khoản 6). Thứ hai, tiếng ồn gây hại cho sức khỏe hoặc gây phiền toái mà phát ra từ các phương tiện, máy móc hoặc thiết bị trên đường phố (điểm ga khoản 1) nhưng không phải là tiếng ồn giao thông, tiếng ồn từ các lực lượng hải quân, quân sự hoặc không quân của Vương quốc Anh hoặc lực lượng thăm viếng chiếm đóng, tiếng ồn từ các cuộc biểu tình (khoản 6A). Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, Đạo luật yêu cầu mọi Hội đồng địa phương có nhiệm vụ kiểm tra khu vực của mình để phát hiện các phiền toái theo luật định cần được xử lý và khi có người gửi khiếu nại về sự phiền tối theo luật định thì phải thực hiện các bước theo thủ tục tố tụng một cách hợp lý để điều tra khiếu nại (điểm h khoản 1). Như vậy, Hội đồng địa phương có trách nhiệm kiểm tra và điều tra về các khiếu nại liên quan đến các tiếng ồn tại (điểm g khoản 1) và (điểm ga khoản 1) như nhà máy, cửa hàng, quán ăn, nhà ở và các phương tiện cố định trên đường phố.
Thứ hai, về cơng cụ và cách thức kiểm sốt tiếng ồn: Tổ chức Bảo vệ môi trường Vương Quốc Anh dựa trên các quy định về tiếng ồn của Đạo luật Bảo vệ môi trường 1990 để đưa ra thông tin cần thiết về tiếng ồn và các giải pháp khi bị quấy rầy bởi tiếng ồn. Cụ thể, về tiếng ồn trên đường phố, Hội đồng địa phương có thể điều tra khiếu nại về tiếng ồn từ loa phóng thanh, máy phát điện, báo động ơ tô nhưng không thể điều tra khiếu nại tiếng ồn từ các phương tiện giao thông di chuyển trên đường. Việc sử dụng loa phóng thanh trên đường phố bị cấm từ 21 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau, ngoại trừ xe cảnh sát, xe cứu thương, xe cứu hỏa. Chính quyền địa phương cũng có thể cấp phép sử dụng loa phóng thanh ngồi những giờ cấm để giải trí hoặc vận động bầu cử. Ngồi ra, những phương tiện bán thực phẩm dễ hỏng (ví dụ: xe bán kem) có thể sử dụng loa từ 12 giờ đến 19 giờ. Cịn khi một người lắp đặt chng báo động thì người đó phải kiểm tra với chính quyền địa phương xem mình có nằm trong “khu vực thơng báo chng báo động” hay khơng. Nếu có thì người đó phải chỉ định một người có thể tắt chng báo động khi nó vơ tình bật lên. Cho dù chng báo có nằm trong khu vực thơng báo hay khơng thì khi chng báo reo liên tục trong vòng 20 phút hoặc ngắt quãng trong
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">hơn 1 giờ và được đánh giá là gây phiền tối thì chính quyền địa phương sẽ vào cơ sở để tắt tiếng báo động. Tiếng ồn âm nhạc vào ban đêm vượt quá mức cho phép trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 7 giờ sáng sẽ bị chính quyền địa phương gửi thơng báo phạt cố định, người có thẩm quyền cũng có thể vào cơ sở đó để tịch thu thiết bị gây ồn. Thứ ba, về thủ tục tố tụng các phiền toái theo luật định (Điều 80), khoản 2A quy định khi chính quyền địa phương cho rằng có sự phiền tối về tiếng ồn xảy ra hoặc có khả năng xảy ra hoặc tái diễn trong khu vực quản lý thì chính quyền sẽ gửi thông báo
<i>giảm bớt (abatement notice) đối với sự phiền toái (điểm a khoản 2A) hoặc thực hiện </i>
các biện pháp khác mà chính quyền cho là phù hợp để thuyết phục giảm bớt sự phiền toái hoặc ngăn cấm hoặc hạn chế sự xuất hiện hoặc tái diễn của tiếng ồn (điểm b khoản 2A). Đối với thông báo giảm bớt, thông báo đặt ra yêu cầu giảm bớt phiền toái hoặc cấm hoặc hạn chế sự xảy ra hoặc tái diễn của tiếng ồn (điểm a khoản 1) hoặc yêu cầu thực hiện các công việc cần thiết khác để đạt được mục đích giảm bớt sự phiền toái từ tiếng ồn (điểm b khoản 1). Thông báo sẽ được tống đạt đến người chịu trách nhiệm về sự phiền toái (điểm a khoản 2). Trong trường hợp sự phiền toái phát sinh từ các khiếm khuyết về đặc điểm cấu trúc của cơ sở (điểm b khoản 2) hoặc khơng thể tìm thấy người chịu trách nhiệm về sự phiền toái (điểm c khoản 2 ) thì thơng báo sẽ khơng được tống đạt. Đối với việc thực hiện các biện pháp khác, sau khi chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp khác nhằm thuyết phục giảm bớt sự phiền toái hoặc ngăn cấm hoặc hạn chế sự xuất hiện hoặc tái diễn của tiếng ồn (điểm b khoản 2A) nhưng trước khi kết thúc thời hạn liên quan, cơ quan có thẩm quyền cho rằng các biện pháp đó sẽ không thành công (điểm a khoản 2C) hoặc khi kết thúc thời hạn liên quan, cơ quan có thẩm quyền cho rằng tiếng ồn vẫn tiếp tục tồn tại hoặc tiếp tục có khả năng xảy ra hoặc tái diễn (điểm b khoản 2C) thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo giảm bớt đối với sự phiền toái. Ở đây, thời hạn liên quan là 7 ngày tính từ ngày mà cơ quan có thẩm quyền cho rằng sự phiền tối đã tồn tại hoặc có khả năng xảy ra hoặc tái diễn (khoản 2D).
Người được gửi thơng báo giảm bớt đối với sự phiền tối có thể kháng cáo thơng báo đó lên Tịa sơ thẩm trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày người đó được tống đạt thơng báo (khoản 3 điều 80). Người được tống đạt thông báo giảm bớt mà không có lý do hợp lý cho việc gây ra phiền tối hoặc khơng tn thủ các u cầu hoặc lệnh cấm do thông
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">báo đưa ra thì người đó sẽ phạm tội (điều 4). Người phạm tội theo tiểu điều 4 sẽ phải chịu trách nhiệm khi bị kết án sơ thẩm với mức phạt tiền không vượt quá mức 5 theo thang tiêu chuẩn<small>2</small> cùng với khoản tiền phạt bổ sung là 1/10 của số lớn hơn 5.000 bảng Anh hoặc mức 4 theo thang tiêu chuẩn cho mỗi ngày mà hành vi phạm tội vẫn tiếp diễn sau khi bị kết án (điều 5). Người phạm tội theo điều 4 tại các cơ sở công nghiệp, thương mại hoặc kinh doanh cũng sẽ bị kết án sơ thẩm và phạt tiền (điều 6). Trước khi luật sửa đổi, tại điều 6 chỉ quy định “phạt tiền không quá 20.000 bảng Anh” nhưng nay đã được thay thế bằng “một khoản tiền phạt”, tức là không để cập đến giới hạn mức phạt tiền.
Như vậy, Đạo luật Bảo vệ môi trường 1990 quy định tiếng ồn là một trong những tác nhân gây ra gây ra sự phiền tối, khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, tuy nhiên, đây là một yếu tố khó để xác định mức độ gây ảnh hưởng của nó. Vì vậy, Đạo luật đã quy định tiếng ồn là phiền toái theo luật định (Statutory nuisances), nghĩa là ngoài trường hợp tiếng ồn đã xảy ra hoặc tái diễn trên thực tế thì cịn trường hợp tiếng ồn chưa xảy ra trên thực tế nhưng chính quyền địa phương có đủ căn cứ để cho rằng tiếng ồn có khả năng xảy ra thì chính quyền địa phương sẽ gửi thông báo giảm bớt đối với sự phiền tối (abatement noise). Có thể thấy, quy định về “phiền toái theo luật định” (Statutory nuisances) như trên giúp chính quyền ngay từ cấp địa phương chủ động ngăn chặn tiếng ồn khi nó chưa xảy ra hoặc hạn chế tiếng ồn đang xảy ra hoặc tái diễn trong khu vực quản lý của mình. Bên cạnh đó, chính quyền cũng có thể thực hiện các biện pháp phù hợp khác để thuyết phục người vi phạm giảm bớt hoặc hạn chế hoặc cấm sự phiền toái từ tiếng ồn trước khi gửi thông báo giảm bớt.
Người phạm tội là người được tống đạt thông báo giảm bớt mà khơng có lý do hợp lý cho việc gây ra phiền tối hoặc khơng tn thủ bất kỳ yêu cầu hoặc lệnh cấm nào do thông báo đưa ra. Người phạm tội sẽ bị kết án sơ thẩm với hình thức phạt tiền được giới hạn mức phạt tiền cụ thể, tuy nhiên, đối với người phạm tội tại các cơ sở công nghiệp, thương mại hoặc kinh doanh phải chịu mức phạt tiền khơng có giới hạn để tăng
<b>tính răn đe vì các cơ sở đó gây ra sự phiền tối với mức độ nghiêm trọng hơn. </b>
<small> </small>
<small>2 The standard scale of fines for summary offences, </small>
<small>of-fines/1998-03-01,truy cập ngày 20/3/2023</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><b> Pháp luật về ô nhiễm tiếng ồn ở Liên minh châu Âu 2.2.1 Chỉ thị END </b>
<b> Năm 2002, Hội đồng Nghị viện châu Âu đã thông qua Chỉ thị Environmental </b>
Noise Directive (Đánh giá và quản lý tiếng ồn mơi trường, END)<small>3</small>. Mục đích chính của Chỉ thị này là xác định một phương pháp chung nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm tiếng ồn đến người dân.
Chỉ thị END tập trung vào 3 vấn đề chính, đó là: thứ nhất, xác định sự phơi nhiễm với tiếng ồn thông qua bản đồ tiếng ồn. Thứ hai, đảm bảo thông tin về tiếng ồn và sự ảnh hưởng của nó được phổ biến tới người dân. Thứ ba, thông qua kế hoạch hành động của các nước thành viên để ngăn chặn và giảm thiểu sự phơi nhiễm với tiếng ồn.
Phạm vi áp dụng của Chỉ thị END giới hạn ở các khu vực cơng cộng như khu vực có nhiều tồ nhà, cơng viên, những khu vực gần trường học, bệnh viện, nhà ở hay các khu vực yên tĩnh nơi thôn quê, khu vực nhạy cảm với tiếng ồn… và không áp dụng đối với các nguồn ồn từ hoạt động trong nhà, nguồn ồn từ nơi làm việc hay tiếng ồn phát ra từ các hành khách trên phương tiện công cộng và từ các hoạt động quân đội trong khu vực quốc phòng.
Chỉ thị đã đề ra những kế hoạch hành động đối với các thành viên quốc gia bao gồm xây dựng “bản đồ tiếng ồn” và “kế hoạch quản lý tiếng ồn” 5 năm 1 lần đối với các cung đường chính có hơn 6 triệu phương tiện tham gia trong 1 năm, các tuyến tàu có hơn 60 ngàn hành khách trong 1 năm, các khu vực sân bay trọng điểm và khu vực nhà ở có hơn 250 ngàn người sinh sống. Các bản đồ tiếng ồn và kế hoạch quản lý tiếng ồn này đều được thông báo tới người dân, song song đó là bản tóm tắt những điều quan trọng cần lưu ý.
Thiết bị đo tiếng ồn cũng được áp dụng trong bản đồ tiếng ồn và kế hoạch quản lý tiếng ồn. Hai thiết bị đo tiếng ồn quan trọng bao gồm Lden và Lnight. Lden là thiết bị đo
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">vào ban ngày, buổi tối và ban đêm. Lnight là thiết bị dùng cho ban đêm để đánh giá tiếng ồn làm phiền tới giấc ngủ. Các thiết bị đo tiếng ồn được sử dụng trong bản đồ đánh giá mức độ phơi nhiễm tiếng ồn bắt đầu ở mức 55 dB cho Lden và 50 dB cho Lnight.
Trong kế hoạch quản lý tiếng ồn, chỉ thị END yêu cầu kế hoạch này phải quan tâm đến các nguồn ồn giao thông chủ yếu và khu vực đô thị lớn nhất nhằm giảm thiểu tiếng ồn đối với những khu vực bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, đối với các khu vực n tĩnh, khơng có ơ nhiễm tiếng ồn, thì cũng cần có kế hoạch cụ thể để giữ gìn và bảo vệ.
Chỉ thị END đề ra tính bắt buộc đối với thành viên của Liên minh châu Âu. Cụ thể, các nước thành viên phải ban hành những đạo luật, quy định, các điều khoản quản lý cần thiết nhằm phục vụ cho việc thực thi chỉ thị này trên thực tế. Các quốc gia thành viên không làm theo đều sẽ có những chế tài phù hợp. Iceland là một ví dụ<small>4</small>. Iceland đã khơng hồn thành kế hoạch quản lý tiếng ồn trong khoảng thời gian cho phép như trong chỉ thị đã đề ra. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền đã gửi một bản thơng báo đến cho nước này, và sau đó là một quan điểm lý lẽ yêu cầu Iceland phải hoàn thành bản kế hoạch trong vòng 2 tháng. Nhưng Iceland đã khơng tn thủ theo và do đó, cơ quan có thẩm quyền đã đưa Iceland lên Toà án EFTA.
Chỉ thị END đã giúp các nước thành viên trong Liên minh châu Âu có cái nhìn tổng quan tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở từng quốc gia thông qua những kế hoạch hành động cụ thể, và có những chế tài đối với các quốc gia không tuân thủ, từ đó xây dựng
<b>những biện pháp giảm thiểu tiếng ồn phù hợp cho từng khu vực khác nhau. </b>
Trong hệ thống pháp luật mơi trường của Liên minh châu Âu, cũng có ghi nhận một nguyên tắc rất đặc biệt, đó là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluters Pay Principle, PPP). Chính sách mơi trường của Liên minh châu Âu luôn muốn đảm bảo người dân được sống và phát triển trong một môi trường lành mạnh nơi tài nguyên thiên nhiên được quản lý bền vững, và đa dạng sinh học được bảo tồn . Các đạo luật, chính sách về bảo vệ mơi trường ln được quan tâm song những thiệt hại cho môi
<small> </small>
<small>4Environment: Iceland to be brought to Court for breach of road noise Directive, truy cập ngày 15/3/2023 </small>
<small></small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">mà người gây ơ nhiễm gây ra thì không thể nào xử lý được trong một khoảng thời gian ngắn, do đó nguyên tắc này đã ra đời.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được ghi nhận lần đầu trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế vào năm 1972 (Organisation for Economic Co-operation and Development, OECD). Nguyên tắc yêu cầu người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm với những chi phí phát sinh trong việc khôi phục môi trường bị ô nhiễm trở lại trạng thái ban đầu. Những khoản chi phí này bao gồm các biện pháp phòng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm, sau đó được mở rộng ra hơn bao gồm các khoản chi phí mà cơ quan quản lý phải chi trả cho việc quản lý với các chất ơ nhiễm đã thải ra, và chi phí thiệt hại do vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra, bao gồm cả những thiệt hại trong trường hợp tai nạn hay sự cố môi trường.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền đã được ghi nhận chính thức tại châu Âu trong Đạo luật chung châu Âu năm 1987 (Single European Act). Bên cạnh châu Âu, nguyên tắc này cũng đã được ghi nhận trong Tuyên bố về Môi trường và Phát triển năm 1992 của Liên Hợp Quốc, hay còn được gọi là Tuyên bố Rio. Trong hệ thống pháp luật môi trường của Thuỵ Sĩ cũng đã ghi nhận nguyên tắc này. Có thể thấy, nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền đã được áp dụng rộng rãi trong hệ thống pháp luật môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nguyên tắc này được ban hành rộng rãi trong lĩnh vực môi trường từ lâu song trong các Đạo luật về ô nhiễm tiếng ồn, nguyên tắc này vẫn chưa được ghi nhận. Các khoản chi phí mà người gây ra tiếng ồn phải trả chỉ đơn thuần là tiền phạt, không phải là khoản chi phí áp dụng cho những biện pháp giảm thiểu tiếng ồn cụ thể, như tiền bồi thường thiệt hại cho người bị làm phiền vì ơ nhiễm tiếng ồn,…
Bên cạnh việc áp dụng các Đạo luật liên quan đến vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, một dự án được thực hiện bởi Jørgen Kragh và Jens Oddershede, kết hợp giữa các nước Bắc Âu đã được tiến hành với mục đích xây dựng những bằng chứng mang tính khoa học về sự kết nối tiếng ồn giữa bánh xe và mặt đường để từ đó có những biện pháp kiểm sốt tiếng ồn trong lĩnh vực giao thông phù hợp cho từng nước.
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Dự án NordTyre ra đời nhằm kiểm định sự hiệu nghiệm của một quy chế chế mới có tính bắt buộc ở Liên minh châu Âu từ năm 2012<small>5</small>. Quy chế này bắt buộc các lốp xe hơi mới phải có nhãn dán về chất lượng đúng với quy định của pháp luật. Dự án này sẽ kiểm tra âm thanh phát ra từ các lốp xe có thực sự đúng như nhà sản xuất đã cam kết trong hệ thống ghi nhãn tiếng ồn của xe khơng. Thí nghiệm được tiến hành trên các lốp xe của 31 chiếc xe loại từ 7 chỗ ngồi trở xuống trên 30 loại mặt đường khác nhau ở các nước Bắc Âu, cụ thể là Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển sử dụng chiếc xe tải đo tiếng ồn CPX. Sau đó, các lốp xe của 30 chiếc xe tải cũng được tiến hành kiểm tra.
Kết quả cho thấy rằng giữa thông số tiếng ồn mà nhà sản xuất đưa ra và thông số tiếng ồn đo được trên thực tế có sự khác biệt hồn tồn. Bên cạnh đó, so sánh kết quả thí nghiệm của lốp xe ồn nhất trên mặt đường gồ ghề nhất và kết quả thí nghiệm của lốp xe ít ồn nhất và mặt đường phẳng có sự khác biệt lên đến 11 dB. Nghiên cứu này cũng chỉ ra sự khác biệt trong việc phát ra tiếng ồn của các lốp xe trong mùa hè và mùa đơng, cụ thể là 1 dB.
Ngồi ra, khi thay đổi mặt đường từ loại thơng thường sang loại có lớp nhựa đường mỏng giảm tiếng ồn, xe loại từ 7 chỗ ngồi trở xuống có thể giảm tiếng ồn mà nó phát ra lên tới 5 dB.
Qua dự án này, cần có một sự cải thiện trong việc các nhà sản xuất đưa ra thông số về tiếng ồn cho lốp xe với tình trạng phát ra tiếng ồn thực tế của lốp xe đó. Đồng thời, nếu quy chế này được thực thi một cách nghiêm khắc thì có thể giảm được tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn như ưu đãi thuế đối khuyến khích các chủ xe mua các lốp xe có hệ thống ghi nhãn hiệu, hay với hãng xe buýt, xe taxi,… Trong tương lai, dự án này sẽ còn nghiên cứu thêm về các lốp xe đã cũ, lỗi thời có ảnh hưởng tới ơ nhiễm tiếng ồn như thế nào.
<small> </small>
<small>5“NordTyre – the potential for noise reduction using less noisy tyres and road surfaces” (2018) – Hans Bendtsen, Jakob Fryd, Jannicke Sjøvold, Julia Bermlid, Rasmus Stahlfest Holck Skov, truy cập ngày 19/3/2023 </small>
<small> class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">
<b>2.3. Pháp luật về ô nhiễm tiếng ồn ở Singapore </b>
<b>2.3.1. Pháp luật Singapore nói chung trong bảo vệ mơi trường </b>
Về tiến trình phát triển, Singapore vào những năm của thế kỷ XIX đã từng bị người Anh chiếm đóng và lấy làm thuộc địa. Vì thế, hệ thống pháp luật Anh đã được tiếp nhận bằng cả 2 cách trực tiếp và gián tiếp vào hệ thống pháp luật singapore. Từ việc Singapore cũng áp dụng hệ thống Thông luật như nước Anh. Ngồi ra, cịn có một hệ thống pháp luật song song được áp dụng tại Singapore được biết đến với tên "Đạo luật áp dụng đạo luật Anh" (Application of English Law Act). Đạo luật này được hiểu rằng những đạo Luật của Anh Quốc sẽ được cho phép áp dụng tại Singapore tại một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, cũng như theo tiến trình phát triển, Singapore ngày càng trở nên tách biệt, độc lập hơn so với trước đây đối với pháp luật của Anh Quốc. Hiện nay, Singapore luôn sẵn sàng tiếp thu các hệ thống pháp lý từ khắp nơi trên thế giới, áp dụng những điều tốt nhất, có lợi nhất cho sự phát triển bền vững cho đất nước này. Dễ thấy như việc có hệ thống pháp luật theo mơ hình thơng luật, nhưng ngồi vị trí độc tơn của án lệ, sự hình thành của các luật thành văn dần có vị trí nhất định trong hệ thống pháp luật của Singapore.
Việc lựa chọn Singapore để học tập các bài học, hướng đi, góc nhìn pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một điều hồn tồn thuyết phục. Vì trước hết, thành tựu của đất nước này trong lĩnh vực môi trường là không thể không công nhận. Đây được xem như là đất nước xanh và sạch bậc nhất thế giới, đặc biệt trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên, tình trạng vốn có của đất nước họ. Trong lĩnh vực tiếng ồn cũng không ngoại lệ.
Có thể học tập chiến lược cốt lõi của đất nước này trong công cuộc bảo vệ môi trường như việc ban hành luật lệ chặt chẽ và nghiêm ngặt, q trình kiểm sốt nghiêm ngặt từ khâu duyệt các kiến nghị về phát triển xây dựng đến lúc đưa vào kế hoạch, kiểm sốt trong suốt q trình thực hiện, công tác thanh tra,... Singapore xây dựng các chiến lược bảo vệ môi trường đô thị luôn bao gồm 4 giai đoạn: Phịng ngừa, cưỡng bách, kiểm sốt và giáo dục. Trong đó, yếu tố quan trọng cho việc thực hiện hóa các chiến lược bảo vệ mơi trường là sự kết hợp của cả 4 giai đoạn. Bắt đầu trong việc sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, quy hoạch thận trọng, cơng cuộc kiểm sốt cực kỳ gắt gao, thận trọng
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">trong suốt q trình phát triển, ngồi ra các chất thải ra môi trường được xử lý cẩn thận như một điều bắt buộc nhằm đảm bảo nguồn vật liệu đã được sử dụng triệt để và được bảo trì, xử lý hợp lý. Ngoài ra, nhân tố con người cũng được đề cao trong chiến lược bảo vệ môi trường của Singapore. Các chương trình giáo dục, phổ cập kiến thức về các vấn đề thuộc lĩnh vực môi trường cũng như việc thực hiện các công tác nhằm bảo vệ mơi trường được thực hiện từ hai phía, cả chính phủ cả người dân trong việc tham gia vào bảo vệ và quản lý môi trường.
Từ những năm 1960 đến 1970, hay còn được biết đến như thời kỳ triển khai thực hiện quy hoạch toàn diện, Singapore đã có hàng loạt các chương trình tun truyền với mục đích người dân chung tay cùng với Chính phủ thực hiện các nếp sống văn minh vì sức khỏe và mơi trường sinh thái. Trong đó, trong lĩnh vực môi trường phải nhắc đến Đạo luật về môi trường và sức khỏe cộng đồng chức các quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực như kinh doanh thực phẩm, quản lý chất thải độc hại và vấn đề tiếng ồn cũng đã góp mặt từ rất lâu trong pháp luật bảo vệ môi trường của nước này.
Pháp luật Singapore với các biện pháp hình sự làm cốt lõi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Biện pháp xử lý hình sự được xem như là cơng cụ cơ bản để thi hành, thực thi các biện pháp áp dụng đối với người bị kết án và áp dụng đối với những trường hợp bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế. Các chế tài hình sự với hình phạt phổ biến và hữu hiệu nhất trong tăng cường hiệu lực pháp luật chính là phạt tiền. Ngồi ra, cịn có các hình phạt tùy tình chất mà áp dụng như phạt tù là chế tài nghiêm khắc nhất, chế tài tạm giữ và tịch thu các công cụ, thiết bị sử dụng vào việc phạm tội và có thể bị tiêu hủy theo Đạo luật về môi trường và đạo luật về mua bán thực phẩm. Một chế tài khác trong biện pháp hình sự chính là lao động cải tạo bắt buộc phù hợp và có hiệu quả trong việc ngăn chặn các vi phạm có quy mơ nhỏ và chế tài này cũng được công nhận làm giảm số lượng người tái phạm hành vi vi phạm.
Không dừng lại ở biện pháp hình sự, các biện pháp hành chính và dân sự cũng được bổ sung nhằm tăng hiệu quả bảo vệ môi trường. Với biện pháp hành chính nhằm đảm bảo các biện pháp được bảo đảm tính liên tục, đặc biệt là với lĩnh vực mang tính đặc thù như bảo vệ mơi trường. Đối với biện pháp hành chính trong vấn đề mơi trường nói chung và vấn nạn tiếng ồn nói riêng như các kiểm sốt và quản lý chặt chẽ của Bộ Mơi trường thông qua việc cấp giấy phép và chứng nhận đúng với thẩm quyền của họ
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">trong các hoạt động có khả năng tác động tác tác hại đến môi trường. Cụ thể như trong vấn đề thi cơng xây dựng, có các u cầu cụ thể về mức ồn tối đa trong phạm vi cụ thể và khung thời gian cụ thể trong việc chủ thầu xây dựng muốn thi công xây dựng. Thông báo và lệnh sẽ áp dụng đối với các chủ sở hữu, quản lý một tài sản mà không tuân thủ các quy định tiêu chuẩn hoặc điều kiện về môi trường, quy chuẩn tiếng ồn được quy định trong luật và các đạo luật liên quan. Nếu không thực hiện các yêu cầu được đặt ra trong thông báo và lệnh, chủ sở hữu, quản lý tài sản trên có thể phải chịu trách nhiệm trước Tòa án và các hình phạt liên quan. Mục tiêu tiên quyết khi đặt ra chế tài hành chính có lẽ chính là chức năng giám sát để đảm bảo các vấn đề tiếng ồn tại công trường không được vượt quá giới hạn được quy định. Nếu việc thi công xây dựng của cơng trình bị người dân khiếu nại, Bộ Mơi trường sẽ là cơ quan tiến hành đánh giá độc lập một lần nữa về mức độ tiếng ồn, và trường hợp thật sự có vi phạm, sẽ có mức phạt cụ thể theo luật.
Đối với biện pháp dân sự, các chế tài liên quan như quy tắc cá nhân gây ô nhiễm phải nộp phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí và các chí tổn hại.
Kế hoạch Xanh Singapore năm 2030 hay được gọi tắt như Kế hoạch Xanh là chương trình chiến lược của chính phủ Singapore trong q trình tồn quốc hóa các chương trình nghị sự quốc gia về phát triển bền vững của Singapore. Đây là kế hoạch được thực hiện hóa và đảm nhiệm chính bởi Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Quốc gia, Bộ Bền vững và Môi trường, Bộ Thương mại và Công nghiệp và Bộ Giao thông vận tải Singapore xây dựng. Cụ thể, kế hoạch Xanh đề ra các mục tiêu chiến lược đầy tham vọng trong 10 năm tới nhằm củng cố các cam kết của Singapore theo Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030 của Liên Hợp Quốc và Thỏa thuận Paris. Kế hoạch Xanh cũng đồng thời định vị cho Chính phủ Singapore trong việc đặt những bước phân tiến tới nhiệm vụ dài hạn là phát thải ròng bằng 0 trong dài hạn vào năm 2050.
Tiếng ồn từ các lĩnh vực liên quan là vấn nạn không thể tránh khỏi khi Singapore vẫn đang tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng dân cư, thương mại và giao thông. Cơ quan Môi trường Singapore đã quy định về mức độ ồn tối đa đối với các công trường xây dựng và hoạt động công nghiệp bằng cách tổng hợp các giới hạn tối đa cho phép với các mức tiếng ồn. Ngoài ra, tiêu chuẩn phát thải tiếng ồn cho các phương tiện giao thông
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">cũng được đặt ra, và gần đây là áp dụng tiêu chuẩn tiếng ồn mới nhất của Liên Hợp Quốc.
Cịn tùy thuộc nguồn gây ơ nhiễm tiếng ồn, bản chất tiếng ồn mà các quy định về tiếng ồn trong các lĩnh vực khác nhau được thi hành tại Singapore sẽ được các cơ quan chính phủ khác nhau đảm nhiệm. Tuy nhiên, ba lĩnh vực chính là quy định về tiếng ồn đối với thi công xây dựng, kiểm sốt tiếng ồn cơng nghiệp và quy định mức ồn tối đa đối với các phương tiện cơ giới là 3 nhóm quy định đặc thù và quan trọng trong công cuộc giải quyết vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn của Singapore. Ngồi ra vẫn có các đạo luật liên quan điều chỉnh.
<b>2.3.2. Quy định về tiếng ồn đối với thi công xây dựng </b>
Tại chương 94a, mục 77, mức ồn tối đa cho phép đối với thi công xây dựng được quy định trong Đạo luật kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường - Quy định kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường (Kiểm sốt tiếng ồn tại công trường), sửa đổi, bổ sung 31/1/2001).
Định nghĩa "cơng trường xây dựng" có nghĩa là bất kỳ cơ sở nào trên hoặc trong đó có các cơng việc được mô tả sau đây đang được thực hiện:
(a) lắp dựng, xây dựng, thay đổi, sửa chữa hoặc bảo trì các tịa nhà, cơng trình kiến trúc hoặc đường xá;
(b) việc phá, mở hoặc khoan dưới bất kỳ con đường hoặc vùng đất liền kề nào liên quan đến việc xây dựng, kiểm tra, bảo trì hoặc dỡ bỏ cơng trình;
(c) đóng cọc, phá dỡ hoặc nạo vét cơng trình; hoặc là (d) bất kỳ công việc xây dựng kỹ thuật nào khác.
Nhận thấy rằng sự phát triển của Singapore kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các cơng trình dân cư, thương mại và cơ sở hạ tầng giao thông được mở rộng, NEA (Cơ quan Môi trường Quốc gia) hợp tác với ngành công nghiệp và công chúng để thiết lập mức độ tiếng ồn tối đa cho phép và quy tắc cấm làm việc đối với các công trường xây dựng.
Bắt đầu từ ngày 01/07/2007, mức ồn tối đa cho phép đối với công việc thi công xây dựng được quy định làm 2 nhóm thời gian khác nhau với mức ồn quy định tại từng khu vực vào khung giờ khác nhau sẽ áp dụng mức ồn cho phép khác nhau. 2 nhóm ngày
</div>