Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính theo pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 86 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>THUỘC NHĨM NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ </b>

<b>Họ, tên tác giả, nhóm tác giả Mã số SV: Năm thứ: </b>

1. Nguyễn Thị Kim Anh 2053801011017 3 2. Lê Thị Châu Giang 2053801011065 3 Trưởng nhóm: Lê Thị Châu Giang

Lớp: 114-TM45.1 Khóa: 45 Khoa: Luật Thương mại

<b>Mã số cơng trình: ……….</b>

<i>(Phần này do Phịng QL NCKH & HTQT đánh số vào) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>THUỘC NHĨM NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ </b>

<b>Họ, tên tác giả, nhóm tác giả Mã số SV: Năm thứ: </b>

1. Nguyễn Thị Kim Anh 2053801011017 3 2. Lê Thị Châu Giang 2053801011065 3 Trưởng nhóm: Lê Thị Châu Giang

Lớp: 114-TM45.1 Khóa: 45 Khoa: Luật Thương mại

<b>Mã số cơng trình :………. </b>

<i>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI NÓI ĐẦU ... 1 </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1 </b>

<b>2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ... 2 </b>

<i><b>2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ... 2 </b></i>

<i><b>2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ... 4 </b></i>

<b>3. Mục tiêu của đề tài ... 5 </b>

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ... 5 </b>

<i><b>4.1. Cách tiếp cận ... 5 </b></i>

<i><b>4.2. Phương pháp nghiên cứu ... 5 </b></i>

<i><b>4.3. Phạm vi nghiên cứu: ... 6 </b></i>

<b>5. Tóm tắt nội dung của đề tài ... 6 </b>

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH ... 7 </b>

<b>1.1. Khái quát về người chuyển đổi giới tính ... 7 </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm chuyển đổi giới tính và người chuyển đổi giới tính ... 7 </b></i>

<i><b>1.1.2. Đặc điểm của người chuyển đổi giới tính và phân loại người chuyển đổi giới tính ... 12 </b></i>

<i><b>1.1.3. Ý nghĩa của quy định về chuyển đổi giới tính trong pháp luật Việt Nam . 14 </b></i><b>1.2. Khái quát về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 16 </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 16 </b></i>

<i><b>1.2.2. Đặc điểm quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 20 </b></i>

<i><b>1.2.3. Nội dung quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 23 </b></i>

<i><b>1.2.4. Ý nghĩa quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 34 </b></i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 40 </b>

<b>CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH VÀ KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ... 41 </b>

<b>2.1. Pháp luật Cộng hòa Pháp về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính và kinh nghiệm cho Việt Nam ... 41 </b>

<i><b>2.1.1. Quy định pháp luật về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính của Cộng hòa Pháp ... 41 </b></i>

<i><b>2.1.2. Thực tiễn xét xử về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính tại Cộng hịa Pháp ... 45 </b></i>

<i><b>2.1.3. Ưu điểm và khuyết điểm của pháp luật Cộng hòa Pháp về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 49 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>2.1.4. Kinh nghiệm của pháp luật Pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam </b></i>

<i><b>về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 52 </b></i>

<b>2.2. Pháp luật Hà Lan về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính và kinh nghiệm cho Việt Nam ... 55 </b>

<i><b>2.2.1. Quy định pháp luật về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính của Hà Lan ... 55 </b></i>

<i><b>2.2.2. Thực tiễn xét xử liên quan đến vấn đề quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính tại Hà Lan ... 62 </b></i>

<i><b>2.2.3. Ưu điểm và khuyết điểm của pháp luật Hà Lan về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 63 </b></i>

<i><b>2.2.4. Kinh nghiệm của pháp luật Hà Lan cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính. ... 65 </b></i>

<b>2.3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 67 </b>

<i><b>2.3.1. Hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 67 </b></i>

<i><b>2.3.2. Kiến nghị, hồn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ... 71 </b></i>

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 76 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 77 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 78 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI NĨI ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Hiện nay, hòa nhập với xu thế của thế giới, xã hội đã có tư tưởng thống hơn về vấn đề chuyển đổi giới tính của con người. Theo Bộ Y tế, ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới tại Việt Nam<small>1</small>. Có thể thấy, nhóm người có mong muốn chuyển giới là thực tại khách quan trong xã hội hiện nay. Dưới góc độ nhân quyền, cá nhân có quyền được sống là chính mình, có quyền tự định đoạt hình hài, cơ thể, giới tính của mình. Dù có được pháp luật thừa nhận hay khơng, họ vẫn khao khát được sống đúng với giới tính thật của họ.

Xã hội càng phát triển, quyền tự do của con người ngày càng được mở rộng và cần được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Việc chậm ban hành các quy định pháp luật về người chuyển đổi giới tính sẽ gây khó khăn cho người chuyển giới trong việc đảm bảo quyền chuyển đổi giới tính, quyền được chăm sóc sức khỏe, khơng những thế, những vấn đề phức tạp trong cộng đồng người chuyển giới sẽ nảy sinh và để lại những hệ lụy không thể lường trước được. Chính vì thế, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính là thực sự cần thiết. Một trong những khó khăn của người chuyển giới tại Việt Nam là quyền nhân thân sau khi đã chuyển giới. Khi cá nhân đã thay đổi giới tính của mình, vậy thủ tục thay đổi họ tên, giới tính của họ, thơng tin trên giấy tờ tùy thân, bảo hiểm, chứng minh nhân dân... sẽ được thực hiện như thế nào? Các giấy tờ như bằng đại học, chứng chỉ... đã có trước khi chuyển đổi giới tính sẽ được sử dụng tiếp ra sao hay việc thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được quy định như thế nào? Việc thay đổi thông tin cá nhân của họ có ảnh hưởng gì đến thân phận trước khi chuyển giới của họ hay không? Trong dự thảo “Luật Chuyển đổi giới tính” của Việt Nam có quy định về đăng ký hộ tịch và thay đổi các giấy tờ pháp lý, tuy nhiên chưa được rõ ràng và hoàn chỉnh, chỉ dừng lại ở mức độ đề cập. Do đó, đây là những khúc mắc, khó khăn mà người chuyển giới gặp phải trong đời sống sau khi đã chuyển đổi giới tính của mình. Về vấn đề hôn nhân đồng giới, sẽ ra sao nếu xuất hiện trường hợp hôn nhân đồng giới khi vợ/chồng thực hiện chuyển đổi giới tính? Trong trường hợp vợ/chồng đã kết hơn với nhau, có con chung, sau đó, vợ hoặc chồng thực hiện việc chuyển đổi giới tính, lúc này sẽ xuất hiện yếu tố hôn nhân đồng giới. Vậy vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào? Việc chuyển đổi giới tính của cá nhân kéo theo nhiều hệ quả phát sinh. Một cá nhân chuyển đổi giới tính nhưng lại ảnh hưởng đến quan hệ nhân thân của cá nhân khác, do đó, pháp luật cần quy định rõ ràng, hợp lý để bảo vệ quyền lợi của người chuyển giới và những người liên quan.

<small> </small>

<small>1 Như Loan, “Việt Nam có gần nửa triệu người chuyển giới”, chuyen-gioi-post695782.html, truy cập ngày 14/02/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thấy, việc nghiên cứu về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chuyển giới, giúp cho họ có một cuộc sống ổn định, tự tin, cơng bằng, bình đẳng với mọi người, nhóm tác giả

<i><b>chọn đề tài “Quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính theo pháp luật nước ngồi và kinh nghiệm cho Việt Nam” cho hoạt động nghiên cứu khoa học của mình để </b></i>

từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện cho pháp luật chuyển đổi giới tính nói riêng và pháp luật dân sự nói chung.

<b>2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước </b>

<i><b>2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước</b></i>

Vấn đề về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính hiện nay vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên trong thời gian qua chỉ có một số ít nghiên cứu trong nước đề cập. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu ở trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung từ trước đến nay chủ yếu phân tích quyền con người. Từ những nghiên cứu này, có thể tạo lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất và triển khai trên thực tế các giải pháp nhằm ghi nhận và hiện thực hóa quyền của người chuyển đổi giới tính nói chung và quyền nhân thân nói riêng.

<i>Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Những quy định </i>

<i>chung về Luật Dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – </i>

Hội Luật gia Việt Nam. Trong tài liệu này, nhóm tác giả nghiên cứu lý luận về quyền nhân thân cũng như các quyền dân sự khác của con người, phục vụ cho quá trình tìm hiểu và phân tích những vấn đề chung về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính.

Đỗ Văn Đại, Ngơ Thị Vân Anh (2016), “Điều kiện và hệ quả của chuyển đổi giới

<i>tính trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11(315), tháng 6/2016. </i>

Bài viết này đã phân tích khá chi tiết các điều kiện (sức khỏe, kinh tế, tâm lý, tuổi…) và hệ quả (thay đổi giấy tờ tùy thân, quyền nhân thân với giới tính mới, quan hệ vợ chồng đã có, quan hệ với con…) của người chuyển đổi giới tính theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo nhóm tác giả, chuyển đổi giới tính là một quyền có điều kiện, hệ quả sau khi chuyển giới là vấn đề cần quan tâm. Chính vì vậy, các nghiên cứu về quyền nhân thân sẽ góp phần làm cho quy định mới mẻ này có thể phát triển một cách hài hoà và phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội khác.

Vũ Thị Thúy, Thái Thị Tuyết Dung (2013), “Bảo đảm quyền của người đồng tính,

<i>song tính, chuyển giới và vấn đề sửa đổi hiến pháp”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03: </i>

Người đồng tính, song tính, chuyển giới (viết tắt là LGBT) là một nhóm người có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số trong xã hội, sự tồn tại của họ mang tính tự nhiên, do bẩm sinh, họ không bị bệnh nên không cần và không thể điều trị. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa thừa nhận nên LGBT thường bị xếp vào một trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hai nhóm: nam và nữ. Việc phân loại này dẫn đến tình trạng một số quyền và lợi ích chính đáng của họ không được bảo đảm như kết hôn, quyền bảo vệ nhân phẩm… và các cơ quan nhà nước cũng gặp khó khăn khi bảo vệ quyền lợi chính đáng hoặc xử lý hành vi vi phạm của LGBT. Vì vậy, cần thừa nhận sự tồn tại của LGBT trong Hiến pháp với các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như những người thuộc giới tính tính khác để làm cơ sở pháp lý cho các văn bản pháp luật có liên quan những quy định cụ thể phù hợp.

Cao Vũ Minh (2011), “Pháp luật về xác định lại giới tính - những bất cập và hướng

<i>hồn thiện”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5. Bài nghiên cứu đã đặt ra một vấn đề </i>

hết sức phổ biến hiện nay rằng có những người sinh ra khơng được hồn thiện như mọi người, có giới tính nhưng chưa được định hình chính xác. Và hiện nay vẫn cịn rất nhiều trường hợp có nhu cầu xác định lại giới tính. Theo tác giả, cần phân biệt “xác định lại giới tính”, “chuyển đổi giới tính”, “cải chính phần giới tính trong giấy khai sinh”; nêu ra một số bất cập trong các quy định của pháp luật về quyền xác định lại giới tính ở nước ta và cuối cùng là đề ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định lại giới tính.

Về tổng thể, các cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến pháp luật về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính cịn khá khiêm tốn so với các lĩnh vực khác. Những công trình nghiên cứu lý luận về quyền và pháp luật về quyền nhân thân của người chuyển giới chưa thực sự rõ nét, chủ yếu tiếp cận dưới góc độ thực tiễn pháp luật và thi hành pháp luật. Một số nghiên cứu đã đề cập vấn đề lý luận về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính, các cơng trình này đã khái qt được nội hàm, cơ sở lý luận và cho rằng đây là nhóm quyền tự nhiên, vốn có, rất cần được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực thi trong thực tế. Các tác giả đã cho rằng việc công nhận và bảo vệ quyền nhân thân của người chuyển giới sẽ bảo đảm giá trị xã hội của pháp luật.

Sau khi BLDS năm 2015 được ban hành (tháng 11/2015) đã có một số cơng trình tiếp tục nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra những định hướng cụ thể cho dự án Luật Chuyển đổi giới tính (cụ thể hóa Điều 37 BLDS năm 2015). Có thể điểm một số cơng trình trực diện về vấn đề này như sau:

Lê Thị Giang (2016), “Quyền chuyển đổi giới tính - quyền nhân thân trong BLDS

<i>năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao): Mặc dù chuyển đổi giới </i>

tính trong BLDS năm 2015 khơng được thiết kế với từ “quyền” mà sử dụng từ “vấn đề” nhưng thực tế đã được ghi nhận trong mục về “Quyền nhân thân của cá nhân”. Bài viết nêu và phân tích tinh thần điểm mới về chuyển đổi giới tính và xem đó là một quyền nhân thân trong BLDS năm 2015.

Đậu Công Hiệp (2016), “Xây dựng pháp luật về chuyển đổi giới tính với phương

<i>pháp tiếp cận dựa trên quyền”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

luật): Tác giả đã làm sáng tỏ các phương diện lý luận và thực tiễn về tiếp cận dựa trên quyền đối với vấn đề chuyển đổi giới tính, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng pháp luật. Theo tác giả, tiếp cận dựa trên quyền hướng tới sự bảo đảm tối đa cho người chuyển giới, bao gồm cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Điều đó đặt ra nghĩa vụ với nhiều chủ thể (nhà nước, tổ chức xã hội, người chăm sóc y tế).

Trương Hồng Quang (2016), “Vấn đề chuyển đổi giới tính theo BLDS năm 2015

<i>và những vấn đề liên quan”, Tạp chí Pháp luật và Phát triển (Hội luật gia Việt Nam): </i>

Bài viết đã có những luận giải nhằm làm sáng tỏ một số băn khoăn khi hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính và đề xuất một số vấn đề cụ thể liên quan đến dự án Luật Chuyển đổi giới tính. Vấn đề tác động đến hệ thống pháp luật nói chung cũng được tác giả nêu khá chi tiết.

Ngồi ra, cịn có một số nghiên cứu đã đề cập đến nội dung này là: Trương Hồng Quang (2015), “Góp ý Điều 40 về quyền xác định lại giới tính của dự thảo BLDS (sửa

<i>đổi)”, Tạp chí Nghề luật (Học viện Tư pháp); Trần Thị Trâm (2010), “Quyền xác định </i>

lại giới tính theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự, Khoa ĐHQG Hà Nội…

Luật-Qua các cơng trình nghiên cứu này cho thấy hệ thống pháp luật về chuyển đổi giới tính cịn chưa đầy đủ, thiếu một số quy định điều chỉnh những hệ quả pháp lý phát sinh sau khi chuyển đổi giới tính (hộ tịch, thể thao, nghĩa vụ quân sự…). Và sau đề tài này, nhóm tác giả mong muốn sẽ đóng góp được những ý kiến có giá trị áp dụng cho những quy định về hệ quả pháp lý phát sinh sau khi chuyển đổi giới tính.

<i><b>2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài </b></i>

Trên thế giới, các nghiên cứu về người chuyển đổi giới tính, pháp luật về quyền nhân thân sau khi chuyển đổi giới tính đã được tiến hành từ lâu dưới nhiều góc độ khác nhau, gắn liền với sự phát triển của các nền kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khác nhau. Có thể điểm qua một số cơng trình, tài liệu tiêu biểu đã được công bố trên thế giới dưới đây:

Báo cáo “Public Support for Transgender Rights: A Twenty-three Country Survey” (Sự ủng hộ của công chúng đối với quyền của người chuyển giới: Khảo sát 23 quốc gia) của nhóm tác giả Andrew R. Flores, Taylor N.T. Brown, Andrew S. Park công bố tháng 12/2016: Các quyền của người chuyển giới đã nổi lên như một vấn đề trung tâm trong diễn ngôn về quyền của người LGBT ở nhiều quốc gia, tuy nhiên sự ủng hộ của công chúng đối với các quyền này chưa được biết nhiều trên phạm vi tồn cầu. Báo cáo này trình bày kết quả từ cuộc khảo sát với 17.105 người đã thành niên trên 23 quốc gia về thái độ của họ đối với người chuyển giới và quyền của người chuyển giới.

Bài báo “Contested norms in newadopter states: International determinants of LGBT rights legislation” (Các yếu tố quyết định quốc tế đối với Luật Quyền LGBT),

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Phillip M. Ayoub, Đại học Drexel, Hoa Kỳ, Tạp chí Quan hệ Quốc tế Châu Âu, 2015. Bằng việc nghiên cứu thực tiễn pháp lý, bài báo phân tích những thay đổi trong luật về quyền LGBT ở các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) từ năm 1970 đến 2009.

<b>3. Mục tiêu của đề tài</b>

<i>Thứ nhất, trình bày khái niệm, đặc điểm chuyển đổi giới tính; khái quát về quyền </i>

nhân thân của người chuyển đổi giới tính được quy định trong BLDS của Việt Nam và pháp luật nước ngồi.

<i>Thứ hai, phân tích khái lược về tình hình, thực trạng chuyển đổi giới tính ở Việt </i>

Nam nói riêng và thế giới nói chung: số liệu cụ thể, khó khăn gặp phải về mặt pháp lý sau khi chuyển đổi giới tính. Đồng thời, phân tích quan điểm của Việt Nam và thế giới trong việc ghi nhận cụ thể hóa quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính vào hệ thống pháp luật: Tại sao lại chưa ghi nhận? Có nên ghi nhận hay khơng? Nếu khơng thì làm thế nào để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người chuyển giới để họ không bị ảnh hưởng, xáo trộn trong đời sống cá nhân của mình? Từ đó thấy được tầm quan trọng của việc ghi nhận rõ ràng vấn đề về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính trong hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người.

<i>Thứ ba, tiếp cận, tìm hiểu, phân tích các quy định và việc áp dụng trên thực tiễn </i>

về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính của một số quốc gia trên thế giới có ghi nhận vấn đề này; qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam trong quá trình hồn thiện.

<i>Thứ tư, kiến nghị một số giải pháp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cơng </i>

bằng cho cá nhân chuyển đổi giới tính nói riêng và con người nói chung.

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Cách tiếp cận</b></i>

Tiếp cận đề tài từ lý thuyết đan xen kết hợp với thực tế từ đó đưa ra giải pháp áp dụng để hoàn thiện vấn đề.

<i><b>4.2. Phương pháp nghiên cứu</b></i>

Phương pháp luận: đề tài nghiên cứu dựa trên hệ thống lý luận của phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển và hoàn thiện các chế định pháp luật liên quan đến vấn đề quyền chuyển đổi giới tính.

Bên cạnh đó, trong đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là hai phương pháp chủ đạo và xuyên suốt trong đề tài, được sử dụng để phân tích và đánh giá một cách tổng quan và chuyên sâu về các vấn đề lý luận, các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề quyền nhân thân của

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

người chuyển đổi giới tính. Trong Chương 1, nhóm khái quát các thuật ngữ về người chuyển đổi giới tính và đặc điểm quyền nhân thân của nhóm người này. Ở Chương 2, nhóm tiến hành phân tích các quy định của pháp luật nước ngồi liên quan đến quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính; tổng hợp các quan điểm, học thuyết phù hợp nhất để từ đó vận dụng vào thực tế tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng ở Chương 1: nghiên cứu các quy định bên trong hệ thống pháp luật liên quan đến phạm vi đề tài; song song với đó, nhóm tác giả cịn tìm hiểu thêm những nguồn tài liệu khác như bài báo, luận văn, bài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, bình luận và đánh giá của các tác giả khác…

Phương pháp so sánh được sử dụng ở chương II: phương pháp này được dùng để so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật nước ngồi với pháp luật Việt Nam, từ đó cho thấy sự phù hợp hay chưa phù hợp trong các quy định của pháp luật Việt Nam, làm cơ sở cho việc kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật.

<b>5. Tóm tắt nội dung của đề tài</b>

Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, nhóm tác giả đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các khái niệm, đặc điểm, đánh giá một cách tổng quan và chuyên sâu về các vấn đề lý luận, các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính, thấy được sự cần thiết của việc thiết lập một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ người chuyển đổi giới tính. Bên cạnh đó, từ việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật, án lệ nước ngồi, nhóm tác giả sẽ rút ra kinh nghiệm dành cho Việt Nam về vấn đề này, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật Việt Nam.

Đề tài này gồm 2 chương:

<i>Chương 1: Những vấn đề chung về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới </i>

tính.

<i>Chương 2: Pháp luật một số quốc gia về quyền nhân thân của người chuyển đổi </i>

giới tính và kinh nghiệm hồn thiện pháp luật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH</b>

Hiện nay, một trong những điều mà người chuyển giới quan tâm nhất đó chính là quyền nhân thân của họ sau khi đã chuyển đổi giới tính. Quyền nhân thân cho phép người chuyển đổi giới tính tự nhận thức và xác định bản thân theo giới tính mà họ cảm nhận phù hợp, đảm bảo sự tự do cho người chuyển đổi giới tính thể hiện bản thân mà khơng gặp phải sự phê phán, phân biệt hay bạo lực. Họ có quyền diễn đạt giới tính và danh tính của mình một cách tự do, địi hỏi sự tơn trọng và sự chấp nhận đối với người chuyển đổi giới tính trong xã hội. Có thể thấy, quyền nhân thân đối với người chuyển giới mang ý nghĩa rất quan trọng. Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) đã tạo ra tiếng vang lớn trong xã hội, được xem là bước ngoặt quan trọng đối với việc nhìn nhận của xã hội về giới tính. Từ đây, một cánh cửa pháp lý đã mở ra đối với cộng đồng chuyển giới ở Việt Nam, giúp họ sống một cuộc sống bình thường như bao người khác. Tuy nhiên đã 8 năm kể từ ngày BLDS năm 2015 được đưa vào thực tiễn thi hành thì đến nay, quyền của người chuyển giới vẫn là “quyền treo”, người chuyển giới vẫn vơ hình và là một ẩn số với pháp luật. Do đó, Việt Nam cần nhanh chóng ban hành Luật Chuyển đổi giới tính để bảo vệ người chuyển đổi giới tính trước các định kiến xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong cuộc sống.

Trong Chương 1 của đề tài, qua nghiên cứu và tìm hiểu từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy, nhóm tác giả sẽ trình bày khái quát những kiến thức chung về người chuyển đổi giới tính nhằm mục đích hiểu rõ hơn về nhóm người đặc biệt này, phân biệt giữa người chuyển giới và các nhóm người khác trong LGBT. Đồng thời, nhóm tác giả cũng sẽ phân tích quyền nhân thân của con người nói chung và quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính nói riêng theo pháp luật dân sự và nêu ra ý nghĩa của quyền nhân thân đối với người chuyển đổi giới tính. Chúng ta cần hiểu rõ về người chuyển giới thì mới biết cảm thông, chia sẻ, biết được những tổn thương họ đang phải chịu đựng, từ đó xã hội mới thay đổi cách nhìn nhận của mình đối với cộng đồng người chuyển giới và yêu thương, bao dung với họ hơn.

<b>1.1. Khái quát về người chuyển đổi giới tính</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm chuyển đổi giới tính và người chuyển đổi giới tính</b></i>

Chuyển đổi giới tính là một vấn đề pháp lý, xã hội gắn liền với quyền nhân thân của con người. Hiện nay, quyền chuyển đổi giới tính được nhiều người quan tâm, nghiên cứu nhằm tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ cho nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, giúp cho họ có một cuộc sống cơng bằng, bình đẳng với mọi người. Khơng ai có thể lựa chọn giới tính cho mình khi sinh ra, sự lựa chọn chỉ nằm ở việc một người dám hay không dám khám phá bản thân, sống thật với chính mình. Năm 1980, hiện tượng chuyển giới (Transgenderism) đã được Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thức phân loại là một dạng bệnh tâm thần, có tên rối loạn định dạng giới (GID hay Gender Identity Disorder). Ước tính, có khoảng 0,005% - 0,014% nam giới và 0,002% - 0,003% nữ giới được chẩn đoán mắc chứng GID dựa trên các tiêu chí chẩn đốn hiện tại. Với dạng bệnh này, bệnh nhân sẽ có hành vi nhằm chối bỏ giới tính của mình, họ ăn mặc, phát ngôn, hành động như người khác giới và mong muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Các tổ chức nghiên cứu khuyến cáo nên điều trị bệnh cho những người chuyển giới bằng các liệu pháp tâm lý hơn là cơng nhận việc chuyển đổi giới tính cho họ.

Tuy nhiên sau thời gian dài nghiên cứu, quan điểm trên đã có sự thay đổi. Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam<small>2</small>, chuyển giới thực chất không phải là một dạng rối loạn tâm thần, vì chỉ có thể coi là rối loạn tâm thần khi một người rơi vào hoàn cảnh đau khổ, bất lực rõ rệt và lâu dài, trong khi nhiều người chuyển đổi giới tính khơng trải qua những trải nghiệm như vậy. Từ phát hiện đó, năm 2012, chuyển giới được loại ra khỏi danh sách các dạng rối loạn tâm thần của DSM<sup>3</sup>, có nghĩa là được xem là một tình trạng tâm lý bình thường. Điều này đã giúp cho xã hội có một cái nhìn khách quan hơn, rộng lượng hơn đối với người chuyển giới. Đồng thời, người chuyển giới cũng tự tin thừa nhận bản thân mình, thể hiện bản thân, sống hòa nhập với mọi người.

Dưới góc độ y tế, nếu muốn thay đổi giới tính của mình, con người phải thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính bằng các biện pháp y học như cắt bỏ đi phần ngực (đối với nữ), cắt bỏ đi bộ phận sinh dục, tiêm hormones (hc-mơn) nam/nữ vào cơ thể, thẩm mỹ gương mặt của mình... để phù hợp với giới tính bản thân đã chọn. Tuy nhiên, ngày nay, trên thế giới, việc chuyển đổi giới tính khơng cịn bắt buộc phải can thiệp thì mới được cơng nhận là người chuyển đổi giới tính. Đây khơng cịn là một q trình phẫu thuật vừa dài vừa đau đớn mà đơn giản chỉ là một thủ tục pháp lý. Theo đó, một người được sinh ra với giới tính sinh học bình thường, trong q trình phát triển tự nhiên, họ nhận thức được giới tính thật sự ngược với giới tính sinh học của mình thì được xem là người chuyển giới. Theo pháp luật của một số quốc gia, khi một người nhận ra bản dạng giới của mình khơng giống với giới tính sinh học, nếu họ chuyển giới, họ khơng cần thực hiện phẫu thuật mà thay vào đó, họ chấp nhận được tư vấn tâm lý để xác định lại giới tính và một khi đã chắc chắn với sự lựa chọn của mình, họ sẽ được thay đổi giới tính trên giấy tờ và sinh sống với một giới tính mới. Trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính của Việt Nam, các nhà làm luật đã đề xuất rằng không cần can thiệp y tế, người chuyển giới được ghi nhận trên giấy tờ tùy thân của mình. Về mặt tích cực, các quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho người chuyển đổi giới tính. Họ tiết kiệm được thời gian,

<small> </small>

<small>2 Bộ Y tế, Báo cáo Thực trạng về người chuyển đổi giới tính tại Việt Nam và hệ thống pháp luật có liên quan. 3 DSM (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

tiền bạc, đảm bảo sức khỏe của mình, giấy tờ tùy thân cũng được thay đổi kịp thời, không làm gián đoạn đến nghề nghiệp hay các giao dịch dân sự của người chuyển giới. Bên cạnh mặt tích cực, các thủ tục này nếu được quy định quá đơn giản thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khác như hiện tượng chuyển giới ồ ạt, hay chuyển giới nhiều lần... Trên thực tế, chuyển đổi giới tính có hai hình thức là chuyển đổi giới tính bằng các biện pháp can thiệp y tế, thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính và chuyển đổi trên giấy tờ nhân thân, không thực hiện phẫu thuật. Hiện nay, 72 quốc gia đã thừa nhận quyền thay đổi giới tính hợp pháp; trong đó: châu Âu có 41/50 quốc gia và vùng lãnh thổ; châu Á có 13/50 quốc gia và vùng lãnh thổ, châu Mỹ và Mỹ Latinh có 15/35 nước và vùng lãnh thổ, châu Phi có 01/54 quốc gia và vùng lãnh thổ; Châu Đại Dương có 02/14 quốc gia và vùng lãnh thổ có pháp luật điều chỉnh về chuyển đổi giới tính; 45/72 quốc gia cho phép chuyển đổi giới tính mà khơng cần phải phẫu thuật; độ tuổi được phép chuyển đổi giới tính phổ biến là 16 đến 18 tuổi<sup>4</sup>. Có thể thấy, việc chuyển đổi giới tính khơng qua phẫu thuật chiếm ưu thế cao hơn bởi sự an toàn và hợp pháp của nó, người chuyển đổi giới tính vẫn được sống đúng với giới tính thật của mình mà khơng trái với quy định của pháp luật.

Người chuyển đổi giới tính là người thuộc cộng đồng LGBT. Theo đó, LGBT là tên viết tắt các chữ cái đầu của một cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender). “Transgender” là một thuật ngữ được khởi đầu từ nước Mỹ, được dùng để chỉ những người có lối sống khác với chuẩn mực về giới trong xã hội<small>5</small>. Nó được dùng để chỉ những người thay đổi trong cách ăn mặc, cách thể hiện bản thân họ hoặc những người đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính để có được cơ thể như mong muốn. Theo tài liệu của Chương trình tự do và Bình đẳng Liên hợp quốc (UN Free & Equal), người chuyển giới (transgender) là người có bản dạng giới khác với giới tính được xác định khi sinh ra<small>6</small>. Đây là một khái niệm rất rộng bao gồm những người chuyển đổi giới tính<sup>7</sup> trước và sau khi thực hiện phẫu thuật chuyển giới và cả những

<small> </small>

<small>4 Minh Hùng, “Kiến nghị xây dựng Luật cụ thể hóa quyền chuyển đổi giới tính”, truy cập ngày 04/03/2023. </small>

<small>5</small><i><small> Phạm Quỳnh Phương (2013), Người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam, Tổng luận các nghiên cứu, </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

người khơng lựa chọn hoặc khơng có điều kiện tiếp cận việc phẫu thuật cũng như dùng liệu pháp hormones. Như vậy, người chuyển đổi giới tính là những người nhận mình có giới tính khác với giới tính sinh học khi sinh ra, họ có thể thể hiện bản dạng giới của mình khác với giới tính mà họ đang mang<small>8</small>.

Bản dạng giới là cảm nhận bên trong của một người, họ nhận thức được việc họ là nam hay nữ, hay là một giới khác, họ thể hiện bản dạng giới thông qua hành vi, quần áo, kiểu tóc, giọng nói và những đặc điểm trên cơ thể của mình. Chẳng hạn, một người sinh ra với giới tính là nam nhưng cảm nhận giới tính của mình là nữ hoặc ngược lại, một người sinh ra với giới tính nữ nhưng lại cảm nhận mình mang giới tính nam. Bản dạng giới khơng giống với giới tính sinh học của con người. Giới tính sinh học được xác định từ lúc một người mới ra đời để chỉ việc người đó là nam, nữ hay người liên giới (intersex)<small>9</small> về mặt sinh học, có sẵn là từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi, gắn liền với những thuộc tính như nhiễm sắc thể, nội tiết tố, cơ thể bên trong và bên ngồi. Người có giới sinh học trùng với bản dạng giới thì đó là người hợp giới, khác với bản dạng giới thì đó là người chuyển giới. Người chuyển giới không phải chỉ khi đã làm phẫu thuật chuyển giới mới được gọi là người chuyển đổi giới tính như mọi người vẫn hay lầm tưởng. Khơng phải ai cũng có thể thực hiện phẫu thuật chuyển giới và cũng có rất nhiều người dù muốn sống thật với giới tính của mình nhưng khơng muốn thay đổi cơ thể. Nhiều trường hợp dị ứng với thuốc gây mê, bị sốc phản vệ khi tiêm hormones... dẫn đến những hậu quả đau lịng hoặc khơng đủ điều kiện kinh tế để thực hiện phẫu thuật. Do đó, một số quốc gia trên thế giới đã ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính trên giấy tờ. Cá nhân có thể thực hiện chuyển đổi giới tính của mình trên giấy tờ mà khơng cần thực hiện phẫu thuật.

Trước đây, Điều 36 BLDS năm 2005 quy định cho phép cá nhân có quyền được xác định lại giới tính song chỉ trong trường hợp giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác. Điều 36 BLDS năm 2005 sau đó được cụ thể hố trong Nghị định số 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về việc xác định lại giới tính, trong đó có quy định về điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính (Điều 8) và hiện nay, cả nước có 03 cơ sở khám bệnh, chữa

<small> </small>

<small>8 Tại Malina (Philippine) năm 2012, trong cuộc họp đầu tiên thảo luận về việc biên soạn cuốn tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc tồn diện cho người chuyển giới và cộng đồng chuyển giới tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương” do APTN (Mạng lưới người chuyển giới Châu Á – Thái Bình Dương), UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc) và Dự án Chính sách Sức khỏe (HPP) phối hợp triển khai đã đưa ra khái niệm “chuyển giới”, truy cập ngày 04/03/2023. </small>

<small>9 Những người này có thể có bộ phận sinh dục của cả nam lẫn nữ hoặc có cơ quan sinh dục của nam nhưng nhiễm sắc thể bên trong cơ thể lại của nữ và ngược lại. truy cập ngày 04/03/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

bệnh đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xác định lại giới tính, bao gồm: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Trong q trình thực hiện xác định lại giới tính, các Bệnh viện này đã thực hiện các kỹ thuật phẫu thuật ngực từ nam sang nữ, từ nữ sang nam, phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ hoặc tạo bộ phận sinh dục… do có những khuyết tật bẩm sinh ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật hoặc những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính.

Về lý thuyết, chuyển đổi giới tính khác với xác định lại giới tính. Chuyển đổi giới tính là trường hợp cá nhân có giới tính sinh học đã được định hình chính xác (giới tính sinh học hồn thiện), cịn xác định lại giới tính là trường hợp giới tính sinh học có khiếm khuyết. Việc chuyển đổi giới tính cũng có thể thực hiện bằng cách can thiệp y học. Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là một hoặc tồn bộ q trình từ điều trị nội tiết tố đến phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục để thay đổi giới tính khác với giới tính sinh học hồn thiện. Kỹ thuật phẫu thuật ngực bao gồm cắt bỏ ngực để chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam hoặc nâng ngực để chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ, phẫu thuật bộ phận sinh dục là cắt bỏ hoặc tạo bộ phận sinh dục khác với giới tính sinh học hồn thiện. Về kỹ thuật, thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khơng khác so với xác định lại giới tính. Thậm chí, đối với điều trị nội tiết tố thì các bệnh viện chun khoa hoặc có phịng khám nội tiết, nội khoa, sản khoa, nam học cũng có thể thực hiện được; đối với phẫu thuật ngực thì bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, bệnh viện đa khoa có khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc phẫu thuật tạo hình cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, bên cạnh một số bệnh viện đã được phép xác định lại giới tính có sẵn cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì các bệnh viện có chun khoa hoặc có phịng khám nội tiết, nội khoa, sản khoa, nam học (đối với điều trị nội tiết tố); bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, bệnh viện đa khoa có khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc phẫu thuật tạo hình (đối với phẫu thuật ngực ngực) cũng có thể thực hiện được. Thực tế hiện nay, kể từ khi BLDS năm 2015 được Quốc hội thơng qua, trong đó tại Điều 37 cho phép chuyển đổi giới tính thì một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Việt Đức, Bình Dân… đã có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho việc thực hiện các can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.

Có thể nói, quyền chuyển đổi giới tính về mặt sinh học với sự can thiệp của y học cũng như về mặt pháp lý với việc được ghi nhận lại giới tính trong các giấy tờ tùy thân và được đối xử bình đẳng là nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của cá nhân người chuyển giới. Vì vậy các quốc gia cần có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền của người chuyển

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

giới mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử, kỳ thị nào. Ở cấp độ quốc tế, Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã quan ngại việc các quốc gia thiếu sự công nhận về mặt pháp lý đối với bản dạng giới của người chuyển giới nên đã hối thúc các quốc gia thừa nhận quyền nhân thân của họ bằng cách cấp giấy chứng sinh mới<small>10</small>. Cao ủy nhân quyền Liên

<i>hợp quốc đã khuyến nghị các quốc gia cần “hỗ trợ thực thi quyền được thừa nhận về </i>

<i>mặt pháp lý giới tính mà họ muốn người chuyển giới và cung cấp những giấy tờ nhân thân chứng tỏ giới tính và tên gọi mà họ mong muốn…”</i><sup>11</sup>.

<i><b>1.1.2. Đặc điểm của người chuyển đổi giới tính và phân loại người chuyển đổi giới tính</b></i>

Xã hội hiện đại đã dần chấp nhận người chuyển đổi giới tính và những người trong cộng đồng LGBT, vấn đề phân biệt đối xử, kỳ thị người chuyển giới đa phần đã được cải thiện. Tuy nhiên, việc nhận diện người chuyển giới với những nhóm khác trong LGBT vẫn cịn hạn chế. Để phân biệt được người chuyển giới với những nhóm khác, chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm sau:

(1) Người chuyển giới được sinh ra với một giới tính bình thường, hồn chỉnh, có thể xác định giới tính được người đó là nam hay nữ. Tuy nhiên, có thể từ lúc bé, hoặc khi dậy thì, hoặc khi ở độ tuổi trung niên... ở bất cứ thời điểm nào, họ cảm nhận được rằng giới tính thật sự của họ khơng giống với giới tính sinh học của mình và ln mong muốn được sống thật với giới tính ấy. Lúc này, họ sẽ tìm cách khẳng định bản thân, cơng khai giới tính và thể hiện giới qua hành vi, cách ăn mặc, cách cư xử đối với mọi người xung quanh mình. Chúng ta có thể nhận diện được người chuyển giới bằng cách nhìn vào ngoại hình của họ. Đối với những người không phẫu thuật chuyển giới, việc nhận diện dễ dàng hơn bởi cách cư xử, ăn mặc trái giới tính nữ/nam vẫn cịn thể hiện khá rõ, những người chuyển giới thành nữ thường chọn cách trang điểm đậm để che đi các đường nét nam tính. Ngược lại, đối với những người thực hiện phẫu thuật thay đổi giới tính, họ cần một thời gian dài để đường nét trên gương mặt trở nên hoàn thiện, mềm mại hơn, hơn nữa, các bộ phận trên cơ thể cũng giúp chúng ta dễ nhận biết, chẳng hạn như phần quai hàm nam sẽ vuông và thô hơn quai hàm nữ, phần eo của nam giới thơ và cứng hơn, cịn nữ thì có mềm mại và đường cong cơ thể, hay phần yết hầu của nam to, nhơ ra ngồi, nữ giới thì khơng có phần yết hầu hoặc có nhưng rất nhỏ, chỉ nhơ một chút

<small> </small>

<small>10 United Nations High Commissioner for Human Rights (2011), Discriminatory laws and practices and acts of violence against individuals based on their sexual orientation and gender identity, A/HCR/19/41, đoạn 73, xem truy cập ngày 25/5/2023. </small>

<small>11 United Nations High Commissioner for Human Rights (2011), Discriminatory laws and practices and acts of violence against individuals based on their sexual orientation and gender identity, A/HCR/19/41, đoạn 84, xem truy cập ngày 25/5/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

và rất khó để nhận ra. Bên cạnh đó, qua hành động, chúng ta cũng biết được đó là người chuyển giới hay khơng, những người chuyển giới nữ dù có tập luyện thì dáng đi của họ vẫn chưa uyển chuyển như nữ mà vẫn cịn nét nam tính, mạnh mẽ, tương tự, những người chuyển giới nam vẫn cịn nét nữ tính, hành động mềm mại hơn. Như vậy, người chuyển giới khác người bình thường ở ngoại hình, tính cách, họ cần nhiều thời gian để thích nghi, làm quen, hành động như một người nam/nữ bình thường khác.

(2) Việc nhận diện người chuyển giới thơng qua ngoại hình và hành động của họ chỉ mang tính chất tương đối, chúng ta vẫn có thể nhầm lẫn với những nhóm người khác. Cụ thể, người chuyển giới (transgender) trong tiếng Anh ngoài dùng để chỉ những người chuyển đổi giới tính thì cịn dùng để chỉ những người sau:

<i> Một là, người ăn mặc xuyên giới (“crossdresser”): đây là những người ăn mặc </i>

không theo đặc trưng giới tính sinh học của họ, ví dụ như nữ giới ăn mặc giống như nam giới. Những người ăn mặc xuyên giới thường xác định được giới tính của bản thân là giới tính sinh học khi sinh ra và khơng muốn thay đổi giới tính của mình. Ăn mặc xuyên giới là một cách thể hiện giới, khơng nhất thiết thể hiện về đời sống tình cảm, tình dục của một người. Khi nhìn một người ăn mặc xun giới, chúng ta khơng thể kết luận gì về xu hướng tính dục của người đó, cũng khơng thể khẳng định họ có phải người người chuyển giới không.

<i> Hai là, người biểu diễn ăn mặc chuyển giới (“drag queen” dùng cho nam và “drag </i>

king” dùng cho nữ): đây là thuật ngữ được sử dụng cho những người ăn mặc hoán giới thành nam/nữ và trang điểm đậm. Drag được xem là một nét văn hóa độc đáo, một nghệ thuật biểu diễn dành cho mọi người, đặc biệt là trong cộng đồng LGBT. Những người là Drag không đồng nghĩa với việc họ là người đồng tính, song tính, chuyển giới. Rất nhiều người xác định được giới tính của mình nhưng họ chọn trở thành Drag vì cá tính, phóng khống và có phong cách thời trang táo bạo.

<i> Ba là, người không theo chuẩn về giới (gender nonconforming): đây là những </i>

người cảm nhận mình thuộc một giới nằm ngồi khuôn khổ nam/nữ thông thường. Họ cho rằng giới của họ nằm ở giữa nam và nữ hoặc không giống với khái niệm về nam, nữ, cũng như có thể yêu cầu cách xưng hô không theo chuẩn nam/nữ.

(3) Cần phân biệt giữa người liên giới tính và người chuyển đổi giới tính để tránh nhầm lẫn. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (viết tắt tiếng Anh là APA) định nghĩa các trạng thái liên giới tính là “để chỉ tất cả những trạng thái dẫn đến sự phát triển khơng điển hình của các đặc điểm giới tính và sinh lý trên cơ thể.” Hội người Liên giới tính Bắc Mỹ (viết tắt tiếng Anh là ISNA) thì xem người liên giới tính là “người sinh ra với một cơ thể khơng có vẻ phù hợp với các định nghĩa thông thường về người nữ hay nam.”. Theo đó,

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

có thể thấy, người liên giới tính khơng chỉ có biểu hiện ở giới tính và sinh lý mà cịn biểu hiện cả những cơ quan sinh sản bên trong, nhiễm sắc thể giới tính, hormones giới tính. Một số dấu hiệu đặc trưng để nhận diện người liên giới tính như: Biểu hiện bên ngồi là nữ giới nhưng chủ yếu là giải phẫu của nam giới ở bên trong hoặc ngược lại; bộ phận sinh dục không rõ ràng là nam hay nữ; hệ sinh sản không phát triển một cách hồn thiện; cơ thể khơng có phản ứng với nội tiết tố giới tính; có cả cặp nhiễm sắc thể giới tính nữ (XX) và cặp nhiễm sắc thể giới tính nam (XY). Với người bình thường, nếu là nam thì tất cả tế bào đều có nhiễm sắc thể là XY, cịn là nữ chỉ có nhiễm sắc thể là XX.<small>12</small> Nhìn chung, những người xuất hiện giới tính liên giới khơng hề hiếm, chẳng qua họ đang tự ẩn mình. Người liên giới tính khơng giống với người chuyển giới. Sự khác nhau là ở chỗ với người chuyển giới, đây là vấn đề về bản dạng giới (cảm nhận được mình thuộc giới tính nào, nam hay nữ), cịn với người liên giới tính thì vấn đề nằm ở đặc điểm cơ thể (về sinh lý và giới tính). Tuy nhiên, nếu là người giới tính liên giới cảm thấy giới tính của mình khi được sinh ra không phù hợp với bản sắc giới tính của mình, cách thơng thường là họ có thể xác định lại giới tính để phù hợp với đặc tính giới tính của họ.

Tại Việt Nam, người chuyển giới có hai nhóm gồm: người chuyển giới nam sang nữ (male to female) là những người được xác định là giới tính nam nhưng cảm nhận mình là nữ và muốn sống như một người nữ. Ngược lại, người chuyển giới nữ sang nam (female to male) là những người được xác định là giới tính nữ nhưng cảm nhận giới tính của mình là nam và sống như một người nam. Ở góc độ xu hướng tính dục<sup>13</sup>, có thể phân chia thành người chuyển giới đồng tính (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ và chỉ yêu nữ giới), người chuyển giới song tính (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ có thể yêu cả nam giới và nữ giới) và người chuyển giới dị tính (ví dụ người chuyển giới từ nữ sang nam và chỉ yêu nữ giới).

<i><b>1.1.3. Ý nghĩa của quy định về chuyển đổi giới tính trong pháp luật Việt Nam</b></i>

Theo dòng thời gian, LGBT đã xuất hiện từ rất lâu về trước. Ở Việt Nam, có q ít thơng tin và tư liệu về cộng đồng người chuyển đổi giới tính cũng như những vấn đề cá nhân và xã hội mà họ đang phải đối mặt. Ngoài một vài diễn đàn mạng của cộng đồng, hầu như khơng có thơng tin về người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam. Những thơng điệp mang tính định kiến và khơng thực tế trên báo chí và một số kênh truyền <small> </small>

<small>12 Sự thật ít biết về người liên giới tính, n30514, truy cập ngày 05/03/2023. </small>

<small> Một yếu tố trong tính dục, thể hiện ở sự hấp dẫn có tính bền vững về cảm xúc, tình dục hoặc tình cảm hướng tới </small>

<small> “Bảng đối chiếu thuật ngữ LGBT”, Viện isee, truy cập ngày 05/3/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thông đã tạo nên và củng cố thêm những hiểu biết sai lệch và thái độ kỳ thị xã hội. Người chuyển đổi giới tính được mơ tả như những người “đồng tính”, “kệch cỡm” hoặc “bệnh hoạn”sống với sự kỳ thị, xa lánh, bị xúc phạm bởi những lời lẽ gây tổn thương như: nam không ra nam, nữ không ra nữ, bị tâm thần... Khơng những thế, họ cịn vướng phải sự phản đối từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... ánh nhìn của mọi người xung quanh khiến họ khơng đủ tự tin để sống thật với giới tính của mình. Đơi khi, trước áp lực của xã hội về kì vọng giới khiến nhiều người chuyển giới nghi ngờ về bản thân, chính họ cũng cho mình là người bất thường, mắc bệnh lý và đi ngược với những chuẩn mực của xã hội. Họ cũng khơng được nhìn nhận như một cộng đồng. Có nhiều người chuyển giới khi phát hiện ra bản dạng giới của mình, họ cảm thấy sợ hãi, mặc cảm, tự ti, không chấp nhận và chối bỏ bản thân mình, cảm thấy lạc lõng vì giới tính của mình khơng giống với những người khác. Họ khơng dám cơng khai giới tính thật của mình vì lo lắng rằng sẽ bị xa lánh, kì thị, gia đình bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ xúc phạm của người khác. Bên cạnh sự coi thường của xã hội, một số người chuyển giới còn bị đối xử bất công như bị dèm pha, đánh đập, bị phân biệt đối xử khác với những người bình thường. Thêm vào đó, do bị chọc ghẹo tại trường học và thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, nhiều người xuyên giới/chuyển giới đã phải bỏ học, bỏ nhà, và đối mặt với sự mất an toàn của bản thân (bạo lực, hãm hiếp, cướp giật), sự nghèo đói và khó khăn về sinh kế. Rõ ràng, nhóm chuyển giới là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất và bị kỳ thị nhất trong xã hội. Nguyên nhân của điều này đến từ việc thiếu kiến thức chính thống, đầy đủ về người chuyển giới, dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử và bạo lực. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do thiếu sự hợp tác của các cơ quan an ninh bảo vệ họ cũng như thiếu người tuyển dụng sẵn sàng chấp nhận họ. Đồng thời, việc pháp luật chưa ghi nhận quyền cho người chuyển giới cũng là một lý do khiến định kiến xã hội vẫn còn mãi đối với nhóm người dễ tổn thương này.

Ngồi áp lực định kiến xã hội, người chuyển giới còn gặp phải khó khăn khi pháp luật chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính. Tại Việt Nam, chuyển đổi giới tính đã được ghi nhận tại Điều 37 BLDS năm 2015. Việc Việt Nam ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính cho cá nhân là một tư tưởng tiến bộ trong lịch sử lập pháp. Tuy nhiên, quy định của Việt Nam chỉ dừng lại ở việc quy định quyền tại Điều 37 và chưa có quy định cụ thể như thế nào. Trên thực tế, người chuyển giới gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi giấy tờ sau khi chuyển giới, khó khăn trong các giao dịch dân sự... Có một số trường hợp, người chuyển giới chia sẻ rằng vì pháp luật không cho phép, họ phải chuyển giới “chui” tại các cơ sở y tế trong nước và nước ngoài. Chẳng hạn như khi chuyển giới ở nước ngoài, khi đã thực hiện xong phẫu thuật gương mặt và giới tính, khi trở về họ lại gặp khó khăn ở nước ngồi vì gương mặt đã phẫu thuật khơng giống với gương mặt và giới tính trong hộ chiếu. Hoặc khi phẫu thuật chuyển

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

giới, họ không biết được rằng đâu là cơ sở y tế an toàn và đảm bảo, được Bộ Y tế cấp phép, hoặc có cần tư vấn tâm lý trước khi chuyển giới hay không? Sau khi thực hiện xong phẫu thuật, có một số người vì e ngại, lo sợ mà khơng dám tự mình đi thay đổi giấy tờ nhân thân, họ nhờ người khác đi làm giấy tờ giúp dẫn đến bị lừa tiền và dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc khác. Hơn nữa, trên thực tế, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về thủ tục thay đổi giấy tờ nhân thân như thế nào, vẫn còn khá rườm rà và nhiều thủ tục... Đây là những điều khó khăn về mặt pháp lý mà người chuyển giới gặp phải khi thực hiện chuyển đổi giới tính.

Từ những điều bất cập trên, mong ước hiện tại của người chuyển giới là có một hệ thống pháp luật dành cho họ, để họ có thể tự tin sống thật với giới tính của mình, tự tin cơng khai, được đối xử bình đẳng như bao nhóm người khác. Einar Wegener (tên sau chuyển giới là Lili Elbe) – người đầu tiên chuyển giới trên thế giới sau khi nhận ra bản dạng giới của mình, vợ của ơng đã đồng hành cùng chồng mình trên con đường khẳng định với giới tính của bản thân. Lili Elbe qua đời sau khi ca mổ cấy ghép tử cung thất bại, Lili nói rằng “14 tháng ấy tuy không nhiều nhưng là chuỗi ngày trọn vẹn đầy hạnh phúc”. Thật vậy, đối với những người chuyển giới, hạnh phúc là khi họ được thừa nhận, được sống đúng với bản ngã của mình. Cơng dân hạnh phúc thì đất nước mới hạnh phúc và giàu mạnh. Chính vì thế, việc ban hành quy định về chuyển đổi giới tính và sâu xa hơn là đảm bảo các quyền lợi của người chuyển giới, đặc biệt là các quyền nhân thân, chính là sự thừa nhận của quốc gia đối với nhóm người chuyển đổi giới tính, là niềm tin, là động lực và là niềm hạnh phúc đối với người chuyển giới. Từ đó, họ hạnh phúc hơn, sống bình đẳng như bao người khác, cái nhìn của xã hội đối với họ cũng sẽ thiện cảm hơn. Việc ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính đồng thời cũng thể hiện nghĩa vụ của quốc gia đối với con người, góp phần đưa quốc gia hòa nhập với thế giới, cùng nhau bảo vệ nhóm người dễ tổn thương này.

<b>1.2. Khái quát về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính</b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính </b></i>

Đến thời điểm hiện tại, từ hệ thống pháp luật thực định đến những công trình nghiên cứu khoa học vẫn chưa thể xác định được một định nghĩa thống nhất, cụ thể về

<i>“Quyền nhân thân” của con người. Tuy nhiên, vẫn có thể tìm thấy những quan điểm </i>

khác nhau của các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu thông qua nhiều hướng tiếp cận khác nhau đối với khái niệm về quyền nhân thân. Có ý kiến định nghĩa về quyền nhân

<i>thân như sau: “Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự ghi nhận và bảo vệ các </i>

<i>quyền của cá nhân đối với các giá trị nhân thân của mình trong quan hệ dân sự; gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>luật có quy định khác”<small>14</small>. Một quan điểm khác đã cho rằng: “Quyền nhân thân là một </i>

<i>bộ phận của quyền con người, quyền dân sự và không tách rời khỏi quyền con người”<small>15</small></i>. Lại có một quan điểm khác ghi nhận, quyền nhân thân (Personality rights) của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ, đó là những quyền gắn với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi con người<small>16</small>. Qua tìm hiểu những khái niệm về quyền nhân thân như trên, nhóm tác giả đã đúc kết ra được hai quan điểm về khái niệm quyền nhân thân như sau:

<i>Một là, khái niệm quyền nhân thân được nhìn nhận theo hai khía cạnh: quyền dân </i>

sự gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác. Quan điểm này đã được các nhà lập pháp chuyển hóa vào trong quy định của BLDS.

Trong BLDS, thuật ngữ pháp lý “Quyền nhân thân” tại Việt Nam lần đầu được ghi nhận vào năm 1995 và nằm ở Mục 2: Quyền nhân thân, sự ghi nhận này cho thấy vấn đề Quyền nhân thân của con người đã được quan tâm và bảo vệ từ rất sớm. Tại BLDS năm 1995, Quyền nhân thân được định nghĩa là “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”<small>17</small>. Quy định này đã cụ thể hóa quy định về quyền con người về dân sự của cá nhân tại Hiến pháp năm 1992, nhằm bảo vệ cho cá nhân tồn tại với tư cách là một thực thể, một chủ thể độc lập trong xã hội. Mỗi người có nghĩa vụ phải tơn trọng quyền nhân thân của người khác. Bất kỳ ai cũng không được lạm dụng quyền nhân thân của mình để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Quyền nhân thân trong BLDS năm 1995 là một bước tiến lớn đáng ghi nhận của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, đó được xem như một bước “nhảy vọt” quan trọng trong nhận thức, tư duy của những nhà làm luật. Chính điều này đã chính thức góp phần đặt nền móng cho sự phát triển quy định về Quyền nhân thân trong pháp luật dân sự Việt Nam.

Đến BLDS năm 2005, khái niệm quyền nhân thân vẫn tiếp tục được ghi nhận tại

<i>Điều 24: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền </i>

<i>với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Nhìn chung, khái niệm quyền nhân thân trong BLDS năm 2005 không </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thay đổi so với BLDS năm 1995, vẫn xác định đây là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao, ngoại trừ một số trường hợp được pháp luật quy định.

<i>Tuy nhiên, ở BLDS năm 2005 đã bỏ đi quy định “Không ai được lạm dụng quyền nhân </i>

<i>thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác”<small>18</small></i>, việc không còn ghi nhận rõ ràng trong Điều luật như vậy không đồng nghĩa với việc mọi người không cần tôn trọng quyền nhân thân của người khác và được lạm dụng quyền nhân thân của mình mà gây xâm phạm đến lợi ích của những chủ thể cịn lại. Sở dĩ BLDS năm 2005 khơng cịn quy định nữa bởi vì mục đích làm cho điều luật trở nên tinh gọn hơn nhưng lại không đánh mất đi ý nghĩa vốn có, ngay từ đầu, BLDS đã ghi nhận đây là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao, mà đã là quyền dân sự cá nhân thì buộc phải có sự tơn trọng của tất cả các chủ thể khác và tuyệt đối khơng có sự lạm dụng để xâm phạm đến lợi ích của bất kỳ một chủ thể nào. Và cách quy định như BLDS năm 2005 đã được chứng minh là phù hợp khi mà nội dung này vẫn tiếp tục được BLDS năm 2015 ghi nhận.

Tại BLDS năm 2015 nội dung quy định về khái niệm quyền nhân thân vẫn giống như BLDS năm 1995, năm 2005. Khái niệm quyền nhân thân tại Điều 25 BLDS năm

<i>2015: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với </i>

<i>mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Sự khác nhau giữa hai cụm từ “luật” và “pháp luật” trong quy </i>

định của BLDS năm 2015 và BLDS năm 2005 đã cho thấy sự giới hạn phạm vi trong BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005, nhấn mạnh đến đặc điểm của quyền nhân thân là gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho bất kì người nào trừ khi luật khác có quy định khác, những văn bản dưới luật mà có quy định khác với Điều 25 thì cũng khơng thuộc trường hợp được ngoại lệ. Cũng tại Điều 25 BLDS năm 2015, khi quy định quyền nhân thân, BLDS đã bổ sung thêm hai điểm mới chưa được ghi nhận trong các BLDS trước đây. Cụ thể, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp khơng có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

<small> 18 Điều 26 BLDS năm 1995 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>Hai là, khái niệm quyền nhân thân được tiếp nhận theo hai nghĩa: khách quan và </i>

chủ quan.

Một số tác giả khi trình bày về quyền nhân thân của cá nhân đã cho rằng, do việc quy định khá chung chung, không đi vào cụ thể nên chúng ta có thể định nghĩa quyền nhân thân như sau<small>19</small>:

Theo nghĩa khách quan: Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó nội dung quy định rõ cho các cá nhân có quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình.

Theo nghĩa chủ quan: Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền này cho người khác.

Như vậy, xuất phát từ những điểm thống nhất trong một số quan điểm nêu trên và quy định về quyền nhân thân tại BLDS hiện hành, Điều 25 BLDS năm 2015, có thể đưa

<i>ra định nghĩa về quyền nhân thân như sau: Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền </i>

<i>với giá trị tinh thần của mỗi cá nhân do Nhà nước quy định, không trị giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. </i>

Khái niệm “quyền nhân thân” không trùng với khái niệm “quyền con người”,

<i>“quyền dân sự”. Trong khi “quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với giá trị tinh </i>

<i>thần của mỗi cá nhân do Nhà nước quy định, không định giá được bằng tiền và khơng thể chuyển giao cho chủ thể khác” thì “quyền con người” theo định nghĩa của Văn phòng </i>

<i>Cao ủy Liên Hiệp Quốc được hiểu là “những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo </i>

<i>vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người”<small>20</small>. Còn khái niệm “quyền dân sự” </i>

<i>thì được hiểu là “Những quyền cá nhân, gắn chặt với nhân thân của mỗi người, chỉ cá </i>

<i>nhân mới có thể sử dụng độc lập và không thể chuyển giao cho người khác như: quyền sống, quyền tự do đi lại, cư trú…”<small>21</small></i>. Vì vậy, cả ba khái niệm này là khác nhau và chúng ta cần phân biệt một cách rõ ràng để tránh nhầm lẫn trong quá trình giải quyết những vụ việc liên quan đến pháp lý.

<small> </small>

<small>19</small><i><small> Nguyễn Thị Thu Na, Quyền nhân thân trong BLDS năm 2015, Trường Đại học Duy tân, tr.2. </small></i>

<small>20</small><i><small> Phương Minh (2020), Quyền con người và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam-Bài 1: Quyền con người và luật nhân quyền quốc tế, </small></i><small> truy cập ngày 6/3/2023. </small>

<small>21</small><i><small> Nguyễn Thanh Tuấn, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013, </small></i>

<small>tr.1. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Tương tự như khái niệm quyền nhân thân, cho đến nay, dưới góc độ pháp luật quốc tế, các văn kiện quốc tế về nhân quyền cũng chưa có bất kì một quy định chuẩn nào về khái niệm quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính. Do đó, từ những phân tích trên, dựa vào khái niệm quyền nhân thân theo quy định của BLDS, có thể thấy, quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính về bản chất cũng tương tự như quyền nhân thân của một cá nhân bất kỳ. Vì vậy, quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính được hiểu là quyền dân sự gắn liền với giá trị tinh thần của người chuyển đổi giới tính, những quyền này không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho bất cứ chủ thể nào khác, trừ những trường hợp luật cho phép chuyển giao đối với một số quyền nhân thân.

<i><b>1.2.2. Đặc điểm quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính</b></i>

Quyền nhân thân là cơ sở pháp lý để thực hiện các quan hệ dân sự trong sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật. Quyền nhân thân có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân nói chung và càng mang vai trị to lớn đối với những người chuyển đổi giới tính. Mỗi hành vi xâm phạm hoặc không bảo vệ đầy đủ quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính đều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần người bị xâm hại. Do đó, việc ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân, bảo đảm trật tự pháp lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật cho công dân, đặc biệt là người chuyển đổi giới tính.

Nhìn chung, quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính cũng mang đặc điểm giống như quyền nhân thân của cá nhân nói chung. Bởi lẽ họ cũng chính là cá nhân sống trong cùng một xã hội, cùng được điều chỉnh chung dưới một hệ thống pháp luật quốc gia.

<i>Thứ nhất, quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính là một quyền dân sự đặc biệt của cá nhân. </i>

Dưới góc độ pháp luật dân sự thì cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên, quan trọng và phổ biến của quan hệ dân sự. Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân là vì con người và ln hướng tới con người, trong đó có quyền nhân thân. Trong khi nhiều quyền khác có thể thuộc về cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác thì có thể nói quyền nhân thân là một loại quyền dân sự đặc biệt của cá nhân người chuyển đổi giới tính và gắn với đời sống tinh thần của mỗi con người.

Quyền nhân thân là một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân sự của người chuyển đổi giới tính. Pháp luật dân sự quy định cho người chuyển đổi giới tính có quyền nhân thân là một sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thể được pháp luật thừa nhận. Việc quy định các quyền nhân thân khác nhau là dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội. Có thể thấy trước đây thậm chí khơng có khái niệm quyền nhân thân của người chuyển giới do chủ thể này chưa được thừa nhận nhưng ngày nay... Và ở mỗi

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ chính trị xã hội… mà quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính được quy định một cách khác nhau và khơng cho phép bất cứ đối tượng nào làm thay đổi hay chấm dứt quyền đó, trừ những trường hợp nhất định quyền nhân thân bị hạn chế như người chuyển đổi giới tính phải chấp hành bản án tử hình thì sẽ bị tước đoạt quyền sống, hoặc bị phạt tù dẫn đến bị hạn chế quyền tự do đi lại…

<i>Thứ hai, quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính ln gắn liền với chính họ và khơng được phép chuyển giao cho người khác, ngoại trừ những trường hợp mà luật khác cho phép chuyển giao cho một người khác. </i>

<i>Điều 25 BLDS năm 2015 quy định: “ Quyền nhân thân được quy định trong Bộ </i>

<i>luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Các quyền dân sự nói </i>

chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên điều kiện kinh tế xã hội – xã hội nhất định. Hơn nữa, mỗi cá nhân đều mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó quyền nhân thân được gắn liền với một chủ thể nhất định. Khi một cá nhân sinh ra, họ đã có trong mình những quyền nhân thân nhất định. Quyền nhân thân này được pháp luật duy trì và bảo hộ. Quyền nhân thân đầu tiên mà các cá nhân được hưởng khi sinh ra là quyền sống. Có thể khẳng định, quyền nhân thân không bị phụ thuộc hay chi phối bởi bất cứ yếu tố nào như độ tuổi, trình độ…. Do vậy, về mặt nguyên tắc, người chuyển đổi giới tính khơng thể chuyển dịch quyền nhân thân cho chủ thể khác. Điều này có nghĩa rằng bản thân chủ thể phải là người hưởng quyền nhân thân chứ họ không thể chuyển giao quyền này cho người khác và khơng ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền này. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, năm 2019, năm 2022 (Luật SHTT), tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29<small>22</small>; tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 19; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29<small>23</small>. Ví dụ chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ; A không thể bán cho B tên và những quyền gắn với căn cước của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của luật thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Chẳng hạn: Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển giao quyền sở hữu đối

<b>với quyền nhân thân khi công bố tác phẩm</b><small>24</small> cho các tổ chức, cá nhân khác theo hợp

<small> 22 Khoản 2 Điều 45 Luật SHTT. 23 Khoản 2 Điều 47 Luật SHTT. 24 Khoản 3 Điều 19 Luật SHTT. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan<small>25</small>. Mặc dù vậy thì có những yếu tố ln gắn liền với chủ thể mà khơng thể thay đổi được, ví dụ: Quyền đứng tên tác giả, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

<i>Thứ ba, quyền nhân thân có tính chất phi tài sản, không trị giá được bằng tiền. </i>

Quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hay khơng gắn với tài sản mà thơi<small>26</small>. Vì khơng phải là tài sản nên quyền nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền. Khác với quyền tài sản, quyền nhân thân có khách thể là những giá trị tinh thần gắn với đời sống con người với bản chất là các giá trị phi tài sản. Tính chất phi tài sản thể hiện, đó là khơng thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự như mua bán, trao đổi, tặng cho... và cũng không gắn với yếu tố tiền bạc, với tính chất đền bù ngang giá. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được cơng nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không thể chuyển giao cho người khác (trừ trường hợp luật có quy định khác). Các quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vơ hình và để được thừa nhận các quyền nhân thân gắn với tài sản đó thì cá nhân đó phải chứng minh được sự tồn tại của loại tài sản vơ hình do chính mình sáng tạo ra.

Quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính đa phần giống với quyền nhân thân của những cá nhân khác, nhưng nhìn chung người chuyển giới sẽ quan tâm tới những giá trị tinh thần, không được định giá bằng tiền như: quyền được thay đổi tên; quyền đối với hình ảnh cá nhân; quyền bí mật đời tư; quyền nhân thân trong lĩnh vực hơn nhân gia đình… Tất cả những quyền này liên quan mật thiết đến những nhu cầu cần có của mỗi một người chuyển đổi giới tính sống trong xã hội và cần được các chủ thể khác tôn trọng.

Sở dĩ, người chuyển đổi giới tính là đối tượng khá đặc biệt trong xã hội, vì họ đã có sự thay đổi về mặt giới tính so với những cá nhân bình thường khác và mới xuất hiện phổ biến trong vài thập kỷ trở lại đây, mang những đặc điểm riêng so với các cá nhân còn lại. Sự kiện thay đổi giới tính từ giới này sang giới khác làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một số quyền nhân thân so với trước khi chuyển giới.

Trong những quy định trước đây của pháp luật Việt Nam vẫn chưa thực sự chú tâm điều chỉnh đối với người chuyển đổi giới tính. Vì vậy, trong tương lai, BLDS cần xây dựng theo hướng hoàn thiện thêm những điều luật về quyền nhân thân phù hợp cho người chuyển đổi giới tính. Và điều quan trọng nhất ở đây là pháp luật cần tạo cho họ một môi trường, một cách đối đãi không khác người dân bình thường, điều này sẽ tạo cơ hội tốt cho họ khi họ bước vào cuộc sống với một giới tính mới.

<small> 25 Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 Luật SHTT. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>1.2.3. Nội dung quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính</b></i>

Người chuyển đổi giới tính mang những đặc điểm chung và riêng biệt với cá nhân nói chung nên việc tìm hiểu nghiên cứu để đi đến thống nhất và hoàn thiện các quyền nhân thân dành cho đối tượng này là điều cần thiết hiện nay. Hiện nay, dựa vào đối tượng của quyền, có thể chia các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS năm 2015 (một cách tương đối) thành các nhóm quyền cụ thể như sau:

(1) Nhóm các quyền nhân thân nhằm cá biệt hố cá nhân: quyền có họ, tên; quyền thay đổi họ, quyền thay đổi tên, quyền xác định, xác định lại dân tộc, quyền được khai sinh, khai tử, quyền đối với quốc tịch, quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính;

(2) Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân: quyền được sống, quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;

(3) Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của cá nhân: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình;

(4) Quyền nhân thân trong hơn nhân gia đình

Cịn theo như tại khoản 1 Điều 17 BLDS năm 2015 đã phân loại quyền nhân thân

<i>của cá nhân thành hai nhóm: “Quyền nhân thân khơng gắn với tài sản và quyền nhân </i>

<i>thân gắn với tài sản”</i><sup>27</sup><i>. Vì vậy, quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính cũng </i>

sẽ được phân loại thành hai nhóm tương tự.

Quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền nhân thân không mang đến cho người chuyển đổi giới tính các lợi ích vật chất. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được cơng nhận đối với người chuyển đổi giới tính một cách bình đẳng và suốt đời, khơng phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó. Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần của người chuyển đổi giới tính đối với chính bản thân mình, ln gắn với chính bản thân người đó và khơng dịch chuyển được sang chủ thể khác. BLDS năm 2015 ghi nhận quyền nhân thân không gắn với tài sản của cá nhân nói chung bắt đầu từ Điều 26 đến Điều 39, do vậy xuất phát từ việc người chuyển đổi giới tính cũng là một cá nhân trong xã hội nên những quy định về các quyền nhân thân không gắn với tài sản dành cho cá nhân cũng chính là các quyền đối với người chuyển đổi giới tính. Các nhà nghiên cứu có nhiều cách phân loại quyền nhân thân không gắn với tài sản:

<i> Chia thành ba nhóm: nhóm thứ nhất bao gồm các quyền gắn với sự toàn vẹn về </i>

thể chất và tinh thần của thể nhân như nguyên tắc bất khả xâm phạm, quyền của một

<small> 27 Khoản 1 Điều 17 BLDS năm 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>người đối với họ tên hoặc hình ảnh của mình; nhóm thứ hai bao gồm các quyền gắn với </i>

tự do của một người như bảo đảm các quyền con người căn bản, tự do biểu lộ tư tưởng

<i>và tự do lập hội; và nhóm thứ ba bao gồm các quyền gắn với quy chế pháp lý của một </i>

người như quyền phụ hệ, quyền kết hơn, quyền ly hơn<small>28</small>.

Chia thành hai nhóm: quyền an toàn về thân thể và quyền an toàn về tinh thần<small>29</small>. Cũng chia thành ba nhóm, gồm các quyền về an toàn thân thể, các quyền về an toàn tinh thần, quyền làm việc<sup>30</sup>.

Người chuyển giới cũng có những quyền nhân thân cơ bản và khơng có gì khác biệt giữa trước và sau khi chuyển giới. Trong đó, một số quyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhạy cảm đối với người chuyển giới như quyền thay đổi tên, quyền đối với hình ảnh, quyền nhân thân trong lĩnh vực hơn nhân gia đình…

<i><b>Một là, người chuyển đổi giới tính có quyền có họ, tên <small>31</small>. </b></i>

Quyền có họ, tên là quyền nhân thân quan trọng đối với người chuyển đổi giới

<i>tính, có từ thời điểm người đó sinh ra. Khoản 1 Điều 26 BLDS năm 2015 quy định: “Cá </i>

<i>nhân có quyền có họ tên (bao gồm cả chữ đệm nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”. “Họ” là một phần trong tên gọi đầy đủ của </i>

một người để chỉ ra rằng người đó thuộc về dòng họ nào; “Tên” được dùng để nhận dạng, xác định một con người nhất định. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu khơng có thỏa thuận thì họ được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ được xác định theo họ của mẹ đẻ. Họ của trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ ni. Trường hợp chỉ có cha ni hoặc mẹ ni thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Họ của trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời ni dưỡng. Tên của người chuyển đổi giới tính là cơng dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Người chuyển đổi giới tính xác lập, thực

<small> </small>

<small>28 Trích theo Ngơ Huy Cương (2015), “Tính hệ thống của các quy định về quyền nhân thân trong Dự thảo BLDS </small>

<i><small>năm 2005 sửa đổi”, Kỷ yếu Tọa đàm khoa học Chế định quyền nhân thân trong Dự thảo BLDS sửa đổi, Khoa Luật </small></i>

<small>Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 5. </small>

<small>29</small><i><small> Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục, tr. 382. </small></i>

<small>30</small><i><small> Nguyễn Mạnh Bách (2004), Luật Dân sự Việt Nam lược khảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, </small></i>

<small>tr. 200. </small>

<small>31 Điều 26 BLDS năm 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

<i><b>Hai là, quyền thay đổi họ, tên của người chuyển đổi giới tính. </b></i>

Đây là một quyền đặc biệt quan trọng đối với người chuyển đổi giới tính. Tên gọi của họ thể hiện sự tơn trọng danh tính và là cách mà họ thể hiện giới tính của mình, nó là một phần quan trọng trong q trình tạo dựng và thể hiện bản thân. Tên mới có thể mang ý nghĩa cá nhân, thể hiện sự tự nhận thức và phản ánh giới tính cảm nhận của người đó. Điều này giúp họ cảm thấy tự tin và được cơng nhận đúng danh tính của mình. Q trình lựa chọn và sử dụng tên gọi mới cũng thể hiện sự tôn trọng và hỗ trợ từ cộng đồng xung quanh. Việc người chuyển đổi giới tính được gọi bằng tên mới và được pháp luật ghi nhận, điều này cũng góp phần vào việc thúc đẩy sự chấp nhận và sự hiểu biết về sự đa dạng giới tính. Chính vì thế, người chuyển đổi giới tính có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên sau khi chuyển đổi giới tính.

<i><b>Ba là, quyền xác định, xác định lại dân tộc của người chuyển đổi giới tính. </b></i>

Pháp luật Việt Nam quy định, người chuyển đổi giới tính cũng có quyền xác định dân tộc, xác định lại dân tộc của mình. Người chuyển đổi giới tính khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp khơng có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trong trường hợp người chuyển đổi giới tính bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha ni hoặc mẹ ni thì dân tộc của người chuyển đổi giới tính được xác định theo dân tộc của người đó.

Trong trường hợp người chuyển đổi giới tính bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con ni thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng người đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng vào thời điểm đăng ký khai sinh.

<i><b>Bốn là, quyền được khai sinh, khai tử của người chuyển đổi giới tính. </b></i>

Khai sinh, khai tử là quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Từ khi sinh ra có quyền được khai sinh; người chuyển đổi giới tính chết phải được khai tử. Khi sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì khơng phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. Việc khai sinh, khai tử được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>Năm là, quyền đối với quốc tịch của người chuyển đổi giới tính </b></i>

Quốc tịch là một trong những sự công nhận của quốc gia đối với người chuyển đổi giới tính vơ cùng quan trọng. Trong “Tuyên ngôn quốc tế” cũng cho thấy sự quan trọng

<i>của quốc tịch khi khẳng định “Mọi người đều có quyền với một quốc tịch” và “Khơng </i>

<i>ai đáng bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hay bị từ chối quyền đổi quốc tịch”. </i>

Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi người đó được sinh ra đến khi chết và là tiền đề để họ được hưởng các quyền công dân và thực hiện nghĩa vụ cơng dân đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch. Chính bởi vì vậy mà việc xác định quốc tịch của cơng dân có những ý nghĩa và vai trị vơ cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển của xã hội, mỗi quốc gia lại có một chế định riêng và các quy định cụ thể về vấn đề quốc tịch, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Mỗi người chuyển đổi giới tính khi được sinh ra đều được hưởng các quyền nhân thân cơ bản. Quyền đối với quốc tịch là một trong số đó và đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong các văn bản pháp luật.

Pháp luật Việt Nam quy định, quốc tịch là sự thể hiện liên kết của cơng dân với quốc gia và bất kì ai cũng có quyền có quốc tịch. Do đó cho dù các chủ thể là công dân mang quốc tịch Việt Nam có đi bất kì đâu thì cơng dân cũng được nhà nước che chở bảo vệ. Cũng chính bởi vì thế một số trường hợp, quốc tịch của một người được quyết định bởi dân tộc của người đó vì vậy quốc tịch cịn có thể là quyền thành viên của một dân tộc (một nhóm người có cùng mối quan hệ về dân tộc và văn hóa) dù dân tộc đó khơng có nhà nước. Qua đây ta có thể dễ dàng nhận thấy, quốc tịch là sự thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc trên toàn thế giới.

Như vậy, quốc tịch là mối liên hệ mang tính chất pháp lý – chính trị giữa một cá nhân cụ thể đối với một quốc gia nhất định và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân mang quốc tịch của quốc gia đó.

<i><b>Sáu là, quyền của người chuyển đổi giới tính đối với hình ảnh. </b></i>

Điều 32 BLDS năm 2015 quy định quy định về quyền của người chuyển đổi giới tính đối với hình ảnh như sau:

<i>“Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. </i>

<i>Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. </i>

<i>Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. </i>

<i>Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây khơng cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. </i>

<i>Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền u cầu Tịa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”<small>32</small>. </i>

Như vậy, hiện nay chưa có một quy định nào đưa ra định nghĩa về khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh. Ngay cả trong Điều 32 BLDS năm 2015 nêu trên quy định

<i>về quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng chỉ quy định chung chung “cá nhân có </i>

<i>quyền đối với hình ảnh của mình” mà không chỉ ra cụ thể quyền nhân thân đối với hình </i>

ảnh là gì. Tuy nhiên, qua nội dung của Điều luật này và các Điều luật có liên quan thì có thể hiểu quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với người chuyển đổi giới tính được pháp luật quy định và bảo vệ, liên quan đến việc sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh của chính người đó.

Quyền đối với hình ảnh là quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính; họ hồn tồn được phép định đoạt những gì mình muốn với hình ảnh của mình, khơng một ai được quyền ngăn cản hay được phép xâm phạm. Việc sử dụng hình ảnh của người chuyển đổi giới tính phải được người đó đồng ý, người chuyển đổi giới tính có quyền đối với hình ảnh của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Quyền này được Hiến định thể hiện thông qua các quyền được tôn trọng, quyền được sử dụng, quyền

<i>được bảo vệ khi bị xâm phạm: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống </i>

<i>riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”<small>33</small></i>.

Theo quy định của BLDS năm 2015 thì việc sử dụng hình ảnh của người chuyển đổi giới tính phải được người đó đồng ý. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ là khi sử dụng hình ảnh khơng cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ trong trường hợp hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc hoạt động công cộng khác. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Hành vi sử dụng hình ảnh của người khác nhằm mục đích thương mại gây ảnh hưởng đến quyền lợi về kinh tế của người bị xâm phạm, tuy nhiên, với mục đích phi thương mại nhưng ảnh hướng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng là vấn đề quan trọng và đang được quan tâm hiện nay<small>34</small>.

<small> 32 Điều 32 BLDS năm 2015. </small>

<small>33 Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013. </small>

<small>34</small><i><small> Đặng Duy Thanh (2020), Quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quy định và bất cập, </small></i><small>cua-ca-nhan-doi-voi-hinh-anh-quy-dinh-va-bat-cap, truy cập ngày 5/3/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b> là, quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của người chuyển đổi giới tính. </b></i>

Tính mạng, sức khỏe, thân thể con người vô cùng quan trọng. Quyền sống (hay quyền được sống) là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của Nhân quyền. Tuyên ngôn thế giới về quyền con

<i>người năm 1948 khẳng định: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá </i>

<i>nhân”; tại Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) 1966 </i>

<i>tiếp tục khẳng định: “Mọi người đều có quyền cố hữu là quyền được sống. Quyền này </i>

<i>phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị tước quyền sống một cách tùy tiện”. </i>

<i>Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng </i>

<i>con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” </i>

<i>Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm </i>

<i>về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tịa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. </i>

<i>Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”. </i>

Điều 33 BLDS năm 2015 quy định:

<i>“Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. </i>

<i>Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh”. </i>

<i>Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện. Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà khơng chờ được ý kiến của những </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. </i>

<i>Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết; (ii) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu khơng có ý kiến của người đó trước khi chết; (iii) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định”. </i>

<i><b>Tám là, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người chuyển đổi giới tính. </b></i>

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong số những quyền nhân thân gắn liền với người chuyển đổi giới tính và vơ cùng quan trọng của con người. Theo

<i>đó, Điều 12 Tun ngơn tồn thế giới về Nhân quyền năm 1948 quy định: “Không ai </i>

<i>phải chịu can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân…”. Tương tự như các nước </i>

khác, quyền này đã được ghi nhận rất sớm trong pháp luật Việt Nam. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín trở thành quyền hiến định khi chính thức được ghi nhận

<i>trong Hiến pháp năm 1980. Cụ thể, Điều 7 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Cơng dân </i>

<i>có quyền tự được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”. </i>

Quyền này tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1992<sup>35</sup> và năm 2013<sup>36</sup>. Bên cạnh việc ghi nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, BLDS năm 2015 cịn quy định những biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người chuyển đổi giới tính trong trường hợp có hành vi xâm phạm như yêu cầu bác bỏ thơng tin, u cầu người có hành vi xâm phạm xin lỗi, cải chính cơng khai và bồi thường thiệt hại. Theo đó, người chuyển đổi giới tính có quyền yêu cầu người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình phải gỡ bỏ, cải chính, huỷ bỏ thơng tin đó. Trong trường hợp không xác định được người đã đưa thơng tin thì có quyền u cầu Tồ án tun bố thơng tin đó là khơng đúng. Ngồi ra, cá nhân cịn có quyền u cầu người đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình phải xin lỗi, cải chính cơng khai và bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được thực hiện theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, thiệt hại trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định và một khoản tiền khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

theo thỏa thuận hoặc không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những yếu tố nhân thân phi tài sản gắn liền với người chuyển đổi giới tính, thể hiện phẩm chất, đạo đức và giá trị của mỗi người, đây là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ (Khoản 1 Điều 34 BLDS)

<i>Theo Hiến pháp năm 2013 thì "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống </i>

<i>riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình." </i>

Người chuyển đổi giới tính có quyền u cầu Tịa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi người chuyển đổi giới tính chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo u cầu của cha, mẹ của người đã chết.

Điều đáng lưu ý là theo quy định nêu trên thì quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được đảm bảo kể cả khi cá nhân chết. Vợ, chồng, con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người đã chết có quyền u cầu Tịa án bác bỏ những thơng tin gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đã chết đó. Trong trường hợp những thơng tin gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên các phương tiện thơng tin đại chúng thì việc gỡ bỏ, cải chính được thực hiện bằng chính phương tiện thơng tin đại chúng đó<small>37</small>. Có thể thấy rằng quy định này sẽ giúp cho người chuyển đổi giới tính có thêm cơ chế bảo vệ hiệu quả hơn nữa danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình trước các thơng tin không đúng sự thật, xuyên tạc, vu khống... Bởi lẽ khi có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đặc biệt là trên khơng gian mạng thì vấn đề ngăn chặn những thơng tin đó tiếp tục bị phát tán là rất quan trọng bên cạnh việc xử lý và xem xét trách nhiệm của người có hành vi vi phạm. Việc này sẽ góp phần hạn chế đến mức tối đa thiệt hại xảy ra cho người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm<small>38</small>.

<i><b>Chín là, người chuyển đổi giới tính có quyền hiến, nhận mơ, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. </b></i>

Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc người chuyển đổi giới tính tự nguyện hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết. Người chuyển đổi giới tính có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống hoặc hiến mơ, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu

<small> </small>

<small>37 Ví dụ, đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thực hiện trên khơng gian mạng, Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, cũng như yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để loại bỏ các thông tin vi phạm pháp luật. </small>

<small>38 Huỳnh Thị Nam Hải (2021), Bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân trên khơng gian mạng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, truy cập ngày 5/3/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. Người chuyển đổi giới tính có quyền nhận mơ, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của BLDS, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác cần tuân thủ nguyên tắc sau: Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép; vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; khơng nhằm mục đích thương mại; giữ bí mật về các thơng tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

<i><b>Mười là, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người chuyển đổi giới tính. </b></i>

Theo Điều 12, Tuyên bố quốc tế về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948 quy

<i>định: “Khơng ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư </i>

<i>tín hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”. Đây là tiền đề, là nền tảng cơ bản để các quốc gia </i>

cố gắng đạt đến chuẩn mực chung này. Ở nước ta, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đã được quy định ngay trong bản Hiến pháp năm đầu tiên, Hiến

<i>pháp năm 1946 Điều 11 quy định “Nhà ở và thư tín của cơng dân Việt Nam khơng ai </i>

<i>được xâm phạm một cách trái pháp luật”, tuy nhiên quyền nhân thân này cũng chưa </i>

thật rõ ràng. Đến Hiến pháp năm 2013 thì quyền nhân thân này đã được quy định khá

<i>cụ thể, Điều 21 Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống </i>

<i>riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an tồn”. Thể chế hố tinh thần của Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015, Điều 38, </i>

<i>khoản 1 quy định: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm </i>

<i>phạm và được pháp luật bảo vệ…”. Theo quy định tại Điều 38 BLDS năm 2015, ta có </i>

<i>thể hiểu khái quát về bí mật đời tư như sau: “Bí mật đời tư của một cá nhân là các thơng </i>

<i>tin, tài liệu nói về những điều thầm kín riêng tư của cá nhân mà người đó khơng muốn tiết lộ cho người khác biết”. </i>

BLDS năm 2015 đã quy định khá hoàn chỉnh, cụ thể, rõ ràng quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân, đây là quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính bất khả xâm phạm. Quyền riêng tư là quyền của người chuyển đổi giới tính được tự quyết đối với đời sống của mình mà khơng chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ những người xung quan khác. Với quyền này, cá nhân được sống như mong muốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

của mình mà khơng chịu ảnh hưởng, tác động bất kỳ của chủ thể nào khác; cịn bí mật cá nhân, bí mật gia đình là những thơng tin, tư liệu mà cá nhân không muốn công khai, bộc bạch, được giữ kín bằng các biện pháp thơng thường hoặc biện pháp kỹ thuật khác nhau. Quyền riêng tư của người chuyển đổi giới tính cịn được thể hiện thơng qua việc thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính được bảo đảm an tồn và bí mật. Bất kể chủ thể nào xâm phạm các thông tin này đều được xác định là vi phạm pháp luật. Việc bóc mở, kiểm sốt, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính chỉ được thực hiện khi có quy định của pháp luật và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là một trong những quyền nhân thân cơ bản của người chuyển đổi giới tính, quyền này đã được quy định trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng như trong nước nhằm bảo vệ tuyệt đối quyền các quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính, trong đó có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Ngồi quyền nhân thân trong đời sống dân sự nói chung, quyền nhân thân trong hơn nhân gia đình cũng là một nội dung được người chuyển đổi giới tính hết sức quan tâm. BLDS năm 2015 quy định cá nhân có quyền kết hơn, ly hơn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hơn nhân và gia đình theo quy định của BLDS, Luật hơn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

Trong đó, quyền kết hôn và ly hôn là hai trong những quyền được người chuyển đổi giới tính chú tâm nhất. Tại Điều 37 BLDS năm 2015 nêu trên thì cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Theo đó, một người khi đã chuyển đổi giới tính thì sẽ được pháp luật công nhận các quyền nhân thân với giới tính mới. Trong đó có quyền được kết hơn theo quy định của pháp luật. Cũng căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện để đăng

<i>ký kết hơn thì: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. </i>

Vậy theo căn cứ nêu trên pháp luật chỉ không công nhận kết hôn đồng giới. Đối với người chuyển giới đã thay đổi thơng tin như tên, giới tính của mình theo quy định của pháp luật thì có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đó, trong đó có quyền đăng ký kết hôn.

Cũng tương tự như quyền kết hôn, đối với quyền ly hôn của người chuyển đổi giới

<i>tính, căn cứ theo Điều 37 BLDS năm 2015: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. </i>

Vì vậy, tại Việt Nam, bất kỳ cá nhân nào có nhu cầu, đều có quyền được chuyển đổi giới tính và được Nhà nước công nhận bằng cách đi đăng ký thay đổi hộ tịch. Bên cạnh đó, điểm c, khoản 2, Điều 3 Luật Hộ tịch năm 2014 cũng quy định về việc ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cá nhân xác định lại giới tính; khoản 1, Điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước cơng dân, trong đó có trường hợp cấp lại do “xác định lại giới tính”<small>39</small>. Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã có những điều khoản quy định cho người chuyển giới thay đổi thông tin cá nhân của mình sau khi đã chuyển giới, đồng thời đảm bảo các quyền và nghĩa vụ trước đó khơng bị mất đi. Đây có thể xem là sự cơng nhận của Nhà nước đối với những người đã chuyển giới. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi, nghĩa là họ sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo đúng như giới tính mới, bao gồm cả quyền ly hơn, và cả những quyền như quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Quyền nhân thân theo Luật SHTT đối với người chuyển đổi giới tính, bao gồm: quyền quyền đặt tên cho tác phẩm (Khoản 1 Điều 9 Luật SHTT); quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng (Khoản 2 Điều 19 Luật SHTT); quyền bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm khơng cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (Khoản 4 Điều 19 Luật SHTT); quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính của tác giả sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí (Khoản 2 Điều 122 Luật SHTT); quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (khoản 3 Điều 19 Luật SHTT).

Trên đây là những quyền nhân thân cơ bản mà người chuyển đổi giới tính có quyền được hưởng, trong đó có những quyền mà nhóm tác giả cho rằng cần đặc biệt quan tâm đến để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Sau khi đã thực hiện chuyển đổi giới tính, vấn đề đặt ra đối với cơ quan có thẩm quyền và những người chuyển giới đó là những thông tin cá nhân của họ như như giấy khai sinh, căn cước công dân, hộ chiếu, bằng lái xe… đã khơng cịn phù hợp như trước. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong đời sống, cũng như khơng ít bất tiện trong việc quản lý nhà nước của các cơ <small> </small>

<small>39</small><i><small> Hải Nam (2023), Người chuyển giới ở Việt Nam có được quyền kết hơn?, </small></i><small>chuyen-gioi-o-viet-nam-co-duoc-quyen-ket-hon-20230303125530385.htm, truy cập ngày 14/03/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

có thẩm quyền. Khi có nhu cầu tham gia vào các hệ xã hội nếu họ không được pháp luật cơng nhận giới tính mới, họ, tên mới thì họ sẽ khơng có khả năng để thực hiện các quyền của mình. Cịn đối với cơ quan có thẩm quyền, họ khó có thể quản lý được dân số, tệ nạn xã hội, các vấn đề y tế, bảo hiểm và việc làm đối với đối tượng là người chuyển đổi giới tính. Từ những khó khăn này, chúng ta cần chú trọng đặc biệt cho người chuyển đổi giới tính những quyền nhân thân cụ thể sau như là quyền được thay đổi tên sau khi chuyển đổi giới tính; quyền xác định lại giới tính về mặt giấy tờ, quyền được cấp giấy khai sinh mới, quyền riêng tư, quyền được làm việc và quyền tiếp tục sống với giới tính của mình, cho phép người chuyển giới được có quyền kết hơn theo giới tính mới sau khi được cơng nhận là người chuyển đổi giới tính, quyền được nhận con nuôi,… và tất cả những quyền này sẽ được điều chỉnh trong một đạo luật cụ thể, rõ ràng, hoàn chỉnh và chi tiết nhất nhằm mang đến sự cơng bằng, bình đẳng cho nhóm người chuyển đổi giới tính.

<i><b>1.2.4. Ý nghĩa quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính</b></i>

Hiện nay, tại Việt Nam, vì những quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính chưa được ghi nhận cụ thể trong hệ thống pháp luật nên chưa thể phát huy hết vai trò, ý nghĩa của quyền nhân thân đối với việc bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính. Chính vì vậy, đã dẫn đến những hệ lụy tiêu cực trong đời sống xã hội. Cũng giống như nhiều nhóm LGBT khác (đồng tính nam, đồng tính nữ và song tính), người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những kỳ thị của xã hội, gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn cả các nhóm LGBT khác, người chuyển đổi giới tính cịn là đối tượng của những thơng tin sai lệch, sự đối xử bất bình đẳng, nạn bạo hành, phân biệt đối xử và đói nghèo. Khơng những thế, người chuyển đổi giới tính cịn phải đối mặt với những định kiến của cộng đồng đồng tính nam và đồng tính nữ do bị cho là nguyên nhân gây ra những kỳ thị trong xã hội với cộng đồng LGBT nói chung. Nhiều người đồng tính cho rằng, những người chuyển đổi giới tính ăn mặc khác với giới tính sinh học của mình (ví dụ như nam mặc giả gái) làm cho xã hội nghĩ người đồng tính nam là thích giả gái và thích phẫu thuật chuyển giới. Thêm nữa, báo chí truyền thông thường nhầm lẫn về khái niệm cho rằng chuyển giới và đồng tính là giống nhau, khiến cộng đồng người đồng tính muốn xa lánh cộng đồng chuyển giới. Những người chuyển đổi giới tính sinh hoạt lẫn trong cộng đồng người đồng tính thường bị tẩy chay hoặc phủ nhận nếu họ thể hiện mình rõ ràng. Điều này cần phải được thay đổi. Một khi quyết định sống thật với bản thân, thể hiện mình khác với giới tính sinh học, người chuyển đổi giới tính bắt đầu quá trình đầy khó khăn và thách thức trong những mối quan hệ với gia đình, trong việc tìm kiếm người yêu và chấp nhận họ, trong sự đối mặt với kỳ thị xã hội và bất bình đẳng, kiếm tìm công ăn việc làm, và rủi ro về sức khỏe.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Cũng giống như người đồng tính, người chuyển đổi giới tính thường bị định kiến và phân biệt đối xử từ gia đình và xã hội. Nhưng khác với người đồng tính có thể che dấu xu hướng tình dục, người chuyển đổi giới tính khơng thể che dấu bản dạng giới của họ do khát khao thể hiện ra ngồi, vì vậy, sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với họ thường nặng nề, trực diện và nghiêm trọng hơn. Sự kỳ thị đơi khi khơng chỉ thể hiện qua lời nói mà cịn qua hành vi, ánh nhìn soi mói. Có thể thấy sự kỳ thị đối với người chuyển đổi giới tính ở nhiều cấp độ: ngay trong gia đình, hàng xóm láng giềng, trường học, và ngồi xã hội nói chung, cũng như trong cộng đồng LGBT. Trong gia đình, người chuyển đổi giới tính dù là từ nam sang nữ hay từ nữ sang nam, đa số gặp khó khăn trong việc cơng khai (come-out) với gia đình. Một số trường hợp đã “come out” ở những thời điểm khác nhau nhưng bố mẹ đã “lờ” đi. Một số gia đình cho rằng con cái bị bệnh về tâm lý nên khá nhiều gia đình nghĩ đến giải pháp cho con đi gặp bác sĩ tâm lý để chữa trị, và điều này càng khắc thêm hố sâu ngăn cách và chia rẽ giữa bố mẹ và con. Trong ký ức của những người chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ, trong gia đình, họ thường bị đối xử hắt hủi nhất so với các anh chị em, khơng có tình thương và sự chấp nhận. Mặt khác, ở Việt Nam, những áp lực của đời sống xã hội với nhiều mối quan hệ gần gũi khiến gia đình người chuyển đổi giới tính thường sợ bị hàng xóm và người quen xét nét, từ đó yêu cầu con cái khơng được ăn mặc hay có những hành vi khác biệt để giữ thể diện cho gia đình. Nghiêm trọng hơn, nhiều gia đình do khơng có kiến thức nên cho rằng con đua đòi a dua theo bạn bè, con khơng có tương lai nếu là người chuyển đổi giới tính nên đã ra những biện pháp mạnh để “điều chỉnh” hoặc ép buộc con phải quay lại giới tính “thật” của mình. Các hình thức bạo lực có thể là từ lời nói (mắng nhiếc, sỉ nhục) đến hành động (vũ lực). Có thể nói, nhìn chung nhiều gia đình hồn tồn khơng chấp nhận việc con cái mình là người chuyển đổi giới tính, hoặc nếu chấp nhận thì là một quá trình lâu dài, vì thương con mà dần dần chấp nhận, nhưng vẫn thường tìm cách che giấu người xung quanh vì xấu hổ và muốn giữ thể diện. Đáng chú ý là ở những gia đình của người chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam, việc chấp nhận con dễ dàng hơn là ở gia đình của người chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ. Điều này cũng tương đồng với cách nhìn nhận chung của cả xã hội dễ dàng chấp nhận con gái có cá tính, và thể hiện nam tính, hơn là chấp nhận sự nữ tính của con trai (hay bị gọi là “đồng cô”, “ái”, “bệnh hoạn”). Trong trường học, ở độ tuổi đang còn đi học trong nhà trường, nhiều người chuyển đổi giới tính đã khơng thể che giấu khao khát được thể hiện bản dạng giới của mình, nên dễ dàng trở thành tâm điểm trêu chọc và phân biệt đối xử của giáo viên và bạn bè trong nhà trường. Kỳ thị trong trường học gây rất nhiều hậu quả cho các bạn chuyển giới, đặc biệt từ nam sang nữ, như trầm cảm, bỏ học và thậm chí bỏ nhà đi bụi. Kỳ thị trong nhà trường đã là những rào cản tước đi cơ hội có kiến thức, có cơng ăn việc làm và có cơ hội phát triển của người chuyển đổi giới tính. Trong y tế, nhìn chung người chuyển đổi giới tính

</div>

×