Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.81 KB, 54 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>
<b>Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ: </b>
1. Nguyễn Mai Trúc 2053801090131 03
2. Trần Thảo My 2053801090067 03
<b>Trưởng nhóm: Nguyễn Mai Trúc </b>
<i>Lớp : TMQT45B2 Khoá: 45 Khoa: Luật Quốc Tế </i>
<b>Mã số cơng trình : ………. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>
<b>Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Mã số SV: Năm thứ: </b>
1. Nguyễn Mai Trúc 2053801090131 03
2. Trần Thảo My 2053801090067 03
<b>Trưởng nhóm: Nguyễn Mai Trúc </b>
<i>Lớp : TMQT45B2 Khoá: 45 Khoa: Luật Quốc Tế </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>MỤC LỤC </b>
<b>CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG THÔNG MINH </b>
<b>(SMART CONTRACT) TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ ... 5</b>
<b>1.1. Lý luận chung về hợp đồng thông minh (Smart Contract) ... 5 </b>
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HĐTM ... 5
1.1.2 Khái niệm và phân loại HĐTM ... 6
1.1.3 Các đặc trưng của HĐTM ... 8
1.1.4 Cơ chế hoạt động của HĐTM ... 10
<b>1.2. Ứng dụng hợp đồng thông minh trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế ... 11 </b>
1.2.1 Đơn giản hóa thủ tục giấy tờ trong quá trình vận tải ... 12
1.2.2 Tự động hoá các nghĩa vụ trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển 18<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 22 </b>
<b>CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ... 23</b>
<b>2.1. Vấn đề pháp lý liên quan đến vận đơn điện tử đường biển (E-B/L) sử dụng cơng nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế .. 24 </b>
2.1.1 Khái quát về vận đơn điện tử đường biển (E-B/L) sử dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) ... 24
2.1.2 Giải quyết một số vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến vận đơn điện tử đường biển sử dụng công nghệ Blockchain trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo Công ước quốc tế và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam... 29
<i><b>2.2. Vấn đề pháp lý liên quan đến ứng dụng hợp đồng đối với phương thức thuê tàu chuyến ... 38</b></i>
2.2.1 Khái quát về hợp đồng thuê tàu chuyến và các phương thức ứng dụng hợp đồng thông minh trong phương thức thuê tàu chuyến ... 38
2.2.2 Vấn đề pháp lý phát sinh khi ứng dụng hợp đồng thông minh vào phương thức thuê tàu chuyến ... 40
2.2.3 Một số kiến nghị cho Việt Nam ... 47
<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b> </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">2 Vận đơn đường biển (Bill of Lading) B/L
6 Luật mẫu về hồ sơ điện tử của Uỷ ban luật
thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc <sup>MLETR </sup>7 Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương
<b>mại quốc tế </b> <sup>UNCITRAL</sup><sup> </sup>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>1. Tính cấp thiết của đề tài: </b>
Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của các mơ hình kỹ thuật và ứng dụng cơng nghệ tiên tiến. Chính vì vậy, nó đã ảnh hưởng sâu sắc làm thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống trong mọi lĩnh vực, vận tải đường biển quốc tế cũng không ngoại lệ. Nhiều sáng kiến công nghệ đã được áp dụng vào ngành logistics với hy vọng sẽ tối ưu hoá quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng suất lao động. Tiêu biểu nhất là giải pháp ứng dụng HĐTM - một hình thức hợp đồng mới có tiềm năng thúc đẩy sự phát triển của công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn nhiều vướng mắc pháp lý được đặt ra với phương thức thiết lập hợp đồng mới này khi ứng dụng vào ngành logistics.
Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân tích đề tài theo hướng vận đơn điện tử đường biển sử dụng công nghệ Blockchain và ứng dụng HĐTM trong phương thức tàu chuyến. Về phương diện pháp luật vận tải biển quốc tế, những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển sẽ được điều chỉnh chính bởi ba văn kiện cơ bản là Quy tắc Hague 1924, Quy tắc Hague-Visby 1968 và Quy tắc Hamburg 1978. Thế nhưng sự ra đời từ sớm đã khiến những quy định của ba quy tắc này khơng cịn đáp ứng được nhu cầu thị trường vận tải biển, lạc hậu so với sự phát triển của thương mại điện tử. Công ước Rotterdam 2009 cùng nhiều văn bản pháp luật khác đã được thay thế để điều chỉnh trực tiếp vận đơn điện tử đường biển, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng thương mại điện tử vào ngành vận tải biển… Mặc dù vậy, các văn bản này đều chưa có hiệu lực để áp dụng vào thực tiễn dẫn đến sự thiếu hụt khung pháp lý điều chỉnh về vận đơn điện tử đường biển. Xét về pháp luật quốc gia, HĐTM trong vận tải biển cũng chưa được đề cập hay quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, giá trị pháp lý của HĐTM vẫn đang là một vấn đề cần được Nhà nước quan tâm. Vì thế, khi có vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến HĐTM trong lĩnh vực này chỉ có thể áp dụng tạm thời các điều ước quốc tế cũng như pháp luật hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Giao dịch điện tử năm 2023, Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 cùng các luật chuyên ngành khác để giải quyết dẫn đến rất nhiều bất cập và vấn đề pháp lý phát sinh.
Từ thực tiễn và các cơng trình nghiên cứu, có thể nhận thấy rằng dù công nghệ chuỗi khối mang lại rất nhiều lợi ích nhưng hầu như khơng có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết và có hiệu lực thi hành để áp dụng giải quyết cho HĐTM trong vận tải biển. Chính vì vậy, ta cần có những nghiên cứu cụ thể, phân tích sâu sắc về hợp đồng thơng minh trong lĩnh vực vận tải bằng đường biển quốc tế. Xuất phát từ
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><i>những lý do trên, nhóm tác giả chọn đề tài “Ứng dụng hợp đồng thông minh (Smart Contract) trong lĩnh vực vận tải bằng đường biển quốc tế.” </i>
<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài: </b>
<i>a) Tình hình nghiên cứu trong nước </i>
Vấn đề ứng dụng cơng nghệ Blockchain nói chung và HĐTM nói riêng vào lĩnh vực vận tải hàng hải không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới mà nó cịn là vấn đề vơ cùng có ý nghĩa trong sự phát triển của ngành vận tải đường biển Việt Nam. Nhận thức được điều đó, rất nhiều bài viết nghiên cứu, sách báo, giáo trình về vấn đề này đã được ra đời. Tiêu biểu có thể đề cập đến một số bài viết sau đây:
<i>Một số vấn đề pháp lý về vận đơn đường biển điện tử và giải pháp áp dụng tại Việt Nam, Dương Thị Thu Lan, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 149 (09/2022). Bài </i>
viết đã phân tích một cách khách quan về vận đơn trong vận tải đường biển với các vai trò là biên lai nhận hàng, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, chứng từ quyền sở hữu. Trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, hệ sinh thái vận tải đường biển quốc tế đã có những thay đổi sâu sắc. Vận đơn điện tử dựa trên việc giữ nguyên các chức năng của vận đơn giấy truyền thống và kết hợp với công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, do còn tồn tại một số bất cập nên việc triển khai vận đơn đường biển điện tử trên toàn cầu vẫn chưa thể hiện thực hóa được.
<i>Hợp đồng thông minh và một số vấn đề pháp lý đặt ra, Phan Vũ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 05/ 2019. Với sự ra đời và phát triển của cơng nghệ lõi như trí tuệ nhân </i>
tạo (artificial intelligence), internet vạn vật (Internet of things), dữ liệu lớn (big data), công nghệ chuỗi khối (Blockchain)..., cuộc sống con người đang dần thay đổi, đòi hỏi pháp luật điều chỉnh về vấn đề này cũng phải từng bước thích nghi. Bài viết này tập trung phân tích về lịch sử ra đời của hợp đồng thông minh và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với hợp đồng thông minh hiện nay nhằm đưa ra một số đề xuất xây dựng khung pháp lý cho HĐTM tại Việt Nam.
Những bài viết này tuy đã nghiên cứu chi tiết về vận đơn điện tử đường biển, HĐTM trong thời đại công nghệ 4.0 cũng như đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tuy nhiên, về vấn đề ứng dụng HĐTM trong công nghệ chuỗi khối vào ngành logistics và một số vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến vận đơn điện tử đường biển sử dụng công nghệ Blockchain hay HĐTM trong phương thức tàu chuyến vẫn chưa
<i><b>được đề cập và khai thác nghiên cứu sâu. Vì vậy, nhóm tác giả đã chọn đề tài “ Ứng dụng hợp đồng thông minh (Smart Contract) trong lĩnh vực vận tải bằng đường biển quốc tế ” để phân tích cụ thể, đồng thời đề ra những kiến nghị cho Việt Nam sau khi so </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">sánh với pháp luật quốc tế và nước ngoài về cùng vấn đề này với mong muốn góp phần hồn thiện khung pháp lý của Việt Nam điều chỉnh về HĐTM trong logistics về vận tải đường biển quốc tế.
<i>b) Tình hình nghiên cứu nước ngồi </i>
Ứng dụng cơng nghệ chuỗi khối vào lĩnh vực logistics đã được nhiều chuyên gia hàng hải ở các quốc gia trên thế giới nghiên cứu và phân tích thành nhiều bài viết nghiên cứu trên tạp chí, sách báo, tiêu biểu như: Matthias Heutger, Dr. Markus Kückelhaus, 2018, “Blockchain in logistics, Perspectives on the upcoming impact of Blockchain technology and use cases for the logistics industry”; Open Port Whitepaper, 2017, “Building the Blockchain Logistics Protocol”; Philipp Bross, 2017, “The potentials of Blockchain technology in logistics”; Chien-Jui Cynthia Tseng, 2017, “Electronic Bills Of Lading In The Light Of The Rotterdam”; Yuki Ichimura, 2022, “Shipping in the era of digitalization: Mapping the future strategic plans of major maritime commercial actors”... Các bài viết này đều là những bài nghiên cứu điển hình giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về cơng nghệ chuỗi khối khi ứng dụng vào logistics. Thơng qua đó, các tác giả cũng đã nêu bật được tình hình chung về số hoá ngành vận tải đường biển trên thế giới cũng như tầm quan trọng của công nghệ Blockchain trong hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
<b>3. Mục tiêu của đề tài: </b>
Đề tài được nhóm tác giả nghiên cứu với những mục tiêu sau đây:
(i) Phân tích được những vấn đề lý luận chung về HĐTM bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm, phân loại, các đặc trưng cơ bản và cơ chế hoạt động của HĐTM. (ii) Phân tích được ứng dụng của HĐTM trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế. (iii) Phân tích được một số vấn đề pháp lý về HĐTM trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế gồm: (i) Vấn đề pháp lý liên quan đến vận đơn điện tử đường biển (E-B/L) sử dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế
(ii) Vấn đề pháp lý liên quan đến ứng dụng HĐTM trong phương thức thuê tàu chuyến. (iv) Đánh giá được quy định của pháp luật Việt Nam về việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế. Từ đó, so sánh với pháp luật quốc tế và đưa ra kiến nghị mơ hình phù hợp cho pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này.
<b>4. Phạm vi nghiên cứu: </b>
Các ứng dụng và các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan của HĐTM trong lĩnh vực vận tải bằng đường biển quốc tế ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam. Dựa
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">trên việc phân tích khái niệm, ứng dụng của HĐTM trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế và một số vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tế khi áp dụng tại một số nước trên thế giới. Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra những đánh giá pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh HĐTM và đề xuất phù hợp với kinh tế ở Việt Nam.
<b>5. Phương pháp nghiên cứu: </b>
Xuất phát từ tính chất của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau đây:
<i>Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng trong tồn bộ đề tài với mục </i>
đích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và quy định các điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài về HĐTM trong các quan hệ của lĩnh vực vận tải đường biển cũng như phân tích, đánh giá các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Phương pháp này cũng được vận dụng để làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về HĐTM được sử dụng trong vận tải đường biển.
<i>Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương </i>
1,2. Tác giả nghiên cứu, so sánh quy định của điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và so sánh pháp luật các nước này với pháp luật Việt Nam. Từ đó, tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như kiến nghị mơ hình phù hợp mà pháp luật Việt Nam nên học hỏi để quy định về vấn đề này.
<i> Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ đề tài nhằm </i>
liên kết, xâu chuỗi các vấn đề đã được phân tích.
<b>6. Bố cục: </b>
Trong đề tài này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận khái quát chung về HĐTM bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, các khái niệm về HĐTM, các đặc trưng và cơ chế hoạt động của HĐTM.
- Nghiên cứu ứng dụng của HĐTM trong lĩnh vực vận tải đường biển, nổi bật là đơn giản hóa thủ tục hồ sơ giấy tờ và tự động hóa các nghĩa vụ.
- Nghiên cứu vấn đề pháp lý phát sinh liên quan vận đơn điện tử và hợp đồng thuê tàu chuyển thông minh
- Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về HĐTM trong lĩnh vực vận tải đường biển Từ đó, so sánh với các quy định quốc tế và pháp luật nước ngoài và đưa ra kiến nghị mơ hình phù hợp cho pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>CHƯƠNG 1 </b>
<b>KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG THÔNG MINH (SMART CONTRACT) TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ 1.1. Lý luận chung về hợp đồng thông minh (Smart Contract) </b>
<i><b>1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HĐTM</b></i>
Ý tưởng về HĐTM (sau đây gọi tắt là HĐTM) xuất hiện vào đầu những năm 1990 bởi Nick Szabo – một nhà mật mã học và nhà khoa học máy tính nổi tiếng khi vẫn còn là sinh viên đại học tại Đại học Washington. Thật ra, HĐTM đã tồn tại trước đó hàng thập kỷ dưới hình thức thanh tốn tự động với sự ra đời của máy bán hàng tự động được giới thiệu vào năm 1883 trong một tàu điện ngầm ở London. Dựa trên mơ hình đó, Nick Szabo đã từng đưa ví dụ dưới dạng máy bán hàng tự động để giúp dễ hình dung hơn về HĐTM. Tuy nhiên, HĐTM chỉ có thể được thực thi đúng nghĩa khi môi trường công nghệ vận hành đảm bảo được hai yếu tố sau<small>1</small>:
1. Dữ liệu được xác định, hay nói cách khác là nội dung của HĐTM xuyên suốt trong quá trình ký kết đến khi thực hiện phải bất biến, các phép tính tốn khơng thể nào bị nhầm lẫn hoặc lỗi hoặc dữ liệu không thể được xác minh bởi các bên dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện.
2. Đảm bảo khả năng chống lại các yếu tố xâm nhập (hack, lỗ hổng bảo mật, tin tặc,..) dẫn đến không thể thực hiện được hợp đồng.
Chính vì thế, vào thời điểm đó, HĐTM chưa được áp dụng rộng rãi vì nền tảng công nghệ cần thiết chưa tồn tại, đặc biệt là sổ cái phân tán. Mãi cho đến năm 2008, sự xuất hiện của nền tảng Blockchain – tên gọi của một loại cơng nghệ lưu trữ có tính đảm bảo tồn vẹn dữ liệu tối ưu thì HĐTM mới phát triển mạnh mẽ như một trong những ứng dụng nổi bật được triển khai vận hành trên nền tảng cơng nghệ này. Đặc biệt vào năm 2015 thì Ethereum ra đời đã tạo môi trường công nghệ cho HĐTM phát triển. Khác với Bitcoin – nền tảng chuỗi khối đầu tiên được phát triển của Blockchain chỉ là mạng lưới thanh tốn thì Ethereum cịn cho phép người dùng có thể lập trình. Điều này đã đặt
<small>1 Lê Trần Quốc Công, Khi HĐTM được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam – góc nhìn từ nền tảng công nghệ đến khung pháp lý, Kỷ yếu hội thảo HĐTM – những vấn đề pháp lý liên quan ở ĐH Luật TP.HCM, 2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">nền tảng thiết lập HĐTM bằng cách sử dụng chuỗi khối để lưu trữ dữ liệu, lập trình các
<b>lệnh dựa trên điều khoản hợp đồng và kiểm soát những giao dịch của HĐTM. </b>
<i><b>1.1.2 Khái niệm và phân loại hợp đồng thông minh </b></i>
HĐTM là một ứng dụng dựa trên công nghệ chuỗi khối Blockchain. Đây được xem là nền tảng cơ bản cho việc ứng dụng HĐTM.
Blockchain là loại cơng nghệ sổ cái phân tán có một chuỗi (chain) gồm các khối (block) dữ liệu được liên kết với nhau.<small>2</small> So với sổ cái phân tán thông thường sẽ lưu trữ tất cả bản ghi dữ liệu tập trung trong một sổ cái thì Blockchain được thiết kế dưới dạng chuỗi, bắt đầu từ khối đầu tiên trong sổ cái (khối Genesis) rồi tiếp tục thêm vào các khối tiếp theo tạo thành chuỗi theo trình tự thời gian thơng qua mã hóa phức tạp. Do đó, dữ liệu trên Blockchain rất khó để bị giả mạo hay chỉnh sửa vì mỗi mục nhập trên sổ cái phân tán được liên kết với các mục nhập trước và sau nó cho nên bắt buộc phải thay đổi tồn bộ chuỗi khối khi muốn thực hiện một sự thay đổi nào trong bản ghi. Đây là một sổ cái phân tán ngang hàng được bảo mật và được sử dụng để ghi lại các giao dịch trên nhiều máy tính mà không bị tác động bởi bên thứ ba và chỉ chia sẻ dữ liệu giữa những người tham gia nên đảm bảo minh bạch và bảo mật.
<i>Hình 1. Sơ đồ minh hoạt cơ chế hoạt động của Blockchain</i>
<small>2 UK Government Chief Scientific Adviser, Distributed Ledger Technology: Beyond the Blockchain. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">HĐTM có thể hiểu theo cách tiếp cận thông thường là “sức phát triển mới từ việc ứng dụng cơng nghệ phức tạp”<small>3</small>, nói cách khác thì HĐTM là ứng dụng của cơng nghệ chuỗi khối Blockchain. Và cho đến bây giờ, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và được thừa nhận về tính pháp lý trên phạm vi tồn cầu của HĐTM. Do đó, có rất nhiều quan điểm mang tính cá nhân về khái niệm HĐTM được đưa ra bởi các học giả, tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực và các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Trong một tài liệu khác của Nick Szabo định nghĩa HĐTM là “ tập hợp những cam kết, bao gồm những giao thức mà các bên thực hiện những lời hứa khác. Những giao thức này thường được thực hiện với các chương trình trên mạng máy tính, hoặc những hình thức điện tử kỹ thuật số khác, do đó những hợp đồng này “thông minh” hơn các hợp đồng bằng giấy truyền thống.” <small>4</small>
Theo bộ từ điển về các thuật ngữ tài chính Investopedia định nghĩa HĐTM như sau: “HĐTM có khả năng tự thực hiện thông qua các điều khoản đã được mã hóa theo thỏa thuận giữa người mua và người bán. Mã lệnh và các thỏa thuận chứa trong đó, tồn tại trên một mạng lưới khác chuỗi khối “Blockchain” một cách phi tập trung. HĐTM cho phép các giao dịch đáng tin cậy và các thỏa thuận được thực hiện giữa các bên một cách ẩn danh, riêng biệt mà không cần đến hệ thống pháp luật hoặc cơ chế thực thi bên ngoài”.<small>5</small>
Từ những định nghĩa và minh họa nêu trên, có thể thấy hiện nay trên thế giới tồn tại có 2 luồng quan điểm lớn về vấn đề này. Luồng quan điểm thứ nhất tiếp cận vấn đề từ góc độ các yếu tố xác lập hợp đồng và cho rằng HĐTM là một dạng thức của hợp đồng dân sự, do đó, chịu sự điều chỉnh của pháp luật hợp đồng. Luồng quan điểm thứ hai tiếp cận vấn đề từ góc độ mục đích sử dụng, cho rằng HĐTM chỉ được coi là một phương tiện dùng để thúc đẩy hoặc tự động hóa quy trình thực hiện hợp đồng (software agent). Trong trường hợp này, các bên đã có những thỏa thuận trước và HĐTM chỉ là một chương trình máy tính được thiết kế để thực hiện chính xác các nội dung đã được thỏa thuận đó. Với vai trị là phương thức phụ trợ hợp đồng này, HĐTM có thể được coi
<small>3 Vũ Thị Thu Trang, Vũ Anh Thư, Nguyễn Thị Quỳnh Yến, “Sự phát triển của HĐTM ở Việt Nam và một số vấn đề pháp lý đặt ra”, FTU Working Paper Series, 2022 </small>
<small>4 Nick Szabo, “Smart contract glossary”, Phonetic Sciences, Amsterdam, 1995. </small>
<small>5</small><i><small> Frankenfield, J., “What are Smart contracts on the Blockchain and how they work,” Investopedia, tr.1. </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">là một chương trình máy tính và thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ.<small>6</small>
Việc xác định bản chất của HĐTM sẽ tùy thuộc vào quan điểm và học thuyết pháp lý mà từng quốc gia theo đuổi. Cụ thể, trong pháp luật nước Anh, năm 2019, Uỷ ban tư pháp đã ban hành một bản tuyên bố pháp lý về tiền điện tử và HĐTM qua đó thừa nhận tính pháp lý của HĐTM như một hợp đồng pháp lý thông minh (Smart Legal Contract) <small>7</small> và định nghĩa là “các chương trình máy tính chạy tự động, tồn bộ hoặc một phần, không cần sự can thiệp của con người.” Quan điểm phân loại dựa trên hình thức ngơn ngữ được đưa ra bởi Ủy ban Pháp luật nước Anh và xứ Wales đã phân chia Smart Contract thành ba dạng.
<i>Thứ nhất, “hợp đồng truyền thống được mã hóa để thực thi tự động" (natural language contract with automated performance), trong đó HĐTM khơng gắn liền với </i>
việc thể hiện các nghĩa vụ hợp đồng, mà chỉ đơn thuần là công cụ dùng để thực thi một hợp đồng thơng thường nên hồn tồn có thể giải thích như một hợp đồng thông thường.
<i>Thứ hai là “HĐTM hỗn hợp” (hybrid smart contract), q trình soạn thảo có thể </i>
tạo ra cả phiên bản ngôn ngữ con người và phiên bản ngơn ngữ mã hóa của HĐTM. Có khả năng một HĐTM hỗn hợp sẽ được lập chủ yếu bằng mã hóa, chỉ với một vài điều khoản như điều khoản giải quyết tranh chấp được lập bằng ngôn ngữ con người, hoặc được soạn thảo đa phần bằng ngôn ngữ con người, với chỉ một vài điều khoản mã hóa. Một điều khoản nào đó có thể nằm trong một hoặc cả hai phiên bản ngôn ngữ.
<i>Thứ ba, “HĐTM mã hóa tồn phần” (solely code contract), là dạng HĐTM mà </i>
không tồn tại một phiên bản ngôn ngữ con người nào của hợp đồng”.
<i><b>1.1.3. Các đặc trưng của HĐTM </b></i>
So với hợp đồng truyền thống, HĐTM có những đặc trưng cơ bản tiến bộ hơn.
<small>6 Upgrading Blockchains – Smart contract use cases in industry, Deloitte Insights, </small>
<small>contracts.html (truy cập lần cuối 12/03/2023) </small>
<small> Law Commission Reforming the law (2021), “Smart Legal Contracts”, 2.amazonaws.com/lawcom-prod-storage-</small>
<small>https://s3-eu-west-11jsxou24uy7q/uploads/2021/11/6.776_LC_Smart_Legal_Contract_2021_Final.pdf (truy cập ngày 12/03/2023) </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i>Thứ nhất, nó được xem như là một chương trình được lập trình hồn tồn bằng </i>
máy tính và sử dụng ngơn ngữ lập trình. Vì vậy, các điều khoản trong HĐTM sẽ có sự khác biệt về ngơn ngữ biểu thị, được viết cụ thể để máy tính dễ dàng đọc hiểu và xử lý thông tin.
<i>Thứ hai, HĐTM được vận hành một cách tự động. Theo BLDS 2015, việc xác </i>
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng truyền thống là dựa vào sự thoả thuận và thiện chí giữa các bên. Cịn với HĐTM, tính tự động thực thi đã làm mới hồn tồn q trình thực hiện hợp đồng thơng thường. Các điều khoản trong hợp đồng được lập trình sẵn thơng qua chương trình máy tính sẽ được tự động thực thi nếu thỏa mãn điều kiện được đặt ra từ đầu. Do HĐTM hoạt động theo nguyên tắc câu lệnh: “Nếu…thì…” (If – then) nên khi và chỉ khi các bên sẵn sàng giao kết thì HĐTM sẽ chính thức được thực hiện, các bên sẽ bị ràng buộc bởi mã của hợp đồng. Đặc trưng tự động thực thi này của HĐTM giúp giảm thiểu sự can thiệp của bên thứ ba, đảm bảo tính tồn vẹn của thơng tin.
<i>Thứ ba, HĐTM có tính minh bạch. Q trình giao dịch giữa các bên đều được </i>
cơng khai minh bạch, liên tục cập nhật một cách cụ thể bởi khi dữ liệu của HĐTM được ghi vào chuỗi thì tất cả thành viên trong hệ thống sẽ có được bản sao của hợp đồng. Các bên liên quan có thể dễ dàng truy cập để nắm bắt tình trạng thực hiện HĐTM và những thơng tin giao dịch khác. Lấy ví dụ minh hoạ về tính minh bạch trong trường hợp của một hợp đồng bảo hiểm như sau. A mua một hợp đồng bảo hiểm thông minh trên nền tảng Blockchain. Sau khi A thực hiện đủ điều kiện để kích hoạt hợp đồng thì hợp đồng sẽ tự động thực thi. Quá trình thực thi hợp đồng được ghi lại công khai, cụ thể từng giai đoạn trên Blockchain, đảm bảo cho các bên tham gia giao dịch có thể truy cập kiểm tra bất kỳ lúc nào.
<i>Thứ tư, HĐTM có tính bất biến. Đây là một đặc điểm quan trọng không thể không </i>
nhắc đến của HĐTM. Dữ liệu của HĐTM khi đã được lưu trữ vào hệ thống Blockchain sẽ không thể thay đổi hay xóa bỏ, cập nhật thêm thơng tin nào khác vào hợp đồng. Khác hẳn với hợp đồng truyền thống thông thường, việc sửa đổi, bổ sung vào HĐTM rất phức tạp cũng như tốn kém nhiều chi phí. Vì thế, ngay từ khi bắt đầu tham gia hợp đồng, các bên phải lường trước được những tình huống khơng hay có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu đặt trong môi trường kinh doanh ngày nay với nhiều loại giao dịch đa dạng và thay đổi
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">liên tục, việc dự tính hết mọi trường hợp có khả năng phát sinh trong q trình thực hiện ngay từ khi soạn thảo HĐTM có lẽ là điều bất khả thi.<small>8</small>
<i>Thứ năm, HĐTM cịn có tính phi tập trung dữ liệu. Nhờ đặc tính phi tập trung </i>
này mà dữ liệu được quản lý theo mơ hình sổ cái phân tán, không bị tập trung ở một máy chủ duy nhất. Mọi chủ thể trên nền tảng Blockchain đều có thể kiểm sốt và quản lý các giao dịch từ HĐTM, không cần phụ thuộc vào sự chấp thuận của một bên thứ ba nào. Từ đó hợp đồng được đảm bảo tính minh bạch, an tồn cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch ngày càng nâng cao.
<i><b>1.1.4. Cơ chế hoạt động của hợp đồng thông minh</b></i>
Sau khi các điều khoản của HĐTM được lưu trữ dữ liệu vào hệ thống Blockchain thì các nút (node) đang hoạt động trên nền tảng cơng nghệ chuỗi khối đó sẽ phân phối và sao chép lại hợp đồng. Có thể hiểu đơn giản rằng khi nhận được lệnh kích hoạt, nếu xét thấy các điều khoản định sẵn đã đáp ứng đủ điều kiện thì HĐTM sẽ tự động thực
<i>hiện (nguyên tắc hoạt động dựa trên câu lênh: Nếu…thì…). Lưu ý, xuyên suốt quá trình </i>
giao dịch được thực hiện, từ lúc xác lập, thực hiện cho đến khi kết thúc sẽ không được thay đổi, bổ sung hay loại bỏ bước nào bởi đặc tính bất biến của HĐTM.
Cịn ở góc độ kỹ thuật, HĐTM hoạt động theo cơ chế sau. Giai đoạn đầu tiên, các bên tham gia giao dịch phải đạt được thỏa thuận về các điều kiện và điều khoản trong giao dịch trước khi viết mã. Sau đó, các bên sẽ tự mình hoặc thuê một bên thứ ba viết mã các điều khoản trong HĐTM rồi lần lượt chuyển các mã đó đến các khối trong Blockchain. Mã hợp đồng sẽ trải qua quá trình phân phối và sao chép, được thực hiện bởi hệ thống các nút hoạt động trên Blockchain. Hợp đồng chỉ được thực hiện khi nhận lệnh xác nhận và các nút sẽ làm nhiệm vụ xác nhận này cũng như có thể kết nối với hệ thống hoặc nguồn cấp dữ liệu bên ngồi có liên quan. Cuối cùng, HĐTM sẽ được thực thi tự động tuân theo những điều khoản ghi trong hợp đồng đó.<small>9</small>
<small>8 Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khơi, “Nhận diện khía cạnh pháp lý của “HĐTM” dưới góc nhìn của </small>
<i><small>pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 8/2021, tr.62. </small></i>
<small>9 Nguyễn Hữu Lộc, Huỳnh Thị Kim Thoa, HĐTM - Góc nhìn từ khung chính sách của pháp luật Việt </small>
<i><small>Nam, Kỷ yếu hội thảo HĐTM – những vấn đề pháp lý liên quan ở ĐH Luật TP.HCM, 2023, tr.17. </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i>Hình 2. Nguyên tắc hoạt động dựa trên câu lệnh: Nếu…thì…(If – then) của HĐTM </i>
Ví dụ, John và Alex tham gia ký kết HĐTM liên quan đến hợp đồng thuê nhà vào ngày 08/3/2023 với những điều kiện được quy định cụ thể để kích hoạt hợp đồng. Điều kiện cần để John và Alex có thể tham gia giao dịch này là cả hai đều phải có sẵn địa chỉ ví điện tử có giá trị trên nền tảng Blockchain. Các yếu tố đáp ứng điều kiện đủ để hợp đồng được kích hoạt là số dư tài khoản trong ví điện tử của Alex phải đủ để thực hiện hợp đồng. Giả sử các bên tham gia giao dịch đã đầy đủ điều kiện theo các giai đoạn như trên. Hợp đồng sẽ tự động thực hiện khi chủ nhà (John) nhận được đầy đủ tiền thuê (tiền điện tử thanh toán qua Blockchain) và gửi mật khẩu cửa từ cho người thuê nhà (Alex). Và chỉ khi John nhận được đầy đủ tiền thuê nhà thơng qua ví điện tử trên Blockchain, Alex nhận được mật khẩu cửa từ thì hợp đồng mới bắt đầu được kích hoạt. Điều này tương ứng với câu lệnh trong HĐTM dưới dạng “nếu… thì…”, hợp đồng được kích hoạt khi A thực hiện thì B mới thực hiện. Đây là ưu điểm vượt trội của HĐTM so với hợp đồng truyền thống, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên khi tham gia giao dịch qua HĐTM.
<i><b>1.2. Ứng dụng hợp đồng thông minh trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế </b></i>
Tất cả các tuyến đường biển trên thế giới đều được hình thành cùng với sự phát triển về thương mại hàng hóa, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của thương mại quốc tế. Theo số liệu thống kê, hằng năm, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên tồn thế giới tăng cao khoảng 8%, trong đó chủ yếu sử dụng hình thức vận tải đường biển. Đặc biệt, giữa thời đại hội nhập quốc tế hiện nay thì hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng phương
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">thức giao thông vận tải đường biển lại càng đóng vai trị quan trọng hơn, góp phần thay đổi cơ cấu thị trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế. Vận tải đường biển có thể được kết hợp với các loại hình vận chuyển khác như vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường sắt, vận chuyển đường hàng không… để tối ưu chi phí, thuận tiện hơn trong q trình vận chuyển hàng hố.
Ngành vận tải đường biển có nhiều ưu điểm, cụ thể là vận chuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau, khối lượng hàng hóa vận chuyển khá lớn, chi phí rẻ. Ngồi ra, cịn có thể giao nhận hàng hóa ở khắp mọi nơi khơng hạn chế về đường đi do 70% Trái Đất là nước. Tuy nhiên, ngành này vẫn còn tồn tại một số hạn chế do chịu ảnh hưởng nặng nề về yếu tố thời tiết, không thể di chuyển được khi bão, sóng thần hay mưa to. Hơn nữa, thời gian vận chuyển chậm, khơng thích hợp với những loại hàng hóa đang cần được giao nhanh. Bên cạnh đó, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thơng thường sẽ mất nhiều thời gian do thủ tục giấy tờ phức tạp, rườm rà và quy trình phức tạp với nhiều bước xác lập và các bên tham gia.
Với mục tiêu tăng cường hiệu quả và tính bền vững của vận tải đường biển trong tương lai, nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến đã được ra đời để nhanh chóng hiện thực hóa giấc mơ số hố ngành vận tải đường biển. Chính vì lẽ đó, HĐTM trên nền tảng Blockchain đã được áp dụng, làm đòn đẩy để thúc đẩy sự phát triển của ngành. Blockchain là loại cơng nghệ lưu trữ có tính đảm bảo toàn vẹn dữ liệu, bất biến và minh bạch. HĐTM là một trong những ứng dụng được triển khai dựa trên nền tảng này có khả năng tự thực thi đã góp phần giúp ngành vận tải đường biển quốc tế đơn giản hóa thủ tục giấy tờ và tự động hóa nghĩa vụ của các bên.
<i><b>1.2.1. Đơn giản hóa thủ tục giấy tờ trong q trình vận tải </b></i>
Một quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thông thường sẽ gồm rất nhiều bước như sau: đặt tàu (booking), đóng hàng, thủ tục hải quan xuất khẩu, phát hành vận tải đường biển, gửi chứng từ, nhận chứng từ, thông báo hàng đến, lệnh giao hàng, thủ tục hải quan nhập khẩu, dỡ hàng. Việc đặt tàu (booking) thường được các doanh nghiệp xuất khẩu thuê cơng ty giao nhận hàng hố (forwarder) để có giá tốt và được tư vấn kỹ càng. Bên xuất khẩu cần phải kiểm tra kỹ các thông tin trên booking, chuẩn bị hàng hố để đóng gói và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng. Sau đó khi thực hiện thủ tục hải
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">quan, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải cung cấp thông tin làm vận đơn phát hành vận đơn đường biển (Bill of Lading). Tiếp theo, bên xuất khẩu gửi bộ chứng từ cho bên nhập khẩu trực tiếp để thanh toán. Hàng hoá sau khi chuẩn bị sẽ được vận chuyển đến cảng, thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết và nhận lệnh giao hàng để đưa hàng về cảng đích. Cuối cùng, bên nhập khẩu sẽ xác nhận tình trạng và chất lượng của lơ hàng rồi thanh tốn cho bên xuất khẩu theo như thoả thuận trước đó. Thanh tốn có thể được thực hiện bằng các phương thức như chuyển khoản, thư tín dụng (L/C), hay thanh tốn trực tiếp khi nhận hàng.
<i>Hình 3.Sơ đồ về quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển </i>
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ trong thời đại ngày nay thì nhu cầu rút ngắn quy trình vận tải đường biển thơng thường ngày càng tăng cao. Nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian để tối ưu hố quy trình vận tải đường biển, một số giải pháp công nghệ đã được các công ty vận tải áp dụng. HĐTM là một trong những giải pháp tiên tiến đó nhờ những đặc tính ưu việt của mình. HĐTM giải quyết những vấn đề về tính hiệu quả, độ an toàn của các giao dịch vận tải. Cụ thể, HĐTM được sử dụng để tự động hóa quy trình đặt hàng, quản lý q trình vận chuyển của hàng hố thơng qua việc theo dõi vị trí, trạng thái của hàng hóa, đảm bảo thủ tục hải quan và thanh toán nhanh gọn hơn. Dưới đây là 5 bước cơ bản trong quy trình vận tải bằng đường biển có ứng dụng HĐTM, bao gồm:
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><b>Bước 1: Đặt tàu</b>
Khi đặt tàu, bên thuê tàu và hãng tàu hoặc công ty giao nhận hàng hoá (forwarder) sẽ thỏa thuận với nhau về mức giá cước. Bên thuê tàu sẽ phải cung cấp các thông tin cần thiết như cảng đi, cảng đến, thời gian đóng hàng, thời gian tàu chạy, loại container… và kiểm tra thật kỹ các thông tin từ booking sau khi nhận được từ hãng tàu/ forwarder.
Nếu áp dụng HĐTM vào trường hợp này, khách hàng sẽ dễ dàng thực hiện việc đặt tàu, lựa chọn các tuyến đường vận tải biển phù hợp thông qua hệ thống đặt tàu trực tuyến mà không cần bên thứ ba trung gian nào. Bên cạnh đó, nền tảng đặt tàu này cịn vơ cùng thuận tiện cho khách khi họ muốn sắp xếp lịch trình và tìm ra loại container phù hợp mà không cần kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các điều khoản, điều kiện trong toàn bộ quá trình đặt tàu (bao gồm giá cả, thời gian tàu chạy, điều kiện thanh toán…) sẽ được HĐTM lập trình sẵn. Khi các bên đồng ý với nội dung đặt hàng trên và nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ thì hợp đồng tự động thực thi.
<b>Bước 2: Quản lý hàng hóa</b>
Sau khi đặt tàu, tồn bộ q trình đóng gói và giám sát hàng hóa sẽ được bên xuất khẩu hoặc cơng ty forwarder chịu trách nhiệm. Các hồ sơ liên quan đến lô hàng, chứng từ… phải được kiểm tra kỹ. Trước ngày tàu đến ít nhất 01 ngày, bên nhập khẩu sẽ nhận được thông báo hàng đến từ đại lý của hãng vận tải hoặc công ty forwarder (nếu doanh nghiệp thuê forwarder). Doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp bộ chứng từ cho cơng ty forwarder để xuất trình vận tải đường biển gốc, sau đó nộp các loại phí cho hãng tàu rồi nhận lệnh giao hàng.
Áp dụng HĐTM vào khâu quản lý hàng hoá này sẽ không cần sự can thiệp của các bên trung gian có liên quan. Thay vào đó, khách hàng sẽ được cấp một mã số theo dõi hàng hoá trên web. HĐTM được kết nối với các thiết bị định vị GPS, giúp các bên trong chuỗi cung ứng có thể theo dõi vị trí và nắm được tình trạng hàng hố của họ trong suốt q trình vận chuyển từ lúc đóng gói đến khi cập cảng. Những hồ sơ liên quan đến lơ hàng sẽ được loại bỏ vì tất cả thông tin đã được lưu trữ trên hệ thống. Ngồi ra, các loại hàng hóa nhạy cảm sẽ được giám sát chặt chẽ hơn, đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… nhờ các cảm biến được gắn vào sản phẩm hoặc trong container. Nếu ở quy trình thơng thường, khi hàng đến, bên nhập khẩu (khách hàng) sẽ nhận được
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">thơng báo hàng đến trước ít nhất 01 ngày thì với HĐTM, thời gian hàng đến sẽ được cập nhật liên tục, chính xác mà để khách hàng có thể kiểm sốt bất kỳ thời điểm nào nên khơng cần phải thông báo trước 01 ngày. Điều này giúp việc theo dõi hàng hóa trở nên thuận tiện hơn, các bên liên quan có thể kịp thời đưa ra quyết định khi cần thiết. HĐTM đã trao quyền cho các đối tác thương mại cộng tác bằng cách thiết lập một chế độ xem chung duy nhất về giao dịch mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư hoặc tính bảo mật. Các chủ hàng, hãng tàu, cơng ty giao nhận vận tải, nhà khai thác cảng và nhà ga, vận tải nội địa và cơ quan hải quan có thể tương tác hiệu quả hơn thơng qua quyền truy cập thời gian thực vào dữ liệu vận chuyển và chứng từ vận chuyển, bao gồm IoT (Internet vạn vật) và dữ liệu cảm biến từ kiểm soát nhiệt độ đến trọng lượng container.<small>10</small>Giải pháp tiên tiến này không những nâng cao hiệu quả mà cịn giảm thiểu chi phí, tối ưu trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng.
<b> Bước 3: Vận chuyển hàng hóa </b>
Hàng hố sẽ được tàu vận chuyển từ cảng xuất phát về đến cảng đích. Trong q trình này, các biện pháp bảo vệ hàng hoá cần được thực hiện để đảm bảo an tồn cho hàng hố (kiểm tra chất lượng container và mơi trường trong container, sắp xếp hàng hố đúng cách, đặc biệt chú ý cách đóng gói và vận chuyển đối với hàng hố nguy hiểm…)
Với HĐTM trong vận chuyển hàng hoá cũng sẽ tương tự như bước quản lý hàng hoá. Các thiết bị giám sát và định vị GPS cho tàu container sẽ được trang bị đầy đủ để theo dõi vị trí tàu và đảm bảo an tồn cho hàng hố. Bên cạnh đó, HĐTM sẽ được tích hợp với các hệ thống quản lý vận chuyển nhằm tối ưu hoá quy trình vận chuyển thơng qua việc cung cấp chính xác, cập nhật liên tục tình trạng hàng hố cũng như vị trí của tàu giúp giảm thiểu thời gian xử lý thông tin vận chuyển, không cần phụ thuộc vào các bên trung gian.
<b>Bước 4: Thủ tục hải quan</b>
Để đảm bảo hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu đúng cách thì sau khi hàng hố về đến cảng đích, nó sẽ phải thực hiện các thủ tục hải quan. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Đầu tiên, các doanh nghiệp
<small>10 Maersk and IBM Introduce TradeLens Blockchain Shipping Solution, </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">cần phải khai báo chính xác thơng tin hàng hố và các giấy tờ liên quan để được xác nhận thông quan. Sau khi khai báo, hàng hóa sẽ được các cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra để đảm bảo rằng hàng hố khơng vi phạm các quy định về an tồn, bảo vệ mơi trường,… Cơ quan hải quan sẽ xác nhận thơng quan cho hàng hố nếu hàng hố khơng có vấn đề gì sau khi hồn tất thủ tục hải quan. Hàng hoá vẫn tiếp tục được các cơ quan hải quan theo dõi cho đến khi tới cảng an tồn.
Quy trình thủ tục hải quan khi ứng dụng HĐTM vào sẽ được tự động hoá các bước, giúp giảm thiểu thời gian xử lý, không cần phụ thuộc vào bên thứ ba. Chẳng hạn như trong quy trình này, dựa vào các quy định, hướng dẫn của cơ quan chức năng, HĐTM sẽ lưu trữ và tự động điều chỉnh thơng tin khai báo hải quan. Sau đó, nó sẽ tổng hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để xác thực thông tin khai báo hải quan. Những nguồn dữ liệu đó bao gồm cơ sở dữ liệu hải quan, thơng tin về hàng hố, thơng tin về người gửi/ nhận hàng… Mọi thông tin đều được HĐTM giám sát quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn. Cuối cùng, bước thanh tốn sẽ được lập trình trong HĐTM để tự động tiến hành thanh toán, chuyển tiền giữa các bên trong quá trình khai báo hải quan. Mặc dù việc áp dụng HĐTM vào khai báo hải quan có nhiều ưu điểm nhưng ta cũng cần phải cẩn trọng khi thực hiện, tránh những rủi ro và tranh chấp pháp lý khơng đáng có xảy ra.
<b>Bước 5: Giao hàng và thanh tốn</b>
Hàng hóa sẽ được chuyển đến địa điểm giao hàng đúng theo điều kiện các bên đã thoả thuận ban đầu. Sau khi kiểm tra và xác nhận hàng hóa đã đạt u cầu thì các bên sẽ thực hiện bước thanh toán. Các bên tham gia giao dịch có thể thanh tốn trực tiếp hoặc thơng qua các phương thức thanh tốn khác như chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, chứng từ thanh tốn và các phương thức thanh toán điện tử khác…
Ở bước cuối cùng này, sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, HĐTM được kết nối với các thiết bị định vị GPS giúp hàng hoá giao đến đúng địa điểm và thời gian. Vị trí của hàng hố ln được cập nhật để các bên liên quan có thể theo dõi từ lúc hàng hố được thơng quan đến khi được giao tại địa điểm đã thoả thuận, đảm bảo tính hiệu quả, chính xác trong suốt q trình giao hàng. Dựa trên các điều khoản ban đầu, khi hàng hố đã đến vị trí xác định mà các bên đồng ý làm điểm kích hoạt thanh tốn thì các cảm biến trên hàng hố sẽ tự động thơng báo cho HĐTM xác thực thông tin và chuyển khoản thanh tốn từ bên mua cho bên bán. HĐTM cịn có thể tích hợp chức năng thanh tốn
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">bằng ví điện tử trên nền tảng của mình khiến việc thanh toán trở nên nhanh gọn hơn. Chẳng hạn như công ty A mua hàng từ nhà cung cấp B. Khi hàng hoá đến nơi (giả sử thủ tục hải quan đã được hồn tất), cơng ty A kiểm tra, xác nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn thỏa thuận ban đầu thì q trình thanh tốn sẽ được HĐTM tự động thực thi. Để thực hiện giao dịch này, cơng ty A phải có một ví điện tử liên kết tài khoản công ty với số tiền đủ khả năng đáp ứng giao dịch trên. Khi giao dịch được kích hoạt trên HĐTM, ví điện tử của cơng ty A sẽ tự động chuyển số tiền cần thanh tốn đến địa chỉ ví điện tử của nhà cung cấp B. Việc sử dụng đồng tiền điện tử thông qua ví điện tử khiến quy trình thanh tốn trở nên nhanh gọn, đồng thời giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch so với các phương thức thanh tốn truyền thống.
Trên thực tế, đã có nhiều cơng ty vận tải hàng đầu thế giới sử dụng công nghệ Blockchain vào chuỗi cung ứng, điển hình nhất là sáng kiến công nghệ TradeLens được phát triển bởi IBM và Maersk. Sáng kiến công nghệ TradeLens đã từng được Thứ trưởng Nguyễn Văn Cơng hoan nghênh và khuyến khích các cảng biển của Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng trong việc vận chuyển và thông quan hàng container tại cảng.<small>11 </small>Ngồi ứng dụng cơng nghệ số TradeLens của Maersk cịn có một số giải pháp tiên tiến tương tự được áp dụng trong quy trình vận tải của các hãng tàu hàng đầu thế giới. Có thể kể đến Evergreen Line - một hãng tàu nổi tiếng của Đài Loan đã cho ra mắt nền tảng “GreenX” vào năm 2020 nhằm tối ưu hoá trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Thơng qua cơng nghệ số hố, khách hàng có thể đặt chỗ trực tiếp trên cổng thông tin kỹ thuật số mà GreenX cung cấp chỉ trong vòng vài phút, nhận báo giá ngay lập tức mà không cần mất nhiều thời gian hay thực hiện bất kỳ thủ tục hồ sơ giấy tờ nào.<small>12</small> Bên cạnh Evergreen, ông lớn CMA CGM (hãng tàu Pháp lớn thứ ba thế giới) cũng từng gia nhập vào sân chơi số hoá chuỗi cung ứng này qua việc ra mắt 2 ứng dụng CMA CGM eSolutions vào năm 2019 và gần đây nhất là SpotOn vào năm 2022. CMA CGM từng
<i>cho biết: “Số hóa là trọng tâm trong chiến lược phát triển của Tập đoàn CMA CGM: </i>
<small>11 Maersk muốn chia sẻ công nghệ chứng từ số - Trade Lens với ngành Hàng hải Việt Nam, </small>
<small>12Evergreen Line launches GreenX “An integrated container logistics solution platform”, </small>
<small> (truy cập ngày 1/4/2023)</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><i>động lực cho sự tăng trưởng, sự khác biệt và hiệu suất.” Vậy nên, CMA CGM đã liên </i>
tục thay đổi và cho ra mắt các ứng dụng công nghệ số hoá khác nhau nhằm chọn ra giải pháp tối ưu nhất.
Trong nhiều năm, CMA CGM đã phát triển và đưa ra bộ giải pháp kỹ thuật số hoàn chỉnh như nghiên cứu lịch trình, yêu cầu báo giá, đặt chỗ, hướng dẫn vận chuyển, tài liệu điều khiển vận chuyển, theo dõi… Qua ứng dụng CMA CGM eSolutions, khách hàng có thể truy cập theo thời gian thực vào giá của mình và báo giá giao ngay (ePricing), sử dụng vận đơn hoàn toàn bằng kỹ thuật số (eBill of Lading), vị trí hàng hóa của khách hàng trên biển được hiển thị trên bản đồ với thời gian cập nhật (eTracking), thanh tốn hóa đơn cước vận chuyển trực tuyến (ePayment),...<small>13</small> Còn với ứng dụng SpotOn, khách hàng sẽ được hưởng các lợi ích như: báo giá ngay lập tức cho một chuyến đi nhất định với mức giá minh bạch được đảm bảo trong 24 giờ, ưu tiên về tình trạng sẵn có của container sau khi xác nhận đặt chỗ, ưu tiên về chỗ và chất hàng lên tàu tại cảng đi để đẩy nhanh các lơ hàng,…<small>14</small>
Tóm lại, việc ứng dụng HĐTM vào quy trình vận tải đường biển đã tạo nên biến đổi sâu sắc cho nền kinh tế toàn cầu. Nó giúp đơn giản hố thủ tục giấy tờ, giảm thiểu thời gian cũng như chi phí cho các bên liên quan khi tham gia giao dịch vận tải, đồng thời tăng cường an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong tương lai, giải pháp công nghệ tiến bộ này chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức để có thể tồn tại và phát triển bền vững. Do vậy, các bên cần nỗ lực hơn nữa trong việc trau dồi kiến thức về công nghệ Blockchain, phối hợp cùng nhau nhằm nâng cao hiệu quả cho các giao dịch vận tải ứng dụng HĐTM.
<i><b>1.2.2. Tự động hoá các nghĩa vụ trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển</b></i>
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của HĐTM chính là tính minh bạch và tính tự động thực thi. Các điều khoản trong hợp đồng được lập trình sẵn thơng qua chương trình máy tính sẽ được tự động thực thi nếu thỏa mãn điều kiện được đặt ra từ
<small>13 CMA CGM unveils its vision for a digital customer journey and launches CMA CGM </small>
<i><small>(truy cập ngày 1/4/2023) </small></i>
<small>14 Digitalize and simplify your pricing with SpotOn!, </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">đầu. Do đó, HĐTM được ứng dụng như giải pháp giúp ngành vận tải biển đạt được 2 mục đích: sự minh bạch và rút ngắn thời gian trong việc thực hiện hợp đồng.
Về cơ bản, hợp đồng vận tải đường biển sẽ có ít nhất phải có hai bên chủ động cùng nhau tạo lập một quan hệ nghĩa vụ. Thông thường, các Điều ước quốc tế Hague, Hague Visby, Hamburg sẽ được sử dụng để điều chỉnh nghĩa vụ của các bên. Theo đó, bên thuê chở sẽ có nghĩa vụ cung cấp thơng tin hàng hóa và thanh tốn cước phí. Bên chun chở có 3 nghĩa vụ chính: cung cấp tàu đủ khả năng đi biển, bảo quản hàng hóa và cấp phát chứng từ vận tải. Với ưu điểm tự động thực thi thì HĐTM có thể tự động hóa các nghĩa vụ được ghi nhận một cách nhanh chóng.
Về phía người gửi hàng, nghĩa vụ cung cấp thơng tin hàng hóa sẽ được rút ngắn thời gian và đảm bảo tính xác thực của dữ liệu nhờ vào công nghệ lưu trữ của Blockchain. Ngoài ra, HĐTM cịn áp dụng trong việc số hóa thư tín dụng (L/C) để đẩy nhanh quá trình chuẩn bị và thực hiện L/C dựa trên giấy tiêu chuẩn – một quy trình hiện có xu hướng lấy từ một số vài ngày đến vài tuần.
<i>Hình 4. Quy trình thanh toán quốc tế truyền thống </i>
Trong thực tiễn, ShipChain - công ty khởi nghiệp về chuỗi cung ứng Blockchain ở giai đoạn đầu đã thiết kế một hệ thống dựa trên chuỗi khối toàn diện để theo dõi và theo dõi một sản phẩm từ thời điểm sản phẩm rời khỏi nhà máy đến khi giao hàng lần
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">cuối trước cửa nhà khách hàng. Hệ thống này được thiết kế để mã hóa tất cả các phương thức vận chuyển hàng hóa và có kế hoạch bao gồm một kiến trúc mở có thể tích hợp với phần mềm quản lý vận chuyển hàng hóa hiện có. Một yếu tố quan trọng để tự động hóa quy trình thanh tốn là thơng qua loại tiền kỹ thuật số của ShipChain có tên là "SHIP tokens." Những người tham gia nền tảng của ShipChain mua các mã thơng báo này để thanh tốn cước vận chuyển và giải quyết các giao dịch trên nền tảng.
Bên cạnh đó, Skycell, một cơng ty cơng nghệ cao có trụ sở tại Thụy Sĩ. Skycell tạo ra công nghệ giúp giám sát sức chứa của các thùng hàng vận chuyển thông qua đường hàng không hỗ trợ bởi công nghệ Blockchain kết hợp với IoT và Al, được đặc biệt sử dụng cho ngành dược phẩm sinh học. Bằng cách gắn các cảm biến thông minh vào các thùng hàng, Skycell có thể giám sát được sức chứa vận chuyển của các thùng và các lô hàng. Công nghệ này là một giải pháp giúp các đối tác trong ngành Logistics xác định được chi phí dựa trên sức chứa vận chuyển.
Kết hợp với Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo Al, Blockchain sẽ tăng tính hiệu quả một cách mạnh mẽ, và trở nên hữu ích trong việc giám sát sức chứa vận chuyển. Cụ thể, cảm biến IoT gắn trong các phương tiện vận tải giúp đơn vị vận chuyển xác định được không gian chiếm dụng của các lô hàng, để từ đó xác định phương tiện vận tải phù hợp, mức giá phù hợp. Cơng nghệ Blockchain giúp duy trì tính vẹn của sản phẩm có giá trị đang trên đường vận chuyển, đồng thời, ghi lại toàn bộ dữ liệu một cách an tồn trong tồn bộ q trình vận chuyển. Các dữ liệu thông tin này được truyền tức thì tới hệ thống Blockchain giúp các bên liên quan theo dõi, giám sát an tồn và chính xác sức chứa vận tải.
Không chỉ giúp xác định được sức chứa hàng hoá của từng phương tiện vận chuyển, Blockchain cũng được áp dụng để giám sát lịch sử hoạt động của từng phương tiện. Dựa vào các thông số, thông tin đã được lưu trữ trên hệ thống Blockchain, cơng nghệ Blockchain có thể theo dõi, xác thực thông tin về hiệu suất, lịch sử bảo trì của phương tiện vận tải. Điều này giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về vận chuyển giao hàng và logistics xác định được mức độ quy chuẩn của phương tiện để lựa chọn phù hợp cho vận chuyển hàng hố.
Ngồi ra, chuỗi khối kết hợp với Internet vạn vật (IoT) trong ngành hậu cần sẽ cho phép các hợp đồng hậu cần thông minh hơn trong tương lai. Ví dụ: khi giao hàng,
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">một pallet được kết nối sẽ có thể tự động truyền xác nhận và thời gian giao hàng cũng như tình trạng của hàng hóa đến hệ thống dựa trên chuỗi khối. Sau đó, hệ thống có thể tự động xác minh việc giao hàng, kiểm tra xem hàng hóa có được giao theo các điều kiện đã thỏa thuận hay khơng (ví dụ: nhiệt độ, độ ẩm, độ nghiêng,..) và đưa ra các khoản thanh toán chính xác cho các bên thích hợp, giúp tăng đáng kể hiệu quả.
Việc sử dụng Blockchain để thay thế cho các chứng từ vận đơn truyền thống để vận chuyển hàng hóa sẽ mang lại hiệu quả quy trình vượt trội và giảm chi phí vận hành lợi ích xuyên suốt chuỗi cung ứng cho nhiều bên trong hệ thống sinh thái thương mại, bao gồm người gửi hàng người nhận hàng, người vận chuyển, người giao nhận cảng, cơ quan hải quan, ngân hàng và công ty bảo hiểm. Công nghệ Blockchain với đặc trưng là một mạng lưới phi tập trung sẽ kết nối tất cả các bên trong chuỗi cung ứng và cho phép giao dịch trực tiếp loại bỏ nhu cầu thông qua các thực thể trung gian như ngân hàng, môi giới,.. Các chức năng khác có thể được tự động hóa bao gồm quản lý vận chuyển có nguồn gốc, tuân thủ quy chuẩn, lập kế hoạch tuyến đường, lập lịch giao hàng, quản lý đội xe, giao nhận hàng hóa và kết nối với doanh nghiệp đối tác.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>
Cách mạng công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều mơ hình kỹ thuật và ứng dụng cơng nghệ tiên tiến. Chính vì vậy, nó đã ảnh hưởng sâu sắc làm thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống trong mọi lĩnh vực và lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế cũng không ngoại lệ. Nhiều sáng kiến công nghệ đã được áp dụng vào ngành logistics với hy vọng sẽ tối ưu hố quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng suất lao động. Tiêu biểu nhất là giải pháp ứng dụng HĐTM - một hình thức hợp đồng mới có tiềm năng thúc đẩy sự phát triển của công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế. Dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain, HĐTM đã khai thác được những cải tiến của mạng lưới chuỗi khối này như tính bất biến của dữ liệu, tính phân tán, tính tự động thực thi những điều khoản được lập trình trước,.. HĐTM cịn mang nhiều đặc tính ưu việt như tạo lập và thực hiện hợp đồng một cách tự động, tự thực thi những giao dịch khi các điều kiện được đáp ứng, quan trọng là không cần đến bên trung gian. Thực tế đã cho thấy khi ứng dụng HĐTM vào những khâu giấy tờ dữ liệu, phát hành vận đơn, tự động thanh toán quốc tế,.. với nhiều lợi thế vượt trội hơn so với các hợp đồng và quy trình vận tải truyền thống hiện nay. Nhiều doanh nghiệp vận tải lớn trên thế giới như Evergreen Line, IBM, Maersk, CMA CGM đã vận dụng HĐTM vào trong quy trình kinh doanh của mình để rút ngắn thời gian, tăng tính hiệu quả và lợi ích kinh tế với các sáng kiến cơng nghệ TradeLens, GreenX, SpotOn… Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm như vậy, HĐTM sẽ không tránh khỏi việc đối mặt với những thách thức trong tương lai. Vậy nên, giải pháp cơng nghệ HĐTM càng phải được hồn thiện để phù hợp với nhu cầu thị trường, góp phần đem lại những thay đổi tích cực để khơng bị đào thải trong mọi lĩnh vực nói chung và ngành logistics nói riêng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27"><b>CHƯƠNG 2 </b>
<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN </b>
<b>NGHỊ CHO VIỆT NAM </b>
<b>Trong những năm gần đây, ngành vận tải biển luôn là đề tài được quan tâm hàng </b>
đầu bởi tầm quan trọng của nó đối với nền hàng hải thế giới. Điều này dẫn đến việc phát sinh những quan hệ tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đòi hỏi các quy định pháp luật phù hợp điều chỉnh về vấn đề này.
Tính đến thời điểm trước năm 2009, về các Công ước quốc tế, hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển được điều chỉnh chính bởi ba văn kiện cơ bản là Quy tắc Hague năm 1924, Quy tắc Hague-Visby năm 1968 và Quy tắc Hamburg năm 1978. Tuy nhiên, các quy tắc này hiện nay được giới chuyên gia đánh giá là không phù hợp bởi những bất cập về nghĩa vụ, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, chủ hàng. Quy tắc Hague 1924, Hague - Visby 1968 thiên về bảo vệ quyền lợi của người chuyên chở, trong khi đó Quy tắc Hamburg 1978 lại trái ngược với hai quy tắc trên, bênh vực quá mức về lợi ích của chủ hàng. Bên cạnh đó, sự ra đời từ sớm khiến những quy định của ba quy tắc này khơng cịn đáp ứng được nhu cầu thị trường vận tải biển, lạc hậu so với sự phát triển của thương mại điện tử và không có bất kỳ quy định gì về chứng từ điện tử.
Chính những tồn tại của các cơng ước quốc tế trong việc điều chỉnh nghĩa vụ của người chuyên chở mà sự ra đời của một Công ước mới, phù hợp với ngành vận tải hàng hải lại cấp thiết hơn bao giờ hết. Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc hoàn toàn bằng đường biển đã ra đời (gọi là Công ước Rotterdam 2009) thay thế những quy định lỗi thời của Quy tắc Hague 1924, Quy tắc Hague - Visby 1968 và Quy tắc Hamburg 1978. So với các quy tắc trước đây, Cơng ước Rotterdam đã có sự thay đổi tiến bộ, quy định đầy đủ, công bằng hơn về quyền lợi và trách nhiệm của người chuyên chở với chủ hàng, phù hợp với xu thế phát triển chung. Đặc biệt, Công ước Rotterdam tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng thương mại điện tử vào ngành vận tải biển, thay thế chứng từ giấy truyền thống và chuyển sang thực hiện với hồ sơ vận tải điện tử. Các chứng từ điện tử này đã được Công ước Rotterdam quy định giá trị tương
</div>