Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.09 KB, 88 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>MỤC LỤC </b>
<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ... 3 </b>
<b>MỞ ĐẦU ... 4 </b>
<b>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 4 </b>
<b>2. Mục tiêu của đề tài ... 5 </b>
<b>3. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường ... 5 </b>
<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ... 7 </b>
<b>5. Trình tự nghiên cứu ... 8 </b>
<b>6. Tóm tắt nội dung của đề tài: ... 9 </b>
<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ NHẬP QUỐC TỊCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH ... 11 </b>
<b>1.1. Tổng quan về người không quốc tịch ... 11 </b>
<b>1.1.1. Khái niệm người không quốc tịch ... 11 </b>
<b>1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá nhân khơng có quốc tịch ... 12 </b>
<b>1.2. Pháp luật về nhập quốc tịch đối với người không quốc tịch ... 13 </b>
<b>1.2.1. Quyền có quốc tịch của người khơng quốc tịch ... 13 </b>
<b>1.2.2. Điều kiện nhập quốc tịch đối với người không quốc tịch ... 17 </b>
<b>1.3. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam... 24 </b>
<b>1.4. Một số kiến nghị hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam ... 27 </b>
<b>2.1.2. Tại Việt Nam ... 34 </b>
<b>2.2. Nghĩa vụ đối xử của quốc gia đối với người không quốc tịch ... 36 </b>
<b>2.2.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ đối xử của quốc gia ... 36 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>2.2.2. Nghĩa vụ đối xử của quốc gia đối với người không quốc tịch ... 37 </b>
<b>2.3. Kiến nghị cho Việt Nam ... 42 </b>
<b>Kết luận chương 2 ... 50 </b>
<b>CHƯƠNG 3: BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH ... 52 </b>
<b>3.1. Những bất lợi thực tế của người không quốc tịch hiện nay phải gánh chịu 53 3.1.1 Thực trạng bảo hộ người không quốc tịch hiện nay... 53 </b>
<b>3.1.2. Cơ sở lý luận về bảo hộ người không quốc tịch ... 57 </b>
<b>3.1.3 Áp dụng quy định pháp luật về người không quốc tịch ... 58 </b>
<b>3.2. Hành động của quốc gia trong vấn đề bảo hộ người không quốc tịch và kiến nghị giải pháp cho Việt Nam ... 71 </b>
<b>Kết luận chương 3 ... 78 </b>
<b>KẾT LUẬN ... 81 </b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 83 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>
(Association of South East Asian Nations)
1954 Công ước về vị thế của người không quốc tịch năm 1954
1961 Cơng ước về giảm thiểu tình trạng không quốc tịch năm 1961
(European Union)
(International Development Law Organization)
(International Law Commission)
(Public health emergency of international concern)
(United Nations High Commissioner for Refugees)
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
Mỗi quốc gia đều trải qua tiến trình lịch sử từ chiến tranh mở rộng lãnh thổ, bảo vệ, xây dựng đất nước và cho đến phát triển đất nước như ngày nay. Quyền con người luôn là vấn đề mà các quốc gia quan tâm khi đây là quyền dễ bị xâm phạm nhất, đặc biệt là liên quan tới quốc tịch. Bởi lẽ quốc tịch thể hiện mối quan hệ gắn bó, bền vững về chính trị và pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân, là căn cứ pháp lý duy nhất xác định công dân của một Nhà nước, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân.
Tuy nhiên, bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong thực tiễn, hầu như các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng tồn tại rất nhiều người khơng có quốc tịch. Pháp luật quốc tế cũng đã ban hành những công ước như Công ước về vị thế của người không quốc tịch năm 1954, Công ước về giảm thiểu tình trạng khơng quốc tịch năm 1961,… để hạn chế cho tình trạng này. Mặc dù đã có những ảnh hưởng tích cực trong luật pháp và thực tiễn nhưng hiện nay không chỉ cộng đồng quốc tế mà cả Việt Nam cũng tồn tại một số lượng khơng ít người khơng có quốc tịch, tình trạng trên xuất hiện một phần do trải qua thời kỳ chiến tranh kéo dài, khơng ít người đã di cư dễ dàng qua lại giữa biên giới, làm ăn và sinh sống lâu dài ở Việt Nam đến hiện tại nhưng lại không được hưởng những quy chế của công dân Việt Nam vì họ vẫn chưa được nhập quốc tịch Việt Nam.
Việt Nam cũng đã nội luật hóa các quy định quốc tế về người không quốc tịch vào các quy phạm pháp luật nhưng những quy định này lại gặp khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn để giải quyết cho những người không quốc tịch đang cư trú trên lãnh thổ nước ta, dẫn tới tình trạng người không quốc tịch ngày càng tăng lên. Điều này đặt ra câu hỏi, tại sao Việt Nam xác định quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống nhưng vẫn xảy ra tình trạng này? Các chế định pháp lý về người không quốc tịch tại Việt Nam đã thực sự hiệu quả để giải quyết vấn đề này hay chưa? Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người hiện nay, điều quan trọng hơn hết là cần có những giải pháp phù hợp để giải quyết nhu cầu về quốc tịch cho những người không quốc tịch, bên cạnh đó là việc có cơ chế để bảo vệ nhóm người dễ tổn thương này. Chính những điều đó đã chứng tỏ sự cần thiết của việc
<i><b>nghiên cứu vấn đề về chế định người không quốc tịch thông qua đề tài: “Địa vị pháp </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><i><b>lý của người không quốc tịch và thực trạng tại Việt Nam trong việc bảo vệ người không quốc tịch.” </b></i>
<b>2. Mục tiêu của đề tài </b>
Với đề tài trên, nhóm tác giả mong muốn đạt được những mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
<i>Thứ nhất, đưa ra cái nhìn tổng quan về địa vị pháp lý của người không quốc </i>
tịch. Trong đó làm rõ về khái niệm và ngun nhân dẫn đến tình trạng khơng quốc tịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời làm rõ được những quy định về quyền được nhập tịch của những người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Từ đó nhìn nhận, xem xét và đưa ra đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam.
<i>Thứ hai, qua tìm hiểu về lý luận về người khơng quốc tịch tại Việt Nam để làm </i>
rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để từ đó đánh giá các quy định pháp luật hiện hành tại nước ta áp dụng vào thực tiễn để giải quyết tình trạng này như thế nào cụ thể là các quyền mà những người khơng có quốc tịch được hưởng. Bên cạnh đó cịn đặt ra u cầu dành cho quốc gia sở tại về nghĩa vụ đối xử dành cho nhóm người này. Thơng qua quyền của người khơng quốc tịch và nghĩa vụ đối xử của quốc gia có thể đánh giá được trong quá trình áp dụng trên thực tế nước ta đã có được những điểm tiến bộ nào, bên cạnh đó là những điểm bất cập còn hạn chế như thế nào để đưa ra kiến nghị phù hợp
<i>Thứ ba, thông qua những cơ sở lý luận và quy định pháp luật hiện hành, có thể </i>
hiểu rõ được vị thế hiện tại của người khơng quốc tịch từ đó đặt ra vấn đề về bảo hộ cho nhóm người này. Rút ra kinh nghiệm trong vấn đề bảo hộ người không quốc tịch của các quốc gia để từ đó đưa ra được giải pháp phù hợp và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
<b>3. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài trường 3.1. Trong trường </b>
<i><b>(1) Phạm Thị Dung (2012), Người không quốc tịch - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. </b></i>
Bài viết nói về những vấn đề cơ bản về chế định quốc tịch. Những vấn đề pháp lý cơ bản về người không quốc tịch. Qua bài viết có thể thấy rằng quốc tịch của cá nhân nói chung và người khơng quốc tịch nói riêng, là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">lớn trong luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam. Bài nghiên cứu đem đến những kiến thức cơ bản về quốc tịch cũng như về người không quốc tịch trên cả bình diện pháp lý quốc tế và Việt Nam. Qua đó, nêu lên đóng góp một số ý kiến góp phần vào việc hạn chế tiến tới xóa bỏ tình trạng người khơng quốc tịch tại Việt Nam.
<i><b>(2) Nguyễn Thanh Long – Nguyễn Thị Kim Ngân, Vấn đề hai hay nhiều quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia, Tạp chí Luật học, Số 6/2009, tr.66-72. </b></i>
Trái ngược hoàn toàn với bài viết trên, trong bài viết này tác giả lại tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề hai quốc tịch hay nhiều quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, đưa ra những bất cập, những khó khăn mà người có hai quốc tịch hay nhiều quốc tịch phải gánh chịu, bên cạnh đó có cả quyền lợi và nghĩa vụ của Nhà nước nơi họ mang quốc tịch, những chồng lấn quy định dẫn đến nhiều hệ lụy rối ren, từ đó đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng đa quốc tịch hiện nay. Dù là một phạm vi nghiên cứu khác nhưng vấn đề về quốc tịch và sự ảnh hưởng quyền lợi về việc hưởng quốc tịch trong tình trạng đa quốc tịch hay khơng có quốc tịch cũng có mối liên hệ tương tự nhau, có thể tham khảo để đưa ra kiến nghị về vấn đề người không quốc tịch.
<i><b>(3) Pháp luật về người không quốc tịch của một số quốc gia / Đ ng Minh Đạo, Dân chủ Pháp luật, Bộ Tư pháp, 2019, Số 9 ( 0), tr. 25-30. </b></i>
Bài viết về các quy định của pháp luật về người không quốc tịch và việc bảo vệ quyền của người không quốc tịch ở một số quốc gia trên thế giới gồm Hungary, Ba Lan, Slovakia, Latvia và Gruzia. Có thể thấy các quốc gia tùy vào điều kiện, hồn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ của người nước ngồi và người khơng quốc tịch cũng như việc bảo vệ quyền của họ. Tác
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">giả có sự đánh giá, so sánh giữa quy định các quốc gia với nhau. Nhận xét tính phù hợp giữa quy định của luật quốc gia so với cơng ước. Qua bài viết có thể thấy đã đến lúc chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn nữa pháp luật quốc tế về người không quốc tịch cũng như kinh nghiệm lập pháp của các nước về người không quốc tịch để phục vụ cho việc xem xét gia nhập Cơng ước năm 1954 và hồn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận </b>
Thông qua những vấn đề lý luận và thực tiễn, nhóm tác giả tiến hành tiếp cận và nghiên cứu dưới ba góc độ:
<i>- Về góc độ văn bản pháp luật, nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu theo ba </i>
nguồn như sau:
<i>Một là, văn bản pháp luật quốc tế: Công ước về vị thế của người không quốc </i>
tịch năm 1954, Cơng ước về giảm thiểu tình trạng không quốc tịch năm 1961,...;
<i>Hai là, văn bản pháp luật nước ngoài: Pháp luật các quốc gia từ đó có sự so </i>
sánh với Việt Nam;
<i>Ba là, văn bản pháp luật Việt Nam: Hiến pháp năm 2013, Luật Quốc tịch năm </i>
2008, Luật Hộ tịch năm 2014,...
<i>- Về góc độ quan điểm của các nhà nghiên cứu, nhóm tác giả tìm hiểu những </i>
bài viết trên các sách chun khảo, tạp chí, luận văn để có cái nhìn khách quan và toàn diện về vấn đề này.
<i>- Về góc độ thực tiễn, nhóm nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn các bất lợi và hạn chế </i>
mà những người khơng có quốc tịch phải chịu trong phạm vi thế giới và Việt Nam. Từ tình trạng người khơng quốc tịch tại nước ta hiện nay, bài nghiên cứu nêu ra những điểm bất cập trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, sự tiến bộ cũng như thiếu sót của các chế định nhằm bảo vệ người không quốc tịch tại Việt Nam để từ đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện.
<b>4.2. Phương pháp nghiên cứu </b>
<i>Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin: một phương pháp khoa học phản ánh đúng đắn các sự vật, hiện tượng, đồng thời cịn có thể phân tích các vấn đề xã hội và tìm ra các giải pháp thích hợp cho đối tượng nghiên cứu; </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><i>Phương pháp logic: có thể giúp đi sâu tìm hiểu kỹ bản chất của vấn đề nghiên cứu, giúp thấy được những bài học và xu hướng phát triển của vấn đề; </i>
<i>Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: vận dụng phương pháp này để lưu giữ được khối lượng thông tin và chắt lọc thông tin nào là phù hợp và cần thiết trong quá trình nghiên cứu; </i>
<i>Phương pháp so sánh: thơng qua phương pháp này có thể so sánh được những thơng tin thu thập được, phân biệt được tính chất của nó để có thể đánh giá đúng được vấn đề nghiên cứu; </i>
<i>Phương pháp thống kê, đánh giá, tổng kết thực tiễn: nhằm cho ra các kết luận chính xác. </i>
Qua những phương pháp trên, nhóm tác giả đưa ra những đánh giá một cách khoa học, có hệ thống làm nổi bật vấn đề đang được tiến hành nghiên cứu.
<b>4.3. Phạm vi nghiên cứu </b>
Trong khuôn khổ của đề tài, nhóm tập trung nghiên cứu địa vị pháp lý của người khơng có quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Phân tích, trình bày những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người khơng quốc tịch tại Việt Nam, đồng thời tìm hiểu về cơ chế bảo hộ dành cho nhóm người khơng quốc tịch. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng cho Việt Nam trong giải quyết vấn đề về người khơng có quốc tịch hiện nay.
<b>5. Trình tự nghiên cứu </b>
<i><b>(1) Giai đoạn 1: Chuẩn bị </b></i>
Xác định được mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu để từ đó tìm kiếm nguồn thơng tin phù hợp, phân bổ thời gian hợp lý cho quá trình nghiên cứu;
Tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo nghiên cứu các sách chuyên khảo, luận văn, bài viết trên các tạp chí về pháp luật trong và ngồi nước có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài;
Tiến hành lên dàn ý cơ bản, tóm tắt những nội dung chính về các vấn đề pháp lý về người không quốc tịch, nguyên nhân dẫn đến thực trạng cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ nhóm người dễ tổn thương này;
Họp thảo luận, trao đổi, trên cơ sở tư vấn của giảng viên hướng dẫn để hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1.
<i><b>(2) Giai đoạn 2: Thực hiện </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Chỉnh sửa, bổ sung thêm các nguồn tài liệu;
Hoàn thiện nội dung cả 3 chương trên cơ sở dự thảo đề tài;
Nhóm tác giả họp thảo luận, trao đổi, trên cơ sở tư vấn của giảng viên hướng dẫn để hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 2.
<i><b>(3) Giai đoạn : Hoàn thiện </b></i>
Xem xét lại đề tài một cách toàn diện để bổ sung các vấn đề cịn thiếu sót; Trình giảng viên hướng dẫn để đánh giá tổng thể trước khi nộp.
<b>6. Tóm tắt nội dung của đề tài: </b>
<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ NHẬP QUỐC TỊCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH </b>
Ở Chương 1 đề tài tập trung làm rõ khái niệm về người không quốc tịch, nguyên dân dẫn tới tình trạng khơng quốc tịch như hiện nay. Tìm hiểu và phân tích những quy định về nhập tịch đối với người không quốc tịch trong hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Thông qua những vấn đề về phương diện lý thuyết và thực trạng nêu trên, Chương 1 trả lời cho câu hỏi tính cần thiết cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu này.
<b>CHƯƠNG 2: QUYỀN CỦA NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI XỬ CỦA QUỐC GIA </b>
Tại Chương 2, nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu kỹ về các quy định pháp lý về quyền của người khơng quốc tịch bao gồm những nhóm quyền cơ bản như quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó là yêu cầu về nghĩa vụ đối xử của quốc gia dành cho người khơng quốc tịch nhằm khuyến khích các quốc gia có thể quan tâm nhiều hơn đến những người không quốc tịch trên phạm vi lãnh thổ của họ. Từ đó đưa ra một số nhận định và kiến nghị để đảm bảo quyền của người không quốc tịch. Chương 2 trả lời cho câu hỏi với tình trạng người không quốc tịch tại Việt Nam hiện nay, việc thực thi pháp luật trong thực tiễn như thế nào, cần có những giải pháp nào để giải quyết tình trạng nói trên.
<b>CHƯƠNG 3: BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH </b>
Chương 3 tập trung nghiên cứu về bảo hộ dành cho người không quốc tịch, đặt ra câu trả lời cho vấn đề tại sao người không quốc tịch cần phải được các quốc gia bảo hộ. Qua đó tìm hiểu được thơng tin về vấn đề bảo hộ người không quốc tịch trên thế
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">giới để liên hệ với Việt Nam. Cuối cùng là đưa ra những giải pháp cụ thể dành cho Việt Nam nhằm cải thiện quyền và lợi ích hợp pháp cho người không quốc tịch.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ NHẬP QUỐC TỊCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH </b>
Mỗi quốc gia đều trải qua quá trình lịch sử từ chiến tranh mở rộng lãnh thổ, bảo vệ đất nước, xây dựng và phát triển đất nước cho đến ngày nay. Quyền con người luôn là vấn đề mà các quốc gia quan tâm khi đây là quyền dễ bị xâm phạm nhất, đặc biệt là liên quan tới quốc tịch. Bởi lẽ quốc tịch thể hiện mối quan hệ gắn bó, bền vững về chính trị và pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân, là căn cứ pháp lý duy nhất xác định công dân của một Nhà nước và trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Như vậy, pháp luật quốc gia và pháp luật các nước trên thế giới đã có những quy định gì đối với vấn đề nhập tịch của người không quốc tịch.
<b>1.1. Tổng quan về người không quốc tịch </b>
<b>1.1.1. Khái niệm người không quốc tịch </b>
Quyền có quốc tịch là quyền cơ bản của mỗi người. Trong pháp luật quốc tế, quyền có quốc tịch được thừa nhận và quy định trong các văn bản pháp lý như Tuyên ngôn nhân quyền thế giới 1948, Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966,... Các quy định về quốc tịch ngày càng được hoàn thiện và giải quyết một phần nào nhu cầu về quốc tịch cho các cá nhân. Tuy nhiên, tình trạng người khơng quốc tịch vẫn cịn rất nhiều và vẫn còn là một vấn đề đáng báo động. Phần lớn những người không quốc tịch rơi vào nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, những người nghèo trong xã hội, sinh sống ở trong những khu vực có nhiều khó khăn…
Người khơng quốc tịch cịn gọi là “statelessness” được hiểu là người mà khơng có quốc tịch của bất kỳ một nhà nước nào, không được coi là công dân của nhà nước nào theo pháp luật của quốc gia đó. Khái niệm này cũng được quy định cụ thể trong Công ước năm 1954 về vị thế của người khơng quốc tịch, theo đó người khơng quốc tịch được hiểu là người không được coi là công dân của bất kỳ quốc gia nào theo pháp luật hiện hành của quốc gia đó.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung 2014 cũng có quy
<i>định “Người khơng quốc tịch là người khơng có quốc tịch Việt Nam và cũng khơng có quốc tịch nước ngoài”, cách định nghĩa theo pháp luật Việt Nam cũng tương tự so với Công ước năm 1954. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá nhân khơng có quốc tịch </b>
Tình trạng khơng quốc tịch có thể xảy ra do ý chí của chính những người liên quan hoặc không phải do lỗi của họ, thông thường xảy ra trong những trường hợp sau đây:
<i>Thứ nhất, một người đã mất quốc tịch cũ (do được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất quốc tịch...) nhưng chưa được vào quốc tịch của nước họ đang cư trú. </i>
Do xin thôi quốc tịch cũ, khi một cá nhân xin thôi hoặc từ bỏ quốc tịch cũ của mình mà khơng đảm bảo có quốc tịch mới hay chưa được cấp quốc tịch mới ngay khi đã thôi quốc tịch cũ và như vậy họ trở thành người không quốc tịch. Điều này rất phổ biến trong trường hợp phụ nữ xin thôi quốc tịch cũ của mình để lấy chồng nước ngồi và nhập quốc tịch của người chồng. Tại Việt Nam theo thống kê năm 2015 của Bộ Tư pháp<sup>1</sup> thì có hơn 4.000 cơ dâu Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam để lấy chồng nước ngoài. Trong trường hợp này nếu họ đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa kịp có quốc tịch mới hoặc vì một số lý do mà không thể nhập quốc tịch mới được, như vậy họ trở thành người không quốc tịch.
Do bị tước quốc tịch, rất ít trường hợp nhà nước tước quốc tịch của một công dân. Tuy nhiên khi công dân đó có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như chống đối, gây hại tới an ninh quốc gia mà nhà nước không thể áp dụng biện pháp trừng phạt nào tương xứng với hành vi sai trái đó. Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014 cũng có quy định về căn cứ tước quốc tịch của một công dân, điều này thể hiện rõ ràng việc Nhà nước muốn tước quốc tịch của một ai đó cần phải có căn cứ cụ thể. Việc tước quốc tịch của một công dân sẽ khiến cho người đó khơng cịn là cơng dân của một quốc gia đồng thời khơng có quốc tịch mới hoặc chưa thể nhập quốc tịch mới thì họ sẽ trở thành người không quốc tịch.
Do tự động mất quốc tịch nhưng chưa có quốc tịch khác, theo pháp luật của một số nước có những trường hợp cơng dân sẽ tự động mất quốc tịch. Theo quy định tại
<i>Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014 “Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ </i>
<small> </small>
<small>1</small><i><small> Tạ Hiển, “Vì sao có tới hơn 4000 người xin thôi quốc tịch Việt Nam”, </small></i><small>4000-nguoi-xin-thoi-quoc-tich-viet-nam-20160831200439565.htm, truy cập ngày 20/03/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i> xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.” dù đã nhập quốc tịch Việt Nam nhưng nếu cố </i>
ý khai không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ để nhập quốc tịch thì vẫn có thể hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc theo quy định tại Điều 17 Luật Quốc tịch Australia, cơng dân Australia có thể mất quốc tịch nếu như họ thực hiện hành vi nào đó để có quốc tịch nước ngồi. Như vậy khi mất quốc tịch cũ nhưng chưa kịp có quốc tịch mới thì họ sẽ trở thành người khơng quốc tịch.
<i>Thứ hai, do xung đột pháp luật </i>
Trong quy định về cách thức xác lập quốc tịch do sự sinh đẻ, có quốc gia áp dụng nguyên tắc nơi sinh, có quốc gia lại áp dụng nguyên tắc huyết thống để trao quốc tịch cho trẻ em. Như vậy nếu như cha, mẹ là công dân của nước A xác lập theo quốc tịch nơi sinh nhưng khi họ ra nước ngoài (nước B) và sinh đứa bé, nhưng nước B lại áp dụng nguyên tắc huyết thống để xác định quốc tịch, như vậy đứa trẻ trở thành người không quốc tịch. Nguyên nhân này cũng có thể phát sinh trong trường hợp đứa trẻ được sinh ra tại nước xác định quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống nhưng cha mẹ là
<i>người khơng quốc tịch thì đứa trẻ cũng trở thành người không quốc tịch. </i>
<b>1.2. Pháp luật về nhập quốc tịch đối với người không quốc tịch </b>
<b>1.2.1. Quyền có quốc tịch của người khơng quốc tịch </b>
Quyền quốc tịch là một trong những quyền cơ bản và đầu tiên của một cá nhân khi ra đời. Ở Việt Nam, quyền này đã được ghi nhận tại Điều 17 Hiến pháp năm 2013
<i>“Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”; Khoản 1 Điều 31 Điều 31 Bộ luật Dân sự 2015: “Cá nhân có quyền có quốc tịch”. Quốc tịch thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với quốc gia, làm phát sinh </i>
quyền, nghĩa vụ của cá nhân đó với quốc gia mà mình có quốc tịch và quyền, trách nhiệm của quốc gia đó với cá nhân mang quốc tịch của quốc gia mình<small>2</small>
. Đối với người khơng quốc tịch, quyền này còn quan trọng hơn cả. Để đảm bảo mọi người đều có quốc tịch, các quy định trong pháp luật quốc tế và cả quốc gia đều có quy định việc được hưởng quốc tịch một cách mặc nhiên đối với các cá nhân và đối với các cá nhân đã mất quốc tịch. Theo quy định tại Điều 32 Công ước 1954 về vị thế của người không
<i>quốc tịch quy định về vấn đề Nhập quốc tịch đã nêu: “Các quốc gia thành viên sẽ tạo </i>
<small> </small>
<small>2 Quan Chung, “Người không quốc tịch ở Việt Nam có thể được hưởng quyền và nghĩa vụ”, </small>
<small> truy cập ngày 28/3/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><i>điều kiện thuận lợi hết mức có thể cho việc hịa nhập và nhập tịch của người khơng quốc tịch. Các quốc gia thành viên cụ thể sẽ tiến hành mọi nỗ lực để xúc tiến thủ tục nhập tịch và giảm hết mức có thể các khoản phí và chi phí cho những thủ tục như vậy”. Khoản 1 Điều 15 Tuyên ngôn nhân quyền 1948 quy định: “Ai cũng có quyền có quốc tịch”. Quy định tại Điều 7 Cơng ước về quyền trẻ em cũng có quy định: </i>
<i>“1. Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc. </i>
<i>2. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm việc thực hiện những quyền đó phù hợp với pháp luật quốc gia, với những nghĩa vụ của họ theo các văn kiện quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này, đặc biệt trong trường hợp mà nếu không làm như thế thì đứa trẻ sẽ khơng có quốc tịch.” </i>
Có thể thấy, quyền có quốc tịch là quyền tự nhiên, vốn có của cá nhân. Kể từ khi sinh ra, họ đã có quyền này. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà họ trở thành người khơng quốc tịch. Nhưng khơng có nghĩa như thế là họ mất đi quyền vốn có này của mình. Đặc biệt là đối tượng trẻ em. Trong pháp luật của một số quốc gia cũng đã loại trừ khả năng một đứa trẻ sinh ra mà khơng có quốc tịch nên đã có những quy định cho phép đứa trẻ ấy được hưởng quốc tịch ngay cả khi ba mẹ chúng là người không quốc tịch. Cụ thể Điều 4 Luật Quốc tịch Đức quy định:
<i>“(1) Trẻ em sinh ra có quốc tịch Đức, nếu bố/mẹ mang quốc tịch Đức. Trong trường hợp chỉ mỗi bố quốc tịch Đức và đòi hỏi phải xác nhận hay thừa nhận quan hệ cha con, thì phải có giấy thừa nhận hay xác nhận quan hệ cha con đó theo luật Đức. Phải nộp tuyên bố thừa nhận đó, hoặc phải tiến hành q trình xác nhận quan hệ cha con đó trước khi đứa trẻ tròn 23 tuổi. </i>
<i>(2) Trẻ em bị bỏ rơi tìm thấy ở Đức được coi là con của người Đức cho tới khi có bằng chứng ngược lại. </i>
<i>(3) Trẻ em sinh ra ở Đức bố mẹ là người nước ngoài, thuộc quốc tịch Đức, nếu bố/mẹ </i>
<i>1- Đã sống thường xuyên hợp pháp ở Đức từ 8 năm và </i>
<i>2- Có quyền lưu trú không thời hạn, hoặc là công nhân Thụy Sỹ hoặc thuộc gia đình ở Thụy Sỹ có giấy phép lưu trú được cấp theo Hiệp định ngày 21.6.1999 giữa EU với các nước thành viên và Thụy Sỹ về tự do đi lại (BGB1.2001 II trang 810). </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i>Quốc tịch Đức được ghi vào danh bạ cấp giấy khai sinh. Bộ Nội vụ Liên bang được ủy quyền ban hành một văn bản dưới luật với sự chấp thuận của Thượng viện, quy định phương pháp ghi sổ danh bạ quốc tịch, nêu tại câu 1. </i>
<i>(4) Quy định tại đoạn (1) không áp dụng cho trẻ em ở nước ngoài, nếu bố/mẹ người Đức sinh sau ngày 31.12.1999 ở nước ngoài và sống thường xuyên ở đó, ngoại trừ trường hợp, đứa trẻ vì vậy mà trở thành không quốc tịch. Không áp dụng câu 1, nếu bố/mẹ người Đức, trong vòng 1 năm, đăng ký khai sinh cho con với cơ quan đại diện Đức ở nước ngoài. Nếu cả hai bố mẹ đều quốc tịch Đức, thì chỉ áp dụng câu 1 khi cả hai đều thuộc diện quy định trong câu đó.” </i>
Tuy Việt Nam chưa tham gia Công ước liên quan tới người không quốc tịch nhưng quy định pháp luật của nước ta cũng đã có những quy định tương đồng với pháp luật quốc tế. Quốc tịch là yếu tố nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân thể hiện mối liên hệ của cá nhân đó với quốc gia mà cá nhân mang quốc tịch. Pháp luật luôn tôn trọng và thừa nhận quyền có quốc tịch của công dân. Vấn đề này đã được hiến định tại
<i>Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”</i><small>3</small>
. Nhà nước Việt Nam hạn chế tình trạng khơng quốc tịch bằng cách tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người khơng quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định. Theo Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người khơng quốc tịch như sau:
<i>“1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. </i>
<i>2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người khơng quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, cịn cha khơng rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam”. </i>
Từ các quy định trên có thể đúc kết rằng quyền có quốc tịch là quyền thiêng liêng, đối với một cá nhân kể từ khi sinh ra đã được hưởng quyền này. Cho đến khi một cá nhân mất đi quốc tịch của mình thì các quốc gia cũng tạo điều kiện cho họ có thể được có quốc tịch và hưởng địa vị pháp lý của một cơng dân nước mình. Bên cạnh
<small> </small>
<small>3 Thanh Long, “Quyền đối với quốc tịch của công dân”, cua-cong-dan.1027, truy cập ngày 28/3/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">có quốc tịch của một cá nhân, không thể không nhắc đến nghĩa vụ không được tước quốc tịch của một cá nhân nếu việc tước này dẫn đến việc họ trở thành người không quốc tịch. Điều này đã được làm rõ trong Khoản 2 Điều 15 Tuyên ngơn nhân
<i>quyền 1948: “Khơng ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đốn.” Ngồi ra cịn có Cơng ước về Giảm thiểu tình trạng khơng quốc tịch </i>
(Convention on the Reduction of Statelessness) năm 1961 nhằm giảm thiểu số lượng người không quốc tịch (stateless persons) – những người ở vị thế dễ tổn thương về pháp lý khi họ không được bất kỳ quốc gia nào bảo hộ. Cơng ước có hiệu lực năm 1975, hiện có 73 quốc gia thành viên (Việt Nam không là thành viên của Công ước). Công ước quy định hai nghĩa vụ cho các quốc gia: nghĩa vụ trao quốc tịch cho người không quốc tịch, và nghĩa vụ khơng tước quốc tịch của một người chỉ có duy nhất một quốc tịch. Khoản 1 Điều 8 của Công ước quy định:
<i>“Bên ký kết sẽ không tước quốc tịch của một người nếu việc tước quốc tịch sẽ làm người đó khơng quốc tịch.” </i>
Nghĩa vụ không tước quốc tịch này có ba ngoại lệ. Khoản 2 Điều 8 quy định nghĩa vụ trên không áp dụng cho trường hợp: người nhập tịch, người sinh ra ngoài lãnh thổ, và người có quốc tịch do lừa dối. Khoản 3 Điều 8 còn cho phép các quốc gia được tước bỏ quốc tịch kể cả khi đó là quốc tịch quy nhất nếu có tuyên bố bảo lưu các trường hợp khác được phép tước quốc tịch duy nhất theo khoản 3 Điều 8 khi tham gia Công ước.
Anh là thành viên của Cơng ước từ năm 1966, do đó, có nghĩa vụ không tước quốc tịch duy nhất theo Điều 8 trên. Anh có tuyên bố bảo lưu theo khoản 3 Điều 8 đối với người nhập tịch (naturalized persons)<small>4</small>.
Thực tế đã có nhiều vụ việc thể hiện rõ quy định này. Chằng hạn như việc việc Bộ Nội Vụ của Anh thông báo tước quốc tịch của Shamima Begum với lý do cô này là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Shamima Begum là công dân Anh, sinh ra tại Anh. Năm 2015, khi 15 tuổi, Shamima đến Syria gia nhập vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (Islamic State – IS). Sau khi IS bị đánh bại, Shamima gần đây đã xin được quay trở lại Anh. Yêu cầu đó của cơ bị bác bỏ. Ngày 19/02/2019, Bộ Nội vụ Anh gửi thư cho cha mẹ Shamima thông báo “quyết định tước quốc tịch
<small> </small>
<small>4 Trần Hữu Duy Minh, “Vì sao Anh chưa thể tước quốc tịch của Shamima Begum?”, vie.org/2019/03/10/122/, truy cập ngày 09/3/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">https://iuscogens-Anh của cô đã được ban hành.” Dư luận bên trong nước https://iuscogens-Anh ủng hộ quyết định của Bộ Nội vụ nước này tước bỏ quốc tịch Anh của Shamima, đặc biệt là khi cô này tuyên bố không hối hận khi gia nhập IS. Tuy nhiên, việc tước quốc tịch sẽ chưa thể thực hiện được nếu quốc tịch Anh là quốc tịch duy nhất của Shamima, hoặc Shamima không thể xin được nhập tịch một quốc gia khác. Shamima Begum có quốc tịch duy nhất là quốc tịch Anh, và quốc tịch này không phải do nhập tịch hay lừa dối. Do đó, tất cả mọi ngoại lệ của Điều 8 đều không thể áp dụng làm cơ sở để tước quốc tịch của Shamima. Vài ngày sau thông báo tước quốc tịch, Bội vụ Anh đã hoãn việc tước quốc tịch của Shamima<sup>5</sup>.
Luật Quốc tịch Đức khơng có chế định tước quốc tịch. Việc mất quốc tịch trái với ý nguyện của đương sự chỉ được thực hiện trên cơ sở một đạo luật, nếu như thông qua việc mất quốc tịch, đương sự không trở thành người khơng quốc tịch. Ngồi ra, việc mất quốc tịch không được dẫn đến trường hợp công dân Đức trở thành người không quốc tịch. Lý do mất quốc tịch là cho thôi quốc tịch, hưởng quốc tịch của một nước khác, từ bỏ quốc tịch và nhận làm con nuôi của người nước ngồi.
Như vậy, quyền có quốc tịch là quyền vốn có, tự nhiên của một cá nhân. Khi họ mất quốc tịch của mình, các nước phải có trách nhiệm tạo điều kiện để họ được trở lại quốc tịch hoặc nhập tịch vào nước họ đang sinh sống. Bên cạnh đó các quốc gia cũng khơng được tước quốc tịch của họ một cách độc đoán, trong trường hợp điều đó làm họ trở thành người khơng quốc tịch. Đây là nghĩa vụ của quốc gia nhằm để hạn chế tình trạng người khơng quốc tịch hiện nay.
<b>1.2.2. Điều kiện nhập quốc tịch đối với người không quốc tịch </b>
Sau khoảng thời gian sinh sống lâu dài tại nước sở tại, người khơng quốc tịch có thể được nhập tịch để trở thành cơng dân nước nó. Điều kiện nhập tịch tùy vào điều kiện xã hội của các quốc gia khác nhau là khác nhau. Nhưng nhìn chung các quốc gia đều hướng đến việc quy định pháp luật của mình cho phù hợp với pháp luật quốc tế, có thể tối giản hóa các thủ tục hay giảm chi phí để hỗ trợ nhóm người này có thể nhập tịch để hưởng chế độ pháp lý của một công dân và được pháp luật bảo vệ một cách tốt hơn.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (được sửa đổi,
<small> </small>
<small>5 Guy Faulconbridge, Paul Sandle, “Britain strips citizenship from teenager who joined Islamic State in Syria”, </small>
<small>joined-islamic-state-in-syria-idUSKCN1Q82RM, truy cập ngày 20/3/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">sung năm 2014), Điều 7, 8 và 9 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam tập trung vào một số nội dung sau:
- Độ tuổi;
- Thời gian sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;
- Ngôn ngữ, khả năng hòa nhập với cộng đồng Việt Nam; - Điều kiện về tư tưởng chính trị của người xin nhập quốc tịch; - Điều kiện về khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam.
<i>Điều kiện 1: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam </i>
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 18 Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015). Người từ đủ 18 tuổi trở lên không rơi vào một trong các trường hợp dưới đây thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
- Mất năng lực hành vi dân sự. - Hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Quy định như vậy sẽ nhằm hạn chế được tình trạng có những người đạt đủ điều kiện về độ tuổi nhưng chưa đủ năng lực hành vi dân sự (như bị thiểu năng trí tuệ...). Những trường hợp này nếu gia nhập quốc tịch Việt Nam sẽ trở thành một gánh nặng cho cộng đồng và nhà nước. Tuy nhiên, điều kiện này chưa phù hợp với một số tình trạng trên thực tế là con cái nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ<small>6</small>
.
Nội dung quy định này giống với quy định của các nước trên thế giới. Theo pháp luật Trung Quốc, người từ đủ 20 tuổi trở lên và có năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Trung Quốc và pháp luật nước mà người đó là công dân là điều kiện để nhập quốc tịch vào nước này.
<i>Điều kiện 2: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam </i>
Quy định này nhằm bảo đảm sự ổn định, trật tự và công bằng trong xã hội của Việt Nam. Việc tuân thủ pháp luật là nền tảng để đảm bảo sự ổn định và trật tự trong
<small> 6</small>
<small> Trần Thị Thu Thủy, “Người nước ngoài gia nhập quốc tịch Việt Nam: quy định của pháp luật và việc thực hiện”, truy cập ngày 20/3/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">xã hội, giúp bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mỗi cá nhân và cộng đồng. Đây là một quy định được nhắc đến ở đa số các quốc gia khi quy định về điều kiện để một người nước ngồi, người khơng quốc tịch nhập tịch vào nước mình. Ngồi việc tn thủ pháp luật, việc tơn trọng truyền thống, phong tục và tập quán của dân tộc là một yêu cầu quan trọng khác để được cấp quốc tịch. Điều này giúp người nước ngồi hịa nhập vào cộng đồng, tơn trọng giá trị văn hóa của đất nước mình định cư và đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước. Việc nhập quốc tịch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người không quốc tịch, bao gồm quyền lợi pháp lý, tài chính và xã hội. Tuy nhiên, để trở thành một cơng dân Việt Nam thực sự, người nước ngồi cần có trách nhiệm và cam kết với quốc gia này, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
<i>Điều kiện 3: Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam </i>
Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam (Khoản 1 Điều 7 Nghị định 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam).
Trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam có giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt (Điểm đ Khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành).
Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khơng có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt thì Sở Tư pháp tổ chức kiểm tra, phỏng vấn về khả năng nghe, nói, đọc viết tiếng Việt của người đó bảo đảm đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này. Thành phần tham gia phỏng vấn có đại diện của Sở Tư pháp và Sở Giáo dục đào tạo. Kết quả kiểm tra, phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Những người trực tiếp kiểm tra, phỏng vấn chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, phỏng vấn và ý kiến đề xuất của mình (Điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam).
Quy định về việc biết tiếng Việt ở mức độ nhất định này nhằm đảm bảo người muốn nhập tịch Việt Nam có khả năng để hiểu về lịch sử, văn hóa, xã hội của nước ta và có khả năng hịa nhập được với cuộc sống của cộng đồng dân cư Việt Nam. Quy định này cũng đã được nới lỏng hơn thông qua việc chúng ta chấp nhận thực hiện phỏng vấn, vì đa phần họ có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Việt nhưng khả năng viết còn
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">chưa tốt. Điều này giúp tạo điều kiện hơn cho người nước ngoài khi xin gia nhập quốc tịch Việt Nam.
<i>Điều kiện 4: Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam </i>
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan cơng an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú (Khoản 2 Điều 7 NĐ 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam). Giấy tờ chứng minh khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy tờ do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận về mức lương hoặc thu nhập; giấy tờ bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú về tình trạng nhà ở, cơng việc, thu nhập của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, điều kiện quy định về thời gian đối với người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam có nghĩa là người này vẫn đang thường trú tại Việt Nam, phải có thẻ thường trú do cơ quan cơng an có thẩm quyền của Việt Nam cấp và mốc thời gian 5 năm tính từ thời điểm người này được cấp thẻ thường trú đến thời điểm xin nhập quốc tịch. Quy định này cũng là để đảm bảo về sự ổn định, gắn bó về dân cư, đồng thời cũng giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn trong việc quản lý hộ tịch.
<i>Điều kiện 5: Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam </i>
Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam (Khoản 3 Điều 7 NĐ 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam). Như vậy để được xem là có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam, người xin nhập quốc tịch cần phải chứng minh được tài sản và nguồn thu nhập hợp pháp của mình. Điều này giúp đảm bảo rằng họ có đủ khả năng để sống và làm việc tại Việt Nam một cách đủ đầy và ổn định. Việc đảm bảo khả năng bảo đảm
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch cũng giúp đảm bảo sự phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước. Những người nhập tịch có khả năng đầu tư, khởi nghiệp, tạo ra việc làm mới, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Tại Điều 22 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy
<i>định: “Người không quốc tịch mà khơng có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định”, đồng thời quy định hồ sơ, giấy </i>
tờ, trình tự thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, Điều 35 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trong một số trường hợp như: Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam cịn người kia là người nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch; có cha và mẹ là người nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch. Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch đang cư trú trên cả nước, giảm thiểu tình trạng không quốc tịch, giảm tải gánh nặng cho các cơ quan có thẩm quyền, giải quyết được quyền lợi chính đáng cho cơng dân<small>7</small>
.
Nhìn chung quy định về điều kiện nhập tịch của Việt Nam khá tương đồng với các nước trên thế giới. Luật Quốc tịch Nhật Bản quy định một người khơng phải là cơng dân Nhật Bản có thể có quốc tịch Nhật Bản do nhập quốc tịch. Pháp luật nước này cũng quy định người không quốc tịch hoặc người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Nhật Bản phải có thời gian cư trú ổn định, liên tục tại nước này từ năm năm trở lên. Theo đó Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ cho phép một người nước ngồi nhập quốc tịch, nếu người đó có đủ các điều kiện sau đây:
- Cư trú tại Nhật Bản từ 5 năm liên tục trở lên.
- Khơng dưới 20 tuổi và có đủ năng lực theo pháp luật của nước nơi sinh ra. - Có thái độ ngay thẳng.
- Có đủ khả năng sinh sống bằng tài sản hoặc khả năng của mình hoặc của vợ, chồng hoặc của họ hàng mà người đó sống chung.
- Là người không quốc tịch hoặc việc nhập quốc tịch Nhật Bản sẽ dẫn tới việc mất quốc tịch của người đó.
<small> 7</small>
<i><small> Trần Huyền, “Tình trạng khơng quốc tịch và một số biện pháp giải quyết”, </small></i>
<small>gia.aspx, truy cập ngày 08/3/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Chưa từng có âm mưu hoặc ủng hộ việc lật đổ Hiến pháp và Chính phủ Nhật Bản hoặc chưa từng thành lập hoặc thuộc một đảng phái chính trị nào hoặc tổ chức nào có âm mưu hoặc ủng hộ việc lật đổ Hiến pháp và Chính phủ kể từ ngày Hiến pháp Nhật Bản có hiệu lực.
Theo Cộng hịa Séc, Bộ Nội vụ Cộng hồ Séc có thể ra quyết định cho người nước ngoài nhận quốc tịch Séc khi họ đáp ứng các điều kiện của bộ luật về quốc tịch sau đây: Đã định cư ít nhất 5 năm trên lãnh thổ Cộng hoà Séc và phần lớn thời gian này sống tại Séc. Bộ Nội vụ Séc có thể chấp nhận thời gian định cư ngắn hơn hoặc người nước ngồi đó sống ở Cộng hồ Séc ít ngày, nhưng phải có thêm những điều kiện sau:
- Người nước ngồi đó đã có mối quan hệ lâu dài với Cộng hoà Séc hoặc với Tiệp Khắc cũ (theo Khoản 11 Điều 1 Luật về quốc tịch).
- Người xin quốc tịch Séc không mang quốc tịch nào. - Đã được công nhận là người tỵ nạn.
Những người nước ngoài sau đây cũng được xét cấp quốc tịch Séc trong thời gian định cư ở Séc ngắn hơn 5 năm (kể cả ở hợp pháp theo thị thực dài hạn):
- Những người nước ngoài bị nước cũ tước quốc tịch.
- Nếu việc xin bỏ quốc tịch cũ có thể gây nguy hiểm cho bản thân hay cho người nhà.
Người nước ngoài sống liên tục trên lãnh thổ Cộng hồ Séc ít nhất 20 năm cũng có thể được xét cấp quốc tịch mà khơng cần phải có thời gian định cư ít nhất 5 năm.
Trong thời gian định cư, suốt 5 năm không phạm tội. Bắt buộc phải thoả mãn điều này thì mới được cho quyết định nhận quốc tịch Séc.
Điều kiện nữa để được quyết định nhận quốc tịch Séc là phải biết tiếng Séc. Kiểm tra tiếng Séc tại cơ quan nhận đơn xin quốc tịch. Điều kiện này có thể được Bộ Nội vụ Séc bỏ qua vì những lý do đặc biệt.
Luật Quốc tịch của Trung Quốc (Điều 2) quy định một người có quốc tịch nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa khi có các điều kiện quy định sau đây:
<i>“(1) Người có cha hoặc mẹ đã từng là cơng dân Trung Quốc khi người đó sinh ra; </i>
<i>(2) Người được sinh ra sau khi cha hoặc mẹ của họ chết, tại thời điểm đó cha hoặc mẹ của họ là công dân Trung Quốc; </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><i>(3) Người được sinh ra trên lãnh thổ Trung Quốc, không xác định được cha mẹ là ai hoặc cha mẹ là người không quốc tịch; </i>
<i>(4) Người đã được nhập quốc tịch.” </i>
Và, pháp luật Trung Quốc cho phép người người có quốc tịch nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch, có nhà ở trên lãnh thổ Trung Quốc sẽ được nhập quốc tịch Trung Quốc nếu đồng thời đáp ứng các điều kiện quy định sau đây:
<i>“(1) Cư trú trên lãnh thổ Trung Quốc mỗi năm 183 ngày trong vòng 5 năm liên tục trở lên; </i>
<i>(2) Người từ đủ 20 tuổi trở lên và có năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Trung Quốc và pháp luật nước mà người đó là cơng dân; </i>
<i>(3) Có đạo đức tốt và chưa bao giờ phạm tội; (4) Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cuộc sống; </i>
<i>(5) Biết cơ bản tiếng Trung Quốc và có hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của họ đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tiêu chuẩn xác định, kiểm tra, miễn kiểm tra, lệ phí và các vấn đề liên quan đến tiếng Trung Quốc và sự hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của họ đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được quy định tại điểm 5 sẽ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.” </i>
Như vậy, Trung Quốc tạo điều kiện cho người không quốc tịch nhập quốc tịch Trung Quốc nhưng họ cũng quy định rất chặt chẽ điều kiện để được gia nhập. Bên cạnh đó, pháp luật Trung Quốc cũng quy định trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Trung Quốc, không xác định được cha mẹ là ai hoặc cha mẹ là người không quốc tịch được nhập quốc tịch Trung Quốc.
Tại Canada, Điều 3 Luật Quốc tịch, trừ trường hợp Luật Quốc tịch có quy định khác tất cả những người sau đây có quốc tịch Canada: Sinh ra tại Canada sau ngày 14/02/1977; sinh ra tại nước ngoài sau ngày 14/02/1977 mà khi sinh ra bố hoặc mẹ có quốc tịch Canada.
Người muốn nhập quốc tịch Thái Lan phải trình bày đơn trước viên chức có thẩm quyền theo mẫu và cách thức được nêu trong các quy định của Bộ. Nếu người làm đơn xin nhập quốc tịch Thái có con là người vị thành niên phù hợp với pháp luật Thái và có nơi thường trú ở Thái Lan, người này có thể đồng thời làm đơn xin gia nhập quốc tịch Thái cho con của mình. Người đã nhập quốc tịch Thái có thể làm đơn xin chứng nhận nhập quốc tịch Thái. Các điều kiện xin nhập quốc tịch Thái Lan:
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">- Là người đủ năng lực hành vi theo pháp luật Thái và pháp luật nước mà người đó có quốc tịch.
- Có tư cách đạo đức tốt. - Có nghề nghiệp ổn định.
- Có nơi thường trú tại Vương quốc Thái Lan trong thời gian liên tục khơng ít hơn 5 năm cho đến ngày làm đơn xin nhập quốc tịch.
- Biết tiếng Thái theo quy định của Bộ Nội vụ.
Tại Điều 19 Luật Quốc tịch Nga quy định về việc nhập quốc tịch Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xơ viết Nga như sau: Những người có năng lực hành vi, đủ 18 tuổi và không mang quốc tịch Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Xơ Viết Nga, có thể làm đơn xin nhập quốc tịch Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga không phân biệt nguồn gốc, tình trạng xã hội, chủng tộc và dân tộc, nam nữ, trình độ văn hố, tiếng nói, tơn giáo, các chính kiến và quan niệm khác. Điều kiện thông thường được nhập quốc tịch Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga là thường trú tại lãnh thổ Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga đối với người nước ngoài và người không quốc tịch là 05 năm hoặc 03 năm liên tục trước khi trực tiếp đưa đơn đề nghị; đối với những người tỵ nạn đã được pháp luật và Điều ước quốc tế của Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xơ Viết Nga thừa nhận thì thời hạn kể trên có thể rút ngắn lại một nửa. Q trình thường trú trên lãnh thổ Cộng hồ liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga được coi là liên tục nếu như người đó ra khỏi phạm vi Cộng hồ liên bang xã hội chủ nghĩa Xơ Viết Nga để hoặc tập hay chữa bệnh không quá 03 tháng.
<i><b>1.3. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam </b></i>
Theo số liệu thống kê từ Bộ Tư pháp, trong năm 2021 đã có 83 trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam và 3 trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam<small>8</small>
.
Theo một báo cáo khác, 60/63 địa phương đã ban hành Kế hoạch; 03/63 địa phương không ban hành Kế hoạch nhưng có báo cáo tình hình triển khai thực hiện (gồm: Hải Phòng, Phú Thọ và Đắk Nơng); 31/63 địa phương báo cáo khơng có người thuộc diện giải quyết theo Điều 22 (gồm: Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Yên Bái, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ
<small> 8</small>
<small> Quyết định số 1789/QĐ-BTP ngày 30/8/2022 về công bố, phổ biến thông tin thống kê năm 2021. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Gia Lai, Phú Yên, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Hậu Giang, Khánh Hịa, Bình Định, Quảng Ngãi và Đắk Nông); 32/63 địa phương báo cáo có người thuộc diện giải quyết theo Điều 22 (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Đắk Lắk, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, An Giang, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu và Vĩnh Long).
Sau khi có quyết định của Chủ tịch nước, những trường hợp được nhập quốc tịch theo Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành đều được UBND phối hợp với Bộ Tư pháp và bộ, ngành hữu quan tổ chức Lễ trao quyết định rất trang trọng và ý nghĩa. Do đó, sau khi kết thúc thời hạn giải quyết cho nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22, cả nước đã có 4.571 người không quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam tại các địa phương, trong đó địa phương có số lượng trường hợp này đông nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và địa phương có ít người khơng quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam nhất là Lào Cai, Quảng Nam, Đắk Lắk, Cần Thơ và Bình Thuận.
Tại Quyết định số 1148/QĐ-CTN ngày 03/7/2019 của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với các trường hợp người Lào di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới của tỉnh Quảng Nam, ngoài 6 trường hợp ở Tây Giang, cịn có 14 trường hợp khác ở các xã biên giới của Nam Giang. Tất cả trường này đều đã được công bố và trao quyết định chính thức cơng nhận quốc tịch Việt Nam, cùng một số giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật. Việt nam và Lào ký Thỏa thuận giải quyết vấn đề về di cư tự do và hôn nhân không giá thú giữa đồng bào sinh sống tại vùng biên giới Việt Nam - Lào, được ký kết từ năm 2013. Từ thỏa thuận này, hàng nghìn đồng bào miền núi đã được nhập quốc tịch, sinh sống ổn định trên vùng biên giới của hai nước, trở thành lực lượng chủ yếu trong việc tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, cùng giữ màu xanh chủ quyền.<small>9</small>
Thỏa thuận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày 14/11/2013 và được gia hạn hiệu lực đến ngày 14/11/2019 với mục tiêu cố gắng giải quyết dứt điểm theo thủ tục nhanh gọn việc cấp các giấy tờ quốc tịch và hộ tịch cho những người đáp ứng các điều kiện của Thỏa thuận. Với sự vào cuộc của Ủy ban
<small> 9</small>
<small> ALăng Ngước, “Từ giã phận người không quốc tịch”, nguoi-khong-quoc-tich-83087.html, truy cập ngày 16/4/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">dân (UBND), các sở, ban, ngành của 10 tỉnh biên giới với Lào, theo Thứ trưởng, đến thời điểm hiện nay có thể hài lịng với những kết quả đạt được, danh sách người di cư và kết hôn không giá thú của cả 10/10 tỉnh đã được Trưởng đoàn Đại biểu biên giới phê duyệt, với tổng số 1.711 người.<sup>10</sup>
Tại Việt Nam, khi thực thi các quy định về nhập tịch cũng đã giải quyết được một số vấn đề của những người không quốc tịch. Theo số liệu của Bộ Tư pháp từ năm 2009 đến năm 2017<small>11</small> thì Chủ tịch nước đã quyết định cho phép 5.025 trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam, các Sở Tư pháp trong cả nước và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã cấp 15.058 Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam<small>12</small>. Tuy nhiên trong q trình áp dụng pháp luật đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khơng có quốc tịch.
<i><b>Thứ nhất, quy định việc trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người khơng quốc tịch </b></i>
được quyền có quốc tịch Việt Nam đảm bảo trong hai trường hợp. Một là, trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha mẹ là người khơng quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam. Hai là, trẻ em sinh ra tại Việt Nam có mẹ là người khơng quốc tịch, cha khơng rõ là ai, nhưng mẹ có nơi thường trú tại Việt Nam<small>13</small>. Nhưng việc thực hiện thủ tục công nhận người khơng quốc tịch có nơi thường trú tại Việt Nam rất phức tạp, dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì người nước ngồi phải có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam thì mới được cấp thẻ thường trú. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp đã sinh sống rất lâu trên lãnh thổ Việt Nam nhưng lại không chứng minh được nơi ở hợp pháp vì vốn dĩ là người khơng quốc tịch, khơng có giấy tờ tùy thân để trao đổi mua bán, giao dịch nhà ở hợp pháp.
Đồng thời, vấn đề thu nhập của những người không quốc tịch nếu khơng bảo đảm được cho cuộc sống thì hệ lụy kéo theo những trẻ em sinh ra không đủ điều kiện mang quốc tịch Việt Nam làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và quyền lợi mà những trẻ em này phải được hưởng.
<i><b>Thứ hai, Điều 22 Luật Quốc tịch quy định cho phép quyền nhập tịch đối với </b></i>
<small> 10</small>
<small> Bộ Tư pháp, “Đã có 1.176 người được nhập quốc tịch Việt Nam”, </small>
<small> truy cập ngày 16/4/2023. </small>
<small>11 Xem thêm tại Quyết định số 733/QĐ-BTP ngày 25/5/2017 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết thi hành. </small>
<small> H.Thư, “Hội nghị tổng kết Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành”, </small>
<small> truy cập ngày 16/4/2023. 13</small>
<small> Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">người không quốc tịch mà khơng có đầy đủ các giấy tờ nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện nhập tịch do thời gian cư trú dưới 20 năm. Việc pháp luật định lượng cụ thể thời gian cư trú này dẫn đến nhiều bất cập như: cơ sở nào để quy định thời hạn này mới là hợp lý; liệu một người không quốc tịch cư trú phải chờ đợi đến 20 năm mới được quyền nhập tịch có khiến quyền lợi của họ bị ảnh hưởng trong thời gian dài như vậy khơng. Bên cạnh đó pháp luật khơng đưa ra quy định cụ thể thế nào là “cư trú ổn định”, căn cứ để xác minh sự ổn định của một người không quốc tịch khi cư trú tại Việt Nam nếu tính theo thời gian thì cũng có thể nói 02 năm hoặc 05 năm hoặc 10 năm chứ không nhất thiết lên đến 20 năm.
<i><b>Thứ ba, về vấn đề thẻ thường trú trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam </b></i>
được quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP<small>14</small>. Quy định này gây ra khó khăn cho người khơng quốc tịch xin nhập tịch vì điều kiện để được cấp thẻ thường trú là phải bảo đảm đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ trước năm 2000<small>15</small> nhưng phần lớn những người khơng quốc tịch khơng có giấy tờ để chứng minh có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Sự ràng buộc bởi thẻ thường trú trong hồ sơ nhập quốc tịch
<i>Việt Nam khiến những người này không đáp ứng đủ điều kiện được nhập tịch. </i>
<b>1.4. Một số kiến nghị hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam </b>
Qua những bất cập từ việc thi hành pháp luật nêu trên, cần phải có những hướng giải quyết mới cho các vấn đề để giúp những người không có quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam có thể được hưởng những quyền lợi cơ bản mà mình nên có.
<i><b>Một là, cần tạo điều kiện dễ dàng hơn cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha, </b></i>
mẹ là người khơng quốc tịch có được quốc tịch. Cụ thể là nên thay thuật ngữ “có nơi thường trú tại Việt Nam” trong Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam thành “đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam”. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc được hưởng các quyền như quyền cư trú, bảo hiểm y tế, giáo dục,... của trẻ em.
<i><b>Hai là, cần có định nghĩa chi tiết về thuật ngữ “cư trú ổn định” để thuận tiện </b></i>
<small> 14</small>
<small> Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều </small>
<i><small>và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: “Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại </small></i>
<i><small>khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan cơng an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.” </small></i>
<small> Khoản 4 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam về các </small>
<i><small>trường hợp được xét cho thường trú: “Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở </small></i>
<i><small>về trước.” </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">hơn trong quá trình xem xét của cơ quan có thẩm quyền cấp quốc tịch cũng như để những người khơng quốc tịch biết rõ được tình trạng của mình khi có u cầu nhập tịch. Về quy định thời hạn cho phép nhập tịch đối với người khơng quốc tịch mà khơng có đầy đủ các giấy tờ, cần bổ sung hoặc đổi mới lại thành những quy định mang tính chất định tính, căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện sống cụ thể của cá nhân đó xem xét việc họ có đủ điều kiện nhập tịch khi đã cư trú ổn định mà không nhất thiết phải rập khuôn quy định là 20 năm trở lên.
<i><b>Ba là, đối với quy định về điều kiện xin nhập tịch đối với người không quốc </b></i>
tịch, nên bỏ đi điều kiện về thẻ thường trú, hoặc ít nhất, quy định về cấp thẻ thường trú nên được đơn giản hóa để các quy định về chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam để những người không quốc tịch dễ dàng đáp ứng các điều kiện nhập tịch và hưởng những quyền lợi của một công dân Việt Nam.
<i><b>Bốn là, tham vấn bộ công cụ đánh giá công tác đăng ký hộ tịch gọi tắt là Bali </b></i>
Toolkit. Ngày 23/12/2022, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về khả năng áp dụng Bộ công cụ Bali Toolkit trong việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch cho nhóm dân cư yếu thế tại Việt Nam trực tiếp tại điểm cầu Hải Phòng. Bali Toolkit nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện việc đánh giá và cải thiện hệ thống đăng ký hộ tịch để có thể ghi nhận tất cả các sự kiện sinh, kết hơn và tử vong của nhóm dân cư yếu thế xảy ra trên lãnh thổ quốc gia. Bali Toolkit hướng tới nhóm người yếu thế như người tị nạn, người xin tị nạn, người không quốc tịch, người chưa được xác định quốc tịch và người khơng có giấy tờ tùy thân, dựa trên cơ sở tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng này từ các hành vi bạo lực, khai thác và di cư trái phép. Hội thảo đã tham vấn khả năng áp dụng Bali Toolkit trong việc nghiên cứu xây dựng thể chế, chính sách đối với nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương phù hợp với thực trạng, bối cảnh của Việt Nam; đề xuất một số sửa đổi đối với nội dung của Bộ Công cụ Bali Toolkit để phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, đặc biệt là các Công cụ được giới thiệu chi tiết tại Hội thảo; Cách thức triển khai Bali Toolkit đầy đủ, hiệu quả, góp phần hồn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch trong tương lai.<small>16</small>
<small> 16</small>
<small> Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với dự thảo bộ tài liệu hướng dẫn áp dụng bộ công cụ Balitoolkit trong việc giải quyết yêu cầu về đăng ký hộ tịch cho nhóm dân cư yếu thế tại Việt Nam, </small>
<small>ap-dung-bo-cong-cu, truy cập ngày 29/3/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b> luận chương 1 </b>
Để đảm bảo mọi người đều có quốc tịch và hạn chế tình trạng khơng quốc tịch, hệ thống pháp luật quốc tế như Công ước năm 1954, Công ước về quyền trẻ em 1989,...đã có những quy định cụ thể về vấn đề nhập tịch của người không quốc tịch, là cơ sở ràng buộc nghĩa vụ của các quốc gia thành viên khi tham gia công ước. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, kể cả Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện để tạo điều kiện cho những người không quốc tịch được trở lại quốc tịch ban đầu hoặc nhập tịch vào nước nơi họ đang sinh sống.
Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề nhập quốc tịch tương đối đầy đủ, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tiễn vẫn có những bất cập làm ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền lợi của những người khơng quốc tịch. Nhóm tác giả đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam nhằm khắc phục tình trạng nêu trên, đảm bảo những người không quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam có thể được hưởng những quyền lợi cơ bản mà họ nên có:
<i><b>Một là, tạo điều kiện cho trẻ em có được quốc tịch; Hai là, quy định chi tiết về thuật ngữ “cư trú ổn định”; </b></i>
<i><b>Ba là, điều kiện xin nhập tịch đối với người không quốc tịch nên bỏ đi điều </b></i>
kiện về thẻ thường trú hoặc nên được đơn giản hóa;
<i><b>Bốn là, tham vấn bộ công cụ đánh giá công tác đăng ký hộ tịch gọi tắt là Bali </b></i>
<b>Toolkit. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><b>CHƯƠNG 2: QUYỀN CỦA NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI XỬ CỦA QUỐC GIA </b>
Thông qua góc nhìn tổng quan về người khơng quốc tịch và những quy định về nhập tịch đối với nhóm người khơng quốc tịch tại Chương 1, có thể rút ra hình dung cơ bản về tình trạng của nhóm người này và nguyên nhân vì sao khiến họ lâm vào tình thế khơng quốc tịch. Từ đó khẳng định được rằng nhập tịch là một bước quan trọng trong công cuộc “định danh” cho những người khơng có quốc tịch trên khắp thế giới, nhập tịch không chỉ là quyền người khơng quốc tịch nên được hưởng mà cịn là cơ chế để ràng buộc nghĩa vụ của họ đối với nhà nước sở tại. Bên cạnh quy định về việc được nhập tịch - một quyền lợi to lớn và đặc biệt ý nghĩa đối với người không quốc tịch đồng thời là cơ sở tiên quyết trong việc thực hiện trách nhiệm quyền công dân của mình thì vẫn tồn tại những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định được quy định cụ thể trong
<b>các điều ước quốc tế, trong pháp luật quốc gia. </b>
<b>2.1. Quyền của người không quốc tịch </b>
<b>2.1.1. Trên thế giới </b>
Các quốc gia trên thế giới đang ra sức tìm phương hướng để giải quyết tình trạng người khơng quốc tịch, Liên Hợp Quốc cũng đã tìm cách loại bỏ tình trạng khơng quốc tịch và đảm bảo rằng mọi người đều có quyền có quốc tịch thông qua Công ước năm 1954 liên quan đến tình trạng của người khơng quốc tịch và Cơng ước về Giảm thiểu Tình trạng Không quốc tịch năm 1961. Thông qua hai công ước này thì nhóm người khơng quốc tịch được đảm bảo hưởng một số quyền lợi cơ bản cụ thể như:
<b>a) Công ước năm 1954 liên quan đến tình trạng của người khơng quốc tịch </b>
<i>(1) Các nhóm quyền về dân sự, chính trị của người không quốc tịch: </i>
<i>- Quyền được đối xử công bằng như những người nước ngoài. Cụ thể thì các </i>
quốc gia phải đối xử càng thuận lợi càng tốt với người không quốc tịch không kém
<i>thuận lợi hơn sự đối xử được dành cho người nước ngoài: “Một quốc gia thành viên phải dành cho những người không quốc tịch sự đối xử giống như sự đối xử dành cho những người nước ngồi khác nói chung.” (Khoản 1 Điều 7). Những người không </i>
quốc tịch cư trú ổn định trên lãnh thổ của quốc gia nào thì chịu sự ràng buộc của hệ thống pháp luật quốc gia đó, nghĩa là người khơng quốc tịch có nghĩa vụ phải tn thủ
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">pháp luật của quốc gia nơi người đó cư trú nhưng cũng phải được hưởng các quyền và tự do cơ bản do pháp luật nước đó đem lại;
<i>- Quyền được sở hữu động sản và bất động sản, hợp đồng cho thuê và hợp đồng khác liên quan đến động sản và bất động sản (Điều 13). Dù rằng thực tế những quyền </i>
sở hữu tài sản của người khơng quốc tịch có thể ở mức độ thấp hơn so với công dân của quốc gia sở tại nhưng cũng không bị coi là phân biệt đối xử vì quyền lợi mà quốc gia dành cho người không quốc tịch cũng đã được áp dụng như với người nước ngồi nói chung trong quan hệ sở hữu tài sản (động sản, bất động sản);
<i>- Quyền cư trú (Điều 10) và tự do đi lại (Điều 26). Nếu một người đã bị buộc </i>
rời khỏi đất nước trong chiến tranh thế giới thứ hai, đã chuyển đến cư trú tại một quốc gia thành viên của Cơng ước và vẫn cư trú tại đó, thì thời gian cư trú đó phải được xem là cư trú hợp pháp của họ, đây là quy định tích cực nhằm tạo thuận lợi cho người không quốc tịch trong nhu cầu sinh sống và cư trú ổn định của họ. Khi một người khơng quốc tịch được trao quyền cư trú thì việc tự do đi lại trong quốc gia cũng được đảm bảo khi người đó đã sinh sống hợp pháp lâu dài trên lãnh thổ của quốc gia sở tại;
<i>- Quyền tiếp cận tòa án (Điều 16). Đây là một trong những quyền hết sức quan </i>
trọng đối với người khơng quốc tịch vì trên thực tế khơng phải quốc gia nào cũng cho phép người không quốc tịch được tiếp cận tịa án và cơng lý, xuất phát từ việc bảo đảm trật tự công cộng. Điều 16 Công ước 1954 quy định các quốc gia thành viên nên dành sự quan tâm, tôn trọng quyền tự do tiếp cận Tịa án của người khơng quốc tịch kể cả sự trợ giúp pháp lý, miễn tiền đặt cọc thi hành án hoặc án phí trên lãnh thổ quốc gia thành viên nơi người đó thường trú, đây khơng chỉ là một khía cạnh tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của người không quốc tịch mà phần nào đã trao cho họ một cơ hội để tự bảo vệ lợi ích của chính mình.
<i>(2) Các nhóm quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa của người không quốc tịch: - Quyền tự do tôn giáo (Điều 4). Quy định này yêu cầu các quốc gia thành viên </i>
phải cho phép và tạo điều kiện cho những người không quốc tịch trong phạm vi lãnh thổ của mình tự do thực hành tơn giáo và các tự do khác liên quan đến việc giáo dục tôn giáo của con cái họ, điều này phải được đối xử ít nhất cũng thuận lợi như sự đối xử với cơng dân của nước mình;
<i>- Quyền về sở hữu công nghiệp và nghệ thuật (Điều 14). Những người khơng </i>
quốc tịch có quyền được bảo vệ các phát minh, thiết kế hay mẫu, nhãn hiệu hàng hóa,
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">tên thương mại và những quyền về các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học của mình tương tự như cơng dân của nước đó. Như vậy, người khơng quốc tịch sẽ được bảo hộ tất cả lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến lợi ích kinh tế hoặc lợi ích tinh thần;
<i>- Quyền lập hội (Điều 15) quyền này gắn liền với khía cạnh chính trị và văn </i>
hóa, có thể hiểu là cho phép mọi cá nhân có cùng ý chí và lợi ích được tập hợp với nhau tạo thành một tổ chức, một hội nhóm;
<i>- Quyền lao động được trả lương (Điều 17), quyền tham gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại cho bản thân mình và thành lập các công ty thương mại và công nghiệp (Điều 18) và quyền được hành nghề tự do (Điều 19). Đây là nhóm quyền liên quan đến lao động của những người không quốc </i>
tịch và là nhu cầu tối thiểu của mỗi người, quy định này là sự thừa nhận quyền làm việc, lao động, tự do kinh doanh của người không quốc tịch trên cơ sở ngang bằng như với những người nước ngoài khác trên lãnh thổ quốc gia sở tại. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho các quốc gia thành viên phải áp dụng nguyên tắc đối xử bình đẳng với người khơng quốc tịch như với người có quốc tịch;
<i>- Quyền về nhà ở (Điều 21), quyền này gắn với quyền an sinh xã hội và sự tồn </i>
tại một cách bình đẳng của nhóm người khơng quốc tịch trong xã hội, đây là các nhu cầu cần thiết tối thiểu trong cuộc sống như lương thực, nước uống, quần áo và nhà ở. Các quốc gia thành viên cần phải tạo điều kiện thuận lợi, thực hiện kiểm sốt và quản lý các cơ quan cơng quyền để dành cho những người không quốc tịch đang cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của mình sự đối xử càng thuận lợi càng tốt và, trong bất kỳ trường hợp nào, cũng không kém hơn sự đối xử được dành cho những người nước ngồi nói chung trong những hoàn cảnh như nhau;
<i>- Quyền về giáo dục cơng (Điều 22). Đây có lẽ là một quy định mạnh mẽ nhất </i>
trong Công ước khi trao cho người không quốc tịch quyền được giáo dục mà không có yêu cầu gắn kết với quốc gia mà họ đang cư trú. Điều khoản này bao gồm hai phần là về quyền giáo dục liên quan đến giáo dục tiểu học và phần hai liên quan đến các cấp học khác. Liên quan đến lĩnh vực giáo dục ngoài giáo dục tiểu học và đặc biệt, đối với việc tiếp cận nền học vấn, việc thừa nhận các chứng chỉ, chứng nhận, bằng cấp của các trường nước ngoài, sự miễn giảm học phí và các khoản chi trả khác cũng như việc cấp học bổng.
Công ước năm 1954 liên quan đến tình trạng của người khơng quốc tịch đã thiết
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">lập một bộ nhân quyền cơ bản liên quan đến các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm tạo ra một cơ chế bảo vệ và đảm bảo các quyền lợi cơ bản mà người không quốc tịch nên được hưởng.
<b>b) Công ước về Giảm thiểu Tình trạng Khơng quốc tịch năm 1961 </b>
Cơng ước về Giảm thiểu tình trạng khơng quốc tịch năm 1961 này nhằm giảm thiểu số lượng người không quốc tịch – nhóm người dễ bị tổn thương về pháp lý khi họ không được bất kỳ quốc gia nào bảo hộ. Công ước đã hạn chế tình trạng khơng quốc tịch bằng cách đưa ra các quy định nghĩa vụ cho các quốc gia: nghĩa vụ trao quốc tịch cho người không quốc tịch và nghĩa vụ không tước quốc tịch của một người chỉ có duy nhất một quốc tịch. Điều này đồng nghĩa với việc Công ước đã trao cho những người không quốc tịch quyền được có quốc tịch và bảo vệ họ tránh khỏi tình trạng bị tước quốc tịch cụ thể:
- Tại Khoản 4 Điều 1 quy định quyền được có quốc tịch của trẻ em sinh ra khơng có quốc tịch ở một quốc gia ký kết. Khi đáp ứng những điều kiện nhất định thì quốc gia có nghĩa vụ cấp quốc tịch cho tất cả trẻ em không quốc tịch được sinh ra trên lãnh thổ của họ một cách tự động hoặc theo yêu cầu.
<i>- Theo Điều 2: “Trẻ sơ sinh được tìm thấy trên lãnh thổ của một Quốc gia ký kết, trong trường hợp không có bằng chứng ngược lại, sẽ được coi là được sinh ra trên lãnh thổ đó với cha mẹ mang quốc tịch của Quốc gia đó.” điều này có nghĩa là quốc </i>
gia phải cấp quốc tịch cho những đứa trẻ được tìm thấy bị bỏ rơi.
Mặc dù hai cơng ước quốc tế có những mục tiêu cao cả nhằm bảo vệ cho nhóm người khơng quốc tịch chịu nhiều tổn thương tuy nhiên việc thực hiện công ước hiệu quả tồn diện trên tồn thế giới là khơng thể vì các quốc gia khơng bắt buộc phải ký kết và thực thi các thỏa thuận của công ước, việc tuân thủ là hoàn toàn tự nguyện. Dù vậy thì các quốc gia tham gia cũng thích cực trong việc xóa bỏ tình trạng khơng quốc tịch và giúp những người khơng quốc tịch có được tư cách cơng dân. Có thể kể đến: Brazil đã đưa ra “Tuyên bố Brazil”: Khuôn khổ hợp tác và đoàn kết khu vực nhằm tăng cường bảo vệ quốc tế cho người tị nạn, người vô gia cư và người không quốc tịch ở Mỹ Latinh và Caribbean, các quốc gia đã tái khẳng định cam kết xóa bỏ tình trạng khơng quốc tịch và nhấn mạnh rằng mọi người đều có quyền có quốc tịch và việc không quốc tịch là vi phạm quyền cá nhân này.<small>17</small><b> Brazil là một trong số ít quốc gia trên </b>
<small> </small>
<small> United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR), “The Brazil Declaration”, </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">thế giới có Luật cơng nhận người khơng quốc tịch cung cấp giấy tờ cho người này với tư cách là cơng dân chính thức của quốc gia, Luật di cư cung cấp các biện pháp bảo vệ cho những người khơng quốc tịch, tạo điều kiện đảm bảo hịa nhập xã hội và nhập tịch đơn giản cho những công dân khơng có q hương. Bên cạnh đó vào năm 2020, Bờ Biển Ngà trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Phi tạo ra tình trạng pháp lý chính thức cho những người không quốc tịch. Các quốc gia khác như Madagascar và Sierra Leone gần đây cũng đã cải cách luật công dân của họ để cho phép các bà mẹ được trao quyền công dân.<sup>18</sup> Philippines cũng tích cực ra Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt tình trạng vơ quốc tịch vào năm 2024,...
Nhìn chung, địa vị pháp lý cũng như quyền lợi của những người không quốc tịch ở các quốc gia đều bị hạn chế hơn nhiều so với công dân của nước sở tại và người có quốc tịch nước ngồi trên lãnh thổ quốc gia mà họ đang sinh sống. Tuy nhiên nhìn nhận theo khía cạnh tích cực thì vẫn đang tồn tại những quy định để bảo vệ cho những người không quốc tịch và các quốc gia trên thế giới cũng đã phương hướng rõ hơn về tình trạng khơng quốc tịch đáng báo động và đã có những hành động quan tâm sâu sắc hơn đến việc bảo vệ nhóm người này.
<b>2.1.2. Tại Việt Nam </b>
Hiện tại, pháp luật Việt Nam ngoài các văn bản pháp luật về quốc tịch thì các văn bản pháp luật khác vẫn chưa có quy định đồng bộ và đầy đủ liên quan đến quyền của người khơng quốc tịch. Có thể nói về cơ bản, quyền của công dân Việt Nam, công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam đều tương đồng với nhau, nhưng về một số quyền thì cơng dân nước ngồi và người khơng quốc tịch sẽ bị hạn chế hơn so với công dân Việt Nam. Pháp luật Việt Nam quy định những quyền đối với người không quốc tịch như sau:
- Theo Điều 8 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định về hạn
<i>chế tình trạng khơng quốc tịch như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này”. Có thể nói quy định này có phần nào hướng theo Công </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">về Giảm thiểu Tình trạng Khơng quốc tịch năm 1961 nhằm bảo đảm cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam sẽ có quyền được mang quốc tịch Việt Nam.
- Người không quốc tịch tại Việt Nam được quyền thường trú với điều kiện đầy đủ về hồ sơ và đúng trình tự thủ tục theo Điều 42 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014<small>19</small>
. Quy định này giải quyết cho phép người không quốc tịch được thường trú và sinh sống làm ăn hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, phần nào tạo cho họ cơ hội phát triển đầy đủ như một công dân Việt Nam.
- Theo quy định tại Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam nếu như có nhu cầu xuất cảnh thì sẽ được Bộ Cơng an cấp phép giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế<small>20</small>. Ngoài ra đối với trường hợp người không quốc tịch nếu như không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, Nhà nước Việt Nam vẫn mềm dẻo cho phép họ có quyền được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân<small>21</small>
.
Ở Việt Nam, do các văn bản pháp luật chưa quy định đầy đủ các vấn đề liên quan đến người không quốc tịch, dẫn đến cuộc sống của những người này gặp nhiều khó khăn. Luật quốc tịch Việt Nam quy định một số điều về việc nhập quốc tịch cho người không quốc tịch là nhằm giải quyết tình trạng đã tồn tại nhiều năm ở nước ta đối với những người đã cư trú ổn định từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật có hiệu lực. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn không được giải quyết dứt điểm, triệt để. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như xung đột pháp luật, hoạch định biên giới, di cư tái phát, kết hôn không giá thú, nuôi con nuôi,... Pháp luật quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng quy định về quốc tịch là do nội luật của mỗi quốc gia xác định và quy định đó phải phù hợp với nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế. Đó chính là lý do mà Việt Nam cần phải có những đánh giá lại, xem xét, nghiên cứu việc liệu có thể gia nhập các Cơng ước về người khơng quốc tịch hay khơng vì mục đích cao cả của những Công
<small> 19</small>
<i><small> “1. Người không quốc tịch quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm: </small></i>
<i><small>a) Đơn xin thường trú; </small></i>
<i><small>b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 và đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này. </small></i>
<i><small>2. Thủ tục giải quyết cho người không quốc tịch thường trú thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 41 của Luật này.” </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">ước này suy cho cùng cũng nhằm để bảo đảm cho những người khơng quốc tịch có các quyền cơ bản và quyền tự do mà không bị phân biệt đối xử.
<b>2.2. Nghĩa vụ đối xử của quốc gia đối với người không quốc tịch </b>
<b>2.2.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ đối xử của quốc gia </b>
Về mặt pháp lý người không quốc tịch không là công dân của bất kỳ quốc gia nào nhưng người không quốc tịch cư trú ổn định, hợp pháp trên lãnh thổ của quốc gia nào thì chịu sự ràng buộc của hệ thống pháp luật quốc gia đó. Do đó ngồi việc người khơng quốc tịch có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật của quốc gia nơi người đó cư trú thì các quốc gia cũng phải tạo điều kiện thuận lợi để nhóm người này được hưởng các quyền lợi hợp pháp của mình. Vậy nghĩa vụ đối xử của quốc gia đối với người khơng quốc tịch có bắt buộc thực hiện hay không?
Trong Công ước về vị thế của người khơng quốc tịch năm 1954 có các quy định về quyền cơ bản và quyền tự do mà khơng bị phân biệt đối xử dành cho nhóm người khơng quốc tịch<small>22</small>, bên cạnh đó cịn cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người vẫn ở trong tình trạng không quốc tịch cũng như làm giảm tiềm năng di cư trong tương lai. Với các quy định và mục đích như trên có thể thấy Công ước 1954 không ràng buộc nghĩa vụ đối xử của quốc gia đối với người không quốc tịch, tuy nhiên phải đảm
<i>bảo rằng “những người khơng quốc tịch ít nhất phải được hưởng các quyền tương tự như những người không phải là công dân khác”</i><small>23</small>, tức là các quốc gia phải đảm bảo cho những người không quốc tịch được hưởng các quyền, các ưu đãi, chế độ đối xử giống như người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó.
<i>Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Công ước 1954 quy định “Trừ khi Công ước này chứa nhiều điều khoản ưu đãi hơn, một quốc gia thành viên phải dành cho những người không quốc tịch sự đối xử giống như sự đối xử dành cho những người nước ngồi khác nói chung”, có thể thấy Cơng ước 1954 khuyến khích các nước là thành </i>
viên của công ước phải dành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho những người không quốc tịch và đối xử với họ một cách công bằng như những người nước ngồi khác. Thêm vào đó từ Điều 13 đến Điều 26 là những điều khoản liên quan đến vị thế của người không quốc tịch gồm những điều khoản về quyền và nghĩa vụ của người không quốc
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">tịch gắn với quy chế pháp lý của họ tại nước cư trú như quyền khiếu nại tại tòa án, quyền sở hữu tài sản và quyền tự do thực hành tôn giáo. Các nghĩa vụ bao gồm tuân thủ pháp luật và các quy định của nước cư trú. Cơng ước cịn đề cập đến nhiều vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống hàng ngày như làm việc có thu nhập, giáo dục phổ cập, được cứu trợ xã hội, luật lao động và an sinh xã hội. Các nước ký kết được khuyến khích dành cho người không quốc tịch cư trú hợp pháp trên lãnh thổ nước mình tiêu chuẩn đối xử trong một số trường hợp ngang với tiêu chuẩn dành cho cơng dân nước mình và trong những trường hợp khác ngang với cơng dân nước ngồi hoặc người nước ngồi nói chung trong cùng hồn cảnh<small>24</small>.
Trong một bài viết của UNHCR về bảo vệ quyền của người khơng quốc tịch cũng có nhắc đến một số trường hợp mà quốc gia phải đối xử với người không quốc
<i>tịch ngang với tiêu chuẩn dành cho cơng dân nước mình “Trong một số ít trường hợp – chẳng hạn như liên quan đến quyền tự do tơn giáo và quyền tiếp cận tịa án – các Quốc gia phải dành cho những người không quốc tịch sự đối xử tương đương với sự đối xử mà công dân được hưởng”</i><small>25</small><i> và Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế cũng có bổ </i>
sung cho các điều khoản của Công ước 1954 và trong nhiều trường hợp, tuyên ngôn nhân quyền quy định các tiêu chuẩn đối xử cao hơn đối với những người không quốc tịch.
<b>2.2.2. Nghĩa vụ đối xử của quốc gia đối với người không quốc tịch </b>
Người không quốc tịch không phải là công dân của quốc gia nơi họ cư trú. Do đó các quốc gia tùy vào điều kiện, hồn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội mà pháp luật có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ của người nước ngồi và người khơng quốc tịch cũng như việc bảo vệ quyền của họ. Trong trường hợp quốc gia khơng có sự phân biệt đối xử và tình hình kinh tế xã hội phát triển ổn định thì người khơng quốc tịch có thể được hưởng chế độ pháp lý khá cao, trong nhiều trường hợp có thể tương đương với cơng dân của nước sở tại. Trên thực tế, ở đại đa số các quốc gia, người không quốc tịch thường được hưởng các quyền và lợi ích khơng thấp hơn so với những người nước ngoài khác tại quốc gia nơi cư trú. Hiện nay, nhiều quốc gia dành cho người không quốc tịch một quy chế pháp lý phù hợp với địa vị của họ. Chế độ đối xử quốc gia là
<small> 24</small>
<i><small> Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương (2014), Một số nội dung cơ bản của công ước </small></i>
<i><small>quốc tế về quy chế người không quốc tịch, số 8/2014, tr. 06. </small></i>
<i><small> United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) (2010), Protecting the Rights of Stateless </small></i>
<i><small>Persons, tr. 13. </small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">chế độ pháp lý thường được các quốc gia áp dụng đối với người không quốc tịch. Nghĩa là, quốc gia dành sự đối xử với người nước ngoài như thế nào thì áp dụng tương tự hoặc khơng thấp hơn đối với người không quốc tịch<small>26</small>.
Những người di cư và người không quốc tịch thường thiếu hoặc không có giấy tờ tùy thân nên dễ khiến họ rơi vào tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý, các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khơng được đảm bảo. Đặc biệt là trong các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, nhóm người dễ bị tổn thương này thường bị phân biệt đối xử như bị từ chối khám, chữa bệnh hoặc chi phí khám, chữa bệnh rất đắt đỏ và họ không thể trả được. Để hạn chế tình trạng trên cũng như để đối xử công bằng với những người khơng quốc tịch thì tại đất nước Montenegro, trong hệ thống pháp luật đã có quy định thể hiện việc nước Montenegro luôn đối xử công bằng với những người không phải là công dân của họ nhưng đang làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Montenegro. Cụ thể tại Luật Bảo hiểm Y tế có điều khoản quy định về việc sử dụng các quỹ ngân sách đặc biệt để cung cấp dịch vụ y tế cho những người không quốc tịch, Quỹ Bảo hiểm Y tế của Montenegro thanh tốn hóa đơn và sau đó nhận tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước<small>27</small>. Từ quy định trên có thể thấy người khơng quốc tịch hồn tồn được hưởng các điều kiện chăm sóc sức khỏe một cách hợp lý và nhận được sự hỗ trợ từ quỹ ngân sách nhà nước tương tự như đối với công dân Montenegro.
Tương tự trong cùng lĩnh vực y tế, tại thời điểm đại dịch COVID-19 đang chuyển biến ngày càng phức tạp chi phối mọi khía cạnh đời sống kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và WHO ban bố tình trạng khẩn cấp tồn cầu (PHEIC) vào ngày 30/1/2020, rồi sau đó xác nhận đây là “đại dịch toàn cầu” vào ngày 11/3/2020 thì những người không quốc tịch rất dễ bị xâm phạm quyền do đa số các quốc gia sẽ ưu tiên bảo vệ cơng dân của chính quốc gia họ trong việc cung cấp lương thực, chữa bệnh, tiêm chủng,...để phòng ngừa dịch bệnh. Vào tháng 12/2020 Tổ chức Y tế thế giới đã công bố khung giá trị cho việc phân bổ và ưu tiên tiêm vắc xin cho một số nhóm dân cư trong đó có người khơng quốc tịch. Sau đó UNHCR đã nhận được một số thơng tin về kế hoạch trên của 157 quốc gia, trong đó có 2 quốc gia đã tuyên bố rằng những
<small> 26</small>
<small> Đặng Minh Đạo, “Quy định về quyền và bảo vệ quyền của người không quốc tịch trong Công ước năm 1954 về vị thế của người không quốc tịch”, </small>
<small> truy cập ngày 07/08/2023. 27</small>
<small> Nevenka Kapičić and Andrija Đukanović, “Covid-19 and access to health care for stateless persons: The perspective of Roma communities in Montenegro”, </small>
<small>communities-in-montenegro/, truy cập ngày 08/08/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">không quốc tịch không được tiếp cận vắc xin như một phần của chương trình tiêm chủng quốc gia. Hành vi phân biệt đối xử với người không quốc tịch của hai quốc gia trên đã xâm phạm đến quyền được tiếp cận dịch vụ y tế của người không quốc tịch và thậm chí có thể xâm phạm đến các quyền khác nếu họ không được chữa trị kịp thời. UNHCR đã tổng kết và đưa ra một số nguyên nhân có thể làm cho người không quốc tịch không thể tiếp cận với vắc xin như tình trạng pháp lý do khơng có quốc tịch, thiếu các loại giấy tờ tùy thân, khơng được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe dẫn đến việc không thể được tiêm chủng hoặc phải tốn chi phí khi tiêm. Tuy nhiên trong giai đoạn lúc bấy giờ vẫn có nhiều quốc gia đã tạo điều kiện cho người không quốc tịch được thực hiện quyền của mình như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Turkmenistan, Lebanon, Vương quốc Anh,...cho phép tất cả mọi người trên lãnh thổ quốc gia (bao gồm người không quốc tịch) tiếp cận các dịch vụ y tế liên quan đến COVID-19 và mọi người đều có quyền được tiêm chủng miễn phí<small>28</small>
.
Trong năm 2022, Nga đã phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine và khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn, những người dân Ukraine đi tị nạn đã tạo ra làn sóng di cư lớn nhất châu Âu kể từ thế chiến thứ hai và cuộc khủng hoảng của các khu vực lân cận đang bắt đầu bộc lộ do số lượng người tị nạn vô cùng lớn. Từ thực trạng nêu trên có thể nhận thấy rằng những người tị nạn trong đó có người khơng quốc tịch đang phải đối mặt với những khó khăn từ khí hậu khắc nghiệt, viện trợ eo hẹp, các quyền cơ bản về y tế, giáo dục,...không được đáp ứng đầy đủ. Điều quan trọng là cũng có những vấn đề về cách thức ghi nhận đăng ký khai sinh trong dữ liệu quốc tịch không được đảm bảo, điều này làm tăng thêm nguy cơ xuất hiện các trường hợp không quốc tịch mới ở trẻ em, có quốc tịch khơng được xác định chính xác khi sinh. Tại Hội nghị Madrid diễn ra vào ngày 08 – 09/6/2023, một số nhà lãnh đạo khi tham gia hội nghị đã thảo luận về tình hình của những người khơng quốc tịch hiện đang hoặc trước đây sống
<i>ở Ukraine và đề cập đến Chỉ thị Bảo vệ Tạm thời của EU “phải bảo vệ bình đẳng cơng dân của nước thứ ba và người không quốc tịch cũng như công dân của quốc gia xảy ra </i>
<small> 28</small>
<small> United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR), “The Impact of COVID-19 on Stateless Populations: Policy recommendations and good practices on vaccine access and civil registration”, </small>
<small> truy cập ngày 09/08/2023. </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40"><i>khủng hoảng”<small>29</small></i>. Tại hội nghị cũng nhận thấy sự cần thiết phải đảm bảo rằng những người khơng quốc tịch chạy trốn khỏi Ukraine ln có thể tiếp cận sự bảo vệ trên cơ sở bình đẳng giống như với công dân của Ukraine hoặc công dân của nước thứ ba chạy trốn khỏi Ukraine.
Không phải quốc gia nào cũng đối xử với người không quốc tịch tương đương hoặc không thấp hơn so với những người nước ngoài khác tại quốc gia nơi cư trú, mà cũng có một số ít quốc gia vẫn khơng đảm bảo, không tạo điều kiện để những người không quốc tịch được hưởng các quyền cơ bản của mình. Ví dụ tại Kenya, những người Makonde ở Kenya là hậu duệ của những người đấu tranh cho tự do và những người tị nạn từ cuộc nội chiến Mozambique, mặc dù hầu hết là cư dân ở Kenya kể từ khi nước này độc lập vào tháng 12 năm 1963 hoặc sinh ra ở đó, nhưng họ khơng được cơng nhận là cơng dân hoặc được đưa vào bất kỳ cơ sở dữ liệu đăng ký dân số nào<small>30</small>. Theo lời kể của Thomas Nguli - một người không quốc tịch tại Kenya kể lại rằng ông hầu như không được thực hiện các quyền cơ bản của con người như quyền được học tập, tiếp cận dịch vụ của chính phủ, dễ bị giam giữ, không thể mở tài khoản ngân hàng,...
Quốc gia là một chủ thể độc lập trong luật quốc tế và có quyền tối cao trong các vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia. Vì vậy khi những người không quốc tịch bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp bởi chính quốc gia nơi họ đang cư trú thì cũng khó có thể khởi kiện quốc gia đó. Vậy cơ chế bảo vệ cho nhóm người này là gì? Tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà có những cơ chế để bảo vệ người không quốc tịch tránh khỏi nguy cơ bị xâm phạm đến các quyền cơ bản, ví dụ theo khoản 4 Điều
<i>19 Hiến pháp của Cộng hoà Liên bang Đức có quy định “Nếu quyền của cá nhân bị xâm phạm bởi cơ quan nhà nước, cá nhân có thể khởi kiện ra tồ án”. Từ quy định </i>
trên có thể thấy mặc dù Hiến pháp của nước Đức khơng quy định cụ thể nhóm người nào nhưng lại sử dụng thuật ngữ “cá nhân” tức là bao gồm những người không quốc tịch được phép khởi kiện ra Tịa án hành chính của Liên bang khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Hoặc theo khoản 2 Điều 46 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Nga quy định
<i>“Các quyết định, hành động hoặc không hành động của các cơ quan quyền lực nhà </i>
<small> 29</small>
<i><small> The European Network on Statelessness (2023), Conference Outcomes Report: Addressing Statelessness in </small></i>
<i><small>Europe, Spanish, tr. 05. </small></i>
<small> Jonathan Clayton, “Head of Kenya's Makonde people recounts long walk from statelessness”, xem tại: </small>
<small> truy cập ngày 09/08/2023. </small>
</div>