Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Pháp Luật Về Quyền Thụ Tinh Bằng Kỹ Thuật Hỗ Trợ Sinh Sản Từ Tinh Trùng Của Người Đã Chết Tại Hoa Kỳ Và Kinh Nghiệm Tham Khảo Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 86 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---cc&dd --- </b>

Trưởng nhóm: Lê Thị Phương Anh

Lớp: 145 - CLC 47C Khoá: 47 Khoa Các chương trình đào tạo Chất lượng cao

<b>Mã cơng trình:………. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---cc&dd --- </b>

Trưởng nhóm: Lê Thị Phương Anh

Lớp: 145 - CLC 47C Khoá: 47 Khoa Các chương trình đào tạo Chất lượng cao

<b>Mã cơng trình:………. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>BẢNG GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT </b>

<b>IUI </b> Phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination)

<b>IVF </b> Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization)

<b>ART </b> Công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies)

<b>PHR </b> Sinh sản sau khi chết (Posthumous Reproduction)

<b>CDC </b> Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention)

<b>Assistance for Needy Families) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 1 </b>

1. Tính cấp thiết của đề tài. ... 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ... 2

3. Phạm vi, nội dung, mục tiêu nghiên cứu ... 6

4. Phương pháp nghiên cứu. ... 7

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài. ... 8

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN THỤ TINH BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN TỪ TINH TRÙNG CỦA NGƯỜI ĐÃ CHẾT TẠI HOA KỲ ... 9 </b>

1.1. Khái quát về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ ... 9

<i>1.1.1. Lịch sử hình thành quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ ... 9 </i>

<i>1.1.2. Khái niệm về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ ... 12 </i>

<i>1.1.3. Đặc điểm của quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ ... 14 </i>

<i>1.1.4. Ý nghĩa của quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ ... 16 </i>

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng và tác động đến quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết ... 18

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN THỤ TINH BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN TỪ TINH TRÙNG CỦA NGƯỜI CHẾT TẠI VIỆT NAM VÀ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài. </b>

Trong các năm trở lại đây, với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã khơng cịn là khái niệm mới mẻ trong đời sống, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng gặp tình trạng hiếm muộn, những người mẹ đơn thân và những người mong muốn có con. Bên cạnh đó, việc sử dụng tinh trùng của người đã chết để thực hiện thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lại là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với nước ta hiện nay, nhưng song song với đó đã có một số trường hợp thực hiện phương pháp này, theo đó rất nhiều vấn đề rắc rối liên quan đến pháp lý đã diễn ra. Vì vậy nhóm tác giả đã lựa chọn Hoa Kỳ - một quốc gia tiên phong phát triển, đi đầu trong lĩnh vực pháp lý về vấn đề này để phục vụ q trình nghiên cứu. Để hịa nhập, giao lưu, học hỏi về pháp luật và văn hóa Nhà nước ta ln quan tâm, chú trọng việc xây dựng, phát triển quyền con người, hệ thống pháp luật,... Chính vì thế, việc nghiên cứu những pháp luật mới, cụ thể là pháp luật về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ người đã chết là vô cùng cần thiết.

Thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người đã chết là lấy tinh trùng từ người đã chết cấy vào trong cơ thể của người nhận tinh trùng nhằm đáp ứng nhu cầu về sự hạnh phúc của gia đình người hiến tặng và những người liên quan. Ở nước ta, vẫn chưa có điều luật nào để cho phép việc lấy tinh trùng từ người đã chết để thụ tinh. Mặc dù vậy, ở một số quốc gia trên thế giới đã có điều luật để thực hiện điều này như Hoa Kỳ, Hi Lạp, Anh,...Vậy liệu thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết có thực sự hợp lí về mặt đạo đức và liệu đứa trẻ sinh ra có hưởng đủ quyền giống như một đứa trẻ bình thường hay khơng? Để trả lời những câu hỏi phức tạp này, việc nghiên cứu, phân tích những điều luật ở một quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển như Hoa Kỳ là một điều cần thiết. Từ đó, ta có thể đưa ra kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam, tạo nền tảng cho nước ta khi ban hành quy định pháp luật về việc này trong tương lai.

Trong thời gian qua, mới chỉ có một số ít cơng trình nghiên cứu về việc thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết thơng qua nhiều hình thức như luận án, các bài báo trên tạp chí,... Tuy nhiên vẫn chưa có bài nào thật sự đi sâu vào phân tích một số bang ở Hoa Kỳ mà chỉ đưa ra thông tin tổng quan về đề tài này. Do đó hiện nay, ở nước ta chưa thật sự có bài nghiên cứu nào phân tích chuyên sâu pháp luật ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

ở Hoa Kỳ, từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra những bình luận, so sánh ưu điểm, nhược điểm của từng bang và rút ra kinh nghiệm tham khảo phù hợp và khả thi nhất cho Việt Nam.

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. </b>

Hiện nay, có một số tài liệu trong nước nghiên cứu về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ người đã chết:

<i>Thứ nhất, về các bài báo, tạp chí chun ngành, có một số bài viết như: “Pháp luật về, lấy, sử dụng nỗn, tinh trùng của người chết cho mục đích sinh sản” của tác giả </i>

<i>Ngô Thị Anh Vân in trên Tạp chí khoa học pháp lý Việt nam số 9/2020; “Một số vấn đề </i>

<i>pháp lý về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” của tác giả Nguyễn Văn Hợi và Hoàng </i>

<i>Thị Loan in trên Tạp chí Pháp luật và thực tiễn số 43/2020; “Bàn luận về quyền thừa kế </i>

<i>của cá nhân được sinh ra bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản” của tác giả Nguyễn Minh Oanh </i>

<i>in trên Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 04/2020. </i>

<i>Trong số các bài báo và tạp chí kể trên, tác phẩm “Sinh con từ tinh trùng của </i>

<i>người chết so sánh pháp luật và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” tác giả Đồn Thị </i>

Phương Diệp, Đồn Thanh Hải, Tạp chí Luật học số 3/2019. Bài viết đã đề cập đến các thuật ngữ, cũng như là giải thích về khái quát như thế nào là thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người đã chết. Tiếp theo, tác giả đã đặt quyền đặc biệt này trong bối cảnh Việt Nam để làm sáng tỏ các vấn đề về pháp luật, y tế, đạo đức,... sẽ xảy ra khi thực hiện quyền này trên thực tế. Thứ ba, tác giả đưa người đọc tiếp cận với pháp luật một số nước quy định về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết, trong đó tác giả đánh giá Hoa Kỳ là nước có xu hướng tiếp cận quyền này theo hướng cho phép nhưng kèm theo nhiều điều kiện ràng buộc khác. Cuối cùng, tác giả còn đề xuất tám giải pháp chính để hồn thiện pháp luật Việt Nam nếu muốn chấp nhận quyền đặc biệt này trên thực tế

<i>Thứ hai, về các bài khóa luận, luận văn và luận án, có một số bài viết như: “Hồn thiện chế định quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành” của tác giả Lê </i>

Minh Hùng, Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2003, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3

<i>Minh; “Sinh con theo phương pháp khoa học - Vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả </i>

Nguyễn Thanh Sơn, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật năm 2005, Đại học Luật Thành

<i>phố Hồ Chí Minh; “Quyền trẻ em - Những khía cạnh pháp lý và thực tiễn” của tác giả </i>

Nguyễn Quốc Song Tồn, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật năm 2010, Đại học Luật

<i>Thành phố Hồ Chí Minh; “Một số vấn đề cơ bản về quyền con người và cơ chế bảo vệ </i>

<i>theo pháp luật quốc tế” của tác giả Dâu Huỳnh Phúc Phi, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân </i>

<i>Luật năm 2010, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ </i>

<i>sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả </i>

Phan Thị Lan Anh, Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2016, Khoa Luật, Đại học Quốc gia

<i>Hà Nội; “Quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo </i>

<i>pháp luật Việt Nam” của tác giả Huỳnh Mai Yến, Luận văn Thạc sĩ Luật học năm 2021, </i>

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

<i>Thứ ba, bên cạnh các bài báo, tạp chí, luận văn,... các cơng trình nghiên cứu khoa </i>

<i>học cũng là một nguồn tham khảo quan trọng của nhóm, tiêu biểu là các cơng trình: “Xác </i>

<i>định cha, mẹ cho con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong pháp luật Việt Nam” của chủ nhiệm đề tài Ngô Thị Anh Vân, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường </i>

<i>năm 2018, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; “Đảm bảo quyền thừa kế của cá nhân </i>

<i>được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong pháp luật Việt Nam” của chủ nhiệm đề </i>

tài Nguyễn Văn Hợi, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2020, Đại học Luật Hà Nội.

Các bài viết, tài liệu có liên quan đến quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người cha đã chết trong nước đều nêu ra được bản chất của việc sinh con bằng phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chết; so sánh được các quy định pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; đồng thời cũng đưa ra những bình luận nhằm hồn thiện quy định pháp luật của Việt Nam,... Tuy nhiên, các cơng trình vẫn chưa đi sâu phân tích kỹ về sự phức tạp của pháp luật Hoa Kỳ quy định về quyền này, hơn nữa cũng chưa chỉ rõ được những thuận lợi, thách thức và đề xuất cho Việt Nam khi tiến hành quyền đặc biệt này trên thực tiễn.

Bên cạnh các cơng trình trong nước, trên thế giới cũng có những cơng trình nghiên cứu, bài báo, bài tham luận,... liên quan tới đề tài này:

<i>Thứ nhất là, bài viết “Posthumously Conceived Children In Case of Kids: Estate Implications of Posthumously Conceived Children” của tác giả Daniel Morris đăng tải </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

4

trên trang điện tử Morris + D’Angelo vào ngày 22 tháng 5 năm 2017. Bài viết đề cập đến các trường hợp mà quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người mất được tòa án xét xử trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Từ đó, tác giả làm nổi bật các vấn đề pháp lý phức tạp xảy ra khi quyền này được thực hiện trên thực tế, đồng thời bài viết cũng đứng dưới góc nhìn của một luật sư Hoa Kỳ để đưa ra các đề xuất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cha mẹ và đứa con được sinh ra từ phương pháp đặc biệt này. Bài viết có giá trị tham khảo cao cho nhóm nghiên cứu về quy trình, cách thức và thủ tục xét xử vụ án có liên quan đến quyền đặc biệt này.

<i>Thứ hai là, bài viết “Court rules that woman has no right to dead husband’s sperm” đăng trên trang Steven H.Snyder Associates ngày 20 tháng 11 năm 2020. Bài </i>

viết nói về việc tịa phúc thẩm California đã giữ ngun phán quyết xét xử tuyên bố một người phụ nữ khơng có quyền sử dụng tinh trùng của người chồng đã chết để thụ tinh

<i>trong ống nghiệm. Lý do được tịa đưa ra là người vợ “khơng có đủ bằng chứng về sự </i>

<i>đồng ý của người chồng để trích xuất tinh trùng của anh ta hoặc cho phép cô ấy sử dụng tinh trùng của anh ta sau khi chết để sinh sản”. Từ đó, tác giả đưa ra một số lưu ý cho </i>

những cá nhân có ý định thực hiện quyền đặc biệt này. Bài viết có giá trị tham khảo cao cho nhóm nghiên cứu về những giải pháp nhằm thực hiện quyền này trên thực tế.

<i><b>Thứ ba là, bài viết “Inheritance right of Posthumously conceived children” của </b></i>

tác giả John S. Palmer, đăng trên trang Law office of John S. Palmer ngày 27 tháng 6 năm 2012. Bài viết xoay quanh về vấn đề thừa kế của đứa trẻ được sinh ra từ việc thụ tinh bằng phương pháp khoa học từ tinh trùng của người mất. Tác giả còn đưa ra lo ngại của mình về việc bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ được sinh ra từ phương pháp này bởi vì cha mẹ chúng khơng có nhiều giải pháp để đảm bảo cho đứa trẻ. Từ bài viết này, nhóm tác giả có thể biết được một số giải pháp để bảo đảo quyền lợi cho các bên tronng việc thực hiện quyền đặc biệt này.

<i>Thứ tư là, bài viết “Where’s My Share?: Inheritance Rights of Posthumous Children” của tác giả Alea Roberts, đăng trên trang American Bar Association ngày 13 </i>

tháng 6 năm 2019. Tác giả đưa ra các quy định pháp luật của các bang, ví dụ như: New York, Texas,... nhằm làm sáng rõ cho vấn đề về quyền thừa kế của trẻ em được sinh ra từ phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người cha đã chết. Hơn nữa, tác giả còn nêu quan điểm tịa án cần phải có lập trường vững vàng nhưng phải xem xét thêm về khía cạnh tình cảm, tránh thiên về lý quá nhiều làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Bài viết thiên về hướng đưa giải pháp để trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

5

em sinh ra từ phương pháp này có đủ điều kiện để giành quyền thừa kế di sản của người cha đã chết, do vậy bài viết có giá trị tham khảo về quyền thừa kế cho trẻ em để nhóm tiến hành nghiên cứu.

<i>Thứ năm là, bài viết “Posthumous conception by presumed consent. A pragmatic position for a rare but ethically challenging dilemma” của hai tác giả Kelton Tremellen </i>

và Julian Savulescu, đăng trên Thư viện Y học Quốc gia của Hoa Kỳ tháng 12 năm 2016. Bài viết là lời tuyên bố của hai tác giả nhằm bảo vệ cho luận điểm bảo vệ quyền của người cịn sống (góa phụ, đứa trẻ trong tương lai) thay vì chỉ tập trung vào quyền tự chủ và quyền của người cha đã chết. Bài viết có giá trị chỉ ra phương hướng nghiên cứu tham khảo cho nhóm tác giả, đồng thời nhóm sẽ căn cứ vào bài viết để không chỉ đưa ra giải pháp đảm bảo quyền lợi cho những người còn sống mà còn đáp ứng di nguyện của người đã chết.

<i>Thứ sáu là, bài viết “Inheritance right of Posthumously conceived children in other states” của nhà phân tích lập pháp Katherine Dwyer, đăng trên Old research report </i>

của Đại hội đồng bang Connecticut vào ngày 23 tháng 7 năm 2012. Tác giả đã chỉ ra được các quy định của các bang ở Hoa Kỳ công nhận quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chết. Bài viết tập trung vào đưa ra những giải pháp giúp cho đứa trẻ sinh ra từ phương pháp này có quyền nhận thừa kế từ người cha đã chết. Bài viết này có giá trị để nhóm tác giả tham khảo trong việc tìm kiếm các quy định và phân tích bản chất của quyền này.

Như vậy, hầu hết các văn bản, tài liệu nước ngoài được liệt kê ở đây đều đề cập một cách trực tiếp về vấn đề quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết. Các tác giả đưa ra nhiều luận điểm nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên liên quan bằng cách so sánh pháp luật các bang hay các quốc gia hay là đưa ra các trường hợp thực tế trong xét xử, để từ đưa ra được nhiều giải pháp, đề xuất bảo vệ quyền đặc biệt này. Tuy vậy nhưng các bài viết ở đây đề cập một cách riêng lẻ về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra khi thực hiện quyền này, như là chỉ bảo vệ quyền lợi cho người sống chứ không bảo vệ cho người đã chết, hoặc là chỉ đề cập đến quyền thừa kế của trẻ em mà không đưa ra cách để xác lập quyền này,...

Chính vì những hạn chế về tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới nên nhóm chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm tổng hợp lại những thơng tin q giá, đồng thời phân tích chi tiết quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Đề tài có hai mục tiêu cơ bản sau:

<i>Thứ nhất, làm rõ lịch sử hình thành các quy định về thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ </i>

sinh sản từ tinh trùng người đã chết tại một số bang của Hoa Kỳ và các nội dung cơ bản của quyền này, như là: điều kiện được cho phép tiến hành thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người đã chết, quy trình thủ tục pháp lý để tiến hành, phạm quy áp dụng của Luật, quyền thừa kế của trẻ em sinh ra từ phương pháp này,... Từ đó tiến hành so sánh, tổng hợp nhằm đưa ra một số lưu ý chính để tham khảo việc thực hiện quyền tại Việt Nam.

<i>Thứ hai, phân tích thực trạng, bối cảnh của Việt Nam nhằm chỉ rõ các ưu, nhược </i>

điểm trên các lĩnh vực của đời sống xã hội khi xây dựng, thực hiện các quy định về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết. Từ đó đưa ra kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam về vấn đề áp dụng thực tiễn pháp luật về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người đã chết.

<b>3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài: </b>

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng từ người đã chết ở một số bang nổi bật Hoa Kỳ như: California, Louisiana, Texas, Colorado, Iowa,... Từ đó đối chiếu so sánh và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.

Đề tài tập trung nghiên cứu từ lịch sử hình thành quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết từ cuối thế kỷ XX cho đến hiện tại khi quyền này đã được áp dụng tại một số tiểu bang ở Hoa Kỳ.

<b>3.3. Kết cấu của đề tài </b>

Bài nghiên cứu sẽ được chia thành hai chương chính:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>4. Phương pháp nghiên cứu. </b>

Để đạt được mục đích mà đề tài nghiên cứu đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật lịch sử. Bài nghiên cứu dựa trên luật pháp Hoa Kỳ quy định về việc thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết, từ đó làm cơ sở cho những kiến nghị để Việt Nam hoàn thiện. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng một số phương pháp khác như:

Phương pháp lịch sử: trong chương 1, phương pháp này được dùng để tìm hiểu lịch sử hình thành quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ.

Phương pháp phân tích: trong chương 1, phương pháp này được dùng để phân tích những đặc điểm, điều kiện, quy trình cũng như các quy định cụ thể của từng điều Luật tại một số bang của Hoa Kỳ. Trong chương 2, phương pháp này dùng để phân tích những thuận lợi và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi áp dụng Luật này.

Phương pháp so sánh: trong chương 1, phương pháp này được dùng để so sánh những đặc điểm cụ thể của từng điều luật với từng bang. Từ đó khi qua chương 2, phương pháp này được dùng để so sánh những thuận lợi và thách thức của Việt Nam so với một số bang của Hoa Kỳ.

Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được tiến hành để thu thập số liệu từ thực tế và thống kê số liệu về những ý kiến của mọi người, từ đó rút ra được những thực tiễn cần phân tích và hồn thiện.

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: bài nghiên cứu dựa trên những điều luật, những án lệ liên quan của các bang Hoa Kỳ, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

8

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở chương 1, phân tích các văn bản Luật của các bang Hoa Kỳ để rút ra được những bình luận cần thiết.

Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng xuyên suốt bài nghiên cứu, ở chương 1 sau khi phân tích những điều Luật của từng bang, từ đó nhóm rút ra được những ưu điểm chung và riêng của từng điều luật của từng bang trong việc sử dụng phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết. Trong chương 2, phương pháp này được ứng dụng để tổng hợp lại các ý kiến đã khảo sát, từ đó rút ra kết luận chung từ thực tiễn áp dụng.

<b>5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài. </b>

Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ hơn về những vấn lý luận và pháp lý phức tạp đã đang và sẽ nảy sinh trong quá trình thực hiện việc thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết, bao gồm những quy định hay chế tài của những điều luật liên quan của Hoa Kỳ…, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trên thực tế ở Việt Nam vẫn có một số trường hợp thực hiện phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người cha đã chết nhưng khơng có pháp luật nào đặt ra để quy định về vấn đề này. Nhận thấy được nhu cầu thực tiễn của việc ứng dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản trên, bài ghiên cứu khoa học đã ra đời nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý nảy sinh trong q trình thực hiện để đảm bảo tính công bằng và dân chủ cho người đã chết và người ở lại. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng góp phần giúp đảm bảo quyền lợi của những đứa trẻ được sinh ra từ phương pháp này để chúng có thể được hưởng quyền nhân thân, quyền thừa kế,... như một đứa trẻ bình thường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

9

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN THỤ TINH BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN TỪ TINH </b>

<b>TRÙNG CỦA NGƯỜI ĐÃ CHẾT TẠI HOA KỲ </b>

<b>1.1 Khái quát về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ </b>

<b>1.1.1. Lịch sử hình thành quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ </b>

<b>Về lịch sử của phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng </b>

của người còn sống từ thập niên 70, 80 của thế kỉ XX. Năm 1978, phòng khám về sinh sản đầu tiên được thành lập ở Mỹ tại Trường Y khoa Đông Virginia. Năm 1981, Elizabeth Jordan Carr trở thành em bé đầu tiên sinh ra ở Mỹ - là người thứ 15 trên thế giới được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản<small>1</small>. Cho đến nay, Công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) đã mang lại tiến bộ vượt bậc không chỉ trong y học sinh sản mà cịn có tác động lớn đối với luật pháp trên vô số lĩnh vực pháp lý như Hiến pháp, Luật gia đình, Luật về sức khỏe, Luật thừa kế,...

Để tạo ra một phương pháp mới để sinh con, buộc các nhà hoạch định chính sách và pháp lý phải nghĩ ra một mơ hình pháp lý mới. ART tác động lên nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau, tuy nhiên, tác động đáng chú ý nhất là trên lĩnh vực về Luật gia đình và quyền sinh sản. Trong suốt những năm 1960 và 1970, Luật sinh sản được xác định bởi các vấn đề về hiến pháp về lựa chọn sinh sản, tránh thai, triệt sản bắt buộc và điều gây tranh cãi nhất: phá thai. Sau phán quyết của Tòa án tối cao năm 1973 về vụ việc Roe vs Wade, Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa việc phá thai thì ART đã gây phẫn nộ công chúng trên diện rộng, đặc biệt là những người theo đạo công giáo ở Hoa Kỳ<small>2</small>. Họ phản đổi tất cả các hình thức thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì nó cổ xúy cho tội ác thủ dâm và phớt lờ sự quan trọng của tình yêu và giao hợp. Lời chỉ trích về việc thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh dịch của người hiến tặng là một hình thức ngoại tình và làm thúc đẩy tệ nạn thủ dâm. Tuy nhiên, đầu những năm 1990, một số bang vẫn thông qua luật lưỡng

<small>1 Charis Thomson, “IVF Global Histories, USA: between Rock and a makerplace </small>

<small>2 Susan L. Crockin, Amy B. Altman, Meagan A. Edmonds, The History and Future Trends of ART Medicine and Law (08 Feb 2021) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>của CDC (Centers for Disease Control and Prevention). Sau đó, đạo Luật chứng nhận tỷ </i>

<i>lệ thành cơng của các phịng khám<small>3</small></i> - cịn được gọi là “Luật Wyden” đã được thơng qua thành luật liên bang vào năm 1992, yêu cầu CDC thu thập dữ liệu về tỷ lệ thành công của phịng khám. Vào năm 2013, đã có 467 phịng khám công nghệ sinh sản được hỗ trợ báo cáo ở Hoa Kỳ, khoảng 1,5% trẻ em sinh ra ở Hoa Kỳ được sinh ra bằng phương pháp khoa học. Điều này chứng tỏ sự phát triển rất nhanh chóng của ART ở Hoa kỳ. Năm

<i>1988, Đạo luật cải thiện phịng thí nghiệm lâm sàng (CLIA) được đặt ra. Các loại thuốc </i>

và thiết bị được sử dụng cho thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (IUI) được quản lý

<i>bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm liên bang (FDA). Ngoài ra, điều khoản dự luật </i>

phân bố trong tu chánh án Dickey-Wicker cấm Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh sử dụng quỹ liên bang để tạo hoặc phá hủy phôi cho mục đích nghiên cứu.<small>4</small>

<i>Tuy nhiên sự ra đời của ART cũng thách thức 3 vấn đề về pháp lý. Thứ nhất, với </i>

tình huống hình thành phơi thai bằng cách chọn lọc tinh trùng đã hạn chế khả năng áp dụng các quyền trong Hiến pháp được thiết lập bởi Tòa án tối cao liên quan đến cơ thể

<i>và quyền riêng tư về sinh sản của phụ nữ. Thứ hai, vì khả năng bảo quản đơng lạnh của </i>

phơi thai và tinh trùng kéo dài vài thập kỷ và có thể hơn thế nữa, nên từ góc độ Luật gia đình, Ủy thác và Di sản, tất cả các điều luật về xác định cha mẹ - con cái dựa trên thời kỳ mang thai 9 tháng đã chết hiệu lực và trở nên lỗi thời. Không chỉ vậy, nó cịn xảy ra vơ số tranh chấp khác như tranh chấp về quyền nuôi con, huyết thống giữa các bệnh nhân tạo ra chúng, sơ suất của các nhà cung cấp về việc lưu trữ, vận chuyển. Về mặt thủ tục,

<i>các vấn đề cũng nảy sinh về thời hạn và xung đột pháp lý. Cuối cùng, những người con </i>

được sinh ra từ phương pháp ART sẽ được thiết lập quyền nhân thân thế nào? Là người hiến tặng mô sinh sản, người hiến giao tử hay người mang thai hộ? Vì vậy tất cả những quyền hợp pháp trở nên xung đột với nhau, bao gồm những quyền trong Hiến pháp và

<small>3 [Mục 2(a) của PL 102–493 (42 USC. 263a-1(a))] </small>

<small>4 Ann A. Kiessling, PhD The History of the Dickey-Wicker Amendment (August 24, 2010) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

11

những nghĩa vụ của họ. Có rất ít tiền lệ pháp được áp dụng trực tiếp để giải quyết các tranh chấp đó. Luật gia đình trong đó có luật thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được xây dựng theo khuôn mẫu chủ yếu chỉ tập trung vào việc đảm bảo các quyền và trách nhiệm làm cha mẹ hợp pháp của người chồng. Vì ART nổi lên ở Hoa Kỳ trong bối cảnh chính trị phức tạp, mức độ quản lý liên bang thấp, thiếu một số hệ thống chăm sóc sức khỏe tồn cầu,... do đó nó được sử dụng vào mục đích thương mại cho những người giàu có ở Hoa Kỳ, điều này tạo ra hàng loạt các ngân hàng tinh trùng tư nhân lớn và có thể “mua sắm” tinh trùng qua internet cho phép người nhận chọn lựa các đặc điểm thể chất, xem xét ảnh, mẫu chữ viết tay, bản ghi âm giọng nói của người “bán” tinh trùng. Tính ẩn danh của người bán đã dần hình thành một cách nghịch lý và rộng rãi gây ra nhiều vấn đề về huyết thống và loạn luân. Vì vậy, Hoa Kỳ đã cấm việc ẩn danh tính của người hiến tặng tinh trùng, điều này Hoa Kỳ đã đi sau nhiều quốc gia khác. Cho đến nay, 3 bang đã thông qua luật nhằm trừng phạt các hành động ẩn danh người cho tinh trùng.

Một điều đáng chú ý là việc phẫu thuật lấy tinh trùng từ một cá thể đã chết hoặc hôn mê được báo cáo từ năm 1978 đã đặt ra nhiều câu hỏi pháp lý và đạo đức. Việc yêu cầu lấy giao tử từ một cá nhân đã chết hoặc không đủ năng lực hầu như luôn liên quan tới những hồn cảnh cực kỳ khó khăn và rất xúc động, rất có thể xảy ra trong trường hợp khẩn cấp và trong sự đau buồn khẩn thiết của những người liên quan. Các trường hợp bảo quản lạnh khi lấy tinh trùng của người đã chết được sử dụng cho mục đích sinh sản của những người liên quan được gọi là PRM (Postmortem Reproduction). Tuy nhiên, nó đặt ra một tình thế tiến thối lưỡng nan về mặt đạo đức. Đầu tiên, liệu người đã chết có tán thành việc cho tinh trùng hay không? Thứ hai, ngay cả khi có sự đồng ý thì các bác sĩ có được thực hiện hay khơng?

Trong trường hợp này, nếu cả người vợ và người chồng đều mong muốn thực hiện, thì tinh trùng của người chồng giúp ích được cho người vợ, một cuộc sống mới được tạo ra sau cái chết của người chồng. Dường như nó khơng tạo ra hậu quả gì tiêu cực và phải hợp lệ về mặt đạo đức thì mới được thực hiện. Sự đồng ý về mặt đạo đức có 3 thành phần: (1) bệnh nhân/người vợ phải có khả năng đưa ra quyết định; (2) vấn đề phúc lợi của đứa trẻ sau này; (3) phải có sự tự nguyện đồng ý của người cho tinh trùng mà không bị ép buộc. Vì vậy để hợp lý về mặt đạo đức, việc lấy tinh trùng từ người đã chết bắt buộc phải có tài liệu cho phép bằng văn bản từ người đã chết hoặc những bằng chứng liên quan như hai vợ chồng từng cố gắng thụ tinh nhiều lần nhưng không được.

<i>Dựa vào Đạo luật cho phép người đã chết hoặc người thân còn sống hiến tặng một số </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

12

<i>bộ phận nội tạng của người đã chết cho các mục đích nhất định, chẳng hạn như tặng cho </i>

những người cần hoặc cho nghiên cứu y học được chỉnh sửa năm 2006, ở Hoa Kỳ cho phép những người thân có quyền lấy tinh trùng của người đã chết nhằm lưu trữ bảo quản đông lạnh phục vụ cho việc sinh sản.

Tính kế thừa tinh trùng được nhắc đến đầu tiên trong vụ Hecht v. The Superior

<b>Court of Los Angeles vào năm 1993. Ở tuổi 48, William E. Kane đã tự kết liễu đời mình, </b>

trước đó ơng đã gửi tinh trùng của mình vào một ngân hàng tinh trùng và để lại một văn bản cho phép những người tình của mình được sử dụng nó và sinh con của họ. Con của Kane đã nộp đơn lên tòa án ở Los Angeles yêu cầu hủy tinh trùng và đã được đồng ý. Sau đó Hecht đã kiện lên tòa án liên bang California và tòa án này đã hủy kết quả trước đó của tịa án Los Angeles. Hiện nay tùy từng bang mà sẽ có quy định riêng cho phép PRM cần hoặc không cần văn bản cho phép của người mất.

Quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ<small>5</small>, đây là quốc gia tiên phong mở đường cho quyền táo bạo này, mặc dù còn tồn tại nhiều quan điểm, tranh luận trái chiều khác nhau về mặt pháp lý cũng như đạo đức, tuy nhiên quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ người đã chết ở Mỹ vẫn thể hiện được sự dân chủ và mang đến ý nghĩa đặc biệt cho gia đình người đã chết. Mặc dù khơng có quy định thống nhất về điều kiện tiến hành PRM trong pháp luật Hoa Kỳ, tuy nhiên mỗi cơ sở y tế lưu giữ tinh trùng của mỗi bang đều có những quy tắc nhất định để kiểm soát việc áp dụng PRM, đảm bảo các giá trị về đạo đức, cũng như quyền và lợi ích của đứa bé khi được sinh ra bằng phương pháp này.

<b>1.1.2. Khái niệm về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ </b>

<i>“Quyền” trong định nghĩa mang tính pháp được hiểu “Là khái niệm khoa học </i>

<i>pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được địi hỏi mà khơng ai được ngăn cản, hạn chế”. Ngồi ra, “Quyền” cịn là khái niệm chỉ “Cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành... và, khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể địi hỏi để giành lại”; “Quyền con người” </i>

<i>được định nghĩa là “tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản để đánh giá về địa vị pháp </i>

<small>5 Văn Biên (2014), “Sinh con từ tinh trùng của chồng đã chết: Các nước xử trí ra sao”, </small>

<small>c46a600161.html.], truy cập lần cuối ngày 15/04/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

[

<i>lí của cá nhân” hay cịn được định nghĩa “Quyền con người (Nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào”.</i>

<i>Về các định nghĩa trong y khoa, “Thụ tinh” là “Sự phối hợp của tế bào sinh dục </i>

<i>cái với tế bào sinh dục đực thành tế bào trứng; hay là việc cơ quan sinh dục của giống cái nhận được tinh trùng của giống đực.”; “thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” được </i>

<i>hiểu là “việc chủ động đưa tinh dịch lấy được ở những con đực có đặc điểm mong muốn </i>

<i>vào cơ quan sinh dục của con cái”; cịn “thụ tinh trong ống nghiệm” có nghĩa là “quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng xảy ra bên ngồi cơ thể người mẹ, trong phịng thí nghiệm, thay vì bên trong cơ thể”. Tại Hoa Kỳ, công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) </i>

được hiểu là

Sinh sản sau khi chết (PHR) là quá trình sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) để thiết lập quá trình mang thai và sinh ra con cái di truyền sau cái chết của bố hoặc mẹ Điều này có nghĩa là phương pháp hỗ trợ sinh sản trên được tiến hành bằng cách chuyển phôi hoặc giao tử với mục đích tạo ra một ca sinh sống sau khi người cung cấp giao tử đã chết. Quy trình này là một dạng cơng nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) bao gồm bất kỳ can thiệp khoa học nào để mang lại sự ra đời của con người nhưng hiện chỉ được áp dụng cho việc thụ thai dẫn đến sinh con sau khi người cung cấp giao tử qua đời. Có ba loại PHR chính: (i) thụ tinh sau khi chết với tinh trùng của người chồng đã khuất; (ii) chuyển phôi sau khi chết (chuyển phôi được thụ thai trước khi cha hoặc mẹ chết); và (iii) sử dụng tế bào trứng của người mẹ đã qua đời với sự giúp đỡ của người mẹ thay thế. Căn cứ theo Luật mẫu về Các công nghệ sinh sản của Hoa Kỳ (The Model Act on Assisted Reproductive Technology) thì thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết được xem là một trường hợp sử dụng di sản của người đã chết để thực hiện thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Như vậy, quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đàn ông đã chết là một trong những trường hợp của quyền thụ tinh sau khi chết. Quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết cho phép việc sử dụng tinh trùng để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm và phải được sự chấp thuận của người đó khi họ còn sống về việc sử dụng tinh trùng sau khi họ chết.

Dù trong các đạo luật chung của Hoa Kỳ chưa đề cập rõ định nghĩa của quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết, nhưng trong pháp luật của từ tiểu bang, họ có quy định trường hợp thụ tinh sau khi chết phải đáp ứng những nhu cầu về mặt pháp lý như thế nào. Từ đó, có thể nhận thấy rằng quyền thụ tinh bằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

14

kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đàn ông đã chết được xem là quyền thụ tinh sau khi chết. Một quy định tại Hoa Kỳ chứng minh sự tồn tại của quyền con người đặc biệt trên do Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medicine) công bố: “Trong tài liệu bằng văn bản từ người đã chết, các chương trình sẵn sàng xem xét các yêu cầu hỗ trợ sinh sản sau khi chết chỉ nên làm như vậy khi các yêu cầu đó được khởi xướng bởi vợ/chồng hoặc bạn tình cịn sống.” Từ đó, ta nhận thấy người duy nhất được phép sử dụng giao tử của người chết là bạn đời của người chết. Vợ của người đã chết sẽ là chủ thể được áp dụng quyền nói trên. Chính quy định này đã ngầm mang tính cho phép một quyền con người được tồn tại vì nó xác định được chủ thể chính của quyền này.

Tóm lại, theo quan điểm của nhóm tác giả, quyền thụ tinh sau khi chết, cụ thể là sử dụng tinh trùng của người đã chết có thể được xem là một quyền con người cơ bản. Bởi lẽ, Quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chết là quyền mà cá nhân được phép sử dụng tinh trùng của người đàn ông đã chết để tiến hành thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản nếu như có văn bản thể hiện sự đồng thuận của người đã chết về việc được phép sử dụng giao tử của anh ta sau khi anh ta qua đời.

Đối với nhóm tác giả, thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là một việc làm hoàn tồn mới và nó mang lại nhiều hệ luỵ liên quan đến vấn đề đạo đức và quyền lợi của đứa trẻ được sinh ra sau này. Chính vì thế, văn bản thỏa thuận giữa người đàn ông cho phép sử dụng tinh trùng sau khi anh ta chết với những người thân của mình sẽ là điều kiện tiên quyết, là bộ phận quan trọng để thực hiện quyền con người nói trên.

<b>1.1.3. Đặc điểm của quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ </b>

<i>Thứ nhất, về bản chất của quyền. Quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ </i>

tinh trùng người chết là một quyền đặc biệt được nhóm tác giả xếp vào nhóm thế hệ nhân quyền thứ hai, cụ thể là nhóm quyền của cá nhân về xã hội, kinh tế, văn hóa được nhà nhân quyền Karel Vasak đặt ra vào cuối những năm 70 của thế kỉ trước<small>6</small>. Theo đó, bản chất của quyền đặc biệt này là sự nâng cao hơn của năm quyền nền tảng được nêu rõ trong Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc về Nhân quyền năm 1948<small>7</small>, đó là: quyền tự do và bình

<small>6 Karel Vasak’s Generations of Rights and the Contemporary Human Rights Discourse | SpringerLink [ truy cập lần cuối ngày 13/05/2023 </small>

<small>7 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền1948, nhan-quyen-1948-65774.aspx], truy cập lần cuối ngày 08/04/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

[

đẳng, quyền không phân biệt đối xử, quyền được sống, quyền hưởng an sinh xã hội, quyền sỡ hữu cá nhân. Ngoài các quyền được quy định theo Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948, quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết cũng là sự cụ thể hoá của các quyền con người khác như: quyền nhân thân và tài sản; quyền thực hiện nghiên cứu khoa học; quyền hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;...

<i>Thứ hai, về tính chất của quyền. Cũng giống như các quyền con người khác, </i>

quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết ở Hoa Kỳ cũng có bốn tính chất lớn là: tính phổ biến, tính khơng thể chuyển nhượng, tính khơng thể phân chia và tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau. Tính phổ biến của quyền đặc biệt này là sự phổ biến “không biên giới” của nó lên tất cả mọi người, quyền này có thể được thực hiện và tác động lên cơ thể mà khơng phân biệt có sự phân biệt về màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội,... Tính khơng thể chuyển nhượng của quyền này thể hiện ở chỗ đây là quyền thiêng liêng và gắn bó với mỗi con người mà khơng thể đem ra so sánh, mua bán hay chuyển nhượng. Tính khơng thể phân chia của quyền có nghĩa là quyền này không thể bị tách rời với các quyền con người khác. Đồng thời, quyền này cũng mang tính liên hệ biện chứng với các quyền con người khác, chẳng hạn như có mối quan hệ với quyền nhân thân và tài sản, quyền được sống, quyền sỡ hữu cá nhân,... do đó nó có mối liên hệ và khơng thể tách rời nhau.

<i>Thứ ba, về đối tượng của quyền. Chủ thể chính trong việc thực hiện quyền thụ </i>

tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chết là người vợ và đứa con của người vợ đó với người đã chết. Mặc khác, các chủ thể khác như: họ hàng bên nội và bên ngoại có quan hệ huyết thống với đứa cháu, bác sĩ/ y tá/ dược sĩ,... cũng là một chủ thể phụ (tức là chủ thể thứ ba) hỗ trợ cho việc xác lập quyền đặc biệt này. Bên cạnh đó, chủ thể chịu trách nhiệm chính bảo vệ quyền này là: Tòa án, quân đội, cảnh sát,... ở nước sở tại.<small>8</small>

Phải nói thêm về người cha đã chết cũng được xem là một bên của quyền, tuy nhiên, đây được xem là chủ thể hạn chế của quyền vì người cha ở đây khơng cịn tồn tại. Hơn nữa, người cha chỉ được xem là chủ thể của quyền khi và chỉ khi lúc còn sống, cá

<small>8 Những đối tượng nào là chủ thể của quyền con người? Những đối tượng nào là chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người? | Thời Đại (thoidai.com.vn) [ truy cập lần cuối ngày 05/06/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

16

nhân này đã để lại một văn bản (cần hoặc không cần chữ ký) xác nhận sự đồng ý của người này nhằm tiến hành thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người này sau khi người này qua đời.

<i>Thứ tư, về phạm vi của quyền. Tuy quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản </i>

từ tinh trùng người chết ở Hoa Kỳ là một quyền có tính nhân văn cao, nhưng trên thực tế, chỉ có một vài tiểu bang quy định quyền này theo hướng cho phép hoặc cho phép nhưng có quy định kèm theo, ví dụ như: Texas, Colorado, California,... Một số tiểu bang khác thì lại tiếp cận quyền này theo hướng cấm đốn hoặc khơng quy định. Như vậy, dù có quy định cấm hay cho phép, quyền thụ tinh bằng phương pháp đặc biệt này đã xuất hiện và tác động đến đời sống của người dân Hoa Kỳ.

<i>Thứ năm, về thẩm quyền quy định quyền. Ở Hoa Kỳ, quyền thụ tinh bằng kỹ thuật </i>

hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết được các cơ quan nhà nước ở các tiểu bang đảm bảo thực hiện, cụ thể: cơ quan lập pháp (chủ yếu là Thượng viện và Hạ viện) sẽ soạn thảo, thông qua và ban hành luật về quyền này; cơ quan hành pháp ( chủ yếu là Thống đốc của các bang) sẽ ban hành các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành luật và thực thi quyền này trên thực tế; cơ quan tư pháp (chủ yếu là tòa án) sẽ tiến hành hoạt động xét xử nhằm đảm bảo thực hiện quyền trên thực tế.

<b>1.1.4 Ý nghĩa của quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại Hoa Kỳ </b>

<i>Thứ nhất, về mặt kinh tế. Quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh </i>

trùng của người đã chết trở thành một cú hích cho nền kinh tế Hoa Kỳ, bởi lẽ nó tạo ra lực lượng lao động, thúc đẩy sản xuất cho nền kinh tế. Đồng thời, việc thực hiện quyền này trên thực tế sẽ góp phần gia tăng dân số, tăng lượng tiêu thụ hàng hóa và kích thích sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế Hoa Kỳ.

<i>Thứ hai, về mặt chính trị. Quyền này vơ cùng quan trọng khi đã góp phần thúc </i>

đẩy phong trào đấu tranh nhân quyền ở các tiểu bang của Hoa Kỳ. Từ sự công nhận quyền ở tiểu bang này, người dân ở các tiểu bang khác sẽ nối tiếp phong trào đấu tranh đòi chính quyền ở các bang ban hành các quy định nhằm công nhận và bảo vệ quyền này trên thực tế. Từ đó tiến đến sự cơng nhận của chính quyền liên bang về quyền con người đặc biệt này.

<i><b>Thứ ba, về mặt xã hội. Quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng </b></i>

của người đã chết góp phần tăng tỷ lệ sinh của các gia đình ở Hoa Kỳ. Từ đó góp phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

17

tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, duy trì dân số vàng cho nền kinh tế, hạn chế sự già hóa dân số vốn đang là một thách thức của chính phủ Hoa Kỳ.

<i>Thứ tư, về mặt văn hóa - đạo đức. Có thể nói rằng, việc thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ </i>

trợ sinh sản từ tinh trùng của người chết tại Hoa Kỳ sẽ đáp ứng nguyện vọng mang thai con của những người vợ mất chồng và thỏa mãn di nguyện của người chồng đã chết. Chẳng hạn như trong một gia đình có người chồng là quân nhân và tử nạn nơi chiến trường, nhà nước có thể tạo điều kiện để người vợ của người quân nhân đó được thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chồng đã khuất, từ đó đáp ứng được nhu cầu sinh con của người vợ và giảm bớt sự đau khổ của người góa phụ. Vì tính chất nhân văn đó nên nếu được phổ biến rộng rãi, quyền đặc biệt này sẽ làm tăng chuẩn mực, đạo đức xã hội, hạn chế nạn tự tử và sự trầm cảm - Điều mà xã hội Hoa Kỳ đang phải đối mặt hàng ngày.

<i>Thứ năm, về mặt y - sinh học, quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh </i>

trùng người đã chết tại Hoa Kỳ sẽ nối tiếp sự di truyền sinh học, đảm bảo giữ gìn được những bộ gen quý hiếm và làm đa dạng vốn gen của lồi người. Từ đó sẽ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, nghiên cứu con người mà đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực y học.

<i>Thứ sáu, về mặt khoa học - công nghệ. Quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh </i>

sản từ tinh trùng người chết là sự đánh dấu một bước tiến lớn trong tiến trình phát triển của loài người, bởi lẽ khi và chỉ khi khoa học cơng nghệ phát triển thì phương pháp này mới có đủ điều kiện để tiến hành. Nếu sự phát triển của khoa học - công nghệ không phải là vấn đề quan trọng thì khơng cần phải đợi đến cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI loài người mới tiến hành đấu tranh nhằm xác lập quyền này. Điều này có nghĩa là khi có điều kiện cần là nhu cầu của con người và điều kiện đủ là khoa học - công nghệ phát triển thì con người mới có khả năng thực hiện quyền này trên thực tế, từ đó đấu tranh để cho nhà nước quy định quyền này trong Hiến pháp và pháp luật của quốc gia.

<i>Thứ bảy, về sự phát triển của nhân quyền thế giới. Quyền thụ tinh từ tinh trùng </i>

của người chết ở Hoa Kỳ không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi quốc gia, quyền này cịn có thể được nhân rộng trên toàn thế giới và trở thành một quyền con người mới trong tương lai. Chính vì tính nhân văn của quyền này nên có thể khẳng định việc các nước trên thế giới tiến hành tham khảo và áp dụng trên đất nước của họ là một sự tất yếu trong tương lai, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

18

<i>Thứ tám, về mặt pháp lý. Quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh </i>

trùng của người chết là một bước tiến lớn trong lĩnh vực pháp lý ở Hoa Kỳ, nhờ đó mà các quyền con người, quyền cơng dân được đảm bảo và phát triển. Sở dĩ có thể công nhận như vậy là bởi, quyền đặc biệt này đã tạo ra một hành lang pháp lý làm cơ sở đảm bảo quyền lợi cho những đứa trẻ và người góa phụ tiếp cận phương pháp này. Bên cạnh đó, quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết có tầm quan trọng lớn về mặt pháp lý khi nó sẽ làm phát triển và đa dạng hơn nữa các quy định dân sự về nhân thân - tài sản, tăng cơ chế bảo vệ quyền con người, bảo vệ các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Như vậy, từ sự phân tích ở trên có thể thấy được quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và tác động sâu rộng đến các lĩnh vực đời sống xã hội của Hoa Kỳ. Cũng chính những ý nghĩa to lớn đó mà quyền này thực sự cần thiết được nâng lên trở thành quyền con người trên thế giới, được các nước trên thế giới công nhận và bảo đảm, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

<b>1.2 Những yếu tố ảnh hưởng và tác động đến quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết </b>

Phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết ra đời được xem là một bước tiến mới trong giới khoa học sinh học, nhưng về mặt thực tiễn thì có rất nhiều yếu tố tác động đến quyền con người đặc biệt này.

<b>1.2.1. Về mặt kinh tế </b>

Đối với bất kì biện pháp hỗ trợ sinh sản nào, một cá nhân đã đồng thuận sử dụng phương pháp này thì phải chi một khoản tiền khá lớn, chính điều này đã gây ra trở ngại cho một vài cặp vợ chồng. Ví dụ, chi phí dùng cho phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ở Hoa Kỳ thường dao động trong khoảng 30,000$ hoặc có thể cao hơn tuỳ thuộc vào nhu cầu riêng của các đối tượng<small>9</small>. Bên cạnh đó, ngồi chi phí tiến hành ra thì đối với những trường hợp muốn sử dụng hình thức hỗ trợ sinh sản này cịn phải chi trả một khoản phí gọi là phí lưu trữ tinh trùng. Trong q trình nghiên cứu, nhóm tác giả cũng tìm hiểu được rằng chi phí dùng cho lưu trữ lạnh tinh trùng thì lại phụ thuộc vào nơi mà bạn lưu trữ. Điều này đồng nghĩa với việc, giá tiền áp dụng cho lưu trữ lạnh tinh

<small>9</small><b><small> “How much does IVF cost", Forbes Health, [ </small></b>

<small>truy cập lần cuối ngày 21/05/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

19

trùng là không cố định và thường nó cũng khá là đắt đỏ nếu như muốn thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp thì bảo quản lạnh tinh trùng có thể được bảo hiểm chi trả, nhưng theo TS. Herati, bất kể có bảo hiểm hay khơng, bạn nên trả tiền cho cả việc đông lạnh và lưu trữ tinh trùng của mình<small>10</small>

Có thể nhận thấy rằng, một câu hỏi đặt ra rằng phải chăng chỉ những người có kinh tế ổn định mới có thể sở hữu trong tay mình quyền tự do sinh sản này? Kinh tế cũng mang lại một ảnh hưởng to lớn đối với những cặp đôi muốn sử dụng quyền này cho việc hỗ trợ sinh sản của mình vì chi phí áp dụng là khá là lớn.

<b>1.2.2. Về mặt xã hội </b>

Từ trước cho đến bây giờ, yếu tố xã hội ln đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ một sự việc nào diễn ra trong đời sống của chúng ta. Một quyền con người ln bị điều chỉnh dưới góc nhìn của xã hội để đánh giá xem liệu quyền đó có phù hợp với thực tiễn đời sống con người hay khơng. Có rất nhiều ý kiến trái chiều đặt ra về vấn đề quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết.

Một số người cho rằng thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết sẽ tạo nên sự thay đổi về mặt cấu trúc xã hội, trước hết là cấu trúc gia đình. Nếu như các phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thông thường giúp các cặp đơi có thêm nhiều cơ hội được mang thai, khiến cho việc sinh đẻ trở nên khác biệt hơn, không chỉ đơn thuần dừng lại ở sự kết hợp giữa một nam - một nữ mà còn dành cho các cặp đồng giới hoặc người chuyển giới có cơ hội trở thành cha mẹ ruột của đứa trẻ thì thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết lại góp phần duy trì cấu trúc gia đình truyền thống một vợ - một chồng. Điều này đồng nghĩa, vợ của người đã chết, thường là góa phụ hoặc bạn gái của người đàn ơng đã chết, tìm cách tự mình sử dụng tinh trùng đông lạnh với ý định để trứng thụ tinh và mang thai đủ tháng. Tuy nhiên, phương pháp mới này tạo cho con người ta một “quyền tự do sinh sản” (parental reproductive freedom), nên từ đó nó khiến mối quan hệ gia đình phức tạp hơn hẳn. Ví dụ, cha mẹ của người đã chết hoặc người sắp chết có thể yêu cầu các bác sĩ thu hoach giao tử của những người thân yêu của họ để hiến tặng hoặc sử dụng cùng với giao tử hiến tặng hoặc mang thai hộ để tạo ra cháu. Có trường hợp rằng các bên thứ ba có thể tiếp tục sở hữu giao tử hoặc phôi đông lạnh khi một trong hai hoặc cả hai cha mẹ di

<small>10</small><b><small>How Much Does It Cost To Freeze Sperm, Forbes Health </small></b>

<small>[ truy cập lần cuối ngày 21/05/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

20

truyền qua đời và những chủ sở hữu mới này có thể mang thai hộ hoặc ký hợp đồng với người thay thế để mang thai hộ. Trong trường hợp hiến tặng giao tử, bên thứ ba có thể mua giao tử nếu các phịng khám hỗ trợ sinh sản khơng loại bỏ chúng sau khi người hiến tặng qua đời. Ngoài ra, với sự gia tăng về mặt pháp lý công nhận các cặp đồng giới là đơn vị gia đình, họ cũng có thể ứng dụng phương pháp khoa học này. Đối với một người đồng tính nam, điều đó có nghĩa là sử dụng tinh trùng của người bạn đời đã chết và sẽ mang thai hộ với một người hiến trứng để sinh ra một đứa trẻ khơng có quan hệ huyết thống với anh ta. Trong trường hợp của một phụ nữ đồng tính nữ, cơ ấy có thể tìm cách lấy một phơi từ trứng của người bạn đời đã qua đời của mình và một người hiến tặng tinh trùng (dù được tạo ra khi cơ ấy cịn sống hay sau khi cơ ấy qua đời) và chuyển nó vào tử cung của chính cô ấy, sang tử cung của người mang thai hộ, hoặc sang tử cung của bạn tình mới.

<b>1.2.3. Về mặt pháp luật </b>

Chính những vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, huyết thống trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Lúc bây giờ, pháp luật chính là cơng cụ duy nhất có thể điều chỉnh và giúp giảm thiểu các tình trạng xảy ra khi tiến hành thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết. Nhưng trên mặt thực tế, việc một đứa trẻ sinh ra từ phương pháp này cũng đặt ra rất nhiều vấn đề về mặt pháp lý, điều mà cho đến bây giờ các nhà làm luật vẫn khơng ngừng tìm ra giải pháp để cải thiện những hạn chế xảy ra. Trong mối quan hệ gia đình, khi người ta quyết định sử dụng quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết, đồng nghĩa với việc họ phải đảm bảo thực hiện đúng theo trình tự quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia nếu vi phạm bất kì điều khoản nào đã có từ trước. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, vấn đề nan giải nhất mà pháp luật các nước phát triển vẫn cịn đang xem xét chính là những gì phát sinh sau khi đứa trẻ được sinh ra từ phương pháp này chào đời. Trong khi luật thường đối xử với những đứa trẻ được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định được chấp nhận sau khi người cha qua đời (thông thường, khoảng ba trăm ngày kể từ khi người cha qua đời) như bất kỳ đứa trẻ nào khác được sinh ra “trong hôn nhân”, thì việc thụ thai sau khi chết có thể kéo dài khung thời gian cho một “đứa con trong hôn nhân” trong một thời gian dài hơn và có khả năng là vô thời hạn. Hay trong việc xác định cha/mẹ cho đứa trẻ thì giả sử đối với trường hợp những cặp đơi đồng tính hoặc những người chuyển giới thì ở đây, người ta hồn tồn khơng rõ ai nên được đăng ký là cha hoặc mẹ trong giấy khai sinh của đứa trẻ hoặc được thừa nhận là cha mẹ của đứa trẻ đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

21

Song, chính những tác động trên sẽ khiến cho pháp luật nước sở tại trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết để đặt ra những giải pháp hợp lý cho các vấn đề trên, làm hoàn thiện hệ thống luật hơn và tạo sự bình đẳng cho bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra từ quyền này.

<b>1.3. Pháp luật về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại các tiểu bang của Hoa Kỳ. </b>

<b>1.3.1 Pháp luật về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Texas </b>

<i><b>1.3.1.1. Hình thức văn bản của bang Texas quy định về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết </b></i>

Tuy không quy định thành một đạo luật riêng biệt về quyền thụ tinh từ tinh trùng của người cha đã chết bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho người mẹ nhưng Bang Texas đã công nhận và ghi nhận vấn đề này trong Bộ luật Luật Gia đình của bang.

<i> Mục 160.707 về “Tình trạng con cái của người phối ngẫu đã qua đời” của Bộ luật Cha mẹ Thống nhất bang Texas quy định rõ nét nhất về quyền đặc biệt này. Mục </i>

này đề cập khi một cá nhân trước khi qua đời đã để lại một văn bản thể hiện sự đồng ý của mình cho phép sử dụng tinh trùng của bản thân nhằm hỗ trợ sinh sản cho người vợ. Đồng thời văn bản này đã được bác sĩ chuyên ngành lưu giữ và xác nhận. Như vậy, có thể hiểu rằng quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chết được công nhận tại bang Texas. Mục này cũng đã tạo ra cơ sở, hành lang pháp lý để giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đặc biệt này.

<i><b>1.3.2.2. Các điều kiện để quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết được thực hiện ở bang Texas </b></i>

Các nhà làm luật ở bang Texas đã đặt ra hai yêu cầu bắt buộc phải được thực hiện nếu các bên muốn thực hiện quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết. Thứ nhất, theo quy định tại Mục 160.703<small>11</small><i> thì: “Nếu một người chồng </i>

<i>cung cấp tinh trùng cho người vợ hoặc đồng ý với sự hỗ trợ sinh sản của vợ như được đề cập tại mục 160.704 về “Đồng ý hỗ trợ sinh sản”, thì anh ta là cha của đứa trẻ được ra đời sau đó”. Điều này có nghĩa là, người chồng phải cung cấp tinh trùng cho người </i>

vợ hoặc không thể cung cấp tại thời điểm đó thì phải đồng ý trong việc hỗ trợ sinh sản

<small>11</small><i><small> Mục 160.703 về “Quan hệ cha con của chồng được hỗ trợ sinh sản”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

22

<i>của người vợ sau này. Thứ hai, mục 160.704 về “Đồng ý hỗ trợ sinh sản”<small>12</small> quy định: “sự đồng ý của một phụ nữ đã có chồng để hỗ trợ sinh sản phải được thể hiện trong hồ sơ, đồng thời hồ sơ phải có chữ ký của người phụ nữ và chồng cô ấy và được lưu giữ bởi một bác sĩ được cấp phép. Yêu cầu này không áp dụng trong việc hiến trứng của một phụ nữ đã kết hôn để hỗ trợ sinh sản cho một người phụ nữ khác”. Do đó mà sự đồng ý </i>

sinh sản phải được lưu vào hồ sơ và phải có chữ ký của cả hai vợ chồng.

Như vậy, một cá nhân đã chết để được xác định có phải là cha đứa trẻ hay khơng thì trước đó cá nhân phải thể hiện được sự đồng ý cho việc sử dụng tinh trùng của cá nhân để thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong một văn bản nhất định và được một vị bác sĩ có giấy phép hành nghề lưu trữ. Ở đây nhà làm luật không đề cập đến đối tượng nhận tinh trùng của người đã chết để thụ thai là ai, do đó có thể hiểu rằng số tinh trùng của người đàn ông này có thể được đem đi hỗ trợ y tế nhân đạo cho những người mẹ đơn thân khác. Có thể thấy đây là một trong những điểm chính cũng là một trong những điểm mới lạ của bang Texas, mới lạ ở chỗ là điều luật này ra đời và có hiệu lực khơng phụ thuộc vào mối quan hệ hôn nhân giữa hai người, nếu người đàn ông đồng ý. Điều này thể hiện tính nhân văn sâu sắc của đạo luật, đồng thời đáp ứng nguyện vọng làm mẹ của những người có nhu cầu làm mẹ đơn thân mà không muốn kết hôn.

Một điểm mới được rút ra trong cả hai điều mục 160.703 và 160.704 đó chính là ngồi việc người đàn ơng có thể hiến tặng tinh trùng của mình cho những người phụ nữ cần nó trong việc mang thai thì người phụ nữ cũng có quyền trao tặng trứng của mình cho tất cả các cá nhân cần để hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên theo quy định của mục 160.704, người phụ nữ đã kết hơn thì sẽ khơng được hiến trứng cho người phụ nữ khác, vậy thế còn người đàn ơng đã kết hơn thì có được hiến tinh trùng của mình cho một cá nhân khác khơng? Ở đây nhà làm luật bang Texas không hề đề cập tới.

Ngồi hai điều kiện cơ bản nêu trên thì Đạo luật Cha mẹ Thống nhất bang Texas

<i>còn quy định thêm điều kiện khác. Mục 160.204 về “Giả định quan hệ cha con”<small>13</small></i> còn quy định về thời hạn đủ điều kiện để chứng minh một người đàn ông có phải là cha của đứa trẻ được sinh ra từ phương pháp đặc biệt này hay không. Điều mục này quy định sau khi người đàn ông qua đời thì cuộc hơn nhân giữa anh ấy và người vợ sẽ tự động chấm dứt. Trong khoảng thời gian 301 ngày (khoảng 10 tháng) sau khi chấm dứt hôn nhân, đứa trẻ mà người vợ sinh ra sẽ mặc nhiên được công nhận là con ruột của người cha đã

<small>12 Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ). </small>

<small>13</small><i><small> Mục 160.204 về “Giả định quan hệ cha con”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

23

chết. Sự linh hoạt của pháp luật bang Texas thể hiện ở chỗ là cho người vợ đã chết chồng khoảng thời gian là 1 tháng để suy nghĩ và quyết định có chấp nhận thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chồng đã chết để sinh ra đứa trẻ hay khơng. Nếu đồng ý thì trong khoảng thời gian 1 tháng đó, người vợ cũng có thể có đủ thời gian để hoàn tất các thủ tục pháp lý và các thủ tục y tế để tiến hành thụ tinh.

<i><b>1.3.1.3. Quy trình, thủ tục y tế làm căn cứ để tòa án xét xử việc thực hiện quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Texas </b></i>

Huyết thống là một trong những bằng chứng chắc chắn nhất để quyết định một đứa trẻ có phải là con của người cha đã chết hay không. Tại bang Texas, để tạo thuận lợi cho tòa án trong việc xét xử các vụ án về thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết, nhà làm luật của bang này đã đưa ra một số quy định về quy trình và thủ tục y tế nhằm làm căn cứ để tòa án quyết định người đàn ông đã chết có phải là cha của đứa trẻ được sinh ra từ phương pháp đặc biệt này hay không.

<i>Một là, tại mục 160.509 về “Cá nhân đã qua đời”<small>14</small></i> có quy định Tịa án sẽ u cầu việc xét nghiệm huyết thống đối với một cá nhân đã chết khi có lý do chính đáng. Điều luật này đã tạo ra hành lang pháp lý để tịa án có thẩm quyền u cầu xét nghiệm huyết thống giữa cá nhân đã chết và đứa con của người đó. Bang Texas có quy định chặt chẽ về quyền bất khả xâm phạm về di hài của người đã chết, chính vì thế mà điều luật này sẽ quyết định tòa án sẽ là chủ thể duy nhất có quyền yêu cầu xét nghiệm cho người chết, đồng thời cũng hạn chế được sự can thiệp bất hợp pháp của các cá nhân khác lên cơ thể của người đã khuất. Trong những trường hợp đặc biệt, tòa án cịn có thể u cầu các cá nhân khác liên quan đến người cha đã chết và đứa trẻ nộp giấy xét nghiệm huyết thống cho tòa. Mục 160.502 về “Trình tự xét nghiệm”<small>15</small> ghi rõ rằng người cha đã chết và đứa con có thể được tịa án yêu cầu xét nghiệm di truyền nếu điều đó là thực sự cần thiết để chứng minh quan hệ huyết thống giữa hai người này. Hơn nữa, điểm nhân văn ở đây đó chính là việc tịa án hay cơ quan có thẩm quyền sẽ khơng can thiệp hay u cầu xét nghiệm tử cung của người phụ nữ nếu trong trường hợp người đó đang mang thai đứa con được thụ tinh bằng phương pháp này chưa được ra đời. Việc xét nghiệm tử cung của người mẹ khi đang mang thai đứa trẻ sẽ có thể dẫn tới những hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến bà mẹ và đứa trẻ.

<small>14 Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ) </small>

<small>15</small><i><small> Mục 160.502 về “Trình tự xét nghiệm”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

24

Hai là, quy định về những yêu cầu bắt buộc đối với xét nghiệm huyết thống.

<i>Mục 160.503 về “Yêu cầu đối với xét nghiệm di truyền”<small>16</small></i> quy định một cách chi tiết các yêu cầu để cho kết quả xét nghiệm huyết thống chính xác nhất có thể mà khơng gặp phải bất kì yếu tố nào ảnh hưởng tới nó. Yêu cầu ở đây là yêu cầu về chất lượng của cơ sở khám, chữa bệnh; yêu cầu về kiểu, loại xét nghiệm di truyền; yêu cầu về xét nghiệm chủng tộc,…

Có thể thấy rằng, những quy định về quy trình, thủ tục y tế mà nhóm tác giả vừa phân tích ở trên đã trở thành căn cứ sắc đáng nhất giúp cho Tòa án xét xử việc thực hiện quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người cha đã chết tại bang Texas. Qua đây ta cũng thấy được bản chất nhân văn và thực tế của các quy định về quyền thụ tinh này.

<i><b>1.3.1.4. Quy trình, thủ tục pháp lý để thực hiện quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Texas </b></i>

Sau khi hoàn thành thủ tục về y tế và căn cứ vào kết quả xét nghiệm huyết thống, phiên xét xử quan hệ cha con sẽ được diễn ra tại tòa án. Một phiên tòa xét xử về quan hệ cha – con phụ thuộc chặt chẽ vào thủ tục tố tụng của pháp luật bang Texas.

Một là, quy định về những nguyên tắc trong xét xử vụ án về quan hệ cha – con.

<i>Mục 160.631 về “Quy tắc xét xử quan hệ cha con”<small>17</small></i> xoay quanh việc tòa án sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm di truyền từ thủ tục y tế để tuyên bố người cha đã khuất có quan hệ huyết thống với đứa trẻ được sinh ra từ phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người đã chết hay không. Khi xét nghiệm di truyền chứng minh được người cha và đứa trẻ có quan hệ huyết thống thì tất yếu tịa sẽ tuyên bố người này là cha đã chết của đứa trẻ. Và ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm phản bác điều này thì thân phận người cha của đứa trẻ sẽ khơng tồn tại.

Tuy nhiên, tịa sẽ không chỉ căn cứ vào kết quả xét nghiệm để làm bằng chứng duy nhất mà cịn có thể linh hoạt sự lựa chọn nhằm tìm thêm nhiều chứng cứ khác nếu được chấp nhận trong việc xét xử vụ án này. Nói tóm lại, người mẹ hoặc những người thân khác của đứa trẻ có thể thu thập nhiều chứng cứ khác nhau như là: giấy tờ, đoạn ghi âm, video, hình ảnh,… nhằm chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa đứa trẻ này và

<small>16</small><i><small> Mục 160.503 về “Yêu cầu đối với xét nghiệm di truyền”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ). </small></i>

<small>17</small><i><small> Mục 160.631 về “Quy tắc xét xử quan hệ cha con”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

25

người cha đã qua đời. Nhưng suy cho cùng, kết quả xét nghiệm di truyền vẫn là nhân tố quan trọng nhất và không thể thiếu trong một phiên tòa xét xử về quan hệ giữa cha và con.

Hai là, quy định về các bên liên quan trong phiên tòa xét xử vụ án về quan hệ cha – con. Tòa án sẽ triệu tập các cá nhân cần thiết trong phiên tòa xét xử quan hệ cha con

<i>để tiến hành tố tụng theo như Mục 160.603 về “Các bên cần thiết để tiến hành tố tụng”<small>18</small></i>. Điều luật này bắt buộc cần phải có người mẹ và người cha được giả định có quan hệ huyết thống với đứa con phải có mặt tại phiên tịa. Điều này là có cơ sở vì đây là hai chủ thể chính trong tranh chấp về quan hệ cha - con, nhưng vấn đề ở đây là trong vụ án về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết thì người cha đã qua đời và chắc chắn sẽ không thể nào xuất hiện tại phiên tịa được. Do đó, nhóm tác giả có đề xuất điều luật này cần phải thay đổi về tư cách chủ thể và người cha sẽ có quyền vắng mặt trong xét xử vì những lý do mà tịa có thể chấp nhận được (như trong trường hợp này là người cha đã qua đời).

Ba là, quy định về thủ tục xét xử của phiên tòa xét xử vụ án về quan hệ cha – con. Sau khi tiến hành các thủ tục ban đầu, một phiên toà sẽ được diễn ra với những quy định

<i>được thể hiện trong mục 160.633 về “Phiên điều trần; Kiểm tra hồ sơ”<small>19</small>. Theo đó, </i>

những giấy tờ và các hồ sơ khác như: giấy khai sinh, kết quả xét nghiệm di truyền,... Đều được kiểm tra trực tiếp tại tịa và cơng khai cho tất cả mọi người được biết. Việc công khai phiên tòa sẽ giúp cho những người quan tâm đến việc xét xử có thể đến và quan sát, đồng thời việc cơng khai cịn buộc những quan tịa phải đưa ra một bản án hợp tình, hợp lý và cơng bằng nhất có thể.

<i>Ngồi ra, mục 160.610 về “Tham gia tố tụng”<small>20</small></i> cịn có quy định về nội dung xét xử. Ngoài thủ tục xét xử về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, tòa án cịn có thể đưa thêm các vấn đề khác vào nội dung vụ án như: nhận con nuôi, ly hôn, quyền thừa kế di sản,... nếu xét thấy đây điều là cần thiết. Đây là một quy định thú vị khi đưa nhiều vấn đề có liên quan khác vào để xét xử, việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức của cả thẩm phán lẫn bên tham gia tranh tụng. Có thể thấy rằng, việc xét xử quan hệ huyết thống ở bang Texas được quy định một cách đơn giản, việc xét xử này được diễn ra bình thường với thủ tục tố tụng như mọi thủ tục dân sự khác.

<small>18</small><i><small> Mục 160.603 về “Các bên cần thiết để tiến hành tố tụng”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ). </small></i>

<small>19</small><i><small> mục 160.633 về “Phiên điều trần; Kiểm tra hồ sơ”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ). </small></i>

<small>20</small><i><small> Mục 160.610 về “Tham gia tố tụng”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

26

Bốn là, quy định về việc tuyên án của phiên tòa xét xử vụ án về quan hệ cha – con. Xét thấy kết quả xét nghiệm mối quan hệ huyết thống giữa người cha đã chết và đứa con được thụ thai bằng tinh trùng của người đó là hồn tồn trùng khớp mà khơng có bất cứ vấn đề nào khác phát sinh, tòa sẽ tuyên án và quyết định thi hành án xác nhận

<i>quan hệ cha con. Mục 160.302 về “Thi hành án xác nhận quan hệ cha con”<small> 21</small></i> có nêu rõ việc xác nhận thừa nhận quan hệ cha con của cá nhân cần phải được ghi ra bằng văn bản và có chữ ký của cả người cha và mẹ. Sau đó, tịa sẽ ra tun bố với ba nội dung: rằng chỉ có cá nhân được xác nhận mới là cha ruột của đứa trẻ; các số liệu xét nghiệm đã có và đã xác nhận đây là cha ruột của đứa trẻ; tuyên bố các bên tham gia ký kết đã hiểu sự thừa nhận là tương đương với một phán quyết của tư pháp về quan hệ cha con và việc xác nhận cha con chỉ bị ảnh hưởng khi nằm trong một số trường hợp khác. Như vậy, việc xác nhận của tòa về quan hệ này hầu như đã đầy đủ, tuy nhiên, việc cần phải có chữ ký xác nhận của người cha đã chết ở đây là một điều bất hợp lý (vì người cha trong quyền này đã qua đời).

<i><b>1.3.1.5. Hệ quả pháp lý của những đứa trẻ được sinh ra từ phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Texas </b></i>

Xét theo các trường hợp thơng thường, khi đứa trẻ có cha cịn sống và khi xác định được cha của đứa trẻ, tòa án chỉ cần hồn thành thủ tục giao quyền ni dưỡng đứa trẻ cho cá nhân đó. Tuy nhiên, trong trường hợp đứa trẻ được thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người chết thì người cha nói trên khơng cịn tồn tại. Do đó, tòa án sẽ phải cần làm thêm một bước nữa, đó là chia thừa kế di sản của người cha cho đứa con.

<i>Một là, quy định về công nhận hưởng thừa kế từ cha. Mục 201.052 về “Thừa </i>

<i>kế của cha”<small>22</small> có quy định phạm vi nhận thừa kế của người cha đã chết trong 4 trường </i>

hợp sau: (1) Sinh ra như được quy định tại mục 160.201, Bộ luật Gia đình;(2) Đứa trẻ đã được tịa tun là con của người cha đó; (3) Đứa trẻ được người cha nhận nuôi; (4) Người cha thực hiện việc thừa nhận quan hệ cha con như chương 160, bộ luật Gia đình Texas. Tuy nhiên, nhóm tác giả chỉ tập trung vào trường hợp thứ hai là đứa trẻ đã được tịa án cơng nhận là con của người cha đã chết. Từ việc cơng nhận đó, đứa trẻ được cơng nhận sẽ được tịa án đối xử như bất kỳ người con nào khác của người cha đã chết vì mục đích thừa kế, đồng thời những hậu duệ sau này của đứa trẻ đó cũng

<small>21</small><i><small> Mục 160.302 về “Thi hành án xác nhận quan hệ cha con”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ) </small></i>

<small>22</small><i><small> Mục 201.052 về “Thừa kế của cha”, Đạo luật Di sản bang Texas (Hoa Kỳ) </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

27

sẽ được hưởng di sản đó. Nói tóm lại, khi được tịa cơng nhận là con ruột của người cha đã chết, thì đứa trẻ được sinh ra từ việc thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người cha đó sẽ được nhận thừa kế di sản của ông ta. Hơn nữa, mục

<i>201.056 về “Những người không tồn tại”<small>23</small></i> giới hạn phạm vi đối tượng nhận thừa kế trong một thời gian nhất định. Đứa trẻ ở đây chỉ được nhận thừa kế khi người mẹ tiến hành việc thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người cha ngay lúc người cha đó vừa mới chết. Đồng thời, trong khoảng thời gian 10 tháng tính từ ngày người cha chết, người mẹ phải sinh ra đứa trẻ thì đứa trẻ đó mới được xem là con của người cha và được Tịa án cơng nhận có tồn quyền hưởng di sản thừa kế. Sau khi được cơng nhận quyền nhận thừa kế của Tịa án, đứa trẻ đó sẽ được chia di sản thừa kế theo như quy định của pháp luật bang Texas như những trường hợp thông thường khác.

Hai là, quy định về trợ cấp xã hội. Bang Texas có rất nhiều chương trình xã hội của chính quyền nhằm hỗ trợ đời sống cho trẻ em mồ côi cha hoặc mồ cơi mẹ. Chẳng hạn như Chương trình Hỗ trợ Tạm thời cho Gia đình Nghèo (TANF)<small>24</small>, đây là chương trình giúp cho các gia đình có thu nhập thấp chi trả các nhu yếu phẩm bằng tiền mặt được cấp hàng tháng. Những gia đình mà trẻ em dưới 18 tuổi mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ cũng thuộc diện nhận trợ cấp xã hội theo chương trình TANF. Xét theo khía cạnh quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người đã chết thì người mẹ đơn thân, trong trường hợp bị thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng tiền lương khơng đủ để ni con thì Chương trình TANF sẽ hỗ trợ cho người mẹ này. Điều này thể hiện sự nhân văn của bang Texas trong việc hỗ trợ gia đình người mẹ đơn thân ni con, bù đắp những thiệt thịi về mặt kinh tế cho gia đình mà đứa con có người cha đã chết.

Như vậy, những quy định của bang Texas về vấn đề hưởng thừa kế và nhận trợ cấp xã hội của đứa con được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ

<b>sinh sản từ tinh trùng của người cha đã chết về cơ bản đã được hoàn thiện. </b>

<i><b>1.3.1.6. Chế tài cho những hành vi gây ảnh hưởng đến việc xác lập quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Texas: </b></i>

<small>23</small><i><small> Mục 201.056 về “Những người không tồn tại”, Đạo luật Di sản bang Texas (Hoa Kỳ) </small></i>

<small>24 TANF Cash Help | Texas Health and Human Services </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

28

Trên thực tế sẽ có nhiều vấn đề tiêu cực xảy ra trong quá trình tiến hành xét nghiệm huyết thống giữa người cha đã chết và đứa con, trong đó có việc gian lận hay làm giả kết quả. Chính vì vậy mà nhất thiết cần phải có chế tài để ngăn chặn, răn đe và giáo dục các cá nhân vi phạm. Dưới đây là một số điều mục về các hành vi vi phạm về nội dung này mà bang Texas đã quy định.

Một là, chế tài của hành vi tiết lộ thông tin cá nhân trái phép. Mục 160.511 về

<i>“tội tiết lộ mẫu vật trái phép”<b><small> 25</small></b> đề cập đến hành vi vi phạm đến quyền riêng tư của </i>

cá nhân, người chủ của mẫu vật đó. Theo đó, người được coi là phạm tội nếu người đó cố tình tiết lộ một mẫu vật có thể nhận dạng được của người khác cho bất kỳ mục đích nào khơng liên quan đến thủ tục cha mẹ và khơng có lệnh của tịa án hoặc sự cho phép bằng văn bản của người cung cấp mẫu vật. Theo như nhóm tác giả tìm hiểu, những người vi phạm tội này sẽ phạm tội nhẹ loại A theo Bộ luật hình sự Texas, có nghĩa là người này sẽ bị phạt tiền nhưng không quá 4.000$, hay bị phạt tù khơng q 1 năm hoặc có thể bị kết hợp cả hai hình phạt này.

<i>Hai là, chế tài của hành vi làm giả thông tin cá nhân. Mục 160.512 về“Tội làm </i>

<i>giả mẫu vật”</i><b><small> 26</small></b><i> có ghi rõ: “Một người phạm tội nếu người đó thay đổi, phá hủy, che </i>

<i>giấu, bịa đặt hoặc làm sai lệch bằng chứng di truyền trong quá trình xét xử cha mẹ, bao gồm cả việc lôi kéo người khác cung cấp mẫu vật với mục đích ảnh hưởng đến kết quả của quá trình tố tụng.”. Đây là hành vi có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến </i>

kết quả xét nghiệm, điều này kéo theo những hệ lụy trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cũng theo điều luật này, nếu Tòa án phát hiện được hành vi làm giả sau khi đã tuyên bố việc công nhận quan hệ huyết thống cha - con thì lệnh cơng nhận này của Tịa án sẽ lập tức bị vô hiệu. Với những hệ lụy khôn lường có thể xảy ra do tội danh này, nhà làm luật bang Texas đã đưa hành vi này vào danh sách vi phạm ở mức độ thứ ba. Người vi phạm sẽ bị phạt tù trong khoảng thời gian tối thiểu 2 năm và tối đa 10 năm, ngoài ra, người này cịn có thể bị phạt tiền nhưng không quá 10.000$.

Như vậy, hầu hết các trường hợp phạm tội trong vấn đề về xét nghiệm đều được nhà làm luật bang Texas lường trước và đặt ra những chế tài nhằm ngăn chặn những

<small>25</small><i><small> Mục 160.511 về “Hành vi phạm tội:  Phát hành mẫu vật trái phép”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ) </small></i>

<small>26</small><i><small> Mục 160.512 về “Hành vi phạm tội: Làm giả mẫu vật”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ) </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

29

trường hợp này. Tuy nhiên, các quy định ở đây vẫn còn quá tập trung vào những hình phạt mà chưa có những biện pháp giáo dục cho những người vi phạm để hạn chế tối đa việc họ tái phạm trong tương lai. Và nếu người đó vẫn tiếp tục tái phạm thì thiết nghĩ bang Texas cần phải tăng nặng hình phạt và phải được quy định chi tiết ngay trong bộ luật này mới có thể đủ sức răn đe.

<i><b>1.3.1.7. Phạm vi áp dụng của quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Texas </b></i>

Quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết là một quyền chính đáng được chính quyền bang Texas cơng nhận và quy định trong Bộ luật Gia đình của bang, do vậy nên quyền này có phạm vi ảnh hưởng đến toàn bộ tiểu bang này.

<i>Tại Mục 160.103 về “Phạm vi của Chương; Lựa chọn luật”</i><b><small>27</small> có đề cập đến vấn </b>

đề này. Theo đó, tịa án của bang Texas sẽ sử dụng Bộ luật Gia đình bang để xét xử tất cả các vụ án về quan hệ giữa cha mẹ và con cái, kể cả người cha còn sống hay đã chết. Luật này áp dụng không phụ thuộc vào nơi sinh và nơi cư trú của trẻ em, điều này có nghĩa là nếu xảy ra bất cứ vụ án hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp về quan hệ cha mẹ và con cái ngay trong tiểu bang này thì tịa án sẽ phải chịu trách nhiệm thụ lý vụ án, yêu cầu đó. Điều này sẽ bảo vệ tối đa quyền lợi của trẻ em, tránh những tình trạng lách luật gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của chúng. Hơn nữa, chương 160 về Đạo luật nuôi dạy con cái thống nhất của Bộ luật này sẽ không tạo ra, thêm hay bớt đi những quyền và

<b>nghĩa vụ của các bậc phụ huynh theo một luật khác ở bang này. </b>

<i><b>1.3.1.8. Thực tiễn thực hiện quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Texas của Hoa Kỳ </b></i>

Trong q trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã thu thập nhiều thông tin quý giá về pháp luật về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người đã chết trong phạm vi tiểu bang Texas (Hoa Kỳ). Tuy nhiên, nhóm tác giả vẫn chưa thể tìm

<i><b>thấy thơng tin về thực tiễn thực hiện quyền thụ tinh đặc biệt này. </b></i>

<small>27</small><i><small> Mục 160.103 về “Phạm vi của Chương; Lựa chọn luật”, Bộ luật Gia đình bang Texas (Hoa Kỳ) </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

30

Với những kiến thức và sự tìm hiểu hiện có, nhóm tác giả suy đốn được hai lý do chính của vấn đề này. Thứ nhất là trên thực tế quyền này vẫn chưa được áp dụng nhiều. Mặc dù quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người cha đã chết được chính quyền bang Texas công nhận nhưng sự phổ biến và nhu cầu thực hiện quyền này trên thực tế là chưa cao, việc thực hiện chỉ mang tính chất cục bộ, vụ việc. Lý do thứ hai là quyền này vẫn chưa được các tổ chức có liên quan tiến hành khảo sát, tổng hợp nên khi tìm kiếm, nhóm tác giả khơng thể tìm thấy tài liệu hay số liệu có liên quan đến quyền thụ tinh đặc biệt này trên thực tế. Đây là một điểm khuyết rất lớn mà thiết nghĩ là chính quyền cũng như là các tổ chức có liên quan ở Hoa Kỳ cần gấp rút tiến hành khảo sát, tổng hợp để đưa ra những số liệu chính thống và chuẩn xác về Quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng người cha đã chết trong tương lai.

<b>1.3.2 Pháp luật về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Louisiana </b>

<i><b>1.3.2.1 Hình thức văn bản của bang Louisiana quy định về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết</b></i>

Cũng như những bang khác, bang Louisiana khơng có một chương hay một điều luật cụ thể quy định về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ người chết, mà nó được thừa nhận qua điều luật của các bộ Luật hình sự thuộc phần B liên quan đến các vi phạm ảnh hưởng đến cộng đồng, khơng chỉ vậy nó cịn được thể hiện qua điều Art.

<b>1493.1 quy định về những đứa trẻ được thụ tinh qua việc hiến tặng giao tử: Bất kỳ đứa </b>

trẻ nào được hình thành từ việc sử dụng giao tử do một cá nhân hiến tặng sẽ không được coi là người thừa kế của cá nhân đó, trừ khi chứng minh được đứa trẻ có quan hệ huyết thống với cá nhân đó. Đồng thời, điều 126 cũng quy định về quyền của đứa trẻ được thụ tinh trong ống nghiệm, nếu chứng minh được danh tính của mình với tư cách là con của cha mẹ hợp pháp thì sẽ được hưởng tất cả các quyền được thể hiện trong bộ luật Dân sự.

Mặc dù khơng có một chương cụ thể quy định về những quyền này, tuy nhiên vẫn có những điều luật riêng lẻ ở từng bộ luật, từng chương quy định khác nhau nhằm mang lại đầy đủ những quyền lợi của đứa trẻ có thể được hưởng, đồng thời cũng đảm bảo tính dân chủ, an tồn, nghiêm ngặt đối với các cơ sở y tế, những người dùng tinh trùng và người đã chết.

<i><b>1.3.2.2 Các điều kiện để quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết được thực hiện tại bang Louisiana </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

31

Điều kiện để được sử dụng tinh trùng của người đã chết đó là:

<i>Đầu tiên, để lấy tinh trùng của người đã chết, người liên quan cần đưa ra mẫu </i>

đồng ý cho phép sử dụng tinh trùng gồm chữ ký của người cho. Điều này khơng cịn xa lạ hay mới mẻ vì một số bang khác đã quy định tương tự

<i>Thứ hai, không ai được cố ý cấy tinh trùng, nỗn hoặc phơi thơng qua việc sử </i>

dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản vào người nhận không phải là người cung cấp tinh trùng được viết trong giấy.

<i>Thứ ba, người sử dụng không được sử dụng tinh trùng của người cho ngồi mục </i>

đích mà người đó cho phép. Điều này là một điều mới mẻ và khác so với những bang khác, thể hiện tính nghiêm ngặt, dân chủ và hiện đại hơn.

Không chỉ vậy, ngay ở bang Louisiana, điều kiện để một đứa trẻ được thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người cha đã chết có thể thừa kế khi và chỉ khi người đã chết để lại văn bản đồng ý. Đây là bang đầu tiên thông qua luật thừa kế cho trẻ được sinh ra từ tinh trùng của người đã chết.

Căn cứ vào điều 1121.3 Luật bang Louisiana về việc xét nghiệm mẫu tinh dịch của người cho, sử dụng bệnh phẩm và hình phạt khi làm trái có quy định: Khơng có cơ sở y tế cơng cộng hoặc tư nhân, cơ quan hoặc bác sĩ nào cung cấp dịch vụ thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho người trên cơ sở ẩn danh được sử dụng các mẫu tinh dịch. Các quy định của Mục này sẽ không được hiểu hoặc diễn giải dưới bất kỳ hình thức nào nhằm ngăn cấm việc sử dụng tinh dịch của vợ hoặc chồng cho mục đích thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Ngoài ra, các cơ sở y tế, cơ quan hoặc bác sĩ cung cấp dịch vụ thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho người trên cơ sở ẩn danh sử dụng tinh dịch đông lạnh phải kiểm tra từng người hiến tinh dịch để tìm sự hiện diện của kháng thể HIV-1 trong người hiến. Tinh dịch hiến sẽ được bảo quản và cách ly cho đến khi hoàn thành xét nghiệm kháng thể HIV-1 và xét nghiệm lần thứ hai sau sáu tháng kể từ ngày hiến. Một người hiến tặng thơng thường có thể được kiểm tra sự hiện diện của kháng thể HIV-1 một cách thường xuyên, nhưng phải được kiểm tra ít nhất sáu tháng một lần. Kết quả của các bài kiểm tra được thực hiện theo Mục này sẽ chỉ được công bố cho đối tượng của bài kiểm tra; bác sĩ điều trị của đối tượng; hoặc văn phịng y tế cơng cộng của Bộ Y tế Louisiana với mục đích là tóm tắt và phân tích thống kê.

Về điều kiện để sử dụng và lưu trữ tinh trùng của người đã chết, bang Louisiana đã có những quy định khá nghiêm ngặt và dân chủ so với những bang khác. Với những điều kiện được đưa ra, nếu làm trái, những bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám sẽ phải

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

32

nhận hình phạt thích đáng đó là thu hồi giấy phép hành nghề. Từ những quy định được đưa ra, việc thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ người đã chết ở bang Louisiana được quản lý chặt chẽ, hạn chế được sự xuất hiện của việc sử dụng tinh trùng của người đã chết một cách bừa bãi, không đúng với nguyện vọng của người đã chết. Không chỉ vậy, việc xét nghiệm mẫu tinh dịch trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như đứa trẻ sắp được ra đời. Điều này cũng giảm bớt đi sự phức tạp trong việc xác định cha mẹ của đứa trẻ cũng như làm giảm sự căng thẳng trong việc chia thừa kế. Từ đó đảm bảo được quyền lợi của những đứa trẻ được sinh ra bằng tinh trùng của người cha đã chết, đồng thời cũng bảo vệ được những mong muốn của người hiến tặng tinh trùng.

<i><b>1.3.2.3 Các quy trình y tế được quy định về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Louisiana.</b></i>

Xét về mặt khoa học, tinh trùng được lấy sau 30 giờ kể từ khi người đó mất và được đơng lạnh bằng nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 197 độ C sau 15 tháng trước khi sử dụng, nhằm mục đích tạo ra sự chết giả, ngưng hoạt động của tinh trùng giúp bảo quản tinh trùng trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên, để bảo quản tinh trùng, người sử dụng dịch vụ phải có văn bản đồng ý có chữ ký của người cho theo mẫu: thông tin về người cho như là họ và tên người cho và người nhận, thời gian lưu trữ tối thiểu và tối đa, mục đích để sử dụng tinh trùng và cuối cùng là chữ ký của người cho.

Trước khi được cho phép lưu trữ, cơ sở y tế đó phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho phép lưu trữ và sử dụng, theo điều 1121.3 về Xét nghiệm tinh dịch của người cho và

<i><b>sử dụng bệnh phẩm có quy định: Cơ sở y tế, cơ quan hoặc bác sĩ cung cấp dịch vụ thụ </b></i>

tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho người trên cơ sở ẩn danh sử dụng tinh dịch đông lạnh phải kiểm tra từng người hiến tinh dịch để tìm sự hiện diện của kháng thể HIV-1 trong người hiến, loại kháng thể này có liên quan đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ( AIDS). Tinh dịch được hiến sẽ được bảo quản và cách ly cho đến khi hoàn thành xét nghiệm kháng thể HIV-1 và xét nghiệm lần thứ hai sau sáu tháng kể từ ngày hiến. Một người hiến tặng thơng thường có thể được kiểm tra sự hiện diện của kháng thể HIV-1 một cách thường xuyên, nhưng phải được kiểm tra ít nhất sáu tháng một lần. Kết quả của các bài kiểm tra được thực hiện theo Mục này sẽ chỉ được công bố cho đối tượng của bài kiểm tra; bác sĩ điều trị của đối tượng; hoặc văn phịng y tế cơng cộng của Bộ Y tế Louisiana với mục đích tóm tắt và phân tích thống kê.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

33

Dựa vào điều luật này sẽ đảm bảo tính an tồn cho người sử dụng tinh trùng, đồng thời cũng đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của đứa con được sinh ra bằng phương pháp này. Đồng thời, đối với quy trình nghiêm ngặt của bang Louisiana, mang đến những kết quả tích cực đối với những người sử dụng biện pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người mất. Có thể nói đây là bước vô cùng quan trọng để ngăn ngừa lây lan những căn bệnh dịch nguy hiểm đối với người sử dụng mẫu tinh dịch. Đây là một điều luật tiến bộ và có phần nghiêm ngặt hơn so với những bang khác, tuy nhiên đây có thể nói là một sự tiến bộ hơn cho những người sử dụng phương pháp thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản một cách an tồn.

Ngồi ra, mỗi nỗn người được thụ tinh trong ống nghiệm phải được cơ sở y tế cấp mã số nhận dạng để sử dụng trong những trường hợp liên quan đến kiện tụng và các cơ sở y tế phải bảo mật danh tính của những đứa trẻ được thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định của điều 124.

Đồng thời, sau khi tinh trùng đạt chất lượng để lưu trữ, thì sau khi sinh đứa con, người mẹ cần xác minh huyết thống của đứa con và người cha theo quy định của điều §126.

<i><b>1.3.2.4 Quy trình, thủ tục pháp lý để thực hiện quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Louisiana</b></i>

Sau khi hoàn thành những thủ tục liên quan đến y tế, theo điều 46.12 quy định: Bất kỳ bệnh viện nào trong tiểu bang cung cấp dịch vụ sinh sản bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản đều phải có sự cho phép thừa nhận tự nguyện quan hệ cha con trong khoảng thời gian ngay trước hoặc sau khi sinh đứa trẻ. Nhân viên hỗ trợ của bệnh viện cung cấp dịch vụ sinh nở sẽ có quyền công chứng để thực hiện và xác thực chữ ký của bất kỳ người nào liên quan đến việc xác nhận chính thức quan hệ cha con. Sau đó, nhân viên bệnh viện sẽ chuyển giấy xác nhận quan hệ cha con cho cơ quan đăng ký ở tiểu bang, nơi này sẽ chuyển các bản sao của văn bản đó đến Bộ Dịch vụ Trẻ em và Gia đình, văn phịng dịch vụ trẻ em và gia đình, bộ phận thực thi hỗ trợ trẻ em. Cơ sở dữ liệu toàn tiểu bang sẽ được thực hiện bởi Bộ Dịch vụ Gia đình và Trẻ em theo các quy định của liên bang. Để chứng minh được tự nguyện, phần này sẽ được ký bởi cả cha và mẹ và chữ ký của cha mẹ sẽ được chứng thực bởi một người có quyền cơng chứng theo luật tiểu bang. Theo Bộ Dịch vụ Gia đình và Trẻ em, văn phịng dịch vụ trẻ em và gia đình, bộ phận thực thi hỗ trợ nuôi con sẽ cung cấp cho tất cả các bệnh viện phụ sản trong tiểu bang những tài liệu liên quan sau:

(1) Tài liệu viết về xác lập quan hệ cha con.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

34

(2) Các mẫu đơn cần thiết để tự nguyện thừa nhận quan hệ cha con.

(3) Bản sao mô tả bằng văn bản về các quyền, trách nhiệm và các lựa chọn thay thế như được cung cấp trong Bộ Luật dân sự liên quan đến việc thừa nhận quan hệ cha con.

(4) Hướng dẫn bằng văn bản liên quan đến việc thừa nhận tự nguyện quan hệ cha con.

(5) Đánh giá chương trình của mỗi bệnh viện về chương trình sinh sản ít nhất hàng năm.

Có thể thấy, những quy trình của bang Louisiana khá cụ thể, rõ ràng và nghiêm ngặt, mang tính dân chủ cao. Những văn bản quy định bằng chữ ký rõ ràng, các mẫu đơn, bản sao nhằm thiết lập quan hệ cha con một cách cụ thể và hiệu quả, thể hiện rõ tính cơng bằng cho cả đứa trẻ lẫn người mẹ và người cho tinh trùng. Không chỉ vậy, điều §392 Bộ Luật dân sự có quy định: Trước khi thực hiện việc thừa nhận quan hệ cha con, công chứng viên sẽ xuất hiện bằng văn bản và bằng lời nói, có thể bao gồm việc xem các bản trình bày bằng video hoặc âm thanh, người mẹ và người cha được cho là đã xác nhận những điều sau:

<i><b>Thứ nhất, một trong hai bên có quyền yêu cầu xét nghiệm di truyền để xác định </b></i>

xem người được cho là cha có phải là cha ruột của đứa trẻ hay không.

<i><b>Thứ hai, người được cho là cha có quyền hỏi ý kiến luật sư trước khi ký xác nhận </b></i>

quan hệ cha con.

<i><b>Thứ ba, nếu người được cho là cha không thừa nhận đứa trẻ, người mẹ có quyền </b></i>

nộp đơn kiện quan hệ cha con để xác lập quan hệ cha con.

Và việc thừa nhận quan hệ cha con chỉ có thể bị hủy bỏ khi có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục, rằng hành động đó được gây ra bởi gian lận, cưỡng ép, nhầm lẫn nghiêm trọng hoặc sai sót, hoặc người cha bị cáo buộc đã thực hiện hành vi xác thực thừa nhận khơng phải cha ruột.

Tóm lại, thủ tục pháp lý ở bang Louisiana có phần nghiêm ngặt và cũng giống các bang khác, mẫu chốt để đứa trẻ được nhận cha, quyền thừa kế,.. Là ở mẫu văn bản có chữ ký của người cha khi cho phép lưu trữ tinh trùng, tòa án sẽ dựa trên những bằng chứng trước khi người cha mất đã để lại để đưa ra phán quyết về quyền nhân thân, về quan hệ cha con đối với đứa trẻ nhằm tạo nên sự công bằng đối với những đứa con được tạo ra từ phương pháp sinh con khoa học này.

<i><b>1.3.2.5 Chế tài cho những hành vi gây ảnh hưởng quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người đã chết tại bang Louisiana</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

35

Khác với những bang khác quy định về việc cho tinh trùng, ở Louisiana có những quy định nghiêm ngặt hơn hơn đối với việc sử dụng tinh trùng của người mất. Theo quy định tại điều 101.2 về việc sử dụng trái phép tinh trùng, nỗn hoặc phơi trong Bộ luật hình sự Louisiana thuộc Phần B Các vi phạm ảnh hưởng đến cộng đồng: Thứ nhất, không ai được cố ý sử dụng tinh trùng, nỗn hoặc phơi, thơng qua việc sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản, cho bất kỳ mục đích nào khác ngồi mục đích được chỉ định bởi chữ ký của nhà cung cấp tinh trùng, noãn hoặc phôi trên mẫu chấp thuận bằng văn bản. Thứ hai, khơng ai được cố ý cấy tinh trùng, nỗn hoặc phôi thông qua việc sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản vào người nhận mà người này không phải là người mà người cung cấp tinh trùng viết trong văn bản đồng ý. Nếu vi phạm các quy định tại Mục này là căn cứ để thu hồi ngay giấy phép hành nghề của người vi phạm. Và khi sử dụng mẫu tinh dịch của người đã chết, cần có văn bản đồng ý cho phép hiến tặng và sử dụng có chữ ký của người đã chết trước khi qua đời.

Không chỉ vậy, điều 1121.3 về Xét nghiệm tinh dịch của người cho và sử dụng bệnh phẩm có quy định một cơ sở y tế, cơ quan hoặc bác sĩ vi phạm bất kỳ điều khoản về việc sử dụng tinh trùng ẩn danh không đúng quy định sẽ bị phạt khơng q hai nghìn đơ la và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một vụ kiện dân sự. Và theo Bộ Luật dân sự điều 392: Ngoại trừ trường hợp hành vi sai trái có chủ ý, khơng có bệnh viện hoặc bất kỳ cơ sở y tế, nhân viên nào của họ phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự đối với bất kỳ hành động hoặc thiếu sót nào phát sinh từ việc thực hiện, cố gắng thực hiện hoặc khơng hoặc khơng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ được giao ở đây.

Tại bang Louisiana, pháp luật về quyền thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ người chết được quy định trong luật hình sự và được quy định trong bộ luật dân sự, tuy khơng quy định rõ ràng về quy trình nhưng phần chế tài được quy định một cách rõ ràng và nghiêm ngặt. Nếu vi phạm những mục được đề ra sẽ bị tịch thu giấy phép hành nghề của các bệnh viện, phòng khám,... Trong khi những bang khác chỉ cần đưa ra bằng chứng về việc người đã chết có ý định thụ tinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì ở bang này, cần phải có chữ ký của người cho và mẫu chấp thuận bằng văn bản. Mẫu văn bản của người lưu trữ tinh trùng gồm đầy đủ họ và tên người cho, họ và tên người nhận, mục đích lưu trữ, thời hạn lưu trữ và quan trọng nhất là chữ ký của người lưu trữ tinh trùng. Ngoài ra, phần chế tài của bang Louisiana còn hướng đến những quy định về việc sử dụng và xét nghiệm tinh dịch nhằm đảm bảo an toàn cho người cho và người sử dụng mẫu bệnh phẩm. Điều này khiến cho phần luật của bang này trở nên chặt chẽ hơn rất nhiều. Dựa

</div>

×