Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nô Lệ Hiện Đại Trong Vấn Đề Về Nhân Quyền Từ Lý Luận Đến Thực Tiễn Theo Pháp Luật Quốc Tế Và Một Số Quốc Gia - Kinh Nghiệm Cho Việt Nam”.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 107 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>AIDS </b>AIDS (Acquired, Immuno, Deficiency, Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV

<b>ECOSOC </b>Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (United Nations Economic and Social Council)

<b>ILO </b>Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)

<b>IOM </b>Tổ chức Di cư Quốc tế (International Organization for Migration)

<b>LHQ </b>Liên hợp quốc (United Nations)

<b>NGO </b>Tổ chức phi chính phủ (Non-governmental organization)

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TOC </b>

Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (United Nations Convention against Transnational Organized Crime)

<b>UN HRC </b>Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (United Nations Human Rights Council)

<b>UNODC </b>Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (United Nations Office on Drugs and Crime)

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NÔ LỆ HIỆN ĐẠI ... 6 </b>

1.1. Một số thuật ngữ liên quan đến “nô lệ hiện đại” ... 6

1.2. Đặc điểm, hình thức và đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của nô lệ hiện đại 9 1.2.1. Một số đặc điểm cơ bản của nô lệ hiện đại ... 9

1.2.2. Những hình thức phổ biến của nơ lệ hiện đại ... 11

1.2.3. Đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của nô lệ hiện đại ... 16

1.3. Phân biệt các thuật ngữ “nô lệ” - “nô lệ hiện đại” – “buôn bán người” ... 18

1.4. Nguyên nhân về sự tồn tại của “nô lệ hiện đại” ... 20

1.5. Ảnh hưởng của nô lệ hiện đại đối với nhân quyền ... 21

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 27 </b>

<b>CHƯƠNG 2: “NÔ LỆ HIỆN ĐẠI” TRONG QUY ĐỊNH, THỰC TIỄN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI ... 28 </b>

2.1. Bối cảnh thực tế về nô lệ hiện đại trên toàn cầu ... 28

2.2. Pháp luật quốc tế về vấn đề nô lệ hiện đại ... 34

2.2.1. Văn kiện quốc tế về nhân quyền ... 34

2.2.2. Các Điều ước quốc tế khu vực ... 40

2.3. Pháp luật nước ngồi ... 42

3.1. Nơ lệ hiện đại trong thực tiễn bối cảnh Việt Nam ... 70

3.2. Quy định hiện hành của pháp luật, một số bất cập có liên quan đến nơ lệ hiện đại ... 75

3.3. Một số gợi mở cho Việt Nam thông qua sự tiếp thu và nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài ... 83

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 88 KẾT LUẬN CHUNG ... 89</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Nơ lệ hiện đại đã được đề cập với tư cách là một vấn đề xã hội nổi trội đầu thế kỷ XX nổi bật với chủ yếu thơng qua hình thức buôn bán người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, những nhu cầu về đời sống ngày càng tăng cao, dẫn đến tình trạng chênh lệch về địa vị trong xã hội cũng ngày càng gia tăng. Với mong muốn thu hẹp khoảng cách này, khơng ít trường hợp cá nhân chọn cách làm việc với cường độ cao, xuất khẩu lao động, … Nhưng cũng chính từ những lý do này, một hiện trạng hay các đường dây người bóc lột người dần được hình thành và lan rộng dữ dội. Từ đây, nô lệ hiện đại được đề cập một lần nữa, với phạm vi tác động trên nhiều ngành, lĩnh vực của xã hội, nó khơng cịn dừng ở vị trí là một vấn nạn thông thường của quốc gia, mà nô lệ hiện đại đã và đang trở thành mối nguy hại cho toàn nhân loại – xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền con người và quyền công dân cơ bản.

Báo cáo về nạn buôn người năm 2021 của BNG Mỹ công bố ngày 1/7 cho biết gần 25 triệu người trên thế giới là nạn nhân của buôn người, nhiều trong số này bị cưỡng ép lao động tình dục, nhiều người khác bị buộc phải làm việc trong các nhà máy hoặc công trường, hoặc phải tham gia các nhóm vũ trang. Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực điểm “nóng” về tình trạng buôn bán người. Trên cơ sở đánh giá của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của LHQ và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), trong những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước Tiểu vùng sơng Mekong (trong đó có Việt Nam), diễn ra tình hình tội phạm bn bán người rất phức tạp. Theo Thông tấn xã Việt Nam, ghi nhận từ năm 2010 đến tháng 6/2021, đã phát hiện gần 3.500 vụ, với 5.000 đối tượng, lừa bán gần 7.500 nạn nhân. Nạn buôn bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố; nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, … Trong giai đoạn 2021 - 2025 khi triển khai chương trình phịng chống bn bán người định hướng 2030, các lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra 33 vụ, 75 đối tượng phạm tội mua bán người (theo Điều 150 và Điều 151 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)); trong đó, kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố 17 vụ, đang điều tra 15 vụ, tạm đình chỉ điều tra 01. Số nạn nhân được tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ là 66 nạn nhân (gồm: 26 nam, 40 nữ; dưới 16 tuổi là 06 nạn nhân, trên 16 tuổi là 60 nạn nhân)

<small>1</small>

. Tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch chỉ là một trong những cơ hội để tình trạng này gia tăng và bùng nổ

<small> </small>

<small>1</small> <i><small> “Cùng hành động phòng, chống mua bán người”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 31/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nhanh chóng hơn bởi theo như những báo cáo trước đó, tình trạng bn bán người, bóc lột sức lao động, … vẫn luôn diễn ra từng ngày mà chưa cho thấy được dấu hiệu giảm sút

<sup>2</sup>

.

Mặc dù “nô lệ hiện đại” tại Việt Nam chưa thật sự được đề cập đa dạng ở các diễn đàn khoa học nói chung hay trong các cơng trình nghiên cứu về luật pháp nói riêng, nhưng điều đó khơng đồng nghĩa những hành vi liên quan đến “nô lệ hiện đại” không tồn tại mà nói cách khác, vấn đề này vẫn và luôn âm ỉ trong đời sống nhất là khi hậu quả mà nó để lại vơ cùng nghiêm trọng và nặng nề. Với tư cách là thành viên Công ước TOC, Công ước ACTIP bổ sung cho Công ước TOC, cũng như là thành viên tích cực của các hiệp định song phương về vấn đề này, Việt Nam cần thiết phải đặt ra sự quan tâm đúng mức và điều chỉnh kịp thời trong tương lai. Do đó, trước những diễn biến phức tạp của “nô lệ thời hiện đại” và mong mỏi tìm kiếm những giải pháp hạn chế và hướng đến loại

<i><b>bỏ vấn nạn này khỏi xã hội, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nô lệ hiện đại trong vấn đề về nhân quyền: Từ lý luận đến thực tiễn theo pháp luật quốc tế và một số quốc gia - kinh nghiệm cho Việt Nam”. </b></i>

Cơng trình nghiên cứu này khơng chỉ dừng lại ở khía cạnh lý luận mà tác giả hi vọng, cơng trình này sẽ góp phần đóng góp vào sự phát triển, và đảm bảo một đời sống tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Bởi suy cho cùng, vấn nạn xã hội tồn tại không chỉ đe doạ đến trật tự cơng cộng mà cịn xâm phạm đến các quyền công dân, quyền con người cơ bản. Vì thế khơng chỉ dừng lại ở những mong mỏi trên, cơng trình này cịn hướng đến việc khẳng định và nhấn mạnh tầm quan trọng về giá trị thiêng liêng, cao cả và bất khả xâm phạm của quyền con người.

Mặc dù đã tồn tại từ những thế kỷ trước tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, các vấn đề liên quan đến nơ lệ nói chung và đặc biệt là nô lệ thời hiện đại vẫn còn nhiều nội dung chưa được đề cập tới. Vì mục đích đánh giá và xem xét thực tế tình trạng này, và nhằm khẳng định sự tồn tại của tình trạng nơ lệ, đã có khơng ít các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này ra đời, đơn cử:

- <i><b>Đỗ Thị Huế (2013), Các hình thức nô lệ hiện đại – Một số vấn đề pháp </b></i>

<i><b>lý và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội: Luận văn </b></i>

tập trung khai thác ở các khía cạnh sau: (1) Những kiến thức lý luận chung nhất về vấn đề; (2) phân tích khn khổ pháp luật nhân quyền quốc tế về các hình thức nơ lệ hiện

<small> </small>

<small>2</small><i><small> “Việt Nam nỗ lực phòng, chống tội phạm mua bán người”. Nhân dân, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/10/2021). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

đại và những thách thức của chế độ hiện đại với việc bảo đảm quyền con người; (3) Đánh giá thực trạng và đề ra kiến nghị.

- <i><b>L. R. Popoviciu (2013), “Modern Slavery”, International Journal of </b></i>

<i><b>Juridical Sciences, (4): Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung khai thác các vấn đề về sự tác </b></i>

động của chế độ nơ lệ dưới góc độ là một tội hình sự nghiêm trọng; Tái khẳng định sự tồn tại hiện hữu của chế độ nô lệ vẫn đang tiếp diễn trong xã hội “được coi là văn minh và tiên tiến về mọi mặt”; Bài viết cũng phân tích các quy định liên quan đến hình phạt, các mặt cấu thành tội phạm của đối tượng thực hiện hành vi theo Công ước quốc tế và pháp luật Romania;

- <i><b>Amir Paz-Fuchs (2016), “Badges of Modern Slavery”, The Modern </b></i>

<i><b>Law Review, (5): Tuy chế độ nô lệ thuần tuý đã bị bãi bỏ vào cuối thế kỷ 19 nhưng tác </b></i>

giả vẫn ghi nhận sự tồn tại của hình thức này trên thực tế và kéo dài đến hiện nay, dười tên gọi “nô lệ thời hiện đại” hay bóc lột lao động; Ngồi ra, tác giả cịn nhấn mạnh, ngay cả khi những thuật ngữ liên quan đến nô lệ không tồn tại cũng không thể xác định các hình thức liên quan nằm ngồi phạm vi này. Thông qua đạo Luật “Modern Slavery Act 2015” của Great Britian, các phân tích dẫn chứng liên quan và khai thác các vấn đề về đạo đức và những hệ quả từ nơ lệ dưới hình thái của nơ lệ hiện đại mang lại.

- <b>David Gadd và Rose Broad (2018), “Troubling recognitions in british </b>

<i><b>responses to modern slavery”, The British Joural of Criminology, (58): Bài viết khai </b></i>

thác các khía cạnh về sự ra đời của “nơ lệ thời hiện đại” ở Anh và những nhận định kết hợp phân tích của tổ chức phi chính phủ “NGO”, những tác nhân dẫn đến tình trạng nơ lệ tồn tại và đưa ra các hướng giải quyết nhằm kiểm soát tình trạng này lan rộng.

- <b>Roy L. Brooks (2014), “Post Conflict justice in the aftermath of </b>

<i><b>modern slavery”, George Washington International Law Review, (46), (2): Bài </b></i>

nghiên cứu giải quyết các vướng mắc tương tự như các bài viết trên tuy nhiên phân tích đa dạng ở các góc độ về pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế, song do phạm vi là tạp chí nên tác giả chủ yếu khai thác thơng tin và phân tích liên quan đến những ảnh hưởng của vấn đề nô lệ thời hiện đại. Điểm đặt biệt của bài viết chính là chỉ ra sự tồn tại của các giai đoạn nơ lệ thời hiện đại là “bn bán, bóc lột và hậu xung đột”.

- <b>Frances Simmons, Jennifer Burn và And Fiona Mcleod Ao Sc, “Modern slavery and material justice: The case for remedy and reparation”, </b>

<i><b>UNSW Law Journal, (45), (1): Bài viết tập trung vào khai thác các khía cạnh về những </b></i>

ảnh hưởng mà “nô lệ thời hiện đại”, các giải pháp cần thiết và biện pháp khác phục để giải quyết vấn đề này trong phạm vi một quốc gia – cụ thể là Úc. Ngoài ra, căn cứ theo các quy định được điều chỉnh thông qua đạo luật về nô lệ hiện đại được ban hành vào năm 2019, kết hợp với các quy định trong pháp luật quốc tế, bài viết cũng góp phần vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

sự khẳng định những tiêu cực mà hành vi liên quan đến vấn đề này cần phải được xoá

<i>bỏ. </i>

Bên trên là đơn cử một số bài nghiên cứu đề cập đến “nô lệ thời hiện đại” và chủ yếu được đề cập với sự đối chiếu giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, tuy nhiên phạm vi này cũng chỉ căn cứ theo phạm vi nơi bài viết được xuất bản và vấn đề được đề cập nhìn chung đã có sự thay đổi so với bối cảnh hiện nay. Song điểm chung của các cơng trình này đều hướng đến việc khẳng định, xác định một thuật ngữ mới mẻ về “nơ lệ” và hơn hết chính là sự nhấn mạnh về tính hiện hữu của nó trong thời đại hiện nay. Mặc dù không bùng phát dữ dội nhưng các hành vi của tình trạng “thâu tóm” nơ lệ ngày càng tinh vi và hình thức của hoạt động này ngày cày khó xác định

<i><b>Về đối tượng, các dạng của “nô lệ thời hiện đại”, chủ thể, … trong thực tiễn, quy </b></i>

định của pháp luật trong và ngoài nước, pháp luật quốc tế cũng như các trường hợp ngoại lệ liên quan (nếu có).

<i><b>Về phạm vi nghiên cứu, theo phạm vi thời gian cơng trình được đặt trong bối </b></i>

cảnh tương quan của thời kỳ trước và sau khi Covid – 19 bùng phát, từ lịch sử kéo dài đến hiện tại; theo phạm vi địa lý có sự tổng hợp từ pháp luật quốc tế, thể hiện rõ rệt sự khác biệt về các hệ thống pháp luật bao gồm các nước được liệt kê trong cơng trình và mở rộng trong sự đối chiếu với pháp luật Việt Nam.

<i><b>Về mục đích nghiên cứu, cơng trình hướng đến các mục đích sau: </b></i>

(i) Đưa ra chi tiết về định nghĩa liên quan đến thuật ngữ “nô lệ thời hiện dại”; (ii) Khẳng định sự cần thiết và vai trò của Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền, sự tham gia của pháp luật trong việc bảo đảm, xây dựng, hạn chế và xố bỏ tình trạng về “nơ lệ”;

(iii) Tiếp thu kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cũng như đối chiếu trong quy định của pháp luật về chống tình trạng “nơ lệ thời hiện đại” diễn ra ngày càng phức tạp;

(iv) Đúc kết và ghi nhận bằng các quy định hoặc điều chỉnh cho phù hợp theo pháp luật, bối cảnh của Việt Nam.

Công trình được thực hiện thơng qua các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp khi nghiên cứu quy định trong các văn kiện pháp lý của Luật Quốc tế, các quy định của pháp luật quốc gia; Phương pháp so sánh khi đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

chiếu, chọn lọc trong luật quốc tế, pháp luật quốc gia về quyền truy cập công bằng; phương pháp tổng hợp để đưa ra các kết luận và đề xuất các kiến nghị, giải pháp.

<b>5. Bố cục đề tài nghiên cứu khoa học </b>

Đề tài được thực hiện theo 3 chương, cụ thể:

<b>Chương 1: Tổng quan về “nô lệ hiện đại” </b>

<b>Chương 2: “Nô lệ hiện đại” trong thực tiễn - sự đối chiếu trong pháp luật quốc </b>

tế và pháp luật một số quốc gia

<b>Chương 3: Một số gợi mở cho Việt Nam từ kinh nghiệm các nước nhìn từ thực </b>

tiễn và quy định của pháp luật hiện hành

Ngoài ra đề tài bao gồm các phần quan trọng khác gồm Phần mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

So với các nước trên thế giới, vấn đề liên quan đến “nô lệ hiện đại” tại Việt Nam không phổ biến, tuy nhiên điều này khơng đồng nghĩa tình trạng nô lệ không tồn tại, mà ngày càng trở nên biến tướng và tinh vi dưới đã dùng các hình thức khác nhau thì khơng cần từ đa dạng nữa. Thực tế ghi nhận, “nô lệ hiện đại” tại nước ta chủ yếu xuất hiện dưới hình thức như mua bán người, bóc lột sức lao động, lạm dụng áp bức những nhóm người yếu thế phục vụ cho các hoạt động thương mại phi pháp, … và cho đến thời điểm hiện nay, sự tham gia, quản lý và ngăn chặn các hành vi phạm tội này diễn ra vẫn chưa thật sự hiệu quả, hơn hết trong các quy định của pháp luật hiện nay cũng không ghi nhận một cách cụ thể hay các hướng dẫn điều chỉnh sâu sắc về “nô lệ hiện đại”. Do đó, thơng qua cơng trình, tác giả mong muốn xác định tính pháp lý của thuật ngữ nơ lệ hiện đại trong bối cảnh Việt Nam. Qua đó, đóng góp những thay đổi liên quan, thông qua các kiến nghị được tác giả đề xuất trên cơ sở pháp luật quốc tế, kinh nghiệm của một số quốc gia, tác giả hướng đến một tương lai ngăn chặn và hạn chế “nô lệ hiện đại”, bảo vệ những giá trị quan trọng và cốt lỗi của quyền con người, quyền công dân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NÔ LỆ HIỆN ĐẠI 1.1. Một số thuật ngữ liên quan đến “nô lệ hiện đại” </b>

“Nô lệ hiện đại” hay “nô lệ thời hiện đại” (modern slavery) thực chất không được xác định với tư cách là một thuật ngữ khoa học pháp lý

<small>3</small>

, tuy vậy khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nô lệ trong bối cảnh hiện nay đa số các học giả đều sử dụng thuật ngữ này với mục đích chỉ ra bản chất và mối liên hệ giữa tình trạng nơ lệ và sự tồn tại của nó trong xã hội hiện đại. Mặc dù “nô lệ hiện đại” được sử dụng như một thuật ngữ bao hàm các hình thức khác nhau của hành vi trái pháp luật liên quan đến nô lệ nhưng về mặt nội hàm, sau cùng tất cả các hành vi này nếu tác động nhân tố quan trọng, cơ bản, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người chính là nhân quyền. Do đó, đặt ra thuật ngữ “nơ lệ hiện đại” nhằm chỉ ra được thực trạng về sự xâm phạm lợi ích con người nghiêm trọng, nảy sinh trong sự phát triển của xã hội và xuất hiện như một tiền lệ chưa từng có trong luật quốc tế, từ đó tác động đến nhận thức và sự điều chỉnh pháp luật của mỗi quốc gia.

Như đã đề cập, “nô lệ hiện đại” là một thuật ngữ mới mẻ chỉ được sử dụng từ khoảng cuối thế kỷ XX kéo dài đến hiện tại. Chính vì thế có một số trường hợp đồng nhất nô lệ và nô lệ hiện đại là cùng một thuật ngữ, tuy nhiên quan điểm này trong bối cảnh hiện nay đã khơng cịn phù hợp. Do đó, để xác định rõ ràng về khái niệm này phụ thuộc vào từng góc độ tiếp cận khác nhau và việc phân biệt và đặt thuật ngữ này trong đúng bối cảnh là điều cần thiết. Cụ thể theo từ điển Cambridge “nô lệ hiện đại” (modern slavery) được dùng để chỉ tình trạng người bị đe dọa hoặc bạo lực buộc phải làm việc với mức lương thấp hoặc không được trả lương, và không có quyền kiểm sốt cơng việc hoặc nơi làm việc

<small>4</small>

. Tương tự như cách định nghĩa này, theo GS. Todd Landman - một nhà khoa học chính trị tại Đại học Nottingham Vương quốc Anh, người đã có nhiều cống hiến cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền nhằm chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại, nhận định: “Chế độ nô lệ hiện đại là một thuật ngữ gồm nhiều hình thức khác nhau cụ thể là lao động cưỡng bức, bóc lột tình dục, lao động bắt buộc, bn bán người và các hình thức bóc lột khác”

<small>5</small>

. Tương tự theo các định nghĩa trên, nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp Bờ Biển Ngà - Alfonse Douaty, cũng đã bổ sung rằng thuật ngữ chế độ nô lệ

<i>hiện đại“gợi lên hình ảnh của xiềng xích và đòn roi” nhưng nhiều nguồn nghiên cứu </i>

khác lại đề xuất loại bỏ yếu tố “xiềng xích” (như một dấu hiệu của việc loại bỏ cưỡng bức) ra định nghĩa chế độ nô lệ và chỉ ra rằng yếu tố cấu thành chế độ nô lệ hiện đại là

<small> </small>

<small>3 Harmen G. van der Wilt (2014), “Trafficking in human beings: a modern form of slavery or a transnational </small>

<i><small>crime?”, Amsterdam Center for International Law, (07), tr.20. </small></i>

<small>4</small><i><small> “modern slavery”, Cambridge Dictionary. [ </small></i>

<small>(truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>5</small><i><small> “The power of human rights in the modern world”, Futuru,, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

bị kiểm sốt mà khơng có quyền sở hữu hợp pháp

<small>6</small>

, … Nhìn chung, các thuật ngữ về nơ lệ hiện đại điều bắt nguồn từ cách xác định dựa trên hình thức bóc lột người mà khi mơ tả ngắn gọn, nơ lệ hiện đại chính là hành vi “tuyển dụng người cho mục đích bóc lột” với chế độ đãi ngộ hà khắc hoặc bóc lột khơng phải trả lương - một hành vi trực tiếp được đoạt quyền lao động chính đáng của con người.

Liên quan đến vấn đề này, về cấp độ quốc tế, tính đến hiện nay vẫn chưa ghi nhận trong bất kỳ văn kiện pháp lý quốc tế đề cập đến “nô lệ hiện đại” mà đa phần sẽ tiếp cận dưới góc độ “nơ lệ cổ điển”, cụ thể, trong Công ước về nô lệ năm 1926 xác định, “nô lệ”

<i>là thuật ngữ pháp lý nhằm để chỉ “địa vị hay tình trạng của một người mà bất kỳ hoặc </i>

<i>mọi quyền lực gắn liền với quyền sở hữu đều được thực hiện đối với họ”</i>

<i><small>7</small></i>

hay trong một số Công ước quốc tế khác như Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, chính trị, văn hố xã hội, … cũng có sự đề cập đến nơ lệ thơng qua cách diễn đạt rằng “khơng ai” có quyền bị bắt hay tước đoạt các quyền cá nhân của người khác nhằm mục đích vi phạm các quyền tự do cơ bản của con người,... Nhìn chung, việc đặt ra thuật ngữ nơ lệ hiện đại, theo tác giả, ngồi việc cung cấp sự tồn tại của các hình thức bóc lột con người vẫn hiện diện trong xã hội hiện đại thì mặc khác là một sự nhấn mạnh về tình trạng quyền con người, quyền công dân bị xâm phạm một cách nghiêm trọng, đi ngược lại với các cam kết quốc tế quan trọng. Do đó, từ định nghĩa trên có thể xác định quan điểm về “nô lệ” là điểm khởi đầu để xác định giới hạn pháp lý của hành vi phạm tội nô lệ. Xét trong bối cảnh pháp luật quốc tế đương thời thì định nghĩa này thể hiện cụ thể quan điểm nhất quán về cấm phổ biến việc phân loại hợp pháp con người là tài sản (chế độ nơ lệ là một tình trạng), nhưng vẫn phải xét xử các trường hợp liên quan đến việc hàng hóa hóa con người (nơ lệ như một điều kiện)

<small>8</small>

. Về thuật ngữ “hiện đại”, yếu tố phân biệt về chế độ nô lệ trong lịch sử, một trong những đặc điểm nhằm phân loại hình thức của nô lệ cũng như là một đặc điểm nhấn mạnh về tính gia tăng và tồn tại của chế độ bóc lột người, tước đoạt nhân quyền một cách cơng khai trong xã hội phát triển đương thời. Trong lịch sử, chế độ nô lệ được chủ yếu được xác định dựa trên tình trạng vơ sản, bần cùng của người bị trở thành nô lệ (nông nô, nô lệ bị gán nợ, nô lệ chiến tranh,…).

Trong pháp luật quốc gia, cụ thể như Úc, “nô lệ hiện đại” là thuật ngữ chung thường được sử dụng để mơ tả một loạt các hành vi bóc lột, là hành vi bị hình sự hóa theo các khoản 270 hoặc 271 của Bộ luật Hình sự, bao gồm tội nô lệ, lao động cưỡng

<small> </small>

<small>6 Junius P. Rodriguez (2011), Modern Slavery in the World - A History of Political, Social, and Economic Oppression tr.215 </small>

<small>7 Khoản 1 Điều 1 Công ước về nô lệ năm 1926 </small>

<small>8 Nicole Siller (2016), “Does International Law Distinguish between Slavery, Enslavement (the act of making a </small>

<i><small>slave of someone) and Trafficking”, Journal of International Criminal Justice (14), tr.30. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

bức, hôn nhân cưỡng bức, nô lệ cũng như buôn bán người như được định nghĩa tại Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phịng chống và trừng trị việc bn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của LHQ (“Trafficking Protocol”)

<small>9</small>

. So với Úc, thì pháp luật Vương quốc Anh xác định nô lệ hiện đại là một loại hình thức tội phạm phức tạp bao hàm các hành vi liên quan đến vấn nạn nô lệ, bn người và bóc lột. Theo Đạo luật về Nô lệ Hiện đại (MSA) định nghĩa [chế độ] nô lệ hiện đại bao gồm các hành vi phạm tội nô lệ, nô lệ, lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và bn bán người. Ngồi ra cịn có thể kể đến hôn nhân cưỡng bức (được đưa vào ước tính tồn cầu về chế độ nơ lệ hiện đại do ILO và Walk Free đưa ra), cũng như chế độ nông nô, nô lệ nợ nần và hôn nhân nô lệ (được công nhận là những tập tục tương tự như chế độ nô lệ bởi LHQ); v.v… Như vậy, “nô lệ hiện đại” đa phần được định nghĩa bằng phương pháp liệt kê hành vi thay vì được xác định về mặt ngữ nghĩa. Do đó, từ những phân tích trên, theo quan điểm tác giả, có thể đúc kết khái quát định

<i>nghĩa “nô lệ hiện đại” như sau: Nô lệ hiện đại là thuật ngữ chung nhóm các hành vi </i>

<i>phạm tội với mục đích xâm phạm các quyền con người chính đáng, đe doạ và tước đoạt nghiêm trọng đến khả năng thụ hưởng quyền bình đẳng của mỗi cá nhân. Quan điểm </i>

này cũng được ghi nhận cụ thể trong báo cáo về “Ước tính tồn cầu về chế độ nơ lệ hiện

<i>đại Lao động Cưỡng bức và Hôn nhân Cưỡng bức 11/2022” của ILO: “Chế độ nô lệ </i>

<i>hiện đại một tập hợp các khái niệm pháp lý cụ thể bao gồm lao động cưỡng bức, các khái niệm liên quan đến lao động cưỡng bức (nghĩa là nô lệ nợ, nô lệ và nô lệ như các tập tục và buôn bán người) và hơn nhân cưỡng bức. (...) nó được sử dụng như một thuật ngữ chung tập trung sự chú ý vào những điểm tương đồng giữa các khái niệm pháp lý này. Về cơ bản, nó đề cập đến các tình trạng bóc lột mà một người khơng thể từ chối hoặc bỏ đi vì bị đe dọa, bạo lực, ép buộc, lừa dối và/hoặc lạm dụng quyền lực.” </i>

Từ kết luận trên, khi so sánh với cách hiểu trong lịch sử và nô lệ trong bối cạnh hiện đại có những điểm chung và khác biệt như sau:

Thứ nhất về bản chất: Nô lệ trong lịch sử như đã đề cập ở trên, thường bắt nguồn từ các hành vi buôn bán người xuyên lục địa, trong các cuộc chiến tranh mà nạn nhân của bên thua cuộc sẽ phải trở thành “chiến lợi phẩm” phục vụ khơng cơng cho bên chiến thắng, … Ngồi ra, nô lệ trong lịch sử thể hiện sự chênh lệch địa vị sâu sắc trong đó, giai cấp yếu thế phải phục tùng cho giai cấp thống trị. Đồng thời, nô lệ trong lịch sử chỉ được hiểu với phạm vi rất hẹp và các hình thức bóc lột tương đối không nhiều. Ngược lại, nô lệ hiện đại, như phân tích ở trên, là một thuật ngữ để nhóm các hành vi người bóc lột người nói chung từ buôn bán người, lao động cưỡng ép, … với phạm vi tiếp cận rộng

<small> </small>

<small>9 Frances Simmons, Jennifer Burn và Fiona Mcleod Ao Sc (2022), “Modern slavery and material justice: The case </small>

<i><small>for remedy and reparation”, UNSW Law Journal, (45), (1), tr.148 - 149. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

rãi trong đó, đối tượng trở thành nạn nhân của nô lệ hiện đại không có sự phân biệt giữa từng tầng lớp khác nhau – nói cách khác, bất kỳ ai cũng có thể bị cưỡng ép, lừa dối để phục vụ cho những mục đích phi đạo đức.

Thứ hai, các quyền con người bị tác động: mặc dù cả nô lệ trong lịch sử và nô lệ hiện đại nạn nhân đều bị tước đoạt các quyền tự nhiên vốn có như quyền sống, quyền tự do, … tuy nhiên, điểm khác biệt giữa nô lệ trong lịch sử và nô lệ hiện đại về vấn đề này chủ yếu được thể hiện ở chỗ, nô lệ trong lịch sử bị tước đoạt quyền con người một cách trực tiếp, kể từ thời điểm người này đồng ý, bị cưỡng ép trở thành nông nô, họ đã trở thành một phần tài sản, bị sở hữu và chiếm đoạt bởi chủ nô. Ngược lại, nô lệ hiện đại bị tước đoạt quyền con người một cách gián tiếp, thông qua việc tước đi các quyền con người khác như quyền lao động, quyền tự do, … Họ không bị xem là vật sở hữu nhưng khả năng thực hiện quyền bị giới hạn.

Thứ ba, sự chấm dứt của chế độ nô lệ: Nô lệ trong lịch sử, chẳng hạn như Buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương, phần lớn được cho là đã chấm dứt bằng cách chính thức bãi bỏ chế độ nơ lệ theo luật

<small>10</small>

. Trong khi đó, nô lệ hiện đại về cơ bản không thể chấm dứt nếu các hình thái liên quan đến nơ lệ hiện đại không được giải quyết triệt để. Bởi lẽ, so với nô lệ trong lịch sử, nô lệ hiện đại được thực hiện một cách tinh vi, trong đó, các đối tượng thường dùng những hình thức nhằm che dấu và lợi dụng các lỗ hỏng của pháp luật để thực hiện hành vi phạm tội. Hơn nữa, nô lệ hiện đại không phải là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, do đó, việc giải quyết nó như cách thức của nô lệ trong lịch sử là tương đối phức tạp. v.v….

Tóm lại, so với quá khứ thì nơ lệ hiện đại là đại diện cho một nhóm các hành vi bóc lột người vẫn tồn tại trong xã hội, trong đó, việc giải quyết vấn nạn này cần có sự kết hợp bởi nhiều biện pháp cũng như sự chung tay của nhiều bên tham gia. Bên cạnh đó, nơ lệ hiện đại đe doạ đến sự an tồn chung của mọi chủ thể mà khơng có sự phân biệt bất kỳ nào về giai cấp, chủng tộc, địa vị trong xã hội. Chính vì thế, so về độ phức tạp và thách thử khi giải quyết thì nơ lệ hiện đại chính là một trong những vấn đề như vậy.

<b>1.2. Đặc điểm, hình thức và đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của nô lệ hiện đại </b>

<i><b>1.2.1. Một số đặc điểm cơ bản của nô lệ hiện đại </b></i>

Mặc dù được đánh giá với tư cách là một thuật ngữ khoa học nhưng trong phạm vi cơng trình, tác giả sử dụng thuật ngữ “nô lệ hiện đại” với mục đích khơng chỉ dừng lại ở việc đề xuất trở thành một thuật ngữ mới trong khoa học pháp lý mà đồng thời

<small> </small>

<small>10 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thông qua đây, nêu ra tình trạng nghiêm trọng và vẫn đang tiềm ẩn các nguy hại trong đời sống con người hiện nay – Hành vi nơ lệ hố cá nhân, tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt những quyền con người cơ bản, thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Hơn hết, hành vi này cũng góp phần đe doạ đến trật tự an toàn xã hội, mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị, … giữa các quốc gia với nhau và sự bảo đảm các quyền con người, quyền công

<b>dân ở các quốc gia sở tại. Do đó, xuất phát từ bản chất cũng như từ khái niệm mà tác </b>

giả đã đưa ra, nô lệ hiện đại nhìn chung sẽ nổi bật bởi các đặc điểm sau:

<i>(i) Tính lừa dối và ép buộc: Nơ lệ hiện đại thường bắt đầu bằng sự lừa dối và ép </i>

buộc, trong đó một người được hứa hẹn một công việc hoặc cuộc sống tốt hơn cho nạn nhân nhưng thực chất để họ rơi vào tình trạng lao động cưỡng bức hoặc bị bóc lột tình dục;

<i>(ii) Bị tước đoạt sự tự do: Các nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại thường bị hạn </i>

chế hoặc tước bỏ hoàn toàn quyền tự do. Họ có thể khơng thể rời khỏi nơi làm việc hoặc điều kiện sống và có thể bị giám sát liên tục;

<i>(iii) Nạn nhân ln trong tình trạng bóc lột hà khắc và tàn nhẫn: Nạn nhân của </i>

chế độ nơ lệ hiện đại thường bị bóc lột sức lao động, không được trả lương hoặc trả lương cực thấp, thời gian dài và điều kiện làm việc tồi tệ, ...;

<i>(iv) Nạn nhân luôn bị lạm dụng và bạo lực: Nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại </i>

thường bị lạm dụng về thể chất và tâm lý, bao gồm tra tấn về tinh thần lẫn thể xác cũng như các hình thức bạo lực khác nhằm ngăn cản họ bỏ đi hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ;

<i>(v) Mục đích vì lợi nhuận: Nơ lệ hiện đại thường vì lợi nhuận, với những kẻ bn </i>

người và chủ nơ tìm cách bóc lột những người dễ bị tổn thương để thu lợi tài chính. Điều này có thể bao gồm lao động cưỡng bức trong các ngành như nông nghiệp, chế tạo, xây dựng và giúp việc gia đình. Mặt khác, nơ lệ hiện đại cũng góp phần phản ánh những mặt hạn chế còn tồn đọng trong xã hội văn minh hiện đại, khi tỷ lệ người bị bắt trở thành “nô lệ hiện đại” ngày càng gia tăng. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, mục đích lợi nhuận khơng phải là một yếu tố tiên quyết bởi lẽ, nô lệ hiện đại không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho người phạm tội nguồn lợi nhất định mà cịn phục vụ cho các mục đích khác phi lợi nhuận. Vì thế, việc đặt ra mục đích lợi nhuận nhằm góp phần nhấn mạnh tính chất phi nghĩa mà người phạm tội thực hiện trên nạn nhân.

<i>(vi) Có tính xun biên giới: Nơ lệ hiện đại là một hình thức “người bóc lột người” </i>

và vì thế phạm vi một cá nhân trở thành nạn nhân của nô lệ sẽ không bị giới hạn ở phạm vi trong nước mà mở rộng ở bất kỳ các quốc gia khác ngồi quốc gia sở tại. Đó cũng chính là lý do mà một trong những nhóm nạn nhân của chế độ nơ lệ ln bao gồm nhóm người di cư. Hơn hết, đây cũng là vấn đề quan trọng tác động đến quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia có liên quan đến nơ lệ hiện đại. Do đó tính xun biên giới được đặt

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

ra vừa thể hiện quy mô, bản chất mà còn thể hiện sự cần thiết can thiệp của mỗi quốc gia trước những tình trạng này.

Như vậy, có thể thấy rằng, nô lệ hiện đại về cơ bản tồn tại tương tự như các tệ nạn trong xã hội, nhưng xem xét kỹ lưỡng sẽ thấy rằng, mức độ ảnh hưởng và phạm vi tác động của nô lệ hiện đại vơ cùng to lớn, do đó, từ những đặc điểm trên tác giả thiết nghĩ, nô lệ hiện đại khơng chỉ cịn dừng lại là câu chuyện giải quyết của một quốc gia mà nó phải được giải quyết trên khía cạnh tồn cầu. Bởi các đặc điểm cấu thành trên đã chứng tỏ, nô lệ hiện đại đã và đang ngày trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn. Đồng thời cũng cần lưu ý rằng, ngồi các đặc điểm trên, nơ lệ hiện đại hồn tồn có thể chứa đựng các đặc điểm khác tương tự như đặc điểm của hành vi phạm tội, tuy nhiên trong phạm vi cơng trình, các đặc điểm trên được tác giả phân tích dựa theo những điểm nổi bật mà nơ lệ hiện đại có thể phân biệt với các vấn đề khác.

<i><b>1.2.2. Những hình thức phổ biến của nô lệ hiện đại </b></i>

“Nô lệ hiện đại” có thể bắt nguồn từ hoạt động bn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương, nơi hàng triệu người châu Phi bị cưỡng bức vận chuyển đến Thế giới mới trong khoảng thời gian từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Sau khi chấm dứt tình trạng bn bán nô lệ, chế độ nô lệ tiếp tục tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm nơ lệ vì nợ, lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Trong thế kỷ 20, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để chống lại chế độ nô lệ thông qua các hiệp ước và luật pháp quốc tế, chẳng hạn như Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Ngăn chặn Buôn bán Người và Bóc lột Hoạt động Mại dâm của Người khác. Sự phát triển của hình thức nơ lệ có sự thay đổi tương ứng với sự thay đổi của thời đại bởi lẽ những hình thức nơ lệ truyền thống bị thay thế bởi những hình thức “nơ lệ hiện đại”, hình thức nơ lệ trá hình mới dần được hình thành và trở nên phổ biến

<small>11</small>

.

Vì thế, căn cứ theo tình hình thực tế hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng đồng loạt ghi nhận và xác định tương đối đa dạng các hình thức của nơ lệ hiện đại do tác động từ các sự gia tăng về đời sống, kinh tế xã hội. Tuỳ vào từng hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà việc phân chia các hình thức cũng sẽ khác nhau. Ví dụ tại Vương quốc Anh nơ lệ hiện đại gồm 3 dạng chính bao gồm lao động cưỡng bức; bóc lột lao động trong gia đình và bóc lột tình dục

<small>12</small>

. Trong khi đó tại Mỹ, nô lệ hiện đại được phân

<i><small>2020] (truy cập ngày 30/7/2023): Theo trang thơng tin chính thức của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam ghi nhận có </small></i>

<small>3 hình thức như đề cập, một số trang thơng tin điện tử tại Anh ghi nhận đến 5 hình thức bao gồm: nhìn chung, các hướng phân chia này đều phù hợp và khơng có sự mâu thuẫn lẫn nhau. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

chia thành 7 hình thức)

<small>13 </small>

bao gồm Bn Bán Tình Dục (Sex Trafficking); Bn Bán Tình Dục Trẻ Em (Child Sex Trafficking); Cưỡng bức lao động (Forced Labor); Lao động ngoại quan hoặc Nợ ràng buộc (Bonded Labor or Debt Bondage); Giúp việc gia đình (Domestic Servitude); Cưỡng bức lao động trẻ em (Forced Child Labor); Tuyển dụng và sử dụng binh lính trẻ em bất hợp pháp (Unlawful Recruitment and Use of Child Soldier.

Tại Việt Nam, do tính chất và mức độ không phổ biến của nô lệ hiện đại, cho nên việc xác định các hình thức liên quan tương đối phức tạp, tính đến thời điểm nghiên cứu về vấn đề này trong cơng trình “Các hình thức nơ lệ hiện đại - một số vấn đề pháp lý và thực tiễn” đã liệt kệ ba hình thức gồm có buôn bán người, buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích cưỡng ép lao động hoặc cưỡng ép tình dục

<small>14</small>

. Bên cạnh đó, trong quyển chun khảo “Tun ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948” của Viện Nhân quyền Na Uy, khi đề cập đến các hình thức nơ lệ cũng đã ghi nhận các hình thức nô lệ mới được phát hiện được liệt kê như “bị lệ thuộc do vay nợ, khai thác mại dâm, bn bán người vì mục đích khác nhau, bóc lột sức lao động và mại dâm trẻ em. Các hình thức khác bao gồm bóc lột như nơ lệ để làm việc trong gia đình, lao động cưỡng bức, các hình thức của nơ lệ hơn nhân, nơ lệ tình dục và các hành vi giống như chế độ nô lệ trong xung đột vũ trang. Các hình thức phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân, thực hành và truyền thống tơn giáo biện minh cho việc bóc lột tình dục các bé gái, như vũ cơng tại đến thờ cũng được coi là các hình thức giống như chế độ nô lệ”

<small>15</small>

. Đồng thời, các học giả cũng cho rằng “các hoạt động giống như nô lệ liên quan đến việc lấy các bộ phận và mô người vì mục đích thương mại, loạn ln, nhận con ni mạo danh hay phi pháp nhằm bóc lột trẻ em, tình trạng lao động nhập cư, đặc biệt là lao động nữ trong gia đình” cũng được cân nhắc xem xét trong chương trình nghị sự về bảo vệ trẻ em của UNICEF, EC, …

<small>16</small>

Nhìn chung, để xác định cụ thể hình thức của nơ lệ hiện đại phải căn cứ dựa trên nhiều yếu tố về hoàn cảnh, kinh tế, văn hoá xã hội của từng khu vực, từng quốc gia. Tuy nhiên, căn cứ theo ILO, thì nơ lệ hiện đại về cơ bản được phân chia thành hai nhóm chính gồm:

<small> </small>

<small>13</small><i><small> “What is Modern Slavery?”, U.S Department of State, [ (truy </small></i>

<small>cập 30/7/2023). </small>

<small>14</small><i><small> Đỗ Thị Huế (2013), Các hình thức nơ lệ hiện đại – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Khoa </small></i>

<small>Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, tr.10 </small>

<small>15 Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide chủ biên (2011), Tuyên ngôn quốc tế 1948 về Nhân quyền, NXB.Lao động - Xã hội, tr.124. </small>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>(i) Lao động cưỡng bức (Forced labour)</b></i>

<i><b><small>17</small></b></i>

<i><b>: Theo Điều 2 (1) Công ước số 29 về </b></i>

lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc định nghĩa: “lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc là “tất cả công việc hoặc dịch vụ được yêu cầu từ bất kỳ người nào dưới sự đe dọa của một hình phạt và người đó khơng tự nguyện cống hiến.” Trong đó, người lao động có thể bị ép buộc hoặc đe dọa trực tiếp bằng lời nói, hoặc có thể là nhân chứng cho sự ép buộc đối với các đồng nghiệp khác liên quan đến cơng việc khơng tự nguyện. Việc ép buộc có thể diễn ra trong quá trình tuyển dụng người lao động để buộc người lao động phải nhận công việc hoặc, khi người đó đang làm việc, buộc người đó làm những cơng việc khơng nằm trong những gì đã được thỏa thuận tại thời điểm tuyển dụng hoặc để ngăn cản họ bỏ việc. Công việc không tự nguyện đề cập đến bất kỳ công việc nào diễn ra mà khơng có sự đồng ý tự nguyện và được thơng báo đầy đủ của người lao động

<small>18</small>

.

<i>Lao động cưỡng bức được chia thành các loại hình cụ thể như sau: Lao động </i>

<i>cưỡng bức do tư nhân áp đặt (Privately-imposed forced labour); Lao động cưỡng bức do nhà nước áp đặt (State-imposed forced labour). Theo đó, Lao động cưỡng bức do tư </i>

nhân áp đặt là “lao động cưỡng bức trong nền kinh tế tư nhân do các cá nhân, nhóm hoặc cơng ty tư nhân áp đặt trong bất kỳ ngành hoạt động kinh tế nào. Mục đích chính của hành vi này được chia thành: Cưỡng bức bóc lột lao động vì mục đích thương mại trong sản xuất, kinh doanh (Forced labour exploitation) và Cưỡng bức khai thác tình dục (Forced commercial sexual exploitation) vì mục đích thương mại như tất cả các hình thức bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại, bao gồm cả việc sử dụng, mua bán hoặc cung cấp trẻ em để sản xuất tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em; Ngược lại, lao động cưỡng bức do Nhà nước áp đặt được hiểu là như một biện pháp cưỡng chế chính trị, giáo dục hoặc như một hình phạt cho việc bày tỏ quan điểm chính trị; tham gia đình cơng; hay được xem là phương thức huy động lao động cho mục đích phát triển kinh tế; một biện pháp kỷ luật lao động; Bên cạnh đó, hành vi này lại mang nội hàm sâu xa hơn như một phương tiện phân biệt chủng tộc, xã hội, quốc gia hoặc tôn giáo. Về bản chất, cơng dân có nghĩa vụ thực hiện một số cơng việc theo quy định của pháp luật, ví dụ công dân phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong các trường hợp cụ thể và chỉ thuần tuý mang ý nghĩa quân sự hoặc các nghĩa vụ cơng dân bình thường của các quốc gia tự trị, hay phải làm việc dưới sự giám sát và kiểm sốt của các cơ quan cơng quyền như thi

<small>18 International Labour Organization (2022), “Global Estimates of Modern Slavery Forced Labour and Forced Marriage”, tr.14. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

hành án; công việc hoặc hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, hỏa hoạn, lũ lụt, nạn đói, động đất, v.v

<small>19</small>

.

Như vậy những hành vi thoả mãn ba tiêu chí sau sẽ được phân loại là lao động cưỡng bức nói chung nếu: Một, công việc hoặc dịch vụ đề cập đến tất cả các loại công việc xảy ra trong bất kỳ hoạt động, ngành hoặc lĩnh vực nào, kể cả trong nền kinh tế phi chính thức; Hai, các hình phạt được sử dụng để buộc ai đó phải làm việc; Ba, tính khơng tự nguyện (người lao động phải đồng ý nhận một công việc một cách tự do và được thông báo đầy đủ thông tin và quyền tự do nghỉ việc của họ bất kỳ lúc nào)

<small>20</small>

. Tuy nhiên cũng theo khoản 3 Điều 8 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966 đã chỉ ra các ngoại lệ liên quan đến lao động cưỡng bức như sau:

<i>“Điều 8: 3a)(...) </i>

<i>b) Mục a, khoản 3 điều này không cản trở việc thực hiện lao động cưỡng bức theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước cịn áp dụng hình phạt tù kèm lao động cưỡng bức như một hình phạt đối với tội phạm. </i>

<i>c) Theo nghĩa của khoản này, thuật ngữ "lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức" không bao gồm: </i>

<i>i) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào khơng được nói tại điểm b, mà thơng thường địi hỏi một người đang bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của toà án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm; </i>

<i>ii) Bất kỳ sự phục vụ nào mang tính chất quân sự và bất kỳ sự phục vụ quốc gia nào do luật pháp của một nước quy định đối với những người từ chối làm nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hợp quốc gia đó cho phép từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm; </i>

<i>iii) Bất kỳ sự phục vụ nào được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai đe doạ đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng; </i>

<i>iv) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào là một phần của các nghĩa vụ dân sự thông thường.” </i>

<b>(ii) Hôn nhân cưỡng bức (Forced marriage): Theo định nghĩa tại Điều 1(c) </b>

Cơng ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ, các thể chế và thông lệ tương tự như chế độ nô lệ

<small>21</small>

, cũng như định nghĩa của ILO về hôn nhân cưỡng bức ghi nhận:

<small> </small>

<small>19 International Labour Organization (2022), tlđd, tr.14. </small>

<small>20</small><i><small> “What is forced labour, modern slavery and human trafficking”, International Labour Organization, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>21 Supplementary Convention on the Abolition of Slavery, the Slave Trade, and Institutions and Practices Similar to Slavery 1957. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

một cuộc hơn nhân cưỡng bức có thể xảy ra dưới áp lực về thể chất, tình cảm hoặc tài chính do sự lừa dối của các thành viên trong gia đình, vợ/chồng hoặc những người khác, hoặc do sử dụng vũ lực hoặc đe dọa hoặc áp lực nghiêm trọng Các hình thức bóc lột khác cũng có thể xảy ra trong bối cảnh của một cuộc hôn nhân cưỡng bức, chẳng hạn như buôn bán người và lao động cưỡng bức

<small>22</small>

.

Ngồi ra, đơn cử như hành vi bn bán người (Human trafficking) cũng có thể được xem là một trong những hình thức của nơ lệ hiện đại do thoả mãn các yếu tố tương tự như phân tích ở trên, bởi lẽ một nạn nhân khơng thể đồng tình việc họ sẽ bị mua bán. Việc đồng thuận khơng có giá trị nếu nạn nhân là nạn nhân của việc sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực, bị lừa gạt hay cưỡng ép; Hay hành vi thực hiện lao động cưỡng bức đối với trẻ em cũng được xem là một trong các loại hình nơ lệ hiện đại, tuy nhiên tính chất phức tạp và nguy hiểm của hình thức này thường được nghiên cứu với tư cách là một đối tượng riêng biệt, nhưng trong phạm vi cơng trình này, theo quan điểm tác giả, dưới góc độ nội hàm của “nơ lệ hiện đại” thì lao động cưỡng bức đối với trẻ em (Forced labour of children) cũng là một dạng của lao động cưỡng bức (chỉ khác ở đối tượng bị

<i>tác động). Bất kỳ hình thức nơ lệ thời hiện đại nào liên quan đến trẻ em dưới 18 tuổi đều </i>

được coi là lao động trẻ em. Hơn một phần tư nô lệ ngày nay là trẻ em, và nhiều người tham gia vào các công việc có hại về tinh thần hoặc thể chất. Nhu cầu lao động giá rẻ và các đặc điểm thể chất cụ thể làm tăng việc sử dụng lao động trẻ em. Trẻ em cũng dễ kiểm soát hơn và thường khơng địi hỏi điều kiện làm việc hay tiền lương tốt hơn. Những người sống trong cảnh nghèo đói đặc biệt dễ bị tổn thương vì mong muốn hoặc nhu cầu hỗ trợ gia đình do thiếu giáo dục và cơ hội việc làm

<small>23</small>

.

Như vậy, có thể khẳng định nô lệ hiện đại đã và đang trở nên phổ biến và được thực hiện dưới nhiều hình thức tinh vi hơn do đó, bất kỳ hành vi nào, với mục đích tước

<small> </small>

<small>22 International Labour Organization (2022), tlđd, tr.14 - 15. </small>

<small>23 Trong hướng dẫn “Các chỉ số đo lường lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động Quốc tế”, [ (truy cập ngày 30/7/2023), định nghĩa: “ Lao động cưỡng bức của trẻ em được định nghĩa là công việc do trẻ em thực hiện trong một khoảng thời gian tham chiếu cụ thể thuộc một trong các loại sau: </small>

<small>(i) công việc được thực hiện cho bên thứ ba, dưới sự đe dọa hoặc đe dọa chịu bất kỳ hình phạt nào do bên thứ ba (không phải cha mẹ của đứa trẻ) áp dụng trực tiếp cho đứa trẻ hoặc cha mẹ của đứa trẻ; hoặc </small>

<small>(ii) công việc được thực hiện cùng với hoặc cho cha mẹ của đứa trẻ, dưới sự đe dọa hoặc đe dọa chịu bất kỳ hình phạt nào do bên thứ ba (khơng phải cha mẹ của đứa trẻ) áp dụng trực tiếp với đứa trẻ hoặc cha mẹ của đứa trẻ; hoặc </small>

<small>(iii) công việc được thực hiện cùng với hoặc cho cha mẹ của đứa trẻ khi một hoặc cả hai cha mẹ đang trong tình trạng lao động cưỡng bức; hoặc </small>

<small>(iv) công việc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất nào sau đây: </small>

<small>(a) tất cả các hình thức nơ lệ hoặc các hành vi tương tự như nô lệ, chẳng hạn như buôn bán và vận chuyển trẻ em, chế độ nơ lệ và chế độ nơ lệ vì nợ, [cũng như lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc], bao gồm cả việc tuyển dụng trẻ em một cách cưỡng bức hoặc bắt buộc để sử dụng trong xung đột vũ trang; </small>

<small>(b) việc sử dụng, mua bán hoặc chào bán trẻ em để bán dâm, sản xuất nội dung khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm; </small>

<small>(c) việc sử dụng, mua sắm hoặc cung cấp của một đứa trẻ cho các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là sản xuất và buôn bán thuốc theo định nghĩa trong các điều ước quốc tế có liên quan.” </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

đoạt các quyền con người chính đáng của cá nhân để phục vụ cho lợi ích thương mại đều có thể xem là một dạng của nơ lệ hiện đại.

<i><b>1.2.3. Đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của nô lệ hiện đại </b></i>

Từ những phân tích trên, có thể thấy, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể là nạn nhân của nơ lệ hiện đại, tuy nhiên để xác định cụ thể từng nhóm đối tượng chủ yếu và phổ biến, tác giả đã dựa trên tiêu chí về quốc tịch

<small>24</small>

bởi lẽ tiêu chí quốc tịch sẽ tạo nên cơ sở hữu hiệu cho sự can thiệp pháp lý của Nhà nước dành cho cơng dân mình bao gồm cá nhân có quốc tịch, cá nhân khơng quốc tịch và nhóm chủ thể đặc biệt gồm người di cư và nhóm người dễ bị tổn thương.

<i><b>(i) Cá nhân có quốc tịch bao gồm: cá nhân có một quốc tịch và cá nhân có nhiều </b></i>

quốc tịch;

<i><b>(ii) Cá nhân khơng quốc tịch</b></i>

<small>25</small>

bao gồm cả trường hợp xảy ra do ý chí của chính những người liên quan hoặc khơng phải do lỗi của họ. Cụ thể cá nhân không quốc tịch trong trường hợp “một người mất quốc tịch cũ (do được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất quốc tịch, …) nhưng chưa được vào quốc tịch mới của quốc gia khác hoặc trường hợp “do xung đột cách thức hưởng quốc tịch của các nước”. Khái qt, cá nhân khơng quốc tịch chính là tình trạng “người khơng được coi là cơng dân của một quốc gia nào”.

<i><b>(iii) Nhóm chủ thể đặc biệt: </b></i>

<i><b>Một, nhóm người di cư: “Di cư là hoạt động di chuyển của con người từ nơi này </b></i>

đến nơi khác để sinh sống. Trong đó, nơi đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay đơn vị hành chính, có nhiều mục đích và nguyên nhân khác nhau có thể là dưới những tác động yếu tố kinh tế hay phi kinh tế nào đó, dẫn đến việc di cư và thời gian di cư”

<small>26</small>

. Đây là trường hợp mà cá nhân di cư có thể thuộc nhóm có quốc tịch hoặc khơng quốc tịch, cũng là nhóm đối tượng dễ trở thành nạn nhân của nô lệ hiện đại bởi lẽ, theo ghi nhận của Walk Free tỷ lệ người lao động di cư có nguy cơ bị cưỡng bức lao động cao gấp ba lần so với người lao động trưởng thành không di cư. Mặc dù di cư lao

<small> </small>

<small>24 Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong Vụ Nottebohm giữa Liechtenstein và Guatemala đã định nghĩa “quốc tịch”quốc tịch là một mối liên kết pháp lý có cơ sở dựa trên một thực tế xã hội về sự gắn kết, một mối liên kết đặc thù về việc tồn tại, lợi ích và quan điểm, cùng với sự tồn tại của các quyền và nghĩa vụ qua lại. Có thể cho rằng điều đó cấu thành một sự thể hiện pháp lý của một thực tế rằng một cá nhân được trao quốc tịch, trực tiếp theo luật hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền, trên thực tế có mối liên kết gần gũi hơn với dân cư của Quốc gia trao quốc tịch hơn dân cư của các Quốc gia khác.” </small>

<small>25</small><i><small> Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2020), Công pháp quốc tế quyển I, NXB. Hồng Đức - Hội luật gia Việt </small></i>

<small>Nam, tr.445. </small>

<small>26 ThS Mai Quang Hợp, ThS Ngô Phú Thanh, “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư: Trường hợp nghiên </small>

<i><small>cứu di cư từ Đồng bằng sông Cửu Long đến vùng Đông Nam Bộ”, Kỷ yếu Hội nghị Hội nghị nghiên cứu khoa </small></i>

<i><small>học của cán bộ, giảng viên và người học sau đại học, do Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học quốc gia TP. Hồ </small></i>

<small>Chí Minh tổ chức vào ngày 10/10/2019, tr.4. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

động có tác động tích cực phần lớn đến các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và xã hội, nhưng phát hiện này cho thấy người di cư đặc biệt dễ bị tổn thương như thế nào khi bị cưỡng bức lao động và buôn bán, cho dù là do di cư bất thường hoặc được quản lý kém, hoặc do các hoạt động tuyển dụng không công bằng và phi đạo đức

<small>27</small>

.

<i><b>Hai, nhóm người dễ bị tổn thương: Khái niệm nhóm người dễ tổn thương hiện </b></i>

nay vẫn đang là một vấn đề tương đối khó xác định, theo đó nhóm người dễ bị tổn thương có thể được hiểu là nhóm đối tượng “có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác”

<small>28</small>

; Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 quy định: “Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 ghi nhận: “Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hồn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu những tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo”,... do đó nhìn chung nhóm người dễ bị tổn thương thường được mở rộng không chỉ dừng lại ở phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi mà cịn bao gồm cả cịn có thể là người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn, người thiểu số, người sống chung với HIV- AIDS, tù binh chiến tranh, người đồng tính hoặc người chuyển giới…

<small>29</small>

Theo đó, đây là nhóm người trên thực tế “nếu khơng được bảo vệ đặc biệt, các nhóm dễ bị tổn thương (tồn bộ hay một số thành viên) có thể bị rơi vào những hoàn cảnh rất bi thảm, trong khi đó, phân biệt đối xử, bỏ rơi hay quên lãng bất cứ nhóm nào đều là trái với lương tâm của con người và không thể chấp nhận trong một xã hội văn minh”

<small>30</small>

. Hơn hết, trong mối liên quan với nô lệ hiện đại, đây cũng là nhóm chủ thể dễ bị tác động, yếu thế hơn và cần được bảo vệ bởi Nhà nước và pháp luật.

Tóm lại, như đã khẳng định, bất kỳ cá nhân nào khơng phân biệt tơn giáo, giới tính, dân tộc, … đều có thể trở thành nạn nhân của nạn nơ lệ trong thời hiện đại, vì mục đích thương mại hay phi thương mại. Bởi lẽ suy cho cùng, đây đều là những chủ thể yếu thế cần được bảo vệ trước những hành vi cưỡng ép, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của con người.

<small> </small>

<small>27</small><i><small> “50 million people worldwide in modern slavery”, Walk Free, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>28</small><i><small> Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn </small></i>

<i><small>thương, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 23 </small></i>

<small>29 Lê Thị Diễm Hằng (2022), “Bảo vệ quyền con người của một số nhóm người dễ bị tổn thương – chuẩn mực quốc tế và nội luật hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam”, [ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>30 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), tlđd, tr.20. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.3. Phân biệt các thuật ngữ “nô lệ” - “nô lệ hiện đại” – “buôn bán người” </b>

“Nô lệ”, “nô lệ hiện đại” và buôn bán người thường bị nhầm lẫn là cùng thể hiện cho một hành vi dùng cưỡng ép, bạo lực để ép buộc một cá nhân tuân theo những yêu cầu trái pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu thương mại, … bất chính và nguy hiểm của đối tượng yêu cầu. Tuy nhiên như đã đề cập, nô lệ hiện đại là một thuật ngữ chung để gọi tên những hành vi phạm tội khiến một người trong tình trạng bình thường trở thành đối tượng bị kiểm soát, ép buộc trái với ý chí đích thực. Trong các dạng của nơ lệ hiện đại thì bn bán người được đánh giá là một trong những hình thức phổ biến và có số lượng “nô lệ” tăng cao như hiện nay.

Theo đó, chế độ nơ lệ lần đầu tiên được định nghĩa trong Công ước về nô lệ năm 1926 đề cập đến sự kiểm soát của một người hoặc nhiều người đối với người khác và cũng được coi là một tội hình sự nghiêm trọng. Tương tự, các tập tục tương đồng với nô lệ cũng được đề cập trong Cơng ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ, các thể chế và thông lệ tương tự như chế độ nô lệ năm 1956 bổ sung cho Công ước về Chế độ nơ lệ trước đó, bao gồm một loạt các thể chế và tập quán tương tự như chế độ nô lệ, bao gồm nô lệ nợ, chế độ nông nô và hơn nhân cưỡng ép

<small>31</small>

. Trong khi đó, khái niệm buôn bán người đã được đề cập và được chấp nhận rộng Cơng ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nghị định thư bổ sung nhằm ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Nghị định thư Palermo), được thông qua năm 2000. Định nghĩa chỉ rõ tội phạm bn người là một q trình được cấu

<i>thành bởi ba yếu tố: “1. Hành vi liên quan đến tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, </i>

<i>chứa chấp, tiếp nhận người; 2. Bằng cách đe dọa, lừa dối, vũ lực hoặc các hình thức khác các hình thức cưỡng chế; 3. Vì mục đích khai thác. Khai thác có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức, ăn xin cưỡng bức, lấy nội tạng, chế độ nô lệ và các hoạt động giống như nô lệ.” </i>

Theo đó, khi phân nhóm ba thuật ngữ này sẽ dẫn đến kết quả cụ thể như sau: Chế độ nô lệ và nô lệ hiện đại sẽ được phân loại vào nhóm “tội ác chống lồi người” trong tội phạm quốc tế theo luật quốc tế trong khi đó bn người lại được xác định là tội phạm hình sự quốc tế hay cịn có tên gọi khác là tội phạm có tính chất quốc tế (xun quốc gia)

<small>32</small>

. Khái niệm về tội phạm quốc tế được xác định bởi nhiều quan điểm khác nhau của các học giả như theo TS. Lê Cảm, định nghĩa “tội phạm quốc tế là hành vi đặc biệt nguy hiểm được quy định trong luật hình sự quốc tế do Nhà nước, pháp nhân hoặc thể nhân

<small> </small>

<small>31 Supplementary Convention on the Abolition of Slavery, the Slave Trade, and Institutions and Practices Similar to Slavery 1957. </small>

<small>32 H. van der Wilt (2014), “Trafficking in Human Beings: A Modern Form of Slavery or a Transnational Crime?”, </small>

<i><small>Amsterdam Law School Legal Studies Research Paper, (13), tr.45 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thực hiện một cách cố ý xâm phạm sự tồn tại hồ bình và an ninh nhân loại”

<small>33</small>

. Quan điểm này được tái khẳng định trong cuốn “Luật Hình sự quốc tế với việc đảm bảo quyền con người” của TS. Nguyễn Phương Hoa khẳng định, “tội phạm quốc tế là những hành vi đặc biệt nguy hiểm, xâm hại hồ bình và an ninh quốc tế, có thể bị xét xử bởi bất cứ quốc gia nào hoặc một tồ án hình sự quốc tế theo các quy định của pháp luật quốc tế”

<small>34</small>

. Theo đó, đây là những quan điểm được đánh giá là tương đồng và phù hợp với nội hàm và bản chất của tội phạm quốc tế

<small>35</small>

. Căn cứ theo Quy chế Tồ án qn sự Nuremberg

<small>36</small>

, Cơng ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948

<small>37</small>

, tội phạm quốc tế bao gồm: tội chống hồ bình, tội phạm chiến tranh, tội chống loài người và tội diệt chủng. Cho đến thời điểm hiện nay, các loại tội phạm trên tiếp tục được mở rộng theo Quy chế Tồ án hình sự quốc tế bao gồm: tội diệt chủng, tội phạm chống loài người, tội chiến tranh và tội xâm lược

<small>38</small>

. Trong đó tội phạm chống lồi người là một trong những tội không chỉ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi cá nhân mà còn quyền lợi của cộng đồng và “nơ lệ hố” là một trong những hành vi như trên.

Nơ lệ hố là hành vi thực hiện một hoặc tất cả các quyền lực liên quan đến sở hữu đối với một hoặc nhiều người như mua; bán; cho mượn; cho thuê; đánh đập, hành hạ; hoặc tước tự do

<small>39</small>

, tương đồng với bản chất của “nô lệ hiện đại” đã đề cập. Mặc dù “buôn bán người” được liệt kê trong hành vi nơ lệ hố tuy nhiên, theo đề cập trong cơng trình nghiên cứu, nơ lệ hố được hiểu dưới dạng một q trình diễn ra hành vi, có tính chất xun suốt, liên tục có tính chất quốc tế sâu sắc, xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự pháp luật quốc tế. “Tội phạm quốc tế và tội phạm xâm hại trật tự pháp luật quốc tế khác nhau sâu sắc về tính phi nghĩa, tính nguy hiểm cho số phận hồ bình nhân loại”

<small>40</small>

. Chính vì lẽ đó, “tội phạm xuyên quốc gia được xác định là những hành vi nguy hiểm, xâm phạm trật tự pháp luật của quốc gia được quy định trong các điều ước quốc tế và bị trừng phạt bởi quốc gia theo các quy định của luật hình sự quốc gia phù hợp với điều ước này”

<small>41</small>

. Buôn bán người được tách riêng và xác định với tư cách thuộc tội phạm có tính chất quốc tế là phù hợp căn cứ theo các quy định tại Công ước chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia năm 2000, Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị

<small> </small>

<small>33</small><i><small> Lê Cẩm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung của Luật hình sự, NXB. Cơng an nhân dân, tr. 100 </small></i>

<small>34</small><i><small> Nguyễn Phương Hoa (2014), Luật Hình sự quốc tế với việc đảm bảo quyền con người, NXB. Đại học quốc gia </small></i>

<small>TP. Hồ Chí Minh, tr.33. </small>

<small>35 Lê Cẩm (2000), tlđd, tr.9: Khái niệm của TS. Lê Cẩm đưa ra là khoa học và đã xác định đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm quốc tết bao dồm các nội dung cơ bản sau: “Chủ thể thực hiện tội phạm; Mặt khách quan của tội phạm quốc tế; Khách thể của tội phạm quốc tế; Cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm quốc tế” </small>

<small>36 Điều 6 Quy chế Tịa án qn sự Nuremberg. </small>

<small>37 Điều 3 Cơng ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948. </small>

<small>38 Điều 9 Phần II Quy chế Toà án hình sự quốc tế thường trực La Haye. </small>

<small>39 Điều 7(1)(c) và Điều 7(2)(c) Quy chế Tồ án hình sự quốc tế thường trực La Haye </small>

<small>40 Nguyễn Phương Hoa (2014), tlđd , tr.43 </small>

<small>41 Nguyễn Phương Hoa (2014), tlđd, tr.124 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2003 và Nghị định thư về Chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không năm 2004. Do đó, việc phân biệt ba thuật trên nhằm tạo thuận lợi trong việc xác định hành vi phạm tội, căn cứ hình phạt thích đáng cũng như tránh tình trạng nhầm lẫn thuật ngữ dẫn đến việc nghiên cứu và xác định nội hàm của hành vi được cụ thể.

<b>1.4. Nguyên nhân về sự tồn tại của “nô lệ hiện đại” </b>

Nô lệ hiện đại tồn tại là thực trạng về sự chênh lệch giá trị sống ngày một gia tăng trong xã hội, phản ánh mặt tối của đời sống phát triển với sự “chạy đua” của nền kinh tế cũng như sự thiếu sót trong cơng tác quản lý và điều tiết xã hội. Do đó, kết quả của nơ lệ hiện đại là sự xuất phát từ sự kết hợp nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tạo thành, trong phạm vi cơng trình, có thể kể đến một số lý do sau:

<i>Thứ nhất, quá trình thay đổi chế độ sản xuất, sự phân công lao động (Social division of labour), các vấn đề mang tính tồn cầu của các quốc gia. Các hoạt động nơ </i>

lệ đã góp phần tạo thêm giá trị thặng dư thông qua tiết kiệm chi phí gián tiếp ở khâu sản xuất những nơ lệ đương thời bị bóc lột ở những điểm sản xuất ít được kiểm sốt nhất, điển hình là nơi lao động thô sơ được sử dụng ở cuối chuỗi dịch vụ được ký hợp đồng phụ. Nói cách khác, quá trình thay đổi sản xuất làm cho các chủ thể kinh doanh như tổ chức, doanh nghiệp, với mong muốn giảm chi phí lao động nhưng vẫn muốn đạt được lợi nhuận cao sẽ thông qua các trung gian để “mua bán” những nhân công giá rẻ để làm việc. Từ đó các hoạt động bóc lột quá mức người lao động đặc biệt là người lao động đi xuất khẩu, di trú tại các quốc gia nước ngoài diễn ra. Những lao động này chủ yếu phục vụ sản xuất trong nông nghiệp (chẳng hạn như bông, ca cao và đường), sản xuất (như may mặc, thảm và gạch), khai thác mỏ, xây dựng, giúp việc gia đình và ngành cơng nghiệp tình dục

<small>42</small>

. Mặt khác, nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ giá rẻ ngày càng cao càng góp phần vào việc duy trì chế độ nơ lệ hiện đại. Khi người tiêu dùng ưu tiên giá thấp hơn tiêu chuẩn lao động và nguồn cung ứng có đạo đức (cách thức tạo ra sản phẩm theo quy trình chuẩn thông thường được điều chỉnh bởi pháp luật), các doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp bóc lột để đáp ứng nhu cầu và giảm chi phí.

<i>Thứ hai, sự chênh lệch giàu nghèo vẫn tồn tại trong xã hội dẫn đến tình trạng mất cân bằng về kinh tế: Phân hóa giàu nghèo là một vấn đề xã hội tất yếu của mọi xã </i>

hội loài người. Bởi lẽ cứ có sự phân cơng lao động xã hội là có sự phân hóa giàu nghèo. Sự phân hóa giàu nghèo có thể thấy dưới nhiều hình thức và ở khắp nơi

<small>43</small>

. Đây được

<small> </small>

<small>42 Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide chủ biên (2011), tlđd, tr.284. </small>

<small>43</small><i><small> “Phân hóa giàu nghèo ảnh hưởng đến an ninh trật tự”, Cổng Thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh và </small></i>

<i><small>Xã hội, [ (truy cập ngày 30/7/2023). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

xem là một trong những nguyên nhân duy trì chế độ nơ lệ nói chung và nơ lệ hiện đại nói riêng. Sự thiếu hụt về cơ hội kinh tế từ đó tác động đến nhận thức, đời sống một bộ phận người dân nghèo bị hạn chế khả năng tiếp cận với giáo dục và an sinh xã hội dẫn đến tình trạng nạn nhân “chủ động” trở thành người bị bóc lột do bị lừa dối rơi vào tình huống bị lao động cưỡng bức. Tuy vậy, khơng phải tất cả các khía cạnh của nghèo đói và tồn cầu hố sẽ dẫn đến nơ lệ hiện đại, mà điều quan trọng phải xác định được cụ thể của khía cạnh nào của vấn đề trên gây ra tình trạng này, và do đó, “khơng phải là hậu quả tất yếu của q trình tồn cầu hóa, chế độ nô lệ hiện đại thực sự là kết quả của các chế độ di cư hạn chế (…) khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, và việc bãi bỏ quy định và củng cố quyền lực của các công ty thúc đẩy việc tạo ra lợi nhuận ngắn hạn thường chỉ mang lại lợi ích cho người giàu”.

<small>44</small>

<i>Thứ ba, quá trình di cư, phân chia “khu vực cư trú” diễn ra “ồ ạt” lan rộng trên phạm vi tồn cầu. Thực tế có thể thay nơ lệ hiện đại có phạm vi hoạt động chủ yếu ở </i>

các quốc gia phát triển - nơi thay đổi số phận con người, do đó, một bộ phận người đi cư đã chọn lựa sự việc rời quê hương để đến những quốc gia trên nhằm thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, do rào cản về ngôn ngữ, văn hố thậm chí là những hiểu biết về pháp luật, nên khơng ít người dễ dàng bị cưỡng bức và trở thành nô lệ hiện đại theo cách đơn giản nhất (tự nguyện giao kết những hợp đồng lao động “ảo” và bị dụ dỗ vào cuộc sống nô lệ trong chính xã hội hiện đại mà khơng thể giải thốt). Nói cách khác “nạn nhân phần lớn là lao động trình độ thấp và lao động nhập cư bị hạn chế hoặc khơng có lựa chọn cuộc sống do hồn cảnh sinh ra. Đây là những người có nhiều khả năng cam kết nhất với những lời hứa hão huyền về những cơ hội tốt hơn để chu cấp cho gia đình họ ở một thành phố hoặc quốc gia xa xơi.”

<small>45</small>

Ngồi những lý do trên, nơ lệ hiện đại cịn có thể hình thành thơng qua sự thiếu giám sát, quản lý chuỗi cung ứng lao động của các cơng ty cũng có thể là cơ sở để nơ lệ hiện đại có cơ hội len lỏi và thực hiện các hành vi xâm phạm nghiêm trọng, gián tiếp lẫn trực tiếp vào đời sống của con người. Bên cạnh đó, một nguyên nhân sâu xa khác có thể kể đến chính là sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan có thẩm quyền, thậm chí là sự phản án lỗ hổng trong quản lý Nhà nước đối với các vấn đề xã hội.

<b>1.5. Ảnh hưởng của nô lệ hiện đại đối với nhân quyền </b>

Dù lịch sử đen tối của chế độ nô lệ được coi là cơ bản chấm dứt nhưng những hình thái cịn tiềm tàng của nó vẫn ln tồn tại, chính vì lẽ đó, đặt ra vấn đề nô lệ hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

[ và nhận thức được những tác động cũng như ảnh hưởng của vấn đề này đến xã hội – nhất là đến việc đảm bảo đời sống của con người là cần thiết. Ngay cả khi sự hiện diện của nô lệ bị giấu kín bằng các hình thức khác nhau, nhưng phải thừa nhận rằng sự tồn tại của tình trạng nô lệ hiện đại hiện nay đã xâm phạm và đe dọa xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do và cơ bản của con người

<small>46</small>

. Nô lệ hiện đại bản chất là tàn dư của chế độ cũ và sự trỗi dậy mạnh mẽ trong thời đại hiện tại, chính vì thế những hệ luỵ mà nơ lệ hiện đại mang lại không chỉ dừng ở phạm khu vực và cịn mở rộng ở cấp độ tồn cầu. Tuy nhiên, trong phạm vi cơng trình, tác giả chủ yếu đề cập đến những ảnh hưởng của nô lệ hiện đến nhân quyền - phạm trù thiêng liêng, cao cả và bất khả xâm phạm.

Nhân quyền hay quyền con người được hiểu là “những quyền thuộc về con người (human being). Khái niệm quyền con người được thể hiện ở việc mọi cá nhân đều có quyền hưởng những quyền của mình mà khơng có sự phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị, dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, sự sinh ra hoặc những quy chế khác”

<small>47</small>

. Như vậy, quyền con người chính là sự bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân chống lại những hành động hoặc không hành động can thiệp đến nhân phẩm, những quyền và nhân cách con người, vì thế, việc nơ lệ hiện phát đại phát sinh chính là sự cảnh báo cho nguy cơ con người bị đe doạ đến những lợi ích, những hạnh phúc được mưu cầu. Nhân quyền chính là sự đúng kết những giá trị chung và chuẩn mực của nhân loại, xâm phạm đến quyền này cũng chính là xâm phạm đến những lợi ích của xã hội - đó cũng là lý do cho sự tồn tại của các loại tội phạm chống lại loài người được đặt ra. Do đó có thể thấy rằng, nơ lệ hiện đại suy cho cùng chính là sự xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng và mức độ của nó không chỉ ảnh hưởng đến một quyền cụ thể mà diễn ra đối với vô số quyền con người từ các quyền dân sự đến kinh tế, xã hội. Tuy vậy, trong phạm vi của cơng trình, tác giả chủ yếu đề cập đến một số quyền tiêu biểu bị tác động trực tiếp bởi nô lệ hiện đại như sau:

<i><b>Thứ nhất, Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (thế hệ quyền thứ nhất). Theo Điều 1 Cơng ước chống tra </b></i>

tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1984:

<i>“Thuật ngữ “tra tấn” có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thơng tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào </i>

<small> </small>

<small>46 Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2011), tlđd, tr.54 - 55. </small>

<small>47 Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2011), tlđd, tr.41 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một cơng chức. Khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.” </i>

<i>Điều 5: “Khơng ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử </i>

<i>tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.”; Điều 7 Công ước quốc tế về quyền dân </i>

<i>sự và chính trị năm 1966: “Khơng ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách </i>

<i>tàn ác, vơ nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm”,... Có thể thấy, quyền con người là một </i>

phạm trù không thể dễ dàng bị xâm phạm, đặc biệt là mỗi cá nhân là một chủ thể được tự do thụ hưởng những giá trị quyền này trên thực tế. Mỗi quốc gia khi tham gia vào bất kỳ một công ước nào liên quan đến nhân quyền thì đều ln phải đảm bảo sẽ tận tâm thiện chí thực hiện những cam kết đó, vì mục tiêu xây dựng, phát triển một xã hội vì con người.

Thực tế, nạn nhân trong tình trạng nơ lệ hiện đại đơn cử như bị lao động cưỡng bức, họ phải đối mặt với cường độ tra tấn như hình thức kỷ luật nghiêm ngặt khi khơng hồn thành các cơng việc được giao. Mọi giá trị về nhân phẩm và đạo đức bị tước đoạt một cách đương nhiên và chính nạn nhân cũng khơng thể nào tự giải thốt khỏi những bất cơng đó. Hành vi tra tấn hay dùng bạo lực một mặt đàn áp tinh thần tự cởi trói của nạn nhân, mặc khác ép buộc nạn nhân phải thực hiện những công việc trái ý muốn để thoả mãn những lợi ích riêng của kẻ phạm tội. Nơ lệ hiện đại, nói cách khác, là sự hiện diện cịn sót lại của chế độ nơ lệ trong lịch sử, nhưng với hình thức tinh vi hơn và được che đậy bởi nhiều hành vi trái pháp luật.

Phải khẳng định và ghi nhận rằng “phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hồ bình thế giới (...) việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngơn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người”. Vì thế, nơ lệ hiện đại xuất hiện và gây tác động nghiêm trọng đến con người chính là trực tiếp xâm phạm đến việc bảo vệ quyền tự do của các cá nhân khỏi bị giam giữ vơ lý, trái ngược với việc bảo vệ an tồn cá nhân. Một cá nhân khi trở thành nạn nhân của nơ lệ hiện đại chính là đang trong tình trạng bị tước đoạt các quyền con người đáng có một cách cơng khai và triệt để. Bởi lẽ bất kỳ cá nhân nào điều có quyền được đối xử nhân đạo, những hành vi tra tấn như đề cập trong Cơng ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1984

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đều phải bị tuyệt đối cấm trên thực tế. Quốc gia - với cam kết không vi phạm các hành

<i>vi trên có nghĩa vụ phải đảm bảo cho cơng dân nước mình, “khơng có bất kỳ hồn cảnh </i>

<i>ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn”</i>

<i><small>48</small></i>

<i>. Do đó, điều cấm kỵ tuyệt đối được quy định </i>

để ngăn chặn sự xâm phạm quyền con người chính là tuyệt nhiên không được phép thực hiện bất kỳ hành vi tra tấn nào với bất kỳ lý do nào.

<i><b>Thứ hai, Nô lệ hiện đại là sự tước đoạt một cách công khai và trực tiếp quyền lao động. Cũng tại Điều 23 UDHR, Điều 6, 7 và 8 ICESCR đã ghi nhận minh thị về </b></i>

quyền được lao động, tự do chọn việc làm, hưởng lương ngang nhau và khơng có sự phân biệt đối xử. Tự do lao động và quyền lao động được đặt ra với mục đích cao cả là hướng đến sự tự do, thoải mái và xứng đáng có được các điều kiện sống ổn định và phát triển rèn luyện đời sống tinh thần cá nhân. Bên cạnh đó, lực lượng lao động cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế. Ví dụ tại Việt Nam, trong Nghị quyết Đại hội lần thứ X ghi nhận: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng đồng bộ…”; Năm 2006 Quốc hội đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, chính sự mở rộng môi trường lao động cũng tạo ra những vấn đề pháp lý liên quan trong việc bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam ở nước ngồi có hiệu lực hay khơng phụ thuộc vào vai trò quan trọng của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

<small>49</small>

. Các hiệp định đã ký (Qatar; Ả rập; Đài Bắc, Malaysia,…); Các điều ước bảo vệ người lao động;... đã góp phần khẳng định được tầm quan trọng của quyền lao động trong đời sống. Tuy nhiên, việc nô lệ hiện đại xuất hiện lại một lần nữa đe dọa đến các quyền con người cơ bản và đáng có, hành vi này đã tước đoạt đi sự tự do lao động, thụ hưởng thành quả lao động của người khác dựa trên sự bóc lột, đồng thời bất kỳ hình thức nơ lệ hiện đại nào được thực hiện trên thực tế cũng là đang tiếp tay cho hành vi cản trở sự bình đẳng làm việc, lao động.

Trong tình trạng nơ lệ hiện đại, dù ở bất kỳ hình thức nào, thì bản chất mục đích mà những kẻ phạm tội hướng đến là thu lợi bất chính từ sức người lao động trong các chuỗi cung ứng sản xuất. Các hình thức phổ biến của việc tước đi những thành quả lao động trên thông thường được thực hiện qua hành vi giữ tiền lương. Theo đó, “người lao động có thể buộc phải làm việc cho một chủ đã lạm dụng họ để chờ nhận số lương mà họ bị chủ sử dụng giữ. (...) khi tiền lương bị giữ một cách có hệ thống và chủ ý như là một biện pháp nhằm buộc người lao động phải ở lại, và từ chối người lao động cơ hội

<small> </small>

<small>48 Khoản 2 Điều 2 Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vơ nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1984 đều phải bị tuyệt đối cấm trên thực tế. </small>

<small>49</small><i><small> Trương Hồng Hà (2010), Bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong pháp luật </small></i>

<i><small>Việt Nam và Các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký với một số nước - Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học – Viện khoa học xã hội nhân văn, NXB. Khoa học xã hội nhân văn, tr.302. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chuyển chủ sử dụng, điều này dẫn đến lao động cưỡng bức.”

<small>50</small>

Mặc khác, quyền lao động, phải được xác định đúng bản chất là quyền để phục vụ cho những nhu cầu và thụ hưởng quyền của cá nhân. Xâm phạm đến quyền lao động là gián tiếp lấy đi quyền được hạnh phúc, được hưởng lợi từ những giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống con người. Lao động và cống hiến sức khoẻ cho quá trình sản xuất phải được đặt trong hoàn cảnh và thời gian phù hợp trong khi đó, nơ lệ hiện đại có thể là tình trạng mà người lao động bị buộc phải làm quá thời gian quy định, chịu sự đe doạ để hồn thành khối lượng cơng việc nặng nề và đồ sộ thì liệu, bản chất của quyền lao động có thật sự được bảo vệ?

<i><b>Thứ ba, cũng được xem là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất mà no lệ hiện đại tác động đến nhân quyền - cũng là quyền cốt lõi để thực thi và hưởng lợi từ các quyền con người người khơng gì khác, ngồi quyền sống, quyền tự do nói chung của tồn nhân loại</b></i>

<i><b><small>51</small></b></i>

<i><b>. Trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 </b></i>

của Cộng hòa Pháp khẳng định “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Sự khác biệt xã hội chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở lợi ích chung (...) Mục đích của mọi tổ chức chính trị và việc bảo toàn các nguồn lợi tự nhiên và bảo tồn các quyền con người khơng thể bị tước bỏ. Các quyền đó là tự do, tài sản, sự an toàn và quyền chống lại mọi sự áp bức”

<small>52</small>

; Ý nghĩa trên cũng đã từng được nhấn mạnh thông qua Tuyên ngôn độc lập của năm 1776 của Hoa Kỳ rằng “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc.” Ngay cả trong tuyên ngôn độc lập của quốc gia đơn cử như Việt Nam, quyền sống, quyền tự do trên vẫn được nhắc lại như một lời khẳng định về phẩm giá thiêng liêng của con người.

Tuy nhiên, trên thực tế, những quyền trên ln bị đặt trong sự tác động nói chung của xã hội, và việc bảo vệ những quyền này luôn gặp phải những khó khăn và thách thức. Khi nơ lệ hiện đại xuất hiện, quyền sống các bị đe doạ hơn bởi từ một quyền độc lập và riêng biệt của cá nhân, quyền sống dần trở thành “thứ” mà bất kỳ ai cũng có thể chà đạp. Kể từ thời điểm cá nhân bị trở thành nạn nhân của nô lệ hiện đại, cũng đồng thời là thời điểm người này bị đánh mất đi quyền sống và phải chấp nhận tồn tại thông qua nghĩa vụ phải sống. Sự tước đoạt tự do cũng đồng thời chính là lấy đi con đường phát triển và rèn luyện bản chất của mỗi người.

<small> </small>

<small>50 “Các dấu hiệu nhận biết lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động quốc tế”, [ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>51 Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền 1948: “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.” </small>

<small>Điều 3 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền 1948: “Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.” </small>

<small>52 Điều 1, Điều 2 Tuyên ngơn Nhân quyền và Dân quyền Cộng hồ Pháp </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Quyền sống là một quyền cơ bản, là phạm trù tự nhiên vốn có, bị xâm phạm quyền sống thì cũng đồng thời ngăn chặn sự hình thành những quyền mới. Suy cho cùng, khơng chỉ nơ lệ hiện đại mà bất kỳ hình thức nào có nguy cơ đe doạ và trực tiếp xâm phạm đến quyền con người đều xứng đáng phải gánh chịu những hình phạt nghiêm khắc. Hơn hết, mỗi quốc gia phải là ngọn cờ đầu trong hành trình bảo vệ toàn vẹn những phẩm chất, giá trị của nhân quyền hơn ai khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Vấn đề liên quan đến nhân quyền luôn là một trong những vấn đề mà bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải công nhận, tôn trọng đảm bảo và thực thi trong đời sống. Tuy nhiên để có thể ngăn chặn, giảm thiểu và tiến đến xố bỏ các hành vi đe doạ hay trực tiếp xâm phạm đến nhân quyền cần phải có sự chung tay và đấu tranh quyết liệt. Đó cũng chính là lý do vì sao, “nơ lệ hiện đại” được đặt ra với mục đích nhấn mạnh sự quan trọng của giá trị tự do, sự mưu cầu hạnh phúc bình đẳng của mỗi cá nhân không để bất kỳ ai phải chịu tổn thương.

Tuy hình thái tồn tại của nô lệ hiện đại vẫn đang hiện hữu nhưng việc chỉ ra bản chất của vấn đề này với tư cách là một khoa học pháp lý vẫn còn hạn chế, do đó, từ những phân tích trên, Chương 1 đã đúc kết được luận điểm sau:

<i><b>Một, “nô lệ hiện đại” tuy không phải là một thuật ngữ khoa học pháp lý nhưng </b></i>

nội hàm có mối liên hệ mật thiết bởi các đối tượng trong khoa học pháp lý vì nó là thuật ngữ chung nhóm các hành vi phạm tội với mục đích xâm phạm các quyền con người chính đáng, đe doạ và tước đoạt nghiêm trọng đến khả năng thụ hưởng quyền bình đẳng của mỗi cá nhân.

<i><b>Hai, bất kỳ hành vi nào thoả mãn đầy đủ các tiêu chí khi phân loại nơ lệ hiện đại </b></i>

với mục đích sau cùng là nhằm bóc lột, hưởng lợi từ cơng sức lao động, thành quả lao động, … của người khác thông qua các hành vi cưỡng ép, hành hạ về tinh thần và thể chất đều có thể là sự hiện diện của chế độ “người bóc lột người” trong thời đại hiện tại.

<i><b>Ba, cần có sự cẩn trọng trong việc sự dụng thuật ngữ và phân biệt cụ thể giữa “nô </b></i>

lệ” – “nô lệ hiện đại” – “buôn bán người” nhằm góp phần đưa ra các giải pháp phù hợp đến hạn chế những tình trạng trên tái diễn trên thực tế. Rõ ràng, khi sự nhầm lẫn xảy ra việc để lọt tội phạm cũng như tạo cơ hội để các hình thái khác của nơ lệ hiện đại phát sinh sẽ ngày càng đưa các nạn nhân vào tình thế khơng thể giải thốt cho chính mình.

<i><b>Sau cùng, nạn nhân của nô lệ hiện đại phổ quát ở mọi đối tượng, mọi chủ thể, </b></i>

bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đe doạ trở thành người lao động “nơ lệ”. chính là những hệ quả của nô lệ hiện đại đối với nhân quyền trong đó chính là sự xâm phạm nghiêm trọng đến các thế hiện quyền con người; tước đoạt những quyền cơ bản đáng có và ngăn chặn sự hình thành những quyền mới phát khởi từ nhu cầu của con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG 2: “NÔ LỆ HIỆN ĐẠI” TRONG QUY ĐỊNH, THỰC TIỄN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI </b>

<b>2.1. Bối cảnh thực tế về nơ lệ hiện đại trên tồn cầu </b>

Theo thống kê chỉ số nơ lệ tồn cầu (Global Slavery Index) của Walk Free, kết hợp với báo cáo của ILO về tình trạng nơ lệ cưỡng bức tính đến tháng 11/2022 ghi nhận và Tổ chức Di cư Quốc tế, số người trong chế độ nô lệ hiện đại đã đạt ngưỡng 49.6 triệu người, ước tính có khoảng 27,6 triệu người lao động cưỡng bức trong đó có 6.3 triệu người bị lao động cưỡng bức bởi tư nhân và 3,9 triệu người bị lao động cưỡng bức do Nhà nước áp đặt và 22 triệu người là nạn nhân của hôn nhân cưỡng bức; Con số trên tiếp tục tăng lên thêm 10 triệu người sau 5 năm kể từ ước tính cuối cùng vào năm 2022. Thơng qua sơ đồ về số lượng nô lệ hiện đại từ giai đoạn (2016 - 2021)

<small>53</small>

có thể thấy, sự tác động nghiêm trọng của tình trạng này ln trong tình trạng gia tăng và khơng có dấu hiệu suy giảm.

Chế độ nô lệ hiện đại xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và cắt ngang các ranh giới sắc tộc, văn hóa và tơn giáo. Theo chỉ số Nơ lệ Tồn cầu mới nhất, do nhóm nhân quyền Walk Free nghiên cứu chỉ ra 10 quốc gia có tỷ lệ nơ lệ hiện đại cao nhất là Bắc Triều Tiên, Eritrea, Mauritania, Ả Rập Saudi, Türkiye, Tajikistan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nga, Afghanistan và Kuwait

<small>54</small>

; Trong đó sáu quốc gia G20 nằm trong số những quốc gia có số lượng nô lệ hiện đại lớn nhất là Ấn Độ (11 triệu), Trung Quốc (5,8 triệu), Nga (1,9 triệu), Indonesia (1,8 triệu), Türkiye (1,3 triệu) và Hoa Kỳ (1,1 triệu). Những quốc gia phát triển như Vương quốc Anh hay Mỹ - nơi mang đến những giấc mơ thay đổi cuộc sống, ln là đích đến sau cùng của các nạn nơ lệ hiện đại, của q trình bóc lột người diễn ra vô cùng khốc liệt. Đơn cử tại Anh, nô lệ hiện đại vẫn đang tồn tại với nhiều hình thức khác nhau và trở nên phổ biến hơn trên tồn cầu, theo đó tập trụng vào các hoạt động tội phạm như trồng cần sa, bóc lột tình dục, nơ lệ gia đình hoặc lao động cưỡng bức tại các trang trại, cơng trình xây dựng, cửa hàng, quán bar, tiệm làm móng, rửa xe hoặc sản xuất

<small>55</small>

.

Căn cứ theo số liệu của Bộ Nội vụ

<small>56</small>

, vào cuối năm 2021, nước này có đến 12.727 nạn nhân tiềm năng của chế độ nô lệ hiện đại (số lượng cao nhất kể từ đầu vào năm

<small> </small>

<small>53 International Labour Organization (2022), tlđd, tr.21. </small>

<small>54 “New report links compounding global crises to modern slavery”, </small> <i><small>Walk Free, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>55</small><i><small> "Slavery in the UK”, anti - slavery, [ (truy cập ngày </small></i>

<small>30/7/2023). </small>

<small>56 “Modern Slavery: National Referral Mechanism and Duty to Notify statistics UK, end of year summary, 2021”, </small>

<i><small>GOV.UK, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

notify-statistics-uk-end-of-year-summary-2021/modern-slavery-national-referral-mechanism-and-duty-to-notify-2009) tăng 20% so với năm 2019 (10.601); có 77% (9.790) là nam và 23% (2.923) là nữ; trong đó trẻ em chiếm 43% – có nghĩa là có 5.468 trẻ em có nguy cơ là nạn nhân của nô lệ hiện đại; Quốc tịch phổ biến nhất được nhắc đến là công dân Vương quốc Anh, chiếm 31% (3.952) trong tổng số nạn nhân (so với 34% vào năm 2020). Quốc tịch được nhắc đến nhiều thứ hai là người Albania (20%; 2.511) và thứ ba là người Việt Nam (8%; 991). Cũng trong năm 2021, hình thức nơ lệ phổ biến nhất được xác định là trường hợp bóc lột tội phạm và lao động cưỡng bức. Khai thác tội phạm thường được thúc đẩy bởi việc trồng và bán ma túy ở Anh, đặc biệt là bóc lột trẻ em. Điều này bao gồm trẻ em Anh bị ép tham gia buôn bán ma túy và công dân Việt Nam bị buôn bán để lao động cưỡng bức sản xuất cần sa.

Trong số liệu mới nhất ghi nhận của Walk Free, số nô lệ hiện đại tại Anh vào năm 2022, đã tăng gần 17.000 (33% so với năm 2021)

<small>57</small>

, số vụ bóc lột lao động tăng 134% trong đó lao động cưỡng bức được báo cáo trong nhiều lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, khách sạn, làm đẹp, xây dựng, sản xuất, rửa xe, dịch vụ gia đình và các ngành dịch vụ khác

<sup>58</sup>

. Cũng tại thời điểm này, các cuộc điều tra chung của Cục báo chí điều tra đã phát hiện các trường hợp liên quan đến việc bóc lột những cơng dân nhập cư trái phép đến từ Nepal

<small>59</small>

và Indonesia

<small>60</small>

đang làm việc bất hợp pháp trong các nông trại tại Anh. Không những thế, nơ lệ hiện đại cịn xuất hiện trong trường hợp giúp việc cho các gia đình ở Vương quốc Anh trong đó đa phần những phụ nữ đến từ Philippines và Indonesia - bị bắt làm nơ lệ giúp việc gia đình trong các hộ gia đình của các nhà ngoại giao có trụ sở tại London

<sup>61</sup>

.

Trẻ em, theo ghi nhận, là một trong những nhóm đối tượng “tiềm năng” và có nguy cơ trở thành nô lệ hiện đại tại Anh, theo đó, với số liệu thống kê mới nhất của chính phủ cho thấy 41% tất cả các trường hợp giới thiệu NRM là dành cho trẻ em, trong đó phạm tội cưỡng bức là hình thức bóc lột phổ biến nhất

<small>62</small>

. Ngồi những mục đích chung liên quan đến nơ lệ hiện đại thì trẻ em trong đường dây người bóc lột người cịn phải đối mặt với nhiều hiểm hoạ khác liên quan. Theo đó, số lượng trẻ em trong các vụ

<small> </small>

<small>57</small><i><small> Global slavery index 2023 (United Kingdom), Walk Free, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>58</small><i><small> “Modern slavery helpline, Unseen 2023, [ (truy cập ngày 30/7/2023). </small></i>

<small>59 Pramod Acharya, “Migrant fruit pickers charged thousands in illegal fees to work on UK farms, investigation </small>

<i><small>shows”, The Guardian, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>60</small> <i><small> “Revealed: Indonesian workers on UK farm ‘at risk of debt bondage”, The Guardian, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/9/2022). </small>

<small>61 </small>

<i><small>Samuel Lovett, “Foreign diplomats trap and abuse domestic workers in private households across London”, The </small></i>

<i><small>Telegraph, </small></i> <small>domestic-workers-private-households/] (truy cập ngày 02/02/2023). </small>

<small>[[ Global Slavery index (United Kingdom), Walk Free, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

án “county lines” – một thuật ngữ dùng để mô tả việc các băng đảng tuyển dụng trẻ em nhằm mục đích vận chuyển ma túy bất hợp pháp trên toàn quốc

<small>63</small>

, đã có sự gia tăng mạnh mẽ. Những tổ chức này thường nhằm đến trẻ em bởi lẽ, đây là nhóm đối tượng dễ bị tác động, thiếu nhận thức đầy đủ đồng thời, chi phí bỏ ra để “thuê” những lao động này khơng tồn tại, vì thế việc dụ dỗ, lôi kéo trẻ em trở thành đối tượng tiếp tay cho những hành vi sai trái tại Anh ngày càng phổ biến. Mặc dù khơng có số liệu thống kê chính thức về bn bán nội tạng nhưng vào năm 2022, Ike Ekweremadi, một chính trị gia người Nigeria và vợ của ông, đã bị kết án theo Đạo luật Nơ lệ Hiện đại vì bn bán nội tạng – bản án đầu tiên về trường hợp này, dựa trên hành vi đưa một người đàn ông từ Lagos đến Vương quốc Anh để trở thành người hiến tặng nội tạng cho con gái của họ để đổi lấy 7.000 GBP (8.700 USD) và lời hứa sẽ ổn định cuộc sống ở Vương quốc Anh

<small>64</small>

. Trong trường hợp của Mỹ, theo thống kê của Walk Free, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có tỷ lệ người trở thành nơ lệ hiện đại tương đối cao, ước tính có khoảng 1.091.000 người (dân số hiện tại tính đến năm 2023 của Mỹ là 331.003.000 người)

<small>65</small>

. Vào năm 2021, căn cứ theo số liệu từ Đường dây nóng quốc gia về buôn bán người (the National Human trafficking Hotline) đã nhận được 1.066 báo cáo về các trường hợp có khả năng bị bn bán lao động, chủ yếu trong các cơng việc giúp việc gia đình, nơng nghiệp và trồng trọt, xây dựng, bán lẻ, khách sạn và các hoạt động bất hợp pháp, cùng các lĩnh vực khác

<small>66</small>

. Hơn 400 báo cáo về nạn buôn người để bóc lột lao động và tình dục chủ yếu là giúp việc gia đình, các hoạt động bất hợp pháp và kinh doanh spa và các hoạt động khác có liên quan một cách bất hợp pháp. Trong đó, theo các số liệu được ghi nhận, phần lớn nạn nhân được xác định trong buôn bán lao động là người lớn (81%) và hơn một nửa số nạn nhân là người nước ngoài (55%)

<small>67</small>

. Với vị thế là một trong những nền kinh tế lớn trên toàn cầu, một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ - giống như các quốc gia G20 khác - phải đối mặt với nguy cơ nô lệ hiện đại thông qua hoạt động sản xuất từ các chuỗi cung ứng sản phẩm. Theo đó, có đến gần 2/3 các trường hợp lao động cưỡng bức bị bóc lột trong nhiều lĩnh vực và ở mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng đặc biệt là trong khâu khai thác nguyên liệu và trong các công đoạn sản xuất

<small>68</small>

.

<small>[ Global Slavery index (United Stated), Walk Free, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>66 National Human Trafficking Hotline (2021), “National human trafficking Hotline Data report”, tr.4. </small>

<small>67 National Human Trafficking Hotline (2021), “National human trafficking Hotline Data report”, tr.4. </small>

<small>68 International Labour Organization (2022), tlđd, tr.119. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Theo số liệu chi tiết được ghi nhận bởi ILO và Quỹ Walk Free, hợp tác với IOM, trên toàn thế giới ước tính có 24,9 triệu người bị mắc kẹt trong lao động cưỡng bức với 16 triệu nạn nhân bị buôn bán lao động trong khu vực tư nhân; 4,8 triệu nạn nhân bị bn bán vì mục đích hoạt động tình dục và 4,1 triệu nạn nhân bị cưỡng bức lao động do nhà nước áp đặt, đồng thời Bộ Lao động Hoa Kỳ đã xác định 148 hàng hóa từ 76 quốc gia được sản xuất bằng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em

<small>69</small>

. Số trẻ em này phần lớn đến từ Trung Mỹ được sinh ra và lớn lên trong sự khủng hoảng về kinh tế và dần trở thành thảm kịch từ đại dịch Covid-19

<small>70</small>

, không những thế, số lượng trẻ vị thành niên không có người đi kèm vào Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất là 130.000 vào tháng 02/2023 tăng gấp ba lần so với năm năm trước đó. Vào năm 2019, một Thẩm phán Liên bang đã kết án tù một cặp vợ chồng đến từ Texas và ra lệnh cho họ phải trả 288.620 đô la Mỹ cho lao động cưỡng bức và các tội khác, sau khi họ buôn bán một đứa trẻ từ Guinea và bóc lột cơ bé như nơ lệ trong nước trong 16 năm

<small>71</small>

. Từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020, chính phủ đã ghi nhận 200 nạn nhân trẻ em bị buôn bán để lao động cưỡng bức. Cũng trong năm 2019, Trung tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích & Bị bóc lột (NCMEC) ước tính rằng cứ 6 trẻ bỏ trốn thì có 1 trẻ có khả năng là nạn nhân của nạn bn bán tình dục. ILO và Walk Free, hợp tác với IOM, ước tính rằng có 4,8 triệu người bị mắc kẹt trong tình trạng bóc lột tình dục cưỡng bức trên tồn cầu

<small>72</small>

. Và như phân tích, số liệu này đã tăng lên với tốc độ khơng kiểm sốt và dự kiến con số này sẽ thay đổi nhanh chóng trong tương lai. Nạn phân biệt chủng tộc cũng là một trong những ngun nhân gây nên tình trạng nơ lệ hiện đại, tỷ lệ nạn nhân là người da màu nói chung và những tù nhân là người da màu nói riêng có nguy cơ trở thành nơ lệ hiện đại luôn chiếm đại đa số

<small>73</small>

.

Về bản chất việc thi hành án và chấp nhận cải tạo tại trại giam là hình phạt cho bất kỳ ai đã phạm tội, tuy nhiên, bản chất của hành vi này phải ln được đặt trong giới hạn thay vì dựa vào căn cứ này để buộc một ai đó thực hiện cơng việc theo nghĩa bắt buộc và mang tính cưỡng ép bất hợp pháp. Tình trạng này, tại Mỹ đã diễn ra như một lẽ hiển nhiên, mặc dù các vấn đề liên quan đến phân biệt chủng tộc đã được đấu tranh nhằm đi đến chấm dứt hoàn tồn trên thực tế. Nhưng rõ ràng, tình hinh người da màu và

<small> </small>

<small>69</small><i><small> “Labor Trafficking”, National Human Trafficking Hotline, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>70</small><i><small> Hannah Dreier, “Alone and Exploited, Migrant Children Work Brutal Jobs Across the U.S.”, The New York </small></i>

<i><small>Times, [ (truy </small></i>

<small>cập ngày 31/7/2023). </small>

<small>71</small><i><small> “Texas Couple Each Sentenced to Seven Years in Prison for Forced Labor and Related Offenses”, United States </small></i>

<i><small>Attorney’s Office Northern District of Texas, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>72</small><i><small> “Sex Trafficking”, National Human Trafficking Hotline, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>73 Tryon P. Woods, “Slavery and the U.S. Prison System” , </small> <i><small>Global Policy, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 06/5/2021). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

các nhóm dân tộc thiểu số cũng có nhiều khả năng sống trong nghèo đói hơn so với người da trắng

<small>74</small>

.

Một số quốc gia khác như Thái Lan, chỉ số tồn cầu về nơ lệ hiện đại của Walk Free vào năm 2023 cũng ước tính tại Thái Lan có khoảng 401.000 người trong tình trạng nơ lệ hiện đại (dân số nước này đạt 69.800.000 người). Thái Lan cũng thứ 14 trong số 27 quốc gia ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và xếp thứ 79 trong số 160 quốc gia trên toàn cầu về tình trạng nơ lệ hiện đại. Ngồi ra, các nước khác cũng có thể kể đến như Trung Quốc, chỉ số Nơ lệ Tồn cầu (GSI) năm 2023 chỉ ra rằng có đến 5,8 triệu người đang sống trong chế độ nô lệ hiện đại ở, tương đương với cứ một nghìn người thì có bốn người phải chịu cảnh nô lệ hiện đại

<small>75</small>

. Hay như Trung Quốc chỉ đứng sau Ấn Độ khi tính đến số người ước tính sống trong chế độ người bóc lột người trong thời đại ngày nay. Có thể thấy, lao động cưỡng bức của công nhân Trung Quốc không bị giới hạn trong biên giới của đất nước. Các báo cáo chỉ ra rằng người di cư Trung Quốc bị buôn bán vào các kế hoạch lừa đảo trên mạng của Trung Quốc hoạt động bên ngoài Campuchia

<sup>76</sup>

.

Bên cạnh đó, trường hợp cơng dân Trung Quốc cũng bị lừa vào những cơng việc bóc lột trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc – một dự án cơ sở hạ tầng lớn nhằm mở rộng thương mại và đầu tư liên kết với Trung Quốc trên khắp châu Á, châu Phi và châu Âu

<small>77</small>

. Một báo cáo năm 2021 cho thấy những người sử dụng lao động Trung Quốc trong các dự án BRI ở Algeria, Indonesia, Jordan, Pakistan, Serbia, Singapore và các quốc gia khác đã buộc công dân Trung Quốc phải làm việc thông qua đe dọa, bạo lực, giữ hộ chiếu và tiền lương, nô lệ nợ nần và các hành vi ngược đãi khác

<small>78</small>

. Tình trạng lạm dụng này tiếp tục diễn ra trong suốt đại dịch, với việc những người lao động bị buộc phải làm việc với nguy cơ lây nhiễm cao, hoặc bị cách ly mà khơng có cách nào để trở về nhà.

<small> </small>

<small>74</small><i><small> “The Population of Poverty USA”, Poverty in USA, [ (truy cập ngày </small></i>

<small>30/7/2023): Theo Dữ liệu điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2018, tỷ lệ nghèo cao nhất theo chủng tộc được tìm thấy ở người Mỹ bản địa (25,4%), trong đó Người da đen (20,8%) có tỷ lệ nghèo cao thứ hai và người gốc Tây Ban Nha (thuộc bất kỳ chủng tộc nào) có tỷ lệ nghèo cao thứ ba (17,6%). Người da trắng có tỷ lệ nghèo là 10,1%, trong khi người châu Á có tỷ lệ nghèo là 10,1%. </small>

<small>75</small> <i><small> Global Slavery Index (China), Walk Free, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 31/7/2023). </small>

<small>76</small><i><small>“Cambodia’s Cyber Slaves”, Al Jazeera, </small></i>

<small>[aljazeera.com/features/longform/2022/8/11/meet-cambodia-cyber-slaves] (truy cập ngày 12/9/2022). </small>

<small>77 Lin, L, Wang, Y & Emont, J 2021, “Chinese Workers Say They Are Lured Abroad and Exploited for Belt and </small>

<i><small>Road Jobs”, The Wall Street Journal, [ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>78</small> <i><small> Blomberg, M 2020, “Pandemic seen fuelling Cambodian ‘bride trafficking’ to China”, Reuters, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Trên thực tế, các câu chuyện về việc ghi nhận các trường hợp trở thành nô lệ hiện đại phổ biến ở hầu hết cá nhân. bao gồm cả những người được cho là thành công trong kinh doanh lẫn cuộc sống. Đó là một minh chứng liên quan đến trường hợp của Lu Xiangri, một nhà phân tích chứng khốn tài chính ở Trung Quốc - nạn nhân của bn bán người và nơ lệ hóa bởi các hoạt động lừa đảo trên mạng ở Campuchia. Sự việc bắt đầu khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mọi hoạt động kinh doanh gần như bị đình trệ, Lu Xiangri đã nhận được lời mời từ một khách hàng thường xuyên của anh ta để thực hiện các công việc trong thời điểm mọi khoản chi phí tại Campuchia trở nên quá sức đối với anh. Với lời hứa hẹn trong vịng 2 tháng, Lu Xiangri chỉ cần phân tích thị trường chứng khốn thì sẽ nhận được khoản thù lao là 1.500 USD/tháng, tuy nhiên, khi đi đến nơi làm việc ngày đầu tiên, anh ta đã phát hiện ra đây là một nơi lừa đảo, song việc từ chối và rời khỏi nơi này trở nên khó khăn hơn khi Lu Xiang ri biết được mình đã bị lừa để bán với giá 12.000 USD. Để có thể rời khỏi tổ chức này, Lu Xiangri buộc phải lao động trong sự giám sát và bóc lột thậm tệ.

<small>79</small>

Đặc biệt trong giai đoạn đại dịch xảy ra, khi mọi hoạt động được thực hiện gần như hoàn toàn trên không gian mạng, theo ghi nhận tại Campuchia, các video và hình ảnh kinh hồng về hành vi tàn ác bên trong các công ty lừa đảo bắt đầu xuất hiện trên internet vào giữa năm 2021. Những video trên chứa đựng những hình ảnh nạn nhân bị “đe dọa về thể xác, bị đánh bằng gậy lớn, bị đánh bằng dùi cui điện trước mặt các công nhân khác hoặc bị cịng tay vào khung giường sắt, khn mặt nhăn nhó vì đau đớn, cơ thể đầy vết thương chảy máu.”

<small>80</small>

Có thể thấy rằng, những gì mà nạn nhân của nô lệ hiện đại đã trải qua, khơng khác gì so với sự giam cầm trong tù tội, tuy nhiên, chính những nạn nhân này cũng đã khẳng định rằng sự man rợ của các hành vi này còn tàn nhẫn hơn so với cả trong từ vì, “ngay cả trong tù, vẫn có quyền con người, nhưng ở đó, họ khơng quan tâm.” Trước đó, vào năm 2012, một cơ bé 14 tuổi mất tích từ tháng 11 năm 2011 tại Darjeeling đã được Cục Điều tra trung ương (CBI) giải cứu khỏi Munirka ở Tây Nam Dehli (Ấn Độ) đã từng gây nên những quan ngại tại nước này bởi tình trạng bn bán người tập trung ở trẻ em ngày càng gia tăng, Theo đó, bn bán trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng phổ biến, đặc biệt là ở Ấn Độ. Trẻ em của các cộng đồng nghèo và bị gạt ra bên lề xã hội thường bị buôn bán để cưỡng bức lao động. Vào năm 2016, Tây Bengal đã báo cáo có

<small> </small>

<small>79</small><i><small> Cambodia’s Cyber Slaves”, Al Jazeera, </small></i>

<small>[aljazeera.com/features/longform/2022/8/11/meet-cambodia-cyber-slaves] (truy cập ngày 12/9/2022). </small>

<small>80</small><i><small> Cambodia’s Cyber Slaves”, Al Jazeera, </small></i>

<small>[aljazeera.com/features/longform/2022/8/11/meet-cambodia-cyber-slaves] (truy cập ngày 12/9/2022). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nhiều trẻ em bị buôn bán nhất—3.113 hay 34% trong tổng số–theo dữ liệu của Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia (NCRB). Trong số này, 86% hay 2.687 là con gái

<small>81</small>

.

Từ đầu thế kỷ XX đến nay, số vụ án mà Toà án công lý quốc tế (ICJ) giải quyết liên quan đền buôn bán người để cưỡng bức lao động, hoặc các mục đích vơ nhân đạo khác phổ biến hầu hết các quốc gia bao gồm cả những quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Bỉ, … cũng như các quốc gia ở phía Nam Châu Á như Ấn Độ, Pakistan, …

<small>82</small>

Đây đều là những minh chứng rất rõ ràng với sự hình thành và phát triển của một vấn nạn xã hội mang tính tồn cầu. Bên cạnh đó, với những thay đổi và sự điều chỉnh tinh vi trong hoạt động và thực hiện hành vi người bóc lột người, nơ lệ hiện đại chắc chắn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp hơn nếu các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế chưa có những giải pháp giải quyết và ngăn chặn vấn đề này.

<b>2.2. Pháp luật quốc tế về vấn đề nô lệ hiện đại </b>

<i><b>2.2.1. Văn kiện quốc tế về nhân quyền </b></i>

<i><b>(1) Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 </b></i>

Với tư cách là văn kiện pháp lý đầu tiên có giá trị pháp lý cao tập trung đề cập một tập hợp những quyền và tự do cụ thể, cơ bản của con người trên tất cả các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hố. Tun ngơn quốc tế về Nhân quyền là sự khẳng định mạnh mẽ giá trị cao cả, thiêng liêng và bất khả xâm phạm chính là phạm trù về quyền con người. Thực tế, các điều khoản nhằm xóa bỏ chế độ nơ lệ đã được khởi xướng từ đầu thế kỷ XIX. Những điều ước đa phương đầu tiên lên án nạn buôn bán nô lệ là Hiệp ước Hịa bình Paris (1914), Hiệp ước Paris lần thứ hai (năm 1815), Văn kiện cuối cùng của Hội nghị Viên (năm 1815) và Tuyên ngôn Verona (năm 1822). Trên cơ sở này, trong phạm vi chung toàn cầu, các ngun tắc về tình trạng người bóc lột người được hình thành, nói cách khác, trên thế giới thời điểm đó đã hình thành ngun tắc chung “bn bán nô lệ là chống lại công lý và nhân loại, kêu gọi cộng đồng các quốc gia cấm nạn buôn nô lệ, kêu gọi các quốc gia thành viên có những hành động cụ thể đấu tranh chống bn bán nơ lệ”

<small>83</small>

. Tuy nhiên việc vẫn cịn hạn chế các biện pháp bảo đảm cũng như sự tồn tại lâu đời của những quan niệm sai lầm, những tư duy và định kiến cổ hủ của công dân các nước tham gia ký kết đã khiến cho việc ngăn chặn nơ lệ nói chung khơng thể diễn ra và hình thành trong lịch sự. Q trình cấm nơ lệ đã bắt đầu có sự thay đổi, từ thế kỷ XIX đã chứng kiến quá trình cấm dần việc duy trì nơ lệ ở Anh (1833),

<small> </small>

<small>81</small> <i><small> “From Darjeeling to Telangana – The Story of a Girl Child trafficked”, Carista India, </small></i>

<small>[ (truy cập ngày 30/7/2023). </small>

<small>82 International Labour Organization, “Forced Labour and Human Traffiacking Casebook of Court Decisions”, tr.1 – tr.2. </small>

<small>83 Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide chủ biên (2011), tlđd, tr.124. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Pháp (1848), Bồ Đào Nha (1858), Hà Lan (1863), Hoa Kỳ (1865), Cuba thuộc Tây Ban Nha (1870) và Brazil (1871) nhưng việc buôn bán nô lệ ở Ấn Độ Dương đưa người châu Phi đến vùng Cận và Trung Đông lại bắt đầu mở rộng, các chợ nô lệ ở châu Phi vẫn tiếp tục hoạt động

<small>84</small>

. Một số điều ước ngăn chặn tình trạng này tuy nhiên cũng không đạt được hiệu quả.

Song, một bước tiến quan trọng trên phạm vi quốc tế là việc thông qua Văn kiện chung (General Act) ở Berlin năm 1885. Văn kiện này khẳng định rằng “việc buôn bán nô lệ bị cấm theo Nguyên tắc của luật quốc tế”

<small>85</small>

. Trên cơ sở này, việc ký kết Văn kiện chung năm 1890 tại Hội nghị Brussels liên quan đến nạn buôn nô lệ châu Phi đã được diễn ra. Trong đó, bằng quy định về các biện pháp kinh tế, quân sự và pháp lý để ngăn chặn buôn bán nô lệ và thành lập các tổ chức quốc tế đầu tiên với vai trò chủ động trong lĩnh vực này, một Văn phòng Hàng hải Quốc tế (international Maritime Office) ở Zanzibar và một Ban quốc tế (International Bureau) tại Brussels. Thông qua Hội nghị này, tình trạng bn bán nơ lệ giữa châu Phi và châu Á đã chấm dứt trên quy mô lớn, khơng những thế số lượng quốc gia xố bỏ chế độ nô lệ ngày càng được đẩy mạnh cho đến trước Chiến tranh thế giới I, bằng Công ước St.Germain-en-Laye năm 1919, các thành viên đã nỗ lực thực hiện chủ quyền hay quyền lực của mình ở lãnh thổ châu Phi để bảo đảm sự triệt tiêu hoàn toàn nạn bn bán nơ lệ dưới mọi hình thức, trên đất liền và trên biển

<small>86</small>

.

Sự ra đời cũng Công ước nô lệ năm 1926, đã chứng minh những nỗ lực khơng ngừng của các quốc gia trên tồn thế giới khi tiến đến ngăn chặn và chấm dứt tình trạng bn bán nơ lệ, tiến tới chấm dứt hồn tồn nạn bn bán nơ lệ dưới mọi hình thức ở bất kỳ lãnh thổ nào thuộc thẩm quyền. Do đó, Cơng ước này cũng chính là căn cứ quan trọng, đầu tiên quy định minh thị về nô lệ và trở thành chuẩn mực cũng như định hướng cho các văn kiện pháp lý về sau.

Trong số các quyền con người cơ bản trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền thì quyền khơng bị bắt làm nơ lệ trở thành một trong quyền con người cốt lõi. Tại Điều 4 UDHR đã minh thị ghi nhận: “Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc nô dịch; mọi hình thức nơ lệ và bn bán nơ lệ đều bị cấm”. Có thể thấy rằng, “tự do khơng bị làm nô lệ là một trong những quyền đầu tiên, nếu khơng muốn nói chính là quyền đầu tiên, trở thành nội dung của luật quốc tế”

<small>87</small>

. Điều này đồng nghĩa, so với những quyền con người khác thì các quy định liên quan đến chống nô lệ đã được công nhận và thừa nhận rộng rãi trong

<small> </small>

<small>84</small><i><small> “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.5): Mở rộng sang phía Tây và sự khác biệt giữa các vùng”, Nghiên cứu quốc tế, </small></i>

<small>cac-vung/] (truy cập ngày 01/02/2014). </small>

<small>[ Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide chủ biên (2011), tlđd, tr.125. </small>

<small>86 Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide chủ biên (2011), tlđd, tr.123. </small>

<small>87 Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide chủ biên (2011), tlđd, tr.124. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

các văn kiện quốc tế từ trước khi Hội Quốc Liên hay LHQ được thành lập, tuy vậy như đã nhấn mạnh, sự hiện diện của nô lệ mà cụ thể hơn là hình thức “nơ lệ hiện đại” vẫn chưa chấm dứt, và đến thời điểm Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 ra đời, các đánh giá đương thời đã khẳng định hiện tượng trên là “một hiện tượng đặt biệt nghiêm trọng và dai dẳng trên toàn thế giới”

<small>88</small>

. Bên cạnh Điều 4, các điều khoản khác như đã phân tích trong ảnh hưởng của nô lệ hiện đến nhân quyền cũng đã gián tiếp khẳng định rằng, bất kỳ hình thức nào, xâm phạm đến quyền sống, sự tự do và sự bình đẳng về phẩm giá con người đều cần phải được loại bỏ khỏi xã hội như một tiền tích của thời kỳ lịch sử đen tối cần phải bị chấm dứt trên thực tế và không cho phép sự phát triển nào trong tương lai.

<i><b>(2) Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1966 </b></i>

Trên cơ sở kế thừa và phát triển từ những quy định trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị chính là sự ghi

<i>nhận lại nguyên tắc tự do khỏi bị làm nô lệ đã được đề cập ở Điều 4 UHDR. Theo đó, </i>

<i>“1. Khơng ai bị bắt làm nơ lệ; mọi hình thức nơ lệ và bn bán nô lệ đều bị cấm; 2. Không ai bị bắt làm nô dịch; 3.a) Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức;”. Sự khác biệt giữa chế độ nô lệ (slavery) và “nô dịch” (servitude) tại khoản </i>

1 và 2 của Điều 8, đó là sự khác nhau về khái niệm và do đó nên được quy định ở hai đoạn độc lập. “Chế độ nô lệ được coi là một khái niệm bị giới hạn và mang tính kỹ thuật, ngụ ý sự huỷ hoại tư cách pháp lý của nạn nhân, trong khi nô dịch là một khái niệm chung hơn bao quát hơn tất cả các hình thức một người cai trị người khác”

<small>89</small>

. Do đó, theo quan điểm tác giả, suy cho cùng, mục đích hướng đến đều là sự ngăn chặn tình trạng bóc lột người trong lịch sử đã và đang diễn ra trong thời điểm hiện đại và vì thế: Sự khác nhau thực chất duy nhất giữa ICCPR và UDHR chính là liên quan đến các thể chế và thực tiễn lao động cưỡng bức và bắt buộc. Khoản 3 Điều 8 của ICCPR quy định: “Không ai bị buộc lao động do cưỡng bức hoặc bắt buộc”, ngoại trừ lao động theo quy định nhà tù, nghĩa vụ quân sự, lao động trong tình trạng khẩn cấp hoặc có thảm hoạ và bất kỳ cơng việc nào thuộc về nghĩa vụ dân sự thông thường, tuy nhiên TNQTNQ lại không đề cập

<small>90</small>

.

Tương tự, Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1966 cũng là sự lặp lại Điều 4 UDHR, tuy nhiên, điểm khác biệt so với hai cơng ước

<i>trên chính là ghi nhận cụ thể nhóm chủ thể cần được bảo vệ khỏi bóc lột, cụ thể “Cần </i>

<small> </small>

<small>88 Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide chủ biên (2011), tlđd, tr.124. </small>

<small>89 Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide chủ biên (2011), tlđd, tr.130. </small>

<small>90 Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide chủ biên (2011), tlđd, tr.130. </small>

</div>

×