Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hợp Đồng Thông Minh - Ứng Dụng Trên Phần Mềm Blockchain, Quy Định Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 96 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b><small>PHẦN MỞ ĐẦU ... 5 </small></b>

<small>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 5 </small>

<small>2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi trường ... 7 </small>

<small>3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ... 11 </small>

<small>4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 12 </small>

<small>5. Phương pháp nghiên cứu ... 12 </small>

<small>6. Kết cấu của đề tài và ý nghĩa thực tiễn ... 13 </small>

<b><small>PHẦN NỘI DUNG ... 15 </small></b>

<b><small>CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH. ... 15 </small></b>

<small>1.1 Lý luận chung về hợp đồng ... 15 </small>

<small>1.2 Khái quát về công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh ... 21 </small>

<small>1.3 Ứng dụng HĐTM từ Blockchain (Chuỗi khối) vào trong một số lĩnh vực tại Việt Nam ... 36 </small>

<b><small>CHƯƠNG II: NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA HỢP ĐỒNG THƠNG MINH TRONG Q TRÌNH GIAO KẾT, THỰC HIỆN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA. ... 44 </small></b>

<small>2.1 Những ưu điểm của hợp đồng thông minh ... 44 </small>

<small>2.2 Những khả năng có thể xảy ra trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thông minh trên chuỗi khối Blockchain ... 50 </small>

<small>2.3 Quy định về Hợp đồng thông minh ở một số quốc gia ... 55 </small>

<b><small>CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ Ý KIẾN ĐỂ GĨP PHẦN HỒN THIỆN QUY ĐỊNH CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG THÔNG MINH TRONG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI ... 70 </small></b>

<small>3.1 Mức độ phù hợp của HĐTM đối với hoàn cảnh của Việt Nam và ứng dụng HĐTM rộng rãi vào đời sống ... 70 </small>

<small>3.2 Mức độ hoàn thiện của pháp luật đối với hợp đồng theo pháp luật Việt Nam ... 78 </small>

<small>3.3 Mức độ ràng buộc (hiệu quả răn đe) đối với các bên ký kết thỏa thuận trong hợp đồng ... 84 </small>

<small>3.4 Một số đề xuất và giải pháp cho Việt Nam - kinh nghiệm từ thực tiễn và quy định của một số quốc gia trên Thế giới ... 86 </small>

<b><small>KẾT LUẬN CHUNG ... 93 </small></b>

<b><small>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 96 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TÓM TẮT NỘI DUNG </b>

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được cải thiện. Sự bùng nổ của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng 4.0 đã thúc đẩy nhiều sự phát triển chưa từng có trong nhân loại. Hợp đồng thông minh và công nghệ Blockchain cũng là một trong số những sản phẩm vượt trội của con người. Hợp đồng thông minh, được thúc đẩy bởi công nghệ Blockchain, không chỉ đơn giản là các tài liệu pháp lý, mà chúng còn tự động hóa và minh bạch hóa các giao dịch. Việc sử dụng mã hóa và quản lý chuỗi khối giúp đảm bảo tính an tồn và minh bạch của thơng tin trong các giao dịch. Qua việc kết hợp giữa hợp đồng thông minh và công nghệ Blockchain, việc thực hiện các điều khoản hợp đồng trở nên tự động và đáng tin cậy hơn bao giờ hết. Công nghệ Blockchain cung cấp một nền tảng phi tập trung và bất biến cho việc lưu trữ thông tin giao dịch, giúp ngăn chặn sự thay đổi trái phép và đảm bảo tính xác thực của dữ liệu. Và trên khắp thế giới, các quốc gia đã bắt đầu đưa ra quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng thông minh và công nghệ Blockchain. Mục tiêu của những quy định này thường là đảm bảo sự hợp pháp và minh bạch trong việc sử dụng công nghệ mới này. Tại Việt Nam, chính phủ và các cơ quan có liên quan đang tích cực xem xét và thiết lập quy định pháp luật để đảm bảo tính an tồn và hợp pháp khi sử dụng hợp đồng thông minh và công nghệ Blockchain trong các hoạt động kinh doanh và xã hội.

<b>[Từ khóa]: Hợp đồng thơng minh, cơng nghệ Blockchain, quy định pháp luật của một </b>

số quốc gia, quy định pháp luật Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Sau những khởi xướng về công cuộc đổi mới, cải cách và mở cửa đất nước (12/1986), Việt Nam đã có những bước đi quan trọng trong việc giao lưu với các quốc gia trên thế giới, có những cơ hội học hỏi và tiếp cận với những thành tựu của nhân loại. Sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã đưa con người chúng ta bước vào một nền văn minh mới, một kỷ nguyên mới, một thời đại tiến bộ vượt bậc hơn so với trước đây. Chúng ta phải thừa nhận rằng khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, vì mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ việc nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật và đi trước mở đường cho kĩ thuật, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Như vậy, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những giá trị tiến bộ từ kĩ thuật và công nghệ mà con người chúng ta đang thừa hưởng. Ở thế kỷ này, con người chúng ta dần tiếp cận với những thứ mới mẻ về khoa học, những sản phẩm tinh thần của nhân loại, những máy móc tối tân đỉnh cao của thế giới, do đó đã đánh thức nhu cầu về cách tiếp cận với nền khoa học hiện đại trong suy nghĩ lẫn đời sống xã hội của con người. Trước khi khoa học bùng nổ, con người ưu tiên sử dụng những phương thức truyền thống, vì cơ bản những cái gì thuộc về truyền thống thì bản chất đã được hình thành từ lâu đời. Nhưng một xã hội văn minh là một xã hội không thể mãi hồi niệm, bó buộc những cái cũ, chúng ta phải biết vận dụng linh hoạt giữa cái cũ và cái mới, dung hồ có chọn lọc giữa giá trị tinh thần của thế hệ trước và sản phẩm hiện đại của thế hệ

<i>sau. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là quá trình liên tục thực hiện những bước phủ định kế tiếp nhau. Sự phủ định ấy không chỉ đơn thuần là thủ tiêu, phá hủy cái cũ, mà còn là sự giữ lại và phát triển những nhân tố tích cực đã có, tức là kế thừa” </i><small>1</small><i>. </i>

Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, nhóm tác giả muốn đưa ra những cơ sở để nói lên tính thiết thực của một loại hợp đồng đang có nhiều quan điểm, đó là HĐTM (hay cịn gọi là Smart Contract) trên phần mềm Blockchain. Đây là loại hợp

<small> </small>

<small>1 Th.S Lương Thị Ngọc Hạnh, “Tính kế thừa trong quy luật phủ định của phủ định đối với việc bảo tồn </small>

<i><small>và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay”, Hội thảo khoa học, Trường chính trị tỉnh Cà </small></i>

<small>Mau. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đồng được rất nhiều người quan tâm, vì tính mới lạ nên có rất nhiều câu hỏi xoay quanh loại HĐTM này và đứng trước hợp đồng truyền thống, nhiều vấn đề so sánh đã được đặt ra. Và HĐTM (Smart Contract) là một trong những ứng dụng trung tâm của Blockchain đã tạo ra một cách thức hoàn toàn mới để các chủ thể giao kết hợp đồng với nhau.

Dưới sự thúc đẩy vượt bậc của khoa học cơng nghệ và q trình tồn cầu hóa trong thế giới hiện đại, kỷ ngun số thì đây là một trong những vấn đề nổi cộm và đáng quan tâm. Theo sự phát triển của thời đại, con người bước vào một nền văn minh mới - kỷ nguyên số. Ở thời đại này con người chúng ta đã và đang tìm ra những cách thức làm việc mới để dần thay thế cho những cách thức truyền thống nhằm tối ưu hóa cơng việc và mang đến hiệu suất cao. Trong các cuộc giao dịch, ký kết, người ta sẽ theo xu thế ứng dụng các phần mềm công nghệ để giảm khoảng cách, giảm chi phí, thời gian, nhân lực, đảm bảo tính an tồn và độ bảo mật cao. Chính vì lý do đó mà HĐTM được nhiều doanh nghiệp, chính phủ các nước quan tâm. Nhưng với sự phát triển như vũ bão của cơng nghệ thì luật pháp vẫn chưa theo kịp được những cái mới của thời đại.

Đối với các loại hợp đồng nói chung và hợp đồng thơng dụng nói riêng, những thuật ngữ đó khơng cịn q xa lạ với những người tiếp cận. Nhưng với hợp đồng thông minh (sau đây gọi tắt là HĐTM) là một trong những bước đột phá của kỉ nguyên số, mang tính mới mẻ và hiện đại thì với nhiều người, đây vẫn còn là một vấn đề chưa được phổ biến rộng rãi. Xoay quanh câu chuyện về HĐTM thì có những câu hỏi, thắc mắc về tính pháp lý của loại hợp đồng này, quy định của pháp luật Việt Nam như thế nào và cách tiếp cận ứng dụng loại hợp đồng ra sao trong thời đại công nghệ 4.0? Liệu rằng hợp đồng truyền thống và HĐTM cái nào sẽ thực sự hữu hiệu hơn? Nếu có tranh chấp xảy ra về HĐTM thì Tịa án sẽ giải quyết như thế nào? ...Thực tiễn pháp luật Việt Nam ngày nay vẫn chưa có một văn bản, quy định nào về HĐTM cũng như công nhận hiệu lực, pháp lý của nó. Tuy nhiên các nhà làm luật, các kỹ thuật viên, lập trình viên, chủ doanh nghiệp và ngay cả các bạn sinh viên cũng đã có hướng tiếp cận cho đề tài này. Và nhóm tác giả cho rằng nên đưa ra những kiến nghị, đề xuất trong việc xây dựng những quy định cụ thể liên quan đến vấn đề giao kết hợp đồng trong HĐTM để góp phần hồn thiện hơn cho Pháp luật Việt Nam, đồng thời giúp các chủ thể tham gia giao dịch, người đứng đầu của các công ty, doanh nghiệp trong quá trình hội nhập ký kết các dự án sẽ không phải lo lắng về vấn đề pháp lý của loại hợp đồng này. Qua quá trình học hỏi và tiếp thu

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

sự tiến bộ của các Quốc gia đi đầu trong việc công nhận tính pháp lý của HĐTM, pháp luật Việt Nam sẽ có những bước tiến hơn, trong q trình hội nhập ký kết sẽ có sự tương xứng về trình độ cơng nghệ hơn và sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro khi có tranh chấp xảy

<i>ra. Đó là lý do nhóm tác giả lựa chọn đề tài “HĐTM- ứng dụng trên phần mềm Blockchain, quy định pháp luật của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để nghiên cứu và tìm hiểu, nhằm đưa ra những kiến nghị đề xuất cho việc hoàn </i>

thiện pháp luật nước nhà và đưa đến một cái nhìn tổng thể về những giá trị tích cực xoay quanh loại hợp đồng này.

<b>2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi trường </b>

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tham khảo từ các nguồn tài liệu, nhóm nghiên cứu đưa ra được những ý kiến đánh giá rằng, các cơng trình nghiên cứu, bài viết tạp chí khoa học hay các tài liệu liên quan đến Hợp đồng thơng minh (HĐTM) có sự phổ biến rõ rệt và số lượng nghiên cứu vượt trội hơn ở lĩnh vực kỹ thuật cơng nghệ. So với cái nhìn về mặt pháp lý và lĩnh vực pháp luật thì số lượng nghiên cứu chưa được nhiều. Vì bởi lẽ các loại Hợp đồng thơng minh nói chung và HĐTM được ứng dụng dựa trên chuỗi khối Blockchain nói riêng, chính là những sản phẩm từ cơng nghệ phức tạp trong kỹ thuật, sự hoàn hảo của khoa học bấy giờ. Theo sự nghiên cứu của nhóm, thuật ngữ “Hợp đồng thông minh” bắt đầu nổi lên ở các trang tìm kiếm trên Internet khi có những ứng dụng đi đầu ở Châu Âu và Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong. Chính vì có sự ứng dụng vào thực tế đời sống, đem đến sự phổ biến và chứng minh được tính ưu việt hơn so với hợp đồng truyền thống nên trên thế giới đã dần có nhiều bài viết từ các nhà nghiên cứu luật học, học giả luật gia và nhiều cuộc hội thảo lớn đã có những hướng tiếp cận về mặt pháp lý công nhận hiệu lực cho loại hợp đồng này. Điển hình như nhóm nghiên cứu đã đọc qua của tác giả như: Tác giả Kristian Lauslahti - Juri Mattila - Timo

<i>Seppälä, “Smart Contracts - How will Blockchain Technology Affect Contractual Practices?”, ETLA Reports, 68, 2017. Hay của tác giả Michael Jaensch, “Smart contract - Challenges for modern Contract Law”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện pháp luật tư trong bối cảnh kỷ nguyên số: Kinh nghiệm từ Đức và Việt Nam”, Khoa </i>

Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, ngày 14-15/03/2019. Nhóm đã đọc qua tài liệu

<i>của Max Raskin, “The Law and Legality of smart contract”, Geography and Legal Technology Review 305, 2017. Gabriel O. B. Jaccard, “Smart Contract and the Role of law”, Jusletter IT 23, 2018. Của Dylan J. Yaga et al., “Blockchain Techonology </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>Overview'', 8202, NIST Interagency/Internal Report (NISTIR), National Institute of Standards and Technology, Gaithersburg, MD. Của tác giả Jake Frankenfield, “What Are Smart Contracts on the Blockchain and How They Work”, Investopedia, ngày </i>

09/02/2023, xem tại:

<i> (truy cập ngày 09/02/2023). Của tác giả jhimlic1, “Blockchain Protocols and Their Working”, geeksforgeeks, ngày 01/6/2022, xem tại: </i>

(truy cập ngày 14/02/2023). Của nhóm tác giả Joshua Fairfield & Niloufer Selvadurai,

<i>“Governing the Interface Between Natural and Formal Language in Smart Contracts”, UCLA J.L. & Tech., 2022, 27 (2). Của tác giả Lawrence Lessig, “code is law”, code </i>

version 2.0, Basic Books (A Member of the Perseus Books Group), New York, 2006 và

<i>cũng chính tác giả Lawrence Lessig, “Code is law”, Havard Magazine, 2000, xem tại: </i>

(truy cập ngày

<i>25/12/2022). Của tác giả Mark Gates (Thành Dương dịch), “Lịch sử Blockchain và Bitcoin”, Blockchain: Bản Chất Của Blockchain, Bitcoin, Tiền Điện Tử, Hợp đồng thông minh và Tương Lai Của Tiền Tệ” , Nxb. Lao Động, Hà Nội, 2017. Của tác giả Mimi Zou, “Code, and Other Laws of Blockchain”, Oxford Journal of Legal Studies, </i>

2020. Và hơn hết, thơng tin hữu ích của tài liệu này là chính là những điểm nổi bật để nhóm có thể hiểu hơn về HĐTM chính là tài liệu từ tác giả Nick Szabo, Smart contracts,

Ngồi ra, nhóm nghiên cứu cịn tìm đọc một số báo cáo và các tài liệu mang tính phân tích, đánh giá về HĐTM của phịng thí nghiệm nghiên cứu chuỗi khối của tác giả

<i>Lennart Ante [2][3], “Smart Contracts on the Blockchain – A Bibliometric Analysis and Review”, Published 15 Apr 2020 (revised 15 Sep 2020) và tài liệu EU Blockchain </i>

của nhóm The EU Blockchain Observatory and Forum.

Ở Việt Nam, số bài viết về đề tài HĐTM cũng chưa được khai thác nhiều, những đề tài liên quan đến chủ đề này cũng chỉ tiếp cận dưới cái nhìn của khoa học công nghệ kỹ thuật hoặc là ứng dụng của HĐTM ở một số lĩnh vực tại Việt Nam. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây thì số lượng bài viết cũng bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới, đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

từng có nhiều câu hỏi cịn bỏ ngỏ về cơng nhận hiệu lực tính pháp lý của cách thức giao dịch trong đồng Bitcoin, tiền mã hóa hay chữ ký điện tử trong việc ký kết…Tất cả những điều đó chính là những yếu tố không thể thiếu trong HĐTM và giờ đây các đề tài nghiên cứu xoay quanh những điều này cũng đang dần được khai thác cụ thể. Điều đáng nói là các bài viết đưa ra những khía cạnh pháp lý và những đề xuất nhằm hồn thiện cho pháp luật nước nhà. Nhóm tác giả cũng đã đọc qua các tài liệu sau: Bài viết của tác giả Phan

<i>Vũ, “Hợp đồng thông minh và một số vấn đề pháp lý đặt ra”, Nhà nước và Pháp luật, </i>

số 5 năm 2019, tr 39-48. Bài viết của hai tác giả Đỗ Giang Nam - Đào Trọng Khơi,

<i>“Nhận diện khía cạnh pháp lý của “Hợp đồng thơng minh” dưới góc nhìn của pháp luật hợp đồng Việt Nam, Luật học, số 8 năm 2021, tr.48-63. Bài viết của tác giả Tô Minh Phương - Th.S Hà Thị Phương Trà hướng dẫn : “Pháp luật điều chỉnh HĐTM (Smart contract) trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” : Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa </i>

học, năm 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội. Bài viết của hai tác giả Vũ Thị Thu Trang - Vũ Anh Thư (Sinh viên K59 Luật thương mại quốc tế) - Nguyễn Thị Quỳnh Yến

<i>(Giảng viên Khoa Luật), “Sự phát triển của Hợp đồng thông minh ở Việt Nam và một số vấn đề pháp lý đặt ra”, Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam. Bài viết của tác giả Phạm Văn Chính, “Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thông minh”, </i>

Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Việt Nam. Bài viết của tác giả Trần Thanh Tâm (Sinh viên K58 Kinh tế đối ngoại - Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương) - Đặng Thị Diễm Quỳnh (Sinh viên K46 Luật Quốc Tế, Học Viện Ngoại Giao) - Dương Thị Thu Lan (Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại

<i>Thương), “Các vấn đề pháp lý khi sử dụng Hợp đồng thông minh trong giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ Logistics tại Việt Nam”. Và bài viết của nhóm tác giả Nguyễn </i>

Thị Yến Nhi - Nguyễn Nhật Ánh - Hà Thu Trà Giang (Sinh viên K59 Luật thương mại

<i>quốc tế - Khoa luật), “Những rủi ro pháp lý của hợp đồng thơng minh” … Ngồi ra </i>

trong q trình nghiên cứu tài liệu, nhóm tác giả đã có cơ hội đọc được tài liệu của tác

<i>giả Vũ Thị Diệu Thảo, “Đàm phán với mã lệnh: Hợp đồng thông minh và vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ”, đăng trên Diễn đàn Thông tin pháp luật dân sự. Của nhóm tác giả Đồng Thị Huyền Nga, Hồng Thảo Anh, “Blockchain và Hợp đồng thông minh- Xu thế tất yếu của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 và những thách thức pháp lý đặt ra”, Kỷ yếu </i>

hội thảo: Responsabilité et contrats: expériences du Vietnam et de l’Union Européenne, 2019, tr.314-327.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Đó là tổng quan nghiên cứu ngồi trường và trong nước, về trong trường nhóm cũng đã tìm đọc và tham khảo các đề tài, bài viết sau đây của các tác giả là Thầy cô giảng viên, sinh viên tại trường như: ThS. Lê Trần Quốc Công<small>2</small><i>, “Khi hợp đồng thông minh được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam - Góc nhìn từ nền tảng cơng nghệ đến khung pháp lý”, Kỷ yếu hội thảo HĐTM - những vấn đề pháp lý liên quan, Trường Đại học Luật TP. </i>

Hồ Chí Minh, 01/03/2023. Đề tài, bài viết của Th.S Nguyễn Thị Lan Hương<small>3</small> - Phạm Bá Phong<small>4</small><i>, “Đặc tính “Mã là luật” và một số vấn đề đáng lưu ý trong bối cảnh hợp đồng thông minh dưới góc nhìn pháp lý”, Kỷ yếu hội thảo Hợp đồng thông minh - Những vấn </i>

đề pháp lý liên quan, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 01/03/2023. Của ThS. Ngơ Đình Thiện<small>5</small> - Nguyễn Lê Hồi<small>6</small><i>, “Hợp đồng pháp lý thông minh: Phương thức giao kết và các vấn đề pháp lý cần lưu ý theo pháp luật Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo HĐTM- </i>

Những vấn đề pháp lý liên quan, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 01/03/2023. Của ThS. Nguyễn Tấn Hồng Hải<small>7</small> - Ngô Thị Phương Nam<small>8</small><i>, “Giá trị pháp lý của Hợp đồng thông minh trên nền tảng Blockchain so với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”. Của sinh viên Lê Thanh Huyền, “Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thơng minh có yếu tố nước ngoài theo tư pháp quốc tế một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật Quốc tế Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, </i>

2022… Và nhiều nhóm tác giả là thầy cơ, sinh viên của trường mà nhóm nghiên cứu đã đọc qua.

Với những bài viết của các tác giả đi trước và với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, Blockchain chuỗi khối hiện tại đang phát triển đỉnh cao với thế hệ thứ tư, đặt trong bối cảnh của Việt Nam, nhóm tác giả nhận thấy rằng các bài viết, cơng trình nghiên cứu của cả Việt Nam và nhiều Quốc gia trên thế giới vẫn ln hướng đến việc tìm và cơng nhận tính pháp lý của loại hợp đồng này. Hơn hết vẫn là những tranh chấp liên quan đến khi giao kết HĐTM và cách thức giao dịch qua đồng tiền mã hóa,

<small> </small>

<small>2 Thạc sĩ Luật học, Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP. HCM </small>

<small>3 NCS. Thạc sĩ Luật học, Phó trưởng Bộ mơn Luật Thương mại Quốc tế; Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (email: ). </small>

<small>4 Cử nhân Luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; Văn phịng Luật sư Chi Mai, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh (email: ) </small>

<small>5 Thạc sĩ Luật học, Giảng viên, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh </small>

<small>6 Thạc sĩ Luật học, Phó trưởng Bộ môn Tư pháp quốc tế và luật so sánh, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. </small>

<small>7 ThS giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. HCM 8 Sinh viên lớp TM44B1, Khoa Luật Thương mại. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

điển hình như Bitcoin, vẫn luôn tồn tại nhiều quan điểm từ các tác giả, cịn sự thừa nhận trên Luật thì vẫn chưa có. Đứng trước những vấn đề này, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích HĐTM trên chuỗi khối Blockchain, những ưu điểm và hạn chế, đưa ra những kiến nghị đề xuất phù hợp với bối cảnh áp dụng của Việt Nam, nhằm hướng đến hoàn thiện pháp luật về HĐTM trong tương lai.

<b>3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Hợp đồng truyền thống từ lâu đã in sâu vào trong tiềm thức của mọi người, không thể phủ nhận những khả năng hữu ích vơ cùng to lớn của loại hợp đồng này, tuy nhiên dựa trên những vụ tranh chấp về hợp đồng qua các bản án, án lệ, các vụ việc được xét xử thực tế, nhóm tác giả mong muốn đưa đến những lợi ích to lớn hơn từ Hợp đồng thông minh (sau đây gọi là HĐTM). Bởi khi một tranh chấp hợp đồng xảy ra, yếu tố ưu tiên hàng đầu luôn là sự thỏa thuận của các bên, đây là một trong những điểm tiến bộ và linh hoạt của pháp luật. Tuy nhiên, điều này vẫn mang một số hạn chế nhất định vì sự thỏa thuận khơng phải lúc nào cũng “thuận lợi”. Rất nhiều những vụ việc do không thể thương lượng được dẫn đến những bất đồng và đi đến một phương án cuối cùng là kiện tụng. Vì thế, HĐTM được ra đời ứng dụng vào đời sống để khắc phục những điểm hạn chế đó bằng những phương thức giao kết đặc biệt và những mã hóa của cơng nghệ. Nhóm tác giả đã có sự tìm hiểu về tính ưu việt mà HĐTM mang lại trong giao kết hợp đồng, đồng thời phát hiện, tìm ra những bất cập trong việc thực hiện và áp dụng loại hình HĐTM để có cái nhìn tồn diện và bao quát nhất về nó … Bên cạnh những lợi ích mà nhóm tác giả giới thiệu trong bài nghiên cứu, cũng như qua các bài luận của các Thầy, Cô TS, Th.S, bài nghiên cứu của các bạn sinh viên ngồi trường, nhóm tác giả một lần nữa bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đưa đến những kiến nghị, giải pháp, đề xuất cho pháp luật Việt Nam trong việc quy định rõ hơn ở Bộ luật dân sự về HĐTM, cơng nhận tính pháp lý của loại hợp đồng này, cách thức tiếp cận của mọi người và ứng dụng HĐTM trong thời đại công nghệ hội nhập đỉnh cao. Qua việc quy định rõ hơn về HĐTM thì khi có xảy ra tranh chấp, những phán quyết, quyết định, hướng xử lý của Tịa án sẽ khơng gây ra q nhiều tranh cãi trong một vụ việc. Cùng với đó, thơng qua sách, báo, các báo cáo, tổng hợp do các cơ quan chuyên môn thực hiện, cùng với thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tư liệu khác để phân tích, đánh giá về thực tiễn áp dụng các quy định trên của pháp luật trong và ngồi nước, nhóm tác giả nghiên cứu, tham khảo pháp luật của một số nước như: Hoa Kỳ,Thụy Sĩ, Trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Quốc, Đức, Italia… để xem xét pháp luật của các Quốc gia đã quy định như thế nào về vấn đề này. Đánh giá về tính khả thi, tiến bộ cũng như là sự tương thích, phù hợp với hồn cảnh của đất nước, đúc kết những kinh nghiệm vào thực tiễn pháp luật việt Nam.

Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện đối với quy định của pháp luật về cơng nhận tính pháp lý của HĐTM. Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả mong muốn cho người đọc hình dung ra một thế giới khi ứng dụng HĐTM vào đời sống sẽ mang đến những lợi ích vơ cùng to lớn, giúp tối ưu hóa cơng việc, các giao dịch dân sự và hạn chế tối đa những vấn đề ở hợp đồng truyền thống. Góp phần tạo nên sự tương xứng về trình độ khoa học pháp lý của nước nhà.

<b>4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>

Nhóm tác giả xác định cách tiếp cận của đề tài sẽ đi sâu trong lĩnh vực luật học và khoa học xã hội. Nhóm sẽ tập trung nghiên cứu sâu vào cách thức hoạt động của HĐTM trên chuỗi khối Blockchain, tìm hiểu những quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, đi phân tích sâu vào những điểm ưu việt cũng như hạn chế và đưa ra những ứng dụng thực tế cho Việt Nam khi áp dụng HĐTM. Ngồi ra nhóm cũng sẽ tiến hành khảo sát về tình hình áp dụng của HĐTM ở một số doanh nghiệp, công ty.

Phạm vi nghiên cứu: Nhóm tác giả nghiên cứu, tham khảo pháp luật của một số nước như: Hoa Kỳ, Ba Lan, Belarus, Anh, Pháp, Đức, Brazil, Thái Lan… để xem xét pháp luật của các Quốc gia đã quy định như thế nào về vấn đề này. Đánh giá về tính khả thi, tiến bộ cũng như là sự tương thích, phù hợp với hồn cảnh của đất nước, đúc kết những kinh nghiệm vào thực tiễn pháp luật việt Nam.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<b> Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học: nhóm tác giả sử dụng phương </b>

pháp này nhằm hệ thống hóa, phân tích và dự báo về pháp luật nhằm giải thích và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam HĐTM trong phần mềm Blockchain đối với pháp luật về hợp đồng Việt Nam.

<b> Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: nhóm tác giả sử dụng </b>

phương pháp này nhằm phân loại, sắp xếp các tài liệu pháp luật, khoa học theo từng

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có liên quan đến việc cơng nhận hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng thơng minh. Qua đó, hệ thống hóa thành một hệ thống trên cơ sở mơ hình lý thuyết để góp phần cho nhóm có sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu một cách tường tận hơn.

<b> Phương pháp so sánh: nhóm tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh các </b>

khía cạnh pháp lý của việc điều chỉnh, công nhận pháp lý của ĐTM ở một số Quốc gia trên thế giới. Những điểm hiệu quả về đối tượng nghiên cứu nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt so với pháp luật Việt Nam. Từ đó góp phần đưa ra phương hướng phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hồn thiện các khía cạnh pháp lý về HĐTM cho nước nhà.

<b> Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: nhóm tác giả sử dụng phương pháp </b>

này nhằm thu thập thông tin thực tế khi quan sát đối tượng nghiên cứu ở trong điều kiện hội nhập tồn cầu hóa (thực tiễn và quy định pháp luật Việt Nam), cách tiếp cận trình độ khoa học nhân loại và ứng dụng của Việt Nam. Từ đó đánh giá và đưa ra những hướng phát triển, giải pháp cụ thể để giải quyết …

<b> Phương pháp giả thuyết: nhóm tác giả sử dụng phương pháp này để đưa ra các </b>

dự đốn có cơ sở pháp lý, khoa học rõ ràng, thực tế về nhu cầu tất yếu cho việc kiến nghị đưa HĐTM và pháp luật Việt Nam, trong đời sống, sau đó sẽ tiến hành chứng minh dự đốn. Các phương pháp khác giúp nhóm tác giả tiếp cận trực quan, sinh động đến quy định của pháp luật hợp đồng, HĐTM hoặc các phương pháp nhằm đạt được mục đích của đề tài.

<b>6. Kết cấu của đề tài và ý nghĩa thực tiễn </b>

Cơng trình nghiên cứu gồm 3 Chương:

<b>CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THÔNG MINH. </b>

<b>CHƯƠNG II: NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA HỢP ĐỒNG THƠNG MINH TRONG Q TRÌNH GIAO KẾT, THỰC HIỆN VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ Ý KIẾN ĐỂ GĨP PHẦN HỒN THIỆN QUY ĐỊNH CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG THÔNG MINH TRONG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.1.1 Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam </b>

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 (Sau đây gọi tắt là BLDS 2015), tại Mục 7 Hợp đồng, Tiểu mục 1: Giao kết hợp đồng, Điều 385 có nêu ra khái niệm về hợp đồng

<i>như sau:“ Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Qua những định nghĩa từ khái niệm trên, hợp đồng có thể </i>

được hiểu đó là sự thỏa thuận hoặc cam kết giữa các bên, có thể là giữa hai hay nhiều hơn hai chủ thể, các chủ thể có thể là cá nhân hoặc pháp nhân và việc hợp tác, trao đổi thỏa thuận ấy có thể là về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Không chỉ vậy, hợp đồng cịn thể hiện ý chí của các bên trong các giao dịch dân sự bằng việc thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ , xác định khi nào và trong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi và chấm dứt. Nguyên tắc hàng đầu trong quan hệ hợp đồng là nguyên tắc tự nguyện, tự do thoả thuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, không phân biệt mục đích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ cho tiêu dùng. Vì hợp đồng thể hiện ý chí của các bên nên hợp đồng cần có sự đồng thuận giữa các chủ thể, đó là điều quan trọng nhất trong giao dịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.1.2 Nội dung giao kết hợp đồng </b>

Theo BLDS 2015 tại Điều 398 có quy định về các nội dung của hợp đồng như sau;

<i>“1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. 2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: </i>

<i>a) Đối tượng của hợp đồng; b) Số lượng, chất lượng; </i>

<i>c) Giá, phương thức thanh toán; </i>

<i>d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên; </i>

<i>e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g) Phương thức giải quyết tranh chấp”. </i>

Trong tất cả các điều khoản trên, các bên không nhất thiết phải thỏa thuận các điều khoản ấy ở hợp đồng này, nhưng với hợp đồng khác, các bên bắt buộc phải thỏa thuận với nhau thì mới được xem là giao kết. Đây là những nội dung cần có, tuy nhiên các nhà lập pháp vẫn cho phép các bên có thể tự thỏa thuận, xác định với nhau một số nội dung khác khơng có trong những điều khoản trên, tùy vào từng loại hợp đồng khác nhau mà các bên có thể tự do lựa chọn hoặc không thỏa thuận miễn là các vấn đề mà các bên cam kết không vi phạm điều cấm và không trái với đạo đức xã hội. Do đó có thể phân chia các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thành ba loại như sau: điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi.

Điều khoản cơ bản chính là việc xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đó là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng.

Điều khoản thông thường là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận.

Và sau cùng là điều khoản tùy nghi, đây là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Thơng qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao cho thuận lợi mà vẫn bảo bảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

được quyền yêu cầu bên kia<small>9</small>. Cũng như nhóm nghiên cứu đã đề cập ở trên, các vấn đề mà các bên cam kết thỏa thuận không chỉ phải đảm bảo được quyền lợi hợp pháp giữa các bên mà cịn phải tn thủ theo luật định, khơng vi phạm điều cấm và những đạo đức của xã hội.

<b>1.1.3 Hình thức và phân loại hợp đồng </b>

<i><b> a. Hình thức của hợp đồng </b></i>

Hình thức của hợp đồng là phương tiện để các bên thể hiện ý chí của mình và sự thỏa thuận của đôi bên trong việc giao kết. Thông qua phương tiện ấy, các bên có thể thiết lập quyền, nghĩa vụ, lợi ích và thỏa thuận.. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh khi giao dịch để các chủ thể lựa chọn hình thức phù hợp với loại hợp đồng đó. Vậy có bao nhiêu hình thức hợp dồng hợp lệ theo quy định của BLDS hiện hành ? Theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng (cũng là hình thức của giao dịch dân sự) được quy định như sau: Tại Chương VIII: Giao dịch dân sự, Điều 119 BLDS 2015 có quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:

<i>“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tn theo quy định đó." </i>

Theo đó, hợp đồng dân sự có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau đây:

- Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng. Hình thức hợp đồng bằng lời nói chính là các bên sử dụng lời nói để thiết lập các thỏa thuận, các quyền và nghĩa vụ giữa các bên khi giao kết hợp đồng. Giao kết hợp đồng chỉ là sự thỏa thuận miệng, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai chủ thể. Đây phù hợp với những loại hợp đồng thực hiện ngay sau khi giao kết và chấm dứt, hợp đồng được thực hiện trong một thời gian ngắn.

Ví dụ như khi chúng ta mua bán ở các cửa hàng bách hóa thì các bên thể hiện ý chí mua hàng và trả tiền thơng qua lời nói. Nhưng rủi ro khi giao kết hợp đồng bằng lời

<small> </small>

<small>9 Nguyễn Thị Trâm, "Tìm hiểu về hợp đồng dân sự ", [viet/chi-tiet?id=47357&_c=71,87,88,89] ( truy cập ngày 09/03/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

là rất cao. Khi một bên khơng tn thủ thực hiện cam kết trong hợp đồng thì bên cịn lại rất khó đưa ra bằng chứng chứng minh hợp đồng tồn tại và những hành vi mà bên kia đã vi phạm. Vì thế loại hình thức này chỉ sử dụng cho những hợp đồng đơn giản và ít giá trị. Ngồi ra, cịn có hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể, tức là hành vi của các chủ thể là hành vi được hiểu ngầm là lời đề nghị giao kết hợp đồng

Ví dụ hành vi lấy hàng hóa trong các cửa hàng tiện lợi, hay sử dụng một số loại dịch vụ trong các cửa hàng. Các chủ thể trong giao dịch đã quy định ngầm với nhau là hành vi nào đó được xem là lời đề nghị giao kết. Hình thức hợp đồng này nhanh lẹ nhưng nó khơng thể áp dụng cho các hợp đồng phức tạp, rắc rối mà chỉ áp dụng cho các hợp đồng mang tính tập quán.

- Hợp đồng bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.

- Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng giao kết bằng hình thức văn bản là loại hợp đồng có tính chặt chẽ và tính pháp lý tốt hơn so với hình thức giao kết bằng lời nói và giao kết bằng hành vi. Bởi vì hợp đồng giao kết bằng văn bản thể hiện rõ ý chí của các bên, những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận. Với hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản thì các chủ thể trong giao dịch sẽ khơng dễ dàng phá bỏ các giao ước của hai bên vì tính ràng buộc pháp lý rất cao. Khi các bên xảy ra mâu thuẫn, tòa án sẽ căn cứ vào văn bản giao kết để tiến hành phân xử đúng sai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên trong giao dịch. Khi con người phát triển lên thời đại của cơng nghệ số thì giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử xảy ra rất nhiều, điều đó góp phần tiết kiệm rất nhiều sức lực cũng như hạn chế khả năng rủi ro cho con người. Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thơng qua thông điệp dữ liệu. theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Về bản chất thì loại hình thức này khơng khác gì hợp đồng giấy truyền thống vì nó ghi ra tồn bộ những điều khoản, thể hiện rõ ý chí của các bên trong thông tin dữ liệu. Pháp luật đã đưa ra quy định giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Vậy nên dù là văn bản giấy hay phương tiện điện tử

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

thì cả hai đều có những đặc điểm mà những hình thức giao dịch khác chưa đáp ứng được. Đó là tính bảo mật an tồn cao, điều đó nhằm góp phần tạo nên sơ sở để giải quyết các tranh chấp. Và hạn chế của hình thức này ít nhiều chính là gây tốn chi phí, thời gian cao với các hình thức khác.

- Hợp đồng cịn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp mà pháp luật quy định cụ thể<small>10</small>.

<i><b>b. Phân loại hợp đồng </b></i>

Trong thực tiễn đời sống của người dân, các giao dịch trao đổi thường tồn tại dưới dạng nhiều loại hợp đồng khác nhau, tùy vào các tiêu chí, tính chất cũng như ý chí cam kết của các bên mà hợp đồng được phân làm nhiều dạng. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 402 của BLDS 2015 và các bài viết của các Luật gia, Kiểm sát viên, các tạp chí pháp luật … thì phần lớn người ta dựa vào các căn cứ sau:

<i><b>- Dựa vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên: </b></i>

Hợp đồng được phân làm hai loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Về định nghĩa của hai loại hợp đồng này thì tại Khoản 1,2 của Điều 402 BLDS được định nghĩa khá rõ ràng. Thể hiện rõ đặc trưng về mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao kết.

Ví dụ về hợp đồng song vụ: Bên bán cung cấp máy móc thiết bị vật liệu cho bên mua và bên mua có quyền kiểm tra hàng và nghĩa vụ thanh toán trả tiền khi nhận hành. Ngược lại bên bán có quyền u cầu thanh tốn tiền nếu bên mua chưa thanh toán và giao hàng đúng thời hạn (Nếu các bên có thỏa thuận thời gian cụ thể trong hợp đồng).

Ví dụ về hợp đồng đơn vụ: Công ty T hứa thưởng cho nhân viên A nếu đạt được doanh số đề ra theo kế hoạch.. Nếu A đạt được các yêu cầu như thỏa thuận thì Cơng ty T phải thực hiện các nghĩa vụ đúng như đã cam kết.

<i><b>- Dựa vào hình thức của hợp đồng dân sự </b></i>

Hợp đồng được phân thành hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng, hợp đồng công chứng, chứng thực và hợp đồng mẫu.

<i><b>- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng </b></i>

<i><b>Hợp đồng dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau được phân thành hai loại là hợp đồng </b></i>

chính và hợp đồng phụ. Về Hợp đồng chính theo Khoản 3 Điều 402 BLDS 2015

<small> </small>

<small>10Nguyễn Thị Trâm, "Tìm hiểu về hợp đồng dân sự",[vien-viet/chi-tiet?id=47357&_c=71,87,88,89], (truy cập ngày 09/03/2023)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

định rằng đây là loại hợp đồng mà hiệu lực không thuộc vào hợp đồng phụ, tức là sau khi đã đáp ứng các điều kiện luật định thì đương nhiên phát sinh hiệu lực và hiệu lực đó mang tính bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm hai hay nhiều bên giao kết. Ngược lại hợp đồng phụ lại phụ thuộc vào hợp đồng chính khi đã phát sinh hiệu lực (Khoản 4 Điều 402 BLDS 20150. Và đương nhiên các hợp đồng phụ trước tiên muốn có hiệu lực phải tuân thủ các điều kiện luật định về yếu tố chủ thể, nội dung giao kết, hình thức giao kết … Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp dù đã đáp ứng các điều kiện luật định và tuân thủ đầy đủ những điều cơ bản nhưng hợp đồng phụ vẫn khơng có hiệu lực vì nó phụ thuộc vào hợp đồng chính. Nếu hợp đồng chính trong trường hợp này bị coi là khơng có hiệu lực thì dù cho hợp đồng phụ có tuân thủ đầy đủ mặt pháp lý đi chăng nữa vẫn sẽ phụ thuộc vào hợp đồng chính.

Ví dụ: Ơng C mua của bà B 100 chiếc máy tính và thuê B bảo dưỡng cho số máy tính đó trong thời gian sử dụng; hợp đồng chính giữa C với B là mua bán, hợp đồng phụ là việc bảo dưỡng máy tính; hiệu lực của hợp đồng chính khơng phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

<i><b>- Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của chủ thể: </b></i>

Nhằm bảo đảm lợi ích của các bên cũng như tránh đi những rủi ro khơng đáng có hoặc đã xảy ra mà thiệt hại tương đối lớn, quá lớn thì căn cứ vào tính chất trên, hợp đồng dân sự này được phân thành hai loại là hợp đồng có đền bù và hợp đồng không đền bù. Trên thực tế lại có những trường hợp phân thành nhóm hợp đồng ln khơng đền bù, nhóm hợp đồng có thể đền bù hoặc khơng đền bù và nhóm hợp đồng ln có tính chất đền bù.

<i><b>- Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực: </b></i>

Hợp đồng dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực được phân thành hai loại sau: Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.

Với hợp đồng ưng thuận thì theo quy định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh hiệu lực ngay khi các vấn đề mà họ đã thỏa thuận xong. Trong việc thực hiện hợp đồng này, dù các bên tham gia chưa trực tiếp thực hiện nghĩa vụ cam kết nhưng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia đã phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

sinh. Hay nói cách khác hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó đã được xác định tại thời điểm giao kết<small>11</small>.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán sẽ do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên bán chỉ được giao hàng hóa trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Khi các bên khơng có bất kỳ thỏa thuận thời hạn giao hàng hóa thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng hóa và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận hàng hóa bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý theo luật định.

Với hợp đồng thực tế thì đây là loại hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng<small>12</small>.

Ví dụ: hợp đồng cho vay tiền hoặc các tài sản khác, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản.

Ngoài các loại hợp đồng trên, thì ở Khoản 5, 6 Điều 402 BLDS 2015 cịn có quy định một số dạng khác của hợp đồng như: Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, hợp đồng có điều kiện và hợp đồng hỗn hợp …

<b>1.2 Khái quát về công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh </b>

<b>1.2.1 Khái quát về công nghệ Blockchain </b>

<i><b>a. Sơ lược về lịch sử hình thành và “cha đẻ” của Blockchain </b></i>

Nhiều ý kiến cho rằng công nghệ Blockchain khi ra đời sẽ là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại từ khi Internet được xuất hiện. Những nhà nghiên cứu khoa học, những học giả thông thái, những người khởi xướng tin rằng cơng nghệ Blockchain sẽ có tác động vơ cùng lớn đến cuộc sống của mọi người trên Trái Đất này, bởi những ưu điểm mà Blockchain đem lại sẽ thay đổi hầu hết mọi ngành công nghiệp của thời đại hiện tại. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng liệu cơng nghệ Blockchain có thực sự là một trong những thành phẩm vĩ đại nhất của lịch sử công nghệ hay chỉ là chúng ta đang phóng đại nó lên? Blockchain có thực sự sẽ thay đổi hệ thống thống hoạt động của <small> </small>

<small>11Nguyễn Duy Khôi, "Hợp đồng dân sự gồm những loại nào?", [dan-luat/hop-dong-dan-su-gom-nhung-loai-nao-173559.aspx], (truy cập ngày 11/03/2023) </small>

<small> Duy Khôi, tlđd. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

ngân hàng hay chỉ đơn thuần là một loại giao dịch thông thường qua máy tính? Cịn vơ vàn những câu hỏi xoay quanh Blockchain và sự hữu hiệu của công nghệ này, những giải đáp thắc mắc ấy không chỉ là là những câu hỏi ngờ vực mà còn là sự hiếu kỳ mong đợi của họ về một nhân loại mới sẽ phát triển ra sao khi ứng dụng Blockchain vào cuộc sống. Theo quan điểm của nhóm tác giả thì mọi vật ln tồn tại đa chiều, đa góc nhìn, chúng ta cũng không thể nào đưa ra một nhận định chắc chắn cho vấn đề này bởi khoa học công nghệ có phát triển vượt bậc và ổn định hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình như sự phát triển của một quốc gia, một khu vực, một Châu lục hay tình hình kinh tế - chính trị của bối cảnh thời đại thậm chí là những rủi ro về thiên tai và nhiều yếu tố khác… Tuy nhiên, những ưu điểm và tiềm năng ấn tượng mà Blockchain đem đến là cơ sở để khẳng định rằng Blockchain sẽ góp phần to lớn trong việc thay đổi nhân loại

Theo sự tìm hiểu của nhóm nghiên cứu về lịch sử hình thành của cơng nghệ Blockchain (chuỗi khối), vào năm 2008, công nghệ chuỗi khối được phát minh và thiết kế bởi một nhân vật hoặc có thể là một nhóm người vẫn chưa xác định được danh tính thực, dưới mật danh là Satoshi Nakamoto<small>13</small>. Ơng được xem là “cha đẻ” của Bitcoin, nói về Bitcoin thì đây là một dịng tiền ảo được mô tả là một hệ thống tiền điện tử mới được thực hiện giao dịch bằng cách ghi lại trên từng khối (Block) và có sự liên kết chặt chẽ với nhau thành những chuỗi (Chain). Những giao dịch này đều được thực hiện một cách công khai rõ ràng, có sự minh bạch và được xác thực bằng hàng nghìn máy tính, hồn tồn khơng thể thay đổi hay chỉnh sửa bất cứ giao dịch nào khi đã được xác lập <small>14</small>. Theo nguồn tin mà nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu thì theo Investopedia - Trang web truyền thơng tài chính có trụ sở tại New York, được thành lập vào năm 1999, bởi Cory Wagner và Cory Janssen ở Edmonton, Alberta . Investopedia chuyên cung cấp về từ điển đầu tư, tư vấn, đánh giá xếp hạng và cả so sánh về các sản phẩm tài chính, tài khoản chứng khốn<small>15</small>. Investopedia có hơn 32.000 bài báo và 44 triệu người xem hàng tháng và đăng các quảng cáo trả tiền dưới dạng thông tin đầu tư. Nó là một phần của dịng thương hiệu

<small>15 Tham khảo nguồn < </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Dotdash Meredith thuộc sở hữu của IAC <small>16</small>. Theo Investopedia, công nghệ chuỗi khối trên thực tế đã phác thảo lần đầu tiên vào năm 1991 bởi Stuart Haber và W.Scott Stornetta. Đây là hai nhà nghiên cứu có nguyện vọng triển khai một hệ thống cơ sở dữ liệu không thể bị làm giả và đánh tráo. Nhưng phải đến gần hai thập niên sau với sự ra mắt của đồng tiền ảo Bitcoin vào năm 2009 (phát minh của Satoshi Nakamoto) thì Blockchain mới được hiện thực hóa trên thực tế.

Vậy thì câu hỏi đặt ra Blockchain là gì hay cơng nghệ chuỗi khối là gì? Hiện nay trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cơng nghệ Blockchain. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu tìm hiểu từ các định nghĩa của các tác giả thì nhóm cho rằng việc định nghĩa cơng nghệ này khơng cần quá phức tạp dưới góc độ của đời sống. Blockchain, đúng như tên gọi tiếng anh của nó, ngay cả trong cụm từ đã bao hàm lẫn cả nghĩa của thuật ngữ. Cũng như ở đoạn trên nhóm nghiên cứu đã có đề cập qua thì Blockchain được dịch ra theo tiếng việt là chuỗi khối. Đây là một cơ sở dữ liệu (sau đây gọi là CSDL) phân cấp lưu trữ thông tin, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ

<i>thống mã hóa vơ cùng phức tạp. Theo ấn bản của “Mastering Bitcoin” của tác giả </i>

Antonopoulos thì Blockchain được định nghĩa là cơng nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối (Block) được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian thành các chuỗi dài. Do đó được gọi là chuỗi khối (Blockchain). Với những kiến thức mà nhóm

<i>đã tham khảo thì trong “mỗi khối thơng tin đều chứa những dữ liệu thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch”<b><small>17</small></b>. Khi kích hoạt dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì quá trình thực hiện sẽ </i>

khơng thể thay đổi được và Blockchain được thiết kế cũng để chống lại những việc sửa đổi dữ liệu một cách thường xuyên và vô lý, hay chính xác hơn là khơng thể thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây cũng là một điểm ấn tượng của công nghệ chuỗi khối Blockchain. Về cơ bản thì đây được xem là một cơ sở dữ liệu được phân phối của các bản ghi hoặc sổ cái công khai của tất cả các giao dịch, các sự kiện kỹ thuật số đã được thực hiện và chia sẻ giữa các bên tham gia. Mỗi giao dịch trong sổ cái công khai được xác minh vô cùng rõ ràng bởi sự chấp thuận và đồng quan điểm ý chí của đa số những người tham gia trong hệ thống. Hay trong một bài viết của tác giả Việt Trần cũng có <small> </small>

<small>16</small><i><small> Roush, Chris (04/03/20200). "Biên tập viên Silver của Investopedia: Mục tiêu của tôi là trả lời các </small></i>

<i><small>câu hỏi". Tin tức nói chuyện Biz. Bản gốc lưu trữ. Truy cập 11/03/2023. </small></i>

<small>17 Th.S Cao Minh Kiểm, “Công nghệ Blockchain và tiềm năng ứng dụng vào lĩnh vực thông tin – thư </small>

<i><small>viện”, Hội Thông tin khoa học và cơng nghệ Việt Nam, tr.4</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

một ví dụ so sánh giúp bạn đọc hiểu rõ, hiểu nhanh, và có cái nhìn gần gũi hơn về cơng nghệ Blockchain. Tác giả ví Blockchain giống như cái history trong Git<small>18</small>. Mỗi một commit là một Block. Ta có thể dễ dàng xem được các commit cũ, cũng như track xem ai đã làm gì trên source code của mình, và Blockchain cũng như vậy. Điểm khác biệt của Blockchain là ở chỗ nó khơng nằm ở một nơi như Git mà được phân tán thành nhiều nơi (nhiều node), và tất cả là ngang hàng. Chính vì vậy, mỗi một thay đổi trên một node phải được sự đồng thuận của cả mạng (tất cả các node)<small>19</small>. Thêm

Từ những khái niệm trên, nhóm nghiên cứu đã rút ra được khái niệm cho công nghệ Blockchain theo sự nhìn nhận của nhóm tác giả thì đây là một công nghệ chuỗi khối hoạt động dựa trên những mã hóa phức tạp, giống như một cuốn sổ cái chứa đựng các dữ liệu giao dịch và được phân tán cũng như cho phép truyền tải nhiều dữ liệu giao dịch mở mà khơng cần có sự can thiệp của bên thứ ba. Điều đó cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của Blockchain giúp tăng tính minh bạch, an tồn và đáng tin cậy trong hệ thống. Blockchain như một cuốn sổ ghi chép lại toàn bộ các giao dịch được sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian và được bảo đảm bằng các mật mã. Các mật mã ấy là những chuỗi dữ liệu được mắt xích với nhau vơ cùng chặt chẽ, chuỗi sau mang dữ liệu của chuỗi trước và tiếp nối nhau tạo thành một mạng lưới phân tán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Cho đến hiện tại, Blockchain đã trải qua bốn thế hệ chính và mỗi thế hệ là một bước tiến vĩ đại của khoa học cơng nghệ. Mỗi thế hệ sau ra đời có phần kế thừa của thế hệ trước và cải tiến hơn so với thế hệ trước. Điển hình như:

<i><b>Thế hệ 1 hay còn gọi là Blockchain 1.0 - Cryptocurrency: Đây là thế hệ Blockchain cơ </b></i>

bản dùng cho các thuật toán về tiền tệ: Thế hệ đầu tiên của Blockchain tập trung vào việc xây dựng một hệ thống chứa dữ liệu phi tập trung có tính bảo mật cao.Thế hệ Blockchain đầu tiên 1.0 cũng giữ nhiệm vụ là hình thành đồng tiền điện tử đầu tiên (Crypto) và mạng lưới thanh toán.<small>20</small> Được xây dựng và phát triển từ năm 2008 Bitcoin là ví dụ điển hình của thế hệ này với mục tiêu tạo ra một hệ thống thanh toán phi tập trung dựa trên Blockchain. Trên thực tế, Blockchain lần đầu tiên được đề cập trong mã nguyên thủy cho Bitcoin, dù cho đến ngày nay trên thế giới có sự tách riêng giữa Blockchain và Bitcoin, tuy nhiên lịch sử hình thành của Blockchain và sự ra đời của Bitcoin lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Như đã đề cập, thế hệ ban đầu của công nghệ chuỗi khối ra đời cùng với sự ra đời của các loại tiền điện tử trên thế giới, cơng nghệ này góp phần hỗ trợ mọi giao dịch liên quan đến chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số trong phạm vi tiền điện tử bằng cách sử dụng các <small> </small>

<small>20Kim Anh, “Blockchain là gì? - Thơng tin từ A - Z về nền tảng này”, [khac/Blockchain-la-gi-883-91342-article.html], (Truy cập ngày 11/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

toán về tiền tệ. Có thể khẳng định rằng thế hệ đầu tiên của Blockchain tập trung vào việc tạo ra một hệ thống thanh toán phi tập trung và đáng tin cậy. Điển hình cho thế hệ này cũng chính là phần mà nhóm nghiên cứu đã đề cập ở trên chính là đồng tiền Bitcoin, được ra đời vào năm 2009. Blockchain 1.0 tập trung vào các khía cạnh cơ bản sau:

- <i>Giao dịch tài sản số: Bitcoin đã thực hiện thành công việc chuyển đổi giao dịch </i>

tài sản từ hình thức giấy tờ sang dạng điện tử phi tập trung. Blockchain 1.0 hướng đến việc xây dựng một hệ thống thanh tốn an tồn, khơng cần trung gian và có khả năng giao dịch tồn cầu.

- <i><b>Khả năng chống gian lận (An toàn): Sự bất biến của dữ liệu trên Blockchain giúp </b></i>

ngăn chặn các hành vi gian lận và sửa đổi dữ liệu lịch sử. Hệ thống chứng minh được tính xác thực và toàn vẹn của các giao dịch.

- <i>Khả năng mở tài khoản vô danh: Bitcoin cho phép người dùng tham gia và thực </i>

hiện giao dịch mà không cần tiết lộ danh tính của họ. Điều này thể hiện tính riêng tư và khơng cần phải phụ thuộc vào các bên trung gian.

Như đã đề cập, thế hệ 1.0 của Blockchain, còn được gọi là "Blockchain cơ bản", tập trung chủ yếu vào việc tạo ra một hệ thống thanh toán phi tập trung và đáng tin cậy. Thế hệ này thường được liên kết chặt chẽ với sự ra đời và phát triển của tiền điện tử đầu tiên - Bitcoin. Và các đặc điểm của Blockchain cũng sẽ xoay quanh các vấn đề sau:

- <i>Tiền điện tử đầu tiên: Thế hệ 1.0 chứa đựng những điểm khởi đầu của công nghệ </i>

Blockchain, được triển khai lần đầu tiên thông qua tiền điện tử Bitcoin vào năm 2009. Bitcoin tạo ra một hệ thống tiền tệ điện tử phi tập trung, cho phép giao dịch trực tiếp giữa các bên mà không cần trung gian tài chính truyền thống.

- <i>Hệ thống thanh tốn phi tập trung: Mục tiêu chính của thế hệ 1.0 là giải quyết </i>

vấn đề thanh toán phi tập trung, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các ngân hàng hoặc bên thứ ba để thực hiện giao dịch tiền tệ. Blockchain cơ bản của Bitcoin cho phép ghi lại lịch sử giao dịch một cách an toàn và bất biến.

- <i>Mã hóa và tính bảo mật: Blockchain 1.0 sử dụng mã hóa mạnh mẽ để bảo vệ tính </i>

tồn vẹn dữ liệu và tính riêng tư của người dùng. Các giao dịch và dữ liệu trên Blockchain được bảo vệ bằng mã hóa mã khóa cơng khai, tạo ra một mơi trường an tồn và khơng thể sửa đổi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- <i>Khả năng ghi chép và minh bạch: Mọi giao dịch trên Blockchain 1.0 được ghi lại </i>

một cách công khai và bất biến trong chuỗi khối.Điều này tạo ra tính minh bạch và khả năng kiểm tra lịch sử giao dịch của bất kỳ địa chỉ Bitcoin nào.

- <i>Khả năng gửi và nhận tiền tệ điện tử: Người dùng có thể tạo và quản lý ví tiền </i>

điện tử để gửi và nhận Bitcoin một cách trực tiếp và an toàn. Mặc dù thế hệ 1.0 của Blockchain đã mở ra một cách mới để thực hiện thanh toán phi tập trung, nhưng thế hệ đầu vẫn có những điểm chưa ổn về khả năng mở rộng và hiệu suất.

Thế hệ đầu tiên cũng là sản phẩm khởi nguồn cho các thế hệ tiên tiến sau này. Vậy nên theo sự tìm đọc của nhóm nghiên cứu, nhóm đã tự rút ra được những mặt tối ưu cũng như hạn chế của thế hệ này. Về ưu điểm, thế hệ này đã tạo ra khả năng thực hiện các giao dịch trực tiếp giữa các bên mà khơng cần trung gian, giảm thiểu chi phí và tăng tính minh bạch. Tuy nhiên, thế hệ Blockchain đầu tiên cũng có phần hạn chế trong việc xử lý các ứng dụng phức tạp hơn ngồi thanh tốn đơn giản. Khả năng mở rộng và tính tương thích giữa các chuỗi khá hạn chế vì tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng của Hệ thống Bitcoin và Blockchain 1.0 gặp khó khăn trong việc xử lý một lượng lớn giao dịch cùng một lúc. Việc mỗi giao dịch cần phải được xác nhận trước khi thêm vào khối mới, làm cho quy trình giao dịch chậm hơn so với hệ thống thanh toán truyền thống. Về khả năng tiêu thụ thì giới chuyên gia nhận định rằng khả năng tiêu thụ năng lượng của thế hệ đầu khá cao: Quá trình "khai thác mỏ" Bitcoin yêu cầu sự tham gia của các máy tính thực hiện các phép tính phức tạp để xác nhận các giao dịch và bảo vệ mạng. Điều này dẫn đến tiêu thụ năng lượng lớn và tạo ra tác động tiêu cực đối với mơi trường. Và vì là thế hệ đầu tiên nên Blockchain 1.0 tập trung chủ yếu vào giao dịch tiền tệ và thanh tốn, điều đó cũng sẽ được khắc phục ở các thế hệ sau vì cơ bản vạn vật sẽ phát triển và tiến hóa không người, phiên bản ngày nay cũng sẽ là phiên bản tốt hơn so với trước đây. Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý về khả năng tuân thủ pháp luật và quy định của Blockchain 1.0 có thể thấy mặc dù Blockchain hứa hẹn tính minh bạch và an tồn, nhưng với khả năng giao dịch hoàn toàn ẩn danh, nó cũng tạo ra mơi trường tiềm ẩn cho việc thực hiện các hoạt động phi pháp.

Thế hệ Blockchain 1.0 đã là bước đầu tiên quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công nghệ Blockchain và tạo nền tảng cho các thế hệ sau. Cũng có thế nhìn nhận rằng thế hệ đầu tiên cũng đã đưa ra được định nghĩa mới về khái niệm tiền điện tử và

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

thanh toán phi tập trung: Thế hệ này đã giúp thay đổi cách chúng ta nghĩ về tiền tệ và thanh toán, mở ra khả năng thực hiện các giao dịch trực tiếp giữa các bên mà không cần ngân hàng hoặc bên thứ ba. Không chỉ là ở trên phương diện định nghĩa, Blockchain 1.0 cũng được đánh giá là có tính minh bạch và an toàn, Blockchain 1.0 đã mang lại tính minh bạch và an tồn cho các giao dịch, khi thông tin giao dịch được lưu trữ và xác nhận trên chuỗi khối. Vì cơ bản Blockchain đời đầu đã tạo ra một môi trường ghi chép phi tập trung, nơi mọi giao dịch được lưu trữ một cách công khai và không thể sửa đổi. Điều này đảm bảo tính tồn vẹn của dữ liệu và ngăn chặn các hành vi gian lận. Song song với những hiệu quả tích cực mặc dù thế hệ đầu gặp nhiều thách thức, nhưng sự đổi mới và tiềm năng của nó đã tạo ra một cơ sở vững chắc để xây dựng và phát triển các ứng dụng

<i><b>Blockchain đa dạng hơn. </b></i>

<i><b>Thế hệ 2 hay còn gọi là Blockchain 2.0 - Smart Contract: Thế hệ Blockchain 2.0 đề </b></i>

cập đến một bước tiến vượt xa so với thế hệ 1.0 bằng cách mở rộng khả năng ứng dụng của cơng nghệ Blockchain. Thay vì chỉ tập trung vào việc chuyển đổi và giao dịch tiền điện tử, Blockchain 2.0 tập trung vào việc phát triển các ứng dụng phức tạp hơn như hợp đồng thông minh, quản lý tài sản số, y tế và nhiều ứng dụng khác. Thế hệ Blockchain 2.0 được áp dụng cụ thể trong nhiều ngành khác nhau, mở ra cơ hội đột phá và sáng tạo trong việc phát triển các ứng dụng mới. Dưới đây là một số ngành mà thế hệ 2.0 của Blockchain đang được ứng dụng:

- <i>Đối với lĩnh vực tài chính và ngân hàng: Thế hệ thứ hai của Blockchain khi ứng </i>

dụng vào lĩnh vực tài chính đó là sự tích hợp dịch vụ tài chính phi tập trung (DeFi) hay diễn giải một cách dễ hiểu hơn thì Blockchain 2.0 cho phép phát triển các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) như vay lấy vốn, gửi tiết kiệm, giao dịch tài sản số mà khơng cần có sự can thiệp của bên thứ ba hay bất cứ bên trung gian nào. Thay vì giao dịch theo cách truyền thống thì đây được xem là cách hữu hiệu nhất giúp giảm thiểu chi phí và tăng tính được sự tin cậy minh bạch trong giao dịch tài chính. Blockchain 2.0 cho phép tạo ra các ứng dụng tài chính phức tạp hơn, như chuyển đổi tài chính và thanh khoản nhanh chóng. Thay vì phải chờ đợi qua nhiều bước xác nhận, người dùng có thể thực hiện các giao dịch trực tiếp, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình giao dịch. Về phiên bản HĐTM trong tài chính thì đây là một hợp đồng tài chính có yếu tố quan trọng với thế hệ Blockchain 2.0 cho phép tự động hóa những giao dịch tài chính có điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

kiện tức là những giao dịch ấy đã được thiết lập từ trước. Ví dụ như hợp đồng thông minh được áp dụng nhằm tiến hành cho việc chuyển tiền khi đã đáp ứng các điều kiện cần thiết và thỏa mãn được những điều ấy sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sai sót và gian lận trong các giao dịch. Các hợp đồng thông minh có thể tự động thực hiện các giao dịch tài chính và Ethereum là một trong những ví dụ quan trọng của thế hệ này, nơi các HĐTM có thể được thực thi trên mạng Blockchain, cho phép phát triển các ứng dụng phi tập trung đa dạng hơn. Thế hệ thứ hai của Blockchain tập trung vào việc mở rộng khả năng ứng dụng của nó, bằng cách tạo ra một môi trường cho các HĐTM và các ứng dụng phi tập trung. Ethereum được coi là tiêu biểu cho thế hệ này. Các đặc điểm quan trọng bao gồm:

- <i>Đối với lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng: Blockchain 2.0 có thể cung cấp tính </i>

minh bạch và theo dõi chặt chẽ trong quản lý chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp có thể theo dõi nguồn gốc của sản phẩm, quản lý lịch trình giao hàng, và đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc lưu trữ thông tin trên Blockchain.

- <i>Đối với lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe: Blockchain 2.0 giúp quản lý và chia </i>

sẻ dữ liệu y tế một cách bảo mật và minh bạch. Bệnh nhân có thể kiểm sốt dữ liệu của họ và chia sẻ nó với các chuyên gia y tế khi cần thiết mà không cần thông qua các tổ chức trung gian.

- <i> Đối với lĩnh vực giáo dục: Blockchain 2.0 có thể được sử dụng để xác minh bằng </i>

cấp và chứng chỉ trong lĩnh vực giáo dục. Người học có thể lưu trữ hồ sơ học tập của họ trên Blockchain, đảm bảo tính minh bạch và không thể sửa đổi.

- Đối với lĩnh vực quản lý tài sản và Bất động sản: Blockchain 2.0 cho phép tạo ra các phiên bản kỹ thuật số của tài sản truyền thống như bất động sản, chứng khoán, quyền sử dụng đất. Điều này giúp tăng cường tính minh bạch và dễ dàng giao dịch.

- <i>Đối với lĩnh vực quản lý dữ liệu cá nhân: Blockchain 2.0 cung cấp khả năng quản </i>

lý dữ liệu cá nhân một cách bảo mật và riêng tư hơn. Người dùng có thể kiểm sốt việc chia sẻ thông tin cá nhân của họ với các tổ chức và dịch vụ mà họ tin tưởng.

Trong thế hệ 1.0, công nghệ Blockchain chủ yếu tập trung vào việc xử lý giao dịch tiền điện tử và chuyển đổi tài sản trực tiếp giữa các người dùng. Tuy nhiên, thế hệ 2.0 đánh dấu một sự tiến xa hơn bằng cách tập trung vào việc phát triển các ứng dụng phức tạp hơn và đa dạng hóa các tài sản số có thể được quản lý và giao dịch trên Blockchain. Trên thực tế trước đó đã có một cơng cụ đã đưa ra khái niệm về hợp đồng thông minh,

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

cho phép các điều khoản và điều kiện trong giao dịch được thực thi tự động thông qua mã thơng minh, đó chính là Ethereum <small>21</small>. Ethereum là một nền tảng Blockchain cơng cộng có khả năng thực hiện các hợp đồng thông minh (smart contracts) và phát triển ứng dụng phi tập trung (decentralized applications - DApps). Thế hệ 2.0 của Blockchain mang đến nhiều cải tiến so với thế hệ 1.0 (ví dụ như Bitcoin), bao gồm cách thức hoạt động linh hoạt hơn, khả năng tạo ra các dịch vụ và ứng dụng phức tạp hơn. Cụ thể, Ethereum cho phép thực hiện các thỏa thuận và giao dịch tự động dựa trên điều kiện được xác định trước. Điều này giúp mở ra một cánh cửa cho một loạt các ứng dụng phi tập trung có khả năng thay đổi cách chúng ta tương tác với các dịch vụ và giao dịch. Không chỉ vậy, thế hệ 2.0 của Blockchain cịn tích hợp các dữ liệu ngoại vi mở cửa vào Blockchain thông qua các cơ chế như Oracles<small>22</small>. Thuật ngữ này khi được sử dụng trong công nghệ Blockchain và các hệ thống phi tập trung được hiểu là t thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nguồn thơng tin bên ngồi, thường là thông tin từ thế giới thực, được đưa vào trong các HĐTM (smart contracts). Một oracle có thể là một dịch vụ trực tuyến hoặc một hệ thống tự động. Cơng việc của chúng là cung cấp thơng tin chính xác từ thế giới thực, ví dụ như giá cổ phiếu, tỷ giá tiền tệ, thông tin thời tiết, kết quả trận đấu thể thao, và nhiều thông tin khác… Các hợp đồng thông minh thường chỉ hoạt động trên dữ liệu trong Blockchain mà chúng tồn tại, và chúng khơng có khả năng truy cập thơng tin bên ngồi mạng. Tuy nhiên, có những tình huống khi một hợp đồng thông minh cần dữ liệu từ thế giới thực để thực hiện một điều kiện hoặc quyết định. Đây là khi Oracle đóng vai trị quan trọng. Oracle là một dịch vụ hoặc một cơ chế cho phép dữ liệu từ bên ngoài được đưa vào Blockchain và sau đó được hợp đồng thơng minh sử dụng để thực hiện các tương tác hoặc quyết định dựa trên dữ liệu đó. Ví dụ, bạn muốn tạo một hợp đồng thơng minh để tự động thanh tốn một số tiền dựa trên giá hiện tại của bitcoin. Bạn sẽ cần một Oracle để liên kết hợp đồng thông minh với giá hiện tại của bitcoin trên thị trường. Oracle sẽ đưa thông tin về giá bitcoin vào Blockchain để hợp đồng thơng minh có thể sử dụng nó để thực hiện thanh tốn. Vậy nên, Oracle đóng vai trị quan trọng trong việc mở rộng khả năng của các HĐTM cho phép chúng tương tác với thế giới thực và thực hiện các chức năng phức tạp hơn. Hay nhóm tác giả sẽ đặt ra một giả thiết khác để làm rõ hơn vấn đề này. Ví dụ như khi bạn muốn xây dựng một ứng dụng theo <small> </small>

<small>21 Ethereum là mạng lưới các máy tính trên tồn thế giới cùng tn theo một loạt các quy tắc gọi là giao thức https:</small>/<small>/ethereum.org/vi/what-is-ethereum/ </small>

<small>22 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

dõi thời tiết trực tiếp trên Blockchain. Để làm được điều này, bạn cần thông tin về thời tiết từ thế giới thực, như nhiệt độ, áp suất khơng khí, độ ẩm, v.v. Nhưng dữ liệu này khơng thể tự mình tồn tại trên Blockchain, vì Blockchain thường chỉ có thể lưu trữ dữ liệu nội tại được lập trình sẵn của mình. Đây là lúc cơ chế Oracle (nguồn tin) vào hình thức. Oracle là một phần mềm hoặc dịch vụ ngoại vi, có thể truy xuất dữ liệu từ thế giới thực và đưa thông tin này vào Blockchain. Trong trường hợp của ứng dụng theo dõi thời tiết, Oracle có thể kết nối với các nguồn dữ liệu thời tiết và đưa thông tin thời tiết vào Blockchain một cách tự động. Như vậy, cơ chế Oracle cho phép Blockchain có thể "nhìn thấy" thơng tin từ thế giới ngồi và sử dụng nó trong các ứng dụng dựa trên Blockchain. Điều này mở ra cơ hội rất lớn để phát triển các ứng dụng mới và sáng tạo, vì bạn khơng bị giới hạn bởi dữ liệu chỉ tồn tại trên Blockchain. Từ việc theo dõi thời tiết, bạn có thể nghĩ đến việc ứng dụng dữ liệu tài chính, thơng tin về sản phẩm, y tế và nhiều lĩnh vực khác dựa trên dữ liệu thế giới thực.

Đây là ứng dụng phi tập trung hay còn được gọi là ứng dụng phân quyền. Thế hệ thứ ba của chuỗi khối tập trung vào việc cải thiện các lỗi và thiếu sót của nó đồng thời mở rộng các trường hợp sử dụng, được đánh giá là đại diện cho một bước đáng kể trong sự phát triển của công nghệ Blockchain. Thế hệ thứ ba thật sự là một thế hệ nhiều đặc biệt. Những đặc điểm nổi bật của thế hệ này là cơ sở vững chắc cho sự khẳng định trên mà nhóm tác giả đã đề cập, điển hình như:

<i>- Đối với hiệu suất: Thế hệ này tập trung vào tăng cường hiệu suất của hệ thống </i>

Blockchain. Các vấn đề về tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng đồng thời của nhiều người dùng cũng đã được cải thiện và giải quyết nhằm để đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế nhưng vẫn đảm bảo duy trì được tính bảo mật.

<i>- Đối với tích hợp dApps: Thế hệ thứ ba của Blockchain thúc đẩy việc phát triển </i>

và triển khai các ứng dụng phi tập trung (DApps). Các ứng dụng này có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ tài chính, y tế, giáo dục, quản lý chuỗi cung ứng đến lĩnh vực khác. Về cơ bản, nhóm nghiên cứu nhận định rằng so với thế hệ thứ hai vẫn khá tương đồng.

<i>- Đối với tích hợp Hợp đồng thông minh cải tiến: HĐTM trong thế hệ thứ ba được </i>

cải tiến để hỗ trợ các tính năng phức tạp hơn, đảm bảo an tồn và chính xác hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>- Đối với việc tương tác giữa các Blockchain: Blockchain 3.0 thường có khả năng </i>

tương tác và tích hợp với các Blockchain khác, tạo ra một môi trường liên kết và linh hoạt hơn. Thậm chí rằng chúng liên kết với nhau thành những mạng lưới mắt xích đảm bảo được một môi trường riêng biệt ổn định.

<i>- Đối với bảo mật cải tiến: Blockchain 3.0 hướng đến việc cải thiện bảo mật hệ </i>

thống, bao gồm các biện pháp an toàn và khả năng chống lại các cuộc tấn cơng.

<i><b>Thế hệ 4 hay cịn gọi là Blockchain thế hệ 4.0 – Blockchain For industry: Đây là công </b></i>

nghệ mới nhất, được tạo ra để tối ưu hóa ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các công nghệ trước. Công nghệ này nhắm đến các doanh nghiệp với mục đích tạo ra các ứng dụng giao dịch nhanh chóng và hồn thiện hơn. Được nhận định là một thế hệ kế thừa và phát triển tích hợp trên cơ sở của ba thế hệ trước, thế hệ thứ tư hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi ích lớn đặc biệt là đáp ứng hầu hết các nhu cầu trong hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực trong đời sống. Theo quan điểm của nhóm tác giả có thể nói thế hệ thứ tư ra đời chính là một tầm nhìn rộng và dài hạn, cũng như song song với những thuận lợi và kỳ vọng là những thách thức để thế giới thực sự công nhận nó và sử dụng nó như một cơng nghệ đột phá.

<b>b. Đặc điểm của Blockchain </b>

Blockchain là một công nghệ chuỗi khối tạo lập dưới hình thức một hệ thống dữ liệu phi tập trung, được xây dựng bằng cách liên kết các khối dữ liệu lại với nhau một cách liên tục và bảo mật. Nhóm tác giả đã điểm qua một số đặc điểm chính của cơng nghệ Blockchain qua sự tìm đọc từ các tư liệu và diễn đạt lại thành câu từ và độ hiểu biết phù hợp với ngơn ngữ của nhóm tác giả.

<i>Đặc điểm về Phi Tập Trung (Decentralization): Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của công </i>

nghệ Blockchain là tính phân tán. Thay vì dựa vào một tổ chức trung tâm duy nhất, Blockchain sử dụng mạng lưới các nút độc lập để duy trì và xác minh thơng tin. Điều này giúp ngăn chặn sự kiểm soát độc đốn và tạo ra tính minh bạch cao hơn. Hơn cả vậy, Blockchain không phụ thuộc vào một thực thể tập trung để kiểm soát hoặc quản lý dữ liệu. Thay vào đó, nó hoạt động trên mạng lưới của các máy tính phân tán (node), mỗi node lưu trữ và duy trì một bản sao của dữ liệu, tạo nên tính phi tập trung.

<i>Đặc điểm về độ an tồn và bảo mật: Cơng nghệ Blockchain sử dụng mã hóa mạnh mẽ để bảo vệ </i>

dữ liệu khỏi các cuộc tấn công và xâm nhập. Mỗi khối dữ liệu được ký số và liên kết chặt chẽ với khối trước, tạo thành một chuỗi mà việc thay đổi dữ liệu trong một khối sẽ ảnh hưởng đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>toàn bộ chuỗi, làm cho việc tấn công trở nên khó khăn hơn. Dữ liệu trên mỗi khối trong </i>

Blockchain được mã hóa và liên kết chặt chẽ với khối trước đó, tạo thành một chuỗi liên kết mà rất khó để thay đổi. Do đó, một khi thơng tin đã được ghi vào Blockchain, nó rất khó để bị sửa đổi hoặc tấn công.

<i>Đặc điểm về sự minh bạch: Blockchain lưu trữ dữ liệu trên mạng lưới các nút, mỗi nút kiểm tra </i>

và xác nhận giao dịch. Điều này tạo ra tính minh bạch cao và cho phép các bên tham gia kiểm tra lịch sử và nguồn gốc của dữ liệu. Mọi giao dịch và thay đổi trạng thái trong Blockchain có thể được kiểm tra và xác minh bởi mọi người tham gia. Tất cả thơng tin trong Blockchain là cơng khai và có thể được truy cập, giúp tăng tính minh bạch và tin cậy.

<i>Đặc điểm về tự động hóa và Hợp Đồng Thơng Minh: Blockchain có khả năng triển khai hợp </i>

đồng thơng minh, là các chương trình tự động thực hiện các thỏa thuận và hành động dựa trên điều kiện đã được xác định trước. Điều này giúp tạo ra tính tự động hóa trong giao dịch và quản lý.

<i>Đặc điểm về tốc độ giao dịch và hiệu suất: Một số Blockchain có tốc độ xác nhận giao dịch </i>

nhanh, trong khi một số khác có thể mất một thời gian lâu hơn để xác nhận. Vận tốc này thường phụ thuộc vào cách mạng Blockchain được thiết kế và các thuật tốn xác nhận giao dịch. Bitcoin, ví dụ, có thể mất khoảng 10 phút để xác nhận một giao dịch, trong khi Ethereum thường mất vài giây. Tuy nhiên, tốc độ giao dịch của một số Blockchain như Bitcoin có thể bị giới hạn bởi khả năng xử lý của mạng. Tốc độ giao dịch cũng phụ thuộc và kích thước khối và số lượng giao dịch vì cơ bản Kích thước của mỗi khối trong Blockchain ảnh hưởng đến khả năng chứa được bao nhiêu giao dịch. Một kích thước khối lớn có thể chứa nhiều giao dịch hơn, nhưng đồng thời cũng tạo ra một thách thức về việc đảm bảo tính phi tập trung và an tồn. Ví dụ, Bitcoin có giới hạn kích thước khối là 1MB, khiến việc xử lý một số lượng lớn giao dịch cùng một lúc trở nên khó khăn và dẫn đến việc chờ xác nhận lâu hơn. Khơng chỉ là về kích thước khối và số lượng giao dịch, đơi khi q trình vận hành và truyền tải của Blockchain cũng bị chi phối bởi thuật toán. Theo sự tìm đọc của nhóm tác giả về các thuật tốn xác nhận giao dịch trong Blockchain có thể ảnh hưởng đến tốc độ xác nhận và hiệu suất. Proof of Work (PoW) là thuật toán phổ biến trong việc xác nhận giao dịch, nhưng nó có thể yêu cầu nhiều thời gian và năng lượng. Proof of Stake (PoS) và các cơ chế xác nhận khác có thể giúp tăng tốc độ xác nhận giao dịch và giảm nhu cầu về năng lượng. Ngoài những vấn đề trên, về hiệu suất mạng cũng góp phần vơ cùng lớn trong quá trình hoạt động của Blockchain. Tuy nhiên vạn vật trong vũ trụ này đều hoạt động theo nguyên lý cải tiến, thế hệ đầu tiên là thế hệ cơ bản nhất đặt nền móng cho sự ra đời các thế hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

sau, các thế hệ sau mang trong mình những đặc điểm của thế hệ trước và phát triển hơn so với thế hệ trước. Cho đến ngày nay, tốc độ và hiệu suất của Blockchain được đánh giá là tăng lên đáng kể và hiệu suất đạt được vô cùng cao, nhanh về tốc độ, hiệu quả về chất lượng. Tốc độ giao dịch và hiệu suất là những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của công nghệ Blockchain. Các nhà phát triển và cộng đồng Blockchain liên tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để cải thiện tốc độ giao dịch và đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho hệ thống.

<i>Đặc điểm về sự tích hợp dễ dàng: Blockchain có khả năng tích hợp với các hệ thống hiện có và </i>

hệ thống của bên thứ ba thông qua các giao thức chuẩn hóa. Đặc điểm về sự tích hợp dễ dàng là một trong những ưu điểm quan trọng của công nghệ Blockchain. Khả năng này cho phép Blockchain kết nối và tương tác một cách linh hoạt với các hệ thống hiện có và hệ thống của bên thứ ba, đồng thời giữ được tính bảo mật và minh bạch của dữ liệu và giao dịch bằng các giao thức chuẩn hóa của Blockchain. Cơng nghệ Blockchain sử dụng các giao thức chuẩn hóa, như API (Application Programming Interface), để tạo ra giao diện tương tác với các hệ thống khác. Nhờ vào việc sử dụng các giao thức này, Blockchain có thể tích hợp một cách dễ dàng với các ứng dụng và dịch vụ khác. Không chỉ là về các giao thức, đặc điểm về sự tích hợp của Blockchain cịn được thể hiện ở Interoperability (Tích hợp chéo nền tảng. Các Blockchain khác nhau có thể tương tác và làm việc cùng nhau thơng qua các giao thức chuẩn hóa và giao thức tương tác. Điều này tạo ra khả năng tích hợp chéo nền tảng, cho phép dữ liệu và tài sản di chuyển qua lại giữa các hệ thống Blockchain một cách dễ dàng Vậy nên, khi ứng dụng thực tế, các doanh nghiệp và tổ chức có thể tích hợp Blockchain vào hệ thống quản lý, giao dịch và theo dõi thơng tin. Ví dụ, trong lĩnh vực tài chính, Blockchain có thể tích hợp với hệ thống thanh toán và chuyển tiền, tạo ra các quy trình giao dịch nhanh chóng và bảo m

<i>Đặc điểm về sự phân quyền trong mạng lưới Blockchain: Đây cũng là một trong những đặc trưng </i>

quan trọng và nổi bật của công nghệ này. Sự phân quyền trong mạng lưới Blockchain đề cập đến việc phân chia quyền lực và trách nhiệm giữa các thực thể tham gia trong hệ thống, cho phép mỗi thực thể có quyền kiểm sốt dữ liệu và tham gia vào q trình ra quyết định. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện tính minh bạch, an tồn và tạo sự đa dạng trong quản lý mạng lưới. Đi sâu hơn trong việc phân quyền mạng lưới, theo nhóm tác giả tìm đọc điều này các bài viết nói khá là mơ hồ và có phần chung bao qt, khơng rõ ràng trên thực tế. Tuy nhiên, nhóm tác giả cho rằng để có thể hình thành nên đặc điểm về sự phân quyền Blockchain phải có những yếu tố

<i>sau: Một là phân quyền và kiểm soát dữ liệu: Trong mạng lưới Blockchain, dữ liệu được phân </i>

tán và lưu trữ trên nhiều nút (node) khác nhau. Mỗi nút có quyền kiểm sốt và quản lý dữ liệu của chính mình. Việc phân quyền này đảm bảo tính bảo mật và ngăn ngừa việc dữ liệu bị thay

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>đổi một cách trái phép. Hai là tham gia vào các quyết định vì như nhóm tác giả đã đề cập ở phần </i>

trên Blockchain có thể cho phép các thực thể tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến hệ thống. Việc này thường được thực hiện thông qua các phiếu bầu, thỏa thuận thông qua smart

<i>contract hoặc các cơ chế khác. Ba là độc lập và linh hoạt bởi vì mỗi nút trong mạng lưới </i>

Blockchain có khả năng hoạt động độc lập và đưa ra quyết định của riêng mình. Điều này tạo ra tính linh hoạt trong quản lý và thực hiện giao dịch. Đúc kết lại những đặc điểm về sự phân quyền trong mạng lưới Blockchain, điều đó giúp tạo ra mơi trường cơng bằng, minh bạch và đa dạng trong quản lý và quyết định. Sự phân quyền này cũng tạo ra tính linh hoạt và khả năng tham gia của các thực thể trong hệ thống.

<b>1.2.2 Khái quát về hợp đồng thông minh trên nền tảng Blockchain </b>

<b>a. Sơ lược về lịch sử hình thành và “cha đẻ” của hợp đồng thơng minh </b>

<b> Hợp đồng thông minh là một khái niệm đã được đề xuất từ thập kỷ 1990, bởi </b>

một nhà khoa học máy tính và luật sư tên là Nick Szabo. Trong ý tưởng ban đầu của ông, hợp đồng thông minh là các chương trình máy tính tự động hóa việc thực hiện thỏa thuận trong các tình huống đủ điều kiện được định sẵn. Tuy nhiên, công nghệ để triển khai ý tưởng này chưa thực sự tồn tại đến khi Blockchain nảy lên vào những năm 2000.

<b>b. Cơ chế hoạt động và đặc điểm của hợp đồng thông minh trong chuỗi khối Blockchain. </b>

Hợp đồng thông minh là các chương trình tự động thực hiện các hành động dựa trên các điều kiện được xác định trước. Trong môi trường Blockchain, hợp đồng thông minh được triển khai và hoạt động trên nền tảng mã hóa, đảm bảo tính bảo mật và khơng thể thay đổi. Các đặc điểm chính của hợp đồng thông minh trên chuỗi khối bao gồm

Tự Động Hóa: Hợp đồng thơng minh tự động thực hiện các hành động một khi các điều kiện đủ điều kiện được kích hoạt. Khơng cần sự can thiệp của bên thứ ba, điều này giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào các cơ quan trung gian.

Không Thể Thay Đổi: Một khi được triển khai trên chuỗi khối, hợp đồng thông minh không thể thay đổi hoặc can thiệp từ bất kỳ người nào. Điều này đảm bảo tính minh bạch và an tồn cho việc thực hiện thỏa thuận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Chính Xác và Đáng Tin Cậy: Do hoạt động trên nền tảng mã hóa và Blockchain, hợp đồng thông minh thực hiện các hành động một cách chính xác và khơng bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người.

Tương Tác Với Thế Giới Thực: Mặc dù hoạt động trên Blockchain, hợp đồng thông minh có thể tương tác với thế giới thực thơng qua các dịch vụ oracles, để lấy thông tin từ bên ngoài và thực hiện hành động dựa trên dữ liệu thế giới thực.

Quyền Sở Hữu Trí Tuệ: Hợp đồng thơng minh có thể thực hiện việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ, như bản quyền và giấy phép, thông qua việc xác minh và thực hiện các điều khoản liên quan.

Phạm Vi Ứng Dụng Rộng Rãi: Hợp đồng thơng minh có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ tài chính đến y tế, quản lý chuỗi cung ứng, bất động sản, và nhiều lĩnh vực khác.

Tóm lại, hợp đồng thơng minh trong Blockchain là một cơ chế tự động hóa quy trình thực hiện thỏa thuận, đảm bảo tính chính xác, minh bạch và khả năng tương tác với thế giới thực. Đây là một trong những ứng dụng quan trọng của công nghệ Blockchain, có tiềm năng thay đổi cách chúng ta thực hiện các giao dịch và thỏa thuận.

<b>1.3 Ứng dụng HĐTM từ Blockchain (Chuỗi khối) vào trong một số lĩnh vực tại Việt Nam </b>

Hợp đồng thông minh là một ứng dụng quan trọng của công nghệ Blockchain, cho phép thực hiện các giao dịch tự động dựa trên những điều kiện đã định sẵn. Trên khắp thế giới, HĐTM đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Tài chính ngân hàng, bất động sản, bầu cử, bảo hiểm, chuỗi cung ứng … Tuy nhiên, tại Việt Nam những ứng dụng của HĐTM từ chuỗi khối vẫn cịn đơi phần hạn chế, chưa phổ biến bởi vì việc ứng dụng này phần lớn đến từ các doanh nghiệp, chính phủ, cịn đời sống hàng ngày của người dân vẫn chưa thực sự rộng rãi, dù có thì vẫn tồn tại dưới dạng các hợp đồng thơng minh giản đơn. Vậy nên, nhóm nghiên cứu liệt kê ra một số lĩnh vực mà Việt Nam đã áp dụng nhằm phân tích khái quát đưa ra cái nhìn tổng quan cũng như đánh giá về tình hình chung của việc ứng dụng HĐTM từ Blockchain vào các lĩnh vực. Ứng dụng hợp đồng thông minh từ công nghệ Blockchain vào trong một số lĩnh vực tại Việt Nam đang

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

ngày càng trở nên rộng rãi và đa dạng. Cách mà hợp đồng thơng minh có thể thay đổi cách thức hoạt động và tương tác trong các lĩnh vực khác nhau là một ví dụ điển hình về sự đột phá của công nghệ này. Dưới đây là một số lĩnh vực tại Việt Nam mà HĐTM từ chuỗi khối Blockchain có thể được ứng dụng. Điển hình như:

<i>Đối với lĩnh vực tài chính và ngân hàng: Có thể nhận thấy với sự bùng nổ của khoa học </i>

- công nghệ, chuỗi khối dần phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam trong việc ứng dụng HĐTM trên nền tảng Blockchain vào trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền nội bộ và quốc tế một cách tự động và an toàn. Trên thực tế, Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc nghiên cứu và thử nghiệm ứng dụng công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhưng việc áp dụng thực tế có thể vẫn đang ở giai đoạn phát triển và thử nghiệm. Cụ thể tại Việt Nam, Blockchain được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Khoa học và Cơng nghệ cũng đã phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025, trong đó cơng nghệ Blockchain được xếp thứ hai sau trí tuệ nhân tạo (AI) trong loạt các công nghệ chủ chốt. Trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng BIDV tiên phong ứng dụng Blockchain trong tài trợ thương mại, các ngân hàng: MB, VPBank, Vietcombank... cũng đã cơng bố ứng dụng Blockchain trong giao dịch tài chính. Một số doanh nghiệp khác cũng ứng dụng thành công Blockchain vào kinh doanh, như: Masan Group, Bảo Việt, AIA…<small>23</small> .Theo bài viết của tác giả, nhóm nghiên cứu nhận định rằng nhóm tác giả cũng khai thác những ưu điểm của Blockchain, từ đó đi sơ lược về những cơ chế vận hành của công nghệ này và phân tích sâu khi áp dụng vào lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ như thế nào. Nhìn chung vẫn chưa đưa ra một ví dụ thực tiễn nhưng theo sự tìm đọc và đúc kết nhóm nghiên cứu thấy rằng có một số ví dụ về cách Việt Nam đang xem xét áp dụng công nghệ Blockchain và hợp đồng thơng minh trong tài chính ngân hàng, chẳng hạn như giao dịch chứng khoán và quản lý tài sản, quản lý hồ sơ tín dụng, thanh tốn và chuyển tiền quốc tế. Việc áp dụng công nghệ Blockchain và hợp đồng thơng minh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đòi hỏi sự hợp tác giữa các tổ chức tài chính, cơ quan quản lý và chính phủ để đảm bảo tính an tồn, tn thủ pháp luật và <small> </small>

<small>23</small><i><small> Th.S Phạm Thị Phương Thảo (2023), “Ứng dụng Blockchain trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí </small></i>

<small>Cơng thương. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

tăng sự minh bạch. Trong tương lai, có thể sẽ có nhiều ứng dụng cụ thể hơn của công nghệ này trong tài chính ngân hàng tại Việt Nam.

<i>Đối với lĩnh vực Bất động sản: Theo METAIN - nền tảng đầu tư chung ứng dụng công </i>

nghệ Blockchain, vừa triển khai một giải pháp hỗ trợ trong lĩnh vực bất động sản Theo quan điểm của ông Trần Việt Đức, Giám đốc điều hành của IDG Ventures Việt Nam

<i>cho biết "Công nghệ Blockchain đang tạo nên một cuộc cách mạng cực kỳ lớn trong thị trường bất động sản, nhờ tính bảo mật cao, khả năng xử lý giao dịch tiện lợi, quy trình giao dịch minh bạch. Vì thế, việc đầu tư bất động sản ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ trở thành xu hướng chính trong những thập niên tới đây. Thách thức hiện tại của mỗi dự án khi tham gia vào thị trường này chính là làm sao để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư có nguồn vốn nhỏ và tạo ra nhiều cơ hội đầu tư tốt hơn cho họ”.</i><small>24</small> Và một điều khơng thể phủ nhận rằng HĐTM có thể giúp thực hiện các giao dịch mua bán, cho thuê, chuyển nhượng bất động sản một cách tự động và minh bạch.. Việc sử dụng HĐTM có thể giảm thiểu sự phụ thuộc vào người mơi giới, tăng tính minh bạch và giảm nguy cơ gian lận trong giao dịch bất động sản. HĐTM có thể theo dõi điều kiện thỏa thuận và tự động thực hiện việc chuyển quyền sở hữu khi các điều kiện đạt được.

Ví dụ: Trong lĩnh vực mua bán căn hộ nhà chung cư: HĐTM được tạo để tự động xác minh sự chuyển quyền sở hữu căn hộ khi mọi điều kiện được đáp ứng. Người mua sẽ thanh toán bằng tiền mã hóa, và khi hợp đồng ghi nhận thanh tốn đầy đủ, quyền sở hữu chuyển từ người bán sang người mua Hợp đồng mua bán nhà đất tự động khi thỏa mãn điều kiện. Smart Contract (SC) hoạt động trên những mã nguồn và có thể được sử dụng để giao dịch giữa hai hoặc nhiều bên mà không cần trung gian, với những điều kiện nhất định để được kích hoạt, một HĐTM liên quan đến hợp đồng thuê nhà sẽ chỉ được kích hoạt khi chủ nhà nhận được tiền thuê (tiền điện tử thanh toán qua Blockchain) và gửi chìa khóa (dạng mật mã) cho người th nhà. Trong trường hợp chìa khóa khơng giao đến người thuê đúng hạn như đã thỏa thuận, SC sẽ tự động hồn lại tiền cho bên th. Nếu chìa khóa đến trước hạn thỏa thuận, hệ thống sẽ giữ lại tiền và chìa khóa cho đến kỳ hạn và bên thuê nhận được. Như vậy, chỉ khi bên thuê nhận được chìa khóa, chủ nhà mới nhận được tiền. Hệ thống hoạt động dựa trên mệnh đề “If – Then” (nếu – thì) và

<small> </small>

<small>24 Thành Luân (2022), “ Ứng dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực bất động sản”, Diễn đàn của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

được giám sát bởi hàng trăm người dựa trên nền tảng phân quyền, vì vậy sẽ khơng thể có lỗi xảy ra trong việc giao nhận. SC có thể được lập trình để đảm bảo thanh toán thường xuyên tiền thuê và có thể nhận được tái khởi động mỗi tháng. Và điều cơ bản để tạo nên một SC, cần tuân thủ các yếu tố sau: Một là Chủ thể hợp đồng, chương trình cần phải được cấp quyền truy cập vào các sản phẩm/ dịch vụ liệt kê trong hợp đồng để có thể tự động khóa hay mở chúng. Hai là Chữ ký điện tử, tất cả các bên đồng ý triển khai thỏa thuận bằng mã khóa cá nhân (private key) của họ. Ba là Điều khoản hợp đồng, là một chuỗi các hoạt động mà các bên tham gia đều phải ký chấp nhận chúng. Bốn là nền tảng phân quyền, SC sau khi hoàn tất mã hóa dưới dạng block sẽ được tải lên Blockchain của nền tảng phân quyền tương ứng và được tải về các nút (nodes).

<i>Đối với lĩnh vực Logistics và Giao thơng: HĐTM trong lĩnh vực Logistic có thể theo </i>

dõi và quản lý quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa tự động. Nhóm nghiên cứu đã đọc qua một số tài liệu phân tích thực trạng của ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, phần lớp là các số liệu thống kê và đưa ra nhận xét về các số liệu ấy Mặc dù xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin đang rất mạnh mẽ và hầu hết các Doanh nghiệp lớn (DNL) đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, song các chuyên gia đánh giá ngành E-logistics Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Do các DNL của Việt Nam ứng dụng công nghệ còn ở mức độ thấp, gặp nhiều rào cản trong CĐS do phần lớn DNL tại Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về khả năng tài chính.<small>25</small> Cho đến ngày nay Logistics Việt Nam hiện được đưa vào ứng dụng 4 lĩnh vực chính, gồm:

(1) Các ứng dụng trong lĩnh vực vận tải đường bộ nhằm tối ưu hóa năng lực phương tiện, hoạch định và kiểm sốt tuyến đường, lịch trình, thời gian, nâng cao tỷ lệ đầy xe hàng (Grab, Be, Gojek,…).

(2) Các giải pháp tự động hóa kho hàng TMĐT, giao hàng chặng cuối và chuyển phát nhanh (Shopee, Lazada, Tiki,…).

<small> </small>

<small>25 Nguyễn Văn Vân (2022), “Ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp logistics Việt </small>

<i><small>Nam”, Tạp chí Cơng thương </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

(3) Các hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất với các nguyên tắc sản xuất tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

(4) Một số nhà bán lẻ trong nước triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin - tự động hóa - trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng từ khâu thu mua tới khâu phân phối và đến người tiêu dùng cuối cùng (Trần Phong, 2022).

Ứng dụng cơng nghệ thơng tin tiến tới đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với ngành Logistics và hầu hết các ngành. Để đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia trong kỷ nguyên 4.0. Ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới chuyển đổi số giúp giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp ở Việt Nam,.

Ví dụ: Ghi chép và kiểm tra dữ liệu vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng.

<i>Đối với lĩnh vực Y tế và Chăm sóc sức khỏe : Lĩnh vực tiếp theo mà nhóm tác giả muốn </i>

nói đến là lĩnh vực y tế. Cơng nghệ Blockchain có có khả năng thay đổi nhiều phương thức hoạt động của nghành y tế trước như như quy trình bảo hiểm, quản lí thơng tin bệnh nhân, quy trình cấp thuốc,... Đặc biệt trong việc quản lí thơng tin người bệnh, nhờ vào công nghệ chuỗi khối, mọi thông tin cá nhân về bệnh lý, bảo hiểm,.. đều được lưu trong một hồ sơ có thể truy cập trên tồn bộ địa điểm trên thế giới. Việc sử dụng Blockchain cịn có thể tránh việc trục lợi từ bảo hiểm, khi người bệnh kiểm soát được hồ sơ cá nhân của mình.

Việc ứng dụng cơng nghệ Blockchain chính là được thiết kế trong các lĩnh vực y học, bộ gen, y tế từ xa, giám sát từ xa, y tế điện tử, khoa học thần kinh và các ứng dụng chăm sóc sức khỏe được cá nhân hóa, bằng cơ chế ổn định và bảo mật dữ liệu mà người dùng có thể tương tác thơng qua các loại giao dịch<small>26</small>. HĐTM có thể hỗ trợ quản lý dữ liệu y tế, theo dõi lịch trình chăm sóc sức khỏe, đảm bảo quyền riêng tư. HĐTM từ chuỗi khối có thể hỗ trợ việc quản lý dữ liệu y tế, theo dõi lịch trình chăm sóc sức khỏe. Việc sử dụng Blockchain có thể cải thiện quy trình chia sẻ thông tin y tế giữa các cơ sở y tế khác nhau một cách an toàn và bảo mật. Các HĐTM có thể tự động thực hiện việc quản lý

<small> </small>

<small>26 Sở Khoa học và công nghệ Tỉnh Tây Ninh, “Các ứng dụng của cơng nghệ Blockchain trong y học và chăm sóc sức khỏe: Những thách thức và triển vọng tương lai”. [ (Truy cập ngày 11/08/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

đặt lịch khám, trả lương cho nhân viên y tế dựa trên dữ liệu thời gian thực. HĐTM có thể tự động thực hiện các quy trình chăm sóc khách hàng và dịch vụ theo lịch trình hoặc điều kiện định sẵn. Với Smart Contract thì hồ sơ bệnh lý của người bệnh sẽ được mã hóa và lưu trữ trên Blockchain với một khóa riêng, chỉ những người có khóa đó mới có thể truy cập vào xem hồ sơ được. Đồng thời các hóa đơn cho các cuộc phẫu thuật được lưu trữ trên Blockchain và được tự động chuyển cho bên bảo hiểm. Sổ cái cũng có thể được sử dụng trong việc quản lý chăm sóc y tế, ví dụ như giám sát thuốc men, kết quả xét nghiệm và quản lý các nguồn cung y tế. Việc này giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, giảm thời gian phản hồi và cải thiện sự tương tác.

Ví dụ: Giao dịch và chia sẻ thơng tin y tế an tồn và bảo mật.

Trên là những ứng dụng mà nhóm nghiên cứu tham khảo các tài liệu. Cịn trên thực tế trong những năm tới này, nhóm nghiên cứu nhận thấy một số ngành ở Việt Nam có khả năng ứng dụng được SC, đặc biệt là ứng dụng của HĐTM trong đào tạo. Để có thể triển khai và ứng dụng HĐTM vào ứng dụng trong quản lý hoạt động học tập của sinh viên, đặc biệt là quá trình xác nhận điểm của các hợp phần, phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá sẽ được thực hiện. Từ đó xác định được cách thức triển khai HĐTM trong quản lý hoạt động đào tạo như là xác nhận điểm cho các học phần mà sinh viên đã hồn thành. Cụ thể trong các cơng tác sau: xác nhận việc tham dự và hoàn thành nhiệm vụ môn học của sinh viên; triển khai học bổng cho sinh viên. Trong khâu xác nhận việc tham dự và hồn thành nhiệm vụ mơn học của sinh viên, các bài học và khoa học có thể được lập trình và đưa vào chuỗi khối, cùng với đó là các HĐTM để ghi nhận q trình tham gia và hồn thành các bài học, khóa học của sinh viên. Các HĐTM này sẽ tự động thực thi khi các điều kiện đặt ra được thỏa mãn. Chẳng hạn, khi giáo viên giao bài cho học sinh/sinh viên thì các HĐTM sẽ chạy để xác nhận việc hoàn thành của từng tác vụ/nhiệm vụ. Việc xác nhận hồn thành này khơng thể tác động hay thay đổi bởi bất kỳ ai. Vì vậy, việc ứng dụng các HĐTM trong các hoạt động học tập cũng giúp gia tăng độ tin cậy. Khác với các hệ thống chuỗi khối liên quan đến tiền mật mã thì trong các hệ thống sử dụng trong giáo dục, khi khóa học/bài học được hồn thành thì giảng viên/giáo viên sẽ nhận được thanh tốn, cịn học sinh/sinh viên thì sẽ tích lũy thêm các tín chỉ. Hiện nay có một số trường đại học đã triển khai các hợp đồng thông minh, chẳng hạn như đại học Woolf (được thành lập bởi các giáo sư từ Oxford) sử dụng công nghệ sổ cái

</div>

×