Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Hạn Chế Quyền Con Người, Quyền Công Dân Trong Tình Trạng Dịch Bệnh Theo Pháp Luật Một Số Quốc Gia Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 47 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>2 </small>

<b>MỤC LỤC </b>

PHẦN MỞ ĐẦU ... 4

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 4

2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi trường: ... 5

<i>2.1 Tình hình nghiên cứu trong trường ... 5 </i>

<i>2.2 Tình hình nghiên cứu ngồi trường ... 5 </i>

3. Mục tiêu của đề tài: ... 6

4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: ... 6

<i>4.1 Cách tiếp cận : ... 6 </i>

<i>4.2 Phạm vi nghiên cứu: ... 6 </i>

<i>4.3 Phương pháp nghiên cứu: ... 7 </i>

5. Kết cấu bài nghiên cứu ... 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CƠNG DÂN TRONG TÌNH TRẠNG DỊCH BỆNH ... 8

1.1 Khái quát về quyền con người, quyền công dân ... 8

1.3 Hạn chế quyền con người, quyền cơng dân trong tình trạng dịch bệnh ... 12

<i>1.3.1 Khái niệm hạn chế quyền con người, quyền công dân... 12 </i>

<i>1.3.2 Các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền cơng dân trong tình trạng dịch bệnh... 13 </i>

1.4 Ý nghĩa của việc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong trường hợp dịch bệnh. ... 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 17

CHƯƠNG 2: HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG TRƯỜNG HỢP DỊCH BỆNH THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ... 18

2.1 Hạn chế quyền con người, quyền công dân theo pháp luật quốc tế ... 18

<i>2.1.1 Các văn kiện của Liên hợp quốc ... 18 </i>

<i>2.1.2 Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền 1789 ... 19 </i>

<i>2.1.3 Công ước Châu Âu về nhân quyền ... 19 </i>

2.2 Hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật Canada .... 20

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>2.2.1 Văn bản pháp luật quy định về hạn chế quyền con người trong trình trạng </i>

<i>khẩn cấp ... 20 </i>

<i>2.2.2 Kết quả áp dụng thực thi trên thực tế ... 22 </i>

<i>2.2.3 Đánh giá ưu điểm và khuyết điểm ... 23 </i>

2.3 Hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ... 25

<i>2.3.1 Văn bản pháp luật quy định về hạn chế quyền con người trong trình trạng khẩn cấp ... 25 </i>

<i>2.3.2 Kết quả áp dụng thực thi trên thực tế ... 27 </i>

<i>2.3.3 Đánh giá ưu điểm và khuyết điểm ... 29 </i>

2.4 Hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật Nhật Bản . 31 <i>2.4.1 Văn bản pháp luật quy định về hạn chế quyền con người trong trình trạng khẩn cấp ... 31 </i>

<i>2.4.2 Kết quả áp dụng thực thi trên thực tế ... 32 </i>

<i>2.4.3 Đánh giá ưu điểm và khuyết điểm ... 33 </i>

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 35

CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CƠNG DÂN TRONG TÌNH TRẠNG DỊCH BỆNH VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ... 37

3.1 Pháp luật Việt Nam về hạn chế quyền con người, quyền công dân trong tình trạng dịch bệnh ... 37

3.2 Thực tiễn hạn chế quyền con người, quyền công dân trong tình trạng dịch bệnh ở Việt Nam và một số khuyến nghị. ... 41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 44

PHẦN KẾT LUẬN... 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 46

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>4 </small>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Cơ chế hạn chế quyền con người chính là cách thức, phương thức mà nhà nước căn cứ vào quy định của Hiến pháp của Luật thực hiện việc hạn chế quyền con người trong các trường hợp nhất định. Hạn chế quyền con người là việc cần thiết của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền của chủ thể này không xâm phạm đến quyền chủ thể khác đồng thời cân bằng các lợi ích trong xã hội xét cho cùng cũng là bảo vệ quyền con người. Các nguyên tắc của cơ chế hạn chế quyền con người là các quan điểm có tính chất nền tảng, chỉ đạo cho việc việc tổ chức và hoạt động của cơ chế hạn chế quyền con người nhằm mục đích tránh được sự tùy tiện trong hạn chế quyền con người. Cơ

<i>sở Hiến định của nó là khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013: Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Đây là quy định mới của Hiến pháp 2013 và được đánh giá khá cao. </i>

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh nằm ngoài khả năng ứng phó thơng thường của Chính phủ, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và đời sống con người thì Chính phủ đã áp dụng biện pháp khẩn

<b>cấp đối với dịch bệnh mà khơng có luật cụ thể để có cơ sở ban hành. Dịch Covid – 19 </b>

đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, gần đây đã xuất hiện một vài trường hợp bị bệnh đậu mùa khỉ, bệnh này có được biết là lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh – có thể sẽ diễn biến phức tạp nếu không có sự phịng tránh. Trước những diễn biến khó lường, mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh nếu khơng có các biện pháp ứng phó kịp thời thì sẽ rất dễ gây ra những “cơn sóng” dịch bệnh như Covid – 19. Nhà nước ta chưa ban hành luật cụ thể nào để quy định về tình trạng khẩn cấp khi có sự cố xảy ra sẽ có cơ sở ban hành một số văn bản đề ra các giải pháp ứng phó nhanh với tình trạng cấp bách trên, trong đó có một số quy định về hạn chế quyền con người.

Tình trạng khẩn cấp được nhà nước đưa ra nhằm bảo vệ con người trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng vấn đề được đặt ra là: việc giới hạn như thế nào, giới hạn ra sao để đảm bảo rằng đáp ứng các yêu cầu của một xã hội dân chủ không vi phạm quyền con người, tình trạng khẩn cấp, biện pháp hạn chế và thời gian dự định áp dụng phải được thông báo một cách chính thức. Yêu cầu này đặt ra cách tiếp cận vấn đề cần dựa trên quyền con người được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Việc giám sát thực thi các quy định về tình trạng khẩn cấp chưa có cơ quan nhà nước nào thực hiện nhiệm vụ này. Nếu khơng có cơ quan kiểm sốt việc thực thi pháp luật về tình trạng khẩn cấp trên thực tế thì rất có thể thẩm quyền thực hiện hay cách thức áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người sẽ không được thực hiện đúng hoặc có vi phạm mà khơng bị phát hiện để điều chỉnh và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, chưa có một văn bản luật cụ thể nào quy định về tình trạng khẩn cấp là như thế nào, nó chỉ được quy định trong Hiến pháp hiện hành bố đối với các trường hợp nhất định và có điều kiện để áp dụng, ngồi ra cịn có Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp năm 2000 nhưng khơng được công bố. Thực tế trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid – 19, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp là chưa đủ để điều chỉnh nhiều vấn đề phát sinh, như: giãn cách xã hội, cơ chế cách ly tập trung, xây dựng cơ sở y tế, chính sách phục

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

hồi kinh tế, an sinh sau thảm họa, sự cố <small>1</small>. Đồng thời, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về tình trạng khẩn cấp có sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng cũng như nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành. Yêu cầu được đặt ra là cần tránh các “khoảng trống” pháp lý của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các luật khác, khơng để xảy ra tình trạng chồng chéo chức năng giữa các cơ quan.

Với ý nghĩa trên, nhóm lựa chọn đề “Hạn chế quyền con người trong tình trạng khẩn cấp theo pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam” qua việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về tình trạng khẩn cấp nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời, từ những hạn chế của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở học hỏi từ pháp luật quốc tế, nhóm đề ra các giải pháp pháp lý, kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật quốc gia.

<b>2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi trường: </b>

<i>2.1 Tình hình nghiên cứu trong trường </i>

- Tình trạng khẩn cấp và vấn đề bảo đảm dân chủ trong tình trạng khẩn cấp, Nguyễn Mai Anh, Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12 (460), tháng 6/2022: Bài viết đề cập đến việc quy định rõ về trong tình trạng khẩn cấp và quyền hạn áp dụng chúng một các hiệu quả mà không ảnh hưởng đến một số quyền con người nhất định, không ảnh hưởng đến dân chủ và đảm bảo được sự phát triển của kinh tế, xã hội.... Cùng với đó, những quy định này phải được thực thi dựa trên cơ sở của các hiện định khác, có sự giám sát đối với việc áp dụng. Bài viết phân tích những cơ sở lý luận ở Việt Nam so với một số nước trên thế giới, đưa ra những kiến nghị, gợi mở để hoàn thiện pháp luật quốc gia được rút ra từ việc học hỏi, tham khảo pháp luật quốc tế

<i>2.2 Tình hình nghiên cứu ngồi trường </i>

- Tình trạng khẩn cấp theo quy định của Hiến pháp và Công ước: GS. TS Nguyễn Đăng Dung – 2020 – Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 18 (418) – T9/2020, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết đề cập đến việc hạn chế quyền con người trong điều kiện khẩn cấp. Khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp, quyền lập pháp, tư pháp phải nhường chỗ cho hành pháp và các quyền con người bị hạn chế, nhưng bản thân của hành pháp cũng phải tuân theo một thủ tục tình tự nhất định. Bài viết phân tích cơ sở lý luận và hành động hành pháp trong những điều kiện ấy, cùng những điểm chưa hoàn thiện của pháp luật Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền con người trong tình huống khẩn cấp của phòng chống Covid-19.

- Thẩm quyền và cách thức áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người trong tình trạng khẩn cấp theo pháp luật Việt Nam: TS. Nguyễn Thị Minh Hà, NCS. Tạ Đức Hịa – Tạp chí Quản lý nhà nước, số 301/2021, Học viện hành chính Quốc gia. Bài viết nghiên cứu về thẩm quyền và cách thức áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người trong tình trạng khẩn cấp để thấy rõ thực trạng pháp luật. Đồng thời, đặt nó trong mối quan hệ với pháp luật quốc tế, đặc biệt là các công ước về quyền con người mà nhà nước Việt Nam là thành viên. Từ đó thấy rõ sự cần thiết phải hệ thống hóa các quy phạm pháp luật để điều chỉnh về vấn đề này, sửa đổi và bổ sung những quy định mới cho phù hợp với hệ thống pháp luật và tình hình thực tế hiện nay.

<small> </small>

<small>1 Trích Thứ trưởng Nguyễn Tân Cương – Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, “Thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự”. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>6 </small>

- Nhu cầu giải thích quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013: Trương Hồng Quang, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 03/2018, tr. 03-13. Bài viết phân tích những vấn đề pháp lý, những vấn đề về hạn chế quyền trong tình trạng khẩn cấp từ trước đến nay chưa được quy định cụ thể, nó chỉ được quy định chung trong Hiến pháp 2013 với một số trường hợp nhất định. Quy định chưa rõ như thế nào là tình trạng khẩn cấp, hạn chế những quyền gì của con người đối với tình trạng này. Bài viết chủ yếu nghiên cứu, đánh giá những điểm được và chưa được của pháp luật quốc gia. Đồng thời, tác giả đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật quốc gia đối với việc quy định, giải thích rõ hơn về hạn chế quyền trong tình trạng khẩn cấp.

- Ban hành văn bản pháp luật trong tình trạng khẩn cấp nhìn từ dịch bệnh 19: Bùi Thu Hằng – Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 (408) – T4/2020, Viện nghiên cứu lập pháp. Bài viết nghiên cứu việc ban hành văn bản pháp luật trong tình trạng khẩn cấp, và đánh giá những hạn chế cũng như bất cập trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ban hành tình trạng khẩn cấp.

<b>Covid-3. Mục tiêu của đề tài: </b>

Đề tài hướng đến phân tích những quy định cụ thể, cách thức thực thi, quản lý và những điểm yếu, điểm mạnh, những thành tựu đạt được tương ứng với từng giai đoạn phát triển, những định hướng tương lai và mục tiêu cho giai đoạn 2022-2025.

Đồng thời, đề tài chủ yếu nghiên cứu, phân tích pháp luật một số nước, cùng với đó nhóm cũng nghiên cứu Hiến pháp 2013 liên quan đến việc xây dựng và thực thi việc hạn chế quyền con người trong trương hợp khẩn cấp.

Từ đó, đề tài đưa ra những kiến nghị hoàn thiện, xây dựng pháp luật cho Việt Nam về việc ban hành các quy định, thực thi và quản lý về hạn chế quyền con người trong một số tình huống cụ thể.

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: </b>

<i>4.1 Cách tiếp cận : </i>

Nghiên cứu chủ yếu về pháp luật về hạn chế quyền con người, từ đó phân tích, định hình được nên quy định và cách thực thực thi phù hợp, đồng thời tìm ra những ưu điểm, nhược điểm. Nhóm cũng sẽ đi phân tích quy định của chính sách, pháp luật của Việt Nam trong thời điểm hiện tại và một số nước khác. Từ đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện, xây dựng pháp luật Việt Nam liên quan đến giới hạn quyền ở Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>4.3 Phương pháp nghiên cứu: </i>

Trong q trình nghiên cứu đề tài, nhóm sẽ chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, có kết hợp với việc so sánh với pháp luật với một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Canada.... Thông qua việc phân tích từng giai đoạn phát triển của xã hội mà xây dựng nên việc giới hạn quyền trên phương diện pháp luật và thực tiễn, nhóm sẽ tổng hợp lại những ưu điểm, nhược điểm của việc quy định thực thi về vấn đề giới hạn quyền trong tình trạng khẩn cấp đó ở Việt Nam, đồng thời phân tích, so sánh với một số nước khác. Từ đó, đưa ra những phương án phù hợp cho tình hình hiện tại của

<b>Việt Nam. </b>

<b>5. Kết cấu bài nghiên cứu </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được nhóm nghiên cứu triển khai với 03 chương:

Chương 1: Lý luận về quyền con người và nguyên tắc hạn chế quyền con người trong tình trạng dịch bệnh;

Chương 2: Quy định hạn chế quyền con người trong trường hợp dịch bệnh theo pháp luật quốc tế;

Chương 3: Quy định của hiến pháp việt nam về ban hành, áp dụng hạn chế quyền con người trong tình trạng khẩn cấp đối với tình hình dịch bệnh và kiến nghị hoàn thiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>8 </small>

<b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CƠNG DÂN TRONG TÌNH TRẠNG DỊCH BỆNH </b>

<b>1.1 Khái quát về quyền con người, quyền công dân </b>

<i><b>1.1.1 Khái niệm </b></i>

a. Khái niệm quyền con người

Quyền con người (Nhân quyền – human rights) là những quyền cơ bản, tự nhirn được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và các văn bản quốc tế. Quyền con người không thể bị tước đoạt một cách trái pháp luật bở bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Theo định nghĩa của văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc, quyền con người là những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và cá nhóm cá nhân chống lại những hành động hoặc không hành động dẫn đến sự bỏ mặc, làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.<small>2</small>

Những học giả theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights), tiêu biểu như: Zeno (333 – 264 TCN), Thomas Hobbes (1588 – 1679), John Locke (1632 – 1704), Thomas Paine (1731 – 1809)… đã cho rằng quyền con người là quyền bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đề được hưởng vì họ là cá nhân của cộng đồng.<small>3</small> Quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống hay văn hóa riêng của một quốc gia nào và nó cũng khơng phụ thuộc ý chí của giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay Nhà nước nào. Do đó, khơng một chủ thể nào, kể cả Nhà nước có thể ban phát và tước đi quyền con người một cách tùy tiện.

Như vậy, quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan. Nó được hình thành từ khi một cá nhân đượuc sinh ra, được cộng đồng quốc tế thừa nhận và bảo vệ đồng thời trong pháp luật quốc gia cũng như các điều ước quốc tế. Quyền con người không phụ thuộc vào cá nhân, tổ chức hay bất kỳ ai trao quyền vì nó thuộc về phạm trù tự nhiên.

b. Khái niệm quyền công dân

Theo từ điển Merriam – Webster online thì “công dân” là một khái niệm xuất

<i>hiện từ thế kỷ XIV, có nghĩa là “một cá nhân thuộc về một quốc gia và có các quyền cũng như được sự bảo vệ của quốc gia đó một cách hợp pháp”.</i><small>4</small> Theo từ điển Cambridge online, công dân (citizen) là một cá nhân của một quốc gia cụ thể và có các quyền tự nhiên vì được sinh ra ở đó hoặc được quốc gia trao quyền.<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Thông thường, khái niệm công dân thường được gắn với một quốc gia cụ thể, thông qua việc xác định quốc tịch của một cá nhân. Từ đó, ta có thể khái quát khái

<i>niệm về quyền công dân như sau: “Quyền công dân là những gì cơng dân được thụ hưởng, được bảo hộ mà quốc gia dành cho cho cơng dân của nước mình một cách đặc biệt”. Cách hiểu này tương tự như cách hiểu về các quyền học thuyết pháp lý về nguồn </i>

gốc của quyền con người, trong đó các quyền con người khơng được hiểu là các quyền tự nhiên mà là do nhà nước xác định và ghi nhận trong pháp luật quốc gia. Pháp luật như một công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cơng dân nước mình một cách hữu hiệu nhất.

Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù gần gũi nhưng khơng hồn tồn đồng nhất với nhau. Về cơ bản, cả hai vẫn có những khác biệt, ví dụ: mọi cá nhân đều có quyền được sống – đây là quyền con người; tuy nhiên, quyền bầu cử chỉ có cơng dân của một quốc gia cụ thể mới có được quyền này – đây là quyền công dân. Bởi vì, quyền bầu cử thể hiện ý chí của công dân trong việc lựa chọn ra người đại biểu đại diện cho tiếng nói của người dân trước cơ quan quyền lực nhà nước.

Như vậy, quyền công dân là một bộ phận của quyền con người, được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân nước mình, là tập hợp những quyền được Hiến pháp và pháp luật mỗi nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện.

<i><b>1.1.2 Ý nghĩa </b></i>

Những sự kiện, tư tưởng bắt nguồn từ một số nước, từ một giai cấp hoặc từ một số nhà tư tưởng lớn qua sự thử thách của thời gian đã trở thành những gái trị của loài người trong xã hội hiện đại ngày nay. Điển hình là cuộc cách mạng tư sản ở Pháp năm 1789 với Bản tuyên ngôn về quyền con Người và quyền của người Dân. Bản tuyên ngôn này đã khẳng định được các quyền tự do cơ bản của con người và khẳng định được các nguyên tắc trong tổ chức bổ máy nhà Nhà nước cũng như quyền cơ bản của người dân. Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản ở Pháp đã để lại nhiều giá trị cho đến ngày nay. Những tư tưởng về quyền con người trong bản tun ngơn đã có sức lan tỏa rộng lớn với những tư tưởng tiến bộ đã trở thành những yếu tố cốt lõi để đa phần các quốc gia trên thế giới thể chế hóa và lấy đó làm chuẩn mực khi bàn về quyền con người. Trong lời mở đầu của Tun ngơn 1948<small>6</small> thì ba ngun tắc đã có mầm móng từ Tun ngơn 1789<small>7</small> của Pháp đã được phát triển thành một lý luận có tầm khái quát hơn:

- Việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh (tự nhiên) và nhũng quyền bình đẳng bất khả chuyển nhương của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, cơng lý và hịa bình thế giới.

- Việc coi thường và kinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, được giải thốt khỏi sượ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Quyền con người, quyền công dân là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Phạm trù quyền con người rộng hơn quyền công dân, quyền con người sẽ khơng bị bó hẹp trong quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà nó là quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng người trên thế giới. Quyền công dân cũng sẽ dựa trên nền tảng của quyền con người. Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau có đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo,… khác nhau thì nhà nước sẽ có những quy định riêng về “mơ hình quyền con người” dành riêng cho cơng dân nước đó. Nhà nước sẽ có những quy định riêng ưu tiên cho công dân nước mình để đảm bảo rằng cơng dân được sống trong một môi trường thuận lợi để phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân bằng công cụ hữu hiệu nhất là pháp luật. Ngồi ra, khơng một quốc gia nào có thể áp đặt “mơ hình quyền con người” một cách “y đúc” của quốc gia khác. Vì mỗi một quốc gia khi xây dựng “mơ hình quyền con người” phải phù hợp với bối cảnh quốc gia cũng như đặt lợi ích của cơng dân lên trên hàng đầu (dân giàu – nước mạnh).

<b>1.2 Khái quát về tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh </b>

<i><b>1.2.1 Khái niệm về tình trạng khẩn cấp </b></i>

Theo từ điển tiếng Việt, cụm từ “tình trạng khẩn cấp” được ghép từ một tính từ và một danh từ. Trong đó, “khẩn cấp” là một tính từ miêu tả sự gấp gáp, phải thực hiện hoặc tiến hành giải quyết ngay bằng những biện pháp tích cực đối với một sự việc, hiện tượng có tính chất nghiêm trọng mà khơng thể trì hỗn.<sup>9</sup> Cịn “tình trạng” là một danh từ chỉ những hiện tượng khơng hoặc ít thay đổi, tồn tại tỏng một thời gian tương đối dài, xét về mặt bất lợi đối với đời sống con người và dùng để chỉ những hiện tượng có tính chất tiêu cực nảy sinh trong đời sống.<small>10</small> Với sự giải thích trên có thể hiểu “tình trạng khẩn cấp” là một hiện tượng bất lợi làm thay đổi cơ bản điều kiện sống của con người theo hướng tiêu cực, qua đó, yêu cầu và địi hỏi cần có những biện pháp kịp thời <small> </small>

<small>8 Tuyên ngôn độc lập năm 1945 (Việt Nam) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nhằm xử lý hiện tượng tiêu cực đang xảy ra. Tình trạng khẩn cấp khi được nhà nước tuyên bố có thể tạm ngưng một số hoạt động thông thường và có thể u cầu cơng dân phối hợp thực hiện nhằm giải quyết vấn đề mang tính “cấp bách”.

Tình trạng khẩn cấp hay còn được biết đến với tên gọi khác là tình trạng đặc biệt – đây là khái niệm đã được sử dụng ở nhiều quốc gia dưới mọi chế độ chính trị. Trong quá khứ, khái niệm này được đề cập đến khi một quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh, khủng bố, hoặc thảm họa thiên nhiên thì quyền hành pháp trong trường hợp này sẽ thay thế quyền lập pháp trong việc ban bố các tuyên bố phù hợp với tình hình “cấp bách” trước mắt. Trong thời hiện đại, khi chiến tranh qua đi, tình trạng khẩn cấp lại được áp dụng nhiều ở các quốc gia ngay cả trong thời bình và được Hiến pháp nhiều quốc gia ghi nhận. Việc tình trạng khẩn cấp hay tình trạng đặc biệt được tuyên bố khi xét thấy các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia, trật tự an ninh quốc phòng hoặc quyền lợi của cơng dân nước mình đang bị đe dọa thì việc tuyên bố là cần thiết để giảm thiểu tối đa các thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai.

Ở nước Anh, vào cuối thế kỷ 19, phiến loạn gấy mất trật tự an ninh thì nhánh hành pháp đã ký ban hành một loạt các sắc lệnh đặc biệt. Sau đó, nghị viện Anh tiến hành biểu quyết thông qua các đạo luật vào năm 1920. Cho đến nay, các đạo luật ấy vẫn còn hiệu lực về quyền khẩn cấp. Đạo luật được ban hành có tính chất thường trực, cho phép chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong các trường hợp như: đình cơng, bạo loạn làm mất ổn định tình hình trật tự an ninh xã hội và chính quyền có thể dùng các biện pháp thích hợp, cần thiết để khôi phục trật tự trở lại tình trạng bình thường như trước.<small>11</small>

<i><b>1.2.2 Đặc điểm của tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh </b></i>

Theo Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) thì trường hợp để tuyên bố tình trạng khẩn cấp được “chính thức tuyên bố” khi một sự việc đe dọa đến sự sống còn của quốc gia.<small>12</small> Ngoài ra, năm 1982, Việt Nam đã gia nhập Công ước trên, dựa trên tinh thần của Công ước thì Hiếp pháp năm 2013 ra đời, trong những trường hợp cần thiết vì các lý do quốc phịng hoặc vì lợi ích quốc gia thì nhà nước mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp.<small>13</small> Có thể thấy, để tun bố “tình trạng khẩn cấp” ở một quốc gia thì tình trạng phải ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong cũng như đe dọa gây ra hậu quả nghiêm trọng, như: quốc phòng, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh, từ các tác nhân là con người và tự nhiên.

Trong những năm gần đây, khi quá trình tồn cầu hóa được đẩy mạnh, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Nguyên nhân một phần xuất phát từ tình trạng ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đơ thị hóa và di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát. Bệnh truyền nhiễm hay còn gòn là các bệnh lây lan, đây là một dạng bệnh rất phổ biến. Bệnh có khả năng lan truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và có thể trở thành vùng dịch với số lượng người nhiễm bệnh tăng cao. Theo đó, <small> </small>

<small> Bùi Đức Mãn, Lịch sử nước Anh, NXB. Tp. Hồ Chí Minh, 2002, tr.140 </small>

<small>12 khoản 1 Điều 4 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 </small>

<small> khoản 3 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>12 </small>

căn cứ để tình trạng khẩn cấp có hiệu lực thường cần có: (1) bệnh truyền nhiệm xảy ra đe doạ đến sự sống còn của quốc gia; và (2) bệnh truyền nhiễm đã được chính thức cơng bố. Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp tạo ra sự chuyển đổi từ trạng thái “bình thường” sang “khẩn cấp” trong hoạt động của hiến pháp, quy trình này phải đủ nhanh để cho phép các cơ quan chức năng hoặc các cơ quan có thẩm quyền đáp ứng với các tình huống phát sinh. Việc tuyên bố cũng phải kèm theo những biện pháp ứng phó thích hợp (chẳng hạn như: cách ly xã hội, cách ly tại cơ sở y tế, hạn chế hoặc cấm tụ tập ở những nơi đông người,…) để ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh hoặc lây lan trong cộng đồng. Thời gian áp dụng đối với tình trạng khẩn cấp là ngắn vì việc tuyên bố là nhằm mục đích hạn chế sự lây lan. Do đó, khi các quốc gia đã kiểm sốt được tình hình cũng như những diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì tình trạng khẩn cấp sẽ được xem xét và chuyển về trạng thái bình thường mới.

<b>1.3 Hạn chế quyền con người, quyền cơng dân trong tình trạng dịch bệnh </b>

<i><b>1.3.1 Khái niệm hạn chế quyền con người, quyền công dân </b></i>

Hạn chế quyền con người, quyền công dân là việc đặt ra các quy định nhằm hạn chế quyền trong việc thụ hưởng cũng như thực hiện quyền tự do cá nhân và điều này được quy định trong Hiếp pháp, văn bản pháp luật có liên quan của quốc gia. Việc hạn chế này nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà nước, xã hội và cá nhân khác. Hạn chế quyền con người, quyền công dân cũng là một trong những cách thức bảo vệ quyền con người.<small>14</small>

Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966, khi đề cập đến vấn đề hạn chế quyền con người (hay còn được gọi là giới hạn quyền) đã đề cập đến nguyên tắc chung giới hạn quyền và được xem là nguyên tắc áp dụng cho tất cả các quyền trong văn kiện.<small>15</small> Theo đó, để hạn chế quyền con người cần phải tuân thủ các điều kiện sau:

- Các giới hạn về việc hạn chế quyền phải được ghi nhận trong luật;

- Các quốc gia khi đặt ra các quy định nhằm hạn chế quyền phải trong chừng mực, đảm bảo lấy con người làm trọng tâm, không trái với bản chất của quyền con người;

- Những quy định hạn chế quyền phải vì mục đích thúc đẩy xã hội, vì lợi ích chung của tồn xã hội;

- Tơn trọng, thừa nhận những các quyền tự do cá nhân khác và đáp ứng những địi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong toàn xã hội;

- Phải được thực hiện trong một xã hội dân chủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Việc hạn chế quyền hay giới hạn quyền cần phải quy định một cách rõ ràng trong luật nhằm tránh việc cá nhân, tổ chức – những người đứng đầu cơ quan nhà nước, nắm quyền lực trực tiếp lợi dụng việc “hạn chế quyền vì lợi ích quốc gia” vi phạm trực tiếp đến các quyền tự do cơ bản của con người được nhân loại thừa nhận. Nếu khơng có những quy định cụ thể về việc hạn chế quyền thì rất dễ dẫn đến chế độc tài chuyên chế. Đồng thời, việc hạn chế quyền phải được đặt trong một xã hội dân chủ vì dân chủ là nguồn gốc của quyền lực, là nơi pháp luật được thượng tôn. Nghĩa là, pháp luật là công cụ để nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ và pháp luật cũng chính là cơng cụ để con người thực hiện quyền, bảo vệ quyền và các lợi ích chính đáng của mình khi bị xâm phạm một cách trực tiếp/ gián tiếp, một cách cố ý/ vơ tình... Do đó, việc hạn chế quyền cần phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật quốc gia nhằm tránh tình trạng lợi dụng kẻ hở của pháp luật để các mục đích phi nghĩa vi phạm quyền con người, trái với chuẩn mực chung của toàn nhân loại.

<i><b>1.3.2 Các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong tình trạng dịch bệnh </b></i>

Các biện pháp hạn chế quyền con người dù ít hay nhiều thì đều gay ảnh hưởng nhất định đến việc thụ hưởng các quyền con người, quyền công dân. Trong đó, ảnh hưởng chính là các quyền dân sự và chính trị của người dân. Do đó, việc đảm bảo quyền con người được thực hiện ngay cả trong tình trạng dịch bệnh là vấn đề mà các quốc gia cần ưu tiên với mục tiêu là đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau vì bất kỳ lý do nào.

Các quốc gia phải cân bằng giữa các biện pháp phịng chống dịch bệnh với việc tơn trọng và đảm bảo các quyền dân sự chính trị của người dân, đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương. Hệ thống pháp luật của các quốc gia được xây dựng liên quan đến tình trạng khẩn cấp phải phù hợp với pháp luật quốc tế, điều kiện – hoàn cảnh của quốc gia đó. Những biện pháp có thể được áp dụng khi một quốc gia tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì lý do sức khỏe công đồng, cụ thể là do những diễn biến phức tạp của các bệnh truyền nhiễm, có thể kể đến như:

<i>Cách ly nhằm giúp giảm tải gánh nặng hệ thống điều trị, gánh nặng cho các cơ sở </i>

y tế đang quá tải. Công tác cách ly trong phòng, chống dịch bệnh là một mảng quan trọng vì nó giúp khoanh vùng các cá nhân đã nhiễm bệnh với các cá nhân chưa nhiễm bệnh, chống lây nhiễm chéo trong cộng đồng và hạn chế số ca bệnh tăng cao. Cách ly được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, khai báo trung thực về tình trạng nhiễm bệnh và chủ động cách ly cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất trên thực tế. Để việc cách ly đạt được kết quả như mong muốn thì cần có sự phối hợp giữa người dân với các cơ quan nhà nước trong công tác chống dịch.

<i>Hạn chế đi lại, tụ tập ở những nơi đơng người nếu khơng có việc thực sự cần </i>

thiết. Trong trường hợp bắt buộc phải đi đến nơi có nhiều người phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc gần và chủ động thực hiện các biện pháp phịng, ngừa dịch bệnh. Mục đích của việc này là giúp cho các cơ quan chức năng nắm bắt và xác định được những người trở về từ vùng dịch, từ đó, khoanh vùng bốc tách những ca nhiễm bệnh và thực hiện việc cách ly tránh lây lan trong cộng đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>14 </small>

<i>Thực hiện giờ giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và </i>

hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số ca nhiễm tăng cao, việc áp dụng biện pháp giờ giới nghiêm là một trong các biện pháp được áp dụng khi tình trạng sức khỏe của người dân đã và đang bị đe doạ, khiến cho tình hình mất ổn định nghiêm trọng. Lệnh giới nghiêm<small>16</small> phải được đảm bảo xác định các nội dung, gồm: khu vực giới nghiêm; đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm; thời gian bắt đầu và kết thúc hiệu lực (khi hết hiệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới); nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi vực giới nghiêm; các quy tắc trật tự cần thiết ở khu vực giới nghiêm.

Việc giới hạn và hạn chế quyền là những yêu cầu xuất phát từ thực tế cuộc sống mà đã được luật nhân quyền quốc tế ghi nhận, với mục đích chính là để ngăn ngừa sự tùy tiện của các nhà nước trong việc thực thi quyền con người chứ không phải là để cung cấp công cụ cho các nhà nước vi phạm quyền đó.<small>17</small> Chủ thể thực hiện là nhà nước, các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền – đây là chủ thể mang quyền lực nhà nước nên rất dễ dẫn tới tình trạng sử dụng quyền lực “quá mức”, vi phạm một cách cơ bản các quyền con người. Dưới góc độ hạn chế quyền con người, các chủ thể trên nếu vì bất cứ lý do nào mà ban hành đạo luật trái với hiến định mà không có cơ chế kiểm sốt sẽ rất nguy hiểm. u cầu được đặt ra là cần có sự giám sát, kiểm soát giữa các nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) với nhau. Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân không trái Hiến pháp và pháp luật. Theo Điều

<i>29 của Tuyên ngôn nhân quyền năn 1948: “Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn tọng quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”. Dựa vào quy định trong Tun ngơn, có thể </i>

hiểu khơng ai có thể tùy tiện loại bỏ hay tước đi các quyền tự do của một cá nhân nếu điều đó khơng được quy định một cụ thể trong luật. nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân là công cụ hợp pháp bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân. Mục đích của việc hướng đến ban hành các đạo luật hạn chế quyền con người hoặc dẫn tới việc bắt buộc phải giới hạn quyền xuất phát từ việc xung đột lợi ích giữa các cá nhân (giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa cá nhân với cộng đồng) mà việc đó ảnh hưởng tới lợi ích chung của tồn xã hội.

<i>Tóm lại, ngun tắc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công </i>

dân mang tính chất tương đối được áp dụng như một cơng cụ để bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo về quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân khi tính mạng, sức khỏe của cơng dân bị các tác nhân ngoại cảnh đe dọa hoặc gây ra nguy hiểm trực tiếp. Đồng thời, nguyên tắc này phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật nhằm tránh các trường hợp “lạm quyền”, vi phạm đến quyền tự do cơ bản của con người mà cả thế giới đã và đang theo đuổi. Mục đích hướng đến cuối cùng của việc hạn chế quyền của người đó chính là bảo vệ quyền con người, quyền công dân bằng cách giới hạn quyền trước các tác nhân gây ra nguy hiểm.

<small> </small>

<small> khoản 4 Điều 22 Luật Quốc phòng năm 2018 </small>

<small>17 Vũ Công Giao, Những tiến bộ và hạn chế trong chế định hạn chế quyền con người, quyền công dân của Dự thảo 3 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, Tạp chí Khoa học (Luật học), Đại học Quốc gia Hfa Nội, số 03/2013 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.4 Ý nghĩa của việc hạn chế quyền con người, quyền cơng dân trong trường hợp dịch bệnh. </b>

Dưới góc độ pháp lý, quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Theo đó, quyền con người được bảo đảm pháp lý có tác dụng giúp các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có những hành động hoặc không hành động để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của chính mình. Trong tình hình dịch bệnh, cụ thể là dịch Covid-19 vừa qua, có thể thấy vai trò của nguyên tắc hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp đã được ban hành và phát huy hiệu quả trong giai đoạn chống dịch. Nguyên tắc hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp có vai trị là một cơng cụ giúp Nhà nước kiểm sốt tình hình. Khi xét thấy cần thiết, như: tình hình quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, sức khỏe cộng đồng bị đe doạ<small>18</small> thì Nhà nước sẽ ban hành “tình trạng khẩn cấp trong cả nước” nhằm hạn chế tổn thất ở mức tối thiểu.

Theo khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định về nguyên tắc ban bố tình trạng khẩn cấp về tình hình dịch bệnh sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

(1) Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tình trạng, sức khoẻ con người và kinh tế xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp;

(2) Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải cơng khai, chính xác, kịp thời và đúng đắn.

Theo quy định của Luật này<small>19</small>, khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, Trưởng ban chỉ đạo phịng chống dịch có quyền áp dụng những biện pháp chống dịch sau:

- Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của tồn xã hội trong phịng chống bệnh truyền nhiễm (khoản 6 Điều 5)

- Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch (điểm b khoản 2 Điều 54)

- Yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với các phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng dịch (điểm c khoản 2 Điều 54)

- Cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch (điểm d khoản 2 Điều 54)

- Cấm người, phương tiện khơng có nhiệm vụ vào ổ dịch (điểm đ khoản 2 Điều 54)

- Tổ chức tẩy uế, khử độc trên phạm vi rộng (điểm e khoản 2 Điều 54)

- Tiêu huỷ động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người (điểm g khoản 2 Điều 54)

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>16 </small>

- Áp dụng các biện pháp khác (điểm h khoản 2 Điều 54)

Tuy nhiên, trong các biện pháp trên thì biện pháp huy động nguồn lực trong xã mang tính chất kêu gọi, nó khơng hồn tồn mang tính mệnh lệnh, phục tùng bắt buộc thực hiện trên khắp cả nước. Theo Điều 55 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008) quy định về việc huy động các nguồn lực cho hoạt động chống dịch như sau:

<i>“Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và quy mô của bệnh dịch đe dọa đến sức khoẻ nhân dân, người có thẩm quyền được huy động người, huy động cơ sở vật chất, thiết bị y tế, hoá chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch. Các phương tiện tham gia chống dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thơng.” </i>

Có thể thấy, từ việc Nhà nước ban bố tình trạng khẩn cấp thì Nhà nước có quyền huy động nguồn lực về cả của cải và trí lực trong toàn dân. Hành động cả đất nước cùng chung tay vì một mục tiêu chung “đẩy lùi dịch" lại càng đề cao tinh thần ý thức, yêu nước trong cả nước.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp còn là một trong các nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân. Vì sao lại có thể nói như vậy? Khi xuất hiện dịch bệnh thì nguy cơ sức khoẻ của cộng đồng bị đe doạ hoặc gây ra những hiểm họa không thể lường trước những diễn biến phức tạp, khó lường của nó. Việc Nhà nước cơng bố tình trạng khẩn cấp là một điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của cá nhân được bảo vệ một cách chính đáng bằng cơng cụ pháp luật. Ngồi ra, việc cơng bố tình trạng khẩn cấp cịn là phương pháp “tự vệ” của Nhà nước vì nó điều chỉnh mối tương quan lợi ích giữa cá nhân đối với cộng đồng, giữa cá nhân với sự tồn vong của một nước trước những thay đổi so với hồn cảnh thơng thường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Quyền con người, quyền cơng dân có thể nói là “quyền đặc trưng” mà ai ai cũng có. Đây là một trong những quyền thiêng liêng và cao cả của mỗi một con người, vì thế nên quốc gia nào cũng phải tơn trọng và đảm bảo quyền ấy khi ban hành luật, văn bản, nghị định,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp khẩn cấp thì quyền này sẽ bị hạn chế. Hạn chế ở đây không phải là bị cấm hay không được làm mà là bị giới hạn quyền trong một khoảng thời gian nhất định trong khuôn khổ cho phép nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho họ, đảm bảo cho an sinh xã hội, an ninh trật tự và rộng hơn là đảm bảo an ninh quốc gia. Đây là một trong những vấn đề mà hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang rất chú trọng, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid – 19 bùng nổ trên khắp thế giới. Vì lý do đó nên khi quyết định ban hành ra một quyết định hay một chỉ thị khẩn cấp để hạn chế nhân quyền, dân quyền thì phải hết sức chú trọng và thận trọng, phải được xem xét, đánh giá trên nhiều khía cạnh, phương diện một cách chi tiết.

Thực tế cho thấy, trước và sau khi bùng dịch, nhà nước ta rất chú tâm vào việc thực thi các chỉ thị “khẩn cấp” nhằm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân. Hạn chế hoạt động tự do của người dân hơn so với trạng thái bình thường trong một khoảng thường thời gian ngắn nhất định. Hạn chế không đồng nghĩa là cấm hồn tồn, bởi vì người dân vẫn có thể thực hiện một số hoạt động nhưng những hoạt động ấy phải phù hợp với quy định đặt ra trong trường hợp khẩn cấp mà nhà nước yêu cầu để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Do đó, khi nhà nước quyết định ra một văn bản chỉ thị, hay một quyết định về trường hợp khẩn cấp vì lý do sức khỏe cộng đồng nhằm hạn chế nhân quyền, dân quyền thì nhà nước cẩn trọng trong việc xem xét tình hình thực tế, đánh giá khách quan, chú trọng quyền con người trong phạm vi hạn chế quyền và đảm bảo việc ban hành là không trái với quy định quốc tế cũng như pháp luật quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>18 </small>

<b>CHƯƠNG 2: HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG TRƯỜNG HỢP DỊCH BỆNH THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ </b>

<b>2.1 Hạn chế quyền con người, quyền công dân theo pháp luật quốc tế </b>

<i><b>2.1.1 Các văn kiện của Liên hợp quốc </b></i>

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 là văn kiện ghi nhận các quyền tự do cơ bản của con người. Các quyền này đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 19848 tại Paris (Pháp). Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 được xem là cơ sở, là nền tảng của luật quốc tế khi ghi nhận về vấn đề nhân quyền, chẳng hạn như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Vấn đề về nhân quyền được manh nha từ khi thế chiến thứ hai nổ ra (1939-1945). Trong thế chiến thứ hai, phe Đồng minh đề xướng bốn quyền tự do cơ bản mà bất kể họ có là ai, sống ở đâu cũng nên được hưởng<small>20</small>:

- Tự do ngơn luận;

- Tự do tín ngưỡng;

- Tự do khỏi nghèo khó;

- Tự do khỏi sợ hãi;

<i>Khái niệm “Tứ tự do” đã là nguồn cảm hứng cho việc soạn thảo Tuyên bố quốc </i>

tế về nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc. Bốn quyền tự do được đề cập trong thế chiến thứ hai đã được làm rõ trong lời nói đầu của Tun ngơn Thế giới về nhân quyền như sau: “Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phận nộ lương tâm nhân lịa, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, được giải thốt khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao nhất của con người.”<small>21</small> Bản tuyên ngôn là văn kiện quan trọng trong lịch sử con người vì nó khơng phân biệt con người thuộc quốc gia độc lập hay ủy thác hay khơng có tự chủ hoặc bị các hạn chế về chủ quyền khác, tín ngưỡng, tơn giáo, màu da, giới tính, ngơn ngữ, địa vị,… nào đi chăng nữa thì đều có quyền hưởng thụ các quyền trên.<small>22</small> Ngồi ra, theo quy định tại Điều 29 của Tuyên ngôn, việc thực thi và hưởng thụ quyền và các quyền tự do khác chỉ phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định với mục đích duy nhất là bảo đảm sự công nhận và tôn tọng, đồng thời thỏa mãn những địi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. Có thể thấy rằng, việc hạn chế quyền được định nghĩa là khơng nhằm các mục đích phi nghĩa, mục đích hướng tới cuối cùng của việc hạn chế chính là bảo vệ các quyền đó một cách tốt nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i><b>2.1.2 Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền 1789 </b></i>

Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789 được Quốc hội Pháp thông qua. Đây là văn bản nền tảng cho cuộc cách mạng ở Pháp diễn ra thành cơng. Tun ngơn có 17 Điều với các nội dung ghi nhận quyền của cá nhân và quyền của tập thể của tất cả các giai cấp trong xã hội là bình đẳng. Và bản thân nó cũng khơng có trường

<i>hợp ngoại lệ cho bất kỳ ai. Bản tuyên ngôn khẳng định: “Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi ích chung”.</i><small>23</small> Việc khẳng định địa vị, quyền của các cá nhân trong xã hội là bình đẳng cho thấy quyền cơ bản của con người được đề cao.

Thế kỷ 18, ở nước Pháp là chế độ quân chủ chuyên chế, xã hội có sự phân hóa giai cấp, người đứng đầu một nước là vua. Khi giai cấp xuất hiện thì xuất hiện cả bóc lột, áp bức của tầng lớp cai trị đối với tầng lớp bị trị một cách nặng nề. Trong hoàn cảnh đó, các quyền về tự do, bình đằng được hình thành mở mức độ sơ khai và được thể hiện là các trào lưu, tư tưởng. Có thể thấy, bản Tuyên ngôn ra đời năm 1789 đã đề cập đến quyền con người, quyền tự do của con người vì trước đây chưa có một quốc gia nào làm điều này. Đây là lần đầu tiên quyền con người được ghi nhận trong một văn kiện nhất định. Nó trở thành động lực để giai cấp bị trị đứng lên đấu tranh địi quyền lợi cơ bản cho chính họ.

Việc thực hiện quyền tự nhiên của mỗi cá nhân được ghi nhận trong Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền chỉ bị giới hạn sao cho các cá nhân khác trong xã hội cũng được hưởng những quyền tương tự. Và những giới hạn này được quy định duy nhất bằng pháp luật.<small>24</small> Việc hạn chế (giới hạn) quyền của các cá nhân trong xã hội dựa trên tinh thần “bình đẳng” mà bản tuyên ngôn đề ra là như nhau. Ngoài ra, việc hạn chế này phải không gây hại cho người khác và được quy định duy nhất trong pháp luật. Việc hạn chế quyền trong trường hợp này được yêu cầu phải được ghi rõ trong pháp luật là công cụ hữu hiệu đối với cá nhân giúp họ bảo vệ quyền và các lợi ích chính đáng khi chúng bị xâm phạm.

<i><b>2.1.3 Công ước Châu Âu về nhân quyền </b></i>

Công ước Châu Âu về nhân quyền hay cịn được biết đến với tên gọi là Cơng ước châu Âu về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản – đây là một bản hiệp ước quốc tế giữa các quốc gia Châu Âu nhằm bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Công ước được ký kết ngày 4 tháng 11 năm 1950 ở Roma và nó được phê chuẩn, có hiệu lực từ ngày 3 tháng 9 năm 1953. Với sự ra đời của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, Tuyên ngôn đã làm nền tảng cho công ước châu Âu về nhân quyền. Công ước được xây dựng để đưa cách tiếp cận các quyền tự do dân sự truyền thống nhằm đảm bảo nền dân chủ chính trị hiệu quả.

Công ước châu Âu về nhân quyền đề cập đến các quyền tự do được nên trong mục I (từ Điều 2 – 18). Theo đó, mục I thường có cấu trúc hai đoạn: đoạn đầu đề cập đến quyền cơ bản của con người và đoạn sau sẽ là những ngoại lệ khác hoặc các hạn chế về quyền cơ bản. Trong công ước cũng đề cập đến các quyền cơ bản như: quyền <small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>20 </small>

được sống, quyền ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo,… Đặc biệt, cơng ước cịn đề cập đến vấn đề “lạm dụng quyền” để hạn chế các quyền được bảo đảm trong cơng ước vì lý do nhân danh bảo vệ quyền con người, hoặc dựa vào quyền con người để làm suy yếu một quyền con người khác không phục vụ cho các mục đích rõ ràng hoặc thực hiện các hành động phi nghĩa khác.<small>25</small> Như vậy, có thể thấy cơng ước là một phần học hỏi từ Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948 nhưng nó đã có những sự khác biệt thể hiện qua tư duy tiến bộ của các nhà lập pháp. Điều đó được quy định cụ thể hơn khi đề cập đến hạn chế quyền trong trường hợp lạm dụng quyền lực vi phạm mục tiêu chung mà cả nhân loại hướng tới là bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của con người.

<b>2.2 Hạn chế quyền con người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật Canada </b>

<i><b>2.2.1 Văn bản pháp luật quy định về hạn chế quyền con người trong trình trạng khẩn cấp </b></i>

Luật nhân quyền quốc tế đảm bảo cho mọi người quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất và buộc các chính phủ phải thực hiện các bước để ngăn chặn các mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Các quốc gia tham gia vào các cam kết quốc tế phải cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho công dân của quốc gia mình, bằng cách đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ. Bất kỳ giới hạn về quyền con người nào đều có thể được đặt ra và mục đích hướng tới là sức khỏe cộng đồng, nếu xét thấy điều đó là cần thiết, tương xứng và mục đích hợp pháp. Chúng phải bao gồm các biện pháp bảo vệ chống lại hành vi lạm dụng quyền hoặc hành vi bất hợp pháp, đồng thời chúng phải được xem xét với những thách thức mà chính phủ phải đối mặt. Khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ứng phó, chẳng hạn như trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng thì chúng phải được giới hạn về mặt thời gian.

Quyền con người trong pháp luật quốc tế đã được Canada nội luật hóa trong phần I của Hiến pháp 1982. Bất kỳ giới hạn quyền nào được đặt ra đối với cá nhân đều phải tuân thủ theo Hiến chương về Quyền và Tự do của Canada. Hiến chương cho phép việc giới hạn nằm trong một “giới hạn hợp lý” đối với các quyền được quy định trong Hiến pháp. Canada bị ràng buộc về mặt pháp lý trong việc tôn trọng, bảo vệ và thi hành các quyền con người được đảm bảo theo các hiệp ước mà Canada đã phê chuẩn, trong đó, bao gồm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Quyền dân sự và chính trị phải được bảo đảm khi áp dụng biện pháp hạn chế quyền dựa trên sự tuân thủ công ước, tơn trọng những gì đã cam kết, thỏa thuận. Đồng thời, bên cạnh Hiến pháp thì Canada cịn có một Luật riêng quy định về nhân quyền, được biết đến đó là Luật Nhân quyền.

Các nguyên tắc trong khuôn khổ nhân quyền trong công ước và các quy định pháp lý về vấn đề nhân quyền trong pháp luật quốc gia nhìn chung là có sự tương đồng. Cả hai khuôn khổ pháp lý đều đặt ra yêu cầu trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp giới hạn quyền phải vì mục tiêu cấp bách, hợp pháp, khơng tùy tiện hay có bất cứ hành vi xâm phạm và hạn chế quyền một cách phi lí và việc áp dụng dụng biện pháp này là có thời hạn. Hơn nữa, phải xem xét đến nhu cầu của xã hội và phải có mối liên hệ giữa tác động của các biện pháp hạn chế quyền với lợi ích cộng đồng, trong đó, lợi

<small> </small>

<small> Điều 17, 18 Công ước châu Âu về nhân quyền </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

ích cộng đồng phải được xem xét đến đầu tiên trong việc đặt ra các mục tiêu. Điều này có nghĩa là, chính phủ trước khi quyết định ban hành các quy định cũng như các biện pháp hạn chế quyền cần phải chứng minh rằng: việc hạn chế quyền là hợp lý và việc đó dựa trên các tiêu chí, bằng chứng rõ ràng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng động trước các bệnh truyền nhiễm chẳng hạn.

Tại Canada, Hiến chương về Quyền và Tự do của Canada (“Hiến chương”) phần lớn phản ánh các nguyên tắc Siracusa – là nguyên tắc được các chuyên gia Luật quốc tế đặt ra vào năm 1984 và là một khuôn khổ quốc tế được chấp nhận về các tiêu chí phải đáp ứng đối với bất kỳ biện pháp hạn chế quyền con người nào được đặt ra. Theo đó, việc giới hạn quyền phải được thực thi trên cơ luật quy định và chính phủ có trách nhiệm chứng minh được sự ràng buộc với sự cần thiết ban hành một biện pháp khẩn cấp trong một xã hội tự do và dân chủ. Khi một giới hạn quyền được đặt ra thì phải đảm bảo rằng: (1) mục tiêu là hợp pháp nhằm giải quyết được nhu cầu cấp bách hoặc nhu cầu quan trọng của xã hội; (2) việc ban hành là dựa trên những bằng chứng cụ thể chứ không ban hành một cách tùy tiện hoặc phi lý; (3) cần có sự cân bằng về lợi ích giữa các biện pháp hạn chế quyền với các mục tiêu được đặt trong lợi ích công cộng.

Chính phủ Canada đã dựa trên cách tiếp cận về quyền con người để đưa ra các biện pháp hợp lý. Một ví dụ điển hình, trước đại dịch tồn cầu Covid – 19, các nhà lập pháp và hoạch định chính sách trên thế giới đã và đang thực hiện nghiêm túc, triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm khắc phục sự lây lan của SARS-CoV-2. Chính phủ Canada đã áp dụng các biện pháp hạn chế quyền là dựa trên đánh giá có sự tương đồng với bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS.<small>26</small> Theo lý thuyết của J. Mann thì ơng đã thừa nhận HIV và các bệnh truyền nhiễm khác là một hiện tượng xã hội nên việc ngăn chặn chúng là cần thiết. Tuy nhiên, việc ngăn chặn, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm phải đặt trong mối quan hệ và lợi ích, khơng gây phương hại đến quyền con người. Nghĩa là, các hành vi đó khơng được tạo ra sự bất bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc hoặc kỳ thị bất kì các nhân nào trong xã hội. Cách tiếp cận quyền con người dựa trên sự đánh giá tương đồng giữa các bệnh truyền nhiễm với mục đích bảo vệ con người và chống lại các mức độ lạm quyền của nhà nước. Các tiêu chuẩn về sức khỏe cộng đồng là mục tiêu mà các quốc gia tham gia cam kết quốc tế thỏa thuận thực hiện và đây cũng là một quyền được công nhận trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Do đó, chính phủ Canada đã sử dụng các biện pháp mang tính chất răn đe đối với những người khơng tuân thủ các khuyến cáo để bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng hoặc thực hiện sự giám sát đặc biệt đối với các cá nhân vi phạm mà không được chống lại luật hay chính sách mang tính chất đàn áp. Canada đã đặt ra những hạn chế nhất định đối với một số quyền con người vì cho rằng việc hạn chế quyền là cần thiết trong bối cảnh đại dịch là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các giới chức cầm quyền khi xây dựng và thực thi luật hoặc chính sách hạn chế quyền nào đều phải suy nghĩ đến việc áp dụng trên thực tế là cải thiện tình hình hay đang khiến nó trở nên trầm trọng hơn.

Canada đã sử dụng Luật Hình sự để điều chỉnh, định hướng hành vi của cá nhân trong xã hội, đồng thời, ngăn chặn sự lây lan của vi-rút truyền nhiễm. Đây là một cách <small> </small>

<small>26 Công trình tiên phong của Jonathan Mann về HIV/AIDS cùng với các cộng sự của mình trong </small>

<i><small>“broaden human rights thinking and practice”/ Fee E., & Parry (2008), M. Jonathan Mann, HIV/AIDS, and human rights. J Public Health Polycy, 29(1): 54 – 71 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>22 </small>

tiếp cận tình hình dịch bệnh một cách nghiêm khắc và vô cùng quyết liệt của chính phủ. Bên cạnh đó, cơ quan y tế đã sử dụng nhiều biện pháp khắc nhau để xác định, theo dõi và giám sát người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút. Hình thức kiểm sốt, sử dụng thơng tin dữ liệu thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan cung cấp các dịch vụ y tế và các đối tượng khác được nhà nước trao quyền. Ngồi ra, khi đại dịch bùng phát, chính phủ đã ban hành Đạo luật ứng phó khẩn cấp Covid – 19.<small>27</small> Đạo luật này ban hành với mục đích hỗ trợ các cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

<i><b>2.2.2 Kết quả áp dụng thực thi trên thực tế </b></i>

Bài nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá các kết quả của quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp hạn chế quyền con người của Canada trong ứng phó với đại dịch tồn cầu là covid-19. Theo đó:

Trong bối cảnh dịch Covid – 19, chính phủ Canada và các cơ quan y tế có thẩm quyền đã viện dẫn sự cần thiết trong việc hạn chế các quyền dân sự, quyền tự do và quyền con người để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhân viên y tế đã đưa ra các khuyến cáo cho người dân về việc nên (1) rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang; (2) thực hiện giãn cách xã hội và cách ly với những người được cho là dương tính với vi-rút; (3) đóng cửa các dịch vụ, cửa hàng được cho là không thiết yếu, không phù hợp với tình hình; (4) truy dấu vết các ca nhiễm… Bản chất của việc áp dụng các biện pháp này cần có sự phối hợp giữa người dân và các cấp chính quyền. Điều này là phù hợp với Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.

Một biện pháp khác được Canada áp dụng là chủ động sử dụng Luật Hình sự để đe dọa hoặc buộc tội các cá nhân làm lây lan bệnh và khiến dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đây được xem là biện pháp mang tính chất hình sự hóa. Cảnh sát sẽ là người thực thi công quyền và tiến hành các mức phạt trên thực tế. Hành vi như: khạc nhổ hoặc ho, không giữ khoảng cách tối thiểu tại nơi công cộng được quy định trong lệnh giãn cách được xem là hành vi vi phạm và bị cáo buộc với các mức phạt tiền được quy định trong Luật Hình sự. Cơng cụ pháp lý cụ thể được áp dụng là phạt tiền. Theo đó, tại thời điểm tháng 6/2020, đã có hơn 10.000 biên bản phạt, ghi nhận hành vi liên quan đến Covid-19 với các cáo buộc không tuân thủ quy định về lệnh khẩn cấp, các chỉ thị y tế trong chống dịch dẫn đến số tiền phạt thu được lên đến hơn 13 triệu đơ la. Trong đó, bang Quebec dẫn đầu cả nước về biên bản phạt (6600), và tiếp sau đó là bang Ontario (2853) và Nova Scotia (555). Các bang khác không sử dụng hình thức quyết liệt là tiền phạt mà họ tiếp cận dựa trên việc đưa ra thông tin cần thiết, tầm quan trọng của việc phòng, ngừa và đẩy lùi dịch bệnh. Trên thực tế, các mức phạt tiền được đưa ra là chưa thật sự phù hợp vì nó gây ra sự bất cân xứng giữa các đối tượng trong xã hội. Dẫn chứng cụ thể, ở bang Toronto, Hamilton và Montreal thì những người vơ gia cư đã bị phạt tiền lên tới 880 đơ la vì không giữa khoảng cách tối thiểu.<small>28</small> Ở bang <small> </small>

<small> Đạo luật ứng phó khẩn cấp COVID – 19 có hiệu lực từ 25/03/2020 </small>

<small> truy cập ngày 20/7/2023 </small>

<small> Deshman, A., McClelland, A., & Luscomebe, A. (2020). Stay off the grass: COVID-19 and law enforcement in Canada. Canada civil Liberties Association and the Policing the Pandemic mapping </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Toronto, các dịch vụ không thiết yếu nếu không tuân thủ các quy định về giãn cách, khơng đóng cửa theo u cầu thì mức phạt có thể dao động trong khoảng 750 – 5000 đô la – đây là mức phạt vơ cùng cao.<small>29</small> Có thể thấy, Covid – 19 đã tạo ra sự bất bình đẳng trong thu nhập, số tiền phạt quá mức là một gánh nặng cho những người có thu nhập thấp hoặc bị thất nghiệp bởi đại dịch lại làm tăng thêm sự chênh lệch khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội.

Bên cạnh đó, Canada cũng áp dụng các biện ưu tiên nhằm bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của vi-rút SARS-CoV2. Trên thực tế, chính phủ đã đảm bảo quyền được đáp ứng về nhu cầu sức khỏe một cách tốt nhất với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe y. Việc này thể hiện qua các chính sách hỗ trợ tài chính và các khoản hỗ trợ khác và được quy định trong Đạo luật ứng phó khẩn cấp Covid – 19.

Ngoài ra, cơ quan y tế đã sử dụng nhiều biện pháp để xác định, theo dõi và giám sát những người có kết quả dương tính với SARS-CoV2.<small>30</small> Bộ y tế phối hợp các cơ quan chuyên ngành kiểm soát lộ trình xuất nhập cảnh của cơng dân cũng như khách du lịch để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Biện pháp này hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng dữ liệu thông tin cá nhân được thu thập bởi chính quyền, cơ quan cung cấp dịch y tế và những người được cơ quan nhà nước trao quyền. Việc thu thập thông tin cá nhân đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền riêng tư sẽ bị nới lỏng. Chẳng hạn như, ở bang Ontario, Cơ quan Quản lý khẩn cấp và Bảo vệ quyền Dân sự ủy quyền cho phép lính cứu hỏa và nhân viên y tế được truy cập vào hồ sơ y tế của người dân để kiểm tra về tình trạng Covid-19.<small>31</small> Việc nới lỏng các quyền riêng tư (như bảo vệ thông tin cá nhân) được nới lỏng nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm soát tình hình dịch bệnh. Tháng 5/2020, bang Alberta đã cho ra mắt một ứng dụng trên điện thoại để phát hiện ra những ai đang dương tính với Covid-19. Thơng tin cá nhân được thu thập trên thiết bị dựa trên sự hợp tác của người dân khai báo trung thực về tình trạng sức khỏe của bản thân. Việc thu thập thông tin cá nhân liên quan đến tình trạng sức khỏe giúp cơ quan nhà nước kiểm soát dịch được tốt hơn.

<i><b>2.2.3 Đánh giá ưu điểm và khuyết điểm </b></i>

Một trong những bài học được ra từ các sự kiện có ý nghĩa về sự lây lan của bệnh truyền nhiễm trong những thập kỳ vừa qua phải kể đến như: SARS, H1N1, Ebola, MERS và các dịch bệnh kéo dài như HIV… Tầm ảnh hưởng của quyền được thông tin để tránh các rủi ro về y tế cũng như sự phối hợp nhằm đẩy lùi các dịch bệnh là điều hết <small> project.https://cclaorg/cclanewsite/wp-content/upload/2020/06/2020-06-24-Stay-Off-the-Grass-</small>

<small>COVID19-and-Law-Enforcement-in-Canadapdf , truy cập ngày 19/7/2023 </small>

<small>29 Draaisma, M. (2020). City prepared to impose fines up to $5K on those who don’t respect park closures. CBC News.http://wwwthelawyersdailyca/articles/19916 , truy cập ngày 19/7/2023 </small>

<small> Đạo luật kiểm dịch (Bệnh do vi-rút SARS-CoV2), ngày 17/03/2020 bởi Bộ trưởng Bộ Y tế Patricia A. Hajdu. , truy cập ngày 20/7/2023 </small>

<small> Jerome, A. (2020). Red flags raised over government sharing personal data of COVID-19 cases with first responders. The lawyer’s Daily. https:// www.thelawyersdaily.ca/articles/18840/red-flags-raised over-government-sharing-personaldata-of-covid-19-cases-with first-Responseers , truy cập ngày 19/7/2023 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>24 </small>

sức cần thiết. Cơ quan y tế sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để giám sát, theo dõi nhằm xác định các cá nhân dương tính trong cộng đồng. Việc thu thập dữ liệu từ người dùng cung cấp hoặc từ chính phủ, cơ quan cung cấp dịch vụ y tế hoặc những người được trao quyền giúp cho hệ thống y tế giúp khoanh vùng được những đối tượng nhiễm bệnh. Khoanh vùng có ý nghĩa quan trọng công tác chống dịch vì nó giúp cơ quan chức năng bóc tách được các trường hợp nhiễm bệnh ra khỏi cộng đồng, tránh nguy cơ lây lan. Luật Hình sự được sử dụng nhằm khuyến khích cá nhân tuân thủ các quy định, phối hợp với chính phủ đẩy lùi nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Đây là một biện pháp mà nhà nước trao quyền cho tất cả mọi người trong xã hội đều có thể hành động để bảo vệ chính mình.

Dịch bệnh xảy đến như một ngòi nổ phơi bày những bất bình đẳng tồn tại dai dẳng trong xã hội. Đây là lúc những người vốn đã bị gạt ra khỏi xã hội, khơng có tiếng nói và là nhóm người dễ bị thương có nguy bị ảnh hưởng từ đại dịch nhiều nhất. Điển hình, sự xuất hiện của Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội ở Canada. Sự bất bình đẳng thể hiện qua việc đáp ứng nhu cầu về y tế đối với sự chênh lệch về thu nhập kinh tế trong xã hội. Điều này khiến các cá nhân được hưởng quyền theo pháp luật nhưng trên thực tế thì khơng phải như vậy. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh với tốc độ chóng mặt. Ví dụ, những người khơng đủ khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe để tiến hành xét nghiệm vi-rút nên họ lần tránh hoặc những người ở các nơi khó khăn dẫn đến tiếp cận với các dịch vụ y tế bị hạn chế. Họ là những đối tượng thậm chí khơng có nước sạch hoặc khơng hiểu được lợi ích từ việc vệ sinh sạch sẽ hoặc giữ khoảng cách khi tiếp xúc gần do khả năng tiếp cận thông tin đại chúng bị hạn chế.

Việc sử dụng hình phạt là phạt tiền để định hướng hành vi của con người với mục đích là kiểm sốt các bệnh truyền nhiễm vẫn cịn rất mơ hồ. Do đó, nó đã gây ra các phản ứng trái chiều. Việc sử dụng tiền phạt để thực thi các biện pháp của chính quyền đã gây ra mối lo ngại về nhân quyền không được bản đảm. Đầu tiên, cảnh sát là người sẽ sử dụng các biện pháp, công cụ cưỡng chế và áp các mức phạt trong đại dịch. Các khoản tiền phạt với các mức phạt được đưa ra chưa thật sự phù hợp. Nó làm tăng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội, giữa những người khó khăn về tài chính khi đại dịch xảy đến khiến họ mất việc làm, khơng có thu nhập. Có thể thất, Covid-19 đã làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, các khoản tiền phạt trở thành gánh nặng đối với những người có thu nhập thấp và từ đó làm gia tăng mối lo ngại về tỷ lệ phân biệt đối xử sẽ ngày càng gia tăng. Ngồi ra, việc sử dụng Luật Hình sự trong trường hợp khẩn cấp vì lý do sức khỏe cộng đồng có phạm vi áp dụng mơ hồ và chúng có nguy cơ được áp dụng một cách tùy tiện và gây ra những phản ứng trái chiều. Những cá nhân bị xem là tội phạm do vi phạm các đạo luật, chính sách mà chính phủ đặt ra thường là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Họ là nhóm người có mức thu nhập thấp hoặc trung bình và do ảnh hưởng của dịch nên có khả năng mức thu nhập này sẽ lại càng giảm nhưng mức tiền phạt được đưa ra khiến cho hoàn cảnh sống của họ đã khó khăn nay lại càng khó hơn gấp bội.

</div>

×