Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Pháp Luật Quốc Tế và Pháp Luật Một Số Quốc Gia Điển Hình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển – Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.41 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

CAO THỊ THANH HUYỀN

Pháp Luật Quốc Tế và Pháp Luật Một Số Quốc Gia Điển Hình Về Bảo Vệ Môi
Trƣờng Biển – Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam

Chuyên ngành
Mã số

: Luật Quốc tế
: 838 010 106

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS.GVC Nguyễn Lan Nguyên

Hà nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS.GVC
Nguyễn Lan Nguyên. Bản luận văn là sự tập trung, nghiên cứu và xây dựng
trên cơ sở tìm hiểu của cá nhân tôi. Những thông tin và số liệu trong luận văn
đều là quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân. Tôi cam đoan những
thông tin là trung thực, chưa từng sử dụng cho bất cứ đề tài nghiên cứu nào.
Mọi sự tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và có chỉ dẫn tới tài liệu tham
khảo đã sử dụng.

Người viết



Cao Thị Thanh Huyền

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 2
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 3
CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 7
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài........................................ 7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................... 8
1.2.1 Mục tiêu tổng quan ....................................................................................... 8
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 9
1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài ......................................................... 9
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu đề tài ........................................................................... 10
2. Nội dung địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 10
2.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 10
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 11
2.3 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 11
3. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 12
Chƣơng 1: Tổng Quan Pháp Luật Quốc Tế Về Bảo Vệ Môi Trƣờng Biển.............. 13
1.1. Môi trƣờng biển và một số khái niệm ............................................................ 13
1.1.1 Môi trường biển và nguồn gây ô nhiễm môi trường biển......................... 13
1.1.2 Một số khái niệm ......................................................................................... 14
1.2 Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trƣờng biển ................................................. 17
1.2.1 Các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển ........... 17
1.2.2 Một số công ước quốc tế và bảo vệ môi trường biển ................................. 23

Chƣơng 2: Pháp Luật Một Số Quốc Gia Điển Hình Về Bảo Vệ Môi Trƣờng Biển
Và Một Số Vụ Việc ........................................................................................................ 32
2.1. Pháp Luật Một Số Quốc Gia Điển Hình Về Bảo Vệ Môi Trƣờng Biển ...... 32
2.1.1 Pháp luật Canada ....................................................................................... 33
2.1.2 Pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc)37
2.1.3 Pháp luật về môi trường của Thái Lan ..................................................... 42
2.1.4 Pháp luật về môi trường của Philippines .................................................. 43

3


2.2 Một số vụ việc thực tiễn ................................................................................... 45
2.2.1 Tranh chấp giữa tập đoàn Chervon (Mỹ) với chính phủ Ecuador liên
quan đền thảm họa môi trường biển tại Ecuador ......................................................... 46
2.2.2 Sự cố của giàn Deepwater Horizon ............................................................. 50
2.2.3 Sự cố biển bốn tỉnh miền trung của Việt Nam (Fumosa Hà Tĩnh) ........... 54
Chƣơng 3: Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng Biển Tại Việt Nam Và Giải Pháp
Hoàn Thiện ..................................................................................................................... 64
3.1 Pháp luật bảo vệ môi trƣờng biển Việt Nam và viêc thực thi các Điều ƣớc
quốc tế về bảo vệ môi trƣờng biển ................................................................................. 64
3.1.1 Pháp luật bảo vệ môi trường biển Việt Nam ............................................... 64
3.1.2 Thực thi các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển ......................... 70
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng biển Việt Nam . 73
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam nói chung .................. 73
3.2.2 Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường biển Việt Nam, gắn việc bảo vệ
môi trường biển với vấn đề quyền con người................................................................ 79
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 92

4



CÁC TỪ VIẾT TẮT
IUCN

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế

WCED

Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

UNCLOS

Công ước Quốc tế về luật biển 1982

OPRC

Công ước quốc tế về sẵn sàng hợp tác và ứng phó đối với ô nhiễm
dầu năm 1990
Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 và
Nghị định thư bổ sung 1978
Công ước quốc tế về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại liên quan
đến vận chuyển chất độc hại và nguy hiểm bằng đường biển 1996

SOLAS 74/78
HNS

CLC
Công ước quỹ
Basel
MARPOL 73/78
London
Công ước can thiệp

CLC
FUND
HNS
FC
AFS
BWM
SR

Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất do ô
nhiễm dầu 1969
Công ước quốc tế về thành lập quỹ quốc tế để bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm dầu 1971
Công ước về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải nguy
hại và việc tiêu hủy chúng 1989
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu
Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất thải và những vật liệu
khác 1972
Công ước về can thiệp ngoài biển cả trong các trường hợp sự cố ô
nhiễm dầu năm 1969 và Nghị định thư liên quan đến việc can thiệp
ngoài biển cả trong các trường hợp ô nhiễm do các chất khác không
phải dầu năm 1973
Công ước về cứu hộ năm 1989; Công ước về trách nhiệm dân sự đối
với các tổn thất ô nhiễm biển do dầu năm 1969

Công ước quốc tế về thiết lập quỹ quốc tế đền bù các tổn thất ô
nhiễm biển do dầu năm 1971
Công ước về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại gắn liền với việc
vận chuyển bằng đường biển các chất nguy hiểm và độc hại 1996
Công ước quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô
nhiễm dầu 1992
Công ước quốc tế về các hệ thống chống hà của tàu năm 2001
Công ước quốc tế về kiểm soát và quản lý nước dằn và cặn nước
dằn tàu năm 2004
Công ước quốc tế Hồng Kông về tái sinh tàu an toàn, thân thiện môi
trường năm 2009

5


Canada’s Ocean Act

Luật biển Canada

Trung Quốc

Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa

ICJ

Toà án Công lý Quốc tế - International Court of Justice

OECD

Ủy ban Môi trường của Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế


UNEP

chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

LHQ

Liên Hợp Quốc

UNFCC

Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 1992

UNCED

Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc

6


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1 Tổng quan nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
Trong quan hệ quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển không nhừng của nền
kinh tế, khoa học, kỹ thuật hiện đại … Các quốc gia ngày càng đầy mạnh hơn vấn đề
pháp triển kinh tế của mình. Đi đôi với vấn đề phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường
- phát triển bền vững cũng là một vấn đề quan trọng và cần nhận được sự quan tâm
thực sự.
Một thực tế của thế giới hiện nay, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp
trầm trọng môi trường biển nói riêng và môi trường nói chung. Những cảnh báo về biến

đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn tài nguyên… ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân sinh.
Trước những báo động đó thì hơn bao giờ hết vấn đề bảo vệ môi trường mà cụ
thể là môi trường biển là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Việt Nam của chúng ta là một đất nước có khoảng 3260 km bờ biển, với một vị
trí địa lý thuận lợi nên Việt Nam được coi là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển
kinh tế biển như hàng hải, du lịch, dịch vụ, công nghiệp đóng tàu, khai thác hải sản,
dầu khí… Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra "Nghị
quyết về Chiến lược biển đến năm 2020" là "Phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp
khoảng 53% - 55% GDP và 55% - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước"[26].
Những tiêu chí trên thể hiện rõ tầm quan trọng của biển Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thế nhưng dưới sức ép của phát triển kinh tế,
của sự gia tăng dân số… nên biển đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng từ những
hoạt động ngày càng gia tăng của con người. Mỗi ngày biển của chúng ta đang nhận
hàng nghìn tấn rác từ các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch, công
nghiệp, nước thải sinh hoạt…đổ trực tiếp ra biển không qua xử lý, sự cố tràn
dầu…đang khiến môi trường nước biển bị ô nhiễm nặng, khiến cho các nguồn thủy
sản đang cạn kiệt dần, nhiều loài hải sản đã được đưa vào sách đỏ, các hệ san hô, hệ
động thực vật biển và nguồn lợi hải sản, dầu khí đang có xu hướng giảm dần về trữ
lượng, sản lượng, thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng trầm
trọng, nhiều bãi biển đẹp đang mất dần. Môi trường biển Việt Nam đang ô nhiễm trầm

7


trọng! Đến một lúc nào đó khi biển quá tải vì ô nhiễm môi trường nó sẽ quay lại hủy
hoại chính chúng ta.
Với tốc độ tăng trưởng không ngừng và nhu cầu ngày càng lớn của con người
phải chăng hơn bao giờ hết đây là lúc chúng ta cần nhìn nhận lại, cần tự đặt những câu
hỏi: Làm thế nào để phát triển bền vững? Tài nguyên biển có phải là vô tận? Thực
trạng sử dụng biển hiện nay đã đúng và hợp lý chưa? Làm thế nào để bảo vệ biển và

vẫn giữ vững phát triển kinh tế? Việt Nam học được gì từ những sự cố môi trường,
công tác quản lý và bảo vệ biển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới? …
Đứng trước thực trạng cấp bách trên thì các bài học về công tác quản lý và bảo vệ
biển cũng như việc khắc phục và xử lý, các sự cố môi trường biển của các nước trên
thế giới đề nhìn nhận và tìm bước đi đúng đắn cho môi trường biển Việt Nam sẽ là
một chiến lược cần thiêt, một bước đi quan trọng để giải quyết các vấn đề cấp thiết về
môi trường biển hiện nay.
Trong khuôn khổ luận văn của mình tôi mong muốn có thể nghiên cứu và tìm
được một giải pháp thiết thực để góp phần cải tạo và bảo vệ biển của Việt Nam, cũng
như có cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn đề bảo vệ môi trường biển của các quốc gia trên
thế giới. Chính vì lý do đó nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Pháp Luật Quốc Tế và
Pháp Luật Một Số Nước Điển Hình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển - Liên Hệ Thực Tiễn
Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quan
 Tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường biển của một số các quốc
gia điển hình trên thế giới.
 Phân tích các bài học rút ra từ sự cố ô nhiễm môi trường biển để có được đánh
giá, nhận xét chính xác nhất về tầm quan trọng của vấn đề môi trường biển với đời
sống và sản xuất của con người.
 Đặt vấn đề môi trường biển cũng vấn đề phát triển bền vứng và quyền được
sống trong môi trường trong lành của con người để tìm hướng đi đúng đắn cho công
tác quản lý, bảo vệ môi trường biển. Để việc phát triển kinh tế biển vấn được bảo đảm
mà vấn đề đời sống dân sinh cũng được duy trì.

8


 Nhìn nhận công tác bảo vệ môi trường biển dưới góc độ chính sách, quy định
pháp luật liên quan để thấy được những việc đã làm được, những việc còn thiếu sót.

Từ đó có định hướng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan tới bảo vệ
môi trường, góp phần tích cực cho công tác bảo vệ và phát triển biển.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu và làm sáng tỏ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi
trường biển, tình hình tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về bảo vệ môi
trường biển mà Việt Nam là thành viên.
 Tìm ra những điểm bất cập và hạn chế trong quy định của pháp luật trong
nước cũng như các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
 Làm nổi bật các nguyên nhân dẫn đến tình trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ
môi trường và việc thực thi kém hiệu quả các điều ước quốc tế, đặc biệt là các công
ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
 Đưa ra được những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc
gia; định hướng cho vấn đề kí kết, đàm phán, gia nhập, thực thi các điều ước quốc tế
mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia.
 So sánh công tác quản lý của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế
giới về vấn đề bảo vệ môi trường biển. Từ đó, có thêm kinh nghiệm, bài học cho công
tác này.
1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường biển không còn phải quá mới mẻ với Việt Nam hay
các nước trên thế giới. Và các công trình nghiên cứu, các bài viết, luận văn từ trình độ
cử nhân, thạc sỹ … đều có những công trình nghiên cứu đề tài này. Song để có thể
nhìn nhận vấn đề bảo vệ môi trường biển trong mối liên hệ giữa vấn đề bảo vệ với phát
triển bền vững, bảo đảm đời sống, quyền được sống trong môi trường trong lành của
con người thì không có nhiều bài viết.
Việc nhìn nhận vấn đề bảo vệ môi trường biển từ dưới góc độ chính sách, thông
qua các bài học cụ thể và phân tích đánh giá để có các chính sách hợp lý tổng quan cho
việc áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam sẽ đòi hỏi một cái nhìn sâu hơn, đòi hỏi một
nghiên cứu mang tính ứng dụng nhiều hơn là học thuật.

9



Đặt vấn đề môi trường và coi đây như một quyền cơ bản của con ngươi để bao vệ
và phát triển đời sống dân sinh. Có thể coi là một cách nhìn mới, cách nghiên cứu mới
để đề tài dù đã có nhiều bài viết song vấn bảo đảm được tính mới của việc nghiên cứu
khoa học.
Tôi hy vọng những đóng góp và nghiên cứu từ đề tài “Pháp Luật Quốc Tế và
Pháp Luật Một Số Nước Điển Hình Về Bảo Vệ Môi Trường Biển – Liên Hệ Thực
Tiễn Việt Nam”sẽ có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ và quản lý môi trường
biển của Việt Nam hiện nay.
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu đề tài
 Trong khuôn khổ luận văn các vấn đề được đề cập và tập trung nghiên cưu,
phân tích là các quy định, chính sách pháp luật của quốc tế và một số nước điển hình
(Canada, Trung Quốc, Thái Lan, Philipppines); Cũng như quy định pháp luật của Việt
Nam về công tác bảo vệ môi trường biển.
 Tìm hiểu và đi vào từng bài học cụ thể từ các sự cố môi trường biển điển hình
trên thế giới. Để có được những kinh nghiệm đúc kết cho công tác bảo vệ môi trường
biển tại Việt Nam.
 Đặt vấn đề bảo về môi trường biển là vấn đề gắn liền với quyền được sống
trong môi trường trong lành của con người; Đưa ra việc pháp triển kinh tế biển đi đối
với mục tiêu pháp triển bền vững của kinh tế biển.
 Nghiên cứu các quy định trong các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường
biển mà Việt Nam đang xem xét để tham gia để từ đó đưa ra các định hướng và đề
xuất cụ thể.
 Nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật và các công ước quốc tế về bảo vệ môi
trường biển tại Việt Nam, đưa ra kết luận và tìm ra giải pháp thực thi có hiệu quả.
2. Nội dung địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài chủ yếu đi vào nghiên cứu các nội dung cụ thể:
 Nghiên cứu các quy định pháp luật thể hiện dưới dạng các điều ước quốc tế về

vấn đề bảo vệ môi trường biển.

10


 Tập trung và quy định và thực tiến thực thi các chính sách bảo vệ môi trường
biển tại một số nước điển hình trên thế giới và trong khu vực. Thông qua đó để đánh
giá được mặt mạnh, mặt yếu của công tác bảo vệ môi trường biển.
 Tìm hiểu và tập hợp, nghiên cứu một số vụ việc ô nhiễm môi trường biển điển
hình trên thế giới, qua đó tìm ra nguyên nhân và những ảnh hưởng to lớn khi sự cố môi
trường liên quan tới biển xẩy ra, cách khắc phục, đánh giá hậu quả, bải học kinh
nghiệm.
 Liên hệ thực tế công tác quản lý, bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam trong
những năm gần đây. Chúng ta đã học được gì từ bài học của các nước trên thế giới,
thực chất công tác bảo vệ môi trường biển hiện nay của Việt Nam là như thế nào, đánh
giá mức độ hiệu quả.
 Phân tích, tổng hợp về các chính sách trong công tác bảo vệ môi trường biển,
định hướng hoàn thiện khung hệ thống pháp luật liên quan tới vấn đề bảo vệ môi
trường biển.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
 Luận văn vận dụng cách tiếp cận truyền thống để nghiên cứu đề tài là chủ
nghĩa duy vật lịch sử; chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa
Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.
 Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: so sánh, phân tích,
tổng hợp, thống kê số liệu...
2.3 Địa điểm nghiên cứu
 Luận văn được thực hiện phần lớn dựa vào các nguồn tài liệu được cung cấp
từ các báo cáo, thống kê của các cơ quan liên quan; từ các bài viết bình luận trên các
táp trí (trong và ngoài nước); từ một số giáo trình nghiên cứu chuyên sâu của khoa luật
trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.

 Trong khả năng và khuổn khổ luận văn, tôi đã cố gắng tổng hợp, phân tích để
tìm ra những quy định về pháp luật, chính sách liên quan tới vấn đề môi trường; Tìm
hiểu đi vào nghiên cứu dựa trên số liệu từ các báo cáo, các thông tin qua báo, qua
internet … để có cái nhìn tổng quan, có phân tích của chính mình về tình hình bảo vệ
biển tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.

11


 Luận văn được thực hiện với phần lớn thời gian tại phòng làm việc cá nhân và
tại Trung tâm thư viện của Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3. Kết cấu đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung
của luận văn gồm 03 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển
Chƣơng 2: Pháp luật một số quốc gia điển hình về bảo vệ môi trường biển và
một số vụ việc.
Chƣơng 3: Pháp luật bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện.

12


Chƣơng 1: Tổng Quan Pháp Luật Quốc Tế Về Bảo Vệ Môi Trƣờng Biển
1.1. Môi trƣờng biển và một số khái niệm
1.1.1 Môi trường biển và nguồn gây ô nhiễm môi trường biển
Môi trường biển được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau, nếu xét về phương
diện phạm vi địa lý, môi trường biển là toàn bộ vùng nước biển của trái đất với tất cả
những gì có trong đó. Theo Điều 1, khoản 4 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982, môi trường biển được hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ sinh
thái biển và chất lượng nước biển, cảnh quan biển. Tại chương 17 trong Chương trình

hành động 21 định nghĩa: "Môi trường biển là vùng bao gồm các đại dương và các
biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ bản của hệ thống
duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững"
. Pháp luật Việt Nam không có một định nghĩa riêng về từng thành phần của môi
trường mà Luật bảo vệ môi trường năm 2014 chỉ đưa ra định nghĩa: "Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật".
Môi trường biển được hiểu là những phần gắn liền với biển, chịu tác động trực
tiếp từ đời sống sinh hoạt. Biển là nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn của tạo hóa
dành cho con người song đồng thời cũng là một báu vật mà con người cần quan tâm và
bảo vệ. Trước sức ép của sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa và tác động ngày càng
lớn của con người vào tự nhiên thì vấn nạn ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm
môi trường biển nói riêng đã và đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại ngày
này. Những tác động từ đâu để môi trường biển bị ô nhiễm?
Theo Công ước Luật biển 1982, môi trường biển bị ô nhiễm do 6 nguồn chính sau:
- Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền kể cả các ô nhiễm xuất phát từ các dòng sông,
ngòi, cửa sông, ống dẫn và các thiết bị thải đổ công nghiệp.
- Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia
ven biển, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị thuộc quyền tài
phán của họ.
- Ô nhiễm do các hoạt động trong vùng (tức vùng đáy biển di sản chung của loài
người) lan truyền tới.

13


- Ô nhiễm do sự nhấn chìm và trút bỏ chất thải.
- Ô nhiễm do hoạt động của các loại tàu thuyền và tai nạn tàu thuyền trên biển.
- Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển.
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển luôn gắn liền với các lĩnh vực hoạt động

của con người. Việc xác định nguồn gây ô nhiễm môi trường biển là cần thiết trong
quá trình đấu tranh và bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên, mỗi nguồn gây ô nhiễm môi
trường biển nêu trên lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến môi trường biển. Đánh
giá, phân loại nguồn gây ô nhiễm môi trường biển sẽ giúp bảo vệ môi trường biển hiệu
quả hơn, tốt hơn.
1.1.2 Một số khái niệm
Đặt ra vấn đề về bảo vệ môi trường biển dưới góc độ quy định của pháp luật, của
những chế tài có tính dăn đe cao. Thì việc cần hiểu rõ và cụ thể về một số khái niệm
được nhắc tới trong vấn đề môi trường nói chung và vấn đề môi trường biển nói riêng
là một việc cần thiết. Chỉ khi hiểu một cách chính xác, cụ thể và đưa thành một khái
niệm thì nhừng vẫn đề môi trường tưởng như mơ hồ mới có thể đi sâu vào từng hành
vi của mỗi con người; Chỉ khi đó con người có được nhận thức đúng đắn về việc làm
của mình có tác động và ảnh hướng thế nào tới môi trường.
Bảo vệ môi trường biển là một phạm trù rộng có chứa đựng nhiều khái niệm cơ
bản với những đặc thù riêng; Theo đó cách tiếp cận khái niệm dưới những góc độ khác
nhau cũng làm cho người nghiên cứu có cách hiểu khác nhau. Trong luận văn của tôi,
với góc nhìn nghiên cứu của một người học và tìm hiểu về luật, tôi xin được đề cập tới
vấn đề bảo vệ môi trường biển, dưới góc độ pháp lý. Với những khái niện cơ bản, để
từ đó có thể tiếp cận vấn đề và hiểu rõ hơn về môi trường biển từ góc độ pháp lý. Với
những khái niện cơ bản như:
Ô nhiễm môi trƣờng biển là sự biến đổi trạng thái lý - hóa - sinh học của môi
trường biển khi thải vào môi trường biển những chất độc hại, vi phạm tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật. Theo tác giả, nên định nghĩa: Ô
nhiễm môi trường biển việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc
năng lượng vào môi trường biển, bao gồm từ các cửa sông, đất liền, trên không trung,
đáy biển hoặc do những biến đổi bất thường của tự nhiên, từ đó gây ra hoặc có thể gây
ra những tác hại như gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt

14



động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp
khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương tiện sử dụng nó và làm giảm sút
các giá trị mỹ cảm của biển.
Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm đang trở thành một nhiệm vụ bức thiết.
Dựa trên quan điểm bảo vệ và phát triển bền vững môi trường, bảo vệ môi trường biển
là ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động của con người và của tự
nhiên đến môi trường biển, làm ô nhiễm và suy thoái môi trường biển.
Nói tới vấn đề môi trường biển và những hành động bảo vệ môi trường biển thì
khái niệm về "Phát triển bền vững" là một lĩnh vực luôn song hành và có tính kết nối
với việc bảo vệ môi trường biển:
Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn Thế
giới” (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú
trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và
sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland
(còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế
giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững
là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." . Nói cách
khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công
bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần
kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm
mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Có thể hiểu bảo vệ môi trường biển là bảo vệ môi trường sống trong hiện tại và cả
tương lai của hệ sinh thái đa dạng của biển. Nhìn rộng hơn thì bào vệ môi trương biển
là bảo vệ tất cả những gì thuộc về biển. “Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà
có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của con người và
các sinh vật sống trong biển, bao gồm ánh sáng, không khí trên biển, nước biển, đất tại
đáy biển (trầm tích biển) và các cơ thể sống trong biển.”


15


Tiếp cận dưới góc độ pháp luật Việt Nam, thì một lần nữa những khái niệm về
vấn đề bảo vệ môi trường mà cụ thể là vấn đề bảo vệ môi trường biển đã được luật hóa
vào trong Điều 3 luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 có đưa ra 13 khái niệm cơ bản
về môi trường, trong đó có những khái niệm sau liên quan tới đề tài luận văn đang
nghiên cứu:
1. Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành.
4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
5. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật.
6. Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất
hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Môi trường trong lành
Với khái niệm môi trường như trên thì ta có thể hiểu một cách khái quát về môi
trường trong lành. Đó là một môi trường không bị ô nhiễm, đảm bảo cuộc sống được
hài hòa với tự nhiên. Ở đây, cần hiểu rằng môi trường không bị ô nhiễm là môi trường
mà con người có thể tồn tại và phát triển chứ không phải là một môi trường trong sạch

lý tưởng. Hay nói cách khác thì đó là môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường
theo quy định của pháp luât.Tại khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường thì: tiêu chuẩn
môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có

16


thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”, và theo quy định
tại Điều 119 Luật bảo vệ môi trường 2014 thì hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia
bao gồm: tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải,
trong đó: tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn
cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi
trường, còn tiêu chuẩn về chất thải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm
của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật. Như vậy, môi trường
trong lành theo nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường
trong lành được hiểu là môi trường không bị ô nhiểm, đáp ứng các tiêu chuân vè môi
trường theo quy định của pháp luật.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường biển nói riêng đã
được nhắc tới trên nhiều kênh thông tin đại chùng, được đi vào nhiều hoạt động cộng
đồng nhằm góp phần trang bị kiến thức và thái độ tích cực của con người với môi
trường. Trong khuôn khổ bài làm của bản thân với cái nhìn về vấn đề môi trường từ
góc độ pháp luật, ta có thể thấy vấn đề môi trường đã được đúc kết và thu gọn trong
những định nghĩa, chế định cụ thể mà tôi đã đề cập trên đây; Để từ đó bản thân mỗi
con người sẽ có được hiểu biết cụ thể nhất về hành vi của mình với chính môi trường
mà mình đáng sống.
1.2 Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trƣờng biển
1.2.1 Các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển
Nhận thức dõ về vấn đề môi trường biển đang ngày càng nguy cấp, vấn đề bảo vệ
môi trường nói chung và bảo vệ môi trường biển nói riêng không chỉ đơn thuần là việc

làm của một quốc gia; Đó là trách nhiệm của cả nhân loại với chính cuộc sống của mình
và con cháu trong tương lai. Trách nhiệm về môi trường cần sự chung tay của cả cộng
đồng, bởi tác hại từ vấn nạn môi trường là tác hại vượt ra khỏi biên giới của một quốc
gia. Nó có tầm ảnh hưởng lớn, sự suy thoái của môi trường luôn đòi hỏi thời gian và
công sức tôn tạo lâu dài, tốn kém. Chính vì lẽ đó, mà việc bảo vệ, tôn tạo để ngăn ngừa,
hạn chế ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng, sẽ luôn là chủ đề
nóng của công đồng quốc tế. Chính vì lẽ đó mà vấn đề môi trường biển và môi trường
sống đã được cộng đồng quốc tế thể chế hóa trong những văn kiện có tính pháp quy, có

17


những thỏa thuận, Điều ước quốc tế, những nguyên tắc về vấn đề này đã lần lượt được
ra đời.
Trước thực trạng đó Luật môi trường quốc tế ra đời với tư cách một trong những
ngành luật mới của Công pháp quốc tế. So với pháp luật trong nước, Luật môi trường
quốc tế ra đời muộn hơn. Và những tác động của luật môi trường quốc tế với vấn đề bảo
vệ môi trường biển là rất rõ ràng và to lớn. Ảnh hưởng của luật môi trường quốc tế với
vấn đề bảo vệ môi trường biển, được thể hiện bằng những nguyên tắc chung của luật
được các quốc gia văn minh thừa nhận.
Trước hết có thể kể đến là hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp
quốc (UNCED) đã họp năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brazil. Tại đây, các đại biểu tham
gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động
vì sự phát triển bền vững có tên “Chương trình nghị sự 21” và đưa ra 27 nguyên tắc
chung, xác định những quyền và trách nhiệm của các quốc gia nhằm làm cho thế giới
phát triển bền vững, trong đó nguyên tắc 16 quy định: “Các nhà chức trách quốc gia
riêng cố gắng đẩy mạnh sự quốc tế hoá những chi phí môi trường và sự sử dụng các
biện pháp kinh tế, căn cứ vào quan điểm cho rằng về nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng mức đối với quyền lợi chung và
không ảnh hưởng xấu đến nền thương mại và đầu tư quốc tế”. Nguyên tắc này hiện

nay đã được hầu hết các quốc gia thừa nhận.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền được ghi nhận trong văn kiện của Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được coi là nguồn của pháp luật quốc tế và
đã được các nước thành viên áp dụng.
Ngoài các nguyên tắc bắt buộc chung của Luật Quốc tế (jus cogeus) pháp luật
quốc tế về bảo vệ môi trường còn được bao trùm bởi một số nguyên tắc đặc thù của
luật môi trường quốc tế.
Nguyên tắc, các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau
Vấn đề hợp tác giữa các quốc gia là vấn đề của riêng luật quốc tế hiện đại. Bản
thân tên nguyên tăc cũng thê hiện đây đủ nội dung của nó là các quốc gia có nghĩa vụ
phải hợp tác với nhau. Đây cũng là một trong những mục đích mà Liên hợp quốc
hướng tới là thực hiện hợp tác quốc tế, để giải quyết các vấn đề quốc tế trong lĩnh vực

18


kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, muốn đạt
hiệu quả cao thì phụ thuộc rất nhiềul vào sự hợp tác của các quốc gia.
Nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người
Về mặt lý luận cũng như trên thực tế, tôn trọng các quyền cơ bản của con người
là tôn trọng các quyền không thể thiếu để cá nhân, con người có thể tồn tại và phát
triển bình thường với tư cách là một thành viên cộng đồng xã hội trong một giai đoạn
lịch sử nhất định. Những quyền đó gồm: quyền sống trong môi trường trong lành;
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được tôn trọng danh dự và phẩm giá, tự do tư
tưởng, tự do tín ngưỡng v.v... Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm các
quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế - xã hội
và văn hoá, hợp tác với các quốc gia khác trong việc bảo vệ và phát triển quyền con
người, thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền con người.
Quyền được sống trong môi trường trong lành của con người
Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường đã đưa ra quyền của con người được

sống trong một môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc
gia và luôn ở vị trí đầu tiên trong các nguyên tắc. Nguyên tắc 1 Tuyên bố của Hội nghị
Liên hợp quốc về môi trường con người (Tuyên bố Stockholm – năm 1972) nêu rõ:
“Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và đầy đủ các điều kiện sống, trong
một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người
có trách nhiệm long trọng bảo vệ và cải thiện cho các thế hệ hôm nay và mai sau.”
Nguyên tắc 1 Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển
(Tuyên bố Rio de Janeiro – 1992) cũng khẳng định: “Con người là trung tâm của
những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một
cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên.”
Dưới góc độ pháp lý thì chất lượng môi trường xung quanh đạt tiêu chuẩn cho
phép. Quyền được sống trong một môi trường trong lành là quyền tự nhiên của con
người, là quyền rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Quyền của con người được sống trong một môi trường trong lành được hiểu là
quyền được sống trong một môi trường với chất lượng cho phép, cuộc sống được đảm

19


bảo về mặt vệ sinh môi trường, được hài hóa với tự nhiên. Hay nói cách khác, là quyền
được sống trong một vùng không bị ô nhiễm, không bị suy thoái môi trường.
Quyền con người đối với môi trường là một trong những quyền thuộc nhóm
quyền thứ ba (quyền được hưởng hòa bình, quyền phát triển và quyền được sống trong
môi trường trong lành) được ghi nhận vào những năm 80. Điều này đã được phản ánh
trong Báo cáo phát triển con người năm 2000, một tuyên bố mang tính bước ngoặt về
Quyền con người khi được gắn với phát triển con người “Xóa nghèo là một thách thức
chính của Quyền con người thế kỷ XXI. Một mức sống phù hợp, chăm sóc, giáo dục
tử tế, việc làm và bảo vệ chống lại thiên tai không chỉ là mục tiêu phát triển, mà là
Quyền con người”. Nhóm quyền thứ ba này là sự thể hiện tốt nhất tính thống nhất của
các quyền, vì chúng đòi hỏi phải có hợp tác quốc tế và xây dựng cộng đồng. Sự cần

thiết phải xây dựng Tuyên ngôn về Quyền con người đối với môi trường đã được nhận
thức và hưởng ứng tại nhiều nước trên thế giới.
Các nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật bảo vệ môi
trường năm 2014, trong đó nguyên tắc bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ
của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được đặt lên hàng đầu, qua đó nhấn
mạnh hoạt động bảo vệ môi trường cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội và mỗi
cá nhân phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình. Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có
nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây
ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách
nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường,
thì pháp luật quốc tế cũng ghi nhận những nguyên tắc đặc thù trong việc bảo vệ môi
trường biển như.
Công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS 1982) được thông qua ngày 30/4/1982,
là công ước tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các điều khoản của UNCLOS
1982 về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển nhìn chung được áp dụng với các quốc gia,
bằng việc quy định những nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như quyền hạn mà quốc gia
thực hiện đối vói những khu vực trong hoặc ngoài quyền tài phán của mình nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các nguồn: (i) đất liền; (ii)

20


khí quyển; (iii) do hoạt động nhận chìm; (iv) tàu biển; (v) các công trình hoặc phương
tiện khai thác hoặc thăm dò tài nguyên đáy biển và lòng đất dưới đáy; (vi) các công
trình hoặc phương tiện khác hoạt động ừong môi trường biển.
Công ước quốc tế về sẵn sàng hợp tác và ứng phó đối với ô nhiễm dầu năm 1990
(OPRC 1990) được thông qua bởi Tổ chức hàng hải quôc tê vào tháng 11/1990 và có
hiệu lực vào tháng 5/1995.

Liên quan đến bảo vệ môi trường biển, trong thời gian từ năm 1969 đến 2003 các
quốc gia trên thế giới còn soạn thảo nhiều văn bản liên quan đến ô nhiễm môi trường
nói chung, ô nhiễm môi trượng biển nói riêng, trong số đó có thể kể đến như: Nghị
định thư Montreal về các chất phá hủy tầng ô - zôn 1987; Công ước quốc tế về an toàn
sinh mạng con người trên biển 1974 và Nghị định thư bổ sung 1978 (SOLAS 74/78);
Công ước ngăn ngừa ô nhiễm biển từ đất liền 1974 (Công ước Paris) cho vùng đông
bắc Đại Tây Dương; công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế năm 1971; Công ước Viên 1985 về bảo vệ tẫng ô - zôn; Công ước quốc tế về
buôn bán các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng năm 1973; Công
ước quốc tế về khoảng không vũ trụ; Công ước quốc tế về trách nhiệm và bồi thường
thiệt hại liên quan đến vận chuyển chất độc hại và nguy hiểm bằng đường biển 1996
(HNS 1996); Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất do ô nhiễm
dầu 1969 (CLC 1969); Công ước quốc tế về thành lập quỹ quốc tế để bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm dầu (Công ước quỹ 1971); Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối
với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC 1992); Công ước quỹ 1992 (Quỹ 1992) là
công ước bổ sung cho CLC 1992 nhằm thiết lập cơ chế đền bù thiệt hại cho nạn nhân
khi việc đền bù theo CLC 1992 chưa thoả đáng; Công ước quốc tế về trách nhiệm dân
sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu nhiên liệu (Bunker 2001). Không phải một sự trung
hợp ngẫu nhiên mà trong khoảng thời gian này lại có nhiều văn bản về vấn đề bảo vệ
môi trường biển được thông qua tới vậy. Bơi đây cũng là thời kỳ mà thế giới chúng ta
phải gánh chịu một thực tế đó là hậu quả từ việc ô nhiềm môi trường biển. Chính hành
vi coi tài nguyên biển là vô tận, việc khai thác bừa bãi cùng chính sách lỏng lẻo trong
vấn đề bảo vệ môi trường biển đã khiến đại dương dần trở thành một bãi rác khổng lồ.
Bãi rác ấy sẽ được trả lại cho chính con người, những người đang dần hủy hoại biển.
Với những sai lầm do con người gây ra, thì chính con người lại phải ngồi lại với nhau

21


để giải quyết. Và hành động rõ ràng cho lỗ lực ấy là những thỏa thuận về vấn đề môi

trường biển đã được thông qua, để trở thành một nguồn quan trọng của luật bảo vệ môi
trường quốc tế.
Trức thực trạng về vấn đề bảo vệ môi trường biển, bảo vệ môi trường sống của
con người. Nhận thức dõ thách thức và cơ hội đặt ra cho nước ta – một quốc gia đang
pháp triển và hòa nhập. Thì dưới góc độ pháp luật của Việt Nam, chúng ta có những
hành động trong đường lối chính sách, góp phần tạo hành lang pháp lý; Như việc ban
hành những văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường mà đáng chú ý hơn cả là Luật bảo
vệ môi trường năm 2014 chúng ta có đề cấp tới những nguyên tắc cần được bảo đảm
thực hiện và duy trì khi xây dựng, triển khai các kế hoạch, chính sách bảo vệ môi
trường, như:
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo
đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với
biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu
chất thải.
- Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn
cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch
sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên
phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
Đặt vấn đề bảo vệ môi trường với trọng tâm là bảo vệ môi trường biển như tinh
thần của đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên- môi trường biển đến
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 phê duyệt bởi Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg
ngày 1/3/2006; Nghị định 101/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về việc thu thập, quản lý,
khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển; Góp phần bảo vệ tài nguyên
biển của Việt Nam. Thì chúng ta có thể thấy tầm ảnh hưởng to lớn của công tác bảo
vệ môi trường biển với tốc độ phát triển kinh tế quốc gia. Những nguyên tắc chung
trong bảo vệ môi trường của quốc tế, cung như những nguyên tắc mà pháp luật Việt


22


Nam đã đưa ra về vấn đề bảo vệ môi trường, với trong tâm là bảo vệ môi trường biển
đã và đang là công cụ hữu hiện trong công tác bảo vệ môi trường biển.
1.2.2 Một số công ước quốc tế và bảo vệ môi trường biển
Với việc tiếp cận vấn đề từ góc độ pháp lý thì một trong những nguồn cơ bản
không thể không nhắc tới là những công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong
đó cần nói tới trước tiên là.
Công ước Luật biển 1982 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 được đánh
giá là một công cụ đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Để bảo
vệ và gìn giữ môi trường biển, Công ước Luật biển 1982 yêu cầu:
- Các quốc gia ven biển phải xác định các nguồn ô nhiễm của mình, áp dụng các
biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát chúng. Các quốc gia không được đùn đẩy thiệt hại của
các nguy cơ ô nhiễm và không được thay thế một kiểu ô nhiễm này bằng một kiểu ô
nhiễm khác.
- Các quốc gia ven biển phải có trách nhiệm đưa ra các biện pháp chống lại ô
nhiễm môi trường biển nảy sinh từ việc sử dụng các kỹ thuật trong khuôn khổ quyền
tài phán hay dưới sự kiểm soát của mình, hoặc do du nhập cố ý hay vô tình các loài
ngoại lai hoặc mới vào một bộ phận môi trường biển gây ra ở đó những thay đổi đáng
kể và có hại và nó cũng bao gồm các ảnh hưởng hoặc các biện pháp trong việc bảo vệ
hệ sinh thái hiếm hoi và đe dọa điều kiện cư trú của các loài sinh vật biển khác.
- Các quốc gia được yêu cầu xây dựng các kế hoạch khẩn cấp chống ô nhiễm để
đối phó với những tai nạn gây ra ô nhiễm biển trong các vùng biển thuộc quyền tài
phán của họ. Các điều khoản về giám sát và đánh giá môi trường đặt các quốc gia có
nghĩa vụ cần cố gắng hết sức mình trong việc giám sát và đánh giá các ảnh hưởng môi
trường của các hoạt động biển được tiến hành dưới quyền tài phán của các quốc gia
đó. Họ cũng có nghĩa vụ phải hành động phù hợp nhằm giảm bớt hay ngăn ngừa ô
nhiễm có thể xảy ra từ các hoạt động như vậy.
- Các luật, quy định và các biện pháp của các quốc gia thông qua không được kém

hiệu quả hơn các nguyên tắc và quy phạm quốc tế hay các tập quán và thủ tục đã được
kiến nghị có tính chất quốc tế. Các quốc gia phải quan tâm làm sao cho luật trong nước
của mình có những hình thức tố tụng cho phép thu được sự đền bù nhanh chóng và thích

23


đáng, hay sự bồi thường khác đối với những thiệt hại nảy sinh từ ô nhiễm môi trường
biển do tự nhiên nhân, hay pháp nhân thuộc quyền tái phán của mình gây ra.
- Các quốc gia cũng được yêu cầu bảo đảm cho tàu mang cờ nước họ, hoạt động
ở trong nước cũng như ở ngoài nước, đáp ứng đầy đủ các luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế
thích hợp. Quốc gia mà tàu mang cờ được yêu cầu tiến hành điều tra mọi vi phạm luật
lệ về ô nhiễm biển do tàu đó gây ra. Tất cả tàu thuyền được yêu cầu phải có chứng từ
chứng minh điều kiện an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về thiết kế, đóng,
trang bị và thuyền viên và tính hiệu quả của chúng trong ngăn ngừa, giảm bớt và kiểm
soát ô nhiễm. Các quốc gia cần tiến hành kiểm tra định kỳ tàu thuyền mang cờ nước
mình để bảo đảm rằng chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Các quốc gia khi
đặt các điều kiện đặc biệt cho tàu thuyền nước ngoài đi vào các cảng hay nội thủy của
mình hoặc công trình cảng cuối cùng ở ngoài khơi, cần phải công bố đúng thủ tục về
các điều kiện này và phải thông báo cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền.
- Các quốc gia phải có nghĩa vụ thông báo cho các quốc gia khác về nguy cơ bị ô
nhiễm lan tràn đến và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, để kịp thời có những biện
pháp ngăn chặn và bảo vệ.
- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên
quan theo khả năng của mình, để loại trừ ảnh hưởng của ô nhiễm và ngăn ngừa và
giảm đến mức tối thiểu những thiệt hại do ô nhiễm gây ra.
Công ước Marpol 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu gây ra Công ước này
được thông qua vào ngày 02/11/1973 tại London, được bổ sung bằng Nghị định thư
1978 về cấm và hạn chế thải chất gây ô nhiễm từ việc thăm dò và khai thác tài nguyên
thiên nhiên. Vì vậy, Công ước thường được gọi tắt là Công ước Marpol 73/78. Công

ước có hiệu lực năm 1983 và hàng năm đều được sửa đổi bổ sung. Công ước gồm có 6
phụ lục và 2 Nghị định thư kèm theo. Mục tiêu của Công ước là kiểm soát, chế ngự và
hạn chế tới mức thấp nhất việc thải các chất có hại xuống biển.
Vì vậy, Công ước quy định nghiêm ngặt về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu, các
quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất lỏng độc hại chở xô gây ra, các quy định
về ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất độc hại đóng trong bao gói, ô nhiễm do nước thải,
rác thải từ tàu và các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu.

24


Ngoài ra, Công ước còn có các quy định về các tiêu chuẩn cho tàu vận chuyển
các chất độc hại đóng gói; quy định các tiêu chuẩn về đóng tàu để giảm thiểu mức độ
tràn dầu và hóa chất xuống biển; quy định về thanh tra, giám sát, chế độ báo cáo sự cố
liên quan đến dầu và các chất độc hại khác…
Công ước về sẵn sàng ứng phó và hợp tác chống ô nhiễm dầu năm 1990 (OPRC)
Mục tiêu của Công ước là giảm thiểu hậu quả của các sự cố ô nhiễm dầu lớn và thúc đẩy
hợp tác quốc tế và sự trợ giúp lẫn nhau trong việc ứng phó với các sự cố ô nhiễm dầu lớn.
Vì vậy, Công ước yêu cầu các quốc gia phải thiết lập hệ thống quốc gia ứng phó
ngay lập tức và có hiệu quả các sự cố ô nhiễm dầu, trong đó có sự phân công trách
nhiệm cho cơ quan, đơn vị cụ thể để ngăn ngừa, ứng phó với các sự cố. Công ước cũng
đưa ra các tiêu chuẩn sẵn sàng ứng phó ô nhiễm dầu có tính bắt buộc cho tàu thuyền,
các cảng, các thiết bị dẫn dầu và các thiết bị ngoài khơi.
Ngoài ra, theo Công ước các quốc gia còn phải thiết lập hệ thống báo cáo các sự
cố ô nhiễm dầu và nguy cơ ô nhiễm dầu và các quốc gia phải có nghĩa vụ trợ giúp, hợp
tác quốc tế và khu vực để đấu tranh với các sự cố tràn dầu…
Công ước về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải nguy hại và việc
tiêu hủy chúng (Basel 1989) Đây là Công ước điều chỉnh mọi hoạt động vận chuyển
chất thải nguy hại giữa các quốc gia, trong đó có vận chuyển qua đường biển. Công
ước này có hiệu lực vào năm 1992, Việt Nam là thành viên của Công ước Basel vào

năm 1995.
Mục tiêu của Công ước là giảm thiểu việc sản sinh các chất thải nguy hại thông
qua việc kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển qua biên giới các chất này và mọi
việc nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, tiêu hủy các chất thải nguy hiểm phải được tiến
hành theo một phương thức hợp lý, đúng quy định. Theo đó, Công ước quy định các
quốc gia phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường,
trong đó có môi trường biển và phải chịu trách nhiệm về vấn đề này trước luật pháp
quốc tế; các quốc gia phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật và luật pháp để quản lý các
chất thải nguy hại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, đề phòng ô nhiễm môi
trường và khắc phục nhanh chóng hậu quả nếu xảy ra ô nhiễm để không ảnh hưởng tới
sức khỏe con người và môi trường; các quốc gia phải đảm bảo việc đóng gói, dán nhãn
và vận chuyển các chất thải nguy hại và các chất khác phù hợp với các quy tắc và tiêu

25


×