Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tội Làm Giàu Bất Hợp Pháp Trong Quy Định Của Công Ước Liên Hợp Quốc Về Chống Tham Nhũng Và Pháp Luật Hình Sự Trung Quốc – Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.48 KB, 94 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

Trưởng nhóm: Nguyễn Thái Hà

Lớp: CLC45B Khố: 45 Khoa: Các chương trình đào tạo đặc biệt

<b><small>Mã số cơng trình :………. </small></b>

<i><small>( Phần này do Phòng QL NCKH & HTQT đánh số vào ) </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

Trưởng nhóm: Nguyễn Thái Hà

Lớp: CLC45B Khố: 45 Khoa: Các chương trình đào tạo đặc biệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 6 </b>

<b>Chương 1: TỘI LÀM GIÀU BẤT HỢP PHÁP TRONG QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC CHỐNG THAM NHŨNG ... 10 </b>

1.1 Khái niệm của Tội làm giàu bất hợp pháp trong quy định của UNCAC ... 10

1.2 Đặc điểm về Tội làm giàu bất hợp pháp trong quy định của UNCAC ... 12

2.1.1. Khái niệm Tội làm giàu bất hợp pháp theo pháp luật Trung Quốc ... 16

2.1.2. Đặc điểm Tội làm giàu bất hợp pháp theo pháp luật Trung Quốc ... 20

2.1.2.1. Cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự Trung Quốc ... 20

2.1.2.2. Quy định về tội danh “Làm giàu bất hợp pháp” ... 23

2.2 Lịch sử quy định Tội làm giàu bất hợp pháp của Trung Quốc ... 38

2.3 Thực tiễn áp dụng quy định Tội làm giàu bất hợp pháp tại Trung Quốc ... 39

2.3.1 Xu hướng xét xử Tội danh làm giàu bất hợp pháp ... 40

2.3.2. Mối quan hệ giữa hành vi che giấu tiền gửi ở nước ngoài và hành vi chiếm giữ tài sản khổng lồ không rõ nguồn gốc trong quy định tại Điều 395 Bộ luật hình sự Trung Quốc ... 43

2.3.3. Đồng phạm ... 45

2.3.4. Xác định thời điểm thực hiện hành vi phạm tội ... 47

2.3.5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ... 48

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

3.1 Cơ sở lý luận để nội luật hóa Tội làm giàu bất hợp pháp cho Việt Nam ... 51

3.1.1. Yêu cầu của công ước UNCAC cho các quốc gia thành viên về vấn đề nội luật hóa Tội làm giàu bất hợp pháp ... 51

3.1.2. Nhu cầu nội tại của Việt Nam về việc nội luật hóa Tội làm giàu bất hợp pháp ... 54

3.1.2.1. Yêu cầu tình hình thực tiễn ... 57

3.1.2.2. Nhu cầu hoàn thiện quy định pháp luật ... 72

3.1.3 Sự sẵn sàng của hệ thống pháp luật Việt Nam để nội luật hóa Tội làm giàu bất hợp pháp ... 75

3.2 Kiến nghị quy định cụ thể Tội làm giàu bất hợp pháp cho Việt Nam ... 82

<b>Kết luận chương 3 ... 87 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 87 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 88 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

UNCAC Công ước Liên Hợp Quốc Chống tham nhũng (tiếng Anh: United Nations Convention against Corruption)

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Thứ nhất, xuất phát từ thực tiễn, tình trạng tham ơ, lãng phí, tiêu cực tại Việt Nam diễn ra trong nhiều thập niên qua, xảy trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và ở tất cả các ngành, các cấp. Hoạt động rửa tiền và tham nhũng đã gây ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Song, các quy định pháp luật, chính sách về phịng chống tội phạm tham nhũng, rửa tiền tại Việt Nam hiện nay dường như đang tạo ra trường hợp bỏ lọt tội phạm. Các vấn đề về cơ chế kiểm soát tài sản, thu hồi tài sản,... vẫn còn chưa bao quát được các trường hợp có dấu hiệu phạm tội khiến cho tình trạng tiêu cực này vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp gây bức xúc trong xã hội. Việc luật hóa quy định làm giàu bất hợp pháp là giải pháp mấu chốt để giải quyết tình trạng này và góp phần phịng chống tham nhũng.

Thứ hai, việc luật hóa quy định làm giàu bất hợp pháp cũng chính là đáp ứng yêu cầu khuyến nghị của Cơng ước Liên hợp quốc về phịng chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption - UNCAC) từ năm 2009. Sau khi trở thành thành viên của Công ước, mặc dù, tuyên bố không bị ràng buộc bởi các quy định này, nhưng với quyết tâm tìm ra các cơ chế, giải pháp phòng chống tham nhũng (PCTN) hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở trong nước, Việt Nam đã nỗ lực nội luật hóa các quy định của Công ước và nghiên cứu khả năng nội luật hóa một số giải pháp tùy nghi như hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp (Điều 20). Theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp của cơng chức nếu có tài sản tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp. Như vậy, yêu cầu nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế có lộ trình, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và vẫn đang được tích cực nghiên cứu áp dụng trong quá trình xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trong nước, dù chưa có nhiều kết quả rõ rệt. Nhưng đó chính là tín hiệu tích cực để đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về tội danh này.

Thứ ba, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, nước ta cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng của các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, các tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung BLHS để nội luật hóa các quy định về hình sự trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên nhằm

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia về vấn đề này.

<b>2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngồi trường </b>

Nghiên cứu ngoài trường:

1. Thạch Hưng (2017), “Xử lý hành vi làm giàu bất chính theo Cơng ước LHQ và việc hoàn thiện pháp luật về chống tham nhũng ở nước ta”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam;

2. Lưu Thanh Hùng (2018), “Tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực tư theo Công ước UNCAC và vấn đề hồn thiện BLHS Việt Nam”, Tạp chí Tòa án;

3. Hương Giang (2023), “Việt Nam thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng thế nào?”, Tạp chí Thanh tra Việt Nam;

4. Nhóm PV, “Tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng hơn 40%, nhiều vụ đặc biệt

<i>nghiêm trọng”, Báo Lao động;</i>

<i>5. Hải Triều, “6 tháng, tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng gần 110%”, Báo </i>

<i>Công an; </i>

6. Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, “Điểm nghẽn trong công tác thu hồi tài

<i>sản tham nhũng Việt Nam”, Trang thông tin điện tử Thanh tra tỉnh Bình Dương;</i>

7. Lê Quang Kiệm (2019), “Tham nhũng trong khu vực tư theo cách nhìn từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Bộ giao thơng vận tải;

<i>8. Minh Đức, “Đừng biến tướng văn hóa phong bì”, Báo Lao động; </i>

9. Thành Chung (2023), “Lương công chức Thái Lan gấp hơn 5 lần công chức Việt Nam, bộ trưởng Bộ Nội vụ nói gì?”, Báo Tuổi trẻ;

<i>10. Nguyễn Tấn Tuân (2023), “Kê khai tài sản: Chớ để cháy nhà mới ra mặt chuột”, </i>

Báo Quân đội nhân dân;

<i>11. Lê Như Tiến, “Công khai, minh bạch hơn nữa tài sản của cán bộ”, Báo điện tử </i>

<i>Đại biểu nhân dân;</i>

12. “Một số vấn đề đặt ra trong việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ,

<i>quyền hạn”, Trang thơng tin điện tử Thanh tra tỉnh Phú Thọ;</i>

<i>13. Nguyễn Văn Nghĩa, “Nội luật hoá điều ước quốc tế về hành vi làm giàu bất hợp pháp - góc nhìn từ pháp luật hình sự và thi hành án dân sự”, Cổng thông tin điện </i>

<i>tử Tổng cục Thi hành án dân sự sự - Bộ Tư pháp; </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

14. Lê Quang Kiệm (2018), “Mở rộng khái niệm “tham nhũng” nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong kinh doanh”, Tạp chí Thanh tra Việt Nam;

15. Trần Văn Nam (2020), “Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh đối với tội phạm”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 04-2020.

<b>3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>Mục tiêu nghiên cứu </b></i>

Mục tiêu nghiên cứu đề tài trên của nhóm là tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn về Tội làm giàu bất hợp pháp trong công ước UNCAC và quy định pháp luật của Trung Quốc, từ đó đưa ra kiến nghị về việc nội luật hóa Tội làm giàu bất hợp pháp từ Công ước UNCAC và quy định của pháp luật Trung Quốc cho Việt Nam.

Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm về Tội làm giàu bất hợp pháp trong quy định của UNCAC nói chung và cơ sở lý luận, quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật Trung Quốc về Tội làm giàu bất hợp pháp nói riêng. Từ đó, dựa trên kinh nghiệm cũng như thực tiễn việc áp dụng quy định pháp luật của Trung Quốc về Tội làm giàu bất hợp pháp, nhóm sẽ đưa ra một số kiến nghị cụ thể phù hợp với quy định pháp luật và nhu cầu nội tại của Việt Nam nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc nội luật hóa Tội danh này

<i><b>Phạm vi nghiên cứu </b></i>

Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng của Tội làm giàu bất hợp pháp. Vấn đề này được tiếp cận theo chiều sâu và toàn diện trong quy định của UNCAC và quy định pháp luật của Trung Quốc. Bên cạnh đó, từ những ưu điểm và nhược điểm được rút ra từ quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật Trung Quốc về Tội làm giàu bất hợp pháp, nhóm tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị phù hợp, không xung đột về mặt lý luận (các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự) cũng như những quy định có liên quan làm nền tảng vững chắc cho việc nội luật hóa Tội làm giàu bất hợp pháp cho Việt Nam.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích các khái niệm, đặc điểm và thực trạng áp dụng của tội làm giàu bất hợp pháp theo công ước UNCAC, theo quy định pháp luật Trung Quốc qua các đề tài trước, các nguồn tham khảo đáng tin cậy như sách, bài viết pháp luật của các tác giả để từ đó đưa ra đánh giá cũng như quan điểm của nhóm tác giả sao cho phù hợp nhất với tính chất

<b>của vấn đề này trong pháp luật Việt Nam hiện hành. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được áp dụng để làm rõ những điểm giống và khác nhau của quy định theo pháp luật Trung Quốc so với quy định của công ước UNCAC, từ đó đưa ra nhận xét về điểm giống và khác nhau để đưa ra kết luận lý giải nguyên nhân cho sự khác biệt đó. Đồng thời, nhóm tác giả còn áp dụng phương pháp so sánh sánh đối chiếu giữa hệ thống pháp luật Trung Quốc và hệ thống pháp luật Việt Nam để có thể đưa ra kiến nghị phù hợp nhất để nội luật hóa tội danh

<b>này vào Bộ luật Hình sự Việt Nam. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>1.1 Khái niệm của Tội làm giàu bất hợp pháp trong quy định của UNCAC </b>

Một trong những vấn đề chính của Cơng ước có liên quan đến chủ đề của cơng trình nghiên cứu là cơng tác phịng chống và hình sự hóa tội phạm tham nhũng, trong đó là

<i><b>quy định “Làm giàu bất hợp pháp” tại Điều 20: “Trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp và các </b></i>

<i>nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật nước mình, mỗi Quốc gia thành viên sẽ áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác nhằm quy định là tội phạm, nếu được thực hiện một cách cố ý, hành vi làm giàu bất hợp pháp, nghĩa là việc tài sản của một công chức tăng đáng kể so với thu nhập hợp pháp của cơng chức mà </i>

<i><b>cơng chức này khơng giải thích được một cách hợp lý về lý do tăng đáng kể như vậy.” </b></i>

Việc phê chuẩn Công ước này đưa nước ta tham gia vào khn khổ pháp lý tồn cầu cho sự hợp tác về phòng chống tham nhũng, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố không bị ràng buộc bởi các quy định về hình sự hóa các hành vi làm giàu bất hợp pháp được quy định tại Điều 20 UNCAC<small>2</small>. Tuy vậy, vì mục tiêu của cơng trình nghiên cứu là góp phần xây dựng hành lang pháp lý cho pháp luật Việt Nam về Tội làm giàu bất hợp pháp trên cơ sở quy định của UNCAC, do đó nhóm tác giả nhận thấy cần xem xét trước hết khái niệm “Làm giàu bất hợp pháp” được quy định tại Điều 20 Công ước

<i>như sau: “Nếu được thực hiện một cách cố ý, hành vi làm giàu bất hợp pháp, nghĩa là </i>

<i>việc tài sản của một công chức tăng đáng kể so với thu nhập hợp pháp của công chức mà công chức này khơng giải thích được một cách hợp lý về lý do tăng đáng kể như vậy.” </i>

<small> </small>

<small>1 Điều 68 quy định về Hiệu lực Công ước Liên Hợp Quốc Chống tham nhũng. </small>

<small>Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Chống tham nhũng ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. </small>

<small>2 Tuyên bố kèm theo Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Công ước UNCAC định nghĩa hành vi làm giàu bất hợp pháp là hành vi của cơng chức<small>3</small> khơng giải thích được một cách hợp lý về nguồn gốc, quá trình hình thành khối lượng tài sản<small>4</small> tăng đáng kể so với thu nhập hợp pháp của mình, trong trường hợp việc làm giàu này được thực hiện một cách cố ý, thì được xem là bất hợp pháp. Điểm có thể thấy rõ ở định nghĩa về “Làm giàu bất hợp pháp” trong quy định của Công ước UNCAC là chủ thể - công chức những người có chức vụ hoặc thực hiện chức năng nhà nước hay bất kỳ người nào theo pháp luật của quốc gia thành viên là “công chức” hay thực hiện chức năng nhà nước… Điều này xuất phát từ một trong những mục tiêu của Công ước UNCAC<small>5</small> là nhằm thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng và chống tham nhũng một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn, do đó, đối tượng điều chỉnh hướng đến của Cơng ước là những người có chức vụ quyền hạn, người thực hiện chức năng nhà nước hoặc bất kỳ ai được quy định theo pháp luật của các quốc gia thành viên. Từ đó, định nghĩa về hành vi làm giàu bất hợp pháp tại Công ước UNCAC hướng đến mục tiêu nhằm thúc đẩy sự liêm chính, trách nhiệm và quản lý đúng đắn của những người thi hành công vụ đồng thời bảo vệ tài sản công của mỗi nhà nước, mỗi quốc gia. Đó là ý nghĩa đặc biệt mà Điều 20 Công ước UNCAC mang lại bên cạnh việc là cơ sở để các quốc gia thành viên xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh phù hợp với Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật nước mình.

Tuy nhiên, Cơng ước UNCAC khơng có hiệu lực áp dụng trực tiếp ở Việt Nam. Để thực thi Công ước UNCAC, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành nội luật hóa, chuyển các quy định của Công ước UNCAC thành pháp luật thực

<small> </small>

<small>3 (a) “Cơng chức” có nghĩa là: (i) bất kỳ người nào giữ chức vụ về lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp của một Quốc gia thành viên do được bầu hay bổ nhiệm, làm việc khơng thời hạn hoặc có thời hạn, được trả lương hay không được trả lương, bất kể cấp bậc của người đó; (ii) bất kỳ người nào thực hiện chức năng nhà nước, kể cả cho cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước, hoặc cung cấp một dịch vụ công, theo quy định trong pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liên quan của quốc gia thành viên đó; (iii) bất kỳ người nào được định nghĩa là “công chức” trong pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, đối với một số biện pháp cụ thể quy định trong Chương II của Công ước này, “cơng chức” có thể nghĩa là bất kỳ người nào thực hiện chức năng nhà nước hay cung cấp một dịch vụ công như được định nghĩa trong pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liên quan của quốc gia thành viên đó; (điểm a Điều 2 Công ước UNCAC). </small>

<small>4 “Tài sản” có nghĩa là mọi loại tài sản, vật chất hay phi vật chất, động sản hay bất động sản, hữu hình hay trừu tượng, và các văn bản pháp lý hay giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó; (điểm d Điều 2 Công ước UNCAC). </small>

<small>5 Điều 1 Công ước UNCAC. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

định Việt Nam<small>6</small>. Khi đó, khái niệm về hành vi làm giàu bất hợp pháp được quy định tại Điều 20 Công ước UNCAC nói trên là một nền tảng quan trọng để xây dựng các quy định pháp luật Việt Nam về tội danh “Làm giàu bất hợp pháp”.

<b>1.2 Đặc điểm về Tội làm giàu bất hợp pháp trong quy định của UNCAC </b>

Theo quy định tại Điều 20 Công ước Liên Hiệp Quốc Chống tham nhũng (UNCAC) thì Tội làm giàu bất hợp pháp phải được luật hóa dựa trên cơ sở phù hợp với quy định của hiến pháp và nguyên tắc hệ thống pháp luật của nước thành viên. Đặc điểm này cho thấy Liên Hiệp Quốc mong muốn khi các nước thành viên quy định Tội này thì Tội này bắt buộc hồn tồn phải có hiệu lực thực thi.

Dựa vào quy định tại Điều 20 của Cơng ước UNCAC, có thể phân tích được những đặc điểm cơ bản của Tội làm giàu bất hợp pháp mà Công ước này quy định như sau.

Thứ nhất, xét khách thể của tội phạm.

Tương tự như các tội phạm tham nhũng khác, khách thể của tội làm giàu bất chính là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức được pháp luật bảo vệ. Theo đó, cơng chức có nghĩa vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định trong hoạt động công vụ nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của cơ quan, tổ chức đó. Thơng thường, khách thể của tội làm giàu bất chính nói riêng và tội phạm tham nhũng nói chung được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực về tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ công chức, công vụ và quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Đối với tội phạm này, công chức đã có được tài sản mà bản thân họ khơng đưa ra được bằng chứng về nguồn gốc hợp pháp của những tài sản đó. Như vậy, người có hành vi phạm tội đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức để có được những tài sản, thu nhập khơng có nguồn gốc hợp pháp.<small>7</small>

Thứ hai, mặt khách quan của tội này là hành vi khiến cho tài sản<small>8</small> của người phạm tội tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp của người phạm tội mà chính người

<small> </small>

<small>6Tuyên bố của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Kèm theo Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) về Công ước </small>

<i><small>UNCAC: “Tuyên bố không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước trên; việc thực hiện các quy </small></i>

<i><small>định của Công ước trên sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi có lại.” </small></i>

<small>7 Thạch Hưng (2017), “Xử lý hành vi làm giàu bất chính theo Cơng ước LHQ và việc hồn thiện pháp luật về chống tham nhũng ở nước ta”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam. </small>

<small>8</small><i><small> Căn cứ theo Điều 2.d ““Tài sản”có nghĩa là mọi loại tài sản, vật chất hay phi vật chất, động sản hay </small></i>

<i><small>bất động sản, hữu hình hay trừu tượng, và các văn bản pháp lý hay giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó”. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

phạm tội khơng giải thích được một cách hợp lý về lý do tăng đáng kể đó. Hành vi này không được quy định cụ thể là hành vi hành động hay khơng hành động, tuy nhiên, có thể thấy vấn đề mà Điều 20 quan tâm là hậu quả do hành vi này kéo theo, do đó, khơng kể là hành vi hành động hay không hành động, miễn là gây hậu quả khiến cho tài sản của người phạm tội tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp của người phạm tội mà chính người phạm tội khơng giải thích được một cách hợp lý về lý do tăng đáng kể đó thì đều có thể trở thành mặt khách quan để cấu thành Tội danh làm giàu bất hợp pháp. Ngồi ra, cịn một điểm cần lưu ý ở đây là việc “người phạm tội khơng giải thích được một cách hợp lý về lý do tăng đáng kể” của tài sản. Công ước quy định điểm này là hợp lý bởi lẽ trên thực tế không tránh những trường hợp tài sản công chức tăng lên một cách đáng kể nhưng hoàn toàn khơng thể xem là tội phạm.

Có thể làm rõ hơn về mặt khách quan của tội phạm này qua các ý như sau:

Một là, tài sản tăng lên đáng kể là tài sản bất hợp pháp vì bản thân công chức là chủ sở hữu, người đang thực tế quản lý, chiếm hữu tài sản cũng không đưa ra được bằng chứng về căn cứ xác lập quyền sở hữu, không đưa ra được lý do tăng lên đáng kể của tài sản hoặc đưa ra những bằng chứng giả dối, khơng xác thực về điều đó.

Hai là, tính bất hợp pháp của tài sản tăng thêm còn thể hiện qua việc so sánh, đối chiếu giữa giá trị tăng thêm của tài sản với tất cả các nguồn thu hợp pháp của người có tài sản tăng thêm cho thấy tài sản tăng thêm không thể có được từ những nguồn thu hợp pháp của cơng chức.

Ba là, từ các dấu hiệu phân tích trên về mặt khách quan cho thấy, chủ thể của tội phạm đã có những hành vi trái pháp luật để có được tài sản, thu nhập hoặc tài sản tăng thêm một cách bất hợp pháp.<small>9</small>

Ngoài các yếu tố phân tích trên, trong mặt khách quan của hành vi làm giàu bất chính còn đặt ra một số vấn đề khác như việc xác định thời gian làm căn cứ đánh giá về tài sản tăng thêm của công chức (trong thời gian làm việc cho các cơ quan nhà nước hay kéo dài hơn); căn cứ so sánh, đối chiếu và xác định có tài sản tăng thêm (thu nhập hợp pháp hay lương, thưởng, phụ cấp hợp pháp và hiểu thể nào là thu nhập hợp pháp); hạn mức tăng lên của tài sản thì được coi là tăng đáng kể. Tuy nhiên, Điều 20 Công ước chưa đề cập cụ thể đến những vấn đề này mà để các quốc gia thành viên tiếp tục nghiên cứu, xem xét và đưa ra giải pháp cho phù hợp nhất với hiến pháp và các

<small> </small>

<small>9 Thạch Hưng (2017), “Xử lý hành vi làm giàu bất chính theo Cơng ước LHQ và việc hồn thiện pháp luật về chống tham nhũng ở nước ta”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật, cũng như với năng lực của bộ máy cơ quan thực thi pháp luật.

Hơn thế nữa, những khó khăn khác cũng được đặt ra khi quy định như trên như: tiêu chuẩn được xem là “sự giải thích hợp lý”; cơ quan nào là cơ quan tiếp nhận giải trình;... Điều đặc biệt của hành vi khách quan của Tội này là “hành vi khiến cho tài sản của người phạm tội tăng lên đáng kể mà người phạm tội khơng giải thích được một cách hợp lý về lý do tăng” là dấu hiệu hành vi duy nhất mà không cần thêm dấu hiệu xấu về nhân thân (đã bị phạt vi phạm hành chính, bị kết án,...). Đây là một điểm đáng chú ý nếu so với các tội phạm khác về chức vụ của BLHS Việt Nam được quy định tại Chương XXIII.<small>10</small>

Thứ ba, về mặt chủ quan.

Mặt chủ quan của tội phạm là các yếu tố phản ánh về nhận thức, mục đích, động cơ và thái độ của người phạm tội đối với hành vi, kết quả thực hiện hành vi và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Theo quy định tại Điều 20 Công ước, yêu cầu về mặt chủ quan của tội này là người phạm tội phải thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý (lỗi cố ý trực tiếp) và đương nhiên là có yếu tố vụ lợi (được lợi về tài sản). Lỗi cố ý trực tiếp được phản ánh qua việc người phạm tội biết được việc có tài sản tăng thêm không được xác lập trên các căn cứ theo quy định của pháp luật và biết hành vi làm giàu đó là bất chính, bị pháp luật cấm, nhưng họ vẫn thực hiện.<small>11</small>

Cuối cùng, về chủ thể.

Chủ thể của Tội này là công chức và người phạm tội phải thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Tuy nhiên cần lưu ý về khái niệm “công chức” mà Công ước này đề cập, như đã phân tích ở phần khái niệm, “cơng chức” có thể nghĩa là bất kỳ người nào thực hiện chức năng nhà nước hay cung cấp một dịch vụ công như được định nghĩa trong pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liên quan của quốc gia thành viên đó; (điểm a Điều 2 Cơng ước UNCAC). Mỗi quốc gia có thể có khái niệm về “cơng chức” khác nhau nên khi luật hóa tội danh này cần lưu ý khái niệm “công chức” của công ước để xác định đúng chủ thể của Tội phạm mà công ước muốn đề cập.

<small> </small>

<small>10 Đa số các Tội phạm chức vụ của Việt Nam nếu hành vi khách quan khi hậu quả khơng đủ lớn thì cần thêm đặc điểm xấu về nhân thân như bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, bị kết án về tội khác,... mới đủ để cấu thành tội danh. </small>

<small>11 Thạch Hưng (2017), “Xử lý hành vi làm giàu bất chính theo Cơng ước LHQ và việc hồn thiện pháp luật về chống tham nhũng ở nước ta”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>Kết luận chương 1 </b>

Tóm lại, thơng qua định nghĩa về quy định “Làm giàu bất hợp pháp” tại Điều 20 Công ước UNCAC và một số quy định của các quốc gia khác nhau trên thế giới, có thể thấy những nét chung cốt lõi và cả sự khác biệt trong những định nghĩa về tội danh này. Song, khó có thể tìm thấy một khái niệm chung nhất, bởi mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật với những nguyên tắc cơ bản riêng biệt để áp dụng các biện pháp lập pháp cần thiết để nhằm quy định hành vi này là tội phạm, điều mà Công ước UNCAC cũng thừa nhận ngay tại đoạn đầu của Điều 20. Có thể nói, định nghĩa về tội danh này là một phần nền tảng quan trọng mở đầu cho cơng trình xây dựng khung pháp lý cụ thể và toàn diện về quy định “Làm giàu bất hợp pháp”. Do đó, trên đây là phân tich của nhóm về những đặc điểm, ý nghĩa được rút ra từ những định nghĩa cốt lõi nhất của tội

<b>“Làm giàu bất hợp pháp”. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>2.1. Lý luận chung về Tội làm giàu bất hợp pháp trong quy định của pháp luật Trung Quốc </b>

<i><b>2.1.1. Khái niệm Tội làm giàu bất hợp pháp theo pháp luật Trung Quốc </b></i>

Về khái quát, luật này dựa trên thủ tục tố tụng dân sự, và có thể được sử dụng để nhắm đến chủ thể không chỉ các công chức có liên quan đến tham nhũng về số tiền thu được, mà bất kỳ người nào sở hữu sự giàu có khơng thể giải thích được<small>12</small>. Tuy nhiên, vì mục tiêu của cơng trình này là nghiên cứu hành vi làm giàu bất hợp pháp dưới góc độ của pháp luật hình sự, do đó nhóm tác giả chỉ tập trung vào quy định pháp luật của các quốc gia xem xét “Làm giàu bất hợp pháp” dưới dạng một tội danh.

Một trong những hệ thống pháp luật có nhiều nét tương đồng với hệ thống pháp luật Việt Nam là pháp luật Trung Quốc<small>13</small> quy định về tội danh này tại Điều 395 BLHS như sau:

<i>“Trường hợp tài sản hoặc chi tiêu của bất kỳ công chức nhà nước nào rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp của anh ta và sự chênh lệch là rất lớn, anh ta sẽ bị buộc phải giải trình các nguồn. Nếu khơng thực hiện thì phần chênh lệch đó bị coi là thu nhập bất hợp pháp, thì bị phạt tù có thời hạn đến 05 năm hoặc bị giam giữ hình sự; hoặc nếu chênh lệch rất lớn, thì bị phạt tù có thời hạn từ 05 năm đến 10 năm. Phần tài sản chênh lệch sẽ được thu hồi. </i>

<i>Bất kỳ công chức Nhà nước nào, theo quy định của Nhà nước, phải khai báo với Nhà nước số tiền tiết kiệm ngân hàng của mình bên ngồi lãnh thổ Trung Quốc. Người nào có số tiền tiết kiệm tương đối lớn mà khơng khai báo với Nhà nước, thì bị phạt tù </i>

<small> </small>

<small>12</small><i><small>Andrew Dornbierer (2021), Illicit enrichment: A guide to Laws Targeting Unexplained Wealth, </small></i>

<small>Basel Institute on Governance, tr. 23. </small>

<small>13Bộ luật Hình sự Trung Quốc năm 1997, bổ sung sửa đổi năm 1999, 2011.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>có thời hạn đến 02 năm hoặc giam giữ hình sự; nếu tình tiết tương đối nhẹ thì do đơn vị cơng tác hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính.” </i>

Có thể thấy, Luật hình sự Trung Quốc không quy định cụ thể thế nào là tội làm giàu bất hợp pháp nhưng thông qua Điều 395, ta có thể hiểu tội làm giàu bất hợp pháp theo pháp luật Trung Quốc là trường hợp công chức có tài sản hoặc chi tiêu vượt quá mức thu nhập hợp pháp của mình một cách rõ ràng mà cơng chức khơng thể giải thích về nguồn gốc của số tài sản vượt quá mức thu nhập đó, lúc này tài sản vượt quá mức thu nhập sẽ được xem là tài sản bất hợp pháp. Ngoài ra pháp luật Trung Quốc cũng có quy định về trường hợp tài khoản ngân hàng của cơng chức ở nước ngồi mà không thực hiện thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cũng được định nghĩa là tội làm giàu bất hợp pháp và sẽ bị xử phạt theo mức hình phạt luật định.

Điều 2 Luật Cơng chức năm 2018 của Trung Quốc<small>14</small> có quy định:

<i>“Thuật ngữ “công chức” sử dụng trong Luật này là người lao động thi hành công vụ theo quy định của pháp luật, làm công việc thuộc bộ máy tổ chức của Chính phủ và được hưởng lương, chế độ do Nhà nước trả. </i>

<i>Đội ngũ công chức là bộ phận quan trọng của người lao động Nhà nước, là xương sống của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ là công bộc của nhân dân.” </i>

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng<small>15</small> (UNCAC), công chức được quy định tại Điều 2 như sau:

<i>“Cơng chức có nghĩa là: (i) bất kỳ người nào giữ chức vụ về lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp của một Quốc gia thành viên do được bầu hay bổ nhiệm, làm việc không thời hạn hoặc có thời hạn, được trả lương hay khơng được trả lương, bất kể cấp bậc của người đó; (ii) bất kỳ người nào thực hiện chức năng nhà nước, kể cả cho cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước, hoặc cung cấp một dịch vụ công, theo quy định trong pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liên quan của quốc gia thành viên đó; (iii) bất kỳ người nào được định nghĩa là “công chức” trong pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, đối với một số biện pháp cụ thể quy định trong Chương II của Công ước này, “cơng chức” có thể nghĩa là bất kỳ người nào thực hiện chức năng nhà nước hay cung cấp một dịch vụ công như được định nghĩa trong pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liên quan của quốc gia thành viên đó” </i>

<small> </small>

<small>14 Law of the People’s Republic of China on Civil Servants. 15Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

So sánh khái niệm về “công chức” theo từng mục của UNCAC với pháp luật Trung Quốc như sau:

(i) UNCAC quy định rõ ràng hơn khi quy định công chức là chủ thể thuộc cả ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong khi Trung Quốc chỉ nêu rõ công chức là người làm công việc thuộc bộ máy tổ chức của Chính phủ, tức làm công việc của cơ quan hành pháp;

(ii) Định nghĩa của pháp luật Trung Quốc tương đối chung chung so với UNCAC khi chỉ quy định công chức là người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật mà không diễn giải việc thi hành cơng vụ đó bao gồm những hoạt động nào, cụ thể là thực hiện chức năng nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công theo UNCAC;

(iii) Quy định thứ ba của UNCAC có ý nghĩa bao hàm ln cả định nghĩa về công chức của pháp luật các quốc gia, trong đó có Trung Quốc.

Quy định của UNCAC về “công chức” tuy mang hàm ý tương tự như pháp luật Trung Quốc nhưng có thể thấy định nghĩa “cơng chức” của UNCAC được đề cập với phạm vi rộng và bao quát hơn. Việc quy định chặt chẽ như vậy của UNCAC sẽ giúp Trung Quốc đặt ra cách giải thích cụ thể hơn về cụm từ “cơng chức”, từ đó xác định chủ thể cần phải áp dụng và tuân theo các quy định pháp luật về tội làm giàu bất hợp pháp một cách dễ dàng và toàn diện.

Bên cạnh đó, cơng chức Trung Quốc phải chấp hành kỷ luật và pháp luật, họ không được thực hiện những hành vi đã được quy định tại Điều 59 Luật Công chức năm 2018 của Trung Quốc, trong đó khoản 8 có nêu rõ cơng chức khơng được tham ơ, hối lộ, hoặc mưu lợi cho mình hoặc cho người khác bằng cách lợi dụng chức vụ của mình. Trường hợp công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật này hoặc bị cơ quan giám sát xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Các hình thức kỷ luật đối với công chức theo pháp luật Trung Quốc bao gồm: cảnh cáo, khiển trách, hạ ngạch nghiêm trọng, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc<small>16</small>.

Khi đang bị áp dụng hình phạt kỷ luật, cơng chức sẽ khơng được thăng cấp lên một vị trí cao hơn và cũng không được nâng bậc lương, nếu công chức tỏ ra ăn năn hối cải, khơng có hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nào khác khi đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật ngồi hình thức buộc thơi việc thì hình thức xử phạt đương nhiên được dỡ bỏ khi hết thời hạn xử phạt. Sau khi được xóa bỏ hình thức kỷ luật, cơng chức khơng bị ảnh hưởng bởi hình thức kỷ luật này về việc nâng bậc lương, ngạch, chức vụ, cấp

<small> </small>

<small>16 Điều 62 Luật Công chức Trung Quốc năm 2018. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

bậc cao hơn. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ hình thức kỷ luật giáng chức xuống chức vụ, cấp bậc thấp hơn hoặc cách chức thì sẽ khơng được phục hồi lại chức vụ hoặc cấp bậc trước đó<small>17</small>.

Như vậy, việc công chức không được thực hiện những hành vi làm giàu bất hợp pháp không chỉ có trong Luật Hình sự mà cịn được thể hiện qua Luật Công chức năm 2018 của Trung Quốc khi quy định công chức không được lợi dụng chức vụ để mưu lợi cho mình, ở đây có thể hiểu là một loại hành vi của làm giàu bất hợp pháp.

So sánh định nghĩa tại Công ước UNCAC tại Điều 20 cũng cung cấp một số hướng dẫn về vấn đề này, tuy nhiên quy định này không thể được coi là một định nghĩa chung về làm giàu bất hợp pháp, vì nhiều quốc gia có luật về vấn đề này đã có những cách tiếp cận khác biệt rõ rệt đối với UNCAC khi định nghĩa khái niệm trong phạm vi quyền hạn của mình. Chẳng hạn, trong khi UNCAC phân loại hành vi làm giàu bất chính là sự gia tăng tài sản “cố ý” và “đáng kể” của một “công chức” mà không thể được giải thích liên quan đến thu nhập hợp pháp của mình, nhiều khu vực pháp lý có phạm vi rộng hơn nhiều giải thích khái niệm và khơng nhất thiết phải xác định rằng việc làm giàu cần phải được “cố ý” hoặc “đáng kể”, hoặc hành vi đó chỉ có thể được thực hiện bởi các quan chức nhà nước. Trước sự khác biệt đáng kể trong từ ngữ lập pháp trên khắp thế giới, một định nghĩa phổ quát làm giàu bất chính (hoặc “làm giàu bất chính” hoặc “mua của cải khơng rõ ngun nhân”, v.v.) nên rộng hơn nhiều để phù hợp với những cách tiếp cận rộng hơn này<small>18</small>.

Tóm lại, thơng qua định nghĩa về quy định “Làm giàu bất hợp pháp” tại Điều 20 Công ước UNCAC và quy định của Trung Quốc, có thể thấy những nét chung cốt lõi và cả sự khác biệt trong những định nghĩa về tội danh này. Song, khó có thể tìm thấy một khái niệm chung nhất, bởi mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật với những nguyên tắc cơ bản riêng biệt để áp dụng các biện pháp lập pháp cần thiết để nhằm quy định hành vi này là tội phạm, điều mà Công ước UNCAC cũng thừa nhận ngay tại đoạn đầu của Điều 20. Có thể nói, định nghĩa về tội danh này là một phần nền tảng quan trọng mở đầu cho cơng trình xây dựng khung pháp lý cụ thể và toàn diện về quy định “Làm giàu bất hợp pháp”. Do đó, những đặc điểm, ý nghĩa được rút ra từ những định nghĩa cốt lõi nhất của tội danh này sẽ được phân tích sâu hơn ở những phần tiếp theo.

<small> </small>

<small>17 Điều 65 Luật Công chức Trung Quốc năm 2018. 18 Tlđd [12] </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i><b>2.1.2. Đặc điểm Tội làm giàu bất hợp pháp theo pháp luật Trung Quốc </b></i>

<i>2.1.2.1. Cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự Trung Quốc </i>

Cấu thành tội phạm là mơ hình pháp lý của một loại tội phạm cụ thể, là những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho từng loại tội phạm cụ thể được quy định trong pháp luật hình sự<small>19</small>. Dù khái niệm tội phạm trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau thì chúng đều có một cấu trúc được hợp thành bởi những yếu tố nhất định. Những yếu tố này có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm, nghĩa là một hành vi không thể bị coi là tội phạm nếu không thỏa cấu thành tội phạm của tội danh đó. Song, cấu trúc của một cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự của các quốc gia khơng phải lúc nào cũng hồn tồn giống nhau, mà cịn tùy thuộc vào chính sách hình sự của nhà nước đó. Các yếu tố này trong một cấu thành tội phạm thường chính là những đặc điểm được rút ra từ việc các nhà làm luật nhìn nhận như thế nào là tội phạm, tội phạm là gì…có thể được biểu hiện qua khái niệm tội phạm trong quy định pháp luật hình sự.

<i>Ví dụ theo pháp luật Việt Nam, định nghĩa về tội phạm như sau: “Tội phạm là hành </i>

<i>vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”</i><small>20</small>. Theo đó, tội phạm được hợp thành bởi bốn yếu tố cơ bản. Thứ nhất, mặt khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại, xét theo định nghĩa là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh trật tự, an tồn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hay những lĩnh vực khác của trật tự xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của luật hình sự Việt Nam. Thứ hai, mặt khách quan: những biểu hiện bên ngoài của tội phạm bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định cụ thể trong BLHS. Thứ ba, mặt chủ thể: thể hiện năng lực trách nhiệm sự. Thứ tư, mặt chủ quan: hành vi được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vơ ý. Đó là những dấu hiệu bắt buộc ln có mặt trong cấu thành tội phạm ở các loại tội phạm dù khác nhau theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Điều này khơng chỉ thể hiện trong quy định khái niệm tội phạm

<small> </small>

<small>19</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần </small></i>

<i><small>chung, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.93. </small></i>

<small>20 Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam mà còn trong các quy định khác tại Phần Chung BLHS và cả Phần Các tội phạm tại luật này.

Có thể thấy, Nhà nước quy định tội phạm trong Luật Hình sự bằng cách mô tả những dấu hiệu cấu thành tội phạm và quy định chúng trong Luật Hình sự. Điều này

<i>cũng xuất phát từ nguyên tắc pháp chế: “Nullum crimen, nulla poena sine lege” (nghĩa </i>

là khơng có tội, khơng có hình phạt nếu khơng có luật) địi hỏi các dấu hiệu của cấu thành tội phạm phải do luật định<small>21</small>. Nguyên tắc này cũng được đề ra trong chính Luật Hình sự năm 1997 (sửa đổi, bổ sung các năm 1999, 2011) của Trung Quốc như sau:

<i>“Đối với những hành vi mà pháp luật quy định rõ ràng là hành vi phạm tội thì người phạm tội sẽ bị kết án và bị trừng phạt theo quy định của pháp luật; nếu không, họ sẽ không bị kết án hoặc trừng phạt”</i><small>22</small>. Như vậy, để xác định đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cần phải căn cứ vào quy định trong pháp luật hình sự của quốc gia đó. Và vì mục đích nghiên cứu của cơng trình, nhóm tác giả sẽ tìm hiểu các dấu hiệu cấu thành tội phạm của pháp luật Hình sự Trung Quốc, từ đó phân tích các đặc điểm của những yếu tố này.

Tại Điều 13 BLHS Trung Quốc năm 1997, sửa đổi bổ sung các năm 1999, 2011 quy

<i>định tội phạm như sau:“Tội phạm là hành vi gây nguy hại đến chủ quyền, toàn vẹn </i>

<i>lãnh thổ và an ninh Nhà nước, chia rẽ Nhà nước, lật đổ quyền lực Nhà nước dân chủ nhân dân độc tài và lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa, phá hoại trật tự xã hội và kinh tế, xâm phạm tài sản của Nhà nước, tài sản của tập thể nhân dân lao động, hoặc tài sản thuộc sở hữu riêng của công dân, xâm phạm quyền cơng dân của người đó, của họ dân chủ hoặc các quyền khác, và bất kỳ hành động nào khác gây nguy hiểm cho xã hội và phải tuân theo trừng phạt theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu các trường hợp rõ ràng là nhỏ và gây thiệt hại khơng nghiêm trọng thì hành vi đó không bị coi là tội phạm.” </i>

Định nghĩa tội phạm trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới được thể hiện bởi quan điểm khác nhau, nhưng dù vậy các quốc gia đều thống nhất tội phạm là một hiện tượng tiêu cực, đi ngược lại những đòi hỏi của xã hội<small>23</small>. Do đó, trong chính sách hình sự của mỗi quốc gia đều có những định hình về khách thể - những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự của nhà nước bảo vệ trước những hành vi gây nguy hiểm đến xã hội này. Theo pháp luật hình sự Trung Quốc đó là những vấn đề liên quan đến

<small> </small>

<small>21</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần </small></i>

<i><small>chung, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.95. </small></i>

<small>22 Điều 3 Bộ luật Hình sự Trung Quốc năm 1997, bổ sung sửa đổi năm 1999, 2011. </small>

<small>23</small><i><small> Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần </small></i>

<i><small>chung, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.59. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>“…chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh Nhà nước, chia rẽ Nhà nước, lật đổ quyền </i>

<i>lực Nhà nước dân chủ nhân dân độc tài và lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa, phá hoại trật tự xã hội và kinh tế, xâm phạm tài sản của Nhà nước, tài sản của tập thể nhân dân lao động, hoặc tài sản thuộc sở hữu riêng của công dân, xâm phạm quyền công dân của người đó, của họ dân chủ hoặc các quyền khác, và bất kỳ hành động nào khác gây nguy hiểm cho xã hội”. Ngoài ra yếu tố khách thể hay chính là mục đích hướng sử </i>

dụng các hình phạt hình sự để đấu tranh với hành vi phạm tội để bảo vệ các quan hệ xã hội, còn được quy định cụ thể hơn tại Điều 2 Bộ luật này<small>24</small>. Theo pháp luật Hình sự Trung Quốc, tội phạm được định nghĩa là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, điều này thể hiện mặt khách quan tương tự với pháp luật Việt Nam. Như vậy, định nghĩa về tội phạm theo BLHS Trung Quốc thể hiện hai dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự nước này cũng bao gồm mặt khách thể và mặt khách quan tương tự như pháp luật Việt Nam. Song, xem xét các quy định khác tại Phần chung trong BLHS Trung Quốc, nhóm tác giả nhận thấy trong pháp luật hình sự nước này, cấu thành tội phạm cũng bao gồm mặt chủ quan và mặt chủ thể. Cụ thể, mặt chủ quan thể hiện yếu tố lỗi của hành vi phạm tội được quy định tại Điều 14, Điều 15 Bộ luật này<small>25</small>. Mặt chủ thể thể hiện năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 17, Điều 18 B luật này<small>26</small>.

<small> </small>

<small>24 Điều 2 Bộ luật Hình sự Trung Quốc: “Mục đích của Luật Hình sự Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa là sử dụng hình sự hình phạt để đấu tranh với mọi hành vi phạm tội nhằm bảo vệ an ninh của Nhà nước, để bảo vệ quyền lực Nhà nước của chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân và hệ thống xã hội chủ nghĩa, để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản của tập thể nhân dân lao động và tài sản thuộc sở hữu tư nhân của công dân, để bảo vệ quyền cơng dân của người đó và của họ dân chủ và các quyền khác, để duy trì trật tự xã hội và kinh tế, và để đảm bảo công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tiến triển thuận lợi.” </small>

<small>25</small><i><small>Điều 14 Bộ luật Hình sự Trung Quốc: “Tội cố ý là hành vi do người biết rõ rằng hành động của anh </small></i>

<i><small>ta sẽ kéo theo những hậu quả có hại cho xã hội nhưng ai mong muốn hoặc cho phép như vậy hậu quả xảy ra thì cấu thành tội phạm. Trách nhiệm hình sự phải chịu đối với tội cố ý.” </small></i>

<i><small>Điều 15 Bộ luật Hình sự Trung Quốc: “Tội do cẩu thả là hành vi do một người thực hiện mà lẽ ra </small></i>

<i><small>phải có thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội mà không thực hiện làm như vậy do sơ suất của anh ta hoặc, đã thấy trước hậu quả, sẵn sàng tin rằng họ có thể tránh được, để hậu quả xảy ra. Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vơ ý khi pháp luật có quy định.” </small></i>

<small>26</small><i><small>Điều 17 Bộ luật Hình sự Trung Quốc: “Người đủ 16 tuổi phạm tội thì phải chịu hình sự trách nhiệm. </small></i>

<i><small>Nếu người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội cố ý giết người, cố ý làm tổn thương người khác dẫn đến thương tật nghiêm trọng hoặc tử vong người, hoặc phạm tội hiếp dâm, cướp của, buôn bán ma túy, đốt phá, gây nổ hoặc đầu độc, thì anh ta phải chịu trách nhiệm hình sự. Người đủ 14 tuổi mà chưa đủ 18 tuổi phạm tội thì bị cho một hình phạt nhẹ hơn hoặc giảm nhẹ. Nếu một người không bị </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Như vậy, cấu thành tội phạm chung gồm những dấu hiệu bắt buộc để xác định một hành vi có phạm tội hay khơng theo pháp luật Hình sự Trung Quốc có những nét tương đồng với pháp luật Hình sự Việt Nam. Theo đó, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nhóm tác giả thống nhất sẽ phân tích quy định về Tội làm giàu bất hợp pháp theo 04 yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên để có sự tương đồng với pháp luật Việt Nam và đồng thời cũng phù hợp với cấu trúc tội phạm của pháp luật Trung Quốc.

<i>2.1.2.2. Quy định về tội danh “Làm giàu bất hợp pháp” </i>

BLHS Trung Quốc năm 1997 (sửa đổi, bổ sung các năm 1999, 2011) đã có quy định về tội làm giàu bất hợp pháp tại Điều 395, cụ thể như sau:

<i>“Trường hợp tài sản hoặc chi tiêu của bất kỳ công chức nhà nước nào rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp của anh ta và sự chênh lệch là rất lớn, anh ta sẽ bị buộc phải giải trình các nguồn. Nếu khơng thực hiện thì phần chênh lệch đó bị coi là thu nhập bất hợp pháp, thì bị phạt tù có thời hạn đến 05 năm hoặc bị giam giữ hình sự; hoặc nếu chênh lệch rất lớn, thì bị phạt tù có thời hạn từ 05 năm đến 10 năm. Phần tài sản chênh lệch sẽ được thu hồi. </i>

<i>Bất kỳ công chức Nhà nước nào, theo quy định của Nhà nước, phải khai báo với Nhà nước số tiền tiết kiệm ngân hàng của mình bên ngồi lãnh thổ Trung Quốc. Người nào có số tiền tiết kiệm tương đối lớn mà không khai báo với Nhà nước, thì bị phạt tù có thời hạn đến 02 năm hoặc giam giữ hình sự; nếu tình tiết tương đối nhẹ thì do đơn vị cơng tác hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính.” </i>

<i><small>Điều 18 Bộ luật Hình sự Trung Quốc: “Trường hợp người tâm thần gây hậu quả có hại khi khơng có </small></i>

<i><small>khả năng tự nhận ra hoặc kiểm sốt hành vi của chính mình, sau khi xác minh và xác nhận thơng qua pháp lý tố tụng thì anh ta khơng phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng những người thân trong gia đình hoặc người giám hộ của anh ta sẽ được lệnh theo dõi và kiểm soát chặt chẽ anh ta và sắp xếp việc điều trị y tế cho anh ta. Khi cần thiết, chính phủ có thể buộc anh ta phải điều trị y tế. Người nào mắc bệnh tâm thần có tính chất ngắt qng thì chịu trách nhiệm hình sự trách nhiệm nếu anh ta phạm tội khi anh ta ở trạng thái tinh thần bình thường. Nếu một bệnh nhân tâm thần chưa mất hoàn toàn khả năng nhận biết hoặc kiểm soát hành vi của mình phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự; tuy nhiên, anh ta có thể cho một hình phạt nhẹ hơn hoặc giảm nhẹ.” </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Công ước Liên Hợp Quốc phòng chống tham nhũng (UNCAC) đã được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 31 tháng 10 năm 2003 (Nghị quyết 58/4). Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2009, đã có 140 chữ ký phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận của 136 quốc gia, trong đó có Trung Quốc<small>27</small>. Do đó, Trung Quốc cũng là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Phịng chống tham nhũng (UNCAC), do đó quy định về tội danh Làm giàu bất hợp pháp trong Luật Hình sự của nước này cũng được lấy cơ sở từ quy định của UNCAC. Tại Lời nói đầu của Công ước này nêu rõ, các quốc gia

<i>thành viên Công ước này vì “Lo ngại về tính nghiêm trọng của các vấn đề cũng như </i>

<i>những mối đe dọa do tham nhũng gây ra đối với sự ổn định và an ninh xã hội, xói mịn các thể chế và giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý và gây tổn hại đến sự phát triển bền vững và chế độ” đồng thời là vì “tham nhũng liên quan đến số lượng lớn tài sản mà những tài sản này đóng một phần quan trọng trong nguồn lực của các quốc gia, và rằng các vụ tham nhũng này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị và phát triển bền vững của các nước …” Có thể thấy, trong quy định về tội danh </i>

Làm giàu bất hợp pháp của Trung Quốc cũng mang mục đích phịng chống tham nhũng của Công ước này, và những giá trị hay quan hệ xã hội mà chính sách hình sự của Trung Quốc muốn bảo vệ cũng tương đồng với mục đích của Công ước UNCAC.

Song, căn cứ thêm các quy định về định nghĩa Tội phạm mục đích của Bộ luật Hình sự Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa<small>28</small> có thể khái quát: Tội làm giàu bất hợp pháp xâm phạm đến an ninh, quyền lực, chế độ quản lý của Nhà nước, đe dọa phá hoại sự ổn định của trật tự xã hội và kinh tế. Bên cạnh đó, cịn là những giá trị dân chủ, đạo đức, công lý và đặc biệt là sự phát triển bền vững của chế độ được nhấn mạnh ở pháp luật hình sự Trung Quốc tại các Điều này.

Khi cán bộ, công chức nhà nước phạm tội chiếm đoạt số lượng lớn tài sản không rõ nguồn gốc, họ thường bị vướng vào các tội danh như tham ô, hối lộ… Đối tượng mà họ xâm phạm là những đối tượng phức tạp, không chỉ xâm phạm hoạt động bình thường, hệ thống quản lý bình thường của cơ quan nhà nước mà cịn xâm phạm đến hình ảnh, uy tín của cơ quan nhà nước, vi phạm quan hệ tài sản xã hội chủ nghĩa.

<b>Tóm lại, khách thể của tội danh này là quyền sở hữu tài sản công, tư và hệ thống </b>

xây dựng chính quyền trong sạch của đất nước.

<i><b>Mặt khách quan của tội phạm </b></i>

<small> </small>

<small>27 Signature and Ratification Status, United Nations. </small>

<small> (truy cập ngày 20/5/2023). 28 Điều 2, Điều 13 BLHS Trung Quốc </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Điều 395 của Luật Hình sự Trung Quốc cho phép phạt tù tới 10 năm khi có “sự khác biệt lớn” (差 差差额 ) (cha’e juda) giữa một tài sản hoặc chi tiêu của quan chức chính phủ và thu nhập hợp pháp của anh ta và quan chức đó khơng thể giải thích rằng tài sản đó đến từ nguồn hợp pháp. Qua q trình nghiên cứu nhóm tác giả nhận thấy, có 3 nội dung chính cần phải được làm rõ trong mơ tả hành vi của tội danh này.<small>29</small> Đó là vấn đề về (i) Thu nhập hợp pháp, (ii) Sự khác biệt đáng kể trong tài sản, chi tiêu và (iii) Nghĩa vụ giải thích của bị cáo. Việc phân tích cụ thể những nội dung này cũng chính là đào sâu hơn về những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong mặt khách quan nói riêng và trong cấu thành tội phạm của tội danh này nói chung.

Thứ nhất, phải xác định được thế nào là “thu nhập hợp pháp” (合合合合) (hefa shouru).

Hiện nay pháp luật Trung Quốc chưa có quy định định nghĩa thế nào là thu nhập hợp pháp. Như vậy, “thu nhập” là thu nhập chính thức từ tiền lương hay bất kỳ kênh nào hợp pháp thì được xem là thu nhập? Phạm vi mà “thu nhập hợp pháp” được giải thích là vấn đề quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến việc xác định tội phạm. Nếu thu nhập hợp pháp chỉ được hiểu là tiền lương, thì bị cáo chỉ cần phải giải thích bất kỳ tài sản và chi tiêu nào nằm ngoài phạm vi này. Tuy nhiên, nếu thu nhập hợp pháp được mở rộng phạm vi thì việc xác định đối tượng và chứng minh sẽ trở nên khó khăn hơn<small>30</small>. Do đó, “hợp pháp” hay khơng cũng là một vấn đề có nhiều đáp án bởi cơ sở để xác định việc hợp pháp hay bất hợp pháp là thu nhập còn mơ hồ. Song, “bất hợp pháp” có thể hiểu là những hoạt động mà pháp luật cấm hoặc những hoạt động không được pháp luật thừa nhận. Trong trường hợp việc thu nhập có từ việc như buôn bán ma túy hay đánh bạc trái phép, sẽ phát sinh vấn đề rằng có phải cơ quan lập pháp đang nhắm đến các tội phạm này thông qua quy định làm giàu bất hợp pháp? Và liệu điều này có gây ra sự mâu thuẫn nào hay không, khi pháp luật hình sự đã có những tội danh này? Trong trường hợp hoạt động bất hợp pháp được hiểu theo nghĩa là những hoạt động không được pháp luật thừa nhận thì có thể gây ra nhiều tranh cãi. Bởi trên thực tế, dù pháp luật không thừa nhận nhưng hoạt động này vẫn diễn ra, khi hình sự hóa những nguồn thu nhập từ những hoạt động này, có thể có nhiều hậu quả khó lường xảy ra. Những vấn đề này, sẽ được nghiên cứu sâu hơn vào những phần tiếp theo để tìm ra phương hướng mà Trung Quốc đã thực hiện khi đối mặt với những vấn đề này. Tuy nhiên, dựa

<small> </small>

<small>29</small><i><small> Margaret K.Lewis (2012), Presuming Innocence, or Corruption in China, Columbia Journal of </small></i>

<small>Transnational Law, Vol.50, No.2.30 Tlđd </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

vào nội dung trong quy định này của pháp luật hình sự Trung Quốc có thể kết luận Điều 395 về cơ bản là hướng đến những quan chức lợi dụng chức vụ để làm giàu.

Thứ hai, vấn đề về tài sản và chi tiêu bao nhiêu thì được xem là “sự khác biệt lớn” (差 差差额 ) (cha'e juda) và thậm chí là một “sự khác biệt cực kỳ lớn” (差 差 差差额 <small>别</small> ) (cha’e tebie juda).

Về nghĩa của từ “khổng lồ” và “cực kỳ rất lớn”, theo các quy tắc được ban hành bởi Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 1999, các công tố viên nên tính phí khi chênh lệch trên 300 nghìn Nhân dân tệ (xấp xỉ $36.000 dựa trên tỷ giá hối đoái tháng 1 năm 1999 và 45.000 USD ngày nay). Lượng chênh lệch cần thiết là rất quan trọng bởi vì, nếu các cơ quan thực hiện giải thích “khổng lồ” là số tiền đáng kể, nó sẽ làm giảm khả năng một người sẽ bị tống vào tù vì khơng có khả năng giải thích một khoản tiền khiêm tốn<small>31</small>.

So với quy định tại Điều 20 Công ước Liên Hợp Quốc về Phòng chống tham nhũng, quy định này của BLHS Trung Quốc có sự khác biệt. Điều 20 của UNCAC tập trung

<i>vào “…sự gia tăng đáng kể trong tài sản của cơng chức mà người đó khơng giải trình </i>

<i>được một cách hợp lý trong liên quan đến thu nhập hợp pháp của họ…”. Theo đó, </i>

UNCAC xem xét sự thay đổi khơng giải thích được trong tình hình tài chính của quan chức, thay vì chỉ là sự khác biệt mà khơng có giới hạn thời gian. Tuy nhiên, về cơ bản, cả hai đều hướng đến cùng một mối quan tâm: một quan chức chính phủ đã có được tài sản thông qua các kênh tham nhũng<small>32</small>.

Và cuối cùng, về nghĩa vụ “giải thích” (说明) (shuoming) của bị cáo.

Về hành vi trong mặt khách quan của tội chiếm đoạt số lượng lớn tài sản không rõ nguồn gốc, giới học thuật chủ yếu có các quan điểm sau<small>33</small>:

<i><b>Thứ nhất là thuyết chiếm hữu. Thuyết này cho rằng tội có số lượng lớn tài sản </b></i>

không rõ nguồn gốc là tội chiếm hữu, mặt khách quan của nó là chủ thể nắm giữ hoặc sở hữu một số lượng lớn tài sản vượt quá mức thu nhập hợp pháp và không rõ nguồn

<i>gốc. Nói cách khác, từ quy định của pháp luật hình sự về “số tiền chênh lệch được coi </i>

<i>là thu lợi bất chính”, thì tội phạm này khơng chỉ là hành vi khơng giải trình hoặc che </i>

<small> </small>

<small>31</small><i><small> Margaret K.Lewis (2012), Presuming Innocence, or Corruption in China, Columbia Journal of </small></i>

<small>Transnational Law, Vol.50, No.2. 32 Tlđd </small>

<small>33</small><i><small> Long Yuanling (2010), Phân tích và suy ngẫm về một số vấn đề trong tội tài sản khổng lồ không rõ </small></i>

<i><small>nguồn gốc, Cục phát hành: China Court Network, đơn vị phát hành: Dou Zhendong. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

giấu nguồn gốc tài sản mà quan trọng hơn, đó là tội chiếm đoạt số lượng lớn tài sản không rõ nguồn gốc<small>34</small> .

<i><b>Thứ hai là thuyết không hành động. Thuyết này cho rằng tội không xác định được </b></i>

nguồn gốc tài sản khổng lồ chủ yếu thể hiện ở mặt khách quan là chủ thể khơng giải trình được nguồn gốc hợp pháp của khối lượng tài sản khổng lồ rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp và đặc điểm bản chất của nó là chủ thể khơng giải thích được hành vi này<small>35</small>.

<i><b>Thứ ba là thuyết sở hữu và không hành động. Người ta cho rằng việc thực hiện tội </b></i>

phạm bao gồm chiếm hữu và bỏ sót, là hành vi phức hợp. Có nghĩa là, nó bao gồm hai khía cạnh: tài sản và chi tiêu của chủ thể rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp của mình, và số tiền là rất lớn; chủ thể không thể giải thích nguồn gốc hợp pháp của số tài sản khổng lồ rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp của mình<small>36</small>.

Về quan điểm thứ ba, nhận định này được cho là chung chung, và quan điểm này né tránh hai vấn đề mấu chốt:

<i>(i) Tội chiếm giữ tài sản có giá trị lớn không xác định được nguồn gốc có tập trung vào hành vi chiếm giữ tài sản có giá trị lớn hay khơng giải thích được hành vi đó. Giữa hai điều này, đâu là yếu tố quyết định điều kiện trừng phạt? </i>

<i>(ii) Nghĩa vụ của người thực hiện là giải thích nguồn gốc của tài sản, hay nghĩa vụ chứng minh, hay cả hai? </i>

Câu trả lời cho hai câu hỏi trên vẫn có thể được phản ánh bởi thuyết chiếm hữu và thuyết không hành động.

<b>Thuyết chiếm hữu cho rằng mặt khách quan của tội phạm này là việc thủ phạm </b>

nắm giữ (hoặc sở hữu) một lượng tài sản rất lớn vượt quá thu nhập hợp pháp và không rõ nguồn gốc, là cơ sở để xử lý tội phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

khẳng định rằng, khi xác định không rõ nguồn gốc tài sản của người phạm tội thì việc yêu cầu người phạm tội giải trình về nguồn gốc tài sản thực chất đồng nghĩa với việc buộc nghi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh mình vơ tội. Việc để thủ phạm làm chứng chống lại chính mình là thiếu tính hợp pháp. Nếu người phạm tội phải chịu nghĩa vụ chứng minh thì đồng nghĩa với việc tăng nghĩa vụ chứng minh cho bị cáo về mặt thủ tục tố tụng, mâu thuẫn với nguyên tắc có lợi cho bị cáo.

Và theo quan điểm của Peng Weidong và Shen Yang, thuyết chiếm hữu cịn có những hạn chế khác khi đối chiếu với quy định trong Bộ luật hình sự Trung Quốc. Tội phạm chiếm hữu được quy định trong luật hình sự Trung Quốc là loại tội phạm lấy tình trạng chiếm hữu trái phép những đồ vật do người phạm tội thực sự chiếm hữu hoặc điều khiển làm cơ sở khách quan để truy cứu trách nhiệm hình sự. Khách thể của tội chiếm đoạt tài sản thường là hàng cấm, vật bị pháp luật cấm, đối tượng của tội phạm này là tài sản khơng hồn tồn phù hợp với đặc điểm cấu trúc hành vi của tội danh Làm giàu bất hợp pháp. Nếu người sở hữu tài sản, chi tiêu rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp, nhưng giải thích được nguồn gốc bất hợp pháp và được chứng thực bằng các chứng cứ khác, thì khơng cấu thành tội này mà xử phạt bằng các tội tương ứng khác. Vì vậy, quy kết đặc điểm hành vi của tội danh làm giàu bất hợp pháp là do người phạm tội có số lượng lớn tài sản khơng rõ nguồn gốc rõ ràng là không thể hiện hết các đặc điểm bản chất của tội phạm<small>37</small>. Vì vậy, trong trường hợp không thể giải quyết các vấn đề nêu trên, lý thuyết nắm giữ khơng thể vượt qua mâu thuẫn của chính nó.

<i>Những ưu điểm: </i>

Chính cơ quan tư pháp, chứ không phải bị cáo, là người chịu trách nhiệm chứng

<i>minh tội ác này. Việc coi tội phạm này là tội bỏ sót (Thuyết khơng hành động) khiến </i>

tội phạm này trở thành một hình thức đảo ngược nghĩa vụ chứng minh và suy đoán có tội khác thường, gây tổn hại cho sự tiến bộ của nền dân chủ tố tụng và hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, nếu coi tội phạm này là tội chiếm đoạt tài sản thì sẽ khơng phát sinh các vấn đề này. Đối với tội chiếm hữu thì cơ quan tư pháp phải tiến hành điều tra, thu thập đầy đủ chứng cứ, nếu khơng có chứng cứ hoặc không đủ chứng cứ để chứng minh

<small> </small>

<small>37 Peng Weidong và Shen Yang (2015), “Xác định hiệu lực hồi tố đối với tội danh tài sản khổng lồ </small>

<i><small>khơng rõ nguồn gốc”, Tịa án nhân dân trung cấp số 2 Thượng Hải, Fakuyn.com. </small></i>

<small>g/index.php?m=content&c=index&a=show&catid=9&id=6643&_x_tr_sch=http&_x_tr_sl=zh-CN&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc (truy cập ngày 24/07/2023)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

hành vi của người phạm tội cấu thành tội phạm khác thì có thể kết tội và xử phạt như tội chiếm hữu. Có thể thấy, nếu coi tội phạm này là tội chiếm hữu thì chủ thể có nghĩa vụ chứng minh là cơ quan tư pháp, khơng có sự đảo ngược nghĩa vụ chứng minh và suy đốn có tội. Cơ quan tư pháp không chỉ cần chứng minh thủ phạm nắm giữ số tài sản khổng lồ rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp của mình mà cịn phải chứng minh nguồn gốc số tài sản khổng lồ mà thủ phạm nắm giữ là không rõ ràng; bị cáo chỉ cần trình bày rõ nguồn gốc tài sản của mình, khơng cần cung cấp chứng cứ chứng minh tính xác thực<small>38</small> .

<b>Thuyết không hành động cho rằng người phạm tội có nghĩa vụ giải trình nguồn </b>

gốc hợp pháp của tài sản và việc từ chối giải trình là căn cứ xử phạt đối với tội phạm này.

<i>Những hạn chế: </i>

Về nguồn gốc của nghĩa vụ cụ thể này, một số nhà bình luận cho rằng nó xuất phát từ hệ thống kê khai tài sản của cán bộ nhà nước, nhưng hiện tại ở Trung Quốc khơng có hệ thống kê khai tài sản đối với cán bộ nhà nước. Chỉ trong tháng 4 năm 1995, Văn phòng Tổng hợp của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng

<i>Tổng hợp của Quốc vụ viện đã ban hành "Quy định về kê khai thu nhập của cán bộ </i>

<i>lãnh đạo cấp huyện (cấp vụ) của các cơ quan Đảng và Chính phủ."</i><small>39</small>. Quy định này hiện nay vẫn chưa ban hành dưới dạng luật mà chỉ được duy trì dưới dạng chính sách. Do đó hiện trạng của hệ thống kê khai tài sản chưa được xác định là một nghĩa vụ cụ thể để lập luận cho tội danh làm giàu bất hợp pháp.

Có thể thấy rằng có những mâu thuẫn khơng thể vượt qua trong lý thuyết nắm giữ và lý thuyết không hành động, khi giải thích về hành vi trong mặt khách quan của tội danh này.

<small> </small>

<small>38</small><i><small> Chen Wen He (2005), “Đừng để tội danh khối tài sản khổng lồ không rõ nguồn gốc trở thành lá </small></i>

<small>chắn cho quan tham tham nhũng”, Finance Sina. </small>

<small>CN&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc (truy cập ngày 24/07/2023). </small>

<small>g/review/20050315/14401431404.shtml?_x_tr_sl=zh-39</small><i><small> “Hệ thống kê khai tài sản chính thức”, Baidu </small></i>

<small>CN&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc (truy cập ngày 25/07/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>Tuy nhiên, một số tác giả ủng hộ việc giải thích hành vi khách quan của Tội danh Làm giàu bất hợp pháp theo thuyết khơng hành động nhiều hơn. Vì học thuyết này có một số ưu điểm nhất định. </i>

Theo Zhang Nannan, tác giả này ủng hộ quan điểm của Peng Weidong và Shen Yang, đặc điểm cơ bản của hành vi gây hại thể hiện ở tội cưỡng đoạt tài sản rất lớn là hành vi bỏ sót, tức là người phạm tội khơng thực hiện nghĩa vụ khi có thể thực hiện được nghĩa vụ. Việc xác lập tội danh này nhằm đưa ra trước công lý những kẻ nắm giữ số tài sản lớn vượt quá thu nhập hợp pháp của họ mà khi cơ quan tư pháp áp dụng mọi biện pháp điều tra tư pháp cũng khơng tìm ra được hành vi phạm tội cụ thể. Tài sản và chi tiêu của những công chức nhà nước này rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp của họ, chênh lệch là rất lớn, tuy nhiên, do thủ đoạn phạm tội cực kỳ che giấu và thủ đoạn xảo quyệt nên ngay cả khi cơ quan tư pháp điều tra và xử lý số tiền thu nhập bất hợp pháp khổng lồ thì họ cũng khơng tiết lộ nguồn gốc.

Có thể thấy, tiền đề của khả năng trừng phạt của tội phạm này là tài sản và chi tiêu của thủ phạm rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp, chênh lệch là rất lớn, khi cơ quan cụ thể, cán bộ của cơ quan đó ra lệnh cho thủ phạm giải trình nguồn gốc tài sản thì thủ phạm có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản<small>40</small>.

Theo Yu Zhong, việc giải thích nguồn gốc của số lượng tài sản khổng lồ rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp của cán bộ, công chức nhà nước không phải vì họ có nghĩa vụ giải thích nguồn gốc của tài sản, mà do pháp luật đã coi tài sản đó là thu nhập bất hợp pháp, và họ phải cố gắng giải thích nguồn gốc của tài sản để lật ngược lại giả định hợp pháp này. Cũng giống như việc cơ quan công tố chứng minh được thủ phạm cố ý tàng trữ hàng lậu như súng và ma túy, vì theo quy định của pháp luật, hành vi đó được coi là tàng trữ trái phép, thì thủ phạm phải cố gắng giải thích nguồn gốc của hàng lậu, chẳng hạn như chứng minh rằng mình có ý thức sử dụng súng, có đơn thuốc do bác sĩ cấp, hoặc sở hữu ma túy để tiêu xài cá nhân<small>41</small>.

<b>Tóm lại, đa phần tác giả ủng hộ việc giải thích hành vi khách quan của Tội danh </b>

Làm giàu bất hợp pháp theo thuyết không hành động. Tức là mặt khách quan của Tội

<small> </small>

<small>40</small><i><small> Zhang Nannan, “Xác định tội Tài sản khổng lồ không rõ nguồn gốc”, Zhihu. </small></i>

<small> (Truy cập ngày 24/07/2023). </small>

<small>41</small><i><small> Yu Zhong, “Về Thi hành Tội Tài sản không rõ nguồn gốc”, China Criminal Justice. </small></i>

<small>https://www-criminallaw-com-CN&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc (truy cập ngày 23/07/2023).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>cn.translate.goog/article/default.asp?id=16126&_x_tr_sch=http&_x_tr_sl=zh-danh làm giàu bất hợp pháp biểu hiện ở chỗ chủ thể khơng giải trình được nguồn gốc </i>

<i>hợp pháp của khối lượng tài sản khổng lồ rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp của mình, hơn là hành vi chiếm giữ đơn thuần tài sản đó. </i>

<i>Với hành vi “giải thích”, đây là điều khoản hiếm hoi trong Luật Hình sự Trung </i>

Quốc yêu cầu bị cáo phải giải thích. Nghĩa vụ chứng minh thường được mơ tả là có hai các thành phần: gánh nặng đưa ra bằng chứng và gánh nặng thuyết phục<small>42</small>, bị cáo sẽ được tạo điều kiện nhiều hơn nếu “giải thích” chỉ được hiểu là bị cáo phải đưa ra những bằng chứng và công tố viên chính là người có trách nhiệm thuyết phục.

Song, hành vi giải thích vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, bởi những cản trở về cách hiểu của ngơn ngữ các nước khác nhau. Có nghiên cứu so sánh cho thấy

<i>hành vi “giải thích” ở đây được hiểu là phải trình bày câu trả lời rõ ràng và có thể phải </i>

chứng minh bằng các bằng chứng thuyết phục<small>43</small>. Tuy nhiên, quy định tại Điều này khơng làm rõ chính xác bị cáo phải làm gì để đáp ứng nghĩa vụ giải thích như lời giải thích phải có độ tin cậy cao hay xác định được bởi những tiêu chuẩn được đặt ra. Nếu có những tiêu chuẩn cụ thể hơn, gánh nặng “giải thích” đối với bị cáo sẽ được giảm nhẹ đồng thời với điều đó sẽ là việc giảm đi những tranh cãi về quy định này.

Việc chủ thể phải giải thích về khối lượng tài sản của mình liên quan đến thuật ngữ

<i>pháp lý “Reverse-onus” trong pháp luật trên thế giới, để mô tả các hành vi phạm tội </i>

mà bị cáo có nghĩa vụ chứng minh các yếu tố cấu thành tội phạm - đảo ngược nghĩa vụ chứng minh. Đây được xem là một quy định đảo ngược so với ngun tắc suy đốn vơ tội và hay quyền im lặng trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trên thế giới. Điển hình là các quy định trong các Điều ước quốc tế giữa các quốc gia, Trung Quốc là thành viên của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và đồng thời ký kết Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, trong đó có các quy định rõ ràng về ngun tắc suy đốn vơ tội, một người có quyền được xem là vô tội

<small> </small>

<small>42</small><i><small> Margaret K.Lewis (2012), Presuming Innocence, or Corruption in China, Columbia Journal of </small></i>

<small>Transnational Law, Vol.50, No.2. </small>

<small>43</small><i><small> Margaret K.Lewis, [Tlđd]: “Bản dịch tiếng Trung của UNCAC sử dụng một từ khác cho “giải </small></i>

<i><small>thích” (</small></i><small>解释</small><i><small>) (jieshi) được sử dụng trong Điều 395 (</small></i><small>说明</small><i><small>) (shuoming), nhưng cả hai đều truyền đạt rằng bị cáo phải cung cấp một lời giải thích cho tài sản bị nghi ngờ. Tương tự, UNTOC khuyến khích các quốc gia thành viên “yêu cầu kẻ phạm tội chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số tiền bị cáo buộc là do phạm tội mà có hoặc tài sản khác có thể bị tịch thu.”Bản dịch chính thức bằng tiếng Trung của điều khoản làm giàu bất hợp pháp trong UNTOC sử dụng động từ “chứng minh” (</small></i><small>证明</small><i><small>) cho từ tiếng Anh “chứng minh”, thường có nghĩa là “chứng minh” hoặc “chứng nhận”. Một lần nữa, như với UNTOC, cả tiếng Trung và tiếng Anh đều thể hiện rõ ràng rằng bị cáo buộc phải trình bày rõ ràng câu trả lời và không thể ngồi im nếu anh ta hy vọng sẽ tránh được một sự kết án.” (tạm dịch) </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật, họ khơng có nghĩa vụ phải chứng minh mình vơ tội<small>44</small>. Tuy nhiên, hiện nay một trong những lập luận của Trung Quốc để bảo vệ Điều 395 trên cơ sở là Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa phê chuẩn ICCPR<small>45</small>.

Đồng thời, Điều 395 BLHS Trung Quốc được bào chữa là nới lỏng suy đốn vơ tội mà khơng phải là bỏ qua ngun tắc này. Bởi pháp luật không quy định theo hướng rằng tất cả các quan chức có tài sản vượt quá thu nhập hợp pháp sẽ được suy đoán một cách chắc chắn là đã có được những tài sản thơng qua các nguồn bất hợp pháp. Do đó, rõ ràng Điều khoản này không ủng hộ việc gạt sang một bên suy đốn vơ tội với hy

<i>vọng rằng “suy đoán tham nhũng” sẽ giúp đấu tranh chống tham nhũng một cách hiệu </i>

quả. Điều khoản về nguyên tắc đảo ngược có thể được chứng minh vẫn nhất qn với

<i><b>ngun tắc suy đốn vơ tội. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn ở các phần sau. </b></i>

<i><b>Mặt chủ quan của tội phạm </b></i>

Theo quy định tại Điều 14, Điều 15 BLHS Trung Quốc<small>46</small>, có 2 loại lỗi trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm. Có thể khái quát như sau, chỉ người nào phạm tội với lỗi cố ý thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định rõ tội danh cấu thành với lỗi vô ý do cẩu thả.

<small> </small>

<small>44 Khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR): “Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vơ tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật.” </small>

<b><small>Khoản 1 Điều 11 Tuyên bố quốc tế nhân quyền 1948: “Bị cáo về một tội hình sự được suy đốn là vơ </small></b>

<small>tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.” </small>

<small>45 UN Treaty Bodies and China, HRIC - Human rights in China. </small>

<small> (truy cập ngày 20/5/2023). </small>

<small>46 Điều 14 Bộ luật Hình sự Trung Quốc: “Tội cố ý là hành vi do người biết rõ rằng hành động của anh ta sẽ kéo theo những hậu quả có hại cho xã hội nhưng ai mong muốn hoặc cho phép như vậy hậu quả xảy ra thì cấu thành tội phạm. Trách nhiệm hình sự phải chịu đối với tội cố ý.” </small>

<small>Điều 15 Bộ luật Hình sự Trung Quốc: “Tội do cẩu thả là hành vi do một người thực hiện mà lẽ ra phải có thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội mà không thực hiện làm như vậy do sơ suất của anh ta hoặc, đã thấy trước hậu quả, sẵn sàng tin rằng họ có thể tránh được, để hậu quả xảy ra. Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vơ ý khi pháp luật có quy định.” </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Với quy định tại Điều 395 BLHS Trung Quốc cho thấy hành vi làm giàu bất hợp pháp phải được thực hiện với lỗi cố ý thì mới cấu thành tội phạm. Cụ thể các yếu tố của “Lỗi cố ý” được quy định tại Điều 14 bao gồm: (i) Biết rõ hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, (ii) Mong muốn hoặc cho phép hậu quả xảy ra. Điều này có thể lý giải qua mục đích của tội danh này trong pháp luật Hình sự Trung Quốc là hạn chế việc các công chức - những người thực hiện công vụ, mang quyền lực nhà nước làm giàu qua hoạt động tham nhũng, do đó đây thường là hành vi cố ý.

Một số học giả cho rằng<small>47</small>, cấu thành chủ quan của tội danh này là cố ý trực tiếp. Cũng có học giả cho rằng cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp đều có thể là yếu tố chủ quan của tội chiếm giữ tài sản số lượng lớn không rõ nguồn gốc, tức là biết hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả có hại, xâm phạm đến sự liêm chính của cơng chức nhà nước mà hy vọng hoặc cho phép hậu quả đó xảy ra.

Có một quan điểm đáng lưu ý: Ngay cả khi cơng chức nhà nước vì một lý do nào đó thực sự khơng giải thích được nguồn gốc thực sự của tài sản của mình, chứ khơng phải từ chối giải thích được nguồn gốc thực sự của tài sản, thì cơ quan tư pháp cũng không thể xác định và phán xét được ranh giới giữa “khơng thể” và “khơng muốn”. Vì vậy, người phạm tội khơng phải khơng có thái độ tâm lý đối với tình trạng phi pháp của khối lượng tài sản khổng lồ, nhưng thái độ tâm lý của anh ta khơng có ý nghĩa đối với việc phạm tội.

Nhìn chung quy định tại Điều 395 BLHS Trung Quốc về tội danh Làm giàu bất hợp pháp không rõ ràng về mặt chủ quan trong vấn đề này. Trên thực tế, để định tội danh này, công chức nhà nước khi khơng thể giải thích, lý giải nguồn gốc hợp pháp của tài sản đó một cách khách quan là cấu thành tội phạm, cũng không xem xét cụ thể người phạm tội có năng lực khách quan khơng có khả năng hay khơng có ý chí chủ quan nên thái độ tâm lý của người phạm tội không ảnh hưởng đến việc định tội. Điều này là không phù hợp với nền tảng lý thuyết của cấu thành tội phạm kết hợp giữa yếu tố khách quan và chủ quan, và nó phản ánh rằng các nhà lập pháp quan tâm đến quyền công hơn là khả năng xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

cn.translate.goog/article/default.asp?id=16126&_x_tr_sch=http&_x_tr_sl=zh-Chủ thể của tội tham ô tài sản không rõ nguồn gốc trong pháp luật Hình sự Trung Quốc rất rõ ràng, phạm vi phạm vi nhỏ, chủ thể chỉ giới hạn trong cán bộ, công chức nhà nước. Phạm vi cụ thể của nó bao gồm:

<i>(i) Nhân viên của các cơ quan nhà nước, bao gồm công chức của các cơ quan quyền lực các cấp, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp và cơ quan quân sự; </i>

<i>(ii) Nhân sự khác làm công tác nhà nước theo quy định của pháp luật. </i>

Xuất phát từ việc bị cáo ở vị trí tốt nhất để giải thích tài chính cá nhân của chính mình, khơng phải là vơ lý khi mong đợi một người biết tài sản của họ từ đâu mà có. Song, Điều 395 Tội làm giàu bất hợp pháp được quy định tại Chương VIII về Các tội

<i>tham ô, hối lộ, do đó chủ thể của tội phạm này là công chức (tạm dịch) từ “State </i>

<i>functionary” theo các quy phạm quy định trong chương này. </i>

Công chức được hiểu trong quy định là những người làm công việc công vụ trong cơ quan Nhà nước. Người thi hành công vụ trong các công ty, doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, đơn vị tổ chức nhân dân, người được cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ, công ty nhà nước, doanh nghiệp hoặc tổ chức cho các công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức không thuộc sở hữu của tổ chức nhà nước, nhân dân thực hiện công vụ và người khác thực hiện công vụ theo pháp luật đều được coi là công chức Nhà nước<small>48</small>. Bao gồm các thực thể là cơ quan nhà nước, công ty thuộc sở hữu Nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan và các tổ chức nhân dân<small>49</small>.

b. Về dấu hiệu định khung

Tội danh này theo Điều 395 BLHS Trung Quốc quy định bao gồm 2 khung hình phạt. Theo đó, khung hình phạt thấp nhất là phạt tù 05 năm hoặc giam giữ hình sự. Khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Đối với khung hình phạt là phạt tù 05 năm hoặc giam giữ hình sự, đây là khung hình phạt cho cấu thành cơ bản của tội danh này. Nếu cơng chức khơng giải thích được về phần tài sản tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp thì sẽ áp dụng khung hình phạt này.

Đối với khung hình phạt là phạt từ từ 05 năm đến 10 năm, đây là khung hình phạt cho cấu thành tăng nặng của tội danh này. Theo đó, nếu phần tài sản bất hợp pháp là sự “chênh lệch rất lớn” thì sẽ áp dụng khung hình phạt này. Tuy nhiên, khác với khái niệm “sự chênh lệch” tại khung hình phạt thứ nhất đã có văn bản hướng dẫn của Viện

<small> 48 Điều 93 Bộ luật Hình sự Trung Quốc. 49 Điều 391 Bộ luật Hình sự Trung Quốc. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

kiểm sát để xác định thì “chênh lệch rất lớn” để định khung tăng nặng ở khung hình phạt thứ hai chưa có văn bản nào xác định cụ thể như thế nào là “chênh lệch rất lớn”.

Ngồi ra, BLHS Trung Quốc cịn quy định thêm điều khoản về hình phạt bổ sung đối với hành vi công chức gửi số tiền tiết kiệm tương đối lớn ngoài lãnh thổ Trung Quốc mà khơng khai báo thì bị phạt tù 02 năm hoặc xử phạt theo quy định hành chính.

c. Một số đặc điểm riêng biệt khác trong pháp luật Hình sự Trung Quốc về tội danh Làm giàu bất hợp pháp:

<i>(i) Lý giải cho những tranh cãi về việc đảo ngược nghĩa vụ chứng minh: onus” trong tội danh Làm giàu bất hợp pháp. </i>

“Reverse-Một số ý kiến cho rằng việc đảo ngược nghĩa vụ chứng minh hoặc chuyển nghĩa vụ chứng minh trong tội phạm có số lượng lớn tài sản khơng rõ nguồn gốc đã khiến cơ quan tư pháp ở nhiều nơi cho rằng nguyên tắc tố tụng hình sự đã bị vi phạm. Cụ thể ngun tắc suy đốn vơ tội đã bị vi phạm, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, từ đó cơng bằng tư pháp đã khơng được đảm bảo.

Một số học giả và nhân viên công tác trong ngành tư pháp cho rằng đặc thù của yếu tố cấu thành tội làm giàu bất hợp pháp được làm giảm nghĩa vụ chứng minh của cơ quan công tố, nhưng không làm thay đổi quy tắc chứng minh<small>50</small>. Tức là cơ quan công tố cung cấp chứng cứ thay vì đảo ngược nghĩa vụ chứng minh. Do đó, về cơ bản tội danh này không trái với nguyên tắc suy đốn vơ tội<small>51</small>.

Xét về mặt thủ tục chứng minh, thực chất của nguyên tắc suy đoán vô tội là làm rõ nghĩa vụ chứng minh của cơ quan cơng tố trong tố tụng hình sự. Cơ quan công tố phải thực hiện trách nhiệm cung cấp chứng cứ trong phạm vi các tình tiết phạm tội rõ ràng và đầy đủ chứng cứ, nếu không chứng minh được bị cáo có tội hoặc khơng thể loại trừ chứng cứ của người bào chữa và nghi ngờ hợp lý thì phải tuyên trắng án cho bị cáo. Đối với bị cáo, anh ta có quyền bào chữa, cung cấp chứng cứ cũng là một cách để anh ta thực hiện quyền bào chữa của mình, nhưng anh ta khơng có nghĩa vụ phải chứng minh mình vơ tội, và khơng thể tun bị cáo có tội vì chưa chứng minh được sự vơ tội của mình. Trong tố tụng hình sự, nghĩa vụ chứng minh do người tố cáo chịu, điều này không ảnh hưởng đến quyền cung cấp chứng cứ của bị cáo hoặc cho phép họ chịu trách nhiệm cung cấp chứng cứ trong những trường hợp cụ thể.

<small> 50 Tlđd [47]</small>

<small>51 Điều 12 Luật tố tụng hình sự Trung Quốc quy định: “Không ai bị kết tội nếu không có bản án của tịa án nhân dân theo pháp luật”. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Có quan điểm giải thích rằng, việc thực hiện nghĩa vụ thuyết phục (giải trình rõ nguồn gốc tài sản) có quan hệ mật thiết với trách nhiệm cung cấp chứng cứ của bị cáo. Điều mà nghi can, bị cáo chịu trách nhiệm ở đây không phải là việc chuyển nghĩa vụ chứng minh từ cơ quan tư pháp, mà câu trả lời của họ đối với câu hỏi của cơ quan tư pháp – giải thích về nguồn gốc của khối lượng tài sản khổng lồ có hợp pháp hay khơng – là thực hiện nghĩa vụ đặc biệt và thực hiện quyền tự bào chữa. Trong trường hợp có một lượng tài sản khổng lồ khơng rõ nguồn gốc thì gánh nặng chứng minh của cơ quan tư pháp đã được giảm bớt nên nếu bị cáo muốn tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc thực hiện quyền bào chữa lại càng cần thiết.

<i>(ii) Hoàn cảnh đặc biệt của Trung Quốc </i>

So với các quốc gia khác, bối cảnh hiện tại của Trung Quốc do mức độ thiệt hại do vấn nạn tham nhũng gây ra là quá lớn, do đó, những vấn đề tranh cãi về quy định Làm giàu bất hợp pháp tại các nước khác có thể có kết quả khác tại quốc gia này.

Theo báo cáo của tờ China Daily do chính phủ điều hành, Bộ Công an công bố số liệu năm 2008 nói rõ hơn 800 cơng dân Trung Quốc bị buộc tội tham ô, hơn 70 tỷ nhân dân tệ đã trốn ra nước ngoài và 500 nhân dân tệ<small>52</small>. Dưới bối cảnh đó, các lập luận ủng hộ giả định vô tội và chống lại các điều khoản về làm giàu bất hợp pháp tạo ra ít áp lực hơn ở Trung Quốc so với các quốc gia khác.

Cụ thể, để ủng hộ điều khoản Làm giàu bất hợp pháp, có quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng vượt ra ngồi phạm vi cá nhân. Thay vì ủng hộ quan điểm phải đảm bảo chặt chẽ nguyên tắc suy đốn vơ tội, trong một hệ thống nơi có những lo ngại lớn rằng những người giàu có và có quan hệ chính trị đang thốt khỏi trừng phạt khắc nghiệt khi các công tố viên không thể chứng minh rằng các tài sản trên có được từ nguồn bất hợp pháp, thì việc nới lỏng nguyên tắc suy đốn vơ tội có thể duy trì niềm tin của công chúng vào hệ thống pháp luật tốt hơn <small>53</small>. Mặc dù ngun tắc suy đốn vơ tội được thể hiện rõ ràng trong các chuẩn mực nhân quyền quốc tế nhưng hoạt động làm giàu bất hợp pháp ở Trung Quốc đưa ra một minh họa thuyết phục về hồn cảnh trong đó một điều khoản đảo ngược được điều chỉnh là phù hợp.

Một cơ sở khác để thách thức Điều 395 bắt nguồn từ những lo ngại rằng nghĩa vụ kê khai tài sản và các cuộc điều tra về khả năng làm giàu bất hợp pháp có thể vi phạm

<small> </small>

<small>52</small><i><small> “Beijing Goes Global in Anti-Corruption Drive”, China Daily Online. </small></i>

<small> (truy cập ngày 20/5/2023) 53</small><i><small> Margaret K.Lewis (2012), Presuming Innocence, or Corruption in China, Columbia Journal of </small></i>

<small>Transnational Law, Vol.50, No.2. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

quyền riêng tư. Mối quan tâm này ít ảnh hưởng ở Trung Quốc hơn ở các quốc gia mà quyền riêng tư được coi trọng được bảo vệ bởi luật pháp. Như một minh họa, khơng có u cầu rằng cảnh sát ở Trung Quốc có được lệnh của tịa án để tiến hành khám xét; thay vào đó, các giới hạn duy nhất đối với việc tìm kiếm và thu giữ là thủ tục tố tụng nội bộ của cảnh sát<small>54</small>.

<i>(iii) Tương thích với cơ chế kê khai tài sản tại Trung Quốc </i>

Quy định Làm giàu bất hợp pháp tại Điều 395 BLHS Trung Quốc không phải là biện pháp duy nhất để ngăn chặn các vụ việc làm giàu bất hợp pháp nói riêng và phịng chống tham nhũng nói chung, bằng cách áp dụng một hệ thống công khai tài sản rộng rãi và tích cực<small>55</small>. Đó cũng là một biện pháp góp phần hỗ trợ việc phát hiện và điều tra tội phạm về làm giàu bất chính.

Một số tác giả cho rằng việc định tội danh chiếm đoạt tài sản lớn không rõ nguồn gốc là một điển hình của sự lựa chọn giá trị pháp lý, phù hợp với nhu cầu của điều kiện Trung Quốc hiện nay.<small>56</small>

Bởi xét theo hệ thống kê khai tài sản chưa được hình thành hồn chỉnh, chưa xây dựng cơ chế điều tra tích cực và phổ biến đối với tài sản riêng của công chức nhà nước. Khi tài sản hoặc chi tiêu của công chức của một quốc gia rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp, thì khả năng lượng tài sản khổng lồ này thuộc về thu nhập hợp pháp hoặc bất hợp pháp đồng thời tồn tại. Việc tiếp tục sở hữu loại tài sản không rõ nguồn gốc trực tiếp thuộc về cán bộ nhà nước này chắc chắn sẽ gây ra sự phản kháng mạnh mẽ từ công chúng và sự nghi ngờ cao độ về tính hợp pháp của nó, và chắc chắn sẽ gây tổn hại đến hệ thống chính quyền trong sạch của đất nước. Trong trường hợp tội phạm cực kỳ dễ xảy ra này, cần phải có sự can thiệp của lực lượng hình sự. Từ quan điểm thực tiễn, tội phạm tài sản lớn không rõ nguồn gốc lọt vào tầm ngắm của cơ quan tư pháp chủ yếu sau khi các tội phạm kinh tế khác do quan chức nhà nước thực hiện, điển hình là tội phạm tham nhũng và hối lộ, đã vào quá trình điều tra. Thủ phạm sở hữu một lượng tài sản khổng lồ bị tình nghi phạm các tội lớn và các cơ quan tư pháp thường có

<small> 54 Tlđd </small>

<small>55</small><i><small> “China gets ESG disclosure framework”, XBRL. </small></i>

<small> (truy cập ngày 23/5/2023). </small>

<small>56</small><i><small> Long Yuanling (2010), Phân tích và suy ngẫm về một số vấn đề trong tội tài sản khổng lồ không rõ </small></i>

<i><small>nguồn gốc, Cục phát hành: China Court Network, đơn vị phát hành: Dou Zhendong. </small></i>

<small>CN&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc (truy cập ngày 25/7/2023) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

g/xf/anli.asp?bh=2959&_x_tr_sch=http&_x_tr_sl=zh-thể xác định rằng một phần trong số đó bắt nguồn từ các hành vi phạm tội như tham nhũng, hối lộ và buôn lậu.

Nếu không đưa ra trước công lý hành vi gây nguy hại cho xã hội nghiêm trọng như vậy chắc chắn sẽ khuyến khích sự kiêu ngạo của các phần tử tham nhũng, khơi dậy sự bất mãn của quần chúng và mở rộng tác hại cho xã hội của tình trạng tài sản khơng rõ nguồn gốc này.

Đặt những rào cản thực tế qua một bên, xét theo các quy phạm pháp luật hiện hành của Trung Quốc và tham nhũng tràn lan, một cách tiếp cận ngược lại để làm giàu bất chính là một cơng cụ hợp lý và thậm chí hấp dẫn để thực thi pháp luật.

<b>2.2 Lịch sử quy định Tội làm giàu bất hợp pháp của Trung Quốc </b>

Tội tham ô tài sản lớn không rõ nguồn gốc là tội phạm ra đời sớm nhất trong hệ

<i>thống pháp luật hình sự Trung Quốc, lần đầu tiên được quy định trong “Điều bổ sung </i>

<i>về xử phạt tội tham nhũng, hối lộ” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI thơng qua </i>

ngày 21 tháng 01 năm 1988. Khi BLHS sửa đổi năm 1997, tội phạm này chính thức được đưa vào tội tham nhũng, hối lộ tại Chương 8 của BLHS Trung Quốc: phạt tù có thời hạn hoặc giam giữ hình sự dưới 5 năm và số tài sản còn lại sẽ bị thu hồi. Việc xác định tội danh này là một biện pháp quan trọng để trừng phạt tội phạm tham nhũng ở Trung Quốc. Nó đã tạo ra một mạng lưới bảo vệ bên ngoài các luật và quy định đặc biệt về tham nhũng, hối lộ và các tội phạm cơng việc khác, điều này đã đóng một vai trị quan trọng trong việc đấu tranh chống tội phạm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong những vụ án như vậy được điều tra và xử lý trên thực tế, lượng tài sản mà các quan chức tham nhũng khơng thể giải trình được lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu nhân dân tệ, rõ ràng là không phù hợp với tác hại xã hội của loại tội phạm này, đồng thời cũng không cân đối với các hình phạt đối với tội phạm tham nhũng, hối lộ. Theo quan điểm này, vào ngày 28 tháng 2 năm 2009, Kỳ họp thứ bảy của Ủy ban

<i>Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Tồn quốc khóa XI đã thơng qua “Luật Hình </i>

<i>sự sửa đổi (VII)” để sửa đổi tội danh có số lượng lớn tài sản khơng rõ nguồn gốc, nâng </i>

mức hình phạt tối đa theo luật định từ năm năm lên mười năm tù<small>57</small>.

Vào ngày 21 tháng 1 năm 1988, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Tồn quốc đã thơng qua Điều khoản bổ sung về trừng phạt tội tham nhũng và hối lộ,

<i>khoản đầu tiên của Điều 11 quy định: “Nếu tài sản hoặc chi tiêu của công chức nhà </i>

<i>nước rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp và chênh lệch rất lớn thì có thể bị buộc phải </i>

<small> </small>

<small>57</small><i><small> Zhang Nannan, “Xác định tội Tài sản khổng lồ không rõ nguồn gốc”, Zhihu. </small></i>

<small> (Truy cập ngày 24/07/2023).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>giải trình nguồn gốc. Nếu người đó khơng giải thích được nguồn gốc có hợp pháp hay khơng thì khoản chênh lệch đó sẽ bị coi là thu nhập bất hợp pháp. Anh ta sẽ bị phạt tù có thời hạn 5 năm hoặc giam giữ hình sự, hoặc khoản chênh lệch đó có thể bị coi là hợp pháp, tài sản sẽ bị tịch thu”. Luật Hình sự sửa đổi được Đại hội Đại biểu Nhân </i>

dân Toàn quốc thông qua vào ngày 14 tháng 3 năm 1997, trong đoạn đầu tiên của Điều 395, tuyên bố về các cáo buộc trong Quy định bổ sung đối với tội phạm này được tiếp

<i>thu đầy đủ và chỉ có hình phạt theo luật định “hoặc tịch thu phần cịn lại của tài sản” được thay đổi thành “phần còn lại của tài sản sẽ được thu hồi”. Điều 14 của Bộ luật </i>

Hình sự sửa đổi (VII) được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thông qua ngày 28 tháng 2 năm 2009, đã sửa đổi các điều kiện cấu thành và khung

<i>hình phạt của tội này, thay từ “tài sản hoặc chi tiêu” thành “tài sản, chi tiêu” và </i>

<i>“khơng giải thích được nguồn gốc hợp pháp” thành “không giải thích được nguồn gốc” và tăng mức hình phạt lên một bậc: “Nếu chênh lệch là đặc biệt lớn thì hình phạt tù có thời hạn từ 05 năm đến nhiều hơn mười năm”. Tuy nhiên, khơng có sự sửa đổi </i>

nào đối với các điều kiện cấu thành tội phạm được quy định trong điều này; các hình phạt theo luật định đã được điều chỉnh và các hình phạt theo luật định đối với các tội phạm tăng nặng đã được bổ sung.

Đặc điểm cơ bản của hành vi gây hại thể hiện ở tội cưỡng đoạt tài sản rất lớn là hành vi bỏ sót, tức là người phạm tội khơng thực hiện nghĩa vụ khi có thể thực hiện được nghĩa vụ. Việc xác lập tội danh này nhằm đưa ra trước công lý những kẻ nắm giữ số tài sản lớn vượt quá thu nhập hợp pháp của họ mà khi cơ quan tư pháp áp dụng mọi biện pháp điều tra tư pháp cũng khơng tìm ra được hành vi phạm tội cụ thể. Tài sản và chi tiêu của những công chức nhà nước này rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp của họ, chênh lệch là rất lớn, tuy nhiên, do hành vi phạm tội được che giấu bằng thủ đoạn xảo quyệt nên ngay cả khi cơ quan tư pháp điều tra và xử lý số tiền thu nhập bất hợp pháp khổng lồ thì họ cũng khơng tiết lộ nguồn gốc. Có thể thấy, tiền đề của khả năng trừng phạt của tội phạm này là tài sản và chi tiêu của người phạm tội rõ ràng vượt quá thu nhập hợp pháp với số tiền chênh lệch là rất lớn, khi một cơ quan cụ thể hoặc cán bộ của cơ quan đó ra lệnh cho người phạm tội giải trình nguồn gốc tài sản thì người phạm tội có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy, việc từ chối giải trình nguồn gốc là đặc điểm chủ yếu thuộc mặt khách quan của tội khơng xác định được nguồn gốc tài sản có giá trị lớn.

<b>2.3 Thực tiễn áp dụng quy định Tội làm giàu bất hợp pháp tại Trung Quốc </b>

Một số vấn đề trong thực tiễn xét xử Tội làm giàu bất hợp pháp tại Trung Quốc:

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i><b>2.3.1 Xu hướng xét xử Tội danh làm giàu bất hợp pháp </b></i>

<i>(i) Thực trạng việc định tội danh </i>

Trong thực tiễn xét xử, những yếu tố đặc thù của tội phạm tham nhũng khơng thể chứng minh đầy đủ thì cơ quan tố tụng - Viện Kiểm sát có xu hướng chuyển sang tội làm giàu bất hợp pháp.

Đa phần các vụ án xét xử tội danh này, thường mang tình tiết công chức nhà nước lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho người khác, nhận được số lượng lớn tài sản, ngoài tội nhận hối lộ và thu nhập hợp pháp cịn có một lượng lớn tài sản không rõ nguồn gốc.

<b>Case study 1<small>58</small></b>: Từ năm 1990 đến năm 2005, bị cáo Wang Huaizhong, một cựu phó thống đốc của tỉnh An Huy, đã lợi dụng chức vụ Bí thư Thành ủy Phụ Dương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều lần nhận hối lộ để trục lợi. Ngoại trừ số tiền phạm tội hối lộ và thu nhập hợp pháp, Wang Huaizhong khơng giải trình được nguồn gốc hợp pháp của số tài sản trị giá 4.805.811.030 RMB (khoảng 13 nghìn tỷ VNĐ). Tịa án Nhân dân Cấp cao Tỉnh Sơn Đơng (2004) đã tun giữ ngun hình phạt tử hình đối với bị cáo Wang Huaizhong trong bản án sơ thẩm, đồng thời tước quyền chính trị suốt đời và quyết định tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.

<b>Case study 2<small>59</small>: Ngày 25 tháng 8 năm 2008, Xie Mingzhong, nguyên bí thư thành </b>

ủy Văn Xương, tỉnh Hải Nam, bị Tòa án nhân dân trung cấp tỉnh Hải Nam kết án tử hình vì tội nhận hối lộ và có số tài sản khổng lồ không rõ nguồn gốc. Khối tài sản khổng lồ mà Xie Mingzhong khơng giải trình được nguồn gốc hợp pháp bao gồm hơn 5 triệu Nhân dân tệ, hơn 1,8 triệu đô la Hồng Kông và hơn 90.000 đô la Mỹ… (khoảng hơn 24 tỷ VNĐ)

<b>Case study 3<small>60</small>: Hu Changqing, quan chức cấp tỉnh và cấp bộ đầu tiên bị kết án tử </b>

hình kể từ khi cải cách và mở cửa, đã bị tòa án kết án 4 năm tù vì tội lập lờ nguồn gốc của khối tài sản khổng lồ vì khơng giải thích được nguồn gốc hợp pháp của số tài sản

<small> (truy cập ngày 28/7/2023) </small>

<small>60 Zhaoming, “Hồ Trường Thanh: Quan chức cấp tỉnh và cấp bộ đầu tiên nhận án tử hình”, </small>

<i><small>Jiangxi.news. </small></i>

<small> (truy cập ngày 28/7/2023) </small>

</div>

×