Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ đó trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của học sinh sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.56 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN</b>

<i><b>Họ và tên: Lý Linh LinhMã số SV: 11223508</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN</b>

<i><b>Họ và tên: Lý Linh LinhMã số SV: 11223508</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

MỞ ĐẦU1NỘI DUNG A. Cơ sở lý thuyết

I. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội...1

1. Tồn tại xã hội...1

2. Ý thức xã hội...2

a. Khái niệm của ý thức xã hội...2

b. Kết cấu, tính giai cấp, các hình thái của ý thức xã hội...2

II. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội...3

1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội...3

2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội...3

a. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội...3

b. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội...4

c. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển...5

d. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội ...5

e. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội...6

B. Ý nghĩa của việc nghiên cứu trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của học sinh, sinh viên hiện nay...7

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Đời sống xã hội có hai lĩnh vực quan trọng là lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần, đó cũng chính là hai lĩnh vực tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vì vậy, cùng với việc phân tích các quy luật của sự phát triển xã hội, các quan hệ kinh tế và các quan hệ chính trị - xã hội thì khơng thể khơng chú trọng đến mặt quan trọng khác của đời sống xã hội là ý thức xã hội. Trong triết học Mác - Lênin khái niệm ý thức xã hội gắn liền với khái niệm tồn tại xã hội.

Theo quan điểm duy vật lịch sử, tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng, thể hiện ở việc các hình thái ý thức xã hội khơng hề thụ động mà chúng đều có sự tác động ngược trở lại tồn tại xã hội. Hay nói cách khác, trong mối quan hệ, tồn tại xã hội đóng vai trò quyết định đối với ý thức xã hội nhưng ý thức xã hội lại có tính độc lập tương đối và có sự tác động trở lại, ý thức xã hội khơng hồn tồn mang tính thụ động hoặc tiêu cực, Vì sao chủ nghĩa duy vật lịch sử lại rút ra được trong mối quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội là mối quan hệ biện chứng? Bời nguyên lý vật chất có trước, ý thức có sau nhưng ý thức có tính độc lập tương đối vàtác động trở lại với vật chất.

Chẳng hạn như truyền thống yêu nước, nằm ở ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã hội, đặc biệt là phương thức sản xuất đổi thay thì cũng kéo theo những tư tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức,... thay đổi. Như tình cảm yêu nước qua mỗi giai đoạn lịch sử lại thể hiện một cách khác nhau; không phải cứ ra chiến trường như những năm của thế kỉ XX là yêu nước, ngày nay yêu nước được biểu hiện ở rất nhiều phương diện, như việc cố gắng học tập tốt để gom góp trí tuệ, sự năng động sáng tạo của bản thân vào công việc cũng đã là yêu nước.

<b>NỘI DUNGA. Cơ sở lý thuyết</b>

<b>I. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội1. Tồn tại xã hội</b>

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội. Đó là q trình hoạt động, sinh sống vật chất của các cá nhân cùng với những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ.

Trong toàn bộ sinh hoạt hiện thực của con người, trước hết nói đến vị trí, vai trị quan trọng quyết định của sản xuất vật chất, đặc biệt là sự sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình.”

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Tồn tại xã hội không chỉ quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà cịn quyết định cả nội dung và hình thức biểu hiện của nó. Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội có thể được các hình thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh từ các góc độ khác nhau theo những cách thức khác nhau.

Ví dụ như: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy các bộ lạc người sống bầyđàn sống bằng hình thức săn bắt, hái lượm, dùng đá để chế tác cơng cụ. Cơng cụ cịn rất thơ sơ song đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người biết tận dụng và sửdụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ, …. Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng phong phú của các loài động thực vật nên nguồn tài nguyên rất phong phú.

<b>2. Ý thức xã hội</b>

<i>a. Khái niệm</i>

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Nói cách khác, ý thứcxã hội là những quan hệ tinh thần giữa con người với nhau, là mặt tinh thần trong quá trình lịch sử.

Khi so sánh với ý thức cá nhân (thế giới tinh thần của những con người riêng biệt, cụ thể), ta thấy ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, thâm nhập vào nhau. Ý thức xã hội gồm những hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác nhau.

Ví dụ như:

 Ý thức xã hội: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam Ý thức cá nhân: Sự gần gũi gắn bó, lịng u q hương, đất nước của

mỗi cá nhân, công dân Việt Nam.

<i>b. Kết cấu, tính giai cấp, các hình thái của ý thức xã hội</i>

Ý thức xã hội có kết cấu phức tạp, dựa trên các căn cứ khác nhau, người ta chia ý thức xã hội thành nhiều loại hình, bộ phận khác nhau. Đời sống tinh thần hay ý thức xã hội vô cùng phức tạp, các nhà triết học duy tâm đã thổi phồng vai trò của ý thức con người, rộng ra là ý thức xã hội. Dựa vào nội dung và lĩnh vực phản ánh thì ý thức chia thành: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học, ý thức tơn giáo,... Dựa vào trình độ phản ánh đối với tồn tại xã hội, ý thức xã hội lại chia thành: ý thức xã hội thông thường, ý thức xãhội lý luận. Cịn dựa vào hai trình độ phản ánh đối với tồn tại xã hội, ý thức xã hội

<b>2 | </b>P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

lại chia thành: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tùy từng thời kỳ mà lại biểu hiện khác nhau.

Tính giai cấp của ý thức xã hội, biểu hiện ở cả tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội, bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều chịu sự chi phối của chính trị, pháp quyền, đạo đức,.. Và chịu sự chi phối của những giai cấp thống trị, lãnh đạo, chiếm hữu nhiều tư liệu sản xuất của xã hội.

Ý thức xã hội tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, những hình thái chủyếu có thể kể đến: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức lý luận (hay ý thức khoa học), ý thức thẩm mỹ (hay ý thức nghệ thuật), ý thức tơn giáo. Sự phong phú của các hình thái ý thức xã hội phản ánh sự phong phú của đời sống xã hội.

<b> II. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội</b>

Theo quan điểm thế giới quan duy vật lịch sử, tồn tại xã hội hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ảnh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Trong lĩnh vực xã hội thì quan hệ biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước,nó quyết định ý thức xã hội điều này thể hiện ở chỗ:

 Tồn tại xã hội là cơ sở khách quan của sự ra đời của ý thức xã hội (nghệ thuật, tư tưởng, chính trị, pháp quyền).

 Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của ý thức xã hội.

 Tồn tại xã hội thay đổi sẽ làm cho ý thức xã hội thay đổi. Mức độ thayđổi của các bộ phận trong ý thức xã hội diễn ra khác nhau. VÍ dụ như chính trị, pháp luật sẽ biến đổi nhanh hơn cịn nghệ thuật, tơn giáo biến đổi chậm hơn.

 Ý thức xã hội sẽ mang tính giai cấp nếu xã hội có giai cấp.

<b>2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội</b>

Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được biểu hiện qua:

<i>a. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội</i>

Lịch sử xã hội loài người đã cho thấy ý thức xã hội cũ vẫn luôn tồn tại dùcho xã hội cũ đã biến mất từ rất lâu. Tính độc lập tương đối này biểu hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội như truyền thống, thói quen và nhất là tập quán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội do những nguyên nhân sau đây:

 Thứ nhất, do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập qn cũng nhưtính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái xã hội. Hơn nữa, những điềukiện tồn tại xã hội mới cũng chưa đủ để làm cho những thói quen, tập quán và truyền thống cũ hoàn toàn mất đi.

 Thứ hai, ý thức xã hội mang tính giai cấp. Các tập đồn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám chặt vào những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền lợi ích kỷ của họ, để chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.

Ta nhận thấy, ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Cho nên trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, chúng ta sẽ cần phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại âm mưu và hành động phá hoại những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xóa bỏ những tàn dư ý thức cũ. Ví dụ như mặc dù chế độ phong kiến đã bị xóa bỏ hồn tồn nhưng tư tưởng lạc hậu và phong tục cổ hủ vẫn còn đâu đó ở những vùng sâu vùng xa của nước ta. Xã hội thay đổi nhưng tử tưởng vẫn chưa theo kịp có thể lấy ví dụ điển hình như việc ép duyên, gia trưởng, không coi trọng việc học, trọng nam khinh nữ. Thật đáng buồn rằng cho đến tận ngày nay các tư tưởng này vẫn còn xuất hiện trongnhận thức của nhiều người.

<i>b. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội</i>

Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến, có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội,dự báo được tương lai, và có tác dụng tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào hướng giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất mà xã hội đặt ra.

Điều này được biểu hiện ở:

 Tư tưởng khoa học (xuất phát từ tồn tại xã hội) có thể vượt trước, dự báo sự phát triển của tồn tại xã hội. Những tư tưởng ấy phản ánh đúngnhững mối liên hệ bản chất của tồn tại xã hội; phản ánh được logic khách quan, xu thế phát triển tất yếu của tồn tại xã hội.

 Tư tưởng của Mác: Cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở những nước cịn lạc hậu về kinh tế chứ khơng phải là chủ nghĩa tư bản phát triển cao. Sau này đến thời kỳ của Lênin thì những suy đốn đó xảy ra. Ví dụ điển hình là cách mạng tháng 8 ở Việt Nam.

 Ý thức xã hội xuất phát từ ý muốn chủ quan là phản khoa học, nó sẽ rơi vào sai lầm, ảo tưởng, chủ quan khi nó xuất phát từ ý muốn chủ

<b>4 | </b>P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

quan của con người chứ không phải xuất phát từ hiện thực khách quan.

Khi chúng ta nói rằng, tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội thì khơng có nghĩa ý thức xã hội khơng cịn bị tồn tại xã hội quyết định. Mà là cho đến cùng nó ln bị tồn tại xã hội quy định. Vì vậy, trong thời đại của chúng ta, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn đang là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho sự nhận thức và cho công cuộc cải tạo hiện thực.

Ví dụ như ngay từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn còn đang ở trong thời kỳ phát triển tự do cạnh tranh thì Các Mác đã đưa ra dự báo rằng quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ bị một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn thay thế trong thời giantới.

Ý nghĩa: Những tư tưởng khoa học vượt trước có vai trị định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người. Nếu khơng có tư tưởng, ý thức dẫn đường, con người sẽ mò mẫm trong hành động dẫn đến thất bại.

<i>c. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển</i>

Như chúng ta đã biết trong đời sống tinh thần của một cộng đồng có thể có những nhân tố tinh thần, xã hội vốn không phải được nảy sinh từ điều kiện sinh hoạt vật chất khách quan của cộng đồng đó, mà là sự giao lưu, tiếp biến tư tưởng văn hóa giữa các cộng đồng người hoặc kế thừa truyền thống tư tưởng từ những cộng động người trong lịch sử để lại.

Vì vậy, khi chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ thì khơng những phải vạch ra tính chất phản khoa học của những trào lưu tư tưởng phản động trong điều kiện tại, mà còn phải chỉ ra những nguồn gốc lý luận của chúng trong lịch sử.

Bởi vì ý thức xã hội có tính kế thừa, nên khi các chủ thể thực hiện việc nghiên cứu một tư tưởng nào đó đều sẽ cần phải dựa vào quan hệ kinh tế thể hiện vàphải chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó.

Ví dụ như khi là cách mạng tư sản chống phong kiến, các chủ thể là những nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản đã khôi phục những tư tưởng duy vật và nhân bản của thời cổ đại. Ngược lại, ta nhận thấy những giai cấp lỗi thời và các nhà tư tưởng của nó thì tiếp thu, khôi phục những tư tưởng, những lý thuyết xã hội phản tiến bộ của những thời kỳ lịch sử trước.

<i>d. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội</i>

Các hình thái ý thức xã hội phản ánh những hồn cảnh khác nhau dù vai trị của các hình thái ý thức xã hội khơng giống nhau nhưng chúng vẫn có sự tác động qua lại với nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

 Thứ hai, ở mỗi thời đại nhất định, có một số hình thái ý thức nổi lên, có vai trị chi phối ảnh hưởng đến các hình thái ý thức khác.Ví dụ như ở Hу Lạp cổ đại, triết học à nghệ thuật đóng ai trò đặc ᴠ ᴠbiệt to lớn; còn ở Tâу Âu trung cổ thì tơn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần хã hội như triết học, đạo đức, nghệ thuật, chính trị, pháp quуền. Ở giai đoạn lịch ѕử ѕau nàу thì ý thức chính trị lại đóng ai trị to lớn tác động đến các hình thái ý thức хã hội khác. Ở ᴠPháp nửa ѕau thế kỷ XVIII à ở Đức cuối thế kỷ XIX, triết học à ᴠ ᴠ

ăn học là cơng cụ quan trọng nhất để nhằm mục đích có thể tuуên ᴠ

truуền những tư tưởng chính trị, là ũ đài của cuộc đấu tranh chính trịᴠcủa các lực lượng хã hội tiên tiến.

Ý nghĩa: Khi phân tích một hình thái ý thức xã hội không chỉ chú ý đến điều kiện kinh tế đã sinh ra nó, những yếu tố mà nó đã kế thừa mà cịn phải chú ý tới sự tác động của nó đến hình thái ý thức khác.

<i>e. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội</i>

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trị của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế, phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển của xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất của các mối quan hệkinh tế mà tư tưởng đó sinh ra.

Tư tưởng chính sách, tiến bộ cách mạng phản ánh đúng hiện thực khách quan thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại, tư tưởng chủ trương khơng phù hợp thìnó sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Ví dụ như hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội của các nước Tây Âu vào thế kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản đã trở thành vũ khí về mặt tư tưởng cho giai cấp vô sản đứng lên đấu tranh để xóa bỏ xã hội tư bản. Ý nghĩa: Phải phát huy vai trò của tư tưởng tiến bộ, cách mạng, khoa học,... Đẩy mạnh Cách mạng xã hội lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thấy tầm quan trọng của ý thức xã hội trong q trình hình thành nền văn hóa mới và con người mới.

<b>6 | </b>P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>B. Ý nghĩa của việc nghiên cứu trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc </b></i>

<b>của học sinh, sinh viên hiện nay.I.Bản sắc văn hóa là gì?</b>

Theo tâm lý học xã hội, bản sắc chính là những cá tính khác nhau của một cá thể hay một nhóm xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hịa những giá trị văn hóa bền vững, cốt cách, diện mạo của một dân tộc, là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưngkhơng thể hịa lẫn được với những dân tộc khác.

<b>II.Biểu hiện</b>

Căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra ý thức xã

hội. Dựa vào hai trình độ phản ánh đối với tồn tại xã hội, ý thức xã hội lại chia thành tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tâm lý xã hội ở học sinh, sinh viên trước việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc có thể kể đến như tinh thần đồn kết, đức tính cần cù, sáng tạo trong việc học tập, tính giản dị trong lối sống. Nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay, điều này được thể hiện rõ nhất trong việc giới trẻ có ý thức giữ gìn và quan trọng nhất là phát huy, kế thừa, truyền bá văn hóa, truyền thống để tạo điều kiện cho nước ta trong việc mở rộng giao lưu giữa các nền văn hóa, sáng tạo giá trị mới, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, thơng qua sự hội nhập đó cũng kiểm chứng tính bền vững của giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Căn nguyên của ý thức xã hội đó do mơi trường xã hội, mơi trường văn hóa khi ý thức bảo vệ văn hóa dân tộc luôn được truyền bá, giáo dục xuyên suốt những năm tháng trưởng thành của lớp trẻ để họ nhận thức được tầm quan trọng của việc củng cố ý thức tự tôn dân tộc. Dựa vào tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, như ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Ví dụ như những phong tục cổ hủ, những suy nghĩ lạc hậu vẫn đâu đó tồn tại gây kìm hãm sự giàu đẹp của văn hóa thì các bạn trẻ phải học cách loại bỏ, chọn lọc. Hay ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội, là khi học sinh, sinh viên ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của bản sắc văn hóa, từ đó rèn cho mình những ý thức mang tính đóng góp, sáng tạo, vượt trướcthời đại, căn cứ vào tồn tại xã hội, phương thức sản xuất, các điều kiện sinh hoạt, vật chất,... Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển, cả mặt tích cực lẫn hạn chế, chính bởi vậy, học sinh, sinh viên cần biết kế thừa ý thức có chọn lọc, kế thừa theo phủ định biện chứng, tiếp thu những cái tích cực cịn những mặt hạn chế có thểkể đến như khinh thường văn hóa dân tộc, phỉ báng, cười chê truyền thống nước nhà, không tôn trọng phong tục tập quán ông cha. Nguyên do của suy nghĩ này là dotồn tại xã hội, khi chưa được đầu tư và tập trung phát triển giáo dục việc phát huy bản sắc văn hóa. Một thực tế nữa trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là từ nhận thức chưa thấu đáo về những giá trị văn hóa dân tộc, dẫn đến việc xuất hiện những sản phẩm văn hóa "khơng giống ai", khơng rõ bản sắc văn hóa dân tộc.

</div>

×