Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia cát bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 204 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ==================== </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ==================== </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP </b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI THẾ ĐỒI </b>

<b>HÀ NỘI - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Một phần số liệu của luận án được thu thập từ các ô mẫu nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà”, mã số ĐTĐL.CN-25/17 mà nghiên cứu sinh là cộng tác viên và đã được chủ nhiệm đề tài đồng ý để sử dụng trong luận án .

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2024 </i>

<b> Nghiên cứu sinh </b>

<b> Lê Hồng Liên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Để hồn thành bản luận án này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban lãnh đạo Khoa Lâm học, Bộ môn Lâm sinh, Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Cát Bà, nhóm cán bộ của Viện nghiên cứu Lâm sinh, Thầy giáo hướng dẫn khoa học, các chuyên gia và đồng nghiệp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Lâm học, các Thầy Cô bộ môn Lâm sinh, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình chia sẻ, đóng góp ý kiến về mặt chun mơn để luận án được hồn thiện.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, nhân viên, người dân địa phương tại Vườn Quốc gia Cát Bà đã tạo điều kiện cho tôi trong q trình thu thập số liệu.

Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu lâm sinh, nhóm cán bộ nghiên cứu thuộc đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng mơ hình cộng đồng bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà”, mã số ĐTĐL.CN-25/17, đã hỗ trợ trong quá trình điều tra thu thập số liệụ nghiên cứu.

Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa học, các chuyên gia, các tác giả của những nghiên cứu đã được trích dẫn trong luận án.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã ln là chỗ dựa vững chắc và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận án tốt nhất.

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2024 </i>

<b> Nghiên cứu sinh </b>

<b> Lê Hồng Liên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ </b>

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn

Ki Hệ số tổ thành lồi cây tái sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

KNXTTS Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

KNXTTS-TBS Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung

M, (m<small>3</small>) Trữ lượng N (cây) Số cây, mật độ

SI Chỉ số tương đồng thành phần loài

TSTV Tái sinh có triển vọng

QXTVR Quần xã thực vật rừng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI CAM ĐOAN ... i </b>

<b>LỜI CẢM ƠN ... ii </b>

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU ... vii </b>

<b>1. Sự cần thiết của luận án ... 1 </b>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2 </b>

<b>3. Ý nghĩa của luận án ... 2 </b>

<b>4. Những đóng góp mới ... 3 </b>

<b>5. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu ... 3 </b>

<b>6. Cấu trúc luận án ... 4 </b>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 5 </b>

<b>1.1. Trên thế giới ... 5 </b>

1.1.1. Phân bố và đặc điểm của HST núi đá vôi ... 5

1.1.2. Đặc điểm hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi ... 6

1.1.3. Nguyên nhân suy thối rừng núi đá vơi... 8

1.1.4. Nghiên cứu phục hồi rừng trên núi đá vôi ... 10

<b>1.2. Tại Việt Nam ... 12 </b>

1.2.1. Phân bố và đặc điểm của HST núi đá vôi ... 12

1.2.2. Đặc điểm hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi ... 14

1.2.3. Ngun nhân suy thối rừng núi đá vơi... 15

1.2.4. Nghiên cứu phục hồi rừng trên núi đá vôi ... 15

<b>1.3. Nghiên cứu phục hồi rừng tại VQG Cát Bà ... 20 </b>

<b>1.4. Thảo luận chung ... 22 </b>

<b>CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25 </b>

<b>2.1. Nội dung nghiên cứu... 25 </b>

2.1.1. Đánh giá hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi và thực trạng quản lý rừng tại VQG Cát Bà... 25

2.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà ... 25

2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái - xã hội tới phục hồi rừng và phân chia mức độ phục hồi của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà ... 25

2.2.4. Đề xuất các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà... 25

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 25 </b>

2.2.1. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp tiếp cận ... 25

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ... 29

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ... 39

<b>CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 48 </b>

<b>3.1. Hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi và thực trạng quản lý rừng tại VQG Cát Bà ... 48 </b>

3.1.1. Hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi ở VQG Cát Bà ... 48

3.1.2. Thực trạng quản lý và các giải pháp phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà... 55

<b>3.2. Đặc điểm lâm học của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá tại VQG Cát Bà ... 62 </b>

3.2.1. Phân loại các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ... 62

3.2.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ... 66

3.2.3. Đặc điểm cấu trúc lớp cây tái sinh ... 83

3.2.4. Biến động về cấu trúc, đa dạng tầng cây cao và lớp cây tái sinh ... 89

3.2.5. Đặc điểm đất của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ... 102

<b>3.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái - xã hội tới phục hồi rừng và phân chia mức độ phục hồi của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà ... 107 </b>

3.3.1. Ảnh hưởng của một số của nhân tố sinh thái - xã hội đến phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi ... 107

3.3.2. Phân chia và đánh giá mức độ phục hồi của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ... 114

<b>3.4. Đề xuất các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà ... 124 </b>

3.4.1. Quan điểm giải pháp quản lý và phục hồi rừng... 124

3.4.2. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ... 125

<b>CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ... 132 </b>

<b>4.1. Kết luận ... 132 </b>

<b>4.2. Tồn tại ... 133 </b>

<b>4.3. Kiến nghị ... 133 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 134 </b>

<b>DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ... 146 </b>

<b>PHỤ LỤC ... 147</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>

Bảng 1.1. Tổng kết một số mơ hình phục hồi rừng tự nhiên nghèo ... 18

Bảng 2.1. Số lượng các đối tượng tham gia phỏng vấn ...30

Bảng 2.2. Một số đặc điểm khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình và thổ nhưỡng VQG Cát Bà ... 45

Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích thảm thực vật rừng của VQG Cát Bà ...48

Bảng 3.2. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật trên núi đá vôi VQG Cát Bà ...50

Bảng 3.3. Tình trạng bảo tồn hệ thực vật trên núi đá vôi VQG Cát Bà ...52

Bảng 3.4. Thống kê tài nguyên thực vật rừng, ĐDSH ở VQG Cát Bà ...54

Bảng 3.5. Khái quát thực trạng quản lý rừng ở khu vực VQG Cát Bà ...56

Bảng 3.6. Tác động của cơ chế, chính sách đến hoạt động bảo tồn ĐDSH, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại VQG Cát Bà ...57

Bảng 3.7. Đặc điểm một số mơ hình phục hồi rừng chủ yếu ở VQG Cát Bà ...59

Bảng 3.8. Phân loại kiểu rừng và kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ở VQG Cát Bà ...64

Bảng 3.9. Một số đặc trưng cấu trúc tầng cây cao các kiểu phụ rừng trên núi đá vôi ...67

Bảng 3.10. Một số đặc trưng cấu trúc lớp cây tái sinh các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ...84

Bảng 3.11. Chỉ số tương đồng SI tầng cây cao giữa các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ...89

Bảng 3.12. Tổng hợp một số đặc trưng cấu trúc tầng cây cao của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ...92

Bảng 3.13. Chỉ số đa dạng Margalef (d1), Menhinik (d2), Simpson (D) và Shanon (H) tầng cây cao của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ...94

Bảng 3.14. Chỉ số đa dạng Rényi tầng cây cao của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ...95

Bảng 3.15. Chỉ số tương đồng SI lớp cây tái sinh giữa các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ...95

Bảng 3.16. Biến động cấu trúc tầng cây cao và lớp cây tái sinh của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi ...97

Bảng 3.17. Tổng hợp một số đặc trưng cấu trúc lớp cây tái sinh của các kiểu phụ rừng ở VQG Cát Bà ... 100

Bảng 3.18. Chỉ số đa dạng của Margalef (d1), Menhinik (d2) Simpson (D) và Shanon (H) lớp cây tái sinh của các kiểu phụ rừng trên núi đá vôi ở VQG Cát Bà .. 101

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bảng 3.19. Chỉ số đa dạng Rényi lớp cây tái sinh của các kiểu phụ rừng trên núi đá

Bảng 3.27. Nhóm các giải pháp phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi ... 126

<b>DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ </b>Hình 1.1. Phân bố địa hình núi đá vơi tồn cầu (màu nâu) cùng với ranh giới các vùng sinh thái trên cạn (màu xanh lá cây) và vùng sinh thái dưới biển (màu <i>xanh dương) “Nguồn: Ford và Williams, 2007” [101] ...5</i>

Hình 1.2. Phân bố các quần thể thực vật theo vị trí địa hình của núi đá vôi (Limestone = đá vôi; Piedmond = chân núi; TDFr = rừng rụng lá nhiêt đới <i>trên bề mặt đá vôi; TDFs = rừng rụng lá nhiệt đới trên tầng đất sâu) “Nguồn: Wang và cộng sự, 2019” [152] ...6</i>

Hình 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và thoái hoá của rừng trên núi <i>đá vôi “Nguồn: Wang cộng sự, 2019” [143] ...9</i>

<i>Hình 1.4. Khung căn cứ lựa chọn giải pháp phục hồi rừng “Nguồn: Holl và Aide, 2011” [108] ...11</i>

<i>Hình 1.5. Phân bố địa hình cacxtơ ở Việt Nam “Nguồn: Vũ Tự Lập, 2004 và Đào Trọng Năng, 1979” [44], [48] ...13 </i>

Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu ...29

Hình 2.2. Sơ đồ tuyến và OTC điều tra tại VQG Cát Bà ...33

Hình 2.3. Sơ đồ bố trí các ơ thứ cấp trong OTC...33

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Hình 2.4. Mô phỏng mức độ phục hồi rừng theo tiêu chuẩn quốc tế “Nguồn: </i>

<i>McDonald và cộng sự, 2016” [122] ...38</i>

Hình 2.5. Sơ đồ cấu trúc, chức năng của các phân khu (vùng lõi) và vùng đệm các lâm phần tại VQG Cát Bà ... 44

Hình 3.1. Các taxon của hệ thực vật trên núi đá vôi VQG Cát Bà ...49

Hình 3.2. Các họ đa dạng nhất hệ thực vật trên núi đá vôi VQG Cát Bà ...50

Hình 3.3. Các dạng sống của hệ thực vật trên núi đá vơi VQG Cát Bà ...51

Hình 3.4. Cơng dụng hệ thực vật trên núi đá vôi VQG Cát Bà ...52

Hình 3.5. Phân bố N/D1.3 vàN/Hvn tầng cây cao của kiểu phụ rừng I.Đk1 tại các ưu hợp Lòng mang đa hình + Chẹo tía + Ơ rơ (a, b), Chẹo tía + Cơm tầng + Nhội (c, d) và Sấu + Mòng + Huỳnh đường cao (e, f) ...70

Hình 3.6. Phân bố N/D1.3 vàN/Hvn tầng cây cao của kiểu phụ rừng I.NP1-1 tại các ưu hợp Sấu + Ô rô (a, b), Huỳnh đường cao + Ô rơ (c, d) và Sao hịn gai + Hồng tùng + Re hương (e, f) ...72

Hình 3.7. Phân bố N/D1.3 vàN/Hvn tầng cây cao của kiểu phụ rừng I.Np1-2 tại các ưu hợp Chẹo tía + Cơm Trắng (a, b), Chẹo tía + Kháo vàng (c, d) và Hồng qn + Chẹo tía + Cơm tầng (e, f) ...74

Hình 3.8. Phân bố N/D1.3 vàN/Hvn tầng cây cao của kiểu phụ rừng I.Np1-3 tại các ưu hợp Trâm núi + Trường + Ơ rơ (a, b), Lịng mang + Trâm núi (c, d) và Ơ rơ + Trường (e, f) ...76

Hình 3.9. Phân bố N/D1.3 vàN/Hvn tầng cây cao kiểu phụ rừng I.Np1-4 tại các ưu hợp Côm tầng + Mòng (a, b), Mạy tèo + Chà ran (c, d) và Trường kẹn + Ơ rơ (e, f) ...78

Hình 3.10. Phân bố N/D1.3 vàN/Hvn tầng cây cao kiểu phụ rừng I.Np2-1 tại các ưu hợp Trọng đũa + Mật sạ (a, b), Sảng nhung + Chẹo tía + Lòng mang (c, d) và Vạng trứng + Chẹo tía + Hồng qn (e, f) ...80

Hình 3.11. Phân bố N/D1.3 vàN/Hvn tầng cây cao I.Np2-2 tại các ưu hợp Vả + Bời lời lá tròn (a, b), Vả + Bời lời lá tròn + Lòng mang (c, d) và Vả + Lòng mang + Bời lời lá tròn (e, f)...82

Hình 3.12. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái - xã hội đến đặc điểm cấu trúc tầng cây cao tại các kiểu phụ rừng (a) và QXTV (b) ... 112

Hình 3.13. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái - xã hội đến đặc điểm cấu trúc lớp cây tái sinh tại các kiểu phụ rừng (c) và QXTV (d) ... 113

Hình 3.14. Phân lớp các kiểu phụ rừng (a) và QXTV (b) của tầng cây cao ... 115

Hình 3.15. Phân lớp các kiểu phụ rừng (a) và QXTV (b) lớp cây tái sinh... 117

Hình 3.16. Mức độ phục hồi theo các tiêu chí của các kiểu phụ rừng (a) và QXTV (b) ... 123

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Sự cần thiết của luận án </b>

Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà là một khu vực đặc thù cho rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam với nhiều đặc trưng về sinh thái (biển đảo) và có vai trị quan trọng trong hệ thống rừng đặc dụng và bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) Việt Nam. Tổng diện tích của VQG là 17.362,96 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp là 10.443,6 ha, chiếm 60,2% tổng diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên (chủ yếu là rừng trên núi đá vơi) có 5.891,69 ha chiếm 56,6% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó: 1.056,27 ha là rừng nguyên sinh chiếm 17,3% tổng diện tích rừng; rừng thứ sinh 4.856,09 ha, chủ yếu là rừng nghèo và nghèo kiệt, chiếm gần 70% tổng diện tích rừng tự nhiên (VQG Cát Bà, 2020) [88]. Thảm thực vật rừng tự nhiên trên núi đá vôi ở VQG Cát Bà thuộc kiểu rừng kín lá rộng thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới và được chia thành các kiểu phụ thổ nhưỡng và kiểu phụ nhân tác (Thái Văn Trừng, 1978) [77], có cấu trúc, tổ thành phong phú và phân bố trên địa hình phức tạp. Hiện nay, phần lớn các kiểu phụ rừng này là rừng lá rộng thường xanh thứ sinh nghèo, nhiều lồi cây q, hiếm ít xuất hiện và đang bị đe

<i>doạ nghiêm trọng, như Đinh (Markhamia stipulata), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Kim giao (Nageia fleuryi), Cọ hạ long (Livistona halongensis), v.v (VQG Cát Bà, 2020) [88]. Hệ sinh thái rừng (HSTR) tự </i>

nhiên trên núi đá vôi khi đã bị bị tàn phá thì việc phục hồi trở lại trạng thái ban đầu gặp rất nhiều khó khăn do khả năng tự phục hồi thấp và cần thời gian dài, đặc điểm này khác hẳn các HSTR núi đất.

Trên quan điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của HSTR và giữa chúng với môi trường. Việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng nhằm duy trì rừng như một hệ sinh thái (HST) ổn định, có sự hài hồ của các nhân tố cấu trúc, lợi dụng tối đa mọi tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy bền vững các chức năng có lợi của rừng cả về kinh tế, xã hội và sinh thái. Hiểu biết về các đặc điểm lâm học chủ yếu như cấu trúc và tái sinh rừng cũng như mối quan hệ tương tác giữa cây rừng với các nhân tố hoàn cảnh sẽ giúp định hướng đúng các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm thúc đẩy phục hồi rừng tự nhiên thứ sinh. Đến nay, nhiều nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên đã được thực hiện nhưng vẫn chưa thể bao quát hết các đối tượng, chưa làm rõ đặc thù của các loại hình rừng ở từng

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

khu vực cụ thể, đặc biệt là các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi do điều kiện địa hình phức tạp, bao gồm cả VQG Cát Bà.

<i><b>Do đó, đề tài luận án: “Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng trên núi </b></i>

<i><b>đá vôi tại Vườn Quốc gia Cát Bà” được thực hiện, trong đó tập trung nghiên cứu sâu, </b></i>

tương đối hệ thống và toàn diện bằng các phương pháp nghiên cứu sinh thái định lượng nhằm góp phần bổ sung những hiểu biết mới về rừng tự nhiên (phân loại các kiểu phụ rừng, đặc điểm cấu trúc tầng cây cao, tái sinh tự nhiên, (TSTN), tính đa dạng thực vật, điều kiện lập địa, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội lên q trình phục hồi rừng), từ đó làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp để phục hồi và phát triển bền vững HSTR tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà, khu vực biển đảo lớn nhất Việt Nam.

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu lý luận </b>

Cung cấp được luận cứ khoa học cho nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà.

<b>2.2. Mục tiêu thực tiễn </b>

- Xác định được những đặc trưng về hiện trạng và thực trạng quản lý rừng, lập địa, cấu trúc sinh thái, tái sinh, đa dạng loài thực vật trong mối liên hệ tương tác với các nhân tố kinh tế - xã hội cho các kiểu phụ rừng và quần xã thực vật rừng (QXTVR) tại VQG Cát Bà.

- Phân chia được các kiểu phụ QXTVR điển hình để đề xuất giải pháp phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà.

<b>3. Ý nghĩa của luận án 3.1. Ý nghĩa khoa học </b>

Xác định được 7 kiểu phụ rừng và 21 QXTVR dựa trên những đặc trưng cụ thể về lập địa, thảm thực vật (cấu trúc tầng cây cao và số lượng, chất lượng cây tái sinh), các chỉ số đa dạng sinh học (ĐDSH) trong mối tương tác với các tác động kinh tế - xã hội tại VQG Cát Bà.

<b>3.2. Ý nghĩa thực tiễn </b>

Phân chia mức độ phục hồi và xây dựng được bản đồ phân bố của 7 kiểu phụ rừng và 21 QXTVR; từ đó đề xuất được một số giải pháp phục hồi cho từng kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vơi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>tài nguyên rừng tại VQG Cát Bà. 4. Những đóng góp mới </b>

1) Xác định được cơ sở khoa học để phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi gồm những đặc trưng cấu trúc sinh thái, động thái tái sinh, động thái phục hồi đa dạng loài thực vật trong mối liên hệ với yếu tố kinh tế - xã hội cho 7 kiểu phụ rừng và 21 QXTVR tại VQG Cát Bà.

2) Phân chia được mức độ phục hồi của 7 kiểu phụ rừng và 21 QXTVR, làm căn cứ đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà.

<b>5. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đá vôi (các kiểu phụ rừng và QXTVR) và một số nhân tố tác động tới rừng (các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội) tại VQG Cát Bà.

<b>5.2. Địa điểm nghiên cứu </b>

- Nghiên cứu các đặc điểm rừng tự nhiên trên núi đá vôi được thực hiện tại khu vực vùng lõi (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái) và vùng đệm (vùng đệm trong và vùng đệm ngoài) của VQG Cát Bà.

- Nghiên cứu các mơ hình phục hồi rừng, các nhân tố xã hội tác động tới quá trình phục hồi rừng được thực hiện ở cả khu vực vùng lõi và vùng đệm của VQG Cát Bà.

<b>5.3. Phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>5.3.1. Về nội dung </b></i>

- Hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi và thực trạng quản lý rừng: Nghiên cứu tập trung về quy mô diện tích, phân bố, ĐDSH, phân chia các kiểu phụ rừng và QXTVR; Đánh giá hiệu quả của một số mơ hình phục hồi rừng, các tác động của cơ chế, chính sách tới phục hồi rừng.

- Đặc điểm lâm học của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi: Tập trung nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao, TSTN, biến động cấu trúc và đa dạng của tầng cây cao và lớp cây tái sinh, đặc điểm đất.

- Một số nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phục hồi rừng và phân chia mức độ phục hồi của các kiểu phụ rừng và QXTVR tự nhiên trên núi đá vôi: Phân tích một số nhân tố xã hội (hoạt động của con người) và tự nhiên (lập địa và một số chỉ tiêu lâm học của các kiểu phụ rừng), cũng như mối quan hệ tương tác giữa xác nhân tố sinh thái - xã

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

hội tới các kiểu phụ rừng và QXTVR.

- Các giải pháp phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi: Dựa trên đặc trưng của

<b>từng kiểu phụ rừng và QXTVR để đề xuất các giải pháp phục hồi rừng. </b>

<i><b>5.3.2. Về đối tượng </b></i>

- Đề tài luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm của một số kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi (phân loại các kiểu phụ rừng, ĐDSH, cấu trúc tầng cây cao, TSTN và các nhân tố ảnh hưởng; trong đó rừng giàu/rừng nguyên sinh được sử dụng làm đối chứng về khả năng phục hồi của các kiểu phụ rừng và QXTVR) tại VQG Cát Bà.

- Đối với các bên liên quan có ảnh hưởng tới quá trình phục hồi rừng, đề tài luận án tập trung nghiên cứu cộng đồng dân cư tại chỗ và người dân di cư sinh sống tại VQG Cát Bà.

Phần mở đầu: 4 trang

Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 20 trang

Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 23 trang Chương 3. Kết quả và thảo luận: 84 trang

Kết luận, tồn tại và kiến nghị: 2 trang

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>

<i><b>1.1. Trên thế giới </b></i>

<b>1.1.1. Phân bố và đặc điểm của HST núi đá vôi </b>

Hệ sinh thái (HST) núi đá vơi (hay cịn gọi là Karst) là một cảnh quan đặc biệt được hình thành bởi sự hịa tan cacbonat, chiếm 12% diện tích đất tồn cầu và bao phủ khoảng 20% diện tích đất khơng có băng khơ của Trái đất (Hình 1.1). Nhìn chung, có khoảng 800.000 km<small>2</small> diện tích núi đá vơi ở nhiệt đới Đơng Nam Á và Nam Trung Quốc (Williams, 2008) [145] và khu vực này có 8 trong số 47 núi đá vơi được công nhận là bảo tồn di sản thế giới (Williams, 2008) [145]. Các tầng chứa nước núi đá vôi ít nhất là một phần nguồn nước uống cho gần một phần tư dân số thế giới (Ford và Williams, 2007) [101]. Những cảnh quan cacbonat thường xảy ra tình trạng thiếu nước do lượng mưa thay đổi theo mùa đáng kể (Ford và Williams, 2007) [101]. Hơn nữa, cảnh quan núi đá vôi thường được đặc trưng bởi các lớp đất mỏng, khả năng thẩm thấu cao, khả năng giữ nước thấp và đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những thay đổi môi trường và tác động của con người do các đặc điểm địa chất thủy văn độc đáo của chúng (Ford và Williams, 2007) [101].

<b>Hình 1.1. Phân bố địa hình núi đá vơi tồn cầu (màu nâu) cùng với ranh giới các vùng sinh thái trên cạn (màu xanh lá cây) và vùng sinh thái dưới biển (màu xanh </b>

<i><b>dương) “Nguồn: Ford và Williams, 2007” [101] </b></i>

Hệ thống thủy văn, thổ nhưỡng và HST là những yếu tố nhạy cảm nhất trong các

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

khu vực núi đá vôi. Lớp đất ở các khu vực núi đá vôi rất mỏng và tốc độ xói mịn vật lý cao hơn tốc độ hình thành đất (Ford và Williams, 2007 [101]; Gutiérrez cộng sự, 2014 [104]). Một khi đất bị mất đi sẽ rất khó phục hồi. Ngoài ra, việc mất đất làm trầm trọng thêm tình trạng khơ hạn núi đá vơi, vì lớp phủ đất là một trong những hồ chứa nước lớn nhất ở các khu vực này. Các đặc điểm trên là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa tính dễ bị tổn thương của đất ở các khu vực cacbonat và ở các khu vực có các loại đá khác và cũng là lý do giải thích cho các vấn đề liên quan đến sử dụng đất ở các khu vực núi đá vôi (Ford và Williams, 2007) [107].

<b>1.1.2. Đặc điểm hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi </b>

Theo Liu và cộng sự (2021) [117], do mơi trường đất có chất lượng thấp và giàu canxi, thực vật ở các khu vực núi đá vôi chủ yếu thích nghi với tỷ lệ đá lớn, thường mảnh mai và ưa canxi. Cây sinh trưởng chậm, sự phát triển của thảm thực vật bị hạn chế bởi điều kiện đất và nước; do đó, thảm thực vật ở các khu vực núi đá vơi có mức độ chống chịu thấp và dễ bị tổn thương hơn so với các khu vực khác (Kiew và cộng sự, 2019) [115].

<b>Hình 1.2. Phân bố các quần thể thực vật theo vị trí địa hình của núi đá vơi (Limestone = đá vôi; Piedmond = chân núi; TDFr = rừng rụng lá nhiêt đới trên </b>

<i><b>bề mặt đá vôi; TDFs = rừng rụng lá nhiệt đới trên tầng đất sâu) “Nguồn: Wang và cộng sự, 2019” [152] </b></i>

Núi đá vôi thường được nhận định như những ốc đảo sinh thái (Hình 1.2) với sự khác biệt rõ rệt so với những hệ thực vật liền kề về thành vật loài, diện mạo và dạng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

sống (Wang và cộng sự, 2019 [143]). Lớp đất mỏng và không liên tục là đặc trưng của HST núi đá gắn liền với sự khô hạn và nghèo dinh dưỡng (Wang và cộng sự, 2019 [143]). Hệ thực vật chịu tác động bởi lập địa khô hạn chủ yếu là các loài cây thân thảo, cây gỗ thưa thớt, xương rồng, các loài thực vật chịu hạn, loài hàng năm và thỉnh thoảng có các lồi cây ăn thịt là những thành phần đặc trưng của HST núi đá vôi (Makoto và Wilson, 2019 [120]). Mặc dù hệ thực vật núi đá vơi có xu hướng nghèo về thành phần lồi nhưng chúng là những HST có tỷ lệ loài đặc hữu cao (Sritharan và cộng sự, 2021 [135]). Các nghiên cứu đặc hữu cổ đại đã ghi nhận tỷ lệ đặc hữu cao vẫn không phải là một đặc trưng bất biến của HST núi đá vôi (Fleischmann và cộng sự, 1996 [100]). Mặc dù môi trường sinh thái khắc nghiệt, mật độ và đa dạng của các loài một lá mầm tham gia vào HST núi đá là tương đối đáng kể, đặc biệt là các họ Bromeliaceae, Cyperaceae, Orchidaceae, và Poaceae (George và cộng sự, 2023 [103]).

Hệ sinh thái thực vật núi đá vôi thường bị bỏ qua dù tính quan trọng về sinh học của nó, điều này được thể hiện bởi tần suất ghi nhận các loài thực vật hiếm và loài mới trên các vùng núi trên thế giới (Porembski và cộng sự, 1998 [125]; Sritharan và cộng sự, 2021 [135]). Ngồi ra, có rất ít nghiên cứu định lượng về cấu trúc của các quần xã này. Hệ thực vật trên núi đá vôi lại là đối tượng nhận được ít quan tâm nhất so với các hệ thực vật trên núi đá granit hay đá gnai (Sritharan và cộng sự, 2021 [135]).

Một trong những vùng rừng núi đá vôi được nghiên cứu nhiều nhất là rừng nhiệt đới tại Xishuangbanna, Trung Quốc. Rừng nguyên sinh tại Xishuangbanna đã được phân thành các kiểu: rừng mưa mùa nhiệt đới, rừng mưa nhiệt đới núi cao, rừng lá rộng thường xanh, rừng nhiệt đới gió mùa trên đá vôi và rừng nhiệt đới ven sông (Chen và cộng sự, 2022 [93]). Trong các kiểu rừng này, rừng nhiệt đới gió mùa trên đá vơi có đa dạng lồi thấp nhất. Điều này có thể do điều kiện môi trường cực kỳ khắc nghiệt với tỷ lệ đá lộ đầu lớn, địa hình dốc tạo nên lập địa với tầng đất mỏng, thường xuyên khô hạn theo mùa. Tổ thành loài tầng cây cao gồm các lồi rụng lá vào mùa khơ và ra lá mới vào mùa

<i>mưa như Garuga pinnata, Tetrameles nudiflora. Các lâm phần thường có 1 - 2 lồi ưu thế như Cleistanthus sumatranus và Lasiococca comberi var. pseudoverticillata. </i>

Ngoài ra, một trong những đặc trưng của rừng nhiệt đới núi đá vơi đó là các quần xã đơn ưu hay quần hợp với sự ưu thế của 1 - 2 loài cây chiếm 90% tổng số cây của tầng cây cao (van der Velden và cộng sự, 2014) [139]. Hiện tượng quần hợp sinh thái do chỉ một hoặc một số ít lồi chiếm ưu thế do thích nghi hồn tồn với điều kiện mơi trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

khắc nghiệt của lập địa núi đá vôi cũng tạo nên đặc tính đa dạng lồi thấp của loại rừng này (van der Velden và cộng sự, 2014) [139]. Một số loài chiếu ưu thế và gần như thuần

<i>loài tại các vùng rừng núi đá vơi đó là: Shorea chinensis tại Xishuangbanna, Gilbertiodendron dewevrei tại Zaire. Các lồi ưu thế này thường có mật độ lớn và dạng </i>

tán tương tự nhau, điển hình là dạng cây cao, tán hình ơ và đường kính thân lớn mặc dù có thể các lồi này khơng tham gia vào lâm phần với số lượng cây nhiều.

Một đặc trưng khác của rừng nhiệt đới trên núi đá vơi là tỷ lệ lớn các lồi hiếm gặp (Rare tree species) hoặc chỉ 1 cá thể của 1 loài xuất hiện trong diện tích điều tra rộng (Chen và cộng sự, 2022) [93]. Do đó, việc điều tra mẫu đối với rừng nhiệt đới trên núi đá vôi cần khác biệt so với các kiểu rừng nhiệt đới khác. Như vậy loài ưu thế chiếm đa số về số cây trong rừng nhưng các cá thể loài hiếm gặp lại tham gia vào cấu trúc của rừng. Sự tăng về số lượng cá thể của một số loài lại là sự trao đổi về sự giảm ĐDSH tại 1 khoảng giá trị xác định. Hiện tượng này đã được lý giải bởi một số cơ chế sinh thái tạo nên tính đa dạng lồi của rừng nhiệt đới gồm lịch sử, môi trường và tác động xáo trộn (Denslow, 1987 [87]; George và cộng sự, 2023 [103]). Các loài q hiếm có thể được đặc trưng bởi ít nhất một trong ba yếu tố: phạm vi địa lý hạn chế, tính đặc trưng của mơi trường sống cao và/hoặc quy mô quần thể địa phương nhỏ (Huang và cộng sự, 2019 [109]; Sritharan và cộng sự, 2021 [135]). Cùng với tỷ lệ bắt gặp cây trưởng thành thấp thì hiện tượng thiếu tái sinh cũng là một trong những đặc trưng của rừng núi đá vôi do điều kiện chia cắt của địa hình núi đá vơi. Rõ ràng, điều kiện lập địa đóng một vai trị quan trọng đối với quá trình tái sinh. Rừng núi đá vơi và rừng núi đá vơi nhiệt đới thường có tính đa dạng thực vật cao kết hợp với mức độ đặc hữu cao, được gọi là “kho ĐDSH”. Một số lồi đặc hữu núi đá vơi là chỉ thị cho các vị trí đá, khơ và kiềm (De Lange và Norton, 2004) [96] trong khi ở các vị trí khác, chúng có thể ít phong phú hơn do sự cạnh tranh giữa các loài cụ thể. Đối với con người, các khu vực đá vơi thường khó tiếp cận do địa hình hiểm trở và độ dốc lớn, mặc dù vậy nạn khai thác gỗ, LSNG và xáo trộn rừng vẫn cịn phổ biến.

<b>1.1.3. Ngun nhân suy thối rừng núi đá vơi </b>

Sự suy thối rừng được hiểu một cách khái quát là quá trình dẫn đến phá vỡ cấu trúc rừng, mất sự đa dạng loài cây bản địa, phá vỡ các quá trình sinh thái đặc trưng cho rừng tự nhiên và giảm năng suất của chúng. Sự suy thối rừng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và qui mơ khác nhau, khi các yếu tố phi tự nhiên gây ra những xáo trộn trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

các quá trình tự nhiên làm tổn hại đến sự cân bằng sinh thái. Một số tác giả quan niệm suy thoái rừng chỉ bao gồm sự suy giảm khả năng sản xuất gỗ của một diện tích rừng do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là các hoạt động của con người; sự giảm bớt về diện tích khơng thuộc khái niệm suy thoái rừng (Serna,1986) [128]. Grainger (1988) [104] đã đưa ra khái niệm suy thoái thảm thực vật bằng cách định nghĩa đó là một sự giảm sút tạm thời hoặc vĩnh viễn về mật độ, cấu trúc, tổ thành loài hoặc năng suất của thảm thực vật.

HST núi đá vôi bị suy thối bởi các nhân tố tự nhiên như xói mịn và cacxtơ hoá cũng như các hoạt động của con người như khai thác đá vôi, canh tác nông nghiệp, chăn thả, đốt, khai thác rừng và phát triển kinh tế xã hội do nghèo đói, tăng dân số, sở hữu và tiếp cận đất đai như Hình 1.3 (Wang và cộng sự, 2019 [143]; Zhang và cộng sự, 2021 [151].

<b>Hình 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và thoái hoá của rừng trên núi </b>

<i><b>đá vôi “Nguồn: Wang cộng sự, 2019” [143] </b></i>

Các vùng núi đá vôi hiện đang được đặc trưng bởi sự suy thoái sinh thái trên diện rộng do áp lực của con người và tính chất mỏng của các loại đất (Yue và cộng sự, 2012) [149]. Sự suy thoái của các HST núi đá vôi đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng đang phát triển, gây ra sự suy thoái của các dịch vụ HST với những tác động tiêu cực đến sinh kế của người dân địa phương, cuối cùng gây ra các hiện tượng đói nghèo mới (Zhang và cộng sự, 2011) [152]. Điều này dẫn đến việc tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cịn lại, đẩy nhanh tác động của suy thối và làm cho các khu vực núi đá vôi trở thành một trong những HST dễ bị tổn thương nhất trên thế giới (Yue và cộng sự,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

2010) [150].

Q trình suy thối và nỗ lực phục hồi có sự quản lý của con người nằm trong trọng tâm của các nghiên cứu về HST núi đá vôi cận nhiệt đới, nơi mà việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức do con người gây ra kết hợp với khí hậu gió mùa ẩm khắc nghiệt đã khiến lớp phủ thực vật bị suy giảm đều đặn (Tong và cộng sự, 2018) [136]. Đặc biệt, áp lực dân số và tình trạng thiếu lương thực đã buộc nơng dân phải mở rộng diện tích đất trồng trọt từ thung lũng và vùng đất trũng sang đồi dốc. Kết quả là phần lớn diện tích núi đá vôi đã bị phá rừng và đất nông trên các sườn dốc đã được canh tác thâm canh. Chỉ khi các phương thức quản lý tài nguyên được điều chỉnh theo hướng sử dụng bền vững và/hoặc thúc đẩy các nỗ lực phục hồi tích cực, núi đá vơi sẽ có cơ hội phục hồi trở lại trạng thái hoạt động như những thế kỷ trước (Tong và cộng sự, 2018 [138]; Yirdaw và cộng sự, 2019 [148]).

Theo Hughes (2017) [110], một số nguyên nhân chính gây mất rừng nói chung và mất rừng núi đá vơi tại khu vực Đông Nam Á là do phá rừng, xây dựng thuỷ điện và nguyên nhân gây suy thoái rừng chủ yếu là do khai thác LSNG làm thuốc truyền thống có nguồn gốc từ động, thực vật rừng. Về mặt ĐDSH, trồng rừng cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng tự nhiên, suy giảm ĐDSH và sự tuyệt chủng của nhiều loài, đặc biệt là các lồi đặc hữu vùng núi đá vơi.

<b>1.1.4. Nghiên cứu phục hồi rừng trên núi đá vôi </b>

Giai đoạn từ 1985 - 1979, các phương pháp quản lý rừng truyền thống chủ yếu hướng tới mục tiêu gia tăng diện tích rừng và sản lượng gỗ; khái niệm rừng bền vững cũng chỉ giới hạn ở năng suất sản xuất gỗ và lâm sản khác. Với mục tiêu đó, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh truyền thống đối với rừng tự nhiên chủ yếu nhằm đơn giản hóa tổ thành và nâng cao năng suất kinh tế của rừng.

Trong hơn 40 năm trở lại đây, mục tiêu của quản lý rừng đã thay đổi theo hướng tổng hợp, đa chức năng và bền vững. Tầm quan trọng của các dịch vụ HST, phòng hộ, nghỉ dưỡng, v.v. ngày càng trở nên quan trọng hơn chức năng sản xuất. Các kỹ thuật lâm sinh cũng được thay đổi để phù hợp hơn với các mục tiêu mới (Sheil và Murdiyarso, 2009) [130]. Một số nguyên tắc chính trong kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, gồm: (i) Lợi dụng các quá trình tự nhiên trong tái sinh rừng; (ii) Đánh giá vi lập địa trong trồng rừng; và (iii) Đa dạng hóa cấu trúc lâm phần (đa dạng hóa lâm sinh).

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Phục hồi rừng là quá trình ngược lại của suy thối rừng, bao gồm 3 nhóm hành động chính là cải tạo, khơi phục và phục hồi rừng (Lamb và Gilmour, 2003) [116]. Cải tạo hay thay thế (reclamation or replacement) là sự tái tạo lại năng suất và độ ổn định của một lập địa bằng cách thiết lập một thảm thực vật hoàn toàn mới để thay thế cho thảm thực vật gốc đã bị thoái hóa mạnh. Khơi phục (restoration) là đưa khu rừng đó trở về nguyên trạng ban đầu của nó, gồm các thành phần thực vật, động vật và toàn bộ các q trình sinh thái dẫn đến sự khơi phục lại hồn tồn tính tổng thể của HST. Phục hồi (rehabilitation) là trung gian giữa cải tạo và khôi phục rừng. Phục hồi rừng được phân thành hai giải pháp (hay chiến lược) chính là phục hồi thụ động nếu dựa vào tái sinh tự nhiên của rừng và phục hồi chủ động khi sử dụng các biện pháp tác động. Mỗi giải pháp lại có nhiều biện pháp với mức độ tác động khác nhau. Để phục hồi rừng thành công và hiệu quả, Holl và Aide (2011) [108] đã đưa ra các căn cứ cần thiết để lựa chọn giải pháp phục hồi cho một khu vực cụ thể như Hình 1.4.

<i><b>Hình 1.4. Khung căn cứ lựa chọn giải pháp phục hồi rừng “Nguồn: Holl và Aide, 2011” [108] </b></i>

Tái sinh rừng là một giải pháp quan trọng và hiệu quả để phục hồi tài nguyên rừng, đặc biệt là HSTR trên núi đá vôi. Nghiên cứu về tái sinh rừng nhiệt đới đã được quan tâm từ những năm 1930, đầu tiên về quan hệ giữa tổ thành cây tái sinh với tổ thành tầng cây cao; sau đó là hiệu quả của các phương thức xử lý lâm sinh khác nhau: phương thức chặt dần tái sinh ở dưới tán; phương thức chặt dần nhiệt đới; phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann; phương thức chặt rừng đều tuổi ở Maylaysia; phương thức đồng nhất hóa tầng trên (Baur, 1964) [88]. Đây là những nghiên cứu có hệ thống nhằm điều tiết tổ thành cây tái sinh tạo nên những lâm phần rừng có cấu trúc hỗn lồi, nhiều tầng, khác tuổi và bền vững. Tuy nhiên, chưa có nghiên nào đưa ra được các giải

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

pháp kỹ thuật phục hồi HSTR trên núi đá vôi kết hợp với yếu tố con người, để có được HST nhân văn bền vững.

Diễn thế tự nhiên, còn được gọi là diễn thế sinh học, diễn thế sinh thái, hay đơn giản là diễn thế, đã được định nghĩa theo nhiều cách (Hobbs và Walker, 2007) [107], từ “quá trình thay đổi thảm thực vật” đơn giản và bao hàm đến “một chuỗi thay đổi có trật tự giả định trong các quần xã thực vật dẫn đến một quần xã đỉnh cao ổn định” (Dodson, 1998) [98]. Theo định nghĩa thứ hai này, sự kế thừa sẽ đưa một HST bị suy yếu trở lại trạng thái phức tạp và ổn định. Thuật ngữ kế thừa theo nghĩa thường được sử dụng này ám chỉ điểm cuối sẽ đạt được và điều đó sẽ đánh dấu sự kết thúc của quá trình kế thừa. Theo giả thuyết, các nhà sinh thái học đã chỉ định điểm cuối giả thuyết này là điểm cao nhất, tại thời điểm đó các cộng đồng sinh vật trên địa bàn đạt được sự ổn định và cân bằng với môi trường của chúng.

Tại Trung Quốc, nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến các biện pháp phục hồi các HST núi đá vơi bị suy thối bắt đầu từ những năm 1970 (Wang và Zhou, 1999) [144]. Từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã phê duyệt và thực hiện một số lượng lớn các dự án phục hồi sinh thái nhằm giảm thiểu sa mạc hóa và phục hồi các dịch vụ HST cho người dân địa phương (Chen và cộng sự, 2022 [93]; Ouyang và cộng sự, 2019 [123]; Xu và cộng sự, 2017 [147]). Ví dụ như Dự án Bảo vệ Rừng Tự nhiên, Chương trình Từ hạt đến Xanh, Bảo vệ Rừng Phúc lợi Công cộng và Dự án Phục hồi sa mạc hóa núi đá vơi. Các dự án này nhằm mục đích tăng tỷ lệ che phủ của thảm thực vật, đặc biệt là tỷ lệ che phủ của rừng (Tong và cộng sự, 2018 [136]).

Tuy nhiên, tác động tổng hợp của kỹ thuật sinh thái và đất, các yếu tố kinh tế xã hội và sự can thiệp của con người lên sự thay đổi thảm thực vật ở các vùng dự án khác nhau vẫn chưa được nghiên cứu, điều này rất quan trọng khi lập kế hoạch phục hồi sinh thái. Tính dễ bị tổn thương cao của HST núi đá vơi gây ra tình trạng cực kỳ khó hoặc không thể phục hồi các HST đã bị tác động và suy thoái. Ngay cả khi các biện pháp khắc phục được thực hiện, chi phí kinh tế thường rất cao (Parise và Gunn, 2007) [124].

<b>1.2. Tại Việt Nam </b>

<b>1.2.1. Phân bố và đặc điểm của HST núi đá vơi </b>

Núi đá vơi ở Việt Nam có diện tích khoảng 60.000 km<small>2</small>, chiếm 18% diện tích cả nước (Tuyet, 2001) [147], đặc trưng bởi cảnh quan trũng cụm đỉnh có độ cao từ 200 đến hơn 2000 m so với mặt biển, chủ yếu xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, với

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

các vùng sinh thái chính là: Vùng Đơng Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn), vùng Trung tâm (Tuyên Quang, Hà Giang), vùng Tây Bắc - Tây Thanh Hóa - Tây Nghệ An, vùng Trường Sơn Bắc (Quảng Bình) và vùng các hải đảo. Các khu vực núi đá vôi của Việt Nam thể hiện các giá trị thẩm mỹ, văn hóa và sinh học liên quan đến núi đá vôi Đông Nam Á, bao gồm các Di sản Thế giới (Vịnh Hạ Long và Phong Nha-Kẻ Bàng), Trung tâm Đa dạng Thực vật Toàn cầu (Cúc Phương) và nhiều địa điểm có tầm quan trọng về ĐDSH quốc tế. Trên đất liền, dạng núi đá vôi được gọi là “núi đá vôi cụm đỉnh-trầm cảm” chiếm ưu thế, thường bao gồm các khu vực rộng lớn của các mỏm hình chóp hoặc hình nón xen kẽ với các thung lũng và vùng trũng khép kín, cả hai khu vực này, nơi khơng bị xáo trộn, đều được bao phủ bởi rừng tán kín (Tuyet, 2004) [146].

Phân loại đất núi đá vôi cho thấy có 3 loại đất chính: Đất đen cacbonat (Calci luvisols), đất đỏ vàng tích vơi (Haphic calcisols) và đất nâu thẫm tích vơi (Luvic calcisols). Đất núi đá vơi có tính chất rất phức tạp. Phân chia lập địa theo 5 yếu tố (Kiểu địa hình, cấp độ dốc, loại dất, nhóm đá mẹ, độ dày tầng đất) chia ra các loại: Núi đá vôi (K1, K2), thung đá vôi (Tv), thung lũng ven suối (Tp), máng trũng (T2V), và các loại đất trên các loại đá vôi, đá sét, đá cát xen lẫn trong vùng đá vôi (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000) [36]. Sự phân chia này là cơ sở để định hướng sử dụng đất nói chung, tuy nhiên để có cơ sở xác định các giải pháp cụ thể, đề tài này đề xuất ngoài 5 yếu tố trên bổ sung thêm 3 yếu tố để xác định các phân kiểu lập địa là: Vị trí, tỉ lệ đá lẫn và thực vật rừng.

<i><b>Hình 1.5. Phân bố địa hình cacxtơ ở Việt Nam “Nguồn: Vũ Tự Lập, 2004 và Đào Trọng Năng, 1979” [44], [48] </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.2.2. Đặc điểm hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi </b>

Tại Việt Nam, hệ sinh thái núi đá vơi phát triển trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới núi thấp ở độ cao 1.000 - 1.600 m, nhiệt độ trung bình năm 15,7ºC, lượng mưa trung bình năm 1.700 mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ. Một năm có tới 7 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. Mùa đơng tương đối lạnh và khơ, có ngày nhiệt độ thấp dưới 0°C. Hệ sinh thái này có tiềm năng đa dạng sinh học rất cao (Nguyễn Thị Thoa, 2014 [61]; Long và Trien, 2019 [122]). Thực vật bậc cao vùng núi đá vơi rất phong phú với khoảng 2.000 lồi, 908 chi, 224 họ, 86 bộ và 7 ngành (Tuyet, 2001) [147]. Theo Trần Hữu Viên (2005) [83], diện tích rừng trên núi đá vơi có khoảng 629.064 ha, đạt tỷ lệ che phủ 55%, trong đó chủ yếu ở vùng Đông Bắc 238.998 ha (tỷ lệ che phủ 56,7%), vùng Trường Sơn Bắc 151.378 ha (tỷ lệ che phủ 81,9%), còn lại là các vùng khác. Tổng trữ lượng rừng trên núi đá vơi hiện cịn 28.693.207 m<small>3</small>. Chất lượng rừng nhìn chung rất thấp do khai thác quá mức, rừng giàu và rừng trung bình chỉ cịn 49.521 ha (chiếm 7,9%) với trữ lượng bình quân 128 m<sup>3</sup>/ha, rừng nghèo 390.736 ha (62,1%) với trữ lượng trung bình 44 m<small>3</small>/ha, cịn lại rừng non là 178.990 ha (28,4%), có trữ lượng 28 m<small>3</small>/ha và rừng non khơng có trữ lượng là 9.817ha (1,6%). HSTR trên núi đá vôi được đặc trưng bởi một số kiểu rừng phân bố theo đai độ cao với những loài thực vật đặc trưng chỉ có ở núi

<i>đá vơi như: Nghiến, Trai lý (Garcinia fagraeoides), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Hoàng đàn rủ (Cupressus funebris), Đinh. Đây cũng là nơi có nhiều lồi thuốc q như Hà thủ ơ đỏ (Polygonum multiflorum), Bình vơi (Stephania rotunda), Cốt tối bổ (Drynaria fortunei); nhiều lồi cây cảnh đẹp thuộc họ Lan (Orchidaceae) như Hoàng thảo sừng dài (Dendrobium longicornu), Lan hài xoắn (Paphiopedilum diathum), v.v. </i>

Thái Văn Trừng (1978) [73] đã mô tả rừng trên núi đá vôi là kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất đá vôi xương xẩu (Đk) thuộc: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi

<i>thấp. Các loài ưu thế trong rừng núi đá vơi gồm: Nghiến, Trai lý, Chị nhai (Anogeissus acuminata), Trường sâng (Amesiodendron chinense), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Kim giao (Podocarpus latiofolia), Hoàng đàn, Dâu da xoan (Spondias lakonensis), Lòng mang ( Pterospermum diversifolium), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Ơ rơ (Acanthus ebracteatus), Ba bét (Mallotus floribundus ), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), v.v. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Trần Ngũ Phương (1970) [51], khi nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam đã xếp rừng trên núi đá vôi vào: (1) đai rừng nhiệt đới mưa mùa với kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vơi, kiểu này có 4 kiểu phụ thổ nhưỡng nguyên sinh 1 - 2 tầng cây gỗ, trong đó Nghiến là lồi cây ưu thế; (2) đai rừng á nhiệt đới mưa mùa với kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi, kiểu này có 3 kiểu phụ một tầng, trong đó các loài

<i>Vân sam (Keteeleria calcarea), Hoàng đàn và Kim giao chiếm ưu thế. </i>

<b>1.2.3. Nguyên nhân suy thoái rừng núi đá vôi </b>

Một số nguyên nhân dẫn tới suy thối và mất rừng trên núi đá vơi ở nước ta tương tự với các nguyên nhân mất rừng và suy thối rừng nói chung đó là: khai thác quá mức, đốt nương làm rẫy, cháy rừng và chuyển rừng sang mục đích khác. Sự gia tăng dân số nhanh chóng, đặc biệt là ở các khu vực miền núi làm tăng nhu cầu về đất canh tác và người dân đã chặt phá rừng tự nhiên. Nạn săn bắt động vật rừng, khai thác gỗ và lâm sản trái phép vẫn rất nghiêm trọng. Khai thác đá cũng là một trong những nguyên nhân gây mất rừng ở nước ta.

Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi bao gồm các giá trị khoa học, bảo tồn, phòng hộ, giá trị sử dụng và giá trị du lịch. Kiến thức bản địa phong phú, có ích cho sử dụng hợp lý và phục hồi các HSTR đã bị suy thối như: trồng ngơ trong các hốc đá, ni bị trên lửng, trồng cây gây rừng. Mối đe dọa do suy thoái rừng gây ra ngày càng trầm trọng hơn ở các vùng núi đá vôi ở Việt Nam do tính dễ bị sa mạc hóa và việc phục hồi vơ cùng khó khăn (Tuyet, 2004) [146]. HST này khi bị tác động rất khó tự phục hồi do điều kiện mơi trường khí hậu và đất đai khắc nghiệt (mùa đông tương đối lạnh và khô, sương muối và thời gian rét kéo dài, đất nghèo dinh dưỡng) trong khi năng lực quản lý, bảo tồn và phục hồi rừng ở các vùng này nói chung cịn nhiều hạn chế do các yếu tố kinh tế, xã hội như đa phần người dân địa phương sống phụ thuộc vào rừng, điều kiện kinh tế khó khăn.

<b>1.2.4. Nghiên cứu phục hồi rừng trên núi đá vôi </b>

Hầu hết các nghiên cứu về phục hồi rừng tự nhiên thường tập trung cho rừng thứ sinh sau khai thác kiệt, phục hồi rừng sau nương rẫy và phục hồi rừng sau cháy (Phạm Văn Điển và Nguyễn Thị Thu Hoàn, 2015 [27]; Nguyễn Thị Thu Hoàn và cộng sự, 2014 [35]; v.v.) Tuỳ thuộc vào trạng thái rừng, quy mô, nguồn lực kinh tế xã hội thực tế của địa phương để áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng mang lại giá trị phịng hộ và các giá trị về mơi trường, bảo tồn và kinh tế khác (Nguyễn Xuân Quát, 2014) [53] hoặc tuỳ thuộc vào phân cấp lập địa để trồng rừng (Ngơ Đình Quế và Đỗ

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Đình Sâm, 2001) [54]. Phục hồi rừng trước hết là phục hồi lại thành phần chủ yếu của rừng là thảm thực vật cây gỗ. Phục hồi rừng là một quá trình sinh học gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Quá trình phục hồi rừng sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng sinh học xuất hiện, đảm bảo sự cân bằng này tồn tại liên tục và cũng vì thế mà chúng ta sử dụng chúng liên tục được (Võ Đại Hải và cộng sự, 2003) [29].

Phục hồi rừng nghèo kiệt ở nước ta đã có lịch sử từ những năm 1970 với quy trình "Tu bổ rừng". Đối tượng áp dụng của quy trình tu bổ rừng là rừng thứ sinh nghèo sau khai thác chọn cường độ cao. Theo Phạm Xuân Hoàn (2002) [34], tu bổ rừng có thể được đánh giá là giải pháp kỹ thuật lâm sinh đầu tiên ở Việt Nam đã tiếp cận được với ý tưởng "gần với tự nhiên". Bởi vì, những tác động kỹ thuật của nó được dựa trên một thực tế là nếu biết tác động đúng qui luật, rừng sẽ "phục hồi lại" cái chúng đã bị lấy đi từ rừng. Nhược điểm cơ bản của kỹ thuật này là thời gian và đầu tư trong những năm "tu bổ" kéo dài. Mặt khác, mục tiêu của tu bổ rừng là đúng nhưng trong kỹ thuật có nội dung "chặt hết cây bụi thảm tươi" là khơng phù hợp vì trái với quy luật tự nhiên. Theo Phạm Xuân Hoàn (2002) [34], các giải pháp phục hồi rừng nhiệt đới ở Việt Nam cần áp dụng lý luận lâm học "gần với tự nhiên" và tập trung vào ba điểm chính sau: i) Điều tra phát hiện các mơ hình cấu trúc hỗn lồi có sẵn trong tự nhiên để mô phỏng lại những kiểu cấu trúc đó; ii) Chọn các lồi cây bản địa để tái sinh, phục hồi rừng thông qua kỹ thuật làm giàu rừng, cải tạo rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng, v.v. iii) Sử dụng các loài cây tiên phong (kể cả cây trồng nhân tạo) đặc biệt là cây họ đậu để tạo môi trường, cải tạo đất, phục hồi tính chất đất rừng sau đó đưa các lồi cây bản địa có giá trị kinh tế vào trồng; tạo kết cấu hỗn loài, nhiều tầng và khác tuổi; mô phỏng lại các giai đoạn của

<b>diễn thế rừng. </b>

Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu cấu trúc và tổ thành của các trạng thái rừng núi đá vôi ở các vùng khác nhau. Thái Văn Trừng (1978) [73], Trần Ngũ Phương (1970) [51], Tuyet (2004; 2001) [137], [138], Trần Hữu Viên (2004; 2005) [82], [83] và Trần Văn Con (2006; 2015) [22], [23] đã nghiên cứu các HSTR trên núi đá vơi trên phạm vi tồn quốc.

Theo Nguyễn Bá Thụ (1995) [67], rừng trên núi đá vôi ở Cúc Phương được xếp vào quần hệ phụ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên đất thấp (dưới 500 m so với mặt nước biển) thốt nước phong hố từ đá vơi và quần hệ phụ này

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>bao gồm 6 quần xã, trong đó các lồi cây chính gồm Chò đãi (Carya sinensis), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Nhội (Bischofia javanica), Vàng anh (Saraca dives), Chò nhai, Mạy tèo, Sâng (Pometia pinnata), Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica), Ô rô, </i>

v.v. Phan Thanh Lâm (2016) [42] khi nghiên cứu về cấu trúc rừng và đa dạng thực vật rừng trên núi đá vôi ở khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, Quảng Ninh đã sử dụng kết hợp giữa hệ thống phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng và của Loeschau đã được cụ thể hóa trong Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng tự nhiên (QPN 684) để phân loại thảm thực vật cho HST rừng ở khu vực này. Theo đó, rừng Quốc gia Yên Tử được phân thành 2 kiểu rừng chính với các đơn vị thảm thực vật khác nhau. Kết quả điều tra

<i>hiện trạng rừng núi đá vôi tại Thài Phìn Tủng của Trần Thị Thúy Vân (2016) [84] đã kết </i>

luận có hai kiểu hệ sinh thái núi đá vơi chính là hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Nghiên cứu các hệ sinh thái ở đây cho thấy sự có mặt của một số lồi cây q hiếm

<i>như: Thơng đỏ, Thiết sam núi đá, Thiết sam giả lá ngắn, Đỉnh tùng, Du sam đá vơi, </i>

Thơng 5 lá pà cị, Hà thủ ơ đỏ, Mã hồ, Bảy lá một hoa. Nguyễn Vạn Thường (1991) [69] đã thực hiện điều tra chuyên đề rừng trên núi đá vôi tại một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, Tun Quang, Hồ Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh, kết quả cho thấy các đặc trưng lâm học của quần hệ rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam có sự sai khác rõ rệt về cấu trúc (ngay cả trong trạng thái rừng nguyên sinh) trên các dạng địa hình chủ yếu.

Rừng tự nhiên nhiệt đới là các kiểu rừng phức tạp nhất về thành phần loài, tầng thứ và dạng sống thể hiện sự phong phú về ĐDSH. Để đáp ứng các mục tiêu quản lý, các tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các loài trong tổ thành rừng và phân chia thành nhóm các lồi mục đích, lồi phù trợ và lồi phi mục đích. Khái niệm về các nhóm lồi chỉ mang tính tương đối vì lồi phi mục đích hơm nay có thể trở thành lồi kinh tế trong tương lai và ngược lại (Trần Văn Con, 2006) [22]. Nhiều tác giả đã tập trung vào nghiên cứu cấu trúc tổ thành, cấu trúc N/D, H/D và mạng hình phân bố cây trong khơng gian nhưng chưa tập trung phân tích sự thay đổi thành phần loài trong các giai đoạn diễn thế phục hồi (Hoàng Phương Lan; 2004; Ngô Út, 2010) [43], [79].

Việc nghiên cứu về tái sinh làm cơ sở xây dựng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước rất được quan tâm. Một số tác giả có thể kể tới như: Hồng Xn Tý (1986) [76] ở Quảng Bình; Trần Xuân Thiệp (1995) [58] ở Hà Tĩnh; Ngô Quang Đê và Phạm Xuân Hoàn (1995) [26] ở Quảng Ninh; Lê Đồng Tấn, 1999 [55] ở Sơn La; Lê Đồng Tấn và Trần Đình Lý (1996) [58] ở Nghệ An; Phạm Ngọc

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Thường (2003) [73] ở Thái Nguyên, v.v.

<b>Bảng 1.1. Tổng kết một số mô hình phục hồi rừng tự nhiên nghèo </b>

<b>Ninh </b>

<b>Long Đại, Quảng Bình </b>

<b>Hương Sơn, Hà Tĩnh </b>

Phạm Xn Hồn, 1995 [26]

Hoàng Xuân Tý, 1996 [76]

Trần Xuân Thiệp, 1995 [58]

Đặc điểm chung: - Độ cao so với mặt nước biển (m) - Độ dốc (độ) - Nền rừng cũ

>500

15 - 20

Rừng gỗ trung bình, chặt chọn kiệt. Cịn tính chất đất rừng. Tầng đất dày 50 - 60 cm

>200

25 - 30

Rừng gỗ giàu và trung bình, chặt chọn. Cịn tính chất đất rừng. Tầng đất dày 40 - 50 cm

>300

15 - 25

Rừng gỗ giàu và trung bình, chặt chọn gần chặt trắng. Cịn tính chất đất rừng. Tầng đất dày 40 - 50 cm Trạng thái rừng:

- Cấu trúc - Chiều cao (m) - Độ tàn che - Cây tái sinh - Lồi chính

- Mật độ (cây/ha) - Chiều cao (m)

Bị phá vỡ hoàn toàn 8 - 10

0,2 - 0,3 15 loài rừng cũ 27 loài: Dẻ, Re,…

4.600 >0,5

Phá vỡ từng mảng 12 - 15

0,4 - 0,5 10 loài rừng cũ 15 loài: Huỷnh, Gội, Trường, Trám, … 3.500

0,8 - 1,0

Bị phá vỡ hoàn toàn 10 - 12

0,2 - 0,3 5 loài rừng cũ

10 loài: Táu, Dẻ, Giổi, …

2.150 0,4 - 0,5 Biện pháp tác

động: - Quản lý

- Lâm sinh

Lâm trường hợp đồng khốn hộ cơng nhân

Luỗng phát dây leo bụi rậm

Lâm trường hợp đồng khoán 10 - 15 ha/hộ công nhân Chặt tận dụng kết hợp hạ tàn che còn 0,2 - 0,3 .Phát luỗng dây leo bụi rậm

Lâm trường bảo vệ chống phá hoại

Chặt bỏ cây cao khơng có tác dụng gieo giống từ năm đầu. Phát luỗng tiếp 2 - 3 năm

Theo Nguyễn Vạn Thường (1991) [69], ở một số khu rừng miền Bắc Việt Nam, tái sinh tự nhiên dưới tán rừng của các loài cây gỗ tiếp diễn liên tục, khơng mang tính chu kỳ; phân bố cây tái sinh không đồng đều, số cây mạ chiếm ưu thế rõ rệt so với số cây ở các cấp tuổi khác. Mối quan hệ giữa cấu trúc rừng với lớp cây tái sinh trong rừng hỗn loài được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Trương (1983) [75]; theo tác giả, cần phải thay đổi cách khai thác rừng cho hợp lý vừa cung cấp được gỗ, vừa nuôi dưỡng và tái sinh được rừng. Thực tế cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay, đa số các địa phương, việc phục hồi rừng vẫn phải dựa vào tái sinh tự nhiên là chính. Vì vậy, để có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp, hiệu quả thì việc nghiên cứu tái sinh tự nhiên cho từng đối tượng rừng phục hồi là hết sức cần thiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Khả năng phục hồi rừng trên núi đá vôi kém hơn trên núi đất, việc trồng lại rừng trên núi đá là rất khó khăn, do vậy ở những vùng cịn cây tái sinh nên đưa vào khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi tự nhiên. Tuy nhiên, một số vùng đã trồng rừng trên núi đá thành cơng như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hồ Bình với các loài cây Nghiến, Lát hoa, Mắc mật, Kháo trung quốc, Muồng trắng cần được tiếp tục đánh giá và nhân rộng (Nguyễn Huy Phồn và cộng sự, 2001) [50].

Hoàng Kim Ngũ và Bùi Thế Đồi (2002) [49] đưa ra một số giải pháp phục hồi rừng trên núi đá vôi: (1) Đối với kiểu phục hồi trên thổ nhưỡng kiệt nước trên đất đá vơi

<i>xương xẩu ít bị tác động: khoanh nuôi bảo vệ và cải tạo rừng; (2) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đá vôi xương xẩu sau khai thác: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung bằng gieo hạt thẳng; (3) Kiểu phụ tái sinh nhân tạo phục hồi sau khai thác: khoanh ni xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung và trồng rừng bằng cây con có bầu, khơng bầu và gieo hạt thẳng. Trần Hữu Viên (2004) [85] đã nghiên cứu tổng quan hệ thống rừng trên núi đá </i>

vôi ở miền Bắc Việt Nam và đưa ra các giải pháp, xây dựng nhiều mơ hình phục hồi xây dựng phát triển rừng trên núi đá vôi như mơ hình trồng cây con có bầu, lồi cây trồng là Mắc rạc, Mắc mật, Tông dù, Luồng, Lát hoa; Mơ hình gieo hạt thẳng, lồi cây Mắc rạc và Mắc mật; Mơ hình khoanh ni có trồng bổ sung, loài cây trồng bổ sung là Nghiến, Kháo vàng, Lát hoa tại một số tỉnh.

Bộ NN&PTNT đã ban hành một số văn bản quy định các biện pháp lâm sinh áp dụng cho phục hồi rừng tự nhiên. Ví dụ: Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT [10] về các biện pháp lâm sinh, trong đó quy định cụ thể đối tượng rừng và biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động trong phục hồi rừng tự nhiên, bao gồm: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung; ni dưỡng rừng và làm giàu rừng; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT [13], ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT. Đây là những hướng dẫn quan trọng để áp dụng các kỹ thuật phục hồi rừng trong thực tiễn.

Nhìn chung các nghiên cứu về rừng núi đá vơi trên đây chủ yếu được thực hiện dưới dạng mô tả, thống kê tài nguyên và đưa ra một số kiến nghị bảo vệ và kinh doanh rừng. Những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của điều kiện hoàn cảnh núi đá vôi sau khi rừng bị khai thác đã chỉ ra mức độ nghiêm trọng của việc mất rừng và nhất thiết phải có biện pháp duy trì các diện tích rừng hiện có và khơi phục diện tích rừng trên núi đá

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

vơi đã mất.

Các giải pháp phục hồi HSTR trên núi đá vôi thường được căn cứ vào các nhân tố phi sinh vật, sinh vật và con người có ảnh hưởng tới các quá trình tái sinh, diễn thế rừng như các nhân tố địa hình, đất đai, thuỷ hệ, cấu trúc và thành phần loài của tầng cây cao và tầng cây tái sinh, các nhân tố xã hội tác động hoặc tiềm ẩn các tác động tới tái sinh và phục hồi rừng như cự ly tới khu dân cư hay đường dân sinh, các biện pháp lâm sinh tác động và các biện pháp quản lý bảo vệ rừng. Các nhân tố tự nhiên, kinh tế và xã hội này khơng chỉ có tác động một chiều mà cịn có các tác động tương tác và tổng hợp tới quá trình tái sinh và phục hồi rừng. Ví dụ như đối với rừng có địa hình bằng phẳng, đất tốt thì sẽ là mục tiêu canh tác nương rẫy cho người dân dù có cách xa nơi sống của cộng đồng; đây cũng chính là diện tích nếu rừng bị suy thối hay mất rừng thì khả năng phục hồi cao nhất nếu có nguồn giống và áp dụng các biện pháp lâm sinh phục hồi rừng phù hợp.

Để quản lý và sử dụng bền vững HSTR trên núi đá vơi, ngồi các biện pháp bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng thì các giải pháp kinh tế xã hội hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương nhằm hạn chế tác động gây mất rừng và suy thối rừng cũng vơ cùng quan trọng. Các biện pháp phục hồi rừng đối với rừng núi đá vôi như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hay trồng rừng chỉ có thể áp dụng đối với các diện tích núi đá có đất, cịn các diện tích khơng có đất nếu đã mất rừng thì cơ hội phục hồi rừng hầu như khơng có. Ở nhiều khu bảo tồn việc người dân sống trong và gần rừng cần phải được hỗ trợ, vận động người dân không chặt phá rừng làm nương rẫy, hạn chế vào rừng lấy củi, thu hái cây thuốc và cây làm thức ăn cho vật nuôi là cần thiết. Thực hiện mơ hình bảo tồn ngoại vi các lồi cây quý hiếm cần được bảo vệ, với sự trợ giúp của cộng đồng, nhằm phục hồi nguồn tài nguyên thực vật có giá trị. Nên chọn trồng các lồi cây lâm nghiệp để tăng nguồn cây gỗ, đẩy nhanh việc phục hồi rừng trên núi đá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở những sườn núi có độ dốc vừa. Ngồi ra, các giải pháp kinh doanh cộng đồng và du lịch sinh thái (DLST), du lịch văn hoá gắn liền với HSTR trên núi đá vôi và phong tục tập quán của người dân địa phương cũng là những giải pháp hỗ trợ phát triển và bảo vệ rừng và đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.

<b>1.3. Nghiên cứu phục hồi rừng tại VQG Cát Bà </b>

Theo Van và cộng sự, (2010) [149], rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Cát Bà được hình thành bởi các lồi thực vật thường xanh nhiệt đới. Do đặc điểm địa hình, thổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

nhưỡng và thủy văn của khu vực, chúng có thể được chia thành các kiểu phụ như: rừng mưa nhiệt đới trên đá vôi, trảng cây bụi, trảng cỏ và rừng ngập nước trên các đảo đá vơi. Tổng diện tích rừng nhiệt đới trên quần đảo Cát Bà là 46,2 km<sup>2</sup>, chiếm 32% tổng diện tích của đảo. Rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm và Tây Bắc quần đảo Cát Bà. Các thung lũng và khu vực trên đỉnh đồi được che phủ một phần bởi thực vật với tỷ lệ che phủ thấp.

Hoàng Văn Thập (2008) [57] đã nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm VQG Cát Bà, kết quả cho thấy tổ thành loài giữa các trạng thái có sự tương đồng với nhau, số lồi khá đa dạng phong phú tuy nhiên số loài tham gia vào công thức tổ thành (CTTT) lại ít, khá đơn giản, hầu như khơng có lồi nào thật sự chiếm ưu thế trong tổng thể quần xã thực vật rừng. Mật độ tầng cây cao tương đối lớn, trạng thái IIB đạt 660 cây/ha, trạng thái IIIA1 đạt 457 cây/ha, riêng trạng thái IIA chỉ đạt 194 cây/ha. Tác giả đã lựa chọn được danh mục các loài cây trồng phù hợp cho quá trình phục hồi rừng tại các xã vùng đệm VQG Cát Bà như sau: (1) Cây cải tạo hoàn cảnh rừng: Keo lai; (2) Cây gỗ bản địa mục đích: Lát hoa, Trám đen, Re hương, Nghiến và Kim giao; (3) Cây lâm sản ngoài gỗ: Song mật, Mây nếp và Cọc giậu. Theo tác giả, để có cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối tượng rừng trên núi đá vôi, việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng, ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến rừng, nghiên cứu về tiểu khí hậu rừng và động thái rừng là cần thiết.

Long và cộng sự (2021) [121] khi nghiên cứu về phục hồi rừng trên núi đá vôi ở Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà (ở vùng lõi và đệm của VQG Cát Bà) đã cho thấy sự thành công của các mô hình phục hồi nhân tạo trong việc khơi phục cấu trúc của rừng bị suy thoái tại khu vực nghiên cứu. Các mơ hình làm giàu rừng và khoanh ni xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung có hầu hết các chỉ số ĐDSH và tăng trưởng cao hơn so với các mơ hình khoanh ni bảo vệ, tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong mơ hình khoanh ni xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung khi số lượng loài tái sinh thấp sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến mơ hình, vì khơng đảm bảo có thể duy trì ĐDSH.

Triệu Thái Hưng (2021) [39] khi nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn và chia sẻ lợi ích thơng qua việc sử dụng lâm sản ngồi gỗ (LSNG) từ rừng, thu hái và phát triển cây dược liệu bản địa tại Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà cho thấy, số loài cây trong mỗi QXTV của các mơ hình phục hồi biến động từ 13 - 20

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

loài, trong đó số lồi ở mơ hình khoanh ni bảo vệ dao động từ 16 - 20 loài, cao hơn hẳn ở mơ hình khoanh ni xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, chỉ từ 13 - 15 lồi. Có sự khác nhau về nhóm lồi ưu thế giữa các biện pháp tác động. Mơ hình khoanh ni xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung có thành phần lồi ít hơn tuy nhiên những loài ưu thế chủ yếu là các lồi cây mục đích, có giá trị kinh tế cao hơn.

<i>Năm 2020, VQG Cát Bà đang thực hiện kế hoạch phát triển rừng theo “Dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển tại quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020”, với các hạng mục thực hiện tại đảo Cát Bà, cụ thể: Khoanh nuôi xúc </i>

tiến tái sinh tự nhiên cho rừng tự nhiên (53,62 ha); Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung (1.150,37 ha rừng tự nhiên đặc dụng núi đá); Chăm sóc 138,65 ha rừng trồng đặc dụng (trong đó có 89,48 ha rừng ngập mặn và 49,17 ha rừng đồi núi); Chăm sóc 220,50 ha làm giàu rừng (VQG Cát Bà, 2020) [85].

<b>1.4. Thảo luận chung </b>

Qua các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy, phục hồi rừng tự nhiên đã được quan tâm từ rất sớm. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và các giải pháp kỹ thuật cho việc phục hồi rừng. Tuy nhiên, hiệu quả phục hồi rừng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó việc lựa chọn đúng đối tượng rừng và giải pháp kỹ thuật tác động phù hợp có vai trị đặc biệt quan trọng. Các cơng trình nghiên cứu về cấu trúc rừng khá đa dạng và phong phú về nội dung, phương pháp, đối tượng nghiên cứu và cụ thể hóa bằng các quy phạm kỹ thuật lâm sinh phục vụ công tác sản xuất, phục hồi, quản lý và phát triển các HSTR. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề liên quan đến đa dạng thực vật rừng, đặc điểm cấu trúc, tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên cần có các nghiên cứu sâu hơn góp phần phục hồi các HSTR theo các mục tiêu khác nhau.

Vườn quốc gia Cát Bà là một khu vực đặc thù cho rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam với nhiều đặc trưng về sinh thái và có vai trị quan trọng trong hệ thống rừng đặc dụng và bảo tồn ĐDSH Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều diện tích rừng bị suy thối và việc phục hồi tự nhiên rất chậm, đặc biệt đối với kiểu rừng tự nhiên thứ sinh nghèo phục hồi trên núi đá vôi. Để nâng cao hiệu quả công tác phục hồi rừng, cần thiết phải nghiên cứu phân loại một cách chi tiết, khoa học các đối tượng rừng và kỹ thuật lâm sinh tác động cho từng loại đối tượng và mục đích kinh doanh rừng, với một số định hướng chính như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>Thứ nhất, để xây dựng các biện pháp quản lý tài nguyên rừng phù hợp và gắn kết </i>

được mục tiêu bảo tồn với phát triển kinh tế-xã hội bền vững, các kiến thức về đa dạng hệ thực vật, cấu trúc, động thái và khả năng phát triển tự nhiên của các loài là hết sức quan trọng. Các nghiên cứu về ĐDSH rừng trên núi đá vôi ở VQG Cát Bà đã thu được một số kết quả nhất định, bước đầu đã lập được danh mục các loài thực vật trong vùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có mới chủ yếu đánh giá đa dạng về taxon, thống kê sự đa dạng về ngành thực vật, số chi, số họ và số lồi mang tính tổng qt; phương pháp nghiên cứu chủ yếu là mô tả và định tính, kết quả đạt được chưa có ý nghĩa bảo tồn cao. Các tác giả trước đây cũng khuyến nghị cần nghiên cứu sâu hơn về đa dạng thực vật rừng ở VQG Cát Bà bằng các phương pháp sinh thái định lượng, các công cụ tiên tiến với nhiều chỉ tiêu liên quan về các mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội để cung cấp luận cứ khoa học cho bảo tồn tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững.

<i>Thứ hai, đa số các nghiên cứu về cấu trúc rừng và tái sinh tự nhiên ở nước ta, đặc </i>

biệt các HSTR trên núi đá vôi thường chỉ nghiên cứu đơn thuần các đặc điểm cấu trúc và tái sinh, sau đó đề xuất một số giải pháp theo các nguyên lý lâm sinh mà khơng có mơ hình đối chứng. Mặt khác, các nghiên cứu thường ít đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội, nhất là cộng đồng địa phương với vai trò của một nhân tố ảnh hưởng trong HST. Nhằm khắc phục tồn tại trên, luận án này tiến hành các nội dung nghiên cứu tổng thể, đồng bộ về ĐDSH, cấu trúc, tái sinh của rừng, đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng cũng như tác động của cộng đồng địa phương lên HSTR làm cơ sở phân loại đối tượng và so sánh với mơ hình rừng mục tiêu (rừng giàu/rừng ngun sinh) để đề xuất hệ thống biện pháp kỹ thuật phù hợp nhất cho từng loại đối tượng rừng khác nhau.

<i>Thứ ba, q trình tái sinh, phục hồi rừng mang tính địa lý và lịch sử, luôn thay đổi </i>

theo thời gian và khơng gian. Do đó việc đề xuất các biện pháp lâm sinh cũng phải cụ thể, chi tiết và phù hợp cho từng loại đối tượng với các đặc điểm đặc thù của nó về bản chất và giai đoạn phát triển. VQG Cát Bà được bao quanh bởi mặt biển, có sự khác biệt lớn về điều kiện địa lý, khí hậu so với các vùng núi đá vơi khác ở đất liền nên q trình tái sinh, phục hồi rừng có đặc thù riêng. Các nghiên cứu về tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG vẫn đang là khoảng trống.

Do vậy, luận án nghiên cứu cơ sở khoa học cho phục hồi và phát triển rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Đánh giá hiện trạng thảm thực vật rừng tự nhiên, bao gồm: đặc điểm phân bố, đa

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

dạng về thành phần loài, dạng sống, giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn; thực trạng quản lý và các giải pháp phục hồi rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà.

- Phân loại và đánh giá đặc điểm lâm học của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà, bao gồm: cấu trúc tầng cây cao, TSTN, ĐDSH và thổ nhưỡng; Biến động tầng cây cao và lớp cây tái sinh về cấu trúc và tính đa dạng.

- Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái - xã hội và phân chia mức độ phục hồi của các kiểu phụ rừng tự nhiên tại VQG Cát Bà, bao gồm tác động của cộng đồng địa phương lên rừng, các nhân tố ảnh hưởng và xem xét tác động của chúng trong tổng hợp các nhân tố sinh thái đến HSTR.

- Đề xuất các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Nội dung nghiên cứu </b>

<i><b>2.1.1. Đánh giá hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi và thực trạng quản lý rừng tại VQG Cát Bà </b></i>

- Hiện trạng rừng tự nhiên trên núi đá vôi (quy mô diện tích; đa dạng hệ thực vật).

- Thực trạng quản lý rừng (quản lý bảo vệ rừng; giao khốn bảo vệ rừng; tác động của cơ chế chính sách và các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng).

<i><b>2.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà </b></i>

- Phân loại các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi.

- Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao.

- Đặc điểm lớp cây tái sinh.

- Biến động về cấu trúc, đa dạng tầng cây cao và lớp cây tái sinh.

- Đặc điểm đất của các kiểu phụ rừng.

<i><b>2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái - xã hội tới phục hồi rừng và phân chia mức độ phục hồi của các kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà </b></i>

- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái - xã hội đến phục hồi rừng tự nhiên núi đá vôi.

- Phân chia mức độ phục hồi của kiểu phụ rừng tự nhiên trên núi đá vôi.

<i><b>2.2.4. Đề xuất các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà </b></i>

- Quan điểm các giải pháp quản lý và phục hồi rừng.

- Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

- Các biện pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội và thể chế, chính sách.

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.2.1. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp tiếp cận </b></i>

<i>2.2.1.1. Quan điểm nghiên cứu </i>

Nghiên cứu phục hồi rừng luôn phải đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố sinh thái. Cơ sở khoa học của phương pháp nghiên cứu phục hồi rừng dựa trên quan niệm rừng là một HST. Trong hệ thống (sinh thái) này, các thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

phần của mơi trường vật lý (tiểu khí hậu, địa hình, đất...) và quần thụ (quần thể hay quần xã thực vật rừng) có sự tương tác và phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Trong một phạm vi khơng gian nhất định (VQG Cát Bà), khí hậu được xem gần như đồng nhất thì quá trình sinh trưởng, phát triển và phân hóa, thậm chí là diễn thế của quần thụ cây rừng chủ yếu chịu sự kiểm sốt (control) bởi đặc tính địa hình, địa chất, đất, mật độ quần thụ và các biện pháp tác động từ bên ngồi (như biện pháp kinh doanh có chủ đích của con người hoặc các tác động bất lợi khác). Ngược lại, những biến đổi diễn ra trong quần thụ theo thời gian lại góp phần cải tạo và ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành lập địa. Do đó, việc phân tích mối quan hệ qua lại giữa các quần thụ (quần thể, quần xã thực vật rừng) với các yếu tố mơi trường sẽ giải thích rõ đặc trưng của quá trình sinh trưởng, phát triển và phục hồi của các đối tượng rừng quan tâm.

Trong nhiều bối cảnh, con người cũng được xem là một phần của các HST và giữa con người với HST luôn tồn tại nhiều tương tác phức tạp. Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi rừng phải dựa vào các đặc trưng của rừng nhưng không thể tách con người ra khỏi hệ thống. Cũng như nhiều khu rừng ở các địa phương khác, phục hồi rừng ở VQG Cát Bà chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:

- Lịch sử sử dụng đất: khu vực tồn tại nhiều hình thức sử dụng đất;

- Loại hình và cường độ tác động: khu vực đã trải qua các tác động phức tạp theo cả không gian và thời gian: khai thác, canh tác nông nghiệp…;

- Các tác động hỗ trợ phục hồi rừng: trồng, chăm sóc, luỗng phát dây leo,… Bên cạnh các yếu tố trên, ảnh hưởng của các yếu tố cực đoan như nắng nóng, cháy rừng, sạt lở núi… cũng có thể làm q trình phục hồi rừng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Cộng đồng sống gần rừng với phong tục tập quán và nhu cầu về tài nguyên rừng cũng có thể tác động đến quá trình phục hồi rừng theo cả hai chiều hướng trái ngược nhau.

Như vậy, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên (địa lý - địa hình, khí hậu - thủy văn, đá mẹ - thổ nhưỡng, hệ thực vật), sự xuất hiện và phát triển của một quần thụ nào đó (QXTVR) chính là kết quả tương tác tổng hợp của các yếu tố tự nhiên trong quá khứ, dẫn đến sự có mặt của một thảm thực vật rừng mà chúng ta có thể quan sát được, ngược lại hình ảnh (cấu trúc và ngoại mạo) của một thảm rừng đó ở thời điểm nào đó lại phản ánh những kết quả tác động của các yếu tố tự nhiên. Đây chính là quan điểm sinh thái mà Thái Văn Trừng đã đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam với 14

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>kiểu thảm thực vật rừng (Thái Văn Trừng, 1978) [73], trong đó có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (khu vực VQG Cát Bà). Tuy vậy, trong bối cảnh có sự tác động </i>

phức tạp của các nhân tố khác theo thời gian, nhất là của con người, đã dẫn đến sự hình thành các quần thụ chịu ảnh hưởng của các yếu tố đó (gồm sinh vật và con người), nên

<i>đã hình thành những kiểu phụ sinh vật nhân tác hoặc kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Như </i>

vậy, tổng hợp của tất các các tác động (tự nhiên, sinh vật và con người), mỗi kiểu thảm thực vật sẽ có thể có các kiểu phụ với nhiều dạng QXTV khác nhau (có thể là phức hợp, ưu hợp hay quần hợp), do đó để nghiên cứu cơ sở khoa học cho quá trình phục hồi rừng, việc đầu tiên cần xem xét phân loại thảm thực vật ở khu vực đó xem có những loại kiểu phụ nào, tiếp theo đó, trong các kiểu phụ này, có thể tiến hành điều tra và đánh giá những QXTVR đặc trưng nhất của kiểu phụ đó. Việc nghiên cứu QXTVR lại dựa trên đặc điểm cấu trúc và đa dạng của nó ở thời điểm nghiên cứu. Do vậy, một quan điểm nữa trong nghiên cứu ở đây chính là nghiên cứu hiện trạng cấu trúc QXTVR trên các ơ tiêu chuẩn (OTC) điển hình được thiết lập theo các phương pháp điều tra lâm học.

<i>2.2.1.2. Phương pháp tiếp cận </i>

Như trên đã đề cập, trước nhiều tác động hiện hữu và tiềm năng, phục hồi rừng ở VQG Cát Bà là quá trình phức tạp, nó đã và vẫn đang diễn ra. Việc nghiên cứu quá trình này đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh thiếu cơ sở dữ liệu trong quá khứ, đó là hệ thống ơ tiêu chuẩn nghiên cứu định vị. Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, với thời gian khơng q dài, để có thể phản ánh một cách trung thực nhất, khách quan nhất, đề tài luận án có cách tiếp cận như sau:

a) Tiếp cận hệ thống (sinh thái, quần xã thực vật rừng)

Tiếp cận hệ thống (sinh thái) nhằm đạt được kết quả khách quan và có độ tin cậy cao. Dựa trên quan điểm “các quy luật thể hiện trong cấu trúc, tổ thành rừng hiện tại là sự phản chiếu của tổng hợp các tác động trong quá khứ” như đã nêu ở trên, việc nghiên cứu cấu trúc, tổ thành rừng ở thời điểm hiện tại là nền tảng khách quan để phản ánh các kết quả tác động tổng hợp, hệ thống đã có trong quá trình phục hồi rừng. Do vậy, xuyên suốt các nội dung của luận án, các đặc điểm về cấu trúc rừng, tính đa dạng sinh học, đặc điểm tái sinh, các loài cây triển vọng… của các đối tượng nghiên cứu sẽ được đề cập, từ đó gợi mở các biện pháp tác động hoặc giải pháp quản lý phù hợp cho quá trình phục hồi rừng ở khu vực nghiên cứu.

b) Tiếp cận sinh thái xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Trong bối cảnh khu vực nghiên cứu đã trải qua thời giai dài chịu sự tác động của các nhân tố trong quá khứ như lịch sử sử dụng đất, loại hình tác động và cường độ tác động, thời gian phục hồi… Đây có thể xem là những biến điều chỉnh được sử dụng để cung cấp thêm hiểu biết về quá trình diễn thế rừng, tương tác của con người đến rừng và nhu cầu của con người đối với các sản phẩm từ rừng thay đổi theo không gian và thời gian. Tuy vậy, cơng tác quản lý rừng ở Việt Nam nói chung và ở VQG Cát Bà nói riêng cho thấy các tác động của con người vào rừng đang chuyển dần từ khai thác, lợi dụng rừng sang bảo vệ và phát triển rừng, nhất là đối với các khu rừng đặc dụng. Không chỉ ở tầm vĩ mô, ở tầm vi mô trong cộng đồng, các tác động này cũng đang thay đổi rõ rệt do ảnh hưởng của chính sách, kinh tế và nhận thức. Bởi vậy, luận án tiếp cận theo hướng đặt yếu tố con người với lịch sử tác động kết hợp với số liệu tác động ở hiện tại qua phỏng vấn và quan sát trực tiếp để nghiên cứu tương tác giữa cộng đồng địa phương với tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.

c) Tiếp cận tổng hợp

Rừng là một hệ sinh thái có sự đa dạng, phức tạp về thành phần cấu tạo và các mối quan hệ. Khi nghiên cứu về rừng, phải ln nhìn nhận rừng là một sự tổng hòa của các yếu tố cấu thành, trong đó thành phần quan trọng nhất là tầng cây gỗ và các mối quan hệ qua lại. Ngoài ra, giá trị đa dạng của rừng và sự tồn tại của các HST rừng ở khu vực VQG Cát Bà ln có sự quan tâm của các bên liên quan. Do vậy tiếp cận tổng hợp trong luận án sẽ đảm bảo được các ưu điểm sau:

- Có khả năng đáp ứng các yêu cầu quản lý tài nguyên rừng trước mắt và lâu dài với hiệu quả cao cho khu vực nghiên cứu.

- Có khả năng liên kết đa ngành cho mục tiêu phát triển bền vững của VQG Cát Bà.

- Có khả năng phát hiện và đề xuất giải pháp tốt nhất cho quá trình phục hồi rừng ở VQG Cát Bà.

- Giúp cho các bên liên quan đạt được sự nhất trí và giảm các căng thẳng và xung đột trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực.

Với quan điểm nghiên cứu và các tiếp cận nêu trên, đề tài đã nghiên cứu đặc điểm phân bố, các yếu tố sinh thái của các kiểu phụ rừng trên núi đá vôi tại VQG Cát Bà; tiến hành nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tổ thành, đa dạng tầng cây cao và đặc điểm tái sinh tự nhiên của các QXTVR điển hình bằng phương pháp lập và nghiên cứu trên các OTC

</div>

×