Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

nâng cao công tác quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị family foods market

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 65 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô tại Khoa Kinh tế - Quản lý của Trường Đại học Thăng Long, những người đã dành thời gian và công sức để hướng dẫn và giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Sự tận tình và trách nhiệm của các thầy cơ đã giúp em có được một mơi trường học tập tích cực và đầy đủ điều kiện để hồn thiện Khóa luận của mình.

Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS. Trần Đình Tồn – giảng viên hướng dẫn của mình, người đã dành thời gian, cơng sức đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu. Sự động viên và hỗ trợ của thầy đã giúp em vượt qua được những khó khăn và hồn thiện Khóa luận này một cách tốt nhất.

Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo của Công ty Family Foods Market và toàn thể các anh chị nhân viên đã hỗ trợ và cung cấp thông tin cần thiết để em có thể hồn thành Khóa luận này.

Trong q trình nghiên cứu, với kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý, đóng góp xây dựng từ các thầy cơ để Khóa luận này có thể được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

<b> SINH VIÊN </b>

<b> Nguyễn Tuệ Anh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Em tên là Nguyễn Tuệ Anh, tác giả Khóa luận: “Nâng cao cơng tác quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods”. Em xin cam đoan rằng Luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản thân. Tất cả các nguồn tài liệu đã được công bố đầy đủ và nội dung của bài nghiên cứu là trung thực.

<b> SINH VIÊN </b>

<b> Nguyễn Tuệ Anh </b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 1</b>

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM ... 3</b>

<b>1.1. Hoạt động mua sắm trong doanh nghiệp ... 3</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm quản trị hoạt động mua sắm ... 3</b></i>

<i><b>1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị hoạt động mua sắm ... 3</b></i>

<b>1.2. Đánh giá hiệu suất quản trị hoạt động mua sắm ... 5</b>

<i><b>1.2.1. Hiệu suất về giá ... 5</b></i>

<i><b>1.2.2. Mối tương quan chi phí - hiệu quả ... 6</b></i>

<i><b>1.2.3. Doanh thu ... 7</b></i>

<i><b>1.2.4. Chất lượng ... 7</b></i>

<i><b>1.2.5. Thời gian giao hàng/khả năng đáp ứng ... 8</b></i>

<i><b>1.2.6. Công nghệ và đổi mới sáng tạo ... 9</b></i>

<i><b>1.2.7. Tính bền vững về mơi trường ... 9</b></i>

<i><b>1.2.8. Hiệu quả quản trị chi phí chung ... 10</b></i>

<i><b>1.2.9. Chính phủ/xã hội ... 10</b></i>

<i><b>1.2.10. Sự hài lịng của khách hàng nội bộ ... 11</b></i>

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TẠI SIÊU THỊ FAMILY FOODS MARKET ... 12</b>

<b>2.1. Giới thiệu về siêu thị Family Foods Market ... 12</b>

<i><b>2.1.1. Thông tin chung về siêu thị Family Foods Market ... 12</b></i>

<i><b>2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ... 12</b></i>

<i><b>2.1.3. Cơ cấu tổ chức ... 13</b></i>

<i><b>2.1.4. Sản phẩm chính của siêu thị Family Foods Market ... 17</b></i>

<i><b>2.1.5. Chuỗi cung ứng siêu thị Family Foods Market ... 18</b></i>

<i><b>2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh Cơng ty TNHH Fmaily Foods Market ... 19</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.3. Thực trạng quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market</b>

<b>3.1. Bối cảnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam ... 44</b>

<b>3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao công tác quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market ... 45</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 56</b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>STT Chữ viết tắt Thuật ngữ </b>

<b>1 </b> CEO Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành

<b>3 </b> FMCG Fast-moving consumer goods - Nhóm hàng tiêu dùng nhanh

<b>5 </b> MOQ Minimum Order Quantity – Số lượng đặt hàng tối thiểu

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Danh mục các bảng </b>

Bảng 1. Đặc điểm nguồn nhân lực ... 16

Bảng 2. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Family Foods Market ... 19

<b>Danh mục các biểu đồ </b>

Biểu đồ 1. Tỷ lệ doanh thu các ngành hàng tại FFM năm 2022 ... 24

Biểu đồ 2. Tỷ lệ doanh thu các ngành hàng tại FFM năm 2023 ... 24

Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của nhân viên về sự đa dạng của hàng hoá tại siêu thị Family Foods Market ... 26

Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện sự hài lòng của nhân viên với chất lượng hàng hoá tại siêu thị Family Foods Market ... 28

Biểu đồ 5. Biểu đồ thể hiện sự đồng ý của nhân viên về thời gian nhà cung cấp giao hàng ... 29

Biểu đồ 6. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của nhân viên về số lượng hàng hố sẵn có đáp ứng đủ cầu tại siêu thị Family Foods Market ... 30Biểu đồ 7. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của nhân viên về thời gian thoải thuận và ký kết hợp đồng ... 33

Biểu đồ 8. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của nhân viên về thời gian tiếp nhận và xử lý đơn hàng ... 34

Biểu đồ 9. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của nhân viên về thời gian nhà cung cấp giao hàng ... 35

Biểu đồ 10. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của nhân viên về thời gian thanh tốn cơng nợ ... 36

Biểu đồ 11. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của nhân viên về cập nhập thông tin giá cả .... 38

Biểu đồ 12. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của nhân viên về quá trình đàm phán và xin chương trình khuyến mại từ nhà cung cấp ... 39Biểu đồ 13. Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của nhân viên về chi phí vận chuyển ... 40

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

định mua sắm ... 41

<b>Danh mục các hình ảnh </b>Hình 2.1. Tỷ lệ tham gia khảo sát của các thành viên đến từ các phòng ban, bộ phận của Công ty Family Foods Market. ... 21

Hình 2.2. Kết quả khảo sát về yếu tố “Hàng hố” ... 22

Hình 2.3. Kết quả khảo sát về yếu tố “Quản lý thời gian” ... 22

Hình 2.4. Kết quả khảo sát về yếu tố “Giá nhập, giá bán và chi phí” ... 23

Hình 2.5. Kết quả khảo sát về yếu tố “Cơng nghệ” ... 23

Hình 2.6. Trang Smartsheet đặt hàng ... 31

Hình 2.7. Trang Smartsheet thay đổi giá ... 34

<b>Danh mục các sơ đồ </b>Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Family Foods Market ... 13

Sơ đồ 2. Sơ đồ chuỗi cung ứng siêu thị Family Foods Market ... 18

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Thị trường bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn 2023 – 2027 được dự báo với mức tăng trưởng ấn tượng lên đến 12.05%, đồng thời giá trị của thị trường này có thể đạt 163.5 tỷ USD vào năm 2027. Các doanh nghiệp lớn như Winmart, Thế giới di động, FPT Retail, Aeon, Lotte Retail, Central Group đều đang có kế hoạch mở rộng mạnh mẽ để chiếm lĩnh thị phần. Các ngành hàng nổi bật trong ngành bán lẻ tại Việt Nam bao gồm hàng tiêu dùng, thiết bị điện tử, công nghệ và trang sức.

Để góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ này, khơng thể khơng nhắc tới vai trị quan trọng của phòng ban thực hiện hoạt động mua sắm hàng hố trong mỗi doanh nghiệp. Quản lý q trình nhập hàng hố đầu vào một cách hiệu quả và chính xác là yếu tố then chốt đối với sự thành công của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh và đảm bảo chất lượng hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Do nhận thấy tầm quan trọng của phòng ban thu mua cũng như hoạt động mua sắm, nên trong thời gian làm việc tại siêu thị Family Foods Market, em đã quyết định phát triển đề tài “Nâng cao công tác quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market” để làm đề tài nghiên cứu Khoá luận của mình.

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Khố luận tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market. Từ đó, xác định những điểm mạnh và điểm yếu để đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa cách thức quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

− Phạm vi không gian: Siêu thị Family Foods Market

− Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về công tác quản trị hoạt động mua sắm trong giai đoạn 2021-2023.

<b>4. Câu hỏi nghiên cứu </b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Quản trị hoạt động mua sắm là gì?

Thực trạng quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market như thế nào?

Tại sao cần nâng cao công tác quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market?

Có những đề xuất/hàm ý gì nhằm nâng cao công tác quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market?

<b>5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp </b>

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Khóa luận được trình bày trong ba phần:

Phần 1. Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động mua sắm

Phần 2. Thực trạng quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market

Phần 3. Một số đề xuất nhằm nâng cao công tác quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM </b>

<b>1.1. Hoạt động mua sắm trong doanh nghiệp </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm quản trị hoạt động mua sắm </b></i>

<i>1.1.1.1. Khái niệm hoạt động mua sắm </i>

Mua sắm là các hoạt động nghiệp vụ của các doanh nghiệp sau khi xem xét, tìm hiểu về chủ hàng và cùng với chủ hàng bàn bạc, thoả thuận điều kiện mua bán, thực hiện các thủ tục mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển nhằm tạo nên lực lượng hàng hoá tại doanh nghiệp với số lượng, chất lượng, cơ cấu đáp ứng các nhu cầu của dự trữ, bán hàng phục vụ cho khách hàng với chi phí thấp nhất.

<i>1.1.1.2. Khái niệm quản trị hoạt động mua sắm </i>

Quản trị hoạt động mua sắm là quá trình hoạch định kế hoạch, tổ chức, quản lý điều hành và đo lường điều chỉnh các hoạt động mua sắm trong một doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng việc mua sắm được thực hiện một cách hiệu quả và có chất lượng cao nhất. Quản trị hoạt động mua sắm không chỉ bao gồm việc xem xét và lựa chọn các NCC phù hợp, mà còn liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ với các đối tác cung cấp, đàm phán hợp đồng mua bán, quản lý rủi ro cung ứng, kiểm soát chi phí và tồn kho, cũng như theo dõi và đánh giá hiệu suất của quá trình mua sắm.

Trong quản trị hoạt động mua sắm, việc áp dụng những nguyên tắc cơ bản đóng vai trị quan trọng để đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ và có hiệu quả. Các nguyên tắc này bao gồm đúng thời điểm, số lượng chính xác, chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí, nguồn cung cấp (hoặc NCC) phù hợp và giá cả hợp lý.

<i><b>1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị hoạt động mua sắm </b></i>

<i>1.1.2.1. Tăng giá trị và tiết kiệm </i>

Trong bối cảnh đa số các doanh nghiệp đều đang nỗ lực tăng giá trị cho khách hàng và cải thiện hiệu suất, thì một số khác lại dồn sự chú ý đối với quản trị hoạt động mua sắm và quản lý cung ứng. Không cần phải là chuyên gia tài chính để nhận ra ảnh hưởng mà NCC có thể gây ra đối với tổng chi phí của một cơng ty. Theo các chuyên gia, tỷ lệ chi phí mua sắm so với doanh số bán hàng trung bình là 55%. Điều này nghĩa là hơn một nửa doanh thu từ bán hàng quay lại cho NCC. Thực tế này làm nổi bật tầm quan trọng của quản trị hoạt động mua sắm trong việc tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm khơng chỉ là vấn đề về chi phí,

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

mà còn bao gồm sự tham gia sớm vào lập kết hoạch và phản ứng nhanh chóng đối với các yêu cầu tăng giá từ NCC.

<i>1.1.2.2. Giảm thời gian </i>

Với quy trình mua sắm hiệu quả, doanh nghiệp có thể giảm thời gian xử lý đơn đặt hàng và thanh tốn thơng qua việc sử dụng cơng nghệ. Bên cạnh đó, đàm phán nhanh chóng với NCC giúp đạt được thỏa thuận hiệu quả về giá cả và thời gian giao hàng. Quản trị mua sắm cũng đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thời gian đánh giá về khả năng và hiệu suất của NCC, giúp doanh nghiệp lựa chọn đối tác phù hợp. Ngồi ra, khả năng ứng phó nhanh chóng với cầu hoặc thị trường thay đổi là một ưu điểm quan trọng của quản trị hoạt động mua sắm, đồng thời giảm rủi ro và giải quyết nhanh gọn khi có sự cố trong chuỗi cung ứng.

<i>1.1.2.3. Giảm rủi ro </i>

Mỗi khi thực hiện mua sắm với một NCC, có ít nhất một rủi ro tiềm ẩn sẽ xuất hiện, từ những rủi ro nhỏ như giao hàng trễ đến những rủi ro lớn như mất mát toàn bộ do phá sản hoặc các thảm họạ. Không chỉ vấn đề về chất lượng sản phẩm, mà cịn có những rủi ro khác như thảm họa tự nhiên, tài chính khơng ổn định, vấn đề về vận hành hay trễ vận chuyển. Ví dụ, vào năm 2011, sóng thần tại Nhật Bản đã khiến cho các công ty như Honda và Toyota phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung trong vài tháng và gây mất hàng triệu đô la doanh số bán hàng. Vậy nên, các nhà quản lý tiên tiến cần liên tục theo dõi cơ sở cung ứng để đánh giá rủi ro và phát triển kế hoạch kinh doanh liên tục để giảm thiểu những rủi ro này.

<i>1.1.2.4. Đảm bảo nguồn cung ổn định </i>

Quản trị hoạt động mua sắm chịu trách nhiệm quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cấp cho doanh nghiệp, đồng thời đóng vai trị quyết định trong sự linh hoạt và hiệu quả của quá trình sản xuất và kinh doanh. Bằng cách tập trung vào việc chọn lựa đối tác cung cấp và quản lý các mối quan hệ với họ, quản trị hoạt động mua sắm đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể duy trì nguồn cung ổn định và đáp ứng nhanh chóng các cầu mua sắm.

Một trong những yếu tố chính của quản trị hoạt động mua sắm là việc chọn lựa đối tác cung cấp đáng tin cậy và chất lượng. Q trình này khơng chỉ đơn thuần là việc chọn người cung cấp giá rẻ nhất, mà còn là việc đánh giá khả năng cung ứng, chất lượng sản phẩm và tính ổn định của đối tác. Các quản lý mua sắm cần đảm bảo rằng các đối tác cung

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

cấp không chỉ đáp ứng được cầu hiện tại mà cịn có khả năng mở rộng và thích ứng với sự biến động của thị trường.

Q trình đàm phán cũng là một khía cạnh quan trọng của quản trị hoạt động mua sắm. Bằng cách khéo léo đàm phán với đối tác cung cấp, doanh nghiệp có thể đạt được giá trị tốt nhất từ các giao dịch mua sắm. Điều này không chỉ liên quan đến giá cả mà còn đến các điều kiện thanh toán, quyền lợi độc quyền và các điều khoản hợp đồng khác.

Ngoài ra, việc theo dõi và đánh giá hiệu suất của các đối tác cung cấp là một phần quan trọng của quản trị hoạt động mua sắm. Theo dõi chất lượng hàng hoá, tốc độ giao hàng và khả năng đáp ứng đúng hạn có thể giúp xác định liệu đối tác cung cấp có đáp ứng đúng các tiêu chí và yêu cầu của doanh nghiệp hay không.

<b>1.2. Đánh giá hiệu suất quản trị hoạt động mua sắm </b>

<i><b>1.2.1. Hiệu suất về giá </b></i>

Việc đánh giá hoạt động mua sắm đòi hỏi sử dụng nhiều chỉ số khác nhau, như so sánh giá mua thực tế và giá mua dự kiến, giá mua thực tế so với chỉ số thị trường, cũng như so sánh giá giữa các bộ phận, nhà máy, đơn vị kinh doanh hoặc giá mục tiêu đạt được. Bên cạnh đó, có hai thước đo trở nên ngày càng quan trọng hơn cả là giá mục tiêu đạt được và giá thực tế so với chỉ số thị trường. Những yếu tố này không chỉ là cơ sở để đánh giá hiệu suất mua sắm mà cịn là hướng dẫn quan trọng để định hình chiến lược kinh doanh và tối ưu hóa giá trị cho tổ chức.

<i>1.2.1.1. Giá mua thực tế so với giá mua dự kiến </i>

Việc đo lường sự chênh lệch có thể diễn ra ở các cấp tổ chức khác nhau. Một cấp độ cơ bản là so sánh giữa giá mua thực tế với kế hoạch ngân sách tổng thể, cấp độ này mang tính tổng hợp. Cấp độ khác cung cấp thơng tin chi tiết hơn, có thể giúp hiểu rõ về nguyên nhân của sự chênh lệch giá.

Các công thức khác nhau để đo lường chênh lệch giá mua:

Chênh lệch giá mua = Giá thực tế - Giá dự kiến

Phần trăm chênh lệch giá mua = Giá thực tế / Giá dự kiến

Tổng chênh lệch giá mua = (Giá thực tế - Giá dự kiến) × Số lượng mua hoặc khối lượng ước tính hàng năm

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>1.2.1.2. Giá mua thực tế so với chỉ số thị trường </i>

Đo lường giá mua so với chỉ số thị tường cung cấp thông tin về mối quan hệ giữa giá thực tế và giá thị trường công bố. Những biện pháp này phù hợp nhất với các sản phẩm dựa trên thị trường, nơi giá chủ yếu phụ thuộc vào cung và cầu. Điều này cũng áp dụng cho các sản phẩm tiêu chuẩn và sản phẩm dễ dàng có sẵn. Các chỉ số xem xét sự khác biệt giữa một số chỉ số được công bố trong khoảng thời gian nhất định và sự thay đổi trong giá thực tế đã thanh toán.

<i>1.2.1.3. So sánh giá giữa các bộ phận, nhà máy, đơn vị kinh doanh </i>

Giá thực tế cho các mặt hàng tương tự cũng được so sánh giữa các nhà máy, phòng ban hoặc đơn vị kinh daonh. Những phân tích này mang lại cơ hội xác định sự khác biệt về giá mua sắm trong một doanh nghiệp, đồng thời tăng khả năng nhìn nhận đơn vị nào đang đàm phán hoặc đảm bảo giá mua vào tốt nhất. Hoạt động so sánh cũng có thể giúp xác định các mặt hàng thường xuyên được mua giữa các đơn vị để thực hiện việc hợp nhất mua hàng hóa. Một số doanh nghiệp cố gắng so sánh giá thực tế giữa các công ty để xác định độ canh tranh giá chính xác.

<i>1.2.1.4. Giá mục tiêu </i>

Giá mục tiêu là quá trình xác định số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Sau đó, chỉ định các mục tiêu chi phí cụ thể cho các thành phần, cụm lắp ráp và hệ thống tạo nên sản phẩm hoặc dịch vụ.

Giá mục tiêu – Lợi nhuận mục tiêu = Chi phí mục tiêu

Sau đó, chi phí mục tiêu được phân bổ cho các yếu tố khác nhau tạo nên sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng.

<i><b>1.2.2. Mối tương quan chi phí - hiệu quả </b></i>

Các thước đo trong danh mục này đặt trọng tâm vào việc giảm chi phí mua sắm thơng qua hai hướng chính: thay đổi chi phí và tránh chi phí. Tuy nhiên, việc thực hiện các thước đo giảm chi phí này đòi hỏi sự cẩn trọng và lựa chọn phương pháp thích hợp. Cần đặc biệt chú ý đến cách thức sử dụng, vì giảm chi phí thơng qua việc hợp tác chung có thể tạo áp lực khơng cần thiết lên NCC. Điều này có thể dẫn đến việc giảm chất lượng sản phẩm từ phía NCC để duy trì lợi nhuận và gây ra hệ luỵ tiêu cực.

<i>Thay đổi chi phí </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Thước đo này nhằm so sánh chi phí thực tế của một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm trong một khoảng thời gian cụ thể. Sự biến động trong chi phí là kết quả của những thay đổi được thực hiện trong chiến lược mua sắm được áp dụng bởi cá nhân hoặc nhóm quản lý. Để tính tốn, ta lấy sự chênh lệch giữa "Giá mới" và "Giá trước đó" nhân với số lượng dự kiến. Ví dụ, nếu giá mới là $9 mỗi đơn vị và giá trước đó là $10 mỗi đơn vị, với dự kiến số lượng là 10,000 đơn vị cho giai đoạn ngân sách tiếp theo, thì chi phí dự kiến sẽ giảm là $10,000. Việc áp dụng thực tế vào q trình tính tốn sẽ xác định chính xác mức giảm chi phí cuối cùng đạt được.

<i>Tránh chi phí </i>

Tránh chi phí đại diện cho sự chênh lệch giữa giá phải trả và giá cao hơn có thể xuất hiện khi q trình mua sắm khơng đạt được giá thấp hơn. Ví dụ, trong quá khứ, việc mua sắm phải trả $5.00 cho một đơn vị, nhưng bây giờ NCC đề xuất giá $5.50 cho mỗi đơn vị. Nếu người mua có thể đàm phán giá xuống cịn $5.25 thì ta đã tránh một khoản chi phí là $0.25, mặc dù giá vẫn cao hơn so với giá trước đó $0.25. Thật khơng may, thực tế là trong lĩnh vực tài chính, việc tránh chi phí hiếm khi được phản ánh trực tiếp trên lợi nhuận của công ty.

<i><b>1.2.3. Doanh thu </b></i>

Các đo lường doanh thu trong lĩnh vực mua sắm và cung ứng đóng vai trị quan trọng, giúp liên kết chiến lược với các yếu tố doanh thu và tạo giá trị kinh tế cho công ty. Tuy nhiên, hiện các đo lường doanh thu vẫn chưa được sử dụng nhiều, có thể là do cơng ty chưa nhận thức đầy đủ về sự đóng góp của hoạt động mua sắm và cung ứng đối với doanh thu. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực gián tiếp, nơi mối liên kết giữa chiến lược mua sắm và cung ứng với doanh thu chưa rõ ràng.

<i><b>1.2.4. Chất lượng </b></i>

Đo lường chất lượng bằng PPM (Parts Per Million) là cách thể hiện mức độ khiếm khuyết của các sản phẩm thông qua con số, được biểu diễn dưới dạng phần trăm hoặc giá trị tuyệt đối. PPM đo lường sự xuất hiện của các bộ phận lỗi hoặc không tuân theo thông số kỹ thuật trong sản phẩm thông qua các phương pháp như kiểm tra thực tế, thử nghiệm, hoặc mẫu đo lường có độ tin cậy thống kê. Quy trình này giúp đánh giá chất lượng và điều chỉnh kiểm soát chất lượng để ngày càng cải thiện hiệu suất sản xuất.

Thước đo này còn được sử dụng để so sánh hiệu suất chất lượng giữa các NCC và là một tiêu chí tuyệt đối mà tất cả các NCC cần đạt được và vượt qua. Đo lường được thực

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hiện bằng cách kiểm tra hoặc lấy mẫu số lượng các thành phần, bộ lắp ráp hoặc hệ thống chấp nhận được so với tổng số bộ phận được cung cấp bởi NCC.

Bên cạnh đó, thước đo này cũng chỉ ra sự xuất hiện của sự cố từ các thành phần, bộ lắp ráp và hệ thống khi chúng được tích hợp vào sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng và gửi đến khách hàng. Nó thường được sử dụng để theo dõi hiệu suất sản phẩm sau khi bán và cung cấp thông tin cho việc cải tiến NCC, thiết kế sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ bằng cách theo dõi tỷ lệ sự cố và nguyên nhân cơ bản của chúng.

<i><b>1.2.5. Thời gian giao hàng/khả năng đáp ứng </b></i>

<i>Mục tiêu thời gian đưa sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường: Đo lường thời gian từ </i>

bước lên ý tưởng đến việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên cho khách hàng. Mục tiêu là liên tục giảm thời gian để đạt được điểm hoà vốn đầu tư và trở thành doanh nghiệp

<i>đầu tiên đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến thị trường. </i>

<i>Giao hàng đúng hẹn: Những yếu tố chính cho các thước đo này như sau: </i>

− Ngày đáo hạn, dự kiến hoặc hứa hẹn − Khoảng thời gian giao hàng

− Sự chấp nhận của việc đến sớm hoặc đến muộn đối với ngày đáo hạn

Các số liệu thường được tính dựa trên phần trăm lô hàng, dịch vụ; hoặc các mặt hàng cụ thể được cung cấp đúng hẹn hay đến muộn (đôi khi là sớm hơn dự kiến). Các thước đo này có thể áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất, thương mại hoặc dịch vụ. Đồng thời, khả năng giao hàng đúng hẹn là chỉ số cho thấy độ linh hoạt của NCC trong việc đáp ứng yêu cầu lịch trình của khách hàng.

<i>Đạt được lịch trình tăng cường ra mắt sản phẩm mới và ngày giới thiệu: Thước đo </i>

này tập trung vào việc đánh giá xem hoạt động mua sắm và quản lý chuỗi cung ứng có đạt được mục tiêu về khối lượng sản phẩm cần thiết cho các cột mốc và ngày giới thiệu sản

<i>phẩm mới hay không. </i>

<i>Giảm thời gian chu kỳ: Những thước đo này xác định tổng thời gian chu kỳ và các </i>

thành phần chính của nó. Chúng tập trung vào việc giảm thiểu độ trễ và thực hiện cải tiến liên tục đối với các mục tiêu thời gian. Ví dụ, thời gian chu kỳ sản xuất của NCC, nhập

<i>đơn, vận hành nội bộ, logistics và những lĩnh vực khác. </i>

<i>Độ phản ứng với thay đổi lịch trình, thay đổi hỗn hợp và thay đổi thiết kế hoặc dịch vụ: Các thước đo này cho biết tốc độ mà NCC có thể thích ứng với các biến đổi trong cầu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

hoặc sử dụng, ví dụ như khả năng điều chỉnh lịch trình tăng 50% trong vịng hai tuần từ ngày giao hàng dự kiến. Một thước đo khác có thể là thời gian cần thiết để thực hiện các thay đổi kế hoạch để đạt được các mục tiêu lịch trình đã đặt ra. Những thước đo này làm nổi bật sự quan trọng của tính linh hoạt trong hoạt động mua sắm.

<i><b>1.2.6. Công nghệ và đổi mới sáng tạo </b></i>

Trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo, để đánh giá hiệu quả của sản xuất lần đầu từ NCC, có thể sử dụng biện pháp đo lường số lượng thỏa thuận trong hợp đồng liên quan đến công nghệ mới. Công ty sẽ có cái nhìn tồn diện về các phát triển công nghệ trước khi chúng được lan truyền rộng rãi.

Ngồi ra, để đo lường sự tích hợp của công nghệ mới vào sản phẩm hoặc dịch vụ, công ty có thể sử dụng biện pháp đếm số lượng và tỷ lệ của sản phẩm/dịch vụ mà công nghệ mới đã được kết hợp vào. Đây là cách giúp xác định tần suất và ảnh hưởng của các đổi mới từ NCC.

<i><b>1.2.7. Tính bền vững về mơi trường </b></i>

Đối với các doanh nghiệp, quản trị hoạt động mua sắm khơng chỉ là vấn đề cung cấp hàng hóa và dịch vụ, mà còn đặt ra những thách thức và cơ hội đặc biệt liên quan đến tính bền vững về môi trường. Đánh giá mức độ tuân thủ với các quy định mơi trường và tích hợp các chiến lược bền vững vào quá trình mua sắm vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là một chiến lược chiến lược kinh doanh thơng minh.

Doanh nghiệp có thể bắt đầu với việc đảm bảo rằng quá trình mua sắm tuân thủ đúng cách với các quy định và luật lệ môi trường đang áp dụng. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý mà cịn tạo ra một hình ảnh tích cực trong cộng đồng, đặc biệt là trong mối quan hệ với khách hàng và đối tác kinh doanh.

Tính bền vững về môi trường cũng liên quan đến việc chọn lựa những đối tác cung cấp như lựa chọn những NCC tn thủ các tiêu chuẩn, có quy trình sản xuất sạch sẽ, ưu tiên sử dụng tiết kiệm nguyên liệu và giảm lượng chất thải, khí thải.

Ngồi việc đáp ứng u cầu hiện tại, tính bền vững về mơi trường cịn địi hỏi doanh nghiệp khơng tạo ra các rào cản đối với khả năng đáp ứng của thế hệ sau về kinh tế, môi trường và xã hội. Do đó, các doanh nghiệp cần xem xét đầu tư vào các cơng nghệ và quy trình thân thiện với môi trường, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và theo dõi tác động của hoạt động kinh doanh lên mơi trường trong tồn bộ chuỗi cung ứng.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>1.2.8. Hiệu quả quản trị chi phí chung </b></i>

Ban quản lý sử dụng các chỉ số về quản trị và hiệu suất để lập kế hoạch ngân sách quản lý hàng năm và giúp kiểm sốt các chi phí quản lý trong một giai đoạn ngân sách. Các khoản chi dự kiến thường bao gồm lương, chi phí đi lại và ăn ở, chi phí đào tạo, hệ thống điện tử, vật liệu văn phịng và các chi phí khác. Lương thường chiếm phần lớn trong ngân sách quản lý mua sắm. Hai phương pháp phổ biến nhất để thiết lập ngân quản lý mua sắm là ngân sách hiện tại cộng điều chỉnh và tỷ lệ kiểm soát.

<i>Ngân sách hiện tại cộng điều chỉnh </i>

Để thiết lập ngân sách, ban quản lý thường sẽ dựa trên ngân sách hiện tại để xuất phát. Tiếp đó, ban quản lý sẽ điều chỉnh ngân sách cho giai đoạn tiếp theo (thường là năm tài chính tiếp theo) tăng hoặc giảm tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh dự kiến hoặc yêu cầu của các bộ phận khác. Các điều chỉnh ngân sách thường phản ánh quan điểm của quản lý về khối lượng công việc mua sắm dự kiến và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu công việc hoặc lợi nhuận giảm, ngân sách có thể bị giảm. Ngược lại, nếu có sự gia tăng về công việc hoặc lợi nhuận, ngân sách có thể được xem xét để điều chỉnh lên.

<i>Tỷ lệ kiểm soát </i>

Ngân sách mua sắm là một phần quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Để xây dựng ngân sách này, phòng thu mua thường phải đối mặt với việc xác định tỷ lệ kiểm soát, một yếu tố quyết định ảnh hưởng đến chi phí và nguồn lực được phân bổ.

Tỷ lệ kiểm sốt là phần trăm chi phí ước tính cho mua sắm mà bộ phận quản lý cấp cao xác định có thể kiểm sốt được. Đây là một thước đo về linh hoạt và quyền lực của phòng thu mua trong đàm phán với NCC. Tỷ lệ này giúp nhà quản lý xác định ngân sách chính xác cho các hoạt động mua sắm và đàm phán với NCC.

Tỷ lệ kiểm sốt được sử dụng để tính tốn ngân sách quản trị theo công thức:

Ngân sách mua sắm = Chi phí ước tính cho mua sắm × Tỷ lệ kiểm sốt

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Ngồi ra, trong những năm gần đây, Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích và thúc đẩy đầu tư. Chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam hiện nay khá đa dạng, bao gồm cả ưu đãi về thuế trực thu và thuế gián thu. Những chính sách này có thể giúp doanh nghiệp giảm áp lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm và phát triển kinh doanh.

Các chính sách quản lý thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và chống hàng giả cũng ảnh hưởng đến quá trình mua sắm và chất lượng hàng hố. Doanh nghiệp cần thích ứng với những quy định này để duy trì uy tín và đáp ứng cầu của thị trường.

Các chính sách hải quan và xuất nhập khẩu cũng đóng vai trị quan trọng. Quy định và chính sách trong lĩnh vực này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhập khẩu và xuất khẩu,

<b>địi hỏi sự nắm bắt, tuân thủ để tránh rủi ro pháp lý và tối ưu hóa hoạt động mua sắm. </b>

<i><b>1.2.10. Sự hài lòng của khách hàng nội bộ </b></i>

Sự hài lòng của khách hàng nội bộ đóng góp một vai trị quan trọng trong đánh giá giá trị của quản trị hoạt động mua sắm. Thơng thường, mức độ hài lịng này được đo lường thơng qua các bước thăm dị ý kiến của khách hàng nội bộ. Khách hàng nội bộ bày tỏ ý kiến bằng cách trả lời một chuỗi câu hỏi lựa chọn đáp án và câu hỏi mở.

Các câu hỏi lựa chọn thường xoay quanh các khía cạnh cụ thể của hoạt động mua sắm, như chất lượng dịch vụ, đáp ứng thời gian, hiệu suất NCC và các yếu tố khác có liên quan đến hài lòng của khách hàng. Câu hỏi mở thường cung cấp cơ hội cho khách hàng nội bộ để chia sẻ ý kiến chi tiết và đề xuất cải thiện trong q trình mua sắm.

Ngồi ra, cũng có các khảo sát về sự hài lòng của NCC, đánh giá thường về các vấn đề như thanh tốn, quy trình đặt hàng, sự tôn trọng, sự tương tác, các điều khoản về hợp đồng,…

Điều này giúp tạo ra một cái nhìn tồn diện về mối quan hệ mua sắm, từ cả hai phía khách hàng nội bộ và NCC, để có cái nhìn tồn diện về hiệu suất và tăng khả năng cải thiện quản trị hoạt động mua sắm trong doanh nghiệp.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TẠI SIÊU THỊ FAMILY FOODS MARKET </b>

<b>2.1. Giới thiệu về siêu thị Family Foods Market </b>

<i><b>2.1.1. Thông tin chung về siêu thị Family Foods Market </b></i>

Siêu thị Family Foods Market là một trong những đơn vị thuộc sự quản lý của Công ty TNHH Family Foods Market.

Tên công ty: Công ty TNHH Family Foods Market

Tên quốc tế: FAMILY FOODS MARKET COMPANY LIMITED

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 24T3, Hapulico Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Chủ sở hữu: Nguyễn Thị Vân Anh

Mã số thuế: 0109730879

Quản lý bởi: Chi cục Thuế quận Thanh Xuân

Ngành nghề kinh doanh: Siêu thị bán lẻ (Siêu thị Family Foods Market), Quán cà phê và đồ ăn nhanh (The canteen – Café & Bistro)

Vào tháng 03/2022, công ty đã đưa vào vận hành quán cà phê mang phong cách Châu Âu: The canteen – Café & Bistro, đây là mơ hình “lai” giữa quán bar và quán cà phê, ngoài ra quán còn kết hợp thêm cung cấp dịch vụ nhà hàng phục vụ đồ ăn cho khách hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>2.1.3. Cơ cấu tổ chức </b></i>

<i>2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Family Foods Market </i>

<i>(Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân sự) 2.1.3.2. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban </i>

<b>Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO </b>

Chủ tịch Hội đồng quản trị giữ vai trò chủ đạo trong việc lãnh đạo hội đồng, định hình chiến lược của tổ chức và cũng là đại diện chính thức của cơng ty, tham gia trong các sự kiện quan trọng, duy trì giao tiếp tích cực với cổ đơng và các bên liên quan.

Trong khi đó, CEO là người chịu trách nhiệm chủ yếu về thực hiện chiến lược đã được quyết định. CEO quản lý các bộ phận chính của tổ chức và đảm bảo rằng mỗi bộ phận hoạt động hiệu quả. CEO chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu suất tồn diện của cơng ty và thường xun báo cáo kết quả cho Hội đồng quản trị.

<i>Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Family Foods Market </i>

<small>Chủ tịchMs. Vân Anh</small>

<small>CEOMr. Cường</small>

<small>Trưởng phịng</small>

<small>Nhân viên</small>

<small>Thực tập sinh</small>

<small>Phịng Thu mua</small>

<small>Kế tốn tổng hợp</small>

<small>Kế tốn doanh thu-chi phí</small>

<small>Kế tốn cơng nợ</small>

<small>Thực tập sinh</small>

<small>Kế tốn thuếBộ phận Kho</small>

<small>Nhân viên </small>

<small>Phòng Quản lý chất lượng</small>

<small>Nhân viên Fulltime</small>

<small>Thực tập sinh</small>

<small>FO The Canteen </small>

<small>Operation Manager</small>

<small>Nhân viên fulltime</small>

<small>Nhân viên parttime</small>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Phịng Hành chính – Nhân sự </b>

Cơng việc chính của phịng Hành chính – Nhân sự là giám sát, đào tạo và đánh giá năng lực nhân viên, đồng thời thực hiện các thủ tục quản lý hồ sơ và làm bảng công hàng tháng. Trong lĩnh vực tuyển dụng, họ đảm bảo kế hoạch tuyển dụng được thực hiện khi cần thiết và tổ chức chào đón nhân sự mới. Cịn lại là cơng việc hành chính, phịng ban này sẽ thực hiện mua sắm, quản lý thanh toán và giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày, đảm bảo sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động của tổ chức.

<b>Phịng Sale và Marketing </b>

Bộ phận Sale có nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ khách hàng. Họ chịu trách nhiệm quản lý, duy trì liên lạc với khách hàng hiện tại, giải quyết mọi thắc mắc và đảm bảo sự hài lòng. Đồng thời, họ tìm kiếm và phát triển khách hàng mới, xây dựng mạng lưới kinh doanh và tạo cơ hội mới.

Bộ phận Marketing đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng và lên kế hoạch chiến lược truyền thơng cho cơng ty. Nhiệm vụ chính bao gồm xúc tiến hệ thống quảng bá, nhận diện thương hiệu, tăng cường giới thiệu hàng hố tới khách hàng.

<b>Phịng Thu mua </b>

Phòng Thu mua là tâm điểm quản lý, đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục của hàng hố và đáp ứng nhanh chóng với cầu đa dạng của khách hàng. Nhiệm vụ của phịng Thu mua khơng chỉ giới hạn trong việc mua sắm, mà còn bao gồm quản lý tồn kho và duy trì mối quan hệ đối tác với những NCC đáng tin cậy. Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của phòng Thu mua là đánh giá và dự báo cầu thị trường, xác định mức tồn kho cần thiết để đảm bảo sự sẵn có của hàng hố. Việc đàm phán và chọn NCC cũng là một phần quan trọng, các nhân viên trong phòng Thu mua phải làm việc chặt chẽ với những đối tác để đạt được điều khoản và giá cả hợp lý. Quản lý quan hệ với NCC cũng là một khía cạnh quan trọng khác. Không chỉ vậy, việc khảo sát thị trường và quan tâm tới các đối thủ cạnh tranh bán lẻ khác cũng là một phần công việc không thể thiếu của phịng ban này.

<b>Phịng Tài chính - Kế tốn </b>

Phịng Kế tốn tại Family Foods Market có trách nhiệm quản lý một loạt các hoạt động tài chính quan trọng của cơng ty. Phịng này phân chia thành ba lĩnh vực chính là kế tốn doanh thu – chi phí, kế tốn cơng nợ và kế tốn thuế. Trong khi kế tốn doanh thu – chi phí theo dõi, ghi chép tất cả các giao dịch tài chính liên quan đến doanh thu và chi phí

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

thì kế tốn cơng nợ tập trung vào quản lý các khoản nợ, khoản phải trả của công ty đảm bảo rằng mọi giao dịch thanh toán đúng thời điểm giúp dịng chảy hàng hố trơi chảy. Cịn về phần kế tốn thuế, họ sẽ phải đảm bảo rằng cơng ty tuân thủ đầy đủ các quy định thuế và thực hiện việc nộp thuế đúng thời hạn. Việc này không chỉ giữ cho công ty tuân thủ pháp luật mà cịn giúp tối ưu hóa các lợi ích thuế có thể được áp dụng.

<b>Bộ phận Kho </b>

Bộ phận Kho tại siêu thị FFM đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý và duy trì hiệu suất của chuỗi cung ứng. Các nhiệm vụ chính của bộ phận này bao gồm việc tạo và quản lý chứng từ liên quan đến xuất nhập kho, thực hiện báo cáo tồn kho hàng ngày để hỗ trợ quyết định tái tồn kho, cũng như kiểm tra, giám sát và kiểm đếm hàng nhập kho, xuất kho. Bộ phận Kho cũng chịu trách nhiệm vận chuyển, duy trì khơng gian lưu kho và tương tác chặt chẽ với các phòng ban khác để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

<b>Phòng Quản lý chất lượng </b>

Được coi như “cảnh sát” nội bộ trong công ty Family Foods Market, cơng việc chính của phịng ban này là giám sát các phòng ban khác, đặc biệt là FO FFM và FO The Canteen – những nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Bên cạnh việc kiểm sốt con người, họ cịn tập trung vào đảm bảo chất lượng của hàng hoá và làm cho mỗi gian hàng của Family Foods Market trở thành điểm đến tin cậy cho chất lượng, cho sự hài lòng của khách hàng.

<b>FO FFM (Front office Family Foods Market) – Bộ phận vận hành ở siêu thị Family Foods Market </b>

Nhiệm vụ chính của bộ phận này là phục vụ khách hàng mua hàng tại siêu thị, đáp ứng mọi yêu cầu của họ. Công việc bao gồm việc bổ sung hàng lên kệ, duy trì sự sạch sẽ và gọn gàng của quầy kệ, sắp xếp hàng hố, hỗ trợ khách hàng trong q trình thanh tốn, tìm kiếm sản phẩm, tư vấn và lắng nghe phản hồi từ khách hàng. Đặc biệt, FO Family Foods Market đóng vai trị quan trọng trong việc thơng báo về lượng hàng cần đặt hàng, giúp đảm bảo rằng siêu thị có đủ hàng hố để đáp ứng cầu và duy trì hoạt động một cách hiệu quả.

<b>FO The Canteen (Front office Family Foods Market) – Bộ phận vận hành ở quán The Canteen </b>

Nhiệm vụ chính của bộ phận này là đảm bảo việc phục vụ ăn uống cho khách hàng diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả. Các hoạt động của FO The Canteen bao gồm hiểu rõ mong muốn của khách hàng, đồng thời nắm vững thông tin về các sản phẩm và dịch vụ

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

được cung cấp tại The Canteen, xử lý các khiếu nại từ khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, tìm kiếm giải pháp cho những thách thức xuất hiện trong q trình vận hành. Ngồi ra, để đảm bảo nguồn cung ổn định và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường, FO The Canteen cũng có trách nhiệm lên danh sách các sản phẩm cần mua và chuyển thơng tin này đến phịng Thu mua. Việc này đảm bảo rằng qn ln có đủ ngun liệu và hàng hóa để duy trì hoạt động một cách hiệu quả.

<i>2.1.3.3. Đặc điểm nguồn nhân lực </i>

Cao đẳng, Trung cấp, Lao động phổ thơng

<i>Nguồn: Phịng Nhân sự Bảng 1. Đặc điểm nguồn nhân lực </i>

Hiện tại Công ty Family Foods Market đang có 86 nhân viên, trong đó có 53 lao động là nữ, chiếm khoảng 61%. Đây là công ty thương mại chủ yếu bán hàng hoá và chú trọng mang lại dịch vụ trải nghiệm tốt cho khách hàng, nên số lượng nhân viên nữ chiếm số lượng lớn hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Công ty cịn có nguồn nhân lực có trình độ từ đại học trở lên (80,2%), chủ yếu làm việc ở các vị trí cấp cao như Chủ tịch, Tổng Giám đốc, quản lý hay các vị trí liên quan đến khối văn phịng... Thêm vào đó tỷ lệ nhân lực trẻ của công ty cũng chiếm tới 90% chứng tỏ Công ty quan tâm và muốn thu hút lao động ở độ tuổi này do tính chất cơng việc cần sự linh hoạt và nhanh chóng thay đổi.

<i><b>2.1.4. Sản phẩm chính của siêu thị Family Foods Market </b></i>

Siêu thị Family Foods Market đáp ứng cầu thông qua ba nhóm hàng lớn là Fresh, FMCG và Non Food. Từ thực phẩm tươi sống đến hàng tiêu dùng hàng ngày và đồ gia dụng, đều đáp ứng được tiêu chí chất lượng và sự đa dạng, đồng thời tạo ra trải nghiệm mua sắm toàn diện cho khách hàng.

− Bánh kẹo và thạch được cung cấp với đa dạng hương vị, hình dạng và thương hiệu phong phú.

− Rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá đa dạng các hãng từ trong nước đến nước ngồi. − Thực phẩm khơ bao gồm các loại gia vị, các loại mì, miến, bột, gạo, nông sản

khô,… từ nhiều vùng miền và quốc gia trên thế giới.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>2.1.4.3. Nhóm hàng Non Food </i>

Nhóm hàng Non Food bao gồm các hàng hóa khơng phải thực phẩm, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng ngoài lĩnh vực thực phẩm. Dưới đây là phân khúc chi tiết của nhóm hàng Non Food tại siêu thị Family Foods Market:

− Gia dụng, văn phịng phẩm, đồ chơi: Đây là các hàng hố cần thiết cho việc trang trí, sử dụng trong gia đình như đèn, đồ trang trí nội thất, đồ dùng nhà bếp và các vật dụng gia đình khác. Ngồi ra có đủ các loại giấy, bút, sổ tay và các vật dụng văn phịng khác, giúp hỗ trợ cơng việc và học tập. Phục vụ nhu cầu giải trí và giáo dục của trẻ em, có đồ chơi giáo dục, đồ chơi giải đố, đồ chơi sáng tạo và nhiều hàng hóa khác để thúc đẩy sự phát triển của trẻ.

− Hóa mỹ phẩm bao gồm đồ trang điểm, hàng hố chăm sóc cơ thể và các loại tẩy rửa trong gia đình.

− Hàng hố may mặc tập trung vào mảng quần áo trẻ sơ sinh và các loại đồ lót cá nhân người lớn.

<i><b>2.1.5. Chuỗi cung ứng siêu thị Family Foods Market </b></i>

<i> Sơ đồ 2. Sơ đồ chuỗi cung ứng siêu thị Family Foods Market </i>

Chuỗi cung ứng của siêu thị Family Foods Market đang được mô tả là một hệ thống đơn giản bao gồm ba thành phần chính: NCC, siêu thị và khách hàng.

Các đối tác cung cấp chính được phân loại vào ba nhóm hàng cơ bản, bao gồm FMCG, Fresh và Non Food. Đầu tiên, trong nhóm FMCG, siêu thị có những đối tác quan trọng như Minh Dương, Nestle, Masan, Dalatmilk và Ottogi. Tiếp theo, nhóm hàng Fresh liên kết với các đối tác chiến lược như Hải Phát, Meat Master, Đào Văn Sơn và Kaifood. Cuối cùng, trong nhóm Non Food, Family Foods Market hợp tác chính với Unilever và SDHome.

Nhà cung cấp/ nhà phân phối

Siêu thị Family Foods

Market

Khách hàng Luồng hàng

hóa

Luồng hàng hóa

Luồng TT

Luồng TT

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Siêu thị Family Foods Market đặt mục tiêu chính là phục vụ nhóm khách hàng mục tiêu là cư dân trong khu vực lân cận. Đồng thời, nhờ vào chính sách giá hợp lý và cam kết về chất lượng hàng hóa an tồn, Family Foods Market cũng thu hút sự quan tâm và sự lựa chọn từ các đối tác doanh nghiệp như khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là những địa điểm có cầu mua sắm với số lượng lớn.

<i><b>2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh Cơng ty TNHH Fmaily Foods Market </b></i>

<i>Bảng 2. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Family Foods Market </i>

<b>2.2. Khảo sát về các yếu tố tác động đến quản trị mua sắm tại siêu thị FFM </b>

Trong phần này, tác giả thực hiện khảo sát các nhân viên của Công ty Family Foods Market nhằm củng cố các phân tích ở phần 2.3 chương II. Phần này bao gồm các bước thực hiện khảo sát và thống kê mô tả kết quả nhận được về khảo sát. Ở đây tác giả thực hiện khảo sát bằng cách thu thập ý kiến của nhân viên thông qua bảng câu hỏi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

hỏi mở và câu hỏi đóng. Câu hỏi mở là người được phỏng vấn có thể trả lời theo ý kiến, suy nghĩ cá nhân về các yếu tố tác động đến quản trị hoạt động mua sắm. Câu hỏi đóng là câu hỏi được tác giả đưa ra những lựa chọn về mức độ tác động như đồng ý, khơng đồng ý, bình thường.

Từ cơ sở trên, sử dụng câu hỏi đóng với các sự lựa chọn trả lời dạng thang đo Likert trong xác định mức độ tác động của các yếu tố là hiệu quả nhất. Câu trả lời với dạng thang đo này từng yếu tố sẽ được thể hiện ở mức độ tác động hay không tác động rõ ràng nhất.

Vấn đề nghiên cứu ở đây là sự tác động của các yếu tố đến quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market, vì vậy tác giả sẽ sử dụng dạng câu hỏi đóng với các lựa chọn trả lời của thang đo Likert năm mức độ: hồn tồn khơng đồng ý, khơng đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý để đo lường bốn yếu tố tác động là hàng hoá; thời gian; giá nhập, giá bán ra và chi phí; và cơng nghệ.

<i><b>Phương pháp chọn mẫu </b></i>

Ở nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Để đo kích thước mẫu, tác giả sẽ dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) nên kích thước mẫu dự kiến cần đảm bảo tối thiểu theo công thức N > 5*x (x là tổng số biến quan sát). Với số biến quan sát là 13 và áp dụng theo cơng thức trên thì số lượng khảo sát tối thiểu cần đạt được là: 5*13 = 65.

<i><b>Quá trình thu thập dữ liệu </b></i>

Trong quá trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn công cụ Google Form để thiết kế bảng câu hỏi. Sau đó, tác giả đã gửi bảng câu hỏi này đến toàn bộ nhân viên của Công ty Family Foods Market thông qua email nội bộ. Sau khi đạt được số lượng khảo sát cần thiết, bảng câu hỏi được đóng lại để kết thúc quá trình thu thập thơng tin. Dữ liệu được thu thập sẽ được xử lý và phân tích theo mục đích nghiên cứu.

<i><b>Kỹ thuật phân tích dữ liệu </b></i>

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được loại trừ các câu trả lời không phù hợp và bắt đầu tiến hành phân tích kết quả thơng qua phương pháp thống kê mô tả. Đây là một phương pháp thống kê cơ bản được sử dụng để mô tả và tổng quan về các đặc điểm chính của một tập dữ liệu. Mục tiêu chính của thống kê mơ tả là cung cấp một cái nhìn tổng quan về độ biến động, phân phối và các đặc điểm quan trọng khác của dữ liệu.

<i><b>Kết quả khảo sát </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Khóa luận thu thập số liệu thông qua khảo sát bằng bảng hỏi đối với 86 người lao động đang làm việc tại Công ty Family Foods Market. Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert năm mức độ: hồn tồn khơng đồng ý, khơng đồng ý, bình thường, đồng ý, hồn tồn đồng ý tương đương với đáp án từ 1 đến 5. Mỗi câu sẽ là phát biểu về một yếu tố được cho là ảnh hưởng đến quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market.

Bảng hỏi gồm 1 câu hỏi thông tin chung, 13 câu hỏi tương ứng với 4 nhân tố.

Khảo sát được thực hiện trong thời gian từ 20/12/2023 đến hết ngày 23/12/2023, được gửi đến tất cả nhân viên đang làm việc tại Công ty Family Foods Market và thu được 65 câu trả lời và toàn bộ câu trả lời đều hợp lệ.

<b><small>Phòng Nhân sự8%</small></b>

<b><small>Phòng Quản lý chất lượng</small></b>

<b><small>Phòng Vận hành46%</small></b>

<b><small>Phịng Thu mua12%Phịng Kho</small></b>

<b><small>Phịng Sake & Marketing</small></b>

<b><small>Phịng Kế tốn8%</small></b>

<i>Hình 2.1. Tỷ lệ tham gia khảo sát của các thành viên đến từ các phịng ban, bộ phận của Cơng ty Family Foods Market. </i>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>Hình 2.3. Kết quả khảo sát về yếu tố “Quản lý thời gian” Hình 2.2. Kết quả khảo sát về yếu tố “Hàng hố” </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>Hình 2.5. Kết quả khảo sát về yếu tố “Công nghệ” </i>

<b>2.3. Thực trạng quản trị hoạt động mua sắm tại siêu thị Family Foods Market </b>

Hoạt động mua sắm đóng vai trị cực kì quan trọng trong việc quản lý và phát triển siêu thị FFM. Bởi mua sắm hàng hoá đầu vào giúp đáp ứng đa dạng yêu cầu từ khách hàng, tăng cường hài lòng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Ngoài ra, hoạt động mua sắm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của siêu thị. Để đạt được kết quả tốt, quan trọng

<i>Hình 2.4. Kết quả khảo sát về yếu tố “Giá nhập, giá bán và chi phí” </i>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div>

×