Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE MẸ VÀ CON Ở HAI NHÓM SINH NGÃ ÂM ĐẠO VÀ MỔ LẤY THAI TẠI TỈNH CÀ MAU NĂM 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.72 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Khảo sát tình trạng sức khỏe mẹ và con ở hai nhóm sinh ngã âm đạo và mổ lấy thai tại tỉnh Cà Mau năm 2021</b>

Nguyễn Thể Tần<small>1</small>, Huỳnh Ngọc Linh<small>11 </small>Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

<i><small>doi: 10.46755/vjog.2022.3.1471</small></i>

<small>Tác giả liên hệ (Corresponding author): Nguyễn Thể Tần, email: </small>

<b><small>Nhận bài (received): 8/9/2022 - Chấp nhận đăng (accepted): 25/9/2022 </small></b>

<b>Tóm tắt</b>

<i><b>Đặt vấn đề: </b>Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng. Tình trạng này có thể </i>

<i><b>ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con về sau. </b></i>

<i><b>Mục tiêu nghiên cứu:</b> Đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và con giữa 2 nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ sau 2 - 5 năm. </i>

<i><b>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 840 bà mẹ và con tại tỉnh Cà Mau năm 2021. Kết quả: Một số tình trạng của mẹ ở nhóm sinh mổ đều lớn hơn nhóm sinh ngã âm đạo như: thiếu sữa mẹ trong 6 tháng </b></i>

<i>đầu: 59,06% so với 40,95%; thời gian cai sữa dưới 12 tháng: 36,72% so với 28,38%; đau lưng: 38,21% so với 22,2%; sẩy thai: 24,07% so với 16,93%; mổ lấy thai trong lần mang thai sau: 91,14% so với 39,33%; kinh nguyệt không đều: 24,07% so với 15,79%; đau bụng khi hành kinh: 30,52% so với 20,36%; với p < 0,05. Đối với con so sánh ở hai nhóm sinh mổ và sinh ngã âm đạo, tình trạng béo phì: 22,58% so với 14,42%; khị khè: 40,69% so với 28,6%; dị ứng da: 22,08% so với 13,27%; khám </i>

<i><b>bệnh nhiều lần: 38,46% so với 22,2%; số lần nhập viện nhiều: 20,84% so với 13,04%; p < 0,01. </b></i>

<i><b>Kết luận: </b>Tỉ lệ thiếu sữa trong 6 tháng đầu, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, sảy thai, mổ lấy thai khi mang thai lần sau…ở nhóm sinh mổ cao hơn nhóm sinh ngã âm đạo. Con của bà mẹ sinh mổ dễ bị thừa cân béo phì, dị ứng da, khị khè, khám bệnh và nhập viện nhiều hơn nhóm bà mẹ sinh ngã âm đạo. </i>

<b>Survey on health status of mother and children in two groups of vaginal delivery and caesarean section in Ca Mau in 2021</b>

Nguyen The Tan<small>1</small>, Huynh Ngoc Linh<small>11 </small>Ca Mau Medical College

<i><b>Materials and methods: </b>A cross-sectional descriptive study on 840 mothers and children in Ca Mau province in 2021. </i>

<i><b>Results: Some maternal conditions in the caesarean section were greater than those of the vaginal delivery group, </b></i>

<i>such as: lack of breast milk in the first 6 months: 59.06% versus 40.95%; weaning less than 12 months: 36.72% versus 28.38%; back pain: 38.21% vs 22.2%; miscarriage: 24.07% vs 16.93%; caesarean section in the following pregnancy: 91.14% vs 39.33%; menstrual irregularities: 24.07% vs 15.79%; dysmenorrhea: 30.52% vs 20.36%; with p < 0.05. For children compared in two groups of cesarean section and vaginal delivery, obesity status: 22.58% vs 14.42%; wheezing: 40.69% vs 28.6%; skin allergy: 22.08% vs 13.27%; medical examination many times: 38.46% vs to 22.2%; number of hospital admissions: 20.84% vs 13.04%; p < 0.01. </i>

<i><b>Conclusions: </b>The rate of milk deficiency in the first 6 months, back pain, menstrual disorders, miscarriage, cesarean section in the next pregnancy... was higher in the cesarean section group than in the vaginal delivery group. Children of mothers who delivered by cesarean section were more likely to be overweight and obese, have skin allergies, wheeze, have medical examinations and be hospitalized more than those of mothers who delivered vaginally.</i>

<b>SẢN KHOA – SƠ SINH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Gần đây các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng cao [1], [2]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng có cùng nhận định trên [3], [4]. Mặc dù mổ lấy thai có thể cứu được tính mạng của mẹ và thai nhi trong một số tình huống cấp cứu nhưng sự gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai khơng có bằng chứng cho thấy có sự giảm bệnh suất và tử suất ở mẹ và con. Trong khi đó lại có sự tăng tỉ lệ của những biến chứng liên quan đến mổ lấy thai và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và con sau này. Hiện nay các nghiên cứu trong nước chỉ tập trung vào các biến chứng cấp của mẹ và con ngay sau sinh mổ lúc mẹ cịn nằm viện. Vì vậy, để khảo sát tình hình sức khỏe mẹ và con giữa hai nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ sau thời gian từ 2 - 5 năm chúng tôi

<b>nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình trạng sức khỏe mẹ và con ở hai nhóm sinh ngã âm đạo và mổ lấy thai tại tỉnh Cà Mau năm 2021” với các mục tiêu sau:</b>

1. Đánh giá tình trạng của mẹ như: lượng sữa trong 6 tháng đầu, thời gian cai sữa, tình trạng đau lưng, sảy thai, phương pháp sinh trong lần mang thai sau, tình trạng kinh nguyệt giữa 2 nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ.

2. Đánh giá tình trạng của con như tình trạng dinh dưỡng, các bệnh lý: khò khè, dị ứng da, số lần khám bệnh, nhập viện giữa 2 nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ.

<b>2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

<b>Tiêu chí chọn mẫu:</b>

Tất cả bà mẹ có con từ 24 tháng đến 60 tháng tuổi tại các phường xã tỉnh Cà Mau tham gia nghiên cứu.

<b>Tiêu chí loại trừ:</b>

- Trẻ có kèm các rối loạn về chức năng vận động, dị

tật bẩm sinh phối hợp (tim bẩm sinh, dị tật não...).- Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu;

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu</b>

<b>- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang</b>

<b>- Cỡ mẫu : Áp dụng công thức cho nghiên cứu ước </b>

lượng một tỷ lệ:

<small>(1-α/2). </small>p(1-p)d<small>2</small>

Với p=0,21 từ nghiên cứu của tác giả Ourania Kolokotroni [5]; d=0,04. Thay vào cơng thức ta có n=399 người. Vì nghiên cứu cộng đồng để tránh sai số nên nhân hiệu lực thiết kế là 2, ta có n=2 x 399=796 người. Dự trù 5% hao hụt mẫu, do đó số mẫu ước lượng là 836 người. Mẫu nghiên cứu thực tế là 840 người.

<b>- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phân tầng và </b>

ngẫu nhiên hệ thống.

<b>- Nội dung nghiên cứu:</b>

+ Ghi nhận một số đặc điểm chung của mẹ, gồm: địa chỉ, số con, hình thức sinh, lượng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh, thời gian cai sữa <12 tháng.

+ Ghi nhân một số tình trạng sức khỏe của mẹ trước và sau sinh, gồm: đau bụng khi hành kinh, số ngày khi hành kinh, lượng máu mất trong chu kỳ kinh, tình trạng sảy thai trong những lần mang thai sau, đại tiện, đi tiểu...

+ Ghi nhận một số yếu tố sức khỏe của con như: giới tính, cân nặng, chiều cao, tình trạng khị khè, dị ứng da; số lần khám bệnh, số lần nhập viện trong năm được hỏi thông qua bà mẹ khi phỏng vấn.

- Xử lí và phân tích số liệu: nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.02 và thống kê số liệu bằng phần mềm STATA 15.0; Phân tích trước sau bằng phương pháp ước lượng tổng quát (GEE).

<b>3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>

<b>Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Bảng 2. Mối liên quan giữa phương pháp sinh và tình trạng sức khỏe của mẹ </b>

Sảy thai trong lần mang thai

<b>Bảng 3. Mối liên quan giữa phương pháp sinh và tình trạng sức khỏe của con </b>

<b>(n = 437)(n = 403)<sup>Sinh mổ </sup>(n = 437)<sup>SNÂĐ</sup>(n = 403)<sup>Sinh mổ </sup></b>

Số ngày hành kinh kéo dài

[0,81 - 1,92]

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Có đau bụng khi hành kinh

Rối loạn tình trạng đi tiểu

Tình trạng kinh nguyệt khơng đều, đau bụng khi hành kinh có sự khác biệt giữa hai nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ trước và sau sinh. Trong cùng nhóm sinh mổ sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê trước và sau sinh với p lần lượt là 0,021 và 0,01.

<b>4. BÀN LUẬN</b>

<b>4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu</b>

Trong 840 bà mẹ được khảo sát, trong đó 403 bà mẹ sinh mổ và 437 bà mẹ sinh ngã âm đạo trong các lần sinh. Phân bố theo địa chỉ có 502 đối tượng sống ở nơng thơn chiếm 59,77% và 338 bà mẹ sống ở thành thị chiếm 40,23%. Về nghề nghiệp những bà mẹ là nông dân nội trợ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 64,42% với 541 người. Công viên chức là 142 người chiếm 16,9% buôn bán có 119 người chiếm 14,16% và 38 đối tượng làm nghề khác chiếm 4,52%.

<b>4.2. Mối liên quan giữa phương pháp sinh và các yếu tố của mẹ và con</b>

<i><b>4.2.1. Mối liên quan giữa tình trạng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, thời gian cai sữa và phương pháp sinh</b></i>

Ở nhóm sinh mổ tình trạng thiếu sữa trong 6 tháng đầu là 59,06%, ở nhóm sinh ngã âm đạo (NÂĐ) là 40,95%. Với OR = 2,15 [1,62 - 2,87], p < 0,001 cho thấy những bà mẹ sinh mổ có nguy cơ thiếu sữa mẹ trong 6 tháng đầu gấp 2,15 lần so với nhóm bà mẹ sinh NÂĐ. Nghiên cứu của Amy J. Hobbs trên 3021 sản phụ cho thấy những bà mẹ sinh mổ có tỉ lệ ngưng cho con bú sau 12 tuần là 41% cao hơn rất nhiều so với nhóm sinh NÂĐ chỉ có 7,4% và sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê với p = 0,0014 [6]. Kết quả bảng 2 cho thấy tỉ lệ bà mẹ cai sữa dưới 12 tháng ở nhóm sinh NÂĐ là 28,38% ở nhóm sinh mổ là 36,72%. Với OR = 1,46 [1,08 - 1,97], p = 0,01 cho thấy nhóm sinh mổ sẽ có nguy cơ cai sữa sớm gấp 1,46 lần so với nhóm sinh NÂĐ.

<i><b>4.2.2. Tình trạng sức khỏe mẹ: đau lưng, sẩy thai, mổ lấy thai và phương pháp sinh </b></i>

Tỉ lệ đau lưng sau sinh ở nhóm sinh mổ là 38,21% ở nhóm sinh NÂĐ là 22,2%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thơng kê với những trường hợp sinh mổ có nguy cơ đau lưng gấp 2,16 lần so với nhóm sinh NÂĐ với OR = 2,16[1,58 - 2,96], P = 0,001. Tương tự, kết quả nghiên

cứu cũng cho thấy ở nhóm sinh mổ tỉ lệ sảy thai trong lần mang thai sau là 24,07% ở nhóm sinh NÂĐ là 16,93% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,000 với OR = 1,72[1,14 - 2,6]. Đặc biệt nghiên cứu còn cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai lần 2 sau sinh mổ là 91,14% trong khi tỉ lệ sinh mổ ở nhóm sinh ngã âm đạo là 39,33% và với OR = 15,86[9,33 - 27,73] cho thấy khi đã sinh mổ lần trước thì khả năng mổ lần sinh sau gấp 15,86 lần so với nhóm sinh thường lần trước.

<i><b>4.2.3. Tình trạng sức khỏe của con: dinh dưỡng, số lần khám bệnh, nhập viện, khò khè, dị ứng và phương pháp sinh của mẹ</b></i>

Về tình trạng suy dinh dưỡng của con, ở nhóm sinh mổ có 14,64% ở nhóm sinh ngã âm đạo là 10,98% sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê p = 0,11. Thừa cân, béo phì ở nhóm sinh mổ 22,58% nhóm sinh ngã âm đạo là 14,42%. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở hai nhóm bà mẹ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 1,73[1,19 - 2,51], p = 0,002. Một số nghiên cứu cho thấy sinh mổ có nguy cơ thừa cân cao hơn so với nhóm sinh NÂĐ sau khi điều chỉnh đa biến, đặc biệt đối với chỉ số khối cơ thể của mẹ [7], [8].

Kết quả bảng3 cho thấy ở nhóm sinh mổ trẻ khám từ 3 lần trở lên trong năm chiếm 38,46% cao hơn nhiều so với trẻ sinh ngã âm đạo có 22,2%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê, p=0,000 với OR = 2,19 [1,6 - 2,99]. Tương tự, tỉ lệ nhập viện từ 2 lần trở lên trong năm ở nhóm sinh mổ là 20,84% ở nhóm sinh NÂĐ chiếm là 13,04% với p = 0,003; OR = 1,75[1,19 - 2,58]. Tình trạng khị khè của bé cũng là một vấn đề quan trọng của nhiều nghiên cứu so sánh giữa 2 nhóm sinh NÂĐ và sinh mổ [5], [9]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở nhóm sinh mổ tỉ lệ trẻ có khị khè là 40,69% ở nhóm sinh NÂĐ là 28,6% p = 0,000; OR = 1,71[1,27 - 2,3]. Số trẻ bị dị ứng da trong nhóm sinh mổ là 22,08% cao hơn so với trẻ bị dị ứng da ở nhóm sinh NÂĐ là 13,27%, p = 0,001; OR = 1,85[1,26 - 2,71]. Bager và cộng sự phân tích 26 nghiên cứu khoảng 1,3 triệu trẻ em, kết luận rằng những trẻ sinh mổ có nguy cơ viêm mũi dị ứng cao hơn OR = 1,23 [1,12 - 1,35], dị ứng da hoặc dị ứng thực phẩm OR = 1,32 [1,12 - 1,55] và hen suyễn OR = 1,18 [1,05 - 1,32] [9]. Các nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự [2], [10], [11].

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><b>4.2.4. Mối liên quan giữa phương pháp sinh và một số tình trạng của mẹ trước và sau sinh</b></i>

Sau sinh nhóm bà mẹ sinh mổ có tình trạng kinh nguyệt không đều chiếm 24,07% tăng hơn so với trước sinh là 18,11% và nhóm sinh ngã âm đạo là 15,79% so với 14,87% trước sinh. Với p = 0,021; OR = 1,93 [1,21 - 3,07] cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê. Tình trạng đau bụng khi hành kinh Ở nhóm sinh mổ là 30,52% so với 19,1% trước mổ, ở nhóm sinh ngã âm đạo là 20,36% so với 21,28% trước sinh. Như vậy ở nhóm sinh ngã âm đạo tình trạng đau bụng kinh khơng có sự thay đổi nhiều trước và sau sinh. Riêng nhóm sinh mổ tình trạng này tăng lên đáng kể 11,42% với p = 0,001 và OR = 2,16[1,34 - 3,48]. Số ngày hành kinh, tình trạng đi tiêu, đi tiểu giữa 2 nhóm sinh mổ và sinh ngã âm đạo sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p đều > 0,05.

<b>5. KẾT LUẬN</b>

Qua nghiên cứu 840 bà mẹ có con từ 24 tháng đến 60 tháng tuổi giữa nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ tại tỉnh Cà Mau chúng tơi có một số kết luận như sau:

- Tình trạng khơng đủ sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh, thời gian cai sữa dưới 12 tháng, đặc biệt là tình trạng đau lưng sau sinh, sảy thai ở những lần mang thai sau, ở nhóm sinh mổ cao hơn so với nhóm sinh ngã âm đạo với OR lần lượt là 3,18[1,27 - 9,01]; 4,4[2,71 - 7,27]; 8,02[5,28 - 12,19].

- Khi so sánh một số tình trạng của mẹ như chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, số lượng kinh trong chu kỳ kinh của bà mẹ trước và sau sinh ở nhóm sinh mổ đều cao hơn ở nhóm sinh ngã âm đạo có ý nghĩa thống kê với OR lần lượt là 1,83[1,21 - 2,94]; 2,13[1,65 - 3,57]; OR = 1,67 [1,13 - 3,12]

- Tình trạng béo phì, số lần khám bệnh, số lần nhập viện trong năm, tình trạng khị khè, dị ứng da của nhóm trẻ được sinh mổ cao hơn nhóm sinh ngã âm đạo có ý nghĩa thống kê với OR lần lượt là 2,12[1,4 - 3,21]; 1,91[1,17 - 3,14]; 3,31[2,2 - 5,01]; 1,96[1,19 - 3,27].

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

1. Brady E, Hamilton, et al. Births: Preliminary Data for 2012. National Vital Statistics Reports, 2013, 62(3); pp: 1-53.

2. Kristensen K, Henriksen L. Cesarean section and disease associated with immune function. J Allergy ClinImmunol, 2016, 137; pp: 587-590.

3. Nguyễn Thị Huệ. Khảo sát tình hình mổ lấy thai tại

<b>Bệnh viện Nhật Tân năm 2013. Tạp chí Y học thực hành, </b>

2014, 35(3), tr:55-59.

4. Huỳnh Thị Tập, Tạ Thị Thanh Thủy. Tỉ lệ mổ lấy thai và các yếu tố liên quan tại Khoa Sản Bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2016 20(5), tr: 45-50.

5. Ourania Kolokotroni. Asthma and atopy in children

born by caesarean section: effect modification by family history of allergies – a population based cross-sectional study. BMC Pediatrics, 2012, 12:179.

6. Amy hobb, et al. The impact of caesarean section on breastfeeding initiation, duration and difficulties in the first four months postpartum. BMC Pregnancy Childbirth, 2016 Apr 26;16:90.

7. Li H, Ye R, Pei L, et al. Caesarean delivery, caesarean delivery on maternal request and childhood overweight: a Chinese birth cohort study of 181 380 children. Pediatr Obes, 2014, 9, (10); pp: 2047-6310.

8. Melissa Neuman. Prevalence and determinants of caesarean section in private and public health facilities in underserved South Asian communities: cross-sectional analysis of data from Bangladesh, India and Nepal. 2014, doi:10.1136/bmjopen-2014-005982.9. Bager P, Wohlfahrt J, Westergaard T. Caesarean delivery and risk of atopy and allergic disease: meta-analyses. Clin Exp Allergy, 2008, 38(4); pp: 634–642.10. Black M, Bhattacharya S, et al. Planned cesarean delivery at term and adverse outcomes in childhood health. JAMA, 2015, 314; pp: 2271-2279.

11. Thavagnanam S, Fleming J, Bromley A, et al. A analysis of the association between caesarean section and childhood asthma. Clin Exp Allergy, 2008, 38; pp: 629-633.

</div>

×