Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

QUAN HỆ NHẬT - TRUNG QUA CÁC HỆP ƯỚC KÝ KET GIAI ĐOẠN 1972 -1978

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>KÝ KET GIAIĐOẠN 1972 -1978*</b>

<b><small>* TS. Viện Nghiên cứu Đơng Bắc Á</small></b>

<b><small>HỒNG MINH LỢI*</small></b>

<i><small>Tóm tắt: Giai đoạn năm 1972-1978 đánh dấu bước</small></i><small> chuyển biến lớn trong quan hệ Nhật-Trung khi hai nước tiến hành ký kết nhiều hiệp ước quan trọng liên quan tới chính trị, kinh tế, xâ hội, thương mại, hàng không... Việc ký kết các Hiệp ước Bình thường hóa quan hệ, Hiệp ước Hịa bình hữu nghị cũng như các Hiệp định Hàng khơng, vận tải, ngư nghiệp... đã chấm dứt tình trạng đoạn tuyệt quan hệ giữa hai nước từ năm 1945, đồng thời tạo nền tảng cơ bản, mở ra thời kỳ mới về quan hệ Nhật-Trung trong các giai đoạn tiếp theo.</small>

<i><small>Từ khóa: Quan</small></i><small> hệ Nhật-Trung, hiệp ước, giai đoạn 1972-1978</small>

<b>Q</b>

<sup>uan hệ Nhật-Trung giai đoạn năm 1972-1978 chịu ảnh hưởng của cuộc Chiến </sup>tranh Lạnh, đồng thời chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình nội tại giữa hai nước.

Trong giai đoạn này, do tiến hành cuộc “Đại cách mạng Văn hóa” nên tình hình chính trị nội bộ của Trung Quốc “rối ren” và “bất ổn”, về phía Nhật Bản, tình hình chính trị cũng

khơng ổn định, sự thay đổi nội các liên tục cũng làm cho tính nhất quán trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc bị ảnh hưởng. Tổng hòa cùa những tác động trong nước và quốc tế dẫn đến quan hệ hai quốc gia trong giai đoạn này có những thời điểm bị gián đoạn. Tuy nhiên, từ năm 1972-1978, hai nước cũng đã tiến hành đàm phán và ký kết được những hiệp ước vơ cùng quan trọng (Hiệp ước Bình thường hóa quan hệ, Hiệp định Hàng khơng, Hiệp ước Hịa bình hữu nghị), qua đó tạo nền tảng và bệ phóng cho quan hệ hai nước trong các giai đoạn sau này. Chính vì lẽ đỏ, q trình đàm phán, kỷ kết các hiệp ước nói trên cũng là những diễn biến quan trọng và nổi bật nhất của quan hệ Nhật-Trung trong giai đoạn này.

<b><small>1. Quá trình ký kết Hiệp ước Bình thường hóa quan hệ</small></b>

<i><b>1.1. Tiến trình đàm phán</b></i>

Ngày 5/7/1972, Tanaka Kakuei (1918-1993) trở thành Thủ tướng Nhật Bản và trong buổi họp đầu tiên của tân nội các, Tanaka Kakuei tuyên bố: “Trong tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, bình thường hóa quan hệ với Cộng hịa Nhân dân Trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>HOÀNG MINH LỢI</small></b>

Hoa là một nhiệm vụ cấp thiết v.v...”(1). về phía Trung Quốc, ngày 9/7/1972, Thủ tướng Chu Ân Lai (1898 - 1976) đã có phát biểu mang tính phản ứng tích cực: “Chính phủ mới do Thủ tướng Tanaka Kakuei được thành lập vào ngày 5/7/1972 đã có những động thái rõ ràng mong muổn nhanh chóng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng tơi sẵn sàng đón nhận thiện ý này”(2). Tiếp đó, ngày 25/7/1972, Thủ tướng Chu Ân Lai đã trao cho đồn đại biểu Đảng Komei (Cơng minh) do Chủ tịch đảng Takeiri Yoshikatsu đang ở thăm Trung Quốc bản “Dự thảo tun bố chung bình thường hóa quan hệ hai nước”. Nội dung của bản dự thảo này gồm 8 điểm như sau:

(1) Tình trạng chiến tranh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nhật Bản kết thúc kể từ khi bản Tuyên bố chung này được cơng bố;

(2) Chính phủ Nhật Bản thấu hiểu 3 ngun tắc khơi phục ngoại giao Nhật-Trung do Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa đề xuất, cơng nhận Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho Trung Quốc. Dựa vào điều này, hai chính phủ thiết lập quan hệ ngoại giao trao đổi đại sứ;

(3) Hai bên cùng nhận thức việc thiết lập ngoại giao Trung - Nhật là nguyện vọng lâu dài của nhân dân hai nước, đồng thời cũng là lợi ích của nhân dân trên tồn thế giới;

(4) Hai bên nhất trí xử lý mối quan hệ Trung - Nhật dựa trên 5 ngun tắc tơn trọng độc lập, chù quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng chung sống hịa bình, mọi tranh chấp giải quyết bằng đối thoại hịa bình;

(5) Cả hai bên Trung Quốc và Nhật Bản không mưu cầu bá quyền ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phản đối bất cứ phía nào liên kết với một quốc gia khác để thiết lập bá quyền;

(6) Hai bên nhất trí, sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, dựa trên 5 nguyên tắc sống chung hịa bình sẽ tiến hành ký kết Hiệp ước Hịa bình hữu nghị.

(7) Vì tình hữu nghị của nhân dân hai nước, Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa từ bỏ quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại chiến tranh đối với Nhật Bản;

(8) Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Nhật Bản sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế và giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, sau khi ký kết Hiệp ước Hịa bình hữu nghị sẽ ký kết các hiệp định thương mại, khí tượng, ngư nghiệp, bưu chính, hợp tác phát triển khoa học cơng nghệ.

Ngồi ra, Thủ tướng Chu Ân Lai cịn đề xuất thêm 3 điểm về vấn đề Đài Loan:

(1) Đài Loan là lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, việc giải phóng Đài Loan là cơng việc nội bộ của Trung Quốc;

(2) Sau khi bản Tuyên bố chung được cơng bố, Chính phủ Nhật Bản đóng cửa Đại sứ quán, Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đài Loan. Bằng các biện pháp thích hợp đóng cửa Đại sứ quán, Lãnh sự quán Đài Loan tại lãnh thổ Nhật Bản;

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

(3) Tài sản đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Đài Loan sau Chiến tranh Thế giới thứ hai sẽ được đền bù một cách thỏa đáng khi Đài Loan được giải phóng;

Tuy nhiên, Tokyo khơng chấp nhận tồn bộ các điểm mà phía Bắc Kinh đưa ra trong Dự thảo Tuyên bố chung. Theo đó, phía Nhật Bản truyền tải thơng điệp cho phía Trung Quốc như sau:

(1) Chính phủ hai bên xác nhận đã kết thúc tình trạng chiến tranh;

(2) Phía Nhật Bản cơng nhận Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa là nhà nước hợp pháp duy nhất đại diện cho Trung Quốc;

(3) Trung Quốc tái xác nhận Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc. Phía Nhật Bản tơn trọng chủ quyền của Trung Quốc;

(4) Phía Trung Quốc từ bỏ yêu cầu bồi thường chiến tranh đối với Nhật Bản;

(5) Chính phủ hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày ... tháng ... năm 1972, hai bên tiến hành trao đổi đại sứ trong thời gian sớm nhất.

Phía Nhật Bản đề nghị sửa đổi nội dung bản Dự thảo do phía Trung Quốc đưa ra ờ những điểm sau: Thứ nhất, “kết thúc tình trạng chiến tranh”, phía Nhật Bản cho rằng trong Hiệp ước Hịa bình Nhật Bàn - Đài Loan có ghi rõ tình trạng chiến tranh đã kết thúc, họ khơng đồng ý như phía Trung Quốc đe nghị trong Dự thảo Tuyên bố chung có đoạn: “Tình trạng chiến tranh kết thúc kể từ khi bản Tuyên bố chung này được công bố”.

<i>Thứ hai, nếu phía Nhật Bản chấp nhận “3 ngun tắc khơi phục ngoại giao</i>” như phía Trung Quốc đề xuất thì trong số 3 nguyên tắc cần phải xem xét lại khi ghi ràng “Hiệp ước Hịa bình Nhật Bản - Đài Loan là bất hợp pháp, khơng có giá trị, Hiệp ước này phải được xóa bỏ”. Thứ ba, “điều khoản chống bá quyền” trong điểm thứ năm của Dự thảo “bá quyền” là từ khơng rõ nghĩa, vì vậy đề nghị không đưa vào trong bản Tuyên bố chung. Cuối cùng, Nhật Bản đề nghị không sử dụng từ “quyền” trong điều khoản “xóa bở quyền địi bồi thường chiến tranh đối với Nhật Bàn” trong Tuyên bố chung. Bởi lẽ, trong Hiệp ước Hòa binh Nhật - Đài cũng có điểm ghi rõ “xóa bỏ quyền địi bồi thường chiến tranh đối với Nhật Bản” cho nên nếu lặp lại như vậy có nghĩa là Nhật Bản cơng nhận “quyền đòi bồi thường chiến tranh đối với Nhật Bản” của Trung Quốc. Trước những tranh cãi như vậy về nội dung, bản Tuyên bố chung đứng trước nguy cơ không được ký kết. Tuy nhiên, hai bên đã nhượng bộ lần nhau. Ngày 29/9/1972, Thủ tướng Tanaka Kakuei và Thủ tướng Chu Ân Lai đã ký Hiệp ước Bình thường hóa quan hệ Nhật - Trung, chấm dứt tình trạng đoạn tuyệt quan hệ giữa hai nước từ năm 1945.

<i><b>1.2. Tun bố chung bình thường hóa quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc</b></i>

Trong phần mở đầu Tuyên bố chung của Hiệp ước có viết: “Phía Nhật Bản cảm nhận trách nhiệm và bày tỏ lòng ân hận sâu sắc vì trước đây trong chiến tranh đã gây tổn thất

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b><small>HOÀNG MINH LỢI</small></b>

nặng nề cho nhân dân Trung Quốc”(3). Nội dung của Tuyên bố chung gồm 9 điểm như sau:

(1) Tình trạng khơng bình thường giữa Nhật Bản và Trung Quốc kết thúc kể từ thời điểm bản Tuyên bố chung này được công bố;

(2) Chính phủ Nhật Bản cơng nhận Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho Trung Quốc;

(3) Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản thấu hiểu, tơn trọng lập trường nói trên của Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa và kiên định giữ vững lập trường dựa vào điều 8 của Tuyên bố Posdam(4).

(4) Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước kể từ ngày 29/9/1972, v.v... Hai bên tiến hành thiết lập Đại sứ quán tại thủ đô của mỗi nước, tiến hành trao đổi đại sứ trong thời gian sớm nhất;

(5) Vì tình hữu nghị của nhân dân hai nước, Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố xóa bỏ yêu cầu bồi thường chiến tranh đối với Nhật Bản;

(6) Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Trung Quốc nhất trí xây dựng mối quan hệ hịa bình hữu nghị Nhật - Trung dựa trên 5 nguyên tấc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng xâm phạm lần nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng chung sống hịa bình. Chính phủ hai nước thống nhất giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hịa bình dựa trên cơ sở của luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

(7) Việc bình thường hóa quan hệ Nhật - Trung khơng nhằm vào nước thứ ba, khơng có mưu đồ bá quyền ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phản đối bất cứ một quốc gia nào hay một thế lực nào có ý định thiết lập bá quyền;

(8) Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Trung Quốc nhất trí củng cố hơn nữa mối quan hệ hịa bình, hữu nghị giữa hai quốc gia, hai bên sẽ tiến hành đàm phán tiến tới ký kết Hiệp ước Hịa bình hữu nghị.

(9) Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ Nhật Bản nhất trí thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa hai quốc gia, sẽ tiến hành đàm phán đi đến ký kết các hiệp định thương mại, hàng không, ngư nghiệp v.v...

<i><b>1.3. Ỷ nghĩa của việc bình thường hóa quan hệ</b></i>

<i>1.3.1. Đối với Nhật Bản và Trung Quôc</i>

Đánh dấu sự chấm dứt tình trạng thù địch kéo dài một phần tư thế kỷ giữa hai nước. Bình thường hóa quan hệ là thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước,

<b><small>50 ---NGHIÊN CỨU TRUNG QUÓC số 4 (248) - 2022</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đồng thời mở ra một trang sừ mới trong quan hệ giữa hai nước, tạo ra cơ sở pháp lý để phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.

Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản có cơ hội để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế nói chung và khu vực Đơng Á nói riêng, góp phần cải thiện hình ảnh của một quốc gia quân phiệt hiếu chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phát huy ảnh hưởng chính trị trong khu vực và trên thế giới, về an ninh, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc cũng phần nào giảm bớt sự đe dọa từ phía Trung Quốc, nhất là từ khi Trung Quốc tuyên bố thử thành công bom nguyên tử dù Nhật Bản nằm trong “chiếc ô” bảo vệ của Mỹ. Trên phương diện kinh tế, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Nhật Bản từng bước tiếp xúc và thâm nhập vào thị trường khổng lồ và giàu tài nguyên của Trung Quốc.

Thiết lập quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc đã thốt ra khỏi tình trạng bị cơ lập về ngoại giao và kinh tế, thành công trong việc tạo ra một liên minh chống lại Liên Xô, tăng cường sức ép đối với Chính quyền Đài Loan, nâng cao vị thế của Trung Quốc trong khu vực và trên trường quốc tể. Thông qua Nhật Bản, Trung Quốc có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.

<i>1.3.2. Đối với quốc tể</i>

Quan hệ Nhật - Trung tồn tại nhiều vấn đề lịch sử và chịu sự tác động của các nước lớn khác. Trong hồn cảnh đó, cả hai phía đều cố gắng tạm gác những bất đồng, vượt qua những khó khăn, sự chia cắt và thù địch trong Chiến tranh Lạnh, sự khác biệt về hình thái xã hội, ý thức hệ, những vấn đề lịch sử, xóa bỏ những nghi kỵ, nhượng bộ lẫn nhau để đạt được những thỏa thuận chung, tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao. Mối quan hệ hịa hỗn giữa hai quốc gia quan trọng bậc nhất ở khu vực Đơng Á đã tạo ra một mơi trường hịa bình hữu nghị, giảm bớt sự căng thẳng của cuộc Chiến tranh Lạnh, là một trong những yếu tố góp phần kết thúc sớm cuộc Chiến tranh Lạnh.

<b><small>2. Quá trình ký kết Hiệp định Hàng khơng</small></b>

<i><b>2.1. Tiến trình đàm phán</b></i>

Từ tháng 3 đến tháng 4/1973, Chính phủ hai nước có những chuẩn bị cho việc tiến hành đàm phán về Hiệp định Hàng không. Qua các cuộc đàm phán, thương lượng kéo dài nhiều tháng, túi tháng 8/1973, phía Nhật Bản nhận được từ Thù tướng Trung Quốc Chu Ân Lai bức “giàn thư”, hay còn gọi là “Bản ghi nhớ Chu Ân Lai”, gồm 5 điểm:

<i>Thứ nhất, giữa </i>Nhật Bản và Trung Quốc là hiệp định hàng không của hai quốc gia, còn giữa Nhật Bản và Đài Loan thì việc đi lại bằng đường hàng khơng chỉ mang tính địa phương;

<b><small>NGHIÊN CỨU TRUNG QC số 4 (248) - 2022 --- 51</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>HOÀNG MINH <small>LỢI</small></b>

<i>Thứ hai, </i>phía Nhật Bản cần nêu rõ về “cơng văn trao đổi liên quan tới nghiệp vụ hàng không” giữa Nhật Bản và Đài Loan thực chất là quan hệ phi chính thức và khơng hiệu quả;

<i>Thứ ba, nhũng cơng ty hàng khơng song phương </i>thực hiện theo lộ trình Nhật Bản - Đài Loan không được coi là những hãng hàng khơng quốc gia;

<i>Thứ tư, </i>những tập đồn (của Đài Loan) có đại lý hàng khơng ở Nhật Bản và cả việc phái cử nhân viên cơ yếu làm việc ở mặt đất (liên quan tới máy bay) cũng không được phép thường trú tại Nhật Bản;

<i>Thứ năm, máy bay của </i>Đài Loan khi đến Nhật Bản phải loại bỏ biểu thức của quốc kỳ.Liên quan tới các vấn đề trên, nội các của Thủ tướng Tanaka Kakuei nêu rõ cần thúc đẩy Hiệp định Hàng không Nhật - Trung, đồng thời trực tiếp đáp trả lại phản ứng gay gắt của Chính phủ Đài Loan và các đảng phái đối lập. Trên cơ sở này, Chính phủ Nhật Bản đề nghị phía Trung Quốc nối lại các cuộc trao đổi thực tế liên quan tới Hiệp định Hàng khơng. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc chỉ đồng ý tiến hành trao đổi vào giữa tháng 3/1974. Đen đầu tháng 4/1974, Nhật Bản và Trung Quốc tiến hành hai cuộc đàm phán về hiệp định hàng không giữa hai quốc gia. Tại các cuộc hội đàm này, hai bên về cơ bản thống nhất được các đề án liên quan đến Hiệp định Hàng không Nhật - Trung và tiến tới ký kết ngày 20/4/1974 và có hiệu lực vào tháng 5/1974.

<i><b>2.2. Nội dung Hiệp định Hàng không</b></i>

Lộ trình hàng khơng của phía Nhật Bản được bắt đầu từ một địa điểm trong nước là Tokyo đến Bắc Kinh. Lộ trình này được quá cảnh tại Thượng Hải, Ân Độ, Pakistan, lộ trình đến châu Âu sẽ quá cảnh tại Trung Cận Đơng.

Lộ trình của Trung Quốc từ một địa điểm trong nước là Bắc Kinh rồi đến Tokyo hoặc đến Bắc Mỹ, quá cảnh tại Osaka.

Theo những điều khoản của Hiệp định, Chính phủ Nhật Bản thừa nhận tính chất, tên gọi “Hàng khơng Trung Hoa”. Phía Nhật Bản vần tiếp tục duy trì lộ trình hàng không Nhật - Đài như là đường hàng không phi chính thức. Như vậy, hiệp định hàng khơng giữa Nhật Bản và Trung Quốc là hiệp định giữa các quốc gia, do đó, đường hàng khơng giữa Nhật Bản và Đài Loan chỉ mang tính chất địa phương, vùng lãnh thổ.

<i><b>2.3. Ý nghĩa của Hiệp định Hàng không</b></i>

Việc ký kết Hiệp định Hàng không đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hai nước tiếp tục ký kết một loạt hiệp định khác như: Hiệp định về Vận tải hàng hải, ký ngày 13/11/1974 có hiệu lực vào tháng 6/1975; Hiệp định Ngư nghiệp ký ngày 15/8/1975 và có hiệu lực tháng 12/1975.

Căn cứ vào Hiệp định Hàng không Nhật - Trung, ngày 29/9/1974, chuyến bay đầu tiên của hàng không Trung Quốc và hàng không Nhật Bản đã được thực hiện. Đây được xem

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

là sự kiện lớn, đồng thời trở thành dấu mốc quan trọng trong quan hệ Nhật - Trung. Như vậy, việc ký kết Hiệp định Hàng không cũng như các hiệp định liên quan tới nhiều lĩnh vực khác giữa Nhật Bản với Trung Quốc giai đoạn 1972-1975 cho thấy quan hệ hai nước có bước phát triển thuận lợi. qua đó tạo cơ sở cho mối quan hệ này được nâng lên một tầm cao mới, đó là tiến tới ký kết Hiệp ước Hịa bình hữu nghị.

<b><small>3. Q trình ký kết Hiệp ước Hịa bình hữu nghị</small></b>

<i><b>3.1. Tiến trình đàm phán</b></i>

Từ năm 1972 đến 1975, Nhật Bản và Trung Quốc đã triển khai một số hoạt động xúc tiến việc ký kết Hiệp ước Hịa bình hữu nghị theo tinh thần của Tuyên bố chung năm 1972. Tuy nhiên, từ năm 1974 đến năm 1977, vấn đề ký kết hiệp ước bị bế tắc cho dù hai bên đều nói tới sự cần thiết của việc này nhưng khơng có những bước tiến hành cụ thể để thúc đẩy tiến trình này. Năm 1978, sau một thời gian dài bế tắc trong tiến trình ký kết hiệp ước, tình hình thế giới cũng như ở Nhật Bân và Trung Quốc có những chuyển biến mới khiến cho việc đàm phán Nhật - Trung được khởi động lại nhanh chóng. Những thay đổi về bối cảnh quốc tế và yếu tố nội tại của mồi nước chính là chất xúc tác quan trọng cho việc xúc tiến ký kết Hiệp ước Hịa bình hữu nghị Nhật - Trung. Ngày 21/7/1978, hai bên nối lại đàm phán cấp chun viên ở Bắc Kinh, tuy vậy khơng có nghĩa là các cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi. Phía Nhật Bản vẫn chủ trương “Hiệp ước này không được nhằm vào một nước thứ ba nhất định nào”(5), còn phía Trung Quốc vẫn cứng rắn với chủ trương “Hiệp ước này không được nhắm vào một nước thứ ba, khơng tìm kiếm bá quyền”(6\ Do đó, các cuộc đàm phán lại lâm vào bế tắc. Tới ngày 9/8/1978, phía Nhật Bản đưa ra nhượng bộ với quan điểm hiệp ước này không gây ảnh hưởng đến lập trường của các nước ký kết hiệp ước và liên quan tới quan hệ với nước thứ ba. Sau đó, phía Trung Quốc chấp nhận quan điểm này của Nhật Bản. Với sự nhượng bộ và thiện chí của hai bên, Hiệp ước Hịa bình Hữu nghị Nhật - Trung đã được ký kết vào ngày 12/8/1978.

<i><b>3.2. Nội dung của Hiệp ước</b></i>

Hiệp ước Hịa bình hữu nghị Nhật - Trung được ký kết bao gồm 5 điều với nội dung chính là hai nước sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác, giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hịa bình (Điều 1). Hiệp ước kết hợp tất cả các nguyên tắc lớn đề ra trong Tuyên bố chung Nhật - Trung năm 1972, trong đó, điều 2 và điều 4 đề cập tới “chống bá quyền” có qui định rằng “hai nước cam kết sẽ khơng tìm kiếm bá quyền và chống lại cố gắng của bất kỳ nước nào nhằm thiết lập bá quyền trong khu vực cũng như trên thế giới”(7). Trong các điều này cũng nêu rõ “Hiệp ước này sẽ không ảnh hưởng đến lập trường của các nước ký kết liên quan tới quan hệ với nước thứ ba”(8). Tuy Hiệp ước gắn được Nhật Bản với lập trường “chống bá quyền” của Trung Quốc nhưng vẫn tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>HỒNG <small>MINHLỢI</small></b>

cho Nhật một “lối thốt” trong trường hợp Trung Quốc gây sức ép buộc nước này phải chống Liên Xô mạnh hơn.

<i><b>3.3. Ý nghĩa của Hiệp ước</b></i>

Ý nghĩa lớn nhất của Hiệp ước Hịa bình hữu nghị Nhật - Trung đó là đã đáp ứng được yêu cầu của cả hai quốc gia muốn xóa bỏ hồn tồn tình trạng bất bình thường giữa hai nước từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai bằng một văn kiện có tính pháp lý cao. Bên cạnh đó, Hiệp ước đã tạo ra một cơ sở vững chắc và ổn định để củng cố những tiến bộ đã đạt được, đồng thời mở rộng và phát triển quan hệ nhiều mặt giữa hai nước.

Đối với Nhật Bản, ký kết hiệp ước với Trung Quốc giúp nước này tăng cường ảnh hưởng chính trị, mở rộng sức mạnh kinh tế ở châu Á, đồng thời củng cố vị thế về ngoại giao với một nước lớn sở hữu vũ khí hạt nhân. Như vậy, việc Nhật Bản ký kết hiệp ước với Trung Quốc đã tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ kinh tế với Trung Quốc, một thị trường rộng lớn và là nơi cung cấp nguyên nhiên liệu ổn định, thuận tiện. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn là thị trường tiêu thụ và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản. Theo đỏ, Nhật Bản muốn biến Trung Quốc thành một mắt xích quan trọng trong chuồi sản xuất và tiêu thụ của Nhật Bản trong khu vực. Chính Hiệp ước này đã tạo cơ sở pháp lý cho Nhật Bản trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, tạo thế mạnh đối trọng với Liên Xô và về lâu dài bớt phụ thuộc vào Mỹ. Hơn nữa, qua việc trợ giúp Trung Quốc “4 hiện đại hóa”, Nhật Bản muốn lơi kéo nước này vào quĩ đạo của chủ nghĩa tư bản, đồng thời ngăn cản khả năng hịa giải Trung - Xơ. Trên cơ sở đó, Nhật tiếp tục dùng quan hệ kinh tế để tăng cường vai trị chính trị trong khu vực. Ngồi ra, kỷ kết hiệp ước với Trung Quốc khơng chỉ củng cố an ninh của Nhật Bản với Trung Quốc mà cịn góp phần đảm bảo an ninh bên ngoài của Nhật Bản.

Đổi với Trung Quốc, việc ký kết hiệp ước với Nhật Bàn là cột mốc lớn đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Trung- Nhật trong những giai đoạn sau này. Hơn thế, sự kiện này giúp Trung Quốc tạo được cơ sở pháp lý cho việc tăng cường quan hệ kinh tế với Nhật Bản, tranh thủ sự giúp đỡ về vốn, kỳ thuật - công nghệ tiên tiến để phục vụ nhu cầu cấp bách của “4 hiện đại hóa”. Mặt khác, mơ hình phát triển kinh tế, khoa học - cơng nghệ và tố chức của Nhật Bản cũng đưa đến cho Trung Quốc nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Hiệp định được ký kết cũng giúp cho Trung Quốc có thể lơi kéo Nhật Bản vào chính sách đối ngoại của mình, tạo thành mặt trận chống Liên Xô, kiềm chế và ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xơ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hoặc ít nhất cũng ngăn cản quan hệ Nhật - Xơ xích lại với nhau. Ngồi ra, Hiệp ước Nhật - Trung ít nhiều có tác dụng kích thích mạnh hơn quan hệ giữa Mỹ, Tây Âu đối với Trung Quốc theo chiều hướng hòa dịu, thân thiện hơn trước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Hiệp ước này về lâu dài còn được Trung Quốc xem là một văn kiện pháp lý ràng buộc Nhật Bản trong ứng xử quan hệ song phương. Sở dĩ như vậy là bởi Trung Quốc khơng thể khơng tính đến một nước Nhật ngay “sát nách” lại có tiềm lực kinh tế hùng mạnh, có vai trị chính trị cao trong khu vực và trên thể giới.

Đối với đường lối ngoại giao, chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Trung Quốc với các đối tác liên quan như Liên Xô, Mỹ cũng bao hàm nhiều ý nghĩa. Sau khi ký hiệp ước, quan hệ Trung Quốc - Liên Xô chuyển biến theo chiều hướng xấu khơng cịn là rạn nứt nữa mà trở thành đối đầu, bởi Trung Quốc thể hiện rõ tư tưởng chống Liên Xô, coi quốc gia này là kẻ thù số 1. Động thái này cũng đồng thời khiến quan hệ Trung Quốc - Mỹ xích lại gần nhau hơn và cũng khơng ngồi mục đích liên kết chống lại sự lớn mạnh của Liên Xô lúc bấy giờ.

Trước và sau khi ký Hiệp ước Nhật - Trung, quan hệ Nhật - Mỹ dường như không chuyển biến nhiều bởi hai nước vẫn duy trì quan hệ thân thiện như những đồng minh tin cậy của nhau. Trong quan hệ Nhật Bản - Liên Xơ, vì khơng coi Liên Xơ là kẻ thù số 1 như Trung Quốc nên Nhật Bản tránh đối đầu với quốc gia này. Chính vì vậy, Nhật Bản luôn giữ khoảng cách với Liên Xô như một đối tác có thể quan hệ về kinh tế, tránh “va đập” trong các vấn đề liên quan đến chính trị có thể khiến dẫn tới tình trạng xung đột, đối đầu giữa hai nước.

Từ sau Hiệp ước Nhật - Trung, quan hệ tay ba Trung - Mỹ - Nhật được cải thiện hơn so với giai đoạn trước do sự chi phối của đường lối, chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc trong giai đoạn này là hợp sức với Trung Quốc chống lại sự lớn mạnh của Liên Xô. Dầu sao, Hiệp ước Nhật - Trung cũng tác động đến tình hình chính trị khu vực châu Á và trên thế giới lúc đó vẫn đang trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chủ yếu giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Song, Hiệp ước này giúp cho sự câu kết tay ba Trung - Mỹ - Nhật chặt chẽ hơn và làm cho đối trọng Liên Xô - Mỹ dần ngả theo chiều hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây.

<b><small>4. Kết luận</small></b>

Vượt qua nhiều trở ngại, bất đồng, Nhật Bản và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1972, quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển tương đối ổn định, hữu nghị trên nhiều lĩnh vực. Thông qua các cuộc trao đổi, đàm phán, hai nước đã ký kết nhiều hiệp ước, hiệp định về chính trị, kinh tế, thương mại, hàng khơng, hàng hải, ngư nghiệp..., qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở ra quá trình đàm phán ký kết Hiệp ước Hịa bình hữu nghị giữa hai quốc gia. Q trình đàm phán ký kết các hiệp ước Nhật - Trung không thật sự thuận lợi như mong đợi của hai bên bởi sự bế tắc trong giai đoạn 1974 - 1977. Nguyên nhân của sự bế tắc này là do ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b><small>HỒNG</small> MINH LỢI</b>

(quan hệ đối đầu Liên Xơ - Mỹ), yếu tố chủ quan (tình hình chính trị, kinh tế tại Trung Quốc, tình hình chính trị Nhật Bản diễn biến phức tạp không ổn định) khiến cho các cuộc đàm phán Nhật - Trung hầu như “dậm chân tại chồ”.

Từ giữa năm 1977, những thay đổi về bối cảnh quốc tế (Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau chổng lại Liên Xơ) và trong nước (tình hình chính trị tại Nhật Bản, Trung Quốc ổn định hơn) dẫn đến sự thay đổi quan điểm, đường lối của giới lãnh đạo hai nước Nhật Bản, Trung Quốc. Bởi vậy, yêu cầu ký kết các hiệp ước trở nên cấp thiết và có lợi cho cả hai bên trong hồn cảnh mới. Hiệp ước Bình thường hóa quan hệ cũng như Hiệp ước Hịa bình hữu nghị Nhật - Trung (và các hiệp định khác) được ký kết là dấu mốc quan trọng mở ra mối quan hệ phát triển nhiều mặt, đồng thời củng cố vị thế, vai trò của mỗi nước trong quan hệ song phương và đa phương. Sự chuyển biến trong quan hệ Trung - Nhật cũng như trong khu vực và trên thế giới sau khi ký kết các Hiệp ước cho thấy ý nghĩa quan trọng của những sự kiện này.

<small>Anh WinstonChurchil và Tơng tư lệnh Trung HoaDân QcTưởng Giới Thạch đêu cómặttại sự kiện này.</small>

<small>(5) Matsuda Yasuhiro, 2007, Quan hệ Nhật - Trung</small><i><small> trước nga ba đường, đối thoại quá khứ, tìm kiếm tương lai, Nxb. Koyoshobo, </small></i><small>Tokyo, tr.58.</small>

<small>(6) Kojima Tomoyoshi, 1995, Quan hệ Nhật - Trung trong thời đại Châu Á, Nxb. Maisaru, Tokyo, tr. 60.(7) Mouri Kazuko, 2006, tldd, tr. 125.</small>

<small>(8) Matsuda Yasuhiro, 2007, tlđd, tr.98.</small>

<b><small>TÀI LIỆU THAM KHẢO</small></b>

<small>1. Nguyễn Thanh Bình, 2004, Quan hệ Nhật - Trung từ sau chiến tranh thế giới thứ</small><i><small> II đến nay, Nxb. </small></i>

<small>Khoa học xã hội, Hà Nội</small>

<small>2. Vũ Văn Hà, 2007, Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bán trong bối cảnh mới và tác động của nó </small>

<i><small>tới Việt Nam, Nxb. Khoa học</small></i><small> xã hội, Hà Nội.</small>

<small>3. Okabe Tatsumi, 2006, Quan hệ Nhật - Trung vượt qua hiếu nhầm, hướng tới tương lai, Nxb. Iwanami, Tokyo.</small>

</div>

×